"Thèo lèo cứt chuột"
vvn 15.11.2005 14:04:40 (permalink)
0
Hỏi:
Ngày đưa ông Táo về trời (23 âm lịch tháng Chạp) thường có cúng các loại kẹo "thèo lèo cứt chuột". Cho biết nguồn gốc của hai chữ "thèo lèo" đó. Có nghĩa gì ?

Đáp:
Tôi còn nhớ lúc tôi mới ở ngoài Huế vô Sài Gòn học... Tai tôi bị nghe một chữ mà tôi cứ thắc mắc hoài mỗi khi Tết đến!... Thắc mắc nhưng tủm tỉm cười!

Các bạn thử đoán coi chữ gì ? Đó là "Thèo Lèo" - đặc biệt là "thèo lèo cứt chuột", một thứ kẹo mè đen thui nằm nổi bật bên cạnh đống mứt dừa trắng tựa bông gòn, đống mứt khoai vàng hun hun... "Thèo Lèo" đó là tiếng Triều Châu đọc chữ Trà Liệu 茶料 mà ra nghĩa là "vật liệu dùng để ăn khi uống nước trà".

Cái thú vị đầy tính cách khoa học là cái "ngọt" của đường mứt, cái beo béo của hột mè... bị cái vị "chan chát" của nước trà "hãm" lại trên mặt lưỡi, trên màng nhầy của đóc giọng, khiến người ăn giữ cái hậu vị lâu bền hơn.
...
Bợm nhậu thì hay thèm chua, ưa mặn qua sự lai rai uống rượu với lát xoài tượng chấm nước mắm, với khô cá thiều, cá sặt... toàn là những mồi rất "bắt" khẩu vị... Nhưng bợm nhậu lại không... ưa mứt ngọt.

Trong khi đó, các đệ tử của nghệ thuật trà ẩm hay những vị khách của làng Bẹp thích thả hồn theo nàng Tiên Nâu hay Ả Phù Dung (Opium) thích "hãm" cái ngọt, "hãm khói" hãm hương bằng mứt, kẹo (đặc biệt là bánh khảo, kẹo lạc, hay lê táo...). Đầu năm, khách đến chơi nhà, pha ấm trà Thiết Quan Âm hay Long Tĩnh thật khéo rồi rót ra tách, khói trà nghi ngút xông thơm vào hốc mũi, mời khách nhấp nháp một ít mới ngọt... Câu chuyện mới là đậm ngọt thú vị qua lời chúc tụng cho nhau... Chính vì thế tặng vật hay tặng quà Tết của dân Việt Nam nồng nhiệt, hậu hĩnh thì là rượu, thịt, lạp xưởng khô nhưng đạm bạc, thanh lịch thì có gói trà đơn sơ và có trà đương nhiên là có mứt... như bóng với hình, như cặp tình nhân muôn thuở...

(Trích Bút khảo về Xuân, trang 19-21, Lê Văn Lân)

#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9