Lửa Yêu

Tác giả Bài
macdung
  • Số bài : 237
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.03.2010
Lửa Yêu - 04.10.2022 05:23:06

LỬA YÊU
 
____________________________
 
 
Lửa không phải là động vật! Lửa cũng không phải là sinh vật! Nhưng lửa có thể đi ngoằn ngoèo và lan ra khắp chốn. Nó có thể ẩn sâu trong lòng đất chờ cơ hội nổi lên đốt cháy mọi thứ. Lửa lung linh, lập lòe. Lửa tắt ở nơi này lại cháy tại nơi khác. Lửa hung hãn tung hoành khắp chốn khi nổi giận. Lửa uất hận dâng cao…
Trong thế giới tự nhiên có ba nguồn sức mạnh: Gió, Nước và Lửa… Lửa đại diện với sức mạnh Hóa, Sinh.
Lửa Tình là thi phẩm của nhà thơ Nguyễn Hồng Linh, đại diện trong ba sức mạnh ấy với cao độ cảm, cháy bỏng khát khao một tình yêu. Nguồn thơ như bốc lửa, thiêu đốt từ trong ra ngoài. Sự biểu đạt con chữ không chỉ thể hiện điều tác giả muốn nói mà ngay cả cảm nhận phía người đọc cũng ảnh hưởng sắc nóng từ tiếng thơ…
Với các động từ mạnh, thể hiện rõ ràng không che giấu cảm xúc chân thật, thi phẩm tựa như nham thạch từ hỏa sơn, tuôn trào một ham muốn xác thịt không cần phải che đậy với hiện thực. Phải nói Lửa Tình đầy tính cách cá biệt như tiếng sét lưng trời, khiến người tham gia câu từ nghẹt thở bởi nhịp của nó. Xu thế nữ giới thường che giấu ham muốn về dục tình, trong khuôn khổ đạo đức một thời thống trị thuần phong mỹ tục nước Việt. Thế nhưng giáo dục giới tính ngày nay đã phơi bày những ham muốn về tình dục giữa con người với nhau là xác đáng. Che giấu bằng cách giữ vào bên trong hay thoát ra ngoài bằng tiếng nói được đánh đồng, vì Tình Dục là Bản Năng không thể chối bỏ trong sinh hoạt đời sống tâm lý con người từ thời nguyên thủy. Khác chăng là cách thể hiện, khi nhà thơ Nguyễn Hồng Linh đã mạnh dạn khai thác đưa vào thi phẩm. Dám sống thật có khi là điều hiếm gặp khi lời thơ được xuất phát từ trái tim…
Nguyên tác:
LỬA TÌNH
Tác giả: Nguyễn Hồng Linh
Lửa tình bừng bừng… cháy
Lửa tình bừng bừng… đốt
Anh thắp sáng lửa yêu khát vọng
Lửa khắc sâu trong linh hồn em
Lửa tình dâng trào
Lửa tình bay cao
Lửa tình khát khao…
Lửa tình bừng bừng… đến
Lửa tình bừng bừng… sáng
Anh in dấu ấn trong tim em
Lửa chạm nỗi nhớ miền khao khát
Lửa tình đong đầy
Lửa tình đắm say
Lửa tình ngất ngây…
Lửa tình bừng bừng… bay
Lửa tình bừng bừng… say
Anh đốt hồn anh ngọn lửa yêu
Ngày em đến… gió mưa bùng cháy
Lửa tình bão giông
Lửa tình dậy sóng
Lửa tình mênh mông…
Stuttgart – 11.11.2018
Thể hiện cảm xúc cao trào, khả năng tác giả Nguyễn Hong Linh xem ra rất “đỉnh” khi hầu hết con chữ thuộc về tính từ. Mà tính từ vốn thể hiện bản chất sự việc. Vậy, còn gì hay hơn khi tính từ chiếm đa phần trong số chữ, được kết nối hầu hết với động từ mạnh, thể hiện sự ham muốn xác thịt. Câu mở đầu trong thi phẩm như lời cảnh báo Lửa Cháy. Mà lửa cháy thì ai cũng phải sợ, bởi nó có sức lây lan khôn lường… “Lửa tình bừng bừng… cháy”. Nhưng muốn cháy phải có vật liệu. Vậy chất liệu là đâu? Nó chính là tác giả trong niềm cảm xúc trào dâng… “Lửa tình bừng bừng… đốt”. Đốt ở đây thể hiện từ bên trong, từ những ham muốn xác thịt bị đè nén trong ức chế. Từ sự cô đơn thiếu vắng. Và từ lửa dục sinh ra… Tác nhân sinh ra ham muốn là Anh! Tác giả đang yêu!? Tình yêu trong một đêm bất chợt Mưa Gió Bão Bùng… Thế là mọi cái tràn bờ, cháy lửa, đốt hết trong bão giông. Lửa khi gặp gió thì sức mạnh không sao khống chế được. Cảm xúc người đọc vượt ngưỡng, bị lôi vào mê trận Nguyễn Hồng Linh bày ra…
Thể hiện mạnh mẽ. Độ hút cực cao. Mở đầu đã bắt người đọc nhập cuộc không thể dừng lại.
Muốn sinh ra lửa phải có điều kiện: Điện năng, ma sát… Điều kiện của Lửa Tình chính là Anh, tác nhân được nhắc đến biểu hiện cho Dương. Còn nữ tác giả đại diện cho Âm. Cần và đủ đã có. Thế là:
“Anh thắp sáng lửa yêu khát vọng
Lửa khắc sâu trong linh hồn em
Lửa tình dâng trào
Lửa tình bay cao
Lửa tình khát khao…
Lửa tình bừng bừng… đến
Lửa tình bừng bừng… sáng…”
Tình yêu đi liền với ham muốn xác thịt, sự chiếm đoạt. Những chuyện đã bắt đầu thì không thể dừng lại được… Khi Lửa Tình đến, tư duy ham muốn hoan lạc. Lý trí chỉ là điều kiện ban đầu quyết định đến với nhau, sau đó vai trò nó không mấy tác dụng khi lửa đã cháy… Mọi cái còn lại thuộc về Bản Năng – Một Bản Năng Nguyên Thủy thuận theo tự nhiên không ngại ngần. Lửa Tình mới bắt đầu chỉ một, nhưng sức lây lan nhanh qua Anh và thế là hợp tác… gây lên sức sống động trong bài thơ…
“Anh đốt hồn anh ngọn lửa yêu
Ngày em đến… gió mưa bùng cháy…”
Em đang cực Nóng. Còn Anh đang tự đốt mình bằng ao ước Đỉnh Cao Tình Yêu. Gặp nhau tất không sao tránh khỏi Cháy, khi đôi bên ngấm ngầm thỏa thuận từ cảm nhận Muốn, không nói thành lời…
Không có sự khống chế ở đây! Không có điểm dừng! Chỉ là sự buông trôi theo ham muốn. Mọi cái không là gì khi Lửa Tình lên đến đỉnh…
“Lửa tình bão giông
Lửa tình dậy sóng
Lửa tình mênh mông…”
Ba câu kết như vượt thoát, phá ranh tất cả và Lửa cứ cháy cùng bản năng.
Riêng phần nghệ thuật dùng từ thể hiện, thi phẩm Lửa Tình của nhà thơ Nguyễn Hồng Linh rất đắc tự khi lựa chọn hầu hết từ mạnh, gây cảm xúc cao trào. Người đọc như bị kéo theo, buông trôi… rồi cùng cháy với Lửa…
Khi Lửa Tình chuyển thành nhạc khúc, ở đây phải nhắc đến tài năng của nhạc sĩ Nguyễn Cửu Dũng lẫn ca sĩ Lan Phương. Bộ ba nghệ sĩ này phối hợp cực kỳ ăn ý, đem đến một ca khúc sống động dẫn cảm xúc lên cao trào, cháy bỏng…
Lửa Tình vốn ẩn sâu trong tâm thức mỗi người. Nó ngủ yên chỉ chờ cơ hội bùng cháy. Mức độ cháy tùy thuộc vào điều kiện và đối tác giữ ngọn lửa bốc cao… Và điều kiện đã đủ - Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh đã cho ra mắt thi phẩm cực kỳ ấn tượng bởi tiếng lòng và tiếng đời… Ngọn lửa yêu bất diệt!
Cho dù bẽn lẽn, giấu kín thì sự âm ỉ còn đó. Nó sẽ được dịp bùng lên và ai cũng có thể biết đến Lửa Tình…
Sống thật với tình cảm và cảm xúc là điều trân quý! Có phải vì điều này giúp Nguyễn Hồng Linh thăng hoa cùng tác phẩm. Mai hậu, không thể thiếu vắng Lửa Tình khi còn đó Bản Năng…
 
 
VL – 24.1.2019
MacDung
 
 
Attached Image(s)

Ct.Ly