Thơ Lê Huy Trứ (tle8464953)

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 62 bài trong đề mục
Tác giả Bài
tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ Lê Huy Trứ (tle8464953) - 19.11.2022 10:27:34
0

Em đi bỏ lại thiên đường
 
Lê Huy Trứ
August 17, 2022
 
 
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại nụ cười má hồng kiêu sa
Bỏ lại lạc lõng bơ vơ
Đêm ngày ngơ ngẩn nhớ buồn thương em
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại chăn gối ái ân ngọt ngào
Bỏ lại ngậm ngùi nhớ nhung
Biển dâu biến đổi nỗi sầu tang thương
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại mãi mãi một đời tương tư
Bỏ lại thương nhớ vơi đầy
Thoáng hương chăn gối tóc vương ngắn dài
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại son sắc ngọt ngào đam mê
Bỏ lại vui đùa lã lơi
Quên đi hạnh phúc bốn mùa gối chăn
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại tiếng cười trong trẻo mê ly
Bỏ lại nụ hôn buổi sáng
Dư âm dĩ vãng bóng hình đó đây
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại tà dương vàng úa nắng chiều
Bỏ lại ong bướm lả lơi
Chân son nhẹ gót phiêu diêu mỹ miều
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại mắt biếc sáng ngời ánh sao
Bỏ lại kiếp sống phù du
Vận vào duyên kiếp nửa vời phân ly
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại tình nồng ân ái đầy vơi
Bỏ lại chơ vơ xác hồn
Nụ hồng bao lượt nổi trôi sóng đùa
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại nửa đời trọn kiếp trả vay
Bỏ lại đây, giữa dòng đời
Tuổi xanh giờ đã phủ đầy khói sương
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại ngàn sầu đêm tối cô đơn
Bỏ lại mái nhà thân thương
Giao tình ngào ngạt vội vàng chia ly
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại mưa phùn dạo bước bên nhau
Bỏ lại duyên kiếp phủ phàng
Thôi tình thôi nghĩa chỉ ngần ấy thôi
*
Em đi bỏ lại thiên đường
Bỏ lại vòng tay quấn quít gợi tình
Bỏ lại nhân duyên vô thường
Kiếp sau hóa cập kiếp này vậy thôi
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 06:36:07 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 26.11.2022 11:45:55
0
 (tle8464953)
Tình Xuân Bất Tận
Lê Huy Trứ

Thế rồi tuổi già cũng đến
Tóc xanh nay đã trắng phau
Đôi ta mỏng manh sương khói
Mắt mờ run rẩy dìu nhau
*
Tình vẫn hạnh phúc thanh xuân
Như lần đầu tình cờ gặp
Nghiên nhiên em nhoẻn miệng cười
Đôi Nhạn già múa dưới trăng
*
Vườn tình kia vẫn say đắm
Mắt nhung rung động ân tình
Cùng dìu nhau về dĩ vàng
Tay trong tay trao nụ hồng
*
Nơi thân thương giờ rêu phong
Ngồi xuống đây chuyện trò vui
Cùng tâm sự ân tình củ
Ngày xưa đó vô tình gặp
*
Nay ta già chẳng còn xuân
Cám ơn nhau đã bảo trọng
Từng ngày qua tình vẫn nồng
Ta luôn sống trong dấu yêu
*
Cám ơn nâng niu hạnh phúc
Tình ta trôi qua như mộng
Yến oanh rồi sẽ tạm xa
Ta cùng hẹn nhau kiếp tới
 
 
  r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 06:39:41 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 02.12.2022 01:41:42
0
 
Mai anh chết
Lê Huy Trứ
June 16, 2022
 
Mai anh chết,
Em yêu ngăn dòng lệ.
Chẳng có anh,
Anh chỉ mộng vô thường.
*
Anh là gió,
Vờn môi em yêu dấu.
Anh là mưa,
Ướt nhẹ mái tóc huyền.
*
Anh là sao,
Lấp lánh trong mắt ngọc.
Anh là trăng,
Soi sáng bóng yêu kiều.
*
Anh là nắng,
Hôn em trong buổi sáng.
Anh là đêm,
Ôm em giấc mơ nồng.
*
Anh ở đây,
Lắng nghe em tâm sự.
Anh đang nhìn,
Say đắm giáng tiên nga.
*
Mai anh chết,
Em thương đừng nhỏ lệ.
Chẳng có anh,
Anh chẳng chết bao giờ.
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:11:34 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 02.12.2022 06:44:32
0
Thì Thầm Gối Mộng


Lê Huy Trứ
8/22//2022
 
 
Hơi thở nhẹ như tơ
Dạt dào hương tình mộng
Tiên nga say giấc điệp
Đp ngây thơ mỹ miều
*
Nụ hôn đầy hạnh phúc
Ngập ngừng, tiếng thì thầm.
Nỗi đổi thay huyền diệu
Của khuôn mặt mến yêu
*
Nụ hôn buổi sớm mai,
Nắng lên mặt trời dậy
Tràn ngập niềm yêu thương
Tâm hồn phơi phới mộng
*
Ngày hôm nay, lại tới,
Để cùng nhau si mê,
Để nói mình yêu nhau
Uyên ương cùng chắp cánh
*
Để cùng nhau khát khao
Như ngày qua, đón chào
Thả hồn trong trong say đắm
Suốt đời chiều chuộng nhau
*
Đừng thức, đừng thức dậy
Ân ái còn nồng say
Đôi môi đang hé nhụy
Mộng ước đừng thăng hoa
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:12:05 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 03.12.2022 08:27:54
0
Tôn Phu Nhân Tái Bỉ Ngạn
 
Lê Huy Trứ
9/14/2022
☆☆☆☆☆
 
Cài gươm xuất giá lạy mẫu thân,
Nguy nguy ngàn dặm biệt cõi Đông.
Lìa Ngô lưu luyến làn tóc trắng,
Duyên về Hán Thục đượm má hồng.
*
Son phấn tóc mai thuyền quyên bến,
Phận gái tam tòng nhẹ núi sông.
Mai đây sử xanh nào ai biết,
Đáo Ngô, ly Thục, bởi vì ai?
 
(Lê Huy Trứ họa vận bài Tôn Phu Nhân Qui Thục của Tôn Thọ Tường, và Phan Văn Trị)
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:12:37 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 03.12.2022 13:17:12
0
 
Chồng yêu
Lê Huy Trứ
September 6, 2022
☆☆☆☆☆
 
Chồng yêu không phải là chuyện cổ tích,
Ngay bây giờ, thực tại trước mắt tôi:
Con tôi hạnh phúc được cha thương yêu,
Tình nghĩa chồng không đầu môi chót lưỡi.
 
*
Mọi thứ tôi đã từng hay so sánh,
So thành, sánh bại chi khổ mình thôi.
So đo khiến tôi phát chán lắm rồi,
Ta từng trải, cùng yêu nhau chân thật.

*
Tôi đã biết điều gì tối quan trọng,
Tình yêu chồng bên tôi sống bao năm.
Nhiều lúc thăng trầm, cay đắng, khó khăn,
Anh vẫn ở bên tôi, anh chưa sống...

*
Anh ôm tôi, người tôi đang mệt mỏi,
Dù tôi buồn tủi nhưng sẽ mỉm cười.
Ai đã từng hạnh phúc, chắc hiểu rồi,
Tình yêu gia đình tát cạn biển đông.
 
*
Dù bất hạnh vẫn tìm tôi gõ cửa,
Cùng bên chồng vẫn dễ vượt qua hơn.
Sống yêu thương mỉm cười với các con,
Luôn sưởi ấm bởi thương yêu, chăm sóc.
 
*
Tôi chợt hiểu chính tôi là tổ ấm,
Tôi cảm động cùng nước mắt trào dâng.
Tôi thổ lộ cho anh, ôm anh hôn,
Chồng yêu không phải thần tiên cổ tích.
 

☆☆☆☆☆
 
 
Phóng tác từ thơ Nga “Chồng yêu không bước ra từ trang thần tiên cổ tích” “Любимый муж – не персонаж красивой сказки”, Irina Samarina-Labyrinth
☆☆☆☆☆
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:13:10 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 04.12.2022 02:08:29
0
 
Phượng Xa Xưa
Lê Huy Trứ
 
Mình về không còn nhìn thấy phượng
Hàng cây xưa con đường phượng đỏ
Bâng khuâng nhìn xác phượng đầy sân
Biển nhớ với nỗi buồn luyến tiếc
*
Không gian gió thoảng hiên trường vắng
Thấp thoáng gót đào phượng xa xưa
Tà áo là đà cuốn cỏ may
Mắt phượng mày ngài nét đài trang
*
Tình mình tuyệt vời đẹp như phượng
Ép phượng vào trang sách trao thư
Cánh phượng xưa úa trang vở cũ
Sao lòng vẫn thoảng nhớ mùi hương.
*
Hẹn nhau dưới hàng cây phượng đó
Bồn chồn trong nỗi nhớ triền miên.
Biết tìm đâu tiếng ve sầu ngày cũ
Đỏ rực trời phượng thắm ngày xưa.
*
Hè nay phượng nở đẹp lạ thường
Cây phượng đứng đợi ai bên đó?
Ngỡ bóng phượng xa dưới mái trường
Tim rộn ràng xao xuyến vấn vương
*
Mình về biết rằng không thấy phượng
Ôm gốc phượng xưa lòng thấm mệt
Hôn xác phượng mong tìm thấy bóng
Ép vào tim mơ chút hương thừa
 
  r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:13:53 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 04.12.2022 02:30:08
0
Kinh Pháp Hoa Yếu Lược
Saddharmapundarika Sutra
(Lotus Sutra)
*
Lê Huy Trứ
11/03/2022
☆☆☆☆☆
 
Phật từ tướng bạch hào
Phóng quang khắp thế giới
Hội thượng Phật Bồ Tát
Tán thán Phật Tỳ Lô
*
Trí tuệ Phật vô biên
Thanh, Bích không thể biết
Tam thừa phương tiện pháp
Cứu chúng lìa ngã chấp
*
Thuyết giảng kinh Pháp Hoa
Phải vào nhà Như Lai
Mặc áo ngồi Phật tòa
Thị tri kiến Như Lai
*
Thọ trì Kinh Pháp Hoa
Đọc tụng ngộ Pháp Hoa
Chiếu kiến tinh túy kinh
Vô niệm niệm tức chánh
*
Truyền bá kinh Pháp Hoa
Thân xác che Pháp thân
Áo Như Lai nhu hòa.
Ba pháp nhẫn tu hành
*
Chúng sanh nhẫn, nhẫn pháp
Cùng đại nhẫn tựu thành
Hành giả đạt cứu cánh
Phật quả chánh đẳng giác
*
Hội Pháp Hoa thuyết pháp
Sắc thân hóa siêu thức
Tâm linh với trực giác
Vật chất vào ảo giác
*
Long Nữ dâng hạt châu
Cúng dường Phật Như Lai
Nữ Bồ tát hóa thân
Thành bậc đẳng chánh giác
*
ĐềBàĐạtĐa ơn nhân Thích Ca
Tu hạnh ác bồ tát
Giúp Phật thành đẳng giác
Thiện ác bất nhị phân
*
Thượng mạn Tục Chúng Tăng
Thượng mạn Đạo Môn Tăng
Thượng mạn Tiếm Thánh Tăng
Không cần phải bận tâm
*
Hành xử vô bố úy
Hỷ xả thân cận xứ
Trụ an lạc Bồ Đề
Phát đại từ bi tâm
*
Bồtát Tùng Địa Dũng Xuất
Phật Đa Bảo quá khứ
Vô lượng thọ Như Lai
Quán như thị tri kiến
*
Vô sanh pháp nhẫn chứng
Văn trì Đà la ni
Nhạo thuyết pháp biện tài
Chuyển pháp luân bất thoái
*
Nếu thọ trì Pháp Hoa
Thêm lục độ Balamật pháp 
Cúng dường Phật Pháp Tăng
Vô thượng chánh đẳng giác
*
Thọ trì kinh Pháp Hoa
Pháp sư công đức cao
Tùy hỷ công đức thâm
Sáu căn thanh tịnh tâm
*
Pháp Hoa là đạo tràng
Nơi Phật đạt chánh giác
Nơi Phật chuyển pháp luân
Nơi Phật nhập Niết bàn
*
Tất cả pháp Như Lai,
Thần lực của Như Lai,
Bí quyết của Như Lai
Phật lực tạng Quang Minh
*
Diệu Âm độ Ta Bà
Kim cương bất hoại thân
Nhập Tĩnh Tịnh Chân Như
Được pháp nhẫn vô sanh
*
Chúng sanh đang khổ đau
 Nhất tâm niệm Quan Âm,
 Ngài thể hiện phép mầu
Độ nhất thiết khổ ách
*
Thông tam muội Pháp Hoa
Ly tam muội ác tính 
Nhập tam muội Như Lai
Được pháp thanh tịnh tâm
*
Thế Tôn hiển thần thông
Xoa đầu các Bồ Tát
Tâm truyền kinh Pháp Hoa
Truyền pháp Phật thượng thừa
*
Đức Phật đáp Phổ Hiền
Sau Phật nhập Niết Bàn
Muốn thỉnh kinh Pháp Hoa
Bốn điều kiện tất yếu
*
Phật hộ niệm độ trì
Trồng cội công đức cao
Nhập chánh định thâm sâu
Phát tâm độ chúng sanh
*
Ai đọc tụng thọ trì
Giác ngộ diệu nghĩa kinh
 Người ấy thấy Thích Ca
Nghe Thích Ca nói pháp
*
Được Thích Ca xoa đầu
Lấy y trùm bọc thân
Chuyển pháp luân hàng ma
Phổ Hiền vô thượng giác
*
Trí tuệ chuyển Pháp Hoa
Phật càng gần gũi ta
Vô lượng Phật, Bồ Tát
Điều thể hiện trong ta
*
Tâm ngộ trì Pháp Hoa
Vô lậu quả Bồ Đề
Sống hạnh, quả, giáo, lý
Nghiệp chủng tử thiện lương
*
Đủ đạo hạnh Bồ tát
Phật xoa đầu thọ ký
Sánh Tùng Địa Dũng Bồtát
Giác ngộ trong sát na.
*
NAM MÔ ĐẠI THỪA VIÊN GIÁO DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT
 
 
Diệu Pháp Chân Kinh
 
Theo bách khoa toàn thư (Wikipedia,) “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra,) cũng được gọi ngắn là kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại Thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại Thừa Phật Giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hóa của Phật Tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
 
Như Thị Ngã Văn
 
Tất cả kinh điển và các văn tự, Đại Thừa, Tiểu Thừa, mười hai bộ kinh đều do con người viết lại và sao chép từ những bài thuyết giảng qua chính kim khẩu và “chuyển vận thần thông” của Đức Phật Thích Ca. Những quyển Kinh Đại Thừa như DIỆU PHÁP LIÊN HOA, KIM CANG, DUY MA CẬT, LĂNG NGHIÊM đều được mở đầu bằng“ Như thị ngã văn (Tôi nghe như thế này)” có nghĩa là mượn lời của Phật để thuyết. Như thị ngã văn là lời ngài A Nan thuật lại. Tất cả kinh Phật đều mở đầu bằng câu này, để chỉ rõ là do ngài A Nan, bậc đa văn đệ nhất, nghe chính từ kim khẩu của Phật thuyết ra và sau đó mới ghi chép lại.
 
Lục Tổ dạy cho các đệ tử như Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như, pháp môn TAM KHOA, dùng ba mươi sáu pháp đối, ra vào (khai thị bằng lời nói hay cử chỉ) thường lìa nhị biên, thuyết tất cả pháp chẳng lìa tự tánh. Nếu biết dùng thì thấu đạo và tất cả kinh pháp, ra vào thường lìa nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không.
 
Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp “không” thì sanh trưởng vô minh. Kẻ chấp “không” hay phỉ báng kinh Phật, cho là “chẳng cần văn tự,” đã nói chẳng cần văn tự thì con người cũng không nên có lời nói, cái lời nói tức là tướng văn tự.
 
Lại nói, “Đạo ngay thẳng chẳng lập văn tự”, thật ra hai chữ “chẳng lập” cũng là văn tự vậy. Vừa nghe người thuyết pháp, liền phỉ báng cho là dính mắc văn tự, các ngươi phải biết, tự mê còn đỡ, lại phỉ báng kinh Phật. Chớ nên phỉ báng kinh, để tạo nhiều tội chướng.
 
(Trích Pháp Đàn Kinh, Phẩm Phó Chúc Thứ Mười)
 
Vạn pháp là phương tiện dùng để dạy cho người ngu muội bỗng nhiên thấu hiểu, tâm được khai thức, phá tư tưởng chấp thật của mình để được ngộ như người thiện tri giác. Tưởng cũng nên nói rõ thêm chữ “Ngu Muội”trong Phật Giáo không có nghĩa là ngu dốt, kém thông minh mà có nghĩa là “Vô Minh” bị che lấp, không thấy rõ chân lý tối thượng - như thị tri kiến. Cho nên khi đa số chúng ta không hiểu được cái nghĩa thâm thúy ở trên, nỗi cơn sân vì tưởng bị chê là ngu dốt. Họ đã tự chứng minh cái ngã, cái sân – cái không phải của mình mà cứ tưởng nó là của mình. Đó là bài học bản thân hay nhất về cái tôi sân si cho kẻ ngu muội.
 
Nếu không có con người (nhân sinh) thì tất cả muôn vạn “nhân pháp” vốn tự chẳng có. Vì vậy, kinh điển tự kinh “nhân ngôn” không phải là chân lý tuyệt đối mà chỉ là phương tiện để đạt được cứu cánh, như ngón tay chỉ mặt trăng, hay như con thuyền bát nhã để độ “nhân loại” qua sông.
 
Cho nên, công án nổi tiếng, Triệu Châu Cẩu Tử, “Cẩu tử Phật Tánh?” (Con chó có Phật Tánh không?) là vô nghĩa.
 
Phật Tánh không thể dùng “có không” để nói. Thiền Sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói Có, nói Không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo “Hữu hay Vô” chăng? 
 
Cho nên, “Y ý chó giải nghĩa, tam thế chó oan.  Ly chó nhất tự tức đồng người thuyết.”
 
Như tôi cũng đã nói, Vô Tự Kinh, bất khả tư nghị (không thể giải bàn,) mới chính là chân lý tối thượng, giải thoát của Phật Giáo. Cho nên, tự bất thị không, không bất thị tự. Vô tự là hữu tự, hữu tự là vô tự. Cho nên, tự là tự, không là không. Đó là vô nhị (non-dualism.)
 
Đạo Phật cũng không đòi hỏi Phật Tử phải có một niềm tin tuyệt đối, mà Định Mệnh (Faith) không phải là tín điều tiên quyết trong Phật Giáo. Không có định mệnh trong Phật Giáo mà là luật Nhân Quả. Ngược lại, chúng ta phải dùng trí tuệ để chiêm nghiệm những gì Phật dạy. Phó thác, tin tưởng mù quáng, và bám víu vào phương tiện (tín điều và kinh điển,) không giúp ta tự đạt được mục đích – an tâm, kiến tánh, vượt qua bến mê, xa lìa bể khổ, để tới bờ giác ngộ. Qua rồi thì đừng trụ vào tự kinh, cho dù trên đường tu hành có đạt được chút huệ (thần thông) cũng phải xả bỏ tất cả, vô sở vô trụ.
 
Đó là lý do, Anan và Ma Ha Ca Diếp trao Vô Tự Kinh cho thầy trò Đường Tăng, sau khi Tam Tạng, Bát Giới, và Sa Tăng bướt xuống con thuyền không đáy. Đứng trên con thuyền không đáy, Tam Tạng thấy cái xác phàm của mình trôi trên sông trong lúc quá giang. Lúc đó là Đường Tăng đã an tâm không sợ chết đuối vì con thuyền không đáy và kiến tánh khi thấy xác phàm tục của mình đã bỏ lại trên sông. Tức khắc, Đường Tăng đã giác ngộ, và biết mình đang qua bến mê, tới bờ Tây Phương cực lạc trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
 
Although one may have faith that the sutras are pointing to truth, merely "believing in" what they say is of no particular value. The religious practice of Buddhism is not based on fidelity to doctrines, but on the very personal, very intimate process of realizing the truth of the doctrines for oneself. It is realization, not belief that is transformative.
 
Tôi xin phiến dịch ý đoạn văn tiếng Anh ở trên:  Như thị tri kiến.
 
Đức Phật khuyến khích Phật tử mang chính lời Phật dạy ra phân tích mổ xẻ, tìm hiểu kỷ càng, kiểm chứng thận trọng rồi mới chấp nhận, chứ không chấp nhận vì lòng kính ngưỡng. Mà quá trình đánh giá kinh điển Phật Pháp tương tự như sau: tiếp theo xét xem Phật đang giảng pháp trong lúc nào (thời gian,) ở khung cảnh (không gian,) điều kiện (condition) nào, những ai là thính giả (audience,) ai là người giảng viên chính. Dẫn chứng (references) từ đâu, trước hết phân tích lời giảng xem đâu là ý thật của Phật và xét xem hiểu theo nghĩa đen có sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong lời Phật dạy hay không. 
 
Hơn 2,500 năm về trước, Phật Giáo đã hệ thống hoá phương pháp lý luận ở trên tương tự như lý luận, khảo cứu, thực nghiệm, chứng minh, dẫn chứng, phúc trình (reports) chuyên môn của Khoa Học hiện đại.
 
Tuy nhiên, vì ngôn ngữ và văn tự của chúng sinh không thể dể dàng diễn tả, hay giảng giải được tất cả những tinh yếu của Phật Pháp như tự tánh Bồ Đề, tự tánh Niết Bàn Tĩnh Tịnh trong tất cả mọi chúng sinh. Như Tổ Thiền Tông Mã Minh đã nói, “Trong bản thể của sự vật, chỉ có sự diễn tả, trình bày, biểu đạt ngôn ngữ như một hành vi đang diễn ra, chứ không thật có chủ thể diễn tả và đối tượng diễn tả. Tương tự, dù có hành động nhận thức phân biệt nhưng vốn không thực có chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt.”
 
Không người thuyết pháp, không kẻ nghe, và không ai để hiểu.  Nó cứ như là trí tuệ ảo nhân tạo (artificial intelligence) thuyết pháp cho trí tuệ ảo nhân tạo. 
 
There is no teacher of the Dharma, no one to listen, and no-one to understand. It is as if an illusory person were to teach the Dharma to illusory people.”
 
Trong thời đại bây giờ (2022), tuy còn sơ khai, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) có triển vọng trở thành trí tuệ nhân tạo với 18 căn trần thức.
 
Đây là chỗ mà chư Tổ thường gọi là “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt.”
 
Do đó, những ý niệm về Niết Bàn, về Bản Thể tuyệt đối, về Chân Như đều không phải là thật, chỉ là tên gọi, là giả danh và nó được gọi là “Không.”
 
Nếu chúng ta thức tỉnh từ ảo giác này, và chúng ta hiểu rằng đen bao hàm trắng, Ngã ngụ ý khác, sống là chết – hay tôi có nên nói, tử là sinh – chúng ta có thể tự tạo cái nhân sinh ảo.
 
If you awaken from this illusion, and you understand that black implies white, self implies other, life implies death--or shall I say, death implies life--you can conceive yourself.” Alan Watts
 
Phật dạy, “Vạn Pháp như huyễn,” không có thật. Vì vậy, chúng ta phải tùy thuận, lìa tất cả ý niệm phân biệt chủ quan để nhập chân như. Cho nên, các bậc tôn giả đức độ ngày xưa nói rằng, “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nghĩa là dựa vào văn tự của kinh điển mà giải nghĩa đó là oan cho chư Phật, còn rời bỏ kinh điển mà nói cho dù là một chữ cũng là ma nói.
 
Theo thiển ý, đa số Kinh Phật thảy đều Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh cho nên muốn thọ kinh điển phải dùng Trí Tuệ Bát Nhã để tùy thuận quán ngộ cái Âm (sound,) thấy cái Quang (ánh sáng,) ngữi cái hương thơm (perfume) của Phật Pháp.
 
Tụng kinh là tụng Thần Chú, đó là âm thanh của Phật để giảng dạy cho các Bật Bồ Tát, Đấng Phạm Thiên, thần thánh tiên, chúng sinh, súc sinh, ... cùng một lúc trong vô lượng vũ trụ (multi-universes in multi-dimensions bundled in the Web(s) mà Phật Thích Ca đã ví dụ như lưới Đế Châu, hơn 2,500 năm trước.)
 
Cũng như, khi đang nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp hoặc xem Kinh hay chiêm ngưỡng Phật, thì phải nhất tâm tín thành thì lời pháp, Kinh Phật thảy thảy đều trở thành Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh.
 
Bằng nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp, xem Kinh cùng chiêm ngưỡng Phật mà chẳng có tín tâm thì nghe Pháp, thấy chữ Kinh chẳng biết nghĩa kinh, cũng như biết tượng Phật chớ chưa biết Đức Tánh Từ Bi Hỷ Xả của Phật.
 
Đa số chúng ta đọc kinh mà không thấy, thấy mà không biết, biết mà không hiểu. Tai hại nhất là hiểu sai lạc, tự giảng giải ngu muội. Hại chính bản thân mình, hại lây luôn những người khác.
 
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy, Ni Vô Tận Tạng, thường tụng Kinh Đại Niết Bàn. Lục Tỗ nghe qua một lần liền biết diệu nghĩa của kinh. Ni cầm kinh hỏi chữ. Tỗ nói, “Hỏi nghĩa thì được, hỏi chữ thì chẳng biết.” Ni nói: “Chữ còn chưa biết, làm sao hiểu nghĩa?” Sư nói “Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự.” Ni ngạc nhiên kính phục.
 
Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng. “Đảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm người tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì?
 
Tăng Pháp Đạt đáp: “Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ.”
Sư nói, “Dẫu ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi.”
 
Pháp Đạt nghe kệ xong bèn tạ lỗi rằng, “Từ nay trở đi sẽ khiêm tốn cung kính tất cả. Đệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa Thượng trí huệ mênh mông, xin nói sơ lược nghĩa lý của kinh.”
 
Sư nói, “Pháp Đạt, pháp vốn thông đạt, chỉ tại tâm ngươi chẳng đạt. Kinh vốn chẳng nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm Kinh này lấy gì làm tông chỉ?
 
Pháp Đạt nói, “Đệ tử căn tánh ngu độn, xưa nay chỉ biết y văn niệm tụng, chẳng biết tông chỉ.”
 
Sư nói, “Ta chẳng biết chữ, người lấy kinh tụng thử một bộ, ta sẽ giảng thuyết cho.”
 
Pháp Đạt liền lên tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Sư nói, “Hãy ngừng, Kinh này vốn lấy nhân duyên xuất thế làm tông chỉ, dù nói nhiều thí dụ cũng chẳng ngoài việc này. Thế nào là nhân duyên? Kinh nói, “Chư Phật Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời.” 
 
Một đại sự tức là TRI KIẾN PHẬT vậy. Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê chấp không, nếu được ở nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp này, ngay trong một niệm tâm liền sáng tỏ, ấy là khai ngộ TRI KIẾN PHẬT vậy. Phật tức là GIÁC, chia làm bốn cửa: Khai GIÁC TRI KIẾN, Thị GIÁC TRI KIẾN, Ngộ GIÁC TRI KIẾN, Nhập GIÁC TRI KIẾN. Nếu nghe khai thị liền được ngộ nhập tức GIÁC TRI KIẾN, do đó bổn lai chơn tánh liền được hiển hiện.
 
Người nên cẩn thận, chớ hiểu lầm ý Kinh, nghe nói: “Khai thị ngộ nhập” bèn cho là tri kiến của Phật (tha Phật) chẳng có phần mình; nếu hiểu như thế là phỉ báng Kinh Phật vậy. Đã nói Phật thì TRI KIẾN PHẬT đã sẵn đầy đủ, đâu cần phải khai thị nữa. Người phải tin rằng nói tri kiến Phật là ở nơi tự tâm của ngươi chẳng phải Phật bên ngoài. Bởi vì tất cả chúng sanh tự che khuất ánh sáng của tự tánh, tham ái cảnh trần, phan duyên bên ngoài nhiễu loạn bên trong, cam chịu trần lao hành hạ, làm nhọc Đức Thế Tôn từ chánh định ra, khổ tâm khuyên dạy bằng đủ mọi cách, khiến ngừng nghỉ các duyên, chớ nên hướng ngoại tim cầu, tức chẳng khác với Phật , nên nói là khai tri kiến Phật.
 
Ta cũng nên khuyên tất cả mọi người thường nên khai tri kiến Phật nơi tự tâm. Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng lành tâm ác, tham sân ganh tỵ, gièm xiểm, nịnh bợ, ngã mạn, hiếp người, hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu được trong tâm ngay thẳng, thường sanh trí huệ chiếu soi tự tâm, dứt ác làm lành, tức là tự khai tri kiến Phật vậy, ngươi nên niệm niệm khai tri kiến Phật chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu người chỉ luôn luôn lấy công phu tụng niệm làm thời khóa, chẳng khác nào con mao ngưu tiếc đuôi! (Con mao ngưu có đuôi rất đẹp, gặp thợ săn chỉ giấu đuôi mà không giấu đầu).
 
Pháp Đạt nói, “Nếu như vậy tức là chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh sao?
 
Sư nói, “Kinh có lỗi gì, đâu làm chướng niệm của ngươi! Chỉ vì mê ngộ tại người, tổn ích do mình mà thôi. Miệng niệm tâm hành tức là chuyển được kinh, miệng niệm tâm chẳng hành tức bị kinh chuyển.”
 
Hãy nghe kệ đây:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng kinh cửu bất minh,
Giữ nghĩa tác thù da.
Vô niệm niệm tức chánh,
Hữu niệm niệm thành tà.
Hữu vô câu bất kế,
Trường ngự bạch ngưu sa.
 
Dịch nghĩa:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng lâu chẳng hiểu thấu,
Nghịch ý nghĩa trong kinh.
Vô niệm (không chấp thật) niệm tức chánh,
Hữu niệm (có chấp thật) niệm thành tà.
Hữu vô đều chẳng chấp,
Tự tánh luôn luôn hiện.
 
Tăng Pháp Đạt nghe xong thoạt chảy nước mắt, ngay nơi đó khai ngộ, nói với Sư, “Pháp Đạt xưa nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, lại bị Pháp Hoa chuyển.”
 
Sư nói: “Ngươi sau này mới được gọi là ông Tăng tụng Kinh vậy.
 
Pháp Đạt từ đó lãnh hội huyền chỉ, cũng chẳng dứt tụng Kinh.
 
Chân Như
 
Chính nhờ Chân Như luôn luôn ở trong cuộc đời mà hành giả có thể tích tập, khai triển mọi đức tính của Bồ Tát như tôn trọng, khoan dung, từ bi, bình đẳng, nhẫn nhục, lạc quan, trì chí, … Mà vô lượng công đức của một bậc giác ngộ là kiến dụng của Chân Như. Chân Như là Như Lai Tạng, chứa giữ muôn hạnh muôn đức ấy. Đối với Chân Như, Chân Không Diệu Hữu, thế giới sanh tử này là một đạo tràng thử thách rộng lớn cho hành giả, vì thế giới này là bể khổ (dukka) theo nghiệp nhìn bởi “nhục nhãn” của chúng sanh nhưng lại là Chân Như Tĩnh Tịnh được nhìn theo thiên nhãn của bồ tát. Chân Như vẫn luôn có đó, không đến không đi, nhưng còn ẩn giấu chờ hành giả an tâm để kiến tánh, giác được chân như, chứng được niết bàn, thành Phật.
 
Cho nên hành giả có thể tu bất cứ nơi nào, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, không gian nào, cũng có thể huân tập và bắt gặp Chân Như. Nói theo những thí dụ “sóng và đại dương, bóng và gương” của Luận Khởi Tín thì thấy sóng ở đâu thì đại dương ở đó, thấy ảnh ở đâu thì thấy gương ở đó. Như thế, thế giới này là một đạo tràng của Chân Như. Thế giới Ta Bà là nơi ấn chứng của Giác Ngộ, vì cõi Chân Như không có chứng đắc.
 
Đạo vốn không nhan sắc
Mỗi ngày mới mẻ khoe
Ngoài vô biên thế giới
Chỗ nào chẳng phải nhà?
(Thiền sư Thường Chiếu [?-1203])
 
Tạng Quang Minh
 
Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, nhất là Kinh Hoa Nghiêm viết: Khi Đức Phật phóng quang thì lúc đầu những quang minh chạy theo đường thẳng, rồi dần dần uốn tròn thành hình trôn ốc (wave) mà lập thành Sắc Tướng. Như vậy, thân căn của chúng sinh và của muôn loài đều được dệt bằng quang minh. Vì được dệt bằng quang minh nên vạn hữu cũng đều tỏa ra quang minh.
 
Điều lý thú bất ngờ nhất đối với tôi, và chắc chắn là ít ai để ý tới, đó là những mô tả rất chi tiếc, logic và khoa học cả hơn 2500 năm về trước trong những kinh điển Phật Giáo của dạng sóng (wave) ánh sáng từ đường thẳng cho đến khi ánh sáng du hành trong vũ trụ cách nơi Phật phóng quang cả chục ngàn dặm ánh sáng sẽ bị bẻ cong trong không gian. Đây là những khám phá của Einstein về thuyết tương đối của thế kỷ 20th mà cho đến bây giờ cũng không phải ai cũng hoàn toàn hiểu nổi dù là được giải thích nhiều về thuyết tương đối rộng như vậy.
 
Cho đến bây giờ, ngoại trừ trong sách vở, trong học đường, có mấy ai thật sự thấy được những hình ảnh ‘wave forms’ này nếu không ở trong những phòng thí nghiệm, trong những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn đó?
 
Bằng cách nào mà Đức Phật, các Bồ Tát và chư Tổ có thể thấy được đường đi của tạng quang minh như vậy trong khi thời xa xưa đó các Ngài không có những dụng cụ đo đạt tối tân như bây giờ?
 
Tạng Quang Minh là con đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ, đi tới những cõi cao hơn (higher dimensions) mà khoa học vật chất, hữu cơ, khó mà có thể thực hiện được trong một tương lai gần tới.
 
Theo tôi hiểu, Tâm Thức dùng phương tiện này để một niệm là tới tận cùng biên giới của vũ trụ, vượt không gian lẫn thời gian.
 
Tạm Kết
 
Phật Thừa mới đích thực là cứu cánh tu hành tối thượng của Phật Giáo.
 
Phật Thừa (佛乘) còn gọi là Tối Thượng Thừa.  Hành giả hoàn toàn phá hết ngã chấp, pháp chấp, không chấp, giác ngộ tánh không của vạn pháp; thấu hết mọi lẽ huyền vi của Tam Giới; đạt được lục thần thông; chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara samyak-sambodhi, Vô thượng chánh đẳng chánh giác.)
 
Gọi Phật Thừa là tối thượng quả chính là như thị.  Không có gì là cố chấp ngạo mạn, hay tự tôn bởi vì Phật Thừa chính như vậy – như huyển, như ảo – phật pháp vô thượng chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh.
 
Tóm lại, muốn giác ngộ thì phải phá chấp trước.  Mà “muốn giác ngộ” cũng là chấp trước.
 
Nên nhớ, phá chấp thì chấp phá.
 
Bởi vì, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian  Sinh lão bệnh tử.” Trường Bộ Kinh (pi. Pīghanikāya), Đại Phẩm (pi. Mahāvagga), Kinh Đại Thành Tựu (Mahāpadānasutta.)
 
Tôi tri kiến như vầy,
 
Trên trời, dưới trời chỉ có bản ngã (self, chấp ngã) tự cho là duy nhất. Quy tắc thiết yếu thứ nhất của thế gian – Sinh lão bệnh tử.
 
Theo tôi hiểu ý trên thì Trời ở chính giữa, vậy thì cái ngã trong thế gian ở đâu – cao hơn trời hay thấp hơn trời?
 
Quả thật đúng như vậy, không có cái ta nào giống cái ta nào cả.  Mỗi cái ta đều rất đặc thù (unique.)  Đồng căn nhưng khác tính, đồng khác biệt (same different.)
 
“Same old shit.
Vieille merde même.
Die gleiche alte Scheiße.
La misma vieja mierda.
Tóngyàng de lǎo gǒu shǐ.”
(样的老狗屎)”
 
Tuy nhiên, những điều trên này không dễ dàng dùng kiến thức nhân sinh để mà tư nghị nếu không có căn bản trí tuệ siêu sinh bổ xung.
 
Kinh Pháp Hoa viết, “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất [như vậy] mà Phật thành tựu chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suất thật tướng [như vậy] của các pháp [như thị].”
 
Pháp viên diệu như vậy
Phật thành tựu như vậy
Vô sắc tướng như vậy
Thấy Như Lai như vậy
(Lê Huy Trứ)
 
 
Tài Liệu Tham Khảo:
 
1.   LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA, Hòa Thượng Thích Trí Quảng
2.   KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA; Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Hán Dịch;Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
3.   VÔ TỰ KINH, Lê Huy Trứ, MSEE, April 7, 2015
4.   PHẬT GIÁO VÀ VŨ TRỤ QUAN, Lê Huy Trứ, MSEE. Dec 2, 2015
5.   CẨU TỬ PHẬT TÁNH, (PHẬT TÍNH CỦA CHÓ) Lê Huy Trứ, Mar 31, 2016
6. TỪ NHƯ NGỘ TỚI NHƯ MÊ, Lê Huy Trứ, Oct. 29, 2017
 
r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:14:32 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 04.12.2022 11:06:04
0
Trường Lưu Thủy
 
Lê Huy Trứ
9/22/2022
☆☆☆☆☆
 
Anh là trường lưu thủy,
Xuôi dòng qua bến em.
Em nương theo làn sóng,
Ngã vào nước êm đềm.
*
Trôi qua khu rừng xanh,
Chập chùng thung lũng sâu.
Ngọn sóng nhu mì đưa,
Ngập chìm trong mê đắm.
*
Chảy qua khóm hồng tươi,
Tình trong vắt ngọt ngào.
Hái trăng sao rực rỡ,
Dệt vương miện tặng em.
*
Anh là con sông dài,
Đưa em về bến mơ.
Đắm chìm trong bể ái,
Tắm cùng một dòng sông.
*
Lênh đênh trên sóng biển,
Nơi không bến không bờ.
Em bóng hình lộng lẫy,
Cũng lấp lánh hoà tan.
*
Kết thúc cuộc hành trình,
Chảy vào biển vô tình,
Biển mênh mông sóng cuộn,
Xóa nhòa dấu tình si.
 
 
☆☆☆☆☆

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:15:30 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 04.12.2022 13:26:16
0
Sài Gòn Yêu
Lê Huy Trứ
 
Sài Gòn nắng vàng rực rỡ
Hàng cây hè phố thân yêu
Gót chân vóc dáng diễm kiều
Mắt ngọc biếc bờ môi thơm
Nụ cười xanh ngát tuổi hồng
*
Sài Gòn đêm mộng ngày mơ
Hàng me xanh con đường tình
Bây giờ ai tiếc thương ai?
Hồn phiêu lãng lòng vấn vương
*
Sài Gòn khi mưa khi nắng
Công viên bướm hoa nô giỡn
Hạ về ve kêu phượng nở
Sân trường đường xưa Hoàng Thị
*
Sài Gòn sân khấu vũ trường
Ôm nhau nỗi buồn mơn trớn
Quay cuồng du dương điệu nhạc
Cung đàn ước mơ chưa toại
*
Sài Gòn tháng Tư biển nhớ
Đời trôi nổi theo vận nước
Tim nhói đau lòng thổn thức
Trả lại tôi ngày tháng củ
*
Sài Gòn về vương giọt nắng
Bước lạ lòng sao xa vắng
Giữa phố thôi hết chờ nhau
Còn chăng chỉ nỗi bẽ bàng?
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:16:01 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 05.12.2022 22:14:23
0
Hồ Điệp Mộng


Lê Huy Trứ
8/25/2022
 
Em là bướm ư?
Ta là giấc mộng,
Ở trong hồn Em.
*
Ta là bướm ư?
Em là giấc mộng,
Ở trong hồn Ta.
*
Mộng mình là bướm.
Phất phới bướm bay,
Nhẹ nhàng thích chí.
*
Quên mất là Ta.
Bổng nhiên tỉnh giấc,
Lạ thật là Ta?
*
Bướm thật là Ta?
Hay Ta là Bướm?
Vật hóa bướm Ta?
*
Bướm chiêm bao Ta?
Hay Ta mơ bướm?
Bướm mơ, Ta mơ?

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:16:27 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 07.12.2022 10:16:48
0
Kiếp Nghệ Sĩ
 
Lê Huy Trứ
☆☆☆☆☆

8/28/2022
 
Đèn đêm thấp thoáng mỹ miều
Tóc xanh phơi phới phiêu diêu cõi tình
Dập dìu ong bướm lả lơi
Long lanh mắt liếc si mê lòng người.
*
Cung cầm đàn ấy phổ vào
Giọng ca ngân vút một đời tài hoa
Nhịp nhàng tay phím nên cung
Đàn ca hát xướng cho người mua vui.
*
Mang thân lưu diễn xứ người
Dưới đèn sân khấu má đào thêm xinh
Tàn đêm màng gấm rũ thao
Sụt sùi giòng lệ ngậm ngùi phù vân.
 
*
Lệ này bao lượt đầy vơi
Ân tình lở hẹn sóng đời chia ly.
Tình sầu say đổ trường thành
Yến kia não ruột, oanh này xót xa.
 
*
Chạnh lòng thương kiếp cầm ca
Vận vào duyên số gian truân giữa đời
Cao xanh đố kỵ má hồng
Hồng nhan phận bạc mệnh đời long đong.
 
*
Chơ vơ giửa chốn cô hồn
Giờ hồn hay bóng lạc loài cõi âm
Nửa đời trả kiếp hồng nhan
Mộ này giờ đã mịt mù khói sương.
☆☆☆☆☆

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:17:02 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 08.12.2022 12:19:14
0
Ngưu Lang Chức Nữ


Lê Huy Trứ
9/22/2022
☆☆☆☆☆
 
Kìa kìa Ngưu Lang tinh, kia kia Chức Nữ tiên,
Rì rào khung cửi gỗ, kiếm trâu Ngọc điện Hư.
Ngưu Lang đắm đuối tình, Chức Nữ thẹn say duyên,
Trao nhau thệ ước mê uyển nhã, kết mộng trăm năm nghĩa mặn nồng.
*
Ngân Hà ngăn cách trở, cách biệt nhau một nhịp cầu.
Tương tư không thành lời, khóc nghẹn sầu mưa ngâu.
Chia lìa đôi ngã duyên lỡ làng, mưa phùn xót xa đẫm lệ nhòa,
Ô thước Ngân Hà mong thắm lại, Ngưu Lang Chức Nữ khóc tình xa.
*
Ngân Hà vẫn lơ lửng treo, mưa phùn mây buồn trôi,
Như tình duyên Ngưu Lang Chức Nữ vẫn còn xa vời.
Ngưu Lang chờ bên ngàn, Chức Nữ trông bến sông,
Ái ân chia lìa hai ngả tìm đâu thấy bến bờ?
*
Ôi còn đâu thuở cùng chung vui trong hạnh phúc,
Bên mình nhau say đắm nay còn ghi lời hẹn ước.
Phút thần tiên yêu đương khó xóa mờ tâm khảm,
Chờ Ô Thước bắc cầu, Thất Tịch ngày tương phùng.
*
Tháng bảy, ngàn chim Ô tung bay tìm phương trời,
Mừng Ngưu Chức tình chia đôi nơi, giờ đây phút sum vầy.
Trời mây xanh, Ngân Hà muôn sắc, khúc nhạc vang ca,
Chim muông réo rắt mừng, cầu Ô Thước xây ngang sông Ngân Hà.
*
Chiều Thu, Ngưu Lang Chức Nữ lại cùng sánh vai,
Lời ước nguyện yêu nhau, đời đời say đắm chơi vơi,
Thời gian xưa ngưng đọng nơi đây, giòng suối tình ngọt ngào reo,
Điển Tích thần tiên còn đâu đây dư âm mối tình Chức Ngưu.
 
☆☆☆☆☆

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:17:33 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 08.12.2022 21:58:38
0
Sông Tương Tư
Tác giả: Lê Huy Trứ

Gió mưa hoa lá rụng tơi bời,
Nhớ thương ai đêm ngày chẳng nguôi.
Tâm tư xót xa lòng dạ đau,
Lệ rưng rưng tuôn rơi lã chã.
*
Tấm lòng này một dạ sắc son,
Tâm tư buồn biết tỏ cùng ai?
Trời sầu gió cuốn mấy tầng mây,
Nhìn trăng bày tỏ tấm lòng si.
*
Ôm đàn khảy khúc sầu tương tư,
Chưa dứt lệ cung đàn đứt dây.
Tương tư không đáy vô bến bờ,
Chưa vầy sum họp vội chia ly.
*
“Ngã tại Tương giang đầu,
Quân tại Tương giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.”
*
Mộng đoàn tụ chắp cánh bay,
Chỉ mong kiếp sau mới tái kiến?
Có tương tư mới biết khổ đau.
Sóng tương tư thuyền quyên bến nước,
*
Tương tư, tương tư, diện mạo chi?
Tương tư dằng dặc, sầu vô tận.
Sớm biết tương tư là ái nghiệp,
Thà lỡ tơ duyên cứ hững hờ.

(Phóng tác từ bài Trường Tương Tư, Lương Ý Nương)
9/21/2022
☆☆☆☆☆
Ghi Chú: Trong Tình sử có chép vào triều nhà Chu đời Ngũ Đại, có người con gái của Lương Tiêu Hồ 梁瀟湖 tên Ý Nương 意娘, cùng với Lý sinh 李生 là họ hàng con cô con cậu. Lý sinh thường qua lại rất nhiều. Nhân ngày Trung Thu ngắm trăng, ngầm hẹn ước với Ý Nương, lưu luyến không rời. Sự việc lâu ngày lộ ra, Tiêu Hồ nổi giận, ngăn cấm hai người gặp nhau. Gặp ngày trời Thu, Ý Nương viết bài thơ Trường tương tư, 長相思, này.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:18:17 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 08.12.2022 22:05:12
0
Tương Tư
 
Lê Huy Trứ
9/11/2022
☆☆☆☆☆
 
Thất tình, sầu riêng bệnh tương tư?
Nhớ ai da diết suốt đêm ngày.
Số phận vô duyên, tình tan hợp,
Ngớ ngẫn tương tư, thảm thiết sầu.
*
Ôm mối tương tư nặng thái sơn,
Càng đào hoa càng đa tình ái,
“Dục phá sầu thành tu dụng tửu,
Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu.”
*
Vì ai nên nỗi nhớ tương tư?
Mang mối tơ tình dạ vấn vương.
Gối mộng mơ màng hình ảnh ngọc
Trong mơ nhớ tưởng gót chân ngà.
*
Bức tranh tình tự đố vẽ nên,
Từ biệt ngày chờ đêm ngóng trông.
Mai đây ai biết quên hay nhớ?
Từ đó tương tư nợ với duyên.
*
Mười hai bến nước phận thuyền quyên,
Tương tư chở nặng chứa đầy khoang.
Tim ấy lòng kia ai biết với,
Lệ chia đôi bến giọt hai bờ.
*
Quái lạ, tương tư bản lai chi?
Muốn phân tích nhưng không suy được.
Đứng ngồi say tỉnh nhủ chiêm bao
Tương tư diện mạo yêu quái chi?
 
☆☆☆☆☆

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:18:54 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 11.12.2022 12:25:25
0
Vũ trụ do tâm tạo


Lê Huy Trứ
(10-29-2022)
 
Đức Phật đã khám phá ra Tâm
Trong tĩnh lặng, hãy cầu khẩn Nó,
Vũ trụ nguyên nhân hậu quả
Nó là nguồn gốc sắc tướng, chúng sinh
*
Nó là sống ở, thác đi về
Nó là sinh khí, hơi ta thở
Bản lai Nó vô diện mục
Nó vô sắc, vô nhất vật, vô ngã
*
Tâm bất nhị tự Nó thanh tịnh
Từ nơi tâm mình mà tìm cầu
Vô sở trụ kiến kỳ tâm
Tất cả pháp giới đều ở trong tâm
*
Tâm sẽ chỉ dạy cho chúng ta
Cho ta thấy, cảm, nghĩ và tưởng
Nó hiện hữu như thật vậy
Vũ trụ lẫn chúng sinh do tâm tạo
*
Nó hiện hữu lẫn không hiện hữu
Tam giới duy chỉ nhất chân tâm
Như kỳ tâm, Phật cũng vậy
Như Phật ba đời, chúng sanh đồng Tâm
*
Quán tánh pháp giới duy tâm tạo
Phật Như Lai là pháp giới thân
Tâm ấy chính là Phật tâm
Tâm tưởng niệm Phật, tâm quán tưởng Phật
*
Chỉ Phật biết pháp vô sai biệt
Phi pháp thể tánh vốn chẳng khác
Tâm sanh thì vạn pháp sanh
Tâm diệt thì nhất thiết vạn pháp diệt
*
Tánh nghiệp vốn tự không tịch diệt
Chúng sanh nương nơi thức sắc tướng
Nghiệp lực rất khó nghĩ bàn
Chiếu kiến viên diệu ngũ uẩn giai không
*
Tất cả pháp không chỗ đi đến
Vạn pháp không có kẻ sáng tạo
Vô sanh diệt vô thủy chung
Giác ngộ như thị tri kiến Như Lai
 
******
Pháp Luậ̣n: 
 
Tâm là cái chi chi?
 
Lê Huy Trứ
 
Tình kia ai đợi mà chờ, Tâm này ai tưởng mà tơ tưởng tình?
 
"Tình là tình nhiều khi không mà có.  Tình là tình nhiều lúc có như không." (Tình có như không, Tác Giả: Trần Thiện Thanh)
 
Trong Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, trong Duy Lực Thiền, 23/08/2017, Truyền Bình viết:
 
Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát câu nói trong Kinh Kim Cang có ý nghĩa gì?
 
 “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.”
 
Trước hết cần hiểu Tâm là gì? Tâm được mô tả rõ ràng nhất trong Duy Thức Học Phật giáo. Tâm (Citta) bao gồm 8 thức : Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Tiếp xúc thân thể, Ý thức, Mạt-na thức (Manas) và A-lại-da thức (Alaya). Cơ chế hoạt động của tâm bao gồm 18 giới (lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ; lục trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; lục thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể, ý thức). Tất cả mọi dữ liệu (data) hoạt động của 18 giới được chất chứa trong Manas, đó là cái ta của mỗi chúng sinh. Dữ liệu của tất cả manas được chất chứa trong một cái kho cực lớn gọi là Tàng thức hay A-lại-da thức (Alaya), đó là Tâm.
 
Như vậy Tâm là toàn bộ dữ liệu của Tam giới. Cái vũ trụ mênh mông mà chúng ta đang sống trong đó chỉ là một phần nhỏ của Tam giới.
 
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhất thiết duy tâm tạo” nghĩa là tất cả mọi cảnh giới, trong thế gian hay ngoài thế gian, trong vũ trụ đều là do tâm tưởng.  Dĩ nhiên, Einstein và rất nhiều người không thấy như vậy với nhục nhãn và cái não chấp nhị nguyên của họ.
 
Ông ta biện luận, nếu tôi không nhìn mặt trăng nữa thì nó không còn có đó?
 
Mà thật như vậy, khoa học hiện đại đã chứng minh, đúng như lời kinh xưa ghi lại, Đức Phật quán thấy vi mô, vĩ mô, và ngũ uẩn giai không, thấy thật như vậy, khi các khoa học gia quan sát/không quan sát những bản chất có/không với tính thông minh của hạt (particles) và sóng (waves).
 
Khoa học gia chỉ chứng nghiệm qua quan sát nhưng không thể giải thích được tại sao khi họ cố tình quan sát thì sóng (waves) biến thành hạt (particles).  Nhưng khi lơ là không nhìn thì hạt trở thành sóng?
 
Nếu họ nghiên cứu một tí Phật Pháp thì sáng tỏ ngay:
 
Sắc (hạt, vật chất, matters, particles) từ Không (sóng, vô sắc tướng, waves, emptiness) mà có.  Khi cố tâm tìm sắc thì nó hiện hữu nhưng khi không cố tình tìm thì nó hoàn không, trở lại cái bản tánh nguyên thủy của nó là Không (vô, emptiness).  Điều này đã chứng minh là vạn vật do tâm tạo.
 
Những cái tiểu tâm này có tính linh, thông minh.  Nó có thể liên hệ, nói chuyện với nhau trong đại tâm linh.  Tất cả cũng chỉ là một.
 
Cái nguyên lý tự nhiên của vũ trụ này không những xảy ra trong thế giới vi mô mà nó cũng áp dụng cho cả thế giới vĩ mô, và ngay cả như thị trong cõi tâm linh mà khoa học đang dậm chân tại chỗ vì khoa học chưa có đầy đủ trí tuệ để khám phá được cái mà họ vô minh gọi đó là huyền bí này.
 
Ý nghĩa này còn được diễn tả trong câu: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” nghĩa là Tam Giới đều là tâm, tất cả các pháp đều là thức.  Tất cả mọi sắc giới đều chỉ là thông tin (information) từ cái Alaya database.
 
Trong những kinh điển Pali, nền tảng nguyên thủy của tất cả kinh điển Đại Thừa, Nguyệt Xứng (Chandrakirti), trong Prasannapadà Madhyamakavrti, trang 45, có trích đoạn kinh Ratnakùta sau đây nói về cái tâm bất khả này: “Khi ta tìm kỉếm cái tâm thì ta không thể nhận ra cái tâm; cái mà ta không thể nhận ra được thì ta không thể cho rằng nó có thực; cái mà ta không nhận có thực thì cái đó không phải là quá khứ, không phải tương lai và cũng không phải hiện tại; cái không phải quá khứ, tương lai và cũng không phải hiện tại thì cái ấy không tự có bản tính; cái không tự có bản tính thì cái đó không phát khởi; cái không phát khởi thì không có tiêu diệt” (Cittamahi pa rigavesya-mànam na labhyate yam na labhyate tan nopa-labhyate yan nopalabhyate tan naivàtìtamnànàgatam na pratyutpannam yam naivàtitam nànàgatam na pratyutpannam, tasya nàsti svabhàvah. Yasya nàsti svabhàvas tasya nàstyutpàdah yasya nàstyutpàdas tasya nàsti nirodha iti vistarah). (Mervyn Sprung Lucid Exposition of the Middle Way,  1979, trang 46; Th. StcherbaLsky, The Conception of Buddhist Nirvana, 1977, trang 134).
 
Trong pháp luận của Candrakìrti này, những danh từ  “citta” bao gồm cả tơ tưởng, tư tưởng, xúc động tình cảm, cả hai mặt tình cảm và lý trí, ý thức linh động hằng chuyển, “mano” thì có tính cách lý luận trí thức, và “vinnàna” có tính cách trực nhận của giác cảm, được chúng ta hiểu nhầm là đồng nghĩa với nhau (ti cetas cittam mano vijnànamiti tasyaiva paryàyah, trang 303).  
 
Điều này cho thấy, có thể Ngài cũng chưa nắm chắc được tâm cho nên khi thì gọi nó là tâm, khi thì lòng, khi là hồn?  Chó, mèo, trâu, ngựa, người, ma, phật lẫn lộn không có được một căn cước (ID, cái ngã) nhất định?
 
Những định nghĩa ở trên về Tâm cũng không khác gì những triết luận gia mù khác định nghĩa về con voi ảo tưởng.  Danh không trúng nên ngôn không chỉnh!
 
Tóm lại, Kinh Kim Cang đã trực chỉ nhân tâm, nói lên một thực tế phủ phàng mà nhân sinh vẫn tâm tư, hoài công tìm kiếm ngay cả trước khi Đức Thích Ca tái sinh cho đến bây giờ, đó là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều bất khả đắc, nghĩa là không có thật, mọi sắc giới đều do tâm tưởng tượng mà ra.  Không có chuyện cảnh giới hiện tại khác về bản chất với cảnh giới quá khứ hay vị lai. Tâm quá khứ, hiện tại, vị lai cũng chỉ là một thứ cá mè một lứa như nhau và đều chỉ là ảo tưởng không phải thật.
 
Mà đã chấp nhận là nó không có thật rồi thì tại sao chúng ta cứ dài dòng văn tự, lẫm cẫm chia tâm thành ba thì, không gian thời gian, ở ngay lúc này đây để làm gì ... bây giờ đây?
 
Hiện nay vẫn có đa số trí thức cũng vẫn mê muội như Sartre, cho rằng chỉ có hiện tại là Phật, còn quá khứ, vị lai, là Ma, đó là một thứ nhận thức ấu trĩ, vô minh, mà cố Hòa Thượng Duy Lực đã quở trách rằng họ không hiểu Phật pháp, cũng không biết khoa học, lẫn triết lý nhân sinh.
 
Định nghĩa về Tâm của Duy Thức Học Phật Giáo ở trên tuy hấp dẫn nhưng rất khó hiểu cho đa số những người bình thường như chúng ta.
 
Hơn nữa,  không phải ai ai từ Đông lẫn Tây cũng đều đồng ý với cái chủ quan ở trên, đó là, “Tâm được mô tả rõ ràng nhất trong Duy Thức Học Phật giáo.”
 
Dĩ nhiên, những học giả, những tôn giáo, và Phật Giáo kinh điển khác cũng đã định nghĩa và luận rất chi tiếc dài dòng về tâm. Nhưng càng đọc nhiều về những suy luận từ tâm tưởng này càng làm cho chúng ta thêm rối trí, đau tim chứ chả ai thật sự hiểu tâm là cái chi chi?
 
Phạm Công Thiện viết, “Người khám phá đầu tiên và cuối cùng tất cả tinh thể bí mật của “Tâm” (Psyché) trong suốt dòng Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Tây phương gần 2.500 năm, đó là tư tưởng gia bí mật nhất của Tây phương Héraclite. Chỉ có hai câu sau đây thôi của Héraclite cũng đủ xô đẩy tất cả tâm lý học, phân tâm học, tâm bệnh học, vân vân, rơi kẹt vào tuyệt lộ.”
 
“Cái Tâm (Psyché, tâm Phật) có cái Tính (Lógos hiểu theo Héraclite, tức là đồng nghĩa với Trí Tuệ Bát Nhã) tự huân trưởng lên” (câu thứ 115).
 
Người không thể bao giờ tìm thấy được những sự tận cùng của Tâm (Psyché, Bồ Đề Tâm), dù người có đi tìm kiếm khắp mọi nẻo đường cái Tính (Lógos, bản lai) của Tâm (Psyché) thì quả là hố sâu của đoạn kiến. (câu thứ 45, sắp loại theo Diels) ”
 
Chữ “Psychologie” xuất phát từ chữ “Psyché” và “Lógos”.
 
Muốn hiểu nổi hai câu trên của Héraclite thì phải bỏ ra ít nhất hai chục năm để học Triết lý Tây phương và phải đốt hết tất cả những quyển sách về Tâm lý học và Triết học và Luận lý học.” (Bước Chân Thứ Hai Đảo Ngược Trở Về Sự Im Lặng. Sự Chuyễn Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Ánh Sáng Bất Tận Của Phật A Di Đà, Phạm Công Thiện)
 
Thoát nhiên đốn ngộ, một trạng thái nổ bùng của tâm thức, một sự thông thì vạn sự đều thông, tất cả xảy ra trong khoảng khắc như bị điện giựt, ngoài sức tưởng tượng và kiểm soát của chúng ta.
 
Trí tuệ không cần học mà tự có.  Chân lý tự nó có tánh thuyết phục.  Khi còn vô minh thì dù cho có bỏ ra suốt kiếp cũng khó mà giác ngộ được.  Triết lý Tây Phương bây giờ đã vô dụng chỉ dành cho những triết gia của viện tâm thần.  Trong thời đại văn minh kỷ thuật bây giờ, may phước, chúng ta không còn thấy những “gàn triết gia” này chạy đầy đường trên thế giới.
 
Hai câu trên của cái ông Héraclite, “vô danh” đối với số đông nhân loại, không có gì cao siêu để dựng lên, để tôn sùng, và mất công tới hai chục năm để học triết lý tây phương họa ra hiểu được cái ông ta không hiểu nổi, 2500 năm về trước.  Thay vì, chúng ta có thể tìm thấy cái bí tỉ của Héraclite trong vài giây trên internet, và cũng đọc được những giải thích này trong vài dòng ngắn gọn rỏ ràng, nhan nhản trong nhiều kinh sách của Phật Giáo.
 
Xuyên thiền sư có câu kệ: “Tìm kiếm hoài ba thời cái tâm trong ba cõi thời gian mà vẫn không thấy được.” (Tam tế cầu tâm. Tâm bất kiến).
 
Trong kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Như Lai nói về cái tâm, nhưng thực ra không phải có cái tâm, vì thế mới gọi là cái tâm. Tại sao vậy ? Vì không thể tìm được cái tâm quá khứ, không thể tìm được cái tâm hiện tại, không thể tìm được cái tâm tương lai.” (Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà ? Tu Bồ Đề, Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc).
 
Duy Thức Tam Thập Tụng, kệ thứ 4, có ghi:
 
Cái tâm có đó, mà không có đó, cái tâm trôi chảy liên tục như dòng sông ‘hằng chuyển như bộc lưu’.”
 
Chữ “Tâm” (Citta) là nền tảng của tất cả kinh điển Phật Giáo. Danh từ “Citta” có nhiều nghĩa tùy theo căn trí bất đồng của nhân sinh.  (The Pali-English Dictionary suggests citta is heart/mind.)
 
Cũng nên để tâm, chữ Citta xuất phát từ chữ “Cit” có nghĩa là suốt ngày Tơ Tưởng (day dream, mơ tưởng, nghĩ liên miên, lo ra?
 
Tình kia ai đợi mà chờ, Tâm này ai tưởng mà tơ tưởng tình?
 
Và Citta ở trong chữ Cittàkulàni là “Loạn tâm, Tâm điên đảo, Tâm viên.”   Vậy thì tâm đi từ mê tới ngộ hay ngược lại, từ an tới động?
 
Cho nên cái định nghĩa trên này cũng là vọng ngữ không điểm tâm đặng.
 
Trong kinh Anguttara Nikàya, Đức Phật đã nói: “Này hỡi những tỳ kheo, ta thấy rằng không có hiện tượng nào lướt đi nhanh chóng như cái tâm. Khó mà tìm được một sự so sánh nào để diễn tả được sự lướt đi nhanh chóng của tâm.” (Nàham bhikkhave annam ekadhammam pi samanupassàmi yam evam lahuparivattam yathàyidam cittam yàvàncitam bhikkhave upamà pi na sukarà yàva lahuparivattam cittam ti) (Anguttara Nikàya, I tr. 10).
 
Trong kinh Anguttara Nikàya II, tr. 177, và kinh Samytta Nikàya, I, tr. 39, Đức Phật cũng đã nói: “Hỡi các tỳ kheo, thế giới này được dẫn đạo bởi tâm tư, thế giới này bị quét sạch bởi tâm tư, thế giới này dưới sức mạnh của tâm tư” (S. I. p. 39: Cittena niyyati loko cittena parikassati, cittassa ekadham-massa sabbeva vasam anvagù; A. II, p. 177: Cittena kho bhikkhave loko niyyati, cittena parikassati cittassa uppannassa vasam gacchati).
 
Chỉ có tư tưởng mới lãnh đạo cả thế giới này: ‘Tâm’ và ‘Tư Tưởng’ đều đồng nghĩa ở đây.” Theo kinh Samyutta Nikàya, tác động nổi bật nhất của “citta” (tâm) là “tơ tưởng” (cinteti) (S. I, p. 57). 
 
Tôi không đồng thông với quan điểm như trên của kinh điển, vì tốc độ, sức mạnh, tư tưởng và tơ tưởng không phải là những thành phần của vô sắc tướng lẫn vô lượng sắc tướng trong vũ trụ mà chúng chỉ hiện hữu ở trong tâm tưởng của con người mà thôi.  Ngay cả vũ trụ cũng ở trong tâm vì tâm tạo ra vũ trụ.
 
Đức Thế Tôn thay vì yên lặng nhưng đã phải giảng về cái Tâm bất khả thuyết đó qua cái ngôn ngữ giả danh của nhân loại.  Cho nên, Ngài nói như vậy mà nó không phải như vậy nhưng nó là như vậy đó.
 
Tâm bất khả đắc, không thể nhân cách hóa, cá nhân hóa, nắm bắt bỏ túi, hay dễ dàng tư nghị qua ngôn ngữ truyền tin giới hạn của nhân sinh.
 
Vì khi đã điểm trúng tâm rồi thì nó không còn là vô tâm, vô ngã nữa mà là hữu tâm, chấp ngã.
 
Tôi không muốn mất công độc giả, lập đi lại lại những luận điệu phổ thông hóa ra thông thường mà ai cũng đã từng nghe, và đọc qua nhiều lần về định nghĩa của nó.
 
Tôi chỉ muốn lập dị tài khôn trình bày cái tâm này đây qua một lăng kính và khía cạnh mà những người mù sờ voi chưa với cao tới được.  Vì tôi là quản tượng đui ngồi trên đầu voi bị mấy đứa mù dưới đất thay vì xờ voi lại sờ nhằm chân tôi, rồi thừa thế leo lên, lần mò, sờ mó, xâm phạm tiết hạnh của tôi bằng cách sờ bóp viên ngọc báu Mani của tôi, mà chúng mù cứ tưởng là họ đang thi nhau rờ voi, và rồi thì chúng nó cải nhau chí chóe tự cho là chỉ có riêng mỗi mình họ mới diễn tả đúng là voi thật, kể cả phần không voi của tôi?
 
Nghe họ cải nhau riết rồi tôi cũng nhập tâm tưởng tôi cũng là một phần của voi, bất khả phân, thật đúng “dữ sợ như rứa”?
 
Danh từ citta còn được dịch là spirit (soul, linh hồn) trong tiếng Anh, còn nghĩa là tâm (heart). Spirit cũng có nghĩa là chi (khí), và còn có nghĩa là sự sống, sinh (life).
 
Gốc Latin của danh từ Spirit là spirare có nghĩa là ‘thở.’  Thở vào là inspiration, thở ra là expiration!  Spirit có nghĩa là tập hợp hơi thở vì đó là sinh lực (lifeforce) tối cần thiết của đời sống.
 
Nếu tâm là “thở” và nếu thở là hít vào thở ra như định nghĩa của tiếng Latin ở trên thì “nó” hít vào cái khí gì?  Oxygen (O2) và thở ra thán khí (CO2)?
 
Nhưng cái gì thở?  Chúng sinh thở hay cái Thở thở?
 
Nếu Tâm là vô sắc tướng, không diện mục, phi vật chất vậy thì Tâm (linh hồn, spirit) có cần thở hít Oxygen như thân xác phải thở, phải ăn, phải uống, phải ngủ để sống không?
 
8 thức và 18 giới ở trên có thể là bản lai của “tâm ta” chứ không phải là diện mục của tâm ta. Muốn kinh nghiệm những thức giới này tâm ta phải tạm thời cấu tạo ra thân xác để kinh nghiệm vật chất hữu hình.
 
Rồi vì vô minh và từ đó chủ quan, sở hữu hóa Tâm là của Ta bằng cách gắn thêm cho cái tâm ta (Citta của Ngã) 8 cái thức rất người: “Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Tiếp xúc thân thể, Ý thức, Mạt-na thức (Manas) và A-lại-da thức (Alaya). Với 18 giới khả năng và cơ chế phàm tục của chúng sinh (lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ; lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; lục thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể, ý thức.”
 
Rồi thì xây “kho ta” (storehouse-consciousness, alāya-vijñāna, C. 阿 賴 耶 識) để chứa đựng nó như đã diễn tả trườu tượng ở trên, “Tất cả mọi dữ liệu [metadata] hoạt động của 18 giới căn trần được chất chứa trong Manas (mind, citta and viññāṇa), rồi lạc quan cho đó là cái Ta của mỗi chúng sinh. Dữ liệu của tất cả manas được chất chứa trong một cái kho Tàng thức với ý kiến, ý tưởng, lối nhìn, linh tính (Alāya-vijñāna is a reservoir in which all ideas, impressions, perceptions and cognitions are deposited), từ tiền nhân chủ quan suy ra rồi đa số cả tin, chấp ngã tưởng thật là Tâm ta.”
 
Mọi vật cũng là tâm và mọi tâm cũng là vật.
 
Everything material is also mental and everything mental is also material.” David Bohm
 
Tôi cố gắng đơn giản như thế này, chưa ai thật sự biết tâm là cái quái gì, nó ở đâu, và cái bản lai diện mục nó như thế nào nhưng cũng vì đồng vô minh như vậy nên chúng ta đều đồng tâm công nhận trên căn bản là tâm không có sắc tướng, phi vật chất. 
 
Vì như đã nói, không ai thật sự biết nó là cái quái gì nhưng ưa dạy khôn người khác về cái quái dị không biết đó của mình.
 
Có thể đó là lý do mà tôi thường thích nói và viết về cái Tâm vì tôi biết, chả ai biết tôi nói trúng hay sai.  Nhất là khi mà tôi độc tôn, tự phong cho mình là đại thiện tri thức trí tuệ gia, được sắp đứng trên hạng nhì trên các thiện tri thức khác trên thế giới.
 
Rỉ tai mà nghe, ngay chính tôi cũng không biết tôi nói cái quái gì nữa cho nên có đồng tâm với tôi thì không hẳn là điểm trúng tâm mà bất đồng tâm với tôi cũng chưa chắc là điểm trật tâm?  Trừ khi chúng ta cùng nhắm mắt điểm càn may ra trúng ngay tâm điểm?
 
Cho nên, muốn biết điểm đúng hay trật thì phải thấy được tâm điểm để mà nhắm vào.  Ngày nào, chưa tìm ra được cái trọng tâm đó thì làm sao biết được điểm trúng hay trật?
 
Tôi đã vừa mới điểm tâm không.  Thử ngắm dùm điểm Tâm, để nhắm xem là tôi vừa điểm Tâm, trúng hay trật?
 
Tóm lại, vạn vật duy “nhân tâm” phan duyên tạo ra ... ảo/thật.
 
Điều mà tôi thường nói, đó là nhân sinh không bỏ công, chú tâm, cố tình đi tìm cái có mà mong tìm cái không...có.
 
Chúng ta không thể đi tìm cái biết mình đang có “trong nhà có báu thôi tìm kiếm,” không thể kiếm cái chưa mất, mà chỉ nhìn ra để ngóng tìm cái mình mất.
 
Tuy nhiên, thấy vậy nhưng đừng tưởng như vậy.  Nghe vậy đừng nghĩ như vậy. Đọc những gì tôi viết như vậy nhưng đừng thật thà cả tin như vậy vì nó không đúng như vậy nhưng mà nó thật như vậy.
 
Lòng kia ai đợi mà chờ,
Tâm này ai tưởng mà tơ tưởng lòng? 
 Tâm là tâm nhiều khi không mà có. 
Lòng là lòng nhiều lúc có như không. 
 
Tâm tình
Tình tâm
Tình có
Tâm không



r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 06:58:10 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 11.12.2022 12:48:25
0
Mỉm cười Như Lai
Lê Huy Trứ

☆☆☆☆☆
 
Mỉm cười, với đời với mình,
Mỉm cười, trước thịnh suy quá vô thường.
Mỉm cười tha người thứ mình,
Mỉm cười, để thấy cuộc đời tự nhiên.
*
Mỉm cười bình tĩnh mà run,
Mỉm cười trước nghịch cảnh đầy trái ngang.
Mỉm cười như Phật Như Lai,
Mỉm cười trôi nổi cuốn theo dòng đời.
*
Mỉm cười kiên tâm trì ý,
Mỉm cười chiếu sáng hào quang huy hoàng.
Mỉm cười nhìn khổ qua đi,
Mỉm cười hỷ xả xóa tan nghiệp đời.
*
Mỉm cười ta tìm lại ta,
Mỉm cười diện mạo ai đó trong gương?
Mỉm cười kiến giác bản lai,
Mỉm cười soi sáng con đường thoát ly.
*
Mỉm cười với định tĩnh tâm,
Mỉm cười thuần tịnh, trong sáng nhu nhuyến.
Mỉm cười không cấu nhiễm tâm
Mỉm cười hướng kỳ tâm đến tận trí.
*
Mỉm cười giác Lậu Tận Trí,
Mỉm cười không sanh diệt, không thường hằng.
Mỉm cười không gì cần làm,
Mỉm cười trang trắng vỗ tay giải thoát.
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 06:59:46 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 14.12.2022 09:00:08
0
Quán Vô Thường
Lê Huy Trứ
 
Hạnh phúc ái ân tương phùng đó,
Ngàn đời thương tiếc nổi luyến thương.
Lữ khách vạn dặm quan san đó,
Biết kẻ Chương Đài vẫn ngóng trông.
*
Thuở ấy vườn Xuân Mai rực rỡ,
Cúc Lan sắc thắm ngập hồn thơ.
Tàn cơn nắng Hạ hồng Phượng nhạt,
Sang Thu Đông tuyết vạn tàn hoa.
*
Ngậm ngùi lối xưa hồn thu thảo,
Đền đài dâu bể ánh tịch dương.
Tình yêu nhạt mờ theo gió bụi,
Lạnh lùng băng giá tuyết Đông sa.
*
Trong cõi trần ai tan hợp đó,
Vô minh nào biết cõi Bồng Lai.
Khoái lạc khổ đau mầm ngang trái,
Tương phùng ngầm ẩn lệ chia phôi.
*
Sá chi thế giới vô thường đó,
Thịnh suy giọt móc cỏ đầu phơi.
Biển khổ trầm luân sơn hà biến,
Nẽo về sóng xóa vết chân Di.
*
Bỉ ngạn độ thuyền xa bến mộng,
Giữa dòng bờ giác bất nhị nguyên.
Sớm nên kiến quán vô thường ấy,
Vội tỉnh si mê gở rối lòng.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:00:29 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 18.12.2022 01:57:25
0
Mộng Tình Ca
Lê Huy Trứ
10/16/2022
 
   Ước mộng một lần nữa thôi
    Ôm nhau trong vòng tay tình ái
    Không do dự, không phân vân
Tay đan tay trong cơn mưa phùn.

    Bên nhau cảm xúc lâng lâng
    Chúng ta cùng đi tới tột cùng
    Giấc vu sơn khe suối mơ
Không ngần ngại cứ ân cần gởi trao.

    Ta yêu nhau qua hơi thở
    Ta đắm đuối trong từng nhịp tim
Ta tìm nhau trong ánh mắt
Ôi mộng tình lả lướt đêm khuya.
    
Duyên đôi mình ai nỡ chia
    Mình yêu nhau dạt dào hạnh phúc
Quyện chặt tình đắm đuối si
Ghì nhau trong cơn sốt mê ly.

Môi ngọt ngào ngây ngất say
    Cơn sóng tình cứ thế dâng cao
Mộng tình say đắm dạt dào
Đừng tỉnh giấc đừng bao giờ thức.

    Mộng tình ngây ngất đam mê
Yêu say mê ái ân đắm đuối
Đưa hồn bay bổng thiên thai
Mộng tình ca hát mãi ngàn thu.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:01:21 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 20.12.2022 05:49:49
0
 
Tạm Bợ
 
Lê Huy Trứ
 
10/26/2022
☆☆☆☆☆
 
Đừng oán trách nghiệp chướng,
Xả lo sầu bận tâm.
Đời vô thường ai ơi,
Tham chi sân si ái.
*
Hãy tự nhủ lòng mình,
Sống vị tha trong đời.
Cho đi là mãi còn,
Tự tâm sẽ thảnh thơi.
*
Thả lỏng nương theo gió,
Bố thí công đức dày.
Thi ân không cần đáp,
Đời thung dung biết bao.
*
Tạm bợ chốn trần gian,
Nghiệp sinh tử luân hồi.
Thanh thản trong trầm luân,
Lòng nhẹ nhàng bình an.
*
Kiếp con người mỏng manh,
Đời thăng trầm nhục vinh.
Ngậm ngùi gạt lệ rơi,
Khoái lạc mầm khổ đau.
*
Quay về với chân tâm,
Tử sinh tựa lông hồng.
Sống tự tại an nhiên,
Kiếp đời rồi cũng qua.
 

 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:02:40 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 20.12.2022 10:33:48
0
Trăng chơi đầu non
Lê Huy Trứ
June 25, 2022
 
Ngày đó đôi ta uyên ương liền cành,
Hạnh phúc bên nhau yêu đương dạt dào.
Hẹn ước trăm năm đời đời gắn bó,
Dẫu cho quê hương còn nhiều bão tố.
Tháng ngày dài si men say tình yêu,
*
Thuở đó trao thơ khi tan trường về,
Dạo bước bên nhau phiêu du tuổi hồng.
Mộng ước mai sau trọn đời luyến ái,
Nhớ mắt môi thơm cùng làn tóc rối.
Nhớ ngày nào trao nhau những nụ hôn,
*
Ngày đó lang thang trong mưa dạt dào,
Ngày đó thương nhau cho nhau nụ hồng.
Ngày đó yêu nhau si mê đắm đuối,
Nhớ thương nhau càng giận hờn cắn rứt.
Đêm ngày dài tay trong tay mộng mơ,
*
Tình xưa phai nhạt xóa mờ, 
Dư âm mát ngọt bóng hình.
Ấp ôm kỷ niệm dĩ vãng,
Ta có còn gì cho nhau?
*
Từ đó phiêu du qua bao tuổi đời,
Từ đó bơ vơ đôi chim lìa đàn.
Từ đó đêm đêm cô đơn gối chiếc,
Nhớ nhung xưa giờ nhạt nhòa dĩ vãng.
Cuối cuộc đời này nhớ nhớ quên quên,
*
Hình bóng ngây thơ xinh xinh thuở nào,
Chìm khuất trong tim yêu thương ngọt ngào.
Lòng bổng tương tư bồi hồi luyến tiếc,
Nhớ đôi môi hôn đam mê thắm thiết,
Ái ân dạt dào trăng chơi đầu non.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:03:23 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 23.12.2022 11:07:18
0
Đừng quên nở trộ
Lê Huy Trứ

Mình đi mô chẳng trở về?
Qua Xuân Mai nhớ 
Phượng về Hạ thương

Mình đi qua chốn vô thường 
Đời như gió thoảng
Tâm lòng nhẹ tênh

Dù mình đi mãi không về
Xuân Mai nhớ trộ
Hạ về Phượng khai

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:04:57 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Kệ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 24.12.2022 10:51:16
0
Bờ ni, Bến nớ
Lê Huy Trứ
 
Mình hỏi, răng không về bên ni?
Mình nhón gót dòm trước trộ sau.
Mình ơi! Mình đang ở bên ni.
*
Mình ơi! Răng mà qua bên nớ?
Mình dòm bên ni ngóng bên nớ.
Mình ơi! Mình đang ở bên nớ.
*
Mình ơi! Mình không đi không đến
Mình không qua bến nớ bờ ni
Mình không lại ngoài tê trong nớ.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:06:06 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 28.12.2022 06:25:36
0
Tâm Lòng
 
Lê Huy Trứ

 
Tâm lòng bản lai chi chi?
Dẩu chi chi cũng chi chi tâm lòng.
Bản Tâm che khuất mặt lòng,
Vô minh chẳng biết bởi lòng nhị tâm.

Nói:

Vọng tâm lòng khổ,
Tâm lọt lòng rồi khó thoát ra.

Khéo quấy lòng một cái tâm ma,
Trói lòng kẻ thiền tâm biết mấy!
Đánh thức tâm lòng nơi mộ dậy,
Lại chạnh lòng lúc ngủ tâm đi.

Cười lúc đau lòng khổ tâm
Tâm chẳng động, lòng không còn phân biệt.
Tâm lòng này chỉ trí tuệ ngộ thông,
Lòng tham ái, tâm càng sân si.

Tâm lòng diện mục chi chi?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:07:00 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 07.01.2023 14:09:28
0
Tình Cờ
Lê Huy Trứ
 
Tình cờ ta quen nhau
Tình cờ ta thương nhớ
Tình cờ ta hôn nhau
Tình cờ ta yêu nhau
*
Tình cờ ta hẹn ước
Tình cờ ta bên nhau
Tình cờ ta ân ái
Tình cờ ta giận lẫy
*
Tình cờ ta lỡ lời
Tình cờ ta hận nhau
Tình cờ ta hờn dỗi
Tình cờ ta tự ái
*
Tình cờ ta chia tay
Tình cờ ta không hiểu
Tình cờ ta vĩnh biệt
Tình cờ ta có lỗi
*
Tình cờ ta vô tình
Tình cờ ta đau buồn
Tình cờ ta cố quên
Tình cờ ta tự cao
*
Tình cờ ta gặp lại
Tình cờ ta đã già
Tình cờ ta nuối tiếc
Tình cờ ta tình cờ

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:07:30 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 14.01.2023 10:50:09
0


Huế ơi, Mình không về mô
Lê Huy Trứ
 

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo.
Sông An Cựu nắng đục mưa trong”

Huế trong tim đêm mơ ngày ảo.
Nhớ Huế răng không về thăm Huế?
Tiếng chuông chùa ngân trầm mõ kinh,
Tết về, Cha ngóng, Mạ chờ trông.

r
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:08:12 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 05.02.2023 06:48:25
0
Tử Sinh
Lê Huy Trứ

 
☆☆☆☆☆
Chợp mắt thấy tôi quay về quá khứ
Nhắm mắt thấy lại ôn mệ cậu dì
Về bên ba má bầy em mến thương
Về sum hiệp trong bữa cơm ấm cúng
*
Nhắm mắt tôi thấy tuổi hồng mộng mơ
Chợp mắt tôi thấy bao mối tình xưa
Về để học lại yêu người, yêu đời
Về để thay đau thương bằng nụ cười
*
Chợp mắt thấy tôi tràn đầy nhựa sống
Nhắm mắt tôi thấy vợ con yêu dấu
Về bên gia đình hạnh phúc ấm êm
Về để tận hưởng từng phút giây cuối
*
Nhắm mắt thấy bồng bềnh trong thăng trầm
Chợp mắt thấy những bon chen gian trá
Về để tha thứ mình, bao dung người
Về nhậm vận thịnh suy vô bố úy
*
Chợp mắt tôi thấy tử sinh tuyệt vời
Nhắm mắt từ giã duyên kiếp ái ân
Về để giải thoát khỏi thân vô thường
Về để chuẩn bị cho kiếp tái sinh
*
Chớp mắt thấy tôi quay về tương lai
Mở mắt thấy lại cõi trần ai
Tái sinh bên ba má anh chị mới
Về để sống lại sinh tử khổ đau
☆☆☆☆☆ 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:08:39 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 16.02.2023 20:46:07
0
TÌNH KHỈ GIÀ 
Lê Huy Trứ
 
Mình ơi nhắm mắt ngồi yên,
Để anh gội đầu cho mình đẹp ra.
Sau thì sấy tóc gọn gàng,
Rồi thì đun nước cho mình rửa chân.
*
Tựa đầu hai đứa khỉ già,
Da nhăn mất nét mặn mà đáng yêu.
Khi xưa mình đẹp như tiên,
Bây giờ mình giống như là Tề Thiên.
*
Yêu anh mình bước sang ngang,
Thói hư mình cũng mang sang nhà chồng.
Ái ân quấn quýt mặn nồng.
Giờ đây tóc bạc gối mòn lưng cong.
*
Khi xưa bận bịu hai con,
Tình mình dành hết cho con còn gì.
Bây giờ con đã thành nhân,
Chút tình sót lại chỉ mình với anh.
*
Còn đây hai đứa khỉ già,
Đôi khi nhìn trộm bóng mình dưới trăng.
Dìu nhau thủ thỉ tâm tình,
Tình già nghĩa nặng anh thề vẫn thương.
*
Tuổi già luẩn quẩn ra vào,
Tình già còn ấm một lòng sắc son.
Dù đời bảy nổi ba chìm,
Mình đâu anh đấy thân già có nhau.
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:09:08 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 21.02.2023 04:17:58
0
Dáng Kiều
Tác giả: Lê Huy Trứ

Tà dương thấp thoáng mỹ miều
Tiên nga thoảng dáng gót đào nhẹ bay
Dập dìu ong bướm lả lơi
Liếc đôi mắt biếc sáng ngời giáng tiên

Ràng buộc chi duyên kiếp này
Hay cùng đi hết khoảng đường gió sương
Tấm lòng luyến ái si mê
Trả vay trong những kiếp tình ai ơi

Chạnh lòng trong cõi hồng lâu
Vận vào duyên số gian truân giữa vời
Lệ nào thao thức đầy dâng
Giọt tình bao bận nổi trôi sóng cồn

Vô thường trần ái phù vân
Hồng nhan bạc phận gian truân giữa đời
Lệ đào thổn thức đầy vơi
Ân tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Nổi trôi trong cõi âm hồn
Giờ hồn hay vía bơ vơ cõi nào?
Suốt đời khóc mướn thương vay
Tuổi xanh nay đã bạc màu gió sương

Lạc xuống đây, cõi đời thường
Thần tiên gãy cánh thiên đường ngóng trông
Ráng chiều tâm ngật ngừ mê
Luân hồi duyên nợ trả vay kiếp tình
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:09:51 bởi tle8464953 >

tle8464953
  • Số bài : 94
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.11.2022
Thơ - Lê Huy Trứ (tle8464953) - 22.02.2023 12:38:16
0
Duyên Kỳ Ngộ
Lê Huy Trứ
June 30, 2022
 
Gió đẩy Hạt bay, cao vút vút cao,
Cánh chim phiêu bạt, cũng dạt lao đao.
Không gian gió lộng, đầy khuôn vườn vắng,
Thoảnh dáng tiên nga, lướt nhẹ gót đào.
*
Phong, hoa, tuyết, nguyệt, thiên tiên giáng trần.
Trao tình chi để, lòng phàm si mê,
Duyên kỳ ngộ ấy, ngẩn ngơ ấp ủ,
Bóng tiên bổng thoát bây giờ tìm đâu?
*
Thiếp vốn tiên nga, xưa khách thanh tiêu,
Cảm thương vả cũng, nể lòng yến oanh.
Ba sinh đã nặng, nên duyên với chàng,
Mặn tình trăng gió, ấm tình lửa hương.
*
Yến tân chuốc chén, lả lơi cười đùa,
Cùng vào trướng gấm, vui vầy phượng loan.
Phòng tiên hé cửa, đào hoa dặt dìu,
Mây mưa biển ái, mưa rào ái ân.
*
Sang Xuân hoa nở, hoa tàn cuối Thu,
Hồng nhan bất hứa đã ra bạc đầu.
Biển dâu xưa đấy, bây giờ tan thương,
Núi sống cũng lở, yên hà cũng nghiên.
*
Nhục vinh trôi nổi vô thường phồn hoa,
Trước si nay tỉnh, lòng trần đã tan.
Cùng nhau cỡi Hạt bay về Tây phương,
Bồng Lai tiêu sái, bầu trời cung tiên.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2023 07:10:28 bởi tle8464953 >

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 62 bài trong đề mục