Viet duong nhan
-
Số bài
:
6666
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 25.10.2004
- Nơi: Suối Yêu Thương
|
Mây Vẫn Còn Bay
-
10.12.2005 03:32:33
Mây Vẫn Còn Bay ''Tiếng Việt còn. Nước Việt còn...'' Trời vào đông năm nay không lạnh lắm, nhưng sương mù lờ mờ và mây xám giăng giăng... Xế trưa, ngày Lễ Giáng Sinh (25-12-2002). Tôi đem rác xuống sân bỏ vào thùng, sực nhớ hôm qua không lấy thự Tôi đến mở hp thư, thấy phong bì hơi dầy màu hồng, tôi nhận ra ngay tuồng chữ của Kim, đứa con gái lai Tây, tâm tánh rất hiền ngoan, năm nay được 34 tuổi. Tôi biết đó là thiệp chúc Giáng-sinh và Tết Dương-lịch của Kim. Tôi không lên nhà mà liền mở thư ra đứng đọc giữa sân : ''Jeudi 19 Décembre 2002 Ma chère Maman, Con chúc Má một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới 2003 hạnh phúc may măn (mắn) và dồi dào sức khỏe ! Con thương Má nhiều lắm ! ! Hẹn gặp nhau ở Ivry nay mai năm mới ! Con âm (hôn) Má nhiều ! Kim'' (Thủ bút của Kim) Tôi đọc xong mấy dòng chữ nguệch ngoạc trong tấm thiệp thật đẹp. Ôi ! Nỗi vui mừng của tôi lâng lâng không sao tả được. Tôi áp tấm thiệp vào bên ngực trái, nước mắt rưng rưng, nhìn lên không trung : ''Con tạ ơn Trời ! Tạ ơn Trời đã ban cho con của con biết nói và viết được chữ Việt...''. Tôi nghe nhẹ lòng, tâm hồn bớt ray rức. Vì từ bấy lâu nay, tôi tự thấy hổ thẹn với lòng : ''Mình làm mẹ mà con mình không biết nói tiếng của mình. Thật là đáng trách... !''. * Cách đây khoảng 15 năm, Kim có học chữ Việt với Cô Mai một thời gian rất ngắn, vì căn bệnh... tái phát nên Kim phải đành bỏ dở dang... Năm rồi, một buổi trưa Chủ Nhật giữa mùa hè cây cỏ xanh tươi, ngàn hoa khoe sắc, nắng vàng tỏa sáng khắp nơi nơi. Kim về nhà ăn cơm với tôi. Bất chợt Kim hỏi (bằng tiếng Pháp): ''Con muốn học chữ Việt. Má biết chỗ nào dạy không ?''. Ðúng lúc, tôi vừa nhận tờ Nguyệt San Nhân Bản, đọc thấy có đăng dạy tiếng Việt mỗi chiều thứ Bảy, từ 16 giờ đến 18 giờ, do Cô Phương Khanh phụ trách... Tôi đưa cho Kim xem, Kim liền ghi địa chỉ, ngày, giờ đàng hoàng. Rồi sau đó, Kim ráng rặng từng tiếng Việt nói chuyện với tôi...(...) Lối cuối tháng 9, Kim đi ghi tên, đóng tiền. Và từ đó, Kim không bỏ buổi học nàọ Từ hè đến giờ, Kim thường về ăn cơm với tôi vào trưa Chủ Nhật. Và, tôi có chị bạn thân, tên Marie-Colombe Bạch Thị Ngọc Sương có trình độ giáo-khoa khá cao nên Kim nhờ chị chỉ dạy kèm thêm. Theo ước tính của tôi, thì Kim mới học được 9 hay 10 buổi học gì đó ?... Mà tối hôm qua (1-1-2003), từ nhà Ba của Kim ở dưới Cannes (Côte d'Azure), Kim điện thoại về chúc năm mới. Kim vừa nói 2, 3 câu tiếng Pháp. Tôi liền hỏi bằng tiếng Việt : ''Ủa ! Con quên hết tiếng Việt rồi sao ?''. Kim vội vàng đổi giọng, nói chầm chậm : ''Không, không. Con không quên đâu Má ơi ! Má khỏe không ? Má chơi đêm Giáng Sinh và tối qua có vui không ? Con chúc Má năm mới được vui vẻ...''. Và sau đó, hai mẹ con tôi nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Việt... Chỉ câu cuối cùng là Kim nói : ''Au revoir et Chủ Nhật tới, con về ăn cơm với Má...''. Xin quý vị và các bạn chia sẻ niềm vui này cùng với tôi ! Có những đêm nằm trằn trọc nhớ con, và nghe lòng buồn buồn, tôi tự than : ''Mình làm thơ, viết truyện mà con mình không đọc được những gì mình viết... !''. Nhưng rồi cũng tự mình an ủi : ''Ở xứ người, phần nhiều những đứa con nít lớn lên, gần như hầu hết không nói, đọc được chữ Việt, vì cha mẹ bận rn chuyện ''áo cơm''... Nhưng... tôi lại nhớ đến Anh bạn... làm việc trong một bệnh viện ... tại Paris. Anh là ''gà trống nuôi con'' từ thuở cậu con trai mới lên 5 tuổi. Nay cậu nối nghiệp cha, đang theo học ngành Y-khoa năm thứ 5, thứ 6 gì rồi. Anh bạn của tôi dạy cho con học, đọc, nói và viết chữ Việt đàng hoàng. Tôi rất khâm phục Anh... Cách đây, khoảng chừng 3 năm, tôi gặp cậu đi với cha, cậu chào và nói chuyện với tôi y như một thanh niên từ Việt Nam mới qua Tây. Vì không ai có thể nghĩ là cậu sanh và lớn lên tại Pháp. Còn Kim, con tôi sanh ở Sài-gòn, qua Pháp lúc 6 tuổi và nói thạo tiếng Việt đến 8, 9 tuổi. Sau này, có những lúc buồn, tôi ngồi bóp trán, lắc đầu tự hỏi : ''Vì sao, con tôi mất tiếng Việt ?''. Tôi xin tạ lỗi cùng Tổ Tiên và Mẹ Việt Nam. Vì lúc đó (1978), cha Kim bỏ đi, tôi chỉ lo đi làm, rồi cuối tuần còn đi họp hội, hát hò văn-nghệ... Mỗi ngày gặp được con vài tiếng đồng hồ, xem bài vở sơ sơ, tôi để mặc tình con nói tiếng Pháp với tôi. Thật sự, sau này tôi giận tôi vô cùng. Hồi mới qua Pháp, giữa năm 1976, tôi liên lạc được Ông Việt Ðịnh Phương, chủ nhiệm Tuần Báo Trắng Ðen, tôi có viết cho Ông một lá thư, nhưng không ngờ Ông lại đăng hết lá thư ấy trong ''Mất Quê Hương''. Hồi ký của Việt Ðịnh Phương (Xin trích một đoạn ngắn trong thư...) ''... Nếu tôi mà có gặp người đó lại thì tôi gọi là ''thằng cha mất gốc không có cội nguồn...''. Vì vậy mà tôi không nói tiếng Pháp với con tôi, và lớn lên tụi nó phải biết viết và đọc chữ V.N. để có đi đâu hay đi làm xa phải viết thơ bằng chữ Việt cho tôi đọc, mặc dù chữ Anh-Pháp, tôi cũng biết sơ sơ. Nhưng hy vọng con tôi viết thư cho tôi bằng chữ Việt...''. (Mùa Phật Ðản 2520 Tuần Báo Trắng Ðen Weekly Magazine số 11 năm 1976, trang 34). Những năm gần đây, mỗi lần đọc lại trang báo đó, tôi tự thấy xấu hổ và thẹn với lòng. Vì lời nói với việc làm không đi đôi ! Nay, Kim đã nói trở lại tiếng Việt, và còn viết được chữ Việt, thì thử hỏi với quý vị và các bạn. Tôi không vui mừng sao được ? Bữa hôm, tôi gọi điện thoại hỏi thăm Cô Phương Khanh, nói chuyện qua loa, rồi Cô cho tôi biết : ''Em hỏi Kim học tiếng Việt để làm gì ? Kim trả lời, học chữ Việt để đọc sách của chị và muốn biết những gì chị viết...''. Tôi nghe Cô Phương Khanh nói lại, làm tôi vui lắm. Chân thành cảm ơn Cô Phương Khanh đã tận tình dạy cho Kim (nói riêng) và cho tất cả Học Sinh (nói chung) học tiếng Việt Nam mau hiểu, mau nói và viết... Và, tôi cũng không quên ơn Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris đã tổ chức ''Lớp Học Tiếng Việt'' vào mỗi chiều thứ Bảy. Tôi hy vọng nơi đó sẽ thâu nhận Học Sinh càng ngày càng đông thêm. ''Tiếng Việt là hơi thở của Mẹ Việt Nam. Xin đừng để cho Mẹ tắt thở...'' (Lời của Giáo Sư Vũ Ký trong ''Luận Cương Về Văn Hóa Việt Nam''). Ðây là lời chân thật, là nỗi vui mừng tận đáy lòng của tôi, là niềm vui của một người mẹ vừa được đứa con gái, tên Thiên Kim Agnès Hiver trao tặng một món quà tinh thần to lớn nhứt đời vào dịp Lễ Giáng Sinh, năm mới 2003 và Tết Nguyên Ðán Quý Mùi. Từ khi, tôi tập tành làm thơ, viết lách, tôi có lo nghĩ : ''Rồi đây không biết còn có ai trong gia đình mình đọc được và gìn giữ những gì mình đã viết... ? Chắc là phải đem gởi cho mây khói sẽ tan vào hư-không !''. Nhưng nay, sự mong ước của tôi đã trở thành sự thật... Ðêm nay, bên ngoài đầy giông bão, sấm chớp nổ vang rền. Còn trong nhà thì nghe se lạnh. Nhìn một khoảng trời xa thấy Mây Vẫn Còn Bay... (Ivry-sur-Seine, đêm đông mưa gió 02-01-2003) Việt Dương Nhân (Giao Mùa Xuân Quí Mùi)
|