Hiện giờ miền Trung đang lũ lụt trầm trọng, nghe như đã hơn 62 người chết và hơn 20 người mất tích,
và Sài Gòn vùng Bình Thạnh cũng đang ngập lụt đây
VN, năm nay ngập lụt tùm lum Sài Gòn càng chống càng ngập Chỉ một cơn mưa vừa cũng gây ngập nhiều nơi, nhất là tại các khu vực đang thi công dự án chống ngập. Nếu mưa kết hợp với triều cường, Sài Gòn nhanh chóng tê liệt vì nước.
Chiều tối 10/10, cơn mưa kết hợp triều cường dâng cao đã làm cho 40 khu vực của TP HCM chìm sâu trong nước. Nặng nhất là khu vực quận Bình Thạnh, như đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đoạn từ vòng xoay Hàng Xanh đến cầu Thị Nghè thuộc quận Bình Thạnh) tuy vừa cải tạo xong hệ thống thoát nước nhưng nhiều vị trí nước ngập gần 60 cm. Giao thông khu vực ngã tư Hàng Xanh trở nên hỗn loạn, kẹt xe gần 6 tiếng.
Dòng phương tiện chật kín không thể di chuyển, trong cảnh nước ngập hơn nửa bánh xe. Những tuyến đường xung quanh như Nguyễn Xí, Ung Gia Khiêm... hàng loạt người đi xe gắn máy phải dắt bộ, lội bì bõm trong nước. Những nhà dân hai bên cũng bị nước tràn vào nhà, ngập sâu.
“Cứ nghĩ có đường cống mới sẽ không còn ngập nhưng không ngờ chỉ một cơn mưa đã ngập thê thảm. Mỗi lần trời đổ mưa là chúng tôi nơm nớp lo sợ, dù ở đâu, làm gì cũng phải lật đật chạy nhanh về nhà kê dọn đồ đạc.”, chị Hoa sống trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh than thở.
Người dân thành phố vẫn còn sống trong cảnh ngập nước.
Đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 đang được Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 (Sở Giao thông vận tải TP) nâng cấp chống ngập, nhưng từ khi dự án này triển khai thì hơn 1.000 hộ dân tại đây lại khổ hơn vì… nước. Mặt đường được nâng cao khiến hàng loạt ngôi nhà bỗng nhiên thấp hơn từ 0.5 đến 1m. Mỗi cơn mưa, nhà họ trở thành nơi hứng nước.
"Mưa nặng hạt chút là nước chảy vào nhà không kịp tát. Từ khi làm chống ngập, cả nhà tôi có nhiều hôm phải đi lánh nạn", một người dân trong khu vực bức xúc.
Tương tự, nạn ngập cũng xuất hiện trên đường Trần Hưng Đạo - Châu Văn Liêm (quận 5), nơi đang thực hiện dự án cải thiện môi trường nước, đường An Dương Vương (quận 6), bùng binh Cây Gõ (quận 11) trong khu vực thi công dự án nâng cấp đô thị ... Hoặc giao lộ Lũy Bán Bích, Âu Cơ (quận Tân Phú), đường Phan Đình Giót (bên hông công viên Hoàng Văn Thụ) - nơi đang thi công dự án vệ sinh môi trường cũng thường xuyên vừa ngập nước vừa kẹt xe.
Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM, hiện có 272 ống nước bị xâm hại. So với năm trước, năm nay thành phố phát sinh khoảng 20 điểm ngập mới, một số tuyến đường ngập nặng hơn so với trước.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập trầm trọng là do nhiều nhà thầu khi thi công các công trình đã làm ẩu, xâm hại tuyến cống thoát nước hiện hữu và thiếu biện pháp dẫn dòng… gây ngập úng mỗi khi có mưa. "Sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của các nhà thầu khi vô tư chặn dòng, bịt cả hệ thống cống thoát nước để lập lô cốt lắp đặt những cống nước khác của các dự án lớn nhưng lại chưa nối kết được với ống nước cũ trong các con hẻm, hoặc bị bít nên nước không thoát kịp đã gây ngập lụt kéo dài", ông Long nói.
Ngoài ra, các công trình, dự án quy mô lớn và các hạng mục quan trọng cần làm nhanh nhưng tiến độ chậm. Như hạng mục nạo vét kênh Bến Nghé - Tàu Hũ chỉ đạt 27.5%; nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ đạt 39%...
Trên những tuyến đường thi công chống ngập mà đường vẫn biến thành sông.
Cũng theo ông Long, những tuyến đường ở trung tâm thành phố như: Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh) Hai Bà Trưng (quận 1), Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) Trường Sa, Lê Văn Sỹ (quận 3)… bị ngập nước là do các đơn vị thi công chưa hoàn thành công việc. "Chỉ hơn 1 tháng nữa sẽ không còn xảy ra tình trạng ngập nước ở những nơi này”, ông Long hy vọng.
Ông cũng cho biết thêm, kế hoạch trong thời gian tới, Trung tâm điều hành chống ngập TP tăng cường nâng cấp hệ thống thoát nước tại các vị trí bị hư hỏng, không đủ khả năng thoát nước.
Hội An