U Đoài
Trủy Thủ 20.11.2023 23:28:57 (permalink)
U Đoài
Trủy Thủ 
 
   Câu truyện khởi đầu vào tháng giêng năm 1945 tại thủ đô Hà Nội, lúc nạn đói Ất Dậu đang hoành hành dữ dội ở khắp nơi trên miền Bắc. Thế chiến thứ 2 vẫn còn dai dẳng và chỉ chính thức chấm dứt vào tháng 9 cùng năm.
   Các cường quốc chiếm đóng nước Việt Nam thời đó như Nhật Bản, Pháp vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá mức vào nền nông nghiệp vốn dĩ lạc hậu của nước ta rồi từ đó gây ra thảm họa đói kém kinh hoàng.
   Trong khi quân đội Nhật bó buộc người dân nhổ lúa trồng đay, thu gom mua gạo với giá rẻ mạt để chở về nước thì quân đội Pháp lại dự trữ lương thực đề phòng khi quân đội đồng minh chưa tới kịp để có thể chống cự với Nhật.
   Thêm vào đó quân Nhật cấm đoán mọi vận chuyển lúa gạo từ miền Nam ra Bắc, cấm luôn việc mở kho gạo để cứu đói vì gạo trong kho phải dành ưu tiên cho họ.
   Máy bay đồng minh lại phá hủy các trục đường sắt từ Huế vào Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc chuyên chở lương thực từ Nam ra Bắc không thực hiện được.
    Thiên tai, sâu rầy gây mất mùa, bệnh dịch lây lan trong mùa lũ lụt góp phần làm trầm trọng hoá nạn đói chưa từng thấy trên đất nước Việt Nam gây ra cái chết cho hơn 1 triệu người miền Bắc (  vi.wikipedia.org )
 
                                       @@@@@@@@@
 
   Sáng hôm ấy bà Hoàn ra mở cửa tiệm bán sách báo Thịnh Phát của 2 vợ chồng bà ở phố hàng Giấy.
   Dù đã mặc mấy lớp áo nhưng 1 luồng gió rét lùa vào nhà làm bà ớn lạnh. Một cảnh tượng thê lương diễn ra trước mắt : vài tốp người dân nhà quê rách rưới, gầy gò …  lò dò lê bước trên lề. Họ là những người dân quê đến từ các làng mạc lân cận mà ở đó không còn 1 thứ gì có thể ăn được để sống qua ngày.
   Những cánh đồng ngập nước, hoang phế tiêu điều, đã thôi canh tác từ mùa hè năm ngoái. Các giống gia súc đã bị bán đi từ đời nào để mua lấy những loại ngũ cốc thiết thực hơn như ngô khoai sắn, nhưng cũng đã cạn sạch lâu rồi !
   Người dân quê kháo với nhau rằng tại các thành phố lớn, hàng ngày có những địa điểm phát chẩn lương thực cứu đói : họ bám víu vào điều này và bỏ làng quê, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn lũ lượt kéo nhau ra đi. 
   Nhiều người bất hạnh gục chết co quắp dọc theo bên  đường, họ chết vì đói lạnh vì kiệt lực và vì không nhận được chút thức ăn bố thí nào trên đường tha phương cầu thực.
   Hai chiếc xe đóng sơ sài bằng gỗ tạp - do bò kéo, những con vật khốn khổ này cũng gầy trơ xương - chậm chạp đi tới. Trên xe đã có nhiều xác người chết trong đêm mà các phu xe vừa chất lên.
   Thấy có vài thây người nằm cong queo trước cửa tiệm sách, họ dừng lại và mệt nhọc khuân lên xe.
   - Ô kìa … đứa bé con này hẵng còn thở, các ông ạ !
   Một người phu xe hô hoán lên, trong tay ông ta là  con bé chừng 1 năm tuổi. Nó chỉ còn da bọc xương, tím tái vì lạnh và cũng không có chút hơi sức nào để mà khóc la động đậy.
   Những người phu xe khác bao quanh lấy, bàn tán xôn xao, chưa biết phải làm gì ! Con bé này còn sống được là nhờ 2 người đã chết - chắc là cha mẹ nó - lấy thân xác che chắn, ủ ấm cho con mình khỏi bị gió lạnh sương đêm.
   Bà Hoàn đứng trong nhà chăm chú theo dõi câu chuyện. Ngẫm nghĩ 1 lúc, bà bước ra ngoài vỉa hè, nói với mấy người phu xe : 
    - Này các bác, về chuyện đứa bé ấy mà … phiền các bác chịu khó đợi đây một lát. Tôi vào thưa với ông nhà xem sao.
   Một người phu lên tiếng : 
   - Vâng , thế thì bà nhanh hộ cho. Chúng tôi còn phải đi nhiều lượt phố nữa cơ đấy !
   Bà Hoàn năm nay 29 tuổi, chồng là ông Mẫn hơn bà 5 tuổi. Gia đình cả 2 bên đều thuộc hàng trung lưu, khá giả. Họ lấy nhau đã lâu, đi đền chùa khấn vái đã nhiều để được con cầu tự mà chưa được thỏa nguyện.
   Sau khi nghe kể tự sự, ông Mẫn mới ân cần hỏi vợ :
   - Thế mợ định thể nào ?
  - Thế này cậu ạ : hai vợ chồng mình ăn ở với nhau đã chục năm nay mà chưa được mụn con nào. Nay tự nhiên con bé ấy đến trước cửa nhà mình, có lẽ là do giời định cả. Cậu có nghĩ vậy không ?
   - Ừ … à - ông Mẫn trầm ngâm - mình đi cầu khẩn khắp nơi đã lâu, đã nhiều mà chưa thấy linh ứng. Mợ đã nói thế thì con bé này chắc  cũng có duyên với vợ chồng ta đấy. Với lại người Việt mình có câu “ dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người “ mợ nhỉ ? 
   Bàn luận xong xuôi, 2 người ra mở cửa đón lấy đứa bé đem vào nhà. Lúc lấy nước ấm lau rửa cho nó, bà Hoàn thấy có mảnh giẻ buộc ở cổ chân. Tò mò mở ra xem, bà thấy có ít chữ viết nguệch ngoạc : bố Côi mẹ Thà làng Đoài Giáp Sơn Tây. 
   - Cậu ơi … vào mà xem cái này.
   Ông Mẫn cầm miếng vải có ghi lai lịch con bé lên đọc, rồi gật gù :
   - Vậy thì ta đặt tên nó là Đoài cho dễ nhớ. Tôi phải giữ cái này lại, sau này có ai hỏi gốc gác thì mình còn biết để trả lời.
   Thế là từ đó, Đoài may mắn được nhận vào làm con nuôi của ông bà Mẫn Hoàn, đôi vợ chồng giàu lòng nhân ái.
 
                           @@@@@@@@@
 
   Tháng 8 năm 1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ở miền Bắc, Việt Minh phát động cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng tám dành lại chính quyền từ quân đội Nhật.
   Đầu năm 1948 bà Hoàn bất ngờ có thai : đây là tin mừng thật to lớn đối với ông bà Mẫn. Đến cuối năm thì 1 cô con gái ra đời, được đặt tên là Diệu Ân, ơn phúc kỳ diệu. Ông bà Mẫn tin rằng do ăn ở hiền lành nên gặp được những điều tốt đẹp. Đoài có cô em gái tí xíu thì thích thú lắm, cả ngày cứ quấn quít và nựng nịu bé Ân. Ông bà Mẫn thấy thế cũng vui lây, họ hài lòng với sự hoà hợp của 2 chị em : 1 cô con nuôi và 1 cô con đẻ.
  Sau thế chiến, Pháp trở lại Việt Nam. Chiến tranh Đông Dương kéo dài đến năm 1954. Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận hoà đàm và rút quân về nước.
   Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7 cùng năm đó, đất nước Việt Nam bị chia đôi để chờ tổng tuyển cử. Với sự thỏa thuận của 2 bên đàm phán, một cuộc di cư vĩ đại của người miền Bắc vào Nam, và một cuộc tập kết của người miền Nam ra Bắc đã diễn ra cho đến hết tháng 5/1955. ( vi.wikipedia.org )
   Dân tình ở miền Bắc lúc ấy rất hoang mang : những vụ đấu tố địa chủ và cải cách ruộng đất làm người ta lo âu, xôn xao bàn tán. 
   Ông bà Mẫn cũng ở trong tâm trạng này, hai vợ chồng bàn bạc với nhau nhiều lần, do dự không biết nên đi vào Nam hay ở lại với tiệm sách báo.
   Cho đến một hôm kia, nhận được lá thơ của người em trai ông Mẫn ở Sàigòn gởi ra, họ mới liều quyết định. Lá thơ ấy như sau : 
   “ Anh chị kính mến,
   Trước hết chúng em xin chúc gia đình anh chị vạn an. Lâu nay theo dõi tình hình ngoài ấy, chúng em thấy chao đảo và phức tạp lắm. Nhiều người có của, có ruộng nương bị đem ra đấu tố ở khắp nơi trên đất Bắc khiến chúng em lo ngại cho gia đình anh chị.
   Trong Sàigòn này, hai cửa tiệm vải của chúng em may mắn làm ăn phát đạt. Nghĩ đến anh chị, chúng em xin đề nghị : anh chị hãy gom góp vốn liếng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đừng tiếc của mà vào đây làm ăn với chúng em. 
   Chúng em sẽ sang lại cho anh chị 1 tiệm với giá vốn, khi nào anh chị thong thả thì giả lại. Từng ít một cũng được, không thành vấn đề. Miễn sao cho anh em mình được gần gũi để nương tựa lẫn nhau, nhất là về phương diện tinh thần. 
   Lúc này người Bắc mình nườm nượp đến Sàigòn. Cách đây mấy hôm, chúng em có đi đón gia đình ông Cang - anh vợ em - ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ông ta cho biết hàng ngày đều có những chuyến bay chở người di cư mình từ Gia Lâm, Nội Bài, Hải Phòng vào Nam.
   Vậy anh chị hãy suy nghĩ cho kỹ về lời đề nghị chân tình của chúng em mà nhanh chóng tiến hành. Rất mong được gặp lại gia đình anh chị.     Em Minh “
 
                             @@@@@@@@@
 
   Hai tuần lễ trước khi lên đường, tối đó sau khi cơm nước xong xuôi ông bà Mẫn ngồi nơi bàn ăn và gọi Đoài đến nói chuyện. Cô bé  năm nay đã 11 tuổi, được cho đi đến trường học tử tế.
   Ông Mẫn hắng giọng rồi bắt đầu :
   - Cậu mợ có chuyện quan trọng muốn nói với con, con nghe cho rõ đây : mấy tuần nữa cậu mợ sẽ bỏ tiệm sách không buôn bán nữa và sẽ đi vào Nam, rất là xa chỗ mình đang ở … chẳng biết có về lại được không ?
   Ông chăm chú nhìn Đoài, nó cũng nhìn ông đăm đăm với vẻ lo âu. Bà Hoàn thấy thế nên kéo con bé đến gần rồi ôm nó vào lòng.
   - Thật sự thì con không phải là con ruột của cậu mợ… bố mẹ  con mất đi khi con còn bé lắm chưa biết gì và cậu mợ đã đem con về nuôi. Lai lịch của Đoài cậu vẫn còn giữ lại đây. 
   Ông Mẫn đưa cho nó xem miếng vải  đã ngả sang màu cháo lòng. Bà Hoàn nhìn ông gật gù như bằng lòng với những điều chồng bà vừa nói. Con Đoài thì hai mắt mở to thao láo, nó ngạc nhiên tột độ trước sự tiết lộ về thân thế mình, nó hết nhìn ông lại ngước lên nhìn bà.
   - Hôm nay cậu mợ muốn biết ý định của con. Nếu con  muốn, thì cậu mợ sẽ thu xếp để đưa con về quê quán  … tìm xem có còn ai là họ hàng thân thuộc không ? Rồi thì tuỳ theo quyết định của con và của cả họ nữa … con có thể ở lại đấy với họ.
   Con Đoài bỗng giẫy nẩy lên trong lòng bà Hoàn, nó nghẹn ngào : 
   - Không … không, con chỉ muốn ở với cậu mợ thôi, con chẳng muốn ở với ai khác. Con thương cậu mợ lắm, nhất là em Ân. Cậu mợ có thương con thì đi đâu cho con đi cùng … sau này con còn lo cho cậu mợ.
   Hai ông bà đưa mắt nhìn nhau, có lẽ cảm động vì lời lẽ đầy tình cảm của đứa trẻ thơ ngây. Bà Hoàn chậm rãi vuốt tóc Đoài, âu yếm nói : 
   - Ừ thôi thì con cứ ở với cậu mợ như cũ. Cậu mợ đi đâu cũng dẫn 2 con theo … thế nhé ? 
    - Thôi, con đừng khóc nữa - ông Mẫn trấn an nó -  cậu mợ cũng rất thương con. Rồi mình sẽ đi chung cả với nhau.
   Con Đoài sung sướng ôm chặt lấy bà mẹ nuôi hiền hậu, tuy cười nhưng 2 mắt vẫn còn đỏ hoe.
    - Ân ơi, ra đây cậu mợ bảo.
   Bé Ân đang chơi búp bê ở gần đấy, nghe gọi nên lon ton chạy lại đứng bên bố. Ông Mẫn vắn tắt kể lai lịch Đoài, Ân chỉ hiểu một cách lờ mờ. Đối với nó … điều mong muốn nhất chỉ là có chị Đoài để mà chơi với.
   - Chị Đoài đừng đi đâu hết. Chị là chị của em mà, em thương chị  nhiều lắm chị ơi.
    Đoài trườn ra khỏi lòng bà Hoàn, bước đến ôm chầm lấy Ân :
   - Chị cũng thương em nhiều … chị sẽ ở mãi với em.
 
 
                               @@@@@@@@@@j
 
   Thấm thoát 10 năm trôi qua, tiệm vải của ông bà Mẫn ở đường Huỳnh Thúc Kháng gần chợ Bến Thành tuy nhỏ nhưng buôn may bán đắt. Bảng hiệu Thịnh Phát vẫn giữ như hồi ở Hà Nội, hai chữ này có vẻ hợp với công việc làm ăn của hai vợ chồng.
 
   Khi Đoài đã hoàn tất bậc trung học và có bằng tú tài toàn phần cô không tiếp tục học lên cao. Bà Hoàn có hỏi lý do tại sao Đoài không muốn vào đại học thì cô dịu dàng thưa :
   - Mợ ạ, con có học lên nữa cũng chẳng ích lợi gì ! Con muốn ở nhà đỡ đần công việc cho cậu mợ và như thế mình đỡ phải thuê người. 
   - Con còn trẻ, tương lai còn dài … ở mãi với cậu mợ buồn chết.
   - Không, con chẳng buồn gì cả. Con lại thấy lòng mình nhẹ nhàng và sung sướng lắm.
   Ông bà Mẫn được Đoài lo việc giấy tờ sổ sách, khi cần lại ra đứng trông tiệm và nhất là không phải bận tâm việc chợ búa bếp núc nên được thảnh thơi nhiều. Ông nói đùa với Đoài :
   - Sau này con đi lấy chồng thì nhà mình sẽ mất đi một tay đắc lực lắm đấy.
   Đoài tủm tỉm cười nhưng cả quyết :
   - Không đâu cậu ơi, con chẳng lấy chồng đâu … chỉ gây thêm nợ mà thôi ! Con thích ở mãi với cậu mợ.
   - Con nói lạ chửa ? Con gái lớn thì phải đi lấy chồng chứ. Cậu mợ đâu có buộc con phải theo mãi đâu ?
   - Vâng, thế nhưng con vẫn cứ thích bám lấy cậu mợ - Đoài bông đùa - mai sau cậu mợ già yếu thì con còn lo cho cậu mợ nữa chứ.
   - Cái con này đến thật là hay. Ông Mẫn trách yêu.
 
                         @@@@@@@@@@
 
   Phần Ân thì sau khi xong trung học, cô tiếp tục lên đại học theo ngành dược khoa. Những năm cuối cùng Ân quen được với Trung, anh 1 người bạn gái học cùng năm cùng trường.
   Trung làm kế toán trong 1 nhà băng lớn ở ngay tại SàiGòn. Là con út còn lại trong gia đình đã có 2 anh trai đang tại ngũ nên Trung không bị động viên, được hoãn dịch vì lý do gia cảnh.
   Tâm tính hai người hợp nhau, lại hay gặp gỡ nên đâm ra quyến luyến. Họ định sẽ lấy nhau khi Ân ra trường. Gia đình Trung có nhờ người mai mối đến nói chuyện với ông bà Mẫn. Thấy Trung là người có ăn học, lại có công việc vững vàng và gia thế  đàng hoàng tử tế nên ông bà đã vui vẻ chấp thuận gả con gái cho.
   Mọi chuyện cứ như thế diễn tiến một cách lớp lang thứ tự. Ân thi đỗ ra trường năm 1973, đầu năm 74 ông bà Mẫn mở cho cô 1 tiệm thuốc tây nhỏ bên Khánh Hội. Đến giữa năm này thì đám cưới Ân Trung được tổ chức chu đáo và trọng thể tại 1 đại tửu lầu trong Chợ Lớn.
   Những tưởng rằng cuộc đời sẽ tươi đẹp mãi với toàn gia đình ông bà Mẫn, thế nhưng biến cố tháng 4/1975 đã đảo lộn, đã làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của họ.
   Qua mấy lần đổi tiền và đợt đánh tư sản mại bản, tài sản ở mặt nổi của ông bà Mẫn tiêu tan. Bà Hoàn nhờ cẩn thận lo xa nên còn cất giữ được ít chục cây vàng mà không ngờ sau này có lúc dùng đến. 
   Thời cuộc bấp bênh nên ông bà chẳng thiết buôn bán gì nữa ! Vải vóc cứ lần lượt đội nón ra đi để đổi lấy miếng ăn hàng ngày và rồi cạn kiệt. Pharmacie của Ân cũng lâm vào tình cảnh tương tự :  Sàigòn thay đổi chính quyền ít lâu thì Trung từ từ đem thuốc tây ra bán tẩu tán ở chợ trời để 2 vợ chồng sinh sống. Ngân hàng nơi anh làm việc đã không còn hoạt động nữa. Sau đó lấy cớ đóng cửa tiệm, họ đem số thuốc còn lại hiến tặng cho trụ sở chính quyền phường khóm.
 
                                  @@@@@@@@@@
 
   Đầu năm 1977 bé Lâm con của Ân Trung ra đời. Hai vợ chồng quyết định có con lúc đó vì Ân đã 29 tuổi, đồng thời họ có lý do để nài nỉ xin trì hoãn việc đi kinh tế mới.
   Qua năm sau, ý định vượt biên đến với Ân Trung;  ông bà Mẫn và Đoài cũng đồng tình ra đi với  họ. Bán căn nhà bên Khánh Hội, 2 người dọn về ở chung với cha mẹ để tiện bề tính toán. Tiệm vải đã dọn dẹp trống trơn, có đủ chỗ tạm trú cho mọi người. Tình cờ Đoài trở thành vú em của bé Lâm vì cha mẹ nó hay phải chạy đôn đáo ngoài đường tìm lối thoát. Ân Trung thường thân mật gọi Đoài là u già, vắn tắt hơn là u Đoài, rồi cái tên ưu ái này gắn liền mãi mãi với cô.
   Qua nhiều phen dò tìm, đến tháng 3 năm 1979 Trung bắt được 1 mối manh khả dĩ tin tưởng được. Đây là lối ra đi theo diện bán chính thức người Hoa hồi hương, người lớn phải trả 12 cây vàng còn con nít thì phân nửa. Phí tổn này bao gồm dịch vụ làm giấy tờ tuỳ thân giả Hoa kiều và chuyến đi 1 chiều đến Nam Dương.
   Một sáng cuối tháng tư, 6 người của gia đình ông Mẫn âm thầm di chuyển đến xa cảng Phú Lâm. Ở đây họ lên xe đò xuôi về Rạch Giá, 1 tỉnh miền Tây của Nam phần nơi có nhiều kênh đào chằng chịt. Tập trung trong 1 căn nhà rộng rãi ở đó mấy hôm cho đến khi mấy tay chủ chốt cho biết đã gom đủ người, họ được đưa xuống ghe nhỏ và chở ra Bàu Láng. Nơi đây đã có 1 chiếc ghe khá to và vững chãi với đầy đủ dụng cụ đi biển chờ sẵn.
   Họ lên ghe sau khi công an biên phòng đã điểm danh và kiểm tra giấy tờ. Không ai bị làm khó dễ vì tiền phí và cả tiền mãi lộ đã nộp đầy đủ. Ra đi theo lối này tương đối dễ dàng, có nhiều hy vọng để đến đích nếu không bị bão và thời đó hải tặc chưa lộng hành nhiều.
   Trên ghe lớn, người ta thấy mấy bao gạo cùng nhiều bi đông nước uống chất đống. Thâm ý của mấy tay đầu nậu chủ thầu là khi tới được đảo nào đó của Nam Dương, chúng sẽ thả 1 số người vượt biên xuống rồi tiếp tục cuộc hải trình đến Úc châu.
   Người ta ngồi bó gối, san sát nhau chật cứng ghe và không được cho ăn uống gì hết trong 2 ngày 2 đêm trên biển. Họ còn ngoi ngóp là nhờ chính chút thức ăn nước uống mang theo ! Ai không có thì xin xỏ hoặc phải chịu đói khát, phó thác cho trời.
   Đến sáng sớm ngày thứ 3, ghe cập vào đảo Trengganu của Nam Dương. Đoàn người vượt biên được nhận vào trại tạm cư của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ở đây ăn uống cấp phát chỉ nhỏ giọt như cầm hơi mà thôi. Nhiều người có vàng mang theo phải đổi 1 chỉ để lấy 3 gói mì tôm của dân bản xứ mà bồi dưỡng.
   Hai tuần trôi đi, gia đình ông Mẫn bốc thăm trúng trại Pulau Bidong của Mã Lai. Trại này lớn và có tổ chức khá quy củ. Họ lên đường bằng tàu biển Nam Dương ngay hôm sau.
   Trại đảo Pulau Bidong về sau còn được người vượt biển đổi tên thành Buồn Lâu Bi Đát. Buồn Lâu là vì nhiều trại viên phải kéo dài cuộc sống tạm bợ nơi đây : họ bị liệt kê vào thành phần rác, với lý do không có một quốc gia nào gọi lên phỏng vấn để tiếp nhận. Còn Bi Đát là do có những hoàn cảnh đau thương thê thảm của nhiều thuyền nhân không may gặp phải hải tặc trên con  đường đi tìm một ngày mai tươi sáng.
   Đến đảo, là dược sĩ - có kiến thức về thuốc men - Ân xin gia nhập vào đoàn y tế, phụ trách tủ thuốc và làm các công tác thiện nguyện khác dưới sự chỉ huy của bà bác sĩ Stéphanie trưởng đoàn Hồng Thập Tự phân bộ Bỉ.
   Bà bác sĩ này còn là thành viên của phái đoàn Cao Uỷ trú đóng nơi đây để phỏng vấn, xét đơn và phân phối người tị nạn đến các quốc gia đón nhận.
   Một ngày đẹp trời, Stéphanie  cho gọi Ân Trung lên văn phòng nói chuyện. Bà ta cho biết chính phủ Bỉ chấp thuận đợt đầu tiên 10 gia đình người tị nạn Việt Nam vào nước họ. Vì có cảm tình với Ân, Stéphanie ra sức thuyết phục 2 vợ chồng nhận lấy cơ hội này. Bà còn trấn an họ rằng với sự quen biết rộng rãi của bà ở Bỉ, bà sẽ gởi gấm gia đình vào những nơi có bàn tay và tấm lòng rộng mở, sẵn sàng giúp đỡ họ trong bước đầu định cư.
   Trở về lều trú ẩn, mọi người bàn bạc với nhau. Ông Mẫn, Ân Trung và Đoài  sẵn có chút vốn liếng về tiếng Pháp nên khả năng hội nhập vào vương quốc Bỉ tương đối dễ dàng. Hơn nữa bé Lâm mới hơn 2 tuổi, không thể để lâu trong tình trạng tạm bợ của trại đảo và nhất là sự hứa hẹn của bà Stéphanie đã vẽ ra cho họ 1 viễn cảnh tươi đẹp ở ngày mai.
 
                       @@@@@@@@@
 
   Đoàn tị nạn Việt Nam đến Bỉ vào giữa tháng 8 năm 1979. Họ được đưa đến 1 trung tâm tạm cư của hội Hồng Thập Tự ở quận Laeken nằm về phía bắc của thủ đô Bruxelles. 
   Chỉ 2 tuần sau là nhóm Ân Trung được 1 họ đạo Công giáo đứng  ra bảo trợ. Một gia đình thượng lưu Bỉ - có quen thân với bà Stéphanie - đưa họ về trú ngụ trong 1 căn nhà rộng rãi. Căn nhà khang trang này ở quận Jette kế cận quận Laeken, gồm 3 phòng ngủ và đầy đủ các tiện nghi căn bản của 1 xứ Âu châu văn minh tiến bộ. Ân Trung 1 phòng, ông bà Mẫn Hoàn 1 phòng, u Đoài và bé Lâm 1 phòng. Sau này họ được biết tất cả các gia đình khác trong  đoàn tị nạn tháng 8/1979 đều được phân phối chỗ ở tử tế.
   Ông bà bảo trợ ân cần cho họ biết rằng tiền thuê nhà, cùng các chi phí về điện nước ga sẽ được họ tài trợ cho tới khi Ân Trung  tìm được công ăn việc làm có lương bổng.
   Trong khi chờ đợi, mỗi đầu người được quỹ xã hội trợ cấp 1 số tiền để mua sắm lặt vặt và ăn uống. Họ cũng được dẫn đến kho quần áo của Hồng Thập Tự để chọn lựa đem về dùng.
   Những gia đình khác trong họ đạo lo chuyện đi tìm công việc cho nhóm Ân Trung nói riêng và cả đợt tị nạn nói chung. Ở thời điểm này, nền kinh tế của nước Bỉ còn phồn thịnh do đó chỉ đến tháng 10 là Trung được giới thiệu vào làm trong 1 nhà băng. Anh phụ trách sắp xếp các hồ sơ và được 1 nhân viên lớn tuổi theo kèm trong việc kế toán. Ân thì tiếp tục nghề cũ : cô được 1 pharmacie ở trung tâm thành phố thu nhận. Ông bà Mẫn đã lớn tuổi, quá date lao động nên đành phải ở nhà. U Đoài cáng đáng việc trông nom bé Lâm và phụ trách chuyện đi chợ nấu ăn với bà Hoàn.
   Tối tối u Đoài còn chịu khó đi làm phụ bếp cho 1 tiệm ăn Thái Lan cách nhà vài ba dãy phố. U nói với bà Hoàn :
   - Tiền con đi làm kiếm được thì để dành đó thôi. Tiêu pha thêm thắt vào chợ búa chẳng bao nhiêu. Lúc nào cậu mợ, cô cậu Ân Trung cần đến thì cứ dùng.
   Mỗi dịp Tết ta, u lại kín đáo đưa cho ông bà Mẫn một món tiền. Ông bà cảm động lắm vì lại có dịp gởi về biếu ông Minh, em trai ông Mẫn vẫn còn ở Sàigòn, như 1 cách để trả ơn cho gia đình họ … đang trong cảnh khó khăn. Chỉ sau này khi 2 ông bà Mẫn xin được tiền trợ cấp cho người già thì họ mới thôi không nhận tiền viện trợ của u Đoài nữa.
   Số tiền dành dụm được của u đã đóng góp vào tiền đặt cọc mua nhà trả góp của Ân Trung 7 năm sau đó. Căn nhà mới này cũng ở quận Jette và rộng rãi hơn căn nhà thuê. Nhà có ga ra ở lối đi vào, và 1 mảnh vườn xinh xắn. Gồm 4 phòng ngủ : 2 phòng áp mái dành cho u Đoài và Lâm, ở tầng 1 thì Ân Trung 1 phòng và ông bà Mẫn phòng còn lại.
   Có vườn ông Mẫn đâm ra say mê với thú chơi cây cảnh bonsai : mùa hè thì loay hoay ngoài vườn, mùa đông thì lục đục trong cái nhà để xe mà Trung đã tân trang thành phòng chứa đồ và đóng kệ cho ông Mẫn chất đầy chậu kiểng.
   Bà Hoàn cũng nhờ miếng vườn mà có thú tiêu khiển : bà chăm chút mấy cây rau thơm, bận rộn với mấy cây ớt cây cà chua … nhờ vậy mà cảnh về chiều của 2 ông bà bớt phần ảm đạm.
   Trong một lúc thảnh thơi, bà tâm tình với Đoài và Ân Trung :
    - Cậu mợ qua mấy phen bôn ba … từ Bắc vào Nam, lại biệt xứ ra đi … bao nhiêu công lao để có chút tài sản. Thế mà cuối cùng rồi cũng mất hết, trắng tay ! Trông thấy các con đầm ấm sum vầy là niềm vui của cậu mợ lúc tuổi già xế bóng.
 
   Lâm lúc này đã sắp xong tiểu học, u Đoài ngoài việc đưa đón còn trở thành cô giáo kèm trẻ : u kiểm soát bài vở của Lâm và giúp cậu giải quyết những bài toán đố hóc búa.
  U vẫn tiếp tục đi làm phụ bếp ban tối, lúc rảnh rang u chịu khó  trau giồi vốn liếng Pháp văn và tự xoay sở trong việc giao tiếp với xã hội bên ngoài. 
   Nghe gọi là u thì có vẻ quê mùa nhưng u Đoài tân tiến lắm : u đi học lái xe hơi, thi rớt thực hành lần đầu nhưng u đã đậu ở lần thi thứ 2 và có bằng lái  do bộ giao thông của Bỉ cấp phát đàng hoàng. U có mua 1 chiếc xe cũ để tiện việc đưa đón Lâm, đưa ông bà Mẫn đi chợ xa, đi khám bệnh và đi thăm các nhà vườn. 
   Trong phòng Đoài còn trang bị máy truyền hình và cả máy CD  để nghe nhạc. Khi còn ở Sàigòn, Ân và Đoài có cùng sở thích : họ hay nghe nhạc của các nhạc sĩ tiếng tăm với tiếng hát của các ca sĩ thành danh thuở đó. 
    “ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, em có bao giờ em nhớ thương “ ( Đôi mắt người Sơn Tây. Thơ Quang Dũng. Phổ nhạc Phạm Đình Chương )
   Bản nhạc này được Đoài đặc biệt ưa thích. Mỗi lần nghe trở lại là Đoài ngậm ngùi cho cha mẹ, những người mà cô sẽ không bao giờ biết mặt, và tưởng tượng về nơi quê cha đất tổ giờ đã xa cách nghìn trùng.
 
                           @@@@@@@@@@@
 
   Lâm còn nhớ 1 kỷ niệm khó quên về u Đoài : năm ấy cậu đang học năm cuối tiểu học. Một chiều tan lớp, cậu đứng trước cửa trường chơi gameboy đợi u Đoài đến đón. Từ đâu có 2 thiếu niên khác đi trờ tới dùng vũ lực định giựt lấy món đồ chơi. Lúc giằng co xô xát, Lâm yếu thế sắp thua quỵ đến nơi thì vị cứu tinh u Đoài vừa kịp tới. U bóp bóp còi  inh ỏi, tung cửa xe chạy ào tới chỗ ẩu đả miệng hô hoán ầm ĩ. Một thằng côn đồ trong bọn thoi trúng mặt làm u Đoài ngã sõng soài trên nền xi măng. Vài chiếc xe hơi bị ùn tắc sau xe u Đoài, người trong xe ngó nhìn quang cảnh ấy khiến 2 tướng này ba chân  bốn cẳng tháo chạy, bỏ lại 2 nạn nhân xơ xác tả tơi. Vết bầm tím trên mặt u Đoài kéo dài hàng tuần lễ  làm Lâm áy náy suốt thời gian này. Sau trận ấy, cậu càng gắn bó thêm với u và tình cảm càng đậm đà thắm thiết.
   Vào những dịp hè, đôi bận gia đình ông Mẫn đã trở về Việt Nam. Gia đình ông Minh, em trai ông Mẫn, và cha mẹ của Trung vẫn còn ở SàiGòn.
   Gặp lại nhau, đôi bên mừng mừng tủi tủi. Ông Mẫn tâm sự với em :
   - Chú ạ, thời thế khiến cho anh em mình cuối cùng phải sống xa nhau, chúng tôi vẫn buồn mỗi lần nhớ đến vợ chồng chú nhưng còn biết làm sao ! Bây giờ chúng tôi đã già yếu chỉ còn nương cậy vào các con. Vả lại an sinh xã hội bên nước người ta quá tốt, cho nên chúng tôi không có lựa chọn nào khác.
   Trung gặp lại cha mẹ già, ông bà vui mừng lắm nhất là bà mẹ … cứ nắm níu mãi bàn tay con trai.
   - Gặp lại các con mạnh khỏe mẹ rất sung sướng. Mai đây các con đi về mẹ lại nhớ … lại khóc thương ! 
   Đoài có ý muốn được đi thăm quê quán cha mẹ ngoài Bắc, mọi người nhiệt tình tán thành đi theo cô.
   Làng Đoài Giáp vẫn còn ở thị xã Sơn Tây nơi mà lai lịch cô ẩn hiện lờ mờ. 
   Mây trắng ngàn năm vẫn bay qua đây. Đoài chỉ 1 lần ngang qua và dù chỉ 1 lần, cô cũng đã có nơi để mà thương mà nhớ. Lúc hoàng hôn, Đoài lang thang trên những con đường nhỏ hẹp mà thả hồn mình vào những cơn mộng mơ diễm ảo.
   Ngày lên đường trở về Bỉ, mỗi người trong bọn họ trầm ngâm đeo đuổi ý nghĩ riêng tư. Lúc tiễn đưa nhau ở phi trường, ông Minh bùi ngùi nắm tay anh trai : 
   - Chẳng biết anh em mình có còn gặp lại nhau nữa không ? Dịp này gặp lại anh chị là vợ chồng tôi mãn nguyện lắm rồi … thỉnh thoảng tin về cho chúng tôi với nhé …
 
                            @@@@@@@@@@
 
   Năm 2000, Lâm nay đã là thanh niên, anh theo học năm cuối ban kỹ sư điện cơ ( électro-mécanique ) ở đại học Bruxelles.
   Sức khỏe ông Mẫn suy sụp nhiều. Những năm về sau, ông đi đứng khó khăn chỉ lẩn quẩn trong phòng. Bà Hoàn thì di chuyển chậm chạp lại hay quên nên chuyện chăm sóc ông Mẫn, Đoài tự ý nhận lấy. U lo cho ông miếng ăn giấc ngủ, kê luôn giường trong phòng ông bà để tiện theo dõi thuốc men và việc vệ sinh cho ông nữa.
   Có đêm ông thều thào kêu khát nước. U Đoài nghe được trong giấc ngủ chập chờn, vội vã mang ly nước ấm đến rồi đỡ ông ngồi dậy uống. Ông mệt nhọc nhìn u, trong vùng tối mờ mờ, Đoài thấy ánh mắt ông tràn ngập tình thương. 
   Ký ức chợt ùa về trong tâm tư Đoài và dừng lại ở đoạn năm xưa, một buổi tối trước khi di cư vào Nam. Ông Mẫn đã nhìn Đoài cũng với đôi mắt hiền từ đầy ắp thương yêu ấy. Dư âm câu nói đêm đó lại trở về … “ cậu mợ cũng rất thương con. “
   Ông Mẫn mất trong một cơn đột quỵ tim bất thình lình. Ông ra đi thật chóng vánh, thân xác không bị hành hạ nhiều : đó cũng là cái phần phước của ông, gia đình cũng không phải khổ tâm nhìn thấy người thân trong cảnh đau đớn đoạ đày.
   Bà Hoàn từ khi chồng không còn nữa bỗng trở thành ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, lặng lẽ như chiếc bóng mờ trong nhà và hay lẩm nhẩm niệm Phật trước bàn thờ ông Mẫn.
   Bà quên hẳn cái thú trồng rau và cũng chẳng tha thiết gì với bếp núc nữa. U Đoài  trở thành bầu bạn với bà trong những tháng năm còn lại. Mùa ấm thì Đoài đưa bà đi chùa, đi dạo công viên, đi thăm các ông bà bạn của đợt tị nạn năm xưa. Mùa lạnh thì Đoài đọc truyện Tự Lực Văn Đoàn cho bà nghe, đón đôi ba người bạn già của bà về nhà nấu mấy món chay, đọc kinh niệm Phật. 
   Không phải là Ân muốn bỏ mặc cha mẹ mình cho u Đoài chăm sóc, nhưng là vì trong đoạn đời cô lúc đó có nhiều chuyện không may : pharmacie mà Ân đang làm việc bị 1 đại công ty dược phẩm mua đứt : họ cho người trẻ tuổi nghỉ việc, chỉ giữ lại ông dược sĩ già kiêm luôn nhiệm vụ quản lý tiệm và Ân. Nếu đuổi Ân thì theo luật lao động họ sẽ phải bồi thường 1 số tiền khá lớn, vì thâm niên công vụ của cô. Áp lực nặng nề của công việc khiến Ân mắc phải căn bệnh thời đại có tên gọi là “ burn out “. Tâm thần cô trở nên bất ổn, vui buồn nóng giận thất  thường nên Đoài tình nguyện cáng đáng việc nhà, luôn cả việc chăm lo cho ông bà Mẫn.
 
                             @@@@@@@@@@
 
   Thời gian … ôi thời gian ! Thoắt cái Lâm đã 36 tuổi. Cậu đã qua nhiều cuộc tình nhưng chẳng có cô gái nào dừng lại dài lâu trong đời. Vì công việc, sở làm của cậu - 1 công ty lớn có tầm vóc quốc tế - hay gởi Lâm đi làm công vụ dài hạn ở các nước ngoài. Các cô bạn gái không thích ở trong tình trạng chờ đợi nên kết cuộc thường là chia tay.
   Một đêm hè, bà Hoàn bị ngã lúc trở dậy đi vệ sinh. U Đoài - lúc này đã ở hẳn trong phòng bà - thấy việc chẳng lành, u tức tốc gọi xe cứu thương đưa bà vào bệnh viện cấp cứu. 
   Bà mất ngày hôm sau vì xuất huyết não lúc té đầu đập vào tường. Tro bụi của bà được rải cùng chỗ ông Mẫn lúc trước.
   Sau đám tang, u Đoài hụt hẫng mất mấy hôm. Mỗi ngày chỉ ăn đúng bữa tối và lên chùa đều đặn để làm công quả.
   Một tuần lễ sau, với  gương mặt hốc hác và hai mắt quầng thâm mất ngủ, u xin nói chuyện với Ân Trung. An tọa trong ghế sa lông, u nhìn Ân Trung một lúc lâu như để đắn đo về câu chuyện muốn nói. Cuối cùng u mở lời : 
   - Mấy đêm nay u nằm suy nghĩ về cậu mợ, về cô cậu … và hôm nay u xin được bày tỏ : như cô cậu đã biết … cậu mợ đã đem u về nuôi từ tấm bé, cho u ăn học thành người tử tế. Tuy không phải công ơn sinh thành nhưng ơn nghĩa ấy cũng thật quá to tát với u. Nay cậu mợ đã mãn phần …
    U đưa tay lên chùi nước mắt, rồi nghẹn ngào :
   - Nay cậu mợ đã mãn phần, u xin cô cậu cho u nấn ná ở lại ít lâu  để hương khói cho vong linh cậu mợ được ấm áp … xong xuôi rồi thì u sẽ ra riêng, không để phiền hà cho hai vợ chồng đâu.
   - Ấy chết … sao u lại nói thế ? Ân hốt hoảng. Chị em mình bao năm vui buồn vất vả sung sướng có nhau, nhà này là nhà của chị em mình mà ! Cả 1 đời u chăm nom cho cậu mợ, cho con em … rồi lại đỡ đần biết bao nhiêu là công việc trong nhà … làm sao mà tụi em nhẫn tâm để u ra đi thế được ! Không, u sẽ ở đây mãi mãi với tụi em.
    Trung vội tiếp lời vợ : 
   - Đúng đấy u Đoài ạ , chúng tôi đã xem u như ruột thịt … sống chung với nhau từ lúc mới sang đây. Căn nhà này u bỏ công bỏ của vào nhiều lắm, thì có lý nào tụi tôi đành lòng để cho u bỏ ra đi được. Xin u ở lại đây với tụi tôi cho ấm cúng lúc tuổi về chiều chứ.
    - Nay mai  Lâm nó lấy vợ có con biết đâu lại chẳng có lúc nhờ u trông nom hộ ?
     Câu nói này của Ân cốt chỉ để làm buổi nói chuyện bớt căng thẳng nhưng lại đúng vào tâm tính yêu trẻ của Đoài. U mỉm cười  : 
   - U thật cảm ơn hai vợ chồng đã có lòng tốt với u. Mai này cậu Lâm có con, u chạy qua chạy lại với cháu cũng vui. 
 
                             @@@@@@@@@@@@
 
     Lâm gặp Sandra - 1 cô giáo người Bỉ gốc gác Tây Ban Nha - trong 1 buổi triển lãm tranh nghệ thuật ở Paris. Họ gần gũi nhau dễ dàng nhờ vào những câu nói với từ vựng đặc biệt - chỉ có nơi dân Bỉ - khi đứng xếp hàng chờ vào cửa. 
    Ít lâu sau, anh xin từ nhiệm nơi sở cũ và nhận 1 việc khác ít lương hơn - không phải đi công tác xa nhà - ở hãng mới ngay tại Bruxelles. Công việc này cho phép Lâm có nhiều cơ hội gặp gỡ Sandra. Qua một năm quen biết họ thuê nhà sống chung. 
    Ở bên Tây phương, trai gái dễ dàng dọn về ở với nhau, đám cưới nhiều khi chỉ được coi là hình thức. Đa số tùy theo đôi trẻ quyết định, chúng đặt đâu cha mẹ ngồi đó !
    Thế nhưng Sandra và Lâm thích làm 1 cái lễ nho nhỏ để có dấu ấn một ngã rẽ quan trọng trong đời.
    Lễ cưới 2 người được tổ chức giản dị : họ lấy hẹn với quận hành chánh vào 1 sáng thứ bảy . Ông quận trưởng đọc dăm ba câu thông lệ, bà thơ ký mời 2 người nhân chứng - Trung đại diện đàng trai, mẹ Sandra đại diện đàng gái - lên ký vào sổ bộ. Cô dâu và chú rể đeo nhẫn cho nhau trong tiếng vỗ tay của 2 gia đình khoảng chục người hiện diện. Họ ra công viên chụp hình kỷ niệm, và tới tối chục người này tụ họp lại ở nhà Ân Trung ăn cơm gia đình với chiếc bánh cưới khiêm tốn chỉ có 1 tầng.
    Ân Trung, cả   Đoài nữa được gia đình Sandra rất mến chuộng vì sự thành thật và đơn giản của họ, nhất là các món chả giò và bún nem nướng của Đoài đã hoàn toàn chinh phục mọi người trong gia đình cô giáo Sandra qua mấy lần gặp gỡ ăn uống.
     Rồi thì nhóc Dany ra đời, mang lại sự thích thú cho ông bà nội nó và cả u Đoài nữa. Nó kết u Đoài lắm  vì u chiều chuộng và  hay giấm giúi cho nó cái kẹo cái bánh. Lại chịu khó kể chuyện cổ tích, mặc dù nó không hiểu gì nhiều … u chăm sóc cu cậu mỗi khi vợ chồng Lâm Sandra bận việc vắng nhà và những hôm nó bị bệnh không  đi nhà trẻ.
 
                                 @@@@@@@@
 
   Khi những chuyện bất ngờ, không tưởng xảy ra thì người ta thường gán cho đó là định mệnh. 
    U Đoài mất đi vào mùa hè 2020 trong cơn hoành hành lên cao điểm và khốc liệt của đại dịch Covid ở Âu châu. 
    U nằm liệt giường cả ngày trong phòng cho đến khi Ân phát giác ra cơn sốt cao độ của u. 
    U đắm chìm vào hôn mê trong nhà thương và mấy hôm sau vĩnh viễn không bao giờ trở dậy.
    U ra đi nhẹ nhàng thanh thản như làn khói của một nén hương vừa tàn lụi. Cũng thật nhanh chóng như ông bà Mẫn, những con người này dường như được miễn trừ nỗi đau thân xác khi phải lìa bỏ cuộc đời bù lại  cho sự hiền hoà tốt lành của họ khi còn nơi trần thế. 
     Đám tang u Đoài chỉ vỏn  vẹn 5 người : vợ chồng Ân Trung, Sandra Lâm và thằng Dany, cục cưng dễ ghét của u  Đoài.
      Khó khăn và vất vả lắm Ân Trung mới xin được ít tro của u đem về rải cùng nơi với ông Mẫn bà Hoàn. Giờ đây họ đã sum họp bên nhau trong một cõi mà người ta đặt tên là vĩnh hằng, cực lạc.
 
                                      Tháng 11/2023 .  Trủy 
U Đoài
Trủy Thủ 
 
   Câu truyện khởi đầu vào tháng giêng năm 1945 tại thủ đô Hà Nội, lúc nạn đói Ất Dậu đang hoành hành dữ dội ở khắp nơi trên miền Bắc. Thế chiến thứ 2 vẫn còn dai dẳng và chỉ chính thức chấm dứt vào tháng 9 cùng năm.
   Các cường quốc chiếm đóng nước Việt Nam thời đó như Nhật Bản, Pháp vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá mức vào nền nông nghiệp vốn dĩ lạc hậu của nước ta rồi từ đó gây ra thảm họa đói kém kinh hoàng.
   Trong khi quân đội Nhật bó buộc người dân nhổ lúa trồng đay, thu gom mua gạo với giá rẻ mạt để chở về nước thì quân đội Pháp lại dự trữ lương thực đề phòng khi quân đội đồng minh chưa tới kịp để có thể chống cự với Nhật.
   Thêm vào đó quân Nhật cấm đoán mọi vận chuyển lúa gạo từ miền Nam ra Bắc, cấm luôn việc mở kho gạo để cứu đói vì gạo trong kho phải dành ưu tiên cho họ.
   Máy bay đồng minh lại phá hủy các trục đường sắt từ Huế vào Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc chuyên chở lương thực từ Nam ra Bắc không thực hiện được.
    Thiên tai, sâu rầy gây mất mùa, bệnh dịch lây lan trong mùa lũ lụt góp phần làm trầm trọng hoá nạn đói chưa từng thấy trên đất nước Việt Nam gây ra cái chết cho hơn 1 triệu người miền Bắc (  vi.wikipedia.org )
 
                                       @@@@@@@@@
 
   Sáng hôm ấy bà Hoàn ra mở cửa tiệm bán sách báo Thịnh Phát của 2 vợ chồng bà ở phố hàng Giấy.
   Dù đã mặc mấy lớp áo nhưng 1 luồng gió rét lùa vào nhà làm bà ớn lạnh. Một cảnh tượng thê lương diễn ra trước mắt : vài tốp người dân nhà quê rách rưới, gầy gò …  lò dò lê bước trên lề. Họ là những người dân quê đến từ các làng mạc lân cận mà ở đó không còn 1 thứ gì có thể ăn được để sống qua ngày.
   Những cánh đồng ngập nước, hoang phế tiêu điều, đã thôi canh tác từ mùa hè năm ngoái. Các giống gia súc đã bị bán đi từ đời nào để mua lấy những loại ngũ cốc thiết thực hơn như ngô khoai sắn, nhưng cũng đã cạn sạch lâu rồi !
   Người dân quê kháo với nhau rằng tại các thành phố lớn, hàng ngày có những địa điểm phát chẩn lương thực cứu đói : họ bám víu vào điều này và bỏ làng quê, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn lũ lượt kéo nhau ra đi. 
   Nhiều người bất hạnh gục chết co quắp dọc theo bên  đường, họ chết vì đói lạnh vì kiệt lực và vì không nhận được chút thức ăn bố thí nào trên đường tha phương cầu thực.
   Hai chiếc xe đóng sơ sài bằng gỗ tạp - do bò kéo, những con vật khốn khổ này cũng gầy trơ xương - chậm chạp đi tới. Trên xe đã có nhiều xác người chết trong đêm mà các phu xe vừa chất lên.
   Thấy có vài thây người nằm cong queo trước cửa tiệm sách, họ dừng lại và mệt nhọc khuân lên xe.
   - Ô kìa … đứa bé con này hẵng còn thở, các ông ạ !
   Một người phu xe hô hoán lên, trong tay ông ta là  con bé chừng 1 năm tuổi. Nó chỉ còn da bọc xương, tím tái vì lạnh và cũng không có chút hơi sức nào để mà khóc la động đậy.
   Những người phu xe khác bao quanh lấy, bàn tán xôn xao, chưa biết phải làm gì ! Con bé này còn sống được là nhờ 2 người đã chết - chắc là cha mẹ nó - lấy thân xác che chắn, ủ ấm cho con mình khỏi bị gió lạnh sương đêm.
   Bà Hoàn đứng trong nhà chăm chú theo dõi câu chuyện. Ngẫm nghĩ 1 lúc, bà bước ra ngoài vỉa hè, nói với mấy người phu xe : 
    - Này các bác, về chuyện đứa bé ấy mà … phiền các bác chịu khó đợi đây một lát. Tôi vào thưa với ông nhà xem sao.
   Một người phu lên tiếng : 
   - Vâng , thế thì bà nhanh hộ cho. Chúng tôi còn phải đi nhiều lượt phố nữa cơ đấy !
   Bà Hoàn năm nay 29 tuổi, chồng là ông Mẫn hơn bà 5 tuổi. Gia đình cả 2 bên đều thuộc hàng trung lưu, khá giả. Họ lấy nhau đã lâu, đi đền chùa khấn vái đã nhiều để được con cầu tự mà chưa được thỏa nguyện.
   Sau khi nghe kể tự sự, ông Mẫn mới ân cần hỏi vợ :
   - Thế mợ định thể nào ?
  - Thế này cậu ạ : hai vợ chồng mình ăn ở với nhau đã chục năm nay mà chưa được mụn con nào. Nay tự nhiên con bé ấy đến trước cửa nhà mình, có lẽ là do giời định cả. Cậu có nghĩ vậy không ?
   - Ừ … à - ông Mẫn trầm ngâm - mình đi cầu khẩn khắp nơi đã lâu, đã nhiều mà chưa thấy linh ứng. Mợ đã nói thế thì con bé này chắc  cũng có duyên với vợ chồng ta đấy. Với lại người Việt mình có câu “ dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người “ mợ nhỉ ? 
   Bàn luận xong xuôi, 2 người ra mở cửa đón lấy đứa bé đem vào nhà. Lúc lấy nước ấm lau rửa cho nó, bà Hoàn thấy có mảnh giẻ buộc ở cổ chân. Tò mò mở ra xem, bà thấy có ít chữ viết nguệch ngoạc : bố Côi mẹ Thà làng Đoài Giáp Sơn Tây. 
   - Cậu ơi … vào mà xem cái này.
   Ông Mẫn cầm miếng vải có ghi lai lịch con bé lên đọc, rồi gật gù :
   - Vậy thì ta đặt tên nó là Đoài cho dễ nhớ. Tôi phải giữ cái này lại, sau này có ai hỏi gốc gác thì mình còn biết để trả lời.
   Thế là từ đó, Đoài may mắn được nhận vào làm con nuôi của ông bà Mẫn Hoàn, đôi vợ chồng giàu lòng nhân ái.
 
                           @@@@@@@@@
 
   Tháng 8 năm 1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ở miền Bắc, Việt Minh phát động cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng tám dành lại chính quyền từ quân đội Nhật.
   Đầu năm 1948 bà Hoàn bất ngờ có thai : đây là tin mừng thật to lớn đối với ông bà Mẫn. Đến cuối năm thì 1 cô con gái ra đời, được đặt tên là Diệu Ân, ơn phúc kỳ diệu. Ông bà Mẫn tin rằng do ăn ở hiền lành nên gặp được những điều tốt đẹp. Đoài có cô em gái tí xíu thì thích thú lắm, cả ngày cứ quấn quít và nựng nịu bé Ân. Ông bà Mẫn thấy thế cũng vui lây, họ hài lòng với sự hoà hợp của 2 chị em : 1 cô con nuôi và 1 cô con đẻ.
  Sau thế chiến, Pháp trở lại Việt Nam. Chiến tranh Đông Dương kéo dài đến năm 1954. Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận hoà đàm và rút quân về nước.
   Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7 cùng năm đó, đất nước Việt Nam bị chia đôi để chờ tổng tuyển cử. Với sự thỏa thuận của 2 bên đàm phán, một cuộc di cư vĩ đại của người miền Bắc vào Nam, và một cuộc tập kết của người miền Nam ra Bắc đã diễn ra cho đến hết tháng 5/1955. ( vi.wikipedia.org )
   Dân tình ở miền Bắc lúc ấy rất hoang mang : những vụ đấu tố địa chủ và cải cách ruộng đất làm người ta lo âu, xôn xao bàn tán. 
   Ông bà Mẫn cũng ở trong tâm trạng này, hai vợ chồng bàn bạc với nhau nhiều lần, do dự không biết nên đi vào Nam hay ở lại với tiệm sách báo.
   Cho đến một hôm kia, nhận được lá thơ của người em trai ông Mẫn ở Sàigòn gởi ra, họ mới liều quyết định. Lá thơ ấy như sau : 
   “ Anh chị kính mến,
   Trước hết chúng em xin chúc gia đình anh chị vạn an. Lâu nay theo dõi tình hình ngoài ấy, chúng em thấy chao đảo và phức tạp lắm. Nhiều người có của, có ruộng nương bị đem ra đấu tố ở khắp nơi trên đất Bắc khiến chúng em lo ngại cho gia đình anh chị.
   Trong Sàigòn này, hai cửa tiệm vải của chúng em may mắn làm ăn phát đạt. Nghĩ đến anh chị, chúng em xin đề nghị : anh chị hãy gom góp vốn liếng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đừng tiếc của mà vào đây làm ăn với chúng em. 
   Chúng em sẽ sang lại cho anh chị 1 tiệm với giá vốn, khi nào anh chị thong thả thì giả lại. Từng ít một cũng được, không thành vấn đề. Miễn sao cho anh em mình được gần gũi để nương tựa lẫn nhau, nhất là về phương diện tinh thần. 
   Lúc này người Bắc mình nườm nượp đến Sàigòn. Cách đây mấy hôm, chúng em có đi đón gia đình ông Cang - anh vợ em - ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ông ta cho biết hàng ngày đều có những chuyến bay chở người di cư mình từ Gia Lâm, Nội Bài, Hải Phòng vào Nam.
   Vậy anh chị hãy suy nghĩ cho kỹ về lời đề nghị chân tình của chúng em mà nhanh chóng tiến hành. Rất mong được gặp lại gia đình anh chị.     Em Minh “
 
                             @@@@@@@@@
 
   Hai tuần lễ trước khi lên đường, tối đó sau khi cơm nước xong xuôi ông bà Mẫn ngồi nơi bàn ăn và gọi Đoài đến nói chuyện. Cô bé  năm nay đã 11 tuổi, được cho đi đến trường học tử tế.
   Ông Mẫn hắng giọng rồi bắt đầu :
   - Cậu mợ có chuyện quan trọng muốn nói với con, con nghe cho rõ đây : mấy tuần nữa cậu mợ sẽ bỏ tiệm sách không buôn bán nữa và sẽ đi vào Nam, rất là xa chỗ mình đang ở … chẳng biết có về lại được không ?
   Ông chăm chú nhìn Đoài, nó cũng nhìn ông đăm đăm với vẻ lo âu. Bà Hoàn thấy thế nên kéo con bé đến gần rồi ôm nó vào lòng.
   - Thật sự thì con không phải là con ruột của cậu mợ… bố mẹ  con mất đi khi con còn bé lắm chưa biết gì và cậu mợ đã đem con về nuôi. Lai lịch của Đoài cậu vẫn còn giữ lại đây. 
   Ông Mẫn đưa cho nó xem miếng vải  đã ngả sang màu cháo lòng. Bà Hoàn nhìn ông gật gù như bằng lòng với những điều chồng bà vừa nói. Con Đoài thì hai mắt mở to thao láo, nó ngạc nhiên tột độ trước sự tiết lộ về thân thế mình, nó hết nhìn ông lại ngước lên nhìn bà.
   - Hôm nay cậu mợ muốn biết ý định của con. Nếu con  muốn, thì cậu mợ sẽ thu xếp để đưa con về quê quán  … tìm xem có còn ai là họ hàng thân thuộc không ? Rồi thì tuỳ theo quyết định của con và của cả họ nữa … con có thể ở lại đấy với họ.
   Con Đoài bỗng giẫy nẩy lên trong lòng bà Hoàn, nó nghẹn ngào : 
   - Không … không, con chỉ muốn ở với cậu mợ thôi, con chẳng muốn ở với ai khác. Con thương cậu mợ lắm, nhất là em Ân. Cậu mợ có thương con thì đi đâu cho con đi cùng … sau này con còn lo cho cậu mợ.
   Hai ông bà đưa mắt nhìn nhau, có lẽ cảm động vì lời lẽ đầy tình cảm của đứa trẻ thơ ngây. Bà Hoàn chậm rãi vuốt tóc Đoài, âu yếm nói : 
   - Ừ thôi thì con cứ ở với cậu mợ như cũ. Cậu mợ đi đâu cũng dẫn 2 con theo … thế nhé ? 
    - Thôi, con đừng khóc nữa - ông Mẫn trấn an nó -  cậu mợ cũng rất thương con. Rồi mình sẽ đi chung cả với nhau.
   Con Đoài sung sướng ôm chặt lấy bà mẹ nuôi hiền hậu, tuy cười nhưng 2 mắt vẫn còn đỏ hoe.
    - Ân ơi, ra đây cậu mợ bảo.
   Bé Ân đang chơi búp bê ở gần đấy, nghe gọi nên lon ton chạy lại đứng bên bố. Ông Mẫn vắn tắt kể lai lịch Đoài, Ân chỉ hiểu một cách lờ mờ. Đối với nó … điều mong muốn nhất chỉ là có chị Đoài để mà chơi với.
   - Chị Đoài đừng đi đâu hết. Chị là chị của em mà, em thương chị  nhiều lắm chị ơi.
    Đoài trườn ra khỏi lòng bà Hoàn, bước đến ôm chầm lấy Ân :
   - Chị cũng thương em nhiều … chị sẽ ở mãi với em.
 
 
                               @@@@@@@@@@j
 
   Thấm thoát 10 năm trôi qua, tiệm vải của ông bà Mẫn ở đường Huỳnh Thúc Kháng gần chợ Bến Thành tuy nhỏ nhưng buôn may bán đắt. Bảng hiệu Thịnh Phát vẫn giữ như hồi ở Hà Nội, hai chữ này có vẻ hợp với công việc làm ăn của hai vợ chồng.
 
   Khi Đoài đã hoàn tất bậc trung học và có bằng tú tài toàn phần cô không tiếp tục học lên cao. Bà Hoàn có hỏi lý do tại sao Đoài không muốn vào đại học thì cô dịu dàng thưa :
   - Mợ ạ, con có học lên nữa cũng chẳng ích lợi gì ! Con muốn ở nhà đỡ đần công việc cho cậu mợ và như thế mình đỡ phải thuê người. 
   - Con còn trẻ, tương lai còn dài … ở mãi với cậu mợ buồn chết.
   - Không, con chẳng buồn gì cả. Con lại thấy lòng mình nhẹ nhàng và sung sướng lắm.
   Ông bà Mẫn được Đoài lo việc giấy tờ sổ sách, khi cần lại ra đứng trông tiệm và nhất là không phải bận tâm việc chợ búa bếp núc nên được thảnh thơi nhiều. Ông nói đùa với Đoài :
   - Sau này con đi lấy chồng thì nhà mình sẽ mất đi một tay đắc lực lắm đấy.
   Đoài tủm tỉm cười nhưng cả quyết :
   - Không đâu cậu ơi, con chẳng lấy chồng đâu … chỉ gây thêm nợ mà thôi ! Con thích ở mãi với cậu mợ.
   - Con nói lạ chửa ? Con gái lớn thì phải đi lấy chồng chứ. Cậu mợ đâu có buộc con phải theo mãi đâu ?
   - Vâng, thế nhưng con vẫn cứ thích bám lấy cậu mợ - Đoài bông đùa - mai sau cậu mợ già yếu thì con còn lo cho cậu mợ nữa chứ.
   - Cái con này đến thật là hay. Ông Mẫn trách yêu.
 
                         @@@@@@@@@@
 
   Phần Ân thì sau khi xong trung học, cô tiếp tục lên đại học theo ngành dược khoa. Những năm cuối cùng Ân quen được với Trung, anh 1 người bạn gái học cùng năm cùng trường.
   Trung làm kế toán trong 1 nhà băng lớn ở ngay tại SàiGòn. Là con út còn lại trong gia đình đã có 2 anh trai đang tại ngũ nên Trung không bị động viên, được hoãn dịch vì lý do gia cảnh.
   Tâm tính hai người hợp nhau, lại hay gặp gỡ nên đâm ra quyến luyến. Họ định sẽ lấy nhau khi Ân ra trường. Gia đình Trung có nhờ người mai mối đến nói chuyện với ông bà Mẫn. Thấy Trung là người có ăn học, lại có công việc vững vàng và gia thế  đàng hoàng tử tế nên ông bà đã vui vẻ chấp thuận gả con gái cho.
   Mọi chuyện cứ như thế diễn tiến một cách lớp lang thứ tự. Ân thi đỗ ra trường năm 1973, đầu năm 74 ông bà Mẫn mở cho cô 1 tiệm thuốc tây nhỏ bên Khánh Hội. Đến giữa năm này thì đám cưới Ân Trung được tổ chức chu đáo và trọng thể tại 1 đại tửu lầu trong Chợ Lớn.
   Những tưởng rằng cuộc đời sẽ tươi đẹp mãi với toàn gia đình ông bà Mẫn, thế nhưng biến cố tháng 4/1975 đã đảo lộn, đã làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của họ.
   Qua mấy lần đổi tiền và đợt đánh tư sản mại bản, tài sản ở mặt nổi của ông bà Mẫn tiêu tan. Bà Hoàn nhờ cẩn thận lo xa nên còn cất giữ được ít chục cây vàng mà không ngờ sau này có lúc dùng đến. 
   Thời cuộc bấp bênh nên ông bà chẳng thiết buôn bán gì nữa ! Vải vóc cứ lần lượt đội nón ra đi để đổi lấy miếng ăn hàng ngày và rồi cạn kiệt. Pharmacie của Ân cũng lâm vào tình cảnh tương tự :  Sàigòn thay đổi chính quyền ít lâu thì Trung từ từ đem thuốc tây ra bán tẩu tán ở chợ trời để 2 vợ chồng sinh sống. Ngân hàng nơi anh làm việc đã không còn hoạt động nữa. Sau đó lấy cớ đóng cửa tiệm, họ đem số thuốc còn lại hiến tặng cho trụ sở chính quyền phường khóm.
 
                                  @@@@@@@@@@
 
   Đầu năm 1977 bé Lâm con của Ân Trung ra đời. Hai vợ chồng quyết định có con lúc đó vì Ân đã 29 tuổi, đồng thời họ có lý do để nài nỉ xin trì hoãn việc đi kinh tế mới.
   Qua năm sau, ý định vượt biên đến với Ân Trung;  ông bà Mẫn và Đoài cũng đồng tình ra đi với  họ. Bán căn nhà bên Khánh Hội, 2 người dọn về ở chung với cha mẹ để tiện bề tính toán. Tiệm vải đã dọn dẹp trống trơn, có đủ chỗ tạm trú cho mọi người. Tình cờ Đoài trở thành vú em của bé Lâm vì cha mẹ nó hay phải chạy đôn đáo ngoài đường tìm lối thoát. Ân Trung thường thân mật gọi Đoài là u già, vắn tắt hơn là u Đoài, rồi cái tên ưu ái này gắn liền mãi mãi với cô.
   Qua nhiều phen dò tìm, đến tháng 3 năm 1979 Trung bắt được 1 mối manh khả dĩ tin tưởng được. Đây là lối ra đi theo diện bán chính thức người Hoa hồi hương, người lớn phải trả 12 cây vàng còn con nít thì phân nửa. Phí tổn này bao gồm dịch vụ làm giấy tờ tuỳ thân giả Hoa kiều và chuyến đi 1 chiều đến Nam Dương.
   Một sáng cuối tháng tư, 6 người của gia đình ông Mẫn âm thầm di chuyển đến xa cảng Phú Lâm. Ở đây họ lên xe đò xuôi về Rạch Giá, 1 tỉnh miền Tây của Nam phần nơi có nhiều kênh đào chằng chịt. Tập trung trong 1 căn nhà rộng rãi ở đó mấy hôm cho đến khi mấy tay chủ chốt cho biết đã gom đủ người, họ được đưa xuống ghe nhỏ và chở ra Bàu Láng. Nơi đây đã có 1 chiếc ghe khá to và vững chãi với đầy đủ dụng cụ đi biển chờ sẵn.
   Họ lên ghe sau khi công an biên phòng đã điểm danh và kiểm tra giấy tờ. Không ai bị làm khó dễ vì tiền phí và cả tiền mãi lộ đã nộp đầy đủ. Ra đi theo lối này tương đối dễ dàng, có nhiều hy vọng để đến đích nếu không bị bão và thời đó hải tặc chưa lộng hành nhiều.
   Trên ghe lớn, người ta thấy mấy bao gạo cùng nhiều bi đông nước uống chất đống. Thâm ý của mấy tay đầu nậu chủ thầu là khi tới được đảo nào đó của Nam Dương, chúng sẽ thả 1 số người vượt biên xuống rồi tiếp tục cuộc hải trình đến Úc châu.
   Người ta ngồi bó gối, san sát nhau chật cứng ghe và không được cho ăn uống gì hết trong 2 ngày 2 đêm trên biển. Họ còn ngoi ngóp là nhờ chính chút thức ăn nước uống mang theo ! Ai không có thì xin xỏ hoặc phải chịu đói khát, phó thác cho trời.
   Đến sáng sớm ngày thứ 3, ghe cập vào đảo Trengganu của Nam Dương. Đoàn người vượt biên được nhận vào trại tạm cư của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ở đây ăn uống cấp phát chỉ nhỏ giọt như cầm hơi mà thôi. Nhiều người có vàng mang theo phải đổi 1 chỉ để lấy 3 gói mì tôm của dân bản xứ mà bồi dưỡng.
   Hai tuần trôi đi, gia đình ông Mẫn bốc thăm trúng trại Pulau Bidong của Mã Lai. Trại này lớn và có tổ chức khá quy củ. Họ lên đường bằng tàu biển Nam Dương ngay hôm sau.
   Trại đảo Pulau Bidong về sau còn được người vượt biển đổi tên thành Buồn Lâu Bi Đát. Buồn Lâu là vì nhiều trại viên phải kéo dài cuộc sống tạm bợ nơi đây : họ bị liệt kê vào thành phần rác, với lý do không có một quốc gia nào gọi lên phỏng vấn để tiếp nhận. Còn Bi Đát là do có những hoàn cảnh đau thương thê thảm của nhiều thuyền nhân không may gặp phải hải tặc trên con  đường đi tìm một ngày mai tươi sáng.
   Đến đảo, là dược sĩ - có kiến thức về thuốc men - Ân xin gia nhập vào đoàn y tế, phụ trách tủ thuốc và làm các công tác thiện nguyện khác dưới sự chỉ huy của bà bác sĩ Stéphanie trưởng đoàn Hồng Thập Tự phân bộ Bỉ.
   Bà bác sĩ này còn là thành viên của phái đoàn Cao Uỷ trú đóng nơi đây để phỏng vấn, xét đơn và phân phối người tị nạn đến các quốc gia đón nhận.
   Một ngày đẹp trời, Stéphanie  cho gọi Ân Trung lên văn phòng nói chuyện. Bà ta cho biết chính phủ Bỉ chấp thuận đợt đầu tiên 10 gia đình người tị nạn Việt Nam vào nước họ. Vì có cảm tình với Ân, Stéphanie ra sức thuyết phục 2 vợ chồng nhận lấy cơ hội này. Bà còn trấn an họ rằng với sự quen biết rộng rãi của bà ở Bỉ, bà sẽ gởi gấm gia đình vào những nơi có bàn tay và tấm lòng rộng mở, sẵn sàng giúp đỡ họ trong bước đầu định cư.
   Trở về lều trú ẩn, mọi người bàn bạc với nhau. Ông Mẫn, Ân Trung và Đoài  sẵn có chút vốn liếng về tiếng Pháp nên khả năng hội nhập vào vương quốc Bỉ tương đối dễ dàng. Hơn nữa bé Lâm mới hơn 2 tuổi, không thể để lâu trong tình trạng tạm bợ của trại đảo và nhất là sự hứa hẹn của bà Stéphanie đã vẽ ra cho họ 1 viễn cảnh tươi đẹp ở ngày mai.
 
                       @@@@@@@@@
 
   Đoàn tị nạn Việt Nam đến Bỉ vào giữa tháng 8 năm 1979. Họ được đưa đến 1 trung tâm tạm cư của hội Hồng Thập Tự ở quận Laeken nằm về phía bắc của thủ đô Bruxelles. 
   Chỉ 2 tuần sau là nhóm Ân Trung được 1 họ đạo Công giáo đứng  ra bảo trợ. Một gia đình thượng lưu Bỉ - có quen thân với bà Stéphanie - đưa họ về trú ngụ trong 1 căn nhà rộng rãi. Căn nhà khang trang này ở quận Jette kế cận quận Laeken, gồm 3 phòng ngủ và đầy đủ các tiện nghi căn bản của 1 xứ Âu châu văn minh tiến bộ. Ân Trung 1 phòng, ông bà Mẫn Hoàn 1 phòng, u Đoài và bé Lâm 1 phòng. Sau này họ được biết tất cả các gia đình khác trong  đoàn tị nạn tháng 8/1979 đều được phân phối chỗ ở tử tế.
   Ông bà bảo trợ ân cần cho họ biết rằng tiền thuê nhà, cùng các chi phí về điện nước ga sẽ được họ tài trợ cho tới khi Ân Trung  tìm được công ăn việc làm có lương bổng.
   Trong khi chờ đợi, mỗi đầu người được quỹ xã hội trợ cấp 1 số tiền để mua sắm lặt vặt và ăn uống. Họ cũng được dẫn đến kho quần áo của Hồng Thập Tự để chọn lựa đem về dùng.
   Những gia đình khác trong họ đạo lo chuyện đi tìm công việc cho nhóm Ân Trung nói riêng và cả đợt tị nạn nói chung. Ở thời điểm này, nền kinh tế của nước Bỉ còn phồn thịnh do đó chỉ đến tháng 10 là Trung được giới thiệu vào làm trong 1 nhà băng. Anh phụ trách sắp xếp các hồ sơ và được 1 nhân viên lớn tuổi theo kèm trong việc kế toán. Ân thì tiếp tục nghề cũ : cô được 1 pharmacie ở trung tâm thành phố thu nhận. Ông bà Mẫn đã lớn tuổi, quá date lao động nên đành phải ở nhà. U Đoài cáng đáng việc trông nom bé Lâm và phụ trách chuyện đi chợ nấu ăn với bà Hoàn.
   Tối tối u Đoài còn chịu khó đi làm phụ bếp cho 1 tiệm ăn Thái Lan cách nhà vài ba dãy phố. U nói với bà Hoàn :
   - Tiền con đi làm kiếm được thì để dành đó thôi. Tiêu pha thêm thắt vào chợ búa chẳng bao nhiêu. Lúc nào cậu mợ, cô cậu Ân Trung cần đến thì cứ dùng.
   Mỗi dịp Tết ta, u lại kín đáo đưa cho ông bà Mẫn một món tiền. Ông bà cảm động lắm vì lại có dịp gởi về biếu ông Minh, em trai ông Mẫn vẫn còn ở Sàigòn, như 1 cách để trả ơn cho gia đình họ … đang trong cảnh khó khăn. Chỉ sau này khi 2 ông bà Mẫn xin được tiền trợ cấp cho người già thì họ mới thôi không nhận tiền viện trợ của u Đoài nữa.
   Số tiền dành dụm được của u đã đóng góp vào tiền đặt cọc mua nhà trả góp của Ân Trung 7 năm sau đó. Căn nhà mới này cũng ở quận Jette và rộng rãi hơn căn nhà thuê. Nhà có ga ra ở lối đi vào, và 1 mảnh vườn xinh xắn. Gồm 4 phòng ngủ : 2 phòng áp mái dành cho u Đoài và Lâm, ở tầng 1 thì Ân Trung 1 phòng và ông bà Mẫn phòng còn lại.
   Có vườn ông Mẫn đâm ra say mê với thú chơi cây cảnh bonsai : mùa hè thì loay hoay ngoài vườn, mùa đông thì lục đục trong cái nhà để xe mà Trung đã tân trang thành phòng chứa đồ và đóng kệ cho ông Mẫn chất đầy chậu kiểng.
   Bà Hoàn cũng nhờ miếng vườn mà có thú tiêu khiển : bà chăm chút mấy cây rau thơm, bận rộn với mấy cây ớt cây cà chua … nhờ vậy mà cảnh về chiều của 2 ông bà bớt phần ảm đạm.
   Trong một lúc thảnh thơi, bà tâm tình với Đoài và Ân Trung :
    - Cậu mợ qua mấy phen bôn ba … từ Bắc vào Nam, lại biệt xứ ra đi … bao nhiêu công lao để có chút tài sản. Thế mà cuối cùng rồi cũng mất hết, trắng tay ! Trông thấy các con đầm ấm sum vầy là niềm vui của cậu mợ lúc tuổi già xế bóng.
 
   Lâm lúc này đã sắp xong tiểu học, u Đoài ngoài việc đưa đón còn trở thành cô giáo kèm trẻ : u kiểm soát bài vở của Lâm và giúp cậu giải quyết những bài toán đố hóc búa.
  U vẫn tiếp tục đi làm phụ bếp ban tối, lúc rảnh rang u chịu khó  trau giồi vốn liếng Pháp văn và tự xoay sở trong việc giao tiếp với xã hội bên ngoài. 
   Nghe gọi là u thì có vẻ quê mùa nhưng u Đoài tân tiến lắm : u đi học lái xe hơi, thi rớt thực hành lần đầu nhưng u đã đậu ở lần thi thứ 2 và có bằng lái  do bộ giao thông của Bỉ cấp phát đàng hoàng. U có mua 1 chiếc xe cũ để tiện việc đưa đón Lâm, đưa ông bà Mẫn đi chợ xa, đi khám bệnh và đi thăm các nhà vườn. 
   Trong phòng Đoài còn trang bị máy truyền hình và cả máy CD  để nghe nhạc. Khi còn ở Sàigòn, Ân và Đoài có cùng sở thích : họ hay nghe nhạc của các nhạc sĩ tiếng tăm với tiếng hát của các ca sĩ thành danh thuở đó. 
    “ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, em có bao giờ em nhớ thương “ ( Đôi mắt người Sơn Tây. Thơ Quang Dũng. Phổ nhạc Phạm Đình Chương )
   Bản nhạc này được Đoài đặc biệt ưa thích. Mỗi lần nghe trở lại là Đoài ngậm ngùi cho cha mẹ, những người mà cô sẽ không bao giờ biết mặt, và tưởng tượng về nơi quê cha đất tổ giờ đã xa cách nghìn trùng.
 
                           @@@@@@@@@@@
 
   Lâm còn nhớ 1 kỷ niệm khó quên về u Đoài : năm ấy cậu đang học năm cuối tiểu học. Một chiều tan lớp, cậu đứng trước cửa trường chơi gameboy đợi u Đoài đến đón. Từ đâu có 2 thiếu niên khác đi trờ tới dùng vũ lực định giựt lấy món đồ chơi. Lúc giằng co xô xát, Lâm yếu thế sắp thua quỵ đến nơi thì vị cứu tinh u Đoài vừa kịp tới. U bóp bóp còi  inh ỏi, tung cửa xe chạy ào tới chỗ ẩu đả miệng hô hoán ầm ĩ. Một thằng côn đồ trong bọn thoi trúng mặt làm u Đoài ngã sõng soài trên nền xi măng. Vài chiếc xe hơi bị ùn tắc sau xe u Đoài, người trong xe ngó nhìn quang cảnh ấy khiến 2 tướng này ba chân  bốn cẳng tháo chạy, bỏ lại 2 nạn nhân xơ xác tả tơi. Vết bầm tím trên mặt u Đoài kéo dài hàng tuần lễ  làm Lâm áy náy suốt thời gian này. Sau trận ấy, cậu càng gắn bó thêm với u và tình cảm càng đậm đà thắm thiết.
   Vào những dịp hè, đôi bận gia đình ông Mẫn đã trở về Việt Nam. Gia đình ông Minh, em trai ông Mẫn, và cha mẹ của Trung vẫn còn ở SàiGòn.
   Gặp lại nhau, đôi bên mừng mừng tủi tủi. Ông Mẫn tâm sự với em :
   - Chú ạ, thời thế khiến cho anh em mình cuối cùng phải sống xa nhau, chúng tôi vẫn buồn mỗi lần nhớ đến vợ chồng chú nhưng còn biết làm sao ! Bây giờ chúng tôi đã già yếu chỉ còn nương cậy vào các con. Vả lại an sinh xã hội bên nước người ta quá tốt, cho nên chúng tôi không có lựa chọn nào khác.
   Trung gặp lại cha mẹ già, ông bà vui mừng lắm nhất là bà mẹ … cứ nắm níu mãi bàn tay con trai.
   - Gặp lại các con mạnh khỏe mẹ rất sung sướng. Mai đây các con đi về mẹ lại nhớ … lại khóc thương ! 
   Đoài có ý muốn được đi thăm quê quán cha mẹ ngoài Bắc, mọi người nhiệt tình tán thành đi theo cô.
   Làng Đoài Giáp vẫn còn ở thị xã Sơn Tây nơi mà lai lịch cô ẩn hiện lờ mờ. 
   Mây trắng ngàn năm vẫn bay qua đây. Đoài chỉ 1 lần ngang qua và dù chỉ 1 lần, cô cũng đã có nơi để mà thương mà nhớ. Lúc hoàng hôn, Đoài lang thang trên những con đường nhỏ hẹp mà thả hồn mình vào những cơn mộng mơ diễm ảo.
   Ngày lên đường trở về Bỉ, mỗi người trong bọn họ trầm ngâm đeo đuổi ý nghĩ riêng tư. Lúc tiễn đưa nhau ở phi trường, ông Minh bùi ngùi nắm tay anh trai : 
   - Chẳng biết anh em mình có còn gặp lại nhau nữa không ? Dịp này gặp lại anh chị là vợ chồng tôi mãn nguyện lắm rồi … thỉnh thoảng tin về cho chúng tôi với nhé …
 
                            @@@@@@@@@@
 
   Năm 2000, Lâm nay đã là thanh niên, anh theo học năm cuối ban kỹ sư điện cơ ( électro-mécanique ) ở đại học Bruxelles.
   Sức khỏe ông Mẫn suy sụp nhiều. Những năm về sau, ông đi đứng khó khăn chỉ lẩn quẩn trong phòng. Bà Hoàn thì di chuyển chậm chạp lại hay quên nên chuyện chăm sóc ông Mẫn, Đoài tự ý nhận lấy. U lo cho ông miếng ăn giấc ngủ, kê luôn giường trong phòng ông bà để tiện theo dõi thuốc men và việc vệ sinh cho ông nữa.
   Có đêm ông thều thào kêu khát nước. U Đoài nghe được trong giấc ngủ chập chờn, vội vã mang ly nước ấm đến rồi đỡ ông ngồi dậy uống. Ông mệt nhọc nhìn u, trong vùng tối mờ mờ, Đoài thấy ánh mắt ông tràn ngập tình thương. 
   Ký ức chợt ùa về trong tâm tư Đoài và dừng lại ở đoạn năm xưa, một buổi tối trước khi di cư vào Nam. Ông Mẫn đã nhìn Đoài cũng với đôi mắt hiền từ đầy ắp thương yêu ấy. Dư âm câu nói đêm đó lại trở về … “ cậu mợ cũng rất thương con. “
   Ông Mẫn mất trong một cơn đột quỵ tim bất thình lình. Ông ra đi thật chóng vánh, thân xác không bị hành hạ nhiều : đó cũng là cái phần phước của ông, gia đình cũng không phải khổ tâm nhìn thấy người thân trong cảnh đau đớn đoạ đày.
   Bà Hoàn từ khi chồng không còn nữa bỗng trở thành ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, lặng lẽ như chiếc bóng mờ trong nhà và hay lẩm nhẩm niệm Phật trước bàn thờ ông Mẫn.
   Bà quên hẳn cái thú trồng rau và cũng chẳng tha thiết gì với bếp núc nữa. U Đoài  trở thành bầu bạn với bà trong những tháng năm còn lại. Mùa ấm thì Đoài đưa bà đi chùa, đi dạo công viên, đi thăm các ông bà bạn của đợt tị nạn năm xưa. Mùa lạnh thì Đoài đọc truyện Tự Lực Văn Đoàn cho bà nghe, đón đôi ba người bạn già của bà về nhà nấu mấy món chay, đọc kinh niệm Phật. 
   Không phải là Ân muốn bỏ mặc cha mẹ mình cho u Đoài chăm sóc, nhưng là vì trong đoạn đời cô lúc đó có nhiều chuyện không may : pharmacie mà Ân đang làm việc bị 1 đại công ty dược phẩm mua đứt : họ cho người trẻ tuổi nghỉ việc, chỉ giữ lại ông dược sĩ già kiêm luôn nhiệm vụ quản lý tiệm và Ân. Nếu đuổi Ân thì theo luật lao động họ sẽ phải bồi thường 1 số tiền khá lớn, vì thâm niên công vụ của cô. Áp lực nặng nề của công việc khiến Ân mắc phải căn bệnh thời đại có tên gọi là “ burn out “. Tâm thần cô trở nên bất ổn, vui buồn nóng giận thất  thường nên Đoài tình nguyện cáng đáng việc nhà, luôn cả việc chăm lo cho ông bà Mẫn.
 
                             @@@@@@@@@@
 
   Thời gian … ôi thời gian ! Thoắt cái Lâm đã 36 tuổi. Cậu đã qua nhiều cuộc tình nhưng chẳng có cô gái nào dừng lại dài lâu trong đời. Vì công việc, sở làm của cậu - 1 công ty lớn có tầm vóc quốc tế - hay gởi Lâm đi làm công vụ dài hạn ở các nước ngoài. Các cô bạn gái không thích ở trong tình trạng chờ đợi nên kết cuộc thường là chia tay.
   Một đêm hè, bà Hoàn bị ngã lúc trở dậy đi vệ sinh. U Đoài - lúc này đã ở hẳn trong phòng bà - thấy việc chẳng lành, u tức tốc gọi xe cứu thương đưa bà vào bệnh viện cấp cứu. 
   Bà mất ngày hôm sau vì xuất huyết não lúc té đầu đập vào tường. Tro bụi của bà được rải cùng chỗ ông Mẫn lúc trước.
   Sau đám tang, u Đoài hụt hẫng mất mấy hôm. Mỗi ngày chỉ ăn đúng bữa tối và lên chùa đều đặn để làm công quả.
   Một tuần lễ sau, với  gương mặt hốc hác và hai mắt quầng thâm mất ngủ, u xin nói chuyện với Ân Trung. An tọa trong ghế sa lông, u nhìn Ân Trung một lúc lâu như để đắn đo về câu chuyện muốn nói. Cuối cùng u mở lời : 
   - Mấy đêm nay u nằm suy nghĩ về cậu mợ, về cô cậu … và hôm nay u xin được bày tỏ : như cô cậu đã biết … cậu mợ đã đem u về nuôi từ tấm bé, cho u ăn học thành người tử tế. Tuy không phải công ơn sinh thành nhưng ơn nghĩa ấy cũng thật quá to tát với u. Nay cậu mợ đã mãn phần …
    U đưa tay lên chùi nước mắt, rồi nghẹn ngào :
   - Nay cậu mợ đã mãn phần, u xin cô cậu cho u nấn ná ở lại ít lâu  để hương khói cho vong linh cậu mợ được ấm áp … xong xuôi rồi thì u sẽ ra riêng, không để phiền hà cho hai vợ chồng đâu.
   - Ấy chết … sao u lại nói thế ? Ân hốt hoảng. Chị em mình bao năm vui buồn vất vả sung sướng có nhau, nhà này là nhà của chị em mình mà ! Cả 1 đời u chăm nom cho cậu mợ, cho con em … rồi lại đỡ đần biết bao nhiêu là công việc trong nhà … làm sao mà tụi em nhẫn tâm để u ra đi thế được ! Không, u sẽ ở đây mãi mãi với tụi em.
    Trung vội tiếp lời vợ : 
   - Đúng đấy u Đoài ạ , chúng tôi đã xem u như ruột thịt … sống chung với nhau từ lúc mới sang đây. Căn nhà này u bỏ công bỏ của vào nhiều lắm, thì có lý nào tụi tôi đành lòng để cho u bỏ ra đi được. Xin u ở lại đây với tụi tôi cho ấm cúng lúc tuổi về chiều chứ.
    - Nay mai  Lâm nó lấy vợ có con biết đâu lại chẳng có lúc nhờ u trông nom hộ ?
     Câu nói này của Ân cốt chỉ để làm buổi nói chuyện bớt căng thẳng nhưng lại đúng vào tâm tính yêu trẻ của Đoài. U mỉm cười  : 
   - U thật cảm ơn hai vợ chồng đã có lòng tốt với u. Mai này cậu Lâm có con, u chạy qua chạy lại với cháu cũng vui. 
 
                             @@@@@@@@@@@@
 
     Lâm gặp Sandra - 1 cô giáo người Bỉ gốc gác Tây Ban Nha - trong 1 buổi triển lãm tranh nghệ thuật ở Paris. Họ gần gũi nhau dễ dàng nhờ vào những câu nói với từ vựng đặc biệt - chỉ có nơi dân Bỉ - khi đứng xếp hàng chờ vào cửa. 
    Ít lâu sau, anh xin từ nhiệm nơi sở cũ và nhận 1 việc khác ít lương hơn - không phải đi công tác xa nhà - ở hãng mới ngay tại Bruxelles. Công việc này cho phép Lâm có nhiều cơ hội gặp gỡ Sandra. Qua một năm quen biết họ thuê nhà sống chung. 
    Ở bên Tây phương, trai gái dễ dàng dọn về ở với nhau, đám cưới nhiều khi chỉ được coi là hình thức. Đa số tùy theo đôi trẻ quyết định, chúng đặt đâu cha mẹ ngồi đó !
    Thế nhưng Sandra và Lâm thích làm 1 cái lễ nho nhỏ để có dấu ấn một ngã rẽ quan trọng trong đời.
    Lễ cưới 2 người được tổ chức giản dị : họ lấy hẹn với quận hành chánh vào 1 sáng thứ bảy . Ông quận trưởng đọc dăm ba câu thông lệ, bà thơ ký mời 2 người nhân chứng - Trung đại diện đàng trai, mẹ Sandra đại diện đàng gái - lên ký vào sổ bộ. Cô dâu và chú rể đeo nhẫn cho nhau trong tiếng vỗ tay của 2 gia đình khoảng chục người hiện diện. Họ ra công viên chụp hình kỷ niệm, và tới tối chục người này tụ họp lại ở nhà Ân Trung ăn cơm gia đình với chiếc bánh cưới khiêm tốn chỉ có 1 tầng.
    Ân Trung, cả   Đoài nữa được gia đình Sandra rất mến chuộng vì sự thành thật và đơn giản của họ, nhất là các món chả giò và bún nem nướng của Đoài đã hoàn toàn chinh phục mọi người trong gia đình cô giáo Sandra qua mấy lần gặp gỡ ăn uống.
     Rồi thì nhóc Dany ra đời, mang lại sự thích thú cho ông bà nội nó và cả u Đoài nữa. Nó kết u Đoài lắm  vì u chiều chuộng và  hay giấm giúi cho nó cái kẹo cái bánh. Lại chịu khó kể chuyện cổ tích, mặc dù nó không hiểu gì nhiều … u chăm sóc cu cậu mỗi khi vợ chồng Lâm Sandra bận việc vắng nhà và những hôm nó bị bệnh không  đi nhà trẻ.
 
                                 @@@@@@@@
 
   Khi những chuyện bất ngờ, không tưởng xảy ra thì người ta thường gán cho đó là định mệnh. 
    U Đoài mất đi vào mùa hè 2020 trong cơn hoành hành lên cao điểm và khốc liệt của đại dịch Covid ở Âu châu. 
    U nằm liệt giường cả ngày trong phòng cho đến khi Ân phát giác ra cơn sốt cao độ của u. 
    U đắm chìm vào hôn mê trong nhà thương và mấy hôm sau vĩnh viễn không bao giờ trở dậy.
    U ra đi nhẹ nhàng thanh thản như làn khói của một nén hương vừa tàn lụi. Cũng thật nhanh chóng như ông bà Mẫn, những con người này dường như được miễn trừ nỗi đau thân xác khi phải lìa bỏ cuộc đời bù lại  cho sự hiền hoà tốt lành của họ khi còn nơi trần thế. 
     Đám tang u Đoài chỉ vỏn  vẹn 5 người : vợ chồng Ân Trung, Sandra Lâm và thằng Dany, cục cưng dễ ghét của u  Đoài.
      Khó khăn và vất vả lắm Ân Trung mới xin được ít tro của u đem về rải cùng nơi với ông Mẫn bà Hoàn. Giờ đây họ đã sum họp bên nhau trong một cõi mà người ta đặt tên là vĩnh hằng, cực lạc.
 
                                      Tháng 11/2023 .  Trủy 
U Đoài
Trủy Thủ 
 
   Câu truyện khởi đầu vào tháng giêng năm 1945 tại thủ đô Hà Nội, lúc nạn đói Ất Dậu đang hoành hành dữ dội ở khắp nơi trên miền Bắc. Thế chiến thứ 2 vẫn còn dai dẳng và chỉ chính thức chấm dứt vào tháng 9 cùng năm.
   Các cường quốc chiếm đóng nước Việt Nam thời đó như Nhật Bản, Pháp vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá mức vào nền nông nghiệp vốn dĩ lạc hậu của nước ta rồi từ đó gây ra thảm họa đói kém kinh hoàng.
   Trong khi quân đội Nhật bó buộc người dân nhổ lúa trồng đay, thu gom mua gạo với giá rẻ mạt để chở về nước thì quân đội Pháp lại dự trữ lương thực đề phòng khi quân đội đồng minh chưa tới kịp để có thể chống cự với Nhật.
   Thêm vào đó quân Nhật cấm đoán mọi vận chuyển lúa gạo từ miền Nam ra Bắc, cấm luôn việc mở kho gạo để cứu đói vì gạo trong kho phải dành ưu tiên cho họ.
   Máy bay đồng minh lại phá hủy các trục đường sắt từ Huế vào Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc chuyên chở lương thực từ Nam ra Bắc không thực hiện được.
    Thiên tai, sâu rầy gây mất mùa, bệnh dịch lây lan trong mùa lũ lụt góp phần làm trầm trọng hoá nạn đói chưa từng thấy trên đất nước Việt Nam gây ra cái chết cho hơn 1 triệu người miền Bắc (  vi.wikipedia.org )
 
                                       @@@@@@@@@
 
   Sáng hôm ấy bà Hoàn ra mở cửa tiệm bán sách báo Thịnh Phát của 2 vợ chồng bà ở phố hàng Giấy.
   Dù đã mặc mấy lớp áo nhưng 1 luồng gió rét lùa vào nhà làm bà ớn lạnh. Một cảnh tượng thê lương diễn ra trước mắt : vài tốp người dân nhà quê rách rưới, gầy gò …  lò dò lê bước trên lề. Họ là những người dân quê đến từ các làng mạc lân cận mà ở đó không còn 1 thứ gì có thể ăn được để sống qua ngày.
   Những cánh đồng ngập nước, hoang phế tiêu điều, đã thôi canh tác từ mùa hè năm ngoái. Các giống gia súc đã bị bán đi từ đời nào để mua lấy những loại ngũ cốc thiết thực hơn như ngô khoai sắn, nhưng cũng đã cạn sạch lâu rồi !
   Người dân quê kháo với nhau rằng tại các thành phố lớn, hàng ngày có những địa điểm phát chẩn lương thực cứu đói : họ bám víu vào điều này và bỏ làng quê, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn lũ lượt kéo nhau ra đi. 
   Nhiều người bất hạnh gục chết co quắp dọc theo bên  đường, họ chết vì đói lạnh vì kiệt lực và vì không nhận được chút thức ăn bố thí nào trên đường tha phương cầu thực.
   Hai chiếc xe đóng sơ sài bằng gỗ tạp - do bò kéo, những con vật khốn khổ này cũng gầy trơ xương - chậm chạp đi tới. Trên xe đã có nhiều xác người chết trong đêm mà các phu xe vừa chất lên.
   Thấy có vài thây người nằm cong queo trước cửa tiệm sách, họ dừng lại và mệt nhọc khuân lên xe.
   - Ô kìa … đứa bé con này hẵng còn thở, các ông ạ !
   Một người phu xe hô hoán lên, trong tay ông ta là  con bé chừng 1 năm tuổi. Nó chỉ còn da bọc xương, tím tái vì lạnh và cũng không có chút hơi sức nào để mà khóc la động đậy.
   Những người phu xe khác bao quanh lấy, bàn tán xôn xao, chưa biết phải làm gì ! Con bé này còn sống được là nhờ 2 người đã chết - chắc là cha mẹ nó - lấy thân xác che chắn, ủ ấm cho con mình khỏi bị gió lạnh sương đêm.
   Bà Hoàn đứng trong nhà chăm chú theo dõi câu chuyện. Ngẫm nghĩ 1 lúc, bà bước ra ngoài vỉa hè, nói với mấy người phu xe : 
    - Này các bác, về chuyện đứa bé ấy mà … phiền các bác chịu khó đợi đây một lát. Tôi vào thưa với ông nhà xem sao.
   Một người phu lên tiếng : 
   - Vâng , thế thì bà nhanh hộ cho. Chúng tôi còn phải đi nhiều lượt phố nữa cơ đấy !
   Bà Hoàn năm nay 29 tuổi, chồng là ông Mẫn hơn bà 5 tuổi. Gia đình cả 2 bên đều thuộc hàng trung lưu, khá giả. Họ lấy nhau đã lâu, đi đền chùa khấn vái đã nhiều để được con cầu tự mà chưa được thỏa nguyện.
   Sau khi nghe kể tự sự, ông Mẫn mới ân cần hỏi vợ :
   - Thế mợ định thể nào ?
  - Thế này cậu ạ : hai vợ chồng mình ăn ở với nhau đã chục năm nay mà chưa được mụn con nào. Nay tự nhiên con bé ấy đến trước cửa nhà mình, có lẽ là do giời định cả. Cậu có nghĩ vậy không ?
   - Ừ … à - ông Mẫn trầm ngâm - mình đi cầu khẩn khắp nơi đã lâu, đã nhiều mà chưa thấy linh ứng. Mợ đã nói thế thì con bé này chắc  cũng có duyên với vợ chồng ta đấy. Với lại người Việt mình có câu “ dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người “ mợ nhỉ ? 
   Bàn luận xong xuôi, 2 người ra mở cửa đón lấy đứa bé đem vào nhà. Lúc lấy nước ấm lau rửa cho nó, bà Hoàn thấy có mảnh giẻ buộc ở cổ chân. Tò mò mở ra xem, bà thấy có ít chữ viết nguệch ngoạc : bố Côi mẹ Thà làng Đoài Giáp Sơn Tây. 
   - Cậu ơi … vào mà xem cái này.
   Ông Mẫn cầm miếng vải có ghi lai lịch con bé lên đọc, rồi gật gù :
   - Vậy thì ta đặt tên nó là Đoài cho dễ nhớ. Tôi phải giữ cái này lại, sau này có ai hỏi gốc gác thì mình còn biết để trả lời.
   Thế là từ đó, Đoài may mắn được nhận vào làm con nuôi của ông bà Mẫn Hoàn, đôi vợ chồng giàu lòng nhân ái.
 
                           @@@@@@@@@
 
   Tháng 8 năm 1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ở miền Bắc, Việt Minh phát động cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng tám dành lại chính quyền từ quân đội Nhật.
   Đầu năm 1948 bà Hoàn bất ngờ có thai : đây là tin mừng thật to lớn đối với ông bà Mẫn. Đến cuối năm thì 1 cô con gái ra đời, được đặt tên là Diệu Ân, ơn phúc kỳ diệu. Ông bà Mẫn tin rằng do ăn ở hiền lành nên gặp được những điều tốt đẹp. Đoài có cô em gái tí xíu thì thích thú lắm, cả ngày cứ quấn quít và nựng nịu bé Ân. Ông bà Mẫn thấy thế cũng vui lây, họ hài lòng với sự hoà hợp của 2 chị em : 1 cô con nuôi và 1 cô con đẻ.
  Sau thế chiến, Pháp trở lại Việt Nam. Chiến tranh Đông Dương kéo dài đến năm 1954. Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận hoà đàm và rút quân về nước.
   Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7 cùng năm đó, đất nước Việt Nam bị chia đôi để chờ tổng tuyển cử. Với sự thỏa thuận của 2 bên đàm phán, một cuộc di cư vĩ đại của người miền Bắc vào Nam, và một cuộc tập kết của người miền Nam ra Bắc đã diễn ra cho đến hết tháng 5/1955. ( vi.wikipedia.org )
   Dân tình ở miền Bắc lúc ấy rất hoang mang : những vụ đấu tố địa chủ và cải cách ruộng đất làm người ta lo âu, xôn xao bàn tán. 
   Ông bà Mẫn cũng ở trong tâm trạng này, hai vợ chồng bàn bạc với nhau nhiều lần, do dự không biết nên đi vào Nam hay ở lại với tiệm sách báo.
   Cho đến một hôm kia, nhận được lá thơ của người em trai ông Mẫn ở Sàigòn gởi ra, họ mới liều quyết định. Lá thơ ấy như sau : 
   “ Anh chị kính mến,
   Trước hết chúng em xin chúc gia đình anh chị vạn an. Lâu nay theo dõi tình hình ngoài ấy, chúng em thấy chao đảo và phức tạp lắm. Nhiều người có của, có ruộng nương bị đem ra đấu tố ở khắp nơi trên đất Bắc khiến chúng em lo ngại cho gia đình anh chị.
   Trong Sàigòn này, hai cửa tiệm vải của chúng em may mắn làm ăn phát đạt. Nghĩ đến anh chị, chúng em xin đề nghị : anh chị hãy gom góp vốn liếng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đừng tiếc của mà vào đây làm ăn với chúng em. 
   Chúng em sẽ sang lại cho anh chị 1 tiệm với giá vốn, khi nào anh chị thong thả thì giả lại. Từng ít một cũng được, không thành vấn đề. Miễn sao cho anh em mình được gần gũi để nương tựa lẫn nhau, nhất là về phương diện tinh thần. 
   Lúc này người Bắc mình nườm nượp đến Sàigòn. Cách đây mấy hôm, chúng em có đi đón gia đình ông Cang - anh vợ em - ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ông ta cho biết hàng ngày đều có những chuyến bay chở người di cư mình từ Gia Lâm, Nội Bài, Hải Phòng vào Nam.
   Vậy anh chị hãy suy nghĩ cho kỹ về lời đề nghị chân tình của chúng em mà nhanh chóng tiến hành. Rất mong được gặp lại gia đình anh chị.     Em Minh “
 
                             @@@@@@@@@
 
   Hai tuần lễ trước khi lên đường, tối đó sau khi cơm nước xong xuôi ông bà Mẫn ngồi nơi bàn ăn và gọi Đoài đến nói chuyện. Cô bé  năm nay đã 11 tuổi, được cho đi đến trường học tử tế.
   Ông Mẫn hắng giọng rồi bắt đầu :
   - Cậu mợ có chuyện quan trọng muốn nói với con, con nghe cho rõ đây : mấy tuần nữa cậu mợ sẽ bỏ tiệm sách không buôn bán nữa và sẽ đi vào Nam, rất là xa chỗ mình đang ở … chẳng biết có về lại được không ?
   Ông chăm chú nhìn Đoài, nó cũng nhìn ông đăm đăm với vẻ lo âu. Bà Hoàn thấy thế nên kéo con bé đến gần rồi ôm nó vào lòng.
   - Thật sự thì con không phải là con ruột của cậu mợ… bố mẹ  con mất đi khi con còn bé lắm chưa biết gì và cậu mợ đã đem con về nuôi. Lai lịch của Đoài cậu vẫn còn giữ lại đây. 
   Ông Mẫn đưa cho nó xem miếng vải  đã ngả sang màu cháo lòng. Bà Hoàn nhìn ông gật gù như bằng lòng với những điều chồng bà vừa nói. Con Đoài thì hai mắt mở to thao láo, nó ngạc nhiên tột độ trước sự tiết lộ về thân thế mình, nó hết nhìn ông lại ngước lên nhìn bà.
   - Hôm nay cậu mợ muốn biết ý định của con. Nếu con  muốn, thì cậu mợ sẽ thu xếp để đưa con về quê quán  … tìm xem có còn ai là họ hàng thân thuộc không ? Rồi thì tuỳ theo quyết định của con và của cả họ nữa … con có thể ở lại đấy với họ.
   Con Đoài bỗng giẫy nẩy lên trong lòng bà Hoàn, nó nghẹn ngào : 
   - Không … không, con chỉ muốn ở với cậu mợ thôi, con chẳng muốn ở với ai khác. Con thương cậu mợ lắm, nhất là em Ân. Cậu mợ có thương con thì đi đâu cho con đi cùng … sau này con còn lo cho cậu mợ.
   Hai ông bà đưa mắt nhìn nhau, có lẽ cảm động vì lời lẽ đầy tình cảm của đứa trẻ thơ ngây. Bà Hoàn chậm rãi vuốt tóc Đoài, âu yếm nói : 
   - Ừ thôi thì con cứ ở với cậu mợ như cũ. Cậu mợ đi đâu cũng dẫn 2 con theo … thế nhé ? 
    - Thôi, con đừng khóc nữa - ông Mẫn trấn an nó -  cậu mợ cũng rất thương con. Rồi mình sẽ đi chung cả với nhau.
   Con Đoài sung sướng ôm chặt lấy bà mẹ nuôi hiền hậu, tuy cười nhưng 2 mắt vẫn còn đỏ hoe.
    - Ân ơi, ra đây cậu mợ bảo.
   Bé Ân đang chơi búp bê ở gần đấy, nghe gọi nên lon ton chạy lại đứng bên bố. Ông Mẫn vắn tắt kể lai lịch Đoài, Ân chỉ hiểu một cách lờ mờ. Đối với nó … điều mong muốn nhất chỉ là có chị Đoài để mà chơi với.
   - Chị Đoài đừng đi đâu hết. Chị là chị của em mà, em thương chị  nhiều lắm chị ơi.
    Đoài trườn ra khỏi lòng bà Hoàn, bước đến ôm chầm lấy Ân :
   - Chị cũng thương em nhiều … chị sẽ ở mãi với em.
 
 
                               @@@@@@@@@@j
 
   Thấm thoát 10 năm trôi qua, tiệm vải của ông bà Mẫn ở đường Huỳnh Thúc Kháng gần chợ Bến Thành tuy nhỏ nhưng buôn may bán đắt. Bảng hiệu Thịnh Phát vẫn giữ như hồi ở Hà Nội, hai chữ này có vẻ hợp với công việc làm ăn của hai vợ chồng.
 
   Khi Đoài đã hoàn tất bậc trung học và có bằng tú tài toàn phần cô không tiếp tục học lên cao. Bà Hoàn có hỏi lý do tại sao Đoài không muốn vào đại học thì cô dịu dàng thưa :
   - Mợ ạ, con có học lên nữa cũng chẳng ích lợi gì ! Con muốn ở nhà đỡ đần công việc cho cậu mợ và như thế mình đỡ phải thuê người. 
   - Con còn trẻ, tương lai còn dài … ở mãi với cậu mợ buồn chết.
   - Không, con chẳng buồn gì cả. Con lại thấy lòng mình nhẹ nhàng và sung sướng lắm.
   Ông bà Mẫn được Đoài lo việc giấy tờ sổ sách, khi cần lại ra đứng trông tiệm và nhất là không phải bận tâm việc chợ búa bếp núc nên được thảnh thơi nhiều. Ông nói đùa với Đoài :
   - Sau này con đi lấy chồng thì nhà mình sẽ mất đi một tay đắc lực lắm đấy.
   Đoài tủm tỉm cười nhưng cả quyết :
   - Không đâu cậu ơi, con chẳng lấy chồng đâu … chỉ gây thêm nợ mà thôi ! Con thích ở mãi với cậu mợ.
   - Con nói lạ chửa ? Con gái lớn thì phải đi lấy chồng chứ. Cậu mợ đâu có buộc con phải theo mãi đâu ?
   - Vâng, thế nhưng con vẫn cứ thích bám lấy cậu mợ - Đoài bông đùa - mai sau cậu mợ già yếu thì con còn lo cho cậu mợ nữa chứ.
   - Cái con này đến thật là hay. Ông Mẫn trách yêu.
 
                         @@@@@@@@@@
 
   Phần Ân thì sau khi xong trung học, cô tiếp tục lên đại học theo ngành dược khoa. Những năm cuối cùng Ân quen được với Trung, anh 1 người bạn gái học cùng năm cùng trường.
   Trung làm kế toán trong 1 nhà băng lớn ở ngay tại SàiGòn. Là con út còn lại trong gia đình đã có 2 anh trai đang tại ngũ nên Trung không bị động viên, được hoãn dịch vì lý do gia cảnh.
   Tâm tính hai người hợp nhau, lại hay gặp gỡ nên đâm ra quyến luyến. Họ định sẽ lấy nhau khi Ân ra trường. Gia đình Trung có nhờ người mai mối đến nói chuyện với ông bà Mẫn. Thấy Trung là người có ăn học, lại có công việc vững vàng và gia thế  đàng hoàng tử tế nên ông bà đã vui vẻ chấp thuận gả con gái cho.
   Mọi chuyện cứ như thế diễn tiến một cách lớp lang thứ tự. Ân thi đỗ ra trường năm 1973, đầu năm 74 ông bà Mẫn mở cho cô 1 tiệm thuốc tây nhỏ bên Khánh Hội. Đến giữa năm này thì đám cưới Ân Trung được tổ chức chu đáo và trọng thể tại 1 đại tửu lầu trong Chợ Lớn.
   Những tưởng rằng cuộc đời sẽ tươi đẹp mãi với toàn gia đình ông bà Mẫn, thế nhưng biến cố tháng 4/1975 đã đảo lộn, đã làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của họ.
   Qua mấy lần đổi tiền và đợt đánh tư sản mại bản, tài sản ở mặt nổi của ông bà Mẫn tiêu tan. Bà Hoàn nhờ cẩn thận lo xa nên còn cất giữ được ít chục cây vàng mà không ngờ sau này có lúc dùng đến. 
   Thời cuộc bấp bênh nên ông bà chẳng thiết buôn bán gì nữa ! Vải vóc cứ lần lượt đội nón ra đi để đổi lấy miếng ăn hàng ngày và rồi cạn kiệt. Pharmacie của Ân cũng lâm vào tình cảnh tương tự :  Sàigòn thay đổi chính quyền ít lâu thì Trung từ từ đem thuốc tây ra bán tẩu tán ở chợ trời để 2 vợ chồng sinh sống. Ngân hàng nơi anh làm việc đã không còn hoạt động nữa. Sau đó lấy cớ đóng cửa tiệm, họ đem số thuốc còn lại hiến tặng cho trụ sở chính quyền phường khóm.
 
                                  @@@@@@@@@@
 
   Đầu năm 1977 bé Lâm con của Ân Trung ra đời. Hai vợ chồng quyết định có con lúc đó vì Ân đã 29 tuổi, đồng thời họ có lý do để nài nỉ xin trì hoãn việc đi kinh tế mới.
   Qua năm sau, ý định vượt biên đến với Ân Trung;  ông bà Mẫn và Đoài cũng đồng tình ra đi với  họ. Bán căn nhà bên Khánh Hội, 2 người dọn về ở chung với cha mẹ để tiện bề tính toán. Tiệm vải đã dọn dẹp trống trơn, có đủ chỗ tạm trú cho mọi người. Tình cờ Đoài trở thành vú em của bé Lâm vì cha mẹ nó hay phải chạy đôn đáo ngoài đường tìm lối thoát. Ân Trung thường thân mật gọi Đoài là u già, vắn tắt hơn là u Đoài, rồi cái tên ưu ái này gắn liền mãi mãi với cô.
   Qua nhiều phen dò tìm, đến tháng 3 năm 1979 Trung bắt được 1 mối manh khả dĩ tin tưởng được. Đây là lối ra đi theo diện bán chính thức người Hoa hồi hương, người lớn phải trả 12 cây vàng còn con nít thì phân nửa. Phí tổn này bao gồm dịch vụ làm giấy tờ tuỳ thân giả Hoa kiều và chuyến đi 1 chiều đến Nam Dương.
   Một sáng cuối tháng tư, 6 người của gia đình ông Mẫn âm thầm di chuyển đến xa cảng Phú Lâm. Ở đây họ lên xe đò xuôi về Rạch Giá, 1 tỉnh miền Tây của Nam phần nơi có nhiều kênh đào chằng chịt. Tập trung trong 1 căn nhà rộng rãi ở đó mấy hôm cho đến khi mấy tay chủ chốt cho biết đã gom đủ người, họ được đưa xuống ghe nhỏ và chở ra Bàu Láng. Nơi đây đã có 1 chiếc ghe khá to và vững chãi với đầy đủ dụng cụ đi biển chờ sẵn.
   Họ lên ghe sau khi công an biên phòng đã điểm danh và kiểm tra giấy tờ. Không ai bị làm khó dễ vì tiền phí và cả tiền mãi lộ đã nộp đầy đủ. Ra đi theo lối này tương đối dễ dàng, có nhiều hy vọng để đến đích nếu không bị bão và thời đó hải tặc chưa lộng hành nhiều.
   Trên ghe lớn, người ta thấy mấy bao gạo cùng nhiều bi đông nước uống chất đống. Thâm ý của mấy tay đầu nậu chủ thầu là khi tới được đảo nào đó của Nam Dương, chúng sẽ thả 1 số người vượt biên xuống rồi tiếp tục cuộc hải trình đến Úc châu.
   Người ta ngồi bó gối, san sát nhau chật cứng ghe và không được cho ăn uống gì hết trong 2 ngày 2 đêm trên biển. Họ còn ngoi ngóp là nhờ chính chút thức ăn nước uống mang theo ! Ai không có thì xin xỏ hoặc phải chịu đói khát, phó thác cho trời.
   Đến sáng sớm ngày thứ 3, ghe cập vào đảo Trengganu của Nam Dương. Đoàn người vượt biên được nhận vào trại tạm cư của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ở đây ăn uống cấp phát chỉ nhỏ giọt như cầm hơi mà thôi. Nhiều người có vàng mang theo phải đổi 1 chỉ để lấy 3 gói mì tôm của dân bản xứ mà bồi dưỡng.
   Hai tuần trôi đi, gia đình ông Mẫn bốc thăm trúng trại Pulau Bidong của Mã Lai. Trại này lớn và có tổ chức khá quy củ. Họ lên đường bằng tàu biển Nam Dương ngay hôm sau.
   Trại đảo Pulau Bidong về sau còn được người vượt biển đổi tên thành Buồn Lâu Bi Đát. Buồn Lâu là vì nhiều trại viên phải kéo dài cuộc sống tạm bợ nơi đây : họ bị liệt kê vào thành phần rác, với lý do không có một quốc gia nào gọi lên phỏng vấn để tiếp nhận. Còn Bi Đát là do có những hoàn cảnh đau thương thê thảm của nhiều thuyền nhân không may gặp phải hải tặc trên con  đường đi tìm một ngày mai tươi sáng.
   Đến đảo, là dược sĩ - có kiến thức về thuốc men - Ân xin gia nhập vào đoàn y tế, phụ trách tủ thuốc và làm các công tác thiện nguyện khác dưới sự chỉ huy của bà bác sĩ Stéphanie trưởng đoàn Hồng Thập Tự phân bộ Bỉ.
   Bà bác sĩ này còn là thành viên của phái đoàn Cao Uỷ trú đóng nơi đây để phỏng vấn, xét đơn và phân phối người tị nạn đến các quốc gia đón nhận.
   Một ngày đẹp trời, Stéphanie  cho gọi Ân Trung lên văn phòng nói chuyện. Bà ta cho biết chính phủ Bỉ chấp thuận đợt đầu tiên 10 gia đình người tị nạn Việt Nam vào nước họ. Vì có cảm tình với Ân, Stéphanie ra sức thuyết phục 2 vợ chồng nhận lấy cơ hội này. Bà còn trấn an họ rằng với sự quen biết rộng rãi của bà ở Bỉ, bà sẽ gởi gấm gia đình vào những nơi có bàn tay và tấm lòng rộng mở, sẵn sàng giúp đỡ họ trong bước đầu định cư.
   Trở về lều trú ẩn, mọi người bàn bạc với nhau. Ông Mẫn, Ân Trung và Đoài  sẵn có chút vốn liếng về tiếng Pháp nên khả năng hội nhập vào vương quốc Bỉ tương đối dễ dàng. Hơn nữa bé Lâm mới hơn 2 tuổi, không thể để lâu trong tình trạng tạm bợ của trại đảo và nhất là sự hứa hẹn của bà Stéphanie đã vẽ ra cho họ 1 viễn cảnh tươi đẹp ở ngày mai.
 
                       @@@@@@@@@
 
   Đoàn tị nạn Việt Nam đến Bỉ vào giữa tháng 8 năm 1979. Họ được đưa đến 1 trung tâm tạm cư của hội Hồng Thập Tự ở quận Laeken nằm về phía bắc của thủ đô Bruxelles. 
   Chỉ 2 tuần sau là nhóm Ân Trung được 1 họ đạo Công giáo đứng  ra bảo trợ. Một gia đình thượng lưu Bỉ - có quen thân với bà Stéphanie - đưa họ về trú ngụ trong 1 căn nhà rộng rãi. Căn nhà khang trang này ở quận Jette kế cận quận Laeken, gồm 3 phòng ngủ và đầy đủ các tiện nghi căn bản của 1 xứ Âu châu văn minh tiến bộ. Ân Trung 1 phòng, ông bà Mẫn Hoàn 1 phòng, u Đoài và bé Lâm 1 phòng. Sau này họ được biết tất cả các gia đình khác trong  đoàn tị nạn tháng 8/1979 đều được phân phối chỗ ở tử tế.
   Ông bà bảo trợ ân cần cho họ biết rằng tiền thuê nhà, cùng các chi phí về điện nước ga sẽ được họ tài trợ cho tới khi Ân Trung  tìm được công ăn việc làm có lương bổng.
   Trong khi chờ đợi, mỗi đầu người được quỹ xã hội trợ cấp 1 số tiền để mua sắm lặt vặt và ăn uống. Họ cũng được dẫn đến kho quần áo của Hồng Thập Tự để chọn lựa đem về dùng.
   Những gia đình khác trong họ đạo lo chuyện đi tìm công việc cho nhóm Ân Trung nói riêng và cả đợt tị nạn nói chung. Ở thời điểm này, nền kinh tế của nước Bỉ còn phồn thịnh do đó chỉ đến tháng 10 là Trung được giới thiệu vào làm trong 1 nhà băng. Anh phụ trách sắp xếp các hồ sơ và được 1 nhân viên lớn tuổi theo kèm trong việc kế toán. Ân thì tiếp tục nghề cũ : cô được 1 pharmacie ở trung tâm thành phố thu nhận. Ông bà Mẫn đã lớn tuổi, quá date lao động nên đành phải ở nhà. U Đoài cáng đáng việc trông nom bé Lâm và phụ trách chuyện đi chợ nấu ăn với bà Hoàn.
   Tối tối u Đoài còn chịu khó đi làm phụ bếp cho 1 tiệm ăn Thái Lan cách nhà vài ba dãy phố. U nói với bà Hoàn :
   - Tiền con đi làm kiếm được thì để dành đó thôi. Tiêu pha thêm thắt vào chợ búa chẳng bao nhiêu. Lúc nào cậu mợ, cô cậu Ân Trung cần đến thì cứ dùng.
   Mỗi dịp Tết ta, u lại kín đáo đưa cho ông bà Mẫn một món tiền. Ông bà cảm động lắm vì lại có dịp gởi về biếu ông Minh, em trai ông Mẫn vẫn còn ở Sàigòn, như 1 cách để trả ơn cho gia đình họ … đang trong cảnh khó khăn. Chỉ sau này khi 2 ông bà Mẫn xin được tiền trợ cấp cho người già thì họ mới thôi không nhận tiền viện trợ của u Đoài nữa.
   Số tiền dành dụm được của u đã đóng góp vào tiền đặt cọc mua nhà trả góp của Ân Trung 7 năm sau đó. Căn nhà mới này cũng ở quận Jette và rộng rãi hơn căn nhà thuê. Nhà có ga ra ở lối đi vào, và 1 mảnh vườn xinh xắn. Gồm 4 phòng ngủ : 2 phòng áp mái dành cho u Đoài và Lâm, ở tầng 1 thì Ân Trung 1 phòng và ông bà Mẫn phòng còn lại.
   Có vườn ông Mẫn đâm ra say mê với thú chơi cây cảnh bonsai : mùa hè thì loay hoay ngoài vườn, mùa đông thì lục đục trong cái nhà để xe mà Trung đã tân trang thành phòng chứa đồ và đóng kệ cho ông Mẫn chất đầy chậu kiểng.
   Bà Hoàn cũng nhờ miếng vườn mà có thú tiêu khiển : bà chăm chút mấy cây rau thơm, bận rộn với mấy cây ớt cây cà chua … nhờ vậy mà cảnh về chiều của 2 ông bà bớt phần ảm đạm.
   Trong một lúc thảnh thơi, bà tâm tình với Đoài và Ân Trung :
    - Cậu mợ qua mấy phen bôn ba … từ Bắc vào Nam, lại biệt xứ ra đi … bao nhiêu công lao để có chút tài sản. Thế mà cuối cùng rồi cũng mất hết, trắng tay ! Trông thấy các con đầm ấm sum vầy là niềm vui của cậu mợ lúc tuổi già xế bóng.
 
   Lâm lúc này đã sắp xong tiểu học, u Đoài ngoài việc đưa đón còn trở thành cô giáo kèm trẻ : u kiểm soát bài vở của Lâm và giúp cậu giải quyết những bài toán đố hóc búa.
  U vẫn tiếp tục đi làm phụ bếp ban tối, lúc rảnh rang u chịu khó  trau giồi vốn liếng Pháp văn và tự xoay sở trong việc giao tiếp với xã hội bên ngoài. 
   Nghe gọi là u thì có vẻ quê mùa nhưng u Đoài tân tiến lắm : u đi học lái xe hơi, thi rớt thực hành lần đầu nhưng u đã đậu ở lần thi thứ 2 và có bằng lái  do bộ giao thông của Bỉ cấp phát đàng hoàng. U có mua 1 chiếc xe cũ để tiện việc đưa đón Lâm, đưa ông bà Mẫn đi chợ xa, đi khám bệnh và đi thăm các nhà vườn. 
   Trong phòng Đoài còn trang bị máy truyền hình và cả máy CD  để nghe nhạc. Khi còn ở Sàigòn, Ân và Đoài có cùng sở thích : họ hay nghe nhạc của các nhạc sĩ tiếng tăm với tiếng hát của các ca sĩ thành danh thuở đó. 
    “ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, em có bao giờ em nhớ thương “ ( Đôi mắt người Sơn Tây. Thơ Quang Dũng. Phổ nhạc Phạm Đình Chương )
   Bản nhạc này được Đoài đặc biệt ưa thích. Mỗi lần nghe trở lại là Đoài ngậm ngùi cho cha mẹ, những người mà cô sẽ không bao giờ biết mặt, và tưởng tượng về nơi quê cha đất tổ giờ đã xa cách nghìn trùng.
 
                           @@@@@@@@@@@
 
   Lâm còn nhớ 1 kỷ niệm khó quên về u Đoài : năm ấy cậu đang học năm cuối tiểu học. Một chiều tan lớp, cậu đứng trước cửa trường chơi gameboy đợi u Đoài đến đón. Từ đâu có 2 thiếu niên khác đi trờ tới dùng vũ lực định giựt lấy món đồ chơi. Lúc giằng co xô xát, Lâm yếu thế sắp thua quỵ đến nơi thì vị cứu tinh u Đoài vừa kịp tới. U bóp bóp còi  inh ỏi, tung cửa xe chạy ào tới chỗ ẩu đả miệng hô hoán ầm ĩ. Một thằng côn đồ trong bọn thoi trúng mặt làm u Đoài ngã sõng soài trên nền xi măng. Vài chiếc xe hơi bị ùn tắc sau xe u Đoài, người trong xe ngó nhìn quang cảnh ấy khiến 2 tướng này ba chân  bốn cẳng tháo chạy, bỏ lại 2 nạn nhân xơ xác tả tơi. Vết bầm tím trên mặt u Đoài kéo dài hàng tuần lễ  làm Lâm áy náy suốt thời gian này. Sau trận ấy, cậu càng gắn bó thêm với u và tình cảm càng đậm đà thắm thiết.
   Vào những dịp hè, đôi bận gia đình ông Mẫn đã trở về Việt Nam. Gia đình ông Minh, em trai ông Mẫn, và cha mẹ của Trung vẫn còn ở SàiGòn.
   Gặp lại nhau, đôi bên mừng mừng tủi tủi. Ông Mẫn tâm sự với em :
   - Chú ạ, thời thế khiến cho anh em mình cuối cùng phải sống xa nhau, chúng tôi vẫn buồn mỗi lần nhớ đến vợ chồng chú nhưng còn biết làm sao ! Bây giờ chúng tôi đã già yếu chỉ còn nương cậy vào các con. Vả lại an sinh xã hội bên nước người ta quá tốt, cho nên chúng tôi không có lựa chọn nào khác.
   Trung gặp lại cha mẹ già, ông bà vui mừng lắm nhất là bà mẹ … cứ nắm níu mãi bàn tay con trai.
   - Gặp lại các con mạnh khỏe mẹ rất sung sướng. Mai đây các con đi về mẹ lại nhớ … lại khóc thương ! 
   Đoài có ý muốn được đi thăm quê quán cha mẹ ngoài Bắc, mọi người nhiệt tình tán thành đi theo cô.
   Làng Đoài Giáp vẫn còn ở thị xã Sơn Tây nơi mà lai lịch cô ẩn hiện lờ mờ. 
   Mây trắng ngàn năm vẫn bay qua đây. Đoài chỉ 1 lần ngang qua và dù chỉ 1 lần, cô cũng đã có nơi để mà thương mà nhớ. Lúc hoàng hôn, Đoài lang thang trên những con đường nhỏ hẹp mà thả hồn mình vào những cơn mộng mơ diễm ảo.
   Ngày lên đường trở về Bỉ, mỗi người trong bọn họ trầm ngâm đeo đuổi ý nghĩ riêng tư. Lúc tiễn đưa nhau ở phi trường, ông Minh bùi ngùi nắm tay anh trai : 
   - Chẳng biết anh em mình có còn gặp lại nhau nữa không ? Dịp này gặp lại anh chị là vợ chồng tôi mãn nguyện lắm rồi … thỉnh thoảng tin về cho chúng tôi với nhé …
 
                            @@@@@@@@@@
 
   Năm 2000, Lâm nay đã là thanh niên, anh theo học năm cuối ban kỹ sư điện cơ ( électro-mécanique ) ở đại học Bruxelles.
   Sức khỏe ông Mẫn suy sụp nhiều. Những năm về sau, ông đi đứng khó khăn chỉ lẩn quẩn trong phòng. Bà Hoàn thì di chuyển chậm chạp lại hay quên nên chuyện chăm sóc ông Mẫn, Đoài tự ý nhận lấy. U lo cho ông miếng ăn giấc ngủ, kê luôn giường trong phòng ông bà để tiện theo dõi thuốc men và việc vệ sinh cho ông nữa.
   Có đêm ông thều thào kêu khát nước. U Đoài nghe được trong giấc ngủ chập chờn, vội vã mang ly nước ấm đến rồi đỡ ông ngồi dậy uống. Ông mệt nhọc nhìn u, trong vùng tối mờ mờ, Đoài thấy ánh mắt ông tràn ngập tình thương. 
   Ký ức chợt ùa về trong tâm tư Đoài và dừng lại ở đoạn năm xưa, một buổi tối trước khi di cư vào Nam. Ông Mẫn đã nhìn Đoài cũng với đôi mắt hiền từ đầy ắp thương yêu ấy. Dư âm câu nói đêm đó lại trở về … “ cậu mợ cũng rất thương con. “
   Ông Mẫn mất trong một cơn đột quỵ tim bất thình lình. Ông ra đi thật chóng vánh, thân xác không bị hành hạ nhiều : đó cũng là cái phần phước của ông, gia đình cũng không phải khổ tâm nhìn thấy người thân trong cảnh đau đớn đoạ đày.
   Bà Hoàn từ khi chồng không còn nữa bỗng trở thành ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, lặng lẽ như chiếc bóng mờ trong nhà và hay lẩm nhẩm niệm Phật trước bàn thờ ông Mẫn.
   Bà quên hẳn cái thú trồng rau và cũng chẳng tha thiết gì với bếp núc nữa. U Đoài  trở thành bầu bạn với bà trong những tháng năm còn lại. Mùa ấm thì Đoài đưa bà đi chùa, đi dạo công viên, đi thăm các ông bà bạn của đợt tị nạn năm xưa. Mùa lạnh thì Đoài đọc truyện Tự Lực Văn Đoàn cho bà nghe, đón đôi ba người bạn già của bà về nhà nấu mấy món chay, đọc kinh niệm Phật. 
   Không phải là Ân muốn bỏ mặc cha mẹ mình cho u Đoài chăm sóc, nhưng là vì trong đoạn đời cô lúc đó có nhiều chuyện không may : pharmacie mà Ân đang làm việc bị 1 đại công ty dược phẩm mua đứt : họ cho người trẻ tuổi nghỉ việc, chỉ giữ lại ông dược sĩ già kiêm luôn nhiệm vụ quản lý tiệm và Ân. Nếu đuổi Ân thì theo luật lao động họ sẽ phải bồi thường 1 số tiền khá lớn, vì thâm niên công vụ của cô. Áp lực nặng nề của công việc khiến Ân mắc phải căn bệnh thời đại có tên gọi là “ burn out “. Tâm thần cô trở nên bất ổn, vui buồn nóng giận thất  thường nên Đoài tình nguyện cáng đáng việc nhà, luôn cả việc chăm lo cho ông bà Mẫn.
 
                             @@@@@@@@@@
 
   Thời gian … ôi thời gian ! Thoắt cái Lâm đã 36 tuổi. Cậu đã qua nhiều cuộc tình nhưng chẳng có cô gái nào dừng lại dài lâu trong đời. Vì công việc, sở làm của cậu - 1 công ty lớn có tầm vóc quốc tế - hay gởi Lâm đi làm công vụ dài hạn ở các nước ngoài. Các cô bạn gái không thích ở trong tình trạng chờ đợi nên kết cuộc thường là chia tay.
   Một đêm hè, bà Hoàn bị ngã lúc trở dậy đi vệ sinh. U Đoài - lúc này đã ở hẳn trong phòng bà - thấy việc chẳng lành, u tức tốc gọi xe cứu thương đưa bà vào bệnh viện cấp cứu. 
   Bà mất ngày hôm sau vì xuất huyết não lúc té đầu đập vào tường. Tro bụi của bà được rải cùng chỗ ông Mẫn lúc trước.
   Sau đám tang, u Đoài hụt hẫng mất mấy hôm. Mỗi ngày chỉ ăn đúng bữa tối và lên chùa đều đặn để làm công quả.
   Một tuần lễ sau, với  gương mặt hốc hác và hai mắt quầng thâm mất ngủ, u xin nói chuyện với Ân Trung. An tọa trong ghế sa lông, u nhìn Ân Trung một lúc lâu như để đắn đo về câu chuyện muốn nói. Cuối cùng u mở lời : 
   - Mấy đêm nay u nằm suy nghĩ về cậu mợ, về cô cậu … và hôm nay u xin được bày tỏ : như cô cậu đã biết … cậu mợ đã đem u về nuôi từ tấm bé, cho u ăn học thành người tử tế. Tuy không phải công ơn sinh thành nhưng ơn nghĩa ấy cũng thật quá to tát với u. Nay cậu mợ đã mãn phần …
    U đưa tay lên chùi nước mắt, rồi nghẹn ngào :
   - Nay cậu mợ đã mãn phần, u xin cô cậu cho u nấn ná ở lại ít lâu  để hương khói cho vong linh cậu mợ được ấm áp … xong xuôi rồi thì u sẽ ra riêng, không để phiền hà cho hai vợ chồng đâu.
   - Ấy chết … sao u lại nói thế ? Ân hốt hoảng. Chị em mình bao năm vui buồn vất vả sung sướng có nhau, nhà này là nhà của chị em mình mà ! Cả 1 đời u chăm nom cho cậu mợ, cho con em … rồi lại đỡ đần biết bao nhiêu là công việc trong nhà … làm sao mà tụi em nhẫn tâm để u ra đi thế được ! Không, u sẽ ở đây mãi mãi với tụi em.
    Trung vội tiếp lời vợ : 
   - Đúng đấy u Đoài ạ , chúng tôi đã xem u như ruột thịt … sống chung với nhau từ lúc mới sang đây. Căn nhà này u bỏ công bỏ của vào nhiều lắm, thì có lý nào tụi tôi đành lòng để cho u bỏ ra đi được. Xin u ở lại đây với tụi tôi cho ấm cúng lúc tuổi về chiều chứ.
    - Nay mai  Lâm nó lấy vợ có con biết đâu lại chẳng có lúc nhờ u trông nom hộ ?
     Câu nói này của Ân cốt chỉ để làm buổi nói chuyện bớt căng thẳng nhưng lại đúng vào tâm tính yêu trẻ của Đoài. U mỉm cười  : 
   - U thật cảm ơn hai vợ chồng đã có lòng tốt với u. Mai này cậu Lâm có con, u chạy qua chạy lại với cháu cũng vui. 
 
                             @@@@@@@@@@@@
 
     Lâm gặp Sandra - 1 cô giáo người Bỉ gốc gác Tây Ban Nha - trong 1 buổi triển lãm tranh nghệ thuật ở Paris. Họ gần gũi nhau dễ dàng nhờ vào những câu nói với từ vựng đặc biệt - chỉ có nơi dân Bỉ - khi đứng xếp hàng chờ vào cửa. 
    Ít lâu sau, anh xin từ nhiệm nơi sở cũ và nhận 1 việc khác ít lương hơn - không phải đi công tác xa nhà - ở hãng mới ngay tại Bruxelles. Công việc này cho phép Lâm có nhiều cơ hội gặp gỡ Sandra. Qua một năm quen biết họ thuê nhà sống chung. 
    Ở bên Tây phương, trai gái dễ dàng dọn về ở với nhau, đám cưới nhiều khi chỉ được coi là hình thức. Đa số tùy theo đôi trẻ quyết định, chúng đặt đâu cha mẹ ngồi đó !
    Thế nhưng Sandra và Lâm thích làm 1 cái lễ nho nhỏ để có dấu ấn một ngã rẽ quan trọng trong đời.
    Lễ cưới 2 người được tổ chức giản dị : họ lấy hẹn với quận hành chánh vào 1 sáng thứ bảy . Ông quận trưởng đọc dăm ba câu thông lệ, bà thơ ký mời 2 người nhân chứng - Trung đại diện đàng trai, mẹ Sandra đại diện đàng gái - lên ký vào sổ bộ. Cô dâu và chú rể đeo nhẫn cho nhau trong tiếng vỗ tay của 2 gia đình khoảng chục người hiện diện. Họ ra công viên chụp hình kỷ niệm, và tới tối chục người này tụ họp lại ở nhà Ân Trung ăn cơm gia đình với chiếc bánh cưới khiêm tốn chỉ có 1 tầng.
    Ân Trung, cả   Đoài nữa được gia đình Sandra rất mến chuộng vì sự thành thật và đơn giản của họ, nhất là các món chả giò và bún nem nướng của Đoài đã hoàn toàn chinh phục mọi người trong gia đình cô giáo Sandra qua mấy lần gặp gỡ ăn uống.
     Rồi thì nhóc Dany ra đời, mang lại sự thích thú cho ông bà nội nó và cả u Đoài nữa. Nó kết u Đoài lắm  vì u chiều chuộng và  hay giấm giúi cho nó cái kẹo cái bánh. Lại chịu khó kể chuyện cổ tích, mặc dù nó không hiểu gì nhiều … u chăm sóc cu cậu mỗi khi vợ chồng Lâm Sandra bận việc vắng nhà và những hôm nó bị bệnh không  đi nhà trẻ.
 
                                 @@@@@@@@
 
   Khi những chuyện bất ngờ, không tưởng xảy ra thì người ta thường gán cho đó là định mệnh. 
    U Đoài mất đi vào mùa hè 2020 trong cơn hoành hành lên cao điểm và khốc liệt của đại dịch Covid ở Âu châu. 
    U nằm liệt giường cả ngày trong phòng cho đến khi Ân phát giác ra cơn sốt cao độ của u. 
    U đắm chìm vào hôn mê trong nhà thương và mấy hôm sau vĩnh viễn không bao giờ trở dậy.
    U ra đi nhẹ nhàng thanh thản như làn khói của một nén hương vừa tàn lụi. Cũng thật nhanh chóng như ông bà Mẫn, những con người này dường như được miễn trừ nỗi đau thân xác khi phải lìa bỏ cuộc đời bù lại  cho sự hiền hoà tốt lành của họ khi còn nơi trần thế. 
     Đám tang u Đoài chỉ vỏn  vẹn 5 người : vợ chồng Ân Trung, Sandra Lâm và thằng Dany, cục cưng dễ ghét của u  Đoài.
      Khó khăn và vất vả lắm Ân Trung mới xin được ít tro của u đem về rải cùng nơi với ông Mẫn bà Hoàn. Giờ đây họ đã sum họp bên nhau trong một cõi mà người ta đặt tên là vĩnh hằng, cực lạc.
 
                                      Tháng 11/2023 .  Trủy Thủ
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2023 20:25:49 bởi Thanh Vân >
#1
    Thanh Vân 03.12.2023 20:26:44 (permalink)
    U Đoài
    Đã được mang vào thư viện
    Cảm ơn và chúc tác giả luôn an, vui
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9