Từ Quốc Âm - MacDung

Tác giả Bài
macdung
  • Số bài : 237
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.03.2010
Từ Quốc Âm - MacDung - 16.12.2023 04:14:52

Từ Quốc Âm
 
_________
 
 
Theo cách gọi như hiện nay từ Hán – Việt chiếm khoảng 60 – 70% trong kho từ vựng Tiếng Việt – Một tỷ lệ quá lớn đến độ gạt nhóm từ này ra tức là hủy hoại công sức ngàn năm của tiền nhân kể từ giai đoạn Bắc thuộc. Trong giai đoạn bị đô hộ đó, vì không muốn bị đồng hóa với văn hóa Trung Hoa cổ, người Việt xưa đã nghĩ ra cách vay mượn âm phương ngữ của nhiều nơi hình thành ra cách phát âm độc nhất vô nhị khi đọc chữ Hán. Như vậy, nếu xét từ giai đoạn trước khi chữ quốc ngữ ra đời, rõ ràng từ Hán – Việt như ngày nay vẫn gọi chính là Quốc Âm của người Việt Nam.
Các học giả và nhiều nhà ngôn ngữ học trước năm 75, vì muốn minh bạch nhóm từ Hán – Việt có nguồn gốc từ âm phát khi đọc chữ Hán cổ, thống nhất cách gọi cho đến ngày nay. Cách gọi này được đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu tiểu học, trung học, các trường cao đẳng và đại học chuyên nghiệp.
Chữ viết là hệ thống ký hiệu dùng để ghi âm. Nếu nhìn vào chữ, phát âm, chính là Âm Đọc và âm đọc này cũng là Âm Nói khi giao tiếp của hầu hết ngôn ngữ trên thế giới. Như vậy khi quốc ngữ ra đời, ghi lại Âm Đọc của người Việt xưa khi đọc Hán tự, rõ ràng cách gọi chính danh phải là Từ Quốc Âm chứ không thể nào là Từ Hán – Việt được! Chữ viết là tập hợp nhiều con chữ có nghĩa hoặc bổ sung nghĩa, khi thể hiện trên văn bản thông qua chất liệu nào đó gọi là Từ. Việt Nam khi có quốc ngữ mới có Từ mà quốc ngữ dùng mẫu tự Latinh thì không thể nào biểu kiến cho 8 nét cơ bản của chữ Hán. Như vậy Từ Hán – Việt ở đâu ra!?
Nhiều ý kiến ngày nay cho rằng từ Hán – Việt vốn có nguồn gốc từ chữ Hán nên ra sức triệt tiêu với tinh thần Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt mà quên rằng thông qua chữ quốc ngữ, tàng khố văn học quốc gia đang chứa đựng một di sản đồ sộ của cha ông mà nếu bỏ qua Âm Hán – Việt chúng ta chỉ còn cách đọc các văn bản Hán cổ bằng Âm Trung chứ không còn cách nào khác! Điều nghịch lý nữa, ngay cả người Trung Hoa cũng không dám nhận nhóm từ Hán – Việt là của họ thì tại sao người Việt ta lại vội vàng theo cách “Nát chữ, cạn suy”, đem dâng tài sản máu xương của tiền nhân ngàn năm gìn giữ cho người!? Người Trung Hoa không dám nhận Từ Hán – Việt là của họ vì muốn chứng minh được điều này ít ra 20% -30% dân số phải đọc và hiểu được nhóm từ Hán – Việt như ngày nay vẫn gọi. Muốn nghe, đọc và hiểu được cái gọi là Từ Hán – Việt chỉ duy nhất phải học Tiếng Việt thôi…
Vậy nếu nói Từ, Tiếng Việt không có Từ Hán – Việt, chỉ có Âm Hán – Việt! Mà âm này chỉ duy nhất người Việt đọc và hiểu được thì chính là Từ Quốc Âm. Vậy trong Tiếng Việt có hai Quốc Âm, một âm dùng đọc chữ Hán cổ gọi là Âm Hán – Việt nhưng do nhận thức sai lầm đưa đến cách gọi là Từ Hán – Việt như hiện nay! Âm còn lại dùng đọc chữ Nôm được gọi là Âm Thuần Việt và hai nhóm âm này phải gọi chung là Từ Quốc Âm!
Âm Hán – Việt, theo thời gian đã biến nghĩa, một số đã biến thành âm Thuần Việt và khi có quốc ngữ để ghi lại âm, nó chiếm số lượng cực lớn trong kho tàng từ vựng Tiếng Việt. Đừng nên chính trị hóa con chữ theo cách cực đoan để đánh mất tâm huyết và xương máu tiền nhân nghìn đời đã bảo tồn. Hãy trả cách gọi chính thức nhóm Từ Quốc Âm về đúng vị trí của nó để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc cho thế hệ mai sau. Thay vì tìm cách phát huy về lượng, thông qua các tự điển Hán – Nôm, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự… thì không nên giết chết di sản ngôn ngữ của ngàn năm văn hiến…
 
                                                   Saigon – 11.12.2023
                                                         MacDung
 
 
 
Attached Image(s)

Ct.Ly