TRUYỆN KÝ: VÀNG MÁU
THƠ NGÃ DU TỬ 21.01.2024 08:18:04 (permalink)
Truyện ký:
VÀNG MÁU
 
Nó nghiền ngẫm một quá khứ không mấy sáng sủa của một con người đứng trước cuộc sống đang tưng bừng từng lúc thôi thúc thay da đổi thịt.
Những nhà cao tầng cứ ung dung mọc lên như thách thức với đời, thách thức với không gian xanh của thành phố đang bắt đầu với nhịp điệu sầm uất, sau những năm dài èo uột đói khổ của một thời ‘bao cấp’ khốn đốn đa diện, xe cộ tấp nập, người người áo lụa đang hối hả từng ngày trước cuộc sống, không thấy thành phố mệt mỏi, lúc nào cũng ồn ào năng động. Bất giác nó rùng mình xót xa cho thân phận nửa người, nửa ngợm của mình.
Nổi đau của người bạn cứ ám ảnh mãi theo đời sống của nó, thỉnh thoảng nó nhìn lên cao thở dài có vẻ như chua xót cho những số phận không may, cũng là con người nhưng cái chết không bằng một con chó. Trong hỗn loạn của đồng tiền, nhân nghĩa chưa bao giờ rẻ rúng như hôm nay, mọi việc đều có thể xảy ra – Ngay cả đánh đổi một con người chỉ… vài chỉ vàng.
Khu K, ấy là nơi tập trung những người thất nghiệp đến để tìm đãi vàng. Chỉ công việc đến đấy đã thấy ghê gớm rồi, chống chọi với biết bao hiểm nguy, khổ sở, chưa kể đến mùa mưa nổi gian nan tăng gấp bội lần. Từ chỗ xe đỗ bến vào khoảng gần ba mươi cây số đường rừng ngoằn ngoèo, quanh co phải băng qua nhiều đốc đèo hiểm trở, chưa kể khi gặp bọn cướp cạn mất tính người, chúng lấy sạch dù là dăm ba chục ngàn của những người nghèo khó tìm cái sống trong tận cùng khổ ải và như vậy là họ chẳng còn gì trước khi vào làm ở khu K (nghĩa là chỉ còn bộ đồ dính da) và vào ấy chỉ duy nhất là làm công cho các “Trùm hố” – Tên gọi của người đào đãi vàng với cai thầu, họ có quyền sinh sát bởi có tiền khai quật khu đãi vàng.
Nó buồn buồn, nước mắt dường như đã khô kiệt từ lâu rồi nhưng vẫn long lanh ướt trên gương mặt xương xương và tái méc vì di chứng của các cơn sốt rét rừng hoành hành từ lúc đi tìm đãi vàng, dấu vết của khu K thuở ấy còn lại với kỷ niệm đắng chát nhất không thể nào quên trong cuộc hành trình của đời mình cho sự sống tiếp diễn… Nó chậm rải kể lễ:
Hôm ấy, trời mưa nặng hạt, mịt mù giăng giăng tứ phía, lạnh thấu xương của vùng cao
nguyên vào mùa đông, cách nhau chừng năm sáu mét là không thấy nhau, ai có thực chứng cái lạnh trên xứ sở ấy thì mới thấu hiểu, bằng không thì cho cường điệu quá trớn. Trời tạnh, chúng tôi bắt buộc phải ra hố đào đãi vàng mặc dù trong chúng tôi ai cũng biết nguy hiểm lắm đất dễ sụt lỡ (Việc làm tùy thuộc vào trùm hố), chúng tôi cả thảy bốn người.
Đúng năm giờ rưỡi sáng trời còn âm u mờ mịt, trùm hố đã chuẩn bị bữa điểm tâm bằng vài gói mì tôm loại bao giấy rẻ tiền, ly café đen vài điếu thuốc thơm, xong đâu đó chúng tôi chuẩn bị ‘nhổ neo’ lên đường. Ngoài những vật dụng cần thiết như cuốc, xuổng, mâm đãi vàng…, ông trùm không quên trang bị cho chúng tôi bịch thuốc rê vài lon ghigoz lương thực, mấy bi đông nước cho cả ngày làm. Đường từ láng đến nơi đào hố
khoảng non nửa tiếng đồng hồ đi bộ, chúng tôi đến nơi có vài nhóm đã bắt đầu làm việc. Sau khi giải lao cho một đoạn đường dài bằng điếu thuốc vấn, quá đã làm sao khi trời lạnh mà có những hơi thuốc đậm đà!
- Đây là ‘hợp đồng’ béo đó các chú, ít ra cũng được vài lá (Tiếng ở K gọi là lượng vàng), nếu
may mắn chuyến nầy các chú sẽ dư dã tiền về quê mà bấy lâu nay các chú hằng mong ước, ông chủ  vui vẻ nói.
- Bốn chúng tôi chẳng tỏ điều gì, chỉ gục đầu, chúng tôi không cùng xứ, nhưng cùng chung một hướng là kiếm tiền nuôi thân và nếu còn để phụ giúp gia đình, nổi chờ mong ‘trúng hố’ để về quê như càng ngày càng dài thêm ra. Niềm hy vọng trước khi đào hố để rồi khi xong một hố lại chua xót ngậm ngùi.
Nơi đây, không chóng thì chầy cũng sẽ chết, không chết đói cũng chết rét, chết bệnh, nhưng về ư? – Làm sao có tiền để về khoảng chi phí cho chuyến về vài trăm ngàn sao mà lớn thế, lớn hơn sinh mạng của con người! Khó quá không có cách nào giải quyết ngoài công việc đào hố, đãi đất tìm vàng.
Thế là anh em chúng tôi bắt đầu làm những công việc quen thuộc: Đào đất đãi vàng.
Cơn mưa oan nghiệt lại trút xuống, lầm lủi và lạnh lùng, mặc thế, chúng tôi người đào, người kéo đất, người đãi cứ tuần tự thay nhau nhịp nhàng lắm, người nào cũng ướt sũng , hình như ấy là thử thách của bề trên đối với số phận khắc nghiệt chăng? Đến quá nửa ngày thì hố đất cũng khá sâu, mệt, lạnh và đói, nhưng họ quyết tìm cho được vàng, nhưng mãi đến giờ vẫn không có gì.
- “Thôi, nghỉ đi, lên ăn cơm, tao đói quá rồi,
mầy đốt cho tao điếu thuốc cho đỡ lạnh”. Thật dưới hố nói lên như thế.
- Ừ, thuốc nè hút cho đỡ lạnh rồi lên ăn cơm.
Thành khum tay đốt thuốc đưa xuống cho Thật, nhưng hởi ơi …Tiếng kêu thất thanh từ dưới
miệng hố vọng lên:
- Chết tao rồi bay ơi!
Đất sụp, ấy là tiếng kêu đồng đội sau cùng của Thật!
 
Sau đó thì cuồng nộ của đất ầm ào giận dữ cũng khủng khiếp lắm, tích tắc đã chôn vùi Thật,
con người mà mới đây thôi đã nhờ điếu thuốc cho đỡ cái lạnh. Sự sống và cái chết mong manh từng giây, từng khắc.
Sự hãi hùng, bàng hoàng, ngơ ngác của ba người còn lại… Nhưng lại tiếp tục bắt tay ngay vào việc đào đất lúc trước đào đất để tìm vàng, bây giờ đào đất để lấy xác. Đào đất đãi vàng đã khó, đào đất lấy xác người lại khó hơn, không dám đạp chân mạnh, rủi trúng tổn thương đồng đội, khẩn trương và tích cực cũng non nửa giờ sau mới lấy được xác Thật lên miệng hố.
- Nó còn thở không?
- Đất và nước đã vùi nó trong nửa giờ đồng hồ thì làm gì mà thở được, tuy vậy, cũng hô hấp nhân tạo may ra còn giành giật được với tử thần, trong mảy may hy vọng, nhưng tuyệt nhiên, Thật nằm yên bất động. Bầu trời vẫn âm u, mờ mịt như số phận của nó.
- Thế là hết một kiếp người Thật ạ, với tư cách là người cùng kiếm sống như chính mầy tao chẳng biết gì chỉ cầu xin một điều là nếu có tái sinh hãy vào chỗ khá giả hơn để đỡ khổ. Làm sao anh có thể hiểu người sống như chúng tôi còn phiền muộn đến ngàn lần, thà tao chết quách như mầy cho đỡ tủi…
Cơn mưa vô tình lại trút xuống, nổi điêu tàn lại điêu tàn hơn, thế mà tôi đứng đó hàng giờ trước thi thể bạn không đồng liêu, đồng môn, đồng xứ như mặc niệm cuộc đời cơ cực, của số phận đi ngang qua đời mình.

 
Ba kẻ còn lại đào huyệt, liệm, chôn xác người không có một manh chiếu, hai chiếc áo của bạn còn tươm tất hơn một mặc vào cho Thật, một đắp mặt nó, còn cái quần cột lại cho thẳng thớm, đám tang không có một cây nhang.
Làm sao anh không đau buồn khi chuyện ấy là sự thật, sự thật của con người đi tìm sinh kế bằng chất lương thiện của con người, nếu kiếm một nghề bất lương chưa hẳn đã chết, nếu chết cũng có một đám tang hay ít nhất cũng có cỗ quan tài, phải không anh?
Tôi nhìn vào không gian xa mắt nhòe bào ảnh.
Nó tiếp tục kể:
Cuối cùng, thì mấm mồ cũng tươm tất, phía trên đầu còn cẩn thận đặt hòn đá có đục chữ: MỘ
NGUYỄN THẬT…
Ba chúng bây giờ mới thấy rã rời vì chưa ăn uống gì. Chúng tôi ăn trưa khi ngày sắp hết, tuy thế chúng tôi cảm thấy bình yên có lẽ phía bên kia đời Thật cũng được vui cười vì còn những đồng đội biết sẻ chia khi gởi thân xác tại nơi nầy vẫn có những anh em cùng khổ đắp được một mấm mồ.
Buổi chiều nơi đây hoang vắng đến lạnh lùng, Khoảng 5 giờ thôi, mặt trời đã mất dạng từ thuở nào, mọi người thợ đào đã về tự bao giờ…
Tôi đứng tần ngần ở đấy như san sẻ với số phận những ân nghĩa mà cuộc đời sau nầy phải mang theo.
 
Bây giờ ngồi giữa thành phố ồn ào sinh động bậc nhất nầy, mỗi lần đám tang đi ngang qua tôi, tôi bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm không thể quên với Thật một thuở ở K khổ cực dường nào và thương xót cho những số phận quá nghiệt ngã bên lề của xã hội.


PHẠM NGỌC DŨ/ SG 
Sài Gòn, 1992
(Viết theo lời kể của một người đào đãi vàng)
 
#1
    Ct.Ly 26.01.2024 02:54:01 (permalink)
    #2
      THƠ NGÃ DU TỬ 30.01.2024 21:08:49 (permalink)
      NIỀM MƠ CÁI GHẾ
       
      Từ ngày đoàn thợ cưa vào rừng già đốn cây, lấy gỗ làm náo động một vùng sinh thái của các loài chim trú ngụ trên các thân cây to lớn cũng là lúc đoàn người lực lưỡng ấy cắt cây gõ hàng vài trăm tuổi ra từng đoạn để dễ bề vận chuyển, mạch cưa oan nghiệt ấy như có điều gì làm tổn thương đến thân gỗ già, một dòng mủ đỏ như màu máu chảy dài, khiến người thợ cưa vì tín một điều gì thiêng linh nên cứ lâm râm khấn vái, “ chuyện nầy không phải do chúng con…” mà chỉ những người có quyền chức đã dự tính trước là  mang về trung du chắc hẳn sự lợi lộc sẽ được thật nhiều.”
      Sau khi người ta ngã giá qua lại nhiều lần chúng tôi được đưa vào một xưởng lớn ở thành phố, nơi đây qua tay mấy anh thợ cưa xẽ, cả các anh thợ khéo léo đục đẽo, chạm trỗ tôi trở thành cái ghế đẹp lộng lẫy với những hoa văn tinh tế mỹ thuật vô cùng, ai đến xưỡng cũng  trầm trồ khen ngợi: – Tuyệt, tuyệt, tuyệt… Tôi hãnh diện lắm, có lẽ tôi phải vào nhà một ông triệu phú giàu sang và sẽ được nâng niu, chìu chuộng cũng như hằng ngày có người lau chùi sạch sẽ, bóng loáng và ai cũng phải tấm tắt khen ngợi tôi hết lời.
       
      Khi Ủy ban nhân dân huyện Y được khánh thành, tôi được một cán bộ huyện tới ngả giá với ông chủ xưởng, họ gật đầu và bắt tay với nhau tôi cùng các bạn tôi được chở về phòng khách huyện Y rất trân trọng, người cán bộ la hét với các công nhân chuyển ghế : “ cẩn thận không cho một vết sướt nào dù rất nhỏ, các anh có biết không, ấy là ghế của chủ tịch”, từ ấy ghế của tôi chính là chỗ ngồi của ông chủ tịch, không ai được ngồi vào.
      Anh em chúng tôi được bày biện hết sức hợp lý trong sảnh đường to nơi ông chủ tịch thường tiếp khách sang trọng hoặc họp sơ bộ với các đoàn công tác tới thăm viếng hay công tư tác, thỉnh thoảng ông cũng gặp gỡ con dân huyện nhà một tháng vài lần gọi là: ‘Chương trình tiếp dân’
      Thế là ghế tôi bắt đầu bị người dân của chính huyện ấy la mắng, chửi rủa, mà tôi có tội tình gì chứ? Tôi chỉ biết lặng thinh, không biết phải nói thế nào cho cam.
      Đã qua nhiều triều chủ tịch, hết người nầy chuyển sang người khác, dù là dỡ hay giỏi, có tính kỹ trị hay không, có chiến lược hoạch định như thế nào thì cũng bị người dân trong huyện ấy xôn xao tiếng chì tiếng bấc đến cái ghế – cũng vì mầy mà người ta tranh giành không khoan nhượng, tôi nghe đến rang cả tai,
      Từ ngày anh em chúng tôi được đặt vào chính sảnh sang trọng bậc nhất của huyện Y, ai cũng mừng vì nơi nầy là huyện đường chắc là tuyệt lắm đấy. Nhưng mọi chuyện đều khác chúng tôi phải nhìn thấy những cái lắc đầu của thân phận con ong cái kiến thần dân trong huyện mà anh em chúng tôi ai nấy cũng phải ngậm ngùi cho con người suốt đời chỉ biết làm cho nhân quần xã hội có cái ăn để sống và làm việc dù mỗi tháng chừng vài lần tiếp dân.
      Có lần anh nông dân nọ mang tới huyện nhà nào giấy tờ trích lục, sổ đỏ để trình bày về hoàn cảnh đất đai của mình với việc đền bù chưa hợp lý của xã, ông chủ tịch nghe xong những lời ấp úng của anh nông dân, rồi lạnh lùng phán một câu:
      –          Chuyện ấy để xã giải quyết, huyện không giải quyết nhé.
      Anh nông dân cố gắng phân trần
      –          Thưa ông chủ tịch dưới xã họ làm tôi chưa đồng ý mới lên huyện, thế mà ông chủ tịch huyện lại bảo về xã là thế nào?
      –          Anh cứ về xã trình bày lại, tôi không còn thì giờ nữa…
      Anh nông dân buồn thỉu não ra về lòng đầy tức giận
      Thỉnh thoảng anh em chúng tôi cũng chứng kiến các cuộc gặp gỡ của những người áp phe làm ăn với ông chủ tịch, tiếng cười ồn ào một góc phòng gượng gạo của họ “ nếu ông anh duyệt là chúng em sẽ lại quả, ông anh an tâm…”
      Ông chủ tịch nào cũng vậy cứ nói chung chung ‘ từ từ tôi hãy tính…’
       
      Một khi ông chủ tịch có lòng với dân mỗi lần chính quyền có việc gì lớn cần đến dân ông huy động tới dân để tiếp xúc coi thử tâm tư nguyện vọng của dân mình ra sao, ông ôn tồn trò chuyện với các người có uy tín trong vùng thì người ta dè bỉu:
      –          Ông ấy mà làm được cái quái quỷ gì, đầu óc nhỏ như ốc chẳng qua nó có cái tàng lớn che nên được ngồi vào ghế ấy, chỉ được mỗi một tính ôn hòa, hiền lành, ông ấy tới chẳng qua là để dò la dân huyện cở nào thì ông cai trị theo tính ấy, Phải thừa nhận ông ấy khéo với dân, Cuối cùng hết nhiệm kỳ mới biết thế nào.
      Sau rốt ông ấy cũng ra đi nghe đâu rằng ông lên tận tỉnh, và người dân huyện Y lại tổng kết bằng miệng:
      – Bây giờ thì dân tình đã hiểu ông cặn kẽ rồi chứ tài cán chi, chỉ là biết ôn hòa nhưng rõ ràng khi ông tới huyện nầy công tác cho tới lúc lên tỉnh thế là có vài cái village ở tỉnh nghe đâu trong Nam, ngoài Bắc có mấy cái nhà to
      Ghế tôi nghe vậy lòng cũng buồn lắm nhưng biết nói sao bây giờ, dân huyện nầy họ khá công bằng, họ chỉ mong mỏi một điều là ai làm chủ tịch cũng được, miễn là họ có đời sống đỡ cơ cực hơn, tự do hơn là được.
      Còn khi ông chủ tịch có máu tham lam ư, vừa về là ông đệ trình kế hoạch mở rộng diện tích cho thị trấn, đền bù chỗ nọ, kiến thiết chỗ kia, người dân thầm nghĩ chắc là ông nầy có đầu óc tổ chức, hoạch định có lẽ huyện ta sẽ khá lên, không dè chỉ mấy tháng sau khi thực hiện người dân trong vùng lại than vãn:
      –          Ông nầy vừa dốt lại vừa tham thế nào rồi cũng bày trò để vơ vét cho nhà tổ nó, hồi nhỏ nó thế nầy thế khác, nó ngồi được cái ghế ấy chẳng qua vì khéo lo khéo lót
      Vài năm sau cả những ông theo phe chủ tịch khá giàu lên nhờ chia xẻ đất đai của kế hoạch do ông chủ tịch huyện đề xuất lên trên, người vào tù, kẻ thì bị kỹ luật, những dự án ban đầu tập họp dân nói ngon lành bây giờ mới có vài năm đã vở lẽ.
      Và rồi hết nhiệm kỳ ông cũng lên tỉnh hay  lên bộ gì ấy, để lại bao nhiêu là dự án treo đong đưa với thời gian chờ ộng chủ tịch khác tới giải quyết hậu quả thặng dư của ông trước để lại, dân tình hết sức ngao ngán, mấy triều đại rồi ông chủ tịch nào khi nhậm chức cũng phát biểu hùng hồn “ Tôi xin hứa với nhân dân huyện Y rằng, tôi sẽ làm hết mình để được cho dân và tất cả vì dân…” người dân vỗ tay như pháo làm ầm vang một góc trời.
      Ghế tôi thật tình chẳng những buồn còn thất vọng và có điều ghế tôi quả quyết rằng người dân không sai tí nào.
       
      Lần ấy có ông chủ tịch nọ về, nghe đâu ông tốt nghiệp thạc sĩ chính trị phía tỉnh nhất trí số phiếu cao để ông về huyện Y, Tỉnh cũng hy vọng có lẽ ông ấy sẽ giải quyết được những thỏa mãn của người dân huyện nhà, chắc chắn ông sẽ được lòng dân cao lắm lần nầy ghế tôi trong bụng mở cờ:
      –          Chắc ông là chính trị giỏi nên ít bị tai tiếng với dân làng, người chính trị là người sâu sắc mà ít có thái độ thù nghịch với tất cả những ai, nhưng ai là người bất nhất hay trở mặt với chính ông hãy coi chừng, ông hất chân mà mặt vẫn lạnh lùng thậm chí tay còn ôm nựng nịu kẻ bàng quang tưởng rằng ông tiếc thương lắm, nhưng không dân làng lại quở mắng:
      –          Thằng nầy nham hiểm lắm, chả phải bở đâu nói ngọt ngào ít người nào dám trách quở, nhưng thường người lý luận thì ít hành động mà chẳng làm thì dân cũng chịu thua mọi người dân đều thích làm có hiệu quả hơn là nói … chính trị là vậy mà, các người có mẫu người thế nầy chỉ vì cái ghế chứ ngoài ra ít cần biết tới liêm sĩ và đạo lý làm người.
      Và rồi cuối cùng ông chủ tịch thạc sĩ tốt nghiệp chính trị loại giỏi ấy cũng ra đi, ông nầy thật đặc biệt chẳng làm điều gì tích sự cho huyện nhà, mấy triều đại trước tuy ra đi không để lại ấn tượng lớn cho huyện Y nhưng dẫu sao cũng còn khả dĩ, nào cái cầu nầy, nào đập thủy lợi nọ, nào con đường tráng nhựa kia …Riêng ông chủ tịch
      “ chính trị” ấy thì người dân còn ta thán những người hiền tài của huyện chẳng những không giúp đỡ gì cho các em thế hệ sau thậm chí còn trù dập cũng chỉ vì sợ họ sẽ lên cao hơn mình, vì vậy ông chủ tịch chính trị được nhân dân huyện nhà đặt bí danh khá kiêu “ ông trù dập”
      Và rất nhiều nhiều triều ông chủ tịch đã ngồi trên thân ghế tôi, khi ra đi thì bao giờ cũng bị người dân trách quở, chỉ vì quyền lợi cái ghế thôi chứ nào đâu phải vì dân, cho dân.
      Cái ghế của tôi, từ người thợ đóng mong đóng thật khéo để vừa lòng người mua vì gỗ vừa tốt, vừa thật sang trọng, người thợ nổ lực chạm trổ rất tỉ mĩ, tinh tế từ hoa văn cho đến các chi tiết khác mong cho người ngồi trên ấy thật an bình, hài lòng những điều mình làm được cho nhân quần, xã hội nhưng trong suốt quá trình mấy mươi năm từ khi tôi được bài trí trang trọng trong phòng chủ tịch huyện Y tôi chưa bao giờ nghe ai đó có lời cảm ơn hay ít nhất cũng một lời vỗ về trong quá trình họ làm việc cùng với dân huyện nhà.
      Chỉ biết rằng trước khi ông nào đó được ngồi lên ghế ấy, tôi nghe quá nhiều lời chúc tụng đụng tới chín tầng mây cao, hoặc những lời tung hứng đầy chất lạc quan từng lúc, từng thời cuối cùng khi ra đi tôi chỉ nghe toàn những lời đàm tiếu cũng chỉ vì một cái ghế sang trọng lộng lẫy ‘ghế chủ tịch’.Tôi buồn lắm không biết các bạn đồng hành với tôi có thao thức gì không hay là cứ vô tư lự:
      –          Đã là ghế thì mặc ai ngồi cũng được số phận của cái ghế cũng như số phận của các vật dụng khác ai cũng có quyền sử dụng đến khi mục hư không còn sử dụng được là vứt đi cũng như mọi loài trên trần gian nầy có sinh có diệt .
      Cuộc đời vô biên, nói không cùng được bởi mọi việc đều hữu hạn, hãy hết lòng sống với mọi người trên trần gian và sẽ có một ngày vẫy tay chào ra đi được bình yên mà tái sinh trong vòng luân hồi của vũ trụ.
      Cả đời làm ghế cũng đã mấy mươi năm tôi mơ ước một ông chủ tịch ngồi trên ấy xong khi ra đi khỏi huyện Y người dân xưng tụng hay tán thán công ơn của ông cựu chủ tịch huyện nhà, không biết mơ ước của ghế tôi đến khi nào mới thấy được, dẫu sao  lòng tôi bao giờ cũng tin “chắc chắn sẽ có một ngày nào đó có ông chủ tịch làm việc công tâm hết lòng vì dân, vì quê hương, đất nước, ngày ấy phải tới…”
      Vào một buổi sáng đẹp trời mọi người cán bộ cộng nhân viên chức huyện Y có thêm mấy mươi cán bộ lãnh đạo xã nữa hớn hở vừa tiễn ông chủ tịch cũ đón ông chủ tịch mới trong nổi niềm vừa hân hoan vừa bùi ngùi, với hai trạng thái đang đan xen trong cùng một con người,
      Người ta nói cười huyên náo một góc huyện, thỉnh thoảng có vài tốp tụm năm, tụm ba xì xồ chỉ vừa đủ nghe cho nhóm của họ. Thế gian mà chắc là bàn tán hay nói những chuyện không hay với ông chủ tịch cũ và tâng- bốc ông chủ tịch mới để may ra còn lợi lạc về sau.
      Ghế tôi lại lần nữa hy vọng không biết mơ ước mình từ độ nào đến giờ có thành sự thật hay chưa. Thôi hãy cứ chờ biết đâu vận hội sẽ đến, điều kỳ diệu sẽ xãy ra .
      Thời gian, cũng chính thời gian sẽ đánh đỗ tất cả những điều bất hợp lý đi ngược lại với thời đại, với văn minh tiến bộ của loài người trên hành tinh nầy ghế tôi bao giờ cũng tin chắc một điều như thế chỉ có điều không chóng thì chầy mà thôi.
       
      Ngã Du Tử
       
        R
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.03.2024 16:29:03 bởi Thanh Vân >
      #3
        THƠ NGÃ DU TỬ 08.02.2024 15:17:53 (permalink)

        VÕ THỊ NHƯ MAI & NHỊP ĐIỆU VIỆT (THE RYTHTHM OF VIETNAM)


        Nhà thơ, dịch giả Võ thị Như Mai Tây Úc chị làm thơ Việt dễ như lấy đồ chơi trong túi.
        Chị chơi Facebook để làm quen, tiếp xúc và tìm xem trong ai đó có bài thơ đồng cảm với chị, chị dịch ra Anh ngữ để cất, không cần biết anh chị ấy là ai ở vị trí nào, ước mơ đầy đủ chị sẽ giới thiệu thơ Việt ra cùng thế giới văn chương và các quốc gia nói tiếng Anh.
        Chỉ với ý tưởng ấy tôi nghĩ chị nặng lòng với thi ca Việt cỡ nào. Nếu những người cán bộ trong Hội nhà văn được nghĩ đến đem thơ Việt ra ngoài thôi, tôi đã kính phục ý tưởng!
        May thay, cô giáo Như Mai định cư ở Úc Đại Lợi nghĩ về điều ấy, chị thầm lặng hơn 3 năm lần dịch các bạn làm thơ Việt mọi nơi trên hành tinh, tất cả chỉ "một mình mình biết, một mình mình lo".
        Với đánh máy, dịch trên 750 trang thơ & dịch ra đã là một kỳ công, chưa hết chị dàn trang rất phong phú theo cung cách tùy bài ngắn dài rất đẹp về mỹ thuật, những tay dàn trang chuyên nghiệp cũng phải thán phục đừng nói chi kẻ amateur, còn nữa chị tự bỏ tiền in ấn, không phải chị muốn nổi tiếng, nhưng cao hơn là muốn đem thơ Việt ra biển chung nhân loại. Lần nữa tôi nói: Lòng yêu nước, yêu thơ Việt của chị quá dữ dội. Cảm phục cô giáo nhỏ nhắn mà cái đầu lớn, hơn nữa ngồi chuyện trò mới thấy chi hồn nhiên cởi mở ý nghĩ của mình, đơn giản, không cầu kỳ làm dáng đài các, tiểu thư, phẩm chất mô phạm của một kỹ sư tâm hồn đúng nghĩa.
        Ai cầm trên tay tác phẩm này mà chê khuyết điểm chắc thật khó để tìm thấy. Tuy nhiên không thể có sự hoàn hảo, toàn bích trong in ấn, giá như để trang thơ Việt bên số lẽ, trang dịch bên số chẵn liên tục sẽ dễ cho người đọc hơn, tra cứu hơn, nhất là người biết ngôn ngữ Anh (kinh nghiệm nếu có lần sau).
        Ngày chủ nhật 14/ 1/2024 là ngày hội rất đông những "cây thơ" nhiều miền đất nước về hội tụ tại sảnh lầu 6, nhà hàng AGA số 72/ 24 Phan Đăng Lưu TP Sài Gòn náo nhiệt này, thậm chí thiếu chỗ ngồi, điều ấy cho thấy số lượng ngoài sức tưởng tượng. Tc Sông Quê & những người bạn ra mắt hoài ở đây, nhưng chỉ 60-70 người là nhiều lắm rồi.
        Tóm lại, một buổi ra mắt, họp mặt những cây thơ Việt rất tuyệt vời từ cung cách đón khách, giao sách đến ticket nước, cafe, cả bánh ăn sáng rất sure.
        Thành công hơn cả sự mong đợi.
        Chúc mừng Như Mai, mong em khỏe mạnh, hạnh phúc để cống hiến cho gia đình & đất nước.
        Ngã Du Tử/ SG


































        <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.02.2024 15:20:54 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
        Attached Image(s)
        #4
          THƠ NGÃ DU TỬ 12.02.2024 08:54:01 (permalink)
          TÙY BÚT (Có sửa chữa)

          KHÚC CẢM HẠ
           
          Có mùa hạ đi ngang qua tuổi đôi mươi tươi rói rồi đột nhiên quạnh vắng ai cũng ngỡ ngàng như đang giấc chiêm bao thật đẹp, chợt có tiếng người gọi dậy mơ hồ tiếc một cơn mơ chưa trọn buổi đầu đời.
          Nó dùng dằng trước thực tại với bao nỗi cay đắng, mệt mỏi bên hỗn độn đời sống đang chờ phía trước, khung trời đại học đang mở như vòng tay hiền lành độ lượng của trần gian diễm tuyệt đến lạ thường. Nó nghĩ tới một giảng đường cao rộng và nó sẽ được dự phần.
          Trời đất thường yêu mến người chăm chỉ, trái ngọt sẽ đến tay người trồng mài miệt chăm bón trong thời gian mưa nắng chẳng quản công, thế nhưng đời không phải chăm chỉ là được những yếu tố thất thường có khi tàn nhẫn vô cùng, tuổi trẻ ít khi để ý, nhưng sự thực lại luôn hiện diện, thì thôi. Trách chi chuyện đã qua rồi, ngoài kia: Ngang trời mây trắng nằm phơi dưới dòng. Nó mạnh mẽ dấn thân trước cõi đời bao la mênh mông, phía trước mặt với muôn vàn thách thức, hoàn cảnh cứ quấn chặt khó khăn trùng vây. Và rồi cũng mùa hạ ấy đi ngang qua ý tưởng của chính nó, nó sực tĩnh: Hãy đi tiếp khi còn sức lực, sẽ không có cơ hội cho bất kỳ ai không nỗ lực của bản thân. Đam mê và nỗ lực là điều kiện tiên quyết cho thành công đời người.
          Miền Nam - hòn ngọc Viễn Đông ánh sáng chiếu dội đến tận miền trung rát bỏng gió lào, nó cảm nhận được ánh sáng khai mở cho phận mình, nó từ tốn rồi nhổ neo lên đường để lại cố lý nổi buồn đơn thân treo trên nhánh sông gầy với chiếc đinh không vô cùng chưa biết có phút giây nào trùng lai quê quán.
          Thời gian cứ dài thêm, chồng chất thời gian với nợ thê nhi, áo cơm và rồi bạc thếch đời pha tóc nó loanh quanh trong ánh sáng của viên ngọc bích Viễn Đông nhưng chẳng thấy hào quang dội lại, may thay thấy được bát cơm đầy hơn lưng chén ngô khoai, rau củ quê nhà. Lại chăm chỉ từng đường kim mủi chỉ hiện tại, mảnh tình lành lặn, tấm vải mới bắt đầu vạch đường kẻ may tấm áo choàng lịch thiệp khoác vào. Ôi chao, có niềm vui sướng và tự hào đang reo vui trong tấm áo từ tay mình cắt may. Tiếng em cười khúc khích động đến vầng trăng đang sáng soi huyền nhiệm, thanh tịnh như khúc hát mẹ hát thuở buồn vui về cùng với cha ngày bước ra sân đời cùng nắm tay nhau đấu tranh với cuộc sống đầy cam go khó nhọc để có bát cơm đầy từ tay mình được cuộc đời ban tặng.
          Ra đường phố cùng bè bạn rong chơi trên từng con phố hoa mộng, rồi đến và chiêm ngưỡng xung tụng cả những cung đường quê tít tắp vạn dặm trùng xa.
          Một ngày mùa hạ khi những cánh ve reo vui trên từng phím cung đường trải dài bất tận, khi quay về với vuông nhà nhỏ nó mỉm cười cùng bạn bè, người bạn đời mà suốt cả thời thanh xuân chỉ biết hy sinh vun quắn, tận tụy chiu chắt những gì có được từ tay mình lận đận làm nên cùng với niềm hạnh phúc cũng nhỏ nhoi nhưng cũng đủ cho chính bản thân mình mà sóng thời gian năm xưa réo gọi tự thuở đôi mươi vọng về qua hành trình dâu bể thời gian.
           
          Phạm Ngọc Dũ/ SG
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2024 22:57:49 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
          #5
            THƠ NGÃ DU TỬ 12.02.2024 12:22:54 (permalink)
            CHÚC MÙNG NĂM MỚI
            Tks Hiệp sĩ nhiều, ThÂn chúc năm Giáp Thìn (2024) tràn đày hy vọng, Bút lực dồi dào, 
            Làm ăn thịnh vượng. Gia đình sung túc. 
            Thân mến, NGÃ DU TỬ/ SÀI GÒN VIỆT NAM
            #6
              THƠ NGÃ DU TỬ 13.03.2024 09:48:53 (permalink)
              https://vanchuongphuongna...LJVRlHw3WauAhk8eqYqrO8
               Văn truyện của Phạm Ngọc Dũ – Cảm xúc chân thành và đầy tính nhân văn 5 Tháng Mười Hai, 2023  703

              Hoàng Thị Bích Hà
              (Vanchuongphuongnam.vn) – Trước khi khai thác về văn truyện của anh, tôi xin giới thiệu đôi dòng về nhà văn Phạm Ngọc Dũ: Phạm Ngọc Dũ sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi, hiện sống và viết tại tp HCM, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Anh hiện đang là chủ biên của Tạp san Sông Quê.

              Tôi gặp anh trong những buổi sinh hoạt, ra mắt sách của anh chị em văn nghệ sĩ thân thương trong Thành phố. Ấn tượng của tôi về anh là một con người hoạt bát, năng động, hết lòng với công việc và gia đình, yêu văn chương, nhiệt tình tâm huyết với chữ nghĩa, sốt sắng với đồng nghiệp, bạn bè hay bạn đọc bạn viết. Được biết tới anh trong vai trò chủ biên của tạp chí Sông Quê, từng làm báo, viết văn và làm thơ.
              Từ năm 25 tuổi (1982) anh đã vào Sài Gòn bắt đầu tìm kiếm cơ hội thử sức mình với tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết ở vùng đất hứa bậc nhất của Việt Nam. Sau khi lập gia đình vào năm1984, gia đình anh nhập cư hẳn tại thành phố HCM với công việc đầu tiên ở nhà văn hóa Quận Bình Thạnh, sáu năm sau, bắt đầu sự nghiệp báo chí, làm thơ, viết văn.. Như vậy anh đã gắn bó Sài Gòn hơn bốn mươi năm, Sài Gòn cho anh cơ hội và cũng nhiều thử thách buộc anh phải vượt qua. Những trải nghiệm, những thăng trầm, vui buồn của cuộc sống đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong thơ, văn của anh. Tính đến nay, đã xuất bản được 6 tập thơ với bút danh Ngã Du Tử (trong đó có bốn thi phẩm in riêng, hai thi phẩm in chung). Nay anh xuất bản tập văn truyện đầu tiên có tựa đề: Gió Bên Triên Sông Vẫn Thổi là tập Truyện ngắn và Ký (Nxb Hội nhà văn, quý IV, năm 2023)
              Quả thật văn truyện của anh được viết ra từ cảm xúc rất đỗi chân thành. Với giọng văn giản dị, mang yếu tố trữ tình và tự sự đan xen. Không cầu kỳ làm dáng văn chương, anh nghĩ sao viết vậy chân chất như chính con người anh. Xuất thân là học sinh chuyên toán nhưng anh lại rẽ lối vào văn chương như một cái duyên. Có lẽ nghề chọn người chăng? Trong những năm làm báo, đi đây đi đó tác nghiệp để làm phóng sự, cũng là những dịp để anh quan sát và trải nghiệm thực tế cuộc sống. “Đi, đọc và viết” là sở thích cũng là điều kiện cần để nhà văn tích lũy vốn sống để làm thơ và viết văn. Trải qua những thăng trầm dâu bể cuộc đời của chính nhà văn, anh đã tái hiện cuộc sống lên trang viết, mang hơi thở của thời đại. Đó là những hồi ức, chiêm nghiệm, cả những trăn trở suy tư và tư tưởng nhân văn là thông điệp anh muốn gửi gắm cho người đọc trong tác phẩm.
              Tập văn truyện gồm có hai mươi câu chuyện. Sau mấy ngày nghiền ngẫm tác phẩm mới ra lò còn nóng hổi của anh đã đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc.
              Mở đầu là lời bộc bạch của tác giả với bạn đọc, tiếp đến gồm mười sáu truyện ngắn và bốn bài ký, cuối sách có lời bạt của nhà văn Nguyễn Châu.
              Mỗi câu chuyện đề cập đến một vấn đề của cuộc sống, có sức gợi.Tất cả được hình thành từ khả năng quan sát tinh tế, chan chứa lòng nhân ái đa mang của người cầm bút. Từ hiện thực cuộc sống- nhà văn có những ẩn ức, những suy nghiệm để kể với cuộc đời cũng cho thấy trách nhiệm của người cầm bút mà nhà văn tự nguyện gánh vác.
              Như chúng ta đã biết, văn học phản ánh cuộc sống. Đối tượng của văn học là con người, dĩ nhiên có nói đến sự vật, cảnh vật đi nữa thì để đề cập đến con người.
              Vì vậy trước hết nói về thế giới nhân vật trong truyện ngắn và ký của nhà văn, không ai xa lạ mà là những người gần gũi thân quen với tác giả. Đó là người thân, bạn bè và cả chính người trong cuộc hay những người nhà văn có duyên gặp gỡ trong đời: những người nghèo, trí thức nghèo như nhà giáo trong giai đoạn hậu chiến, hay hiện tại, những mảnh đời lao động chân chất như thợ đào vàng, người bán vé số. Bằng cả trái tim của người cầm bút, anh quan tâm nhiều phận đời, cả những số phận gặp nhiều thua thiệt đã và đang vật vã mưu sinh trong bộn bề cuôc sống. Anh đau đáu với từng số phận con người kém may mắn. Rung cảm trước hiện thực cuộc sống và bằng tấm lòng yêu thương con người là chất liệu để anh hình thành nên tác phẩm văn học. Vì vậy khám phá nội dung từng câu chuyện, chúng ta thấy được bóng dáng của tác giả lúc ẩn, lúc hiện trong trong tác phẩm. Dòng đời ghi dấu ở tuổi ấu thơ, tuổi trưởng thành đầy ước mơ hoài bão hay khi vào đời, sau chiến tranh, thời bình. Những khó khăn phải vượt qua, những hoài niệm ngược về quá vãng chưa xa. Dưới ngòi bút của anh, các nhân vật hiện ra rất quen, gần gũi, chân chất tưởng như chúng ta đã gặp họ ở đâu đó. Nhân vật trong truyện ngắn của Phạm Ngọc Dũ có thể là nguyên mẫu ngoài đời hay hư cấu hoàn toàn hay hư cấu phần nào. Đôi khi cũng có thể là cái bóng của tác giả. Các số phận con người đó có dẫu vất vả nhưng vẫn suy nghĩ tích cực, ánh lên nét lạc quan có khát vọng sống. Đó chính là điểm sáng mà nhà văn hướng đến những điều tốt đẹp cho nhân vật của mình.

               
              Ảnh: Nhà thơ Phạm Ngọc Dũ
              Tác phẩm còn khắc họa rõ nét tình đời, tình người cao cả.
              Truyện Thầy Giáo Làng, Tình thầy Nghĩa Trò là câu chuyện được thức dậy từ ký ức. Ở đó hình ảnh người thầy hiện ra thật cao quý. Thầy dạy trò những bài học tri thức khi thời cuộc biến thiên, trò gặp trắc trở khi đang chán nản và tuyệt vọng may mắn gặp lại thầy gặp thầy như gặp vị cứu tinh. Thầy động viên và khuyên nhủ: “…với tuổi các em được học tập là điều hạnh phúc nhất, thầy biết em là cậu học trò chăm, rất nổ lực trong học tập, thế nên em hãy gắng thêm tý nữa… đừng thấy khó mà mau chân lui, ta cứ tiến trên đường dù còn …quá nhiều lực cản”. Bằng kiến thức và kinh nghiệm thầy đã đưa ra những lời khuyên thật chí lý, từ đó trò như có được cái phao, như liều thuốc bổ, tăng thêm nghị lực cho trò, mở hướng đi cho trò và trò đã thành công. Kính trọng thầy, biết ơn thầy, sau bao năm bôn ba mưu sinh nơi đất khách, trò trở về mong gặp thầy nhưng thầy đã đi xa để lại cho trò nỗi ngậm ngùi, thương tiếc không nguôi.
              Hình bóng các bậc tiền nhân trong gia đình anh với thú vui tao nhã uống trà qua câu chuyện: Ấm trà đêm giao thừa, người đọc thấy được một nếp nhà với vẻ đẹp có truyền thống văn hóa. Ý nghĩa của việc thưởng thức trà vừa là nghệ thuật thưởng ngoạn trong đó không khí ấm cúng của các thế hệ trong gia đnh, có niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình có truyền thống nho nhã, thuận hòa, nề nếp. Bóng dáng tác giả thuở ấu thơ chăm ngoan học hành, ngộ nghĩnh, dễ thương qua các câu chuyện: Làm báo tường, Ba thằng bạn.
              Tình yêu thiên nhiên thể hiện trong truyện Trăng Xuân (trang 7-130). Ở đó có vẻ đẹp của ánh trăng nơi quê nhà mà đôi khi bôn ba cuộc sống chốn thị thành, ánh trăng tạm ngủ yên trong tiềm thức, khi có dịp hạnh ngộ quê nhà với bạn bè, được ngắm ánh trăng thanh nơi thôn dã là một thú vui tao nhã, không dễ gì có được nơi đô thị phồn hoa. Truyện bức tranh treo trên tường đề cập đến giá trị của nghệ thuật hội họa, lồng vào đó là một chuyện tình, dẫu rằng không đi đến đâu, nhưng người được tặng bức tranh tự nguyện tôn thờ một tình yêu vô vọng, mặc tuổi xuân đi qua. ở đó toát lên được tình yêu nghệ thuật không có gì so sánh nổi. Câu chuyện để lại chút tiếc nuối, nhưng cũng như cuộc đời, hạnh phúc có bao giờ trọn vẹn. Truyện Khai trường em không còn đi học, nụ hôn của Ngỗng, Vàng Máu. Anh đau đáu với những phận nghèo, số phận người lao động trong dịch covid 19, vất vả điêu linh, số phận em học trò con người mẹ nghèo bán vé số không đủ tiền để tiếp tục gieo giấc mơ chữ nghĩa. Truyện Nụ hôn của Ngỗng càng ray rứt khi những số phận quá nghèo đau ốm không đủ tiền thang thuốc, cuối cùng đành bán đi con Ngỗng, người đọc quặn thắt lòng trước cảnh cảnh chia biệt của vợ chồng Ngỗng. Loài vật cũng biết đau xót chia lìa, chạm mỏ nhau hôn nụ hôn từ biệt. Thật cảm động.
              Truyện Vàng máu đề cập đến nỗi vất vả, cay nghiệt của số phận người thợ đào vàng. Đúng là vàng đặt bên cạnh máu, vàng phải đổi bằng máu, bởi hoàn cảnh lao động khắc nghiệt quá: Môi trường lao động không an toàn, tai nạn sập hầm chết người tang thương, thiếu thốn không manh chiếu bó thây, nhờ chiếc áo còn lại của ba người thợ tiễn anh thợ nghèo về nơi chín suối mà không khỏi day dứt thương tâm cho cả số phận của mình.
              Truyện Niềm mơ cái ghế bằng nghệ thuật nhân hóa, anh kể về tâm sự của một cái ghế (Lồng vào đó lên án nạn phá rừng lấy gỗ, làm hại môi trường tự nhiên). Truyện này yếu tố mang tính thế sự anh lại chuyển góc nhìn đến tầng lớp khác, nhưng người đang có nhiệm vụ chăn dân tại một địa phương, với những tính toán tham nhũng đang làm nghèo đi xã hội. Tuy nhiên anh vẫn gửi gắm một ước mơ, có những bậc thanh liêm, yêu dân như con sẽ xây dựng quê hương ngày càng phát triển phồn thịnh hơn!
              Những bài ký là những bài anh viết về các chuyến đi thiện nguyện, những tấm lòng thiện lương của những người bạn giàu nhân đức, có tâm hồn đẹp, sống hết mình với tình yêu và lòng bao dung. Rồi những chuyến tham quan các di tích lịch sử. Ở đó có tình người, có vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, niềm tự hào bởi những chứng tích, di tích môt thời hào hùng của tiền nhân để lại trên các chuyến đi điền dã ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc,…những nơi anh có dịp đặt chân đến với đồng nghiệp, với bạn hữu,…đều để lại dấu ấn trong các bài ký.
              Giọng văn chân chất, bình dị gần gũi với lời nói hàng ngày. Có những từ tưng tửng, hóm hỉnh như câu đùa vui trong cuộc sống thường nhật.
              Truyện ngắn của Phạm Ngọc Dũ phản ánh một góc nhìn chân thực về cuộc sống. Nhờ những trải nghiệm của cuộc đời nhà văn và cảm quan tinh tế nhân văn anh đã kể về những số phận con người. Từ tấm lòng yêu thương, nhân ái anh viết về họ một cách rất đời, rất thực như thế! Phạm Ngọc Dũ miêu tả nhân vật với tư cách người ngoài cuộc hay nhập vai như kể chuyện mình. Dù nhân vật nguyên mẫu hay có phần hư cấu cũng từ hiện thực mà đi vào trang viết. Làm cho người đọc cảm thấy nhân vật rất thật, rất quen như đã gặp ở đâu đó ngoài đời!
              Tập truyện ngắn cho chúng ta thấy nhà văn đi ra từ phía cuộc đời không ít thăng trầm. Từ đó hiện thực cuộc sống được tái hiện trên những câu chuyện. Đó là những ẩn ức, những suy nghiệm và cảm thức thẫm mỹ của nhà văn.
              Trong tác phẩm mỗi nhân vật ít nhiều có bóng dáng tác giả, ở một mặt nào đó hay mỗi nhân vật anh gửi gắm vài đặc điểm hình thức hay tính cách. Hình bóng tác giả- chủ thể sáng tạo trong tác phẩm, độc giả thấy một Phạm Ngọc Dũ hiện ra phong trần và lãng tữ. Anh đi qua những biến động của lịch sử như một nhân chứng dâu bể, tang điền qua ngòi bút chân thực và lãng mạn và nhân ái, bao dung, có trách nhiệm với cuộc đời.
              Nhà văn kể những câu chuyện nhẹ nhàng theo cách của anh, là loại truyện mang tính trữ tình có lồng vào tự sự. Kết cấu truyện giản dị, ít gay cấn hay cao trào nhưng để lại không ít trăn trở, suy nghiệm. Phạm Ngọc Dũ không xây dựng tình tiết xung đột, không có mâu thuẩn đỉnh điểm, không tạo ra nhiều kịch tính thắt nút,…mở nút gì ráo. Anh cứ bình nhiên dẫn dắt người đọc theo dõi trình tự câu chuyện .Và dĩ nhiên tâm lý con người vui có, buồn có, lo lắng, trăn trở, sống cuộc sống đời thường trong nhiều hoàn cảnh. Hoàn cảnh biến thiên, vật đổi sao dời -con người cũng trôi nổi thăng trầm nhưng có sức sống để thích nghi. Đôi khi đang trôi theo dòng cảm xúc, anh đột ngột kết thúc truyện một cách chưng hửng để lại nỗi nỗi tiếc nuối cho người đọc. Có lẽ đó anh để phần còn lại cho độc giả tùy nghi diễn giải theo trí tưởng tượng của mình.
              Tư tưởng của nhà văn, thông qua ngôn từ nhà văn diễn đạt: Độc thoại, đối thoại, nhân vật,…những gì thể hiện trên trang viết, nhà văn cho nhân vật nói tiếng nói của mình, để người đọc suy ngẫm bằng trực giác và sự đồng cảm của con tim. Lối kể chuyện nhẹ nhàng như câu chuyện đời thường ngày giản dị bên mâm cơm, tách trà hay ly cà phê nhưng cũng đọng lại nỗi ưu thời, mẫn thế, nhiều suy ngẫm trong tâm tư người đọc, để rồi cảm thương và soi chiếu lại lòng mình và muốn làm gì đó để góp phần cho cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn!
              Cuối cùng, sau khi đọc truyện và ký của nhà văn Phạm Ngọc Dũ thì tôi nghĩ rằng: Đây là những dòng tâm sự, gửi gắm tâm huyết của anh với bạn đọc, với cuộc đời mang trách nhiệm của người cầm bút.
              Cuối cùng với tư cách độc giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Phạm Ngọc Dũ đã quan sát cuộc sống, quan tâm thân phận con người, trăn trở, suy nghiệm và với niềm yêu thích lao động nghệ thuật, anh đã dùng ngòi bút chân thực và nhân văn để cho ra đời tập truyện: Gió Bên Triên Sông Vẫn Thổi đến với bạn đọc. Tuy nhiên góc nhìn và cách diễn tả mỗi người mỗi khác, và dĩ nhiên cách tiếp nhận của công chúng văn học đối với tác phẩm cũng khác nhau, tùy vào sở thích và tư duy thẫm mỹ của mỗi người. Mời bạn đọc khám phá tác phẩm để có cảm nhận của riêng mình! Và chúng ta cũng có quyền chờ đợi những tác phẩm mới của anh trong thời gian tới!
              Sài Gòn ngày 11/23/2023
              H.T.B.H

               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.03.2024 21:03:46 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
              Attached Image(s)
              #7
                THƠ NGÃ DU TỬ 20.03.2024 15:21:01 (permalink)
                Truyện ngắn:
                 
                TÌNH THẦY NGHĨA TRÒ
                 
                Đã bao mùa đi qua, không biết hàng phượng vĩ trước sân trường đối diện với nhà nó mấy mùa trổ hoa làm đỏ rực cả vòm trời trước mặt mỗi khi dàn đồng giao của các chú ve sầu trổi lên giai điệu vui tai cho cả dãy phố.
                Sau thống nhất 1975, tất cả học sinh trung học của tỉnh Quảng Ngãi đều trở về quê nhà theo gia đình đã tản cư, đúng như ngữ nghĩa ‘trở về mái nhà xưa’ các học sinh ở phố phải lo thủ tục rút hồ sơ trường cũ và làm hồ sơ nhập học cho trường mới quay về tại quê nhà, rất may là tất cả các quận huyện của tỉnh Quảng Ngãi đều có cơ sở để dung chứa cho toàn bộ học sinh mới quay về, cũng lắm người bỏ dỡ vì nhiều lý do, nhất là lý do là con em những người làm việc cho chế độ Sài Gòn.
                Hồi ấy … nếu không có thầy Viễn chắc là nó cũng không tiếp tục học để đậu được tú tài.
                Cái mừng của đại đa số người dân Việt là chấm dứt chiến tranh, bom đạn không còn dày xéo trên thân thể mẹ Việt Nam, không còn tiếng đại bác hay tiểu liên hằng đêm vọng về từ đâu đó, không còn cảnh hàng người lũ lượt đùm túm kinh hoàng chạy loạn, nhưng cái buồn của một số con cái của những người phục vụ cho chế độ trước những cản trở về học vấn, người ta viện đủ lý do để làm khó những học sinh mà có cha mẹ hay người gần gủi nhất trong gia đình làm việc cho chế độ trước, nhất là những người có chức vụ, nó rơi vào hoàn cảnh nầy.
                Các bạn biết không, ai có rơi vào tình cảnh ấy mới thực sự hiểu để sẻ chia, một cậu học sinh ham học với hoài bảo nhỏ nhoi là trở thành một kỹ sư, hay ông giáo dạy toán để dẫn dắt thệ hệ sau thành người hữu dụng cho nhân quần và xã hội.
                Nó thất vọng, mệt mỏi đến chán chường, dường như bầu trời và tất cả các lý thuyết mang màu xám những ước mơ xưa đột ngột bị xô vào ngõ cụt, không có lối dẫn ra cho nó.
                Trên đường đi nó lững thững đạp chiếc xe đạp nặng nề như chở cả hàng tạ trên ấy dường như đôi chân trai trẻ không đủ sức lực để đáp ứng cho cuộc hành trình sắp tới, nó dừng lại dưới bóng mát tàn cây phượng ven đường để dưỡng sức và suy tư với những muộn phiền hiện tại, bây giờ cây phượng tàng lá xanh um còn sót lại mấy trái già như tiếc rẽ thời gian cố nấn ná chưa chịu chia ly với thân, nó suy nghĩ vẫn vơ:
                - Còn níu kéo làm gì hởi mấy trái phượng khô, đã đến nước nầy là hạnh phúc lắm rồi hãy rụng rơi rồi tái sinh cho sự sống mới để trở thành cây đứng nhìn ngắm đất trời tuần hoàn theo quy luật bất biến của dòng dịch hóa vũ trụ.
                Chợt một trái phượng rơi, nó nhặt lên và tách vỏ lấy hạt khô quăng đi bốn hướng như truyền tải một thông điệp của tự nhiên tất cả rồi phải tái sinh ở trạng thái khác, nhưng sẽ chẳng mất đâu cả.
                Ồ, thầy Viễn. Đúng rồi thầy chứ ai nữa, trông thầy có vẻ phong trần hơn mặc dù thầy vẫn mặc áo quần bình thường như hồi thầy còn đứng trên bục giảng, vẫn áo quần thẳng nếp áo bỏ trong quần nịt da tề chỉnh, có khác chăng là đôi dép cao su có quay hậu nịt kín đôi chân vẫn trắng , không phải đôi giày với xi-ra bong loáng. Ngày ấy, thầy đi dạy đế giày lúc nào cũng có đỉa đi nghe lốp cốp, đến giờ dạy thầy từ phòng giáo sư xuống lớp là bọn học sinh đã biết rõ là thầy tới vị trí nào, thầy rất nghiêm nghị nhưng cũng thật vui. Khi sắp hết giờ dạy thầy thường kể chuyện hay đọc bài thơ của tác giả nào thầy thích, vì vậy lớp chúng tôi rất thích thầy Viễn .
                Nó lễ phép chào:
                - Thưa thầy, thầy đi đâu vậy? Dừng xe đạp, thầy ôn tồn
                - Ừ, thầy đi thăm bạn đồng nghiệp cũ trên đường trở về nhà,
                - Thầy vẫn ở phố hay phải hồi hương
                - Không, thầy vẫn ở phố
                - Trông thầy có cẻ phong trần quá, hết phong độ như thời còn đứng lớp, mà chỉ có mấy tháng thôi thầy hả
                Thầy ngó xa xăm, lơ đãng, mắt u hoài như ẩn chứa một nổi ưu tư không thể giãi bày cùng cậu học trò cũ
                - Mà em làm gì ở đây, còn tiếp tục sự học chứ, em?
                - Dạ, thưa thầy em chán quá
                - Vì sao vậy em?
                - Khi hồi hương cả nhà em làm việc cho chính quyền cũ, Xã cùng nhà trường mới gây khó khăn quá khi em chứng giấy tờ để tiếp tục học…, em chưa biết phải làm gì, thâm tâm em vẫn muốn đi học thôi thầy à nhưng không biết có được đi học nữa không, sao em thấy thất vọng quá thầy, chắc là họ không cho chúng em học nữa rồi!
                - Thầy nghe mà nhói cả lòng, tôi hiểu nổi lo của em, nhưng hãy làm mọi cách để được học tập, với tuổi các em được hoc tập là điều hạnh phúc nhất, thầy biết em là cậu học trò chăm, rất nổ lực trong học tập, thế nên em hãy nổ lực thêm tí nữa, với kinh nghiệm của tôi trong thâm tâm của các thầy cô ai cũng muốn các em học tập đến nơi đến chốn để phụng sự cho bản thân, gia đình và xã hội, không ai muốn các em dỡ dang, chẳng qua nhất thời chính sách phải làm như vậy thôi em à…
                Tôi nhắc lại làm người, tuổi thanh xuân được học tập là tuyệt vời, chỉ còn một năm chuyển đổi nữa thôi để hết cấp trung học hãy vượt qua mọi trở lực để được đến lớp, em nhé. “ Đừng thấy khó mà mau chân lui, ta cứ tiến trên đường dù”…nhiều lực cản.
                - Dạ , em cảm ơn thầy đã cho em lời khuyên chí lý trong lúc em hơi nhiều thất vọng
                - Không sao, mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp nào tối ưu nhất thực hiện, em nhé.
                Chào thầy rồi chia tay thầy Viễn khi trời đã quá xế, nó như vui hẳn hẳn lên, trên bầu trời xanh từng ụn mây trắng nghênh ngang bay trên tầng không làm tăng hy vọng cho ngày mai của nó, trên đường rong ruổi đạp xe về nhà nó vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói của thầy Viễn “mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp nào tối ưu nhất thực hiện” cơ hồ một niềm vui ngang qua con đường lấp lánh sau vệt nắng xuyên qua cành lá ven đường.
                Hôm sau nữa nó đến trường nộp hồ sơ, mọi chuyện trở nên hanh thông lạ thường.
                Nó nghĩ ngay tới thầy Viễn, thầy tuyệt quá chỉ có mấy lời thầy dạy khi tình cờ gặp thầy hôm nọ trong lúc tâm thể chán chường đang đè nặng lên tâm hồn nó như thể thầy dẫn đường nó tới một khung trời xáng lạn cho tương lai.
                Năm tháng đi qua, thời gian không chờ đợi ai, thời gian sẽ ủng hộ cho ai đầy nhiệt huyết và tự tin ở chính mình, nó trở thành cư dân Sài Gòn với đời sống tương đối
                Lần lữa mãi với công việc áo cơm nó chưa có dịp thăm lại thầy, khi khấm khá lên chút chút nó đùm túm dắt cả vợ con về thăm quê nhà cũng đã gần vài mươi năm chưa lần về, nhân tiện ghé thăm thầy luôn giới thiệu với vợ con nó, ngoài những người thầy đã dạy dỗ cho nó kiến thức từ lúc vỡ lòng cho đến hết bậc trung học để thành con người hôm nay, còn có một người thầy đặc biệt có lẽ là vị cứu tinh, nếu không gặp thầy ngày ấy chắc nó sẽ không tiếp tục sự học và làm sao được như hôm nay.
                Dò dẫm mãi bởi thương hải biến vi tang điền trong suốt vài mươi năm, cuối cùng khi đến nhà thầy, mọi cái đều đổi thay, thầy đã đi thật xa, nó không còn cơ hội để gặp thầy mời thầy một bữa cho ra trò để trò chuyện cùng thầy mà trong suốt thời gian dài lúc nào nó cũng nhớ câu nói của thầy truyền trao cho nó trong lúc nó chán nản nhất, muốn buông bỏ hết “mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp nào tối ưu nhất thực hiện”.
                Nắng đã tắt tự khi nào nó không rõ, trong quán chiều của phố Quảng Ngãi đèn chớp nháy rực rỡ một góc quán, nó thổn thức trong sự tiếc nuối “Phải chi mình về trước lúc thầy đi xa” mắt nó ngấn lệ long lanh trong nổi buồn trống huơ của người trở về nhưng không như ý nguyện.
                Nó lẫm nhẩm trên đường về : “Thầy ơi, mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp…” nhưng bế tắc nầy thì hoàn toàn không có một giải pháp nào, nó không nằm trong quy tắc toán học hay vật lý nào hết, thầy có hiểu em không, Thầy ơi?
                Bất chợt nó đọc mấy câu thơ của em K. N mà nó thuộc từ lúc nào như thể tạ ơn trong nổi nhớ thầy Viễn:
                Tình thầy như biển lớn
                Đời em như thuyền con
                Mai thuyền về biển rộng
                Nhờ dòng sông dẫn đường
                 
                NGÃ DU TỬ/ SG

                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2024 17:18:14 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
                #8
                  THƠ NGÃ DU TỬ 13.04.2024 17:13:53 (permalink)
                  Tiểu luận:
                  BÀN VỀ 
                  SỰ BẮT ĐẦU CHO MỘT NGÀY, MỘT NĂM
                  一年之計在於春,
                  一日之計在於寅,
                  一家之計在於和,
                  一生之計在於勤。
                  Dịch nghĩa:
                  Nhất niên chi kế tại ư xuân,
                  nhất nhật chi kế tại ư dần.
                  Nhất gia chi kế tại ư hòa,
                  nhất sinh chi kế tại ư cần.
                   
                  Thoáng dịch:
                  Một năm lo liệu từ xuân,
                  một ngày toan tính từ Dần tính ra.
                  Một nhà mạnh phải thuận hoà,
                  một đời muốn sướng phải lo chuyên cần.(*)
                   
                  Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một ngày bắt đầu từ giờ dần (3 - 5 giờ sáng)
                  Cổ nhân trong nhiều thế hệ đã đúc kết tinh túy từ xưa đến giờ như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu vì sao?
                  Sau một ngày làm việc, lao động và học tập, nghiên cứu và viết lách v.v… con người thuận theo tự nhiên: Ngày làm đêm ngủ, cuộc sống sẽ liên tục tiếp diễn trong hành trình đời người, hết đêm là ngày, thuận với chu kỳ vòng quay của tự nhiên, nhờ chu kỳ này mà thời tiết, khí hậu cũng thay đổi theo tiết, theo mùa.
                  Cả một đêm ngủ nghỉ, cơ thể chúng ta phục hồi sinh lực, cơ thể con người - Tiểu vũ trụ, như thế bản thân mỗi của con người cũng phải thuận với lẽ tự nhiên như đất trời vậy, ai cưỡng lại tự nhiên sẽ sinh nhiều bệnh trạng là đương nhiên.
                  Đêm thuộc âm, ngày thuộc dương, Một đêm tĩnh mịch yên ắng, nhiệt độ thấp hơn dễ ngủ cả đêm dài. Khoảng thời gian rạng sáng bắt đầu cho ngày, 5 giờ sáng rất thích hợp cho mọi người, học sinh, sinh viên dậy sớm ôn lại bài, dễ nhớ, nông dân, công nhân, viên chức dậy pha café, trà uống sớm đón bình minh tậm hồn sẽ sảng khoái, nhận năng lượng từ vầng thái dương khai mở ánh sáng đầu ngày sẽ nhận lấy năng lượng tích cực hơn để chuẩn bị cho ngày làm việc mới. “Một ngày toan tính từ Dần tính ra”.
                  Mùa xuân tất cả sinh khí trời đất đã tạo tất cả hương hoa cho loài người thưởng ngoạn, cơ thể con người cũng từ đó mà hưng phấn, tinh thần sảng khoái, sinh lực tăng trưởng cảnh vui người vui
                  Mùa xuân – Một khởi sự cho năm mới, nếu cổ nhân không quy ước như vậy chắc con người đời sau cứ luồng tuông hết ngày tới ngày. Năm nọ đến năm kia, sẽ không biết bắt đầu từ đâu.
                  Có một thời, người ta bàn bạc nhau: Bỏ ngày Tết Nguyên đán, vì phí phạm tiền của, lấy quách ngày tết Tây (Dương lịch) làm cột mốc cho năm. Ôi chao, tôi cũng chột dạ, chút ngậm ngùi sự suy nghĩ của những người thiển cận. Người ta hiểu thế nào về văn hóa Việt Nam? Văn hóa là những tinh hoa, tinh túy được vun đắp từ nhiều nghìn năm của nhiều thế hệ dân tộc Việt, làm sao đành đoạn bỏ cho đành, may thay cuối cùng thì cũng bình yên vô sự (Có lẽ quá nhiều người phản ứng).
                  Lẽ ra hồi ấy tôi sẽ viết một bài: Tết Việt - Văn hóa của người Việt không thể mất đi. Nó thiêng liêng cao cả đối với người Việt, chẳng những cho người sống mà còn cả cho người đã mất, như một cách biết ơn tiên tổ, nghĩa cử cao đẹp nhất của người Việt Nam. Nếu người Tây phương xem cái giỗ là kỷ niệm ngày mất của một người thì người Việt giá trị ấy tăng lên bội phần.
                  Các bạn tưởng tượng sắp đến tết, người Việt có truyền thống chạp mã – Nghĩa là quét dọn mồ mã của người mất cho sạch sẽ để đón tết, sau đó mới sơn phết, dọn dẹp, sửa sang trong ngôi nhà người sống, với hy vọng cả năm mới sẽ làm ăn sung túc thịnh vượng.
                  Với ý thức ấy dễ gì trong nhân gian ai bỏ được. Một triết lý sống thật tuyệt vời của dân tộc phải không nào?
                  Cả tuần lễ người ta chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước để giờ giao thừa thiêng liêng ấy, khi bàn thờ sáng trưng với phẩm vật, đèn sáng lung linh. Đúng 12 giờ khuya khi đài phát thanh, truyền hình vang vọng lời chúc tết thì trong gia đình nào cũng nô nức đón giờ chuyển giao thời khắc của nàng xuân mới lên ngôi.
                  Nếu không giữ truyền thống ấy, trong gia đình sẽ không an, khi có an sẽ có hòa:
                  “Nhất gia chi thế tại ư hòa”. Một gia đình có hòa là có đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh, đem lại cho dòng tộc mọi điều thật tốt đẹp, đó là truyền thống tốt đẹp của các gia tộc Việt từ xưa đến giờ. Các bạn để ý xem gia đình nào trên thuận dưới hòa, gia đình ấy ắt phát triển an vui, xa hơn là xã hội, tổ quốc, muôn đời đếu như thế.
                  Và sau cùng, cuộc sống là sự đấu tranh không ngưng nghỉ, Ai biết toan tính, siêng năng cần mẫn sẽ có kết quả khả quan hơn người ít chăm chỉ, bởi lẽ làm người phải làm việc để sống. “Đại phú do thiên, tiểu phú do cần”, điều ấy không hề là ngẫu nhiên.
                  “Nhất sinh chi kế tại ư cần”. Cổ nhân ta nhiều thời gian nghiền ngẫm nên thánh hiền nói không thể sai, có thể chưa phù hợp với hiện đại mà thôi bởi quãng cách thời gian quá xa và sự phát triển của đời sống càng ngày càng cao./.
                   
                  Phạm Ngọc Dũ/ SG
                  (*) Copy trên trang web
                   
                  #9
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9