:: TÂM ::
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 69 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Ha Ngan Ha 15.05.2009 11:50:40 (permalink)
0





Bồ đề một chiếc thích ghê
Cho con mang về con kết thơ duyên
Tụng niệm phật pháp chánh thiền
Lòng con mong muốn mọi miền an vui
Toà sen phật ngự đây rồi
Con mau cầu khấn thêm hồi kinh sau

Hà Ngân Hà




<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2009 11:58:10 bởi Ha Ngan Ha >
lelong54 17.05.2009 08:30:46 (permalink)
0
Quí nhau vì đức hơn tài
Chứ đâu phải vị bề ngoài hơn ta !
...
 
Quí nhau chỗ tấm lòng hoa
Chứ đâu chấp nệ trẻ già,bà ông !
...
 
Quí nhau chỗ rộng tấm lòng
Không phân trên dưới.đen hồng,ngớ khôn !
...
 
Quí nhau chỗ đẹp tâm hồn
Khoan dung ý vị vùi chôn đoạ đày !
                                         ...............
Viet duong nhan 17.05.2009 18:00:47 (permalink)
0
 Cảm ơn SA, LL, HNH ghé "nhà TÂM" và để lại những bài thơ "Thiền"...
Chúc tât cả vui khỏe và hồng thơ lai láng & thân tâm an lạc.
7_vdn
LÊ SƠN VŨ 29.05.2009 14:27:51 (permalink)
0
NỖI LÒNG THÁNG BẢY!!!
 
Tháng bảy Vu Lan quặn thắt lòng!!!
Thâm tình Phụ Mẫu trả chưa xong
Song thân hóa vãng miền An Lạc
Nhị tử trầm luân chốn bụi hồng
Chẳng được quạt nồng khi trở hạ!
Không còn ấp lạnh lúc sang đông!
Soi gương hiếu hạnh lòng ưu uất!!!
Chưa trọn hiếu ân suối lệ ròng!!!

Lê Sơn Vũ.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2009 14:45:57 bởi LÊ SƠN VŨ >
LÊ SƠN VŨ 29.05.2009 14:44:42 (permalink)
0
Kính chào Cô!!!
Hôm nay con dành thời gian vào thăm vườn TÂM  nhà Cô Bảy, lòng con cảm thấy vô cùng an lạc hoan hỷ.Ôi!!! Vườn TÂM nhà Cô hàng hà sa số cây dược quý và hoa đẹp.Con rất vui khi có rất nhiều quý quan khách (bạn mới lẫn thâm giao).vào thăm vườn vừa chiêm ngưỡng vừa gởi trồng nhiều cây dược và hoa mà theo con cây nào cũng thật sự quý giá.Cô à!!!Vườn thiên như vậy Cô phải cực lắm đấy vì phải giữ gìn và chăm sóc!Nếu Cô cần người phụ chăm sóc vườn hãy gọi con Cô nhé!!!
Vào thăm vườn Cô con mạo muội trồng trôm vào vườn Cô một cây,con hy vọng nó không phải là cỏ dại và sẽ không bị chủ vườn nhổ bỏ khi phát hiện!!!Con sẽ hy vọng vậy!!!
Nguyên Thạch 13.06.2009 17:48:32 (permalink)
0



Tiễn bư
ớc chân ai
( Kính mến tặng Việt Dương Nhân )
 
 
Mùa vàng bay lá thu theo chiều gió.
Tôi thẫn thờ lối ngõ cũ đường quen.
Chốn tịch liêu nhà lặng không đèn.
Đêm xóm vắng.
Nỗi buồn len trĩu nặng.
 
Chợt nghe xót thương.
Cuộc đời vị đắng.
Nặng bước buồn nơi thôn vắng chiều nay.
Quán chia ly.
Đời hết xum vầy.
Vòng tay ấm từ đây thôi giã biệt.
 
Tôi trở lại nơi này.
Trời mây không còn xanh biếc.
Mảnh đất sầu hồn Việt hoang vu.
Đường tương lai xa tít nẻo mù.
Nghe rờn rợn lời ma tru sói gọi.
 
Người xa rồi.
Tôi cô thân chống chọi.
Bao hung tàn.
Tôi mọi.
Vong nhân.
Nẻo buồn tênh đếm bước phong trần.
Nhân Trí Dũng.
Là dân tôi không nhụt chí.
 
Hạng thấp hèn cố xóa đi Chân Thiện Mỹ.
Kẻ a dua đánh mất trí còn đâu.
Ai nghe chăng?.
Tiếng nấc cơ cầu.
Phận nô lệ.
Chư hầu phương Bắc.
 

Đỉnh danh lợi bán lương tâm.
Theo giặc.
Thế luân hồi gieo gió gt bão thôi.
Lời dối gian xu nịnh bờ môi.
Có hổ thẹn bởi suy đồi tâm kẻ sĩ.
 
Thế Nước non đến hồi cực bĩ.
Đời đau thương ma quỉ lộng hành.
Gian hùng.
Lừa lọc.
Hôi tanh.
Kiếp bạo chúa.
Phút tàn canh sẽ đến.
 
Thôi giã biệt đấng anh thư tôi mến.
Ngõ cuộc đời .
Có khi đến ắt phải có khi đi.
Vng chí niềm tin.
Dấu lệ phân kỳ.
Cõi ô trọc có chi là trường cữu.
 
 
Nguyên Thạch


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25525/C5406DC02BF54CC7B29C81BBE1C62A1A.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2009 17:43:49 bởi Nguyên Thạch >
Attached Image(s)
NhàQuê 18.06.2009 01:54:45 (permalink)
0

 
CẢO THƠM BÓNG CHỊ
(Thân tặng Việt Dương Nhân)

Cha Mẹ đi về Chị đừng đi
Em thơ ngây đất khóc biết gì
Hồn sông xác núi rêu xanh đói
Đứt ruột ve sầu bóng sinh ly

Thương Chị lòng thiền lòng quê hương
Dở dang nghiên bút vút lên đường
Đội trời đạp đất phù sa mộng
Gửi thơm quê Mẹ nuốt đau buồn

Hoa trôi bèo giạt hoa tuyết bay
Hương áo sương mù gót trần ai
Kinh đô ánh sáng mờ dư lệ
Nữ trung hào kiệt lỡ đầu thai

Sinh bất phùng thời hoa khổ qua
Gươm thiêng phục hổ không hàng ma
Đi về lủi thủi đèn không bóng
"Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" (1)

Gửi Chị bông sen trắng quê mình
Mặc mưa mặc gió mặc vô tình
Đổi đời ong độc hoa bướm độc
Rửa ruột sạch trơn cầu chân kinh (2)

Xin Chị đừng đi đừng buồn đau
Tang thương mất gốc vẫn còn rau
Mình về mót giống trồng khoai bắp
Con cháu ấm no mãi nghìn sau

Mai vàng Bình Chánh trăng sao (3)
Cảo thơm bóng Chị ngọt ngào ...Chị ơi !

MD.06/17/09
LuânTâm
(1) Hai câu thơ bất hủ tuyêt tác cuả danh tướng Đặng Dung thời Hậu Trần, trong bài " Cảm Thuật ":
"Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa"

mà Cụ Trần Trọng Kim đã dịch là:
"Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay"

(2) Hai câu thơ tuyệt vời thâm thuý cuả Cụ Nguyễn Đình Chiểu trong Truyện Lục Vân Tiên:
"Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây"

(3)"Bình Chánh":Tên một quận thuộc tỉnh Gia Định,là quê cuả Nữ sĩ Việt Dương Nhân.

 



Viet duong nhan 19.04.2010 18:49:07 (permalink)
0
Nhất TÂM
 
Hôm qua dĩ vãng phai mờ
Ngày mai không đợi, chẳng chờ chuyện chi.

Hôm nay lòng lắng ... Vô-Vi
Nhất TÂM niệm niệm... A-Di Phật-Đà.
.......!!!!!!
diệuthi
_vdn
(Bạch-Am 11giờ25, ngày 18-04-2010)




"PHỦI BỤI TRỪ DƠ"
 
*
Mùa Phật Đản sắp đến - 7_vdn "rinh" baì này về đây - Mời quí Thi Sĩ nhàn lãm...
Thân mến chúc tất cả BÌNH AN HẠNH PHÚC.
7_vdn
 
***
 
Tìm hiểu về Tứ vô lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả)

Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự cố gắng thực hành “tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc v.v… thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình, an lạc.

Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Trong quá trình truyền giáo, Đạo Phật chưa bao giờ gây chiến tranh hay đổ máu, thông điệp tình thương cứu khổ, giúp đời đã được Đức Phật tuyên thuyết ngay từ thời kỳ sơ khai thành lập giáo đoàn. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.

Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.
Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.
Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.
Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.

Đức Phật dạy người Phật tử phải tu tập tứ vô lượng tâm. vậy chúng ta thử tìm hiểu kỹ xem vì sao Đức Phật lại khuyên chúng ta nên làm việc này?...

TÂM TỪ

“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ. Tâm từ là lòng mong mỏi chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.

Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, không dành riêng cho tình đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

Khi tâm từ xuất hiện thì lòng sân hận, ác ý, thù oán không thể phát sinh. Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. Ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Ðức Phật dạy:

(Pháp Cú 197)
Ở ngay giữa đám nhân sinh
Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi
Sống không thù hận cùng người
Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.


Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo, thay vì làm như các vị khác, lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Ðức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình. Hãy nhận định rõ ràng mục tiêu của mình và lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:

(Pháp Cú 166)
Chớ vì lợi ích cho người
Mà quên lợi ích cho nơi chính mình
Mục tiêu giải thoát tử sinh
Ai lo lợi ích cho mình chớ quên
Quyết tâm đạt được cho bền.


Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.

TÂM BI

“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.

Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.

Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và bình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.

Tâm từ và tâm bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.

Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem lòng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Ðến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ý định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Ðức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:

(Pháp Cú 5)
Khắp nơi trong cõi dương gian
Hận thù đâu thể xua tan hận thù
Chỉ tình thương với tâm từ
Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm
Đó là định luật ngàn năm.


Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem lòng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà còn giải lòng từ bi đến cô, nguyện rằng mình không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng. Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Ðức Phật trước bà mới bằng lòng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Ðức Phật khuyên rằng “Hãy lấy tình thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:

(Pháp Cú 223)
Lấy từ bi, lấy ôn hòa
Thắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm
Lấy hiền lành, lấy thiện tâm
Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường
Lấy tâm bố thí cúng dường
Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam
Lấy chân thật để đập tan
Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.


TÂM HỶ

“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát.

Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.

Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.

Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Đề cập đến bà con mình thời chú nói: “Ô! Nhà của bà con tôi cung cấp đầy đủ cho các Sa môn tứ phương!”. Vài vị Sư khác muốn tìm hiểu, điều tra và khám phá ra sự thật. Khi các vị này bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa di, Đức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh. Người bỏ được tính đố kỵ, ganh ghét và không so đo hơn thua thì tâm lúc nào cũng an tịnh”:

(Pháp Cú 249)
Do lòng tin, bởi niềm vui
Người người bố thí, nơi nơi cúng dường
Kẻ mà tâm xấu buông lung
Thấy ai được hưởng, trong lòng ghét ganh
Ngày đêm sẽ mãi quẩn quanh
Không hề an tịnh tâm mình được lâu.


(Pháp Cú 250)
Chỉ riêng người hiểu pháp mầu
Nên lòng ganh ghét trước sau diệt trừ
Ngày đêm hương đạo thơm đưa
Cõi lòng an tịnh, tâm tư thanh nhàn.


TÂM XẢ

“Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.

Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyền và vô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạch, tinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.

Kẻ thù trực tiếp của xả là “luyến ái” và kẻ thù gián tiếp của tâm xả là sự “lãnh đạm”. Tâm xả lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhân. Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả.

Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo pháp, giáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô uý xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.

Một Tỳ kheo có thói xấu hay moi móc lỗi lầm của người khác để chê bai. Đức Phật dạy “Nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại thì đó chẳng phải là một hành động xấu ác đáng chê trách. Trái lại nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu thời những người như thế không bao giờ đạt được giác ngộ mà chỉ có sự ô nhiễm tăng trưởng trong họ mà thôi”:

(Pháp Cú 253)
Nếu ta thấy được lỗi người
Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh
Tăng thêm phiền não thật nhanh,
Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,
Lỗi người chẳng để tâm lâu
Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền.


Vài thầy Sa di không biết nên theo phá khuấy một vị A La Hán khả kính vì thân hình ngài nhỏ bé thấp lùn. Khi được biết vị thánh tăng tính tình hiền hòa, chẳng hề tức giận, vẻ mặt luôn bình thản, không chút xao động, Ðức Phật dạy rằng chư vị A La Hán giữ mình luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay khiển trách:

(Pháp Cú 81)
Gió nào lay núi đá cao
Và người trí lớn khác nào núi kia
Tiếng đời trần tục khen chê
Tán dương, phỉ báng, dễ gì động tâm.


Theo lời mời của một vị Bà La Môn, Ðức Phật và các môn đệ Ngài đến an cư kiết hạ tại làng của ông ta. Nhưng Đức Phật và các Tỳ kheo lắm lúc bị bỏ lửng, không được chăm sóc đến, vì vị thí chủ này lãng quên, hơn nữa dân làng địa phương lúc đó đang bị nạn đói kém trầm trọng. Đức Phật và các Tỳ kheo trong thời gian đó phải dùng lúa cho ngựa ăn được cúng dường bởi các người buôn ngựa, nhưng không có ai vì đó mà buồn ý, vẫn tinh tấn tu tập. Ðến khi trở về tịnh xá Kỳ Viên các ngài được cung cấp thực phẩm chu đáo nhưng cũng không vì đó mà tỏ ra thỏa thích quá độ. Ðức Phật lưu ý rằng người thiện trí vượt lên trên mọi xúc động thường tình, không bao giờ bồng bột, cũng không bao giờ để tinh thần suy sụp, luôn bình tĩnh trước mọi việc xảy ra:

(Pháp Cú 83)
Người lành thường mãi lìa xa
Mọi điều dục lạc bỏ qua chẳng bàn,
Người hiền trí gặp vui buồn
Dù đầy hạnh phúc, hay tràn khổ đau
Không hề dao động trước sau
Tinh thần luôn vững, há nào mừng lo.


Một bà tín nữ có ý muốn thỉnh năm vị Tỳ kheo lão thành về nhà trai tăng. Nhưng tịnh xá lại cử đi năm vị Sa di trẻ tuổi đến nhà bà thọ thực. Bà thí chủ chỉ muốn thỉnh những vị Tỳ kheo nên bà không vui, tỏ vẻ không tôn kính và không dâng cúng vật thực đúng thời khiến các vị Sa di bị đói khát. Về sau bà mới nhận ra phẩm hạnh của các vị Sa di, mặc dầu không được tiếp đãi nồng hậu, vẫn không hề tỏ ra bất mãn. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật dạy:

(Pháp Cú 406)
Tỏ ra thân thiết chân tình
Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa,
Tỏ ra thiện chí ôn hòa
Với người tính khí thật là hung hăng,
Không còn luyến ái vương mang
Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh,
Bà La Môn thật xứng danh.


Một ông vua lấy làm thất vọng và âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ông không thắng nổi kẻ địch là người cháu gọi mình bằng cậu. Người cháu đó là vua A Xà Thế. Ông vua bại trận bỏ cả ăn uống, cứ nằm dài mãi trên giường. Ðức Phật luận về hậu quả không hay của cả người thắng lẫn kẻ bại, dạy rằng muốn an vui, chớ ham tranh thắng bại. “Kẻ chiến thắng gây thêm thù hận. Còn người thất trận phải chịu khổ đau ảo não”. Sống an hòa là thái độ tốt nhất:

(Pháp Cú 201)
Khi mà thắng lợi vẻ vang
Sinh ra thù oán ngập tràn. Nguy thay!
Khi mà thất bại chua cay
Sinh ra đau khổ chất đầy tâm can!
Chi bằng thắng bại chẳng màng
Cuộc đời tịnh lạc, bình an vô cùng.


Hỷ và xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta.

Trong các truyện về “Tiền thân Đức Phật” ta thấy Ngài từng xả bỏ thân mạng mà cứu giúp chúng sinh. Khi được làm Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, Ngài xả bỏ các sự vui sướng nơi thiên cung mà giáng sinh cứu thế. Trước kia khi còn là một hoàng tử sắp lên ngôi vua, Ngài xả bỏ tất cả đền đài cung điện, châu báu ngọc ngà, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng để mà một thân một mình ra đi tu hành khắc khổ.

Người tu hành phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Nhưng xả mà còn buồn rầu tiếc nuối cho cái mà mình đã bỏ đi thì xả như thế không có ích gì. Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích.

ST
_______________________________
:: Phủi Bụi Trừ Dơ ::

 
_____________________________

 
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
vdn
hồng tuyên 19.04.2010 20:02:31 (permalink)
0
Mộng Trăng
Trăng khuya ngả bóng nửa giòng trôi
Lưng lửng thuyền buông lái nửa vời
Ánh bạc gập ghềnh đưa gió thoảng
Sóng vàng loang loáng dệt mây rơi
Nghe đâu tiếng nắng về đơn độc
Tưởng đó hồn mơ đọng lẻ loi
Sông vắng ai say cùng dáng nguyệt
Đêm sâu tiếng dế nhuộm hoen trời
Thích Thông Pháp
HT xin chào VDN! Không thông hiểu lắm Phật Pháp, nhưng cũng xin mạn phép nói lên những hiểu biết không thấu đáo này. Mong được chỉ giáo thêm! Chúc VDN phước trí trang nghiêm! Kính, TTP.
SuongAnh 21.04.2010 04:39:55 (permalink)
0
Cô 7 ui....lâu wá hổng thấy cô dià diễn đàn, ngở là cô bỏ đi luôn rồi chứ, hôm nay thấy bóng cô trong VNTQ, mừng wá đi! je suis très heureuse pour ton retour, cô 7 !!!
 
 
Chúc cô mãi tươi tắn và khoẻ khoắn giống như ce bouquet de fleurs!
Viet duong nhan 21.04.2010 06:17:42 (permalink)
0

Trích đoạn: hồng tuyên

Mộng Trăng
Trăng khuya ngả bóng nửa giòng trôi
Lưng lửng thuyền buông lái nửa vời
Ánh bạc gập ghềnh đưa gió thoảng
Sóng vàng loang loáng dệt mây rơi
Nghe đâu tiếng nắng về đơn độc
Tưởng đó hồn mơ đọng lẻ loi
Sông vắng ai say cùng dáng nguyệt
Đêm sâu tiếng dế nhuộm hoen trời
Thích Thông Pháp
HT xin chào VDN! Không thông hiểu lắm Phật Pháp, nhưng cũng xin mạn phép nói lên những hiểu biết không thấu đáo này. Mong được chỉ giáo thêm! Chúc VDN phước trí trang nghiêm! Kính, TTP.

Chào HT,
 
Cám ơn HT ghé và để lại bài thơ THIỀN hay và ý nghĩa lắm. Dạo này "Nàng Thơ " của vdn đi vắng rồi. Xin hẹn sẽ đáp lễ dịp khác nghen HT !
Trân trọng
vdn
Viet duong nhan 21.04.2010 06:21:10 (permalink)
0

Trích đoạn: SuongAnh

Cô 7 ui....lâu wá hổng thấy cô dià diễn đàn, ngở là cô bỏ đi luôn rồi chứ, hôm nay thấy bóng cô trong VNTQ, mừng wá đi! je suis très heureuse pour ton retour, cô 7 !!!

 
Chúc cô mãi tươi tắn và khoẻ khoắn giống như ce bouquet de fleurs!


Wow, Cám ơn SA, con gái ghé thăm 7 và tặng hoa đẹp quá.
Chúc con an vui và hồn thơ luôn lai láng.
 
Thương nhiều
Bisous XX
Cô Bảy
Minh Tuấn 21.04.2010 22:53:30 (permalink)
0
MỪNG VUI ...

Mừng chị đã trở lại nhà
Cành xuân mơn mởn trăm hoa vui cười
Ba năm chị vắng sân chơi
Vườn thơ nhớ chị ...Chữ lời mến thương.


MINH TUẤN





CHỊ BẢY KÍNH MẾN.

Em thật mừng khi thấy chị trở lại sinh hoạt với vườn thơ của chúng ta .Điều này cũng nói lên sức khỏe của chị Bảy lại tốt đẹp như xưa rồi phải không thưa chị ?
Kính chúc chị đều đều sinh hoạt với bà con chị nhé.
Viet duong nhan 29.04.2010 18:33:37 (permalink)
0
 
Cám ơn MT ghé thăm 7 và có những lời chúc lành - Dạo này đôi mắt 7 đỡ chút thôi, giới hạn đọc em à !
Chị mến chúc em & gia đình an vui và hồn thơ của em luôn tuôn tràn lai láng.
7_vdn
 
***


Thập Bát Thức


18 Điều Suy Niệm


1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có là thời gian
4/ Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung
7/ Thông thái nhất của ta là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ
10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng
13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu
16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.

Nam Quán – Đào Minh Quân

_______________________
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
vdn
cosiaus 29.04.2010 19:32:51 (permalink)
0

Trích đoạn: Viet duong nhan

 
 
***






Thập Bát Thức


18 Điều Suy Niệm


1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có là thời gian
4/ Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung
7/ Thông thái nhất của ta là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ
10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng
13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu
16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.

Nam Quán – Đào Minh Quân

_______________________
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
vdn


!8 Điều Suy
 
Nụ cười của cải vô biên
Trí thông tự chủ mặc nhiên của mình
Thời gian trời phó công bình
Sức khỏe là bạn bóng hình trưốc sau
Bố thí an ủi chia nhau
Khoan dung sức mạnh dao nào thấu xuyên
Tính thương thông thái soi miền
Và niềm hy vọng  tất quyền đổi thay
Lễ dộ công đạt đường dài
Tham vọng là đứa nối tay kẽ thù
Mặc cảm như quấn sương mù
Tuyệt vọng dại lắm tự ù tai đi
Đau khổ là cái tự ty
Dối trá lầm lỗi sẽ trì thiện ân
Bất hiếu tôi của ăn năn
Ganh tỵ sẽ biến ta dần tật quen
Thịnh nộ che lấp yếu hèn
Tự kiêu , thất bại đã chèn vào trong

Mười tám điều rỏ ánh hồng.
Đường vào Phật pháp trong lòng mình thôi.

cosiaus
 
Múa rìu chút nha
 
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2010 19:52:31 bởi cosiaus >
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 69 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9