:: TÂM ::
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 63 của 69 trang, bài viết từ 931 đến 945 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Viet duong nhan 01.01.2011 09:41:27 (permalink)
0

Trích đoạn: HRPT



KÍNH CHÚC
NƯƠNG NƯƠNG DỄ THƯƠNG
MỘT MÙA XUÂN NHƯ Ý





Cám ơn HRPT ghé chúc Tết DL.
7_NN cũng T. & gia đình năm mới vui khoẻ & nhiều may mắn.




duonglam 03.01.2011 04:43:37 (permalink)
0


                        CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN MÃO
                                             2011


 
                                     Cọp Nhường Mèo Đến Quá Oai Linh,
                                     Kính chúc năm châu hưởng thái bình.
                                     Xứ Mẹ Quê Nhà  đầm ấm nghĩa
                                     Tha Hương Đất Khách thiết tha tình.
                                     Giai nhân tao ngộ đời hoa gấm,
                                     Tài tử tương phùng mộng đẹp xinh .
                                     THƯ QUÁN VN muôn tuổi thọ,
                                     Lừng Danh bốn biển nước non mình.
 
                                                          Dương Lam
 


Viet duong nhan 03.01.2011 09:22:50 (permalink)
0

Trích đoạn: duonglam



                        CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN MÃO
                                             2011


 
                                     Cọp Nhường Mèo Đến Quá Oai Linh,
                                     Kính chúc năm châu hưởng thái bình.
                                     Xứ Mẹ Quê Nhà  đầm ấm nghĩa
                                     Tha Hương Đất Khách thiết tha tình.
                                     Giai nhân tao ngộ đời hoa gấm,
                                     Tài tử tương phùng mộng đẹp xinh .
                                     THƯ QUÁN VN muôn tuổi thọ,
                                     Lừng Danh bốn biển nước non mình.
 
                                                          Dương Lam
 



Cám ơn anh DL ghé chúc Tết Tân Mão sớm. Với bài thơ ĐL ý nghĩa thật đẹp.
Xin lỗi anh, Vdn không biết hoạ lại. Cho thiếu nợ tới kiếp sau ráng trả nha !
Kính chúc anh luôn an vui & hồn thơ lai láng.
Trân kính
vdn


Repost cho vui...
Xuân Đã Đến...



Xuân đã đến rồi các bạn ơi !
Tung tăng vạt nắng tỏa khung trời
Líu lo én nhạn đang bay lượn
Lú nhú cây cành đâm đọt chồi
Thơ dệt đôi vần gieo rắc thả
Bút từ vài nét viết chưa ngơi
Mấy lời ước mới cùng vui chúc
Bay đến vườn Xuân chào mọi người.

VDN
(thơ Cóc con)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.01.2011 09:23:55 bởi Viet duong nhan >
Nguyen Thi An Giang 19.01.2011 12:24:22 (permalink)
0
Thân chúc TỶ VIỆT DƯƠNG NHÂN
Một năm an khang và thịnh vượng
Nguyễn Thị An Giang




Viet duong nhan 19.01.2011 21:34:18 (permalink)
0

Cám ơn AG ghé chúc TẾT

MỪNG XUÂN TÂN MÃO
Vdn mến chúc NTAnGiang & gia đình một năm mới
AN KHANG THỊNH VƯỢNG


Viet duong nhan 20.01.2011 00:17:46 (permalink)
0
Nhọc công tìm khắp đông tây
Nào hay hạnh phúc ở ngay tâm mình
 
Trích Tập-san Phật-Học Tịnh-Quang Canada 15
(Tết Tân Mão 2011)
*

Hạnh Phúc Ở Đâu
 
Thích-Chân-Tuệ
 

Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp chỉ ở trong kinh điển, chỉ ở nơi niết bàn, hay ở cõi Phật và chỉ dành cho các nhà sư trong chùa chiền, tự viện.
 
Không ngờ Phật pháp ở khắp thế gian. Phật pháp ở tại thế gian. Sống trong thế gian, nhận được Phật pháp, đó mới là niềm an lạc và hạnh phúc chân thật nhất.
Hạnh phúc không có ở bên ngoài, không có ở địa phương nào, không có ở thành phố lớn hay thị xã nhỏ, dù nơi đó giàu sang hay đang phát triển, không có ở Việt Nam, không có ở Hoa kỳ, Canada, Âu châu hay Úc châu.
 
Hạnh phúc không có trong nhà, không có trong chợ, không có trong chùa.
 
Hạnh phúc ở trong tâm của mỗi người. Khi thân tâm an lạc, con người hưởng được hạnh phúc chân thật. Đó chính là niềm mơ ước của con người. Đó chính là câu chúc nhau chân thật nhất, trang nghiêm nhất. Chúc các bạn thân tâm an lạc.
 
Khi nào thân của con người được bình an?
 
Thân của con người được bình an là khi con người đang hưởng phước.
 
Nghĩa là: con người đầy đủ mắt tai mũi lưỡi, tứ chi lành lặn, không bệnh tật, được ăn no, mặc ấm, sống nơi an ninh, không gặp bất trắc, hiểm nguy.
Khi nào tâm của con người được hỷ lạc?
 
Tâm của con người được hỷ lạc là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người được an nhiên tự tại trong cuộc sống, không bị sợ hãi bởi các lời hăm he, hù dọa, gạt gẫm của các tà sư, không lạc vào tà đạo, mê tín dị đoan, không bị tà kiến trói buộc, tà pháp sai sử. Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.
 
Thân được bình an, tâm được hỷ lạc, không do lời cầu nguyện, hay chúc tụng, không do ơn trên, thánh thần thiên địa ban cho. Bởi lẽ, tại sao trời lại ban cho người này, không ban cho người kia, không ban cho tất cả mọi người? Thực ra, thân tâm an lạc có được, chính là phước báu, là công đức và phước đức, tạo nên do sự tu tâm dưỡng tánh của chính bản thân.
 
Có sáu phương cách để tạo nên phước báu, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Trong kinh sách, gọi đó là  Lục Độ Ba La Mật.
 
Thực hành bố thí, tâm con người hoan hỷ, bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen. Phước báu vô lượng.  
 
Thực hành trì giới, 5 giới căn bản, 10 giới thiện, 250 hay 348 giới xuất gia, tâm con người bớt loạn động, được an tịnh, nhứt tâm. Phước báu vô lượng.
 
Thực hành nhẫn nhịn, nhẫn mà không thấy nhục, nhịn mà không thấy thiệt, tâm con người từ bi hơn, khoan dung, độ lượng hơn.  Phước báu vô lượng.
 
Thực hành tinh tấn, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời không mệt mỏi, tâm con người an vui hơn khi thấy người khác an vui. Phước báu vô lượng.
 
Thực hành thiền định, tức giữ được sự bình tĩnh thản nhiên trong cuộc sống, tâm con người dễ dàng hỷ xả, không sân hận, không kích động; hành động, lời nói và ý nghĩ thảy đều thanh tịnh. Phước báu vô lượng.
 
Thực hành trí tuệ là bước cuối cùng, tâm con người sáng suốt, giác ngộ chân lý, giải thoát phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi. Đây chính là cứu cánh tột cùng của đạo Phật. Phước báu vô lượng.
 
Phước báu vô lượng tức là hạnh phúc vô biên.
 
Sách có câu:
 
Thứ nhứt thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ,
thứ ba tu chùa.
 
Người tu tại gia thực hành lục độ, tất được phước báu, rốt ráo sẽ được thân an tâm lạc, đó không còn là lời chúc tụng suông nữa. Đó chính là sự thực.
 
Người tu tại gia, cũng phải ra chợ, tiếp xúc với đời, không tránh khỏi. Người tu tại chợ thực hành lục độ, cũng được thân an, tâm lạc, không nghi. Đó chính là sự thực.
 
Người tu tại gia có lúc đến chùa, hoặc phát tâm xuất gia, thực hành lục độ, nhất định được thân an tâm lạc. Đó chính là sự thực.
 
Tất cả đều do tâm tạo. Tâm tạo được an lạc hạnh phúc, nếu trong cuộc sống, con người biết thực hành lục độ. Con người đã có an lạc hạnh phúc trong tâm, dù sống bất cứ ở nơi nào trên thế gian, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ thời đại nào, cũng cảm nhận được thân tâm an lạc.
 
Ngược lại, tâm tánh xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, ganh tị, đố kỵ, hiềm khích, thù hận, cuồng tín, dù sống tại gia, tại chợ hay tại chùa, dù sống bất cứ nơi nào trên trái đất, con người cũng cảm thấy phiền não và khổ đau, không sao tránh khỏi.
 
Tóm lại, con người biết tu tập, nên quán xét tâm tánh chính mình, cố gắng tu tâm dưỡng tánh. Khi tâm tánh con người sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, không cần lập nguyện, cũng được vãng sanh tịnh độ. Sống hạnh phúc, chết bình an. Nhất thiết duy tâm tạo, chính là nghĩa đó vậy. []
 
Suốt đời tìm khắp đông tây
Ai hay hạnh phúc ở ngay tâm mình
 
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9.
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.com
SuongAnh 20.01.2011 03:58:56 (permalink)
0
 
XUÂN TRONG NÉT ĐẸP CUẢ NGƯỜI TU
Tác giả :Tỳ Kheo Ni Thích Nữ CHÂN LIỄU
 
 
 



 
 
Cô Bảy ui... có bài viết này con thấy hay hay nên đọc và xin gởi đến Cô thay lời cầu chúc Cô thân tâm luôn mãi được bình an nha. Chúc Cô sang năm mới Vui hơn, Khoẻ hơn, và An Lạc hơn nha.
Viet duong nhan 20.01.2011 04:21:46 (permalink)
0


 
XUÂN TRONG NÉT ĐẸP CUẢ NGƯỜI TU
Tác giả :Tỳ Kheo Ni Thích Nữ CHÂN LIỄU
 
 
 
 
Cô Bảy ui... có bài viết này con thấy hay hay nên đọc và xin gởi đến Cô thay lời cầu chúc Cô thân tâm luôn mãi được bình an nha. Chúc Cô sang năm mới Vui hơn, Khoẻ hơn, và An Lạc hơn nha.

***

Cám ơn SA nhiều bài này + thêm giọng đọc của SA càng hay thêm.
7 cũng chúc SA & gia đình đón Giao Thừa năm Tân Mão thật vui vẻ AN KHANG THỊNH VƯỢNG.




Viet duong nhan 25.01.2011 20:34:44 (permalink)
0

Bát Nhã Tâm Kinh

"Bát Nhã Tâm Kinh" nhật nhật trì
Xin xóa tan 2 chữ "tình si".
"Phủi Bụi Trừ Dơ" trong tâm trí
Thoạt nhiên "Đốn Ngộ" thật diệu kỳ...

vdn_Diệu Thi
(repost)
Hello !

"LAU" chùi phủi cho bóng láng... rồi lơ đểnh ỷ y "BỤI" đóng lại dầy 5, 7 tấc - thành ra cứ bị (mây) "VÔ MINH" che khuất đều chi

@ Bồ Tát A La Hán Chu Lỵ "Phật và Thánh Chúng" - Phật bắt Chu Lỵ quét dọn .. và học thuộc lòng một câu Kệ 4 chữ
:: Phủi Bụi Trừ Dơ :: Chu Ly học 6 năm rưỡi mới thuộc lòng liền hiểu nên hốt nhiên "Đại Ngộ" ...


ST >> "kimcang

07-08-2009, 04:20 AM
Bạn Trí, những người không biết chữ, mà một lòng với Phật Pháp, thì không thể chứng tam muội được sao? Đạo hữu còn nhớ câu truyện về Suddhi panthaka trong kinh điển của đức Phật, sinh ra dốt nát, không học thuộc nổi một câu kinh nào. Đức Phật thương xót, trao cho ông cái chổi và bảo ông phủi bụi. Mỗi lần phủi thì nói câu kệ:
"phủi bụi, trừ dơ". Về sau, ông đã chứng quả.

Sự Chứng Quả Của Vị A La Hán Này Không Phải Là Do Niệm Cái Câu "Chổi Quét Đâu" Mà Chính Là Do Sức Thiền Quán.

Bài Của HT Tuyên Hóa Giảng Vốn Là Để Nói Về Sự Tín Tâm Nơi Tam Bảo Mà Sanh Ra Ứng Nghiệm Chứ Không Phải Là Vì Niệm Sai Mà Vẫn Có Linh Ứng.

Nếu Một Người Niệm ABCDE Hằng Ngày Thay Vì Là Niệm Đà Phật Thì Có Được Vãng Sanh Hay Không?

Nếu Mà Niệm Cái Gì Cũng Giống Niệm Phật Niệm Chú Thì Ngoại Đạo Lẽ Ra Cũng Đắc Đạo Hết.

Riêng Về Bài Giảg Của HT Tuyên Hóa Thì Là Dịch Ra Từ Tiếng Hoa Chứ HT Tuyên Hóa Không Biết Tiếng Việt.

Nói Chứng Tam Muội Trong Phật Pháp Có Ý Nghĩa Sâu Xa Lắm Chứ Không Phải Là Đơn Giản Là Có Chút Ít Thần Thông Mà Gọi Là Chứng Tam Muội.

Nếu Nói Tam Muội Theo Nghĩa Thế Gian Thì Các Ngoại Đạo Tu Chứng 4 Bật Thiền Đều Chứng Tam Muội (Samadhi)

Như Trong Tịnh Độ Nói Niệm Phật Tam Muội Như Trong Các Kinh Tịnh Độ Nói Thì Rất Ít Có Ai Mà Chứng Được."

>> Nguồn
Viet duong nhan 28.01.2011 03:20:41 (permalink)
0
Đôi mắt mệt phải nghỉ ngơi vài tuần.
Chúc tất cả vui vẻ đón mừng năm mới
Bình An Hạnh Phúc Tài Lộc Tho Như Ý.





Nguyen Thi An Giang 31.01.2011 00:26:04 (permalink)
0
ÐỐT PHÁO MỪNG XUÂN

Xin click vào link dưới để nghe bài hát Chúc Tết 

 
http://www.oldcottage.net/slideshows/dotphao/tet2.html


Viet duong nhan 31.01.2011 01:28:36 (permalink)
0
Trích đoạn: Nguyen Thi An Giang

ÐỐT PHÁO MỪNG XUÂN

Xin click vào link dưới để nghe bài hát Chúc Tết 

 
http://www.oldcottage.net/slideshows/dotphao/tet2.html



****************************************
Chân thành cám ơn NT An Giang
Chúc AG & gia đình vui vẻ đón mừng năm mới
AN KHANG THỊNH VƯỢNG
VẠN SỰ NHƯ Ý

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2011 01:30:51 bởi Viet duong nhan >
LuânTâm 03.02.2011 01:37:43 (permalink)
0
Xin trân quý thân kính chúc Chị Bảy cùng toàn thể quý quyến Tân Xuân & Năm Mới Tân Mão được thật sự an khang thịnh vượng sum hợp đầm ấm hạnh phúc tốt đẹp tuyệt vời như ý nguyện thân tâm an lạc mãi mãi nha !
Thư bất tận ngôn.Rất trân quý trân trọng đặc biệt.
MD.02/02/11 L
T.


Ho


TẾT VIỆT DƯƠNG NHÂN
(Thân quý tặng Việt Dương Nhân)

Tết quá thương xa Tết nhớ gần
Tết trời Tết đất Tết song thân
Tết tình Tết nghiã hương lưả Tết
Tết nước Tết nhà Việt Dương Nhân....

MD.02/02/11
(Tức ngày 30 tháng Chạp năm Canh Dần)
LuânTâm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2011 00:29:32 bởi LuânTâm >
Viet duong nhan 03.02.2011 04:49:38 (permalink)
0

Trích đoạn: LuânTâm

Xin trân quý thân kính chúc Chị Bảy cùng toàn thể quý quyến Tân Xuân & Năm Mới Tân Mão được thật sự an khang thịnh vượng sum hợp đầm ấm hạnh phúc tốt đẹp tuyệt vời như ý nguyện thân tâm an lạc mãi mãi nha !
Thư bất tận ngôn.Rất trân quý trân trọng đặc biệt.
MD.02/02/11 L
T.

TẾT VIỆT DƯƠNG NHÂN
(Thân quý tặng Việt Dương Nhân)

Tết quá thương xa Tết nhớ gần
Tết trời Tết đất Tết song thân
Tết tình Tết nghiã hương lưả Tết
Tết nước Tết nhà Việt Dương Nhân....

MD.02/02/11
(Tức ngày 30 tháng Chạp năm Canh Dần)
LuânTâm


Chân thành cám ơn Anh Luân tâm ghé chúc TẾT và tặng VDN bài thơ TẾT thật ý nghĩa.
Kính chúc Anh & gia đình một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG & VẠN SỰ NHƯ Ý.
Thân mến
vdn

Viet duong nhan 03.02.2011 05:00:00 (permalink)
0
Tạc Dạ Nhất Chi Mai
Nguyên Giác



"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ) nên đã được nhiều người dịch và giải thích ở nhiều sách khác nhau. Tính bí hiểm mơ mơ hồ hồ thường có của thơ Thiền như dường bị loại trừ ở đây. Bài này được viết ra cũng để góp thêm vào những lời chú giải đó nhân mùa Xuân sắp đến, nếu may mắn không ngoài ý Tổ thì xin là thêm một cành mai cúng Phật.
Ở trên, ta có nói đến cái gọi là dòng văn học Thiền. Cách chỉ danh này không chính xác lắm. Bởi vì các Thiền sư thường không ưa làm thơ và khi làm thơ trong dịp nào đấy thì lại không cố tâm. Mọi chuyện cứ như là hoa bay gió thổi. Thậm chí, có vị còn cấm đoán đệ tử tất cả những gì có tính xảo điệu, như Thiền sư Lâm Tế trong lời thị chúng "... các ngươi ỷ giỏi nói thì ta bóp họng, các ngươi ỷ giỏi làm thì ta bẻ tay..." như dường muốn đệ tử phải là cái gì vụng về nhất. Thơ ngây nhất. Đó là nếu hiểu thơ như là một nỗ lực có tính xảo điệu mô tả tư tưởng và tình cảm thông qua ngôn ngữ, hay là nghệ thuật của một hệ thống tư tưởng biểu tượng. Trong khi đó, các "tư tưởng" của Thiền phải đi thẳng, không qua một hệ thống tư tưởng biểu tượng nào hết.
Thơ của các Thiền sư đều làm từ vô tâm. Thoắt nhiên nó đến, thoắt nhiên nó đi, như trăng đáy nước, như hoa lồng gương. Nói thoắt nhiên cũng không trúng, vì đọc thơ của các Tổ, ta thấy tất cả đều chỉ vào một điều, một cái thấy duy nhất. Nhưng nói không thoắt nhiên cũng không trúng vì những lời thơ đó đều chỉ rằng, các vị đã đưa mắt nhìn đâu trong thế giới cũng chỉ thấy Nó, thấy khuôn mặt thật đó, cái Vô Vị Chân Nhân đó, cái bản lai diện mục đó. Những dòng thơ Thiền được lưu truyền đó đều đứng ngoài cái thoắt-nhiên và cái không-thoắt-nhiên, ngoài cái vô-tâm và cái cố-tâm.
Vấn đề sẽ là cái gì ở ngoài cái cố-tâm và cái vô-tâm, cái đã đưa đến những dòng thơ Thiền hiếm hoi đó?
Sự hiếm hoi của thơ Thiền cũng không phải vì truyền thống "bất lập văn tự." Mặc dù coi thường ngôn ngữ biểu tượng, nhiều vị đã để lại biết bao nhiêu là luận giải, kinh sám. Và bên đó cũng là biết bao nhiêu thơ, hay những dòng văn đẹp như thơ và có khi là đẹp hơn thơ. Thí dụ như Tổ Huyền Giác để lại tập "Chứng Đạo Ca," Tổ Tăng Xán để lại "Tín Tâm Minh."
Như vậy, sự hiếm hoi của Thơ Thiền phải là, Cái Kia, chính là cái khó dùng lời để nói. Cái Kia, chính là cái đã khai sinh những dòng Thơ Thiền, và ngược lại, để gọi được là Thơ Thiền thì tất cả những lời lời chữ chữ đó đều phải chỉ thẳng vào Cái Kia. Cái Kia, chính là cái ở ngoài (chữ ở ngoài không trúng, mà nói ở trong cũng sai) cái cố-tâm và vô-tâm.
Mặc dù, có Tổ đã từ bi nói, bước thành tựu của Thiền giả phải là Vô Tâm Thị Đạo, vô tâm chính là Đạo vậy. Lời đó cũng chỉ mới là phương tiện thiện xảo, vì các Tổ khác đã nói mãnh liệt hơn, đẩy xa hơn và chỉ rõ hơn. Thí dụ, vua Trần Nhân Tông, một Tổ của dòng Trúc Lâm, có thơ là:

Vô tâm do cách nhất trùng quan
(Vô tâm vẫn còn cách cả một ải quan với giác ngộ)

Như vậy, để được công nhận là Thơ Thiền, nếu không đi từ Cái Thấy Kia , chúng ta sẽ vơ thêm một mớ hỗn tạp của thi ca nhập-nhằng-Thiền từ các năm 1960 tới giờ. Điều này đâu có khác gì chỉ thấy mình là bọt sóng mà cứ gọi mình là đại dương.
Từ phân giải trên, ta sẽ nhìn vào thế giới sai biệt và vô sai biệt trong bài thơ hoa mai của Thiền Sư Mãn Giác:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Bản dịch của Thượng Tọa Thanh Từ trong tập Xuân Trong Cửa Thiền:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.

Xuân nằm trong dòng vận hành bốn nhịp của thời gian, Xuân Hạ Thu Đông. Là bước chân dịu dàng nhưng nghiệt ngã, mang theo hơi ấm và làn gió mát, đồng thời cũng giẫm khẽ và nghiền nát từ từ tất cả những thành hoại của trần gian.
Tất cả các pháp thế gian (ở đây là trăm hoa) đều bị chi phối bởi bước chân của mùa Xuân, nói lên lẽ vô thường của vạn pháp. Khi mùa Xuân đến, trăm hoa đều nở, không gì cưỡng lại được. Khi mùa Xuân đi, trăm hoa đều tàn, không gì cưỡng lại được. Tất cả các pháp thế gian đều mang tính sinh diệt trong nó. Ngay chính sự hiện diện của mùa Xuân cũng là một pháp thế gian, nên cũng là một pháp sinh diệt.
Nhưng không phải vì có mùa Xuân thì trăm hoa đua nở, hoặc ngược lại, vì trăm hoa đua nở nên có mùa Xuân. Trong nghĩa đầu, tất cả pháp thế gian đều là pháp sinh diệt nên phải thuận theo pháp duyên sinh. Trong nghĩa sau, trong hoa đã có Xuân, trong Xuân đã có hoa, tất cả đều trùng trùng duyên khởi trong một pháp giới đan chặt vào nhau. Nhìn hoa thấy Xuân và nhìn Xuân thấy hoa. Đẩy thêm một bước, nhìn vạn pháp (hoa và Xuân hay là Sắc) thấy được định luật (trùng trùng duyên khởi trong Tánh Không) và thấu thoát định luật thì thấy rõ dòng sinh diệt ảo mộng của vạn pháp trong một pháp giới, Sự-Lý dung thông, Sắc với Không vẫn như là một mà không là một, vẫn như không là một mà là một.

Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi

Sau khi nhìn cảnh, tới đây nhìn lại người.Cảnh (hoa và Xuân) và người (cái già đến trên đầu) cũng đều là những pháp vô thường, pháp sinh diệt, pháp thế gian. Nói đến cảnh rồi nói người là để nhấn mạnh hơn tính sinh diệt của vạn pháp, để chỉ thẳng tính có sinh có diệt của các pháp thế gian.
Phải mở một ngoặc đơn để nói rằng chữ cảnh và người ở đây không cùng một nghĩa với chữ cảnh và nhân trong Tứ Liệu Giản của Sư Lâm Tế, nếu hiểu chữ cảnh và nhân của Sư trong nghĩa đơn giản nhất (và có phần không chính xác) là đối tượng của tâm và tâm.
Nhìn Xuân đi, Xuân đến, trăm hoa rơi, trăm hoa nở, thấy việc bay qua đi trước mắt, ngó lại mình thì tóc cũng bạc trắng xóa tự thuở nào. Trăm hoa với mình, mình với trăm hoa nào có khác gì nhau trong dòng sinh diệt, vẫn cùng chia xẻ một nhịp vô thường của các pháp diệt.
Nhưng giữa dòng sinh diệt vô thường ấy vẫn có:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.

Đừng nói rằng Xuân đi, hoa đã rơi hết cả. Bởi vì đêm qua ở sân trước vẫn còn một cành mai hiện diện, mặc cho xuân đi và trăm hoa tàn, mặc cho việc trôi qua và tóc bạc đến. Vẫn còn một cái gì đó vững vàng mặc cho bao giông bão đầy trời, mà mong manh và lung linh dịu dàng để gọi là một cành mai.
Chữ đêm qua (tạc dạ) ý để nói, sự có mặt của cành mai này vượt qua sự tàn phá của thời gian. Nó là cái gì mang tính kiên cố, bất khả hoại của Kim Cương. Và khi nói đêm qua cũng có nghĩa muốn nói là cả đêm nay và đêm mai, không bị ảnh hưởng chút nào bởi cái gọi là phạm trù tiên nghiệm thời gian cả. Nó hoàn toàn không mang tính vô thường, tính sinh diệt của các pháp thế gian. Cành mai này là một pháp vô sinh diệt, một pháp xuất thế gian. Thiền Sư đã đưa mắt nhìn tất cả các pháp sinh diệt, các pháp thế gian (xuân đi, hoa tàn, việc qua, tóc trắng) mà vẫn nhìn thấy một pháp vô sinh diệt, một pháp xuất thế gian (cành mai với tính bất hoại).
Cũng nên mở thêm một ngoặc đơn chỗ này. Hình ảnh đêm qua (tạc dạ) ở trong nhà Phật thường được sử dụng trong hai nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên như vừa nói, và ứng dụng trong bài thơ này, hàm cả nghĩa đêm nay và đêm mai, theo mạch văn được diễn dịch. Nghĩa thứ hai sẽ mang ý khác hơn như trong câu:

Sinh tử Niết Bàn do như tạc mộng.
(Sinh tử và Niết Bàn đã như giấc mộng đêm qua.)
Kinh Viên Giác - Chương Phổ Nhãn.

Ngay khi vừa giác ngộ thì thấy được, chuyện Sinh tử và Niết bàn chỉ như giấc mộng đêm qua. Chữ đêm (dạ) không có trong câu vừa dẫn, nhưng được hiểu ngầm, ám chỉ những vô lượng kiếp trôi lăn trong vô minh, chập chờn giữa cõi tử sinh, mong cầu đến bến bờ giác ngộ (Niết bàn), thực sự cũng chỉ là giấc mộng đêm qua (tạc mộng). Đó là chuyện đã qua và không còn nữa, không bao giờ còn nữa, khi Trí Huệ Bát Nhã đã bừng lên. Trong cái thấy của Trí Huệ Phật trong giây phút giác ngộ đó, sẽ thấy không có cõi sinh tử nào phải vượt qua, không có một Niết Bàn nào phải tìm đến. Xin đóng ngoặc đơn.
Chữ sân trước (đình tiền) mô tả một khoảng không gian nơi cành mai chiếm ngụ. Bất kỳ một hiện tượng nào, hoặc một tư tưởng nào, khi xuất hiện cũng ở trong một thời gian và không gian nào đó. Sau khi nói đến đêm qua nay nói thêm là ở sân trước.
Hình ảnh sân trước ẩn tàng hình ảnh đất tâm trong chữ Tâm Địa. Có thể gợi nhớ, Thiền Tông còn một tên gọi khác là Tâm Địa Pháp Môn. Thật sự đã có nhiều tên gọi khác nhau cho Thiền, thí dụ như Thiền có tên tắt là Tông để phân biệt với tất cả các pháp khác dựa vào giáo điển để tu là Giáo; hoặc gọi rõ ràng hơn là Tâm Tông để nói đây là pháp môn chỉ nhìn vào Tâm để thấy được Tính. Cách gọi đất tâm trong chữ Tâm Địa Pháp Môn còn chỉ rõ ràng hơn nữa (chữ Tâm ở đây có nghĩa khá phức tạp là, khi chưa ngộ thì Tâm là Tướng, thường dụ như người thợ vẽ, khi ngộ rồi thì Tâm là Tính, Tâm Tính đồng nhất - Sử dụng chữ đồng nhất ở đây dễ bị ngộ nhận, nhưng khó dùng chữ khác chính xác hơn), cho ta hình dung Tâm của kẻ giác ngộ sẽ bằng phẳng và bền vững như mặt đất, dù tất cả rác rưởi trần gian (nói rõ hơn, biết là vọng thì vọng tự trừ, biết niệm khởi thì niệm tự ngưng) ném vào cũng không làm lay động hoặc dơ đi được (nghĩa gần nhất).
Có nhiều hình ảnh trong Thiền thường được dùng để dụ cho Tâm, như mặt trăng (vọng niệm dụ là mây), như mặt hồ (vọng niệm dụ là sóng), như gương sáng (vọng niệm dụ là bụi). Nhưng với hình ảnh đất tâm thì phép tu đã rõ ràng hơn. Nếu thấy được Tâm như hình ảnh này thì sẽ thấy, Tâm vốn không hề lay động thì tội gì phải tìm cái định, cứ để tự nhiên vào tính bản định của đất tâm thì còn có định nào bằng. Đây cũng chính là nghĩa của bình thường tâm thị đạo vậy, tội gì phải lăng xăng nhập định với xuất định.
Vấn đề chỉ còn là làm sao để Tâm là bình thường, để vào thẳng một niệm vạn năm. Cách dùng chữ làm sao trong câu vừa viết lại dễ gây hiểu lầm, là phải đi tìm cách tu nào cao xa, phức tạp thì lại càng xa đạo. Dùng lời để nói chỗ này thật sự là khó, nên trong Thiền, các Tổ phải dùng nhiều hình ảnh lòng vòng để chỉ thẳng như vậy. Một hình ảnh tương tự được Tổ Bồ Đề Đạt Ma dùng để chỉ tính bản định đó là Tâm như tường vách. Thế mới biết, không muốn dùng lời để nói vì lời không chỉ được chỗ này, mà vì lòng từ bi, các Tổ đã dùng nhiều lời quá rõ ràng.
Chính ở hình ảnh sân trước hoặc đất tâm, cho ta thấy tất cả mọi sinh, trụ, hoại, diệt đều xảy ra, dựa vào và trở lại trên mặt đất, nhưng mặt đất (tâm) ấy vẫn bất động, không tăng, không giảm.
Gom chung ý của đêm qua sân trước (đình tiền tạc dạ), điều này chỉ vào giác tính bình đẳng bất động của Tâm thể. Nương vào (có nên gọi là nương không, hay là quay lại?) tính bản định của nó mà tu thì là con đường đốn ngộ vậy (mà đúng là chẳng phải tu).
Không phải vào định này là trở về với gỗ đá, vì Tâm thể vốn bất động mà diệu dụng vẫn hằng chiếu. Đây là vấn đề thứ nhì, hay nhìn vào mặt khác (có thực là khác không?) của Tâm thể, trổ ra một cành mai (nhất chi mai) vậy. Tâm vẫn hằng bất động, mà diệu dụng vẫn hằng sa, mà Tâm vẫn thường chiếu.
Mặt thứ nhì của Thiền Đốn Ngộ tới đây đã rõ ràng hơn. Ở mặt nhất, vào thẳng tính bản định của Tâm mà tu thì có cần chi phải chỉ với định. Ở mặt nhì, vào thẳng tính thường chiếu của Tâm mà tu thì cần chi phải quán với tưởng. Gọi là hai mặt lại dễ gây ngộ nhận. Bởi vì Tâm thể, mặc dù tịch (rỗng lặng) nhưng vẫn chiếu, và ngược lại, dù vẫn chiếu nhưng vẫn tịch. Vào thẳng được chỗ này chính là Kiến Tính Thành Phật, còn pháp tu nào thẳng tắt hơn không. Lúc bấy giờ thì dù là mặc áo, ăn cơm, dù là vác gươm, vào trận, dù là viết lách, lăng nhăng, vẫn chưa hề rời khỏi đạo tràng. Còn pháp tu nào sảng khoái hơn không?
Nói là thẳng tắt, nhưng giá của nó thực sự là không dễ, như Tổ Hoàng Bá có nói:

Bất thụ nhất phiên hàn triệt cốt
Chẩm đắc mai hoa phác tị hương.
(Nếu không một bận thấu xương lạnh
Sao được trước mũi ngát hương mai).

Đọc lại toàn bài thơ của Thiền Sư Mãn Giác, ta sẽ thấy theo mạch văn cách diễn ý, từ xuân đi, hoa tàn, xuân đến, hoa nở, việc qua, tóc trắng, đến câu chuyển mạch (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết) để lật ngược lại mặt sau và chỉ thẳng cách tu ở câu cuối, đêm qua sân trước để chỉ vào tính bản định của Tâm, và một cành mai để nói tới diệu dụng, tính thường chiếu của Tâm. Phần trên nói về các pháp sinh diệt, câu cuối nói về pháp vô sinh diệt. Nhưng cả hai không rời nhau mà có được. Nhưng không phải vì có cái này mà có cái kia. Tâm vẫn tự trụ Tâm, cảnh vẫn tự trụ cảnh. Sinh tử (xuân, hoa, việc, tóc trắng) và Niết Bàn (cành mai trên đất tâm bất hoại trước thời gian) không là một, vì một đằng là thế giới sinh diệt, một đằng là thế giới vô sinh diệt; nhưng cũng không là hai, vì một đằng là Sự, một đằng là Lý, vẫn viên dung vô ngại trong pháp giới đất tâm; cũng không vì nương vào nhau mà có, vì sóng vẫn khởi đàng sóng và nước vẫn an nhiên đàng nước; cũng không lìa nhau mà có, vì lìa sóng không thấy được nước và lìa nước không thể có sóng. Nếu lấy hình ảnh quen thuộc thường dùng trong Thiền là sóng với nước để dụ cho Tướng và Tánh, ta có thể thấy toàn bài thơ khi lật ngược từ Sự qua Lý, từ thế giới sai biệt qua thế giới vô sai biệt vẫn viên dung vô ngại trong một pháp giới đất tâm như Kinh Lăng Nghiêm diễn tả:

Toàn Tướng tức Tánh, toàn Tánh tức Tướng.

Nếu bước chân vào được thế giới trùng trùng Sự-Lý viên dung vô ngại của bài thơ này thì còn đâu sợ mà lầm lạc, mà chất vấn đâu là nẻo Niết Bàn, đâu là đường Sinh Tử; đâu là Tổ đường, đâu là nhà ma, cửa quỷ.
Như vậy, toàn bài thơ nói lên cảnh giới của Đốn Giáo Đại Thừa. Nếu phân chia các thời thuyết giáo của đức Phật làm năm thời như các Tổ Hoa Nghiêm Tông đã làm, bài thơ này phô bày cái nhìn ở vào thời kỳ thứ tư, thời kỳ của Đốn Giáo, đưa tới cái nhìn của cảnh giới Lý-Sự vô ngại.
Thật sự ít có bài thơ nào chỉ bày phép tắc nghi quỹ rõ ràng như vậy.
Vẫn đứng ở cõi sinh diệt mà nói về cảnh giới vô sinh diệt bất khả tư nghị thì đúng là đang nằm mơ, ngủ mớ. Nhưng chỉ cần nheo đôi mày lại, mở đôi mắt to ra thì thấy ngay ta vẫn hằng đứng nơi mép bờ vô sinh diệt, vẫn chưa từng bước lạc xuống trần gian. Muốn lìa sinh diệt mà lấy pháp sinh diệt để tu là chuyện trăm kiếp nghìn đời khó thành được. Sao bằng thẳng một niệm vào ngay chỗ của sân trước hoa mai, lấy ngay thanh Kim Cương Tuệ Kiếm nhập pháp vô sinh diệt thì ngại gì chuyện sinh với diệt. Vào ngay được chỗ này, cái gọi là pháp vô sinh diệt cũng còn phải buông bỏ kia mà, không phải nó cũng chỉ là giấc mộng đêm qua sao.

Nguyên Giác

________
Nguồn: i -meo

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2011 05:05:20 bởi Viet duong nhan >
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 63 của 69 trang, bài viết từ 931 đến 945 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9