:: TÂM ::
Thay đổi trang: << < 646566 > >> | Trang 65 của 69 trang, bài viết từ 961 đến 975 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Chu Ha 01.04.2011 10:28:21 (permalink)
0

Trích đoạn: Minh Tuấn

 
 
NHỚ MẸ
 
Cùng trăng trở lại nơi này
Vào mơ tìm kiếm bàn tay dịu dàng
À ơi …Mẹ cõng con mang
Trên lưng bút  sách hành trang cuộc đời.
 
Bước con đi khắp xa xôi
Mang thân mưa nắng về nơi bọt bèo
Chẳng trông thấy mái tranh nghèo
Cô đơn nhớ mẹ nặng đeo cõi lòng.
 
Xòe tay đã hết sắc hồng
Gương soi mái tóc đã lồng trắng mây
Miệng cười muối mặn gừng cay
Nước trong ngấn lệ còn đầy vấn vương.
 
Cánh buồm dừng bến quê hương
Ngắm trông bóng gió nhớ đường biển xanh
Bao năm mang dạ cam đành
Tấm thân trăn trở kết vành cô đơn
 
Giọt xuân nắng thả chập chờn
Bờ hiên hiu hắt ,gió vờn quẩn quanh
À ơi cuộc sống lanh canh…
Như mưa rơi chậu kết thành tiếng mưa.
 
MINH TUẤN
 
Em có bài thơ Tâm chia sẻ cùng chị
Kính chúc chị cả tuần vui vẻ và hạnh phúc.chị nhé.

 
 
Hello Minh Tuấn, vẫn khoẻ luôn hén
Chu Ha 01.04.2011 10:29:40 (permalink)
0
 
 
 
Nhẫn và Tâm
 
Chuyện kể rằng: Có cặp vợ chồng người Nhật nọ mua căn nhà cổ, anh chồng thấy khung cửa từ phòng khách sang phòng ăn không hợp với ý mình nên mới tháo ra để sửa lại, khi tháo khung cửa rời khỏi vách còn sót lại cái nẹp, anh nhìn vào đó thấy có con thạch sùng bị nẹp dính liền vào vách nhưng vẫn còn sống. Anh chàng rất ngạc nhiên và vốn có tánh tò mò nên để vậy ngồi nghiền ngẫm.
Thạch sùng đâu có thể không ăn mà sống lâu như vậy ? căn nhà này đã xây gần cả trăm năm rồi. Ngồi nhâm nhi ly trà và nghĩ mãi không ra giải đáp ... bỗng nhiên anh nghe có tiếng gọi tạch, tạch, tạch và ... kia một chú thạch sùng đang tha mồi chạy tới mớm cho bạn mình. À ra là như vậy, thì ra là vậy ... thì ra là vậy anh chàng nhảy cững lên vui mừng còn hơn trúng số độc đắc. Ôi tình nghĩa, ôi lòng kiên nhẫn, ôi chữ tâm.
Sau khi giải thoát cho con thạch sùng, ngày hôm sau anh điện thoại cho chủ cũ của căn nhà và hỏi về chiếc cửa, mới biết là đã bị hư và được sửa lại trên mười năm rồi. Trên mười năm nuôi bạn! ... Loài vật nào có thiếu tình huống chi con người ...
 
Mười năm mật mớm mồi đơm
Mười năm gian khổ tình thơm ngát tình
 
 
Nhẫn và Tâm
 
Phá cửa nguời ơi, phá cửa mau
Tìm sau gỗ mục khối tình sâu
Mười năm mớm mật ôi gian khổ
Một phút trời thương hoá nhiệm mầu
Nhẫn nọ liền tâm xây tháp báu
Tâm kia kề nhẫn luớt đau sầu
Thương đời quý trọng câu nhân nghĩa
Góp truyện thành thơ nối nhịp cầu

Chu Hà



<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2011 10:37:01 bởi Chu Ha >
Minh Tuấn 01.04.2011 12:09:43 (permalink)
0



 
 
 
Nhẫn và Tâm
 
Chuyện kể rằng: Có cặp vợ chồng người Nhật nọ mua căn nhà cổ, anh chồng thấy khung cửa từ phòng khách sang phòng ăn không hợp với ý mình nên mới tháo ra để sửa lại, khi tháo khung cửa rời khỏi vách còn sót lại cái nẹp, anh nhìn vào đó thấy có con thạch sùng bị nẹp dính liền vào vách nhưng vẫn còn sống. Anh chàng rất ngạc nhiên và vốn có tánh tò mò nên để vậy ngồi nghiền ngẫm.
Thạch sùng đâu có thể không ăn mà sống lâu như vậy ? căn nhà này đã xây gần cả trăm năm rồi. Ngồi nhâm nhi ly trà và nghĩ mãi không ra giải đáp ... bỗng nhiên anh nghe có tiếng gọi tạch, tạch, tạch và ... kia một chú thạch sùng đang tha mồi chạy tới mớm cho bạn mình. À ra là như vậy, thì ra là vậy ... thì ra là vậy anh chàng nhảy cững lên vui mừng còn hơn trúng số độc đắc. Ôi tình nghĩa, ôi lòng kiên nhẫn, ôi chữ tâm.
Sau khi giải thoát cho con thạch sùng, ngày hôm sau anh điện thoại cho chủ cũ của căn nhà và hỏi về chiếc cửa, mới biết là đã bị hư và được sửa lại trên mười năm rồi. Trên mười năm nuôi bạn! ... Loài vật nào có thiếu tình huống chi con người ...
 
Mười năm mật mớm mồi đơm
Mười năm gian khổ tình thơm ngát tình
 
 
Nhẫn và Tâm
 
Phá cửa nguời ơi, phá cửa mau
Tìm sau gỗ mục khối tình sâu
Mười năm mớm mật ôi gian khổ
Một phút trời thương hoá nhiệm mầu
Nhẫn nọ liền tâm xây tháp báu
Tâm kia kề nhẫn luớt đau sầu
Thương đời quý trọng câu nhân nghĩa
Góp truyện thành thơ nối nhịp cầu

Chu Hà





 
 
 
TÌNH VÀ NGHĨA
Mười năm mớm mật để nuôi nhau
Mục gỗ mà tim vẫn đỏ màu
Nhẫn nọ đem thương gài kiếp nạn
Tâm kia cậy bạn nhổ cơn sầu
Vì tình gắng vượt qua bể lớn
Ơn nghĩa cùng nhau nối nhịp cầu
Vạn vật nhỏ nhoi còn biết trọng
Con người ai nỡ chỉ cho đau …
 
MINH TUẤN
 
Helo Chu Hà
Lâu lắm rồi mới nảy mấy câu thơ 7 chữ cùng bạn
Câu chuyện thật là hay và đầy nhân văn đấy bạn
Họa với bạn đôi vần ngoài khuôn khổ thông cảm nhé
Chúc bạn và gia đình vui vẻ
 
Viet duong nhan 01.04.2011 22:38:20 (permalink)
0
Chào MT & CH,

7 rất vui 2 Thi Sĩ ghé "nhà Tâm" và để lại thơ.

Câu chuyện "Thạch Sùng" 7 đã đọc không biết bao nhiêu lần, mà lần nào đọc lại vẫn xúc động[sm=mecry.gif]. Ôi, loài động vật chung tình chung thuỷ nghĩa nhân đậm đà. Huống chi con người....... ai nào nỡ vội vong ơn !


Chúc tất cả an vui & hồn thơ lai láng.
7_vdn


SuongAnh 01.04.2011 23:56:00 (permalink)
0
SA xin kính chào Cô Bảy, anh Chu Hà và huynh Minh Tuấn, đã lâu hong có ghé nhà TÂM, hôm nay vô tình nó hiện trước mắt vào đọc xem, biết được tin huynh MT đã về sinh sống tại VN, xin chúc huynh tìm thấy được an lạc dù ở bất cứ nơi đâu, bởi hạnh phúc tự đo tâm huynh há. Ngoại cảnh sẽ không làm tâm giao động tức là huynh đã ngô được Pháp rồi đó. SA mượn vần trong bài thơ cuả anh Chu Hà ghép thành bài thơ này xin gởi đến Cô 7 và hai anh nha Chúc cả nhà TÂM luôn AN LẠC mọi thời.
 
 
 

Sắc Sắc - Không Không
 
Người ơi hãy kịp tỉnh cho mau
Dục sắc đời trần chớ lún sâu
Hỷ nộ làm tâm đau vạn nỗi
Từ bi khiến dạ đẹp muôn mầu
Thân an hướng dẫn ra bể khổ
Trí tịnh xa rời khỏi cảnh sầu
Sắc sắc - không không luôn nhớ đến
Vô thường thế tục chớ mong cầu
 
Sương Anh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2011 00:09:37 bởi SuongAnh >
Viet duong nhan 02.04.2011 03:30:16 (permalink)
0

Trích đoạn: SuongAnh

SA xin kính chào Cô Bảy, anh Chu Hà và huynh Minh Tuấn, đã lâu hong có ghé nhà TÂM, hôm nay vô tình nó hiện trước mắt vào đọc xem, biết được tin huynh MT đã về sinh sống tại VN, xin chúc huynh tìm thấy được an lạc dù ở bất cứ nơi đâu, bởi hạnh phúc tự đo tâm huynh há. Ngoại cảnh sẽ không làm tâm giao động tức là huynh đã ngô được Pháp rồi đó. SA mượn vần trong bài thơ cuả anh Chu Hà ghép thành bài thơ này xin gởi đến Cô 7 và hai anh nha Chúc cả nhà TÂM luôn AN LẠC mọi thời.
 

Sắc Sắc - Không Không
 
Người ơi hãy kịp tỉnh cho mau
Dục sắc đời trần chớ lún sâu
Hỷ nộ làm tâm đau vạn nỗi
Từ bi khiến dạ đẹp muôn mầu
Thân an hướng dẫn ra bể khổ
Trí tịnh xa rời khỏi cảnh sầu
Sắc sắc - không không luôn nhớ đến
Vô thường thế tục chớ mong cầu
 
Sương Anh


Tâm an thấy đâu cũng đẹp
Trí tịnh thấy ai cũng hiền
Thấy lợi lộc vẫn điềm nhiên
"Tám ngọn gió đời" bình yên tự tại.


Cám ơn SA ghé thăm 7 và để lại bài thơ Thiền...
Chúc SA & tất cả vui vẻ cuối tuần
7_vdn

Viet duong nhan 02.04.2011 03:37:37 (permalink)
0
Tám ngọn gió đời


Bát phong xuy bất động (Tranh Phật giáo Trung Quốc)


HỎI:Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Nhưng giai thoại về "Bát phong xuy bất động” thì chưa được tỏ tường, nhất là bài thơ của Tô Đông Pha. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
(NGUYỄN TẤN, Phan Đình Phùng, Đà Lạt, Lâm Đồng;
 

ĐÁP:Bạn Nguyễn Tấn và sentrang… thân mến!

“Bát phong xuy bất động” (tám gió thổi không động) là một giai thoại vui, thâm thúy và tràn đầy thiền vị về mối thâm giao giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101)  và Thiền sư Phật Ấn (1032-1098). Chuyện kể rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất hài lòng, bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của Tô Đông Pha như sau: Khể thủ thiên trung thiên/Hào quang chiếu đại thiên/Bát phong xuy bất động/Đoan tọa tử kim liên. Tạm dịch là: Đảnh lễ Bậc Giác ngộ (thiên trung thiên tức là Phật, Bậc Giác ngộ)/Hào quang chiếu vũ trụ/Tám gió thổi chẳng động/Ngồi vững tòa sen vàng. Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ bạn mình nhờ văn hay, chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, đạt đến Thượng thừa “Tám gió thổi không động” nên thay vì khen ngợi ngài liền cầm bút phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm- hạ phong) và bảo gia nhân đem về trình lại cho Đông Pha. Quả như điều mà Phật Ấn đã dự đoán. Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Phật Ấn xong liền đùng đùng nổi giận, lập lức bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ấn.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.
Về bát phong hay bát thế phong, nghĩa là tám ngọn gió đời, tám pháp ở thế gian hay làm loạn động, mê hoặc lòng người. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, tr.414, tám ngọn gió ấy gồm: 1-Lợi (lợi lộc), 2-Suy (hao tổn), 3-Hủy (chê bai chỉ trích), 4-Dự (gián tiếp khen ngợi người), 5-Xưng (trực tiếp ca tụng người), 6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người), 7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não), 8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan). Con người thường giao động, thể hiện cảm xúc vui buồn rõ rệt trước những hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc sống. Khi được lợi (lợi) thì vui mừng, hớn hở ngược lại khi bị mất mát, tổn hại (suy) thì buồn bã, tiếc nuối. Khi bị chê bai, chỉ trích (hủy) cảm thấy rất khó chịu nhưng khi được khen ngợi (dự) thì vui thích, hài lòng. Khi được mọi người xưng tán, tung hô (xưng) thì hả hê, ngất ngây hạnh phúc ngược lại khi bị chế diễu, vu khống (cơ) thì hậm hực, bức xúc không yên. Khi những điều không như ý ập đến (khổ) thì đau khổ, thở than và ngược lại khi mọi việc đều thuận lợi như ý (lạc) thì mừng rỡ, vui vẻ.
Cuộc sống của con người chẳng mấy khi được bình an, vì luôn bị tám ngọn gió này chi phối. Do vậy, muốn thiết lập hạnh phúc và an vui trong đời sống chúng ta phải giữ vững tâm ý khi tiếp xúc, đối điện với tám ngọn gió này. Đại thừa vô sanh phương tiện môn (Đại chính 85, 1247 hạ) chỉ rõ: “Nếu thân tâm vắng lặng an ổn thì tám gió thổi không động”. Cũng như chuyện “gió động hay phướn động”, thì ra tâm người động chứ gió và phướn chỉ là chuyện bên ngoài. Những giao động của tâm thức như là sóng nhưng bên dưới sự ầm ào đó là yên lặng. Phải quán sát liên tục để thấy rõ bản chất của tám ngọn gió đời ấy tuy thường xuyên thổi đến nhưng thực chất chỉ là ở bên ngoài, bởi vì mình đeo bám, bị dính mắc nên mới bị chúng chi phối. Mặt khác, bát phong vốn vô thường nên có đó rồi lại không đó. Vì thế, được hay mất, khen hay chê, đau khổ hay vui sướng cũng đều tương đối, không có gì trường cữu. Nhờ thường xuyên quán sát với trí tuệ như thế nên khi được cũng không quá mừng, lúc mất cũng không quá buồn, được khen không kiêu, bị chê không giận v.v… thì có thể chế ngự được bát phong. Sống vững chãi và thảnh thơi trong vô vàn biến động thuận nghịch của cuộc đời là điều có thể thực hiện được nhờ thực tập và thành tựu tuệ quán về ba sự thật Vô thường- Khổ-Vô ngã của vạn pháp.
Chúc các bạn tinh tấn

ST

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2011 03:39:33 bởi Viet duong nhan >
Minh Tuấn 02.04.2011 12:37:26 (permalink)
0

 
Cám ơn chị Bảy và Sương Anh có lời tầm sự và chung vần thơ chia sẻ…Kính chúc chị và SA cuối tuần vui vẻ và mạnh khỏe.
Câu truyện Tô Đông Pha thật hay quá chị nhỉ
Em còn chờ thi sĩ Chu Hà gieo vần để họa theo vận của ảnh cho tiện chị ạ
 
Heho Chu Hà ,phóng bút một bài Đường cho câu chuyện của chị Bảy nhé
Chờ mong nhiều nè…
 
 
Viet duong nhan 02.04.2011 18:52:16 (permalink)
0
Chào MT,


RÁNG RÁNG... cố gắng giữ TÂM yên tịnh thì "Tám ngọn Gió Đời (khó) làm chao động ngọn đèn TÂM".

Nói rất dễ, nhưng khi LỬA TÂM phừng phực cháy lên, TÂM ta không 'chụp nắm' kịp thì vẫn Phàm như ai !
"Một niệm, SÂN thiêu cả rừng công đức" vung trồng hằng trăm ngàn năm [sm=praying.gif].

Rửa Tâm

Nhứt nhứt, như như chùi rửa tâm,
Hằng ngày niệm niệm Quán-Thế-Âm.
Cho lòng không nổi cơn sóng gió,
Thân xác được êm lúc "nghỉ nằm... !".

(Paris, Ivrys/Seine, mùa Vu-Lan 16-8-2000)

repost


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2011 18:53:18 bởi Viet duong nhan >
Chu Ha 03.04.2011 09:14:22 (permalink)
0

Trích đoạn: Viet duong nhan

Tám ngọn gió đời


Bát phong xuy bất động (Tranh Phật giáo Trung Quốc)


HỎI:Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Nhưng giai thoại về "Bát phong xuy bất động” thì chưa được tỏ tường, nhất là bài thơ của Tô Đông Pha. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
(NGUYỄN TẤN, Phan Đình Phùng, Đà Lạt, Lâm Đồng;
 

ĐÁP:Bạn Nguyễn Tấn và sentrang… thân mến!

“Bát phong xuy bất động” (tám gió thổi không động) là một giai thoại vui, thâm thúy và tràn đầy thiền vị về mối thâm giao giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101)  và Thiền sư Phật Ấn (1032-1098). Chuyện kể rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất hài lòng, bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của Tô Đông Pha như sau: Khể thủ thiên trung thiên/Hào quang chiếu đại thiên/Bát phong xuy bất động/Đoan tọa tử kim liên. Tạm dịch là: Đảnh lễ Bậc Giác ngộ (thiên trung thiên tức là Phật, Bậc Giác ngộ)/Hào quang chiếu vũ trụ/Tám gió thổi chẳng động/Ngồi vững tòa sen vàng. Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ bạn mình nhờ văn hay, chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, đạt đến Thượng thừa “Tám gió thổi không động” nên thay vì khen ngợi ngài liền cầm bút phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm- hạ phong) và bảo gia nhân đem về trình lại cho Đông Pha. Quả như điều mà Phật Ấn đã dự đoán. Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Phật Ấn xong liền đùng đùng nổi giận, lập lức bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ấn.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.
Về bát phong hay bát thế phong, nghĩa là tám ngọn gió đời, tám pháp ở thế gian hay làm loạn động, mê hoặc lòng người. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, tr.414, tám ngọn gió ấy gồm: 1-Lợi (lợi lộc), 2-Suy (hao tổn), 3-Hủy (chê bai chỉ trích), 4-Dự (gián tiếp khen ngợi người), 5-Xưng (trực tiếp ca tụng người), 6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người), 7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não), 8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan). Con người thường giao động, thể hiện cảm xúc vui buồn rõ rệt trước những hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc sống. Khi được lợi (lợi) thì vui mừng, hớn hở ngược lại khi bị mất mát, tổn hại (suy) thì buồn bã, tiếc nuối. Khi bị chê bai, chỉ trích (hủy) cảm thấy rất khó chịu nhưng khi được khen ngợi (dự) thì vui thích, hài lòng. Khi được mọi người xưng tán, tung hô (xưng) thì hả hê, ngất ngây hạnh phúc ngược lại khi bị chế diễu, vu khống (cơ) thì hậm hực, bức xúc không yên. Khi những điều không như ý ập đến (khổ) thì đau khổ, thở than và ngược lại khi mọi việc đều thuận lợi như ý (lạc) thì mừng rỡ, vui vẻ.
Cuộc sống của con người chẳng mấy khi được bình an, vì luôn bị tám ngọn gió này chi phối. Do vậy, muốn thiết lập hạnh phúc và an vui trong đời sống chúng ta phải giữ vững tâm ý khi tiếp xúc, đối điện với tám ngọn gió này. Đại thừa vô sanh phương tiện môn (Đại chính 85, 1247 hạ) chỉ rõ: “Nếu thân tâm vắng lặng an ổn thì tám gió thổi không động”. Cũng như chuyện “gió động hay phướn động”, thì ra tâm người động chứ gió và phướn chỉ là chuyện bên ngoài. Những giao động của tâm thức như là sóng nhưng bên dưới sự ầm ào đó là yên lặng. Phải quán sát liên tục để thấy rõ bản chất của tám ngọn gió đời ấy tuy thường xuyên thổi đến nhưng thực chất chỉ là ở bên ngoài, bởi vì mình đeo bám, bị dính mắc nên mới bị chúng chi phối. Mặt khác, bát phong vốn vô thường nên có đó rồi lại không đó. Vì thế, được hay mất, khen hay chê, đau khổ hay vui sướng cũng đều tương đối, không có gì trường cữu. Nhờ thường xuyên quán sát với trí tuệ như thế nên khi được cũng không quá mừng, lúc mất cũng không quá buồn, được khen không kiêu, bị chê không giận v.v… thì có thể chế ngự được bát phong. Sống vững chãi và thảnh thơi trong vô vàn biến động thuận nghịch của cuộc đời là điều có thể thực hiện được nhờ thực tập và thành tựu tuệ quán về ba sự thật Vô thường- Khổ-Vô ngã của vạn pháp.
Chúc các bạn tinh tấn

ST


 
 
 
 
Cám ơn chị Bảy và Sương Anh có lời tầm sự và chung vần thơ chia sẻ…Kính chúc chị và SA cuối tuần vui vẻ và mạnh khỏe.
Câu truyện Tô Đông Pha thật hay quá chị nhỉ
Em còn chờ thi sĩ Chu Hà gieo vần để họa theo vận của ảnh cho tiện chị ạ
 
Heho Chu Hà ,phóng bút một bài Đường cho câu chuyện của chị Bảy nhé
Chờ mong nhiều nè… 
 
 
 
 
 
Kính chào chị Bảy, Huynh Dương Lắm và các anh chị.
Chu Hà xin chìu bạn Minh Tuấn góp vui một bài, có gì thiếu sót  kính xin quý anh chị góp ý thêm.
 

  
 
Tám ngọn gió đời

 
 
 

Bát phong xuy bất động 
 

Bát phong không động nói thì hay
"Đánh rắm" chàng Tô tức khí đầy
Bởi gió rì rào nên sóng vỗ
Vì tâm lay chuyển lá bay bay
Khen chê một thoảng tan theo khói
Được mất thời gian cát phủ dày
Sướng khổ lòng vòng vay lại trả
Chi bằng vô ngã thế mà hay
 
Chu Hà
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2011 18:33:36 bởi Viet duong nhan >
Minh Tuấn 03.04.2011 09:16:45 (permalink)
0

Bát phong xuy bất động (Tranh Phật giáo Trung Quốc)




HỎI:Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Nhưng giai thoại về "Bát phong xuy bất động” thì chưa được tỏ tường, nhất là bài thơ của Tô Đông Pha. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
(NGUYỄN TẤN, Phan Đình Phùng, Đà Lạt, Lâm Đồng;
 


ĐÁP:Bạn Nguyễn Tấn và sentrang… thân mến!

“Bát phong xuy bất động” (tám gió thổi không động) là một giai thoại vui, thâm thúy và tràn đầy thiền vị về mối thâm giao giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101)  và Thiền sư Phật Ấn (1032-1098). Chuyện kể rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất hài lòng, bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của Tô Đông Pha như sau: Khể thủ thiên trung thiên/Hào quang chiếu đại thiên/Bát phong xuy bất động/Đoan tọa tử kim liên. Tạm dịch là: Đảnh lễ Bậc Giác ngộ (thiên trung thiên tức là Phật, Bậc Giác ngộ)/Hào quang chiếu vũ trụ/Tám gió thổi chẳng động/Ngồi vững tòa sen vàng. Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ bạn mình nhờ văn hay, chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, đạt đến Thượng thừa “Tám gió thổi không động” nên thay vì khen ngợi ngài liền cầm bút phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm- hạ phong) và bảo gia nhân đem về trình lại cho Đông Pha. Quả như điều mà Phật Ấn đã dự đoán. Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Phật Ấn xong liền đùng đùng nổi giận, lập lức bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ấn.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.
Về bát phong hay bát thế phong, nghĩa là tám ngọn gió đời, tám pháp ở thế gian hay làm loạn động, mê hoặc lòng người. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, tr.414, tám ngọn gió ấy gồm: 1-Lợi (lợi lộc), 2-Suy (hao tổn), 3-Hủy (chê bai chỉ trích), 4-Dự (gián tiếp khen ngợi người), 5-Xưng (trực tiếp ca tụng người), 6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người), 7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não), 8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan). Con người thường giao động, thể hiện cảm xúc vui buồn rõ rệt trước những hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc sống. Khi được lợi (lợi) thì vui mừng, hớn hở ngược lại khi bị mất mát, tổn hại (suy) thì buồn bã, tiếc nuối. Khi bị chê bai, chỉ trích (hủy) cảm thấy rất khó chịu nhưng khi được khen ngợi (dự) thì vui thích, hài lòng. Khi được mọi người xưng tán, tung hô (xưng) thì hả hê, ngất ngây hạnh phúc ngược lại khi bị chế diễu, vu khống (cơ) thì hậm hực, bức xúc không yên. Khi những điều không như ý ập đến (khổ) thì đau khổ, thở than và ngược lại khi mọi việc đều thuận lợi như ý (lạc) thì mừng rỡ, vui vẻ.
Cuộc sống của con người chẳng mấy khi được bình an, vì luôn bị tám ngọn gió này chi phối. Do vậy, muốn thiết lập hạnh phúc và an vui trong đời sống chúng ta phải giữ vững tâm ý khi tiếp xúc, đối điện với tám ngọn gió này. Đại thừa vô sanh phương tiện môn (Đại chính 85, 1247 hạ) chỉ rõ: “Nếu thân tâm vắng lặng an ổn thì tám gió thổi không động”. Cũng như chuyện “gió động hay phướn động”, thì ra tâm người động chứ gió và phướn chỉ là chuyện bên ngoài. Những giao động của tâm thức như là sóng nhưng bên dưới sự ầm ào đó là yên lặng. Phải quán sát liên tục để thấy rõ bản chất của tám ngọn gió đời ấy tuy thường xuyên thổi đến nhưng thực chất chỉ là ở bên ngoài, bởi vì mình đeo bám, bị dính mắc nên mới bị chúng chi phối. Mặt khác, bát phong vốn vô thường nên có đó rồi lại không đó. Vì thế, được hay mất, khen hay chê, đau khổ hay vui sướng cũng đều tương đối, không có gì trường cữu. Nhờ thường xuyên quán sát với trí tuệ như thế nên khi được cũng không quá mừng, lúc mất cũng không quá buồn, được khen không kiêu, bị chê không giận v.v… thì có thể chế ngự được bát phong. Sống vững chãi và thảnh thơi trong vô vàn biến động thuận nghịch của cuộc đời là điều có thể thực hiện được nhờ thực tập và thành tựu tuệ quán về ba sự thật Vô thường- Khổ-Vô ngã của vạn pháp.
Chúc các bạn tinh tấn

ST



Chuyện buồn…
 
Tám ngọn gió thử cuộc đời
Biết ai bất động như lời Đông Pha
Phật Ấn thử chốn thật thà
Hạ phong phê bút mà ra ngã lòng.
 
Nàng thơ là chốn thong dong
Tâm thơ là của tấm lòng bút nghiên
Đông Pha kẻ sĩ ngoan hiền
Còn không chịu nổi bút tiên mất lòng…
 
MINH TUẤN
 
Em chia sẻ câu chuyện của chị như vầy nè
Chúc chị vui vẻ…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2011 18:34:29 bởi Viet duong nhan >
duonglam 07.04.2011 04:06:37 (permalink)
0
 



SẮC KHÔNG
 


1

MÙA XUÂN EM MẶC ÁO HỒNG
 
Mùa xuân em mặc áo hồng,
Hoa nào nở nụ giữa dòng thời gian.
Chiều nay kinh nở hoa vàng,
Em ngồi hong tóc cúng dường sắc không..
 
 
Bên thềm chải tóc bâng khuâng,
Áo em tím thuở mùa xuân tóc thề .
Ta ngồi dưới cội hoa lê,
Bên nhau mà tưởng nẽo về chiêm bao.
 
 
Chiều hôm én gọi lao xao ,
Con qua biển bắc con vào biển nam.
Em về hong nắng bên sân,
Thuyền ai thấp thoáng bến xuân gọi đò…
 
 
Đường về dấu nẽo thu xưa,
Thềm hoa lối cũ hừng hờ mây bay.
Trăng tà chếch bóng hiên tây.
Sao em vóc nguyệt còn gầy dáng sương…
 
2

TÓC EM XANH CÕI VÔ THƯỜNG
 
Xa quê lòng thấy rưng buồn,
Áo em trắng thuở mùa xuân luân hồi.
Kinh vàng em đọc trong tôi,
Hoa vô ưu nở một trời sắc không.
 
 
Tóc em xanh cõi vô thường,
Môi em nở nụ mười phương diệu vời.
Kinh nào hóa kiếp thân tôi,
Kinh nào cứu độ đưa người trầm luân.
 
 
Sen tòa hiện cánh hoa xuân,
Nắng  nghiêng cành biếc nụ vàng tà dương.
Đêm nằm giấc điệp mơ màng,
Sáng ra thức dậy vô thường sắc không.
 
 
Ngày xưa em mặc áo hồng,
Lên non lạy Phật nâu sồng đổi trao.
Bấy giờ tóc ấy xanh xao,
Bấy giờ môi ấy má đào ngây thơ.
 
3

NHỚ EM TỪ ĐỘ TƯƠNG TƯ
 
Trăng đi từ độ bao giờ,
Người đi từ độ hoa thơ chạnh lòng.
Em về giũ tóc bên sông,
Giữa mùa thu lạnh bềnh bồng nước xưa…
 
 
Nhớ em từ độ tương tư ,
Mây qua phố cũ người đi hững hờ.
Thương em cho đến bao giờ,
Quốc kêu sương lạnh, trăng mờ sườn non.
 
 
Tình cờ một buổi sớm hôm ,
Em đi qua phố nét buồn dấu tôi.
Mười năm –dòng lệ trang thơ,
Mười năm­­ ­­­­- lệ đó bây giờ còn đây.
 
 
Em xưa nét liễu hao gầy
Hoa thua dáng ngọc, má hây nắng hồng.
Xuân nào áo tím bên sông ,
Hạ nào áo đỏ bềnh bồng nước mây .
                                                                          
4


ÁO EM TÍM THUỞ NGÀY XƯA HẸN HÒ
 
Thu sang rượu cúc vơi đầy ,
Một bầu mỹ tửu chén say,chén nồng.
Tình ơi xanh ngát mênh mông,
Thơ ơi xanh ngát một đồng cỏ hoa.
 
                        
 Mây xưa về dỗ nắng tà,
Em xưa giấc ngủ thềm hoa hững hờ.
Trăng tà chếch bóng hiên thơ,
Bên hoa dưới nguyệt mộng hồ ly xưa.
 
 
Thương nhau từ độ bao giờ ,
Áo em tím thuở ngày xưa hẹn hò.
Bây giờ nét chữ trang thơ,
Lệ xưa còn đọng những tờ thư xanh.
 
 
Mốt mai đời có vô tình,
Soi gương ngày cũ bóng mình còn đây.
Một dòng xanh ngắt mây bay,
Dấu trầm hương cũ ngọt ngào trôi đi.
 
5


SONG TRĂNG ƯỚC HẸN NGÀY VỀ VÀNG HOA
 
Người xưa biền biệt chưa về ,
Bên hiên đã điểm hoa lê trắng ngần.
Em còn hong tóc đón xuân?
Em còn thơ thẩn tần ngần dưới hoa ?
 
 
Ngày vui bướm lượn chim ca,
Đầu vườn oanh hót, hiên nhà nắng reo.
Người đi còn nhớ câu thề,
Sông trăng ước hẹn ngày về vàng hoa.
 
 
Hạ về cắt cỏ tưới hoa,
Giồng cao trồng một nương cà tím xanh,
Thu vàng cành biếc lá xanh,
Muối dưa rau quả trăng thanh tháng ngày…
 
 
..Đầu thành nắng nhạt hoa phai,
Chiều đông mưa bụi dặm dài bay sang.
Xa xa bờ liễu mây ngàn,
Thương cha nhớ mẹ quê hương tít mù…
 
6


TAY EM BẠCH NGỌC GIŨ TÀ HUY BAY
 
Đêm nằm lắng giọt vô ưu ,
Tay nghiêng hạt bụi chân như hiện về.
Hồng trần chìm nổi si mê,
Khói sương lãng đãng nẽo về hằng sa…
 
 
Mắt em ngàn cõi di đà,
Tay em bạch ngọc giũ tà huy bay.
Trăng vàng chìm lắng non tây,
Mây hương bàng bạc hạc bay về ngàn…
 
 
Đố ai quét sạch lá vàng ,
Thì ta múc ánh trăng ngàn đổ đi,
Đố ai nhặt hết tình si,
Thì ta xin chịu làm thơ tặng người.
 
 
Một cành hương sắc cho đời ,
Một bông hoa thắm cho người tình chung.
Em về hong tóc bên sông,
Thì ta theo gió bềnh bồng nước mây.
 
7


TÂM EM VÔ LƯỢNG ĐÓA HOA ĐẠI TỪ
 
Trông trăng nhớ dáng mẹ gầy,
Xa em nhớ sợi tóc mai ngắn tròn.
Chiều nay hoa tím bên sông,
Nhớ ơi áo tím bên dòng thời gian
 
 
Hạc khuya về khép cánh ngàn,
Gió rung thành giọt chiên đàn cõi xưa.
Ta nằm dựa cửa chân như,
Tay nghiêng hạt bụi không hư hiện về…
 
 
Ngày xưa nắng rủ mây đi,
Bỏ ta ở lại cơn mê luân hồi.
Hoa đồng cỏ nội rong chơi.
Bồ đề một cội diệu vời hằng sa.
 
 
Áo em xanh cõi ta bà,
Tâm em vô lượng đóa hoa đại từ.
[Ta còn trọn kiếp yêu thơ,
Thì em muôn thuở đợi chờ thơ anh…]
 
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.04.2011 20:27:05 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 08.04.2011 19:27:14 (permalink)
0
Cám ơn DL & MT ghé thăm và để lại những bài thơ...
Chúc tất cả an vui
Thân
vdn

Viet duong nhan 08.04.2011 20:37:48 (permalink)
0
Buông Xả            


Triết gia Krishnamurti có nói: " Mỗi ngày bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh trong mươi phút, tạm quên đi những lo âu của đời sống, buông xả tất cả tinh thần và thể xác, hãy lắng nghe từng hơi thở của mình; hãy khách quan nhìn ngắm mọi vật chung quanh ta mà không suy nghĩ, xét đóan gì hết; hãy hòa mình vào với thiên nhiên, nghĩ đến những điều tốt. . . mỉm cười với cuộc đời . . . Hãy cố gắng thiền định như vậy mỗi ngày, một thời gian sau bạn sẽ có được sự hiểu biết về chính mình, và sẽ được sự thanh thản tâm hồn."


            Ðúng vậy, đời sống ngày nay đã và đang xô xấp chúng ta tới trước.  Chúng ta đang vướng mắc vào vòng quay thời gian mà không biết, đang ở trong ảo tưởng mà không hay (Phạm duy Sương).  Trước hết là thời gian.  Thời gian buộc chúng ta phải tính tóan sử dụng sao cho bằng hết 24 tiếng đồng hồ.  Chưa làm việc này xong đã tính cho bước kế tiếp; dự án này chưa hoàn thành đã lập kế cho phương án sau.  Không lúc nào chúng ta rỗng rang tâm trí, thảnh thơi ngắm nhìn mặt trời lặn sau đồi, trăng lên đỉnh núi hay rãi một nắm hạt mè cho bầy chim sẻ đang sà cánh trước mặt . . . Thiên nhiên đầy nhựa sống tươi thắm đã bị chúng ta hờ hững, người thân đang sống gần chúng ta cũng bị chúng ta quên lãng, chúng ta ăn uống cũng không hưởng được hương vị ngon của thực phẩm, ngay cả khi chúng ta ôm hôn người yêu, đầu óc chúng ta cũng bận rộn lo toan sắp đặt, một nụ cười cho nhau cũng hà tiện .

            Tương Lai, hai chữ  "Tương Lai" đã giết chết dòng sống hiện tại đầy hạnh phúc của con người.  Chính nền khoa học thực nghiệm, chính nền văn minh kỹ thuật đã vô tình cắt đứt sợi dây liên lạc thân ái giữa người và người, giữa hiện tại và qúa khứ, giữa con người và truyền thống và xô đẩy con người hiện tại vào tương lai, một thứ tương lai mờ mịt, không rõ rệt.  Phải chăng đó là thảm kịch của thế kỷ văn minh vật chất cơ khí ngày nay? Con người đã mất hết cội nguồn, sống vội vã trong những xô đẩy của thời cuộc, của đời thường; lúc nào cũng lo sợ, bất an, và không bao giờ có thể ý thức rõ rệt được ý nghĩa của cuộc sống (Nguyên Phong).

            Như vậy, phải sống như thế nào mới là đáng sống?  Sống như thế nào mới là một đời sống ý nghĩa trọn vẹn theo ý Phật, ý Chúa ?  Sống như thế nào mới gọi là sống đẹp?
            Theo Thi sĩ Walt Whitman, ông ta cho sống đẹp là:

Không tranh cãi hoặc không tranh luận
Không bao giờ phàn nàn, càu nhàu về bất cứ cái gì
Không bao giờ nói đến tiền bạc
Không bao giờ to tiếng trong cơn giận
Không bao giờ nổi giận
Không bao giờ tỏ ra sợ hãi
Không bao giờ sợ hãi một cái gì cả.


Tuy nhiên, đó cũng chỉ là bề mặt, cũng thể hiện chỉ được một phần cái Chân Thiện Mỹ của cuộc sống, chưa đạt được cái cốt lõi của một đời sống đẹp và ý nghĩa.
Người viết xin đưa ra một ý kiến nhỏ của một người bạn, Bạch Vân (đúng hay sai tùy theo quan niệm cá nhân):
" Muốn tìm hiểu và đạt đến một đời sống đẹp, ý nghĩa, trước hết chúng ta phải tự biết mình.  Tự biết mình có nghĩa là ý thức được con người mình, ý thức một cách trọn vẹn và sâu thẳm từng đợt sóng tâm linh đang trào dâng trong hồn.
Tự Biết Mình hay Tự Tri là khởi điểm của Minh Trí, là bắt đầu cho một sự thông minh tâm hồn.  Tự Tri cũng có nhiều cấp độ, mà cấp độ cao nhất của tự tri là tỏ ngộ tâm thái an nghỉ, một sự an nghỉ trong tâm thái tuyệt vời (Ngày Mai số 288).

Trong chúng ta, rất ít người chịu khó tự đặt cho mình câu hỏi: " Ta là aỉ? Ta muốn gì?  Thực sự ta cần gì?  Mục đích đời sống của ta không lẽ chỉ có cơm áo và tình dục? "
Một khi chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi và tìm được câu trả lời xác đáng, một nhãn quan mới về con người, tâm linh và vũ trụ sẽ mở ra và cõi đời này sẽ không còn đau khổ nữa.
Thiếu tự tri, thiếu sự quán chiếu về nội tâm mình, chúng ta rất khó lòng thoát khỏi những ảo giác, những mê vọng, những ngu xuẩn của một tâm thức điên đảo đưa đến những hành động sai lầm, cuồng loạn.  Hầu hết chúng ta đều tiềm tàng khả năng tự tri này nhưng chúng ta không bao giờ quan tâm đến vì chúng ta mãi vọng tưởng tìm một chân trời hồng xa xôi diệu vợi không tưởng; chúng ta mãi lăng xăng chạy theo những biến động của ngoại giới để rồi chính chúng ta làm tiêu phí đi mất năng lực của tâm trí và làm cùn nhụt nhuệ khí, ý chí của mình - từ đó sẽ gây ra một là khuynh hướng sống tiêu cực bi quan, chán nản cuộc đời, hai là sống buông thả phóng túng cốt thỏa mãn bản năng.

Cả hai khuynh hướng sống đó đều đưa đến hủy diệt, thui chột cuộc đời.   Cho nên nếu chúng ta là một con người thông minh, chúng ta sẽ biết buông bỏ những vọng niệm, những tham dục mong cầu quá đáng để trở về với chính mình từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày để được sống an nghỉ tự do.
Hãy tập buông xả !
Hãy tập lắng nghe và theo dõi tiếng nói nội tâm của chính mình!
Hãy tập thiền định!
Chúng ta tập buông xả mọi tham niệm vọng tâm để tránh đi mọi xung đột Tâm - Sinh Lý:  không nóng giận, cau có, phiền muộn.  Tâm tư luôn bình thản, trầm tĩnh.  Ðứng trước mọi biến cố, chúng ta không còn run sợ, lo âu, hoảng hốt hay hôn trầm mê muội nữa; vì phương pháp Xả là một phương pháp dinh dưỡng nghỉ ngơi của tâm hồn lẫn thể xác (Ngày Mai số 288).

Chúng ta tập lắng nghe và theo dõi tiếng nói nội tâm của chính mình để chuyể hoá những tạp niệm vọng tưởng trong tâm, và chận đứng sức công phá mãnh liệt của ngoại giới tác động vào tâm thức.  Chúng ta áp dụng những pháp môn tu tập thích hợp vào đời sống thường nhật vì những pháp môn tu trì đó là cách thức chuẩn bị nội tâm đưa đến tư thế chờ đợi giây phút tỉnh thức tỏ ngộ tâm thái tự do an nghỉ.
Qua hệ luận trên, chúng ta thấy nếu không thực hành sự Buông Xả một cách trọn vẹn, chúng ta sẽ không thể khai triển được khả năng Tự Tri, và nếu không hiểu được chính nhu cầu, sở nguyện, tâm linh của mình thì khó lòng đạt được sự an nghỉ hoàn toàn của một tâm thức Tự Do Tuyệt Ðối .
Nào bây giờ, chúng ta hãy tập buông lỏng các dây thần kinh não bộ, thư giãn các bắp thịt, mềm người ra để trọng lực toàn thân rơi xuống đúng cái vị trí tự nhiên của nó; hãy lắng nghe tất cả các máy động trong cơ thể, nếu còn dây thần kinh nào, cơ quan nào còn co thắt căng thẳng thì buông lỏng nó ra .  Ðặt trọn con người chúng ta trong tư thế tự nhiên và hoàn toàn nghỉ ngơi, an nhàn thoải mái.  Hãy lắngnghe và điều chỉnh ngay trong con người chúng ta, buông bỏ luôn cả cái nhăn mặt, nhíu mày. . .(Vũ Bội Quang Khôi). 

Lẽ dĩ nhiên, buổi đầu thực tập, chúng ta sẽ cảm thấy chật vật khó khăn, nhưng dần dần chúng ta sẽ trả con người mình về được cái trạng thái an nghỉ hoàn toàn như thuở ban sơ của nó và không cần phải điều động tâm thức nữa.  Và từ đó, trong dòng sinh hoạt hằng ngày, trước mọi thách đố ngoại giới, chúng ta luôn tỉnh thức trong tư thế nghỉ ngơi, khi đi đứng nằm ngồi, chúng ta đều trú tâm vào cảnh giới An Lạc Thường Nhiên Tự Tại.  Mọi biến động của Tâm và Cảnh từ đây sẽ không còn là những cực hình đau khổ nữa mà sẽ trở thành những thử thách, những cuộc phiêu lưu đầy tính cách khám phá, sáng tạo và xây dựng.


Từ đây, chúng ta sẽ bắt đầu dấn thân vào con đường nghệ thuật " Sống Ðẹp, Sống Ðúng, Sống Ý Nghĩa, Sống thật Nhân Bản Trọn Vẹn và Tự Do " .
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa


Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới,
Ngoài trống vắng mà thôi,
Người ơi và người ơi !
Du Tử Lê
ST


<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.04.2011 20:47:52 bởi Viet duong nhan >
duonglam 16.04.2011 04:06:57 (permalink)
0




SẮC KHÔNG
                                             [ Thơ Dương Lam ,hình sưu tầm minh hoạ hongsang ]




1
MÙA XUÂN EM MẶC AÓ HỒNG
 

Mùa xuân em mặc áo hồng,

Hoa nào nở nụ giữa dòng thời gian.
Chiều nay kinh nở  hoa vàng,
Em ngồi hong tóc cúng dường sắc không..

 
 
Bên thềm chải tóc bâng khuâng,
Áo em tím thuở mùa xuân tóc thề .
Ta ngồi dưới cội hoa lê,
Bên nhau mà tưởng nẻo về chiêm bao.

  

 
Chiều hôm én gọi lao xao ,
Con qua biển bắc con vào biển nam.
Em về hong nắng bên sân,
Thuyền ai thấp thoáng bến xuân gọi đò…



 
Đường về dấu nẻo thu xưa,
Thềm hoa lối cũ hừng hờ mây bay.
Trăng tà chếch bóng hiên tây.
Sao em vóc nguyệt còn gầy dáng sương…
 
2
TÓC EM XANH CỎI VÔ THƯỜNG
 

Xa quê lòng thấy rưng buồn,

Áo em trắng thuở mùa xuân luân hồi.
Kinh vàng em đọc trong tôi,
Hoa vô ưu nở một trời sắc không.

 
 
Tóc em xanh cõi vô thường,
Môi em nở nụ mười phương diệu vời.
Kinh nào hóa kiếp thân tôi,
Kinh nào cứu độ đưa người trầm luân.
 


 
Sen tòa hiện cánh hoa xuân,
Nắng  nghiêng cành biếc nụ vàng tà dương.
Đêm nằm giấc điệp mơ màng,
Sáng ra thức dậy vô thường sắc không




Ngày xưa em mặc aó hồng,
Lên non lạy Phật nâu sồng đổi trao.
Bấy giờ tóc ấy xanh xao,
Bấy giờ môi ấy má đào ngây thơ.
 
3
NHỚ EM TỪ ĐỘ TƯƠNG TƯ
 

Trăng đi từ độ bao giờ,

Người đi từ độ hoa thơ chạnh lòng.
Em về giủ tóc bên sông,
Giữa mùa thu lạnh bềnh bồng nước xưa…

 
 
Nhớ em từ độ tương tư ,
Mây qua phố cũ người đi hững hờ.
Thương em cho đến bao giờ,
Quốc kêu sương lạnh, trăng mờ sườn non.
 










  Tình cờ một buổi sớm hôm ,
Em đi qua phố nét buồn dấu tôi.
Mười năm –dòng lệ trang thơ,
Mười năm­­ ­­­­- lệ đó bây giờ còn đây.

  
 
Em xưa nét liểu hao gầy
Hoa thua dáng ngọc, má hây nắng hồng.
Xuân nào áo tím bên sông ,
Hạ nào áo đỏ bềnh bồng nước mây .

4
ÁO EM TÍM THUỞ NGÀY XƯA HẸN HÒ
 

 
Thu sang rượu cúc vơi đầy ,
Một bầu mỹ tữu chén say,chén nồng.
Tình ơi xanh ngát mênh mông,
Thơ ơi xanh ngát một đồng cỏ hoa.
 



                         
 Mây xưa về dỗ nắng tà,
Em xưa giấc ngủ thềm hoa hững hờ.
Trăng tà chếch bóng hiên thơ,
Bên hoa dưới nguyệt mộng hồ ly xưa.

  

 
Thương nhau từ độ bao giờ ,
Áo em tím thuở ngày xưa hẹn hò.
Bây giờ nét chữ trang thơ,
Lệ xưa còn đọng những tờ thư xanh.
 


Mốt mai đời có vô tình,
Soi gương ngày cũ bóng mình còn đây.
Một dòng xanh ngắt mây bay,
Dấu trầm hương cũ ngọt ngào trôi đi.
 
5
SONG TRĂNG ƯỚC HẸN NGÀY VỀ VÀNG HOA
 
Người xưa biền biệt chưa về ,
Bên hiên đã điểm hoa lê trắng ngần.
Em còn hong tóc đón xuân?
Em còn thơ thẩn tần ngần dưới hoa ?
 
 
Ngày vui bướm lượn chim ca,
Đầu vườn oanh hót, hiên nhà nắng reo.
Người đi còn nhớ câu thề,
Sông trăng ước hẹn ngày về vàng hoa.

 
 
Hạ về cắt cỏ tưới hoa,
Giồng cao trồng một nương cà tím xanh,
Thu vàng cành biếc lá xanh,
Muối dưa rau quả trăng thanh tháng ngày…
 




Cà tím


 
..Đầu thành nắng nhạt hoa phai,
Chiều đông mưa bụi dặm dài bay sang.
Xa xa bờ liểu mây ngàn,
Thương cha nhớ mẹ quê hương tít mù

6
TAY EM BẠCH NGỌC GIŨ TÀ HUY BAY



Đêm nằm lắng giọt vô ưu ,
Tay nghiêng hạt bụi chân như hiện về.
Hồng trần chìm nỗi si mê,
Khói sương lãng đãng  nẽo về hằng sa…

 
 
Mắt em ngàn cõi di đà,
Tay em bạch ngọc giũ tà huy bay.
Trăng vàng chìm lắng non tây,
Mây hương bàng bạc hạc bay về ngàn…
 
 
Đố ai quét sạch lá vàng ,
Thì ta múc ánh trăng ngàn đổ đi,
Đố ai nhặt hết tình si,
Thì ta xin chịu làm thơ tặng người.
  
 
Một cành hương sắc cho đời ,
Một bông hoa thắm cho người tình chung.
Em về hong tóc bên sông,
Thì ta theo gió bềnh bồng nước mây.
 
7

TÂM EM VÔ LƯỢNG ĐÓA HOA ĐẠI TỪ
 
Trông trăng nhớ dáng mẹ gầy,
Xa em nhớ sợi tóc mai ngắn tròn.
Chiều nay hoa tím bên sông,
Nhớ ơi áo tím bên dòng thời gian



 
Hạc khuya về khép cánh ngàn,
Gió rung thành giọt chiên đàn cõi xưa.
Ta nằm dựa cửa chân như,
Tay nghiêng hạt bụi không hư hiện về…

  
 
Ngày xưa nắng  rủ mây đi,
Bỏ ta ở lại cơn mê luân hồi.
Hoa đồng cỏ nội rong chơi.
Bồ đề một côị diệu vời hằng sa.


 
Áo em xanh cõi ta bà,
Tâm em vô lượng đóa hoa đại từ.
[Ta còn trọn kiếp yêu thơ,
Thì em muôn thuở đợi chờ thơ anh…]
 
Dương Lam


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2011 17:39:24 bởi Viet duong nhan >
Thay đổi trang: << < 646566 > >> | Trang 65 của 69 trang, bài viết từ 961 đến 975 trên tổng số 1033 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9