MÙA VỌNG và GIÁNG SINH
Ct.Ly 23.11.2005 07:01:07 (permalink)
#1
    tulipdenus 24.11.2005 02:24:54 (permalink)
    TL xin góp vài tấm ảnh về giáng sinh ở nhà thờ con gà đà lạt

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/4112/F48C6CFF45EB40E3931450B72152E3EF.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #2
      tulipdenus 24.11.2005 02:29:53 (permalink)


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/4112/9FF3F794DA8543F69422FAFE687FF35D.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #3
        tulipdenus 24.11.2005 02:32:21 (permalink)


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/4112/91FA7CD02F1D4ED5B6527723DF0A4109.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          Chuột lắc 23.12.2005 19:38:54 (permalink)
          Ý nghĩa 1 số biểu tượng của Noel

          1. ông già Noel

          Nguồn gốc của từ "ông già Noel" (Santa Claus) hay thánh Ni-kô-la bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ 4. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc. Thánh được nhiều người biết đến vì sự hào phóng đối với người nghèo. Nhưng những người La Mã thì luôn khinh miệt ngài. Họ đã bắt giam và tra tấn ngài trong ngục. Nhưng khi Công-xtăng-tin trở thành hoàng đế của người La Mã thì ông đã trả lại tự do cho thánh Ni-kô-la . Công-xtăng-tin trở thành con chiên của đạo Cơ Ðốc. Ông đã triệu tập hội nghị Ni-a-xê-a và thánh Ni-kô-la được mời làm đại biểu của hội nghị.

          Thánh Ni-kô-la đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Ni-kô-la là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em. Ðối với người Hà Lan thì truyền thuyết về thánh Ni-kô-la luôn sống mãi. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus. Năm 1882, Clê-mơn C. Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình " A visit from St. Nick" (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên " The night before Christmas" (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.






          #5
            Chuột lắc 23.12.2005 19:50:47 (permalink)
            2. Cây tầm gửi và cây ô rô (nhựa ruồi)
            Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn. Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hoà thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này. Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.




            nhựa ruồi



            tầm gửi

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2005 20:06:37 bởi Chuộtlắc >
            #6
              Chuột lắc 23.12.2005 20:06:01 (permalink)
              3. Cây trạng nguyên

              Quê hương của cây trạng nguyên (Poinsettias) là Mê hi cô. Chúng được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê hi cô và ông cũng chính là người mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882. Vào thế kỉ 18, người Mê hi cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bê-lem do vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh. Hoa thật của cây trạng nguyên thì rất nhỏ và có màu vàng. Bao quanh nó là những chiếc lá lớn có màu đỏ rực thường bị nhầm là cánh hoa.





              4. Cây Noel

              Cây Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Người Ðức thường trang trí cây Noel cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Người ta cho rằng Martin Luther, nhà lãnh đạo phái cải cách tôn giáo Tin lành là người đầu tiên thắp nến trên cây Noel. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà. Mãi đến thế kỉ 19 thì cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 1820.



              <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2005 20:07:40 bởi Chuộtlắc >
              #7
                Chuột lắc 23.12.2005 20:26:43 (permalink)
                5. Ký hiệu Xmas

                Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Giê Su. Vào thế kỉ thứ 16, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Ðức Chúa là "X" để viết tắt cho từ Christ trong Christmas. Mặc dầu những người Cơ Ðốc giáo trước đây hiểu rằng chữ cái "X" là viết tắt của tên Ðức Chúa những người Cơ Ðốc giáo sau này không hiểu tiếng Hy Lạp lại hiểu lầm từ "Xmas" là biểu hiện của sự bất kính.

                Xmas

                6. Chiếc gậy kẹo

                Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của chúa Giê su. Ðầu tiên, ông sử dụng một thỏi kẹo bạc hà màu trắng. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ông tạo ra ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa ( sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.





                Sưu tầm.
                #8
                  Chuột lắc 23.12.2005 20:50:17 (permalink)
                  hang đá và máng cỏ







                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/8565/AEE55EBAE8244126BCE30E83218CECE0.jpg[/image]
                  Attached Image(s)
                  #9
                    Con Gấu 23.12.2005 22:11:22 (permalink)
                    Thân chào Chuột lắc,

                    Cám ơn CL hết ga đã đem những bài nầy lên mạn. CG tôi đọc 1 cách hết sức là khoái chí. Tôi sẽ ráng nhớ những gì tôi đọc để sự hiểu biết được thêm phong-phú. Những bài đó ngắn, gọn , dễ hiểu, dể nhớ.

                    Chúc con Chuột lắc 1 đem Noël thiệt vui, ăn nhiều gruyère …

                    Con Gấu
                    #10
                      Con Gấu 23.12.2005 22:21:32 (permalink)
                      ChịCtLy ơi,

                      Chị bài nầy đã 1 tháng nay, mà bây giờ CG tôi mới thấy mà đọc. Hên là chị chưa xóa.

                      Tôi bao giờ cũng hết sức là thích thú đọc tất cả những gì giảng nghĩa nguồn gốc của 1 phong tục.

                      Cám ơn chị nhiều nha.

                      Con Gấu
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9