Ngày Lễ Tạ Ơn - Thanksgiving Day
Trần Thị Cỏ Khô 07.11.2003 15:35:29 (permalink)
Ngày Lễ Tạ Ơn - Thanksgiving Day
Nguồn Gốc & Ý Nghĩa

Hải Bằng.HDB

Tạ ơn là một hành vi biểu hiện lòng biết ơn đối với những ân phước của Trời Đất, Thượng Đế, hay các vị thần linh. Từ ngàn xưa, người ta tin tưởng các vị thần linh đã làm cho mưa thuận, gió hòa, khiến mùa màng được tốt, gia súc sinh sản nhiều, và nhờ đó cuộc sống được no đủ. Các ngày hội ăn mừng như thế đã có cách đây cả 5000 năm ở Ai Cập. Tại Việt Nam, các làng mạc thường có tổ chức ngày hội mừng sau mùa gặt cuối năm. Tuy nhiên ngày Tết Nguyên Đán vẫn là ngày quan trong nhất có những cuộc tế lễ Trời Đất và gia tiên để tạ ơn.

      Ơn Trời mưa, nắng phải thì
      Nơi thì bừa cạn, nồi thì cày sâu
      Công lao chẳng quản bao lâu
      Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
      Lạy Trời mưa xuống
      Lấy nước tôi uống
      Lấy ruộng tôi cày
      Lấy đầy bát cơm.

Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống George Washington lúc lên cầm quyền đã chọn ngày 26 tháng 11, năm 1789 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc. Sau đó thì mỗi tiểu bang có một ngày Lễ Tạ Ơn riêng. Đến năm 1863, TT. Lincoln chọn ngày Thứ Năm chót của tháng 11 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc cả Nam lẫn Bắc. Tới năm 1939, TT Roosevelt ấn định lại ngày Lễ Tạ Ơn cũng vào ngày Thứ Năm tháng 11, nhưng sớm hơn một tuần. Năm 1942, Quốc Hội quyết định ngày Lễ Tạ Ơn trở lại ngày cũ của TT Lincoln.

Tuy nhiên ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên Mỹ Châu đã được tổ chức vào Tháng Mười Một năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts nhằm tỏ lòng biết ơn nhóm thổ dân da đỏ và đặc biệt là với một thổ dân có tên là Tisquanto gọi tắt là Squanto. Câu chuyện truy nguyên từ những năm tháng đầy gian truân của nhóm 102 người Anh di cư gọi là Pilgrims Fathers gồm cả 35 người nguyên thuộc Tin Lành cải cách ly khai (Puritan separatists), trước đó đã định cư tại Leyden, Hòa Lan (Netherlands) lìa quê hương Anh Quốc, khởi hành trong tháng Chín, 1620 từ Plymouth, England, vượt 3000 dặm Đại Tây Dương trên con tầu Mayflower hướng về Tân Thế Giới (Mỹ Châu La Tinh) cho tự do tín ngưỡng của họ.

Mới đầu tầu Mayflower định đi tới Jamestown, Virginia, nơi định cư đầu tiên của di dân (1607). Nhưng vì bão tố liên tục, họ đành phải đổ bộ tại Cape Cod Bay và quyết định lập nghiệp tại Plymouth, Massachusetts đồng thời tự tuyên bố là không còn thuộc quyền kiểm soát của Anh Quốc. Ngày 21 tháng 11 năm 1620, trước khi lên bờ, 41 Pilgrim Fathers đã ký vào Bản Kết Ước Mayflower thành lập một tổ chức chính trị dân sự và dựng nên một khung cho những luật lệ công bằng và bình đẳng. Bản kết ước trở nên nền tảng của chính quyền tại Plymouth và họ đã chọn William Bradford (1590 – 1657) làm Thống Đốc đầu tiên của họ và đã tái cử tới 30 lần kể từ 1621. Đoàn người này đã phải chịu đựng một mùa đông trong đói lạnh và phân nữa đã chết. Trong tình trạng khốn cùng đó, như một phép lạ, một thổ dân da đỏ nói thông thạo tiếng Anh đã dẫn một số thổ dân khác cùng mang bí rợ và thịt gà tây tới giúp đồng thời cũng chỉ cho di dân cách trồng trọt và bắt cá. Vị cứu tinh đó tên là Tisquanto mà di dân gọi tắt là Squanto.

Năm 1605, Squanto cùng với 4 thổ dân khác được thuyền trưởng Anh – George Waymouth chở về Anh Quốc. Squanto và hai thổ dân được giao cho Sir Ferdinando để học tiếng Anh. Năm 1614, Squanto được phái theo thuyền trưởng John Smith trở lại Tân Thế Giới làm thông ngôn. Sau đó thì Squanto bị bắt cóc và bán làm nô lệ. Rồi Squanto được các thủy thủ giúp vượt thoát trở về Anh, được làm hoa tiêu trở lại Tân Thế Giới, và đã có cơ hội dẫn thổ dân tới cứu nhóm Pilgrims ở Plymouth. Sự kiện Squanto tận tình cứu giúp người da trắng cũng làm cho thổ dân căm giận đòi nhóm Pilgrims trao Squanto cho họ để trừng phạt. Nhưng di dân Anh đã hết sức bảo vệ Squanto và chính Squanto cũng đứng về phía nhóm Pilgrims cho đến khi chết vì bịnh sốt rét trong một cuộc chuyến đi trao đổi với nhóm Pilgrims vào tháng 11 năm 1622. Khi chết, Squanto đã trăng trối với Braford rằng ông hãy cầu nguyện cho hắn để hắn có thể được tới với Chúa ở Thiên Đàng. Đoạn đời ngắn ngủi của Squanto trong vài tháng ở Plymouth không phải chỉ là một khúc nhạc đồng quê êm ả mà hơn nữa nó minh họa sự đối nghịch về giá trị của hai nét văn hóa da trắng và da đỏ cùng tồn tại trong cùng con người đó. Thống Đốc Bradford đã viết: "Squanto là một đặc cụ của Chúa gởi xuống cho nhóm Pilgrims ngoài sự mong đợi của họ.” Sử gia Phinney Baxter đã nhận định: “tâm trí của Squanto đã được mở rộng vượt qua các đồng loại vì được tiếp xúc với văn minh Aâu Châu và một sự hiểu biết của đại thế giới.”

Để ăn mừng Lễ Tạ Ơn, người ta dùng trái bí rợ và gà lôi vì đó chính là những thức ăn mà người da đỏ đã mang tới cho di dân. Trong dịp này nhiều bà nội trợ khéo tay đã trổ tài nấu nướng chế biến nhiều món ăn thật ngon miệng cho chồng con và thân hữu. Thực đơn của một bữa ăn thường gồm có: gà lôi, khoai tây nghiền, nước sốt, thịt ướp nhồi, hương vị trái cranberry, bánh bí rợ, và bánh mì. Một bữa ăn truyền thống cho tám hay mười người thường gồm: một con gà tây quay 14 pounds; 3 pounds sốt rau; 5 pounds khoai tây ghiền; 3 pounds khoai lang ướp ngọt; 3 pounds đậu xanh hay cà rốt; nửa lít nước cranberry; bánh mì và bánh nướng bí rợ hay táo.

Tiệc ăn mừng Lễ Tạ Ơn sẽ hứng thú hơn nhiều nếu người ta hình dung ra tình cảnh của nhóm người hành hương đi tìm tự do tín ngưỡng đã trải qua những ngày đông thật giá lạnh lại không có thực phẩm tại một miền đất thật xa lạ và đầy hãi hùng nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vì vẻ hoang sơ của nó. Rồi một phép lạ xẩy ra, họ đã tồn tại, và Hoa Kỳ vĩ đại hôm nay đã thực sự chào đời từ buổi ấy…
#1
    Trần Thị Cỏ Khô 07.11.2003 15:36:36 (permalink)
    Ngày Lễ Tạ Ơn Tại Hoa Kỳ

    Vì nước Mỹ là một quốc gia mới được thành lập bởi những di dân từ khắp nơi trên thế giới tới, nên ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), lễ của di dân mang một tính chất trang trọng, nó gợi lại cho tất cả mọi di dân một tâm trạng hết sức đặc biệt, một phần nhớ lại nguồn gốc tổ tiên của mình, một phần nhớ lại sự khó khăn của những ngày đầu tiên trên mãnh đất mới này và nhớ lại những ân sũng đã được Thượng Đế đã ban cho từ trước tới nay. Lễ Tạ Ơn không phải là ngày lễ riêng biệt của một tôn giáo nào, nó cũng không có tính chất chính trị để tưởng niệm một cá nhân, một biến cố lịch sử của dân tộc nào, vì những lý do đó chúng ta nên tìm hiểu sự tích của ngày lễ này chung cho tất cả mọi di dân.
    Ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đã được cử hành vào tháng chạp năm 1621 khi nhóm di dân Pilgrims từ con tàu Mayflower. Sau khi đặt chân lên vùng đất thuộc tiểu bang Massachusett đã xây dựng thành công cộng đồng Plymouth của ho.ï Sau một năm tranh đấu gian khổ với thiên nhiên, sau khi hơn nửa dân số đã chết vì bệnh tật và đói khát, họ đã tồn tại một phần là nhờ sự giúp đở của thổ dân da đỏ cung cấp lương thực và dạy họ trồng bắp và săn thú rừng. Các di dân đó đã làm lễ Tạ Ơn Thượng Đế đã ban cho họ một mùa gặt hái thành công khiến họ và con cái họ có thể tồn tại được trên vùng đất mới này, và từ đó sinh sôi nẩy nở phát triển cho đến ngày nay.
    Lễ Tạ Ơn đã được cử hành trên khắp nước Mỹ, nhưng mỗi nơi cử hành theo phong tục tập quán riêng biệt của các dân tộc đem theo từ cựu lục địa Âu, Á không vào một ngày nào nhất định, và hình thức cũng khác nhau tuỳ theo dân tộc tính của mỗi nơi. Nhưng khi các di dân Mỹ bắt đầu phát động cuộc chiến cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của đế quốc Anh thì tính chất đặïc thù dân tộc của ngày lễ Tạ Ơn bắt đầu được xác định. Tướng Washington sau khi thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forts đã ban hành luật dựng nên ngày lễ Tạ Ơn Thượng Đế đã cứu thoát quân giải phóng vào ngày 26 tháng 11 năm 1789. Mục đích là để tạo nên tinh thần đoàn kết giữa tất cả những di dân chống lại ngoại xâm. Đến năm 1830 khi tình hình chia rẽ dân tộc bắt đầu khơi mào thì các tiểu bang miền Bắc tuyên cáo thành lập ngày lễ Tạ Ơn để giử vững nền móng Quốc Gia và sau đó bà Sarah Hale là người có công đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang. Đến khi cuộc chiến Nam Bắc nước Mỹ đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai thì tổng thống Lincoln nhận thấy rằng cần phải tìm ra một phương thức nào đó để xây dựng sự đoàn kết dân tộc, và ông đã nhận ra được tầm mức quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, ngày tưởng niệm các di dân. Ông muốn nhắc đến công ơn của các di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ. Để cố hoà giải sự chia rẽ Bắc Nam thời đó, ông tuyên bố chọn ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 năm 1863 làm ngày lễ Tạ Ơn. Đến năm 1941 thì Quốc Hội Mỹ đang trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, đã biểu quyết ngày lễ Tạ Ơn là ngày quốc lễ của toàn thể liên bang. Mỗi khi vận mệnh đất nước bị lâm nguy là người dân Mỹ cảm thấy cần đến ngày lễ Tạ Ơn hơn lúc nào hết, để tưởng nhớ đến sự hy sinh, những khó khăn mà tiền nhân đã trải qua và cùng nhau sát cánh để đối đầu với những khó khăn hiện tại.
    Sau bao nhiêu thay đổi, ngày lễ Tạ Ơn ngày nay đã trở thành một ngày lễ được người Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo, nguồn gốc dân tộc. Người Mỹ thường hội họp gia đình vào ngày lễ Tạ Ơn sau khi đi lễ ở nhà thờ thì họ họp nhau lại ăn một bửa cơm trưa rất lớn gồm có gà tây, mứt, cranberries, bánh bí đao, bắp và nhiều loại rau trái. Những món này là những món ăn thuần tuý của vùng New England, cái nôi văn hoá của nước Mỹ.
    Mặc dù đã trải qua hơn 200 năm với một nước Mỹ luôn luôn thay đổi, nhưng những món ăn này vẫn không hề thay đổi. Vì ngày lễ này nhằm ngày thứ Năm nên một số học sinh, sinh viên, công tư chức được nghỉ luôn cho đến ngày Chủ nhật, do đó các buổi tiệc được kéo dài thêm vài ngày nữa. Đến cuối tuần thì họ rủ nhau đi coi môn thể thao được ưa chuộng nhất của người Mỹ là môn foot ball (banh bầu dục).
    Tuy rằng nguồn gốc của ngày lễ Tạ Ơn xuất phát từ một hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo của nhóm di dân đầu tiên đã sống sót trên lục địa mới này. Ngày lễ này thực ra đã có nguồn gốc rất xa xưa bắt nguồn từ những nền văn minh nông nghiệp cổ kính trên khắp thế giới. Tất cả các dân tộc sống bằng nghề nông đều có một ngày lễ đặc biệt để tạ ơn Trời Đất đã ban cho họ một mùa gặt hái thành công, giúp họ không bị đói kém. Các di dân Pilgrims đã làm lễ tạ ơn Thượng Đế dựa theo lễ La Mass gọi là lễ dâng bánh ở bên nước Anh, khi người nông dân đem miếng bánh đầu tiên làm bằng lúa của mùa gặt mới dâng lên Thượng Đế vào ngày mồng một tháng 8 hàng năm. Các dân tộc khác thì cũng có những lễ tạ ơn Thượng Đế tuỳ theo tôn giáo của họ. Nói chung là tất cả các di dân hầu hết trên thế giới đều có một hình thức riêng biệt để tạ ơn Thượng Đế sau mỗi mùa gặt.
    Người Việt là nhóm di dân sau cùng đến nước Mỹ, người Việt không giống những giống di dân khác tìm đường sang Mỹ châu phần lớn là vì lý do kinh tế. Nhưng các di dân người Việt lại rất giống các di dân Pilgrims ở chỗ ra đi để đi tìm tự do về văn hoá và tư tưởng. Các di dân người Việt chưa quen thuộc với các tục lệ của người Mỹ, trong đó có ngày lễ Tạ Ơn do đó thường nghĩ rằng ngày lễ này có tính chất tôn giáo hoặc là một ngày lễ riêng của dân Mỹ không quan hệ gì tới mình. Nhưng nếu hiểu được ý nghĩa cao quý của ngày lễ đặc biệt này. Lễ của tất cả các di dân thì có lẽ các di dân người Việt cũng có thể hồi tưởng lại những khó khăn lúc ban đầu khi mới tới nước Mỹ. Tưởng nhớ lại những ân tình của những người bạn tốt không hề quen biết, những cơ quan thiện nguyện đã giúp đỡ mình xây dựng lại cuộc đời.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9