Những Vết Thương Do Súc Vật Cắn
HongYen 13.11.2003 16:50:39 (permalink)


Những Vết Thương Do Súc Vật Cắn
Khi bị chó cắn thì lập tức phải coi có gì nguy hiểm hay không? Chó cắn chẩy máu ít, nhưng nếu chó cắn vào cổ có thể nghẹt thanh quản và khí qiản (trachea) làm tắt thở. Tức là phải đi nhà thương cấp cứu ngay. Sợ nhất chó cắn truyền bệnh dại. Vậy, phải tìm hiểu xem chó đã được chích ngừa bệnh dại hay chưa?

Bệnh nhân cần phải được chích ngừa bệnh phong đòn gánh. Nếu chó cắn quá 8 tới 12 giờ đồng hồ thì nên lưu ý nếu vết thương đã bị nhiễm trùng. Và tất nhiên phải chữa bằng trụ sinh, hoặc phòng ngừa nhiễm trùng bằng trụ sinh.

Vết thương chó cắn phải được rửa sạch, có lúc phải cắt bỏ những mô bị hư. Bac sĩ có thể vá lại vết thương nhưng vi trùng dễ phát triển và làm mủ trong vết thương. Có trường hợp chỉ cần băng lại để vết thương tự lành lấy. Vết thương trên mặt nên được khâu vá để tránh khỏi bị thẹo lớn.

Vấn đề phiền phức là vết thương chó mèo cắn dễ bị nhiễm trùng. Mèo cắn gây nhiễm trùng (20%) và chó cắn gây nhĩễm trùng nhiều hơn(80%). Vết thương bị nhiễm trùng nhiều nhất vì để lâu không chữa, quá 8-12 giờ sau khi bị cắn. Để tránh khỏi bị nhiễm trùng, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng có thể làm viêm sưng mô tế bào hay làm mủ, hoâc nhiễm trùng ăn vào hệ thống bạch huyết. Nhiễm trùng cũng có thể lan vào xương hay khớp xương.

Vết thương nhiễm trùng do trùng từ miệng chó mèo truyền vào, hoặc vi trùng bám ngoài da bệnh nhân hay từ những môi trường xung quanh. Vi trùng do chó cắn mèo cào thường thuộc loài Pasteurella, loài Moraxella hay vi trùng Streptococci, Staphyloccoci. Cũng có những vi trùng kỵ khí (anaerobes) như Fusobacterium, Bacteroids và Porphyromonas.

Tất nhiên bệnh nhân sẽ phải được điều trị bằng trụ sinh để diệt trùng. Đặc biệt những bệnh nhân yếu miễn nhiễm, bị mổ phải bỏ vú và sưng hệ thống bạch huyết, bệnh nhân tiểu đường hay bệnh gan, bệnh nhân đã từng bị mổ bỏ lá lách, hay bệnh nhân lớn tuổi (hơn 50). Những vết thương xâu và nặng hay nhiều vết thương ở tay, hoặc những vết thương chạm vào giây thần kinh, gân, hay khớp xương. Trong mọi trường hợp đều cần trụ sinh. Nếu vết thươnh quá nặng, hay bệnh nhân ở tình trạng yếu miễn nhiễm, cần nhâp viện nằm nhà thương.

Cần theo rõi cẩn thận bệnh nhân bị có mèo cắn. Nếu lỡ chân bị cắn thì khi nằm bệnh nhân phải dơ chân lên cao. Nếu tay bị cắn thì dơ tay cao khỏi mức trái tim. Nếu vết thương ở mặt, cần gặp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Vết thương trầm trọng ở tay cần gặp bác sĩ chuyên khoa về xương (orthopedics).

Nhưng, nếu bị súc vật hoang dã cắn, có thể bị truyền loại bệnh dại nguy hiểm. Thực vậy, chó và mèo nuôi trong nhà cắn còn đỡ hơn vì gia súc thường được chích ngừa chống bệnh dại. Ngược lại, những súc vật hoang như rơi, gấu trúc (raccoons), chó rừng (foxes) đều có thể truyền bệnh dại nặng dễ dàng. Siêu vi trùng dại xuyên qua da hay màng nhày vào tuyến nước bọt hoặc mô thần kinh.

Cách định bệnh hay nhất để xem có bị bênh dại hay không là thử nghiệm mô não súc vật. Tuy nhiên, cân nhắc viêc chích ngừa bệnh dại phòng ngừa cho bệnh nhân là một quyết định khó khăn trong nhiều trường hợp.

Phòng cấp cứu hay Sở Y Tế địa phương có thể giúp bạn những phương tiện chích ngừa bệnh dại. Bệnh nhân phải chích kháng thể chống bệnh dại rồi chích 5 mũi thuốc chủng trong 4 tuần lễ liên tục.

Để kết thúc, trẻ em ở Mỹ thích nuôi súc vật trong nhà. Người lớn cũng có sở thích nuôi mèo chó. Nhưng đặc biệt bạn nên lưu ý chích ngừa trừ bệnh dại cho chó và nên tìm tài liệu để biết sơ qua những thương thích do súc vật gây ra.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.;
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9