Ngày Đó Chúng Mình
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 20 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 294 bài trong đề mục
NgụyXưa 06.02.2014 01:07:07 (permalink)

Cũng Là Người Mình

 
Bạn thân,
 
Nơi tôi đang sống hình như không có gia đinh Việt Nam nào, và lẽ dĩ nhiên là không có dịch vụ của người Việt Nam, nên tôi thường qua thành phố bên cạnh mỗi khi cần hớt tóc, sửa xe hay giặt ủi v.v… Hớt tóc cho tôi là một người đàn bà đã đứng tuổi, chậm chạp và vụng về, nhưng tôi vẫn trở lại vì có một cái gì đó làm tôi cảm thấy bùi ngùi. Bà ta mới từ VN sang, có lẽ là người có học vì  biết Chí Lợi là Chile, và ở vùng nào trên địa cầu khi nói chuyện với tôi. Tôi không hỏi nhưng nghĩ là bà ấy cần một công việc để kiếm sống, và tôi thấy mình “có tội” khi trả $8 để uống một chai bia trên cruise ship trong lúc người đàn bà đó cặm cụi nửa tiếng đồng hồ, săn sóc một mái tóc cũng chỉ được $8 mà còn phải chia cho chủ gần một nửa.  Đâu có ai để ý tới mái tóc cắt vụng về của người đàn ông không còn trẻ nữa nên tôi vẫn trở lại những ngày vắng khách, những khi bà ấy cô đơn thu mình trong góc tiệm, để thấy một nụ cười và một ánh mắt hân hoan. Đơn giản là vậy, đâu cần phải làm một việc gì to lớn để mang đến một niềm vui, phải không bạn thân?
 
Sửa xe cho tôi cũng là một ông già người Việt. Mới đầu thì tôi tưởng ông ta là Tàu vì tên tiệm là Lee’s Garage, nhưng khi thấy cái tên “Mít” của tôi thì ông ta nhe răng cười nhận là người đồng hương, và lấy lại bản triết tính giá tiền bảo trì cái xe cũ kỹ, bôi xóa, cạo sửa sao đó, bớt đi gần một trăm đồng. “Cũng là người mình mà”, ông ta nói thế, và tôi chỉ biết gật đầu, nói nhỏ một lời cám ơn. Cái garage của ông ta chắc cũng không trù phú cho lắm nên khi thanh toán hoá đơn tôi móc đến tờ giấy bạc cuối cùng để trả cho ông ta thay vì trả bằng credit card, vì tôi biết nếu tôi trả bằng thẻ tín dụng nhà băng sẽ xén bớt của ông ta một chút công lao khó nhọc. Ông ta dấu tờ giấy 100 dollars vào ví, gật gù thích thú, và tôi nghĩ có thể là ông ta sẽ không khai món tiền vừa nhận được là lợi tức. Nếu ông ta làm vậy, tôi cũng không trách ông ta, và không ai nỡ lòng nào trách ông ta, một ông già đầu tóc đã bạc, hàm răng cái còn cái mất, mà vẫn còn phải loay hoay với kìm, với búa, với dầu nhớt nặng mùi hôi.
 
Bạn thân,
 
Tôi đã sống ở đất nước này hơn 40 năm, và mặc dù không trở ngại ngôn ngữ, tôi vẫn thích tìm đến những nơi cung cấp dịch vụ của người Việt mình. Không hẳn vì giá cả bạn ạ, vì có nhiều người chẳng thương xót gì đồng hương, “chặt chém” rất đẹp khi có thể, nhưng có lẽ vì một nét thân quen của quê nhà. Gặp những lúc vắng khách nghe văng vẳng giọng “Sè Gòng”, hoặc ai đó khoe “tui người Cần Thơ nè”, chợt thấy lòng ấm áp, như thể là gặp bạn cố tri, dù mới chỉ thấy nhau một lần. Không phải chỉ là một niềm vui, mà còn như một khát vọng, nên trong chuyến đi vừa rồi tới những nơi xa lạ như Argentina, Uruguay, Chile tôi thường thắc mắc là tại những nơi hẻo lánh trên địa cầu này có “người Việt mình” trôi giạt đến hay không.
 
Tôi không còn thân nhân ở VN, trừ mợt đứa cháu con bà chị, và lúc này không còn nghĩ tới chuyện trở về nơi đó để sống những  ngày cuối đời, thế nhưng tôi vẫn nhớ, nhớ lắm, nơi tôi trưởng thành, nơi tôi bỏ đi nhưng để lại bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn. Một người bạn trẻ tại Sài Gòn, tôi quen qua văn chương, có lần hỏi tôi về ước vọng trong tương lại, và tôi đã không biết trả lời sao cho khỏi phải dùng những câu xáo ngữ, chỉ nói tránh đi là: “Vào tuổi này chú đâu còn gì để ước mơ”. Thực ra bạn và tôi vẫn có một ước mơ âm thầm, đó là trước khi nhắm mắt xuôi tay, được thấy chế độ Cộng Sản độc tài ở VN gãy đổ như những nước Cộng Sản Đông Âu trước đây.
 
Chỉ là một ước mơ thế nhưng mỗi lần nghĩ tới tôi vẫn thấy vui, như thể là mỗi lần gặp ai đó nhận ra “cũng là người mình”. Dù có xa xứ bao nhiêu năm đi nữa chúng mình cũng không quên được cội nguồn, phải thế không bạn thân? Mong bạn giữ gìn sức khỏe  để tháng Năm này đi Bắc Âu, nơi đó có gặp người da vàng nào thì có lẽ “cũng là người mình”, mặc dù không quen.
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
Feb. 4, 2014
 
Ct.Ly 07.02.2014 17:29:23 (permalink)
Ct.Ly 18.02.2014 20:36:22 (permalink)
NgụyXưa 19.02.2014 07:34:05 (permalink)
Ct.Ly

Lúc này anh Ngụy Xưa ở tận nơi đâu rồi  
Mới ở Maui về nhưng sẽ còn phải mang thân nhân từ VN sang đi thăm Vegas. Chủ Nhật sẽ trở lại sơn phết phòng Văn dùm Công Tử Lỳ.
Ct.Ly 19.02.2014 20:08:02 (permalink)
NgụyXưa 28.02.2014 04:09:41 (permalink)

Vẫn Chỉ Là Ước Mơ

 
Bạn thân,
 
Đã khá lâu tôi không có dịp tâm tình với bạn vì những bận rộn trong đời sống thường ngày. Từ Chile trở về chưa kịp nghỉ ngơi đã phải bay sang Maui dự đám cưới đứa cháu trai, con cô em, sau đó đón hai thân nhân từ VN sang, đưa đi “tham quan” Las Vegas, San Jose, San Francisco trước khi  họ sang thăm miền Đông Hoa Kỳ.
 
Thân nhân từ VN sang là một đôi vợ chồng gọi tôi bằng chú. Người con trai nguyên là “bộ đội Cụ Hồ”, đã từng trích máu viết thư tình nguyện nhập ngũ để đi   “giải phóng miền Nam VN khỏi ách đô hộ của Mỹ Ngụy”, thế nhưng khi vào tới Sài Gòn mới nhìn ra sự thật, mới biết là mình bị đảng CS tuyên truyền dối trá, chua xót vì những đổ vỡ do đồng đội của mình gây ra, và mình cũng có trách nhiệm một phần. Huấn, tên người con trai, thất vọng  với cuộc sống, từ bỏ quân ngũ, sống những tháng ngày buồn bã bên tách cà phê của một quán bên đường, và ở đó Huấn đã gặp được một cô gái miền Nam hiền hoà. Nỗi cô đơn và niềm khắc khoải của người con trai còn quá trẻ làm cô gái động lòng, tình bạn rồi tình yêu nẩy nở, họ trở thành vợ chồng mặc dù hai gia đinh phản đối vì kẻ Nam người Bắc khác biệt chính kiến.
 
Huấn đưa vợ về Bắc, vượt qua được những ngày đói khổ, gây dựng được một gia đinh hạnh phúc, một phần nhờ sự giúp đỡ của anh em trong gia đinh đã bỏ VN đi tìm tự do, hiện sống ở Canada. Chuyện của Huấn cũng chẳng có gì đặc biệt, nhiều người đã ở vào hoàn cảnh tương tự, thế nhưng hôm nay tôi viết cho bạn vì tôi muốn nói về một ước mơ của Huấn, và của chính tôi.
 
Thường thì tôi tránh bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với bạn bè, và ngay cả với người thân.  Huấn  muốn năm tới tôi về  thăm VN để Huấn có thể thù tiếp tôi như là tôi đang làm cho vợ chồng Huấn.  Như bạn biết, năm ngoái tôi có ghé vào Sài Gòn vài tiếng đồng hồ để thấy mình là người xa lạ trên quê hương. Tôi bày tỏ niềm ưu tư về tình hình đất nước đang bị dần dần Hán hoá và cuộc sống khó khăn của người dân đưa tới tình trạng mất an ninh trên đường phố nên tôi rất ngần ngại trở về thăm lại đường xưa lối cũ, mặc dù trong lòng lúc nào tôi cũng thấy thiết tha.
 
Huấn không phản bác những gì tôi nói nhưng cũng nói về những tiến bộ (hay cải thiện) trong cuộc của người dân từ thập niên 80 cho đến bây giờ, và coi đó như một niềm an ủi. Đảng CS dưới thời Tổng Bí Thư Lê Duẫn, đã bần cùng hoá nhân dân bằng cách “ngăn sông cấm chợ”, sau này nhờ có “đổi mới”, và “mở cửa” tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài người dân mới dễ thở mặc dù vẫn còn thua kém xa những nước láng giềng. Những người trẻ sau này đã có cơ hôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đã nhìn thấy những nếp sống văn mình, tự do và dân chủ nên đã bắt đầu có những suy tư, những đòi hỏi, và giấc mơ của Huấn là một ngày nào tuổi trẻ VN sẽ đứng lên mang lại hạnh phúc cho mọi người mà không phải đi tìm hoà bình trong chiến tranh. Vẫn chỉ là giấc mơ, Huấn nói tiếp, nhưng nếu có chiến tranh với Trung Hoa để sống còn thì có thể nói toàn thể người dân VN sẽ đồng lòng tham chiến, và Huấn sẽ tình nguyện tái ngũ dù có phải bỏ mình cho quê hương.  
 
Tôi cũng từng đã nói với bạn về một ước mơ, đó là trước khi nhăm mắt xuôi tay, thấy VN biến thể, như đã từng xảy ra tại các nước Đông Âu, và lúc dó dù chẳng ai mời tôi cũng tìm về quê cũ sống những ngày cuối đời. Vẫn chỉ là ước mơ!
 
Bạn thân,
 
Chắc bạn chẳng thiết tha gì với những chuyện ngoài tầm tay, thôi thì để tôi kể cho bạn một chuyện vui, chuyện tôi đọc trên Internet đã lâu , chỉ còn nhớ loáng thoáng, và có thể là bạn cũng đã đọc, nên chỉ xin “tô màu” thêm một chút  để chia nhau một nụ cười.
 
Một ông lão lại gần người lính gác dinh của Lê Duẫn, xin vào thăm ông Tổng Bí Thư. Người lính hỏi:
-         Thế cụ họ hàng với đồng chí Tổng Bí Thư ra sao.
Ông lão hất hàm:
-         Tôi là bạn học của đồng chí Lê Duẫn thời xưa.
Người lính bèn túm lấy ông lão, đánh cho một trận, vừa đánh vừa nói:
-         Nói láo này, nói láo này. Tổng Bí Thư Lê Duẫn làm đếch gì có “bạn học” vì có đi học bao giờ đâu.
 
Lẽ dĩ nhiên là truyện bịa để cười cái ngu si của người lãnh đạo đất nước đã bần cùng hoá nhân dân khiến cho đến bây giờ chúng mình vẫn còn một ước mơ chưa thành. Bạn đừng lắc đầu chê tôi lẩm cẩm, nói chuyện trời ơi đất hỡi nhé.
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
Feb. 27, 2014
 
 
NgụyXưa 12.03.2014 00:38:44 (permalink)

Một Mảnh Đời

 
Bạn thân,
 
Hơn 8 năm rồi tôi mới gặp lại Lạc mặc dù chúng tôi chỉ ở cách xa nhau một giờ lái xe. Những khúc quanh của cuộc đời khiến anh em tôi không được gặp nhau thường nhưng với email và điện thoại chúng tôi vẫn biết tin nhau, và tin tức về Lạc thì buồn nhiều hơn vui.
 
Khi tới đất nước này Lạc mới vừa 28 tuổi, sự nghiệp của đời quân ngũ tan tành, mẹ già cùng đất nước ở muôn ngàn dặm xa, cay đắng và đau buồn nhưng còn biết làm gì hơn là trở lại sân trường đại học, bắt đầu lại cuộc đời trên đất hứa.  Chưa đầy 5 năm sau Lạc xong cả hai bằng BS và MS về computer science, được Rockwell International nhận vào làm, và vui hơn nữa được người bạn gái cùng học bằng lòng chia sẻ với nhau cuộc đời. Tôi và Lạc chỉ là anh em họ, và lúc đó chẳng ai có bố mẹ ở gần nên trong hôn lễ của Lạc tôi trở thành người đại diện cho nhà trai, nói những lời xáo ngữ với những người xa lạ giàu sang, và hình như không thuộc cùng một giai tầng xã hội với anh em chúng tôi.
 
Tôi mừng cho Lạc, nhưng niềm vui qua mau. Chỉ một năm sau Lạc và vợ chia tay. Người con gái đẹp nhưng kiêu kỳ sa vào vòng tay của xếp lớn mắt xanh tóc vàng, để lại cho Lạc một tâm hồn tan nát và một món nợ lớn lao vì đám cưới xa hoa cùng với căn nhà mới mua để xây tổ ấm.
 
Nỗi buồn nào rồi cũng nguôi ngoai cùng với thời gian. Gần 10 năm sau ở vào cái tuổi hơn 40 Lạc mới lại lập gia đinh với một người em gái của bạn vừa vượt biên sang Mỹ định cư. Lần này thì Lạc may mắn, có được một người vợ hiền, sinh cho Lạc ba đứa con, và đứa nào cũng xinh xắn, nhất là cô con gái đầu lòng 6 tuổi đẹp như thiên thần.
 
Tưởng là hạnh phúc cuối cùng đã ở trong vòng tay, thế nhưng trời già cay nghiệt, trong một chuyến nghỉ hè chiếc Vanwagon của Lạc gập tai nạn, ba đứa nhỏ ngồi sau xe văng ra ngoài, đứa con gái đầu lòng chết tại chỗ, hai đứa con trai bị thương nặng, một đứa còn mang thương tật cho đến bây giờ. Lạc và vợ chỉ bị thương nhẹ nhưng tâm hồn thì tan nát vì những gì xảy ra cho các con.
 
Lúc đó Lạc vẫn còn đang làm việc cho Rockwell, mỗi ngày vừa đi vừa về mất 3 tiếng đồng hồ trên xa lộ trong vùng Los Angeles. Lái xe đi làm trở thành một ám ảnh nên cuối cùng Lạc bỏ việc kỹ sư, dùng tiền được bồi thường tai nạn, di chuyển về một vùng hoang vu, mua một trang trại gần 10 mẫu tây để … trồng rau, nhất là rau muống, rau thơm, cung cấp cho các siêu thị của người Việt mình! Lạc có thể bỏ việc làm hi-tech để trở sống với nghề làm vườn vì tuổi thơ của Lạc cũng là những vườn rau xanh ngắt như khung trời Đà Lạt. Lạc lớn lên ở đó cho đến năm 19 tuổi mới xa nhà, vào trường SQHQ Nha Trang, trở thành người đi biển, và rồi theo tàu trong chuyến hải hành cuối cùng, xa xứ làm người di tản buồn.
 
Khi Lạc bỏ việc kỹ sư tôi nghĩ đó là lúc Lạc “rửa tay gác kiếm”, sống những ngày bình dị cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, thế nhưng … vẫn còn có những khúc quanh của cuộc đời. Công việc trồng rau phát triển mau lẹ, Lạc mướn vài chục nhân công thay thế mình, không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ chú tâm vào việc quản trị và phân phối sản phẩm càng lúc càng thêm phức tạp.
 
Niềm bất hạnh xảy ra khi nhân viên chính phủ tới thanh tra vườn rau, thấy đa số nhân viên làm việc ở đó là người Mexican không có giấy tờ lợp lệ, hoặc là giấy tờ giả, để định cư và sinh sống trên đất Mỹ. Vườn rau của Lạc bị bắt buộc đóng cửa, Lạc phải ra toà và bị phạt 250 ngàn dollars, chưa kể tiền luật sư và án phí. Sự nghiệp một lần nữa coi như tiêu tan, Lạc phải bán nhà để thanh toán, và bây giờ vẫn còn nợ tiền phạt, không biết phải trả tới bao giờ! Mảnh đất trồng trọt ngày nay hoang phế, được rao bán nhưng vẫn chưa có người mua!
 
Lạc bây giờ như người mộng du, vợ đi làm cho một super market chỉ đủ sống, còn Lạc nếu có đi làm cũng sẽ bị chính phủ “tịch thu” hết tiền lương nên đành thôi vì mái tóc cũng đã thay màu, hơn 60 tuổi rồi còn gì nữa mà bon chen!
 
Bạn thân,
 
Tôi xin kể thêm một điều nữa về Lạc vì đây mới chính là điều làm tôi bâng khuâng. Xa đất nước gần 39 năm rồi thế nhưng Lạc chưa một lần trở về thăm quê hương, ngay cả khi mẹ của Lạc qua đời. Tôi biết Lạc không về vì lý tưởng khác biệt với chính quyền trong nước, vì những cay nghiệt của cuộc đời mình, và còn vì bất hoà với các người anh đang sống trong nước. Vào thập niên 80 người ở trong nước hầu như ai cũng đói khổ, Lạc đã làm hết sức mình để giúp đỡ gia đinh các người anh, nhưng tiếc thay bao nhiêu cũng không đủ nên anh em đã có những bất hoà, không còn muốn liên lạc với nhau. Cùng với những bất hạnh, Lạc thêm một niềm đau, một chua xót trong cuộc đời buồn nên đành làm người con bất hiếu không về chịu tang mẹ
 
Tôi mới gập lại Lạc nhân dịp có một người bà con khác từ VN sang thăm. Đêm đã khuya bên ly rượu tàn anh em chúng tôi nói đủ thứ chuyện, và khi nhắc đến quê hương tôi khuyên Lạc nên về một lần, cũng như tôi đã về, để cho vơi niềm khắc khoải. Vẫn biết mồ mả chỉ là nắm đất bên đường, thương nhớ hay thờ phụng tổ tiên cũng có thể chỉ bằng trái tim, thế nhưng làm sao chúng mình cắt lià được quá khứ, phải không bạn thân. 
 
Tôi nói với Lạc: “Chú còn nhớ Hòn Bồ không, ngọn đồi cạnh nhà trong ấp Thái Phiên, nơi anh em mình vẫn thường leo lên, nhìn xuống vườn rau xanh ngắt khi chú vừa tới tuổi cắp sách tới trường? Ngọn đồi đó vẫn như xưa khi tôi về, vẫn là một phần của đất nước thân quen, mặc dù đời người đã có những đổi thay. Về một lần đi Lạc, về để đi lại đường xưa lối cũ, thắp một nén nhang cho mẹ của Lạc, vì chắc là trước khi nhắm mắt bà cụ có lẽ chỉ nghĩ tới đứa con còn ở xa.”
 
Lạc im lìm nghe tôi, và mặc dù không nói nhưng mắt hình như đã nhạt nhoà. Trong bóng đêm anh em tôi yên lặng cho tới lúc chia tay. Tôi vẫn mong một ngày nào đó, có thể là 5 năm hay 10 năm, khi Lạc đã tìm được niềm thanh thản trong đời sống và tâm hồn, có lẽ lúc ấy Lạc sẽ về, giống như tôi 10 năm trước tôi đã về lại làng xưa, cắm một nén nhang cạnh mồ bà nội, mắt ứa lệ và nói thầm “Bà ơi, thằng Đài đã về”. Nghĩ tới những giây phút đó lòng tôi vẫn còn thấy rưng rưng, bạn biết không?
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
March 6, 2014
 
T.B: Mời bạn đọc lại “Tìm Dấu Chân Xưa”, câu chuyện của ngày về 10 năm trước.
 
 
thiên thanh 12.03.2014 16:53:03 (permalink)
đọc xong bài này tt thấy cuộc đời buồn quá đi thôi  


tt có cô bạn xưa học cùng trường, sau 30 năm mới biết cô ta cũng ở Paris, hẹn gặp lại nhau mới đây, ngồi nghe cô kể chuyện cuộc sống tha hương của cô mà tt cũng buồn lây: cô sang Pháp sau tt có 3 năm (1986), không học hành chỉ đi làm nghề vụn vặt qua ngày, đi lấy chồng có một đứa con trai rồi nghỉ làm ỏ nhà nuôi con; nay ông chồng về VN có bồ bịch rồi bỏ cô; cô bạn một thân một mình không kiếm được việc làm và phải lo cho con, ... tt muốn giúp cô bạn mà hỏi ra thì cô không rành tiếng Tây, không có bằng lái, ... cô như người bị bệnh "dépression", chẳng muốn làm gì và dưòng như cũng chẳng muốn thoát khỏi cái vũng lầy cô đang ở trong. 
 
kính chúc chú một ngày mới bình an 
 
bonjour Ct Lỳ  

NgụyXưa 13.03.2014 00:38:47 (permalink)
thiên thanh


đọc xong bài này tt thấy cuộc đời buồn quá đi thôi  


tt có cô bạn xưa học cùng trường, sau 30 năm mới biết cô ta cũng ở Paris, hẹn gặp lại nhau mới đây, ngồi nghe cô kể chuyện cuộc sống tha hương của cô mà tt cũng buồn lây: cô sang Pháp sau tt có 3 năm (1986), không học hành chỉ đi làm nghề vụn vặt qua ngày, đi lấy chồng có một đứa con trai rồi nghỉ làm ỏ nhà nuôi con; nay ông chồng về VN có bồ bịch rồi bỏ cô; cô bạn một thân một mình không kiếm được việc làm và phải lo cho con, ... tt muốn giúp cô bạn mà hỏi ra thì cô không rành tiếng Tây, không có bằng lái, ... cô như người bị bệnh "dépression", chẳng muốn làm gì và dưòng như cũng chẳng muốn thoát khỏi cái vũng lầy cô đang ở trong. 

kính chúc chú một ngày mới bình an 

bonjour Ct Lỳ  
Hi Bo,
 
Thấy những mảnh đời buồn mới biết là mình đã quá may mắn. Hãy bằng lòng với hiện tại, và xin cám ơn thượng đế.
 
Thân chúc Bo và gia đình những ngày vui.
 
Chú NX

NgụyXưa 10.04.2014 01:03:38 (permalink)

Cũng Đành

 
Bạn thân,
 
Tôi chắc là bạn cũng như tôi thường nhận được những emails và những cú điện thoại làm bạn bực mình, bực mà không biết làm sao hơn, chẳng lẽ lại chửi thề để cho chính mình nghe!
 
Trước hết nói qua với bạn về các emails.  Internet có lẽ bây giờ là nơi người ta lừa bịp nhau nhiều nhất. Hàng ngày bạn nhận được hàng trăm lá thư quảng cáo vô bổ và cả những emails của những kẻ lưu manh không quen, (có thể là của những người quen nhưng thực ra tên người gửi chỉ là mạo nhận ), dụ dỗ bạn vào những trang web lạ hoặc mở những attachments (thường là những .zip files hoặc program files), cấy vi khuẩn vào máy của bạn để ăn cắp dữ kiện, và đôi khi “take over” PC của bạn để đòi tiền chuộc. “Chiêu” họ hay dùng là những lời lẽ gây sự tò mò hoặc tin tức làm bạn hốt hoảng, thí dụ như “account của bạn tại Bank Of America bị kẻ gian xâm nhập, yêu cầu bạn vào trang web tiếp dẫn để xác nhận và đổi password”. Nếu chẳng may bạn có account với BOA, hốt hoảng click và đường dẫn, tưởng như là của BOA, là bạn … tiêu tùng!!! Những emails lừa bịp càng ngày càng đa dạng, cố gắng đừng để mắc lừa nghe bạn thân.  
 
Một loại email khác là của các “bố” vô công rồi nghề chẳng biết bạn là ai nhưng cứ thấy tên VN là gom vào một danh sách dài thòng rồi “chia sẻ” những tin tức, bài vở trên nét mà thường là bạn đã đọc, nhất là những loại tin tức khó có thể kiểm chứng. Thông thường khi nhận được email loại này tôi yêu cầu người gửi bỏ tên tôi ra khỏi danh sách, và đa số đều làm theo lời yêu cầu, thế nhưng có một “ông” hàng ngày gửi email chỉ có một hàng để giới thiệu cái blog của ông ấy, khiến tôi than “khổ lắm, biết rồi … gửi mãi”, thế nhưng dù được yêu cầu “ngài” vẫn không chịu bỏ tên tôi ra, trái lại còn khuyên tôi “phải học đi chứ”! Chắc “ngài” nghĩ tôi cũng mới biết dùng email, và mới vào Internet “chơi” như “ngài”. Thôi đành đưa những emails loại đó vào “junk”  thế nhưng lâu lâu vẫn phải xem xét vì biết đâu trong đám junk đó có thư của thằng bạn mười năm không gặp, chợt nhớ đến nhau nên gửi lời hỏi thăm!
 
Email là vậy, nhưng điện thoại của những người không quen cũng làm bạn bực mình không kém, mặc dù số phone của bạn đã nằm trong danh sách “Do Not Call” của chính phủ. Cái danh sách này thiên hạ coi như pha vì luật lệ lỏng lẻo, và chính phủ hình như chẳng dư thì giờ enforce nó. Người ta gọi điện thoại đễ dụ dỗ bạn đủ thừ chuyện hầm bà lằng, từ đóng góp từ thiện (thật và giả) tới mortgage refinance, quảng cáo hàng hoá và dịch vụ nóng hổi, bỏ qua rất uổng v. v… và v. v…  Cứ tưởng tượng bạn đang có một buổi tối êm đềm với gia đinh mà có người gọi điện thoại tới gạ bán bảo hiểm nhân thọ hoặc “ác” hơn nữa,  bán đất … để chôn cất thì bạn nghĩ sao?  Thông thường thì hầu như không bao giờ tôi trả lời những số toll-free vì biết có lẽ đó là quảng cáo, nhưng cũng có lúc phải nhấc điện thoại lên để rồi đặt xuống ngay vì không muốn nghe tiếng chuông reo liên tục trong lúc đang xem TV tới một pha hồi hộp hay đang chuyện trò với người quen ở trong nhà.
 
Bạn thân,
 
Trước đây mổi lần bị quấy rấy bằng điện thoại tôi thường rất bực bội nhưng ít lâu nay tôi không còn khó tính như xưa. Tôi biết đa số những người gọi điện thoại đó chắc cũng chẳng vui gì. Họ được các công ty tele-marketing thuê mướn, trả lương rẻ mạt, hoặc chỉ làm việc ăn hoa hồng, và 100 cú gọi thì may ra mới được một người chịu lắng nghe. Bạn cứ tưởng tượng nếu một ngày nào đó bạn hoặc con cháu của bạn vì thất nghiệp, phải tạm thời nhận cái job tele-marketing chết tiệt đó vì sinh kế, phải đi làm phiền thiên hạ để nghe những lời hằn học thì bạn nghĩ sao?
 
Có một lý do rất riêng tư nữa khiến tôi thường nhấc điện thoại để trả lời, dù là số lạ đêm khuya, để bị làm phiền, để phải nghe một anh Tây say lè nhè vì lầm số, và mỗi lần như thế tôi đều thở ra một hơi dài nhẹ nhàng, chỉ vì tôi có một bà mẹ đã 96 tuổi và một đứa con trai còn độc thân ở xa. Mẹ tôi như ngọn đèn trước gió, thằng con trai thường theo bạn bè đi chơi, có khi qua tuốt Tijuana bên Mexico, điện thoại ban đêm thường làm tôi giật mình, nhấc lên nghe lòng hồi hộp nhưng cũng đành vì biết đâu có chuyện xảy ra cho người thân, và mình được người lạ báo tin. Không có tin xấu là đủ vui rồi, phải thế không bạn thân?
 
Đã lâu không viết, hôm nay gửi vài hàng lăng nhăng chia sẻ với bạn, bạn đừng than “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi” nhé.
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
April 8, 2014
 
NgụyXưa 26.05.2014 23:33:24 (permalink)

Như Một Lời Cám Ơn

 
Bạn thân,
 
Trở về từ một chuyến đi xa, thăm viếng các nước Bắc Âu trong vùng biển Baltic, tôi thành thực muốn chia sẻ với bạn vài cảm nghĩ và những xao động của tâm hồn.
 
Chuyến đi đã được hoặch định từ lâu nhưng khi lên đường trong lòng tôi quả tình không được thảnh thơi. Thứ nhất, mẹ tôi vừa ở bệnh viện về, sức khoẻ hãy còn rất mong manh, nếu có chuyện gì xảy ra cho mẹ khi mình ở xa thì thật là đau lòng. Thứ hai, tình hình Việt Nam với sự đe doạ từ phương Bắc là một ưu tư của toàn dân, dù sống tại quê nhà hay nơi hải ngoại, thế nhưng mặc dù lo nghĩ chúng mình cũng không biết làm được gì hơn.
 
Đêm đó ở Oslo (Norway) tôi ngồi xem tin tức của BBC trên TV, thấy dân VN biểu tình chống Trung Cộng khí thế rất là hăng hái, thế nhưng tôi biết hành động và ý chí đó không đủ làm cho kẻ xâm lăng sợ hãi, mang giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa của VN. Trong lúc thẫn thờ tôi chợt nghĩ đến những người phi công Nhật thời đệ nhị thế chiến, lao phi cơ xuống chiến hạm của Mỹ, hy sinh thân mình cho đất nước, và tôi ước gì có một phi công VN cũng sẽ lao tàu xuống giàn khoan Hải Dương. Như trong giấc mơ tôi thấy giàn khoan trị giá hàng tỷ Mỹ kim nổ tung, bốc cháy và chìm dần xuống lòng biển sâu, và quân sử VN có thêm một anh hùng! Chỉ mơ ước thế thôi mà tôi đã thấy bùi ngùi, mắt hình như cay!
 
Trong chuyến đi này tôi cũng có dịp thăm viếng St. Petersburg, cố đô của đế quốc Nga. Thú thật với bạn từ xưa tôi vẫn không có cảm tình với đất nước này, và còn có chút coi thường người Nga, vì sự tan vỡ của liên bang Sô Viết dưới áp lực của Tây Phương.  Như một du khách đặt chân tới thành phố đó tôi mới biết là mình đã lầm.  Đền đài tráng lệ, thánh đường cổ kính, viện bảo tàng với những sưu tập nghệ thuật , nhất là các danh hoạ, dù sao cũng chỉ là quá khứ  và không phải là những  gì cho chúng ta quan tâm. Điều đáng khâm phục là người Nga (ít ra tại St. Petersburg) rất kỷ luật, đường phố sạch sẽ, giao thông ngăn nắp, và hệ thống xe điện ngầm của họ hiện đại, sạch và đẹp như một hotel 5 sao, khiến cho tôi cảm thấy xấu hổ khi nghĩ tới hệ thống Metro cũ kỹ và bẩn thỉu của thành phố Nữu Ước. Không chỉ khâm phục mà còn có chút lo sợ vì nước Nga với một nhà lãnh đạo cứng rắn đầy thủ đoạn, với một nền kỹ thật hiện đại, và nhất là tinh thần kỷ luật của dân chúng, đế quốc Nga một ngày nào có thể sống lại trong lúc Hoa Kỳ càng ngày càng suy yếu vì những yếu tố xã hội phức tạp. Chỉ là những nhận xét phiến diện của một du khách, và những lo nghĩ vu vơ của một người yêu nước mình, mong là bạn đừng cười.
 
Có một điều bất thường nữa trong lúc tôi ở xa là thành phố nơi tôi cư ngụ gần San Diego chìm trong biển lửa vì cháy rừng. Qua tin tức truyền hình tôi lo sợ ngồi đứng không yên. Khi tôi đi xa, nhà khoá cửa, không có người trông coi. Con gái tôi ở gần (La Jolla), nhà của cháu không ở trong vùng hoả hoạn nhưng cháu cũng không thể tới khu tôi ở để xem xét tình hình, mãi cho tới gần ngày về lại Mỹ tôi mới nhận được text message của con, cho biết là mọi chuyện đều đã bình yên!
 
Trở lại nhà vào lúc 2 giờ đêm hôm qua,  tôi thật bùi ngùi nhận được những lời thăm hỏi của bạn qua  emails, voice messages … vì trận cháy rừng trong vùng chúng tôi cư ngụ tuần vừa rồi. Xin thành thật cám ơn bạn.
 
Căn nhà của chúng tôi nằm trong khu dân cư bắt buộc phải di tản vì lửa cháy tới gần kề nhưng may mắn gió đổi chiều nên còn nguyên vẹn, chỉ bị gió thổi bay vài thứ lặt vặt sau nhà. Nghe message của chính quyền ra lệnh di tản để lại trong hộp thư tôi thấy nếu có mặt ở nhà tôi sẽ rất là lo sợ và lúng túng vì không biết sẽ quyết định ra sao, mang theo hay bỏ lại những gi. Làm sao quyết định sáng suốt được trong lúc  tài sản và kỷ niệm của một đời người có thể bị tiêu tan trong giây lát!
 
Bạn thân,
 
Mọi chuyện có lẽ đều là do số phận, xin được cám ơn Trời và một lần nữa cám ơn bạn đã nghĩ tới tôi trong những lúc hoạn nạn. Mẹ tôi sống với các em tôi trên San Jose, tình trạng sức khỏe cũng gần như đã bình thường. Không gì quí hơn sức khoẻ, phải thế không bạn thân, nhất là khi thấy bạn ta, nhà văn Vũ Thất, aka Mã Xa, “lóng rày bịnh quá” trong mấy lần du lịch chung với nhau.
 
Tôi vẫn còn vài chuyến đi xa dự trù trong năm nay và năm tới, đi vì biết rồi sẽ có một ngày chỉ còn có thể đứng trên bờ biển, nhìn sóng bạc đầu, nghĩ về ngày tháng cũ, nhớ tới những người mình đã có một thời gặp gỡ và yêu thương. Mong là lần tới sẽ có bạn đi chung.
 
Thân chúc các bạn những ngày an vui, và gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
May 25, 2014 
 
thiên thanh 28.05.2014 17:38:06 (permalink)
mấy bữa nghe tin cháy lớn nên lo lo
viết thư mà chẳng thấy cô chú hồi âm thì lại lo nhiều hơn,
nay thấy cô chú bình an vô sự thì mừng rỡ như nhận được quà
 
   
bunthang 29.05.2014 17:19:23 (permalink)
NgụyXưa


Như Một Lời Cám Ơn

 
Bạn thân,

Trở về từ một chuyến đi xa, thăm viếng các nước Bắc Âu trong vùng biển Baltic, tôi thành thực muốn chia sẻ với bạn vài cảm nghĩ và những xao động của tâm hồn.

Chuyến đi đã được hoặch định từ lâu nhưng khi lên đường trong lòng tôi quả tình không được thảnh thơi. Thứ nhất, mẹ tôi vừa ở bệnh viện về, sức khoẻ hãy còn rất mong manh, nếu có chuyện gì xảy ra cho mẹ khi mình ở xa thì thật là đau lòng. Thứ hai, tình hình Việt Nam với sự đe doạ từ phương Bắc là một ưu tư của toàn dân, dù sống tại quê nhà hay nơi hải ngoại, thế nhưng mặc dù lo nghĩ chúng mình cũng không biết làm được gì hơn.

Đêm đó ở Oslo (Norway) tôi ngồi xem tin tức của BBC trên TV, thấy dân VN biểu tình chống Trung Cộng khí thế rất là hăng hái, thế nhưng tôi biết hành động và ý chí đó không đủ làm cho kẻ xâm lăng sợ hãi, mang giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa của VN. Trong lúc thẫn thờ tôi chợt nghĩ đến những người phi công Nhật thời đệ nhị thế chiến, lao phi cơ xuống chiến hạm của Mỹ, hy sinh thân mình cho đất nước, và tôi ước gì có một phi công VN cũng sẽ lao tàu xuống giàn khoan Hải Dương. Như trong giấc mơ tôi thấy giàn khoan trị giá hàng tỷ Mỹ kim nổ tung, bốc cháy và chìm dần xuống lòng biển sâu, và quân sử VN có thêm một anh hùng! Chỉ mơ ước thế thôi mà tôi đã thấy bùi ngùi, mắt hình như cay!

Trong chuyến đi này tôi cũng có dịp thăm viếng St. Petersburg, cố đô của đế quốc Nga. Thú thật với bạn từ xưa tôi vẫn không có cảm tình với đất nước này, và còn có chút coi thường người Nga, vì sự tan vỡ của liên bang Sô Viết dưới áp lực của Tây Phương.  Như một du khách đặt chân tới thành phố đó tôi mới biết là mình đã lầm.  Đền đài tráng lệ, thánh đường cổ kính, viện bảo tàng với những sưu tập nghệ thuật , nhất là các danh hoạ, dù sao cũng chỉ là quá khứ  và không phải là những  gì cho chúng ta quan tâm. Điều đáng khâm phục là người Nga (ít ra tại St. Petersburg) rất kỷ luật, đường phố sạch sẽ, giao thông ngăn nắp, và hệ thống xe điện ngầm của họ hiện đại, sạch và đẹp như một hotel 5 sao, khiến cho tôi cảm thấy xấu hổ khi nghĩ tới hệ thống Metro cũ kỹ và bẩn thỉu của thành phố Nữu Ước. Không chỉ khâm phục mà còn có chút lo sợ vì nước Nga với một nhà lãnh đạo cứng rắn đầy thủ đoạn, với một nền kỹ thật hiện đại, và nhất là tinh thần kỷ luật của dân chúng, đế quốc Nga một ngày nào có thể sống lại trong lúc Hoa Kỳ càng ngày càng suy yếu vì những yếu tố xã hội phức tạp. Chỉ là những nhận xét phiến diện của một du khách, và những lo nghĩ vu vơ của một người yêu nước mình, mong là bạn đừng cười.

Có một điều bất thường nữa trong lúc tôi ở xa là thành phố nơi tôi cư ngụ gần San Diego chìm trong biển lửa vì cháy rừng. Qua tin tức truyền hình tôi lo sợ ngồi đứng không yên. Khi tôi đi xa, nhà khoá cửa, không có người trông coi. Con gái tôi ở gần (La Jolla), nhà của cháu không ở trong vùng hoả hoạn nhưng cháu cũng không thể tới khu tôi ở để xem xét tình hình, mãi cho tới gần ngày về lại Mỹ tôi mới nhận được text message của con, cho biết là mọi chuyện đều đã bình yên!

Trở lại nhà vào lúc 2 giờ đêm hôm qua,  tôi thật bùi ngùi nhận được những lời thăm hỏi của bạn qua  emails, voice messages … vì trận cháy rừng trong vùng chúng tôi cư ngụ tuần vừa rồi. Xin thành thật cám ơn bạn.

Căn nhà của chúng tôi nằm trong khu dân cư bắt buộc phải di tản vì lửa cháy tới gần kề nhưng may mắn gió đổi chiều nên còn nguyên vẹn, chỉ bị gió thổi bay vài thứ lặt vặt sau nhà. Nghe message của chính quyền ra lệnh di tản để lại trong hộp thư tôi thấy nếu có mặt ở nhà tôi sẽ rất là lo sợ và lúng túng vì không biết sẽ quyết định ra sao, mang theo hay bỏ lại những gi. Làm sao quyết định sáng suốt được trong lúc  tài sản và kỷ niệm của một đời người có thể bị tiêu tan trong giây lát!

Bạn thân,

Mọi chuyện có lẽ đều là do số phận, xin được cám ơn Trời và một lần nữa cám ơn bạn đã nghĩ tới tôi trong những lúc hoạn nạn. Mẹ tôi sống với các em tôi trên San Jose, tình trạng sức khỏe cũng gần như đã bình thường. Không gì quí hơn sức khoẻ, phải thế không bạn thân, nhất là khi thấy bạn ta, nhà văn Vũ Thất, aka Mã Xa, “lóng rày bịnh quá” trong mấy lần du lịch chung với nhau.

Tôi vẫn còn vài chuyến đi xa dự trù trong năm nay và năm tới, đi vì biết rồi sẽ có một ngày chỉ còn có thể đứng trên bờ biển, nhìn sóng bạc đầu, nghĩ về ngày tháng cũ, nhớ tới những người mình đã có một thời gặp gỡ và yêu thương. Mong là lần tới sẽ có bạn đi chung.

Thân chúc các bạn những ngày an vui, và gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 25, 2014 


Cám ón bài viết của Ngụy Xưa. Tôi xin bàn vài lòi như sau:
Trước khi bàn sâu xin nhìn lại lịch sử một chút:
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên XôHoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Chiến cuộc kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.
Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.
 
Tại Hàn Quốc, cuộc chiến thường được gọi là ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày 25 tháng 6 (tiếng Triều Tiên: 6·25 전쟁), là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi chính thức hơn Hàn Quốc chiến tranh (tiếng Triều Tiên: 한국전쟁, phiên âm latinh: "Hanguk Jeonjaeng"). Tại Bắc Triều Tiên, trong khi thường được biết như là Chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến được gọi chính thức là Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (조국해방전쟁). Tại Hoa Kỳ, cuộc xung đột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cần thiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc chiến đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quênCuộc chiến không được biết vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ 20 ít được chú ý hơn Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trước nó, và Chiến tranh Việt Nam khốc liệt hơn xảy ra sau đó.[25] Tại Trung Hoa, cuộc chiến được biết đến với tên gọi Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều (, nghĩa là "Chiến tranh chống Mỹ và trợ giúp Triều Tiên") (朝鮮戰爭, Chaoxian Zhanzheng).[26]
Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.[30]
Chính phủ Hoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Cộng sản là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Triều Tiên là chủ trương của cái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến.
Sau trận Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève năm 1954 để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là đình chiến và tạm thời phân đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự có ranh giới tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc là nơi tập kết của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Liên Hiệp PhápQuốc gia Việt Nam. Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định, sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước. Dân chúng có quyền lựa chọn cư trú tại miền Bắc hoặc miền Nam. Khoảng 1 triệu người, đa số theo Công giáo và ở miền Bắc đã di cư vào Nam.
Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, một số sai lầm đã diễn ra, như cuộc cải cách ruộng đất trong thập niên 1950 đã đưa hơn hàng chục ngàn người thuộc diện địa chủ-phú nông ra đấu tố, cầm tù, giết hại đã tạo ra sự xáo trộn đời sống xã hội miền Bắc trong giai đoạn đầu. Mặt khác trong cuộc dẹp trừ phong trào Nhân văn Giai phẩm nhiều nhà văn, nhà báo đã bị đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc cho thôi việc và không được phép tiếp tục xuất bản tác phẩm vì viết bài không đúng ý nhà cầm quyền
Tại miền Nam, Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một nền kinh tế thị trường[25], cũng như củng cố quân đội để giữ vững chính quyền này. Vào năm 1959, số người Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm người, dưới hình thức là các "cố vấn" cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950 tạo nên sự bất ổn lớn trong xã hội miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng, Diệt cộng", nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng ngìn tù nhân tình nghi là người cộng sản hoặc thân cộng bằng cách bỏ độc vào cơm ăn,nước uống). Các cuộc biểu tình của Phật giáo vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng cũng bị đàn áp, gây mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc
Chiến tranh bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với CampuchiaLào, và các trận không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, Philippines tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, còn Liên XôTrung Quốc chỉ cung cấp viện trợ quân sự và lực lượng cố vấn.
Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công vào quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này
Sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam - điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình chiến, tổng tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong vòng 60 ngày. Mặc dù đã có hiệp định nhưng Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn, quân đội hai bên tại Nam Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm điều khoản đình chiến trong hiệp định Paris. Nhưng với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, đến giữa tháng 3 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên khởi đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.
Sau chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tháng 5 năm 1975, quân đội Khmer đỏ đã tấn công đảo Phú QuốcThổ Chu của Việt Nam. Từ năm 1975-1978 tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra thường xuyên, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Khmer đỏ nhiều lần tiến hành các cuộc đột kích vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, theo thống kê có khoảng 30.000 thường dân và hàng nghìn quân lính Việt Nam bị quân đội Khmer đỏ giết hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới trong thời gian này.
Vào tháng 12 năm 1978, quân Khmer đỏ mở các cuộc tấn công lớn vào các tỉnh biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang, thị xã Hà Tiên bị chiếm. Quân đội Việt Nam tổ chức phản công, tới ngày 7 tháng 1 năm 1979 họ tiến quân vào thủ đô Phnom Penh, ngày 8 tháng 1 với sự hậu thuẫn của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tới năm 1989, quân đội Việt Nam rút về nước.
Sự kiện Việt Nam phản công và lật đổ chế độ Khmer đỏ ở Campuchia là một cái cớ để Trung Quốc vốn ủng hộ chế độ Khmer đỏ có lý do tấn công xâm lược Việt Nam với tuyên bố của Đặng Tiểu Bình "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 17 tháng 2 năm 1979, với một lực lượng khoảng 300.000 quân, Trung Quốc đã bất ngờ tất công vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ Móng Cái tới Lào Cai, sau đó đã chiếm được thủ phủ các tỉnh này. Sau những bất ngờ ban đầu, Việt Nam đã tổ chức phản công lại và cùng với những quân đoàn thiện chiến được chuyển từ chiến trường Campuchia ra đã dần giành lại được lợi thế, tới ngày 18 tháng 3 năm 1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân.
Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm "thuyền nhân" chạy sang nước khác. Cuộc chiến này cũng đưa tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hơn 13 năm sau tới năm 1992, hai nước mới bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao.
Cũng trong thời gian này, tháng 3 năm 1988 Trung Quốc mở cuộc hải chiến vào các bãi đá Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và chiếm đóng Gạc Ma.
Năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và tiếp đó gia nhập khối ASEAN, APEC, thành viên diễn đàn ASEM. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á hay Liên phòng Đông Nam Á,[1] cũng còn gọi là Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á[2] (tên tiếng Anh: South East Asia Treaty Organization, viết tắt là SEATO) là một liên minh của các quốc gia được tuyên bố nhằm mục đích phòng thủ và hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương.

Lịch sử

Liên minh này được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1954, chưa tới 2 tháng sau Hiệp định Genève được ký, kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp rút khỏi Đông Dương. Các nước thành lập SEATO gồm có: Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái LanHoa Kỳ.
Cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh SEATO ra đời nhằm mục đích ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, nhưng khác với NATO, SEATO không ràng buộc các quốc gia thành viên tham chiến chống lại mối đe doạ quân sự. Dù SEATO hợp thức hóa nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên SEATO gửi quân đến Việt Nam quân sang tham chiến, chính SEATO thì lại không đóng vai trò trực tiếp trong cuộc chiến này. Pháp ngừng tham gia tích cực vào SEATO năm 1967 và Pakistan chính thức rút khỏi tổ chức này năm 1972.
Khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam năm 1972-1973 và lực lượng cộng sản chiếm ưu thế ở Đông Dương năm 1975, SEATO đã trở thành một tổ chức lỗi thời. Với sự đồng thuận chung, liên minh này giải tán ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Theo tôi  thì Tiền thân của ASEANkhông phải chỉ có  tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á, thường được gọi tắt là ASA mà còn là SEATO nũa. ASA là một liên minh thành lập năm 1961 gồm ba nước Philippines, Malaysia và Thái Lan. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ tại Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok đã ra Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok để nhập ASA cùng với Indonesia và Singapore thành ASEAN. Năm ngoại trưởng – Adam Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi là những sáng lập viên của tổ chức này.[4]
Ba động lực tạo ra ASEAN là mục đích xây dựng đất nước, tinh thầnh chống cộng, và mục tiêu phát triển kinh tế. Các quốc gia trong vùng khi đã mất tin tưởng vào vào các cường quốc bên ngoài đã tìm đến nhau trong bối cảnh của thập niên 1960 hầu hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Indonesia thì nước này còn có tham vọng bá chủ trong khu vực trong khi Malaysia và Singapore thì lại muốn dùng ASEAN để kiềm chế Indonesia, đưa nước này vào một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Khác với Liên minh châu Âu với mô hình phân giảm quyền hành tập trung ở mỗi quốc gia, ASEAN có mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa quốc gia.[5]
Bỏi vậy theo tôi tiền thân của ASEAN còn là  SEATO nũa chú không phải ASA không đâu!
Vị trí chiến lược và địa hình phù hợp
Vịnh Cam Ranh của Việt Nam từ lâu được đánh giá là có vị trí địa lý hết sức chiến lược. Các nhà quân sự đánh giá ai có được Cam Ranh thì có thể kiểm soát được biển Đông. Do vậy, ở đây từ lâu là nơi đặt quân cảng quan trọng bậc nhất của Mỹ, Liên Xô và Việt Nam hiện nay.
Vịnh Subic gần đây cũng gây chú ý cho thế giới khi Mỹ quyết định quay lại quân cảng một thời. Căn cứ Subic từng là cơ sở lớn nhất của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương và từng là cơ sở quân sự hải ngoại lớn nhất của Mỹ. Căn cứ này được coi là đối trọng của Cam Ranh trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Cảng vịnh Subic được đánh giá là một trong các vị trí xung yếu chiến lược bởi nó nằm ở vị trí trung tâm Thái Bình Dương, hướng thẳng ra biển Đông, có thể kiểm soát được đường lối giao thương hàng hóa, xuất nhập dầu mỏ của Trung Quốc từ Trung Đông. Vịnh chỉ cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham 124 hải lý. Đây là khu vực tranh chấp giữa Philipinnes và Trung Quốc trên Biển Đông và hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Với lực lượng hải quân mạnh đồn trú ở Subic, Mỹ có thể hoàn toàn kiểm soát mọi động tĩnh của Trung Quốc trên biển Đông.
  Vị trí hết sức chiến lược của Subic, từ đây lực lượng hải quân Mỹ có thể kiểm soát được biển Đông
Về địa hình, vịnh Subic ăn sâu vào đường bờ phía tây nam đảo Luzon của Philippines theo trục bắc-nam khoảng 8 hải lí (15 km) và có chiều rộng khoảng 3,5 hải lí (6,5 km). Về phía biển, vịnh được giới hạn bởi mũi Sampaloc và mũi Mayagao cách nhau gần 6 hải lí (11 km) theo trục bắc đông bắc-nam tây nam.
Đường bờ biển phía tây của vịnh tương đối thẳng, định hình rõ với địa hình cao ở phía sau trong khi đường bờ phía đông thì thấp. Subic là một cảng nước sâu được nhiều ngọn núi có rừng nhiệt đới che chở. Độ sâu của vịnh giảm dần từ 60 m (cửa vịnh) đến 13,7 m (gần đầu vịnh). Từ tháng 10 đến tháng 4, vịnh chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với tốc độ gió trong ngày từ 7,7 đến 10,3 m/s. Đảo Grande chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt, trong đó chỉ có luồng phía tây đảo là dành cho tàu thuyền lưu thông. Với địa hình như vậy vịnh Subic cho phép mọi loại tàu mặt nước kể cả tàu sân bay cũng như tàu ngầm có thể neo đậu.
Còn vịnh Cam Ranh có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước, có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm.
Địa hình Cam Ranh với bán đảo Cam Ranh che kín gần như toàn bộ vịnh tạo ra vùng nước lặng gần như tuyệt đối
Đảo Grande chia vịnh Subic thành hai luồng vào vịnh, xung quanh là núi và rừng nhiệt đới
Lịch sử căn cứ Subic
Trong quá khứ, Tây Ban Nha lập căn cứ đồn trú tại vịnh Subic từ nửa sau thập niên 1860. Từ năm 1901 đến năm 1902, Mỹ duy trì căn cứ Hải quân Vịnh Subic tại đây. Sau khi trải qua những trận chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giành quyền kiểm soát vịnh từ tay Nhật Bản. Ngày 14 tháng 3 năm 1947, Thỏa ước Căn cứ Quân sự được ký kết cho phép Mỹ thuê 16 căn cứ và khu vực dành cho quân sự bao gồm vịnh Subic trong khoảng thời gian là 99 năm.
Trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ trở thành trạm hậu cần kỹ thuật cho Hạm đội 7. Từ con số trung bình 98 chuyến tàu ghé thăm cảng mỗi tháng trong năm 1964 vượt lên đến con số trung bình 215 chuyến vào năm 1967, với khoảng 30 tàu luôn có mặt ở cảng bất cứ thời điểm nào. Một con số kỷ lục được lập là vào tháng 10 năm 1968 có đến 47 tàu trong cảng.
 Vào năm 1991, Philippines quyết định thu hồi cảng trước thời hạn bất chấp sự phản đối của Mỹ. Ngày 24 tháng 11 năm 1992 , cờ Mỹ hạ xuống tại Subic lần cuối cùng.
Thời gian gần đây, Philippines bị Trung Quốc kéo vào những căng thẳng trên biển Đông. Do đó, Mỹ muốn mượn thời điểm này để quay lại căn cứ Subic. Nhưng phía Philippines hiện tại chỉ mới cho phép các tàu chiến Mỹ vào bảo dưỡng, tiếp tế tại Subic mà chưa cho phép đóng căn cứ tại đây.
Bất lợi của Subic so với Cam Ranh
Trong chiến tranh lạnh, Mỹ sử dụng Subic để làm đối trọng với cảng Cam Ranh của Liên Xô, như thế đủ thấy được giá trị chiến lược của Subic. Tuy nhiên, so với Cam Ranh thì Subic có những bất lợi nhất định.
Trước hết là do Subic là một vịnh nằm ở đảo chứ không phải như Cam Ranh nằm ở rìa một lục địa. Với Cam Ranh thì điều này cho phép việc bố trí lực lượng, tiếp tế, bảo vệ cho căn cứ có thể kéo sâu trong lục địa. Còn vịnh Subic thì luôn phải đề phòng sự phong tỏa của lực lượng Hải quân đối phương. Do vậy xung quanh bốn mặt đảo luôn phải duy trì được một vành đai an toàn.
Bên cạnh đó việc bố trí các lực lượng khác như lục quân, không quân tạo thành một căn cứ liên hoàn trên đảo cũng gặp nhiều bất lợi hơn so với Cam Ranh.
Ngoài ra, cần lưu ý đến yếu tố thời tiết. Đảo Luzon của Philippin là "rốn bão" của biển Đông nên điều kiện thủy văn không hoàn toàn thực sự phù hợp cho hoạt động của lực lượng tàu chiến trong mọi thời điểm. Đặc biệt hơn là đối với lực lượng không quân thì yếu tố thời tiết càng ảnh hưởng mạnh.
Về địa hình, Cam Ranh được bán đảo Cam Ranh gần như che kín vịnh, đảm bảo vùng nước gần như lặng tuyệt đối, cũng như che chắn khỏi sự đe dọa hỏa lực và các thiết bị trinh sát của đối phương. Vịnh Subic không được che chắn kín như vịnh Cam Ranh.
Tuy nhiên, với sự hùng hậu về lực lượng của Mỹ cùng sự quyết tâm của Philippines trước những hành động leo thang của Trung Quốc ở biển Đông chắc chắn Subic sẽ trở thành một chốt chặn quan trọng, có thể xoay chuyển thế chiến lược ở biển Đông.
 Đây phải chăng là luật nhân quả ! Việt Nam bây giờ có phải đang đi theo hướng của VNCH khi xưa? Khi thấy rằng chủ quyền của đất nước bị đe dọa.Rõ rang không thể  đặt lợi ích chủ nghĩa đảng phái lên trên dân tộc? Có phải dân quyền cao hơn đảng quyền?. Không thể không kết họp vói các nước Đông Nam Á để tìm hậu thuẫn hòng chống lại cường quyền phương bắc mà chỉ mới đây thôi  CSVN đã chạy theo để rồi nên kinh tế đã bị lệ thuộc quá sâu. Giò Trung Quốc “anh em”  như răng vói môi giỏ quẻ “răng cắn môi chảy máu” thì mới thấy  thật sự cay đắng. Một chiến lược gia giỏi phải có tầm nhìn xa ít nhất là hang mấy chục năm sau, tìm bạn mà chơi để lợi ích quốc gia được đảm bảo biết lúc nào cứng lúc nào mềm.
 Hoa Kỳ với những tầm nhìn chiến lược cực kỳ sắc bén đã dồn Nhật Bản đến chỗ đầu hàng, lập vịnh Cam Ranh và Subic để dè chừng “con sủ tủ” Trung Quốc tỉnh dậy vậy mà Việt Nam lâu nay vuốt râu sủ tủ mà không biết!.
 Ngụy Xưa nói đúng sao không có ai cảm tủ đâm đầu vào giàn khoan của Trung Quốc nhỉ?
 Đừng nói là yêu hòa bình đấy nhé! Vói người anh em miền nam năm 75 hăng lắm mà, hô hào om sòm.
 Tôi mong Viêt Nam hãy áp dụng ngay khẩu hiệu này của tướng Võ Nguyên Giáp khi đánh miền nam ruột thịt với bọn sài lang  Trung quốc trên biển đông ngày hôm nay đi:
  Thay vì Thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng
 thì xốc ra biển đông đánh chìm giàn khoan 981 quyết chiến một phen 
Đánh cho nó  chìm giàn khoan
Đánh cho nó tịt vòi rông
Đánh cho nó tàu bay tan tác
Đánh cho nó tàu chiến chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.!
Xin lỗi Ngụy xưa nếu Bunthang có nói quá lời thì châm chước cho mấy bũa nay túc anh ách thường ngày chỉ ham đọc văn chương chẳng muốn bàn chính trị nhưng không nói không được.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2014 18:51:33 bởi bunthang >
NgụyXưa 29.05.2014 23:59:32 (permalink)
Cám ơn bunthang đã tóm lược lịch sử cận đại liên quan tới chiến tranh VN và biển Đông để chúng ta cùng nhận định.
 
Cũng như bunthang, NX ít dám bàn tới những vấn đề chính trị vì kiến thức giới hạn của mình. Gần đây thấy VN dần dần bị Hán hoá, và kẻ thù phương Bắc càng ngày càng lộ rõ dã tâm, coi VN như đất riêng của họ, nên NX buồn bã, ước mơ những chuyện ngoài tầm tay mình. Vâng, ước gì VN có một phi công anh hùng hy sinh thân mình lao tàu xuống giàn khoan HD 981,  ước gì tuổi trẻ VN (và quân đội) đứng lên, thà chết vinh còn hơn sống nhục ... Thế nhưng ước mơ vẫn chỉ là ước mơ!
 
Hình như đã có sự dàn xếp và thoả thuận giữa hai chính chủ, mọi chuyện sẽ đi vào quyên lãng, và "VN tôi đâu" sẽ vẫn chỉ là tiếng kêu tuyệt vọng. Buồn ơi chào mi!
 
Xin cám ơn bunthang thêm một lần.
NgụyXưa 12.06.2014 10:46:09 (permalink)

Đường Về Miền Bắc Xa Xôi

 
Bạn thân,
 
Anh em Bảo Bình chúng mình tản mác khắp bốn phương trời, nhưng đông nhất vẫn là trời xanh Cali. 81 đứa vào trường, bây giờ còn lại 59 mà có tới 50 đứa chọn nước Mỹ này làm quê hương thứ hai.
 
Hai nơi “quan ta” lập nghiệp đông nhất là bắc Cali San Jose và Orange County  quanh quẩn gần Little Saigon, hai nơi đông người Việt để chúng mình lúc nào cũng thương cũng nhớ quê hương. Thường thì vài năm anh em chúng mình lại gặp nhau đông đủ một lần, và miền Nam Cali là nơi tụ tập vì cái tên (Little) Sài-Gòn gợi nhớ gợi thương.   
 
Chúng mình gập nhau nhân những ngày kỷ niệm nhưng cũng có những lần gặp nhau để  u buồn tiễn đưa bạn bè về nơi miên viễn. Ít ra chúng mình cũng đã bốn lần về San Jose vẫy tay chào Nguyễn A Gand Monde, chào Đặng Vĩnh Mai Gà Mái, chào Nguyễn Văn Lộc Nai Tơ , và chào Thuận aka Kenedy Phan Thành Tôm!
 
Mỗi lần gặp nhau để tiễn đưa bạn lần cuối đứa nào cũng u sầu thế nhưng cũng là dịp để nhắc lại với nhau những kỷ niệm từ ngày bước chân vào quân trường cho đến khi theo tàu trong “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”,  làm người di tản buồn trên đất lạ, và có  những kỷ niệm đủ vui để vỡ oà trong tiếng cười đến nỗi mà một bà vợ Bảo Bình đã đay nghiến ông chồng: “Anh chỉ muốn … bạn chết để được đi họp mặt”.  Không biết Người Duyên Dáng Nguyễn Châu Giám bị mắng như vậy có oan không!
 
Chắc là chúng mình lại sắp có dịp về San Jose lần nữa rồi bạn thân! Nguyễn Nghĩa (con người hiền lành không có nick name) đã bị bác sĩ chê, chuyển từ bệnh viện sang nursing home, chờ ngày đi gặp thánh tổ Trần Hưng Đạo, kiện ông Đồng bán đảo cho Tàu Khựa để cho dân mình buồn tủi vì không giữ được giang sơn. Nghĩa ra trường sớm hơn anh em chúng mình một năm vì không thích hợp với đời thủy thủ, trở lại trường Luật, tốt nghiệp rồi làm việc cho Ngân Hàng Quốc Gia VN, thế nhưng tình thân với anh em Bảo Bình vẫn gắn bó lâu bền. Lần nào họp mặt cũng có Nghĩa tới góp vui với nụ cười duyên.
 
Qua Mỹ năm 1975 Nghĩa vẫn còn độc thân nên được vợ chồng K.K. dẫn đi hỏi vợ. Nghĩa yên bề gia thất thế nhưng không may chị Xuân qua đời sớm, bỏ lại hai đứa con còn nhỏ cho Nghĩa gà trống nuôi con. Các con của Nghĩa đã thành nhân, và người con trai vẫn còn sống cạnh bố, chăm nom đỡ đần cho Nghĩa trong cơn bệnh tật đã gần 10 năm! Có một lần tới thăm, tôi bàng hoàng xúc động vì  niềm cô quạnh của hai cha con Nghĩa,  không làm được gì hơn là một cái nắm tay thật ân cần.
 
Bạn thân,
 
Tôi biết chỉ là vấn đề thời gian, anh em chúng mình trước sau gì rồi cũng sẽ đi qua gian đoạn khắc nghiệt đó của đời người. Với Nghĩa, sự ra đi có lẽ là một giải thoát cho Nghĩa, cho người con trai bao nhiêu năm không có một đời sống riêng vì người cha bệnh tật. Anh em chúng mình ở miền Nam Cali sẽ lại có dịp về lên đường về San Jose tiễn bạn lần cuối cùng, thở dài thương nhớ nhưng cũng sẽ yên lòng vì bạn sẽ không còn đau khổ ở trần gian.
 
Không, tôi không bao giờ mong tới ngày đó để gặp gỡ bạn bè, và lời đay nghiến của chị Giám chắc cũng chỉ là lời nói đùa chỉ vì ông chồng già nhưng còn bay bướm, “hạm trưởng hai tàu”, một ở Nam và một còn ở miền Bắc xa xôi.
 
Có một điều đáng nói là “quan ta” ở khắp nơi, và nhất là ở Bắc Cali, thay sau giã từ vũ khi thì mấy cụ ở miền Nam Cali vẫn cứ sống phây phây, chẳng rụng mất tên nào. Có mấy ông tưởng như là sắp mặc áo chemise gỗ thế nhưng ung thư cũng chào thua “quan ta”, như Hoa Em, như Hàm, như San. Riêng Sang và Ý đi đứng có chút chậm chạp nhưng kỳ họp mặt kỷ niệm 50 năm ngày nhập trường HQ mới đây hai “quan ta” vẫn có mặt, vui vẻ góp chuyện với bạn bè.
 
Mỗi ngày còn lại của chúng ta là một ân sủng của Thượng Đế. Mong bạn cứ an vui với cuộc đời, và tới một ngày nào đó chúng mình có phải cùng nhau lên đường về miền Bắc xa xôi để “vẫy tay chào buồn anh đi”, thì cũng chỉ là thêm một lần thương nhớ đầy vơi.
 
Tình thân,
 
Ngụy Xưa
June 11, 2014
 
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 20 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 294 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9