GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 29 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.04.2013 03:35:33
0
                             
 
               



https://www.box.com/s/h8pduhhgzt3ep37577fe
 TẠM BIỆT VIỆT NAM 
thơ Tuyết Phan | nhạc & trình bày dzuylynh
album Nỗi Đau Còn Đó. April 20.2013
( tặng Ngụyxưa San Diego. Từ Yên San Jose .dohop Australia. Tuyết Phan Belgique. thiênthanh France. Hòanghoa Ytaly. Cana Canada. Thươnggiang Kief. Thúylan S.California. Lêphúhải Saigon. Huyềnbăng Vietnam)

Không…không…
Tôi không muốn nói lời vĩnh biệt Việt Nam ….
Bởi đó là quê hương yêu dấu của tôi …
Mà từ khi bắt đầu đi học
Tôi đã biết được quê hương tôi
Là Việt Nam hình cong chữ S
Không! Không! Tôi không muốn
nói lời vĩnh biệt Việt Nam 
Tôi chỉ muốn nói lời tạm biệt Việt Nam…mà thôi…
Vì tôi không muốn làm nguời du lịch trên quê hương mình .
Tôi không muốn mang quốc tịch nước người
Làm khách vãng lai trên quê hương Việt Nam …
Tôi chỉ muốn nói lời
tạm biệt Việt Nam … mà thôi…
Rồi sẽ có một ngày tôi trở về Việt Nam !
Như đứa con xa nhà trở về trong vòng tay thương yêu của Mẹ hiền….
Không! Không !Tôi không muốn nói lời vĩnh biệt Việt nam…
Tôi chỉ muốn nói lời tạm biệt Việt Nam mà thôi 
Việt Nam ơi….Việt Nam ơi…
Tôi sẽ về …tôi sẽ về ….
Thăm lại dòng sông xưa
Thăm lại lũy tre làng
Thăm nơi cắt rốn chia lìa ra đi 
Không! Không …Tôi không muốn
nói lời vĩnh biệt Việt Nam
Tôi chỉ muốn nói lời tạm biệt Việt Nam mà thôi! 
Tạm biệt … tạm biệt … Việt Nam …
Tôi sẽ trở về! Tôi sẽ trở về một ngày gần đây

Belgique những tháng ngày xa xứ nhớ về quê nhà
Tuyết Phan
***
Au revoir Vietnam ….
Non … non … Je ne veux pas …
Je ne veux pas  dire « Adieu Viet Nam » …
Car c’est ma terre natale bien-aimée …
Depuis le premier jour d’école,
J’ai su que mon berceau est le Vietnam,à la courbure d’un S
Non … non … je ne veux pas
dire adieu Vietnam …
Je veux juste dire
« Au revoir Vietnam » …  tout simplement …
Parce que je ne veux pas être…
Une voyageuse dans mon propre pays.
Je ne veux pas être une étrangère
Visitant  les contrées vietnamiennes …
Je veux juste dire
« Au revoir Vietnam » … tout simplement …
Et un jour, je reviendrai au Vietnam …
Comme un enfant, parti loin de sa maison,
Retrouvant les bras aimants de sa mère…
Non … non … je ne veux pas…
Je ne veux pas dire « Adieu  Vietnam »…
Je veux juste dire
« Au revoir Vietnam » …  tout simplement …
Oh ! Vietnam …Oh ! Vietnam …
Je reviendrai… Je reviendrai …
Rendre visite à l’ancienne rivière
Visiter le village de bambou …
Retrouver les lieux arrachés à mon cœur ….
Non … non … Je ne veux pas …
Je ne veux pas  dire « Adieu Viet Nam » …
Je veux juste dire
« Au revoir Vietnam » …  tout simplement …
Au revoir … Au revoir … VietNam …
Je reviendrai ….. Je reviendrai… un jour …

Belgique, en ces jours nostalgiques de ma terre natale
Tuyet Phan 2010

Tuyêt Phan says:
April 21, 2013 at 3:22 pm
NS Dzuylynh kính mến…
Nghe tiếng đàn hòa âm quyện trong lời ca của anh thật cảm động ….mà TP đã bật khóc …nước mắt cứ thế theo dòng cảm xúc trào dâng ….Tiếng đàn mandoline réo rắc đến xót xa …
Tạ ơn anh đã cảm thông được nỗi niềm chất chứa trong lòng của TP ….Những mất mát ….những thương đau của những tháng ngày loạn ly đã qua cứ thế như những vết dầu loang tỏa đen ngòm cả tâm hồn người người con xa xứ, lưu vong ….
Tạ ơn người ca nhạc sĩ Dzuylynh với cả tấm chân tình của TP anh nhé…
Kính chúc anh với muôn vàn niềm cảm xúc để mang tiếng đàn lời ca ngọt ngào đến cho Đời ….
Kính mến
TP

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 11:35:26 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.04.2013 10:26:48
0
       
       
               
 
 

download
mười thương sợi tóc
( cho ngườitócnâu )
   một thương trắng xóa tóc Cha
cho con biết có ngày ta sẽ già
hai thương tóc kết liên hoa
cho con khóc Mẹ đã qua hết đời
ba thương tóc thả lưng trời
cho em luyến tiếc một thời thanh xuân
bốn thương tóc dựa tùng quân
cho ai một thóang bâng khuâng nhớ người
năm thương tóc nhỏen môi cười
cho ai thức ngủ bời bời trong mơ 
sáu thương tóc phủ án thơ
chơi vơi cung bỗng ngu ngơ bậc trầm
bảy thương tóc đẫm suối âm
phả làn giai điệu phù trầm thinh không
tám thương phận tóc long đong
cho nhân gian biết mở lòng yêu thương
 chín thương tóc đọng trời sương
cho anh biết nẽo vô thường là đâu
mười thương tóc nhuốm bể dâu
cho em nhớ Tháng Tư sầu quê hương

bênvầngtrăngkhuyết.April 20.2013.dzuylynh

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 11:34:37 bởi dzuylynh >

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 22.04.2013 07:33:58
0
...
 
Lâu em không về thăm phố
Vẫn còn đầy giai điệu tri âm
Với những tâm hồn mộng khúc phù trầm
Đánh rơi bản ngã và âm thầm phục vụ
Đời, ai cũng ít nhiều thân lữ thứ
Tình người như bông vụ quay quay
Như cánh diều chiều gió bay bay...
 
Lâu, hôm nay em về thăm phố
Cuối tháng tư đen đan kín bầu trời
Chuyện quê hương nói hết một đời
Vẫn còn đó, nỗi đau của người viễn xứ...
 
 
 
Tóc nâu
 
Ps: Cảm ơn ông anh Duy Lynh bài thơ MTST trên nha, hì hì Tóc bắt đầu nghỉ một tuần lấy lại sức, thấy nợ tùm lum ra nên trả bài ngắn trước đây, bài dài thì Tóc xin ngâm thêm chút xíu vậy. Mấy giờ rồi ta? ui da đã sáng hôm nay rồi! Bonne nuit ông anh!
 
*** 
 

Mến tặng anh DzuyLynh và giọng đọc rất dễ thương của thienthanh  một 'nàng' Anémone ( Hải Quỳ) mà TN nhốt được tình cờ trong ống kính cà tàng...
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2013 14:33:49 bởi Tóc nâu >
Attached Image(s)
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.04.2013 17:38:51
0
HỒI KÝ 30-4-75: THÁNG NGÀY TAO LOẠN


                                                                        

Tác giả : Vĩnh Chánh

Lời giới thiệu: Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Bài mới của ông là một hồi ký sống động và xúc động về những ngày cuối của cuộc chiến.
*
Không một ai ở Miền Nam Việt Nam có thể quên được những cay đắng, uất hận nghẹn ngào, nhục lụy, chết chóc tang thương khi quân dân VNCH bị đồng minh bỏ rơi, đẩy vào cảnh sụp đổ.

Sau cuộc di tản chiến thuật Tây Nguyên trong tháng B, 1975, thảm hoạ lan rộng khắp Miền Trung thuộc các quân khu 1, 2 rồi đến quân khu 3. Trong cương vị nhỏ nhoi của một quân y sĩ Nhảy Dù theo sát bên cạnh đơn vị Dù tác chiến, cá nhân tôi đã sống trọn vẹn với đồng đội cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Ngày 30 Tháng 4,1975.

Trong một ngày vào tháng Hai 1975 khi Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù (viết tắt TĐ1 ND) với Thiếu Tá Ngô Tùng Châu làm TĐ Trưởng đang dưỡng quân tại đèo Phước Tượng nằm trên Quốc Lộ 1 giữa Huế và Đà Nẳng, sau chiến trận ở Thường Đức/ Đại Lộc, Y Sĩ Thiếu Tá Nhẩy Dù Trinh đích thân đưa BS Bùi Cao Đẳng, người bạn thân đồng môn đồng khóa của tôi, đến Bộ Chỉ Huy tiểu đoàn thay tôi làm Y Sĩ Trưởng TĐ 1 ND.

Ngay sau khi bàn giao, tôi được chở thẳng đến phi trường Đà Nẳng để trong cùng ngày, trước Tết 1975, vào Saigon lãnh một nhiệm vụ mới, Y Sĩ trưởng Tiểu Đoàn 15 ND. Các Tiểu Đoàn tân lập 12, 14, 15 ND cùng với Đại Đội 4 ND Trinh Sát và Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh ND là thành phần chủ lực cho Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, vừa được thành lập vào đầu năm 1975.

Trên chuyến bay về Saigon, lòng tôi có nhiều xúc động mâu thuẫn. Dù tôi chỉ phục vụ TĐ1 ND trong 6 tháng kể từ ngày trình diện làm Y Sĩ trưởng TĐ 1 vào cuối tháng 7, 1974, đúng vào lúc TĐ1 ND nhảy vào trận chiến ở Đại Lộc/ Thường Đức, tôi đã có quá nhiều kỷ niệm với đơn vị tác chiến lừng danh hàng đầu của Sư Đoàn ND.

Trong ngày đầu tiên ở mặt trận, tôi được đích thân người con trai của Cô ruột tôi là Đại Úy Trần Văn Thể, đại đội trưởng xuất sắc của ĐĐ 11, chỉ bày những căn bản thực tế ở trận địa như định hướng của ta và địch, phân biệt pháo ta hay pháo địch, đào hố cá nhân nơi bất cứ dừng quân nào, đi trên dấu giày của người đi trước để tránh đạp phải mìn, luôn đội nón sắt và mang áo giáp, ngay cả khi sử dụng hố tiêu… Làm sao kể cho xiết những ngày dài lội bộ trong rừng sâu, trên những sườn đồi trơn trợt, lầm lũi quanh co theo chân các binh sĩ, chia nhau từng điếu thuốc, từng ngụm cà phê pha chung với đế, chuyền nhau từng ca cơm dưới những cơn mưa tưởng không bao giờ dứt.

Làm sao quên được những tiếng la hét, ra lệnh trong điện đài giữa cấp chỉ huy Tiểu Đoàn, Đại Đội và Trung Đội trong bước tiến xung phong đánh chiếm mục tiêu, giữ vững vị trí hay buộc rời bỏ vị trí dước áp lực của địch để rồi lại phản công, cận chiến và tái chiếm lại mục tiêu tại từng ngọn đồi, trước nhỏ nhưng về sau càng lớn càng cao. Tại từng ven rừng hay trong rừng rậm, tại từng con suối, bờ dốc. Trong đêm khuya, hay giữa trưa. Vào sáng sớm hay cuối ngày. Trong mưa, trong nắng hoặc trong sương mù. Vì làm gì có giới hạn thời gian trong trận chiến. Vì làm gì có thời tiết thuận lợi khi xung phong. Và làm gì có được sự công bằng khi địch nằm sẵn trong các công sự trên đồi chờ ta đánh vào. Nhưng ta phải đánh để dành lại từng tất đất, từng ngọn đồi, để đánh đuổi kẻ xâm lược và bảo vệ miền đất tự do.

Qua nhiều ngày với TĐ1 ND, tôi có dần kinh nghiệm để phân biệt được tiếng pháo của ta hay địch, khi nằm dưới hố cá nhân hoặc trong hầm với bộ chỉ huy, ngày ngày 3 cữ sáng trưa chiều, nhìn lên thấy từng làn chớp sáng của đạn địch chụp trên các ngọn cây lớn kèm theo tiếng nổ đinh tai với ngàn mảnh đạn và cành lá văng tứ phía . Đã bao lần tôi cảm thấy bất lực trước những vết thương quá nặng của thương binh đang chết dần khi chờ đợi tản thương, bèn đành đốt điếu thuốc lá đưa vào môi cho từng người để rồi đoán chừng cái chết đến khi khói điếu thuốc thôi bay. Và cũng bao lần tôi đã cúi đầu khóc thầm khi thấy những xác chết, cả quan lẫn quân, được gói chặt trong poncho nằm từng hàng dài hai bên bãi đáp chờ được bốc đi.

Nhớ và nhớ hình ảnh uy nghiêm đầy khí phách của các sĩ quan và bao khuôn mặt non trẻ nhưng dạn dày phong sương của các binh sĩ tuy đầy kinh nghiệm chiến trường, nhưng họ vẫn giữ một tâm hồn đơn sơ thật hồn nhiên mà tôi biết được qua những lần trò chuyện, những tâm sự trong đêm dài hay qua những dừng quân ngắn trong khi cùng nhau vui đùa. Với họ, tôi đã yêu những bản nhạc lính mà trước đây tôi từng chê là sến. Với họ, tôi đã tìm thấy tình đồng đội qua thử thách trong máu lửa. Với họ, bổn phận và trách nhiệm luôn được gắn liền với 4 chữ “Nhảy Dù Cố Gắng”. Và với họ, tôi quên hẳn cái chết đằng sau và nguy hiểm chờ đợi phía trước.

Sau chiến thắng ở Đồi 1062 tại Thường Đức, Thiếu tá Nguyễn Văn Phú, Tiểu Đoàn Phó của TĐ1 ND, được đề cử làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 15 ND tân lập và trước khi rời vùng, TTá Phú đặc biệt xin cho tôi được đi theo với Tiểu Đoàn tân lập của ông. TTá Phú và tôi đã có những giao hữu tốt đẹp trong thời gian ông trực tiếp chỉ huy cánh phó với 2 ĐĐ đánh thẳng vào trận chiến. Tôi có gởi rượu và thuốc lá đến cho TTá Phú ở mặt trận, đúng lúc phe ta cần chút chất nóng để đánh đấm cũng như để ăn mừng chiến thắng. Thêm vào đó, tôi còn có cơ duyên giúp cho TTá Phú về thăm vợ ở Saigon đúng lúc, vì nhờ lần thăm này mà vợ ông mới có thai lần đầu kể từ khi lấy chồng vào cuối năm 1968.

Nếu được thuyên chuyển về Saigon, tôi chắc mọi quân nhân của binh chủng ND đều vui mừng vì không những đây là hậu cứ của Sư Đoàn ND, xa hẳn nguy hiểm của chiến trường, mà còn là thủ đô, là nơi phồn hoa đô hội với nhiều chốn ăn chơi. Riêng với tôi, không những tôi được về gần nhà mình ở trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa với Măng của tôi, mà đây còn là một cơ hội quý báu để tôi có dịp gặp lại người tôi yêu và theo đuổi qua suốt 9 năm, kể từ thời Dự Bị Y Khoa, sau nhiều năm cách trở. Cuộc thử thách riêng tư này coi vậy cũng không ít gay go, so với cuộc chiến tôi vừa trải qua ở mặt trận.

Tôi đến trình diện TTá Phú tại bộ chỉ huy TĐ 15 ND ở Trại Cây Mai trong Chợ Lớn và bắt tay ngay vào nhiệm vụ của mình trong khi TĐ đang chỉnh đốn quân số, quân trang, huấn luyện…Tôi làm quen với các sĩ quan tác chiến của bộ chỉ huy TĐ như vị TĐ Phó, sĩ quan trưởng Ban 3 cùng các sĩ quan ĐĐ Trưởng, cũng như làm quen với các y tá thuộc cấp trong Trung Đội Quân Y của tôi và thiết lập danh sách tiếp liệu y dược.

Vì Lữ Đoàn 4 ND có nhiệm vụ bảo vệ Thủ Đô, nên vấn đề tiếp liệu quân trang, quân nhu cho TĐ tác chiến nói chung và tiếp liệu y dược của tôi nói riêng, có phần nào được ưu tiên. Trong trại quân, tôi đã có những buổi dạy về cấp cứu căn bản ở chiến trường như cầm máu, băng bó…, về y khoa phòng ngừa cho bệnh sốt rét, bệnh tiêu chảy, bệnh hoa liễu cho riêng các y tá của tôi và cho toàn thể binh sỉ của tiểu đoàn.

Tuy TĐ được lệnh cắm trại và ứng chiến 100%, TTá Phú thường làm ngơ cho tôi vài ba giờ những khi tôi ghé về nhà thăm Măng của tôi, cũng như thông cảm cho tôi khi tôi rời trại vào buổi chiều, nhảy lên xe ôm đến thẳng nhà người con gái tôi yêu, nhất là sau khi nghe tôi kể về cuộc tình 9 năm trời lận đận dang dở và ước muốn hàn gắn nối lại mối tình đầu đời của tôi. Người tôi yêu đang học năm cuối của khoa Chính Trị Kinh Doanh tại Viện Đại Học Đà Lạt.

 
Với các bạn cùng khóa 16 Trưng Tập Quân Y tình nguyện vào Nhảy Dù. Hình We Were Once Soldiers QYND1974, từ trái qua phải: Các Trung Uý Y Sĩ Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Văn Thắng, Bùi Cao Đẳng, Vĩnh Chánh, Nguyễn Thành Liêm, YSĩ Thiếu Tá Trần Đông A, TĐ Phó TĐ Quân Y Nhảy Dù, Lê Quang Tiến, Nguyễn Tấn Cương, Dược Sĩ Khánh.

Vào chiều Mồng Một Tết, hiên ngang trong bộ đồ hoa dù và chững chạc trong phong cách, hạnh phúc dồn dập đến với tôi khi tôi gặp lại nàng tại nhà, sau hơn 3 năm xa cách. Sau đó tôi tiếp tục ráo riết chinh phục nàng qua những lá thư đậm đà tình thương nhớ viết từ trại quân hay trong khi đi hành quân, hoặc qua những dịp thăm viếng nhà nàng, trổ tài miệng lưỡi chiếm được cảm tình của gia đình họ hàng. Mối tình của tôi từ từ chuyển hướng thuận lợi. Trong bối cảnh chao đảo của chiến sự, càng ngày chúng tôi càng cảm thấy gần gũi sâu đậm hơn.

Đó cũng là thời gian TĐ15 ND bắt đầu trực tiếp tham dự những cuộc hành quân ở vòng đai Biệt Khu Thủ Đô, truy lùng các toán du kích Việt Cộng nổi lên đây đó hậu thuẫn cho cuộc tiến công của quân CS. Bấy giờ toàn bộ Miền Trung đã mất vào tay Cộng Quân. Cùng chung một số phận với các đại đơn vị khác của những quân khu và của Lực Lượng Tổng Trừ Bị như các Lữ Đoàn của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 3 ND, rồi LĐ 2 ND lần lượt chịu những thiệt hại lớn tại Khánh Dương, rồi Phan Rang. Những chiến thắng thường có của bao năm trước nay dần được thay thế bởi những tin thất trận, những rã ngủ không chờ đợi, những triệt thoái vô nguyên lý, những thành phố bỏ ngỏ, hay những trận đánh bất cân xứng, những vùng vẫy tuyệt vọng kéo theo bao hy sinh đau thương trong giờ thứ 25 bất chấp lệnh trên, những mất mát sinh mạng quá lớn của cả quân và dân.

Ở Saigon, tình hình chính trị lẫn quân sự càng lúc càng đen tối dần. Saigon với giới nghiêm sau 12 giơ đêm. Saigon với hàng trăm ngàn quân dân cán chính từ bao tỉnh đàng ngoài, trắng tay chạy lấy mạng liên tục đổ về thành phố để lánh nạn, mang theo bao câu chuyện thương tâm trên các con đường di tản. Dòng đời chao đảo, đầy gian khó. Người đời hoang mang vì mất lòng tin ở chính quyền. Có tin nhiều nhân vật tên tuổi bắt đầu rời nước trong khi một số khác bàn đến chuyện phải ra đi dù chưa biết đi đâu. Đâu đâu cũng lo tích trử thức ăn chuẩn bị cho một cuộc tử thủ với viễn ảnh thành phố sẽ tắm trong máu lửa. Ngoài đường người đông hẵn, ai nấy bước đi vội vả, ánh mắt âu buồn trầm tư. Trong nhà các gia đình ngồi triền miên trước đài truyền hình hay lắng nghe tin tức từ BBC và VOA, bàn chuyện to nhỏ.

Sau trận đánh vào đơn vị du kích lớn ở giữa Tây Ninh và Saigon, TĐ15 được lệnh về đóng quân tạm ở vùng Hóc Môn Bà Điểm. Khi TTá Phú và tôi đi tìm gặp nói chuyện với vị Giám Đốc của hãng dệt Công Thành để ngỏ lời cho TĐ15 ND đóng bộ chỉ huy tại hảng dệt, một ngạc nhiên đầy thú vị xẩy ra khi ông Giám Đốc buột miệng hỏi tôi “có phải đây là anh Chánh, con rể ông Thạch không?” Tôi ngất ngây trả lời “dạ đúng” cùng lúc nhận ra Chú Ngưng, chồng của Dì ruột nàng ở Thủ Đức mà tôi có dịp gặp trước đây.

Ngày hôm sau, trong sự bất ngờ vui sướng của tôi, Chú Ngưng chở nàng với người em gái đến thăm tôi ngay tại bộ chỉ huy TĐ. Khi ngồi ăn trưa với bữa cơm dã chiến, nàng có vẻ “thấm” cái đời sống phong trần lính chiến của tôi, và đã e thẹn cười khi TTá Phú nói chọc “Bác Sĩ nhỏ con, người yêu BS còn nhỏ con hơn, chắc hai người sẽ đẻ ra những thằn lằn con nhỏ chút xíu!”

Khoảng gần một tuần sau, trong đêm 23 tháng 4, TĐ15 ND được điều động đến bố trí ở cầu Bình Triệu, trên trục xa lộ Đại Hàn. Đó cũng là thời gian thị xã Xuân Lộc vừa mất. Một trận chiến kinh hồn đã diễn ra suốt 13 ngày đêm tại đây. Quân đoàn 4 của CS Bắc Việt gồm các sư đoàn 5, 6, 7 và 34 với hàng trăm chiến xa đại bác dồn toàn lực tấn công. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo, với sự hỗ trợ của LĐ 1 ND, Liên Đoàn 82 Biệt Kích Dù và Không quân lần đầu sử dụng những quả bom lớn 5 tấn Daisy Cutter, đã chận đứng bước tiến của chúng, gây thiệt hại rất nặng nề cho quân địch (*). Dù trễ, trận đánh đã gây một tiếng vang lớn xa gần và khiến những chiến sĩ quanh tôi và chính tôi lên tinh thần và tìm lại được khí thế hào hùng.

Như những quân nhân bảo vệ Xuân Lộc bị dồn vào chân tường nên đã quyết tâm anh dũng chiến đấu, chúng tôi vẫn đang còn đây, cho đến giờ phút này, sẵn sàng chờ đến lượt mình vào trận cuối cùng. Và cứ thế, TĐ15 ND bám chốt với lệnh cố thủ bảo vệ cây cầu cho đến phút cuối, hay người lính cuối cùng.

Trong những ngày kế tiếp, từ sáng sớm cho đến chiều tối, tôi chứng kiến hàng trăm hàng ngàn xe đủ loại, từ xe đạp cho đến các xe Honda, Lambretta… xe quân đội lớn nhỏ, xe chở hàng cồng kềnh đầy người và đồ vật, lính tráng thuộc đủ binh chủng và thường dân, lũ lượt kéo nhau chạy trong hỗn độn từ hướng Biên Hòa về Saigon, ngang qua cầu Bình Triệu. Có lúc tôi tự hỏi làm sao biết được trong đám người chạy loạn này, ai là bọn VC cố ý len lỏi theo đám đông vào nội thành để hoạt động nội tuyến!?

TĐ15 ND bung quân làm nhiều nút chặn ở cả phía bên này và bên kia cây cầu. Tôi nhận thấy TĐ có bố trí 2 xe jeeps có mang đại bác 106 ly chống chiến xa và 2 xe jeeps khác với trang bị hỏa tiễn Tow. Đa số binh sĩ đều có mang trên lưng loại rocket M 72 chống tăng, trong vị trí sẵn sàng chống trả cản bước tiến của quân thù. Trong tư thế Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn, tôi cố chuẩn bị trong khả năng của mình để cấp cứu và tản thương theo hàng dọc.

Đêm 28 tháng 4, địch pháo kích dữ dội vào trại Hoàng Hoa Thám và căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Tiếng nổ và những cột lửa bùng cháy trong đêm làm tôi thao thức tới gần sáng. Lệnh trên vẫn muốn TĐ án binh bất động trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bộ chỉ huy TĐ cấp tốc dời qua phía bên này cầu.

Sáng ngày 29, tôi nhìn thấy nhiều trực thăng của Mỹ bay trên trời, kể luôn cả cặp phi cơ phản lực bay vòng vòng như thể hộ tống. Xung quanh tôi ai cũng mường tượng có một chuyện gì đang xẩy ra ở Saigon, nhưng chẳng một ai biết đích thực. Không lẽ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhảy vào lại cuộc chiến? Nếu được như vậy, ít ra ta cũng còn cơ hội củng cố lại, tình hình rồi sẽ tốt đẹp hơn…Tôi ngây thơ mơ tưởng hay tự dối lòng?!

Gần trưa, tôi bước đến nhà thờ Đức Mẹ Fatima ở bên kia cầu Bình Triệu. Nhà thờ mở cửa nhưng không một bóng người. Một mình, tôi quỳ đọc kinh và kính cẩn cầu nguyện, xin Chúa ban ơn phước cho đơn vị Nhảy Dù của tôi, cho gia đình Măng tôi và gia đình nàng được bình an và nàng đừng rời nước để chúng tôi còn gặp lại nhau. Khi định rời nhà thờ, tôi bỗng nhìn thấychiếc máy điện thoại nằm trong góc và nẩy ra ý liên lạc với nàng dù biết nhà nàng không có điện thoại. May mắn thay, từ cuốn niên giám cũ bên cạnh điện thoại, tôi tìm ra số điện thoại của Cụ Mai Văn An, một Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện ở cùng cao ốc với nhà nàng. Sau khi Cụ An cho biết là gia đình nàng còn nguyên vẹn đây, tôi cám ơn Cụ và nhờ Cụ nhắn lại với ba của nàng là tôi, tự nhận là con rể, bình yên và đang đóng quân ở cầu Bình Triệu. Rời khuôn viên nhà thờ, lòng tôi cảm thấy thanh thản, phó mặc mọi sự trong tay Chúa an bài.

Đêm 29 Cộng Quân lại pháo kích dữ dội vào Tân Sơn Nhất và trại Hoàng Hoa Thám của Sư Đoàn Nhẩy Dù. Tín hiệu vô tuyến của Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng LĐ 4 ND hoàn toàn im lặng. Sau đó liên lạc vô tuyến giữa TD15 ND với bộ Tư Lệnh SĐ ND cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên 3 Tiểu Đoàn 12, 14 và 15 ND và Lữ Đoàn Phó vẫn còn giữ liên lạc với nhau.

 
Nàng đến thăm tôi ngay tại bộ chỉ huy Tiểu Đoàn.

Trong cùng đêm, TĐ15 ND có đụng nhẹ với các toán đặc công VC ở phía bên cầu. Lại một đêm chập chờn, không ngủ, bên cạnh những ly cà phê đậm đặc và thuốc lá đốt không ngừng! Mọi người ngồi bất động, tư lự xung quanh các máy vô tuyến kêu rè rè, thỉnh thoảng mới có một vài báo cáo từ các đại đội. Không một ai muốn lên tiếng. Người nào trong đầu cũng đầy những câu hỏi mà chẳng ai có thể trả lời.

Qua sáng ngày Thứ Tư, 30 tháng Tư, 1975, tại bộ chỉ huy TĐ15 ND, tôi đón nhận 4 người thương binh của TĐ. Trong số đó có một thương binh nặng cần phải tản thương gấp vì trúng đạn vào bụng. Sau khi tôi chuyền nước biển và viết tờ tản thương, Ban 3 TĐ cho biết không thể tản thương vì không liên lạc được với bất cứ đơn vị quân y nào như BV Đỗ Vinh, Tổng Y Viện Cọng Hòa. Tôi suy nghĩ đôi chút và trình bày với TTá Phú ý định tôi sẽ chuyễn thương binh này đến BV dân sự Nguyễn Văn Học.

Trong khi chúng tôi đứng cách xa người thương binh để bàn tính chuyện tản thương, anh ta bỗng kêu lên “Xin đừng chuyển tôi đi đâu cả. Để cho tôi chết ở đây…” và trong tích tắc, anh lấy ngay khẩu súng M16 nằm dọc cạnh anh trên chiếc băng ca, lên cò cái rẹt, quay mũi súng vào ngay dưới cằm. Nhiều tiếng la cản lên nhưng không kịp. Một tiếng nổ chát tai khiến mọi người bất động, rồi tất cả đổ xô chạy chạy lại vây quanh băng ca, nhưng chỉ còn kịp để thấy anh đang ngáp cá, người run nhẹ, vết thương mở rộng ở mặt và đầu, máu văng tung tóe. Tôi cầm chặt bàn tay anh, người y tá lấy tay vuốt mắt anh. Cơ thể anh từ từ dãn ra, đi vào cõi chết.

Những người có mặt giữ im lặng trong bầu không khí đau thương. Chỉ trong một khoảnh khắc, chúng tôi chứng kiến người lính trẻ đã làm một quyết định nhanh chóng và dứt khoát, cho thấy khí thế anh hùng bất khuất của một chiến sĩ. Một cái chết hiên ngang khi cuộc chiến đang dần tàn. Anh đạt ước nguyện chết trong danh dự với sự hiện diện của đồng đội chung quanh. Toàn thể bộ chỉ huy cùng đứng nghiêm, cố ngăn dòng lệ rơi, đồng đưa tay chào vĩnh biệt người lính.

Trong khi sự tự vận bất ngờ của người thương binh đang gây xốn xang đau lòng cho bộ chỉ huy tiểu đoàn, từ radio chúng tôi nghe bản tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh được lập lại nhiều lần. Sau một thời gian dài trên vô tuyến, TTá Phú quay về phía tôi và không một lời giải thích, bảo tôi đi theo với ông. Tôi ngồi sau lưng TTá Phú trên cùng một chiếc xe jeep, bên cạnh người lính truyền tin và 2 cận vệ. Người sĩ quan Ban 3 đi xe thứ hai với một toán lính khác. TĐ Phó ở lại bộ chỉ huy TĐ.

Tôi chẳng biết đoàn xe đang chạy về đâu, cho đến khi xe ngừng trong sân toà Tỉnh Trưởng Gia Định. Nhìn xung quanh, tôi thấy cả trăm người dân chạy hỗn độn trong sân, tranh dành vác những bao gạo từ trong toà tỉnh đi ra. TTá Phú đến bên tôi nói nhẹ “Bác sĩ đi đi!”, rồi ông quay lưng lại tiến vào phía bên trong tòa tỉnh với toán binh sĩ của ông. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy TTá Phú tại Việt Nam. Và đó cũng là lần cuối tôi rời vĩnh viễn Tiểu đoàn 15 Nhẩy Dù. Tôi cúi đầu, trong nghẹn ngào. Sững sờ, trong đê hèn. Bàng hoàng, trong đau đớn. Muốn gào thét nhưng miệng khô đắng. Muốn khóc nhưng mắt khô vì tủi nhục. Còn cái chết?! Tôi chưa một lần nghỉ đến.

Đang đứng ngơ ngác không biết phải làm gì thì một người đàn ông bước ngang bên cạnh tôi nói liền “ông cổi bỏ súng xuống và thay đồ nhanh lên”. Như cái máy, tôi vội chạy đến gần gốc cây lớn, định cổi bỏ tất cả. Nhưng sực nhớ lại, tôi chẳng có bộ áo quần dân sự nào trong ba lô. Vừa lúc ấy, có một thanh niên chạy ngang tôi với bao gạo trên vai. Tôi chận anh ta lại và xin bộ áo quân đang mặc trên người, cùng lúc tôi lục ví đưa tờ 500 đồng cho anh. Không một chút do dự anh ta thả bao gạo xuống đất, rồi vừa nhìn tôi như thông cảm anh ta cởi áo quần đưa cho tôi, cho luôn cả đôi dép nhật nữa…

Tôi cổi áo giáp, dây ba chạc có súng, bi đông nước, nón sắt, rồi nhanh chóng cổi đôi giày lính và bộ quân phục, gom lại để vào dưới gốc cây. Rồi tôi mặc cái áo màu xanh da trời nhớp nhúa và xỏ cái quần đậm màu, đi nhanh ra phía đường lớn đón chiếc xe ôm, bảo chở về đường Cao Thắng ở Saigon. Nhà nàng.


Ba ngày sau 30 Tháng Tư 75: lễ cưới được Cha Laroche của Dồng Chúa Cứu Thế chủ hôn. Với chúng tôi, đây là “đám cươi chạy tang khi mất nước”, diễn ra trong đạm bạc, cô dâu không áo cưới.

Xe ôm chở tôi đi qua nhiều đoạn đường vắng, mọi nhà đóng cửa. Đây đó là những đống áo quần trận, nón sắt, áo giáp và súng đạn rải rác bên vệ đường. Có những đoạn đường người đi lại khá đông hay tụ tập hai bên đường, và có những chiếc xe chở đầy người với mặt mày sắt máu, hô to khẩu hiệu và phất cờ MTGPMN… Cũng những con đường ấy tôi thường chạy qua lại, mà sao bây giờ bỗng trở thành xa lạ, mờ ảo như trong một cõi âm. Những âm thanh la hét, còi xe, lùng bùng trong tai tôi. Mắt tôi thấy mọi hình ảnh bên ngoài, nhưng chẳng thấu hiểu; lòng tôi như tê dại, chẳng thể suy nghĩ gì. Nhớ đến người thương binh tự vận chết sáng hôm nay, tôi ngước nhìn lên trời. Một màu tang tóc đang chụp xuống thành phố thân yêu.

Xe vào đường Cao Thắng. Nàng là người đầu tiên từ trên balcon nhìn thấy tôi bước xuống xe ôm. Nàng và các em chạy nhanh xuống mở cổng đón tôi vào. Khi đến thang lầu, tôi phải vịn vào vai nàng để bước lên từng bước. Thể tôi rã rời và tinh thần khủng hoảng, tôi thật chẳng hiểu vì sao mình lại về được đến nhà an toàn.

Hầu như mọi người đều thông cảm và tôn trọng sự yên lặng của ba nàng và của tôi. Chiều đến, tôi đạp xe về nhà Măng tôi ở cư xá Sĩ Quan Chí Hòa cho bà cụ yên tâm, rồi tôi chở Măng tôi đến nhà nàng xin ba mẹ nàng cho phép tôi ở tạm nơi đây, vì cư xá Sỹ Quan Chí Hoà quá nguy hiểm.

Tối ngày 30 tháng 4, chúng tôi ngồi ở balcon nói chuyện với nhau thật khuya. Trước đây, trong một lá thư gởi cho nàng, tôi có viết “anh xin làm bóng mát trên con đường em đi”. Giờ đây, với sự đổi đời, tương lai tôi mù mịt, viễn ảnh những năm tháng sắp tới là chuổi ngày đen tối, đọa đày và tôi e ngại tôi chẳng còn khả năng làm bóng mát cho em. Nàng ngồi nghe tôi nói nhiều hơn trả lời. Vì có lẽ câu trả lời đã được quyết định tự lúc nào.

Em yêu dấu, tôi viết bài này mến tặng Em, người đã can cường cứu vớt đời tôi khi quyết định thành vợ thành chồng với tôi trong một đám cưới quá đơn giản tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Chỉ 3 ngày sau khi mất nước, lễ cưới được Cha Laroche của Dồng Chúa Cứu Thế chủ hôn. Với chúng tôi, đây là “đám cươi chạy tang khi mất nước”, diễn ra trong đạm bạc, cô dâu không áo cưới. Hình ảnh kỷ niệm chỉ có hai tấm hình đen trắng. Sau đó với tôi là mấy năm đi tù cải tạo, rồi đi tù vượt biên, em đã cùng tôi vượt qua bao thử thách, cho đến khi chúng ta đến bến bờ tự do.

Tôi cũng viết bài này để tưởng nhớ đến người bạn thân, BS Bùi Cao Đẳng, Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 1 ND, bạn đồng môn đồng khóa và đồng binh chủng Quân Y ND với tôi, người được sinh ra vào ngày 30 tháng 4, năm 1946, cùng tan hàng rã ngũ như tôi vào ngày 30 tháng 4, năm 1975 và đã vĩnh viển ra đi cũng vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 tại MD, USA.

Thân tặng các chiến hữu của Tiểu Đoàn 1 ND và của Tiểu Đoàn 15 ND, đã chết trong bão tố khói lửa hay còn sống thầm lặng, hiện đang tự do ở hải ngoại hay ê chề ở trong nhà tù lớn tại Việt Nam, với những kỷ niệm chinh chiến không thể quên.

“Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi được nằm gần, bên ngàn chiến hữu của tôi”

Viết trong tháng Tư, 2013, tại California.
Vĩnh Chánh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 11:39:44 bởi thiên thanh >

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.04.2013 00:00:20
0
 
 
                     NGƯỜI TÌNH: QUÊ HƯƠNG
 
 
Tô vẽ những gì trên tranh nhớ
Sắc nét màu gì cho dịu êm
Con tim thầm lặng như thế đó
Giai điệu nguyên sơ tựa miếu đền.
 
Khung trời tháng tư nay bát ngát
Nắng tròn hôn nụ cánh hoa tươi
Ta vẫn bước mòn đường vạn lối
Chẳng khúc quanh nào được chung đôi.
 
Hỏi hồn có dại vương sương lạnh
Có trắng đêm thâu mộng khúc sầu
Lay lắt gió, từng chiều hiu quạnh
Khi tháng tư về, ai nhớ nhau?
 
Tháng tư ngâm mãi bài viễn xứ
Nát nhầu kỷ niệm, tháng tư ơi!
Đâu ai viết lại giòng lịch sử
Rách cả giang san, khóc mộ đời...
 
Như thể trần gian Tình chỉ một
Người tình tên rất đẹp: Quê Hương.
Lỡ yêu từ thuở đầu biết khóc
Xa nhau tang trắng khắp nẻo đường...
 
 
Tóc nâu

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2013 00:25:57 bởi Tóc nâu >
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.04.2013 01:12:40
0



 
 
NGƯỜI TÌNH: QUÊ HƯƠNG
  thơ Tóc nâu | dzuylynh diễn ngâm 

Tô vẽ những gì trên tranh nhớ
Sắc nét màu gì cho dịu êm
Con tim thầm lặng như thế đó
Giai điệu nguyên sơ tựa miếu đền.
 
Khung trời tháng tư nay bát ngát
Nắng tròn hôn nụ cánh hoa tươi
Ta vẫn bước mòn đường vạn lối
Chẳng khúc quanh nào được chung đôi.
 
Hỏi hồn có dại vương sương lạnh
Có trắng đêm thâu mộng khúc sầu
Lay lắt gió, từng chiều hiu quạnh
Khi tháng tư về, ai nhớ nhau?
 
Tháng tư ngâm mãi bài viễn xứ
Nát nhầu kỷ niệm, tháng tư ơi!
Đâu ai viết lại giòng lịch sử
Rách cả giang san, khóc mộ đời...
 
Như thể trần gian Tình chỉ một
Người tình tên rất đẹp: Quê Hương.
Lỡ yêu từ thuở đầu biết khóc
Xa nhau tang trắng khắp nẻo đường...
 
 
Tóc nâu

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 11:33:22 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.04.2013 17:34:53
0


                         



Tôi cố bám lấy đất nước tôi
Sáng tác Nguyễn đình Toàn / Ca sỹ Bạch Vân




<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 11:41:43 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.04.2013 04:26:58
0


Chiến Tranh, Hòa Bình, Thù Hận, Yêu Thương và 38 mùa xuân dĩ vãng đã và đang dật dờ trôi nổi từ quê nhà đến hải ngọai tha hương .
 thiênthanh thân mời các bạn hãy lắng lòng, tạm xếp lại Vành Tang Trắng VIỆTNAM, ngồi xuống cùng GDPT thưởng thức một ca khúc đầy tính nhân bản của ca nhạc sỹ Từ Yên :
YÊU THƯƠNG CHO NGƯỜI 
sáng tác: Từ Yên
trình bày:  Ái Loan, Xuân Trâm, Từ Yên 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2013 09:58:19 bởi thiên thanh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.04.2013 10:08:00
0
 
Làm sao dịch chữ “QUỐC HẬN” sang tiếng Mỹ đây?

Trong hai tuần qua, nhân tháng 4 Quốc Hận, nhiều câu chuyện ngắn dài được đưa lên các DĐ kể lại những thống khổ của dân Việt đã chịu đựng. Bao nhiêu sách mới định nghĩa hết chữ Quốc Hận?
» 30-4-1975: Thắng cuộc hay tội đồ?
Cali Today News – Về phương diện ngôn ngữ, chuyện dịch thuật không phải là chuyện dễ dàng gì, và có khi “dịch là phản” nghĩa nữa
 Sáng nay, chúng tôi đọc một email và qua đó thật sự giật mình vì chuyện dịch thuật từ ngữ “quốc hận” lại là một chuyện khó hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng tôi. Sắp tới ngày 30 tháng 4, chúng ta thường đọc hay nghe những chữ như “Quốc hận 30 tháng 4”. Nếu chúng ta muốn nói chữ “quốc hận” cho người Mỹ hiểu, hay cho con cháu không rành tiếng Việt hiểu, thì chúng ta sẽ dùng chữ gì trong tiếng Mỹ?
 
Trong một email dưới đây trên các diễn đàn điện tử online, anh Lê Xuân Nhuận đã viết:
  “...Kính hiền-huynh Trần Văn Thưởng,
 Tôi không ở trong "phe" nào cả, cũng không rành tiếng Anh & tiếng Pháp, nhưng theo ngu-ý thì nếu ai nhờ tôi dịch hai chữ "Quốc Hận" thì tôi sẽ bí, và chỉ có thể phỏng-dịch theo nghĩa mà tôi "áp-đặt" như sau:
 1/ Ta có hai chữ "thù" và "hận".
 2/ Thù-hận hay hận-thù thường đi đôi với nhau.
 3/ Nhưng, theo tôi, nếu tách rời ra, thì hai chữ ấy có hai nghĩa khác nhau:
 a- "Thù", tiếng Hán là "Cừu". "Thù Nước" là "Quốc-Cừu" (trong câu thơ "Quốc-Cừu vị báo dầu tiên bạch...").
 b- "Cừu" ("Thù") thì hướng-ngoại, nhắm vào kẻ khác, đó là kẻ thù của ta. Thí-dụ: tôi "thù" thực-dân Pháp xâm-chiếm và đô-hộ nước ta.
 c- "Hận" thì vừa hướng-ngoại (như b), vừa hướng-nội, nhắm vào chính mình. Tự nhắm vào mình, nó có nghĩa là "ân hận", "tiếc hận", "tủi hận". Thí-dụ: tôi "hận" mình đã không "gặp thời" (khách-quan); tôi "hận" mình đã không tận-tình giúp bạn (chủ-quan).
 


4/ Vậy tôi sẽ dịch chữ "Hận" là "Regret".
 5/ Nó thiên về "Hận" hơn là "Thù" (vì "Thù" thì tuy có "chính-nghĩa" nhưng đặt lên hàng "chính-sách" thì không "chính-danh".
 6/ Người mình "regret" đã đành, song nếu người Mỹ mà ra Nghị Quyết "regret" cho người mình thì chính người Mỹ họ cũng phải "chia sẻ" cái "regret" ấy với người mình (?!).
 Đó chỉ là "áp đặt" mà thôi, nếu hiền-huynh không chấp-nhận thì cũng xin hỉ-xả bỏ qua cho.
  Thân kính,
Lê Xuân Nhuận”

 
Sau lá thư của anh Lê Xuân Nhuận, thì anh Đỗ Xuân Sơn cũng bày tỏ đôi điều như sau về chuyện dịch chữ “quốc hận” sang tiếng Mỹ:
 “Anh Nhuận kính mến,
 Anh chỉ khiêm nhường khi nói “không rành tiếng Anh”, lý do là tôi chưa gặp ai làm Thơ bằng tiếng Anh hay như anh. Còn v/đ anh “bí” tìm English cho 2 chữ “Quốc Hận” thì anh qủa là giỏi và chinh xác! Bí là đúng rồi!
 Thưa anh và quý vị người Việt tỵ nạn CS,
 Không bao giời có thể có 1 chữ ngoại quốc cho “Quốc Hận”. Tốn giờ tìm vô ích!
 Chữ Quốc Hận đã trở thành 1 Đại-Danh-Từ (pronoun/pronom hoặc nom propre) 37 năm nay.
 Muốn định nghĩa QH, chúng ta sẽ cần nhiều truyện ngắn dài của mỗi hoàn cảnh của mỗi người Việt trong chiến tranh VN, và nhất là của dân tỵ nạn Cộng Sản từ tháng Tư 75. Định nghĩa đã như vậy huốn gì đi tìm 1 chữ Pháp hay Anh ngữ để dịch cho phù hợp.
 Chỉ có dân Việt mới hiểu hết ý nghĩa của chữ QH.
 Người ngoại quốc không bao giời hiểu nổi Quốc Hận của người Việt.
 QH là sự phối hợp của đau thương và thống khổ (pain and anguish), và uất ức tủi hận (upset and hatred with sorrows) v.v...
 Đau thương là xa lìa quê hương, bỏ lại nhiều thứ, và không hẹn ngày về. Gia đình tan nát, vợ con ngoài các trại cải tạo đã làm những gì trong tủi nhục?
 Tủi hận là tại sao Đồng Minh xúi ta phải thua trận, tại sao ĐM tháo chạy và bỏ rơi ta?
 Uất ức là QLVNCH mọi cấp đều có trình độ học vấn và tinh thần chiến đấu trội hơn bọn nón cối nhiều, vậy mà phải nuốt cay buôn vũ khí, ngậm đắng gục mặt xếp hàng đi vào các trại cải tạo.
 Trong hai tuần qua, nhân tháng 4 Quốc Hận, nhiều câu chuyện ngắn dài được đưa lên các DĐ kể lại những thống khổ của dân Việt đã chịu đựng. Bao nhiêu sách mới định nghĩa hết chữ Quốc Hận?
 Xin quý vị từ nay hãy dùng hai chữ “QuốcHận” như một cái tên (name) của 1 ngày cần tưởng nhớ để nung nấu ý chí chống Cộng, và không tìm một từ ngắn gọn khác, dù bằng Anh hay Pháp ngữ, để thay thế “Ngày Quốc Hận 30-4”.
 Ngày nào còn Cộng Sản trên đất nước VN, ngày đó còn ngày Quốc Hận!
 ĐỗXSơn”
 Và theo bạn, bạn có ý kiến gì về việc dịch chữ “quốc hận” sang tiếng Mỹ?
 Nguyễn Dương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.04.2013 15:46:30 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.04.2013 09:03:05
0
 
 


https://www.box.com/s/clnii4gthao9m2wcjknh
 
 nếu một mai em có xa người
sáng tác & trình bày dzuylynh

 album giai điệu phù trầm

Nếu một mai em có xa người
Cánh buồm nâu...con thuyền tách bến 
Sóng đại dương xa bờ cát trắng
Buồn mà chi... một chút bâng khuâng
Nếu một mai em có xa người
Kỷ niệm xưa cũng đành buông thôi
Vì rừng thu lá vàng quên đổ
Cọng cỏ khô rồi cũng hư vô
Điệu nhạc trầm chìm sâu đáy cốc
Lời trần tình có đắng hơn không?
Nhớ mà chi vướng bận cõi lòng
Cố quên rồi cũng sẽ phai phôi!
Nếu một mai em có xa người
Còn lại mình với nửa vầng trăng
Trầm đáy nước hạc vàng lẻ bóng
Nhạn xa đàn khuất nẽo chân mây
Nếu một mai nắng xế non đòai
Còn mình ta với tiếng đàn đêm
Điệu bình ca người xưa đâu tá?
Chén quan hà gõ nhịp chia xa...

Vịnh nửa vầng trăng. April 26.2013.dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.04.2013 15:44:25 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.04.2013 04:01:16
0

* * * 

 
 
NƠI ĐẶT TRÁI TIM MÌNH

thơ tânhìnhthức dzuylynh | thiênthanh diễn đọc


Em đặt trái tim mình trên đỉnh đầu ngọn bút 
Là đỉnhThiên Ấn bút trời giáng thế,
Ngũ Hành Sơn năm ngọn núi quê hương
Dãy Thất Sơn linh hiển đất phương Nam
Núi Hồng Lĩnh cõi Bắc ngày ly khai lập quốc
Chỗ tiền nhân dựng nghiệp: ngọn Hòanh Sơn...

Em vẽ trái tim VIỆT-NAM giang san tổ quốc
Vẽ những địa danh linh kiệt bốn ngàn năm
vẫn còn đó hiên ngang cùng tuế nguyệt
Em đặt giọt máu mình trên đỉnh đầu ngọn bút
để vẽ anh người chinh chiến sa trường
Poncho bọc thây một thời đi giữ nước
Hồn oan tấm thẻ bài còn rền rĩ khua vang
và những tù nhân mục xác chốn lao lung
những anh hùng vong thân vì xã tắc!

Anh đặt trái tim em trên đỉnh đầu ngọn bút 
để nhắc em chẳng bao giờ quên nguồn cội Tiên Long
Để nhớ thương quay quắt những đêm trường
từ một chốn tha hương phiêu bạt
Nơi cắn đôi hạt lệ tạm dung thân
gượng nửa kiếp khách phong trần lữ thứ...
Em vẽ trái tim em đỏ bầm giọt máu
vẫn chưa khô thao thức mộng ngày về
Tháng năm ơi sao mòn mỏi lê thê...
em đặt nỗi đau lên vành khăn tang tổ quốc
vẽ cờ bay phần phật khắp sơn khê
Vẽ trời Nam rộn rã khúc khải hòan ca chiến thắng !

Em đặt ngọn bút vào giữa trái tim mình
Vẽ trái tim mình có dễ gãy lắm không anh?
Bởi ngọn bút làm từ than Nông Sơn, Hòn Gay, Cẩm Phả
ở một nơi gọi cẩm tú sơn hà
nay cũng đã rơi vào tay giặc Tàu phương Bắc
Và trái tim anh một mắc xích xuyên tâm
cũng đau đớn ngày đêm quặn thắt
hận quân thù dày xéo đất quê ta
để nhắc em luôn nhớ đến nước nhà - Nghĩa Trang Biên Hòa - chỗ hài cốt anh bị san bằng đào xới
bởi kẻ dạ thú lòng lang trả thù hèn mạt
Tượng Tiếc Thương cũng hóa thành tro bụi
Sĩ tử anh hùng đành cúi mặt buông tay

Ngọn bút chì có thể vẽ nên những giấc mộng an bình, 
Những bức tranh tuyệt mỹ về tình yêu - con người - tổ quốc
Có thể nào xóa đi vẽ lại, như người ta di dời biên cương cột mốc không anh?
Như người ta bán xới đồng bào dân tộc non sông
Nơi hơi ấm tình thương không còn nữa, chỉ quẩn quanh tiếng cú rúc đêm trường
Nơi người sống là những xác thân vô hồn gắng gượng
cúi mặt gầm đầu vô cảm với quê hương...
Ngọn bút chì em sẽ vẽ nên bão lửa
đốt tàn tro vôi vữa dấu binh đao
Cho lê dân thôi thảm thiết than gào
ngày quân giặc vùi thân sâu huyệt mộ !

Ngọn bút chì vẽ nên ngàn ngọn lửa 
lửa Độc lập - Tự do - Bác ái - Công bằng
Lửa thiêu đốt đến tột cùng chủ nghĩa ngọai lai dị dạng
Hủy diệt đám rợ người buôn dân bán nước
Em đặt trái tim mình trên đầu ngọn bút
Để gạch nát vết tủi nhục ngàn năm Bắc thuộc
để rạch xóa dấu nhớp nhơ trăm năm đô hộ giặcTây
Bôi tẩy sáu mươi tám năm ách Cộng Sản từ nay
giặt rửa ba mươi tám năm phiêu bạt kiếp lưu đày
Vẽ lại tấm dư đồ thành trang tân huyền sử:
VIỆT NAM ! VIỆT NAM : Minh Châu Trời Đông !

hảingoạithahương. Quý Tỵ 38 mùaxuânđãmất.April 27.2013. dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2013 04:09:03 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.04.2013 04:07:43
0

* * * 

[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=AuW7SEj1rfI[/YouTube]
 
N Ó I  V Ớ I  A N H !

sáng tác & trình bày Dzuylynh
album Nỗi Buồn ThángTư

Tôi muốn nói với anh ! Người khoác áo Dân Phòng!
Đã bao năm lạc lối sai đường
Giặc là ai? Là chính quyền anh đó!
Có đâu là đồng bào lương dân...

Tôi muốn nói với anh! Người mặc áo Công An!
Cớ sao đi hà hiếp dân lành?
Giặc là ai? Đảng Cộng Sản Việt Nam!
Hãy quay về đừng sống kiếp sài lang...

Tôi muốn nói với anh! Người chiến sĩ hiên ngang!
Đã bao phen đổ máu giữ Nam Quan
Kẻ thù chung là Thái Thú đương quyền
Dâng sơn hà cho Tàu Hán gian tham
Quê hương ta đất nuớc Việt Nam này !

Ngơ sao đành để quân thù cướp đất?
Nước Nam này không phải của riêng ai!
Nước Nam ta là của dân ta...
Sao đứng nhìn giặc dày xéo non sông?
Nuốt nhục sao đành, chịu làm kiếp vong nô!

Hãy đứng lên ! đập tan phường bán nước !
Hãy đứng lên ! lật đổ lũ bạo quyền
Cho quê hương Nam Trung Bắc ba miền
Cho dân mình sớm thái hòa bình yên...

Tôi muốn nói với anh! Người con của tổ quốc!
Tôi muốn nói với anh, những người con trung hiếu
Hãy quay về phất cao cờ khởi nghĩa
Hãy quay về trong vòng tay Mẹ Việt Nam yêu thương ...

hảingoạithahươngmùaquốchận37.thángtư.ngàychín.nămhainghìnmườihai . dzuylynh
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2013 04:13:40 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.04.2013 04:24:44
0
 
* * *
 
 
 
 
Mười Bảy Năm Chờ Đợi
thơ đônghương | Ấu Tím diễn ngâm


Ngày tháng đó xa xăm
Bên đời chưa định hướng
Thầm thương chiếc áo trận
Bóng hình dành riêng mang

Chuyển buồn qua biển rộng
Tìm vòng tay thương em
Ghì nòng súng chưa lạnh
Gọi hương hồng làm tên

Mười bảy năm chờ đợi
Chữ hôn , anh gần quên
Ôm nón sắt đồng đội
Khóc một hồi non sông

Hôm nay em bắt kịp
Bàn tay người lính thương
Bao nhiêu năm muốn gặp
Còn ảo huyền qua gương

Nay anh thôi là lính
Nay anh là người thơ
Viết cho em nồng mặn
Gửi em vào giữa mơ

Tình ca anh nồng mặn
Cho môi nồng đã chờ
Mười bảy năm đâu ngắn !
Ừ nhỉ !
Mười bảy năm đâu ngắn
Đợi chờ xưa ! Thật xa

đông hương

*gửi một người rất có duyên với Huế
*gửi ns dzuylynh
và những người TQLC ngày xưa
 
 
 

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2013 07:12:33
0
Bao giờ Việt Nam luật pháp Việt Nam mới được như Indonesia nhi?
 
(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)
Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
    Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
    “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”
    Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng.
    Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
    Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2013 07:15:49 bởi sen dat >
Attached Image(s)

SuongAnh
  • Số bài : 7190
  • Điểm: 7
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.05.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2013 13:56:20
0
Hôm nay đang là rạng 30.04 bên Pháp, SA có bài thơ gởi bên dđ Tự DO, thấy tâm trạng phù hợp với Nlynh, nên đem qua chia sẻ với Nlynh nè. Chúc anh luôn say sưa với giai điêu phù trầm và hồn luôn thăng hoa những sáng tác về tình yêu quê hương...


Sau khi nghe  bài thơ HỒ TRƯỜNG MỘT KHÚC cuả Thi Hữu Lê cẩm Thanh đã được Ns LMST cảm tác thành ca khúc và ca sĩ Tâm Thư đã chuyên chở lời thơ bay đi khắp nơi... Nghe nhạc và lời SA  cảm thấy thấm thiá và đồng cảm với tâm tình cuả anh LCT cũng như cuả các anh, những người đã từng một thời làm vang dậy núi sông, chỉ tiếc là ... 
  
Vùng trời đất dọc ngang, ngang dọc.  
Nợ tang bồng  vay trả, trả vay. 
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, 
Chưa* phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể (Chí Lam Trai cuả cụ NCT)
 


* Nguyên thủy câu thơ là... Cho phỉ sức... SP xin phép hương hồn cụ NCT để sưả cho hợp tình ý cuả thời đại. 


Xin mời đọc bài cảm tác dưới đây.   




Cạn Chén Hồ Trường

Có người lính già ngồi buồn trăn trở 
Nghĩ về quê hương bỏ lại sau lưng 
Tình yêu quê vẫn tha thiết khôn cùng 
Nhưng buộc phải ra đi không lời hẹn
 

  
Hồ trường rót đầy một mình cạn chén 
Cảm thấy lòng e thẹn với non sông 
Chí làm trai nợ nước trả chưa xong 
Phải cúi đầu trước đổi thay lịch sử
 

  
Ngoảnh mặt về phương Nam lòng tư lự 
Nhớ những ngày cùng đồng đội quân hành 
Giày lấm bùn giữ quê Mẹ tươi xanh 
Cho em thơ học hành trong yên ắng
 
Thềm viễn xứ người lính già trầm lặng 
Vị hồ trường làm đăng đắng vành môi 
Thân nam nhi chi chí ở trên đời 
Ý chưa thoả... đành tha hương đất khách
 
Đêm hạ nồng cớ sao hồn thấy lạnh 
Rượu trút sạch bầu mà vẫn chưa say 
Lòng ngưòi lính già chất chưá sầu đầy 
Càng uống càng thấy hồn thêm ray rứt

Sương Anh 30.04.2013 
  


<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2013 13:59:00 bởi SuongAnh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2013 14:18:56
0
 
* * *




đừng sợ hãi - tuổi trẻ Việt Nam
Anh Bằng / Hợp Ca Asia / Ngàn Khơi / Hoàng Vân


download


TUỔI TRẺ như mủi tên .. nhằm diệt xấu xa bạo quyền
TUỔI TRẺ như nắng mai .. bừng sáng màn đêm
TUỔI TRẺ như đuốc thiêng .. cùng sưởi ấm tim người hiền
TUỔI TRẺ như sóng xô ..vùi lấp đê hèn

ĐỪNG SỢ HÃI .. HÃY VƯƠN LÊN .. tranh đấu cho quê hương Việt Nam niềm tin bác ái
ĐỪNG SỢ HÃI .. XIẾT TAY NHAU .. mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2013 20:52:46
0
 Những Đồng Minh Anh Hùng
 
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do.
   "Heroic Allies" của Harry F. Noyes III đăng trong Nguyệt San VIETNAM, phát hành tháng 8 năm 1993. Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm và tuyệt vời của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 
Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ăn và hay cầm lấy tay nhau.
   Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á - phần lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền văn hóa khác - họ không cảm thông được tâm trạng của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
 
Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực đã chẳng còn có cơ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa cơ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và bất xứng của những người Hoa Kỳ.
  Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậỵ. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.
 
Trong một số lãnh vực như: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhưng họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hăng được vũ trang hùng hậu từ cả khối Cộng Sản? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng giống như các khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, như:
  - Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.
  - Khác với sự bị trị của Việt Nam, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡngtinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ưu tú.
  - Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.
  - Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam Việt Nam với một thái độ khinh rẻ như vậy.
  Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: "Không!"
  Bằng chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí pḥòng thủ của miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào bị tan rã hay tháo chạỵ. Thậm chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm đó, số người tình nguyện nhập ngũ lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian.
 
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với những trận mưa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3 chiếc xe tăng của địch. Ông kể:
  - Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tăng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tăng kia. Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về pḥòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tăng kia tẩu thoát."
  Tuy hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hổ trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.
  Một chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam năm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ, khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu và đạn dược); ấy thế mà một sư đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng như bất cứ trận chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng bộ binh đụng trận dưới đất.
  Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông ta nhớ lại rằng, trong chuyến thăm viếng một khu làng do địch quân kiểm soát, ông được nghe kể rằng Cộng Sản sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ Mỹ. Cái lý do chính là binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.
  Tuy nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngơ hoặc giả vờ không biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
  Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 năm trước khi quân đội tác chiến Hoa Kỳ bước chân vào Việt Nam, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo dài suốt 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH. 
Sự kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến. Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao như vậy nếu bạn không thực sự chiến đấu.
  Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy?
  Dĩ nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ "bảo vệ" cho căn cứ pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.
  Sự kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối.
  Sự thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: "Có bao giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?" Vị Thiết Quận Công này trả lời: "Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường."
  Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận, lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi pḥòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc thất điên bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường..
 
Tác giả S.L.Ạ Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một toán lính Nhật. Nhưng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu, giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho một đơn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội này sẽ lợi dụng đó như là một "cơ hội bằng vàng" để mạ lị rằng toàn thể quân lực VNCH là hèn nhát.
  Tại sao vậy? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền văn hóa Hoa Kỳ.
  Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi vừa đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da đen, trong các giới dân sự cũng như ký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét đất nước và nhân dân Việt Nam bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền nhiễm đáng ngạc nhiên.
  Tôi quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao tŕnh độ nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đơn vị sau một chuyến công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh nói rằng: "Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân Việt Nam". Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy một ngôi trường Việt Nam sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có mắt cũng đều thấy hàng trăm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng qua lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà thôi.
  Thật là mỉa mai khi người Việt Nam có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền Nam Việt Nam đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80% trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù Cộng Sản chủ trương giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng Việt Nam không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét Việt Nam, và tạo nên thành kiến rằng mọi người Việt Nam đều đáng khinh. Do đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là Việt Nam không có trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hư đi cái khả năng nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.
  Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một nền văn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng ra sao?! Có lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất nước Việt Nam cũng như về thực chất của cuộc chiến.
  Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại Việt Nam. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhưng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh giặc tại Việt Nam không làm cho những người lính này trở thành những chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến Việt Nam, cũng như việc mang nặng đẻ đau không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học được.
  Giới truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH - dù đã được tân trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh - thế mà lại "đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ" thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.
  Câu hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậỵ. Một thí dụ khác nói lên cái thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đơn vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó. Có nhiều đơn vị VNCH khác cũng đã hổ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai căn cứ Khe Sanh.. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ "vô hình" của Khe Sanh.
  Tất cả thành kiến - trong quân đội cũng như trong truyền thông - được thể hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972.
  Trong cuốn phim tài liệu truyền hình mười năm trước đây, có một đoạn phỏng vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam Việt Nam. Họ "giải thích" về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa Kỳ.
  Trận Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng nọ như là một "bằng chứng" về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế, đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật ra thì sự việc nó diễn tiến như sau: Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong việc yểm trợ như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Những báo cáo cho biết là lính trên trực thăng đã đạp những thùng đạn đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rơi vào vòng đai của quân đội VNCH. Các trực thăng đó đã không thể nào bay thấp hơn được.
  Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 năm 1972 như sau: "Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ.
  Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng hoảng và đã bám vào càng trực thăng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì không làm như vậỵ"
  Bây giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thăng đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao chỉ có một trường hợp riêng lẻ như vậy - xáp lá cà mở đường máu rút lui (được coi là một chiến thuật khó khăn nhất trong binh thư) lại bị thổi phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?
  Câu trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng vào trực thăng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhưng nếu là lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội Hoàng Gia Anh tại Dunkirk và nhiều nơi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự. Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng dao găm để ngăn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đơn thân độc mã chống lại Hitler năm 1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp riêng lẻ như các trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.
  Thành thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận thư hùng như kiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn được đất nước.
  Vấn đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền Nam Việt Nam, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh, tình huống tương tự. Và thật sự - nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi giống như Hoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam Việt Nam một cách nặng nề trong năm 1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền Nam Việt Nam. Phi cơ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có bình batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang căn bản. Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tư lệnh quân đội Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tướng Văn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng khả năng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân, chiến xa và đại bác di động.
  Vâng, quân đội VNCH đã bại vong. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai? Của họ... .hay của Hoa Kỳ?
  Vâng, miền Nam Việt Nam rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và vụng về, đưa đến sự khủng hoảng và sụp đổ. Nhưng làm sao chính phủ miền Nam Việt Nam lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam Việt Nam hy vọng oanh tạc cơ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngăn chặn làn sóng tiến quân của Cộng Sản. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ - không phải họ hèn nhát hay không muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích trong khi gia đình đang cần.
  Liệu Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam Việt Nam thời 1975? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ - lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy.
  Liệu miền Nam Việt Nam có thể chiến thắng vào năm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà khối Cộng Sản đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú Hãn.
  Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm.
 
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do.
 
Ngô Kỷ chuyển ngữ

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2013 21:06:12 bởi dzuylynh >

Thúy Lan
  • Số bài : 584
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.11.2010
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2013 23:17:42
0
 
 


Cảm Xúc Ngày 30 Tháng Tư 
 
 

“Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”


           
 
  Luật Sư Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
(Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân)

 


Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?” Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Từ nhỏ cho đến năm 19 tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
 
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
 
Tôi trả lời:
Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài 
(Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2013)

 
 
 
Nguồn Người Việt
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.05.2013 02:27:12
0

 
 
 
Lâu, hôm nay em về thăm phố  
Cuối tháng tư mây đen đan kín bầu trời 
 
Chuyện quê hương nói hết một đời 
Vẫn còn đó, nỗi đau của người viễn xứ ... 
( thơ Tóc Nâu ) 
 
CÒN ĐÓ NỖI ĐAU ... 
( tặng cháu thúylan.mỹhạnh.tuyếtphan.bíchhiên ) 

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố 
SàiGòn ơi ! Sao nỗi nhớ đục trùng khơi... 

Cuối
 Tháng Tư mây đen đan kín bầu trời  
Chuyện quê hương dẫu nói hết một đời  

Vẫn còn đó nỗi đau người viễn xứ 

Vẫn còn đó Nỗi Đau Người Viễn Xứ! 

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố
 
Saigon mình trơ lại những mộ bia
 
Khắc ghi sâu tội ác kẻ vô thần
 
Cho thương tiếc, khổ đau, và bi hận!... 

... Và hôm nay em trở về thăm phố 

Hạt mưa buồn lâu qúa vẫn chưa khô 

Vẫn còn đó Nỗi Đau Máu Đỏ Da Vàng 

Vành tang trắng phủ quanh ngày Quốc Nạn! 

Quê Hương ơi bao giờ hết điêu tàn? 

Cho nỗi nhớ quặn đau năm tháng tha hương!  

Để đêm đêm thao thức đếm canh trường 

Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại 

Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại! 

Cho ngày về Cờ Vàng rực rỡ tung bay 

Tay cầm tay mừng vui nước mắt tuôn trào 

Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!? 

Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!? 

Sẽ có ngày Sàigòn trở lại không lâu 

Sẽ có ngày không còn đọng lại nỗi đau! 

Để em tôi thôi buồn thôi nhớ 

Và quê hương trở lại ngày xưa 

Phải không em? phải không em?  

Phải không! Phải không? 

 
 
38 mùaxuânđãmất.Half Moon Bay April 30.2013.dzuylynh
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.05.2013 12:58:04 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.05.2013 01:34:37
0
nhánh hoa linh lan mang đến nhiều niềm vui, hạnh phúc đến quý bạn bè và khách thầm lặng của GĐPT
trong ngày 01 tháng năm và trong suốt một năm 2013 
 
 ...    ...
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.05.2013 02:17:56 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.05.2013 01:51:59
0
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=i__3gHnx1vg[/YouTube]
 
Những Dòng Nước Mắt
 
Thơ: Huy Giang . Nhạc và trình bày: Hoàng Hoa

Nước mắt rơi trên đá
Đá nghẹn ngào nở hoa
Nước mắt rơi trên má
Giọt lùng hắt qua
Nước mắt rơi xuống đất
Đất nẫy mầm lúa non
Nước mắt rơi xuống biển
Biển giữ lòng sắt son

Ôi bao năm nước mắt rơi!
Chan chứa nỗi niềm riêng
Rơi vàng trên nhánh cỏ
Nước mắt sầu cô miên
Ôi bao năm nước mắt rơi!
Thương nhớ bóng từ thân
Thâm trầm nương hơi thở
Uất nghẹn lời bâng khuâng

Nưóc mắt đời xa xứ
Thánh thót vọng quanh năm
Nặng kiếp phần đau đớn
Từ tháng hạ bảy lăm!
Nước mắt chan hòa chảy 
Thống buốt càng ngút cao
Nước mắt thành vòng lửa
Nước mắt người anh hào.

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.05.2013 02:19:25
0
SuongAnh


Hôm nay đang là rạng 30.04 bên Pháp, SA có bài thơ gởi bên dđ Tự DO, thấy tâm trạng phù hợp với Nlynh, nên đem qua chia sẻ với Nlynh nè. Chúc anh luôn say sưa với giai điêu phù trầm và hồn luôn thăng hoa những sáng tác về tình yêu quê hương...
...Xin mời đọc bài cảm tác dưới đây.   

 

Cạn Chén Hồ Trường

Có người lính già ngồi buồn trăn trở 
Nghĩ về quê hương bỏ lại sau lưng 
Tình yêu quê vẫn tha thiết khôn cùng 
Nhưng buộc phải ra đi không lời hẹn
 

 
Hồ trường rót đầy một mình cạn chén 
Cảm thấy lòng e thẹn với non sông 
Chí làm trai nợ nước trả chưa xong 
Phải cúi đầu trước đổi thay lịch sử
 

 
Ngoảnh mặt về phương Nam lòng tư lự 
Nhớ những ngày cùng đồng đội quân hành 
Giày lấm bùn giữ quê Mẹ tươi xanh 
Cho em thơ học hành trong yên ắng
 
Thềm viễn xứ người lính già trầm lặng 
Vị hồ trường làm đăng đắng vành môi 
Thân nam nhi chi chí ở trên đời 
Ý chưa thoả... đành tha hương đất khách
 
Đêm hạ nồng cớ sao hồn thấy lạnh 
Rượu trút sạch bầu mà vẫn chưa say 
Lòng ngưòi lính già chất chưá sầu đầy 
Càng uống càng thấy hồn thêm ray rứt

Sương Anh 30.04.2013 
  

" Khi người LÍNH già người LÍNH chỉ mờ đi
Người LÍNH chỉ mờ đi mà không chết bao giờ ! "
 
Cám ơn  thi sỹ SươngAnh đã cùng cạn chén Hồ Trường với những chàng trai nước Việt của một thời chinh chiến cũ!
Bài thơ dung dị mà sâu sắc . Hay lắm, người em gái hậu phương SA !
nlynh
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2013 11:58:25 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.05.2013 09:30:00
0
 

 
 
THÁNG NĂM  VƠI CẠN CHÉN HỒ TRƯỜNG
thơ nhạc & trình bày dzuylynh

  tháng năm sầu đọng đêm không ngủ
dạo khúc quân hành trong mộng du
kẽm gai giăng mắc hồn cô lữ
địa đạo trầm tư phách chiến bào

tháng năm bơi giữa giòng nước ngược

ngụp lặn vẫy vùng trương nỗi đau
hai mươi năm lẻ thân viễn khách
sao mãi vùi sâu giữa vũng sầu

nhắm mắt xuôi tay cùng tuế nguyệt

trăng tròn trăng khuyết đã bao niên
đại dương đem đổ trong bầu rượu
trút cạn căm hờn chôn đáy ly

ai đong cho phỉ hồ tri kỷ 

ai uống cạn chung biển nghĩa tình
mũ xanh áo trận vui đời lính
vỡ mộng công hầu sau chiến chinh

đồng đội bây giờ cũng lặng thinh

ngơ ngác mình ta, chỉ một mình
trăng treo lều cỏ nghìn u uất

sinh tử phù vân hắt bóng câu

ai có cùng ta vịn chén sầu
đứng trên bờ vực dõi sông sâu
ngước lên tủi nhục sầu vong quốc
cúi xuống thẹn thùng với núi sông

hồ trường ai rót ai người uống

trần ai ai hiểu cuộc vuông tròn
tiêu dao ngày tháng thơ cùng nhạc
theo bóng hạc vàng cạn ánh trăng

chớm hạ vịnh nửa vầng trăng. california ngày 1 tháng 5 qúy tỵ 2013 . dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2013 11:41:36 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.05.2013 14:50:34
0
HÌNH ẢNH ĐẸP
( sưu tầm )






 





 


 


 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2013 14:15:14 bởi thiên thanh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.05.2013 02:17:48
0
 
GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN
GDPT thân chúc qúy ACE văn nghệ sỹ, qúy khách đang dạo bước và các bạn một cuối tuần an bình và hạnh phúc !
 
  iPad Magic show!
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=Dg4Hww479K0[/YouTube]



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2013 11:42:29 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.05.2013 09:44:31
0
 
 
https://www.box.com/s/58ha40alpcndz9fsbj2h

Tôi vẫn nem một lời xin lỗi 
thơ Trần Trung Đạo | nhạc & trình bày dzuylynh 
album Giai Điệu Phù Trầm | May.4.2013
( xin lỗi em ! dù sao, tôi vẫn nợ em một lời xin lỗi )

Tôi vẫn nợ em một lời xin lỗi 
Dấu trong lòng từ buổi bước lên xe 
Thơ tôi viết bao lần không dám gởi 
Chuyện tình buồn năm tháng lớn khôn theo 
 
Em tội nghiệp như cành me trụi lá 
Hạt sương khuya nuôi ngọn cỏ sân trường
 Đêm tháng sáu, mưa có làm em nhớ 
Đêm mưa nào, tôi bỏ trốn quê hương 
 
Em ở lại sắc hương tàn phấn rũ
 Thời xuân xanh qua rất đổi vô tình 
Em có khóc khi mỗi mùa thu tới 
Lá thu vàng rơi xuống tuổi điêu linh 
 
Giờ tạm biệt tôi ngại ngùng không nói 
Không dám nhìn đôi mắt nhỏ thơ ngây
 Em đâu biết giữa cuộc đời giông tố 
Tôi chỉ là một chiếc lá khô bay 
 
Đau nhức chảy theo dòng thơ tôi viết 
Thu Bồn ơi, trăng nước có còn chăng 
Tôi lận đận sớm chiều lo cơm áo 
Ngoảnh mặt nhìn bến cũ gió mưa giăng 
 
Tôi vẫn nợ em một lời xin lỗi 
Nợ quê hương một chỗ đất chôn nhau 
Nợ cha mẹ nỗi nhọc nhằn khuya sớm 
Tôi nợ tôi mộng ước thuở ban đầu.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.05.2013 04:33:01 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.05.2013 12:05:56
0
Lê Văn là một cây viết tường thuật và nghiên cứu về những món ăn thức uống " đặc sản " nổi tiếng của các miền đất lạ trên hòan vũ.
Văn phong của ông  dí dỏm rất duyên, tự nhiên và hấp dẫn độc giả từng dòng từng chữ . Đi nhiều hiểu rộng nhưng chịu khó sưu tầm, ghi lại những cái hay cái lạ ở xứ người như những trang nhật ký để cống hiến cho chúng ta  thưởng lãm.
Không phải ai cũng làm được và thành công như Ông. Dzuylynh hân hạnh giới thiệu một " Trang bút ký " nói về lai lịch một món ăn phổ thông hàng ngày mà qua ngòi bút Lê Văn , chúng ta ai cũng muốn thưởng thức ngay trong ngày Chủ Nhật hôm nay cho ...nóng sốt !
Xin mời qúy độc giả cùng chúng tôi theo chân nhà văn Lê Văn đi thăm con " Gà qúy phái " một lần nhé ! đương nhiên là Gà lông vũ, không phải Gà lông mao đâu ! :)
- dzuylynh -
 
GÀ QUÝ PHÁI

 
 
Tôi vốn yêu thích rượu vang Pháp nên rất quen thuộc với hệ thống kiểm soát nhãn hiệu do chính phủ Pháp quy định, theo đó chỉ những thứ rượu nào sản xuất ở những vùng nổi tiếng là làm rượu ngon mới được dùng địa danh của vùng đó để ghi trên nhãn hiệu, kèm theo hàng chữ “Appellation d'Origine Controlée” hoặc viết tắt là AOC.
  Mục đích của hệ thống kiểm soát này là để đảm bảo cho khách tiêu thụ khỏi mua lầm phải những thứ rượu xoàng nhưng mạo danh những khu vực địa dư nổi tiếng. Tôi cứ tưởng hệ thống kiểm soát chặt chẽ này chỉ áp dụng cho rượu vang mà thôi.
Vào thập niên 80, tôi đưa nhà tôi đi nếm rượu ở vùng Bourgogne rồi nhân tiện ghé thăm một anh bạn cũ tên là Phan, hiện đang hành nghề bác sĩ tại Bourg-en-Bresse, một thị trấn nhỏ ở miền Ðông nước Pháp cách đó không xa, thì tình cờ mới được biết thêm nhiều điều mới lạ.
  Lâu lắm mới có dịp gặp nhau, vợ chồng Phan đón tiếp chúng tôi rất niềm nở. Trong bữa cơm tối hôm đó tại nhà Phan, anh mở mấy chai rượu qúy thết đãi bạn và kể cho chúng tôi nghe về vùng Bourg-en-Bresse, nơi anh cư ngụ. Dẫu không phải là một thành phố lớn nhưng đây là nơi có rất nhiều di tích lịch sử và những công trình kiến trúc cổ điển còn được bảo tồn cho tới bây giờ. Tuy nhiên, đặc sản nổi tiếng nhất của vùng này lại là Poulet de Bresse, một loại gà được mệnh danh là “gà qúy phái”, và được nhà nước dành cho quy chế “Apellation d'Origine Controlée” đàng hoàng.
  Tôi ngạc nhiên hỏi Phan:
  Moa tưởng chỉ có rượu vang mới được quy chế AOC thôi chứ. Con gà mà cũng được nhà nước chính thức công nhận à?
Thế mới gọi là đặc biệt hơn đời. Toa đừng tưởng nó chỉ là con gà mà coi khinh nó. Tất cả các tiệm ăn thượng hạng loại 3 sao trên nước Pháp này đều hãnh diện loan báo với thực khách rằng khi qúy vị kêu món thịt gà thì tiệm chúng tôi chỉ dọn hầu qúy vị “Poulet de Bresse” mà thôi, bởi vì chỉ có thứ thịt gà qúy phái đó mới xứng đáng với công trình nấu nướng của chúng tôi.
Poulet de Bresse thì có gì ghê gớm mà lại được đề cao đến thế?
Phan bèn hăng say giảng cho chúng tôi nghe về Con Gà Qúy Phái của vùng anh cư ngụ:
  - Các bạn phải hiểu rõ nguồn gốc mới được. Dân chúng ở đây từ mấy trăm năm trước đã gây nên một giống gà đặc biệt, thịt ăn rất mềm mại đậm đà. Giống gà này còn có thêm một đặc tính hấp dẫn khác nữa là chúng thật đẹp mã, nhờ ở chỗ các nhà nuôi gà đã giữ cho đàn gà của họ được thuần giống. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, qua mấy trăm năm liên tiếp, họ chỉ lựa chọn những con gà trống khoẻ nhất, đẹp nhất thuộc nòi Bresse mới cho đạp mái. Những con gà trống đó phải hội đủ 3 điều kiện.
Thứ nhất, bộ lông phải hoàn toàn trắng, không có lẫn màu sắc tạp nhạp nào khác. Thứ hai, mào gà phải dựng đứng, to lớn, oai hùng và có màu đỏ tươi. Và thứ ba, chân gà phải có màu xanh thẫm như nước biển, tức là gồm cả 3 màu xanh, trắng, đỏ, y hệt như lá cờ tam tài của nước Pháp.
Một câu chuyện truyền kỳ kể lại rằng vua Henri Ðệ Tứ của Pháp, trong lúc đang du hành bằng xe tứ mã qua vùng Bresse thì chiếc xe của ông bị gẫy trục nên nhà vua và đoàn tùy tùng đành phải vào nghỉ trọ tại một quán nhỏ trong làng và ăn bữa tối ở đó. Chủ quán dọn lên hầu vua món thịt gà. Vua vừa thưởng thức vừa tấm tắc ngợi khen là thịt gà của nơi đây có mùi vị thơm ngon khoái khẩu chưa từng thấy. Ngài nói rằng mặc dầu ngài đã nếm thử những của ngon vật lạ ở nhiều vùng trong nước nhưng không nơi nào khác có được thứ thịt gà qúy giá đến như vậy. Nhân đó, ngài mới thốt ra một câu ước nguyện còn được truyền tụng cho tới bây giờ là: “Uớc gì dân chúng của trẫm luôn luôn có được một con gà như thế này để bỏ vào nồi” (toujours, mon peuple puisse mettre la poule au pot).
Tôi ngắt lời Phan và bảo:
- Vậy thì ông Henri Ðệ Tứ này cũng đáng được kể là một ông vua thuộc loại khá đấy chứ nhỉ. Trong lịch sử, thiếu gì anh hôn quân bạo chúa chỉ biết vơ vét của dân để ăn uống cho thoả thuê, ngập mồm ngập miệng, còn dân chúng đói khát ra sao các anh đâu có cần để ý đến.
- Ðúng thế, ông vua này ăn miếng thịt gà ngon mà còn biết nghĩ đến dân, biết mong cho dân cũng được hưởng miếng ngon như mình là hơn đứt mấy anh lãnh tụ mị dân ở thời đại bây giờ rồi. Nhưng để yên moa kể nốt cho mà nghe. Ðến năm 1825, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực của Pháp là ông Brillat Savarin trong cuốn sách nhan đề “La Physiology du Gout”, đã liệt kê con gà ở vùng Bresse như một thứ cao lương mỹ vị đứng đầu trong tất cả các loại gà. Ông phong cho nó cái tước hiệu là Nữ Hoàng của mọi loài gà vịt, và là Con Gà để các Vua thưởng thức (La Reine des Volailles et la Volaille des Rois).
- À, thì ra là vì thế mà con gà ở xứ Bresse này mới được gọi là gà qúy phái, gà có liên hệ đến các vua. Dân Pháp nhà toa thật vẽ chuyện.
- Cái đó là đặc tính dân tộc của họ rồi, đâu có ai chối cãi. Chuyện gì chứ chuyện ăn ngon thì luôn luôn được mấy ông Tây bà Ðầm coi là quan trọng. Vào năm 1862, một ông bá tước ở vùng Bresse có tên là le Comte de Hon, lại còn cố gắng làm cho con gà của vùng ông được nổi tiếng trong những cuộc thi đua về nghệ thuật ẩm thực ở Paris cũng như ở nhiều thủ đô lớn khác trên khắp Âu châu. Nó được ưa chuộng đến nỗi giá đắt hơn gà thường khá nhiều nhưng vẫn bán rất chạy, và bởi vậy nhiều vùng khác đã bắt chước để sản xuất ra những con gà tương tự và dán cho nó cái nhãn hiệu giả mạo là Poulet de Bresse. Cũng vì chuyện này mà đến năm 1936 đã xảy ra một vụ kiện giữa các nhà nuôi gà ở Bresse chống lại các nhà nuôi gà ở vùng Jura kế cận về định nghĩa thế nào là Poulet de Bresse. Toà án đã phải ấn định một đường ranh giới giữa 2 vùng và phán quyết rằng chỉ có con gà được sản xuất ở bên trong ranh giới của xứ Bresse mới được gọi là Poulet de Bresse mà thôi. Và đến tháng 8 năm 1957 thì quốc hội Pháp đã chính thức ban hành một đạo luật dành quy chế AOC cho con gà qúy phái ở vùng này. Nhưng thôi đêm đã khuya. Bọn toa cần nghỉ ngơi cho khoẻ khoắn. Sáng mai moa sẽ đưa các toa đi xem những Con Gà Qúy Phái để hiểu rõ tại sao chúng lại được người ta ưa chuộng đến như vậy.
Sáng hôm sau, chúng tôi được gia chủ cho ăn điểm tâm bằng trứng gà và những ổ bánh mì vàng rụm, nóng hổi vì vừa mới ra lò từ một “boulangerie” ngoài đầu phố. Sau bữa ăn sáng rất ngon và những ly cà phê thơm phức, vợ chồng Phan lái xe đưa chúng tôi đến một làng nhỏ ở Bresse để đi thăm một trại nuôi gà.
Dọc đường, Phan kể cho chúng tôi nghe về cách thức nuôi gà ở đây. Anh cho biết Con Gà Xứ Bresse vẫn được nuôi theo kiểu Gà Ði Bộ, tức là chúng được tự do chạy nhảy trong vườn, bới cỏ đào đất để tìm bắt giun dế, ốc sên, cào cào, châu chấu, nhưng ngoài ra chúng còn được tẩm bổ thêm bằng lúa mì và bắp ngô. Nhờ được ăn nhiều hạt bắp nên da của chúng có màu vàng óng ả.
Nuôi gà kiểu “en liberté” này dĩ nhiên là tốn kém và mất nhiều thì giờ, nhưng các ông bà chủ trại ở Bresse vẫn nhất định không chịu nuôi gà theo kỹ thuật dây chuyền. Nuôi kiểu này thì bày gà từ lúc mới nở ra khỏi trứng đã phải đứng yên một chỗ trong toà nhà thắp đèn sáng trưng 24/24 nên chúng không phân biệt được ngày đêm. Chúng thò mỏ ra ăn liên tục những thức ăn có trộn lẫn kích thích tố (hormones) nên lớn rất mau và béo mập hơn gà đi bộ khá nhiều. Phí tổn sản xuất ra một ký thịt gà theo kiểu “kỹ nghệ” như vậy được hạ thấp hẳn, nên giá bán rất rẻ mà nhà sản xuất vẫn thâu lợi lớn. Tuy nhiên, miếng thịt gà kỹ nghệ ăn vào miệng chỉ thấy lạt thếch chứ không đậm đà hương vị như gà đi bộ, và nếu so với Poulet de Bresse thì thua kém một trời một vực.
  Chúng tôi đến trại nuôi gà vào khoảng xế trưa. Ông bà chủ trại đều là những người được Phan săn sóc sức khoẻ nên họ chào đón ông thày thuốc gia đình một cách rất ân cần. Sau khi được “ông thày” cho biết là các bạn của ông từ bên Mỹ sang chơi và muốn tìm hiểu về Poulet de Bresse, ông chủ trại sốt sắng dẫn chúng tôi đi quan sát toàn thể trại nuôi gà, từ căn nhà dành cho lũ gà mẹ đang ấp trứng cho đến cánh đồng cỏ nơi mà những đàn gà con đang lóc nhóc đi bới đất kiếm ăn, rồi đến những chị gà mái tơ với bộ lông óng mượt sắp sửa được đưa ra chợ bán.
  Nhưng nổi bật hơn cả vẫn là mấy chàng gà trống với dáng vẻ hùng dũng hiên ngang như những viên mãnh tướng diễu võ dương oai trước trận tiền. Ông chủ trại cho biết ông chỉ lựa ra một số ít những con gà trống khoẻ mạnh nhất, oai phong nhất để gây giống còn thì đem thiến. Thịt gà trống thiến được giới sành ăn cho là bùi béo thơm ngon hơn cả gà mái tơ.
  Nông trại của ông tuy thuộc vào hạng khá rộng lớn nhưng chỉ sản xuất một số lượng thịt gà rất hạn chế. Lý do là vì mỗi con gà cần có một diện tích đồng cỏ ít nhất 10 mét vuông để bới đất kiếm ăn. Chính những thứ đồ ăn thiên nhiên như giun đất, ốc sên, côn trùng hay mầm non, hạt dẻ rơi rụng tại đó khiến cho thịt gà có mùi vị đậm đà khác hẳn gà kỹ nghệ. Ở đây dường như con người vẫn còn sống hài hoà với môi trường thiên nhiên. Không hề có chuyện pha thêm kích thích tố hay thuốc trụ sinh vào thức ăn cho gà.
  Ði bộ qua hết một vòng nông trại, chúng tôi - những cư dân ở Mỹ vốn có thói quen một bước cũng leo lên xe hơi - cảm thấy mệt bở hơi tai trong khi ông chủ trại cứ thản nhiên rảo bước, tỉnh queo như lúc vừa ra khỏi nhà. Ông lẹ tay chụp được một chị gà mái đang bới đất ở gần đó và đưa cho tôi nhắc thử, rồi giải thích:
  - Ông thấy con gà béo tốt như vậy mà tương đối nhẹ phải không? Ðó là vì đất ở vùng này không có lẫn đá vôi nên con gà xương nhỏ thịt mềm, khác hẳn với giống gà ở vùng núi Jura gần đây ăn nhiều đá vôi nên xương to thịt cứng và nặng ký hơn, mặc dầu dáng vẻ bên ngoài trông rất giống nhau.
Chuyến đi thăm trại nuôi gà khiến chúng tôi cảm thấy đói meo, mặc dù đã ăn sáng nhiều hơn thường lệ. Bởi thế, khi được bà chủ trại mời ăn bữa trưa bằng bánh mì, paté và saucisce với một chai rượu vang “gia dụng” chẳng có nhãn hiệu gì cả, do ông anh họ của bà ở gần đó tự tay làm lấy, chúng tôi ăn uống một cách hết sức hồ hởi và thích thú.
  Từ biệt ông bà chủ trại và đàn gà “qúy phái” mà họ chăm sóc với tất cả niềm hãnh diện, Phan đưa chúng tôi đi coi một ngôi nhà thờ cổ được xây cất theo kiểu kiến trúc Gothique từ thế kỷ thứ 16 ở thị trấn Brou kế cận. Khi lái xe ngang qua một dãy buildings tân tiến, chung quanh có bãi đậu xe rộng mênh mông, trông giống như những tòa nhà dùng làm trung tâm hội nghị (Conventions Center) ở Mỹ, phiá trước có tấm bảng lớn với hàng chữ “Parc des Expositions”, Phan vừa chỉ trỏ vừa nói:
  Nếu tụi toa đến đây vào dịp lễ Giáng Sinh thì moa sẽ đưa đi xem cuộc triển lãm thường niên của tất cả các trại nuôi gà ở vùng Bresse này. Dãy nhà đó là nơi mà cuộc triển lãm vẫn diễn ra mỗi năm. Vui như Tết.
- Triển lãm có mấy con gà mà cũng phải dùng đến cả một dãy buildings to lớn như vậy hả?
- Thì đã bảo là gà qúy phái mà. Người ta làm xôm tụ lắm. Không phải chỉ có dân địa phương ở đây tham dự mà còn rất nhiều du khách ở xa cũng đến coi cuộc triển lãm gà này. Các du khách đến vì hiếu kỳ. Các chủ tiệm ăn, chủ hãng cung cấp thực phẩm trên toàn quốc đến để lựa chọn và đặt mua Poulet de Bresse cho tiệm ăn hay hãng phân phối của họ. Các chuyên gia ẩm thực đến để viết bài phê bình. Các ký giả báo chí, đài phát thanh và truyền hình đến để thông tin. Nhiều lắm.
  Họ làm những trò gì trong cuộc triển lãm mà lôi cuốn được đông người đến thế?
- Trước hết là một cuộc thi tuyển để chọn lựa con gà nào đẹp nhất, khoẻ mạnh tươi tắn nhất, giống hệt như thi hoa hậu vậy. Cũng có một ban giám khảo gồm các nhà chuyên môn trong lãnh vực này. Họ cho điểm dựa theo những tiêu chuẩn đã được quy định rõ rệt, từ màu sắc, dáng vẻ cho đến thớ thịt, cân nặng v.v... Sẽ có một “kê hậu” được bầu lên giữa đám gà mái và một “kê vương” giữa những anh gà trống do các chủ trại đem đến. Những con gà trúng tuyển sẽ được trao tặng những giải thưởng khá lớn và trại nuôi gà sẽ nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Sau đó, khách tham dự được mời đi coi các khu vực triển lãm phác họa lại đời sống của những con gà ở vùng Bresse, từ lúc mới nở cho đến khi được đưa ra chợ bán. Họ cũng được mời đi coi khu trưng bày những con gà đã làm thịt sẵn để thấy màu da vàng óng, thớ thịt béo mềm của loại gà này. Nhưng ngoài Poulet de Bresse, cuộc triển lãm cũng còn giới thiệu các nông phẩm và thực phẩm của địa phương như rượu Bourgogne, Beaujolais, Côtes-du-Rhône và “vin jaune” tức là thứ vang trắng ngả màu vàng của vùng Jura gần đó, cùng với các thứ thịt nguội như paté, jambon, saucisse, rillette, và dĩ nhiên là cả những miếng “poulet frois” làm bằng Poulet de Bresse nữa. Khách chỉ cần nếm thử rượu vang mỗi vùng một ngụm, ăn thử các món charcuterie mỗi món một vài miếng là đã đủ no say khoái chí mà hoàn toàn miễn phí. Bởi thế, những cuộc triển lãm này lần nào cũng đông vui như hội chợ Tết của người Việt mình vậy.
 Ði coi nhà thờ cổ và di tích lịch sử xong thì trời bắt đầu tối. Vợ Phan đon đả nói với chồng:
- Bây giờ có lẽ mình phải đưa 2 vị khách từ bên Mỹ này đi thưởng thức món thịt gà qúy phái mà mình cứ ca tụng mãi, phải không anh?
- Ðương nhiên là phải thế. Phan đáp lại. Mà muốn biết mùi vị Poulet de Bresse đặc sắc ra sao thì theo anh nghĩ, ta nên đến Auberge Bressane ở gần đây là hay nhất.
Nhà tôi lên tiếng hưởng ứng ngay:
- Các bạn đưa đi coi Con Gà Qúy Phái từ sáng đến giờ mà chúng tôi mới chỉ “kiến kỳ hình” chứ chưa có “thực kỳ vị” cho nên đang muốn biết mùi vị của nó khác với gà Mỹ như thế nào đây. Anh Phan là thổ công ở vùng này mà đã lựa tiệm ăn chuyên nấu Poulet de Bresse thì chắc chắn là phải ngon.
Phan gật gù lẩy Kiều: “Trăm điều hãy cứ trông vào một ta”, rồi lái xe thẳng đến Auberge Bressane. Ðó là một tiệm ăn theo kiểu Quán Ðồng Quê nhưng thuộc loại trang nhã và lịch sự. Ánh đèn sáng dịu, bàn trải khăn trắng, chén đĩa và ly uống rượu khá đẹp. Vợ chồng Phan chắc là khách quen nên chủ tiệm chạy ra chào đón rất ân cần.
Sau mấy phút phân vân vì menu có quá nhiều món hấp dẫn, hai vị phu nhân lựa Escargots à la Bourguignone làm món khai vị, rồi đến món chính là Poulet de Bresse à la crème. Phan và tôi lựa Ðùi Ếch Chiên Bơ làm món ăn chơi, còn món chính thì dĩ nhiên cũng phải là Poulet de Bresse để biết mùi vị của nó ra sao nhưng tôi không thích kiểu nấu à la crème. Tôi bèn hỏi Phan một câu hơi ngớ ngẩn:
- Này toa, đây là tiệm ăn chuyên nấu thịt gà mà sao moa không thấy có món Coq au vin nhỉ?
- Khổ lắm bố ạ. Coq au vin là món gà nấu rượu rất bình dân, dùng bất cứ con gà trống tầm thường nào của bất cứ vùng nào cũng được. Nhưng đây là vùng Bresse, chúng tôi chỉ ăn gà qúy phái mà thôi. Con gà trống ở tiệm này phải là gà trống thiến, gọi là chapon. Muốn nấu với rượu đỏ, nhà bếp lựa thứ rượu ngon của làng Nuits-St-Georges cho xứng với thứ thịt gà vừa thơm ngon vừa bùi béo này. Toa thấy trên menu có hàng chữ Chapon Nuits-St-Georges, chính là món Coq au vin đó.
- Bày đặt rắc rối làm chi cho người ta khó hiểu. Thì cứ nói hụych toẹt ra là Coq au vin có phải giản dị không nào.
Ðến phần lựa chọn rượu vang, Phan đẩy tới trước mặt tôi bản danh sách rượu dày cộm và bảo:
- Toa là “expert”. Toa cứ tự ý kêu bất cứ chai rượu nào mà toa cho là ngon để bọn mình uống với nhau một bữa cho khoái chí.
Bourg de Bresse chỉ cách xa những ruọạng nho danh tiếng của vùng Bourgogne chừng dăm ba chục cây số nên rượu Bourgogne rất được thịnh hành tại đây. Meursault là một trong những thứ rượu trắng rất ngon của vùng này, làm toàn bằng nho Chardonnay mà giá cả không đắt lắm. Tôi kêu chai Meursault của nhà Louis Jadot để đi với mấy món khai vị. Còn rượu đỏ thì theo đúng chủ trương của các tay đầu bếp trứ danh là hễ đồ ăn được nấu bằng thứ rượu nào thì nên dùng chính thứ rượu ấy để uống chung với nó, tôi lựa chai Nuits-St-Georges của nhà Faiveley cho phù hợp với món Chapon Nuits-St-Georges.
Một lát sau, cô hầu bàn đưa ra 2 đĩa Cuisses de Grenouille chiên bơ tỏi thơm phức và 2 đĩa Escargots còn để nguyên trong vỏ đang bốc khói nghi ngút. Phan chỉ tay vào những con ốc sên mập mạp tròn trĩnh được bao phủ bởi một lớp sốt bơ tỏi với lá parsley băm nhỏ và nói:
- Ðây là loại escargot đặc sản của vùng Bourgogne. Người ta bắt chúng trong những ruộng nho mênh mông bát ngát, con nào con nấy mập ú vì ăn nhiều lá nho. Thịt của chúng vừa dòn vừa bùi, vừa thơm ngon tinh khiết, khác hẳn với thứ escargot èo uột do mấy chú Ba Tàu nuôi ở Ðài Loan rồi đóng hộp bán cho các tiệm ăn bên Mỹ. Kỳ trước moa sang Mỹ được bạn bè đưa đi ăn ở một tiệm khá sang. Moa order món escargot nhưng dở ơi là dở. Còn đùi ếch chiên bơ cũng là một món khai vị nổi tiếng của tiệm này. Nào, xin mời các bạn thưởng thức đi chứ.
Ðúng như lời giới thiệu của Phan, mấy món appetizers của vùng này quả có đặc sắc bởi vì mùi vị của nó khác hẳn với những con ốc sên hay đùi ếch chiên bơ mà chúng tôi vẫn thường hay order trong những tiệm ăn ở các nơi khác. Thịt ốc sên vừa dai vừa dòn. Ðùi ếch không lớn lắm nhưng mềm mại mà không có mùi tanh. Chúng tôi nhắp một ngụm Meursault mát lạnh để quân bình với vị bơ tỏi trong mấy món đặc sản đó và cảm thấy hết sức hài lòng, nhưng vẫn trông đợi được thưởng thức món chính của bữa ăn là món thịt gà qúy phái.
- Ngay sau khi mấy thứ appetizers được dọn đi, hai đĩa Poulet de Bresse à la crème nóng hổi, tỏa hương thơm ngào ngạt được cô hầu bàn bưng tới trước cho qúy bà, và kế đó là 2 đĩa Chapon Nuits-St-Georges cho Phan và tôi. Ðang chuyện trò rổn rảng, chúng tôi bỗng im lặng và nghiêm chỉnh hẳn lại như sắp sửa làm một chuyện gì quan trọng lắm. Mà quan trọng thật, bởi vì mục đích của chúng tôi đến tiệm này là để tìm hiểu xem thịt Poulet de Bresse nó hơn đời ở chỗ nào.
- Tất cả sự chú ý được dồn vào vị giác. Tôi nhai miếng thịt gà trống thiến mà cảm nhận được cái chất ngọt ngào bùi béo trong từng thớ thịt. Gà tươi bao giờ cũng thơm ngon khác hẳn thứ gà đã bị đông lạnh hằng mấy tuần lễ trước khi tới tay khách tiêu thụ. Và gà tươi có quy chế “Appellation Controlée” của vùng Bresse rõ ràng là nổi bật vì mùi vị đậm đà, vừa thơm vừa mềm của nó. Không biết vì chúng tôi đói bụng sau một ngày đi bộ cật lực hay vì thịt Poulet de Bresse quá ngon mà cả 4 đĩa thịt gà đều được vét hết sạch, không còn bỏ lại chút nào, ngoại trừ mấy miếng xương.
Ông chủ tiệm tới bàn chúng tôi ân cần thăm hỏi xem chúng tôi có hài lòng với các món ăn hay không. Cả bọn chúng tôi đều ngợi khen nức nở. Nhà tôi trước đây từng theo học mấy khóa nấu ăn ở trường Cordon Bleu trên Paris nên “méo mó nghề nghiệp” bèn nói với ông chủ tiệm là nếu ông không ngại tiết lộ bí mật nhà nghề thì xin ông cho biết cách nấu món Poulet de Bresse à la crème ra sao. Ông có vẻ tự hào và trả lời một cách rất hồ hởi:
- Bien volontiers, Madame. Ðâu có bí mật nhà nghề gì đâu, thưa bà. Thế này nhé. Trước hết, chúng tôi bỏ một tảng beurre frais vào trong chảo cho vừa sôi lên thì thả thịt gà vào, Mỗi phần ăn phải nửa con gà, gồm cả lườn gà và đùi gà mới đã. Kế đó là một củ hành tây cỡ lớn, cắt làm 4 miếng, chừng mươi quả nấm tươi loại champignon de Paris, mấy củ tỏi đã đập dập nhưng không bóc vỏ và một bouquet garni gồm các thứ rau thơm của miệt Provence. Khi miếng thịt gà đã chín vàng, đổ vào đó một ly lớn rượu vang trắng và nấu nhỏ lửa cho cạn bớt trước khi cho thêm vào một nửa lít crème fraiche. Tiếp tục nấu nhỏ lửa trong vòng 30 phút, tra thêm chút muối cho vừa miệng kế đó bày thịt gà lên đĩa, lấy nước sauce còn lại trong chảo lọc qua một vỉ nhỏ cho hết cặn rồi dội lên trên thịt gà là có thể bưng ra cho khách thưởng thức một cách ngon lành.
Xưa giờ, chúng tôi rất mê ăn Gà Quý Phi của Tàu, nay lại mắc thêm cái chứng thèm Gà Quý Phái của Tây.                                                                                                                   (Theo Lê Văn)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2013 10:59:02 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.05.2013 11:01:59
0
Đi Tây ăn Gà qúy tộc về rồi, mời các bạn quay lại Đồng Bằng Nam Việt, thưởng thức trái cây dân dã miệt vườn nghen !

  Sum Suê Cây Trái Miệt Vườn Nam Bộ
Độ tháng tư, tháng năm âm lịch là mùa cây trái vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây nổi tiếng phong cảnh hữu tình, người dân hiền hòa chất phác và mến khách. Về miệt vườn mùa này bạn không thể không bị những vườn trái chín mọng hớp hồn.
Những cây sầu riêng trĩu trịt quả, chôm chôm chín đỏ rực cả một vùng hay những quả xoài lủng lẳng mời gọi khiến ta ứa nước miếng.
Len lỏi đi vào những khu vườn, bạn có thể tự tay hái và thưởng thức những quả chín, trò chuyện với người làm vườn, và khi đã no say trái chín có thể đánh một giấc trên những chiếc võng được mắc ngay dưới những gốc cây.


Sầu riêng trĩu trịt trái.

Chôm chôm. Ảnh: SGTT

Ổi miệt vườn. Ảnh: TT

Nhãn Châu Thành bạt ngàn, vàng rực vào mùa trái chín, hái trái cây trên cành thưởng thức ngay thì không còn gì bằng.

Quýt Lai Vung, Đồng Tháp.

Cao Lãnh Đồng tháp nổi tiếng với nhiều loại xoài: nào là xoài thơm, xoài hòn, xoài khoai, xoài voi, xoài tượng, thanh ca, rẻ quạt, xoài đá, xoài gòn, cát chu, Hoà Lộc…Mỗi loại có hương vị riêng.

Được ăn xoài chín cây ở đây thì tuyệt vời, nhưng nếu quý khách đến không đúng mùa xoài chín thì hương vị của xoài sống sẽ làm quý khách hài lòng bằng cách ăn cũng rất dân dã – đập xoài thành những miếng nhỏ chấm với muối ớt hoặc xắt lát chấm với nước mắm ớt đường sềnh sệch thì quả thật khỏi phải chê.

Xoài cát Hoà Lộc có màu trái sáng đẹp, ruột vàng tươi, hột nhỏ, hương thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh.

Bưởi Năm Roi nổi tiếng, ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh.

Vú sữa ngọt ngào. Du khách tây cũng phải mê mẩn.

Mận chín đỏ mọng như bờ môi thiếu nữ. Ảnh: TT

Mít ruột đỏ, một sản phẩm mới của ông Võ Văn Mau (Cần Thơ). Ông Mau cho biết đây là món quà mà người bạn ở Malaysia đem về tặng.

Ông Nguyễn Văn Huy (Sóc Trăng) lai tạo thành công giống nhãn tím, vừa cho lứa trái đầu tiên. Đây là một sản phẩm thật độc đáo


Sum suê ở trong vườn.

Tràn ra đường.

Sẽ đi khắp mọi miền đất nước.

Những con thuyền đầy trái cây trên chợ nổi  
Nguồn: VietnamNet

<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2013 20:25:04 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.05.2013 20:37:55
5
 


Mật ngữ
với tay ta chút hoang chiều
bay đi ngược gió cánh diều đam mê
trải lời thắm điêu linh về
ngọt ngào như thể vết trầm xưa lăn
chút còn từ tạ trắng ngần
cho người cạn chén ân cần say ...đau ...
 - hồnghoang -


Mật ngôn
với tay níu mảnh trăng nhầu
sẩy chân hụt hẫng v nhau một đời
mật ngôn em nói nửa vời
đ con ch lượn rối bời ý xuân
thảo hư trong đục trầm luân
  đàn kêu dã hạc bâng khuâng mấy tầng...
- dzuylynh -
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2013 21:40:38 bởi dzuylynh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.05.2013 08:07:50
0
Cám ơn Dzuylinh và Hồng hoang hai bài thơ Mật ngữ Mật ngôn hay lắm đa!

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 29 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 867 bài trong đề mục