Phép hành văn.
meta4954 17.12.2005 15:44:42 (permalink)
Phép hành văn.
(Tặng một cô bé đang theo học lớp Anh Văn)

Thưa các bạn.

Từ lâu Meta có ý định biên khảo về thuật viết văn. Không phải chỉ riêng Anh Văn mà chung cho cả Việt Văn nữa . Mặc dù hầu hết những tài liệu giáo khoa được rút ra từ trường đại học Oxford và cuốn Business English ấn bản thứ tư của giáo sư Keith Slocum và một số tài liệu khác trên liên mạng, bài biên khảo này không chỉ đơn thuần dịch thuật .
Đã có rất nhiều tác phẩm dịch thuật hiện bày bán trên các tiệm sách Việt Ngữ viết về thuật viết văn, trong đó có đủ các phần quen thuộc như văn phạm, phép đặt câu và sau cùng là thuật hành văn . Tại sao Meta lại phải làm một việc xét ra có vẻ vô ích vì trong kho tàng sách báo trong và ngoài nước, chúng ta đâu có thiếu những tác phẩm loại này, và Meta đâu có tài giỏi gì hơn những dịch giả khác mà hy vọng rằng sẽ có sự vuợt trội?
Thưa các bạn . Nếu các bạn có quen một văn gia Anh Ngữ gốc Việt, đặt câu hỏi rằng : Thưa ông hay thưa bà, ông hay bà có rút đuợc chút kinh nghiệm, kiến thức gì về qua các sách vở dịch thuật từ các cuốn sách giáo khoa dạy Anh Văn của ngoại quốc hay không ? Chắc chắn họ sẽ trả lời rằng không. Tất cả vốn liếng Anh Văn họ có đuợc qua những công trình học hỏi từ trường học, vốn rất khó khăn ngay cả với những người Anh, Mỹ mà vốn là người Việt Nam, họ gặp biết bao trở ngại về nghe, hiểu bài giảng và làm quen với nếp suy tưởng xa lạ, cách diễn tả tư tuởng ấy bằng những quy tắc, bằng những thói tục lại còn xa lạ hơn nữa : Anh ngữ . Ta không lấy làm lạ rằng những cuốn sách dịch thuật không giúp gì được cho những người Việt Nam học Anh Văn mà cũng chẳng lấy làm lạ khi thấy rằng không có mấy độc giả Việt Nam chịu bỏ tiền mua những loại sách đó .
Bài viết này không nhằm mục đích giúp những người sinh đẻ tại Mỹ, đã từng theo học các lớp từ mẫu giáo lên đến trung học theo chương trình giáo dục chính thức tại các cơ sở giáo dục Mỹ mà chỉ dành riêng cho những người đã có trình độ trung học tại Việt nam, biết đọc, biết viết những nhật ký, những lá thư cá nhân, những bài luận văn đơn giản giống như Meta thuở mới qua Mỹ.

Đã là người Việt Nam không có năng khiếu ngoại ngữ. Meta mất 5 năm trời ở bên Mỹ mới có thể mở miệng bập bẹ đuợc một câu đủ để cho người Mỹ hiểu và thêm 5 năm nữa mới có thể viết được một câu văn ngắn đủ được đánh giá là không sai về mẹo luật, Meta biết những người Việt Nam chúng ta cần gì và không cần gì trên con đường học hỏi về Anh ngữ . Đã từng đặt bút viết một câu văn đơn giản như : “ Kính thưa cha mẹ, kể từ khi lên đường ra nước ngoài, cho đến bây giờ con mới thu xếp được chút ít thì giờ viết vài dòng, trước là để vấn an sức khỏe, sau là bộc bạch tất cả nỗi nhớ thương của một người con, không có được diễm phúc kề cận, hầu hạ, chăm nom cho cha mẹ trong lúc tuổi già sức yếu ....”, bạn đã am hiểu thế nào là các loại từ như danh từ, tĩnh từ, túc từ, trạng từ v.v... và các chức năng, cách vận dụng nó trong một câu văn . Các cuốn sách Việt Ngữ dịch thuật từ các tài liệu giáo dục ngoại quốc không hiểu như thế. Họ nhắm vào các em học sinh hay ít ra họ thiết tưởng rằng những người như chúng ta, phải bỏ tất cả mọi kiến thức về Việt Văn, để có thể học Anh ngữ . Họ bắt đầu từ những điều chúng ta đã biết rồi như định nghĩa loại từ (words), chức năng và cách dùng trong câu và thế là, mất kiên nhẫn, chúng ta gập sách lại, lắc đầu : “Chẳng có gì mới lạ!” .
Meta đã từng đọc được một câu ở đâu đó, nói rằng : “ Sự thông thái bắt đầu từ khi loài người bắt đầu biết gán cho mỗi sự việc, sự vật một cái tên .” Thật thế, hãy tưởng tượng khi loài người còn ăn lông ở lỗ, ta đã có tiếng nói để trao đổi thông tin . Để mô tả nơi mỗi đêm cả gia đình hay bộ lạc quây quần bên đống lửa nằm ngủ, hẳn ta phải nói rất lâu để cho người nghe có thể hiểu đấy là cái nhà trước khi con người ta đặt tên cho cái chỗ hằng đêm nằm ngủ ấy là cái nhà. Lâu dần, người ta đặt tên cho thực phẩm, cho cuộc đi săn, cho con mồi, cho bất cứ những gì liên hệ đến đời sống . Danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ v.v... lần lượt ra đời và được sử dụng hàng ngày trong tiếng nói trước khi có chữ viết. Khi dòng nhân văn ngày càng sinh động, văn minh phát triển cùng với khoa học, kỹ thuật, những từ ngữ mới cũng lũ luợt ra đời để đáp ứng nhu cầu truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, văn phạm hình thành và ngày càng uyển chuyển, phức tạp ngõ hầu quán triệt mọi sự vật, nhất là những sự vật có tính cách trừu tượng . Cầm một sản phẩm thô sơ như đôi đũa tre trong tay, ta không thấy bao nhiêu từ dùng mô tả về nó ngoại trừ tre, vót, dài, thô và cùng lắm, đẹp, xấu, xơ, nhẵn v.v... Nếu bạn là người thợ làm đũa, bạn biết rằng bạn cần có nhiều, rất nhiều từ hơn để truyền nghề cho những kẻ mới học việc, đặc biệt những từ chuyên môn nói về những công đoạn khó khăn nhất, dễ bị hư hỏng nhất trong nghề như : cật tre, lõi tre, mối mọt, dằm đâm vào tay, cong, vô bao, nhãn hiệu dán lệch v.v... Mỗi khó khăn như thế đều phải trả giá nên bạn cần có tiếng lóng nghề nghiệp để gọi nó, ví dụ đũa dài ngắn không bằng nhau gọi là đũa cà thọt (giả dụ thế), đũa cong gọi là đũa mắt lé ... Từ ngữ phát triển và văn phạm cũng phát triển theo . Việc diễn đạt tư tưởng, kiến thức, kinh nghiệm ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Văn minh, nhờ vào đôi hia bảy dặm của ngôn ngữ, ngày càng tiến xa hơn .
Hiểu được như thế, việc đầu tiên khi đặt bút viết bài này, Meta phải xây dựng một hệ thống tên gọi sao cho không phải chỉ là cái tên đại diện cho sự vật muốn nhắc nhở, lại càng không phải cái tên dịch ra từ tiếng ngoại quốc, vừa lạ tai vừa khó nhớ vì tên mới của khái niệm mới luôn khó nhớ, mà là cái tên hàm chứa một ý nghĩa rất Việt Nam, vừa ngắn gọn để được mệnh danh là cái tên, vừa nói lên ít nhiều về bản chất của nó, do đó, dễ quen tai, quen trí .
Trong văn chương Việt Nam, học về mỹ từ pháp, nói về các phép hoa mỹ trong văn chương, ta cũng có tên gọi như điệp ngữ, điển cố, tỷ giảo, ẩn dụ, thậm xưng v.v... thì trong Anh Văn, cũng có những phép tương đương để gọi . Điều này vốn giản dị nhưng ngoài ra, có những thủ thuật hành văn trong Anh Ngữ cần có một tên gọi, và có rất nhiều thuật như thế, đáng để cho chúng ta sắp xếp thành một hệ thống tên gọi để tiện khảo sát. Các tên Meta đặt ra chỉ được dùng trong bài này và không được dùng chính thức trong các học liệu từ trước đến nay . Để tiện đối chiếu, các tên gọi ấy đều được đóng ngoặc bằng nguyên văn Anh Ngữ. Nếu các bạn nào không bằng lòng với tên gọi ấy, xin tùy tiện đặt tên khác . Tuy vậy, đặt tên khác đi rất dễ làm toàn bài bị xáo trộn vì nó là cả một hệ thống tên gọi, được nhắc lại nhiều lần trong bài . Cách hay nhất vẫn là tạm bằng lòng những tên gọi Meta đặt, đọc xong và hiểu nó đã trước khi tự các bạn đặt những cái tên mới và có thể, phải viết lại toàn bài bằng những cái tên tự các bạn sáng chế . Hoặc giả, tốt nhất, chấp nhận hoàn toàn hệ thống tên gọi Meta đặt.
Thuật viết văn trong bài này được chia thành 3 phần chính là Ngữ pháp (tức là văn phạm), Cú pháp (tức là cách đặt câu) và phần văn pháp (phép diễn đạt dùng ngữ pháp và cú pháp).
Như đã nói ở trên, đã học qua bậc tiểu học, chúng ta không xa lạ gì với loại từ như danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ ... nên Meta không nhắc đến . Điều này rút ngắn việc học Anh Văn rất nhiều . Tuy nhiên, người Việt chúng ta hay lẫn lộn giữa giới từ và liên từ nên Meta xin nói qua về nó, bảo đảm các bạn nắm vững nó trước khi bước qua phần khảo sát về ngữ pháp, cú pháp và văn pháp . Các thí dụ được in nghiêng và đôi khi được tô đậm cho dễ phân biệt với bài viết .

Giới từ (Prepositions):

Những từ như at, in, on và between là giới từ . Một giới từ là chữ nối một danh từ hay đại danh từ với toàn câu (hay nối một câu với một danh từ, đại danh từ.) Nó chỉ sự liên hệ giữa danh từ hay đại danh từ với chữ khác trong câu . Danh từ hay đại danh từ mà giới từ làm trung gian để nối với chữ khác được gọi là túc từ (object) của giới từ ấy :

of Ohio – Ohio là túc từ của giới từ of.
at the time – Time là túc từ của giới từ at.
in the room – room là túc từ của giới từ in.
on the way – way là túc từ của giới từ on.
between you and me – you and me là túc từ của giới từ between.

Lưu ý rằng danh từ không đổi từ chủ từ sang túc từ nhưng đại danh từ khi đóng vai trò túc từ phải ở thể túc từ . Trong câu thí dụ cuối, you and me chứ không phải you and I vì nó là túc từ chứ không phải chủ từ. Vài thí dụ viết thành câu văn đầy đủ :

The folders are in the desk.
The folders are behind the desk.
The folders are under the desk.
The folders are near the desk.
The folders are across the desk.

Dưới đây là liệt kê một số các giới từ thông dụng . Đừng học thuộc lòng nhưng học cách nhận dạng nó là giới từ :

about, above, across, after, against, along, around, at, before, behind, below, beneath, beside, besides, between, beyond, but, by, concerning, down, during, except, for, from, in, inside, into, like, near, of, off, on, over, regarding, respecting, since, through, throughout, till, to, toward, under, underneath, until, up, upon, with, within, without.

Thêm vào đó có những từ gồm nhiều chữ được gộp thành 1 nhóm dùng như giới từ như :

apart from, as for, as regards, as to, by way of, contrary to, devoid of, from beyond, from out, in addition to, in place of, in reference to, in regard to, in spite of, instead of, on account of, to the extent of, with respect to.

Tóm lược, để phân biệt giới từ khác với liên từ ra sao, ta chỉ cần biết rằng nó luôn đứng trước túc từ vì nó làm nhiệm vụ kết nối câu văn với túc từ. Bây giờ qua phần liên từ vì người Việt chúng ta hay lẫn lộn liên từ với giới từ.

Liên từ (Conjunctions):

Một liên từ cũng dùng để nối một chữ hay một tư tưởng với một chữ hay tư tưởng khác. Trong phần giới từ, Meta đã định nghĩa : Một giới từ là chữ nối một danh từ hay đại danh từ với toàn câu. Vậy thì nó khác gì với liên từ? Nó khác nhiều lắm.
Một liên từ không chỉ nối 2 hay nhiều ý tưởng; nó còn chỉ sự liên hệ giữa những ý tưởng. Ví dụ :

I applied for a loan, (and, but) my application was turned down.
I applied for a loan, (and, but) my application was approved.


Một cách rõ ràng, để diễn tả đúng ý nghĩa câu 1, ta phải dùng chữ but, vì nó ở thể phủ định, trái ngược hẳn với mệnh đề I applied for a loan ở thể xác định. Trong câu 2 ta phải dùng chữ and vì cả 2 mệnh đề đều ở thể xác định . But dùng cho sự trái ngược, and dùng cho sự đồng thuận .

Cách dùng trong câu văn đơn (simple sentences):
Liên từ không những nối 2 mệnh đề mà còn nối hai từ nữa . Đây là có chủ từ tập hợp (compound subject), nó nối 2 danh từ:

Snow and sleet fell.

và đây là câu văn có động từ tập hợp (compound verb), nó nối 2 động từ:

Snow fell and froze.

Cách dùng trong câu văn tập hợp (compound sentences):
Bây giờ khảo sát kỹ câu này :

Snow fell and sleet froze.

Nó là câu văn tập hợp vì có 2 mệnh đề nối với nhau bằng liên từ and . Trong câu văn tập hợp, liên từ nối 2 hay nhiều mệnh đề độc lập (trọn nghĩa) gọi là liên từ đẳng lập (coordinate conjunction) vì nó ngụ ý những mệnh đề nối với nhau đó có tầm quan trọng ngang nhau . Những liên từ đẳng lập thông dụng :

and, but, for, in case, so, yet

và đi thành cặp như :

either ..... or : Either you work harder, or you leave.
if ..... then: If you want then you can go.
neither ..... nor: We wnat neither sympathy nor charity.
both ..... and: The true leader is both self-confident and humble.
not only ..... but also: We want you not only to visit our office but also to inspect our plant.
whether ..... or: Whether you act now or wait is a matter of great concern.
as ..... as: he is as tall as his father.
so ..... as: She is not so tall as I had thought.

Cách dùng trong câu văn kép (complex sentences):
Hãy khảo sát câu thí dụ dưới đây :

We have received no shipments since the snow fell.

Since nối mệnh đề chính với mệnh đề phụ. Không những kết nối, nó còn diễn tả mệnh đề phụ lệ thuộc vào mệnh đề chính như thế nào . Xem thêm 3 thí dụ nữa làm sáng tỏ mối liên hệ này:

The principle decided to close the school because the road conditions were hazadous.
I must complete this report before I can go home.
Patti intends to continue working until the project is finished.


Trong 3 thí dụ trên, những liên từ được dùng thuộc loại liên từ hạ thuộc (subordinate conjunction) vì khi thêm vào mệnh đề chính, nó biến mệnh đề trọn nghĩa thành mệnh đề không trọn nghĩa, cần có một mệnh đề chính để nương vào cho đủ nghĩa . Ví dụ :

Snow falls là mệnh đề trọn nghĩa nhưng :
If snow falls ...
When snow falls ...
Although snow falls ...
In case snow falls ...

đều cần thêm một mệnh đề nữa cho trọn nghĩa.

Các liên từ hạ thuộc thông dụng gồm :

after, although, as, as if, as soon as, because, before, even if, even though, except, if, in order that, notwithstanding, on condition that, otherwise, provided, since, so that, supposing, than, that, though, unless, until, when, whenever, where, whereas, wherever, whether, while, why ...

Tới đây ta có đủ căn bản cần thiết bước qua phần ngữ pháp mà ở Việt nam, ta quen gọi là văn phạm.

Ngữ pháp (Grammar)

Định nghĩa câu văn:

Câu văn hay là cốt lõi của văn phong. Chúng tạo sức đẩy, sự linh động, sức mạnh và nhịp điệu tinh xảo cho bài văn xuôi tẻ nhạt. Tính chủ yếu của những câu văn này là sự trong sáng, sự nhấn mạnh, sự xác đáng và đa dang. Vậy thì làm sao để đạt đuợc những phẩm tính này sẽ là sự quan tâm chính của phần này . Đầu tiên, chúng ta phải hiểu, trong một cách tóm gọn và thô sơ, câu văn là gì?
Không dễ nói đâu các bạn. Thực ra, không thể định nghĩa một câu văn mà ai cũng thỏa mãn. Trên mực độ đơn giản nhất, nó có thể đuợc mô tả là một nhóm chữ độc lập, bắt đầu bằng một mẫu tự viết hoa và kết thúc bằng một chấm câu, một dấu hỏi hay chấm than. Trong văn nói, sự ngắt câu đuợc diễn tả qua cách lên, xuống giọng hay tạm ngưng truớc khi sang câu khác.
Đó là một câu văn thông thuờng. Một câu văn tinh xảo còn bao gồm nhiều hơn là chỉ bắt đầu bằng viết hoa một mẫu tự và chấm dứt bằng một dấu chấm câu. Từ hay nhóm từ phải hữu lý, diễn tả một ý tuởng, nhận thức hay cảm xúc một cách rõ ràng, một cách đầy đủ để tự nó có thể đứng một mình mà không nhờ một vài câu khác hỗ trợ. Hãy xem xét 2 câu duới đây :

The package arrived. Finally.

Câu đầu : The package arrived gồm chủ từ và động từ . Câu thứ hai vỏn vẹn một trạng từ đuợc tách ra từ một động từ (arrived). Ý tuởng câu này có thể đuợc diễn tả trong 1 câu bằng nhiều cách như sau :

-The package finally arrived.
-The package arrived, finally.
-Finally, the package arrived.


Nhưng hãy tuởng tuợng tình trạng một diễn giả, một sọan giả muốn nhấn mạnh sự nghiêm trọng, cảm thấy “finally” nên là 1 câu riêng biệt .
Thí dụ đó cho thấy rằng có những câu chứa đựng chủ từ và động từ và những câu không có. Loại đầu “The package arrived” là loại văn phạm đầy đủ và thuộc về câu văn có dạng quy uớc trong phép đặt câu. Loại thứ hai “finally” không có chủ từ và động từ đuợc gọi là một câu thiếu (fragment). Câu thiếu thuờng gặp trong văn nói hơn văn viết nhưng ngay cả trong phép đặt câu chính thức, chúng cũng có một vị trí của nó, sẽ đuợc nói trong chuơng kế.

Câu văn đầy đủ:

Một câu văn đầy đủ là một câu trọn nghĩa (xin hiểu nghĩa độc lập là đứng một mình cũng đủ nghĩa), gồm một chủ từ và một thuộc từ và đuợc xây dựng hợp cách. Định nghĩa này hơi có vẻ ghê gớm vì khó hiểu nhưng thực ra thì không. Hãy luợc qua 3 tiêu chuẩn của nó .

1- Trọn nghĩa :
Một câu văn trọn nghĩa có nghĩa là những từ trong câu không đóng vai trò như danh từ, bổ từ (modifier, bổ nghĩa cho danh từ, gồm mạo từ, tĩnh từ, động danh từ …) hay động từ kết nối với bất cứ từ hay nhóm từ khác . Ví dụ , Harry was late là câu văn trọn nghĩa . Because Harry was late thì không trọn nghĩa . Because biến cả nhóm từ thành trạng từ (nói cho đúng hơn, một mệnh đề trạng từ) vì nó đuợc dùng để bổ nghĩa cho một mệnh đề khác . Ví dụ:

The men were delayed in starting because Harry was late.

(Thực ra, Because Harry was late không phải là câu văn trọn nghĩa không có nghĩa nó không thể đuợc coi như là một câu văn . Trong một ngữ cảnh nào đó, nó có thể đứng một mình . Nhưng nó sẽ là một câu thiếu (fragment).
Thêm một truờng hợp nữa. They failed to agree là một câu trọn nghĩa . That they failed to agree thì không. Nó là mệnh đề danh từ và có thể có chức năng như chủ từ của một động từ:

That they failed to agree was unfortunate.

Hoặc mang chức năng một túc từ như:

We know that they failed to agree.

2- Chủ từ và thuộc từ (subject and predicate) :
Trái tim của một câu văn trọn nghĩa là chủ từ và thuộc từ . Theo nghĩa hẹp thì chủ từ là từ hay cụm từ giúp nhận ra câu văn nói về ai hay thuộc về cái gì và thuộc từ là động từ , diễn tả điều gì đó về chủ từ . Theo nghĩa rộng hơn, chủ từ bao gồm cả chủ từ lẫn bổ từ (modifiers) và thuộc từ gồm động từ, túc từ và các bổ từ . Ví dụ :

The man who lives next door decided last week to sell his house.

Theo nghĩa hẹp thì chủ từ là man và thuộc từ là decided nhưng theo nghĩa rộng thì chủ từ gồm The man who lives next door và thuộc từ gồm decied last week to sell his house.
Động từ trong một câu văn trọn nghĩa phải được xác định, đó là hạn chế trong khung cảnh thời gian, nguời hay số . Anh văn có vài dạng động từ không xác định gọi là phân từ (động từ đuợc chia, ví dụ being trong động từ to be) và bất định (ví dụ to be, động từ ở nguyên thể). Những động từ không xác định này có thể quy vào bất kỳ khỏang thời gian nào và có thể đuợc dùng với bất cứ ai hoặc với con số nào . Nhưng theo quy uớc những dạng không xác định này không thể tự chúng làm thành một câu . Vì thế, Harry was late là một câu có ngữ pháp đầy đủ, nhưng Harry being late thì không vì nó chứa đựng chỉ phân từ being thay vì một dạng xác định như was.

3- Đặt câu chính xác :
Mặc dù một nhóm từ trọn nghĩa (trọn nghĩa, không đóng vai trò mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề khác) chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định, nó vẫn chưa đủ trở thành một câu văn đầy đủ ngữ pháp trừ khi nó đuợc ghép với nhau theo những quy luật . Quy luật ở đây không có nghĩa những điều lệ đuợc các chuyên gia tự ý đặt ra . Nó có nghĩa là chúng ta, tất cả chúng ta sử dụng Anh văn ra sao . Vì thế Harry late was không phải là câu văn đúng . Chúng ta không ghép chữ theo thứ tự đó . Duới đây là một thí dụ nữa về cách đặt câu sai mẹo luật :

Harry was late, and although he was sorry.

And chỉ có thể kết hợp các thành phần có ngữ pháp tuơng đuơng – Hai hoặc hơn các chủ từ của cùng một động từ . Truờng hợp này and nối kết hai cấu trúc bất tuơng xứng – Mệnh đề trọn nghĩa (chính) Harry was late và mệnh đề không trọn nghĩa (phụ) although he was sorry. Cách đặt câu có thể biến thành một câu văn hợp ngữ pháp bằng 2 cách duới đây :

Harry was late, although he was sorry (complex sentense, câu văn kép).
Harry was late, and he was sorry (compound sentense, câu văn đa hợp).


Vật liệu kiến trúc:

Những mảnh căn bản của một câu văn đúng ngữ pháp - Đó là chủ từ, động từ, túc từ và bổ từ (modifier, từ bổ nghĩa cho danh từ, gồm mạo từ, động danh từ, tĩnh từ, túc từ …). Những chỗ trống căn bản của một câu văn theo ngữ pháp - Đó là chủ từ, động từ, túc từ và bổ danh từ - và có thể đuợc điền thêm vào bằng nhiều loại từ, cụm từ(phrases) và những mệnh đề phụ, là những đơn vị kiến trúc của câu văn .
Cả hai cụm từ và những mệnh đề phụ là nhóm từ có chức năng (functional word groups) – hai từ hoặc nhiều hơn hai giữ vai trò một cách tập thể trong một chức năng ngữ pháp, như một chủ từ, cho ví dụ, hay túc từ trực tiếp hay trạng từ, vân vân . Nhóm từ có chức năng tối quan trọng . Chúng làm cho ta đối xử những ý tuởng quá phức tạp qua những từ ngắn gọn như thể chúng chỉ là một từ đơn lẻ . Hãy xem 2 câu này :

I know Susan.
I know that you won’t like that movie.


Susan là túc từ trực tiếp của know và “that you won’t like that movie” cũng là túc từ trực tiếp của know. Vì mục đích của ngữ pháp, 6 chữ trong ngoặc kép trên có chức năng như một danh từ riêng . Sự có thể sử dụng tột mức của nhóm từ có chức năng sẵn có trong Anh Văn rất thiết yếu trong thuật viết văn . Đây là một toát yếu:

Cụm từ (phrases):
Cụm từ là một nhóm từ không chứa một tập hợp gồm chủ từ, động từ xác định dù vài nhóm từ dùng những dạng động từ vô định . Ta có thể phân biệt 5 loại từ tổ hợp : động từ, giới từ, phân từ, động danh từ và vô định .
1- Cụm từ động từ là động từ chính công với bất cứ động từ phụ . Ví dụ:

They have been calling all day.

2- Một cụm từ giới từ gồm một giới từ (in, of, to và v.v…) cộng với một túc từ, cộng với một bổ từ của túc từ(thuờng là thế dù có biệt lệ):

Three people were sitting on the beautiful green lawn.

3- Chức năng chính của cụm từ giới từ là để bổ nghĩa như chức năng của tĩnh từ hay trạng từ . Một cụm từ phân từ đuợc cấu tạo quanh một phân từ, luôn trong dạng hiện tại (seeing, ví dụ) hay quá khứ phân từ (seen, không phải saw). Nó đóng vai một tĩnh từ :

The man running down the street seemed suspicious.

4- Cụm từ phân từ bổ nghĩa cho man. Một cụm từ động danh từ cũng dùng hiện tại phân từ (thêm ing) nhưng mang chức năng một danh từ, không bổ nghĩa cho từ nào cả . Trong thí dụ sau đây, cụm từ động danh từ của cụm từ động từ can be :

Running for political office can be very expensive.

5- Cuối cùng, một cụm từ vô định đuợc cấu tạo quanh một động từ nguyên thể (động từ chưa chia như to look, to smile). Cụm từ vô định có thể giữ vai trò như túc từ hay bổ từ . Sau đây cụm từ là túc từ trực tiếp của động từ, một chức năng danh từ :

They want me to go to medical school.

Đây là một tĩnh từ bổ nghĩa cho time:

We have plenty of time to get there and back.

Mệnh đề (clause):
Là một nhóm từ có chức năng chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định (đã chia, không ở nguyên thể) Có 2 lọai mệnh đề căn bản - mệnh đề chính (độc lập) và mệnh đề phụ (phụ thuộc). Mệnh đề chính có thể đứng một mình thành câu . Thực ra một câu văn đơn giản như We saw you coming in là một mệnh đề độc lập . Nhưng luôn luôn, chuyên ngữ này đuợc dành riêng cho kiến trúc này khi nó xẩy ra như một phần trong một câu lớn hơn. Câu duới đây, thí dụ, gồm 2 mệnh đề độc lập :

We saw you coming, and we were glad.

Một mệnh đề phụ thuộc không thể đứng một mình thành một câu trọn nghĩa, xét theo ngữ pháp . Nó phục dịch như một phần của câu – như chủ từ, túc từ, tĩnh từ hay trạng từ . nếu chúng ta phải đặt when đằng truớc chỗ mở đầu mệnh đề trong thí dụ trên, ta biến nó thành một mệnh đề phụ thuộc (adverbial, mệnh đề trạng từ, bổ nghĩa mệnh đề chính).

When we saw you coming we were glad.

Nhóm từ “When we saw you coming” là mệnh đề trạng từ, nó bổ nghĩa cho mệnh đề “we were glad.”
Mệnh đề phụ thuộc cũng có thể giữ vai trò như một danh từ, hoặc là mệnh đề chủ từ như:

Why he went at all is a mystery to me.

Ở đây, Why he went at all đóng vai chủ từ của toàn câu.
Hoặc là mệnh đề túc từ như:

We know that she would be pleased.

Nhóm từ “that she would be pleased” làm túc từ cho mệnh đề chính “We know.”
Và như mệnh đề tĩnh từ :

The point that you’re trying to make just isn’t very clear.

Là mệnh đề tĩnh từ vì that you’re trying to make bổ nghĩa cho The point.

Câu phi ngữ pháp (Absolute):
Một câu phi ngữ pháp ý vị hơn một nhóm từ có chức năng nhưng không đầy đủ bằng một câu. Nó kết nối ý tuởng chứ không kết nối qua ngữ pháp, với mọi phần còn lại trong câu:

She flew down the stairs, her children tumbling after her.

Câu phi ngữ pháp này không có động từ (tumbling là động danh từ, không phải động từ) nên không thành câu xét theo ngữ pháp . Nó kể cho chúng ta tình trạng cùng xảy ra lúc nguời phụ nữ tất tả xuống lầu, nhưng nó không bổ nghĩa cho mệnh đề chính . Nó giản dị không phải một phần ngữ pháp thuộc về mệnh đề đó . (Chuyên từ absolute tiếng La Tinh có nghĩa “tự do”, “không hạn chế”).

Những loại câu văn cơ bản theo ngữ pháp:

Tùy vào số luợng và lọai mệnh đề chứa đựng, Câu văn ngữ pháp gồm 3 dạng:

Câu văn đơn :
Chứa đựng một quan hệ chủ từ - động từ (ví dụ: The children laughed). Luôn luôn một câu văn đơn chỉ có 1 chủ từ và 1 động từ, nhưng nó có thể có nhiều hơn mà vẫn là câu văn đơn nếu những chủ từ hay những động từ ấy bao gồm một nối kết duy nhất như trong câu :

The children and their parents laughed and we glad.

Trong câu này ta thấy các chủ từ đều hành động giống nhau trong các động từ .

Câu văn tập hợp (The compound sentence):
Câu văn đẳng lập gồm ít nhất 2 tập hợp chủ từ - động từ độc lập :

The children laughed, and their parents were glad .

Câu văn tập hợp thuờng có 3 mệnh đề, có khi 4, 5 mệnh đề độc lập . Theo lý thuyết thì không giới hạn . Trong thực tế, tuy nhiên, tất cả câu văn tập hợp chứa đựng chỉ 2 mệnh đề . Kết chuỗi một số nhiều mệnh đề độc lập với nhau chỉ làm cho câu văn thêm rắc rối .
Hai hay nhiều mệnh đề độc lập trong một câu văn tập hợp có thể nối kết với nhau bằng 2 cách : Một là Đẳng lập (coordination), nối kết mệnh đề bằng liên từ đẳng lập (nghĩa là đứng ngang hàng, coordination conjunction, liên từ nối các mệnh đề độc lập) – and, but, for, either … or, neither … nor, not only … but also, both … and :

The sea was dark and rough, and the wind was strong from the east.

Hai là Lân lập (parataxis, đứng bên cạnh) tức là nối kết các mệnh đề không dùng liên từ mà dùng dấu chấm phết (;) thay vào đó :

The sea was dark and rough; the wind was strong from the east.

Trong phần tiếp theo, chuơng Cú pháp, ta sẽ thấy 2 cách nối kết mệnh đề này không nhất thiết có thể tuơng đuơng với nhau . Đôi khi chấm phết đắc thế hơn dùng liên từ và đôi khi liên từ lại đạt hơn dấu chấm phết.

Câu văn kép (The complex sentence):
Một câu văn kép chứa đựng một mệnh đề chính và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc . Thí dụ :
1- We saw that you were tired.

We saw là mệnh đề chính . That you were tired là mệnh đề phụ, bổ nghĩa cho mệnh đề chính .
2- Because the day was cloudy, they put off the picnic.

Câu truớc dấu phết là mệnh đề phụ, nó bổ nghĩa cho mệnh đề chính theo sau dấu phết .
3- I like the people who live next door.

Câu truớc dấu phết là mệnh đề chính, mệnh đề phụ theo sau dấu phết bổ nghĩa cho câu truớc dấu phết .
Trong một câu văn kép, mệnh đề độc lập đuợc gọi là mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc - luôn đóng vai như một danh từ, trạng từ hay tĩnh từ - đuợc gọi là mệnh đề phụ . Dĩ nhiên một câu văn kép có thể chứa đựng nhiều mệnh đề phụ nhưng luôn luôn chỉ có 1 mệnh đề chính . Nhắc lại, chỉ 1 mệnh đề chính mà thôi . Loại mệnh đề này rất quan trọng trong phép hành văn, sẽ nói kỹ hơn trong chuơng kế tiếp, cú pháp (sentence styles).

Câu văn hỗn hợp (The compound – complex sentence):
Một câu văn hỗn hợp gồm có ít nhất 2 mệnh đề độc lập và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc :

We thought that we would go, but we decided not to.

We thought và we decied not to là 2 mệnh đề chính của 2 ý tuởng riêng rẽ. That we would go là mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề we thought.

Tóm lược :

1- Một câu văn là một nhóm từ (đôi khi chỉ độc nhất 1 từ) mà tự mình nó trọn nghĩa.
2- Có những câu văn đầy đủ và cũng có những câu văn thiếu gọi là fragments.
3- Câu văn đầy đủ hay trọn nghĩa phải thỏa đáng 3 tiêu chuẩn : Chúng phải độc lập (trọn nghĩa) một cách hợp ngữ pháp, phải có chủ từ và động từ và phải đuợc ghép câu hợp ngữ pháp.
4- Những phần của một câu gồm : chủ từ, động từ, túc từ và bổ từ (modifier). Những phần này có thể là những từ đơn lẻ hay nhóm từ có chức năng (functional word groups).
5- Cụm từ có chức năng, theo ngữ pháp đóng vai như một chữ độc nhất . Chúng gồm tổ hợp từ (phrase) và mệnh đề phụ .
6- Một cụm từ (phrase) không chứa đựng một động từ xác định chủ từ, dù nó có thể có 1 chủ từ và 1 động từ ở dạng không xác định, hoặc phân từ( động từ đã chia) hoặc vô định (động từ nguyên thể).
7- Có vài loại cụm từ - Cụm từ động từ (verb phrases), cụm từ giới từ (prepositional), Cụm từ phân từ (participial), cụm từ động danh từ (gerundive) và cụm từ vô định (infinitive).
8- Mệnh đề có thể độc lập hay phụ thuộc . Chỉ mệnh đề phụ giữ vai trò các nhóm từ có chức năng .
9- Mệnh đề phụ đuợc phân loại theo vai trò ngữ pháp của chúng như mệnh đề phụ danh từ, mệnh đề phụ trạng từ hay mệnh đề phụ tĩnh từ .
10- Một câu phi ngữ pháp (absolute) nhiều ý nghĩa hơn nhóm từ có chức năng nhưng kém nghĩa hơn một câu trọn nghĩa . Nó có liên hệ đến ý tuởng nhưng không liên hệ theo ngữ pháp với tất cả phần còn lại trong câu .
11- Câu văn ngữ pháp có 3 loại cơ bản : đơn (simple), tập hợp (compound) và kép (complex) .

Bây giờ ta sang phần thú vị hơn : Cú pháp.

Cú Pháp (Sentence Styles):

Chuơng vừa rồi ta xác định 3 loại câu văn ngữ pháp – đơn, tập hợp và kép – Thêm vào đó là câu văn thiếu (fragment), dù thiếu nó vẫn có thể là một câu văn . Từ những loại này, ta rút ra đuợc 7 loại cú pháp: Phép biệt lập pháp (The segregating style), Phép đa lập ( The freight-train style), Phép tích lũy (The cumulative style), Phép cộng lập (The parallel style), Phép cân đối (The balanced style), Phép hạ thuộc (Subordinating style) và 1 lần nữa – Câu văn cộc (Fragment style).
Bởi vì chuơng này có thể ứng dụng vào văn chương Việt Nam, Meta xin phép dùng song ngữ trong các thí dụ cho tiện đối chiếu .
Ta cần biết một cách rõ ràng 2 điểm truớc khi bắt đầu : Thứ nhất, không cú pháp nào tự chúng trội hơn hoặc tệ hơn cái nào . Mỗi phép tạo vài tác dụng tốt nhưng kém đi trong những vài tác dụng khác . Thứ hai, những cú pháp này không tuơng phản nhau, nghĩa là có thể dùng lẫn lộn . Thực ra một văn sĩ có tài vận dụng tất cả mọi cú pháp.

1- Phép biệt lập (The segregating style):

Đúng nghĩa nhất, biệt lập cú là một câu có ngữ pháp đơn giản, diễn tả một ý tuởng độc nhất . Phép biệt lập gồm một chuỗi liên tục các câu đơn giản . Trong thực tế phép này hiếm khi giam hãm vào phát biểu gồm chỉ một ý tuởng đơn giản vì nó gây đơn điệu, nhàm chán . Thay vào đó, phép biệt lập bao gồm những câu ngắn, dễ hiểu mặc dầu có vài truờng hợp không đơn giản mặt ngữ pháp . Đây là 1 bài phê bình mô tả công việc của một văn sĩ :

He writes, at most, 750 words a day. He writes and rewrites. He polishes and repolishes. He works in solitude. He works with agony. He works with sweat. And that is the only way to work at all.
Beverly Nichols.

Dịch :

Ông viết, ở tột điểm, 750 chữ một ngày . Ông viết và viết nữa . Ông gọt và giũa . Ông làm việc với đơn độc . Ông làm việc với thống khổ . Ông làm việc với mồ hôi . Và đó là cách duy nhất để làm việc không còn cách nào khác.


Đoạn văn trên cho thấy câu văn dùng phép biệt lập rất đắc dụng. Những câu ngắn rất mạnh và đuợc lập lại, những phẩm tính phù hợp một cách chính xác cho chủ đích của Nichols. Ông ta muốn nhấn mạnh rằng viết văn thuờng luôn là công việc đơn điệu, nhàm chán . Sự hài hòa giữa cú pháp và chủ đích quan trọng với một bài văn hay. Điểm tuơng đồng tổng quát có thể đuợc sắp xếp bằng nhiều cách khác nhau, nhưng sẽ không có 2 cách giống nhau và chỉ có một cách duy nhất đúng như ý bạn muốn nói.
Phép biệt lập rất tiện dụng trong văn mô tả và thuật sự. Chúng phân tích những nhận thức phức tạp hay những biến chuyển thành những phần riêng biệt và sắp xếp chúng theo một thứ tự đầy ý nghĩa . Trong đoạn văn duới đây, văn hào W. Somerset Maugham diễn tả một phạm nhân bị giải đến pháp truờng (thời thuộc địa, phó thống đốc phải chủ tọa khi nạn nhân của hung phạm mang quốc tịch Anh):

The judge gave an order and the vice-consul rose and walked to the gateway, where the chairs awaited them. Here stood the criminal with his guard. Notwithstanding his tied hands he smoked a cigarette. A squad of little soldiers had been sheltering themselves under the overhanging roof, and on the appearance of the judge the officer in charge made them form up . The judge and the vice-consul settled themselves in their chairs. The officer gave an order and the squad stepped out. A couple of yards behind them walked the criminal. Then came the judge in his chair and the vice-consul.

Dịch:

Pháp quan ban lệnh và vị phó sứ đứng dậy, buớc tới cổng pháp truờng, nơi có những chiếc ghế đợi sẵn . Tại đây có phạm nhân và binh sĩ quản thúc . Mặc dù tay bị trói nhưng anh phạm nhân vẫn hút thuốc . Một tiểu đội xạ thủ hành quyết vóc dáng nhỏ bé đứng trú duới hàng hiên, và khi pháp quan vừa hiện diện, viên đội truởng ra lịnh vào hàng . Viên Pháp quan và vị phó sứ ngồi trên ghế của họ . Viên đội truởng đội hành quyết ra lịnh và toàn đội buớc ra. Theo sau độ chừng vài mét là tên phạm nhân . Sau đó là viên pháp quan và viên phó sứ.


Đó là một thí dụ tiêu biểu của phép biệt lập. Những câu ngắn và đơn giản (dù 3 câu trong số đó không đơn giản, và không câu nào diễn tả chỉ một ý tuởng độc nhất). Chúng cắt hiện truờng thành một chuỗi những hoạt cảnh, mỗi hoạt cảnh diễn biến không cần chú giải . Tác dụng là để tách rời chúng ta khỏi biến chuyển, kỹ thuật này không phải ám chỉ một nguời quan sát nhẫn tâm, nhưng là của một nghệ sĩ muốn để cho sự việc tự nói ra. Giống như mọi cú pháp tinh vi khác, phép biệt lập của Maugham đào sâu ý nghĩa, gây căm phẫn nơi chúng ta, vào sự mục kích cái xã hội ông mô tả, nơi sống và chết không quan trọng gì mấy.
Phép biệt lập, vậy thì, có thể đắc dụng trong miêu tả và thuật sự . Nó kém tiện dụng trong văn trình bày (expositon), nơi ta phải kết hợp những ý tuởng trong sư tiệm tiến đầy tinh tế của luận lý và tầm quan trọng.
Dùng riêng biệt, tuy nhiên, những câu biệt lập rất giá trị trong văn trình bày, đặc biệt để bên cạnh những phát biểu dài hơn, nơi chúng có vẻ mạnh và rõ rệt :

1- Before election day he [Huey Long] predicted he would win if rain didn’t keep the mud farmers away from the polls. It rained.
Hodding Carter.

2- The first premise of the college elective system is that the subjects are of approximately equal importance. Well, they are not.
Brand Blanshard.


Nhưng câu ngắn như trên tạo hùng hồn và đa dạng . (Sẽ có nhiều thí dụ ở chuơng Nhấn mạnh và chuơng Đa dạng). Mỗi văn sĩ nên có thể vận dụng câu biệt lập để nhấn mạnh ý tuởng riêng biệt và khi cơ hội cho phép, sáng tác những đoạn ngắn gọn bằng phép biệt lập . Theo tổng quát, tuy nhiên, phép này quá hạn chế trong việc sử dụng thông thuờng trong văn trình bày . Trong tay những nguời kém, nó sớm mang vẻ bài luận văn của cậu học sinh lớp ba :
Dick has a dog. The dog’s name is Spot. Spot is a friendly dog.

Thực tập:
Viết một đoạn văn khỏang 100 chữ mô tả một trận đấu bóng tròn hay một buổi tiệc . Dùng phép biệt lập để phân tích hiện truờng hay diễn biến.

2- Phép đa lập( The freight-train style):

Vài loại câu làm những việc mà phép biệt lập không làm đuợc – Đó là, kết hợp những ý tuởng . Đơn giản nhất trong các lọai này là phép đa lập (the freight-train style), gọi như thế là vì nó gắn liền những mệnh đề độc lập ngắn để làm thành một phát biểu liên tục . . Nó là sự khai triển của câu văn tập hợp (the compound sentence) và có một lịch sử lâu đời, đáng tôn kính :

And the rain descended and the flood came, and the winds blew, and beat upon the house; and it fell: and great was the fall of it.
Matthew, 7-27


Câu văn đa lập có vài đức tánh. Nó tiện dụng khi bạn muốn nối kết một chuỗi sự việc, ý tuởng, cảm tuởng, cảm xúc, hay nhận thức ngay tức khắc, bất kể phán đóan giá trị tuơng đối của nó hay áp đặt một cấu trúc luận lý học lên trên nó. Trẻ em thuờng trải qua thực tại trong nhận xét tức khắc này, và các tác giả viết truyện nhi đồng hay thử nêu ra một cảnh tuợng giống trẻ con có thể dùng phép này:

And I’ll look out for you, and you’ll sing out as soon as you see me. And we’ll go down the street arm in arm, and into all the shops, and then you’ll choose your house, and we’ll live there like prices and good fellows.
Kenneth Grahame

Dịch :

Và tôi sẽ tìm bạn, và bạn sẽ cất tiếng ca ngay khi thấy tôi . Và chúng ta sẽ tay trong tay xuống phố, và vào trong mọi cửa tiệm, và rồi bạn sẽ chọn nhà bạn, và chúng ta sẽ sống ở đấy giống như những ông hoàng và những nguời bạn thiết.


Ngay cả trong văn bản diễn tả thái độ điêu luyện hơn, uớc muốn chuyên chở kinh nghiệm trí tuệ trực tiếp có thể dẫn đưa nguời viết đến việc chọn lựa phép đa lập. Trong đoạn văn sau đây của văn hào Hemingway, tác phẩm Giã từ vũ khí, vị anh hùng quên quên bẵng đời sống quân ngũ tẻ nhạt bằng cách tuởng tuợng một phiêu lưu lãng mạn với một người đẹp:

Maybe she would pretend that i was her boy that was killed and we would go in the front door [of a small hotel] and the porter would take off his cap and i would stop at the concierge’s desk and ask for the key and she would stand by the elevator and then we would get in the elevator and it would go up very slowly clicking at all the floors and then our floor and the boy would open the door and stand there and she would step out and i would step out and we would walk down the hall and i would put the key in the door and open it and go in and then take down the telephone and ask them to send a bottle of capri bianca in a silver bucket full of ice and you would hear the ice against the pail coming down the corridor and the boy would knock and i would say leave it outside the door please.

Dịch : (chữ sẽ dùng trong thể giả định, chưa xảy ra)

Có lẽ nàng sẽ giả bộ rằng tôi là nguời tình đã chết của nàng và chúng tôi sẽ buớc vào cửa cái [của một khách sạn nhỏ] và kẻ hầu cửa sẽ giở mũ và tôi sẽ dừng buớc truớc bàn giấy nguời quản lý và xin chìa khóa và nàng sẽ đưng chờ bên thang máy và rồi chúng tôi buớc vào thang máy và nó chầm chậm đi lên phát tiếng động báo hiệu ở mọi tầng lầu và rồi đến tầng chúng tôi và cậu giúp việc mở cửa thang máy và đứng đó và nàng sẽ buớc ra và tôi sẽ buớc ra và chúng tôi tản bộ xuống đại sảnh và tôi sẽ tra chìa khóa vào cửa và mở nó và buớc vào và rồi lấy điện thoại xuống và yêu cầu họ mang một chai capri bianca đựng trong cái sô nuớc đá bằng bạc và bạn sẽ nghe tiếng nuớc đá va vào sô dọc xuống hành lang và cậu giúp việc sẽ gõ cửa và tôi sẽ nói hãy bỏ nó ngoài cửa, làm ơn.


Chúng ta thấy ngay cả đoạn văn dài như thế không có bất kỳ dấu ngắt câu nào . Cả Graham và Hemingway đều dùng phép đa lập để mô tả một kinh nghiệm đang diễn ra trong đầu óc . Phép này gợi nên dòng mơ tuởng liên tục, vì chúng ta tuởng tuợng trong một dòng suối cảm xúc, ý tuởng, hình ảnh nối tiếp một cách lỏng lẻo với nhau, không trong những câu đóng gói chặt chẽ, gọn gàng của những mệnh đề chồng tréo phức tạp và những cụm từ (phrase) trói buộc túm lại với nhau bằng những liên từ (conjunctions) như if, but, yet, therefore, consequently, on the other hand … Thực ra đôi khi chúng ta không chỉ tuởng tuợng bằng chữ mà còn cả trong nhận thức, như Hemingway đã ám chỉ (“and you would hear the ice against the pail”). Hemingway cũng đi xa hơn Grahame trong việc bắt chuớc trạng thái tâm thần của tuởng tuợng : một câu của ông dài dằng dặc và dòng văn không bị cản trở bởi các ngắt câu . Kỹ thuật này là một đa dạng pháp đuợc gọi là “dòng ý thức”, một cách viết gợi nên một xúc cảm trí não, mộng mị, suy tuởng trong một bút pháp nối kết lỏng lẻo .
Phép đa lập đuợc chia thành 2 dạng khác nhau, dùng trong những mục đích khác nhau như: Dạng đẳng lập và lân lập, dạng tam lập . Ta lần luợt khảo sát chúng duới đây .

a- Dạng đẳng lập và lân lập (Multiple coordination and parataxis):
Grahame, Hemingway và những thí dụ kinh thánh tất cả dùng phép đẳng lập (coordination,các câu ngang hàng nhau hay tương đương về ngữ pháp), kết hợp các mệnh đề bằng những liên từ đẳng lập (coordinating conjunction) – Trong các truờng hợp này, hầu hết dùng liên từ “and” . Thay vì đứng ngang nhau, tuy nhiên, các mệnh đề độc lập có thể nối đuôi nhau không cần liên từ, trường hợp này chúng đuợc ngắt câu bằng dấu chấm phết, dù rằng đôi khi một dấu phết cũng đủ rõ. Cách này ta đặt tên là lân lập (parataxis, câu đứng kế nhau).
Mặc dầu câu đẳng lập hay lân lập (Multiple coordination and parataxis) có thể có trong câu đa lập (the freight - train style), chúng không hoàn toàn tuơng đuơng . Nói khái quát, Cái thứ nhất đuợc triệu dụng khi các ý tuởng, cảm xúc hay nhận thức đang chuyển đổi – và khi nguời viết muốn một chuyển động mau và trôi chảy từ mệnh đề này đến mệnh đề khác . Những tình trạng này đúng trong 3 thí dụ ở trên( phần phép đa lập), như chúng đuợc thiết tuởng trong câu văn ngắn duớI đây cũng của Hemingway :

It was a hot day and the sky was bright and the road was white and dusty.

Có sự chuyển động ở đây liên can đến khung cảnh và cảm giác bởi nó ta cảm nhận: Ta cảm thấy sức nóng, thấy bầu trời, hạ tầm mắt xuống ngắm con đuờng như một máy quay phim điều khiển trong một cuộn phim, huớng dẫn chúng ta từ nhận thức này đến nhận thức khác, mà vẫn còn tạo ra một kinh nghiệm liên tục . Phép đa lập, sau đó, có thể phân tích kinh nghiệm giống như một chuỗi câu văn biệt lập (segregating sentences). Nhưng nó mang mọi phần gần gũi với nhau hơn và khi vận dụng phép đẳng lập, nó đạt đuợc cao độ của sự trôi chảy.
Mặt khác, sự trôi chảy không luôn là điều mong muốn. Ý tuởng, hay nhận thức có thể lập đi lập lạI với chút thay đổi và không có gì trôi chung với nhau. Vậy thì phép lân lập đắc dụng hơn phép đẳng lập. Trong thí dụ duới đây, Virginia Woolf, tóm luợc nhật ký của một nguời Anh thăm viếng nuớc Pháp thờI thế kỷ 18, dùng phép đa lập để chế nhạo tính nhỏ mọn của ông ta:

This is what he writes about, and, of course, about the habits of the natives . The habits of the natives are disgusting; the women hawk on the floor, the forks are dirty; the tree are poor; the Pont Neuf is not a patch on London Bridge; the cows are skinny; morals are licentious; polish is good; cabbages cost so much; bread is made of coarse flour.

Dịch :

Đây là những gì hắn viết, và, dĩ nhiên, về tính khí của dân địa phuơng . Tính khí của dân địa phuơng thật gớm ghiếc; đàn bà bán hàng duớI đất, những nĩa lấm đất; cây cối tiêu điều; cây cầu Pont Neuf không bằng một góc cầu Luân Đôn; mục súc gầy ốm; đạo đức rốI loạn; vẻ lịch sự thì tốt; bắp cảI quá đắt; bánh mì làm bằng bột xấu.


Mỗi chi tiết là một thí dụ thêm vào cái ác cảm ẩn khuất . Bằng cách móc nối những mệnh đề bằng dấu chấm phết (có 1 truờng hợp bằng dấu phết), Woolf nhấn mạnh cái nhìn đần độn, uơng ngạnh của nguời viết nhật ký.
Cùng với ưu điểm của nó, câu đa lập có những hạn chế. Giống như câu biệt lập (segregating sentence), nó chẳng điều khiển ý tuởng một cách khéo léo. Câu đa lập (freight - train sentence) ám chỉ rằng những suy tuởng nối kết với nhau với ngữ pháp giống nhau thì cũng quan trọng như nhau. Nhưng thuờng thuờng những ý tuởng không cùng thứ tự về sự quan trọng; vài ý tuởng chính yếu, vài thứ yếu. Ngoài ra, loại kiến trúc này không biểu thị chính xác những liên hệ luận lý nhân quả, điều kiện, sự nhuợng bộ và vân vân. Nó chỉ kết hợp những ý tuởng với những liên từ thông thuờng như and, but, or, nor hay còn kém chính xác hơn, với dấu phết và chấm phết.

b- Dạng tam lập (The triadic sentence):
Một khiếm khuyết thứ nhì của phép đa lập (the freight-train style) là nó thiếu một hình thể rõ rệt . Mang tính mở rộng (open-ended, cho phép thêm thắt), nó không có chỗ cần thiết để dừng lại; nguờI ta có thể tiếp tục mãi bằng cách thêm vào những mệnh đề . Để cung cấp một phuơng pháp dựa trên một nguyên tắc có câu trúc rõ rệt, câu đa lập đôi khi đuợc sáng tạo trong 3 đơn vị và đuợc gọi là phép tam lập hay phép 3 chấm phết ( a Triad):

Her showmanship was superb; her timing sensational; her dramatic instinct uncanny.
Robert Coughlan

Business executives, economists, and the public alikeknew little of the industrial system they were operating; they were unable to diagnose the malady; they were unaware of the great forces operating beneath the surface.
Thurman Arnold


Thuờng thuờng , như trong các thí dụ này, 3 mệnh đề này song hành hơn là đẳng lập, tức là đi song song hơn là đứng riêng biệt bởi vì câu tam lập có khuynh huớng lập đi lập lại . Nhưng nó cũng có thể dùng liên từ khi cần phảI chuyển đổi chủ từ :

Then the first star came out and the great daywas over and in the vestibule I saw my grandmother saluted by her sons who wished her a happy holiday.
Ludwig Lewisohn


Mệnh đề chót trong đoạn văn của Lewisohn dài hơn 2 mệnh đề truớc một cách đáng kể . Chuyển động đến một kiến trúc dài hơn, phức tạp hơn chính là sự xảo diệu của câu tam lập :

The canisters were almost out of reach; I made a motion to aid her; she turned upon me as the miser might turn if any one attempted to assist him in counting his money.
Emily Bronte


Thỉnh thoảng sự chuyển đổi theo huớng nguợc lại, từ dài đến ngắn :

Calvin Coolidge believed that the least government was the best government; he aspired to become the least President the country ever had; he attained his desire.
Irving Stone


3- Phép tích lũy (the cumulative style):

Thông thuờng câu tích lũy gồm một mệnh đề độc lập khởi đầu theo sau bởi một số những kiến trúc phụ thuộc dùng để tích lũy các chi tiết về nhân vật, nơi chốn, sự việc hay ý tuởng . Dù các phần tử theo sau mệnh đề chính là những phụ thuộc, chúng chuyên chở trọng tải chính của câu và cũng quan trọng như nhau .
Những câu tích lũy xuất hiện thuờng xuyên trong mô tả . Nguời viết bắt đầu với một hình ảnh khái quát, giống một phác họa bằng than chì của họa sĩ, rồi điền vào những chi tiết :

A creek ran through the meadow, winding and turning, clear water running between steep banks of black earth, with shallow places where you build a dam.
Mark Schorer

7000 Romaine street looks itself like a faded movie exterior, a pastel building with chipped arte moderne detailing, the windows now either boarded up or paned with chicken-wire glass and, at the entrance, among the dusty oleander, a rubber mat reads WELCOME .
Joan Didion


Phép tích lũy cũng tiện dụng trong phác họa nhân vật:

She [Anne Morrow Lindbergh] was then twenty-one, a year out of Smith College, a dark, shy, quiet girl with a fine mind and a small but pure and valuable gift for putting her thoughts and fancies, about the earth, sky, and sea, on paper.
John Larner


Dù ít đuợc dùng trong tuờng thuật, câu tích lũy cũng xử lý đuợc một số sự việc như trong cuộc chinh phạt nuớc Pháp của quân độI Anh năm 1359:

The unwieldy provision carts, draught horses, and heavily armed knights kept the advance down to 9 miles a day, the huge horde moving in 3 paralleil columns, cutting broad highways of litter and devastation through already abandoned countryside, many of the adventurers now traveling on foot, having sold their horses for bread or having slaughtered them for meat.
John Gardner


Giống như phép đa lập (the freight-train style), câu tích lũy cũng bị vấn đề mở rộng, không có chỗ kết thúc tự nhiên, muốn thêm vào bao nhiêu mệnh đề cũng đuợc nhưng khiếm khuyết này có thể đuợc hóa giải bằng cách kiến trúc đầy nghệ thuật . Trong ví dụ duới đây, tác giả mô tả một tấm hình của cha mẹ, mở đầu với mệnh đề :”Khi họ ngồi chụp hình với nhau”, theo sau câu này với những chi tiết tích lũy, và kết thúc bằng đánh giá ý nghĩa bức hình :

When they sat for a photograph together – two neat slim bodies, the girl unsmiling and her eyes astare, elbows and knees tight, hands clenched in her lap, immaculate to the throat in lacy white, and the young man with grin and straw hat both aslant, jaunty on the bench arm, one leg crossed, natty in his suit and tie complete with stickpin, his arm around her with fingers outspread possessively upon her shoulder – it was a portrait not only of contrasts, but of a nation’s lower middle class coming out of its cocoon .
William Gibson


Việc xảy ra trong câu văn này là sự tích lũy đuợc góp nhặt chính giữa 2 dấu gạch ngang và xâm nhập vào giữa câu chính (“ When they sat for a photograph together... it was a portrait not only of contrasts, but of a nation’s lower middle class coming out of its cocoon “). Câu này trở nên một cái khung bao quanh những chi tiết, một dạng thích hợp cho điều câu đó muốn nói.
Cuối cùng, có một đa dạng khác về câu tích lũy, trong đó thứ tự đuợc đảo nghịch . Trong thí dụ duới đây, một tiểu thuyết gia, thảo luận về trái tim của cô, bắt đầu bằng liệt kê những phần nhu yếu của câu chuyện:

Conflicts and rivalries and their resolutions, pride and its fate, estrangement and reconcilliation, revenge or forgiveness, quests and searches rewarded and unrewarded; abidingness versus change, love and its proof – these are among the constants, the themes of the story.
Elizabeth Bowen


Lưu ý cách Bowen dùng “these” để gộp lại tất cả các danh từ đã kể và để đóng vai trò chủ từ của câu . (these, this, that, those, and such là những đại danh từ khác có thể đuợc dùng trong cách này).

Thực tập :
Mô tả một ngày thông thuờng của bạn, đầu tiên trong 5 hay 6 câu biệt lập, 2 câu đa lập, và kết thúc bằng một câu tích lũy dài . Bảo toàn những chi tiết và thứ tự trong mỗi diễn tả.

4- Phép cộng lập hay song song( the parallel style):

Phép cộng lập là 2 hay nhiều từ hay những kiến trúc đứng trong mối quan hệ ngữ pháp giống nhau với cùng một sự vật . Trong Jack and Jill went up the hill, chủ từ, Jack and Jill là cộng lập ( tức đứng chung vị trí chủ từ) vì cả 2 đều liên hệ đến động từ went . Trong câu duới đây, chữ in đậm là cộng lập, cả 2 bổ nghĩa cho động từ will come :

We will come when we are ready and when we choose.

Phép cộng lập xảy ra trong các loại câu là cách tổ chức những kiến trúc nhỏ. Với những ý tuởng lớn, chúng ta nói về một phép cộng lập, như trong câu này, nơi có 3 túc từ cộng lập theo sau giới từ “in”:

In its energy, its lyric, its advocacy of frustrated joys, rock is one longsymphony of protest.
Time magazine


Và đây, ba cụm từ vô định (infinitive phrases, có động từ nguyên thể) bổ nghĩa cho từ “campaign”:

The Department of Justice began a vigorous campaign to break up the corporate empires, to restore the free and open market, and to plant the feet of the industry firmly on the road to competition.
Thurman Arnold


Kiến trúc cộng lập chịu lệ thuộc vào một luật chặt chẽ về kiểu cách : Chúng phải trong cùng một dạng ngữ pháp. Hãy xem chỗ khởi đầu của câu này, viết bởi soạn giả chính trị thế kỷ 18, ông Edmund Burke:

To complain of the age we live in, to murmur at the present possessors of power, to lament the past, to conceive extravagant hopes of the future, are the common dispositions of the greatest part of mankind ...

Theo luật, 4 chủ từ của động từ “are” phải cùng một dạng ngữ pháp, và Burke làm tất cả trở thành vô định (động từ nguyên thể). Chúng cũng có thể là động danh từ (gerunds): complaining, murmuring, lamenting, conceiving), hay danh từ : Complains, murmurs, laments, conceptions). Nhưng bất kỳ truờng hợp nào, chúng cũng phải cùng một dạng ngữ pháp. Trộn lẫn những dạng ngữ pháp khác sẽ sai luật – ví dụ trộn động danh từ với vô định (To complain of the age we live in, murmuring at the present possessors of power ...). Sự trộn lẫn vụng về này gọi là chuyển cấu trúc (shifted construction) và đuợc coi như là vi phạm ngữ pháp, lôi thôi và mơ hồ.
Phép cộng lập không phải là tiêu chuẩn của văn chuơng hiện đại như thời thế kỷ 18, khi phép cộng lập chiếm ưu thế trong những văn bản chính thức. Mặt khác, đừng dại dột xua đuổi phép cộng lập vì cho rằng lỗi thời . Chúng vẫn hữu ích và thông dụng ngày nay:

We must somehow take a wider view, look at the whole landscape, really see it, and describe what’s going on out there .
Annie Dillard

The professor shuffled into the room, dumped his notes onto the desk, and began his usual dull lecture.
College student


Ưu điểm của phép cộng lập:
- Đầu tiên, chúng tạo ấn tượng và thú vị khi nghe hay đọc, lại còn trau chuốt về nhịp điệu và thứ trật, theo một kế hoạch chính sắp xếp mọi sự vật đúng chỗ của nó.
- Thứ nhì cộng lập mang tính tiết kiệm, dùng một phần tử trong câu phục vụ 3 hay 4 phần tử khác. Chồng chất vài động từ dùng cho một chủ từ đơn độc có lẽ là kiểu mẫu cộng lập thông dụng nhất như trong 2 thí dụ trên. Những động từ cộng lập rất hiệu quả dùng mô tả một diễn trình hay một sự việc. Các động từ lần luợt phân tích sự việc và thiết lập diễn tiến của nó, và sự trưng dụng động từ bất cần đến sự tái xuất hiện của chủ từ, tập trung câu văn vào biến chuyển. Đây là một thí dụ, mô tả về sóc chó (prairie dogs) viết bởi sử gia Mỹ, ông Francis Parkman:

As the danger drew near they would wheel about, toss their heads in the air, and dive in a twinkling into their burrows.

Và một câu chuyện nữa về cuộc xâm lăng Ý của hoàng đế Charles VIII Pháp:

Charles borrowed his way through Savoy, disappeared into Alps, and emerged, early in September, at Asti, where his ally met him and escorted him to the suburbs.
Ralph Roeder


- Ưu điểm thứ ba của phép cộng lập là khả năng làm giàu ý nghĩa bằng cách nhấn mạnh hay tiết lộ những liên hệ vi diệu giữa các từ . Ví dụ của Roeder trên ám chỉ sự khinh xuất, liều lĩnh trong cuộc chinh phạt của Charles . Giống như thế, Bernard Shaw, viết về Joan of Arc, bóng gió một quan điểm chua cay về nhân loại duới bề mặt của bài tóm luợc tầm thuờng về cuộc đời Joan :

Joan of Arc, a village girl from the Vosges, was born about 1412, burnt for heresy, witchcraft, and sorcery in 1431; rehabilitated after a fashion in 1456, desinated venerable in 1904; declared Blessed in 1908; and finally canonized in 1920.

Dĩ nhiên, sự mỉa mai của Shaw đuợc chuyên chở bằng các từ ngữ nhưng diễn tiến nhanh chóng của các động từ cộng lập giúp ta dễ dàng thấy sự điên rồ tàn nhẫn của con nguời, tiêu diệt một phụ nữ mà sau này họ cho là thánh .
Ý nghĩa đuợc củng cố bằng phép cộng lập không buộc phải mỉa mai . Nó có thể mang màu sắc trí thức hay cảm xúc . Trong thí dụ 1 duới đây, chúng ta có thể nghe một cợt đùa ranh mãnh; ví dụ thứ 2, giận dữ; và thứ 3 , hùng biện :

1- She laid two fingers on my shoulder, cast another look into my face under her candle, turned the key in the lock, gently thrust me beyond the door, shut it; and left me to my own devices.
Walter de la mare

2- He [George III] has plundered our seas, ravaged our coasts, burnt our town, and destroyed the lives of our people.
Thomas Jefferson

3- Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, to assure the survival and success of liberty.
John F. Kennedy


Nhược điểm của phép cộng lập:
Phép cộng lập xử lý ý tuởng tốt hơn phép biệt lập hay đa lập . Tuy nhiên nó chỉ thich hợp với những ý tuởng có giá trị luận lý học tuơng đuơng hoặc có vị trí song song : Nhiều hậu quả của cùng một nguyên nhân hoặc vài điều kiện của một hậu quả . Khi nguời viết cố tâm áp dụng phép cộng lập vào những ý tuởng không song song một cách luận lý học, chúng làm mờ nhạt ý nghĩa thay vì làm nổi bật .
Nhược điểm thứ hai là nó có vẻ cổ điển đối với những độc giả chuộng sự tân kỳ . Thứ ba là nó ruờm hơn là ngắn gọn nếu nguời viết thả lỏng cho phép cộng lập chi phối ý tuởng, nghĩa là uốn nắn ý tuởng sao cho song song thay vì vận dụng những câu song song để sắp xếp ý tưởng .
Mặc dù những nhuợc điểm đã kể, phép cộng lập vẫn duy trì đuợc nguồn quan trọng trong cú pháp, một bút pháp mà nhiều nguời sao lãng . Nó là cách hiệu nghiệm nhất của việc xếp thứ tự các nhận thức, ý tưởng hay cảm xúc , của việc nắn dạng câu và của việc đạt đuợc tính ngắn gọn và hùng hồn.

Thực tập:
Bắt chước khuôn mẫu câu văn của Edmund Burke trong thí dụ 4 của phép cộng lập, kiến tạo những câu văn song song trong đề tài dưới đây :
- Bổn phận của một cảnh sát viên hay một công chức chính phủ .
- Ta thán về công việc .
- Lỗi vi phạm trong hành văn của bạn .

5- Phép cân đối (The balanced style):

Một câu cân đối gồm có 2 phần tương đương về chiều dài của câu cũng như về ý nghĩa, và đuợc ngắt bởi dấu phết hay chấm phết :

In a few moments everything grew black, and the rain poured down like a cataract.

Những phần cân bằng có thể lập lại cùng ý tưởng, tỏ lộ nguyên nhân và hậu quả, trước và sau hay bất cứ liên hệ nào khác . Thường thường những câu cân đối phát triển một đối nghịch; khi một đối nghịch trở nên bén nhọn thì đuợc gọi là phản đề (antithesis).
Khi cân đối có thể dính líu đến mệnh đề hay cụm từ (phrases), nó thường là những mệnh đề độc lập (trọn nghĩa) như thí dụ trên hay thí dụ dưới đây :

Visit either you like; they’re both mad.
Lewis Carol

Children played about her; and she sang as she worked.
Rupert Brooke


Những thí dụ này là những câu văn tập hợp (compound sentences). Không phải mọi câu văn tập hợp đều cân đối, cũng không phải mọi câu văn cân đối đều là câu tập hợp . Cân đối chỉ yêu cầu đơn giản rằng một câu được chia thành 2 phần gần bằng nhau và đuợc chia ra bằng một dấu phết hay chấm phết . Điều này có thể xảy ra trong một câu, trên phương diện kỹ thuật, không là câu tập hợp:

They read hardly at all; preferring to listen.
George Gissing


Câu của Gissing thì giản dị theo ngữ pháp, nửa đầu là mệnh đề chính và nửa sau là một cụm từ phân từ ( participial phrase) . Dù thế, nó cân đối vì cả 2 nửa dài bằng nhau (mỗi nửa gồm 6 âm tiết) và quan trọng như nhau .
Những thí dụ trên phô bày sự cân đối giữa 2 đơn vị theo dạng :(--------/--------). Dạng này, tuy nhiên, có thể biến đổi khác đi trong nhiều cách . Đôi khi một trong 2 nửa tách ra làm 2 một lần nữa theo dạng (--------/---- ----) hay (---- ----/--------); đôi khi tách ra làm 3 mảnh như (--------/---- ---- ----) hay (---- ---- ----/--------). Cả hai nửa có thể tách ra làm 2 như dạng (---- ----/---- ----) và vân vân. Vài thí dụ:

For being logical they strictly separate poetry from prose; and as in prose they are strictly prosaic, so in poetry, they are purely poetical.
Dạng (--------/---- ----) - G.K.Chesterton

But called by whatever name, it is most fruitful region; kind to the native, interesting to the visitor.
Dạng (---- ----/---- ----) – Thomas Carlyle

I stood like one thunderstruck, or as if I had seen an apparition: I listened, I looked around me, but I could hear nothing, nor see anything.
Dạng (---- ----/---- ---- ---- ----) – Daniel Defoe

Cộng lập và cân đối (Parallelism and balance):
Sự khác biệt giữa phép cộng lập và phép cân đối là trong phép cộng lập, mọi phần tử liên can phải trong vị trí một liên hệ ngữ pháp (văn phạm) giống nhau để có thể dùng chung một chủ từ hay chung một túc từ . Phép cân đối, tuy nhiên, không buộc phải cộng lập (dù chúng vẫn có thể). Trong thí dụ trên của Defoe, có 6 mệnh đề riêng rẽ và độc lập, không có gì liên hệ cả .
Nhưng phép cộng lập và phép cân đối thường đi đôi với nhau, và không có gì ngăn cấm cùng một cấu tạo giống nhau vừa cộng lập vừa cân đối, nếu chúng làm một chức năng ngữ pháp giống nhau, cùng một dạng, cùng dài bằng nhau như thí dụ sau :

As for me, I frankly cleave to the Greeks and not to the Indians, and I aspire to be a rational animal rather than a pure spirit.
George Santayana


Câu trên cân bằng giữa 2 mệnh đề đẳng lập, cùng cấu trúc ngữ pháp và dài bằng nhau. Bên trong mệnh đề đầu, cụm từ giới từ “to the Greeks and not to the Indians” song song và đối nghịch (antithesis) . Trong mệnh đề thứ nhì “a rational animal than a pure spirit” là một cấu tạo song song, và cân đối đuợc thể hiện bằng đối chọi giữa “rational animal” với “pure spirit”.

Most people, of course, made no distinction between a Communist – Who believed in nothing but government – and such philosophical anarchists as Vanzetti – who believed in no government at all.
Phil Strong


“A” Communist” and “such philosophical anarchists as Vanzetti” là 2 túc từ song song của giới từ “between”, dù cụm từ 2 dài hơn cụm từ thứ nhất để tạo cân đối . Tuy thế, cân đối vẫn xảy ra trong 2 mệnh đề “who” , dù 2 mệnh đề “who” này không song song vì chúng bổ nghĩa cho 2 danh từ khác nhau, một là danh từ Communists, hai là danh từ philosopical anarchists as Vanzetti.

Ưu điểm của cân đối:
Cấu trúc cân đối có vài đặc tính. Nó làm sảng khoái tai và mắt, và tạo hình dạng cho câu, một thiết yếu trong thuật hành văn . Nó đáng nhớ . Và bằng cách dùng những từ chính đối chọi với nhau, nó khai triển ngụ ý của nó . Ví dụ câu văn duới đây của Charles Dickens làm cho ta chiếu cố đến tâm trạng một người không có tiền để biến sáng kiến của họ thành ngân khoản:

Talent, Mr. Micawber has; capital, Mr. Micawber has not.

Anthony Hope ám chỉ một đánh giá hoài nghi về các chính tri, gia và các thư lại :

Ability we don’t expect in a government office, but honesty one might hope for.

Và đây nhà phê bình điện ảnh Pauline Kael về phim Love story:

In itself, a love idyll like this may seem harmless, but it won’t be by itself very long.

Lời than vãn của Kael rằng phim này nếu chúng đuợc quần chúng huởng ứng nồng nhiệt, sẽ mở lối cho những phim nội dung tuơng tự hay tệ hơn. Chú ý câu văn di chuyển từ cụm từ “in itself” trong nó, sang “by itself”, do nó.
Ngoài cách nhấn mạnh những từ riêng biệt nào đó, cân đối có 1 ý tứ sâu xa hơn. Nó diễn tả 1 cách nhìn vào thế giới, giống như phép đa lập hay tích tụ diễn tả thế giới bằng khóe nhìn riêng của chúng. Tiềm ẩn trong câu văn cân đối là một cảm giác khách quan, sự điều động và tỷ lệ. Trong đoạn văn duới đây về Lord Chesterfield, nhà bình phẩm F. L. Lucas củng cố lập luận bằng sự hợp lý của câu văn cân đối của ông.

In fine, there are things about Chesterfield that seem to me rather repellant; things that it is an offense in critics to defend. He is typical of one side of the eighteen century – of what still seems to many its most typical side. But it does not seem to me the really good side of that century; and Chesterfield remains, I think, less an example of things to purssue in life than of things to avoid.

Vì phép cân đối giữ một cách khoảng giữa người viết và chủ từ, nó đắc dụng trong văn châm biếm và trào phúng . Ví dụ, tiểu thuyết gia Anthony Trollope ám chỉ sự phản đối hóm hỉnh của một nhân vật nữ hống hách bằng cách này:

It is not my intention to breathe a word against Mrs. Proudie, but still I can not think that with all her virtues she adds much to her husband’s happiness.

Sự cân đối gây tính khách quan của tác giả và gia tăng uy tín trong bình phẩm của ông, đồng thời mệnh đề thứ hai một cách tự trào tiết lộ rằng ông nuông chiều tánh nói xấu mà ông thề chừa bỏ trong mệnh đề thứ nhất.
Khôi hài cũng là hiệu ứng của câu văn này từ hồi ký của Edward Gibbon, sử gia của cuốn sách nổi tiếng Sự suy đồi và sụp đổ của đế quốc La Mã (The decline and fall of the Roman Empire), trong đó mô tả một chuyện tình buồn thời trai trẻ, kết thúc vì sự bất nhất của thân phụ ông :

After a painful struggle I yielded to my fate: I sighed as a lover, I obeyed as a son; my wound was insensibly healed by time, absence, and the habits of a new life.

Viết ở thời bình lặng của tuổi trẻ, khi dông bão của lứa tuổi 20 có vẻ ít bi thảm, Gibbon mỉm cười . Câu văn tam lập rất cân đối và song song (cộng lập), trịnh trọng như một bản nhạc cổ điển, là một bình giải vào sự đam mê của tuổi trẻ.
Cân đối và cộng lập không tự chúng trao đổi ý nghĩa. Những đơn vị chính của ý nghĩa, dĩ nhiên, là các từ . Nhưng kiến trúc cân đối và cộng lập củng cố và phong phú ý nghĩa . Hay đúng hơn, những loại ý nghĩa nào đó. Không phải mỗi câu nào cũng có thể đúc khuôn theo kiểu này, hay buộc phải rập khuôn kiểu này. Giống như mỗi cú pháp khác, cộng lập và cân đối có hạn chế và cũng có những tiềm năng. Sự lành mạnh, hữu lý và kiểm soát của chúng làm cho không thích hợp với sự chuyên chở tức khắc của kinh nghiệm mới nẩy sinh hay cường độ của cảm xúc mạnh. Ngòai ra, tính trịnh trọng của chúng có vẻ quá tỉ mỉ với các độc giả thời đại, một cách viết kém tự nhiên hơn phép biệt lập, đa lập hay phép tích lũy.
Tuy nhiên, chúng ta không nên đặt ngang hàng tính trịnh trọng với tính giả tạo hay nghĩ tính tự nhiên mới đáng là lý tuởng duy nhất . Mọi câu văn đuợc kiến tạo tốt đều từ nghệ thuật, ngay cả những thứ - có lẽ một cách đặc biệt những thứ - giống như của Hemingway đã tạo ảo ảnh tính tự nhiên . Nên nhớ, tự nhiên là một từ phức tạp. Với nam và nữ giới ở thế kỷ 18, cộng lập và cân đối phản ảnh thiên nhiên, một thực thể đuợc hiểu là bao la nhưng có cấu trúc dễ hiểu, cấu thành từ những phần theo trật tự.
Có lẽ bài học tốt nhất một văn sĩ hiện đại có thể học từ phép cộng lập và cân đối là sự cần thiết của sự tạo hình dạng cho những sự vật ông hay bà ấy có thể nghĩ ra và cảm thấy. Cái hình dạng tuơng đắc với thế kỷ 18 có vẻ thiếu tự nhiên đối với chúng ta. Nhưng trong khi chúng ta không còn viết giống Thomas Jefferson hay Samuel Johnson, chúng ta vẫn có thể dùng phép cộng lập và cân đối như những phương cách sắp xếp vài khía cạnh của kinh nghiệm và kiến thức, và như các phương tiện đạt đuợc sự ngắn gọn, hùng hồn và đa dạng trong câu văn của chúng ta.

Thực tập:
1- Mọi câu dưới đây đều phô bày kiến trúc cân đối . Vài trong số phô bày một cân đối đơn giản một đối một; các câu còn lại phức tạp hơn . Hãy nhận dạng chúng, là --------/--------; --------/ ---- ----; ---- ----/--------; vân vân .
- I was enjoying the privilege of studying at the world’s finest universities; Negroes at hone were revolting against their miserable condition.
Stanley Sanders

- As for me, I am no more yours, nor you mine. Death hath cut us asunder; and God hath divided me from the world and you from me.
Sir Walter Raleigh

- For aristocrats and adventurers France meant big money; for most Englishmen it came to seem a costly extravagance.
Geoffrey Hindley

- Then she shrieked shrilly, and fell down in a swoon; and then women bare her into her chamber, and there she made overmuch sorrow.
Sir Thomas Malory

- Heaven had now declared itself in favour of France, and had laid bare its outstretched arm to take vengeance on her invaders.
David Hume

- The more we saw in the Irishman a sort of warm and weak fidelity, the more he regarded us with a sort of icy anger.
G. K. Chesterton

- Building ceases, births diminish, deaths multiply; the nughts lengthen, and days grow shorter.
Maurice Maeterlinck

- In a few moments everything grew black, and the rain poured down like a cataract.
Francis Parkman

- He could not keep the masses from calling him Lindy, but he convinced them that he was not the Lindy type.
John Lardner

- In literature there is no such thing as pure thought; in literature, thoughts is always the hanđmai of emotion.
J. Middleton Murry


2- Chọn những chủ từ khác với chủ từ trong các câu văn, sáng tác 5 câu cân đối rập khuôn những thí dụ trong câu hỏi 1.

6- Phép hạ thuộc (The subordinating style):

Cho tới đây những cú pháp chúng ta đã khảo sát – biệt lập, đa lập, tích lũy, cộng lập, và cân đối – đều giống nhau ở một điểm thiết yếu: tất cả đối xử những ý tưởng thành phần trong câu văn với ít nhiều quan trọng. Trong hành văn, tuy nhiên, cũng cần thiết để trưng bày mức độ quan trọng. Điều này đòi hỏi một nguyên tắc khác về cấu trúc : đẳng trật hay phép hạ thuộc. Phép hạ thuộc có nghĩa tập trung vào một ý tưởng (diễn tả trong mệnh đề chính) và sắp xếp những điểm kém quan trọng hơn xung quanh nó, trong dạng cụm từ hay mệnh đề phụ.
Có 4 sự khác biệt về câu văn hạ thuộc, tùy theo những vị trí tương đối của mệnh đề chính và các kiến trúc hạ thuộc :
1- Cấu trúc đầu (loose structure) : Mệnh đề chính đi trước và các mệnh đề hạ thuộc, cụm từ theo sau.
2- Cấu trúc cuối (periodic structure) : Các kiến trúc hạ thuộc đi trước, theo sau là mệnh đề chính dùng để đóng câu văn lại.
3- Cấu trúc xoắn (convoluted structure) : mệnh đề chính tách làm hai, một ở vị trí mở đầu và một ở vị trí kết thúc câu văn, các kiến trúc hạ thuộc chen vào giữa mệnh đề chính.
4- Cấu trúc giữa (centered structure) : Mệnh đề chính chiếm ngự giữa câu văn và các cấu trúc hạ thuộc ở cả đầu và cuối.
Bốn dạng hạ thuộc này có thể trộn lộn trong những mực độ khác nhau, và thường trộn lộn. Dù là thế, nó có lẽ đúng rằng hầu hết những câu văn hạ thuộc đều theo một dạng này hay khác.

Dạng cấu trúc đầu (loose structure):
Với ý nghĩa đơn giản nhất, câu văn hạ thuộc có dạng cấu trúc đầu gồm một mệnh đề chính và một cấu trúc hạ thuộc :

We must always be wary of conclusions drawn from the ways of the social insects, since their evolutionary track lies so far from ours.
Robert Ardrey


Số ý tưởng trong câu văn hạ thuộc dạng cấu trúc đầu dễ dàng thêm các cụm từ(phrases) và mệnh đề phụ, liên hệ đến mệnh đề chính hay đến mệnh đề hạ thuộc truớc nó :

I found a large hall, obviously a former garage, dimly lit, and packed with cots.
Eric Holler

I knew I had found a friend in the woman, who herself was the lonely soul, never having known the love of man or child.
Emma Goldman


Khi một số những cấu trúc hạ thuộc tăng lên, câu văn hạ thuộc tiến gần đến phép tích lũy (cumulative style) . Cần phải kẻ một đường phân biệt giữa câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu với câu văn tích lũy . Thực ra, câu văn tích lũy (đúng hơn, hầu hết câu văn tích lũy) là một dạng đặc biệt của phép hạ thuộc . Sự khác biệt thì tương đối, tùy theo mức dài ngắn và sức mạnh của kiến trúc hạ thuộc . Trong câu văn tích lũy, sức mạnh của các câu hạ thuộc có phần áp đảo hơn mệnh đề chính mà mệnh đề chính chỉ đóng vai trò giới thiệu ý tưởng . Đoạn văn dưới đây diễn tả 1 thành phố Welsh minh họa làm thế nào một câu hạ thuộc phát triển thành câu văn tích lũy:

Llanblethian hangs pleasantly, with its white cottages, and orchard and other trees, on the western slope of a green hill; looking far and wide over green meadows and little or bigger hills, in the pleasant plain of Glamorgan, a short mile to the south of Cowbridge, to which smart little town it is properly a kind of suburb.
Thomas Carlyle



Câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu thích hợp với những luận văn nhắm vào bình dân, không kiểu cách, buông thả. Nó đặt chuyện đầu lên đầu giống như ta vẫn thuờng nói. Mặt khác, nó thiếu sự hùng hồn và dễ trở nên khôn có hình dạng cố định . Sự nhất quán của nó không rút ra nhiều từ một nguyên tắc cấu trúc bằng từ mạch lạc của tư tưởng. Một câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu đuợc kiến tạo tốt đến mực độ nó diễn tả được một nhận thức hay một ý tưởng hoàn toàn. Thí dụ trong đoạn văn dưới đây, bắt đầu bằng một mô tả căn nhà ở Brooklyn, nhà của bà nội tác giả :

Her house was anarrow brown stone, two windows to every floor except the ground, where the place of one window was taken by a double door of solid walnut plated with layers of dust-pocked cheap enamel. Its shallow stoop ...
William Alfred


Câu văn của Alfred đuợc hợp nhất bởi những gì nó mô tả - mặt tiền của ngôi nhà. Khi nhận thức kết thúc và khi cặp mắt chúng ta ngó xuống thềm cửa (the stoop), tác giả khéo léo bắt đầu một câu khác. Dĩ nhiên, vấn đề khi nào nên chấm dứt để bắt đầu một câu khác áp dụng cho tất cả mọi loại câu văn. Nhưng nó gây ra một nan đề đặc biệt với loại hạ thuộc dạng cấu trúc đầu nơi thiếu một chỗ chấm dứt rõ rệt khiến bạn muốn lan man hết chuyện này sang chuyện khác.

Dạng cấu trúc cuối (periodic structure):
Dạng cấu trúc cuối đảo ngược kiểu mẫu của dạng cấu trúc đầu, bắt đầu bằng những kiến tạo hạ thuộc và đặt mệnh đề chính ở cuối câu :

If there is no future for the black ghetto, the future of all Negroes is diminished.
Stanley Sanders

Given a moist planet with methane, formaldehyde, ammonia, and some usable minerals, all of which abound, exposed to lightning or ultra violet radiation at the right temperature, life might start almost anywhere.
Lewis Thomas


Không có công thức nào cho dạng cấu trúc đầu . Tuy nhiên, thường thường, các kiến trúc hạ thuộc mở đầu bằng những mệnh đề trạng từ (tức mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề chính . Xin xem phần mệnh đề ở đầu bài, phần ngữ pháp.)như trong thí dụ của Stanley Sanders, hay cụm từ phân từ (participal phrases) như trong thí dụ của Lewis Thomas.
Trong bất kỳ dạng hạ thuộc nào, dạng cấu trúc cuối dùng để nhấn mạnh. Trì hoãn tư tưởng chính gia tăng tính quan trọng của nó . Đến mực độ mà càng nhiều cụm từ, mệnh đề tích tụ ở chỗ mở đầu, mệnh đề chính càng bị trì hoãn, bầu không khí nghiêm trọng càng tăng (trong giới hạn của nó, dĩ nhiên; càng kéo dài càng thêm lẫn lộn hay xa rời đề tài chính). Đây là một thí dụ của sự trì hoãn tốt điểm chính :

Paralyzed by the neurotic lassitude engendered by meeting one’s past at every turn, around every corner, inside every cupboard, I go aimlessly from room to room.
Joan Didion


Dạng cấu trúc cuối cũng đầy vẻ trang trọng và văn chương hơn dạng cấu trúc đầu, gợi nên một văn gia tại bàn viết hơn một diễn giả trong một bối cảnh xã hội thư giãn, một giọng điệu có lợi trong những dịp nghi lễ, dù kém lợi thế trong những dịp ít trang trọng.

Dạng cấu trúc xoáy (convoluted structure):
Dạng này các thành phần hạ thuộc tách mệnh đề chính từ bên trong, thường thường xen vào giữa chủ từ và động từ và đôi khi giữa động từ và túc từ hay bên trong cụm từ động từ (xin xem lại phần cụm từ, phrases):

White man, at the bottom of their hearts, know this.
James Baldwin

And once in a spasm of reflex chauvinism, she called Qeen Victoria, whom she rather admired, “a godamned old water dog”
William Alfred


Cấu trúc xoáy, như một cú pháp thỉnh thoảng hơn là thói quen, là một cách tốt đạt được sự đa dạng trong hành văn . Nó cũng thiết lập sự hùng hồn (emphasis) bằng cách thêm sức nặng vào chữ trước và sau các dấu phết hay gạch ngang mở đầu cho cấu tạo ngắt quãng.

Now demons, whatever else they may be, are full of interest.
Lytton Strachey


Ở đây 2 từ “demon” và “full of interest” lôi cuốn sự chú ý, diễn tả ý chính mạnh hơn dạng cấu trúc cuối:

Now demons are full of interest, whatever else they may be. Whatever else they may be, demons are full of interest.

Tuy nhiên, thực tế không có nghĩa là dạng cấu trúc xoáy có giá trị cao hơn dạng cấu trúc đầu hay cuối . Nó chỉ đơn giản là một cách tiện lợi để thiết lập sự hùng hồn (emphasis) vào những từ riêng biệt nào đó khi cần đến.
Mặt khác, cấu trúc xoáy có vẻ chính thống, và nó có thể thu lượm sự chú ý, đặc biệt khi những thành phần ngắt quãng càng trở nên dài và càng phức tạp:

Even the humble ambition, which I long cherished, of making sketches of those places which interested me, from a defect of eye or of hand was totally ineffectual.
Sir Walter Scott

The life story to be told of any creative worker is therefore by its very nature, by its diversion of purpose and its qualified success, by its grotesque transitions from sublimation to base necessity and its pervasive stress towards flight, a comedy.
H. G. Wells


Đó là những câu văn hay, làm cho chính xác và ăn khớp một cách cẩn trọng; nhưng chúng không dễ đọc. Chúng đòi hỏi chú ý; độc giả phải nhận ra khi một kiến trúc ngừng lại và khi nó tiếp tục và phải có thể ráp nối những mảnh rời đó lại với nhau . Dùng thỉnh thỏang, câu cấu trúc xoáy có đặc tính phi thường: nó lôi cuốn sự chú ý vào nó, và quan trọng hơn, vào điều nó nói, và nó có thể thách đố và kích thích người đọc. Một chuỗi đều đều những thách đố này sớm gây mệt mỏi.

Dạng cấu trúc giữa (centered structure):
Dạng cấu trúc giữa đặt mệnh đề chính ở khoảng giữa câu, với những thành phần hạ thuộc ở cả 2 bên, không có tên gọi chung . Nó đuợc gọi là cấu trúc vòng “circuitous” và cấu trúc tròn “round composition”; Ở đây chúng ta gọi là cấu trúc giữa “centered.” Dù gọi là gì, chúng ta thường gặp nó . (Trong 3 thí dụ dưới, mệnh đề chính được tô đậm.):

Having wanted to walk on the sea like St. Peter he had taken an involuntary bath, losing his mitre and the better part of his reputation.
Lawrence Durrell

Standing on the summit of the tower that crowned his church, wings upspread, sword lifted, the devil crawling beneath, and the cock, symbol of eternal vigilance, perched on his mailed foot, Saint Michael held a place of his own in heaven and on earth which seems, in the eleventh century, to leave hardly room for the Virgin of the Crypt at Chartres, still less for the Beau Christ of the thirteenth century Amiens.
Henry Adams


Trong khi không nhấn mạnh bằng dạng cấu trúc cuối hay bình dân, lỏng lẻo như dạng cấu trúc đầu, dạng cấu trúc giữa có vài ưu điểm, đặc biệt trong các câu văn dài thậm thuợt với cơ man thành phần hạ thuộc . Nó làm cho người viết có thể đặt những thành phần này rõ ràng hơn . Nếu một chục cụm từ (phrases) và mệnh đề phụ (dependent clauses) đều đi trước cấu trúc chính (như trong cấu trúc cuối), hay đi sau mệnh đề chính (như trong cấu trúc đầu), vài thành phần có thể có vẻ lạc loài . Sự liền lạc trở nên mờ nhạt, đặc biệt khi viết về ý tưởng . Cơ duyên mờ nhạt có thể giảm thiểu nếu mệnh đề chính có thể được đặt trong giữa các thành phần hạ thuộc (subordinate elements).
Lợi điểm khác của câu văn hạ thuộc có dạng cấu trúc giữa là nó dễ sắp xếp các thành phần để phản ảnh thứ tự thiên nhiên của sự việc hay ý tưởng . Jonathan Swift làm như thế trong đọan văn dưới đây, bình phẩm sự tham chiến của Anh quốc trong chiến tranh cuộc kế ngôi của Tây Ban Nha (1701 – 1714):

After ten years’ fighting to little purpose, after the loss of above a hundred thousand men, and a debt remaining of twenty millions, we at length hearkened to the terms of peace, which was concluded with great advantage to the empire and to Holland, but none at all to us, and clogged soon after with the famous treaty of partition.

Cho phép một ý nghĩa rộng và không thiên vị về “ý tưởng”, chúng ta có thể nói rằng câu văn của Swift chứa đựng 9 ý : (1) 10 năm chiến tranh; (2)mục đích nhỏ bé hay vô hiệu quả; (3)tổn thất nhân mạng; (4)nợ nần chồng chất; (5) vẳng tiếng hòa bình; (6) kết cuộc hòa bình; (7) thắng lợi cho đồng minh Anh quốc; (8) không có lợi cho chính Anh quốc; (9) bế tắc của hòa bình . Đó là thứ tự các câu phản chiếu thứ tự sự việc . Trong thực tế, cũng như trong câu văn, đầu tiên chiến tranh đến, rồi không có hiệu quả khả quan, tổn thất sinh mạng, nợ, và vân vân . Một mặt trình bày hữu hiệu một tương nhượng khả dĩ (workable compromise) giữa thứ tự tự nhiên của ý tưởng hay sự việc, một mặt sắp xếp thứ tự ngữ pháp trong câu văn, là một trong những công việc khó khăn nhất một tác giả phải đương đầu. Khi bạn phải làm việc với một đề tài dài và phức tạp, phép hạ thuộc dạng cấu trúc giữa có thể chứng tỏ là giải pháp dễ nhất cho vấn đề.

Câu văn cộc (The fragment):

Một câu văn cộc là một từ, một cụm từ hay một mệnh đề phụ đứng một mình thành một câu văn . Nó được coi như mảnh vụn hơn là một câu văn có ngữ pháp vì nó không độc lập trên phương diện ngữ pháp và có thể không chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định (động từ đã chia). Trong hành văn chính thống, câu văn cộc thường bị coi như lỗi văn phạm, dù đôi khi có giá trị cho sự hùng hồn hay sự đa dạng . Trước khi nhìn vào các thí dụ của các câu văn cộc hữu dụng này, chúng ta cần hiểu các dạng thông thường mà câu văn cộc có thể mang, và khi chúng là lỗi văn phạm thay vì một đặc tính giá trị, làm thế nào để sửa chữa.
Như một thí dụ của câu văn cộc độc nhất một chữ, xem câu trả lời này :

Do you understand?
- Perfectly.


Nếu giả thử chúng ta chỉ thấy chữ perfectly đứng một mình, chúng ta sẽ rối trí . Chúng ta biết chữ đó nghĩa là gì, nhưng nếu đứng một mình, nó không có nghĩa . Nó vô nghĩa xét trên phương diện ngữ pháp . Dĩ nhiên chúng ta ít gặp những chữ đơn độc như thế . Luôn luôn chúng xảy ra trong ngữ cảnh (context) của những chữ khác, và chúng ta có thể dễ dàng cung cấp cái gì cần để hoàn tất ý nghĩa :

- [I understand] perfectly.

Những câu cộc trong hành văn ít khi là những chữ đơn độc hơn là những cụm từ hay mệnh đề phụ, thường là những bổ từ (modifiers) tách ra từ những chữ nó bổ nghĩa. Ba trường hợp thông thường là cụm từ phân từ (the participial phrase), mệnh đề tĩnh từ (the adjective clause), và mệnh đề trạng từ (the adverbial clause . Xin ôn lại phần mệnh đề ở đầu bài này), mỗi câu cộc được tô đậm cho dễ nhìn :

Cụm từ phân từ tách rời : I saw her. Going down the street.
Mệnh đề tĩnh từ tách rời : Everyone left except John. Who decided to stay.
Mệnh đề trạng từ tách rời : It was very late. When the party broke up.

Những câu cộc vụng về như trên có thể được sửa chữa bằng một trong 2 cách . Có thể câu cộc được sát nhập vào câu chính với chức năng cụm từ bổ từ (modifiers) :

I saw her going down the street.
Everyone left except John, who decided to stay.
It was very late when the party broke up.


Hay câu cộc cũng có thể vẫn tách rời nhưng làm cho trọn nghĩa, có thể bằng cách bỏ bớt những từ khiến chúng thành câu hạ thuộc như trên(subordinating sentence) hay bằng cách thêm vào một chủ từ và động từ như dưới :

I saw her. She was going down the street.
Everyone left except John. He decided to stay.
It was very late. The party broke up.


Dù những sửa chữa khác nhau này cho đúng ngữ pháp, chúng hơi khác nghĩa đi một chút . (“Hơi” ở đây có nghĩa là hay hơn hoặc dở hơn một chút). Biến một câu cộc thành một câu đầy đủ ngữ pháp thêm hùng hồn.
Loại câu cộc cuối cùng là một phát biểu không có động từ :

All people live in the city or the country.

Trong thí dụ này, việc sửa chữa quá chân chất hơn là những gì người viết cố tình. người viết cần nghĩ ra ý tưởng và cung cấp một thuộc từ thỏa đáng, có lẽ giống như sau:

All people, whether they live in the city or the country, want the conveniences of modern life.

Những câu cộc giá trị:
Câu cộc rất dễ trở nên vụng và thiếu rõ rệt khi vô ý, là hậu quả của sự bất cẩn hay thiếu am tường về ngữ pháp . Nhưng dùng một cách khéo léo, chúng bắt mắt, khác lạ và hùng hồn :

“Many a man,: said Speer, “has been haunted by the nightmare that one day nations might be dominated be technical means. That nightmare was almost realized in Hitler’s totalitarian system.” Almost, but not quite.
Aldous Huxley

Sweeping criticism of this type - like much other criticism – throws less light on the subject than on the critic himself. A light not always impressive.
F. L. Lucas


Một cách rõ rệt, hiệu quả của những câu cộc giống như trên tùy thuộc vào sự lạ thường của nó. Vậy thì cách tốt nhất là dùng câu cộc thỉnh thoảng thôi trong những hành văn chính thống (đúng ngữ pháp), và chỉ khi bạn muốn lôi kéo sự chú ý vào ý tưởng chúng diễn tả.

Thực tập:
Những phát biểu nào ở dưới đây là những câu văn cộc? Hiệu đính lại cho đúng bằng cách thứ nhất, biến chúng thành một câu trọn nghĩa hợp văn phạm đúng chỗ của nó. Thứ hai, sát nhập nó vào một câu để nó trở thành một cụm từ bổ từ (modifiers):

1- In the morning when the sun come up . The party broke camp.
2- Most people are honest. Making an effort, for example, to find the owner of a wallet they picked up on a busy street.
3- That girl is very nice. The one you introduced me to.
4- School is not so difficult. If you don’t let your work pile up.
5- Not everyone likes football . My brother, for instance.
6- Older people who lived through the Depression and the Second Wourld War. And experienced great changes in our society.
7- The boy climbing the tree. That’s is my cousin.
8- Although he wasn’t at fault. Everybody blamed him.
9- That man running down the street. He stole this lady’s purse.


Lập thừa pháp.

Phép lập đi lập lại một câu, hay một từ là một trong những phương pháp nhấn mạnh giá trị nhất trong thuật viết văn. Trong thuật hùng biện cũng thế, ta thường thấy diễn giả dùng một cấu trúc văn, lập đi lập lại để làm nổi bật ý nghĩa điều muốn nói.
Ví dụ : mẹ là dòng suối dịu hiền, là bài hát thần tiên, là tiếng dế đêm thâu, là ...
Hay tinh xảo hơn, phối hợp với đối xứng, với tỷ giảo :
Lạy Chúa từ nhân! Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi ngày.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem ủi an đến chốn u sầu.
Ta thấychữ "Để con", "đem" được lập đi lập lại một cách hùng hồn, đầy sức truyền cảm. Phải không các bạn?
Nhưng nếu dùng Google tìm chữ Tautology, tức lập thừa pháp, ta thấy nó là một khuyết điểm hơn là một thủ thuật hành văn. Google nói : "Needless repetition of the same sense in different words; redundancy." Lập lại một cách thừa thãi. Tại sao lại thế? Có thể nào một ứng dụng tuyệt diệu như thế mà lại thừa thãi?
Cuốn Essential guide to writing của Oxford nói rõ về khúc mắc này như sau : Lập thừa đôi khi là một ưu điểm nhưng đôi khi nó chính là khuyết điểm. Cái ưu điểm đã nói ở trên, nó làm mạnh ý tưởng. Riêng về khuyết điểm, nếu vô ý hoặc vụng về hoặc thiếu kinh nghiệm viết, nó sinh rườm rà, luộm thuộm. Tưởng tượng một câu văn dài chừng 3 dòng, có đến dăm bẩy chữ "những", chữ "và", ta thấy nó non nớt đến thế nào. Phân biệt một biên giới rõ ràng giữa ưu và khuyết điểm của phép lập thừa không dễ dàng. Những ý tưởng quan trọng có thể trở nên ưu; những ý tưởng không quan trọng trở nên khuyết. Khi bạn viết một từ (hay một ý tưởng) 2 lần hoặc hơn 2 lần, bạn lôi kéo sự chú ý của người đọc. nên nhớ chỉ là chú ý chứ chưa phải sự tán thưởng. Nếu nó là một ý tưởng chủ yếu thì rất hay nhưng nếu không, bạn vụng về nhấn mạnh cái ý tưởng không mấy gì đáng chú ý. Nó chia trí người đọc thay vì lôi kéo chú ý của người đọc.
Lập thừa có 2 hình thức cơ bản : lập lại cùng một ý tưởng. Ví dụ:
- That's camouflage, that's trickery, that's treachery, window dressing.
Chữ lập lại không nhất thiết đồng nghĩa với chữ đầu, và thường là không đồng nghĩa. Thay vì lập lại ý đầu, nó thêm chiều sâu cho nghĩa đầu :
- October 7 began as a commonplace enough day, one of those day that set the teeth on edge with its tedium, its small frustration.
Câu này chữ "frustration" mang ý nghĩa tệ hơn chữ "tedium" nhưng xét toàn câu, ta thấy chính chữ "tedium" lại có thể thêm nghĩa cho chữ "frustration". Xin hiểu như thế này : Nó nhàm chán đến độ thất vọng.
Hình thức thứ nhì là lập lại chính xác chữ ấy (chứ không phải lập lại ý tưởng ấy):
- I didn't like the swimming pool, I didn't like swimming, and I didn't like the swimming instructor, and after all these years I still don't.
- Problem gives rise to problem.
- She smiled a little smile and bowed a little bow.
Và đây đoạn diễn văn đọc trong buổi lễ nhậm chức của tổng thống Kennedy :
" Mỹ sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đảm đương bất cứ khó nhọc nào, yểm trợ bất cứ đồng minh nào, chống đối bất cứ kẻ địch nào, để đảm bảo cho sự tồn tại và khải hoàn của tự do."
J. F. Kennedy

Một đoạn văn trong truyện ngắn của Đông Hà :
Đêm tân hôn của vợ chồng nó, tôi ra ngoài sân sau ngồi nhìn trời đất. Sao mà nhớ cái hồi tôi khoái bắt đom đóm bỏ vô hộp coi nó sáng, đêm nào thằng Khoa đi bắt rắn, bắt ếch về thế nào cũng cho tôi vài con đom đóm lập lòe sáng trong cái hộp nó tự làm; sao mà nhớ cái hồi tôi sốt, nó cõng tôi chạy xành xạch lên trạm xá, nó thức trắng đêm để thay khăn cho mát đắp lên trán; sao mà nhớ cái hồi cắt lúa, tụi con gái chòng ghẹo quá chừng chừng mà nó im re, nhìn tôi nói một câu lãnh nhách “kệ tụi nó hén Nâu”; sao mà nhớ ngày tôi lên xe đi thành phố học, mắt nó đo đỏ “lên trển giữ gìn sức khõe nghen, tui bỏ hộp cù là trong xách đó, nhớ trời lạnh lấy mà thoa kẻo bịnh nghen ...”; sao mà nhớ cái hồi tôi học về, nó chăn vịt tận đồng Xít mà ngày nào cũng dỏng chân về ngang mấy bận, bắt theo con vịt thiệt mập “nội à, con Nâu nó ưng ăn bánh xèo, nội bằm vịt đổ cho nó ăn nghen nội”....
Đông Hà.

Hiển nhiên ta thấy ngay YR dùng lập thừa pháp. Như ta biết, lập thừa pháp lôi cuốn chú ý. Vấn đề chủ ý của YR như thế nào lại bắt ta phải chú ý đến đoạn này? Nó có quan trọng đến mức phải gợi chú ý hay không?
Thưa có. Nó rất xác đáng. Tựa đề là Mùa đom đóm. Đoạn văn này là chỗ chuẩn nhất để cho đom đóm góp mặt. Đom đóm tượng trưng cho những cái gì quý báu nhất mà vụt chốc không còn nữa. Họa chăng là trong hồi tưởng, trong kỷ niệm. Cái con đom đóm lại được thêm sức bằng một chuỗi kỷ niệm khác :"Kệ tụi nó hén nâu", buổi chia tay, bánh xèo nhân vịt ...Chữ sao mà được lập đi lập lại như cái thảng thốt của một "có" trở thành "không", một cái "đang" khuất dần vào "đã", một thân quen phút chốc dửng dưng. (Meta cũng đang lập thừa chỗ này.)
Cái xác đáng biến thành đích đáng (lại lập thừa) khi toàn câu văn trên được làm cơ ngơi cho câu kết lọt vào, gọn lỏn, đầy ý nghĩa và ...đích đáng : “lạ thiệt, sao bửa nay đom đóm ngoài bụi mía nhiều vẫy hỏng biết." Đom đóm tượng trưng cho luyến tiếc, cho hoài cảm, cho kỷ niệm." lạ thiệt, sao bửa nay kỷ niệm nhiều vẫy hỏng biết."


Phép hành văn (Composition)


Thưa các bạn, như đã trình bày từ đầu, bài này được chia ra làm 3 phần chính gồm : ngữ pháp, là các từ ngữ căn bản để ghép thành câu; cú pháp, phương pháp và mẹo luật để ghép câu dùng cho những mục đích khác nhau và tạo ứng nghiệm khác nhau và cuối cùng là phép hành văn, giúp sáng tạo một tiểu thuyết gồm những bước như :

- Xây dựng bối cảnh.
- Giới thiệu và xây dựng cá tánh nhân vật.
- Diễn biến gồm tạo tình tiết, thắt các tình tiết, gỡ các tình tiết dẫn đưa đến kết thúc.
- Tạo một hồn cho câu chuyện bằng cách gói ghém nhân sinh quan, chuyên chở một triết lý, gởi gấm tâm sự hay thông điệp. (Không phải truyện chỉ cần diễn biến, nó còn cần hàm chứa những tư tưởng sâu xa mà người viết ngầm truyền đạt . Chẳng hạn không phải chỉ nỗi truân chuyên của Thúy Kiều mà còn là một thuyết về tài mệnh tương đố; cũng thế, không phải chỉ những pha chém giết của Quan Công, mưu mẹo của Khổng Minh, được thua của Lưu Bị mà còn là những gương trung liệt, gian hùng, thiên thời, địa lợi nhân hòa).

Tất cả những thứ cần thiết ấy để tạo thành một áng văn chương hay cần phải dành riêng một bài khác mới đủ để nói hết và nhất là để cho độc giả khỏi nản chí khi đọc một bài biên khảo quá dài, khi thấy con đường viết lách ôi sao mà diệu vợi.
Hẹn các bạn sẽ viết về phép hành văn vào dịp khác.

HẾT.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2006 22:10:29 bởi meta4954 >
#1
    Viet duong nhan 19.12.2005 04:28:56 (permalink)
    Meta thân mến,

    Cảm ơn Meta đã post bài "Phép Hành Văn" chia sẻ cùng ACE DĐ VNTQ - Thật hay & hữu ích cho những ai thích học hỏi, tìm hiểu...
    Chúc Meta & gia đình vui vẻ đêm Giáng Sinh.
    Thân
    VDN
    #2
      meta4954 19.12.2005 07:19:41 (permalink)
      Cám ơn chị Bảy. Bài này dùng được cả trong Việt văn lẫn Anh Văn. Mong nó giúp phần nào trong việc cải thiện, trau giồi thuật viết văn của chúng ta, không riêng trình độ nào.
      Đáng kể là Huyennguyen trong truyện Thủy Hương, cách diễn tả về ảo giác trong một đoạn hồi tưởng của nhân vật Nguyên cũng đáng học hỏi.


      Có những buổi chiều tàn, anh lặng ngồi trước hiên nhà, nhìn nắng vơi dần trên giàn hoa tigôn đang độ đơm hoa, những cánh hoa be bé, màu tím nhạt pha lẫn sắc xanh của lá, làm anh nghĩ đến sự nảy nở và lụi tàn. Anh như thấy màu xanh của lá, tím của hoa và màu ươm ươm hoàng yến của nắng chiều đang cố toả những vầng ánh sáng cuối ngày nhoà phai bỗng hoà trộn, thành một màu quái dị trong mắt anh. Anh ngỡ mình hoa mắt, nhưng không! Anh không giải thích nổi cảm giác ấy thật sự có ý nghĩa như thế nào. Người ta nói mỗi một cảm giác vào những thời điểm nhất định có một ý nghĩa nào đó. Anh không biết. Và anh thường ngồi rất lâu giữa không gian gần gụi, quen thuộc ấy, nghĩ về những chuyện xa xôi, có những chuyện anh nghĩ rằng mình đã quên, thế mà anh vẫn nhớ. Đối với anh, kỉ niệm như chùm bong bóng màu rực rỡ giữa không trung, thật đẹp và cũng thật khó nắm bắt. Anh nhớ lại những ngày thơ dại, anh đi phất phưởng giữa cái nắng quắt quay của miền Trung, lùng bắt những chú ve sầu đang râm ran vũ khúc giao hưởng mùa hè. Anh nhớ lũ bạn vẫn thường tắm cùng anh trên bến sông, nhớ cả những kiểu nhào lộn, cười đùa của từng đứa. Rồi những đêm giao thừa lép bép tiếng củi khô bén lửa dưới nồi bánh tét luộc dở dang, hân hoan những bông hoa lửa nhỏ bé xoè tung như pháo hoa, hoà cùng âm ùng ục của nước đang sôi…Có những điều anh không bao giờ nhớ lại lần thứ hai với một cảm xúc tương tự. Cũng có những điều, bao giờ anh cũng tìm được một đường mòn suy nghĩ đượm hương nguyên sơ…


      Tiếc rằng đoạn này tác giả không liên tưởng đến nhân vật Thủy Hương hoặc những gì liên hệ đến Thủy Hương vì dù Nguyên "không thuộc dạng người sống hoài với quá vãng", quá vãng vẫn âm ỉ trong tiềm thức và có lúc nó thôi thúc anh ta đến miền kỷ niệm ở Đà Lạt, nó biến hồi tưởng thành ảo giác với những màu sắc nhảy múa linh động, nó khoảnh khắc chiếm hữu ý thức.
      Xin bạn đọc vào đây : http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=93761 để tham khảo.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2005 07:21:14 bởi meta4954 >
      #3
        meta4954 19.12.2005 07:23:42 (permalink)
        Xin đăng Mùa đom đóm ở đây để tiện tham khảo vì nó phải đi theo sau Phép Hành Văn.
        _________________

        Mùa đom đóm

        Tác giả: YellowRose

        Một ngày cuối tháng 6, ngày cuối cùng thuyết trình để chấm dứt khoãng trời Đại Học, tôi nhận được tin nội nhắn vào “bây có về được mùng bốn tháng này không con ? Thằng Khoa nó lấy vợ”

        Tôi chết trân “ông lấy vợ đấy hả Khoa ? Sao lẹ vậy ông ?”. Tôi đi thuyết trình luận án tốt nghiệp mà như đi trên mây, dự án trồng lúa thêm vụ mấy bửa hởm còn thông sáo, bây giờ như tơ vò, nhìn đâu cũng thấy cái dáng đen nhẻm, nụ cười hiền queo của Khoa .

        Rồi cũng xong, tôi lao về quê như một cơn lũ mùa Đông, không dám khóc mà chỉ im re .

        -Mày với con Tía đi bưng quả cho nó nghen Nâu . Nó đợi mày về mấy hởm bửa rồi đó, đi ra đi vô chờ mầy về như gà mắc đẻ vậy đó .

        Trưa, nội biểu tôi đem cơm ra chòi Vịt cho Khoa,

        -Sao gần cưới mờ nó còn chăn vịt hả nội ? Ngày cưới mà đen thui đàng gái họ cười cho thúi mũi .

        -Ờh, tao cũng nói vậy mà nó đâu có nghe, nó nói cưới vợ hay không cũng giống nhau, bầy vịt để đó nó không chăn thì ai chăn ? Lũ vịt mà đói lại đẻ trứng non hay tịt ngòi thì tiền đâu mai mốt mua sách vở cho bây .

        Tôi nghèn nghẹn ở cổ , đi cưới người khác mà còn bày đặt lo cho tui. Ông đừng có dẻo miệng quá nghen . Nghĩ vậy chớ mang cơm thì vẫn mang cơm, tôi đi ra chòi vịt mà lòng như ngày mưa .

        Khoa ngồi trên bờ đê, cạnh cái chòi vịt, mắt nhìn đâu xa lắc, tôi đến mà cũng chẳng hay .

        -Ông Khoa, nội biểu tui mang cơm cho ông .

        Khoa giật mình, hình như hơi sao đó, rồi mừng rỡ

        -Nâu về rồi hả Nâu ? Học sao ở trển mà ớm nhơm ớm nhách vậy Nâu ? Thôi để tui bắt con vịt bằm nhuyễn đổ bánh xèo cho Nâu ăn nghen .

        -Lần nào tui cũng nghe ông nói một cái câu y chang vậy ? Thôi tui về đây, để vịt mà lo cho vợ. Lo cho tui chi, uổng của .

        -Nâu ơi Nâu...

        Tôi mặc kệ, bưng cái mủng không mà lảnh quảnh bước về, bấy khi , lúc nào tôi cũng đợi Khoa ăn xong rồi sẵn đem chén bát về rửa luôn thể, nhưng bây giờ, ai lòng dạ đâu mà ngồi đó coi ổng ăn, lòng dạ đâu mà ngồi đó trả lời hết câu quan tâm này đến câu quan tâm khác, lòng dạ đâu ...

        Ngày đãi bạn, thấy Khoa ăn bận áo sơmi quần tây cười cười với đám bạn, cái mặt tôi héo như cái bánh tráng nhúng nước, héo như ngọn lang phơi nắng . Con Tía kéo tôi vô buồng, “chị Nâu buồn thiệt đó hả ? Tại chị học cao quá, ảnh hỏng dám mơ. Ảnh nói chị đi thành phố học, làm bạn tòan mấy người ăn bận óach thiệt óach, ăn nói “văn hóa”, lại mang giày Tây chớ hong có đi dép lào như ảnh. Hồi tháng trước, ảnh lùa vịt sang đồng trên, nửa đêm bị trúng gió, may có chị Thìn đi tìm vịt lạc thấy nên bắt gió, may sao thoát chết, ảnh mang ơn, má chị Thìn đánh tiếng, rồi nội dặm tiếng cho, thế là ưng nhau đó chớ “

        Ai chứ con Thìn tôi biết rõ quá mà, hồi lớp 7 nó học với tôi, học thì dốt nhưng lanh tay lắm, lại xề xòa, giỏi giang việc đồng áng. Chắc lấy nó, Khoa sẽ có người đỡ đần việc nhà, có người nấu nướng đàng hoàng hơn. Hồi xưa, nó chịu Khoa lắm, cứ ỏn ẻn đi ngang nhà gọi “anh Khoa ơi, anh Khoa à” miết thôi . Đâu có như tôi, Khoa biểu đừng gọi Khoa bằng “ông” nữa mà tôi đâu có chịu, cứ mở miệng một ông hai tui . Hèn chi ...

        Rồi cũng tới ngày cưới, tôi với con Tía bưng quả cho Khoa mà lòng dạ tôi như rớt xuống sình. Tôi đâu có dám dòm Khoa đâu, hồi trước Khoa đánh tiếng thương mà tôi đâu có dám hó hé gì, tại định học cho xong rồi về quê giúp bà con làm lúa cho nó ra hồn hơn chớ một năm hai vụ có mà đói triền miên, sau đó mới dám ừ . Ai dè nó tưởng tôi làm cao, ưng bụng mấy đứa trên thành phố . Sao mà nó ngu, nội đem nó về từ 9 năm trước, ở cùng một nhà đáng lẽ biết tính tôi chứ . Tôi đậu Đại Học, nó rớt cái bịch, nội biểu nó lo ôn rồi thi tiếp, mà nó làm ra người lớn “để con lo chăn vịt kiếm đồng ra đồng vô mua sách vở cho Nâu, nội à, nó lên trển , con không cho nó thua kém đứa nào đâu”. Sau đó nó lo chăn vịt, dành dụm từng đồng sắm đồ, mua sách, mua vở cho tôi . Tưởng đâu nó cứ miết vậy, hỏng có để bụng thương ai hết, ngờ đâu ....

        Đêm tân hôn của vợ chồng nó, tôi ra ngoài sân sau ngồi nhìn trời đất, sao mà nhớ cái hồi tôi khoái bắt đom đóm bỏ vô hộp coi nó sáng, đêm nào thằng Khoa đi bắt rắn, bắt ếch về thế nào cũng cho tôi vài con đom đóm lập lòe sáng trong cái hộp nó tự làm ; sao mà nhớ cái hồi tôi sốt, nó cõng tôi chạy xành xạch lên trạm xá, nó thức trắng đêm để thay khăn cho mát đắp lên trán; sao mà nhớ cái hồi cắt lúa, tụi con gái chòng ghẹo quá chừng chừng mà nó im re, nhìn tôi nói một câu lãnh nhách “kệ tụi nó hén Nâu”; sao mà nhớ ngày tôi lên xe đi thành phố học, mắt nó đo đỏ “lên trển giữ gìn sức khõe nghen, tui bỏ hộp cù là trong xách đó, nhớ trời lạnh lấy mà thoa kẻo bịnh nghen ...” ; sao mà nhớ cái hồi tôi học về, nó chăn vịt tận đồng Xít mà ngày nào cũng dỏng chân về ngang mấy bận, bắt theo con vịt thiệt mập “nội à, con Nâu nó ưng ăn bánh xèo, nội bằm vịt đổ cho nó ăn nghen nội”....

        -Vô ngủ đi kẻo muỗi cắn đó Nâu

        Tôi giật mình, chùi thiệt lẹ giọt nước mắt ,

        -Trời, đêm tân hôn ông ra đây chi, có đi vô không vợ ông giận bây giờ đó nghen .

        Cái tiếng "vợ" sao mà cứ sóng sánh váng vấp trong lòng tôi, cứ như ly nước muốn đổ nhào xuống vậy .

        -Thi xong chưa Nâu ? Có đạt không Nâu ? Có thiếu tiền gì không để tui liệu trước .

        -Ông đi vô đi, tui thi xong hết trơn rồi, tui định ...

        -Định sao ?

        -Định về xã làm , tui định sống đời sống kiếp với cái đất Quảng này, mà chắc ...

        -Ủa, chớ hỏng phải học xong là Nâu ở lại thành phố với thằng đó hả ?

        -Thằng nào ? Tui chỉ có thằng chăn vịt của tui thôi . ( Trời ơi, tự dưng tôi bạo miệng lạ )

        -Đừng chọc tui mà, tui nói cái thằng lúc trước mà Nâu dẫn về chơi đó

        -Trời đất, bộ ông tưởng tui khùng hả ? Nó về coi để làm đồ án đó cha, ai mà thèm mấy cái đầu bóng láng, áo quần se sua đó .

        Tự dưng nhớ lại, hồi đó tôi tức vì Khoa cười cười với con Huê nên nói chơi để dọa thôi mà, ai dè nó tưởng thiệt .

        -Hai đứa bây làm gì ngoài đó,

        Nội ở đâu lọ dọ bước ra .

        -Thằng Khoa đi vô ngủ đi, bây để vợ bây một mình vậy đó hả ? Đêm đầu tiên nhà chồng, đừng để cho nó tủi thân nghe con . Đi vô nhanh đi, cho tao có cháu tao bế .

        Tự nhiên Khoa ngượng ngịu, lo lắng ngó tôi một cái thiệt nhanh rồi cúi mặt xuống đất “nội kì quá”

        Tôi sẵn giọng, -kì gì mà kì, nội nói đúng đó, ông đi vô đi, ở đây nhiều chuyện, tui ngán quá .

        Chợt tiếng con Thìn ỏn ẻn nơi cửa buồng vọng ra “Anh ơi, vô ngủ”, nghe ngọt ngào quá mạng. Tôi chợt thấy rờn rợn ở sống lưng , miệng lẩm bẩm một mình “lạ thiệt, sao bửa nay đom đóm ngoài bụi mía nhiều vẫy hỏng biết .


        Yellow Rose
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.01.2006 15:10:05 bởi meta4954 >
        #4
          hellomy9 21.12.2005 00:48:01 (permalink)
          Ồ một bài viết thật sự thú vị

          Cả đoạn văn dẫn chứng của huyennguyen cũng rất hay

          Độc đáo lắm cơ
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9