]Tránh điệp vận một chút thì sẽ hay hơn... thơ đường trừ độc vận ra thì chỉ nên dùng một chữ trong toàn bài văn....
Chết thật, nhờ anh Đông Hòa chỉ ra mà NH mới biết là trong mấy câu mà có tớ bốn chữ
tình! Thế nào mà Hùng không nhận ra, mặc dù bản thân vẫn rất dị ứng với sự trùng lặp, kể cả loại thơ độc vận

.
Cám ơn anh rất nhiều, và nhân đây xin được sửa lại cái bài
tình đánh ấy:
ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG
Miệng hứa yêu nhau đến trọn đời
Mà tình lang bạt mãi không thôi
Đi cùng “phở” trẻ duyên chưa đủ
Về với “cơm” già
phận đã vơi
Ngoài mặt giả đò mong níu giữ
Trong lòng
sự thực muốn buông rơi
Sống chung kiểu ấy như là chết
Bởi thế cần chi phải giữ lời?
Tất nhiên câu kết vẫn chưa thể coi là đạt
Bạn thân
Ở đây tôi không bàn về điệp ngữ, mà chỉ bàn về âm điệu, vì thơ là nhạc, là ca ngâm.
Bây giờ bạn ngâm lại câu
Miệng hứa yêu nhau đến trọn đời
Mà tình lang bạt mãi không thôi
Đi cùng “phở” trẻ duyên chưa đủ
Về với cơm già "TÌNH" đã vơi
Bạn thấy không câu 4 bạn ngâm sẽ trật cung phách , sửa lại âm trắc - Về với cơm gà "PHẬN" đã vơi - âm điệu trở nên trầm bổng.
Nhiều khi cùng thanh bằng chữ có dấu huyền, chữ không dấu âm điiệu khác biệt ,khi ngâm lên ta có cảm tưởng dây chùng, ngang cung , như " Rải rác Đường thơ khắp diễn dàn " ta thấy âm điệu nhẹ nhàng , nếu như " Rải rác thơ Đường khắp diễn dàn " ta thấy âm điệu ngang cung.
Tâm sự với bạn và hàng
Trần Mạnnh Hùng
p
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2006 05:23:34 bởi Tran Manh hung >
"Thơ là trừu tượng, tình cảm là hư cấu được cấu tạo rất vô tư trong hồn thơ
Nếu ý thơ đi quá mức giới hạn của tình cảm, đó là sự hồn nhiên của thơ, xin đừng giận, sự giận dữ làm mất đi vẻ đẹp của thơ".
Trần Mạnh Hùng