Trích đoạn: BINH_SVATY
_______________________________________________________________________________________________________
THƠ CÓ CHỒNG
Gái có gông rồi hết nét xinh
Thơ còn nhí nhảnh lẳng lơ tình
Tơ vương kẻ nhắc Đường nên tránh
Mến cảm ai chừa nẻo lạnh thinh
Kẻo nhỡ mai chồng nghe tiếng xấu
E lầm mỏng phận thiệt riêng mình
Bài thơ xướng họa dè thân gái
Khóm trúc sân đình lẻ mới xinh...
Kim Giang
_____________________________________________________________________________________________________
THƠ - CHƯA CÓ VỢ.....HIII
TRAI TÍNH CỖI CẰN - BỞI TÍNH TINH <TINH VY >
BUỒN ĐỜI TA SỐNG CHẲNG MẢNH TÌNH
RA PHỐ RA ĐƯỜNG THÊM ĐÓI MỘNG
GẶP NGƯỜI TOAN TÍNH...CUỘC TÌNH XINH
DUYÊN BÉN MONG NGƯỜI XINH ĐÓN NHẬN
MỘNG TÌNH XIN CHỚ HỮNG HỜ TIM
BAO Ý THƠ ĐỀ TRONG LỐI HẸN
LIỆU TÌNH THÂN THIẾT - MỘNG RẰNG XINH
BINH_SVATY
ĐƯỢC CHƯA KIM GIANG ƠI....HIII MÌNH HỌC DỐT LẮM ĐÓ THANKS
KIM GIANG ơi... có khá lên không vậy....mình mới đọc vội bài viết <luật làm thơ > mà...mong BÁC LÁ VÀ MỌI NGƯỜI CHỈ GIÙM cám ơn mọi ngươi nhiều....chưa dám họa thơ vói HUYNH ĐÂU tTRAN MANH HUNG À
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI
Chào bạn BINH_SVATY
Nghe lời lẽ thì thấy là bạn muốn học. Và xem tình hình thì thấy bạn còn hoàn toàn xa lạ với “thơ”, chưa nắm được một chút gì “làm vốn”. Hướng dẫn không khéo thì có thể bạn sẽ chán nản bỏ cuộc.
Nên tôi chỉ cho bạn một chút về “bằng, trắc” làm vốn rồi chúng ta cùng nhau sửa lại bài “rượu xuân” nhé.
Luật Bằng Trắc trong một câu thơ 7 chữ thật là dễ ợt như sau :
* trước nhất : Bằng là những chữ không dấu và có dấu huyền, Trắc là những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.
* những chữ thứ 1, 3 và 5 ra sao cũng được. Chữ thứ 7 là vần
* Luật qui định các chữ Bằng và Trắc ở các vị trí 2, 4, 6 như sau :
- hễ chữ thứ 4 là Trắc thì chữ thứ 2 và thứ 6 phải là Bằng
- và ngược lại hễ chữ thứ 4 là Bằng thì chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải là Trắc
Đâu có khó gì, phải không bạn ?
*Bài “rượu xuân” có từng nhóm 4 câu, nên thuộc loại thơ có tên là “tứ tuyệt”. Chúng ta sửa bài ấy nhé :
Câu 1 phải sửa chữ thứ 6 (chữ “hai”) thành một chữ Trắc, ví dụ :
« trời đã vào xuân được
mấy tuần »
Câu 2 như bạn viết thì đã đúng luật bằng trắc rồi, nhưng viết tréo « giêng tháng » thì không ai chấp nhận, mà viết « tháng giêng » thì sai luật bằng trắc, nên phải sửa, ví dụ là :
« tháng giêng rằm
lớn tha hồ nâng »
Câu 3 sai luật bằng trắc, nhưng chỉ cần đảo lộn hai cụm từ « quà biếu » và « đầu năm » là sẽ đúng :
« đầu năm quà biếu bao người lễ »
Câu 4 cũng vậy, chỉ cần đảo lộn hai cụm từ “đủ loại” và “tây ta” :
“ đủ loại tây ta với rượu cần. »
Rốt cuộc chỉ sửa với hai chữ mới. Còn thì chỉ là đảo lộn các cụm từ thế là bài thơ nghe tốt hơn trước :
« trời đã vào xuân được
mấy tuần »
« tháng giêng rằm
lớn tha hồ nâng »
« đầu năm quà biếu bao người lễ »
“ đủ loại tây ta với rượu cần. »
Nhưng “luật làm thơ” chỉ là những mánh lới thực hành, giúp ta viết được những câu thơ nghe xuôi tai, thêm “hay” cho câu thơ.
Còn cái cốt lõi của câu thơ vẫn là cái “ý nghĩa” mà nó diễn đạt.
Một câu thơ gồm những từ ngữ thật kêu mà vô nghĩa thì bị chê là “sáo rỗng”.
(tôi viết đến đây thì đọc thấy bài mới của bạn)
Bài mới của bạn thì chỉ sai Luật có một chữ ở câu 2 thôi.
Sửa xong như dưới đây thì hoàn toàn đúng Luật bằng trắc.
TRAI TÍNH CỖI CẰN - BỞI TÍNH TINH <TINH VY >
BUỒN ĐỜI TA phải SỐNG
không TÌNH
RA PHỐ RA ĐƯỜNG THÊM ĐÓI MỘNG
GẶP NGƯỜI TOAN TÍNH...CUỘC TÌNH XINH
DUYÊN BÉN MONG NGƯỜI XINH ĐÓN NHẬN
MỘNG TÌNH XIN CHỚ HỮNG HỜ TIM
BAO Ý THƠ ĐỀ TRONG LỐI HẸN
LIỆU TÌNH THÂN THIẾT - MỘNG RẰNG XINH
Nhưng về Niêm thì chưa đúng cho thơ Đường.
Vậy tôi nói về Niêm.
Niêm là tính Bằng Trắc từ câu trên xuống câu dưới.
Ví dụ là mỗi câu thơ đều đúng Luật bằng Trắc như đã chỉ ở phần trên. Vậy khi xét về Niêm ta chỉ cần nhìn chữ thứ 2 của mỗi câu.
Đúng Niêm thì như sau :
nếu chữ thứ 2 của câu 1 là Bằng thì :
· chữ thứ 2 của câu 2 và 3 phải là Trắc
· chữ thứ 2 của câu 4 và 5 phải là Bằng
· chữ thứ 2 của câu 6 và 7 phải là Trắc
· chữ thứ 2 của câu 8 phải là Bằng
ngược lại nếu chữ thứ 2 của câu 1 là Trắc thì :
· chữ thứ 2 của câu 2 và 3 phải là Bằng
· chữ thứ 2 của câu 4 và 5 phải là Trắc
· chữ thứ 2 của câu 6 và 7 phải là Bằng
· chữ thứ 2 của câu 8 phải là Trắc
cũng đâu có khó, chỉ cần để ý chút là thấy.
Do đó nên bài Chưa có vợ là sai Niêm.
Tạm sửa như sau :
THƠ - CHƯA CÓ VỢ.....HIII
TRAI TÍNH CỖI CẰN - BỞI TÍNH TINH
BUỒN ĐỜI TA phải SỐNG không TÌNH
RA ĐƯỜNG RA PHỐ Tình THÊM ĐÓI
Muốn GẶP NGƯỜI XINH TÍNH...CUỘC TÌNH
DUYÊN BÉN MONG NGƯỜI XINH ĐÓN NHẬN
MỘNG TÌNH XIN CHỚ HỮNG HỜ TIN
THƠ ĐỀ BAO Ý còn TRONG HẸN
THÂN THIẾT TÌNH ta MỘNG đẹp XINH
BINH_SVATY
Đến đây thì bài thơ đúng Luật đúng Niêm. Nhưng chưa ổn về "vần" về "đối" và "ý nghĩa" chưa rõ ràng.
Tôi hiện đang bụi đời nên không đủ tiện nghi viếng thư quán. Bạn đã đọc bài "Luật Làm Thơ" và đã có tiến bộ rất nhiều so với bài đầu tiên. Hôm nào rảnh tôi sẽ nối tiếp bài nầy.
Thân mến chào và chúc bạn nhiều hăng say với thơ Đường Luật.
LCR