Bạn Nguyên Hùng mến,
(có phải chính bạn đã nêu câu hỏi : dường như ngoài thơ Ðường thì thơ 7 chữ khỏi theo luật? Sợ sự thắc mắc không lời giải đáp nên tôi góp ý như sau :)
Theo sự nhận xét của tôi thì thơ 7 chữ nào cũng phải theo luật.
Nhắc lại : Luật, theo quan niệm ngày nay, là cách đi tắt giúp ta viết được những câu thơ nghe hay hoặc không "khổ độc", chứ không phải là một sự ràng buộc để có được "tước hiệu" hay "bằng cấp". Và dĩ nhiên chúng ta phải theo càng sát Luật càng tốt, để có được những bài thơ "hay".
Về câu thơ 7 chữ, tôi thấy như sau :
1* Ðường Luật, Tứ Tuyệt, hay trường thiên, đều phải theo Luật Bằng Trắc như chúng ta đã học về thơ Ðường Luật thì nghe mới hay, hoặc ít nhất là không khổ độc.
2* Riêng hai câu-7-chữ của loại thơ gọi là Song Thất Lục Bát, hay Lục Bát gián Thất, thì theo một cách điệu riêng như phần dưới đây.
(Hai câu lục bát theo luật của nó kể như đã biết rồi nên không bàn tới, chỉ nêu nó ra theo cho thấy sự "hứng vần".)
Còn hai câu-7-chữ thì nên cấu tạo như sau đây :
(Trích Cung Oán)
Dẫu ai mà có nghìn vàng
Ðố ai mua được một tràng mộng
xuân (hai câu lục bát)
Thôi cười nọ(t) lại
nhăn(Bv) mày
liễu(T) [câu-7-chữ trên]
Ghẹo hoa kia(B) lại
diễu(Tv) gót
sen(B) [câu-7-chữ dưới]
Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với
đời. (hai câu lục bát)
Lan mấy đóa(t) lạc
loài(Bv) sơn
dã(T) [câu-7-chữ trên]
Uổng mùi hương vương
giả(Tv) lắm thay(B) [câu-7-chữ dưới]
Ðoạn trên đây là "căn bản" của thơ Song Thất Lục Bát.
- vần "
xuân" được hứng với "
nhăn"
- vần "
liễu" được hứng với "
diễu"
- rồi vần "
đời" được hứng với "
loài"
- vần "
dã" được hứng với "
giả"
(T) phải là một chữ Trắc
(B) phải là một chữ Bằng
(Tv) chữ Trắc lại thêm phải theo vần
(Bv) chữ Bằng lại thêm phải theo vần
(t) căn bản là Trắc, nhưng được phép đổi sang Bằng
Những sự cho phép khác hơn như sau :
Về Bằng Trắc+ vần,
thì có hai sự "cho phép" đặc biệt cho
chữ thứ 3 trong [câu-7-chữ trên] là:
* thay vì là Trắc, nó có thể là Bằng
* nó lại có thể dùng làm chữ vần, thay thế cho chữ thứ5 cùng câu.
(Trích Chinh Phụ Ngâm)
Ví dụ 1 : chữ thứ3 chỉ đổi sang thanh Bằng (Lan) nhưng không hứng vần từ trên xuống)
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang
beo. (hai câu lục bát)
Săn Lâu Lan(b) rằng
theo(Bv) Giới
Tử(T) [câu-7-chữ trên]
Tới Man Khê bàn
sự(Tv) Phục Ba. [câu-7-chữ dưới]
v.v.
Ví dụ 2 : chữ thứ3 chỉ đổi sang thanh Bằng (thân) nhưng không hứng vần từ trên xuống)
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sửa vả đương phù
trì. (hai câu lục bát)
Lòng lão thân(b) buồn
khi(Bv) tựa
cửa(T) [câu-7-chữ trên]
Miệng hài nhi chờ
bữa(Tv) mớm cơm. [câu-7-chữ dưới]
v.v.
Ví dụ 3 : chữ thứ3 dùng thanh Bằng (trai) và hứng vần từ trên xuống)
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm nguyện quyết chẳng dung giặc
trời. (hai câu lục bát)
Chí làm
trai(bv) dậm nghìn da
ngựa(T) [câu-7-chữ trên]
Gieo Thái Sơn nhẹ
tựa(Tv) hồng mao. [câu-7-chữ dưới]
v.v.
Ví dụ 4 : chữ thứ3 dùng thanh Bằng (cầu) và hứng vần từ trên xuống)
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió
thu. (hai câu lục bát)
Ngòi đầu
cầu(bv) nước trong như
lọc(T) [câu-7-chữ trên]
Ðường bên cầu cỏ
mọc(Tv) còn non. [câu-7-chữ dưới]
v.v.
Ðây chỉ là sự nhận xét cá nhân. Bạn nào biết gì hữu ích hơn xin vui lòng bổ khuyết. Ða tạ.
thân mến,
LCR