(url) Lý Đông A

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 35 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
(url) Lý Đông A - 30.08.2006 09:42:40
.


Lý Đông A
Thiên Tài Chùa Yên Tử





Tiểu sử:

Tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh ngày: 3 tháng 1 Năm 1921, tại làng Yên Ðổ, Bình Lục, Hà Nam.

Tốt Nghiệp Sơ Học Yếu Lược Pháp, Tiếp tục học chữ Nho với cụ đồ Ðạo, Sư Cụ Phạm Văn Tâm

Phục vụ cho cụ Phan Bội Châu (1936) trong thời kỳ cụ Phan bị quản thúc ở Huế. Chính đồng tử Lý Ðông A đã đặt cho cụ Phan nhiều câu hỏi sâu sắc và được cụ Phan ghi lại trong phần Triết Luận trong bộ Phan Bội Châu Toàn Tập, do giáo Sư Chương Thâu sưu tầm, nhà xuất bản Thuận Hoá ấn Hành năm 1990.

Vào chùa Yên Tử và bắt đầu xây dựng chủ thuyết Duy Dân Lấy tên hiệu là Lý Ðông A có ý nghĩa biểu tượng thời đại phục hưng dân tộc như thơì đại Lý Trần. Ðông A theo chữ nho ghép lại thành chữ Trần. Tiếp xúc thường xuyên với các nhà cách mạng trong Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu

Năm 1940, Làm ủy viên chính trị cho Phục Quốc Quân, cánh quân sự của VNQPH. Cùng với Ðoàn Kiểm Ðiểm, Trần trung Lập chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng Sơn. Thất bại, chạy thoát sang Trung Hoa.

Ở Trung Hoa, Lý Ðông A liên lạc với nhà cách mạng Việt Nam thuộc các phe phái, cộng sản lẫn dân tộc, trong đó có Nguyễn Hải Thần, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tường Tam, và Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tư tưởng thế giới trong thư viện Quốc Dân Ðảng Trung Hoa.

Năm 1942 bắt đầu viết “Ðại Việt Duy Dân Quốc Sách Thảo Án Toàn Pho”, thành lập Ðảng Ðại Việt Duy Dân.

Lý Ðông A tập đại thành hệ triết học Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh để thành hình tư tưởng Nhân Chủ. Hệ tư tưởng Nhận Chủ chối bỏ tiền đề vật chất của Duy Vật, tiền đề tinh thần của duy Tâm, va lấy NGƯỜI làm tiền đề triết học. Sự khám phá người là tiền đề triết học đưa tới Nhân Ðạo Sử Quan. Theo đó, những gì làm cản trở sự tiến hóa của loài người sẽ bị phản kháng, và phản kháng lảm bánh xe lịch sử chuyển động...

1945 Thành lập chiến khu Nga My và Hoà Bình.

Năm 1946, Nga My và Hoà Bình thất thủ trước vũ lực của Cọng Sản Việt Nam. Lý Ðông A biệt tích. Trước khi ra đi Lý Ðông A ra lệnh giải tán đảng và chỉ thị cán bộ Duy Dân rút sâu vào nhân dân, thành lập Tổng Hậu Ðảng Bộ theo kế hoạch “Cao Thâm Quy Long” để xây dựng làn sóng đáy chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân tộc thời đại 2000. Lúc đó, năm 1946, ông mới 25 tuổi.


Tác Phẩm Của Lý Ðông A (viết từ năm 19 đến 25 tuổi)

Trong thời gian chiến tranh 54-75, các tác phẩm của Lý Ðông A đều bị cấm lưu hành tại cả hai miền Nam Bắc. Riêng tại miền Nam, một số tác phẩm của ông được phép của Bộ thông tin cho in lại dưới thời đệ nhị Cộng Hoà.

- Huyết Hoa Tâm sự cách mạng
- Ðạo Trường Ngâm Thơ yêu nước
- Chu Tri Lục 90 điều phải biết để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc
- Duy nhân Cương Thường (gồm Cơ Năng Hiến Pháp): Phương pháp và nguyên tắc tổ chức xã hội và đất nước để phục vụ con người
- Thiết Giáo Phương pháp và nguyên tắc tổ chức một nền giáo dục để xây dựng và phục vụ con người
- Chìa Khóa Thắng Nghĩa Căn bản lý luận về nền triết học nhân chủ.
- Việt Sử Thông Luận Xác định những vấn đề căn bản về lịch sử dân tộc để vạch hướng đi cho đất nước.


http://www.phattuvietnam.org/modules.php?name=News&file=article&sid=629

_________

Đọc thêm:

Sơ lược tiểu sử Lý Đông A

Thi phẩm của Lý Đông A

Việt Sử Thông Luận

.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2006 11:47:14 bởi TTL >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
Lý Đông A - Việt Sử Thông Luận - 30.08.2006 10:22:15
.


VIỆT SỬ THÔNG LUẬN




1. TỔNG QUÁT


1.1. Thời kỳ Duy Nhiên: Thời kỳ này loài người chưa biết kết hợp thành bộ lạc với xã hội

1.2. Thời kỳ Duy Dân: Thời kỳ này là khi nhân loại đã biết quần tụ lại một nơi

1.3. Thời kỳ Duy Nhân: Thời kỳ này đã phôi thai ra ở những lý thuyết Đại Đồng



2. GIẢI THÍCH TỪNG THỜI KỲ


2.1. Môn Hóa Kỳ (Thần Tắc Kỳ): Vì cái đặc sắc của thời kỳ này là dân tộc ta đã chế ra đươ c văn tự là thứ chữ Môn Thư, chữ Hoa

2.2. Văn Hóa Kỳ (Đế Tắc Kỳ): Thời kỳ này bắt đầu Nam thiên từ lưu vực sông Dương Tử và lưu vực 5 hồ 5 núi xuống Phong Châu, lấy nơi này làm hoa địa mới, lập ra nước Văn Lang,

2.3. Hồng Hóa Kỳ (Danh Tắc Kỳ ): Thời kỳ này bắt đầu từ Thục Phán là cháu ngoại vua Hùng Vương từ Ba Thục xuống chiếm Văn Lang làm Âu Lạc.

2.3.1. Hỗn Hợp thời đại: Quân cách mạng, lực lượng có thể gọi là chính thức bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng thôn tính cả 6 nước rồi cho Đồ Thư sang đánh Ngũ Lĩnh:

    A. NAM VIỆT THỜI

    B. TIỂU VIỆT THỜI

2.3.2. Hồng Việt thời đại: Thời đại này là bắt đầu từ vua Đinh Tiên Hoàng dùng sức Vạn Thắng (thắng hết cả mọi thứ về lực lượng cũng như văn hóa) để xây dựng nền độc lập cho dân tộc Việt.

2.4. Dân Hóa Kỳ: Theo thời kỳ này có thể bắt đầu từ khi Gia Long nhờ quân Pháp (do cố đạo Bá Đa Lộc) làm môi giới để dứt nhà Tây Sơn mà thống nhất cả nước



3. PHÊ PHÁN VÀ KẾT LUẬN


Hơn một vạn năm trước, giải đất triều lưu sông Hoàng Hà lên đến núi Thái Sơn là cuộc tranh giành rất kịch liệt giữa các dân tộc mà trong đó có dân tộc Việt đã nắm một thắng thế khá lâu.



***





VIỆT SỬ THÔNG LUẬN




1. TỔNG QUÁT


Sự diễn tiến lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng ăn nhịp với bước tiến hóa của nhân loại cho nên trước khi bàn đến lịch sử của nòi Việt, chúng ta cần phải đặt định rõ sự tiến triển của loài người ra sao?

Ta có thể chia lịch sử loài người ra làm 3 kiếp: Duy Nhiên kiếp, Duy Dân kiếp, và Duy Nhân kiếp.

1.1. Thời kỳ Duy Nhiên

Lúc này loài người chưa biết kết hợp thành bộ lạc với xã hội chưa có bản năng tiến hóa và tổ chức, nay đây mai đó, chỗ nào thích hợp thì ở, thời kỳ này theo Marx là thời mẫu hệ (sống theo mẹ, loài thú) và tự nhiên kinh tế, nhưng thật ra làm gì đã có kinh tế mà gọi là kinh tế tự nhiên, đó chỉ là sự hưởng thụ những gì của tự nhiên sẵn có, như con dê ăn lộc, con rắn ăn nhái, v.v... Đã sống theo tự nhiên như vậy thì loài người lúc ấy làm gì có kinh tế được vì kinh tế là do tổ chức mà ra, nên danh từ kinh tế tự nhiên theo Marx là không đúng.

1.2. Thời kỳ Duy Dân

Thời kỳ này là khi nhân loại đã biết quần tụ lại một nơi, hoặc trước cuộc Đại Hồng Thủy hay sau cuộc Đại Hồng Thủy cũng vậy. Theo thuyết “nhân loại nhất nguyên luận” thì nơi tụ tập ấy là núi Tu Di (Palmir), thời kỳ này có ra ước độ 5.000 năm trước Ky Tô kỷ nguyên “Thiên Chúa giáng sinh”. Theo thuyết này, loài người lúc ban đầu ở núi Tu Di tràn xuống, hoặc theo các lạch nước mà sống theo nghề đánh cá, rồi cày cấy, hoặc the o các đồng cỏ mà sống theo nghề du mục (chăn nuôi súc vật). Ta có thể vạch ra đồ biểu như sau:

Palmir (Tu Di) Aryen
    1. Tiệp Khắc (Ấn)

    2. Trung Á Tế Á Hy Lạp

    3. Ai Cập

    4. Altai

    5. Hán An Sơn Khuông.

Theo biểu đồ trên đây ta thấy rõ nhân loại từ lúc ở Tu Di tràn xuống mỗi lần có sự tổ chức từ bộ lạc lên thành quốc gia, mà mỗi thứ về tinh thần cũng như vật chất, mỗi lần xuất hiện là có sự xếp lại thành hệ thống qui củ. Đặc tính của thời kỳ này là sự tổ chức.


1.3. Thời kỳ Duy Nhân

Thời kỳ này đã phôi thai ra ở những lý thuyết Đại Đồng, hoặc như trong thuyết của Khổng Tử, của Marx hay như trong các tôn giáo như Thiên Chúa (Độc Thần Giáo) và Phật Giáo (Nhất thiết chúng sinh giai đại thể Phật) nhưng đó mới chỉ là lý thuyết thôi, nó cần phát hiện ra sự thực chắc chắn. Lúc ấy nhân loại mới được sự thúc đẩy sống về nhân loại trước nữa. Tóm lại, thời kỳ Duy Nhiên đã qua, thời kỳ Duy Dân đương cần phải đầy đủ, bước sang thời kỳ Duy Nhân là thời kỳ đầy sung sướng, một đời cực lạc đưa về sau này (Di Lặc?).

Trên giải đất Á Đông mà ngày nay gọi là Trung Hoa (tức Tàu) theo khảo cứu của một bác học Hoa Kỳ thì từ rất xưa có 3 dân tộc từng tranh nhau để chiếm trung châu (Delta) của miền sông Hồng Hà lên tới Thái Nguyên (Tàu) để tranh thủ lấy núi Thái Sơn hòng chiếm lĩnh nơi đó để khống chế vũ trụ. Ba giống người ấy là Việt - Hán - Di?

1. Thế nào gọi là Việt? Việt không phải là tên chúng ta đặt ra sau này, lúc trước Việt còn gọi là Viêm.
    a. Viêm Đế.

    b. Hải Đại vì ở tỉnh Hải Đại (Sơn Đông).

    c. Miêu: thời kỳ đấu tranh với giống Hán.

    d. Thái: lấy gốc sự chiếm lĩnh Thái Sơn lúc đầu.


2. Thế nào gọi là Hán? Vì sự phát tích ở sông Hán Thủy và còn gọi là:
    a. Hoa: núi Hoa Sơn.

    b. Hạ: vì quần tụ ở tỉnh Hạ (Hoa Hạ).

3. Thế nào gọi là Di? Tức là dân ở phía Bắc Đông Trung Hoa như Sơn Đông, Triều Tiên, v.v... mà Tàu gọi là Đông Di.

Về 3 dân tộc kể trên đây, thì dân Việt là dân đã chiếm được trước tiên núi Thái Sơ n để làm hoa địa và đã phát sinh ra nền văn minh của Tàu hiện nay. Những cái gốc Hà Đồ, Lạc Thư, Nam Châm, chữ Việt, v.v... là những vật của người xưa, của giống nòi Việt, sẽ nói rõ ở đoạn sau.

Rồi từ núi Thái Sơn bị giống Hán từ Thiên Sơn tràn xuống chiếm mất, dân tộc ta cứ lùi dần dần về phía Nam và trải mấy cuộc thiên dời như thế, về sau dân tộc Việt mới tìm được đất Phong Châu để dùng làm hoa địa mới mà lập nền tảng xưa, nhưng sau gần 2000 năm, giống Hán lại lan tràn, giống Hán lại lần lần tràn xuống để uy hiếp, cơ đồ Văn Lang và Âu Lạc của ta lại bị lật đổ. Tuy vậy, từ lúc ấy đến nay, chúng ta cũng không vì sự uy hiếp mà mất hẳn cái bản sắc xưa của dân tộc. Hơn nữa gần 100 năm nay đồng thời còn bị một sức uy hiếp mạnh hơn là sự xâm lăng của giống Âu Châu mà dân tộc ta cũng vẫn giữ được căn bản cố hữu.

Trong lịch sử dân tộc Việt ta, cứ mỗi một thời dân tộc bị uy hiếp rất mãnh liệt có thể đưa giống nòi đến diệt vong, thì tự nhiên lại bật lên một lực lượng rất mạnh mẽ để đối phó lại mà bảo vệ lấy giống nòi, hoặc xây dựng một nền tảng mới, hoặc sửa soạn một thời quá độ cho một giai đoạn vinh quang tiếp đó. Mỗi thời ấy đều có người anh hùng đứng ra tiêu biểu, để lại những tiêu biểu và giáo huấn cho cuộc cách mạng sau, từ sau Hồng Bàng cho tới nay, hơn 2000 năm, ta có thể ghi giáo huấn 9 điều:
    1. Lúc nhà Tần đã thống nhất Trung Nguyên, sai Đồ Thư và Liễu Lộc (Tộc?) với Nhâm Ngao cùng Triệu Đà sang xâm lấn nước ta, dân tộc ta đã chống lại một cách vô cùng kịch liệt. Phong trào chống chọi thời ấy người Tàu gọi là Lục Lương hay Cường Lương (bọn dân cứng cổ) và đại biểu cho phong trào ấy là Cao Lỗ (?) và Thục Phán An Dương Vương.

    2. Khi nhà Hán đã diệt được nước Nam Việt của Triệu Đà liền sát nhập nước ta vào bản đồ của họ, rồi cắt quan sang cai trị, tuy vậy lối chiếm lĩnh của người Hán thời ấy chỉ là lối thực quan (cho quan cai trị) chứ không phải thứ thực dân gần đây. Vì thế dân tộc vẫn được tổ chức đời sống riêng, v.v... nhưng về sau sự áp bức của bọn quan lại Hán càng ngày càng tàn ngược mà dân tộc ta mỗi ngày một tiến, không thể chịu như vậy để rồi diệt vong, nên ông Thi Sách là dòng dõi một quý tộc đứng lên vận động chống lại. Việc bị lộ, ông bị tử hình, nhưng vợ ông và em vợ ông là hai Bà Trưng đã thay ông đem lực lượng dân tộc sẵn có mà chống lại, chỉ một thời gian rất ngắn, hai Bà thu được toàn quốc khiến anh hùng của Hán như Mã Viện chật vật trong 3 năm trời mới đánh tan được sức đối chọi của ta. Tuy hai Bà đã thất bại, nhưng từ đó đã mở một con đường rộng lớn cho Ngô Quyền, rồi Đinh Tiên Hoàng xây được nền độc lập về sau này.

    3. Sau cuộc thất bại của hai Bà Trưng, dân tộc ta lúc ấy chia ra làm hai xu hướng: một phe thì yên giữ đất cũ, lấy năng lực dân tộc ngấm ngầm vừa chịu đựng dưới sự đè ép của giống Hán vừa chờ đợi thời cơ mà quật khởi.

    Một phe khác đại biểu là ông Khu Liêm cùng dòng dõi quý tộc ta tự đem thế lực riêng vào phía Nam lập ra nước Lâm Ấp để một ngày ấy thế lực ông Khu Liêm và việc làm của ông đặc sắc hơn hết và đáng ghi hơn tất cả mọi việc trước đời Đinh.

    4. Đời Ngũ Quỷ của nước Tàu bấy giờ bên trong loạn lạc chia rẽ, dân tộc ta đã biết lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy đem lực lượng đã đầy đủ tranh đấu nên từ các ông Khúc Hạo, Kiều Công Tiễn, v.v... trở đi ta đã bắt đầu thoát ly hẳn giống Hán, nhưng hàng mấy chục năm phải vừa khôn khéo ngoại giao, vừa cương quyết đối phó cho đến hết đời ông Ngô Quyền, một lực lượng Vạn Thắng của Đinh Tiên Hoàng xuất hiện ra để thống nhất tất cả, đánh dấu một thời đại độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.

    5. Hết đời Đinh rồi đến đời Lê rồi đến đời Lý, nền độc lập Việt đã đạt được thành quả. Nhưng về phía người Hán lúc ấy nhà Tống làm vua, thế nước rất mạnh, mưu cơ xâm lược của họ đối với ta không lúc nào thôi. Nếu lúc ấy cái phong trào Tân Phát (?) của Vương An Thạch mà thành công thì nước ta cũng khó yên được với người Tàu. Nhưng Lý Thường Kiệt đã xuất hiện thừa lúc bất lực của nhà Tống đem quân đánh thẳng sang đất Lưỡng Quảng để tỏa triệt hẳn tham vọng của họ. Dân tộc ta từ đấy lại được yên một độ để kiến thiết toàn bộ.

    6. Nhưng qua thế kỷ thứ 13, giống Mông Cổ rất mạnh đã xâm chiếm nước Tàu và chinh phục gần hết thế giới tới sát cực bàn của Âu Châu (Tiệp Khắc). Sức Nam tiến của họ đã tỏa mạt hẳn dân Việt ta. Trước cái nguy cơ vong quốc này, dân tộc ta đã xếp hàng ngũ sau vị anh hùng Trần Hưng Đạo.

    7. Đến cuối đời Trần, Hồ Quý Ly tham lam gây nội loạn trong nước. Bên Tàu lúc ấy, nhà Minh đã đuổi được Mông Cổ, thế lực đương mạnh, lợi dụng tình thế rối ren của nước ta, đã tràn sang xâm chiếm nước ta. Trong 20 năm trời, họ vừa giết chóc, vừa hóa ta theo họ, vừa tiêu hủy văn hóa của ta. Họa diệt vong của dân tộc đã tới thì lịch sử ta lại đưa đến một vị anh hùng là Lê Lợi dấy quân từ Lam Sơn và sau hơn 10 năm phấn đấu lại khôi phục nền độc lập cho nòi giống.

    8. Nhà Lê làm vua được 300 năm đến khi gần mạt thì trong nước lại xảy ra việc Nam Bắc phân tranh. Trịnh Nguyễn hai họ tranh giành nhau luôn liền 200 năm, đến khi lực lượng càng sút kém thì vị anh hùng Nguyễn Huệ đột xuất để thống nhất cả nước nhưng lúc ấy nhà Mãn Thanh ở phía Bắc đã diệt được nhà Minh chiếm lấy Trung Hoa, thế lực mạnh, họ đã dự định mưu cơ xâm lược của nòi Hán nhưng vua Quang Trung nhà Tây Sơn trên gò Đống Đa đã dẹp tan hết dã tâm tham lam ô độc ấy.

    9. Nhà Tây Sơn thống nhất nước ta được hơn 10 năm, lúc ấy thế lực Âu Châu đã tràn cả Á Châu và tới đất Việt, nhưng vì Gia Long với cơ đồ yếu đuối của nhà Nguyễn câm thống, cái sức mỏng manh trước cái mãnh liệt cường lực của Tây Sơn, đã phải thỏa hiệp với Pháp. Sự thỏa hiệp đó, tuy Gia Long có thống nhất cả Trung Nam Bắc nhưng đã đặt nước ta vào bàn tay Pháp. Sống trong 60 năm dưới sự áp bức của người Pháp, dân tộc ta không lúc nào ngớt phấn đấu. Thời kỳ I từ 1800 đến 1884 việc chống Pháp là của triều đình. Thời kỳ II từ 1885-1900 việc chống Pháp là của Văn Thân vì lúc ấy triều đình đã hàng Pháp hẳn hoi. Rồi thời kỳ III từ 1900 đến nay, việc chống Pháp là hoàn toàn của dân chúng. Cuộc chống Pháp của nước ta suốt cả 80 năm nay, tuy có người bày ra chủ trương nọ kia, nhưng thực ra có một ý nghĩa là Cứu Quốc Tồn Chủng (cứu nước giữ nòi). Bởi vì thời kỳ này, ta có thể lấy một người làm tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu (Phan Sào Nam), chính cụ lúc sinh thời từng nuôi cái ý kiến đó, và công cuộc cách mạng của cụ vận động suốt đời cũng chỉ nhằm vào cái chủ ý ấy. Hơn nữa, cụ là một người đứng nối giữa phong trào Văn Thân và dân chúng. Cụ đã nối chí người xưa và gây cái thời nay. Về tinh thần, cụ vừa là đại biểu đầy đủ cho văn hóa cũ vừa là môi giới sáng suốt cho văn hóa mới. Về thời kỳ này, người tiêu biểu sáng suốt nhất chỉ là cụ Phan Sào Nam, nhưng rồi đây, cái ý niệm của cụ có đạt được không? Cái quá khứ kia với bao kinh nghiệm giáo huấn sáng suốt sẽ đưa cuộc chiến đấu đến tất thắng, mang lại một tương lai quang vinh cho nòi giống. Phan Sào Nam di chúc “Cứu Quốc Tồn Chủng”, cái trách nhiệm đó, ta tài hèn đức mọn không làm nổi, thực là tủi nhục với nước nòi, kỳ vọng người sau kế bước đạt tới.

Cái quá khứ ấy có thể chia ra 4 thời kỳ:
    1. Môn Hóa (Thần Tắc Kỳ)

    2. Văn Hóa (Đế Tắc Kỳ)

    3. Hồng Hóa (Danh Tắc Kỳ)

    4. Dân Hóa (Dân Tắc Kỳ).

Bốn thời kỳ này sẽ phân định và nói ra như dưới đây. Lịch sử Việt đã có hơn một vạn năm chia ra 4 thời kỳ sau đây:

    1. Môn Hóa (Thần Tắc Kỳ)

    2. Văn Hóa (Văn Lang Đế Tắc Kỳ)

    3. Hồng Hóa (Danh Tắc Kỳ)

    4. Dân Hóa (Dân Tắc Kỳ).

1. Thời kỳ thứ nhất: Thời tiền Việt lấy núi Thái Sơn làm hoa địa và tranh đấu với nòi Hán, rồi sau những cuộc tranh đấu ấy phải lùi về phía Nam.

2. Thời kỳ thứ hai: Thời Kỳ Hồng Bàng lấy Phong Châu làm hoa địa để gây lại nền tảng xưa.

3. Thời kỳ thứ ba: Bắt đầu từ khi Thục Phán lập ra Âu Lạc, rồi Tần (Hán) xuống xâm lăng, từ ấy sự gắng gỏi của dân tộc dồn vào Thăng Long lấy làm trung tâm sinh hoạt, mưu một cuộc tái sinh cho nòi giống.

4. Thời kỳ thứ tư: Bắt đầu từ thời kỳ Gia Long tiếp xúc với Âu Châu cho đến năm 1939 và từ 1939 đến 2000.


2. GIẢI THÍCH TỪNG THỜI KỲ


2.1. Môn Hóa Kỳ (Thần Tắc Kỳ)


Tại sao gọi là Môn Hóa? Vì cái đặc sắc của thời kỳ này là dân tộc ta đã chế ra đươc văn tự là thứ chữ Môn Thư, chữ Hoa hình như con nòng nọc, ta gọi là lối chữ khắc dấu mà người Hán đã dùng để chế ra chữ Hán của họ. Thứ chữ Môn này, ở Mường còn có nơi dùng, nhưng ở dân Thái thì đã bị pha trộn với chữ Phạn của Ấn Độ mà biến ra một thứ chữ riêng. Ở ta dấu tích thứ chữ ấy còn sót lại ở trong quan tài bà Dương Thái Hậu (vợ vua Đinh Tiên Hoàng sau lấy vua Lê Đại Hành) tại làng Sơn Dược tỉnh Ninh Bình, muốn biết gốc tích thứ chữ ấy, ta phải lùi lại thời kỳ hơn một vạn năm trước.

Theo sử Tàu thì vua đầu tiên của họ gọi là Hoàng Đế, theo sử ta thì vua đầu tiên của ta gọi là Viêm Đế. Hai ông vua ấy là tiêu biểu 2 hành trong Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Số học của Tàu bắt đầu từ số 1 biểu hiệu của Thái Cực, lúc đó là đời Bàn Cổ (hỗn độn), sau mới sinh ra Tam Tài là Thiên - Địa - Nhân, Trời Đất chia ra 5 phương thuộc 5 hành là Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), Trung (Thổ).

5 phương ấy là do 5 giống người làm đại biểu cho 5 hành và 5 sắc, nên những người đại biểu đã dùng 5 sắc mà đặt tên:
    * - Bắc Phương (Thủy) sắc đen gọi là Hắc Đế.

    * - Tây Phương (Kim) sắc trắng gọi là Bạch Đế.

    * - Đông Phương (Mộc) sắc xanh gọi là Thanh Đế.

    * - Nam Phương (Hỏa) sắc đỏ gọi là Viêm Đế.

    * - Trung Phương (Thổ) sắc vàng gọi là Hoàng Đế.


Theo thứ tự như trên thì loài người có văn minh trước nhất là giống Bắc Phương (Hắc Đế) tức là nòi Địch, giống người tối cổ ở Sibérie, thứ đến là người Khương ở Tu Di (Palmir) thuộc Tây Phương rồi đến giống người ở Đông Phương (Di) kế đến giống Viêm tức giống Việt ta ở Nam Phương và giống Hán là tập đại thành của mọi cái của các giống trên.

Tóm lại tất cả trên đây ta có thể thu thành đồ biểu:

    * - Thái Cực

    * - Tam Tài (Thiên Địa Nhân)

    * - Thủy [ Hắc Đế ]

    * - Kim [ Bạch Đế ]

    * - Mộc [ Thanh Đế ]

    * - Hỏa [ Viêm Đế ]

    * - Thổ [ Hoàng Đế ]


Văn minh theo sử Tàu, khi có lễ thắt nút tự bao ly (tức Phục Hy) nhận thấy con Long Mã (Rồng) dưới sông Hoàng Hà nổi lên có 55 điềm, bèn ghi lấy rồi chế ra Bát Quái đến đời Hoàng Đế mới sai ông Phương Hiệt dựa vào các dấu của Bát Quái mà chế ra thành chữ. Sau này vua Hạ Vũ lại nhân những vết trên lưng rùa thấy ở Đông Lạc mà vạch ra Cửu Trù. Chữ Hán và khoa số học của Tàu do ở đấy mà ra, mà 2 cái đó gọi là Hà Đồ - Lạc Thư, nhưng đó là do ghi chép của các sử gia Tàu và căn cứ ở sử Tàu là dựa vào Xuân Thu của Khổng Tử và các kinh sách của Khổng Tử đã san định lại, mà các kinh sách ấy đã bị sai lạc từ đời Phần Diến (hủy các điển tích xưa) trong đời nhà Chu, chứ không phải bị sai lạc sau đời Tần Thủy Hoàng là người đã đốt sách và chôn học trò. Nhưng dù sao Hà Đồ và Lạc Thư cũng đã có trước đời Hoàng Đế mà chính là của dân Việt ta đã dùng làm vận dụng cho văn hóa khi còn giữ được chỏm Thái Sơn làm hoa địa để khống chế vũ trụ, vì vậy nên cái hèm (totem) của ta đã lấy con Rồng làm biểu tượ ng. Sau đời Viêm Đế, khi dân tộc ta đã phải lùi xuống phía Nam, lấy Phong Châu làm hoa địa về đời Hồng Bàng vua Hùng Vương thứ VI còn cống hiến qua Tàu một con rùa chu vi 8 thước, bề mặt và trên mai rùa ghi đủ lịch số, thiên văn, số học, triết học. Sau vua Nghiêu đem kê cứu mà lập ra lịch Rùa (Qui Lịch) và ngay đến thời Lý Nhân Tôn, còn bắt được con rùa trên mai có văn tự, đem khảo sát thì nhận được 4 chữ “Y Bát Thần Khí”, xem đấy đủ biết Hà Đồ (Đồ vẽ trên mình Rồng) và Lạc Thư (Sách trên mai Rùa) vốn xưa là của giống Việt ta.

Trong thời gian chiếm lĩnh núi Thái Sơn làm hoa địa, ngoài cái đặc điểm chế ra văn tự (chữ Môn) dân tộc ta đã tới thời nông nghiệp (theo triết học gọi là thần tắc) còn xã hội tổ chức thì cùng theo lối bộ lạc gọi là Lạc Chế. Dân từng nơi bầu ra Lạc Hầu và Lạc Tướng. Ruộng cấy chia đều gọi là Lạc Điền, dân cấy rồi thì nạp thuế (theo lối bộ lạc bình sản kinh tế), nước thì gọi là Làng nên sau này mới có những danh từ như chữ Văn Lang đời Hùng Vương và Đào Làng đời Lý Phật Tử (chữ Làng ấy sau này theo chữ Hán mới viết đọc là Lang rồi sai lần đi).

Trong thời Môn Hóa này tức là thời kỳ thần tắc, dân tộc Việt đã dùng 2 vật sau này làm hèm (totem):
    1. Rồng: Nghĩa là tỏ ý to lớn nhất lại hay biến hóa và đầy năng lực phấn đấu.

    2. Tiên: Tỏ ý cao siêu sáng suốt, trường thọ.

Hai thứ trên là biểu dương của nguyên tố về vật chất và tinh thần.

Nhưng chiếm núi Thái Sơn được một thời gian thì lại phải tranh đấu với các giống Di, Khương, Địch và Hán, nhất là với giống Hán từ Thiên Sơn (Altai) tràn xuống khá mạnh nên hoa địa Thái Sơn phải mất và dân tộc Việt phải lùi xuống phía Nam, lấy song Dương Tử và Ngũ Hồ, Ngũ Lĩnh làm căn cứ địa.

Đó là lần Nam Thiên Di thứ nhất, cuộc đấu tranh này đã chuyển từ văn hóa đến vũ lực nên các vũ khí đã tiến lên đến nghề rèn sắt. Vì có rèn sắt nên mới có nam châm, cái gốc chính của địa bàn (boussole - Lressole).

Cuộc Nam thiên lần thứ nhất này là thời kỳ Viêm Đế, sau cuộc ấy hoa địa đã mất quyền khống chế vũ trụ cũng mất, mà nơi căn cứ mới là miền Dương Tử và Ngũ Hồ, Ngũ Lĩnh lại thấp nên tình thế dân tộc đã bị lung lay về mọi phương diện văn hóa, quốc phòng. Sự thất bại đời Viêm Đế đã để cho ta những kinh nghiệm sau đây:

    a. Mất Thái Sơn là mất cả sinh hoạt về vật chất và tinh thần vì đấy là một trọng địa, nơi nào chiếm được sẽ làm lễ phong thiên chiêu hồn tá (hồn tế?) (tá = phụ tá, tế = chủ) tất cả các tử sĩ và đắp nằm ở trên các ngọn núi đền thờ phụng tổ tiên, lại là một căn cứ quan trọng cho việc quốc phòng, có đủ điều kiện về kinh tế văn hóa để tiến, lui, đánh, giữ.

    b. Vì sự thất bại ấy nên mất Hà Đồ - Lạc Thư tức là mất vận động về tinh thần và mất cả bản lĩnh sống, cùng sáng tạo và đấu tranh.

    c. Sau khi Nam thiên, các bộ lạc bị tan nát về thời kỳ trên, chúng ta có thể tóm tắt lại như sau:

      1. Đại Việt Viêm Đế:

        a. Trọng điểm: Ngũ Hồ, Ngũ Lĩnh.

        b. Kinh tế: Lạc Chế Bình Dân Bộ Lạc.

        c. Văn hóa: chữ Môn, Hà Đồ - Lạc Thư.

        d. Hèm: Rồng Tiên.

2.2. Văn Hóa Kỳ (Đế Tắc Kỳ)

Tranh đấu Nam tiến:

    a. Mất Thái Sơn (hoa địa: đất làm nổi, phát huy tinh hoa).

    b. Hoạt động: từ quốc gia bình diện đến quốc tế lập thể hoạt động sang quốc gia lập thể.

    c. Bộ lạc: Băng hoại phân tán.

    d. Văn hóa: Đế Tắc Kỳ.

Thời kỳ này bắt đầu Nam thiên từ lưu vực sông Dương Tử và lưu vực 5 hồ 5 núi xuống Phong Châu, lấy nơi này làm hoa địa mới, lập ra nước Văn Lang, nên thời kỳ này gọi là văn hóa tức Văn Lang mà ra, đoạn sau khi mất hoa địa Thái Sơn xảy ra, văn minh thời này đã tiến lên sự trừu tượng, tư tưởng đón mọi quan niệm vào một mối do trời định (Đế) nên thời kỳ này gọi là Đế Tắc Kỳ.

Sau cuộc băng hoại của dân tộc Việt về cuối thời Môn Hóa, cái công việc quan hệ nhất của văn hóa là phải liên lạc những phần tử bị tan rồi để gây lại thành một khối, câu chuyện điển hình là một bọc trăm trứng tức là sự biểu tượng cho sự liên lạc ấy. Lưu vực của giống Việt chiếm cứ lúc bấy giờ là suốt từ 5 hồ, 5 núi cho đến hết phía Nam, bao quát cả Miến Điện xuống đến Mã Lai ăn ra các đảo ngoài Đông Hải và Java Phillipine.

Vậy mà về phía người Hán thì phạm vi hoạt động quốc tế của họ, phía Nam chưa ra khỏi núi Hằng Sơn, phía Đông không quá Đông Hải, phía Bắc chưa quá An Sơn (hồ Baikal) và Tây không quá Lưu Xá.

Còn về thời Hồng Bàng thì phạm vi hoạt động quốc tế của ta sau khi lấy Phong Châu làm hoa địa, dân tộc ta đã lấy Ngũ Hồ làm trọng trấn phía Bắc, Miến Điện làm trọng trấn phía Tây. Hiện nay ở lưu vực sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ còn hơn 10 triệu người Thái thuộc giống ta và ở Miến Điện có giống Thái nói nửa tiếng Mường và nửa tiếng Thái.

Tục Hèm về thời văn hóa (tức Hồng Bàng) này là vẽ hình mình, ăn trầu, nhuộm răng, thờ cúng tổ tiên, và các thứ thần, cắt tóc ngắn, quần áo lúc ấy thì lấy mảnh vải khoét lỗ mà chui đầu qua, không tay (như lối áo nâu nhiều miền quê còn mặc khi rước thần) và lối áo giáp ra trận như áo giáp mây khi Mạnh Hoạch chống nhau với Gia Cát Lượng.

Về tín ngưỡng thời này, ngoài việc thờ cúng tổ tiên và các thần còn có việc Chử Đồng Tử tu theo đạo tiên, mà hiện nay di tích còn ở Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) và ở núi Nam Giới thuộc Cửa Sót (Hà Tĩnh) Cam Lộc. Còn việc thần Tản Viên chế ra gậy thần và sách ước, tức là cái triết sáng tạo của ta: gậy thần là vô vi biến hóa, 2 đầu là biểu hiệu sự sống chết và ở giữa tay nắm để vận dụng dẫn dắt loài người. Sống là bắt nguồn ở cái chết, chết là bắt nguồn của cái sống, vậy cần phải nắm giữ thế nào để vận động sư sống chết để quân bình, tức là sự tiến hóa thích trung, còn sách ước thì nguyên chỉ là tập giấy trắng, trông vào trắng tất phải nghĩ ngợi, tâm lý chung ai ai cũng ước vọng điều hay, điều tốt, do đó mà sáng tạo ra những cái hay, cái tốt và tiến bộ.

Chế độ sinh hoạt về thời này lúc đầu cũng như về thời Môn Hóa tức là theo lối Lạc Chế cùng Lạc Hầu và Lạc Tướng trông coi dân cày cấy (Lạc Điền) nhưng rồi dần dần cũng đi tới trạng thái quốc gia.

Theo một ngạn ngữ ở Nghệ An nói “Ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời” ta có thể thấy đó là dân tộc vô danh của thời ấy, đã xây dựng nên quốc gia và mưu cuộc lớn cho dân tộc.

    Ông tát bể (đại biểu cho dân nông nghiệp) lúc ấy hóa những đồng lầy ở gần biển thành những ruộng cây lúa và trồng trọt, lấp bể mà trồng trọt.

    Ông kể sao, đại biểu cho thiên văn khí số, để hiểu biết khu vực phương hướng tìm ra lịch số chỉ về những thời tiết thay đổi.

    Ông đào sông, đại biểu sự khai phá giao thông để mở mang ngòi lạch dẫn thủy nhập điền, tránh nạn lụt, thông thương tiện lợi.

    Ông trồng cây, bao quát cả về nông nghiệp, trồng trọt, mục súc, săn bắn, di dân.

    Ông xây rú, khai phá rừng núi để làm dinh trại (quốc phòng) và trồng trọt, đan cây,xẻ gỗ, v..v..

    Ông trụ trời, làm ra nhà để chống mưa nắng.

Sở dĩ làm như vậy được là vì thời ấy nơi trung tâm Văn Lang đã biết dùng sắt rồi. Dân Việt trong những cuộc đấu tranh kịch liệt chiếm giữ Thái Sơn đã vượt qua tuổi thạch khí, đồ đồng đến sắt, nên thời Hùng Vương thứ VII giặc Ân (nhà Ân giống Hán) tràn xuống xâm lấn, Phù Đổng Thiên Vương đã dùng ngựa sắt để chế ngự lại. Trong truyện Thánh Gióng còn dùng cả gậy tre đánh giặc, tướng Ân lúc ấy là Cao Tông Vũ định mang quân xuống ta nên trong Kinh Dịch mới có câu: “Cao Tông phạt quỷ phương, Xích quỷ nam phương tam niên khắc chế” và ở đối diện với đền Gióng ta còn thấy đền thờ Vũ Địch (thờ giặc). Lối đền ấy giống như lối đền Phạm Nhan (Nguyễn Bá Lĩnh), một tên Tàu lai làm gián điệp chỉ đường cho quân Nguyên (Mông Cổ) đã đứng đối diện với đền thờ đức Trần Hưng Đạo (khi lễ Thánh Gióng thì quay mông sang đền Vũ Địch, khi lễ đức Thánh Trần thì quay mông sang đền Phạm Nhan).

Trong cuộc xâm lăng này thì người Ân lại học ta được nghề châm cứu của bà Ma Thị, dùng ngải cứu đốt vào chỗ đau mà trừ bệnh, mà chính bà đã truyền cho quân lính Ân.

Về hôn thú thì việc Mễ Nàng (Ba nàng Mỵ Nương) con vua Hùng Vương là Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử là một thứ hôn thú thời ấy có gả và cưới hẳn hoi.

Tóm lại, thời kỳ này là thời kỳ gắng sức của dân Việt để gom góp lại sự tan rã của Đại Việt cũ, xây dựng lại nền móng thống nhất phương Nam.

Đặc điểm của thời kỳ này là liên lạc, sáng tạo và đối phó:
    A. Liên lạc hết thảy các phần tử Bách Việt xưa để thành lập một quốc gia phương Nam. Hiện nay những dân tộc cùng giống Việt ấy, ta còn thấy tản mát ở Ba Thục 50 triệu người, ở Vân Nam, Hồ Nam. Phúc Kiến, kể cả Lưỡng Quảng, người Việt xưa còn nhiều rồi người Thái, Mường, Chàm và các giống ở Phillipine và Nam Dương thời ấy cũng là giống Bách Việt cả.

    B. Sáng tạo một văn hóa mới như gậy thần sách ước, ông tát bể, ông kể sao, v.v... dựa vào nền gốc cũ xưa, xây đắp một thứ mới để vận dụng cho sự liên lạc trên.

    C. Đối phó một giống Hán luôn luôn xâm lấn nên việc quốc phòng là cần thiết, sắt đã phát minh từ khi còn chống giữ Thái Sơn, nên khi xuống Phong Châu đã biết dùng sắt ngay để làm khí giới quốc phòng. Về chuyện Phù Đổng Thiên Vương, nói là đứa trẻ lên ba tuổi vươn vai là biểu tượng lực lượng dũng mạnh kỳ dị của dân tộc, là tỏ ý toàn dân tham gia kháng chiến, nói gậy tre giáo mác là biểu hiện kháng chiến toàn thể dân tộc, áo mặc bằng bông lau (lá lau) biểu hiện sự bình dân. Rồi việc Phù Đổng đánh giặc xong lên núi Sóc Sơn mà hóa là biểu hiện sự cao khiết hy sinh vì nghĩa vụ trọn vẹn rồi thì danh lợi cũng không màng.

Trong lúc thực hiện ba điều kiện trên đây thì dân tộc Việt ở rải rác các bộ phận phía Bắc trên sông Dương Tử từ thời Xuân Thu Chiến Quốc là thời loạn ly của giống Hán, mà lần lượt mưu tính việc khôi phục lại khu vực xưa, trước hết là Sở, rồi Ngô, rồi Việt, đều là những nước Bách Việt cả, tổ chức những cuộc hành binh lớn lao để lần lượt tranh giành lại đất cũ, đã từng thắng và chiếm được ngôi bá chủ (Việt) và xưng hùng (Sở) ở Trung Nguyên. Bởi vậy nên từ cuối đời Xuân Thu ở Tàu, bởi văn hóa, họ đã tìm mọi cách để hủy diệt những cái cũ đi và học lấy cái mới thông dụng ra, giống Hán thì biên chép lại, sắp đặt lại cho nó có hệ thống để xóa nhòa những dấu vết cũ của giống Việt, Di, Khương, v.v... từ trước, mà coi các giống ấy chỉ là giống mọi rợ. Người đại biểu cho công việc ấy là Khổng Tử, nên học thuyết của Khổng Tử đã trái ngược với học thuyết của Lão Tử ở phương Nam. Về chính trị thì họ chủ trương Hưng Hoa Diệt Di (có cả Việt ở trong). Lối nhân nghĩa và đạo đức của Khổng Tử là Hóa và Diệt các giống khác, nhân nghĩa để liên lạc thay binh đao, đạo đức thì như câu sách Nho: “Thoái nhi tu đức nhi hậu miêu tộc từ suy dao, đắc đạo khả dĩ thứ nhân” nghĩa là lùi không đánh, lấy đức mà hóa làm dân mình. Cái thủ đoạn ấy cũng là một lối đế quốc về đời Chu, nên thời ấy Mặc Tử mới đề xướng thuyết kiêm ái để đối lại. Thuyết của Mặc Tử cũng giống như thuyết xã hội ngày nay.

Ngoài những việc trên này về thời Văn Hóa (Văn Lang), chúng ta còn ghi được những việc như sau:

    1. Đối Nội: Chính thể Hồng Bàng là từ chính thể Tiểu Việt (bộ lạc rời rạc lên đến Đại Việt (liên lạc Bách Việt) chính tự có Hoàng Đế Lạc Long Quân sau là Hùng Vương hay Lạc Vương (chữ Long của Tàu là do chữ thuồng luồng của ta), nước là Làng (Văn Làng), dưới vua là Lạc Hầu tiên chỉ và Lạc Tướng, Lý Trưởng.

    Sinh hoạt: Lạc Điền, ruộng của làng được chia đều (quân điền chế), nòi giống Việt lúc ấy chia làm 3 hệ:

    A. Lạc Việt ở Quý Châu, Tứ Xuyên (Ba Thục), Xiêm La, Miến Điện, Mã Lai, Java, Phi Luật Tân.

    2. Đối Ngoại: vừa tiêu cực vừa tích cực, đề kháng tiêu cực bằng xây dựng lại hay báo thù và tích cực bằng chiến đấu. Trong thời gian này, người Hán còn mượn của ta mấy thứ:
      1. Đàn Bầu (âm nhạc)

      2. Cung tên (võ khí)

      3. Châm cứu (y dược)

      4. Rùa (Quy Lịch, thiên văn)

      5. Tiên đạo: Tôn giáo học thuyết là Lão Giáo biến thái.

      6. Nghề đúc sắt, Hoàng Đế đánh Xi Vưu Việt tìm kiếm chế được nam châm.


Tóm lược Văn Hóa Kỳ:

1. Đời Hồng Bàng:

a. Tái kiến văn hóa cũ

b. Liên lạc dân tộc bị băng hoại

c. Lập lại văn hóa mới, Gậy Thần Sách Ước đi ngay vào sự dùng sách để gây dựng quốc gia.

d. Chế độ quốc gia bình sản kinh tế, Lạc Chế theo chế độ quân chủ phân quyền.

e. Hèm vẽ mình, ăn trầu, nhuộm răng, cắt tóc ngắn.



2. Đối ngoại tắc:

a. Đấu tranh bằng văn hóa và giao hảo bằng văn hóa với giống Hán.

b. Đấu tranh bằng vũ lực nếu bị xâm lăng, hay thừa cơ loạn ly của giống Hán (ví dụ chống Ân hay Việt bá trung nguyên, Sở hùng chiến quốc).


2.3. Hồng Hóa Kỳ (Danh Tắc Kỳ)

Thời kỳ này bắt đầu từ Thục Phán là cháu ngoại vua Hùng Vương từ Ba Thục xuống chiếm Văn Lang làm Âu Lạc. Trong sử nói, ông ta chiếm đất vua Hùng là theo lời dặn của ông tổ ba đời thì việc không lấy được Mễ Nàng, nhưng có lẽ không đúng. Tuy rằng đời Hùng có tục đồng tính kết hôn (theo thuyết của J J Rousseau) việc từ hôn trên nếu có cũng chỉ là việc trong nhà, không có gì thái quá như vậy và tuy xác nhận Thục Phán là người nhà vua Hùng, là đương nhiên lên thế ngôi vua Hùng, không phải là tranh cướp. Điều mà chúng ta cần chú ý là sau khi Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi Văn Lang là Âu Lạc thì kinh đô lại đổi từ Phong Châu về Loa Thành (thành trôn ốc gọi là Cổ Loa) từ Phong Châu về Phúc Yên xa hàng trăm dặm. Thành trôn ốc xây cất kiên cố cao trăm trượng. Muốn rõ những ý nghĩa ấy ta phải hiểu bên đối phương giống Hán tình thế ra sao? Lúc ấy là thời Chiến Quốc, dân Bách Việt giữ trọng trách ở phía đông Dương Tử đã dồn cả vào một nước Sở là một nước hùng cường (trong Thất Hùng), trong 7 nước hùng cường ấy, Tần là nòi Khương trội hơn hết, đi tiêu diệt các nước khác, Sở cùng ở trong các nước bị tiêu diệt. Ba Thục bị Tần chiếm trước tiên, sa u khi thống nhất Trung Nguyên, đối với Hán Tần Thủy Hoàng cho tiêu diệt văn hóa đế quốc chủng tộc của nhà nho đi, đối với Địch ở phương Bắc, Tần dùng Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản, đối với Bách Việt ở phương Nam thì cho người đem quân sang đánh rồi đồng hóa.

Xem đây, ta thấy Thục Phán không phải là việc riêng định thôn tính (hay đổi tên cũng thế) nước Văn Lang để lập ra nước Âu Lạc mà thật ra là vì việc chống giữ cho no I Bách Việt, theo mưu kế của Cao Lỗ. Thục Phán xây Loa Thành, vòng trôn ốc dài 100 trượng có gắn 9 vòng là tỏ cái đạo sống tiến hóa của dân tộc từ nhỏ ra to, từ hẹp ra rộng và Bách Trượng dài là để kỷ niệm 100 giống Việt, còn cái nỏ móng rùa của ông cha ta chỉ là cái liên nỏ bắn 100 phát một của ta chế ra, người Hán học được và truyền đến đời Tam Quốc thì mất. Nỏ ấy là biểu tượng của Linh Cổ Thần Tắc, quân sĩ tinh nhuệ bách chiến bách thắng, mà sách lược Cao Lỗ là người đặt ra. Ta để ý điều này của Thục An Dương Vương dựng Âu Lạc được ít lâu thì Nhâm Ngao sang đánh. Trước Đà và Ngao, Đồ Thư và Liễu Lộc đã đem 50 vạn vừa quân vừa dân sang đánh và hóa dân miền Ngũ Lĩnh. Đồ Thư và Liễu Lộc bị dân Lục Lương (6 giống cứng cổ) đánh cho thua và bị giết, như vậy thì Thục Phán xây Loa Thành không phải là để tranh ngôi với vua Hùng, mà ông ta là đại biểu trong Lục Lương vậy.

Thời kỳ Hồng Hóa này việc chống đánh của Lục Lương là một việc quan trọng. Đáng ghi nhất là việc mở đầu cho thời kỳ này, theo ý nghĩa của tập thông luận này vậy. Hành động của Thục Phán vừa là đối ngoại cách mạng vừa là quốc gia cách mạng. Nhưng rồi Thục Phán đã thất bại có lẽ là vì đi quá trớn và vì giết Cao Lỗ đi, mà không đủ sức vận dụng sách lược của Cao Lỗ, Âu Lạc bị Triệu Đà là tướng Tàu cướp mất, dân Bách Việt từ đấy lại bị tan rã.

2.3.1. Hỗn Hợp thời đại

Quân cách mạng, lực lượng có thể gọi là chính thức bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng thôn tính cả 6 nước rồi cho Đồ Thư sang đánh Ngũ Lĩnh. Từ lúc An Dương Vương mất Âu Lạc, từ đấy trở đi dân Bách Việt lại phải một phen băng hoại và lưu tán, nên công việc của dân tộc lại phải cố để mưu một tương lai thoát khỏi sự áp bách của dị chủng và khôi phục lại những nền gốc xưa. Thời đại này là thời đại hỗn hợp bắt đầ u từ lúc Triệu Đà lập ra nước Nam Việt cho đến khi vua Đinh dựng lại nền độc lập hoàn toàn.

Thời hỗn hợp này chia ra làm hai thời kỳ:

Nam Việt thời - Tiểu Việt thời:

A. Nam Việt Thời: Triệu Đà là quan nhà Tần theo Nhâm Ngao sang thôn tính Bách Việt, sau khi Đồ Thư, Liễu Lộc chết trận, Phiên Ngung (bây giờ là Quảng Châu) lại ly Sở cho Đà làm chức lệnh ở Long Xuyên. Ít lâu sau, Ngao chết, Đà lên thay rồi sau khi Tần mất nước, Đà chiếm được Âu Lạc mới xưng là vua, đặt tên là Nam Việt (2072) trước Thiên Chúa (?).

Vì sao Triệu Đà lại lấy tên nước là như vậy? Mà chữ Việt ấy có đúng không? Theo sách Chúc Phương của nhà Chu nói về dân bộ thì từ Dương Tử Giang trở xuống có Cửu Mân, Bát Lạc, Tam Ân là Bách Việt, chữ Việt ( ) này mới đúng là tên của ta, còn chữ Việt ( ) của Triệu Đà là có ý khinh mạn và nhất là có chữ Nam ( ) ở trên, mới càng tỏ vẻ một tên đặt có chính trị ở trong. Việc Triệu Đà là nòi Hán sang ta dựa vào lúc lưc lượng suy vong của ta mà lập được nền thống trị nhưng ở về phía Bắc đang còn có Ngô Việt, Mân Việt, v.v... nên Đà mới gọi là Nam Việt và sở dĩ Đà lập được Nam Việt cũng là nhờ tình thế loạn ly của giống Hán sau đời Tần và các giống Việt ở phía Bắc chống đỡ cho cách biệt hẳn với Hán, mà Phiên Ngung lại là nơi hẻo lánh xa xôi. Việc làm của Triệu Đà từ khi diệt được Âu Lạc mà lập ra Nam Việt lại có hai mục đích khác nhau.

Lúc còn nhà Tần thì Đà là một đại biểu cho chủ nghĩa xâm lược của Tần, chỉ biết theo chính sách của Tần mà làm tròn bổn phận. Đến khi Tần bị diệt thì Đà vừa là tình thế, vừa nhân cơ hội loạn ly mới tự xưng làm vua chiếm cứ một phương, nhưng dù cố ý hay vô tình, công việc làm của Triệu Đà cũng chỉ dồn vào mục đích chung của giống Hán là tiêu diệt các dân tộc xung quanh Hán. Lúc đầu, Đà theo kế hoạch của Tần là đem quân sang đánh và đem dân sang hóa ta theo họ, nhưng việc đánh đã gặp nhiều sự khó khăn gian nan do sức chống đánh và mưu mẹo du kích của dân Lục Lương, còn việc đồng hóa cũng không đem đến kết quả là bao nhiêu. Ta cứ xem hiện nay còn một số người Mán nói tiếng Quan Hỏa ở các miền rừng xứ Bắc Việt thì đó là di tích sự đồng hóa ấy. Đến khi lập thành Nam Việt thì Triệu Đà tuy xưng Đế xưng Vương nhưng cũng phải thỏa hiệp với dân Việt và cũng vào hàng ngũ chống xâm lăng của Hán sau này. Tuy mục đích của Triệu Đà chỉ là mưu một nền thống trị cho mình và cho con cháu mình, nhưng không thể đi trái ngược ý định và nguyện vọng ở xung quanh của mình đang cai trị, nên chính sách Triệu Đà lúc ấy chỉ là kiểm soát, không đồng hóa nổi nên dân Việt vẫn đư ợc tự mưu sự sinh hoạt theo lề thói của mình.

Sách lược của Triệu Đà lúc bấy giờ ta thấy chú trọng về quốc nội trong đó có 7 nhân tố như sau:

    1. Liên lạc các giống Việt ở các nơi như Ngô, Sở, Mân để thành lập đồng minh.

    2. Lợi dụng các giai cấp quý tộc ở Mân, Ngô, v.v... để kéo cánh về mình.

    3. Kinh tế: Từ Dương Tử Giang trở xuống thực hành chế độ bình sản kinh tế, lợi dụng để kiến thiết quân đội địa phương.

    4. Chú trọng đến Trường Sa (Hồ Nam) là nơi mũi dùi rất lợi hại cho sự xâm lược của Hán từ Bắc xuống Nam.

    5. Đối nội: Lợi dụng lúc bộ lạc cũ để cho tự trị mưu việc ổn định bên trong.

    6. Ngoại giao: Lợi dụng tình thế còn non nớt của Hán vừa cứng vừa mềm để giữ vững địa vị của mình ở phương Nam.

    7. Thừa hưởng được tình thế lúc ấy, các nước theo văn hóa Hồng Bàng như Đại Chiếm Nam Dương cũng bị suy yếu nên chỉ lo việc chống Bắc.
Bởi nhờ 7 nhân tố trên nên chiến lược của Triệu Đà từ lúc còn Hán Cao Tổ cho đến khi Cao Tổ chết, Lã Hậu lộng quyền tuyệt giao với Nam Việt và khi Hán Huệ Đế lên, Triệu Đà lúc bấy giờ thấy có cơ hội thì yên chí mới xưng thần phụng cống, lúc bị đe d ọa thì cùng với các nước đồng minh phía Bắc cùng làm thế ỷ dốc, đem quân đánh thẳng vào Hồ Nam (Trường Sa) đánh cho Hán sợ rồi lại rút quân về phòng thủ, nhưng sau đó Hán sợ, Hán điều đình, Đà lại xưng thần như trước. Xem đấy ta thấy sách lược của Triệu Đà chỉ là mưu riêng cho con cháu mình về sau, và nhân đấy đã vô tình giúp cho các mưu xâm lược của Hán về sau này vì Triệu Đà mắc mấy nhược điểm sau đây:

    1. Kiến quốc không triệt để vì Đà là giống Hán, dân là giống Việt nên giữa kẻ cầm quyền và dân không ai thực lòng với ai.

    2. Quốc phòng không triệt để, không chiếm được trọng địa Trường Sa là mũi dùi của sự xâm lược Hán xuống phương Nam.

    3. Vì đồng minh là Ngô, Sở, Mân sau khi Triệu Đà chết không liên lạc với Nam Việt mà lại còn thù oán đánh nhau nữa.

Bởi 3 nhược điểm trên nên sau khi Triệu Đà chết chỉ được vài ba đời Nam Việt lại bị Hán thôn tính một cách nhẹ nhàng và khôn khéo, như ta đã thấy việc tướng Việt là Lữ Gia giết Cù Thị là mẹ Ai Vương và Thiếu Quý là sứ giả nhà Hán. Việc làm của Lữ Gia chỉ là một phản ảnh của một sức lực rời rạc của dân tộc Việt, nên kết quả chẳng ăn thua gì, và mưu xâm lược của Hán đã đạt được một cách nhẹ nhàng sau khi xóa nhòa được tên Nam Việt chỉ là cái danh hiệu biến hình.

B. Tiểu Việt Thời

Trước Nam Việt của Triệu Đà, Tàu gọi nước ta là Tượng Quân, khi Hán xóa nhòa được Tượng Quân Nam Việt thì đổi nước ta là Giao Chỉ Quận, cắt quan sang cai trị. Lúc đầu thủ phủ của Giao Chỉ là Quy Lân (Thuận Thành Bắc Ninh) sau dời về Thương Ngô (Quảng Tây) đến cuối cùng lại dời về Phiên Ngung (kinh đô cũ của Việt). Xem sự lùi thủ phủ ấy ta thấy một nguyên nhân gì ở trong chính sách Hán hay Tần chỉ là quan sang kiểm soát, đó là lối đế quốc thực quan chứ không phải thực dân, bờ cõi của quận Giao Chỉ là gồm tất cả Quảng Đông, Quảng Tây và Nam Việt, sau vụ thất bại của Lữ Gia không phải cứ im lặng mà chịu sự đè nén của nòi Hán, mặc dù chính sách của Hán coi Giao Chỉ là nơi cống hiến các sản vật như quế, ngọc trai, chim Trĩ, v.v... còn các bộ la c được tự trị theo lối lạc chế xưa. Bởi vậy về sau này dưới sự đè nén của thái thú Tàu là Tô Định, ông Thi Sách và Hai Bà Trưng mới có cuộc âm mưu chống lại. Khi còn tổ chức lực lượng cách mạng vì sự bị tiết lộ, ông Thi Sách bị giết, vợ ông là bà Trưng Trắc và em là Trưng Nhị mới thay ông nắm lấy lực lượng để vừa trả thù vừa mưu cuộc giải phóng cho dân tộc trong một thời gian rất ngắn, Hai Bà đã thu phục vào tay 65 thành trì, nhưng chống giữ được 3 năm thì lại bị tướng nhà Hán là Mã Viện đem quân sang đánh. Trước sự xâm lăng quá mạnh, Hai Bà bị thua và tự tử chết, đất nước trở lại sự đè nén của nhà Hán. Xét sự thất bại của Hai Bà Trưng lúc ấy là vì dân tộc Việt từ thời Nam Việt của Triệu Đà đã bị tan nát rồi, khi Hán diệt Nam Việt lập ra Giao Chỉ quận, tuy chỉ cho quan sang kiểm soát và cai trị, nhưng có nhiều bọn quan thứ sử như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp cũng đã dùng những thủ đoạn đồng hóa, làm giảm bớt cái tinh thần dân tộc đi nhiều, tuy vậy vẫn có sự kết lập lực lượng mạnh mẽ chống lại xâm lăng của Mã Viện, việc thất bại của Hai Bà đã mở đường cho cho nhiều giai đoạn hay về sau trên lịch sử Việt.

Từ cuộc thất bại của Hai Bà cho đến lúc vua Đinh dựng nền độc lập, non 1000 năm dân tộc ta không mấy lúc không có những vận động giải phóng. Bà Triệu đời Tam Quốc, Lý Nam Đế, Lý Phật Tử, Mai Thúc Loan, v.v... đổ đồng cứ non 100 năm lại có một cuộc cách mạng.

Tựu trung có một việc ta đáng chú ý nhất là trong thời kỳ này, ông Khu Liêm dòng dõi Hồng Bàng đem một số dân thuần túy Việt vào phía Nam đất Nhật Nam (Quảng Bình) lập ra nước Lâm Ấp, vừa gây dựng lực lượng dân tộc cũ, vừa ngăn sức tràn ra p hía Nam của giống Hán. Dân Chiêm Thành này về sau này bị dân tộc ta ở phía Bắc vào tiêu diệt đi, kể ra là một sự đau thương, nhưng cũng là việc tất nhiên của lịch sử. Non 1000 năm dưới sự đè nén của giống Hán, dân Chiêm Thành chẳng những đã ngăn không cho tràn vào phía Nam mà nhiều khi còn mưu khôi phục lại phía Bắc, về đời Đường đã giúp vua Mai Hắc Đế chống lại Tàu, gây ra một nước Văn Lang (Nghệ An). Những hành động của Khu Liêm về sau có thể nói là cuộc cách mạng thuần túy Việt hết sức tìm cách tiến lên để khôi phục lại căn bản xưa, đó có thể nói là một sự sửa soạn cho cuộc quật khởi Hồng Việt về sau này. Một điều ta còn nên để ý về thời này là văn hóa phía Bắc cũng muốn mang văn hóa Khổng Nho xuống nhồi cho ta, bên Ấn Độ đạo Phật (cả Bà La Môn Giáo) cũng đã tràn lan qua các miền Chiêm Thành, lúc ấy miền này cũng đã hấp thụ văn hóa Ấn Độ nhiều rồi, mới chuyển qua Giao Chỉ rồi lên Bắc. Ta có thể nói văn hóa Ấn Độ truyền sang Tàu do 2 mũi dùi, một mũi qua Tân Cương Tây Tạng vào phía Tây nước Tàu, còn một mũi từ Chiêm Thành qua Bắc Việt sang, nhưng trước khi đạo Phật truyền vào Tàu thì đạo tu tiên của Bách Việt đã giúp cho văn hóa Tàu nhiều. Đời Tần Thủy Hoàng rất sùng đạo Tiên, đời Hán Vũ Đế cũng rất sùng tín. Thần Tiên là đạo gốc của ta thời Tiểu Việt này, trung tâm hoạt động của dân tộc ta là dồn cả vào trong Bách Việt trước khi Nam Việt chưa bị Hán diệt thì hoa địa của ta từ Phong Châu rồi lên Phiên Ngung trọng địa Ngũ Hồ Ngũ Lĩnh rồi đến Quế Châu (Quảng Tây) từ khi thuộc Hán, hoa địa và trọng địa thành vô dụng, lúc này dân tộc ta dồn vào nơi trung tâm hoạt động là tiền sông Nhị Hà. Sau đời Vũ Đế thứ sử Sĩ Nhiếp sau một cuộc thuyên dời thủ phủ sang Thượng Ngô Phiên Ngung lại lấy Quý Sâm (Thuận Thành) làm thủ phủ, đến đời Đường thì đã bị đổi tên Giao Chỉ quận (Giao Châu) sang An Nam đô hộ phủ mà thủ đô của ta lại là Loa Thành (Hà Nội) nên trung tâm hoạt động của dân tộc ta thời Tiểu Việt đã dồn cả về vùng Loa Thành, lúc đó Tàu hay ta cũng lấy đây làm đầu não mà đánh lại với họ và cùng lấy đây làm mục đích.

2.3.2. Hồng Việt thời đại

Thời đại này là bắt đầu từ vua Đinh Tiên Hoàng dùng sức Vạn Thắng (thắng hết cả mọi thứ về lực lượng cũng như văn hóa) để xây dựng nền độc lập cho dân tộc Việt. Ta có thể nói cái sức Vạn Thắng của vua Đinh là bắt đầu phôi thai từ đời hai bà Trưng trở đi, mà thời quá độ là thời Ngũ Quỷ ở Tàu, các ông Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ sang Dương Diên Nghệ rồi Ngô Quyền chuyển biến nó lên đến đời sau của vua Đinh, cái sức ấy mới vô cùng mãnh liệt. Ngọn cờ Bông Lau là biểu hiện của dân chúng toàn thể, là tinh thần của cái sức Vạn Thắng tên Hoa Lư (bông hoa lau) được lấy đặt cho kinh đô nước Đại Cồ Việt cũng là để kỷ niệm cái tinh thần toàn dân cùng nổi dậy theo cởi mở gông xích cho Việt.

Nhưng công cuộc cách mạng Vạn Thắng còn đủ cho ta thấy những đặc điểm về đời tái sinh cải tạo ấy.

a. Về văn hóa: Đạo Phật chiếm độc tôn, trên chữ Nho dùng chữ Nôm.

b. Về quân sự: Sau việc tiêu diệt sứ quân, quân lính hầu hết là dân quân đều tập trung vào quyền chỉ huy của tối cao nguyên soái, thập đại tướng quân Lê Hoàn nên việc quốc phòng rất chuyên (chuẩn bị).

c. Về chế độ xã hội: Nước hoàn toàn độc lập, tuy nhà vua có lập lối Phong Điền, nhưng theo lối Lạc Chế quân điền vẫn thực hiện.

Tóm lại: Kiến thiết rất chuẩn bị, nhất là kinh đô lại đóng ở Hoa Lư có đủ thiên hiểm để đối nội và đối ngoại.

Sau đời Đinh nhà tiền Lê (Lê Hoàn) lên thay có theo chế độ trước, nhưng Lê Hoàn tuy là quân nhân, lại là giới Nho học, nên có hơi thiên về Nho, vả lúc ấy, đối ngoại vừa Tàu vừa Chiêm Thành đều phải dùng vũ lực nên không cải tạo được bao nhiêu. Đến đời sau là Ngọa Triều, chính thể lại thối nát, không tiến được bước nào, cũng như việc kiến thiết cũng thế, nhưng cùng là một thời kỳ quá độ để chuẩn bị cho nhà Lý về sau. Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn là Thập Đạo Tướng Quân lên làm vua, từ đây việc kiến thiết bắt đầu nảy nở, kinh đô từ Hoa Lư dời ra Thăng Long, rộng rãi hơn, vua nhà Lý đã xây đắp được nhiều việc đáng ghi.

Từ khi chế độ phong kiến bị đổ, chế độ quân điền lại áp dụng cho toàn dân, văn hóa tuy sùng Phật nhưng lại chú trọng về Nho có sức ứng dụng vào việc kiến thiết nhiều hơn, quân đội chú trọng về dân binh, lấy nông dân làm binh chia ra từng khu huấn luyện để dân có thể làm lính, chính trị lấy triều đình hợp với quốc dân, vua thường đến từng làng ăn họp và hỏi ý kiến dân. Về đối ngoại, nhà Lý thừa dịp nhà Tống có cuộc chi a rẽ tân cựu đảng, sai Lý Thường Kiệt mang quân sang uy hiếp hai châu Khâm Liêm để làm tan sách lược của Tàu định lăm le mưu xâm chiếm. Công cuộc này đã gây một thời kỳ quá độ cho nhà Trần về sau chống Mông Cổ.

Hết Lý, Trần lên. Cuối Lý sự xa hoa của triều đình không vừa lòng dân và vì vua đã tỏ ra chuyên chế độc đoán. Nhà Trần lên thấy ý dân đã cao, có quan niệm mạnh mẽ về quốc gia mới nhân đấy lấy vua làm quốc gia, chế độ phong kiến trang điền bỏ hẳn, chính nhà vua ở Tức Mạc cũng không có gì, mở rộng trường dạy văn và võ, cấm ngặt uống rượu và đánh bạc, Nho và Phật đồng thời thịnh hành và khuyến khích, vua già thoái vị làm cố vấn (Thái Thượng Hoàng) và đi tu (tránh nạn vua ít tuổi và non nớt). Quốc sử bắt đầu chép lấy gốc từ Triệu Đà dựng ra Nam Việt, dùng chữ Nho để phổ thông văn hóa, nhờ có sự cải tạo văn hóa ấy mới chống được Mông Cổ, một sức mạnh qua thế giới lúc bấy giờ.

Trần suy, Hồ Quý Ly cướp ngôi, lúc ấy ý thức kiến thiết Trần đã cằn và trái thời không hợp với quốc dân. Quý Ly có tài nhưng không thành nên việc xã hội không làm nổi trừ đạo Phật, cải lương Nho, mở bờ cõi thiên đô về Thanh Hóa, rút cục gây nội l oạn, nhà Minh thừa cơ hội tràn sang, vì vậy mà mất nước. Xét sự mất nước này, tuy bấy giờ Hán mới đem binh sang đánh chiếm, nhưng thực ra từ đời Trần Nhân Tôn trở đi, nước nhà đã quá thiên về Nho học, kinh tế phần nhiều dùng toàn đồ Tàu. Nghệ thuật như văn chương ca xướng cũng đã bị Tàu hóa thì sự mất nước chẳng phải đời Hồ mà từ trước lúc ấy.

20 năm Minh chiếm cứ, dân bị bắt buộc theo Tàu, phải mặc áo Minh, sách vở phải bị tịch thu đem về Tàu đốt đi, bắt dân phải tìm ngọc trai, săn voi trên rừng để cống hiến mọi thứ thật là đau khổ.

Nhưng có sự đè nén thì sự quật cường càng cao, vì vậy mà có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của vua Lê Thái Tổ bật lên, hơn 10 năm chống đánh bằng toàn lực hăng hái, khiến quân Minh phải bỏ đất Việt kéo quân về nước. Cuộc cách mạng Lam Sơn đã thành công bằng đủ mưu mẹo khôn khéo của vua Lê. Trong 10 năm nhà Minh đã hà hiếp bóc lột, dân ta bị hao mòn cả vật chất lẫn tinh thần. Cách mạng xuất phát được không phải là dễ, nhưng vua Lê đã khéo léo lợi dụng ngoại giao với Chàm và Lào làm hậu địa, lại khéo léo biết dùng các cách đánh chiến thuật nên quân Minh dù mạnh cũng không chống lại được, vì họ chỉ có quân đội sang đông, thành trì bền vững, nhưng vua Lê có toàn thể dân chúng ủng hộ.

Vua Lê lên làm vua lúc ấy như trong cái nhà sụp đổ, nên việc chỉ là sửa soạn, đối nội còn vướng dòng dõi nhà Trần cùng trăm người ủng hộ, nên đối ngoại cũng là một việc gian nan về ngoại giao, về phía quốc dân thì tinh thần đã lên cao, sự cải tạo những chế độ cũ là cần thiết, nhưng mà vua Lê Thái Tổ không đủ sức làm thỏa mãn lòng dân, vì vậy mới có việc loạn của Nghê dân và việc giết công thần. Đến đời Lê Thánh Tôn, sự kiến thiết mới quy định và thực hiện, các làng được tự trị (theo Lạc Chế), ruộng đất cùng chia đều (công điền) nhưng cũng cho những người có tiền tậu để làm tư sản, chính trị vừa phân quyền (làng) vừa trung ương tập quyền (triều đình), pháp luật làm mới lại và rất rộng rãi kỹ lưỡng, giáo dục mở rộng (24 điều giáo hóa ra khắp dân chúng). Quân lệnh cũng quy định lại và gia tăng thêm, củng cố quốc phòng, đất đai khai khẩn thêm, đê điều đắp lại kiên cố, các nghề nhất là nghề thuốc nam được khuyến khích.

Một việc đáng ghi nhất là việc làm lại quốc sử lấy gốc từ đời Hồng Bàng, có lẽ đo là do các kết quả kê cứu từ đời nhà Trần đã tìm ra được những gốc gác xưa mà vì thế quân Minh mới cho thu hết các sách vở của ta đem về làm lăng chăng? Sau đời Lê Thánh Tôn ít lâu, các vua kế nghiệp không đủ sức thực hiện các chế độ trước, các chế độ ấy đã gây ra một sự thể mới trong dân chúng, rồi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm phù Lê diệt Mạc, nước nhà chia làm hai phe tranh giành. Khi Mạc tan, Nguyễn–Trịnh lại đánh nhau gây ra cái thế một vua hai chúa nội loạn luôn luôn kế tiếp, sự thống khổ ấy đã luôn luôn hun đúc trong lòng người dân Việt một ý thức dân tộc thống nhất. Vì vậy mà nhà Tây Sơn, mấy anh em nông dân xuất hiện ra, người trội nhất là vua Quang Trung đã thừa cơ hội, trước sau đánh bại cả hai phe chúa, rồi thống nhất cả nước. Nhờ có sự thống nhất và lòng dân ủng hộ mãnh liệt (vì họ đã thỏa mãn) nên vua Quang Trung mới đủ sức phá cái mưu xâm lăng của Mãn Thanh, đánh cho quân của Tôn Sĩ Nghị thua liểng xiểng không còn một mảnh giáp mà rút về Tàu, nhưng rồi nhà Tây Sơn cũng thất bại. Sự thất bại này do hai nguyên nhân:

    a. Tuy Tây Sơn khi đã thống nhất lại muốn xây dựng quốc gia theo lối quý tộc của các vua chúa trước, trái với ý thức dân tộc thời bấy giờ.

    b. Làn sóng Âu Châu đã tràn sang mạnh mẽ, người đón được làn sóng ấy và chiều theo nó là phe cừu địch của Tây Sơn, tức là Nguyễn Ánh, dòng dõi chúa Nguyễn có nhiều âm đức với dân phía Nam nước Việt từ Quảng Bình đến Cà Mau.

2.4. Dân Hóa Kỳ

Theo thời kỳ này có thể bắt đầu từ khi Gia Long nhờ quân Pháp (do cố đạo Bá Đa Lộc) làm môi giới để dứt nhà Tây Sơn mà thống nhất cả nước. Như trên đã nói, sở dĩ vua Gia Long xây dựng được cơ nghiệp tuy có nhờ ở sự võ trang của người Pháp và Tây Ban Nha nhưng ở trong lại có bọn quý tộc và sức dân chúng lúc ấy phân tán sự phản đối của Tây Sơn và phần nào bọn quý tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu giữ đỡ nên vua Gia Long lên ngôi rồi thì từ pháp luật cho đến việc học đều chịu ảnh hưởng Tàu rất nhiều, tuy đến đời Minh Mạng cũng có ý muốn gây một văn hóa riêng của nước nhà như việc bắt phụ nữ Bắc Việt mặc quần không được mặc váy, như câu ca dao:
    Tháng tám có chiếu vua ra,
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
    Không đi thì chợ không đông
    Đi thời phải lột quần chồng sao đang.

Những ảnh hưởng của Tây Sơn rất mạnh, thêm vào đó ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo dồn dập đến cũng không kém phần mãnh liệt, vì vậy kiến thiết thời ấy có ba phái:

    1. Thiên về Hán học (bọn quan liêu quý tộc).

    2. Thiên về chữ Nôm (bọn học giả đi sát dân chúng hay bị ảnh hưởng).
    3. Thiên về Tây học (theo đạo Thiên Chúa).


Văn hóa bị ba trào lưu giao động nên việc kiến thiết rất là tròng trành không vững đến đời Thiệu Trị trở đi, thế lực phía Tây (theo đạo) lại mạnh mẽ và thế lực phía theo Hán (triều đình quan liêu) cũng mạnh trở thành xung đột (giết đạo) dân chúng là vật ở giữa bị lợi dụng đã tranh giành, gây ra nạn mất nước từ cuối đời Tự Đức.

Trước cái nạn mất nước ấy phái duy tân cải cách nổi dậy, có cố đạo ủng hộ (Nguyễn Trường Tộ) nhưng phái thủ cựu (bảo thủ) văn hóa Tàu phản đối nên phái trên thất bại rồi Pháp dùng vũ lực can thiệp chiếm nước, sĩ phu (quan lại và học trò) đứn g lên chống lại tức là Đảng Cần Vương, nhưng việc thất bại, nhà vua xin hàng, sĩ phu bèn lập ra Văn Thân để chống. Khi Văn Thân thất bại, phái Duy Tân đổi mới lại quật dậy và đại biểu là Phan Sào Nam.
    Việc nổi dậy của phái Duy Tân ta có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

    1. Từ 1900 đến 1918.

    2. Từ 1919 đến 1939.

    3. Từ 1940 đến 1950 và tiếp đến 1951-2000.

Về thời kỳ thứ I vừa vận động văn hóa dung hòa cả Á lẫn Âu ở trong nước để thức tỉnh dân chúng cùng giác ngộ mưu việc cải tạo xã hội và chống xâm lăng, vừa tìm ngoại viện ở các nước mạnh ở Á Đông để giúp sức cho mà khôi phục lại đất nước. Phong trào cắt tóc ở Nam, Đông Kinh Nghĩa Thục ở Bắc, v.v... là vận động văn hóa. Việc Đông Du (Nhật), Bắc du (Tàu) là cầu viện, v.v... còn trong nước thì nào là việc Đề Thám chiếm cứ Yên Thế, việc Đội Cẩn lấy Thái Nguyên, vua Duy Tân chống Pháp đều là những việc gây ra do sự phản tỉnh của dân chúng theo cái ý thức “cứu quốc tồn chủng” của cụ Phan Bội Châu đề ra trước.

Đến thời kỳ thứ II là sau thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất 1914-1918, lúc ấy bộ mặt thực dân của đế quốc đã rõ rệt. Sự ỷ lại vào người ngoài bất cứ v ề văn hóa hay về vũ lực đều không có ý nghĩa gì, nên từ đấy trong việc cách mạng luôn luôn kháng ngoại (địch), dân tộc đi sang một giai đoạn khác. Vì vậy mà có sự thành lập các đảng phái chính trị xu hướng khác nhau, bọn thân Pháp thì níu lấy chủ nghĩa Pháp Việt đề huề là lý thuyết của một tên Việt gian viết ra rồi đổ ẩu cho cụ Phan Bội Châu là tác giả mà cụ thì không thèm cải chính, phái thân Tàu thì lấy Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Văn làm lập trường, phái thân Nga thì chủ trương thuyết Cộng Sản, phái trung lập thì bất cứ chủ nghĩa nào, miễn là đuổi Pháp ra khỏi nước là được và bất kể là Đảng nào họ cũng tán thành và họ chiếm đa số, nhưng (tiền của) phần nhiều dùng trong văn chương lỗi thời.

Phái thân Pháp cũng có hai phái, một phe chân chính như cụ Phan Chu Trinh, một phe gian tà mưu lợi riêng như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, còn một phe thứ ba thì nửa thật nửa là lợi dụng tức là phe Tam Điểm France Marcommerue Margennene. Phái thân Tàu như Quốc Dân Đảng, phái thân Nga trước là Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, sau là Cộng Sản Đảng. Phái trung lập như Tân Việt Đảng do Lê Văn Huân lập ra từ 1925 ở Nghệ Tĩnh, v.v...

Sau khi mấy đảng phái này bị đàn áp tan rã, thời cuộc thế giới mỗi ngày một khẩn trương, cuộc chiến tranh của toàn quốc tất phải phát xuất, các đảng phái lại ngấm ngầm nhỏm dậy từ năm 1936 trở đi. Các đảng phái có ba xu hướng, xu hướng Nhật vì Nhật gần hơn và có thể lợi dụng để đánh đuổi kẻ thù chung là Pháp, một số nữa có liên lạc với Cộng Sản và Đồng Minh, quân quốc gia có khuynh hướng Đồng Minh. Nga Tàu gây thành một thế ganh đua chia rẽ thù nhau, tuy vậy trong sự ganh đua chia rẽ ấy gây thành một cuộc liên minh thống nhất các đảng cùng chung một xu hướng Cộng Sản thân Nga, Quốc Gia thân Tàu và một phái quốc gia thân Nhật. Ba phái trên, phái thân Nhật thì hiện nay Nhật thất bại đã mất lập trường. Còn hai phái Cộng Sản Quốc Gia đương công khai phát động, nhưng ta phải xem chủ trương hai phái ấy có hợp với nguyện vọng của dân chúng và đúng với lịch sử quá khứ và hiện tại không? Lịch sử ta trên một vạn năm nay là một cái dây đấu tranh truyền kiếp, không phải mới gần đây mấy chục năm bị Pháp thuộc, các cuộc cách mạng ấy đều lấy dân tộc làm tất yếu, và muốn đạt được thành công, văn hóa lại là một điều tất yếu hơn nữa, nếu chỉ vận động cho dân tộc g iải phóng mà không có văn hóa chắc chắn thích hợp làm xu hướng cho dân tộc (nghĩa là phải có một nền triết học mới, nghĩa là chủ nghĩa mới, v.v...) thì dù có thành công cũng chỉ là tạm bợ mà thôi. Văn hóa của dân tộc căn cứ vào lịch sử, cái quá vãng của l ịch sử có lâu dài thì cái tương lai của dân tộc sau cuộc vận động mới được vững bền, như lời nhà nữ văn sĩ Starel về thế kỷ 19 viết rằng: “trong bất cứ một phong trào thời đại nào, người ta phải ngoảnh lại cái quá khứ sâu xa bao nhiêu thì cái công lực phát triển ra tương lai của cái phong trào ấy cũng được dài bấy nhiêu ”.

Bởi vậy chủ trương của chúng ta là ngoảnh lại cái quá khứ một vạn năm của lịch sử để đặt định một tương lai xa rộng vô cùng cho dân tộc.

Nên thời kỳ quyết định của dân tộc Việt là bắt đầu từ đây, nghĩa là từ năm 1939 đến 1950 cho đến 2000.

Chúng ta phải dựa vào vết đi của lịch sử mà đặt định một đường lối cho tương lai, nhưng không xa lìa lịch sử của nhân loại và dân tộc, trái thế chẳng những là vong bản mà sẽ còn bị tiêu diệt trực tiếp hay gián tiếp.

3. PHÊ PHÁN VÀ KẾT LUẬN


Như đoạn trên đã nói, lịch sử Việt là một cuộc đấu tranh liên tiếp từ xưa tới nay có non một vạn năm.

Căn cứ không phải là một sự hàm hồ vu khoát mà là nhận định xác đáng hiển nhiên, mặc dầu về đời Đông Châu, Khổng Tử đã hủy bớt điển tích xưa mà soạn lại điển tích mới thông dụng của nòi Hán, nhưng trong các sách ngoại ký, tạp ký của Tàu vẫn cho ta nhận thấy những cái dấu vết ngàn xưa của dân tộc Việt. Hơn một vạn năm trước, giai đất triều lưu sông Hoàng Hà lên đến núi Thái Sơn là cuộc tranh giành rất kịch liệt giữa các dân tộc mà trong đó có dân tộc Việt đã nắm một thắng thế khá lâu. Lại theo các khảo sách và khảo cổ Âu Tây, Nhật và cả Trung Hoa cũng đều công nhận như vậy, nhất là từ ngày tìm được cái mai rùa (Giáp Tuất) trên có ghi chép trong sử sách Tàu từ đời Hạ Vũ trở về trước đã thành lập nghi vấn, xem đấy đủ thấy cái văn minh quá khứ của dân Việt. “Số tự Nam Viêm hữu diện tứ chi quốc”, Viêm đây là Viêm Đế, vua nòi giống Việt thời Môn Hóa, rồi còn bao nhiêu cái ghi chép trong sử Tàu, như Việt Thường hiến chim Trĩ, vua Hùng hiến vua Nghiêu con Thần Quy (Rùa Thần) rồi do đó người Tàu chế ra Quy Lịch (lịch Rùa). Hoàng Đế đánh Viêm Đế để lấy nam châm mà Xi Vưu cũng là giống Miêu tức là Việt về thời ấy, sử ta nhận vua Đế Minh họ Thần Nông là tổ phương Nam đều là những việc có căn cứ. Người Lào, Xiêm, Miến Điện nhận giống Thái (Tây, Nùng, Dao) là do gốc ở Thái Sơn tràn xuống. Sách Chúc Phương Thi cũng cùng công nhận từ Dương Tử Giang xuống Nam, các dân tộc không phải là Hán, các dân ấy là Cửu Mân (9 giống dân Việt), Bát Lạc (8 giống Lạc), Lạc Việt Tam Ân (3 giống Ân) và Bách Việt (nhiều giống Việt không đủ tên gọi).

Lại xét về địa giới của Tàu về thời ngang với đời Hồng Bàng ta, phía Bắc chưa qua An Sơn, Tây chưa qua Lưu Xá, Đông chưa qua Đông Hải, phía Nam chưa qua Hoàng Sơn (Hà Nam) còn địa thế của giống Việt thì bao hàm tất cả Ba Thục xuống Miến Điện (ăn thông ra Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân lộn về triền sông Dương Tử). Những dấu vết ấy hiện nay còn thấy ở trong đặc tính của dân tộc tại các nơi ấy mà đoạn trên đã nói.
Dân Việt sở dĩ phải lưu tán rời rạc ra, rồi lập ra nhiều nước Sở, Ngô, Việt, Văn Lang, Đông Âu, Nam Việt, Chiêm Thành, Nam Chiếu, Nam Dương Phù Nam, Lào, qua Thủy Nam Hóa Xa, v.v.. là sự xâm lăng từ xưa của giống Hán, từ Thiên Sơn xuống chiếm mất nơi bọc ổ (berceau) văn minh là Thái Sơn. Mất Thái Sơn, dân tộc ta mất cảy cứ lẫn vận dụng về văn hóa, sinh hoạt nên cứ phải lùi mãi về phương Nam. Mãi đến đời Hồng Bàng lấy được Phong Châu làm hoa địa, lập ra Văn Lang, một mặt khôi phục lại văn hóa từ xưa để gây dựng một văn hóa mới, liên lạc các giống Việt bị tan rã để g ây dựng lại thời Đại Việt đã qua, vì giống Hán từ khi cướp được núi Thái Sơn chiếm được Hà Đồ Lạc Thư là nền gốc của văn hóa, bỏ chữ Môn chế ra chữ Hán tự cướp được, v.v ...chế rèn ra sắt, đã phát triển mạnh lên, mà muốn luôn xâm lăng, mà về phía Việt thì vì để mất những lợi khí căn bản văn hóa, cơ năng vận dụng và lợi thế y cứ, nên khó ma ngăn cản được sự lưu tán của nòi giống, đến đời Tần Thủy Hoàng là nước Khương thống nhất được nước Tàu (từ Trường Giang lên phía Bắc giáp với giống Địch) cho quân Nam hạ (xuống Nam). Dân tộc Việt bấy lâu được liên lạc phút chốc lại rời rạc, nhưng dù sao đối với sức xâm lăng cũng phải lùi bước một cách êm đềm, cái tinh thần mãnh liệt chống Hán từ một vạn năm trước luôn luôn phát hiện, nên từ việc Phù Đổng giết giặc Ân cho đến Lục Lượng chống lại Tàu, đủ biểu lộ cho chúng ta tinh thần bất diệt, bất khuất ấy từ xưa.

Sau cuộc thất bại của lực lượng nước Âu Lạc của An Dương Vương bị tan đổ, kéo dài mãi cho tới ngày nay, dân Việt ở mọi nơi từ Trường Giang, Ba Thục đến miền Nam Hải vẫn giữ được nguyên vẹn cái tinh thần cao quý ấy, lịch sử đã chứng tỏ rõ và ở đây vì phạm vi chật hẹp không thể kể ra rành rọt hết.

Từ trước dân tộc Việt (ở nước ta và ở các nơi) nào cũng sẵn sàng tranh đấu, đủ can đảm tranh đấu nhưng không bật hẳn trội lên được, xét nguồn gốc chỉ vì đã thất bại trên văn hóa từ xưa, sự thất bại này bắt đầu từ khi mất Thái Sơn, mất Hà Đồ Lạc Thư cho nên đến đời Hồng Bàng dù có hết sức gom góp cũng chẳng sao chỏi lên được. Đến khi Hồng Bàng đổ, Tàu xâm lăng, Hán đô hộ, ảnh hưởng văn hóa luôn luôn dồn dập đến, các dân tộc Việt ở Tây Nam lại bị các sức văn hóa của Ấn Độ tràn lan xuống, nên cái lực lư ợng để lập cước (chân đứng) và phát triển cùn đi rất nhiều, dù chưa đến nỗi bị xóa nhòa hẳn.

Hơn 100 năm nay, sau khi bị ảnh hưởng văn hóa của Hán và Ấn, dân tộc ta lại bị ảnh hưởng văn hóa của Âu Tây, nhưng cái hay cặn bã thời nhập cảng tới, đã có một số người thấy lạ vồ vập lấy khiến biết bao tai họa. Lịch sử Việt trên một vạn năm đã c ho ta biết nhiều kinh nghiệm để chúng ta đặt định bước đường đi của dân tộc từ giai đoạn này trở đi, giai đoạn hiện nay đã cho chúng ta thấy rõ thế nào là con đường sống, thế nào là sống, vì các mặt nạ của mọi thứ giả dối mỗi khi xảo quyệt tất yếu đã cởi mở ra sau trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai này.

Người lãnh đạo cho dân tộc không thể lợi dụng một cách mơ hồ như thế mà gọi là thành công. Muốn thành công phải có một chủ trương triệt để từ hình thức đến nội dung theo xu hướng của dân tộc mà điều kiện văn hóa là điều kiện tất yếu.

Chúng ta chỉ có thể sống lâu dài bằng cái quá khứ lâu dài của lịch sử của giống nòi, chúng ta không nên mưu mô, tranh cướp của ai, nhưng chúng ta tránh đừng để ai tranh cướp hay tiêu diệt ta, muốn của người, dựa vào người khác giúp chỉ là tự mình hóa ra người, nô lệ cho người, rồi đi đến chỗ chết hẳn.

Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải mưu cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những chỉ ở trên dải đất chữ S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi.

Chúng ta bị yếu vì giống nòi ta đã bị rời rạc, nếu chúng ta lại tái kiến được thời đoàn viên xưa kia, chúng ta mạnh mẽ, vô cùng mạnh mẽ để sinh tồn, để giữ gìn nòi giống, chứ không phải để xâm lăng kẻ khác.


X. Y. Thái Dịch Lý Đông A
1943 (4822 tuổi Việt).


__________


Lý Đông A
Thiên tài chùa Yên Tử


Sơ lược tiểu sử Lý Đông A

Thi phẩm của Lý Đông A

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.08.2006 01:47:25 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Việt Sử Thông Luận - 22.12.2007 08:57:12



Hơn 100 năm nay, sau khi bị ảnh hưởng văn hóa của Hán và Ấn, dân tộc ta lại bị ảnh hưởng văn hóa của Âu Tây, nhưng cái hay cặn bã thời nhập cảng tới, đã có một số người thấy lạ vồ vập lấy khiến biết bao tai họa. Lịch sử Việt trên một vạn năm đã cho ta biết nhiều kinh nghiệm để chúng ta đặt định bước đường đi của dân tộc từ giai đoạn này trở đi, giai đoạn hiện nay đã cho chúng ta thấy rõ thế nào là con đường sống, thế nào là sống, vì các mặt nạ của mọi thứ giả dối mỗi khi xảo quyệt tất yếu đã cởi mở ra sau trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai này.

Người lãnh đạo cho dân tộc không thể lợi dụng một cách mơ hồ như thế mà gọi là thành công. Muốn thành công phải có một chủ trương triệt để từ hình thức đến nội dung theo xu hướng của dân tộc mà điều kiện văn hóa là điều kiện tất yếu.

Chúng ta chỉ có thể sống lâu dài bằng cái quá khứ lâu dài của lịch sử của giống nòi, chúng ta không nên mưu mô, tranh cướp của ai, nhưng chúng ta tránh đừng để ai tranh cướp hay tiêu diệt ta, muốn của người, dựa vào người khác giúp chỉ là tự mình hóa ra người, nô lệ cho người, rồi đi đến chỗ chết hẳn.

Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải mưu cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những chỉ ở trên dải đất chữ S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi.

Chúng ta bị yếu vì giống nòi ta đã bị rời rạc, nếu chúng ta lại tái kiến được thời đoàn viên xưa kia, chúng ta mạnh mẽ, vô cùng mạnh mẽ để sinh tồn, để giữ gìn nòi giống, chứ không phải để xâm lăng kẻ khác.



X. Y. Thái Dịch Lý Đông A
1943 (4822 tuổi Việt).


__________


Thi phẩm của Lý Đông A

<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2007 08:59:28 bởi Ngọc Lý >

Nguyên Đỗ
  • Số bài : 5703
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.08.2005
  • Nơi: Windy City
RE: Lý Đông A - Việt Sử Thông Luận - 23.12.2007 17:53:02
Cám ơn chị Ngọc Lý đã sưu tầm những bài viết rất hay!

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Chính Khí Việt - 01.01.2008 07:08:47





 
Chính Khí Việt


 


Một ngày lạnh nước nguời không tri kỷ.
Ta vỗ án thét lời ca chính khí.
Ðông thê thê như gió thổi u hồn,
Thấu buốt tận lòng ngưòi trong cốt tủy.
 
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy,
Thoát lăm le như dục người chọn lấy,
Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào.
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.
 
Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét.
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét,
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
 
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
 
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xưong người phơi man mác.
 
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất.
 
Thà làm ma nước Nam không vua Bắc,
Ðầu chẳng còn quyết không đương cắt tóc,
Lửa đốt mình không phụ nợ non sông
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc.
 
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc.
 
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Những trung hồn xưa, nay, mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi,
Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt.
 
Chính khí Việt suốt đất trời bàng bạc,
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc.
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc.
 
Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng,
Sắt tôi với máu đào hun lửa nóng,
Và Ðại Việt muôn năm! Cả toàn dân
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng.
 
 


Liễu Châu 4821 T.V



X.Y. Thái Dịch Lý Đông A
4823 tuổi Việt ( 1944 )
( trích trong Huyết Hoa )


<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2008 07:11:36 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Đạo Trường Ngâm - 01.01.2008 10:12:11





Đạo Trường Ngâm


 


Một vòng không đáy, đáy sinh người.
Ngoảnh lại trông đi mấy việt khơi
Thường vậy vô danh văng vẳng.
Mà nay hữu thực bời bời.
Tiết gin thiên cổ tình khôn dãi,
Óc tính trăm năm, gan dễ phơi.
Khép mở hồng hoang vần chuyển mãi,
Duy nhiên khoáy động ba nghìn trời.
 
Ba nghìn trời một khoáy thấy đâu,
Ðám bụi trần ai luống đục ngầu.
Sách Hóa trắng tinh không một chữ,
Gậy thần đốt trúc có hai đầu.
Sông Thao nước cuốn bên bồi lở,
Núi Tản mây vần, độ bể dâu.
Ðông Tây một nhẽ, xuyên kim cổ,
Vũ trụ huyền hoàng, mối Lạc Âu.
 
Mối Lạc Âu gỡ trải bao giờ,
Bơn cát ngàn tre gió phất phơ
Trúc lụa đã dày phen tri loạn.
Son xanh còn chiếu dạ được thua.
Cương thường chắp nối hai kiếp lại.
Văn vũ trì trương một nguyện xưa.
Hỗn độn đã nhiều công mang mớ,
Chờn thây cho mưa nắng hững hờ!
 
Nắng mưa tâm sự ở trên đời,
Tao hóa như không, lọ có trời!
Ðồng Trung Hoa đến mang làm cột,
Máy Pháp lan sang để chém người.
Ðạo nghĩa gớm cho quân lợm khẩu.
Nhân quyèn khiếp cả lũ xanh ngươi!
Nghẫm xem muôn vật đều đắc ý.
Rẽ rạch Hồng Bàng tính cổ thời.
 
Tính cổ thời ngày một đi đi,
Trách ai cảt cử gọi Hoa Di.
Cỏ xanh kia lấy bạo thay bạo.
Gạch tía này sướng chi khổ chi?
Sự tích thôi đều hươu quạ.
Sinh linh thế ấy phân ly.
Xuân Thu ướm hỏi bởi vì vị.
Hay bởi Xuân Thu bởi vị vì.
 
Bởi chút vị vì tìm lẽ đời,
Ba sinh còn hồn mộng đôi nơi,
Giang sơn dựng thuở ai tát bể.
Quan lũ gây từ kẻ trụ  trời,
Tác giả vô danh là gốc đạo.
Noãn bào trăm họ ấy giềng ngưòi.
Ðáy dòng nước băng băng chảy mãi.
Chớp bể mưa nguồn nào có ngơi!
 
Chớp bể mưa nguồn kéo khắp miền.
Xá chi tắm gội, xá truân chuyên.
Bút nghiên, đèn sách đều sai lạc,
Kim cổ, Ðông Tây cũng hão huyền.
Vì biết lửa hưong tìm chấp nối,
Là hay vàng đá dể trao truyền,
Văn minh nghĩ kỹ còn nhiều việc.
 Ðem cả muôn loài lên Duy Nhiên.


 

4822 T.V.

X.Y. Thái Dịch Lý Đông A
4823 tuổi Việt (1944)
(trích trong Huyết Hoa)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2008 10:16:03 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Vạn Niên Thư - 01.01.2008 23:00:11




Vạn Niên Thư


 


Việc muôn năm trước lắm ngưòi đương,
Việc muôn năm sau nhiều kẻ nối.
Non sông không thiếu khách trì trương,
Vận mệnh phần tay ai giềng mối.
 
Ngày ngày tháng tháng đi dòi dõi,
Tốn ích trong cơ mối thế thường
Lao lực trần ai thương lặn lội,
Con thoi nhật nguyệt nắng đòi sương.
 
Bởi chút thiên sinh liệu dưỡng phương
Lòng tằm, ruột lúa nhường nông nổi.
Tự thuở tương tri những vấn vương,
Nguyện đem hương lửa ràng công tội.
 
Khúc hát non Côn làn suối dội.
Bài thơ mây trắng gió am trường,
Sáu năm cung kiếm tinh nửa gối,
Kẻ trước người sau đều đoạn trường.
 
Bởi chút tinh hồn của cố hương.
Cỏ gai mù mịt đi tìm tõi
Vạch đường tinh vệ bể Uổng Dương
Viếng núi Thu Tinh trời vòi vọi.
 
Con thuyền lon Lã thách chìm nổi,
Tắc kiếm thần Rùa dẹp nhiễu nhương.
Ngồi lại đem thi thánh chắp thành nối,
Ði ra lên ngựa mở hoàng vương.

Tấm lòng để chúc muôn năm trường,
Sự nghiệp làm dây các vận hội.
Năm trăm năm nữa gíó Nam Dương.
Chớ bảo ta trong hàng trăm tuổi.


 

4823 T.V.



X.Y. Thái Dịch Lý Đông A
4823 tuổi Việt ( 1944 )
( trích trong Huyết Hoa )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2008 23:02:07 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
Lý Đông A - Huyết Hoa - 11.01.2008 12:36:15
.
 
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 
Lời Nói Ðầu



          Những bản văn trong tuyển tập này thuộc loại tiểu luận rút trong bộ Nhã của Thư Ký Trưởng Duy Dân Ðảng Lý Ðông A viết trong khoảng thời gian 1940-1945, giữa lúc Ðệ Nhị Thế Chiến đang tiếp diễn và các phong trào dân tộc vận động tự chủ đang lên cao.
          Lịch sử nhân loại phát triển bắt đầu đi vào một chiều hướng mới
          Những bản văn này xác định chiều hướng đó trong sự nhận định tình thế thế giới và thời đại với con mắt của một lịch sử tiến hóa sử quan và bằng một công cụ nhận thức là "Duy Dân biện chứng" (Xuân Thu).
          Từ những nhận định đó, một sứ mạng dân tộc và thời đại được đề ra cho người Việt yêu nước giàu lòng hy sinh lại vốn có một truyền thống đấu tranh chống áp bức và chia rẽ.
          Trên nền tảng của thời đại, làm công việc khơi dòng lịch sử, người Việt phải "Sống Tái Sinh" trong một tinh thần mới, với nếp nghĩ và nếp làm mới (Bông Lau). Người Việt bước lên "Bồn gột rửa", trút bỏ mọi thành kiến, quay trở về kín gánh trong đáy hồn của lịch sử dân tộc sức sống và sức đấu tranh tâm lý (Thần Linh Học, Sử Hồn).
          Người Việt làm cách mạng nghĩa là làm "Công việc xoay đổi thời đại" không thể không biết đến những thành bại của những cuộc cách mạng đã đánh dấu vào lịch sử tiến hóa của nhân loại, để rút lấy những bài học "máu" (Huyết Hoa). Bởi dân tộc là nhiều nhưng nhân loại là một, loài người xưa và nay vẫn "lướt mướt theo đuổi thực hiện một mẫu mực người lý tưởng trong một mẫu mực xã hội lý tưởng". Mỗi bước tiến của nhân loại há chẳng là những bước Duy Dân đấy ư trên con đường phục hưng "con người"? trong mỗi xã hội và ở mỗi thời đại riêng biệt? Những bài học máu còn là đảm bảo cho cuộc cách mạng Việt giữ được "Nhân loại toàn tính".
          Cách mạng Việt vì thế phải là một công việc có sáng tạo tính, khoa học tính, nhân đạo tính và biện chứng tính. Cách mạng Việt còn là cả một thể hệ triết học đấu tranh, thống nhất khoa học, triết học và sử học, thống nhất lý luận và hành động.
          Nhưng ở đây, chúng tôi không làm công việc giới thiệu mà chỉ làm công việc trao truyền. Mỗi bản văn trong tuyển tập tự nó đã có những giá trị mà bạn đọc tất nhận thấy.
          Non ba mươi năm đã trôi qua sau khi những bản văn được viết ra. Thời gian không làm mất giá trị thực tiễn của những bản văn đó đối với công cuộc cách mạng và mở thời đại của dân tộc chúng ta trên con đường sống còn và tiến hóa. Trái lại, thời gian với kinh nghiệm sống và tranh đấu càng làm nổi bật lên tính chất đúng xác và cần thiết của những công việc mà cách mạng phải làm, của con đường mà cách mạng phải đi với những phương thức và phương pháp mà cách mạng phải theo.
          Nói như vậy không có nghĩa là những bản văn trong tuyển tập này đã chứa đựng toàn bộ một lý thuyết cách mạng với một chủ trương dân tộc và thời đại được vạch ra đầy đủ. Nhưng mà qua những dòng chữ là đã hàm súc những ý nghĩa căn bản trên thấm nhuần trong mỗi lời văn và mỗi danh từ được xử dụng.
          Chúng ta càng nhận thức được sâu sắc bao nhiêu những ý nghĩa đó là đã tự mình tiếp nối được chắc chắn bấy nhiêu với truyền thống của người Việt tranh đấu đời đời cho sự khơi nguồn và mở dòng sống của dân tộc.
          Bởi qua những bản văn đó dào dạt tình yêu nước thương nòi và chan hòa lòng yêu thương nhân loại.
          Bởi đây là kết tinh của đau thương và tủi nhục. Dân tộc nào chịu đựng nhiều hơn và lâu hơn dân tộc Việt những tội ác của loài người? Và người Việt nào không từng cảm thấy trong lòng như "chết đau thương" trước những đau khổ và tủi nhục của chính mình và đồng loại?
          Hoa sen nở trong bùn và Chúa lên Câu Rút!
          Ðó là những đóa nhân ái nở trong lòng người Việt. Hoa nhân ái là hoa lý tưởng của cách mạng Việt.
          Loài người đã làm cho thép nở hoa, hoa và nấm nguyên tử! Người Việt chúng ta quyết đem lại cho loài người đóa Huyết Hoa, đóa hoa máu còn gọi là "Ái hoa""Trí Tuệ hoa".
          Sao cho yêu thương được chế độ hóa và thực tiễn hóa!
          Sao cho toàn thể loài người được hưởng hương thơm của hoa nhân ái!
          Ðó là lý tưởng hiện thực trong việc làm của chúng ta trên con đường phụng sự dân tộc và nhân loại.
 
Mùa hạ năm Kỷ Dậu.


 


Thái  Lăng  Nghiêm



X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2008 10:40:19 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 14.01.2008 14:08:53
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A



Ta sống cả một muôn năm ở trong ta
Lấy sức ngầm đó đứng lên chuẩn bị cho thời đại 2000.
X.Y. Thái Dịch Lý Ðồng A

Chân Ngôn


-  Cuộc Duy Dân Cách Mạng của nòi Việt muốn là một "Kultur Kampf" cho nhân loại nguyên tắc toàn thế giới.


SỨ MỆNH THANH NIÊN CÁCH MẠNG:


-  Mỗi thời đại trong dòng sống của lịch sử hoạt động như thế, phải có một tuổi ra cầm nắm lấy sức chủ và làm cán cốt cho đời sống chung hết thảy.


-  Mỗi thế hệ cũ phải biết thời cơ lui về một bản vị có ích chung. Mỗi thế hệ mới phải biết nắm thời cơ tiến lên ngôi báu của thời đại mới mà chỉ huy và làm tròn sứ mệnh mới.


-  Mỗi thế hệ dự bị phải thâu tóm hết những trí tuệ và kinh nghiệm cũ; trau giồi cho mình tất cả những điều kiện cần yếu cho nhiệm vụ tương lai của mình, để sắp sẵn ra nối liền dây tiến hóa.


-   Chỉ có thế hệ thực tiền tiến mới đủ đại biểu được tương lai.

-   Chỉ có tầng cấp thực đa số mới đủ đại biểu được dân tộc.


-   Tương lai tỏ lộ trong óc mới của thời đại và viễn kiến.


-   Thế hệ của thanh niên và tầng cấp 98% của quốc dân Việt chính là đáy tầng của dân tộc Việt.


-   Phải nắm giữ lấy sức chủ của cách mạng, điều khiển được sức phụ của cách mạng, kiến thiết và dự liêu một văn minh mới.


-   Lấy vũ lực ra cứu quốc nghĩa là đem sắt, lửa với máu mình ra tranh đòi lấy chủ quyền của tự mình được tự do, dùng ý chí của mình đối với đất đai, dân chúng, việc làm, đường đi và vận mệnh của tự mình. Không đổ máu, tuyệt không xoay chuyển được thời đại.


CÁCH MẠNG, CHÍNH TRỊ, LÃNH ÐẠO:


-   Cố nhiên hoàn cảnh và kinh tế xúc tiến cái biết nhưng mà cái biết phải lãnh đạo hoàn cảnh và kinh tế. Lý luận phải lãnh đạo được thực hành, mà thực hành phải xúc tiến, chứng minh và tu chỉnh lý luận.


-   Lãnh tụ phải có ba đức tính: Có thể là nhà lý luận đồng thời là nhà hành động và nhà tổ chức, không thể thì không được.


-   Nuôi tâm sinh thiên tài.
    Nuôi óc sinh nhân tài.
    Nuôi thân sinh nô tài.


-   Dân tộc ta cần những thanh niên rất thuần túy và sung thực, đem ra làm trọn vẹn hai tầng chức vụ của thời đại là cách mạng và kiến thiết.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2008 14:26:00 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 15.01.2008 10:35:52
.
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A



I - HUYẾT HOA


 


1-CÁCH MỆNH


          Hình thức của văn hóa là sự phản ảnh của đời sống hiện thực xã hội. Nội dung và kết cấu của văn hóa, tự thân nó là tổng nghiệp của toàn thể loài người trong dòng sống xã hội, lịch sử và thời đại. Lịch sử loài người chép ngòi bút của máu diễn tiến, mỗi sử ký lộ ra mỗi đặc chứng văn hóa. Mỗi sử ký kết tạo bằng một kiến trúc sử của xã hội và quan niệm về kinh tế riêng biệt; cái dây nối suốt mỗi diễn tiến của thời đại, đồng thời còn là những quy luật dẫn dắt cho sự diễn tiến của thời đại kia là xã hội biện chứng. Xã hội diễn tiến theo một biện chứng có khoa học tính, phát triển, phát triển mãi; trong hoài bão của mỗi xã hội thời đại từng dựng dục cái lý tưởng của xã hội và thời đại sau, tức là cái kết cấu hiện thực của xã hội và thời đại sau.


          Cách mạng là công cuộc xoay đổi thời đại trên một giai đoạn diễn tiến xoáy trôn ốc có nút đã đến ngày thành thục của một lẽ sống hàm dưỡng trong nút bế tắc, cần yếu có một bạo đột thủ đoạn cởi mở cho dây diễn tiến đi lên; ý nghĩa và tác dụng của cách mạng là tu chỉnh và cải tiến xã hội cho sang được một xã hội hợp lý hơn, hy vọng hơn, được đi vào một con đường hợp quy luật, hợp với nguyên tắc tiến hóa, hợp với tương lai có dự biết trước có một trông ngóng của lý tưởng hàm dưỡng tự sâu xa. Mỗi công cuộc cách mạng sản sinh ra một xuất lộ cho dân tộc, quốc gia và xã hội. Khởi điểm của cách mạng đã dựng dục từ trong bào thai của thời đại cũ, đó là lý tưởng trong một quá trình tự nó tiến triển để cho thành thục, thể hiện thực hoàn toàn và y cứ vào hiện thực mà phát triển tinh thần và nguyên tắc với tự do và sản sinh ra một lực lượng đều hoàn toàn là kết quả của hiện thực, tức là cái xuất lộ của quốc gia dân tộc và xã hội đương nhiên là sự kết hợp của nội tại và ngoại tại mà thành một đường lối với một hiệu quả dự cầu.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2008 10:38:39 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 17.01.2008 22:57:41
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


I - HUYẾT HOA



2 - HUYẾT THAI 
         Cách mạng có văn hóa cách mạng. Cần phải có một tinh thần siêu nhiên và tiềm tàng lãnh đạo loài người cho kết hợp thành một sức lực để đợi thời cơ thực hiện lấy lý tưởng và nguyên tắc của cách mạng. Cuộc cách mạng 1789 há chẳng phải uyên nguyên sâu sắc mãi từ thế kỷ XVI, từ Diderot, Voltaire, Montesquieu, Rousseau mà đi? Thế cho nên cách mạng phải có một tinh thần chuẩn bị sẵn, một nguyên tắc tiềm tàng sẵn, lại một phong khí tẩm nhuần sẵn, nung nấu sẵn từ chủ quan đến phối hợp với thời cơ và kích thích ở bên ngoài và để nổ bùng ra trên một giai đoạn đã thành thục.

          Xét nét lại sử cách mạng và đặc chất với đặc chứng từng thời kỳ giúp ích cho chúng ta mang khế hợp cái truyền thống của dân tộc cách mạng với nhu yếu của ngày nay cho thành một dân tộc chủ trương thật thích hợp. Xét nét lại hết cả những hoạt động về lý trí, ý chí và tình cảm của cách mạng Việt trong suốt cái quá trình một thế kỷ nay, tức là xét nét văn hóa của cách mạng ta giúp ích cho tự ta kiến thiết lại một văn hóa của cách mạng đi đôi với dân tộc chủ trương.
          Cho nên tất cả chủ trương của Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ với dấu tích của biến pháp vận động phải lục lọi ra. Những văn tập tản mác của Sào Nam và Tây Hồ phải sưu tầm lại. Các cuốn "Việt văn minh khởi điểm sử""Pháp Việt đề huề" đáng cho chúng ta nghiên cứu, phân tích và bình giải lại. Tất cả những văn hiến cách mạng và kháng chiến, khởi nghĩa, Sát Thát, Bình Ngô, Tây Sơn, Cần Vương vân vân... phải chỉnh lý lại cho nó một ý nghĩa và giá trị thích đáng, thu góp lại thành một hệ thống sử tranh đấu của nước nòi.
          Còn phải phát quật lên "Anh Khóa" với tất cả cái linh hồn của xã hội cũ và nông thôn, biểu hiệu tự cường vận động trong sâu cõi dân gian, "Chiêu Hồn Nước", "Dạy Con", "Gọi Tỉnh Quốc Dân" vân vân... chan chứa những phẫn nộ ái quốc và những cái tiếc dân tộc tự sâu trong đáy lòng của dân chúng. Những ca, vè, dân dao, sấm ký, đào dưỡng cho lòng người một lý tưởng, một cảm giác biết bao sâu xa, ngẫm nghĩ, sáng láng, bởi đấy là những khúc hy vọng, những khúc đau thương đọng ngừng lại của cả một thế hệ của lịch sử tinh thần. Những thi ca diễn giảng trong Ðông Kinh Nghĩa Thục, những chiếu Cần Vương, phát biểu tuyên ngôn, những gắng sức của những nhà văn hóa muốn tái kiến lại cái mô hình của toàn bộ lịch sử hùng tráng và vĩ đại của dân tộc ta trong những cuộc dân tộc tinh thần phục hưng vận động, đó là những tài liệu có giá trị mà làm phong phú cái kho báu của văn hóa chúng ta. Nó đều là Huyết Thai của văn minh Duy Dân, kết tụ sâu sắc trong đáy tầng của đời sống thuần túy quốc dân không đầu hàng và thỏa hiệp. Nó là Huyết Thai của con người Duy Dân mới.


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2008 22:59:34 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 21.01.2008 00:51:55
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA
 


3 - HUYẾT NỤ 

 Một trăm năm cách mệnh Duy Dân đời nay có một tinh thần và chủ trương nhất quán, hằng biểu hiện ra bằng những tượng trưng nào, ta vẫn có thể tìm thấy cái dây chỉ đạo của lịch sử ở trong. Cái tinh thần đó còn uyên nguyên từ cái để uẩn 5.000 năm sóng sống của nước nòi, từ đầu sử đến bây giờ không dứt đấu tranh bằng dân tộc cách mạng Duy Dân xiển dương cái tinh túy ấy ra đem tiếp hợp lại, lại cái truyền thống Tổ Tiên với tinh thần của hiện đại, hoàn thành một cách mạng chủ nghĩa và cách mạng văn hóa cho dân tộc trên con đường đi lịch sử và mức tiến.
 
          Tất cả học thuật, văn hóa và nghệ thuật liên hợp lại thành một trận tuyến tinh thần, xiển phát những lý tưởng tình tự và ý chí cách mạng sáng tạo của dân tộc, bằng huyết tính và sử tính tiến hành một khúc nhịp Vạn Thắng với thời đại.
 
          Tất cả học thuật, văn hóa và nghệ thuật gắng sức đi tìm một nội dung và hình thức kết hợp dung hòa hai cái lý tưởng "hiện thực" hoàn thành một mô hình của văn hóa tương lai cho dân tộc.
 
          Vài nét nguệch ngoạc đó đã vẽ xong cái Nụ Máu của văn minh mới của Duy Dân đợi khai hoa. 
 
 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 21.01.2008 11:58:18
.
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA
 

4 - BỒ ÐỀ


          Thích Ca đã giác ngộ những nỗi khổ, sống, chết, bệnh, già của toàn thể chúng sinh và luật tàn ác vô thường thành, trụ, hoại không (sanh, trụ, di, diệt) của vũ trụ. Thích Ca bằng một ý chí không thầy và tự sức, tự lòng đại từ bi, nhân ái, vô hạn lượng, phát nguyện lớn lao cứu vớt cho toàn thể thế giới không trừ thai sinh, thấp sinh, noãn sinh hay hóa sinh.


          Thích Ca đã lịch lãm trong ngoài Bà La Môn giáo. Thích Ca đã đau thương cái truyền thống giai cấp, chia rẽ và đè nén của Aryen, say sưa cứu vớt chúng sinh bắt đầu từ làm cho Ấn Ðộ toàn dân được chân bình đẳng, chân tự do và chân thân ái.


          Thích Ca đã băng mình khỏi nơi cao quý: Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục? Không vào địa ngục sao cứu vớt được chúng sinh?


          Thích Ca đã bảy năm trường tịch mịch dưới gốc Bồ Ðề, nan hành khổ hạnh khôn bằng và Thích Ca trong một đêm đã triệt để giác ngộ.


          Thích Ca từ đấy chân đất, hở vai, cầm bát lang thang suốt cõi, xin ăn, thuyết pháp và thu thập đồ đệ. Hoa Sen không mọc trên núi cao. Chỉ có giai cấp Paria mới kiến thiết được Phật Giáo. Những giai cấp được ưu đãi không thể bàn nghị tới được.


          Cuộc Xã Hội cách mạng đó, trước đi bằng triết học và tông giáo Thích Ca đã chối bỏ hết luận sự thế tục và xiển phát Bồ Ðề lớn. Ôi! Hết thảy Ma giới ví như Phật giới nhất như! Sự cởi mở hết tấm lòng chấp trước (đắm đuối) của mình là công việc phải trừ hết nhân duyên, phiền não; quân địch chính của ba giới (sắc giới, vô sắc giới, dục giới) vạn pháp duy thức là vô minh.


          Chỉ có giác ngộ Ðạt Ma mới có thể mang đến cho mọi vật một sinh mệnh. Chỉ có lý tưởng niết bàn của đất tịnh, trang nghiêm thường sáng, trong đó là sinh mệnh của toàn thể được thương, được vui, được sạch và được chân chính chứng quả thấy cái tính A Di Ðà (vô lượng thọ, vô lượng quang). Hết thảy chủng tử của Ba nghìn nghìn thế giới sẽ biến thành Ba Nghìn Nghìn thế giới Hoa Nghiêm cõi Tây.


          Tất cả các Pháp với Tướng, Sức với Tâm không lúc nào không trong sự vận động biến đổi và chối bỏ lại tái sinh của biện chứng pháp không có, có không mà phát hiện ra chân như và như lai, không đi, không lại, không diệt, không sinh, không nóng, không lạnh.


          Tổ chức của cuộc cách mạng bằng tông giáo đó là y cứ vào nguyên tắc tuyệt đối chối bỏ. Xuất gia là sự phản kháng hết, hết những đè nén, tham, si, giận, dữ, chấp trước của tại gia, của tư sản. Tất cả những người xuất gia dưới sự lãnh đạo của Tam Bảo: Phật lãnh tụ, Pháp chủ nghĩa, Tăng cán bộ cùng xum họp nhau bằng nguyên tắc Hòa, hỗ trợ, hợp tác và thống nhất dưới những tu dưỡng của Ðộ (Lục Ðộ): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, trí tuệ, thiền định và tinh tiến. Tất cả những người ấy thành chứng là những người từ Ðại Bi mà Ðại Giác, Ðại Nguyện mà đi đến Ðại Hùng, Ðại Thế mà phát dương Ðại Ðạo. Những con người ấy có kinh, có luật và có luận chỉ đạo cho họ hết từ xử thế ra xuất thế. Lòng nhân ái của họ đã thay đổi hết Ấn Ðộ tư tưởng, tu cải hết khoa học và triết học cho Ấn Ðộ của động và tiến hóa.


          Thích Ca trên hội Pháp Hoa đã thụ ký cho muôn ngàn Phật tương lai và đã dự báo Di Lặc sắp tới đến để làm một công việc của Ðại Giác trong hội Long Hoa ngày mai. Tất cả chúng sinh theo một nhịp tiến hành khúc mà cùng lên Bỉ Ngạn, hết hết đều quy về Như Lai tạng, nhưng mà Phật có độ ai không? Phật không độ ai hết, chúng sinh tự độ lấy. Phật có tịch diệt không? Phật không tịch diệt. Pháp thân của chân như là thể vận toàn vũ trụ.

          Ví như thế, Phật là Tổ đã chứng tam muội, tam Bồ Ðề đệ nhất Thắng Nghĩa bất diệt và ấn chứng.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2008 12:05:05 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 23.01.2008 11:39:16
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA
 


5 - CÂU RÚT


          Dân tộc Do Thái con cháu Abraham đã giác ngộ "NGƯỜI" là một thể, thế giới là đại đồng. Cái tinh thần ấy không lấy gì mà tượng trưng được, phải gọi là Chúa Trời. Chúa Trời là thực thể của muôn ngàn Chúa Trời vô thượng và vô nhị. Vô thượng cho nên thắng được hết thảy ác thế lực, vô nhị cho nên thắng được hết chia rẽ. Chúa Trời có hỷ để mà sinh, có nộ để mà chiến tranh. Chúa là tối cao của lý tưởng của tự do, bác ái và bình đẳng. Chúa là thực thể của lý tưởng đó và đòi phải đấu tranh, cho nên Thánh Linh là cái trí tuệ đại giác nối liền Chúa Cha và Chúa Con. CHRIST, cứu thế chúa, kẻ vâng theo chủ nghĩa mà thực hành tuyệt đối đạo đức.


          Và dân tộc Do Thái đã được lãnh đạo trong các cuộc cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị, cách mạng Câu Rút là siêu thanh của 89 và 17. Sự thờ phụng đấng tối cao và lý trí trước bàn thờ Tổ Quốc đã cảm chiêu nên lá cờ ba sắc. Bây giờ đây không phải là lúc chúng ta chiến tranh với tâm ta hay óc ta mà là lúc chúng ta chiến tranh với hết thảy những thế lực đen tối trong xã hội. Ðấy là lá cờ Búa Liềm.


          Mahomet càng làm cho học thuật Cơ Ðốc nhất nguyên hóa. Cơ Ðốc truyền vào sa mạc Ả Rập đã đem cho dân chúng ấy cái khí vị hơn đời. Al Coran nộp công hay thanh gươm vết anh hùng ngày nay còn đó.

          Thế nhưng giáo quyền đã bôi nhọ Câu Rút. JESUS có muốn đâu Tông Quyền chính trị? JESUS có muốn đâu?


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.01.2008 11:41:58 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 23.01.2008 11:44:36
.
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA
 
 
 8 - BASTILLE


          Kant là người hy vọng và thất vọng cuộc 1789. Trong cái hy vọng của Kant với loài người mà Kant đại biểu, tỏ lộ ra rõ rệt cái lý tính thực tiễn sẵn có, cần có và phải có cho 89. Ba cái luật lớn của luân lý, hợp lý chủ nghĩa: "Phải coi tự mình là mục đích, tuyệt không phải coi là thủ đoạn", như thế tự mình với đời sống, tự mình là thực thể của cái lý tưởng trong thuần túy lý tính hiện thân trên thế gian. Phải làm cho tự mình và đời sống tự mình thành một mục đích của cái lý tưởng đó.


          Như nếu coi tự mình là thủ đoạn thì người khác và tất cả loài người, mình cũng chỉ là thủ đoạn bên ngoài tự mình mà thôi. Phải cả người khác với loài người đều là mục đích, người đứng trước người là thần thánh. Thần thánh là đại biểu của lý tưởng, là hình tượng của cao cả lý tưởng, cao cả tuyệt đối, là thật, là lành và là đẹp. Phải coi tự mình là một vật mình phải thờ phụng và nâng lên thật lành và đẹp, đối với người cũng như thế.


          Nhưng mà lý tưởng đó vào đời phải trải qua đấu tranh, sự đấu tranh để thắng cả tự mình với tất cả những ác thế lực nữa thì sự đấu tranh đó nổ bùng bằng sự phá vỡ Bastille, kiến trúc của phong kiến, chuyên chế, bất đạo đức và bất bình đẳng. Bastille là tượng trưng của tội ác. Phá vỡ Bastille là làm thức tỉnh toàn thể dân Pháp với tất cả gậy gộc, sẻng, cày ra hoàn thành trận Valmy đuổi hết xâm lăng.


          Cái khí thế của nó sinh ra Napoléon. Cái trí tuệ của nó cải biến hết thảy tư tưởng và chế độ trên thế giới.


          Trước bàn thờ Tổ Quốc, thờ sùng phụng đấng tối cao và lý tính, việc đó cắt nghĩa hết cả, việc ấy là nhân đạo chủ nghĩa của lý tính chủ nghĩa và dân tộc nguyên tắc của lý tính chủ nghĩa. Tổ Quốc đây phải trở về cái thực thể của đời sống quốc dân trên huyết tính của Lý là lý trí của khoa học mà đối với xã hội là lý tính của đạo đức.


          Dân chủ phải xây đắp lại trên nền tảng chân chính ấy.

          Nhân quyền hiến chương phải có bảo chứng bằng tự đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người trên tất cả mọi người.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.01.2008 11:47:49 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 24.01.2008 14:21:03
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


I - HUYẾT HOA



 
9- THÁNH HÙNG


          Có những tấm lòng thuần nhân ái to rộng và lớn lao, nồng nàn và chân thật, cũng không phải là lối từ thiện, cũng không thể đem mua bán ngoài chợ được, ví như khó mà tả cho ra, vì đó là biểu hiện của Phạn (Brahma) không bờ, không bến, cùng trước, cùng sau, Phạn từ bi và hỷ xả. Cho nên Gandhi là Mahatma, là Thánh Hùng, là kỳ nhân đời nay ví như Messie của Ấn Ðộ. Thánh Hùng là lịch sử một muôn năm của Ấn Ðộ trong dòng sông Hằng Hà kết tập tất cả tinh thần sống mà nặn nên. Phải hiểu Gandhi bằng hiểu dân tộc tính của Ấn Ðộ. Cho nên hơn 300 triệu người Thiên Trúc ngày nay thiếu Gandhi không được.


          Lịch sử phải nối tiếp nhau liên tục bằng những nút người thuế biến như thế. Nếu nói Gandhi là hiện thân của hết thảy những khuyết điểm và nhược điểm của xã hội Ấn (Nehru) thà nói đời sống và con đường trường với bước đi lịch sử xã hội Ấn phải lấy Gandhi làm cầu nối mà chuyển sang điển hình của Nehru. Sự tiến hóa loài người đích xác phải diễn bằng cái trật tự đó nó đầy đủ biểu hiện mỗi đặc tính dân tộc và đặc điểm phát triển như vậy.


          Thánh Hùng là người lý tưởng đất sạch thường trong sáng của tất cả đời sống nông nghiệp và phong kiến tỏa thoát lên như ánh trăng sực có hơi thu vậy. Mục tiêu, lý tưởng chính trị của Gandhi là do quan niệm Vệ Ðà đó góp thành, không thể để cho những nhà chính trị đời nay và khoa học khâm phục được. Nhưng Gandhi với lý tưởng chính trị lờ mờ như thế càng tỏ rõ cái địa vị lịch sử và sứ mệnh tinh thần của mình. Cương lĩnh chính trị nào mặc dầu hay, hay dở cho tương lai người Ấn là do Nehru cả.


          Nòi giống Phật không có sát sinh thực từ lòng tự nguyện mà ra. Gandhi dùng thủ đoạn hòa bình và tiêu cực, bất hợp tác (1925), bất bạo động (1939) thực từ ở đó mà ra. Tự xả và tuyệt thực là vũ khí chính trị của ông. "Tự cấp""tự tạo" là công cụ kinh tế của ông; quân địch thù là tính hiếu chiến ở trong lòng ông và nòi giống ông. Trong Gandhi, mục đích cho hết thủ đoạn, thủ đoạn ấy phải là mục đích nhân ái trùm hết chính trị, tinh thần trùm hết lịch sử và lý tưởng Brahma trùm hết tương lai.


          Ðịa vị của Ấn Ðộ và tiến triển của Quốc Dân Hội Nghị Ấn Ðộ chỉ là sự nghiệp của cái sức cảm hóa và khải dịch lớn lao bằng linh hồn của Gandhi mà thôi, tất cả qua đại đa số quần chúng vô luận phải biết đều thống nhất thành một khối dưới sự lãnh đạo tinh thần và thanh khiết ấy. Sự vu miệt Gandhi là độc tài chỉ là sự chứng minh cái quyền uy vô thượng của đạo đức. Gandhi chỉ có tự tỉnh, tự hối và tự trừng mà thôi. Gandhi không tranh giành vu miệt và lừa dối ai hết. Cái phong cách ấy đáng nói Gandhi là lãnh tụ của hết thảy lãnh tụ, như Thích Ca là thầy của hết thảy các thầy, như Christ là chúa của hết thảy các chúa đó vậy.


          Lịch sử cách mạng Ấn Ðộ là lịch sử riêng của Gandhi. Cuộc đấu tranh lớn lao kia cả hàng ngũ năm năm tề chỉnh nên, tự xả và hy sinh với quân thù địch đế quốc chủ nghĩa mạnh ác và bền dẻo nhất thế giới, biết bao nhiêu máu lệ đã đổ cho Swadeshi (độc lập vận động) và Thánh Hùng cho tới hiện nay đang trầm ngâm trong hy sinh một cách thần thánh.


          Chỉ có nan hành khổ hạnh mới có thể cứu sống được đời. Chỉ có trở về đời sống dân chúng mới có thể phục hưng được dân tộc. Chỉ có lòng nhân ái vô biên của Phật lý tưởng mới có thể an ủi và tế độ được hết chúng sinh. Thánh Hùng còn sang sảng nói: "chúng ta phải tự sức một mình đánh với toàn thế giới để cởi mở cho tự dân tộc chúng ta, còn để cởi mở cho cả dân chúng bị áp bức toàn thế giới, không những thế mà lại cởi mở cho cả dân chúng nòi giống da trắng, họ cũng bị khổ nạn không phải không là không".


          Brahma cùng với hết thảy Ma ác đấu tranh. Ấn Ðộ và thế giới là địa ngục vô cùng đau thảm. Brahma phải đấu tranh và đau khổ nhưng vẫn tin chắc rằng: "Thế giới một ngày kia sẽ biến thành cõi sống trang nghiêm, đó là bình đẳng ở trong bao gồm cả Ma ác cũng được yêu thương nữa".


          Ma với Phật là một. Gandhi là như thế và có tấm lòng nhân ái thực, nào ở đời phải lấy Gandhi làm thực cứ.


 



X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )


<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.01.2008 14:23:12 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 25.01.2008 13:14:26
.
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA
 

10-SƯƠNG MAI


          Loài người là cõi Tinh và Ma thống trị, Phật tự trị. Phật với Tinh và Ma đấu tranh không dứt ở trong đau khổ không bờ bến, nhưng mà Phật, Tinh và Ma là thể thống nhất trên chế độ của loài người. NGƯỜI, người khi bị đè nén, đau khổ, tự tỉnh lại và trở về nguồn gốc sinh mệnh và lý tưởng cao cả trong giác ngộ lớn lao, đó là Phật.


          Người khi hút máu người, đè nén người, mê ly trong cõi điên cuồng của dục vọng không chán, đó là Tinh và Ma. Thế giới lúc nào cũng tối đêm vì loài người bao giờ để mà sống, còn cần phải, còn bị thống trị. Thống trị ví như màn đen, chăng lên bao phủ hết cả cho đen tối. Ở dưới cái màn đen đó chỉ có những mùi hôi tanh, xương máu, mồ hôi đẫm với lệ và tất cả những cái hư nát. Loài người cần ánh sáng và thanh thoảng đó. Sự đấu tranh giữa Tinh và Ma càng làm cho ảo não và đen tối. Chỉ có cuộc thánh chiến giữa Phật và Tinh, Ma khi thắng mới mang được đến ánh sáng và thanh thoảng cho loài người.


          Sinh mệnh của toàn thể loài người là chế độ người đi đôi với bối cảnh của chế độ Phật hay Tinh hoặc Ma. Loài người hiện nay đang trong cuộc hỗn loạn giữa Tinh, Ma và Phật đó. Ðêm tối đang giày vò và hôi tanh đang sặc sụa mà lý tưởng nghĩa là ánh sáng và thanh thoảng thì thật xa vời. Sao cho chóng đến ban mai. Sao cho chóng đến ánh sáng và thanh thoảng. Cầu khẩn đi! Nhưng cầu khẩn là hèn nhát. Tìm tòi đi. Nhưng tìm tòi là dò dẫm. Ðấu tranh đi. Chỉ có đấu tranh mới giải quyết được lý tưởng.
Sự cải tạo làm lên trên thối nát, hôi tanh và mục đổ. Phật ở trong đó mà ra, rạch hết thối nát hôi tanh và mục đổ mà mọc lên đóa hoa Sen của lý tưởng đầy Chân, Thiện, Mỹ, chọc màn đen ra bằng đấu tranh, hy sinh và vun bồi mà đưa hương thơm, ánh sáng và gió thoảng lại. Chỉ có ở dưới đáy bùn mới ươm giấu sẵn những chủng tử của Phật đó. Tinh và Ma tất cánh là sức trên mặt tầng.


          Các nòi nước nhỏ yếu và giai cấp bị đè nén, toàn loài người đã đến lúc đoàn kết, sự tìm tòi tự muôn đời đến nay đã ví như hạt giống ươm trồng chồi nẩy, màn thống trị bùng nhùng để lộ ánh bình minh. Ánh sương mai đã róc rách suốt cõi tự trong đáy lòng người cho đến suốt cảnh vật, hết thảy đượm cái sinh khí mới mẻ đó, như tỉnh lại và phải bồng bột.

          Ánh sương mai đã thấm thía ánh bình minh lóng lánh, sóng tân sinh đương dào dạt khắp lòng người. Ðấy là trẫm triệu của Di Lặc. 


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.01.2008 13:17:56 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 26.01.2008 15:21:19
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

I - HUYẾT HOA


 


11 - QUÁN TƯỞNG ( Contemplation )


          Từ không trước đến không sau, từ nhỏ tắp đến to ngời toàn vũ trụ cấu tạo bằng vật chất. Cái cực chất tinh diệu đó là tự kỷ nguyên nhân cho một cuộc vận động không dứt xoáy trôn ốc trong đường trường vận động đó bằng mỗi nền tảng của gặp gỡ và mỗi điều kiện của thế thái mà tom góp nên muôn vật. Loài người là do cái bối cảnh của vận động đó mà kết thành.


          Hãy nhắm mắt lại, trở lại tự mình, xem cái sinh mệnh của tự mình tất thấy cả cái kết hợp và vận động đó, xem tất cả cái sinh mệnh của loài người trước mặt và xem tất cả các sinh mệnh của lịch sử muôn năm đã có đến ngày nay. Một luồng sóng máu trào dồn dập và bát ngát vỡ tóe tung bao nhiêu máu, óc, mồ hôi và nước mắt. Cái luồng sóng trào đó gọi là dòng sống, có cơ thể, mỗi đời thoát xác mà chuyển đời đời. Bao nhiêu đau khổ, chỉ thấy đau khổ và chỉ còn rớt lại đau khổ trong cái vạch hướng thượng của đời sống đó. Loài người thể nghiệm thấy sinh mệnh của mình phải không dứt chắt ép để làm trọn thăng hoa đời đời hướng theo cái lý tưởng cứu cực không dứt đấu tranh và chịu đau khổ. Vì chỉ có đấu tranh và đau khổ mới là hiện thân của lý tưởng. Lý tưởng là thể số học của sinh mệnh trong tác dụng thăng hoa, tất cả những cố gắng tính, tâm, thân, mệnh, trong đường lối đó gọi là thực hiện.


          Loài người là vật của chân lý, của tinh thần. Dòng sống không dứt tiến hóa để mong đến cõi thành tựu là cõi nhất như. Cái cỗi tội (péché original) của loài người là ở nơi đó mà lòng nhân ái cũng từ đó mà có ra. Loài người trong mục đích chủ quan của mình, cái tiêu chuẩn là phải thắng khách quan mục đích của tự nhiên; hãy trông trong con mắt người mù không dứt ngẩng lên nơi chúa mà đi (Byron); cái hình ảnh của loài người trong tiến hóa cũng hệt như vậy. Mù nhưng mà phải sống, con mắt tối gầm nhưng trong là sống, và thể sống, người mù tự thấy mình cũng có một mục tiêu trong đời, người mù kém cỏi và tàn tật hơn hết nhưng mà bao giờ cũng hy vọng ánh sáng của nắng, người đó không thấy bằng mắt, nhưng mà trông thấy bằng lòng. "Hy vọng là mẹ hết tư tưởng" (Tolstoi).


          Ấy thế cho nên "tin thờ là mẹ đẻ của hết thảy công đức cho cõi đạo" (Hoa Nghiêm Kinh). Cái tin thờ là chất tố của hy vọng. Từ tin thờ mà sinh ra hết tội lỗi với đạo đức, sinh ra hết cái đáng yêu và đáng ghét.


          Người ta chỉ có thấy bộ mặt đáng ca, đáng khóc, đáng khâm, đáng sợ của hy vọng, tin thờ và lý tưởng trong đau khổ, thất vọng và thất bại. Vì đau khổ, thất vọng và thất bại là ba mặt biểu hiệu của chiến đấu đang tồn tại đang sống. Phải tương lai đắc thắng, dù sao cũng là bộ mặt xấu ác của tội lỗi. Cho nên hãy xem, hãy trông một thân con người phải quỳ gối, cúi đầu: đừng xem, đừng trông, đừng để ý đến quỳ gối cúi đầu, hãy trông vào con mắt của người lúc ấy, đó là hình tượng của bao nhiêu thê thảm của thê thảm, của bất đắc dĩ, của khổ tâm.


          Ừ, mặc dầu con người ấy là gian, là ngay, là tội, là oan. Gian, ngay, oan, tội, không xá kể gì, chỉ kể con mắt đau thương làm nẫu hết thế gian, chỉ kể con mắt đau thương ấy nó tả hết hình ảnh chân thực và lịch sử loài người đời đời.


          Cho nên không thể ca tụng được những cái xưa kia của đắc thắng nếu cái đắc thắng ấy không phải là cái đắc thắng của buồn rầu, đồng thời chỉ có thể ca tụng được những cái đắc thắng không tội lỗi, cái đắc thắng thuần túy trên loài người không chia thắng với bại, không chia phải trái với người ta nữa, cái đắc thắng vô ngã nó làm muôn nghìn nghìn hết thảy không sót một chúng sinh nào còn "mắt mù và mặt cúi" nữa. Có thế lịch sử mới đến đoạn chân thật của lý tưởng và loài người mới đến đời sống chân đại đồng: cái đắc thắng của yêu thương.

          Trời ơi ! Ta đã đi đến bờ cõi của tông giáo. Không yêu thương là tông giáo tranh đấu; văn nghệ, tông giáo, triết học và khoa học chỉ còn là một thứ văn nghệ nhiều mặt của yêu thương. Lịch sử chỉ còn là thứ văn nghệ của yêu thương tranh đấu có sự thực. Yêu thương là của nhân đạo. Nếu bảo rằng yêu thương là của thần thánh cho ta một sứ mệnh; nếu nói rằng yêu thương là luật hấp dẫn chung của vũ trụ, ta đều không thể tin được yêu thương là thể chỉ có thể coi được như một "bản ngã" của sinh mệnh loài người, cho đó là một công năng đặc thù tiến hóa hơn và lý tính hóa của loài người.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.01.2008 15:23:00 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 02.02.2008 13:12:50
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

I - HUYẾT HOA

 


12 - MUSES


          Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương; yêu thương là huyết tính của loài người. Nhà văn nghệ phải thể nghiệm được yêu thương trong sinh mệnh lịch sử, hiện tại và tương lai trong loài người, trong sống thật, sống máu và sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng những cuộc đắc thắng vô ngã.


          Thế cho nên nhà văn nghệ phải là của dân chúng, phải trở về bình dân, phải là phần tử bình dân, còn phải là người tin thờ bình dân, đấy là toàn thể cái hiện thân của yêu thương, hy vọng, tin thờ lý tưởng đang tranh đấu phải "mắt mù", "mặt cúi". Nhà văn nghệ không làm "mõ chợ" được, văn nghệ không thể làm tiếng "chó sủa" được (Shelley), đồng thời không thể làm đồ đùa cho giai cấp độc quyền (Tolstoi), cũng không thể làm "đồ chơi của bọn tục". "Nó là tiếng đau khổ thực ảm đạm và nghiêm nghị" (Chu Xuyên Bạch Thôn). Bỏ loài người ra, văn nghệ không có giá trị gì hết, nhưng bỏ đa số loài người ra với bỏ lòng yêu thương vô ngã ra, văn nghệ không thể có một giá trị thích đáng. Nhà văn học phải là một "giáo sĩ tiên tri và dùi mài" (Fichte). "Phải thổi tiếng kèn đánh thức lên" (Shelley). "Phải làm sao cho loài người tự hiểu mình, tự tin mình và càng khát mơ chân lý" ( Gorky ). Thế cho nên "văn nghệ là lương tâm của loài người" (Herbert).


          Cái lương tâm và việc đánh thức chỉ có thể bằng yêu thương đang đau khổ trong vật lộn. Muốn được thế, văn nghệ phải vô ngã mà không còn chấp trước nữa. Văn nghệ còn là hình thể của lý tưởng, cho nên văn nghệ tự thân cũng phải lành, đẹp và thực. Lành và thực không hỗ giải được cho có một tiêu chuẩn đúng đắn, chỉ có đẹp biểu hiện được rõ ràng giá trị nhất.


          Cho nên văn nghệ là hình tượng, cảm tưởng và tượng trưng. Ðẹp phải biểu hiện độc lập và thuần túy trên hình thể và mầu sắc, đẹp phải trình bày cái độc đặc của nội dung, "chỉ có thực chất sinh ra hình thức" (Goethe). Văn thể phải là sự tỏ lộ của nội tâm người cầm bút ( Gorky ). Mỗi bức vẽ phải là một vở kịch một màn, cái diễn trình phải chú trọng trong sắc vận. Khó có thể tìm thấy trong những nhà văn hào lớn lao như Balzac, một nhà tả thực chủ nghĩa hay lãng mạn chủ nghĩa (Gorky), vì văn nghệ chỉ là sinh mệnh phô bày ra (Herbert) và loài người trong đời sống cũng như không ỷ vào lý tưởng thì không thể nở hoa được (Thạch Xuyên San Tứ Lang), đó là sứ mệnh thực hiện chủ nghĩa, đó còn là cách mạng lãng mạn chủ nghĩa.


          Văn nghệ là hoa của đạo lý, huyết hoa. Văn nghệ phải là sống.


          Hãy mở cửa sổ ra cho ta hít hơi thở của không khí anh hùng (Romain Rolland). Phải phá tan màn tối ra cho ánh sáng, hơi thoảng chiếu vào phát nhiệt cho loài người khỏi tăm tối, cho hạt giống của hoa quý từ dưới thối ra, mục nát, bùn lầy, hôi tanh, đượm hơi sương mai và không khí sáng mà nở lên trái quả tươi màu.


          Nếu loài người duy vật thật, tất không có văn nghệ, chỉ có khoa học của vật chất luật tắc.


Nếu loài người duy tâm thật, tất không có văn nghệ, chỉ có tông giáo qua thần thức.


         Văn nghệ là chủ của thời đại mới dẫn dắt loài người bằng phương pháp ý thức của tự loài người.


          Văn nghệ không phải là thượng tầng kiến trúc, chỉ là dưỡng sinh nền tảng của mọi người. Cho nên Lễ Nhạc chính trị là phương thức chính trị của Nho duy sinh. Lễ Nhạc phải phát xuất tự nơi dân chúng và sống thật mới được.


          Lễ Nhạc (một trong văn nghệ) phải chính trị hóa, hơn nữa là giáo dục hóa. "Một văn nghệ nào, nếu không lấy đạo đức hóa lý tưởng và thực dụng làm mục tiêu chỉ là một thứ sống bất lương và bệnh thái".

Nhưng mà văn nghệ không thể ở bọn quan liêu, chính khách và nhàn tản theo đòi được. Văn nghệ phải để cho yêu thương của lý tưởng có tranh đấu chủ trì, văn nghệ là của dân chúng mới được. 


 
X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2008 13:14:46 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - Sử Hồn - 07.02.2008 07:39:24
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

II . SỬ HỒN


 


3 - ÁI HOA


          Tất cả những tài năng đạo đức chỉ là hương thơm của đóa hoa Nhân Ái nở mãi không tàn. Nhân ái một khi được sáng suốt viễn kiến, chế độ hóa, thực tiễn hóa, quy củ hóa mới chân thực là nhân ái có thực hiện thực thể cho loài người và vũ trụ. Ðóa hoa nhân ái là cả một kiến trúc lẫy lừng của lý tưởng, cái lý tưởng lập thể của nhân loại. Ðóa hoa nhân ái thấm vào thấu suốt mỗi sinh mệnh làm cho những tiếng gọi sứ mệnh, tiếng gọi vô thanh, vô hình. Chỉ có hương thơm, hương thơm của nhân ái. Nhân ái mà cũng đến bị bài xích, bị lợi dụng, bị chiêu bài, bị đầu cơ, thôi hết cả! Mà đến thế, trời đất mà đến thế. Ai là những người kỳ ưu thiện ý?


          Ðóa Ái Hoa còn là đóa trí tuệ hoa. Bây giờ ta mới chân thực hiểu thế nào là sinh tri. Sinh tri chẳng phải là nghiêm ngặt và ấu trĩ đẻ ra đã biết, biết từ mới đẻ. Sinh tri là trí tuệ tự sinh, sinh ngay bằng sự bừng nở cửa trí tuệ. Chữ giác ngộ của Phật cũng cùng một ý ấy. Tịch chiếu, hội quan, quán thông, quán tưởng, trầm tưởng, mặc khải đều là những thuộc từ của sự sinh, sự tri... Phải là một sinh mệnh dàn dụa nhựa sống, đầy dẫy ánh sáng của xuân tình mới nẩy nở ra cái cơ sinh tri đó được.


          Ðóa Ái Hoa còn là đóa ngữ hoa, giải ngữ hoa, giải hoa ngữ, ngữ giải hoa, hoa với ngữ như sát chặt với nhau trên sự thăng hoa tuyệt diệu và tột bậc của vóc tinh thần thiết diện, linh thiêng ở những lời hùng hồn của từ bi hay của nhân ái hoa là tri âm hoa với tri âm ngữ, cái tinh kết của sinh mệnh đời đời, khúc nhạc của vận động thuở thuở.


          Vườn xuân của đời nhân ái hoa nở đầy lý tưởng hoa: xuân thu hoa, ái hoa, tri âm hoa, trí tuệ hoa; tiếng đồn dậy: tri âm ngữ, đồng chí ngữ, ái ngữ, lý tưởng ngữ, vong quốc hoa (Nam Thi) phải là nhịp uyển quỳnh đủ cả tình tang của muôn tiếng.


                   "Thiên hạ vạn nhi tranh hồng tử"
                   "Thùy thức kiền khôn tạo hóa tâm".

          Người Việt tri âm hãy lặng ngắm quốc hoa Việt, hãy đọc quốc ngữ Việt, ái nhân, nhân ái, chúng ta mới biết được rõ ràng là tri âm ngữ với tri âm hoa của Ái Hoa.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.02.2008 07:40:27 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - Sử Hồn - 15.02.2008 03:35:30
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

II . SỬ HỒN




2 - TRƯỜNG HẬN


          Ðây là mối dằng dặc trường hận của cả một vũ trụ trường hận, tấm lòng của cả một mênh mang sống vô bờ bến. Còn gì nữa? Ðã nghe kêu: O horror! O horror! O horror! Ôi gớm quá! Vũ trụ chỉ còn sau mỗi đổi đời, thất thanh kêu gào rít lên như vậy trong đáy lòng mỗi con người Phật. Bao nhiêu linh hồn cũng như bao nhiêu thể sống chưa thành tựu đều tìm một an ủi, một ôm ấp trong cái hoài bão lớn lao của rỗng không vô tình đó. Một hữu tình lớn lao? Không phải! không phải chỉ riêng một loài người, một loài người con con, mỗi sát na, mỗi vi trần đều là thể sống, sống thực, cần phải thuyền từ, bác ái và tế độ. Nhưng mà chính thế đó, chúng sinh vô hạn lượng, tự cứu lấy mình không cứu nổi ai. Mỗi phiền não rất lớn ở trong cái vô ý nghĩa rất lớn của vũ trụ, lòng đại độ mấu cứ vào cái ý nghĩa lớn trong cái vô ý nghĩa rất lớn lao đó.


          Chỉ có rỗng không là rỗng không. Mỗi tư tưởng bắt rễ bén mầm trong cái sầu thảm của rỗng không đó, sống còn vô bờ bến. Hết cái bờ bến của vô bến đó có một bờ bến viên mãn là sự yên lặng rất sống, rất sáng, rất cơ, rất thực, rất đẹp ngay trong đó là một công cuộc cứu vớt ở vô cùng trong luân hồi vũ trụ đó. Không, quyết không, thật không có cái gì là tài phán cuối cùng của ai hết; không ai làm chúa hết, chỉ có lòng Phật làm chúa mà thôi!


          Tất cả vũ trụ phải được cứu, sự cứu vớt ấy luôn luôn không dứt. Mỗi vi trần và mỗi sát na hờn oán, đau khổ, tối tăm, mê mẩn, sợ sệt, tức bực là chỉ đều quay về hết lòng từ bi vũ trụ, đã đồng nhất hóa với cái bản thể vũ trụ rất sống, rất sáng, rất cơ, rất thực và rất đẹp. Im lặng và nhắm mắt lại, im lặng cứu lấy vũ trụ hồn nhiên, cứu lấy, sao không cứu được mau! Không cuộc cách mạng nào lớn lao đến để cứu vũ trụ ư? Chịu để cho vô thủy, vô chung giày vò mãi sao? Nhắm mắt lại, hãy im lặng làm hết những cái anh có thể làm được đi. Ðóa hoa xuân đã nở, đợi mùa thu sang rọi ánh trăng tròn. Xuân với Thu luân hồi nhau mãi, mãi mãi vũ trụ còn dằng dặc cái trường hận đời đời! Thích ca đã thất bại một cuộc cách mạng. Jésus, Lão, Marx đều đã thất bại cả, để lại một bài thơ Thu Nguyệt Xuân Hoa! Ôi gớm quá! Ôi gớm quá! Ôi gớm quá! Còn gì nữa? Còn gì nữa?


          Những lợi hại thị phi, thiện ác, buồn vui, sống chết của vô thường! Nhưng mà Phật hãy còn, còn luôn luôn, ngày ngày còn, mãi mãi còn, còn luân hồi của cái vũ trụ trường hận ấy. Phật vẫn còn, còn gì nữa? Ðâu là Thích Ca? Chỉ còn có mỗi cái phiền não sầu thảm của trường hận vũ trụ đời đời! Còn cái phiền não đó, còn nhiều Thích Ca và là Thích Ca những ai đã cứu được cái phiền não đó. Tiếng gọi của Sử, như một tiếng động vang trong sương ra tỉnh vào mê, không dứt dào dạt với muôn đời gọi lên một hồn nghĩa vụ. Sự đào thải với tái sinh qua các cuộc mưa nắng Xuân Thu biểu hiện lên một tình cảm, đó là tâm sự của Sử. Tất cả những lời máu và thủ ký của Sử đó còn lại với tiếng gọi và tâm sự của nòi giống ở trong cái di sản toàn bộ của Sử. Thử hỏi di sản của Sử có những gì? Cả một nòi giống trên sự thực sống biết, sống tinh thần và vật chất theo một phương châm dẫn dắt bằng một linh hồn của sống ấy, nghĩa là cả một thiên hạ hiện tại để làm cho ngày mai và cả một thiên hạ ngày mai làm cho ngày kia nữa. Tất cả những chuốt lọc thiên nhiên và nhân vi trong đời người đã để lại của quá khứ những gì làm nền tảng và điều kiện cho ngày nay. Lê Văn Hưu cũng như Trần Hưng Ðạo, Hàn Nguyễn Thuyên cũng có ý nghĩa như Lê Thái Tổ làm nên cả một truyền thống của dòng máu Việt.


          Những chất liệu linh hồn ấy đã hòa thân vào ý chí sống chung và cả đời đời thành những lượng tử (quantum), năng tử (neutron) hoạt động hơn, nó chuyển động tất cả một kết cấu nguyên hình chất (protoplasma) của nòi giống, một văn minh trọn vẹn và đầy đủ, ví như văn minh đời Hồng Ðức đặt cái cương thường trăm thuở (24 điều giáo hóa) làm đề cương cho pháp luật. Dưới cái cương thường đó tổ chức nên một sinh mệnh chung cả của đạo đức, văn đức, vũ công và kinh tế. Lịch sử còn chuốt lọc và mài giũa nên mỗi chủ lực của đời thuở làm lõi chốt cho quốc dân. Thế hệ ngày Bông Lau còn phục hoạt lại ngày Bình Ngô, mỗi văn minh trên vận hành của Ðại Việt ta không dứt bằng khởi điểm của nó, không giờ phút nào ngơi. Chu Văn An cũng như Nguyễn Du, di thần nhà Lê cũng như di thần nhà Trần đều là những hạt giống khí tiết và những mô phạm của chân tài tử chỉ có những sĩ khí tiết và những chân tài tử, mới sống được ở trong sự sống của hồn Sử và quốc hồn.


          Lý tưởng của Sử nở lên như một bông hoa Tổ hồn, văn minh là như thế. Hồn của Sử là hồn đáy tầng của nòi giống, đáy lòng mỗi người, đáy sống của Tổ Tiên truyền dõi mãi mãi. Hồn của Sử thiên vạn cổ còn nhắc đi nhắc lại trên truyền thống của loài người một cái ám ảnh sáng ngời trong tâm lý.


                   "Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ"
                   "Tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ"

          Ôi! Cảm được thấu cái tâm sự Xuân Thu đó nghĩa là sống bằng Hồn Sử, không ra ngoài hồn của Ðạo, của Sử muôn thuở. Trung với quốc gia, hiếu với nòi giống "tôn quân phụ" trên nền nhất thống, đòi cuộc độc lập, đuổi giặc xâm lăng, trừ giống hủ bại, dẹp quân phản động diệt đàn phá hoại, đòi nhất thống, thảo loạn tặc, giữ nắm cương thường, tôn trọng thể chế, làm chính lòng người, rửa sạch tà thuyết với dị đoan, làm cỏ tà đảng với gian đảng, tôn phù lẽ công, sáng tạo lý cụ (outillage) và khí cụ (matériel), vót nhọn vũ khí ý thức làm nên vô lậu quốc phòng, chấn chỉnh văn minh chính nghĩa, làm nên tĩnh độ hòa bình đấy là sứ mệnh của Xuân Thu. Ôi! Công việc của thánh với vương, nhưng mà trách nhiệm của bố cu mẹ đĩ hết cả với cuộc hưng vong tồn tục của loài người và của nòi giống. Người ta cũng như con vờ, sống ngắn ngủi như thế, nhưng mà sống vô cùng, vì loài người còn sống mãi mãi, mỗi con vờ có ý thức và tư tưởng là một tế bào hoạt động của sinh mệnh Xuân Thu. Người ta cũng như con dã tràng xe cát bể Ðông, nhọc lòng mà không công cán như thế, nhưng mà là có công cán lớn lao vì loài người còn nhớ mãi công cán của mỗi con dã tràng ấy! Người ta cũng như con thiêu thân chui đầu vào lửa mà chết. Nhưng mà mỗi sự hy sinh cho ánh sáng của loài người là mở đầu cho mỗi đun đẩy văn minh đó. Vai Atlas có ai khiến vác quả địa cầu? Chu Văn An thế mà dâng biểu giết nịnh! Những công việc đó đều là công việc của Hồn Sử nghìn Xuân Thu, của tất cả loài người cũng như của mỗi dân tộc. 


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2008 03:36:56 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - Sử Hồn - 16.02.2008 00:39:53

Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

II . SỬ HỒN

 

4- BẠCH VÂN


          Những tầng lớp mây trắng bay đùa sao mà xúc cảm thế. Hình ảnh của vận động tang thương không gì não nuột và bực chán bằng mây trắng.


                   "Tiết gìn thiên cổ tình khôn dãi"
                   "Óc tính trăm năm gan dễ phơi"


          Mây trắng bay trên trời không còn ngăm mãi ở lòng người, còn ngăm mãi ở đời sống người, ngăm mãi trong thâm đáy của dòng đời nay đã in bóng xuống nước, mây bay nước chảy nhưng mà nước còn mãi tâm tình mây. Những từng lớp thế hệ dằng dặc kéo vào thâm đáy của quá khứ. Không, không, thời gian không chảy xuôi, thời gian rút ngược lại, từ bây giờ trở lại, từ ngày qua trở lại, nó kéo dồn dập về sau lưng ta. Ta đi xuôi, ngược lại cái sống ngược lại, những tầng lớp thế hệ kéo ùa vào quá khứ, nhưng mà hình ảnh và tác dụng còn tích cực khuấy động đời đời.


                   "Trúc lụa đã dày phen trị loạn"
                   "Son xanh còn chiếu dạ hơn thua"


          Những linh hồn xưa còn ký ngụ vào làn Bạch Vân trên sử Xuân Thu không dứt, những linh hồn của các tầng lớp chiến đấu đời đời. Có những chiến sĩ làm việc dương chu, có những chiến sĩ làm việc âm phát, có người làm việc hữu hình, có người làm việc vô hình, có những công việc đã hiểu rồi, có những công việc vẫn tưởng vi mang, có những tinh chỉ chế độ thúc đọng lại, vùng vẫy hay tản mạn trong đáy dòng sử, sống trong đáy hồn, đáy tầng.


                   "Kéo lớp lớp trên am Bạch Vân
                   Mà còn cái gì? Những cái sống
                   Mà vì cái gì? Vì những cái bởi"


          Người ta tưởng tượng như đứng cung kính kiên thành trước bậc đền Delphe, nghe cảm hứng lấy những tiếng của đời xưa theo cái dòng sống người ngược lại, cái dòng sử ngược vang vọng lại hiện tại để mà nghe cảm hứng lấy những tiếng vi mang đó ở trong mỗi động tác, mỗi cái tầm thường, mỗi cái ngây ngốc, mỗi cái ngu si, đến cả mê tín của đời đáy tầng, tức là nghe cảm hứng lấy Tổ hồn, Quốc hồn, Sử hồn, kể chi những tiếng ai oán, những tiếng ước vọng, những tiếng hằn học, những tiếng hò kêu, những tiếng thúc giục.


                   Ý chí chi mà ý chí thâm
                   Ý ai mặc ý hóa công thâm
                   Ðương cơn lửa lạnh thâm đầu rót
                   Chắc có còn thâm với hóa tâm

          Ở trước bàn thờ của các thế hệ trước mà dân Việt đang còn sùng kính, há không phải những tiếng thực tế ư?


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.02.2008 00:41:17 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - Sử Hồn - 19.02.2008 11:35:41
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

II . SỬ HỒN


5- UYỂN HỒN


          Thôi chúng ta biết cái tác dụng lịch sử tàn ác, cái cấu tục sinh ra nòi Hồng Việt và bắt nòi Hồng Việt than, bắt nòi Hồng Việt hỏi, có ai giải cứu cho người Chàm, người Thổ, người Mường? Chỉ có người Hồng Việt. Ðau đớn thay dân Ngái, dân Mường, dân Thổ, dân Mán, dân Kha, dân Mèo, dân Nùng nòi giống của chúng ta. Một tiếng chuông chùa hồi thôi vừa hồi, bây giờ không còn được nữa, chính là chỉ đồng vọng tiếng khèn, tiếng hận của Mế Hê, tiếng lòng của Khu Lân, Khu Lân người anh hùng cứu quốc của Ðại Việt. Có ai biết cái tiếng của đất nước nòi đường ngược? Có ai còn nghe thấy cái tiếng ấy? Một làn gió lạnh của Hồn Uyển!


          Tôi đã không tiếc sao sinh ra loài người Hồng Việt nữa, nhưng mà tôi còn tiếc sao trong bao gian nan của tôi không cho tôi những rỗi thì giờ đi bát bộ mẹng, đi hát trống quân, đi hát đúm, đi hát ví, đi rước nước, đi nghe đàn cồn, đi săn linh hồn của tôi nữa, và nữa, vào cả những núi đá kia, những vườn xanh kia, những đống củi kia, những tháp tàn kia, những lều tranh kia, những ruộng đỗ kia, để mà được hiểu hơn nữa, và nữa, những linh hồn ấy nói gì? Muốn gì? Hỏi gì? Tiếc mong gì? Nước chảy xuôi, gió thổi xuôi! Còn trong không còn nữa, sống trong không sống nữa! Ghê gớm chưa cái đãi lọc muôn đời !!!


          Ấy đấy, cả một tâm trạng Bách Việt chỗi dậy sống lại trên đời mới. Tôi không tiếc được nữa tại sao chúng ta không sinh làm người Mường, người Mán, người Thổ, người Lào để cứ làm chủ nghĩa Bách Việt Duy Dân? Nhưng mà đất nước hãy còn, không còn mà thực còn ở trong lòng của cõi chết để làm cái đáy vực, cái rốn bể của tiến hóa. Chúng ta cả Bách Việt cứ giác ngộ Bách Việt và nòi giống ấy là đã chân chính sống lại đó, sống sâu sắc, sống triệt để, sống sáng quắc, sống bộc liệt, sống oai hùng.


          Người Phi Châu rồi sao? Nói gì đến người da đỏ rồi sao? Ai hát lại chiến ca của người da đỏ? Ai hát lại xa xăm của người da đen? Những câu hỏi mỉa mai đó nó lật nhào hết cái đạo đức kỳ quặc của văn minh thế kỷ XVII, XVIII, XIX, XX Gia Tô lịch.

          Người Atzèque sống lại hay người Mexique trôi tàn? Âu Châu của nòi Hy La còn mãi hay Âu Châu của người Barbares sống lại? Ðều là những nghi ngờ thiên vạn cổ, hóa công vẫn giải quyết ngầm.


 

 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2008 11:37:45 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 12.03.2008 07:01:31
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A


 

III . XUÂN THU


 


1 - THỜI ÐẠI


            Duy dân biện chứng đặt để nền tảng của một lý luận đúng đắn về xã hội với thời đại nó cắt nghĩa được rành mạch và thực tại hết thảy hiện tượng của lịch sử trên sự thực của sự thực, chối bỏ được hết những sai lầm của duy tâm, duy vật, duy sinh với thực dụng chủ nghĩa.


          Trào lưu của thời đại gần đây gồm có ba:


                   1. Quốc tế cực quyền chủ nghĩa (Totalitarisme International).


                   2. Quốc tế tư bản chủ nghĩa (Capitalisme International).


                   3. Quốc tế cộng sản chủ nghĩa (Communisme International).


          Cực quyền nắm chủ động được trước vì nền tảng xã hội của các nước Ðức, Ý, Nhật: với dòng sống lịch sử của họ quy định một bước đi thời đại cấp tiến hơn, ở đó có một chuẩn bị sớm và nắm quyền chế phát. Ðến năm 1942 trở đi, tư bản trở lại nắm được chủ động từ trong nội dung kinh tế bền dai, rộng rãi và tiềm lực của họ. Cho nên ngày Nga bị lôi cuốn vào chiến tranh, rồi đến ngày Nga tuyên bố giải tán Ðệ Tam Quốc Tế trước khi Trotsky bị đồ đệ thân tín của hắn va một búa ám sát (Ðệ Tứ Quốc Tế trong vòng vỡ lở hẳn), và từ trước khi đó nhiều năm, Cộng Sản không nắm được quyền tả hữu của thời đại. Sự vận động của lịch sử triệt để đào thải sức đứng thứ ba, cho nên, nếu Cộng Sản không bị tiêu diệt hẳn với Trục tâm thắng, thì bị đồng hóa với Ðồng Minh thắng, điều này đã dự đoán trước một cách chắc chắn từ 1939, càng đi với thời cuộc diễn tiến càng chứng thực không sót.


          Sự đấu tranh gay gắt của hai mặt trận chủ động cực quyền và tư bản bằng tiêu hao, giết tróc, và kéo dài, quy định nên một cuộc rối ren không thể bằng sức người cứu vớt lại được, nó làm cho dù bên nào thắng lợi trên chiến tranh cũng sẽ thất bại đau đớn trên hòa bình; bằng cái tình thế rối ren đó, cuộc đóng cõi (frontières fermées) làm bằng cuộc hướng tâm cách mạng dự đoán từ 1939. Những nguyên tắc dân tộc và nhân tố tâm lý đi sát với diễn tiến tất nhiên của kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội làm cho hướng tâm cách mạng trọn vẹn. Các dân tộc nhỏ yếu với các giai cấp đau khổ lúc ấy sẽ là những lực lượng mới ra sáng tạo một thời đại mới 2000.


          Nguyên lý của dòng sống máu một dân tộc có thể lấy cái nguyên lý của thủy lực học (science hydrolique) mà chứng minh. Làn gió đáy sẽ thổi dạt dào các luồng sóng đáy, sức nước nguồn từ mỗi vỡ bờ sẽ bằng tất cả cái sức mạnh của các bế tắc thời đại với lượng nước bị ứ tắc mà vỡ lở ra trong một phạm vi quy định bởi sức lực, quy tắc và tinh thần nội tại. Một cuộc nổ bùng 1793 và Napoléon thức (éruption napoléonienne) sẽ đặt để một văn minh Vạn Thắng mới của nòi Việt từ muôn năm. Các lần vỡ bờ từ Ðinh, Trần, Lê, Nguyễn Huệ sẽ tái diễn trên một nền tảng to rộng và cao độ hơn bằng cả một sức lực lịch sử và nhân chủng tích góp, theo lý tắc Totem Rồng Tiên của Bách Việt vạn năm trước mà giải quyết vấn đề Ðông Nam Á, tức là Ðại Nam Hải Á Úc Châu một cách thỏa đáng. Các nòi chi tiếng Môn sẽ lập lại một trung tâm của sống còn mới.

          Ấy, thời đại này trên cái văn hóa quốc phòng khoa học, quân sự, công nghiệp tư bản chủ nghĩa kinh tế, diễn tiến bằng cái trào lưu là như thế, đặt để bằng cái hình thế của giai cấp và dân tộc toàn thế giới là như thế. Duy Dân biện chứng pháp chối bỏ lối trông thời đại của duy tâm là xâm lược với phản xâm lược hay quốc dân chiến tranh, lại chối bỏ lối xem thời đại của duy vật là tư bản với vô sản hay giai cấp cách mạng, đồng thời còn chối bỏ nốt lối xem thời đại của thứ triết học duy sinh phiến diện (superficielle), bình diện và thực dụng (empirique) là chính trị đấu tranh thường phát sinh ra từ hội nghị nọ hay hòa ước kia.


 

 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2008 23:26:43 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 13.03.2008 09:12:18
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 

III . XUÂN THU



2- CHIẾN TRANH


          Triết học duy tâm cắt nghĩa cuộc chiến tranh này là do dân tộc tính ăn cướp của Ðức, Ý, Nhật gây nên, bởi thế bóc lột hết thảy các công cụ và các cơ năng chiến tranh của Trục tâm là cần yếu, đồng thời các triết học loạn đời với tất cả các tinh thần cừu hận cũng phải làm cho mất tích. 

          Các nhân sĩ gọi là khai minh hơn và lối triết học thực dụng duy sinh cho là các nước dân chủ ăn no quá quên cả phòng bị mà gây nên. Riêng phái duy vật cho và dự báo trước bốn nguyên nhân: 

          1) Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với đế quốc chủ nghĩa.

          2) Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với dân tộc bị bóc lột. 

          3) Tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với Tô Nga. 

          4) Ðế quốc chủ nghĩa từ trong nội bộ có tư bản giai cấp mâu thuẫn với vô sản giai cấp. 

          Duy Dân chủ nghĩa chính đính và chứng thực rằng cuộc chiến tranh này chỉ là cuộc tranh bá chiến của hai mặt trận đế quốc cực quyền với tư bản dân chủ giả xúc tiến và chứng thực bằng lý luận và thực tiễn của quốc phòng kinh tế trên các nền tảng triết học của tư bản tái sinh sản chính trị hóa (reproduction du capital). Trật tự mới của Âu Châu, trật tự mới của Á Châu cũng như khu vực tổ chức tập đoàn kinh tế trên các hiệu triệu chiến tranh của chính trị địa lý học, đi theo với thuyết sinh tồn không gian (espace vital) hay tiến lên một bước là thế giới liên bang (Fédération internationale) có một tổ chức đằng sau phải là một hậu thuẫn bằng vũ lực, đấy là mục đích tác chiến của cả hai phái trong giai đoạn thế kỷ hai mươi này (sẽ nói rõ trong vấn đề Chiến Hậu). Sự khống chế thế giới phát sinh từ cái nhu yếu của mỗi dân tộc đã đến cực điểm của văn minh tư bản và vật chất. Sáu vấn đề nền tảng của thế giới (xem tuyên ngôn ngày thành lập Tổng Ðảng Bộ) ví như không giải quyết được triệt để thì vô luận một hiệu triệu giả dân chủ hay giả chính nghĩa nào cũng chỉ là ngoài mặt để che lấp cho sự thực của phát triển xấu xa và tội ác tự nhiên tất có của văn minh cũ đã thối nát. 

          Nếu nói cuộc chiến tranh này là thần thánh chiến do cái mâu thuẫn của đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa thì chỉ là nói mơ, hoặc tiến lên một bước là thay đế quốc đánh lừa dân thuộc địa cho tưởng có phần vinh dự của mình vào để mang nhân mệnh và tài sản ra đỡ đạn cho ăn cướp lịch sử. 

          Tội tình! Sự phân tán một đống của có phải là ở kẻ có của yếu ớt gây ra sao? Cuộc chiến tranh lần này dân tộc nhỏ yếu là chủ động gây nên với đế quốc? Cuộc mâu thuẫn giữa dân tộc thống trị với bị thống trị là động cơ của giặc giã? Dân tộc bị thống trị có đủ vũ lực và chủ động ra tuyên chiến với đế quốc? Một dân tộc từ thiện nào để cởi mở cho các thuộc địa bị đè nén mà gây chiến tranh? Muôn lần sai, nghìn lần lầm. 

          Chỉ có một cuộc chiến tranh thuần túy do mặt trận thế giới các dân tộc bị áp bách đánh giết mặt trận ăn cướp thống nhất mới gọi là cuộc thần thánh chiến tranh đó. 

          Có người nói Trung Hoa đánh Nhật Bản, đó là tiền tiến và đặc chứng của trận giặc lần này, có biết đâu Tàu với cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ là một nước "Thiên hạ chủ nghĩa" lối cũ, đế quốc chủ nghĩa lối Á Ðông để thích ứng với cách thức và đường lối mới của đế quốc chủ nghĩa mới là xâm lược chủ nghĩa lối Âu Mỹ, trong giấc tự tỉnh của "con sư tử ngủ" tự trở mình dậy để đi kịp trên con đường chinh phục mới mà quán triệt cái truyền thống tanh hôi của mình theo lịch sử, cái đó chứng thực với bức thư kiến nghị của Tưởng Giới Thạch gửi cho Tôn Văn yêu cầu mặc nhận hiện trạng ngũ tộc ở Tàu và bỏ chủng tộc cách mạng đi để quán triệt mục đích Hán bằng chiêu bài, bằng quốc dân cách mạng, lại chứng thực bằng ý chí, thái độ và hành động khi cách mạng của chính phủ Tưởng mà biết chắc. 

          Lại có người nói cuộc cách mạng Ấn Ðộ là đặc điểm cuộc chiến tranh này, có biết đâu là trên sự thực và phản ảnh của sự thực ấy là bao nhiêu lần thanh minh của chính phủ Anh, Ấn Ðộ chỉ là vấn đề nội bộ trong đế quốc Anh. Khoảng 1940 đến 1942, từ lúc Nhật Bản để gót đến Miến Ðiện, trực tiếp uy hiếp cửa ngõ cái kho lúa của Anh, với Ðức đánh sát vào Caucasie, hai bên hò reo xông vào cướp giật hạt ngọc trên đế miện của Anh, lúc bấy giờ vì chính lược và chiến lược thế giới, Ấn Ðộ trong địa vị cố nhiên trọng yếu của mình cho số phận toàn thế giới tư bản mà được Tàu, Mỹ, Nga chú ý mà hô hào thôi, há phải là Ấn Ðộ gây ra cuộc chiến tranh này? Ðức, Nhật cuối năm 1942 hết sức và thất bại trong kế hoạch hội sư ở Ấn Ðộ. Ấn Ðộ vấn đề cảm thấy thế nào? Ấn Ðộ địa vị lại trở lại một nội bộ nhỏ xíu, bị khinh miệt, bị giày vò trong đế quốc Anh vậy. Nhưng đứng về mặt Ấn Ðộ cách mạng mà nói, thực tại Ấn Ðộ chẳng tán thành Anh, cũng chẳng tán thành Ðức với Nhật. Ấn Ðộ chẳng tán thành một cuộc chiến tranh nào duy trì đặc quyền (Nehru). Ấn Ðộ đứng dậy cởi mở cho toàn thế giới bị bóc lột kể cả người da trắng bên trong bằng sự chiến tranh với toàn thế giới (Gandhi). Thái độ với ý chí ấy chính là đại biểu cho con đường đi đúng đắn của dân tộc nhỏ yếu suốt địa cầu, tiếc Ấn Ðộ chẳng phải là sức liên hợp to tát tất cả các dân tộc đó, lúc này chẳng phải là đại bản doanh của mặt trận ấy, cũng chỉ là tiên phong và cục bộ nhỏ của mặt trận ấy chưa hết lộ mặt mà thôi. Còn nếu như nói có dân tộc nhỏ yếu nọ, dân tộc thuộc địa kia tán thành mẫu quốc hay lãnh đạo quốc, hết sức tham gia cuộc chiến tranh này để mong có một thí bỏ về giải phóng hay độc lập, sự tán thành đó bằng vô tri hay ngơ ngác, hoặc là cử động đầu cơ của một lũ hoạt đầu, hoặc bị đè nén cực chẳng đã phải đem con, em, gạo lúa... của mình nộp cho đế quốc, chẳng phải một phần ngàn nào đại biểu được lịch sử và ý chí của toàn thể dân chúng đó. 

          Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với Tô Liên ư? Tô Liên trên cái hiện thực của phương châm dân tộc tư bản tập trung chủ nghĩa chẳng phải là cớ của cuộc chiến tranh này. Tô Liên chỉ là một phần tử lạc loài và phản động không bị tiêu diệt bởi cực quyền thì bị hỗn hóa với tư bản quốc tế. Tô Liên trong cuộc chiến tranh này chỉ là thứ yếu và bị động. Sách lược gia truyền của Lénine là đợi các đế quốc đánh nhọc lả sẽ một tay hoàn thành cả cách mạng vô sản hoàn cầu đã thất bại. Những hành động bất trí trong ngoại giao với Nhật, với Balkans (đứng địa vị khách quan của mặt trận vô sản thế giới mà nói) đủ tỏ rõ cái bàng hoàng của Tô Liên đứng ngã ba. Tô Liên trong cuộc xâm Ba, xâm Phần và càng ngày càng đi sát Anh, Mỹ, Tàu, càng tỏ rõ Tô Liên chẳng phải là thế giới đặc biệt, đi đôi với chính lược lui một bước lên hai bước chỉ có thực tiễn thất bại. Ai bảo Tô Liên là chủ động? Ai bảo Tô Liên là tổ quốc của toàn vô sản thế giới? Lại nói các mâu thuẫn nội bộ của tư bản với vô sản giai cấp trong mỗi đế quốc làm nên trận giặc này? Vô sản Anh vì Anh, vô sản Mỹ vì Mỹ, Ðức vì Ðức, Nga vì Nga, Tàu vì Tàu, Nhật vì Nhật trong cuộc quyết thắng của vận mạng giống nòi với cuộc đánh bạc máu sắt ngày nay. Cộng sản Anh yêu cầu từ 1921 tới nay bao lần vào công đảng đều bị cự tuyệt. Sự im lặng của toàn vô sản thế giới đối với Nga vào trận, sự ám sát Trotsky bởi đồ đệ thân tín càng làm cho cuộc cách mạng thế giới càng chậm lại thế kỷ. Sự đột nhiên giải tán đệ tam quốc tế càng chứng thực. Các Cộng Sản đảng các nước từ bao năm nay mỗi ngày mỗi xu hướng vào cách vận động bằng hình thái dân tộc càng được chứng nhận. Tình thế các giai cấp toàn thế giới càng cho ta một nền tảng phán đoán đúng chắc nữa (Xem nói về Cộng Sản ở dưới). Các cuộc bãi công ở Pháp (Marseille và Paris ) chỉ là phong trào ái quốc. Sự thỏa hiệp của Cộng Sản đảng các nước với chính phủ chiến thời của mỗi nước, sự chia rẽ của Cộng Sản đảng Pháp vừa đi với Vichy lại vừa đi với De Gaulle, đều là những hiện tượng đau thảm của vô sản trên lý tưởng bằng đấu tranh không có phương pháp sáng suốt và ỷ tựa chắc chắn. Các cuộc bãi công ở Mỹ không phải do Cộng Sản gây ra, hoặc phần nhiều là do hành vi của cô lập sai khiến, đồng thời là những hành vi càng khiến cho Mỹ trên chế độ dân tộc tiến vào trạng thái dự trước của Duy Dân chủ nghĩa về chiến hậu. 

          Cuộc chiến tranh đã thế cũng chẳng phải là do tính ăn cướp của một vài dân tộc, hay do sự ăn no ngủ kỹ của một vài nước trọc phú. Nó có một căn nguyên lịch sử của Duy Dân biện chứng pháp.

          Cuộc chiến tranh này thuần túy là cuộc tranh bá chiến của hai phe đế quốc. Sự thất bại của họ trên hòa bình chính là thời cơ nhằm đúng của hướng tâm cách mạng, một con đường mới cho đời sống thế giới mới trên con đường lịch sử phải đi triệt để của các nước nòi nhỏ yếu hợp với giai cấp bị bóc lột, chỉ có thời cơ đó chân chính là một dịp sống mới của loài người mới thuế biến, đột biến và đặc biến.


 

 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2008 23:27:06 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 13.03.2008 23:10:52
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 

III . XUÂN THU

3 - CHIẾN HẬU


          Cái nhược điểm của trào lưu Cộng Sản tức là đệ tam quốc tế dưới những áp bách của hình thế thực tiễn mà giải thể (1942) sau khi cái nhược điểm của Dân Chủ Cộng Hòa trận doanh là Pháp bị đả đảo (1939). Nhược điểm của Phát xít trận doanh là Ý Ðại Lợi vỡ lở năm 1943 (8/1943) mở đầu cho cái nhược điểm to lớn nhất, bên nào cũng phải cần, cần để rồi không tránh được đó là sự thắng trận. Như đã nói từ 1939, chủ động giật lại phía Dân Chủ tư bản thế giới, mặt trận từ sau này mà đi tròng trành giữa lợi thế về chiến lược trên địa giới của Nhật với bức lũy sắc Âu Châu của Ðức. Ðức có thể thua được trong ngoài 1945. Nhật bị nội bộ Ðông Á giải thể trong ngoài 1946. Từ đấy thống trị bởi sự thắng trận. Thắng lợi là chuyện tất yếu của chiến tranh, sau đấy nó có thể mang đến sự thất bại của hòa bình. Anh với Mỹ có thể liên hợp thành một chủng tộc liên bang, lấy kinh tế ra đè ép và buộc chặt thế giới, hoặc Anh vẫn là Anh đế quốc kiên quyết cự tuyệt những nguyên tắc Ðại Tây Dương ứng dụng vào nội bộ của mình, Mỹ vẫn là Mỹ đế quốc thực hành xong "monroisme" mà cương quyết đòi môn hộ khai phóng toàn thế giới. Hai đế quốc ấy đứng trên một hàng trận có mâu thuẫn bên trong như thể chia đôi bá quyền toàn thế giới. Sự giải quyết chung nhau của Anh, Mỹ với vấn đề Nga xúc tiến nên hội nghị Moscou (10/1943) ở đây Anh, Mỹ muốn cho xong vấn đề Ðông Âu, Nga đánh Nhật và đánh Ðức một thể, vấn đề Turquie và Cận Ðông, Anh với Mỹ trong cuộc lãng giải, như là khắng khít như thế, thực tại vì đại địch đương tiền, đại địch hiện nay là Ðức, Ý, Nhật, đại địch tương lai là Nga, đại địch giả định cho tương lai nữa là Tàu. Tàu tuy bị gọi là một trong tứ cường nhưng mà sự lãng bỏ khinh miệt với sự dè dặt và sự đề phòng càng ngày càng phải tăng. Cái hình thế nước Tàu phóng trông ra tương lai, 20 năm sau 1944 chẳng hay ho gì. Những dã tâm của Tưởng Giới Thạch biểu hiện từ trong ra đến ngoài rất đáng kinh khủng cho toàn nhân loại. Những vấn đề Tàu yêu cầu chiếm lĩnh Việt và Hàn ở Washington và yêu cầu các quyền lợi chính trị với kinh tế các phía có Hoa Kiều (nhất là Nam Dương) chưa đủ để cảnh tỉnh Anh, Mỹ hay sao? Tất cả tuyên ngôn đường mật chỉ là đánh lừa và là thừa cho những nhà quan sát chính trị, nhưng là những tài liệu rất quý cho những nhà học về tâm lý trên lịch sử và chính trị. Người ta muốn công nhiên một cách mâu thuẫn bá chiếm cả thế giới, nhưng mà người ta còn cần hiệu triệu, thứ nhất là cần đánh lừa. Hitler nói: "đánh bạc" là thế.


          Họ đề phòng hết cả, dự kế hết cả, nhưng mà có một thứ ác hại nhất, lớn lao nhất, và đại địch nhất của hết thảy thắng trận là sự thất bại trên hòa bình một cách đau đớn. Những trào lưu anarchy về kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm lý sẽ chạy từ những nước thắng trận ra ngoài để gặp những sự thực anarchy đã hình thành trên khắp các nước bại trận đưa đến sự đóng cõi và phản tỉnh cần cho mỗi nước. Cuộc đấu tranh thực tế của các nước nhỏ yếu lúc bấy giờ mới thành tựu nổi lên. Tàu sẽ trở về một cuộc nội loạn và ngoại loạn để có thời gian cho Á Châu sống lại.


          Họ sẽ thắng lợi trên chiến tranh, nhưng sẽ thất bại trên hòa bình, cái thất bại mạn tính (chronique) tới ba, bốn mươi năm, nó cần họ tự cứu tế một cách khổ nhọc và đau đớn như bị chứng thần kinh suy nhược.

          Các dã tâm, âm mưu, mắc lên những cơ quan và kế hoạch sẽ đổ sụp. Loài người bằng sự phản tỉnh và phục hoạt sẽ tu chỉnh lấy lịch sử của mình.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2008 23:27:29 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 20.03.2008 23:24:44

 
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 

III . XUÂN THU



4 - PHỤC HOẠT (  Renaissance Việt )  


         Có những bờ đê chắc chắn ngăn be hết sức chảy của dòng nước, để dòng nước ấy từ trên nguồn sa xuống, hợp với lượng nước ba bảy sông ngòi dồn lại đóng vạnh đáy và bằng luồng sóng đáy sùng sục nổi lên, chọc thủng hết, phá vỡ hết, để theo dòng chảy của mình.


          Ðời sống lịch sử của một nòi giống cũng vậy. Từ 1940, nòi Việt có thể nói, bốn bề đều là quân địch hay là sức can thiệp tới quyền lợi và đời sống Tổ Tiên với con cháu tối thiêng liêng của mình và bởi những bàn tay với những ý chí ô uế nhúng nhớp vào để sẽ chạm vào đáy hồn và danh dự của chúng ta. Lúc ấy, từ bốn phía quân địch đó, ở trong khói lửa và bụi bặm, chúng ta sẽ vạch ra, chọc thủng và phá toang con đường đi. Con đường đi ấy là lối sống chính trị và lịch sử trên quốc dân và thế giới của chúng ta, Vạn Thắng như Vạn Thắng ngày xưa, mà tiến lên mục tiêu của dân tộc.


          Sự Phục Hưng đi đôi với sự Phục Hoạt
          Máu đi liền với ánh sáng của óc.


          Phục hưng và phục hoạt đều từ trên nền tảng bản thân của xã hội ta trong kết cấu của nó phối hợp với những điều kiện yêu cầu của dân chúng và thủy chuẩn của văn hóa ta, suy động trong tiềm năng, tiềm thức mà đột hiện lên bởi cái để uẩn sâu sắc của nhân chủng.


          Sự phục hưng và phục hoạt của chúng ta trên tính chất quy định của nó là đột biến, đặc biến và thuế biến.


          Bởi đột biến cho nên phục hưng và phục hoạt mới anh hùng


          Bởi đặc biến cho nên phục hưng và phục hoạt mới sản sinh ra một văn minh mới, bằng cái văn minh ấy sẽ xây dựng một xã hội và thời đại mới.


          Bởi thuế biến cho nên sự phục hưng và phục hoạt mới dân tộc, mới Việt. Lý tưởng Việt như đóa hoa thơm mọc từ sâu xa trong đáy hồn của Tổ, đáy tầng của Dân và đáy lòng của Sử.

          Sự phục hưng và phục hoạt ấy là Duy Dân Thắng Nghĩa diễn ra bằng một dòng nghệ thuật tất cả những điệu nhịp sống của Viêm Việt Vạn Thắng.


 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2008 23:26:16 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 23.03.2008 12:16:04
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 

III . XUÂN THU



5- THẮNG NGHĨA 

          Trong cái sứ mệnh lớn lao và đột nhiên như lời Ðức Chúa ban cho Moise nào sai ra cứu thế, phục hưng và phục hoạt bằng tất cả và là tất cả. Một Lẽ Sống trên Lẽ Thật, một Ðường Sống trên Ðường Thật chỉ vạch ra, dựng dõi lên, rồi lại xây đắp thành một thực thể của lý tưởng, tự trong phản ảnh ra huy hoàng tất cả một văn minh và làm sùng sục sôi tất cả một nguồn sống máu.

          Chủ trương thời đại không đủ, phát quật và phát huy được cái để uẩn của một văn hóa để cho người ta sống no và sáng mới đủ.

          Chủ trương thời đại không đủ, phải nắm giữ và vận dụng được cái căn cứ của một cái chủ trương đó mới có ích.

          Chủ trương thời đại không đủ, phải có được các đồ lề tinh thần và phương pháp học thuật để tìm vạch ra, nó mới chắc chắn và sáng láng. Lại còn phải có đủ các vũ khí của ý thức để phòng vệ cho nó, chỉ huy nó trên mặt trận, bổ thụ cuộc thắng trận cho nó mới đạt được tới một hiệu quả của dự cầu nào của nó đấy.

          Cách mạng, chính trị và kiến thiết phải nối liền và hợp nhất vào một tinh thần và luật tắc chỉ huy nó, vận dụng nó, nắm giữ nó và hiểu biết nó.

          Lý luận và thực tiễn phải thống nhất trên một lý tắc trọn vẹn, không chướng ngại, không bẻ vặt, không phụ họa và gia giảm.

          Thắng lợi phải nắm giữ được thực thể rồi trước khi ra trận.

          Họ đã thắng lợi trên chiến tranh nhưng rồi thất bại trên hòa bình. Nếu dân tộc ta không có một nhỡn quang sáng suốt thì hoặc cũng sẽ được thành công trên cách mạng nhưng tất sẽ thất bại trên kiến thiết, hoặc sẽ được thắng lợi trên kiến thiết mà thất bại trên chính trị.

          Cách mạng, kiến thiết và chính trị cần phải có hướng thượng, cần hơn cả sự thành công chợp qua. Chủ trương của thời đại có thể thành công nhưng kiến thiết và duy hệ sự kiến thiết và kéo dài sự kiến thiết ấy trên hướng thượng, tức là chính trị không được chỉ đạo bằng cả một để uẩn của lịch sử và cả một thể hệ của triết học, khoa học với thuật học, thống nhất, sâu dày, đầy đủ, cặn kẽ, đúng đắn và tiến bộ thì thế nào cũng thất bại.

          Chúng ta còn phải lấy một con mắt công, con mắt thời đại, nhân loại và lịch sử, con mắt của khoa học khách quan mà phán đoán, đừng để bị che lấp bởi ý thức hình thái của một thể chế xã hội và văn hóa nào mà bỏ mất lập trường siêu nhiên và thiêng liêng, nó còn là một quyền lợi của trí tuệ hưởng dụng, của sức phán đoán quyết định và hành động. Chỉ có khi nào ta tự làm chủ, đừng để trụt xuống làm tôi đòi trước cái ý thức và văn hóa, chúng ta mới thực biết làm chủ của vũ trụ, văn hóa, xã hội, văn minh và thời đại. Cho nên chúng ta đừng vì đi học Anh, Nga, Mỹ, Ðức, Ý, Nhật, Pháp, Tàu mà vội vàng đứng vào lập trường những người đó, đối với sự vật gì, trên nơi nào và thời nào vội buông lời phán đoán, hay vội đứng sang chủ trương mình.

          Hiểu tức là nghiệm, đuổi theo. Như thế hiểu một thời đại, nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó. Lại còn hiểu một văn hóa nơi nào, nghĩa là phải lấy con mắt và con tâm quốc tế nghiệm qua các văn hóa mọi nơi để mà đứng trên nền tảng và điều kiện văn hóa nơi ấy mà hiểu. Tức cũng như hiểu một người nào, cần phải đem con mắt và con tâm để nghiệm trải nhân tình, thế cố, mà đứng trên nền tảng, điều kiện và lịch trình đời sống người đó mà hiểu.

          Chúng ta cho nên, để mà phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt Việt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt. Như thế thì khoa học phục tùng chúng ta, triết học, thuật học và lịch sử phục tùng chúng ta để chúng ta trên nền Người uốn bắt cho cái danh nghĩa và sự cố Việt phục tòng danh nghĩa và sự cố Người (cause humaine).

          Dù sao phải có một ý thức thực tại và khách quan.

          Lý tưởng tự đó mà mọc rễ, ăn sâu trong để uẩn của lịch sử vận hành. Duy Dân chủ nghĩa, nghiêm ngặt trong ý nghĩa Việt trên cách mạng, chính trị và kiến thiết của Tiểu Việt và Ðại Việt, khoan đại trên ý nghĩa Người trên triết học, khoa học và thuật học, hiệu lực trong ý nghĩa công cụ, phương pháp và vũ khí của văn hóa.

          Duy Dân chủ nghĩa là sự phục hưng và phục hoạt tất nhiên và tiên tri cho nên gọi nó là Thắng Nghĩa, nghĩa là thắng hết các chủ nghĩa, vạn thắng cả trên vật chất lẫn tinh thần.



    X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2008 12:19:52 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 27.03.2008 06:44:23
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 


III . XUÂN THU

 
6 -TAM DÂN


          Người Á Ðông, nhất là những người trong hệ văn hóa chữ Nho, ai đã đi, tất biết đến chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Văn, người sáng tạo ra nó, gọi là một chủ nghĩa cứu quốc còn là một chủ nghĩa cứu thế giới nữa.


          Nhiều nhà cách mạng Việt ca tụng và sùng bái cái chủ nghĩa này lắm.


          Người Tàu đã tôn Tôn Văn lên làm quốc phụ, chủ nghĩa Tam Dân còn là những "nguyên tắc quốc sách tối cao" đủ biết thế nào.


          Người Tàu còn chực dẫn dắt một cuộc vận động ở Tàu gọi là phong trào quốc tế của chủ nghĩa Tam Dân.


          Tôn Văn lại còn được người ta tôn là đạo sư của cách mạng cho các dân tộc nhỏ yếu, cố nhiên chủ nghĩa Tam Dân phải ở địa vị chỉ đạo rồi.


          Nhưng mà cái thùng "tả pí lù hẩu lốn" đó, người Tàu lại đánh cho kêu, rồi lại la hò rối rít, đối với thế giới phải nên coi đó như trẻ con ta đánh cái mẹt để cứu mặt trời khỏi bị mặt trăng ăn mà thôi (nhật thực).


          Tam Dân có thế giới tính? Ðó chỉ là một chủ nghĩa của một dân tộc, trong sự thật rất nghiêm ngặt của các phụ tính của dân tộc, nhất là dân tộc Hán trên con đường phát triển của nó bằng những nền tảng và điều kiện thời đại quy định ra nó sẽ có những đặc tính của nòi giống và đặc điểm của lịch sử kết hợp nên mà làm kim chỉ nam của một chính trị lộ tuyến đặc thù.


          Nó là một chủ nghĩa dân tộc, dân quyền với dân sinh, chẳng qua là những chính trị hình thái, chính trị kiến trúc và chính trị quy tắc trong nội bộ của chủ nghĩa dân tộc của nòi Hán đi lên đường. Chủ nghĩa ấy là chủ nghĩa gì? Ðúc các dân tộc vào một lò để thống nhất thế giới (Tam Dân giảng). Bằng cách gì? Chủng tộc xâm lược hay bằng chủng tộc vũ khí như nghìn xưa. Chủ nghĩa ấy sản sinh ra một xã hội hình thái gì? Dân quyền là một thứ quốc dân dân chủ chuyên chính mà một đảng (phải là Quốc Dân Ðảng Tàu) cầm quyền mãi. Dân sinh là một thứ quốc gia tư bản cực quyền mà bọn tài phiệt và nho sĩ phải làm trung kiên. Thứ chủ nghĩa ấy đi đôi với sự lũng đoạn chính trị của Tưởng Giới Thạch và bọn đầu trùm Quốc Dân Ðảng (quân, tài phiệt) đã thành ra một cái chiêu bài nhân đạo rất lớn ví như cái mạng nhện mắc chết bao nhiêu con ruồi vong quốc Việt, Hàn. Lại, trên chính trị hiệu triệu khoáng trương dân tộc ra đến quốc tộc, từ quốc tộc đến quốc quân, chia xâm lược lộ tuyến ra tám đường diệt vong dân tộc nhỏ yếu.


          Tam Dân trên chính trị là một học thuyết như vậy. Nếu lấy ý nghĩa đúng đắn của triết học mà nói, nó khó thành và khó đáng gọi là một chủ nghĩa. Nó chỉ có thể gọi được là ba nguyên tắc quốc gia xã hội, mặc dầu kẻ sau hết sức nối liền Tam Dân với học thuyết Khổng Tử và truyền thống của Tàu, nó biểu hiện rõ rệt trong cái thời đại khô khan vì dã tâm, một chứng bệnh bẩn óc rất ghê gớm. Những lý tắc duy sinh nằm trong Kinh Dịch và Trung Dung được phát quật lên để hàn liền chủ nghĩa duy sinh với triết học duy sinh mới (Trần Lạp Phu) và cũ (Kinh Lễ, Lễ Vận) của Tàu để mà lại lúng túng với sự gắn khớp những nguyên lý đó với dân tộc và dân quyền mặc dầu Tàu vẫn tâng bốc Tam Dân là có liên hoàn tính. Lại sự hấp thụ ăn không nhai kỹ và tiêu hóa không thông đối với các khoa học mới đem dính vào sau Tam Dân trông càng mâu thuẫn, đeo càng lẵng nhẵng, tất cả những cái đó càng làm cho óc người Tàu không có một hệ thống và tổ chức được mà thôi. Sự phát minh kiến thiết giai đoạn luận của Tôn Văn có thể ví như sự phát minh cách mệnh giai đoạn luận của Lénine, chỉ là những liều thuốc cứu cấp cho một học thuật với một dự kế không trọn vẹn, tự trong mâu thuẫn nó làm hư phí cả tinh nghĩa của biện chứng đó đi.

          Nói tường tế về Tam Dân hoặc có một dịp khác, đây cần nói, chỉ là phê phán qua chơi những điều muốn để cho quốc dân chú ý, nhất là hiện giờ đây có một tụi người Việt có thể gọi là Việt gian làm tay sai cho chính trị mục đích của người Hán, cam tâm dịch chủ tái nô. Bọn ấy tự xưng là tín đồ của kẻ chực đến xâm lược đất đai ông cha chúng ta mong hòng để báo ơn mẫu quốc và đưa dắt Tam Dân về phía Nam, mở mang thêm những lãnh thổ mới kỳ cho "phòng tuyến của dân tộc Hán suốt từ Úc Châu đến Tân Gia Ba ở phía Nam đó"




X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.03.2008 06:46:20 bởi Ngọc Lý >

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Lý Đông A - Huyết Hoa - 27.03.2008 22:31:38
 
Huyết Hoa
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A 


III . XUÂN THU

 
7 -  DÂN CHỦ 


          Thanh niên lấy làm vinh dự để nói đến dân chủ. Dân chủ ví như thần thánh "homo res sancta homini", dân chủ là hình ảnh giàu có, bình đẳng và khoa học.


          Căn cứ của chủ nghĩa dân chủ là chủ nghĩa cá nhân. Cho nên dân chủ chính thể là kết quả chính trị của chủ nghĩa cá nhân đó. Trong nước dân chủ phải có tiền mới bình đẳng và sinh sản phải tùy khoa học phát minh mới tiến bộ. Chế độ tư bản dân chủ cố nhiên khi đầu mới thay thế cho xã hội phong kiến thực là cứu thế, nhưng đi đôi với tiến hóa của lẽ vô thường, từ thương nghiệp tư bản tiến lên công nghiệp tư bản làm cho trong nước giai cấp ly chia và chính trị đảng tranh. Lại từ công nghiệp tư bản tiến lên đến kim dung tư bản, sự cần dùng thị trường nảy nở ra đế quốc thực dân, từ đó đến quân hóa tư bản gieo rắc chiến tranh cho thế giới. Ðến mạt kỳ này, chế độ dân chủ xấu nhất, nó làm cho nhân chủng linh lạc, gia đình linh lạc, cá nhân linh lạc, ở đó mà quốc gia linh lạc.


          Sự cần yếu cho tái sinh sản của tư bản nảy nở ra các hình thức bế quan tỏa cảng lối mới như khối Pound, khối Monroe, khối Yen và khối Franc càng suy động cái dục vọng diệt chủng vong quốc người khác bằng vũ khí kinh tế, và ở đó chiến tranh; cũng ở đó là nguyên cớ chiến tranh chân thực của kỳ này.
          Vật hỏng tất phải chữa. Wallace đề xướng ra lối dân chủ mới trên truyền thống dân hữu, dân hưởng, dân trị cũ của Mỹ. Dân chủ mới có năm điển hình là: chính trị dân chủ, kinh tế dân chủ, giáo dục dân chủ, dân tộc dân chủ và nam nữ dân chủ.


          Tất cả các kỹ thuật cần dùng để xây đắp đời mới ấy, tác giả không nói ngoài những phương án hòa bình của quốc tế, nó họa may ấn định được đời sống dân chủ đó.


          Thế nhưng dân chủ phải gồm các điều kiện toàn dân trực tiếp, tập trung và chân thực, dân chủ ấy mới có thể vững chắc được. Muốn thế, ta không thể đề xướng ra một chủ nghĩa dân chủ mới rỗng tuếch như trên. Ta phải tìm đến tận cội rễ xã hội của nó mà chữa. Cho nên lý tắc của dân chủ là "làm nghĩa vụ đi để hưởng quyền lợi" (droit et devoir). Song ta thấy nghĩa vụ không chìu người. Muốn phục vụ hết nghĩa vụ, không có chỗ để giả nghĩa vụ đó. Cho nên phải có một lý tắc của dân chủ mới: "Có cơ hội đó, làm nghĩa vụ đi để hưởng quyền lợi" (chance, droit et devoir). Tất yếu xã hội phải hoàn thành cái chế độ hiện thực của cơ hội quân đẳng, nghĩa vụ quân đẳng, quyền lợi quân đẳng mới có thể có được đời sống dân chủ trực tiếp, chân thực, toàn dân tập trung, thống quy dưới một hình thái xã hội có lý tưởng, phương châm, tổ chức và quy tắc, nghĩa là phải có một kế hoạch dân chủ, hay là một dân chủ xã hội hóa.


          Xã hội là một tổ chức nhân tính. Sự điều khiển nhân sinh phải bằng một chính trị có một tác dụng tích cực là thiết kế và chấp hành đi đôi với một giáo dưỡng trọn vẹn và đầy đủ, là khởi điểm và chung điểm của cái chính trị đó. Cho nên một kế hoạch dân chủ và một chế độ dân chủ xã hội hóa trọn vẹn là xây đắp trên nền tảng của những nguyên lý và quy tắc của bình sản kinh tế. Chỉ có thế ý nghĩa xã hội hóa mới đạt được những hiệu quả dự định của nó trong phạm vi khoáng đại của nhân loại; có thế, hiệu suất của đời sống loài người mới một ngày một tăng tiến theo cách thức và nguyên tắc của nhân loại học. Chế độ bình sản kinh tế phải phối hợp với một kết cấu xã hội hoàn toàn dân chủ theo hết ý nghĩa rộng của nó.


          Dân chủ làm cho loài người bất tri bất giác thực hành chính trị dân chủ trong cái tinh thần và tác dụng tối cao và sung sướng của vô chính phủ.

          Một kế hoạch dân chủ phải làm trên sự phối hợp chặt chẽ cái tinh thần của vô chính phủ, mới là dân chủ chân chính.


 

 


X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
 Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.03.2008 22:32:55 bởi Ngọc Lý >

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 35 bài trong đề mục