Bình Định
Học Sinh 06.09.2006 23:58:49 (permalink)
Bình Định

Mời bạn đến Bình Định:

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=144202

*** Chuyện cây cầu vượt biển dài nhất VN

00:07:33, 06/09/2006
Thanh Thảo
http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2006/9/6/161347.tno

*** Bản đồ Bình Định, Quảng Ngãi

*** Cầu vượt đầm Thị Nại

http://www.baobinhdinh.com.vn/kinhte-phattrien/2005/9/15999
#1
    Học Sinh 07.09.2006 00:04:17 (permalink)
    Ct.Ly -> Lòng cá chẻm – Món ngon của người dân Bình Định (27.9.2005 23:33:37)

    Lòng cá chẻm – Món ngon của người dân Bình Định

    http://diendan.vnthuquan.net/printable.aspx?m=74502
    #2
      Học Sinh 07.09.2006 00:19:47 (permalink)
      Con Gái Bình Định
      Bình Định Và Võ Thuật


      Đào Đức Chương (Thếkỷ 21 No.109, May 1998)

      Phụ nữ ở Bình Định được học võ đến nơi đến chốn để trở thành bậc cao thủ, đem tài võ nghệ làm nên lịch sử như nữ tướng Bùi Thị Xuân người đất Tây Sơn cũ, quán làng Xuân Hòa xã Bình Phú quận Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) thì xưa nay chưa có người thứ hai. Nhưng con gái Bình Định được cha mẹ cho học võ phòng thân, nhất là trước năm 1945, thì hầu như cô gái nào cũng biết qua hai môn võ căn bản:

      Ai về Bình Định mà coi,
      Con gái Bình Định múa roi, đi quyền (Ca dao)


      Tuy nhiên, đôi lúc cũng có những cô gái học võ không chỉ để phòng thân mà muốn phát huy cái đẹp của võ truyền thống như trường hợp Thanh Tùng, hoặc còn đi xa hơn, thi thố với đời, trở thành cao thủ trong làng võ. Điển hình có bà Mân sống vào thời chúa Nguyễn, cô Quyền vào giữa thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20 lại có Tám Cảng.

      Bà Mân chưa phải là nhân vật lịch sử nhưng với tài võ nghệ, bà được dân Bình Định ca tụng qua bài vè Chú Lía dài 1434 câu thơ lục bát và được lưu truyền khắp các tỉnh miền Nam Trung phần.

      Theo bài vè, bà Mân ở gần vùng Truông Mây, nơi sào huyệt của một đảng cướp lớn do cha Hồ chú Nhẫn và sau có thêm chú Lía cầm đầu, nay thuộc xã Ân Đức huyện Hoài Nhơn. Một hôm hai tên Hồ, Nhẫn đem cả lực lượng hùng hậu đến bắt heo nhà bà, cả làng khiếp sợ không ai dám tiếp cứu:

      Lân la bốn chục theo rày
      Thẳng đường xuống xóm chật đầy đường quan


      Trong tay bà chỉ có cây roi ngắn nhưng với lòng can đảm và tự tin, bà xông ra cự địch với một đảng cướp mạnh khét tiếng trong vùng:

      Mụ Mân độ khoảng bốn hai
      Làu thông võ nghệ ít ai sánh bì
      Thình lình chưa biết việc chi
      Tiện tay mụ với tức thì đoản côn
      Bước ra thấy rõ thiệt hơn
      Mụ không thèm hỏi huơ côn đánh liền.


      Ai cũng tưởng phen này bà Mân bị nát thây vì hai tên Hồ, Nhẫn không những võ nghệ phi thường mà còn hung bạo chưa từng có. Nhưng không may cho chúng, thế võ của bà sâu hiểm vô cùng, áp đảo được ngay đối thủ:

      Cả ba vùng vẫy đua tranh
      Mụ Mân quả thực liệt oanh ai tày

      Chỉ mới so tài ở hiệp đầu mà bọn cướp đã bị ngọn roi thần của bà cuốn người như bão táp, chúng phải đổi từ thế công sang thế thủ rồi tìm đường tháo lui:

      Phút thôi Hồ, Nhẫn cả hai
      Đuối tay kéo chạy như bay khác nào!


      Thân đàn bà mà đánh đuổi bọn cướp đông đảo để bảo vệ tài sản là điều hiếm có. Nhưng cũng tại huyện Hoài Nhơn còn một cô gái khác, trong tay chỉ có con dao mà hai lần đánh thắng cọp để cứu mẹ, mới là chuyện phi thường.

      Trần Thị Quyền, cái tên do cha mẹ đặt gắn liền với võ nghệ, âu đó là cái nghiệp tiền định làm nên kỳ tích mà chính cô cũng không ngờ được. Nhà nghèo, cha mất sớm, không có anh em, cô là người duy nhứt sớm hôm với người mẹ. Cô có nhan sắc, nhiều người đến xin cưới nhưng nhất mực từ chối để làm tròn chữ hiếu.
      Thường ngày hai mẹ con vào núi chặt củi đem ra chợ bán kiếm tiền nuôi thân. Một hôm cô Quyền đang chặt cây để cho mẹ gom thành bó, bỗng có một con cọp nhảy ra vồ người mẹ, bà phải lăn người mới kịp né tránh. Cô Quyền đang cầm cái rựa, thấy thế vội xông đến cứu mẹ. Nhờ có võ nghệ và bình tĩnh, cô tránh được tầm nanh vuốt của mãnh thú và chém trả lại nhiều nhát chính xác, cọp đau quá đành bỏ chạy.

      Câu chuyện đánh cọp tưởng đã lãng quên theo năm tháng, không ngờ cọp luôn luôn rình rập quyết báo thù. Một đêm bà mẹ có việc phải ra sân, như có linh tính, cô Quyền cầm dao theo mẹ phòng thú dữ.

      Thình lình cọp nhảy bổ ra vồ hai mẹ con, cô vội kéo mẹ dạt sang một bên để tránh rồi dùng dao chống trả. Cọp được lợi thế nhờ đêm tối, còn cô Quyền cũng có lợi điểm đánh cọp nơi quang đãng, tiện bề công thủ. Hai bên quần thảo với nhau, cọp vồ hụt nhiều lần đâm ra mệt trở nên hung dữ, liều lĩnh lao tới, cô tràn bộ ( né tránh. Cọp đang tầm phóng chưa kịp xoay mình lại, nửa phần thân sau của nó là mục tiêu ngon lành cho mũi dao của cô cắm phập vào hông cọp. Tuy bị thương nhưng cọp còn thừa sức quay đầu lại chồm lên, chuyển hết thần lực vào hai chân trước để trả đòn. Lanh như chớp, cô Quyền hoành bộ (2) rồi phóng mạnh lưỡi dao ngọt xớt vào lồng ngực nở nang của đối thủ, trước khi nhảy trái tránh cú vồ sinh tử. Khi dân làng đèn đuốc kéo đến tiếp cứu, con cọp to lớn chỉ còn là một cái xác giãy giụa trên vũng máu.

      Nếu bà Mân tên tuổi sống mãi trong văn học dân gian, chuyện cô Quyền giết cọp được truyền tụng trong làng võ của tỉnh nhà thì trường hợp của bà Tám Cảng là một bài học đáng suy ngẫm.

      Ông Hương mục Ngạc, kế tổ của phái quyền An Vinh mà phương ngôn đã có câu truyền tụng "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh" có ba người con: Bảy Lụt là trai trưởng, kế là Tám Cảng và út nam là Chín Giác. Tuy là gái nhưng Tám Cảng có sức mạnh hơn người và ham mê võ thuật nên được cha cưng chiều truyền dạy chu đáo. Tiếng đồn con gái ông Hương mục Ngạc mới 18 tuổi, trong tay chỉ có cây đòn gánh mà đánh bạt cả hàng trăm thanh niên cầm gậy bủa vây tại sân chùa Bà An Thái trong ngày lễ hội Đổ Giàn càng làm thiên hạ phục sát đất lò võ của ông Hương mục Ngạc nhưng đồng thời càng không ai dám tính chuyện trăm năm với cô. Năm Tám Cảng 20 tuổi vẫn chưa được nơi nào dạm hỏi dù rất có nhan sắc. Ông Hương mục Ngạc thông cảm nỗi khổ tâm của con, tuyên bố với mọi người rằng nếu ai đánh bại được Tám Cảng thì ông sẽ gả con gái cho mà không đòi hỏi một lễ vật gì. Có ba người đến xin đấu võ với Tám Cảng. Người thứ nhất bị Tám Cảng cho một cú đá văng vào hàng rào. Người thứ hai, võ nghệ khá hơn, kịt ngựa (3) nhanh nhẹn, công thủ song hành nên cầm cự được hiệp đầu, sang đến hiệp thứ hai thì bị Tám Cảng dùng ngón gia truyền ép vào bể cạn, đánh gục. Người thứ ba là Dư Hựu (không phải tên Hựu, quân sư trong đảng cướp của Dư Đành) bị Tám Cảng đạp nhào vào hồ cá, đành bỏ ra về tầm sư học đạo. Một năm sau lại đến xin đấu, lần này Tám Cảng tung cước bị Dư Hựu tóm được chân, ném trả vào hồ cá.

      Dư Hựu thắng. Giữ lời hứa, ông Hương mục Ngạc làm lễ vui qui cho con gái. Năm ấy Tám Cảng 22 tuổi. Nhưng cũng chỉ sống chung với nhau được ba năm. Một hôm vợ chồng lời qua tiếng lại, Tám Cảng quen thói bướng bỉnh, trả lời khinh khỉnh làm Dư Hựu điên tiết. Anh thuận tay chụp cái bình hoa chưng trên sập gụ ném mạnh vào mặt vợ. Nếu là người khác thì đã nát mặt, nhưng Tám Cảng nhẹ nhàng đưa tay bắt lấy đem đặt trên bàn và mỉa mai: "Bình xưa mà làm ngơ không bắt, để bể cũng uổng." Dư Hựu càng giận, với lấy cái chày đâm tiêu bằng đá ném mạnh vào đầu vợ. Tám Cảng cũng đưa tay chụp cười gằn giọng châm chọc: "Cái đầu mà quáng mắt lầm cái cối đâm tiêu hả?" Dư Hựu giận lắm, mất hết trí khôn, chụp con dao phay, bằng thế võ rất lợi hại, phóng thẳng vào ngực vợ. Đường dao quá mạnh, Tám Cảng không thể chụp được, đành phải té ngửa để tránh. Con dao ngon trớn cắm phập vào vách đất ngập đến cán. Dư Hựu sực tỉnh thì mọi việc đã xảy ra rồi, suýt nữa gây nên án mạng. Tám Cảng lồm cồm ngồi dậy, còn Dư Hựu bỏ chạy một mạch đến nhà cha vợ. Gặp ông Hương mục Ngạc, anh ta sụp lạy kể lại đầu đuôi câu chuyện và nhất quyết xin trả Tám Cảng mà không đòi hỏi một điều kiện nào.

      Chuyện Dư Hựu trả vợ nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Nhân đó câu ca dao trên được sửa lại:

      Ai về Bình Định mà coi
      Con gái Bình Định cầm roi rượt chồng


      Các bậc phụ huynh ở Bình Định rút kinh nghiệm, thôi không dám chiều ý con gái cho học nhiều võ nghệ nữa, sợ bị ế chồng như Tám Cảng. Họ chỉ luyện con gái vài thế võ thủ thân, thế cũng đủ cho
      đối phương kinh hồn rồi. Sau đây là một trong hàng trăm chuyện về phản ứng tự vệ của các cô gái Bình Định.
      Ai đến Tuy Phước cũng biết câu ca dao về các phiên chợ trong quận: "Chợ Huyện liệng Cây Gia, Cây Gia xa chợ Mới, chợ Mới tới chợ Dinh, chợ Dinh rinh Bồ Đề, Bồ Đề kề chợ Huyện." Phiên Huyện nhằm các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch, là phiên chợ lớn nhất của huyện nhà nhưng lại cách thị trấn Tuy Phước hơn ba cây số.
      Ngày phiên, không những dân trong vùng tập trung về mà còn đủ mặt dân buôn từ xa đến mua gom sản phẩm địa phương và bán hàng hóa ở nơi khác mang tới. Con đường quốc lộ 1 từ huyện lỵ đến chợ Huyện người mua kẻ bán đi lại tấp nập có cả những chàng trai đi dạo chợ để tìm ý trung nhân:

      Trai khôn tìm vợ chợ đông
      Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.
      (Ca dao)

      Tuy nhiên cũng có kẻ lợi dụng đám đông để giở trò xằng bậy. Từ sáng, tại cổng Lý Môn có hai thanh niên ăn mặc chải chuốt, cười nói rổn rảng, chốc chốc lại trông ra đường. Nhìn dáng điệu biết ngay là dân ăn chơi từ tỉnh thành lạc đến. Trong dòng người từ chợ về, có một thanh nữ cao lớn, bước đi chậm chạp, hai tay xách hai giỏ nặng đầy ắp thức ăn. Đợi cho cô gái rẽ vào con đường đất dẫn vào cổng làng, hai "công tử" bước tới đón đàng, buông lời chọc ghẹo và giở trò sàm sỡ. Nhanh như chớp, cô gái buông hai giỏ thức ăn, xoay nghiêng né tránh tầm tay của kẻ vô hạnh đang sấn tới ngực, rồi đưa tay đánh phất qua một chiêu. Bị phản ứng bất ngờ, một trong hai tên né sang bên nhưng hắn đã lầm vì đó là hư chiêu. Cô gái thấy hắn trúng kế, thuận chân tung cước trúng thẳng vào hông làm hắn lăn xống ruộng, bùn bê bết từ đầu đến chân. Tên thứ hai mất tinh thần nhưng trước đám đông hắn tự ái liều mạng xông tới. Cô gái trong tư thế đứng ngựa (4), đón hắn bằng ngón võ gia truyền, chiếc khăn quàng cho ấm cổ trở thành roi nhuyễn tiên quất mạnh vào mặt đối thủ làm hắn không kịp tránh cú đá song phi, lảo đảo cắm đầu xuống ruộng.

      Thanh nữ ấy là con gái út nhà họ Đào, quan Trung nghị Đại phu Quang lộc Tự khanh người làng Vinh Thạnh, nay bà đã giữa tuổi thất tuần thường kể lại câu chuyện năm xưa lúc bà chưa lập gia đình. Và ngón võ phòng thân ấy do ông cậu Năm Hương ở thôn Dương An nay thuộc xã Phước An huyện Tuy Phước truyền dạy cho bà lúc tuổi trăng tròn.

      Vào đầu thập niên một chín bảy mươi, một ngôi sao lóe sáng trên vòm trời Võ học Bình Định: nữ võ sĩ Thanh Tùng của miền sông Côn. Cô được phong võ sĩ và được làng báo Sài Gòn tặng biệt danh "Hổ Cái Miền Trung" không phải vì cô đã thắng trên võ đài hoặc đã từng tranh tài cao thấp với ai; người ta chỉ thấy Thanh Tùng ở điện thờ Quang Trung trong ngày hội Đống Đa biểu diễn các bài quyền như Lão Mai Độc Thọ hay bài roi như Tấn Nhất Ô Du với thế thủ như cản gió che mưa và thế công dồn dập như bão táp là đã đủ khiếp.

      Xét cho cùng, điều ấy là lẽ dĩ nhiên. Thanh Tùng là con nhà võ, đời đời nối nghiệp và thừa hưởng các ngón bí truyền của một dòng họ cao thủ. Ông nội của Thanh Tùng là một tay roi quỉ khiếp thần kinh, người đồng thời và xứng tài với Hồ Ngạnh (1891 - 1976, kế tổ của phái roi Thuận Truyền). Thân sinh cô vẫn nối nghiệp nhà, giữ vai trò đứng đầu hàng võ tại địa phương. Rồi đến Thanh Tùng, tuy là gái, cô vẫn tiếp nối thừa hưởng tinh hoa của con nhà võ. Nhưng với bản chất kín đáo và nhũn nhặn, Thanh Tùng ngoan hiền về nhà chồng như bao cô gái Bình Định khác, ngày ngày chăm chỉ bên chiếc máy may, nhỏ nhẹ với khách hàng. Trông dáng dấp liễu yếu đào tơ, không ai thấy ở Thanh Tùng một dấu vết gì về võ nghệ, một thời nổi tiếng biểu diễn quyền roi. Chớ lầm! Khi cần tự vệ, "con người võ" của Thanh Tùng nổi dậy. Đôi mắt hiền lành sẽ rực sáng như gươm bén và đôi tay mềm mại sẽ biến thành thanh sắt.

      Nhưng trên hết, người đàn bà Bình Định đáng nói hơn cả là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Võ nghệ của bà vào bậc siêu phàm, ngang tài với các danh tướng mày râu của Tây Sơn như Nguyễn Huệ sở trường về roi, Nguyễn Lữ sáng chế và xuất sắc môn Hùng kê quyền, Võ Văn Dũng giỏi về đao, Đặng Văn Long quán thông cả cương quyền và miên quyền, còn Bùi Thị Xuân không ai sánh kịp về độc kiếm và song kiếm. Tài thao lược, bà xứng là đấng nữ kiệt. Gương dũng cảm, bà đáng bậc anh thư làm cho Nguyễn Ánh khiếp sợ và căm tức. Còn đức độ của bà, không những trong hàng ngũ Tây Sơn mến phục mà ngay cả kẻ thù cũng thầm kính nể.

      Bà Bùi Thị Xuân có họ hàng với vua Quang Toản, nhưng về thứ bậc gia tộc lại có nhiều sách chép khác nhau: Theo tài liệu của Vương Bích Thu, viết trong giai phẩm Tây Sơn Xuân Quí Dậu (1993), trang 148, Bùi Thị Xuân là chị ruột của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên và là con của Bùi Đắc Kế. Còn bà chánh cung Hoàng Hậu họ Phạm sinh ra Nguyễn Quang Toản theo Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, quyển 4, trang 204, bà này là con của Bùi Đắc Tuyên, không rõ là em cùng mẹ khác cha hay anh em thúc bá bên ngoại? Nếu vậy vua Nguyễn Quang Toản gọi Bùi Đắc Tuyên bằng cậu và Bùi Thị Xuân bằng dì. Nhưng theo sách "Những vì sao đất nước" (truyện danh nhân lịch sử của nhiều tác giả) tập 5, trang 204, Quỳnh Cư chép "Bùi Đắc Tuyên là anh cùng cha khác mẹ với vua Cảnh Thịnh (?), là cậu Bùi Thị Xuân."

      Nữ kiệt Bùi Thị Xuân có bốn lần đối đầu với Nguyễn Ánh sau là vua Gia Long. Lần thứ nhất vào mùa hạ năm 1797, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bản dịch, tập 2, trang 261 có chép, tóm lược như sau:

      Nguyễn Ánh đem binh thuyền đánh Thị Nại, rồi đích thân đem hơn 100 chiếc thuyền ra đánh cửa Đà Nẵng nhưng vì Trương Phúc Luật không tiếp tế thuyền lương thực kịp thời vì bị gió ngược, trong quân chỉ còn năm ngày lương nên vua tạm đem quân về Gia Định và cố nhiên không thể lấy mạnh yếu mà luận. Đó là lời biện bạch của sứ thần nhà Nguyễn, nhưng theo Quỳnh Cư thì ban đầu Nguyễn Ánh định đem quân đánh Thị Nại, nhân lúc triều đình Phú Xuân chia rẽ nội bộ (phe Bùi Đắc Tuyên bị phe Võ Văn Dũng sát hại) nắm bắt thời cơ, đích thân ông đem binh thuyền ra đánh Đà Nẵng, nơi Bùi Thị Xuân đang trấn nhậm, với ý định phá tan căn cứ quan trọng nằm sát nách kinh đô Phú Xuân. Nhưng đội thám mã Tây Sơn từ Bản Tân (5) đã kịp thời báo về Tổng hành dinh của bà về cuộc hành quân bất thần của Nguyễn Ánh. Nhân có chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh hối thúc bà hồi triều để dàn xếp nội bộ, tương kế tựu kế, Bùi Thị Xuân phao tin ba ngày nữa sẽ kéo đại binh về Phú Xuân, cốt làm kiêu lòng giặc. Quân Nguyễn hăm hở tiến tới thành Quảng Nam nhưng đã bị 5000 quân của Bùi Thị Xuân phục đánh đúng chỗ. Trận ấy, may cho Nguyễn Ánh đi đoạn hậu nên thoát chết. Thua cả tài lẫn trí đàn bà, Nguyễn Ánh vừa thẹn vừa tức, thu tàn quân về Gia Định, giấu nhẹm việc bại trận, nại cớ hết lương phải rút quân.

      Lần thứ hai Nguyễn Ánh đụng độ với Bùi Thị Xuân tại mặt trận Trấn Ninh (6). Theo hai bộ chính sử của Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn, quân Tây Sơn cả thủy bộ gồm ba vạn, chia làm ba đạo tấn công.

      Tháng 12 năm Tân Dậu (tháng 1-1802) quân Tây Sơn vượt sông Linh Giang (sông Gianh), lực lượng tiền phương quân Nguyễn đang đóng ở đây do các Tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương và Đặng Trần Thường chỉ huy, phải lui binh về Đồng Hới. Được tin cấp báo, Nguyễn Ánh thân chinh đem cả đại binh ra tiếp ứng, sai Phạm Văn Nhân và Đặng Trần Thường giữ mặt bộ, giao Nguyễn Văn Trương giữ mặt biển.
      Ngày mùng Một tết Nhâm Tuất (3-2-1802) Nguyễn Quang Thùy tiến đánh lũy Trấn Ninh bị hỏa lực của quân Nguyễn cầm chân lại. Bùi Thị Xuân lãnh chức Đại tướng đem 5000 quân bản bộ tấn công lũy Đồng Hới, địch quân bắn ra như cát vãi nhưng cờ lệnh của bà vẫn chúc hẳn xuống, dấu hiệu quyết chiến không lùi. Đang chiến đấu anh dũng, vua Cảnh Thịnh ra lệnh lui binh, bà không chịu, vua phải nghe theo. Suốt ngày hôm ấy bà ngồi trên bành voi xông xáo trận tiền đôn đốc binh sĩ; tuy thế trận chưa nghiêng hẳn bên nào nhưng Nguyễn Ánh đã núng thế, định tháo lui.

      Bỗng nghe tin thủy quân Tây Sơn ở cửa Nhật Lệ bị Nguyễn Văn Trương phá tan lại thêm tướng Nguyễn Văn Kiên ra hàng địch làm cho vua Cảnh Thịnh và các tướng tá nản lòng. Trước tình thế ấy bà vẫn quyết chiến, sai một đội quân đến điền khuyết bọn làm phản rồi giành lấy dùi trống thúc quân liên hồi. Được lệnh xung phong quân của bà ào ạt trèo tường chiếm thành. Thế trận này nếu kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ nữa, bà hạ được thành Trấn Ninh rồi, Nguyễn Ánh và tướng tá hoảng hốt liền sai thủy quân liều chết vượt sông đánh bọc hậu để chia lực lượng, hòng giảm bớt mũi nhọn tấn công của Tây Sơn, ngõ hầu mở đường máu thoát thân. Nhưng Nguyễn Quang Thùy nhát gan, thấy thủy quân của Nguyễn Ánh ở mặt sau đánh tới, sợ bị vây, vội rút quân. Một lúc sau Bùi Thị Xuân mới biết trên mặt trận chỉ còn quân dưới quyền bà đang đơn độc chiến đấu, các cánh quân khác đã hỗn loạn tháo chạy. Bà vẫn bình tĩnh giữ vững hàng ngũ, bảo vệ vua Cảnh Thịnh rút lui an toàn.
      Lần thứ ba, Nguyễn Ánh đối diện với Bùi Thị Xuân khi bà cùng gia đình bị quân Nguyễn bắt ở huyện Thanh Chương, Nghệ An và giải về Phú Xuân. Sự kiện này có nhiều sách kể lại nhưng chi tiết lại khác nhau đôi chút. Nếu theo hai tài liệu của Vương Bích Thu và Quách Giao viết trong Giai phẩm Tây Sơn Xuân Quí Dậu (1993) và Xuân Ất Hợi (1995) thì lời đối đáp giữa Nguyễn Ánh và Bùi Thị Xuân như sau:
      Khi quân hầu dẫn Bùi Thị Xuân vào, Nguyễn Ánh với giọng tự đắc hỏi:

      "Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?"

      Bùi Thị Xuân ung dung đáp:

      "Nói về tài ba, tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém như ao trời nước vũng. Còn về đức độ, tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người khác, tức là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém cũng rõ ràng ban ngày và đêm tối. Nếu tiên đế ta đừng thừa vong sớm, dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này."

      Nguyễn Ánh cười gằn:

      "Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?"

      Bùi Thị Xuân đáp:

      "Nếu có thêm một nhi nữ như ta thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không dễ lạnh thì nhà ngươi cũng khó đặt chân lên đất Bắc Hà."

      Nguyễn Ánh nén giận hỏi với giọng mỉa mai:

      "Ngươi có muốn ta ân xá không?"

      Bùi Thị Xuân đáp:

      "Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế!"

      Nguyễn Ánh căm gan, dằn từng tiếng:

      "Không chịu nhục. Ta sẽ làm cho ngươi biết nhục..."

      Lần thứ tư, vua Gia Long lại đối đầu với bà Bùi Thị Xuân tại pháp trường.

      Trước đó, Nguyễn Ánh gặp Bùi Thị Xuân ba lần đều lãnh ba vố thua đau. Lần một, đấu trí thua tài, lần hai đấu lực thua dũng, lần ba đấu khẩu thua lý. Vì thế, sau Quang Toản, Bùi Thị Xuân là kẻ thù số một của Gia Long, nhà vua dành cho gia đình bà cực hình thảm khốc nhất và đích thân chứng kiến cuộc hành quyết này. Gia Long hả hê nghĩ rằng phen này bà phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác lẫn tinh thần, dù có gan đồng da sắt cũng không thể cầm được nước mắt. Thế nhưng Gia Long lại một lần nữa thua cuộc.

      Theo tài liệu của Giáo sĩ De la Bissachère viết năm 1807 (7) do một người thân tín đã chứng kiến rồi tường thuật lại, tại pháp trường hôm ấy, dân chúng khắp kinh thành Phú Xuân được huy động đến xem đông nghẹt. Trên khán đài các quan và khách ngoại quốc đã tề tựu đông đủ, khi kiệu nhà vua đến nhiều phát đại bác nổ vang làm tăng thêm uy nghi của ngày lễ hiến phù. Kế bên khán đài là chòi phát thanh cao lêu nghêu vang lên bài chiếu của Gia Long, nghe câu được câu không:

      "Vì chín đời mà trả thù... Chợt nửa chừng gặp lúc gian truân, để ngoan dân gây nên biến loạn... Chống giặc bắt xong tội nhân được hết... Yết tế thái miếu, làm lễ hiến phù... Phanh xác tán xương, trả thù miếu xã, rửa hận thần dân..." (8)

      Tiếng loa vừa dứt, một hồi thanh la vang lên báo hiệu giờ phút thi hành án bắt đầu. Hàng vạn người như nín thở, mắt đăm đăm nhìn mẹ con bà Bùi Thị Xuân, không khí nghiêm trọng bao trùm cả pháp trường. Từ xa, một thớt voi to lớn, đen đủi, lù lù tiến tới tử tù theo lệnh của quản tượng. Cô con gái của bà mới 18 tuổi xuân, bị lột hết quần áo đang co ro trong thân thể tiều tụy, bỗng nàng hét lên thất thanh rồi toàn thân biến sắc trắng bệch như một bóng ma, quay lại cầu cứu mẹ.

      Bà Bùi Thị Xuân nén xúc động, nghiêm nét mặt nói với con lần cuối: "Con gái của mẹ, con không được làm thế, phải chết anh dũng để xứng đáng là con nhà tướng Tây Sơn. Mẹ đây còn làm thế nào cứu con được!"
      Con voi hung hãn dùng vòi quấn chặt cô gái, đu đưa lấy trớn tung mạnh nạn nhân lên cao rồi nhảy bổ lên dùng ngà hứng lấy và lại tung lên lần nữa, cao hơn lần trước. Lần này cô gái rơi xuống đất chỉ còn là một cái xác mềm nhũn bê bết máu. Bây giờ voi dùng chân trước chà đạp lên xác nạn nhân cho đến khi nát bấy thành đống bùn màu đỏ.

      Đến lượt Bùi Thị Xuân, bọn đao phủ mới phát hiện trong lớp áo quần bà đã quấn chặt thân thể bằng lụa để tránh sự lõa lồ khi bị voi giày. Chúng định tháo gỡ nhưng không kịp nữa rồi vì con voi đang hăng máu xồng xộc chạy tới toan làm phận sự như lần trước. Bà vẫn đứng bình thản, nét mặt không hề biến sắc, đợi voi đến gần bỗng thét lên một tiếng thật lớn, nhái theo khẩu lệnh dùng để nạt những con voi bướng bỉnh. Voi giật mình lùi bước rồi cong vòi quay đầu lại.

      Một sự kiện bất ngờ! Dân chúng lại càng thán phục người nữ tướng Tây Sơn trước cái chết vẫn còn biết tiên liệu và vẫn còn oai quyền khiến voi dữ cũng phải khiếp sợ. Gia Long ngự trên khán đài đang hí hửng bỗng sầm mặt lại khiến viên Đề Đốc chỉ huy cuộc hành hình tái mặt, run lập cập, truyền loa giục đao phủ thi hành án lệnh gấp. Viên quản tượng hốt hoảng dùng cây sào nhọn đâm vào miệng voi và quát to bảo bà phải quì xuống cho voi khỏi sợ. Còn bọn giáp sĩ cũng vội vàng bắn hỏa pháo vào đít voi, buộc nó phải tiến tới phía tội nhân. Con voi bị kích thích cùng cực trở nên hung tợn và như điên dại, chạy bổ tới vội vã quấn lấy bà, tung lên cao rồi cong đuôi chạy quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi, làm hàng vạn người hoảng hốt theo.

      Về cái chết của bà, giáo sĩ Bissachère còn cho biết trong đám vua quan Tây Sơn bị Gia Long hành hình tại Phú Xuân chỉ có ba người gồm em vua Quang Toản (9), quan Thiếu Phó Trần Quang Diệu và vợ là nữ Đại tướng Bùi Thị Xuân là vẫn bình thản, mặt không biến sắc trong lúc bị hành hình.

      Ông Nguyễn Huyền Anh, trong Việt Nam Danh Nhân từ điển, đã nhận xét về bà: "Có tài binh bị, bà thường tòng chinh chống địch, lập được nhiều chiến công. Là một nữ tướng rất dũng cảm và có độ lượng, bà không bao giờ giết những quân đã chạy hay đầu hàng."

      Trong Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam có bài thơ vịnh bà:

      Vận nước đang xoay chuyển
      Quần thoa cũng vẫy vùng
      Liều thân lo cứu chúa
      Công trận quyết thay chồng
      Khảng khái khi lâm nạn
      Kiên trinh lúc khốn cùng
      Ngàn thu gương nữ kiệt
      Gương sáng hãy soi chung


      Ông Nguyễn Bá Huân (1848-1899), một danh sĩ Bình Định có chân trong phong trào Cần Vương của tỉnh nhà, chuyên nghiên cứu sử Tây Sơn để viết liệt truyện qua các tác phẩm như Tây Sơn tiếm long lực, Cân quắc anh hùng truyện, Tây Sơn danh tướng chinh nam truyện... Ông còn để lại bài thơ vịnh Bùi Thị Xuân (Vịnh phu nhân Bùi Thị Xuân)

      Cân quắc do tư báo quốc cừu
      Khả liên di hận phó đông lưu
      Dạ lan mỗi độc Tây Sơn sử
      Phảng phất phương dung hiện án đầu
      Việt Thao dịch:

      Phận gái lo tròn chuyện nước non
      Thương thay mối hận chảy về đông
      Đêm khuya lần đọc Tây Sơn sử
      Phảng phất dung nhan trước án còn


      Và trên vùng đất quê hương của bà, miền sông Côn, người đời sauc ó bài thơ hết lời ca tụng, rất phổ biến:

      Xưa nay khăn yếm vượt mày râu,
      Bùi Thị phu nhân đứng bậc đầu.
      Chém tướng, chặt cờ, khoe kiếm sắc,
      Vào thần, ra quỷ, tỏ mưu sâu.
      Quên nhà, nợ nước, đem toan trước,
      Vì nước, thù nhà, để tính sau.
      Tài đức nghìn thu còn nức tiếng,
      Non còn chảy ngọc biết vì đâu?


      Với tài đức và gương dũng cảm ấy, anh thư Bùi Thị Xuân đáng đứng riêng một danh sách và vượt hẳn các nhân vật nữ ở Bình Định đã nêu trên.

      Chú thích:
      1. Tràn bộ: xê dịch nhanh sang bên trái hay bên phải để tránh đòn của đối thủ.
      2. Hoành bộ: quay ngược trở lại để tấn công vào chỗ sơ hở của đối thủ.
      3. Kịt ngựa: thế võ tiến thẳng tới hoặc tiến sang bên phải, bên trái của đối thủ mà bàn chân không rời mặt đất.
      4. Đứng ngựa: thế đứng mà bắp đùi song song với mặt đất để bảo vệ phần hạ bộ.
      5. Bản Tân: tức Bến Ván, tên của bến sông Trầu ở làng An Tân phía namcửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam.
      6. Trấn Ninh: thuộc xã Trấn Ninh, sau đổi là Phù Ninh, huyện Phong Lộc phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
      7. Theo Thiên Nam nhân vật chí bà Bùi Thị Xuân bị xử lăng trì. Các sách sau này viết về cái chết của bà đều dựa vào một trong hai thuyết ấy.
      8. Theo tài liệu của Quỳnh Cư trong Những vì sao đất nước, tập 5, trang 228.
      9. Vua Nguyễn Quang Toản có bốn người em: Quang Thùy tự tử ở ngoài Bắc, còn Quang Bàn, Quang Duy và Quang Thiệu cùng bị bắt với vua anh và bị đóng cũi giải về Phú Xuân chịu cảnh gia hình.
      Bài Đọc Thêm

      Ðánh gậy : Môn võ truyền thống
      Phan Quỳnh


      Nhà võ xưa cho rằng gậy là tiền thân của các loại binh khí cầm tay cổ điển khác. Gậy vót nhọn có thể trở thành dáo, lao hay ngọn bút v.v... Gậy còn được gọi là Roi, Hèo, Trượng, Tiên, hay Côn ... và có nhiều loại dài ngắn khác nhau . Gậy dài được gọi là Gậy Bẩy hay Trung Bình Tiên, dài bẩy thước ta (khoảng 2,80 mét); gậy ngắn có tên là Gậy Ba dài ba thước ta (khoảng 1,20 mét) tiết diện tròn. Gậy ngắn tiết diện vuông hay chữ nhật được gọi là tay thước hay giản. (Ðôi khi giản có tiết diện lục giác và cán cầm). Nhiều lò võ xưa thực dụng hơn, không phân chia gậy, côn theo thước tấc như trên mà linh động căn cứ vào tầm vóc lớn nhỏ của từng người xử dụng, căn cứ vào chiều cao từng võ sinh để phân chia gậy ra nhiều loại dài ngắn với những tên khác nhau như Trường Côn, Tề Mi Côn, Trung Côn, hay Ðoản Côn. Ðoản côn có chiều dài từ bả vai hay nách xuống tới đầu ngón tay người xử dụng duỗi thẳng. Trung côn dài từ mặt đất chân đứng thẳng đến ngực người xử dụng. Tề mi côn dài từ mặt đất đến ngang tầm mi mắt. Trường côn dài nhất, từ mặt đất tới đầu ngón tay với thẳng của người xử dụng (được gọi là "dài một đầu một với") . Do đó Tề Mi Côn của người này có thể là Trung Côn của người khác.
      Ðánh gậy là môn võ chiến đấu và cũng là môn thể thao được hình thành rất sớm ở nước ta . Truyền thuyết Phủ Ðổng Thiên Vương nói lên gậy đã được xử dụng nhiều và phổ biến từ hồi đầu thuở các vua Hùng dựng nước. Cậu bé đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi sắt. Chưa hết, roi sắt bị gẫy, cậu bé dũng sĩ anh hùng làng Gióng đã nhổ từng khóm tre ngà làm roi quay tít hàng trăm vòng rồi quất mạnh xuống đầu giặc :
      Ðứa thì sứt mũi sứt tai,
      Ðứa thì chết nhóc vì gai tre ngà.
      (Bài ca Hội Gióng)
      Truyền thuyết cho biết thêm theo Thánh Gióng đi đánh giặc còn có ông Ðường Ghềnh (Trung Mầu, Gia Lâm) cầm vồ đập đất, có đoàn trẻ chăn trâu Hội Xá (Gia Lâm) cầm roi, cầm khăng, có người câu cá vác cần câu đuổi giặc.
      Gậy đã gắn liền vào sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên chúng ta . Gia đình nào trước đây cũng có cái gậy dựng ở góc nhà. Cái then cài cửa, cái cán cuốc, cán xẻng, cái mái chèo thuyền, cái bắp cầy, đòn gánh, cần câu, v.v. ... lúc biến cũng dễ dàng trở thành cây gậy ngừa phòng bất trắc. Tới dịp hội hè đình đám, đánh gậy là môn thể thao được thanh niên trai tráng trong làng đua nhau thi sức , trổ tài . Họ lập ra những phường hội để tập dượt, để giúp nhau trau dồi tài nghệ, tinh luyện về môn đánh gậy . Tác giả Toan Ánh nói về ngày hội thi đấu trung bình tiên xưa như sau :
      " Thường tại các hội quê, khi có đấu trung bình tiên dân làng đều có treo giải như giải đánh vật hoặc giải bơi thuyền hoặc như nhiều cuộc vui xuân khác vậy. Các võ sĩ dự cuộc đấu roi, vì giải thưởng thì ít, vì tinh thần thượng võ, nhất là vì danh dự của từng lò roi thì nhiều. Hai tiếng lò roi để chỉ những tay chơi trung bình tiên xuất thân ở một xã nào, hoặc ở một nhóm nào, có người huấn luyện chỉ dẫn.
      "Ðánh trung bình tiên, đánh tay đôi, ai đánh trúng địch thủ vào những chỗ hiểm và đánh trúng nhiều được coi là thắng.
      "Trong cuộc đấu, chiếc gậy thường được bịt giẻ ở đầu để tránh sự nguy hiểm cho các đấu thủ. Ðầu bịt giẻ, được nhúng vào nước vôi trắng, để một khi địch thủ nào đánh trúng đối phương sẽ có dấu vết để lại. Vết vôi ở người mỗi địch thủ giúp cho ban giám khảo xét định hơn thua. Trận đấu gồm nhiều hợp và mỗi hợp tính theo những động tác của các đối thủ". (
      Năm 1258, quân Nguyên lần thứ nhất sang xâm lược Ðại Việt. Khi đã chiếm được Thăng Long, bọn giặc xua quân đi càn quét, cướp phá các vùng lân cận. Tới Cổ Sở (nay là Yên Sở phía tây ngoại thành Hà Nội) , giặc bị nhân dân trong vùng dùng gậy, dùng dáo đánh cho thua to . Nói về trận đánh này, sử cũ đã ghi :" Ðời Nguyên Phong (Trần Thái Tông), quân Thoát Hoan vào cướp, khi đến xã Cổ Sở ngựa không tiến được , người trong xã chống phá được giặc".
      Sử cũ cũng ghi :"Năm Mậu Tuất (1298) (đời Trần Anh Tông), mùa thu tháng tám thi đấu gậy ". Tuy sử không thuật rõ thể thức thi đấu thế nào, song cuộc thi được kể là ở triều Trần, diễn ra sau khi đất nước đã ba lần đánh thắng giặc Mông Cổ và cuộc thi đấu có ý nghĩa khuyến khích quân sĩ và nhân dân trong nước mài sắc cảnh giác, luôn luôn tập luyện sẵn sàng đứng lên chiến đấu đập tan mọi cuộc ngoại xâm. Một sự kiện cũng liên quan đến đánh gậy đã được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép : Quí Hợi, [Ðại Khánh] năm thứ 10 [1323] , mùa thu, tháng 8, ngày 22, vua ngự đến nhà Thái Học. Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi Thái Học sinh, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ, làm quân lại quân Thiên đinh, đến khi thi đánh gậy, [Mặc] lại đỗ cao (2) .
      Ðánh gậy là một môn võ truyền thống của dân tộc đã được nhiều người ngưỡng mộ và tập luyện. Không những thanh niên trai tráng tập luyện mà ngay cả nữ giới cũng trau dồi kỹ thuật chiến đấu này :
      Ai vô Bình Ðịnh mà coi,
      Ðàn bà cũng biết cầm roi đi quờn (quyền).
      (Ca dao)
      Tháng 11 năm Mậu Thân 1788 quân Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, sau khi đăng quang tại Phú Xuân (Huế), vội kéo đại binh thần tốc đi Bắc phạt. Tới Nghệ An, nhà vua dừng lại đây vài ngày để mộ thêm quân và nhanh chóng tuyển dụng được trăm ngàn tân binh. Theo truyền thuyết vùng Thanh Nghệ, cả cánh rừng tre rộng lớn nơi đây đã được nhà vua trưng dụng để lấy tre làm binh khí, làm quân dụng cho đoàn tân binh nghĩa quân này. Ðiều đó nói lên gậy tre vót nhọn có lẽ là binh khí chủ yếu của đoàn tân nghĩa binh, bởi với thời gian ngắn ngủi kỷ lục không dễ rèn đúc đủ binh khí bằng sắt thép trang bị cho cả trăm ngàn quân.
      Tới thế kỷ 19, võ gậy ở nước ta đã được phát huy tới trình độ cao. Gậy dùng để tập và thi lúc này ngoài gậy tre còn có hai loại nữa là sắt và gỗ. Gậy sắt theo qui định có loại dài hơn 6 thước 3 tấc ta (khoảng 1,50 mét) và nặng tới 40 cân ta ( khoảng 25 kg); còn gậy gỗ dài 6 thước 5 tấc với chu vi 2 tấc 6 phân. Việc thi gậy thời này có hai môn : múa và đấu. Múa gậy để biểu diễn tài khéo léo và sức mạnh. Ðấu gậy để thẩm định kỹ thuật chính xác, dũng mãnh và linh hoạt cần thiết cho chiến đấu.
      Thể thức thi Hội, ngoài các môn võ bắt buộc phải thi khác, riêng môn đấu gậy đầu thế kỷ 19 sử sách có nói rõ : "Thi đấu côn gỗ cứ một người thi đấu với hai người, người nào thắng luôn cả hai là hạng ưu; thắng một người và ngang sức (hòa) một người là hạng bình ; thắng một người và kém (thua) một người hoặc ngang sức hai người là hạng thứ ; không thắng là hạng liệt ". Rõ ràng đây là môn đấu đòi hỏi người thi phải có tài năng, sức lực, dũng cảm, và mưu trí. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Cử Nhân Võ.
      Còn đấu gậy trong thi Ðình thì mức độ yêu cầu cao hơn. Một người phải đấu với năm người, thắng cả mới được là ưu; nếu chỉ thắng bốn ngang sức một hay thắng ba ngang sức hai là bình. Còn thắng hai ngang sức ba hoặc thắng một ngang sức bốn là thứ ; không thắng là liệt. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Tiến Sĩ Võ.
      Song dù thi Hội hay thi Ðình, người thi đều phải qua cuộc thử sức bằng môn múa hai loại gậy gỗ và sắt. Yêu cầu múa phải nhanh, mạnh, khéo, gọn, ... , gậy múa phải quay tít trên cao và bao kín quanh mình, không trống không hở.
      Chàng Lía, một dũng sĩ đất Qui Nhơn Bình Ðịnh nổi lên chống bất công của triều đình nhà Nguyễn, có tài đánh gậy rất khéo léo , tinh vi :
      Ðường côn trọn vẹn trăm bề,
      Múa như giông tố tiếng nghe vù vù .
      ( Vè chàng Lía )
      Khi quân Pháp nổ súng tấn công cướp thành Gia Ðịnh năm 1859, nhân dân Nam Bộ đứng lên dùng gậy tầm vông xông ra chống giặc Pháp cứu nước. Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân dưới trướng chủ tướng Trương Ðịnh đã được cụ Nguyễn Ðình Chiểu ca ngợi trong bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " nổi tiếng :
      Ngoài cật có một manh áo vải,
      Trong tay cầm một ngọn tầm vông.
      Các thế võ gậy cổ truyền với những đòn miếng lợi hại mỗi địa phương trên đất nước, mỗi lò võ xưa có những đặc tính khác nhau . Có lò võ thích xử dụng gậy dài, có lò chỉ chuyên luyện gậy ngắn.
      Về kỹ thuật cầm gậy, cầm côn, thường dùng cả hai tay nhưng cũng có thể xử dụng một tay cho gậy ngắn, và có nhiều lối nắm cầm gậy khác nhau tùy theo thế võ hay đấu trường. Thông thường có hai lối cầm gậy dài : Nhật nguyệt áp chưởng và Long trảo hộ châu . Nhật nguyệt áp chưởng là lối cầm gậy hai tay đối nhau hai bên , tay trong tay ngoài nắm chặt gậy nằm gọn ở giữa hai lòng bàn tay. Long trảo hộ châu là lối cầm gậy bằng mười đầu móng tay và cả hai tay đều cùng ở một phía gậy .
      Ðể tạm kết thúc, xin đơn cử hai bài võ gậy cổ truyền, một bài về gậy dài, bài "Lữ Vọng Tâm Côn" và một bài về gậy ngắn, bài "Hoàng Kim Giản Pháp".
      I/ Lữ Vọng Tâm Côn
      Thượng trình thọ thế lưỡng biên khai ,
      Tam tấn xà thương nhất điểm lai ,
      Bảo tử kinh xa hồi tọa mã ,
      Kinh châu hổ cứ trấn Trung sơn ,
      Ðiểm thủy phong đao phi chiếc dực .
      Thạch bàn Lữ Vọng tọa lý ngư , (2)
      Phi khứ phi lai biên quơ thảo ,
      Ðàng địa phi xa luyện trung thiên .
      II/ Hoàng Kim Giản Pháp
      Bình thân lập thế ,
      Lưỡng long thủ châu ,
      Khuynh thân bái tổ ,
      Thiềm thử vọng nguyệt ,
      Kim giản bạt sơn ,
      Tiềm tàng long hổ ,
      Phượng vũ xuyên lâm ,
      Phi giao đoạt ngọc ,
      Mãnh sư trấn động ,
      Cuồng phong tảo diệp nhất,
      Cuồng phong tảo diệp nhì,
      Tiềm tàng long hổ ,
      Phượng vũ xuyên lâm ,
      Phi giao đoạt ngọc ,
      Mãnh sư trấn động ,
      Cuồng phong tảo diệp ,
      Tiềm tàng long hổ ,
      Lão tiều quải sơn ,
      Thiềm thử vọng nguyệt ,
      Lão tiều quải sơn ,
      Vân gia hồi giản ,
      Ðoạt mệnh kim giản ,
      Khuynh thân bái tổ . /.
      Phan Quỳnh.
      --------------------------------------------------------------------------------------------------------
      Toan Ánh, Nếp cũ . Hội hè đình đám. Saigon, Sao Mai xb, 1974, trang 278.
      Ðai Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, tập II.
      Có nơi đọc là " Thạch bàn lưỡng vọng tọa lý ngư ".

      Tríh từ: http://www.vovinamcanada.org/thuvien/thvothuat/dg.html


      http://e-cadao.com/queta/binhdinhvavothuat.htm
      #3
        Học Sinh 08.09.2006 07:42:00 (permalink)
        Thông xe kỹ thuật cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
        00:22:52, 07/09/2006
        VP Bình Định



        Sáng 6/9, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu Quy Nhơn - Nhơn Hội. Khởi công từ năm 2003, cầu Quy Nhơn - Nhơn Hội (nằm trong tuyến cầu đường nối TP Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội) có chiều dài gần 2,5 km, tổng vốn đầu tư 580 tỉ đồng do Công ty cầu 12 (Cienco 1) và Công ty Công trình giao thông 473 (Cienco 4) thi công.


        Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (tháng 12/2006), công trình này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của TP Quy Nhơn, mở ra hướng khai thác tiềm năng du lịch vùng đất nằm phía đông - bắc Bình Định. Được biết, đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

        Tin, ảnh: VP Bình Định

        http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/9/7/161504.tno
        #4
          Học Sinh 16.09.2006 14:10:29 (permalink)
          Cầu vượt đầm Thị Nại

          Sáng 6/9/2006, UBND tỉnh Bình Định và Công ty CTGT 473 (Bộ GTVT) tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt đầm Thị Nại thuộc công trình cầu đường Qui Nhơn - Nhơn Hội. Cầu gồm 54 nhịp, dài gần 2.500m, mặt cầu rộng 15 ,5m, nối thành phố Qui Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Thông xe kỹ thuật cầu vượt đầm Thị Nại. Ảnh: Phạm Biết - TTXVN.

          http://www.tienphongonline.com.vn

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/20329/6DFC1DAD241947E4943DAD9F212E1488.jpg[/image]
          Attached Image(s)
          #5
            Học Sinh 16.12.2006 23:28:35 (permalink)
            Quanh cây cầu vượt biển lớn nhất nước Việt
             
            Thứ Bảy, 16/12/2006, 14:51
             
            TP - Có lẽ chỉ là hàng em út so với Osaka- Kobe Nhật Bản (6 km), Penang của Malaysia (13 km), của Đan Mạch nối Thụy Điển (30 km) nhưng cây cầu Thị Nại của Bình Định hiện là cây cầu vượt biển lớn nhất của nước Việt.
             
            Cầu Thị Nại bừng sáng. Ảnh: Đào Tiến Đạt
            (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=82870)
             

            Cây cầu Thị Nại của Bình Định (hơn 2km trong hệ thống cầu dẫn 7 km) vừa khánh thành ngày 12/12 vừa qua
            2 trong 7km cầu ấy không đuồn đuỗn ngay ngang bằng sổ thẳng mà được những người thợ cầu Việt Nam tạo cho cái dáng uyển chuyển.
            Tay máy nghiệp dư  - nhà thơ Thanh Thảo cận ngày khởi công cây cầu tình cờ chụp được cái cầu vồng bất chợt giăng từ đất liền Quy Nhơn qua biển Thị Nại sang bán đảo Phương Mai. Thi sĩ cho đăng báo và có nhiều người khoe rầm lên là điềm triệu của việc lành Bình Định xây cầu vượt biển lớn nhất nước!
            Nhớ khi ấy trước những vặn vẹo của cánh báo chí rằng có cần thiết làm cây cầu vượt biển lớn nhất nước? Ông Chủ tịch Bình Định Vũ Hoàng Hà, chất giọng hàng ngày vốn oang oang nhưng thoắt điềm tĩnh mà nhỏ nhẹ rằng, ông khoái những ý tưởng lãng mạn biến thành rồng thành hổ (đại để dám biết vượt thoát nghèo nàn lạc hậu để mà vươn lên như làng chài heo hút của phố Đông Thượng Hải, như Thâm Quyến mà ông vừa đi tham quan về nay thành những thành phố những khu kinh tế sầm uất)




              Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trong bài phát biểu buổi khánh thành đã ví von cây cầu như một dải lụa mềm vắt ngang trời! Còn ông Mai Ái Trực (một người con của Bình Định nay là Bộ Trưởng Bộ TN&MT) bản tánh cẩn trọng vốn có cũng cho rằng cây cầu là cánh cửa, là lối ra cho Bình Định khai thông hòa nhập với khu vực và quốc tế là ý tưởng để mai kia Việt Nam có nhiều cây cầu lớn hơn, dài hơn khai thông với kinh tế biển...
            Rồi bảy sắc cầu vồng lung linh trong tấm ảnh của thi sĩ được ông diễn dịch đại khái là nếu Bình Định không mở ra khu kinh tế Nhơn Hội nằm trên bán đảo Phương Mai (gồm khu phi thuế quan và khu thuế quan, khu công nghiệp, khu cảng biển, khu chế xuất, kho trung chuyển quốc tế, khu vực đóng tàu, khu du lịch khu đô thị...) và cụ thể là không xây cây cầu vượt biển nối Quy Nhơn với Phương Mai thì Bình Định mãi nằm trong thế bị đói nghèo vây hãm.
            Khu KT Nhơn Hội được xây dựng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp đô thị dịch vụ du lịch của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung. Rồi sẽ là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam trung Bộ Tây Nguyên và là cầu nối với thị trường Campuchia, Lào Thái Lan...
            Cầm tấm giấy mời khánh thành cây cầu, tôi chẳng thể đừng được dù cơn bão số 10 tai ác lẫn tinh quái đang rình rập ngoài khơi xa miền Trung. Anh bạn báo Bình Định Viết Hiền đương đêm gió ràn ràn vẫn gò lưng phi xe máy cõng tôi lên coi cầu.
            Ngắm ngó chán chê những chuỗi đèn trên thành cầu lung linh xuyên ngang trời đêm Thị Nại, tôi đành gật đầu cùng Viết Hiền rằng, tự bây giờ, tầm mắt du khách về Bình Định về Quy Nhơn ngày cũng như đêm có lẽ sẽ đỡ tẻ đi rất nhiều.
            Hình như có một lúc Viết Hiền khoát tay về phía dưới khoảng đầm Thị Nại tối om kia cho hay, hồi làm móng, cánh công nhân cầu trục lên cả mũi giáo lẫn kiếm đã sét gỉ.
            Giáo ấy, kiếm ấy có thể là hồi trận mạc của quân Tây Sơn ở khu vực Quy Nhơn Thị Nại này? Hứng lên anh bạn vốn làm báo thoắt mần văn rằng cây cầu này xuyên từ quá khứ qua hiện tại rồi thẳng đến tương lai.
            Chiếc xe máy của Viết Hiền vù cái đã sang bán đảo Phương Mai của Nhơn Hội chỉ ít phút mà năm nào về đây từ Quy Nhơn ngó sang bên ấy còn hun hút một tầm nhìn. Hồi ấy lưa thưa nhà chài mà hun hút cát. Cái giống cát trưa, lóa quá đâm tối cả mắt.
            Bây giờ đã chia lô chia thửa những là khu A, B, C, D... chi đó cho các công ty, các nhà đầu tư đã và đang đứng chân thi công. Chưa cắm hết hãy còn thưa còn thoáng nhưng anh này gọi anh kia, cái khôn cái ranh của nhà đầu tư này khích gọi sự tinh nhạy của nhà này nhà khác!
            Hồi chiều ở khách sạn, tôi gặp lại Đặng Thanh Tâm. Nhà kinh doanh quê ở Bắc Ninh nhiều năm nay đã chắc chân lẫn nổi danh ở Sài Gòn trong tư thế chủ tập đoàn đầu tư mang tên Tân Tạo.
            Tập đoàn của Tâm mới rồi lọt vào top 10 doanh nhân được ngồi bàn thảo sự làm ăn cùng với Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush trong cuộc gặp ở TPHCM. Chàng trai họ Đặng này nghe nói có nhiều dự án làm ăn ở nhiều nơi.
            Ngày mai sau lễ khánh thành cây cầu vượt biển, tập đoàn của Tâm sẽ khởi công ngay tại Nhơn Hội này một dự án ngót 700 tỷ đồng cùng với 6 dự án của 6 nhà đầu tư khác cùng khởi công trong dịp này vinh hạnh có sự chứng kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng.
            Chúng tôi lướt qua khu vực dân cư đã được quy hoạch. Nghe nói sẽ có 200 ngàn chỗ làm mở ra ở Nhơn Hội này khi KKT hoàn thành?
            Tương lai của con cái những người dân chài vốn quần cư loi thoi bên sát mép nước nay được quy hoạch vuông vắn kia mong rằng không lặp lại số phận của người dân ở địa phương nào đó sốt sắng nhượng đất đai ruộng vườn bởi được hứa con cháu họ rồi sẽ có công ăn việc làm ổn định mai kia nhưng khi KCN hình thành con cháu họ lại phải ra rìa?
            Có người nói, nội chỉ làm cái việc dịch vụ lặt vặt cho công nhân đang làm việc ở KKT Nhơn Hội này, dân bán đảo Phương Mai cũng đủ sống?
            Anh bạn đồng nghiệp kể cho tôi nghe ở đây vừa xảy ra một chuyện động trời. Tỉnh giao cho Ban quản lý KKT Nhơn Hội phối hợp một số cơ quan có trách nhiệm để giải tỏa một số mồ mả của dân khi tái định cư.
            Không biết việc thỏa thuận và đền bù làm tới đâu nhưng có chuyện lưỡi ben của máy xúc phạm phải mồ mả của dân. Dân lên tỉnh kêu. Ông Chủ tịch Vũ Hoàng Hà tức tốc xuống Nhơn Hội. Ông trực tiếp điều tra, cấp dưới báo cáo: Dạ thưa anh, có mộ thật nhưng cũng có mộ giả họ làm bừa ra để lấy tiền đền bù...
            Ông chủ tịch nói luôn: “Dẫu có là mộ giả thì các cậu cũng không được hành xử như thế...”. Ông Hà cho họp dân và trực tiếp đứng ra xin lỗi. Ông hứa trước dân sẽ thu xếp ổn thỏa mọi thắc mắc và những kiến nghị hợp lý chính đáng và cả chuyện sẽ xử lý nghiêm túc người làm sai. Dân thông ra bởi từ hồi nào đến giờ làm chi có chuyện ông Chủ tịch tỉnh đứng ra xin lỗi dân trực tiếp như thế?
            Nhưng việc thứ nhất thì được chứ việc thứ hai xử lý nghiêm túc người làm sai thì còn khuya! Nhưng ít bữa sau, dân thấy ông ký lệnh cách chức ông Phó Ban Quản lý Dự án KKT Nhơn Hội vốn là một thủ túc thân cận thì họ thấy ông Chủ tịch không phải là người nói đùa. Rằng không phải chỉ chăm chắm KKT Nhơn Hội mà có thể bất chấp mọi thứ.
            Chuyện thì không mới, làm sai thì phải xin lỗi phải đền bù, dưới gầm trời này và cấp bậc nào cũng phải như thế (kẹt nỗi thực tế không phải như rứa!) nhưng câu chuyện tôi vừa nghe dường như một thông điệp, một dư vị mơi mới của thời đổi mới rằng có những ông quan tỉnh như thế thì đâu dễ chi họ dễ lừa dân nhỉ?
            Bởi nhân bàn đến việc góp bài cho mục Thói hư tật xấu của người Việt trên báo Tiền phong, anh bạn đồng nghiệp Viết Hiền nói chợt có chút chi xon xót khi nhớ lại Quách Tấn tiên sinh. Quách Tấn viết trong cuốn Non nước Bình Định rằng dân xứ này vốn cần cù thông minh chịu khó hiền lành nhưng không biết sao kẹt nỗi là hay kiện cáo?! Mà quan nào về trị nhậm xứ này kiện cáo lắm như rứa thường vớ bở!
            Về Bình Định nghe người ta nói nhiều đến cú hích của ông TGĐ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIVD)  Trần Bắc Hà với cây cầu lẫn KKT Nhơn Hội. Thời đổi mới, mở cửa đã tiếp thêm những sải bước chắc khỏe tự tin cho một chàng trai ở một ngân hàng nhỏ đất Bình Định như Trần Bắc Hà... Nhà băng- chính quyền- nhà doanh nghiệp.
            Hình như mô hình hay phương thức làm ăn của ngành ngân hàng không mới nhưng Trần Bắc Hà đã làm cho sinh động và hiệu quả thêm hay nói một cách khác là đồng tiền ngành ngân hàng phải đuợc chi dùng theo một phương cách mới của thời hội nhập?
            Đặng Thanh Tâm từng khẳng khái rằng thuở hàn vi, nghĩa là những bước chập chững đầu tiên của Tân Tạo thêm tự tin hơn bởi có sự sát cánh của Trần Bắc Hà nên tập đoàn Tân Tạo mới có cơ nghiệp hôm nay.
            Tất nhiên  BIVD không chỉ sát cánh cùng tập đoàn Tân Tạo. Chính BIVD và Bình Định đã tìm đến nhau. Họ cần đến nhau trong mối quan hệ muôn thuở của sự làm ăn là hai bên cùng có lợi và gì nữa, có chút tình, chút duyên của những người thường gặp nhau ở ý tưởng làm ăn lớn cộng với tình đồng hương.
            Mấy trăm triệu đầu tư vào Nhơn Hội trước khi có quyết định của Thủ tướng về thành lập KKT Nhơn Hội và trước khi quyết định xây cầu vượt biển có thể là lớn là táo bạo. Nhưng dám tự tin để chia ở thì tương lai khả quan cho Nhơn Hội bằng một hội thảo tập hợp hàng trăm doanh nhân có máu mặt trong và ngoài nước ngay tại Bình Định để mời chào họ vào Nhơn Hội mà khi đó Nhơn Hội còn trống huơ trống hoác cát trải ngút mắt thì không nhiều những anh làm được như BIVD?
            Thong thả đếm bước trong khuôn viên của khách sạn, nhạc sĩ Thanh Tùng trong bộ đồ màu tối mảnh mai nom như một con hạc đen. Chắc Bình Định mời nhạc sĩ trong TPHCM ra để có một ca khúc mới về cây cầu vượt biển?
            Hay ông tham gia trong một sô ca nhạc nào rồi tiện thể ra miền Trung trong dịp khánh thành này? Hóa ra trật lấc cả! Mãi một lúc tôi mới hết ngạc nhiên khi nghe thủng câu chuyện của ông rằng, lần này ông ra Bình Định không phải có thêm giọt nắng bên thềm nào cả mà là để tính chuyện kinh doanh!
            Nhạc sĩ kinh doanh gì vậy? Như một nhà đầu tư có hạng, nhạc sĩ phác cho tôi nghe mai kia KKT Nhơn Hội hình thành và phát triển bằng cây cầu vượt biển này, một thị trường sôi động phong phú sẽ mở ra.
            Ông không làm kinh doanh nhưng con trai nhạc sĩ đang làm Giám đốc Cty TNHH Bình Tây với việc chuyên mở những trung tâm mua sắm cao cấp. Nhạc sĩ nói mình có trách nhiệm giúp Cty của con trai ông đăng ký mở thêm một Cty ở Bình Định này.
            Bây giờ thì có thể là đang còn thưa thớt, nhưng mai kia thị trường Nhơn Hội nói riêng và Bình Định nói chung sẽ rất cần đến những dịch vụ của trung tâm mua sắm cao cấp ghi trong tờ trình UBND tỉnh mà ông đang cầm trong tay đây: Giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sản địa phương, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ hàng điện máy văn hóa phẩm, khu vực vui chơi giải trí dịch vụ chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ thể hình, khu ẩm thực Quy Nhơn...





            Bấn bíu với ngày lễ khánh thành lẫn khởi công, nhưng ông Chủ tịch tỉnh Bình Định Vũ Hoàng Hà cũng hé cho tôi một chuyện rằng tối qua có một người khách tỉnh xa của Bình Định có gửi tặng ông một bức thư pháp.
            Mà người này vốn hoài nghi với kế hoạch lẫn ý tưởng mà ông là người tiếp nối của các thế hệ lãnh đạo Bình Định quyết tâm biến làng chài bán đảo Phương Mai thành KKT Nhơn Hội cũng như việc xây cây cầu vượt biển này na ná như ước mơ biến thành rồng thành hổ mà ông tâm sự cùng chúng tôi năm nào.
            Bức thư pháp ấy gồm bốn chữ Sinh Ý Hưng Long. Ông chủ tịch hỏi tôi nên hiểu cặn kẽ ngữ nghĩa bốn chữ ấy là như thế nào bởi ông cũng chỉ mang máng... Tôi chịu vì cũng chỉ mang máng như ông rằng hình như những ý tưởng hay có thể làm nên cơ nghiệp thịnh vượng...

            Tiết Đông chí năm Tuất
            Xuân Ba
            http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=70028&ChannelID=2

             
             
            #6
              Học Sinh 16.12.2006 23:39:11 (permalink)
              Thứ Tư, 13/12/2006, 08:16
              Khánh thành cầu vượt biển dài nhất VN
               
              TP - Chiều qua, tại TP Qui Nhơn (Bình Định) đã diễn ra Lễ khánh thành cầu Thị Nại. Cầu Thị Nại là công trình nằm trong tổng thể dự án cầu đường Qui Nhơn - Nhơn Hội.
               




              Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 3/11/2002; với tổng chiều dài toàn tuyến là 7.048,16m, gồm đường dẫn; 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại dài 2.477,3m - cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
               
              Theo thiết kế, cầu Thị Nại có 2 mố, 53 trụ, 54 nhịp, trong đó có 5 nhịp dầm hộp liên tục và 49 nhịp dầm dẫn.
               
              Dự án cầu đường Qui Nhơn - Nhơn Hội có tổng mức đầu tư trên 582 tỷ đồng, trong đó riêng cầu Thị Nại có tổng kinh phí xây dựng là trên 363,6 tỷ đồng.
               
              Ngay sau lễ khánh thành cầu Thị Nại, tại các thôn Hội Bình, Hội Lợi và Hội Tân (xã Nhơn Hội, TP Qui Nhơn) đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng KCN và một số dự án trong KKT Nhơn Hội.
                
               H.Viết
               
              http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69662&ChannelID=2
               
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9