.
Thưa VVN,
Rất hoan nghênh ý kiến tăng cường dạy các môn tiếng Việt trong box Học đường nói chung, và box Trau giồi Việt Ngữ nói riêng
Cảm ơn Mod VVN.
Đề nghị đầu tiên của Ngọc Lý, như đã viết, là "pin" / gắn các bài "Trau giồi
Tiếng Việt" lên đầu, để các bạn của Diễn Đàn dễ theo dõi. Các bài này được viết bởi những vị "Thầy" rất có tâm huyết với Tiếng Việt. Chúng ta đang ở trong môi trường có thể "rước thầy về dạy ở nhà" mà không phải trả tiền, thật là một giai đoạn hiếm có. Ngay cả các vị thầy đã khuất, như Phan Khôi, cũng đã được mời về phòng học của Việt Nam Thư Quán. Chẳng còn phải tìm đâu xa.
Nếu được, xin "Pin"'/ "Đem" các loạt bài này lên phần Chú Ý:
1/ "Tiếng Việt" có đặc điểm là có dấu giọng, bổng trầm như chim hót. Khi viết tiếng Việt hay nói tiếng Việt, sự khác biệt giữa dấu giọng là một điều rất quan trọng. Do đó, Ngọc Lý đề nghị nếu được, xin "pin" loạt bài về "Âm Vị Tiếng Việt" lên phần Chú Ý. Loạt bài này tại đây:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=264301 2/ Loạt bài "Việt Ngữ nghiên cứu" của Phan Khôi, tại đây:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=239280 có nhiều tư tưởng rất hay và có thể khảo cứu cùng phát triển thêm.
3/ "Vấn đề láy từ trong Tiếng Việt" , tại đây:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=252116 Những bài này đặc biệt khảo cứu về cách phát âm và thói quen dùng
Tiếng Việt, theo đúng nghiã của
"ngôn ngữ", chứ không phải chỉ có "chữ" viết mà thôi.
Chúng ta đều biết, cho đến 1900s, số người "biết viết" của Việt Nam còn rất ít. Do đó, đa số dân Việt và văn hóa đích thực của Việt nằm trong
"Tiếng Việt", hay
văn chương truyền khẩu. Do đó, Ngọc Lý đề nghị chúng ta nên chú tâm "Trau giồi
ngôn ngữ Việt" thì mới đầy đủ, vì "Trau giồi
ngữ Việt" thì chỉ nhằm phần "Văn chương viết", vốn thuộc về thiểu số, và phần lớn là bị kiểm soát bởi kẻ thống trị, không đủ tiêu biểu cho "ngôn ngữ Việt" hay "Tiếng Mẹ" của Việt.
Một điều tuy nhỏ nhưng không nhỏ, là hai bán cầu não của con người phát triển khác nhau. Bán cầu não trái chuyên về ghi nhớ, bán cầu não phải giúp sự sáng tạo. Khi chúng ta luyện óc bằng cách "ghi nhớ hình dạng chữ viết" theo lối học chữ Hán và học thuộc lòng kiểu Trung Hoa, vô hình chung chúng ta giảm sự phát triển về khả năng sáng tạo. Khi chúng ta dùng chữ viết tượng thanh, thì chúng ta giúp phát triển một lúc hai khả năng: ghi nhớ và sáng tạo. Đây là sự phát triển bình thường của các quốc gia ít bị thống trị và lệ thuộc vào Hán tộc. Nhật trong thời Minh Trị thoát ra khỏi cái vòng kim cô này nhờ vào chủ trương "Thoát Á", nên tiến bộ vượt mức về kỹ thuật trong một thời gian ngắn.
vvn cũng muốn học thêm tiếng Việt phần vì xa Việt Nam lâu quá tiếng Việt mình không được cập nhật, phần ít có điều kiện sử dụng nên nó rơi rụng nhiều, khả năng sử dụng tiếng Việt ngày càng yếu kém. Nhất là không biết làm sao chuyển sang tiếng Việt nhiều từ Hán vvn quen dùng.
Vâng, thật là may mắn khi vvn nói ra điều này.
Thói quen là một điều mình ít để ý, nhưng lâu ngày thành nếp. Chính vì đó mà 1000 năm đô hộ của giặc Tàu tạo thành những nếp rất lâu đời cho Việt, mãi đến hôm nay.
Ngọc Lý có thể đề nghị vài điều dễ thôi:
1.
Thay thói quen dùng tiếng Hán bằng những thói quen của người Việt, nói tiếng Việt. Thay vì nói: huynh, đệ, tỷ, muội, bá bá, thúc thúc, ... theo kiểu Hán, thì nói: anh, em, chị, em, bác, chú, ... những tiếng này là tiếng Mẹ, khi chúng ta dùng trong nhà, ngoài ngõ, với gia đình, họ hàng, bà con cô bác xóm giềng, hễ là người Việt thì không ai lại không quen với cách xưng hô này. Nghe VVN xưng "anh", Ngọc Lý thấy gần gũi thân mật hơn nghe VVN xưng "huynh".
Nếu có thể Ngọc Lý hay bạn nào có thể mách nước cho vvn vài chữ thường dùng bằng tiếng Việt để vvn khỏi phải xài chữ Hán nữa thì cám ơn nhiều lắm.
Vâng,
Thí dụ nhé:
Nói:
Tôi nghĩ ... thay vì "thiển ý" hay "ngu ý"
Nhà thương thay vì "bệnh viện"
Ngày sinh thay vì "sinh nhật"
Mẹ thay vì "Mẫu"
Cha thay vì "Phụ"
Con thay vì "Tử"
Người thay vì "Nhân"
Tình người thay vì "Nhân đạo"
Buổi sáng thay vì "Bình minh"
Buổi chiều thay vì "Hoàng hôn"
Dùng thay vì "sử dụng"
Trai thay vì 'Nam"
Gái thay vì "Nữ"
Chồng thay vì "Phu"
Vợ thay vì "Phụ" hay "Thê"
vân vân ...
Tuy nhiên, cái thay đổi chính phải là từ bên trong. Khi chúng ta hiểu được tiếng Việt có giá trị sâu xa với ngươi Việt, vì là tiếng Mẹ, thì tự nhiên chúng ta sẽ thôi không học đòi thói vọng ngoại nữa.
Thí dụ:
Gọi mẹ là "đẻ", thực có ý nghĩa sâu xa và biết ơn người đã đẻ ra mình. So với chữ "Mẫu", thì chữ "đẻ" với người con Việt có ý nghĩa gấp vạn lần. "Mang nặng đẻ đau" trong thời mà chỉ cần "thai nằm ngang" (breach presentation) là người Mẹ có thể chết như chơi, thì chữ "đẻ" có nghĩa banh da xé thịt, đổi sự sống của người mẹ để cho con ra đời.
Cho đến nay, vì thiếu hiểu biết hay vì thiếu tự tin vào chính tiếng của mình, mà nhiều người vẫn có mặc cảm là chữ "Đẻ" nhà quê, "Nôm na mách qué", không "văn chương" bằng chữ "Mẫu".
Đó là điều rất tai hại của 1000 năm Việt bị Trung quốc thống trị, bị bắt buộc phải học
chữ Hán, mà không thể dùng
tiếng mẹ đẻ của mình.
Đúng thì có đúng nhưng nghe sao kỳ quá. Chắc tại nhỏ tới lớn không quen nghe ông bà cha mẹ mình nói như vậy nên chưa quen lỗ tai.
Vâng, chính vì thế mà chúng ta nên bắt đầu. Để thay thói quen ngàn năm, phải có ngàn năm khác trám vào.
Mong vvn trong vị trí "Người trông nom" phần "trường học" của Việt Nam Thư Quán bắt đầu hộ, thì may mắn cho Tiếng Việt lắm thay.
Thân ái,
Ngọc Lý
* Một số các chữ vvn nêu lên, mong rằng trong thời gian gần, chúng ta có thể tìm chữ Việt thay thế.
Như
"Văn Phạm = cách viết câu "
"Gia đình = cả nhà"
"Tổ tiên = ông bà"
"Ngân hàng = nhà băng"
"Học sinh = người đi học"
"Công nhân = người làm công"
"Cầu thủ = người chơi banh"
"vvn = viết việt ngữ"
Thân ái
Ngọc Lý
(hihihi, làm bộ chút, nếu anh vvn không thích, thì xóa bài này đi...

)