Thực Phẩm Độc Hại
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 63 bài trong đề mục
HongYen 27.05.2007 00:08:47 (permalink)
Tin đồn về chuối gây chấn động Trung Quốc
 
 
Tin đồn lan truyền qua tin nhắn di động đã ảnh hưởng nặng nề tới giá chuối từ đảo Hải Nam.
 
Các tin nhắn nói rằng loại quả này chứa virus tương tự như Sars, hội chứng viêm đường hô hấp cấp từng làm hàng trăm người thiệt mạng khắp thế giới.
 
Các nhà sản xuất ở Hải Nam cho biết giá cả sụt giảm khiến họ thiệt hại khoảng 2,6 triệu đôla mỗi ngày.
 
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ, coi đó là tin đồn vô căn cứ. Cảnh sát cũng điều tra nguồn gốc tin trên.
 
Tân Hoa Xã trích lời một quan chức trong Bộ Y tế Trung Quốc nói rằng đó hoàn toàn là một tin đồn.
 
“Chưa từng có trường hợp người nhiễm virus từ cây trồng trên thế giới. Không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó”.
 
Chuối trồng trên đảo Hải Nam từng bị đồn là gây bệnh ung thư, sau khi các trang trại trồng chuối bị ảnh hưởng bởi một đợt dịch bệnh hồi đầu năm.
 
Tin đồn lan ra giữa lúc cộng đồng quốc tế lo ngại về các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc có chứa chất độc, trong đó có thức ăn dành cho vật nuôi và kem đánh răng.
 
Tờ Nhân dân Nhật báo gần đây chỉ trích các quy định về an toàn thực phẩm của Trung Quốc đồng thời kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn để bảo vệ người tiêu dùng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/05/070526_killerbanana.shtml
#1
    HongYen 27.05.2007 00:24:12 (permalink)
    'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'
    Thứ sáu, 25/5/2007, 21:13 GMT+7



    Chiều 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, sở y tế có quyền và trách nhiệm công bố các thông tin về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Nếu phát hiện có chất độc hại mà không thông báo cho người dân thì lỗi là ở sở y tế.

    - Thưa ông, tình trạng nhiều loại nước tương ở TP HCM có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép được phát hiện từ 2005 nhưng nay mới công bố. Tại sao lại có sự chậm trễ này?
     
    - Thông tin cụ thể về vấn đề này hiện tôi chưa nắm được. Tôi đã yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp. Nhưng về quan điểm, có thể nói ngay là Bộ Y tế chủ trương công khai, minh bạch khi có thông tin thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân chứ không hề giấu giếm. Và sở y tế là cơ quan có trách nhiệm quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn mình, có trách nhiệm công bố thông tin một cách chủ động mà không cần xin ý kiến của Bộ. Nếu phát hiện mà không công bố là lỗi ở cơ quan này. Ngay cả các viện nghiên cứu chuyên môn không có chức năng quản lý cũng không bị cấm công bố các khảo sát của mình về thực phẩm.

    - Nếu phát hiện trong thực phẩm có một chất độc cao hơn mức cho phép, trường hợp nào sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân?
     
    - Nếu hàm lượng chất đó chỉ cao hơn môt chút so với mức cho phép và kiểm tra cho thấy đó chỉ là bất cập về mặt kỹ thuật khiến chất lượng các lô hàng không đồng đều thì không cần công bố. Cơ quan quản lý chỉ thông báo cho cơ sở để yêu cầu khắc phục, sau đó theo dõi, kiểm tra lại. Tuy nhiên nếu hàm lượng chất độc cao hơn hẳn so với mức cho phép thì phải công bố cho người dân. Trong trường hợp nước tương ở TP HCM, nếu quả thật hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép đến hàng nghìn lần thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, cần công bố khẩn cấp và rộng rãi cho nhân dân biết.

    - Với các sản phẩm không an toàn, việc thu hồi hiện vẫn chỉ dựa vào sự tự giác của doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về điều này?
     
    - Khi phát hiện thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất hay nhập khẩu khẩn trương thu hồi và báo cáo kết quả. Ở nước nào cũng vậy, đây là trách nhiệm của doanh nghiệp, không cơ quan nhà nước nào có thể làm thay. Việc thu hồi có triệt để hay không tùy thuộc vào thời gian bắt đầu thực hiện. Nếu lô sản phẩm lưu hành 5-6 tháng mới phát lệnh thu hồi thì thường rất khó hiệu quả vì đã được phân phối hết. Nhưng dù sao thì việc kiểm tra và thu hồi cũng chỉ là giải quyết phần ngọn. Muốn quản lý tốt về an toàn thực phẩm, cần phải lập một hàng rào để sàng lọc trước khi sản phẩm ra thị trường chứ không phải mở cửa rộng rồi sau đó chạy theo thu hồi.

    - Cụ thể là thế nào, thưa ông?
     
    - Ở các nước, việc sản xuất thực phẩm cũng phải được tiêu chuẩn hóa giống như GMP trong dược phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp muốn hoạt động phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình sản xuất, nhân công... Như vậy, thực phẩm đã được sàng lọc trước khi đưa ra bán, nên ít có nguy cơ thiếu an toàn. Ở Việt Nam chưa áp dụng quy chế này nên việc quản lý thực phẩm rất khó khăn bị động, khi kiểm tra phát hiện vi phạm để thu hồi sản phẩm thì thực chất cũng không giải quyết được vấn đề. Sắp tới, việc sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cũng sẽ phải được tiêu chuẩn hóa như sản xuất thuốc.

    - Nhưng đó là chuyện tương tai, trước mắt Bộ Y tế sẽ làm gì để lập lại an toàn cho thị trường nước tương? 

    - Chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, chính quyền địa phương... tổ chức một đợt thanh tra toàn diện thị trường nước tương trên toàn quốc. Và không chỉ nước tương, nhiều loại thực phẩm khác có nguy cơ ẩn chứa chất độc cũng sẽ được kiểm tra.

    Không chỉ Thứ trưởng Cao Minh Quang chưa nắm được tình hình công bố "nước tương bẩn" ở TP HCM. Ngay cả Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong - người được Cục trưởng Trần Đáng chỉ định trả lời báo chí về việc này -cũng cho biết chưa rõ thông tin, bởi "người nắm vấn đề là ông Đáng". 

    Chiều 24/5, ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định Cục không có chủ trương giấu giếm vấn đề nước tương, nhưng tại sao đến thời điểm này kết quả kiểm nghiệm của năm 2005 mới được công bố, và Cục nhận được thông tin về sự việc từ bao giờ thì ông không rõ. Ông Phong hứa sẽ cập nhật thông tin ngay để chính thức trả lời, nhưng trong ngày 25/5, điện thoại của ông không liên lạc được. Trong khi đó Cục trưởng Trần Đáng vẫn kiên quyết từ chối gặp gỡ báo chí.

    Nước tương chứa độc tố 3-MCPD đã là vấn đề nổi cộm từ nhiều năm nay. Rất nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm cho thấy phần lớn các mẫu nước tương trên thị trường có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép, thậm chí hàng nghìn lần.

    3-MCPD sinh ra trong quá trình thủy phân đạm thực vật bằng axit khi sản xuất xì dầu, nước tương (phương pháp lên men tự nhiên sẽ không sinh ra 3-MCPD). Nếu được nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn và thường xuyên, nó có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm giảm khả năng sinh sản ở giống đực. Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể tự phát hiện chất độc này trong nước tương.

    Do đó, ngày 22/5 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn yêu cầu Bộ Y tế cung cấp kịp thời, đầy đủ cho báo chí các kết quả kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, trong đó có kết quả kiểm định chất 3-MCPD trong nước tương sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.
     
    Thanh Nhàn thực hiện
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:29:11 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 27.05.2007 00:40:06 (permalink)
      Nhiều loại nước tương chứa chất gây ung thư


      Sở Y tế TP HCM đã trì hoãn công bố về nước tương

      Việc nhiều sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD quá cao đã được Sở Y tế TP HCM phát hiện từ năm 2005, nhưng mãi đến 23/5/2007 mới công bố. Tuy thanh tra Bộ Y tế có giục nhưng cơ quan này vẫn ém nhẹm thông tin. (25/05)

      Khách hàng ngần ngại khi mua nước tương

       
      Tại siêu thị Coop Mart Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), anh Tuấn cứ cầm hết chai nước tương này lên săm soi rồi lại hạ xuống xem loại khác, rốt cục không mua chai nào. Thực trạng phần lớn mẫu nước tương được kiểm nghiệm có quá nhiều 3-MCPD khiến anh sợ hãi. (24/05)


      TP HCM công bố 20 nhãn nước tương có 3-MCPD

      Trong mẫu nước tương của 30 cơ sở được kiểm nghiệm năm 2005, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm của 20 cơ sở chứa lượng 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép, có loại đến hơn 2.000 lần. (24/05)

      Một tỷ đồng thưởng người phát hiện Chinsu gây ung thư

       
      Công ty liên doanh cổ phần thực phẩm Vitecfood ngày 9/5 cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được một chai nước tương Chinsu không đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế về chất 3-MCPD, chất gây ung thư bị cấm có mặt trong nước tương. (10/05)

      Nước tương Chin-su bị cáo buộc chứa chất gây ung thư

       
      Ủy ban An toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu đã phát hiện lô nước tương hiệu Chin-su được nhập vào Phần Lan có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép hơn 450 lần. Tuy nhiên nhà sản xuất cho biết không hề xuất sản phẩm sang nước này. (05/05)


      Buông lỏng kiểm soát chất gây ung thư trong nước tương

      Ông Trần Văn Ký, phụ trách Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN phía Nam cho rằng, cơ quan chức năng không giám sát chặt việc quản lý chất lượng nước tương, nhất là các chất có thể gây ung thư. Lý giải điều này, Viện phó Vệ sinh y tế công cộng Nguyễn Xuân Mai cho rằng, còn nhiều việc khác, đâu phải chỉ lo mỗi nước tương.

       
       
      Theo kết quả giám sát chất lượng nước tương (nước chấm) của cơ quan chức năng tại TP HCM, hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương cao quá mức cho phép của Bộ Y tế rất nhiều lần. Chất 3-MCPD là hóa chất gây ung thư, đột biến gen ở người.

       
      Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này. (25/01)


      Gia hạn công bố 3-MCPD trong nước tương
       
       
      Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định lùi thời hạn yêu cầu đăng ký công bố hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương thêm 6 tháng nữa, kể từ thời điểm quy định trước đây là 30/8. Hiện mới chỉ có hơn 10 cơ sở sản xuất nước tương đăng ký công bố 3-MCPD sau sự cố "Chinsu". (31/10/2005)


      Tiêu chuẩn hàm lượng 3-MCPD của VN cao hơn EU

       
      Sáng nay, trong cuộc trao đổi với báo giới sau sự cố nước tương Chinsu, ông Nguyễn Xuân Mai, Phó viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng, cho biết, hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn Việt Nam là 1 mg/kg sản phẩm; trong khi hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn EU là 0,2 mg/kg cơ thể mỗi ngày. (21/09/2005)


      Bộ Y tế khẳng định nước tương Chinsu không có 3-MCPD

       
      Sau một tháng rưỡi kể từ ngày lấy mẫu kiểm nghiệm nước tương Chinsu, Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Chính Phủ thông báo kết quả xét nghiệm với nội dung: Không phát hiện có chất 3-MCPD. (19/09/2005)


      DN nước tương cố 'né' công bố hàm lượng 3-MPCD


       
      Sáng 13/8, trong tọa đàm về thực trạng và giải pháp cho ngành nước tương do Hội lương thực và thực phẩm TP HCM tổ chức, hơn 20 doanh nghiệp sản xuất nước tương đồng kiến nghị Sở Y tế thành phố gia hạn thêm thời điểm công bố hàm lượng 3-MCPD sau 31/8. (14/08/2005)


      Lấy mẫu nước tương Chinsu kiểm nghiệm 3-MCPD


       
      Sau cuộc họp sáng qua, Thanh tra Bộ Y tế, Viện Vệ sinh y tế và Sở Y tế TP HCM đã quyết định chỉ kiểm nghiệm hàm lượng 3-MCPD trong nước tương Chinsu, thay vì tổng kiểm tra đại trà các cơ sở nước tương trên toàn quốc. (03/08/2005)


      Yêu cầu cơ sở nước tương công bố chỉ tiêu 3-MCPD


      Sáng nay, Sở Y tế TP HCM ban hành công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải đăng ký công bố hàm lượng 3-MCPD. Thời hạn đăng ký chậm nhất đến ngày 30/8. (01/08/2005)


      Tổng kiểm tra chất lượng các loại nước tương


       
      Hôm nay, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP HCM và Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố phối hợp để đầu tuần tới sẽ tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước tương của tất cả các cơ sở sản xuất trong nước, không chỉ có Chinsu. (28/07/2005)

      http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=4563
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:50:28 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 27.05.2007 00:53:29 (permalink)
        Siêu thị rút sản phẩm Chinsu khỏi quầy bán hàng


         
        Sáng nay, ba ngày sau khi Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư, hệ thống Citimart tại TP HCM thông báo cho nhà cung cấp sẽ tạm thời rút các sản phẩm mang nhãn hiệu này khỏi các quầy hàng. Thời gian "vắng bóng" Chinsu kéo dài đến khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng. (26/07/2005)


        Sẽ kiểm tra nước tương Chinsu

        Trong buổi làm việc chiều 25/7 với lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã yêu cầu Sở kiểm tra chất lượng nước tương Chinsu nhằm xác định hàm lượng 3-MCPD trong sản phẩm này. (26/07/2005)

        Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư


         
        Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ vừa khuyến cáo người dân không dùng nước tương Chinsu vì có lượng chất độc 3-MCPD vượt mức cho phép tới 172 lần. Tuy nhiên, công ty Vitecfood, chủ thương hiệu nước tương này lại khẳng định, sản phẩm nói trên không phải là Chinsu thật. (25/07/2005)

        Luyện xương thối thành... nước tương

         
        Xương mua về dồn thành đống, khi bốc mùi hôi thối mới được đập nhỏ nấu kỹ để chắt lọc các chất "tinh đạm". Mùi hôi, váng mỡ sẽ được khử bằng hóa chất. Sau quy trình chế biến, nồi xương hầm trở thành nồi nước tương cao đạm. (15/06/2005)

        http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=4563&p=2
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:57:45 bởi HongYen >
        #4
          HongYen 27.05.2007 09:41:51 (permalink)
          Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công
          Thứ năm, 25/1/2007, 10:55 GMT+7
           
           





          Một khâu của "dây chuyền" sản xuất nước tương. Ảnh: Tuổi Trẻ.
          Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này.
           
          Tại một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp, mặt bằng sản xuất chỉ rộng 20 m2 với một lò nấu tương đúc bằng ximăng, được đặt cạnh nhà vệ sinh. Bên trong lò có hai sành rất lớn, dung tích khoảng 200 lít dùng để nấu nước tương. Xung quanh lò để ngổn ngang rất nhiều thùng phuy bằng nhựa, lu, khạp bằng sành cùng nhiều vật dụng linh tinh.
          Trong số này có một thùng phuy bằng nhựa để một thứ nước đen sì, sền sệt, nổi váng dầu không được che đậy. Bên trong thùng cắm một đoạn tre dài, mốc bẩn.
           
          Chủ cơ sở cho biết “thùng đen đen” là nước tương mới được chế biến ở giai đoạn đầu. Dù chỉ là một cơ sở nhỏ với 2 công nhân, nhưng theo lời chủ, mỗi tháng họ bán ra thị trường hơn 10.000 lít nước tương.





          Một góc của một cơ sở sản xuất nước tương tại quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
          Chủ một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp (đề nghị không nêu tên) cho biết, để sản xuất nước tương, ông đến khu vực “bọng dầu” thuộc huyện Hóc Môn mua nguyên liệu, gồm bã lạc hoặc bã đậu nành (còn gọi là bánh dầu) đã được các công ty sản xuất dầu ăn ép lấy hết dầu, bỏ đi. Một ký bánh dầu giá dao động 4.000-5.000 đồng tùy thời điểm và tùy loại.
           
          Để sản xuất ra 200 lít nước tương, chỉ cần lấy gần 100 kg bánh dầu đem nấu với khoảng 75 kg hóa chất acid clohydric (HCl). Sau đó để nguội rồi cho tiếp khoảng 33 kg xút (NaOH) hoặc soda ash (Na2CO3).
           
          Qua giai đoạn này, sản phẩm được đem lược bỏ xác, chỉ lấy nước trong và đem nấu lại lần hai. Trong lần nấu này sẽ cho thêm đường, bột ngọt, muối hột, phẩm màu, chất bảo quản (chống mốc), hương liệu nước tương cho dậy mùi thơm... là hoàn thành công đoạn sản xuất cho ra thành phẩm.
          Cũng theo chủ cơ sở này, liều lượng các phụ gia, hóa chất... được “nêm, nếm” thế nào là “bí quyết” riêng của mỗi người, nhưng thường dựa theo kinh nghiệm. “Quy trình” từ khi sản xuất cho đến khi ra sản phẩm, tùy nấu một mẻ nhiều hay ít mà chỉ mất 2-3 ngày.
           




          Một khảo sát năm 2006 của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã cảnh báo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, kết quả khảo sát 33 cơ sở sản xuất nước tương, tàu vị yểu cho thấy, đến 24/33 cơ sở có quy trình chế biến thủ công, còn lại là bán tự động; quy trình sản xuất một chiều (để tránh lây nhiễm trong quá trình sản xuất) cũng chỉ có 16 cơ sở đạt; 12 cơ sở sử dụng nước giếng sản xuất. Trong đó số cơ sở không xét nghiệm nước hoặc có xét nghiệm nước, nhưng không đạt đến 18; hơn 40% cơ sở không có kho để chứa nguyên liệu, phụ gia, thực phẩm...
          Trong khi đó chỉ 33 cơ sở này sản lượng mỗi năm khoảng 3 triệu lít.

          Còn theo một cơ sở sản xuất nước tương khác, hóa chất dùng được mua ở nhà máy hóa chất Biên Hòa, Đồng Nai hoặc chợ Kim Biên. “Mỗi lần đi Biên Hòa, chúng tôi mua hẳn 1 tấn acid clohydric để giá rẻ hơn (chỉ khoảng 1.500 đồng/kg). Nếu mua ở chợ Kim Biên giá cao hơn 500-1.000 đồng/kg. Xút hoặc soda ash cũng chỉ khoảng 4.000-6.000 đồng/kg, tùy loại”, chủ cơ sở nói.
          Khi được hỏi những hóa chất này là hóa chất thực phẩm hay công nghiệp, chủ cơ sở lưỡng lự một hồi rồi nói “hóa chất thực phẩm chứ”. Tuy nhiên, khi hỏi mượn những hóa đơn mua bán hóa chất, phụ gia của các nhà cung cấp cho cơ sở thì ông bảo: “Bỏ hết rồi, với lại người ta nói là hóa chất thực phẩm mà”.
           
          Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, người từng trực tiếp kiểm tra và chứng kiến việc sản xuất nước tương ở một số cơ sở, đến nay đa số cơ sở sản xuất nước tương vẫn dùng hóa chất công nghiệp, như acid clohydric để thủy phân bánh dầu, rồi trung hòa bằng xút và soda ash. Giá hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn nhiều lần so với hóa chất dùng trong thực phẩm.
           
          Các hóa chất công nghiệp luôn có hàm lượng tạp chất rất cao và chứa nhiều loại độc chất mà người ta khó và chưa phát hiện chúng. Còn giá của các loại hóa chất thực phẩm rất đắt, đòi hỏi độ tinh khiết cao và an toàn nên hiện nay muốn mua những hóa chất thực phẩm này cũng ít có nơi bán.
           
          Sử dụng hóa chất công nghiệp khiến trong quá trình sản xuất nước tương có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người như 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD), do phản ứng của acid clohydric với hàm lượng lipit có trong thực phẩm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi có mặt 3-MCPD với hàm lượng quá cao sẽ tạo thành 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người.
           
          Chính vì thế, bác sĩ Ký đã phải thốt lên: "Có lẽ ai nhìn thấy việc sản xuất nước tương cũng sẽ không dám ăn như tôi!”.
          (Theo Tuổi Trẻ)
           
          http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F2B0C/
          #5
            HongYen 27.05.2007 22:57:14 (permalink)
            Luyện xương thối thành... nước tương
            Thứ tư, 15/6/2005, 08:37 GMT+7

                      

            Những đống xương chờ được nấu chắt cốt.
             
            Xương mua về dồn thành đống, khi bốc mùi hôi thối mới được đập nhỏ nấu kỹ để chắt lọc các chất "tinh đạm". Mùi hôi, váng mỡ sẽ được khử bằng hóa chất. Sau quy trình chế biến, nồi xương hầm trở thành nồi nước tương cao đạm.

            "Làng" chế biến xương súc vật Tam Tân nằm ở xã Tân An Hội (huyện Củ Chi, TP HCM). Bên kia kênh Thầy Cai là địa phận huyện Đức Hòa (Long An), cũng có vài hộ làm chung nghề.

            Bao trùm trong không khí là một mùi hôi thối khủng khiếp. Xung quanh xương súc vật chất thành đống dưới đất, mới cũ lẫn lộn. Trên các đống xương đủ loại đó, ruồi nhặng bu đầy, kín như người ta rắc đậu đen. Thỉnh thoảng một con chó của ai đó sục mũi vào tìm những miếng thịt nhỏ còn bám lại trên xương khiến đám ruồi nhặng bay ào lên. Khu vực nấu xương là một hệ thống lò nấu bằng củi gồm các lồng đựng và khung khổng lồ rỉ sét. Quy trình chế biến xương xem ra khá đơn giản: xương được đưa vào rọ lưới rồi cho vào lò hấp. Sau đó, chúng được mang ra phơi rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Tiếp theo là hầm kỹ, chủ lò sẽ thêm vào đó nhiều loại hóa chất khác nhau để khử mùi, khử mỡ... để cuối cùng thu được chất mà những người ở đây gọi là "tinh chất đạm".

            Thông thường, các cơ sở đều không bao giờ thừa nhận họ chế biến xương để làm nước tương. Tuy nhiên, một chủ "lò" xương cho biết, phần lớn các loại nước tương bày bán trên thị trường có sử dụng "đạm" được chế biến từ những "lò luyện xương" như của ông ta. "Đạm" được chế biến từ những đống xương hôi thối kia, từ những cơ sở không thương hiệu, thậm chí có không ít cơ sở còn chế biến "đạm" bằng... lông heo, gà để rồi được đem chế biến nước tương.

            Nhiều hóa chất có thể gây ung thư
             
            GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn nhận định: "Chất cholesterol có nhiều trong xương heo, xương bò nên nếu không xử lý tốt thì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng". Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về việc cấm dùng xương súc vật để chế biến nước tương nên nhiều cơ sở vẫn sử dụng xương bò, xương heo để sản xuất nước tương.

            Ngoài việc sử dụng xương súc vật, nước tương còn được làm từ khô dầu đậu nành (bánh dầu) bằng phương pháp thủy phân. Theo GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ năm 2001, thế giới đã phát hiện nhiều loại nước tương sản xuất từ khô dầu đậu nành có chứa các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu là 3-cloro - 1,2 - propandiol (3-MCPD) và 1,3-dicloro-2-propanol (1,3- DCP). Đây là những hóa chất có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới đã quy định rất chặt chẽ hàm lượng của chất 3-MCPD trong nước tương.

            Chẳng hạn, ở châu Âu, Australia, New Zealand, hàm lượng 3-MCPD cho phép là 20 microgram/kg; Canada, Đài Loan là 1 mg/kg. Thấy được mức độ nguy hiểm của vấn đề này, vào khoảng cuối quý I vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành quy định hàm lượng 3 - MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào là 1 mg/kg. Cuối tháng 4 vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các cơ sở, đơn vị sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải tuân thủ quy định về hàm lượng 3 - MCPD nói trên đồng thời phải công bố hàm lượng 3 - MCPD trong sản phẩm. Các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện đúng quy định này.

            Loại hóa chất bảo quản dùng trong nước tương là Natri benzoat đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên trong nước do vẫn chưa có quy định cấm nên các cơ sở sản xuất nước tương vẫn đang sử dụng Natri benzoat để chống mốc.

            Bà Nguyễn Thị Từ Minh - Phó trưởng khoa Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết: Theo quy định, hàm lượng chất bảo quản Natri benzoat trong thực phẩm không được vượt quá 1g/kg. Tuy nhiên khi kiểm tra, trung tâm đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất Natri benzoat trong nước tương với hàm lượng khá cao. Một số tổ chức quốc tế thử nghiệm chất Natri benzoat trên chuột thì sau nhiều ngày trọng lượng chuột giảm, hại gan và thận dẫn đến chết; thử nghiệm trên chó thì ảnh hưởng đến thần kinh.
            (Theo Thanh Niên)

            http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/06/3B9DF2F9/
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 22:59:22 bởi HongYen >
            #6
              HongYen 27.05.2007 23:10:25 (permalink)
              Đi Chợ
               
               
              Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?
               
              http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E06FA/
               
              >>>>>>>>>>>>>>>>>
               
              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=62293
              #7
                HongYen 27.05.2007 23:19:54 (permalink)

                Độc tố 3-MCPD
                 





                 Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?
                01:20:00, 25/07/2005










                Nước tương Chin-su có mặt trong hầu hết các siêu thị. Ảnh Đào Ngọc Thạch
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                * Công ty Vitec Food giải thích về nước tương Chin-su
                * Cần kiểm nghiệm độc tố trong nước tương trên thị trường
                 
                Ngày 24/7, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin TTXVN cho biết, nước tương Chin-su của Việt Nam nhập vào Bỉ có chứa độc tố gây ung thư với hàm lượng cao. Vì vậy, Cơ quan Chất lượng thực phẩm của Bỉ đã cảnh báo người dân Bỉ không nên dùng loại nước tương này. Thông tin trên ngay lập tức đã gây chú ý nơi người tiêu dùng. 15h ngày 24/7, Ban Giám đốc Công ty liên doanh Chế biến thực phẩm Việt Tiến (Vitec Food), chủ thương hiệu nước chấm Chin-su đã đến tòa soạn báo Thanh Niên để trao đổi về sự việc này.
                 


                Công ty Vitec Food: Chin-su đó không phải của chúng tôi
                 
                 
                Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Vitec Food cho biết: "Nước tương Chin-su được xuất khẩu từ năm 2003 với sản lượng bình quân mỗi tháng khoảng 100.000 chai. Thị trường của Chin-su gồm nhiều nước trong khu vực Đông Âu và EU nhưng chưa  bao giờ nước tương Chin-su xuất qua Bỉ. Nghĩa là, có khả năng lô hàng bị Cơ quan Chất lượng thực phẩm Bỉ cảnh báo là hàng giả mạo". "Người ta có thể làm giả nước chấm Chin-su qua các mẫu chai" - ông Sơn nói - "Hơn nữa, Công ty Vitec Food chưa bao giờ sản xuất loại nước tương có hàm lượng chất 3-MCPD (chất gây ung thư) cao hơn 1 mg/kg - mức quy định của Bộ Y tế - thì lô hàng phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 86 mg/kg chắc chắn không phải của Chin-su".
                 

                 




                Độc tố 3-MCPD được tạo thành như thế nào?
                "Trong quá trình thủy phân khô dầu đậu nành để làm nước tương thì lượng dầu thực vật trong khô dầu sẽ phân hủy tạo ra các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu 3 - cloro -1,2 -propandiol (3 - MCPD), 1,3 - dicloro - 2 - propanol (1,3 - DCP). Đây là những chất có khả năng gây ung thư". Thạc sĩ Đỗ Việt Hà

                Đối với hàng xuất khẩu, Chin-su chia ra
                làm 2 loại: loại xuất khẩu sang thị trường EU vốn đòi hỏi chất 3-MCPD chỉ 0,02 mg/kg trở xuống và thị trường Mỹ "dễ tính" hơn với quy định tương đương Việt Nam, tức 1 mg/kg (cao hơn 50 lần so với EU). "Với công nghệ hiện tại của mình, Chin-su đã đạt tiêu chuẩn của châu Âu về hàm lượng 3-MCPD", ông Sơn quả quyết. Trả lời câu hỏi trước nay nước tương Chin-su có bị làm giả không, ông Sơn khẳng định là có: một trường hợp xảy ra năm 2004 do một công ty làm giả đã được giải quyết ổn thỏa còn một số trường hợp khác thì không tìm ra thủ phạm. Theo ông Sơn, một số Việt kiều cũng đã mang nước tương Chin-su ra nước ngoài qua hành lý xách tay, có thể đã mang theo hàng giả.
                 
                "Chin-su đã công bố chất lượng trước một năm so với quy định của Bộ Y tế. Trước đó nữa, chúng tôi đã nghiên cứu và chuẩn bị 2 năm để đưa ra các chỉ tiêu chất lượng này. Từ đầu năm 2005 chúng tôi đã bắt đầu ghi trên nhãn hiệu các chỉ tiêu hàm lượng này. Tóm lại, chúng tôi có đầy đủ hồ sơ pháp lý về chỉ tiêu chất lượng được duyệt" - ông Sơn cho biết. Về vấn đề có thể sẽ có sai lệch về kết quả kiểm nghiệm của Việt Nam so với một số nước, ông Sơn cho rằng là điều có thật, song sai số giữa nước ta và quốc gia mà Vitec Food từng đưa hàng vào là trong mức cho phép.
                 
                Phải kiểm nghiệm chất lượng nước tương trên thị trường
                 
                Về chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (TP.HCM) thạc sĩ Đỗ Việt Hà cho biết: nhiều nước, lãnh thổ trên thế giới quy định hàm lượng 3-MCPD có trong nước tương khá nghiêm ngặt. Chẳng hạn, ở châu Âu, Úc, New Zealand là 0,02mg/kg; Canada, Đài Loan là 1 mg/kg. Riêng Việt Nam, vào cuối tháng 3/2005 Bộ Y tế cũng đã quy định là hàm lượng 3-MCPD là 1 mg/kg. Trả lời PV Thanh Niên về hàm lượng 3 - MCPD bao nhiêu sẽ gây ra ung thư cho người? Ông Đỗ Việt Hà cho biết: "Ở châu Âu, khi người ta thử nghiệm trên chuột thì hàm lượng 3 - MCPD là 0,02 mg/kg đã gây ra ung thư. Chính vì vậy mà họ khá nghiêm ngặt đối với những lô hàng nước tương nhập khẩu vào nước họ".
                 
                Theo ông Đỗ Việt Hà, để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nước tương hiện nay, cần có một cơ quan chức năng kiểm nghiệm chính xác và công bố kết quả hàm lượng công khai để người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Đồng thời, các cơ quan chức năng như y tế, khoa học và công nghệ ngồi lại với các doanh nghiệp để chọn ra công nghệ cho sản phẩm đảm bảo an toàn. Nhưng để làm được điều này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thay đổi máy móc thiết bị công nghệ. Ông Đỗ Việt Hà cho biết thêm, nhóm nghiên cứu ông đã tìm ra 4 phương pháp để hạn chế sự tạo thành 3 - MCPD trong quá trình sản xuất nước tương và đang chuyển giao cho các doanh nghiệp áp dụng.
                 
                H.Sơn - T.Xuân
                 
                #8
                  HongYen 29.05.2007 06:31:32 (permalink)
                  Nước Tương Gây Ung Thư Bị ‘Ém Nhẹm’ Suốt 6 Năm 
                  Việt Báo Thứ Bảy, 5/26/2007, 12:02:00 AM
                   

                  HÀ NỘI- Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/2007, ngay từ năm 2001, tại VN, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát giác có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến bây giờ, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố. Và thị trường đã có ngay những phản ứng: siêu thị không bày bán, người tiêu dùng quay lưng...
                   
                  Về trách nhiệm của cơ quan chức năng, theo báo Tiền Phong, ngành y tế VN đã phát giác 92 cơ sở, công ty sản xuất nước tương chứa chất gây ung thư quá quy chuẩn. Chỉ riêng báo cáo của Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng TPSG gửi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm  ngày 16/5/2007 đã cho thấy: Trong số 210 mẫu nước tương kiểm tra hàm lượng 3-MCPD từ tháng 1/2006 - 4/2007 có 66 mẫu vượt giới hạn cho phép. Còn tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, trong báo cáo ngày 15/5/2007, có tới 23/37 mẫu kiểm tra trong năm 2006 và 2007 chứa 3-MCPD. Trong số đó, 16 mẫu có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế (1mg/kg). Xin lưu ý, giới hạn cho phép của Việt Nam cao hơn 50 lần so với giới hạn của châu Âu. Nếu cộng cả 10 cơ sở có sản phẩm chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép trong đợt thanh tra chuyên ngành ngày 16/1/2007,  cả thảy có 92 cơ sở sản xuất và công ty vi phạm.
                   
                  Cũng theo báo Tiền Phong, trả lời câu hỏi tại sao nhiều cơ sở vi phạm như thế mà không thấy công bố cho công chúng biết và có hay không chuyện o bế thông tin cho doanh nghiệp,  1 phó cục trưởng  Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) lại  khẳng định rằng không hề có chuyện đó. "Tôi không phụ trách trực tiếp vấn đề chất 3-MCPD trong nước tương nhưng tôi đảm bảo không hề có chuyện Cục  ATVSTP nhận được thông tin mà không cho công bố",  ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, nói như thế.
                   
                  Báo TP dẫn lời ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết: "Các cuộc kiểm tra trên là do địa phương thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của địa phương chứ không phải là chiến dịch do Cục chỉ thụi. Cũng vì thế, càng không có chuyện Cục chỉ thị địa phương công bố hay không công bố".
                   
                  http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=108360
                  #9
                    HongYen 29.05.2007 06:39:21 (permalink)



                    “Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!
                    Thứ Bảy, 26/05/2007, 05:47 (GMT+7)
                    TT - Sốc, giận dữ, phẫn nộ là cảm giác của người dân xóm tôi sau khi đọc xong bài “Ém nhẹm suốt 6 năm” (Tuổi Trẻ ngày 25-5-2007). Bà con phẫn nộ bởi nước tương là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình trong nhiều năm qua nhưng người tiêu dùng đã không được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi trong gia đình họ đã có người thân chết vì ung thư mà không rõ nguyên nhân.

                     

                    Vụ nước tương "đen": Y tế TP.HCM “thanh minh”




                    Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:12 (GMT+7)
                    TT - Gần 17g chiều 25-5, ông Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã chủ trì cuộc họp báo trả lời một số vấn đề xung quanh việc thiếu minh bạch thông tin, chậm công bố danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD vượt quá qui định của Bộ Y tế.

                     

                    TP.HCM, Hà Nội: Không bán nước tương “đen”
                    Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:05 (GMT+7)
                    TT - Ngày 25-5, tiểu thương ở các chợ An Đông, Bến Thành, Tân Định, Bà Chiểu (TP.HCM)... đã dọn hết hàng của các cơ sở có tên trong “danh sách đen”, vì “có bày cũng không ai mua”, thay vào đó là loại nước tương mang các nhãn hiệu được cho là an toàn như Mêkông, Dinhco, Wonderful... Một số tiểu thương còn mạnh dạn nhập sản phẩm ngoại nhưng “hàng ngoại có độ nồng, hắc, không hợp với khẩu vị người Việt. Giá cả lại khá đắt đỏ nên bán chậm”.

                     

                    Cần một chữ “tâm”
                    Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:04 (GMT+7)
                    TT - Đạo đức kinh doanh không phải là chuyện gì mới, ai cũng biết nhưng hình như nhiều người đã “quên”...
                     
                    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?SearchQuery=%2225%2F05%2F2007%22&searchSubmit%3AcboInputMethod=0&image.x=14&image.y=7
                    #10
                      HongYen 29.05.2007 06:45:30 (permalink)

                      “Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!

                       
                      Nước tương chứa chất gây ung thư: “Ém nhẹm” suốt sáu năm
                      Thứ Sáu, 25/05/2007, 05:12 (GMT+7)
                       

                      TT - Ngay từ năm 2001, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát hiện có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến bây giờ, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố. Và thị trường đã có ngay những phản ứng: siêu thị không bày bán, người tiêu dùng quay lưng...
                       
                      >> Nước tương chứa chất gây ung thư: Ai ém nhẹm thông tin vi phạm?
                      >> TP.HCM: 20 cơ sở nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư
                      >> Bắt đầu kiểm nghiệm nước tương tại TP.HCM
                      >> Thế nào là “nước tương sạch”?
                      >> Sự kiện “Nước Tương Chin-su”: Bộ Y tế sẽ kiểm tra lại
                      >> Sẽ xem xét lại hồ sơ về nước tương Chinsu
                       
                      Vụ nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư không phải là mới, nhưng người tiêu dùng đã thật sự lo ngại khi lần đầu tiên biết được danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép (1mg/kg) của Bộ Y tế. Ngành y tế phát hiện chất 3-MCPD có trong nước tương từ khi nào và vì sao đến tận bây giờ mới công bố?
                       
                      Đã phát hiện 3-MCPD từ 2001
                       






                      Người tiêu dùng phân vân lựa chọn loại nước tương an toàn! - Ảnh: THANH ĐẠMLật lại hồ sơ chưa đầy đủ mà phóng viên Tuổi Trẻ có được mới thấy rằng việc nước tương có chứa chất 3-MCPD đã được ngành y tế TP.HCM phát hiện và biết rất rõ từ cuối năm 2001. Cụ thể, tháng 11-2001, qua xét nghiệm 15 mẫu nước tương, dầu hào tại địa bàn TP thì tất cả các mẫu đều có hàm lượng 3-MCPD gấp 23-5.644 lần mức cho phép. Tháng 12-2001, xét nghiệm tiếp 10 mẫu thì có 9 mẫu vượt mức cho phép, trong đó có mẫu gấp 6.090 lần.
                       
                      Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP thực hiện giám sát hàm lượng 3-MCPD 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100-18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000-18.000 lần mức cho phép; sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD rất cao,  từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn  từ  2,1-4.936 mg/kg.
                       
                      Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi gửi tới xét nghiệm. Qua đó phát hiện hơn 100 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ 2,0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ hai đến gần chục ngàn lần. Quí 3-2005, Sở Y tế TP.HCM gửi mẫu nước tương của 30 cơ sở sản xuất đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP kiểm nghiệm, phát hiện 20 cơ sở có sản phẩm nước tương có chất 3-MCPD cao gấp từ vài lần đến vài ngàn lần mức cho phép. Tại Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, trong năm 2005 cũng tiến hành phân tích 38 mẫu và phát hiện 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao hơn mức qui định.
                       





                      Theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngay từ tháng 3-2007, sau khi báo chí lên tiếng về việc “ém nhẹm” thông tin liên quan đến kết quả kiểm định nước tương tại TP.HCM, thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản gửi thanh tra Sở Y tế TP.HCM đề nghị báo cáo kết quả cụ thể, đồng thời công bố các cơ sở có vi phạm chất lượng cho cơ quan báo chí. Tuy nhiên, mãi gần... hai tháng sau, đến ngày 7-5 vừa qua, thanh tra Sở Y tế TP.HCM mới gửi báo cáo với Bộ Y tế về đợt kiểm tra 11 cơ sở sản xuất nước tương trên địa bàn.
                      LAN ANH

                      Năm 2006, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP tiếp tục phát hiện 28/135 mẫu gửi tới xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép ở mức từ 1,19-3.029 mg/kg. Kết quả phân tích 245 mẫu nước tương của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM trong hai năm 2005-2006 cũng cho thấy có bảy mẫu vượt trên 1mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 1.700mg/kg.
                       
                      Cũng trong năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện chín mẫu có
                      3-MCPD vượt giới hạn, trong đó có mẫu cao tới 1.944mg/kg. Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện tám mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép.
                       
                      Bỏ mặc người tiêu dùng
                      Trừ hai bản danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD cao quá mức cho phép trong hai năm 2005 và 2007 vừa được công bố, các kết quả kiểm nghiệm mẫu của những cơ sở sản xuất nước tương khác trong nhiều năm qua đều không được công bố. Các cơ sở này là ai? Vi phạm bao nhiêu lần, có bị xử lý không, xử lý thế nào? Không ai biết, trừ ngành y tế!
                       
                      Ai cũng biết tất cả kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước tương từ các đơn vị kiểm nghiệm đều được báo cáo về Sở Y tế TP và Bộ Y tế. Chính vì vậy mà cách đây hai năm Bộ Y tế đã có quyết định số 11 về việc qui định hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào không được quá 1mg/kg. Rõ ràng Sở Y tế TP, Bộ Y tế đều biết rất rõ người dân đang hằng ngày ăn phải loại thực phẩm có chứa chất độc hại.
                       
                      Thế nhưng, nước tương có chất 3-MCPD vượt mức qui định gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường. Vì sao nhiều năm qua những cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân vẫn dửng dưng, giấu nhẹm thông tin để mặc người tiêu dùng phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư từ những loại nước tương không an toàn? Đây là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục.
                       
                      Ngành y tế TP sẽ xử lý những cơ sở sản xuất nước tương vi phạm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Tại sao thời gian qua Sở Y tế TP.HCM không công khai thông tin tên các cơ sở sản xuất nước tương có hàm lượng 3-MCPD cao quá mức cho phép? Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thế Dũng - giám đốc Sở Y tế TP - khẳng định quan điểm của ngành y tế là bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng cũng không làm thương tổn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không vi phạm. Còn những cơ sở vi phạm, hoặc vi phạm nhiều lần thì quan điểm của sở là không bao che.
                       
                      Thời gian qua, mỗi khi phát hiện cơ sở nào vi phạm, sở đều có xử phạt. Tuy nhiên, luật có những bất cập mà nhiều khi ngành y tế không thể làm khác được. Có những cơ sở vi phạm nhiều lần, ngành y tế rất bức xúc, rất muốn đóng cửa nhưng không thể vì luật qui định rất rõ họ sai phạm thế nào thì mới đóng cửa được.
                       
                      Còn vấn đề vì sao vừa qua chưa công khai thông tin thì ông Dũng cho rằng không phải ngành y tế không muốn công bố mà phải xem lại qui định, vì có thể nếu công bố không đúng luật lệ thì không khéo ngành y tế lại bị khiếu nại. Liệu những lời giải thích này có đủ sức thuyết phục người dân?
                       
                      LÊ THANH HÀ
                       




                       Tin bài liên quan:
                         Tiếp tục thu hồi nước tương “đen”
                         Giải pháp nào có nước tương sạch?
                         Ăn nước tương có 3-MCPD lâu ngày có bị ung thư?
                         Vụ nước tương "đen": Sẽ xử lý đúng mức cơ sở vi phạm
                         Mới một đơn vị thu hồi nước tương “đen”
                       * Tất cả...
                       
                      http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202709&ChannelID=3
                      #11
                        HongYen 29.05.2007 06:50:33 (permalink)

                        “Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!
                        Thứ Bảy, 26/05/2007, 05:47 (GMT+7)

                         
                        TT - Sốc, giận dữ, phẫn nộ là cảm giác của người dân xóm tôi sau khi đọc xong bài “Ém nhẹm suốt 6 năm” (Tuổi Trẻ ngày 25-5-2007). Bà con phẫn nộ bởi nước tương là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình trong nhiều năm qua nhưng người tiêu dùng đã không được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi trong gia đình họ đã có người thân chết vì ung thư mà không rõ nguyên nhân.
                        Từ trước đến nay, báo chí đã nhiều lần đặt vấn đề phải công bố tên các cơ sở sản xuất nước tương có chất gây ung thư để bảo vệ người tiêu dùng nhưng các cơ quan chức năng vẫn phớt lờ. Như vậy có khuất tất gì ở đây không?
                        Việc ngành y tế TP.HCM “ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư cho thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị ngay cơ quan kêu gọi người dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm thả nổi. Người tiêu dùng giờ đây hoang mang tự hỏi liệu sau nước tương đến gia vị nào trong bữa ăn có chất gây bệnh mà cơ quan chức năng ém nhẹm, không công bố?
                         
                        XUÂN QUANG (Tiền Giang)
                         
                        * “Ém nhẹm” thông tin về những cơ sở sản xuất nước tương có chất gây ung thư cho thấy ngành y tế TP không hề quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng! Tôi, một người thường xuyên ăn chay bằng nước tương, đã bị sốc thật sự khi biết một cơ quan có chức năng bảo vệ sức khỏe người dân lại “ém nhẹm” thông tin làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
                         
                        Giờ đây, tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình sau ngần ấy năm trời sử dụng nước tương có chất độc hại này. 
                                            
                        KIM CHUNG (TP.HCM)
                         
                        http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=202833&ChannelID=118
                         
                         
                        #12
                          HongYen 29.05.2007 06:54:29 (permalink)
                          Ăn nước tương có 3-MCPD lâu ngày có bị ung thư?
                          Thứ Hai, 28/05/2007, 02:10 (GMT+7)

                          TT - Tôi ăn chay trường. Nhiều năm qua tôi dùng nước tương thường xuyên. Qua báo chí tôi mới biết loại nước tương lâu nay sử dụng có chứa chất gây ung thư 3-MCPD cao quá mức cho phép. Tôi rất lo lắng không biết sau này có bị ung thư hay không?
                          (Nguyễn Văn Tuấn và nhiều bạn đọc ở TP.HCM)
                           
                          TS.BS Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM:
                           
                          - Các nhà khoa học khi nghiên cứu về chất 3-MCPD trong  nước tương thường nói là có nguy cơ bị ung thư. Chữ “nguy cơ” ở đây được hiểu là không khẳng định, chưa kết luận nhưng mang tính cảnh báo là phải cảnh giác với chất này. Có thể hiểu cảnh báo này như sau: ở chỗ đó rất nguy hiểm, bạn đi tới đó là phải coi chừng chuyện đó. Còn chuyện đó có xảy ra hay không thì không thể biết được.
                           
                          Do đó, để trả lời có bị ung thư hay không khi ăn lâu ngày loại nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD quá mức cho phép thì không ai dám nói và khẳng định chắc chắn là có hay không.
                          Mối liên hệ giữa chất 3-MCPD và ung thư ra sao?
                           
                          * Được biết nước tương có chất 3-MCPD có thể gây đột biến gen gây ung thư. Mối liên hệ giữa đột biến gen và bệnh ung thư như thế nào?
                          (Nhiều bạn đọc)

                           
                          Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM:
                           
                          - Có rất nhiều tác nhân gây tổn thương ở mức độ tế bào dẫn đến đột biến gen của tế bào. Khi tế bào bị đột biến gen thì cơ chế điều hòa sẽ bị mất đi, từ đó sẽ sinh ra nhiều bệnh tật khác nhau, trong đó có bệnh ung thư.
                           
                          Trong cuộc sống bình thường, con người tiếp xúc với rất nhiều tác nhân bên ngoài và một cách ngẫu nhiên có thể chúng ta vô tình tiếp xúc với một số tác nhân có thể gây đột biến gen như hóa chất, môi trường, virus, tia bức xạ, tia cực tím và cả trong thực phẩm ăn uống hằng ngày…
                           
                          Những tác nhân có thể gây đột biến gen nếu cứ tác động lặp đi lặp lại trên tế bào, đến một lúc nào đó sẽ gây tổn thương tế bào không hồi phục dẫn đến đột biến vĩnh viễn, từ đó gây ra ung thư.
                           
                          NG.QUANG thực hiện
                           




                           Tin bài liên quan:
                             Tiếp tục thu hồi nước tương “đen”
                             Giải pháp nào có nước tương sạch?
                             Vụ nước tương "đen": Sẽ xử lý đúng mức cơ sở vi phạm
                             Mới một đơn vị thu hồi nước tương “đen”
                             Người tiêu dùng... “thông thái”!
                           * Tất cả...
                           
                          http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=203068&ChannelID=12
                          #13
                            HongYen 29.05.2007 07:06:52 (permalink)

                            Người tiêu dùng... “thông thái”!

                             
                            Người tiêu dùng... “thông thái”!
                            Chủ Nhật, 27/05/2007, 05:37 (GMT+7)

                            Chuyện thường ngày
                             
                            TT -  Hai năm qua, tui đã chan và chấm 2 lít nước tương ND - loại có chứa chất gây ung thư nhiều hơn 2.300 lần mức an toàn - rồi ông ạ!
                            - Nghĩa là ông sắp tới bệnh viện. Ông còn điều chi muốn nói?
                            - Chớ vội tin những lời có cánh!
                            - Tại sao?
                            - Nhiều “ông y tế” từng đăng đàn cổ vũ chúng ta hãy là “người tiêu dùng thông thái”. Một cách thể hiện “thông thái” là xài những món hàng có nhãn hiệu, thương hiệu uy tín, có đăng ký chất lượng.
                            - Và ông đã chọn một mặt hàng chất lượng cao có nhiều nơi xác nhận, mà không biết rằng mấy ổng đã ém nhẹm thông tin nước chấm này có chất độc!
                            - Vì tui nghe lời mấy ổng, muốn mình là “người tiêu dùng thông thái”. Thông thái nghĩa là hiểu biết rộng, từ hiểu biết đến... không còn biết gì chỉ cách nhau một thứ thôi ông biết không?
                             
                            - Cái miệng của người có trách nhiệm!  
                             
                            BÚT BI
                             
                            http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=203008&ChannelID=88
                            #14
                              HongYen 30.05.2007 06:47:52 (permalink)
                              Án tử hình cho quan chức Trung Quốc
                              29 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h41 GMT

                               
                              Ông Zheng bị buộc tội đã nhận khoảng 850 ngàn đôla hối lộ
                               
                              Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này mới kết án tử hình lãnh đạo cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm vì tội tham nhũng.
                              ....
                              Bắc Kinh chịu nhiều áp lực phải hành động do ngày càng có nhiều quan ngại gia tăng cả trong nước lẫn ở nước ngoài về tiêu chuẩn yếu kém của các sản phẩm thuốc thang cũng như thực phẩm.

                              Tham nhũng
                              ......
                              Hàng chục người đã thiệt mạng tại Trung Quốc vì dùng phải thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả.
                               
                              Năm ngoái, một loại kháng sinh kém phẩm chất, là Xinfu, không được tiệt trùng đã khiến cho 11 người thiệt mạng.
                              ...
                              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/05/070529_china_deathpenalty.shtml
                               
                              >>>>>>>>>>>
                               
                              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=272891
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2007 07:06:07 bởi HongYen >
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 63 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9