Thực Phẩm Độc Hại

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 63 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thực Phẩm Độc Hại - 27.05.2007 00:08:47
Tin đồn về chuối gây chấn động Trung Quốc
 
 
Tin đồn lan truyền qua tin nhắn di động đã ảnh hưởng nặng nề tới giá chuối từ đảo Hải Nam.
 
Các tin nhắn nói rằng loại quả này chứa virus tương tự như Sars, hội chứng viêm đường hô hấp cấp từng làm hàng trăm người thiệt mạng khắp thế giới.
 
Các nhà sản xuất ở Hải Nam cho biết giá cả sụt giảm khiến họ thiệt hại khoảng 2,6 triệu đôla mỗi ngày.
 
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ, coi đó là tin đồn vô căn cứ. Cảnh sát cũng điều tra nguồn gốc tin trên.
 
Tân Hoa Xã trích lời một quan chức trong Bộ Y tế Trung Quốc nói rằng đó hoàn toàn là một tin đồn.
 
“Chưa từng có trường hợp người nhiễm virus từ cây trồng trên thế giới. Không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó”.
 
Chuối trồng trên đảo Hải Nam từng bị đồn là gây bệnh ung thư, sau khi các trang trại trồng chuối bị ảnh hưởng bởi một đợt dịch bệnh hồi đầu năm.
 
Tin đồn lan ra giữa lúc cộng đồng quốc tế lo ngại về các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc có chứa chất độc, trong đó có thức ăn dành cho vật nuôi và kem đánh răng.
 
Tờ Nhân dân Nhật báo gần đây chỉ trích các quy định về an toàn thực phẩm của Trung Quốc đồng thời kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn để bảo vệ người tiêu dùng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/05/070526_killerbanana.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thực Phẩm Độc Hại - 27.05.2007 00:24:12
'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'
Thứ sáu, 25/5/2007, 21:13 GMT+7



Chiều 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, sở y tế có quyền và trách nhiệm công bố các thông tin về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Nếu phát hiện có chất độc hại mà không thông báo cho người dân thì lỗi là ở sở y tế.

- Thưa ông, tình trạng nhiều loại nước tương ở TP HCM có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép được phát hiện từ 2005 nhưng nay mới công bố. Tại sao lại có sự chậm trễ này?
 
- Thông tin cụ thể về vấn đề này hiện tôi chưa nắm được. Tôi đã yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp. Nhưng về quan điểm, có thể nói ngay là Bộ Y tế chủ trương công khai, minh bạch khi có thông tin thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân chứ không hề giấu giếm. Và sở y tế là cơ quan có trách nhiệm quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn mình, có trách nhiệm công bố thông tin một cách chủ động mà không cần xin ý kiến của Bộ. Nếu phát hiện mà không công bố là lỗi ở cơ quan này. Ngay cả các viện nghiên cứu chuyên môn không có chức năng quản lý cũng không bị cấm công bố các khảo sát của mình về thực phẩm.

- Nếu phát hiện trong thực phẩm có một chất độc cao hơn mức cho phép, trường hợp nào sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân?
 
- Nếu hàm lượng chất đó chỉ cao hơn môt chút so với mức cho phép và kiểm tra cho thấy đó chỉ là bất cập về mặt kỹ thuật khiến chất lượng các lô hàng không đồng đều thì không cần công bố. Cơ quan quản lý chỉ thông báo cho cơ sở để yêu cầu khắc phục, sau đó theo dõi, kiểm tra lại. Tuy nhiên nếu hàm lượng chất độc cao hơn hẳn so với mức cho phép thì phải công bố cho người dân. Trong trường hợp nước tương ở TP HCM, nếu quả thật hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép đến hàng nghìn lần thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, cần công bố khẩn cấp và rộng rãi cho nhân dân biết.

- Với các sản phẩm không an toàn, việc thu hồi hiện vẫn chỉ dựa vào sự tự giác của doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về điều này?
 
- Khi phát hiện thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất hay nhập khẩu khẩn trương thu hồi và báo cáo kết quả. Ở nước nào cũng vậy, đây là trách nhiệm của doanh nghiệp, không cơ quan nhà nước nào có thể làm thay. Việc thu hồi có triệt để hay không tùy thuộc vào thời gian bắt đầu thực hiện. Nếu lô sản phẩm lưu hành 5-6 tháng mới phát lệnh thu hồi thì thường rất khó hiệu quả vì đã được phân phối hết. Nhưng dù sao thì việc kiểm tra và thu hồi cũng chỉ là giải quyết phần ngọn. Muốn quản lý tốt về an toàn thực phẩm, cần phải lập một hàng rào để sàng lọc trước khi sản phẩm ra thị trường chứ không phải mở cửa rộng rồi sau đó chạy theo thu hồi.

- Cụ thể là thế nào, thưa ông?
 
- Ở các nước, việc sản xuất thực phẩm cũng phải được tiêu chuẩn hóa giống như GMP trong dược phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp muốn hoạt động phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình sản xuất, nhân công... Như vậy, thực phẩm đã được sàng lọc trước khi đưa ra bán, nên ít có nguy cơ thiếu an toàn. Ở Việt Nam chưa áp dụng quy chế này nên việc quản lý thực phẩm rất khó khăn bị động, khi kiểm tra phát hiện vi phạm để thu hồi sản phẩm thì thực chất cũng không giải quyết được vấn đề. Sắp tới, việc sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cũng sẽ phải được tiêu chuẩn hóa như sản xuất thuốc.

- Nhưng đó là chuyện tương tai, trước mắt Bộ Y tế sẽ làm gì để lập lại an toàn cho thị trường nước tương? 

- Chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, chính quyền địa phương... tổ chức một đợt thanh tra toàn diện thị trường nước tương trên toàn quốc. Và không chỉ nước tương, nhiều loại thực phẩm khác có nguy cơ ẩn chứa chất độc cũng sẽ được kiểm tra.

Không chỉ Thứ trưởng Cao Minh Quang chưa nắm được tình hình công bố "nước tương bẩn" ở TP HCM. Ngay cả Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong - người được Cục trưởng Trần Đáng chỉ định trả lời báo chí về việc này -cũng cho biết chưa rõ thông tin, bởi "người nắm vấn đề là ông Đáng". 

Chiều 24/5, ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định Cục không có chủ trương giấu giếm vấn đề nước tương, nhưng tại sao đến thời điểm này kết quả kiểm nghiệm của năm 2005 mới được công bố, và Cục nhận được thông tin về sự việc từ bao giờ thì ông không rõ. Ông Phong hứa sẽ cập nhật thông tin ngay để chính thức trả lời, nhưng trong ngày 25/5, điện thoại của ông không liên lạc được. Trong khi đó Cục trưởng Trần Đáng vẫn kiên quyết từ chối gặp gỡ báo chí.

Nước tương chứa độc tố 3-MCPD đã là vấn đề nổi cộm từ nhiều năm nay. Rất nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm cho thấy phần lớn các mẫu nước tương trên thị trường có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép, thậm chí hàng nghìn lần.

3-MCPD sinh ra trong quá trình thủy phân đạm thực vật bằng axit khi sản xuất xì dầu, nước tương (phương pháp lên men tự nhiên sẽ không sinh ra 3-MCPD). Nếu được nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn và thường xuyên, nó có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm giảm khả năng sinh sản ở giống đực. Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể tự phát hiện chất độc này trong nước tương.

Do đó, ngày 22/5 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn yêu cầu Bộ Y tế cung cấp kịp thời, đầy đủ cho báo chí các kết quả kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, trong đó có kết quả kiểm định chất 3-MCPD trong nước tương sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.
 
Thanh Nhàn thực hiện
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:29:11 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
nước tương chứa chất gây ung thư - 27.05.2007 00:40:06
Nhiều loại nước tương chứa chất gây ung thư


Sở Y tế TP HCM đã trì hoãn công bố về nước tương

Việc nhiều sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD quá cao đã được Sở Y tế TP HCM phát hiện từ năm 2005, nhưng mãi đến 23/5/2007 mới công bố. Tuy thanh tra Bộ Y tế có giục nhưng cơ quan này vẫn ém nhẹm thông tin. (25/05)

Khách hàng ngần ngại khi mua nước tương

 
Tại siêu thị Coop Mart Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), anh Tuấn cứ cầm hết chai nước tương này lên săm soi rồi lại hạ xuống xem loại khác, rốt cục không mua chai nào. Thực trạng phần lớn mẫu nước tương được kiểm nghiệm có quá nhiều 3-MCPD khiến anh sợ hãi. (24/05)


TP HCM công bố 20 nhãn nước tương có 3-MCPD

Trong mẫu nước tương của 30 cơ sở được kiểm nghiệm năm 2005, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm của 20 cơ sở chứa lượng 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép, có loại đến hơn 2.000 lần. (24/05)

Một tỷ đồng thưởng người phát hiện Chinsu gây ung thư

 
Công ty liên doanh cổ phần thực phẩm Vitecfood ngày 9/5 cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được một chai nước tương Chinsu không đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế về chất 3-MCPD, chất gây ung thư bị cấm có mặt trong nước tương. (10/05)

Nước tương Chin-su bị cáo buộc chứa chất gây ung thư

 
Ủy ban An toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu đã phát hiện lô nước tương hiệu Chin-su được nhập vào Phần Lan có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép hơn 450 lần. Tuy nhiên nhà sản xuất cho biết không hề xuất sản phẩm sang nước này. (05/05)


Buông lỏng kiểm soát chất gây ung thư trong nước tương

Ông Trần Văn Ký, phụ trách Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN phía Nam cho rằng, cơ quan chức năng không giám sát chặt việc quản lý chất lượng nước tương, nhất là các chất có thể gây ung thư. Lý giải điều này, Viện phó Vệ sinh y tế công cộng Nguyễn Xuân Mai cho rằng, còn nhiều việc khác, đâu phải chỉ lo mỗi nước tương.

 
 
Theo kết quả giám sát chất lượng nước tương (nước chấm) của cơ quan chức năng tại TP HCM, hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương cao quá mức cho phép của Bộ Y tế rất nhiều lần. Chất 3-MCPD là hóa chất gây ung thư, đột biến gen ở người.

 
Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này. (25/01)


Gia hạn công bố 3-MCPD trong nước tương
 
 
Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định lùi thời hạn yêu cầu đăng ký công bố hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương thêm 6 tháng nữa, kể từ thời điểm quy định trước đây là 30/8. Hiện mới chỉ có hơn 10 cơ sở sản xuất nước tương đăng ký công bố 3-MCPD sau sự cố "Chinsu". (31/10/2005)


Tiêu chuẩn hàm lượng 3-MCPD của VN cao hơn EU

 
Sáng nay, trong cuộc trao đổi với báo giới sau sự cố nước tương Chinsu, ông Nguyễn Xuân Mai, Phó viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng, cho biết, hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn Việt Nam là 1 mg/kg sản phẩm; trong khi hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn EU là 0,2 mg/kg cơ thể mỗi ngày. (21/09/2005)


Bộ Y tế khẳng định nước tương Chinsu không có 3-MCPD

 
Sau một tháng rưỡi kể từ ngày lấy mẫu kiểm nghiệm nước tương Chinsu, Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Chính Phủ thông báo kết quả xét nghiệm với nội dung: Không phát hiện có chất 3-MCPD. (19/09/2005)


DN nước tương cố 'né' công bố hàm lượng 3-MPCD


 
Sáng 13/8, trong tọa đàm về thực trạng và giải pháp cho ngành nước tương do Hội lương thực và thực phẩm TP HCM tổ chức, hơn 20 doanh nghiệp sản xuất nước tương đồng kiến nghị Sở Y tế thành phố gia hạn thêm thời điểm công bố hàm lượng 3-MCPD sau 31/8. (14/08/2005)


Lấy mẫu nước tương Chinsu kiểm nghiệm 3-MCPD


 
Sau cuộc họp sáng qua, Thanh tra Bộ Y tế, Viện Vệ sinh y tế và Sở Y tế TP HCM đã quyết định chỉ kiểm nghiệm hàm lượng 3-MCPD trong nước tương Chinsu, thay vì tổng kiểm tra đại trà các cơ sở nước tương trên toàn quốc. (03/08/2005)


Yêu cầu cơ sở nước tương công bố chỉ tiêu 3-MCPD


Sáng nay, Sở Y tế TP HCM ban hành công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải đăng ký công bố hàm lượng 3-MCPD. Thời hạn đăng ký chậm nhất đến ngày 30/8. (01/08/2005)


Tổng kiểm tra chất lượng các loại nước tương


 
Hôm nay, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP HCM và Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố phối hợp để đầu tuần tới sẽ tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước tương của tất cả các cơ sở sản xuất trong nước, không chỉ có Chinsu. (28/07/2005)

http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=4563
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:50:28 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
nước tương chứa chất gây ung thư - 27.05.2007 00:53:29
Siêu thị rút sản phẩm Chinsu khỏi quầy bán hàng


 
Sáng nay, ba ngày sau khi Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư, hệ thống Citimart tại TP HCM thông báo cho nhà cung cấp sẽ tạm thời rút các sản phẩm mang nhãn hiệu này khỏi các quầy hàng. Thời gian "vắng bóng" Chinsu kéo dài đến khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng. (26/07/2005)


Sẽ kiểm tra nước tương Chinsu

Trong buổi làm việc chiều 25/7 với lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã yêu cầu Sở kiểm tra chất lượng nước tương Chinsu nhằm xác định hàm lượng 3-MCPD trong sản phẩm này. (26/07/2005)

Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư


 
Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ vừa khuyến cáo người dân không dùng nước tương Chinsu vì có lượng chất độc 3-MCPD vượt mức cho phép tới 172 lần. Tuy nhiên, công ty Vitecfood, chủ thương hiệu nước tương này lại khẳng định, sản phẩm nói trên không phải là Chinsu thật. (25/07/2005)

Luyện xương thối thành... nước tương

 
Xương mua về dồn thành đống, khi bốc mùi hôi thối mới được đập nhỏ nấu kỹ để chắt lọc các chất "tinh đạm". Mùi hôi, váng mỡ sẽ được khử bằng hóa chất. Sau quy trình chế biến, nồi xương hầm trở thành nồi nước tương cao đạm. (15/06/2005)

http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=4563&p=2
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 00:57:45 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước tương... - 27.05.2007 09:41:51
Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công
Thứ năm, 25/1/2007, 10:55 GMT+7
 
 





Một khâu của "dây chuyền" sản xuất nước tương. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này.
 
Tại một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp, mặt bằng sản xuất chỉ rộng 20 m2 với một lò nấu tương đúc bằng ximăng, được đặt cạnh nhà vệ sinh. Bên trong lò có hai sành rất lớn, dung tích khoảng 200 lít dùng để nấu nước tương. Xung quanh lò để ngổn ngang rất nhiều thùng phuy bằng nhựa, lu, khạp bằng sành cùng nhiều vật dụng linh tinh.
Trong số này có một thùng phuy bằng nhựa để một thứ nước đen sì, sền sệt, nổi váng dầu không được che đậy. Bên trong thùng cắm một đoạn tre dài, mốc bẩn.
 
Chủ cơ sở cho biết “thùng đen đen” là nước tương mới được chế biến ở giai đoạn đầu. Dù chỉ là một cơ sở nhỏ với 2 công nhân, nhưng theo lời chủ, mỗi tháng họ bán ra thị trường hơn 10.000 lít nước tương.





Một góc của một cơ sở sản xuất nước tương tại quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Chủ một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp (đề nghị không nêu tên) cho biết, để sản xuất nước tương, ông đến khu vực “bọng dầu” thuộc huyện Hóc Môn mua nguyên liệu, gồm bã lạc hoặc bã đậu nành (còn gọi là bánh dầu) đã được các công ty sản xuất dầu ăn ép lấy hết dầu, bỏ đi. Một ký bánh dầu giá dao động 4.000-5.000 đồng tùy thời điểm và tùy loại.
 
Để sản xuất ra 200 lít nước tương, chỉ cần lấy gần 100 kg bánh dầu đem nấu với khoảng 75 kg hóa chất acid clohydric (HCl). Sau đó để nguội rồi cho tiếp khoảng 33 kg xút (NaOH) hoặc soda ash (Na2CO3).
 
Qua giai đoạn này, sản phẩm được đem lược bỏ xác, chỉ lấy nước trong và đem nấu lại lần hai. Trong lần nấu này sẽ cho thêm đường, bột ngọt, muối hột, phẩm màu, chất bảo quản (chống mốc), hương liệu nước tương cho dậy mùi thơm... là hoàn thành công đoạn sản xuất cho ra thành phẩm.
Cũng theo chủ cơ sở này, liều lượng các phụ gia, hóa chất... được “nêm, nếm” thế nào là “bí quyết” riêng của mỗi người, nhưng thường dựa theo kinh nghiệm. “Quy trình” từ khi sản xuất cho đến khi ra sản phẩm, tùy nấu một mẻ nhiều hay ít mà chỉ mất 2-3 ngày.
 




Một khảo sát năm 2006 của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã cảnh báo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, kết quả khảo sát 33 cơ sở sản xuất nước tương, tàu vị yểu cho thấy, đến 24/33 cơ sở có quy trình chế biến thủ công, còn lại là bán tự động; quy trình sản xuất một chiều (để tránh lây nhiễm trong quá trình sản xuất) cũng chỉ có 16 cơ sở đạt; 12 cơ sở sử dụng nước giếng sản xuất. Trong đó số cơ sở không xét nghiệm nước hoặc có xét nghiệm nước, nhưng không đạt đến 18; hơn 40% cơ sở không có kho để chứa nguyên liệu, phụ gia, thực phẩm...
Trong khi đó chỉ 33 cơ sở này sản lượng mỗi năm khoảng 3 triệu lít.

Còn theo một cơ sở sản xuất nước tương khác, hóa chất dùng được mua ở nhà máy hóa chất Biên Hòa, Đồng Nai hoặc chợ Kim Biên. “Mỗi lần đi Biên Hòa, chúng tôi mua hẳn 1 tấn acid clohydric để giá rẻ hơn (chỉ khoảng 1.500 đồng/kg). Nếu mua ở chợ Kim Biên giá cao hơn 500-1.000 đồng/kg. Xút hoặc soda ash cũng chỉ khoảng 4.000-6.000 đồng/kg, tùy loại”, chủ cơ sở nói.
Khi được hỏi những hóa chất này là hóa chất thực phẩm hay công nghiệp, chủ cơ sở lưỡng lự một hồi rồi nói “hóa chất thực phẩm chứ”. Tuy nhiên, khi hỏi mượn những hóa đơn mua bán hóa chất, phụ gia của các nhà cung cấp cho cơ sở thì ông bảo: “Bỏ hết rồi, với lại người ta nói là hóa chất thực phẩm mà”.
 
Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, người từng trực tiếp kiểm tra và chứng kiến việc sản xuất nước tương ở một số cơ sở, đến nay đa số cơ sở sản xuất nước tương vẫn dùng hóa chất công nghiệp, như acid clohydric để thủy phân bánh dầu, rồi trung hòa bằng xút và soda ash. Giá hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn nhiều lần so với hóa chất dùng trong thực phẩm.
 
Các hóa chất công nghiệp luôn có hàm lượng tạp chất rất cao và chứa nhiều loại độc chất mà người ta khó và chưa phát hiện chúng. Còn giá của các loại hóa chất thực phẩm rất đắt, đòi hỏi độ tinh khiết cao và an toàn nên hiện nay muốn mua những hóa chất thực phẩm này cũng ít có nơi bán.
 
Sử dụng hóa chất công nghiệp khiến trong quá trình sản xuất nước tương có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người như 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD), do phản ứng của acid clohydric với hàm lượng lipit có trong thực phẩm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi có mặt 3-MCPD với hàm lượng quá cao sẽ tạo thành 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người.
 
Chính vì thế, bác sĩ Ký đã phải thốt lên: "Có lẽ ai nhìn thấy việc sản xuất nước tương cũng sẽ không dám ăn như tôi!”.
(Theo Tuổi Trẻ)
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F2B0C/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước tương... - 27.05.2007 22:57:14
Luyện xương thối thành... nước tương
Thứ tư, 15/6/2005, 08:37 GMT+7

          

Những đống xương chờ được nấu chắt cốt.
 
Xương mua về dồn thành đống, khi bốc mùi hôi thối mới được đập nhỏ nấu kỹ để chắt lọc các chất "tinh đạm". Mùi hôi, váng mỡ sẽ được khử bằng hóa chất. Sau quy trình chế biến, nồi xương hầm trở thành nồi nước tương cao đạm.

"Làng" chế biến xương súc vật Tam Tân nằm ở xã Tân An Hội (huyện Củ Chi, TP HCM). Bên kia kênh Thầy Cai là địa phận huyện Đức Hòa (Long An), cũng có vài hộ làm chung nghề.

Bao trùm trong không khí là một mùi hôi thối khủng khiếp. Xung quanh xương súc vật chất thành đống dưới đất, mới cũ lẫn lộn. Trên các đống xương đủ loại đó, ruồi nhặng bu đầy, kín như người ta rắc đậu đen. Thỉnh thoảng một con chó của ai đó sục mũi vào tìm những miếng thịt nhỏ còn bám lại trên xương khiến đám ruồi nhặng bay ào lên. Khu vực nấu xương là một hệ thống lò nấu bằng củi gồm các lồng đựng và khung khổng lồ rỉ sét. Quy trình chế biến xương xem ra khá đơn giản: xương được đưa vào rọ lưới rồi cho vào lò hấp. Sau đó, chúng được mang ra phơi rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Tiếp theo là hầm kỹ, chủ lò sẽ thêm vào đó nhiều loại hóa chất khác nhau để khử mùi, khử mỡ... để cuối cùng thu được chất mà những người ở đây gọi là "tinh chất đạm".

Thông thường, các cơ sở đều không bao giờ thừa nhận họ chế biến xương để làm nước tương. Tuy nhiên, một chủ "lò" xương cho biết, phần lớn các loại nước tương bày bán trên thị trường có sử dụng "đạm" được chế biến từ những "lò luyện xương" như của ông ta. "Đạm" được chế biến từ những đống xương hôi thối kia, từ những cơ sở không thương hiệu, thậm chí có không ít cơ sở còn chế biến "đạm" bằng... lông heo, gà để rồi được đem chế biến nước tương.

Nhiều hóa chất có thể gây ung thư
 
GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn nhận định: "Chất cholesterol có nhiều trong xương heo, xương bò nên nếu không xử lý tốt thì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng". Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về việc cấm dùng xương súc vật để chế biến nước tương nên nhiều cơ sở vẫn sử dụng xương bò, xương heo để sản xuất nước tương.

Ngoài việc sử dụng xương súc vật, nước tương còn được làm từ khô dầu đậu nành (bánh dầu) bằng phương pháp thủy phân. Theo GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ năm 2001, thế giới đã phát hiện nhiều loại nước tương sản xuất từ khô dầu đậu nành có chứa các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu là 3-cloro - 1,2 - propandiol (3-MCPD) và 1,3-dicloro-2-propanol (1,3- DCP). Đây là những hóa chất có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới đã quy định rất chặt chẽ hàm lượng của chất 3-MCPD trong nước tương.

Chẳng hạn, ở châu Âu, Australia, New Zealand, hàm lượng 3-MCPD cho phép là 20 microgram/kg; Canada, Đài Loan là 1 mg/kg. Thấy được mức độ nguy hiểm của vấn đề này, vào khoảng cuối quý I vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành quy định hàm lượng 3 - MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào là 1 mg/kg. Cuối tháng 4 vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các cơ sở, đơn vị sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải tuân thủ quy định về hàm lượng 3 - MCPD nói trên đồng thời phải công bố hàm lượng 3 - MCPD trong sản phẩm. Các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện đúng quy định này.

Loại hóa chất bảo quản dùng trong nước tương là Natri benzoat đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên trong nước do vẫn chưa có quy định cấm nên các cơ sở sản xuất nước tương vẫn đang sử dụng Natri benzoat để chống mốc.

Bà Nguyễn Thị Từ Minh - Phó trưởng khoa Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết: Theo quy định, hàm lượng chất bảo quản Natri benzoat trong thực phẩm không được vượt quá 1g/kg. Tuy nhiên khi kiểm tra, trung tâm đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất Natri benzoat trong nước tương với hàm lượng khá cao. Một số tổ chức quốc tế thử nghiệm chất Natri benzoat trên chuột thì sau nhiều ngày trọng lượng chuột giảm, hại gan và thận dẫn đến chết; thử nghiệm trên chó thì ảnh hưởng đến thần kinh.
(Theo Thanh Niên)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/06/3B9DF2F9/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2007 22:59:22 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước tương... - 27.05.2007 23:10:25
Đi Chợ
 
 
Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E06FA/
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=62293

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước tương... - 27.05.2007 23:19:54

Độc tố 3-MCPD
 





 Độc tố 3-MCPD trong nước tương: Hàm lượng bao nhiêu thì gây ung thư?
01:20:00, 25/07/2005










Nước tương Chin-su có mặt trong hầu hết các siêu thị. Ảnh Đào Ngọc Thạch
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Công ty Vitec Food giải thích về nước tương Chin-su
* Cần kiểm nghiệm độc tố trong nước tương trên thị trường
 
Ngày 24/7, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin TTXVN cho biết, nước tương Chin-su của Việt Nam nhập vào Bỉ có chứa độc tố gây ung thư với hàm lượng cao. Vì vậy, Cơ quan Chất lượng thực phẩm của Bỉ đã cảnh báo người dân Bỉ không nên dùng loại nước tương này. Thông tin trên ngay lập tức đã gây chú ý nơi người tiêu dùng. 15h ngày 24/7, Ban Giám đốc Công ty liên doanh Chế biến thực phẩm Việt Tiến (Vitec Food), chủ thương hiệu nước chấm Chin-su đã đến tòa soạn báo Thanh Niên để trao đổi về sự việc này.
 


Công ty Vitec Food: Chin-su đó không phải của chúng tôi
 
 
Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Vitec Food cho biết: "Nước tương Chin-su được xuất khẩu từ năm 2003 với sản lượng bình quân mỗi tháng khoảng 100.000 chai. Thị trường của Chin-su gồm nhiều nước trong khu vực Đông Âu và EU nhưng chưa  bao giờ nước tương Chin-su xuất qua Bỉ. Nghĩa là, có khả năng lô hàng bị Cơ quan Chất lượng thực phẩm Bỉ cảnh báo là hàng giả mạo". "Người ta có thể làm giả nước chấm Chin-su qua các mẫu chai" - ông Sơn nói - "Hơn nữa, Công ty Vitec Food chưa bao giờ sản xuất loại nước tương có hàm lượng chất 3-MCPD (chất gây ung thư) cao hơn 1 mg/kg - mức quy định của Bộ Y tế - thì lô hàng phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 86 mg/kg chắc chắn không phải của Chin-su".
 

 




Độc tố 3-MCPD được tạo thành như thế nào?
"Trong quá trình thủy phân khô dầu đậu nành để làm nước tương thì lượng dầu thực vật trong khô dầu sẽ phân hủy tạo ra các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu 3 - cloro -1,2 -propandiol (3 - MCPD), 1,3 - dicloro - 2 - propanol (1,3 - DCP). Đây là những chất có khả năng gây ung thư". Thạc sĩ Đỗ Việt Hà

Đối với hàng xuất khẩu, Chin-su chia ra
làm 2 loại: loại xuất khẩu sang thị trường EU vốn đòi hỏi chất 3-MCPD chỉ 0,02 mg/kg trở xuống và thị trường Mỹ "dễ tính" hơn với quy định tương đương Việt Nam, tức 1 mg/kg (cao hơn 50 lần so với EU). "Với công nghệ hiện tại của mình, Chin-su đã đạt tiêu chuẩn của châu Âu về hàm lượng 3-MCPD", ông Sơn quả quyết. Trả lời câu hỏi trước nay nước tương Chin-su có bị làm giả không, ông Sơn khẳng định là có: một trường hợp xảy ra năm 2004 do một công ty làm giả đã được giải quyết ổn thỏa còn một số trường hợp khác thì không tìm ra thủ phạm. Theo ông Sơn, một số Việt kiều cũng đã mang nước tương Chin-su ra nước ngoài qua hành lý xách tay, có thể đã mang theo hàng giả.
 
"Chin-su đã công bố chất lượng trước một năm so với quy định của Bộ Y tế. Trước đó nữa, chúng tôi đã nghiên cứu và chuẩn bị 2 năm để đưa ra các chỉ tiêu chất lượng này. Từ đầu năm 2005 chúng tôi đã bắt đầu ghi trên nhãn hiệu các chỉ tiêu hàm lượng này. Tóm lại, chúng tôi có đầy đủ hồ sơ pháp lý về chỉ tiêu chất lượng được duyệt" - ông Sơn cho biết. Về vấn đề có thể sẽ có sai lệch về kết quả kiểm nghiệm của Việt Nam so với một số nước, ông Sơn cho rằng là điều có thật, song sai số giữa nước ta và quốc gia mà Vitec Food từng đưa hàng vào là trong mức cho phép.
 
Phải kiểm nghiệm chất lượng nước tương trên thị trường
 
Về chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (TP.HCM) thạc sĩ Đỗ Việt Hà cho biết: nhiều nước, lãnh thổ trên thế giới quy định hàm lượng 3-MCPD có trong nước tương khá nghiêm ngặt. Chẳng hạn, ở châu Âu, Úc, New Zealand là 0,02mg/kg; Canada, Đài Loan là 1 mg/kg. Riêng Việt Nam, vào cuối tháng 3/2005 Bộ Y tế cũng đã quy định là hàm lượng 3-MCPD là 1 mg/kg. Trả lời PV Thanh Niên về hàm lượng 3 - MCPD bao nhiêu sẽ gây ra ung thư cho người? Ông Đỗ Việt Hà cho biết: "Ở châu Âu, khi người ta thử nghiệm trên chuột thì hàm lượng 3 - MCPD là 0,02 mg/kg đã gây ra ung thư. Chính vì vậy mà họ khá nghiêm ngặt đối với những lô hàng nước tương nhập khẩu vào nước họ".
 
Theo ông Đỗ Việt Hà, để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nước tương hiện nay, cần có một cơ quan chức năng kiểm nghiệm chính xác và công bố kết quả hàm lượng công khai để người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Đồng thời, các cơ quan chức năng như y tế, khoa học và công nghệ ngồi lại với các doanh nghiệp để chọn ra công nghệ cho sản phẩm đảm bảo an toàn. Nhưng để làm được điều này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thay đổi máy móc thiết bị công nghệ. Ông Đỗ Việt Hà cho biết thêm, nhóm nghiên cứu ông đã tìm ra 4 phương pháp để hạn chế sự tạo thành 3 - MCPD trong quá trình sản xuất nước tương và đang chuyển giao cho các doanh nghiệp áp dụng.
 
H.Sơn - T.Xuân
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư - 29.05.2007 06:31:32
Nước Tương Gây Ung Thư Bị ‘Ém Nhẹm’ Suốt 6 Năm 
Việt Báo Thứ Bảy, 5/26/2007, 12:02:00 AM
 

HÀ NỘI- Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/2007, ngay từ năm 2001, tại VN, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát giác có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến bây giờ, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố. Và thị trường đã có ngay những phản ứng: siêu thị không bày bán, người tiêu dùng quay lưng...
 
Về trách nhiệm của cơ quan chức năng, theo báo Tiền Phong, ngành y tế VN đã phát giác 92 cơ sở, công ty sản xuất nước tương chứa chất gây ung thư quá quy chuẩn. Chỉ riêng báo cáo của Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng TPSG gửi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm  ngày 16/5/2007 đã cho thấy: Trong số 210 mẫu nước tương kiểm tra hàm lượng 3-MCPD từ tháng 1/2006 - 4/2007 có 66 mẫu vượt giới hạn cho phép. Còn tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, trong báo cáo ngày 15/5/2007, có tới 23/37 mẫu kiểm tra trong năm 2006 và 2007 chứa 3-MCPD. Trong số đó, 16 mẫu có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế (1mg/kg). Xin lưu ý, giới hạn cho phép của Việt Nam cao hơn 50 lần so với giới hạn của châu Âu. Nếu cộng cả 10 cơ sở có sản phẩm chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép trong đợt thanh tra chuyên ngành ngày 16/1/2007,  cả thảy có 92 cơ sở sản xuất và công ty vi phạm.
 
Cũng theo báo Tiền Phong, trả lời câu hỏi tại sao nhiều cơ sở vi phạm như thế mà không thấy công bố cho công chúng biết và có hay không chuyện o bế thông tin cho doanh nghiệp,  1 phó cục trưởng  Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) lại  khẳng định rằng không hề có chuyện đó. "Tôi không phụ trách trực tiếp vấn đề chất 3-MCPD trong nước tương nhưng tôi đảm bảo không hề có chuyện Cục  ATVSTP nhận được thông tin mà không cho công bố",  ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, nói như thế.
 
Báo TP dẫn lời ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết: "Các cuộc kiểm tra trên là do địa phương thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của địa phương chứ không phải là chiến dịch do Cục chỉ thụi. Cũng vì thế, càng không có chuyện Cục chỉ thị địa phương công bố hay không công bố".
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=108360

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư - 29.05.2007 06:39:21



“Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!
Thứ Bảy, 26/05/2007, 05:47 (GMT+7)
TT - Sốc, giận dữ, phẫn nộ là cảm giác của người dân xóm tôi sau khi đọc xong bài “Ém nhẹm suốt 6 năm” (Tuổi Trẻ ngày 25-5-2007). Bà con phẫn nộ bởi nước tương là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình trong nhiều năm qua nhưng người tiêu dùng đã không được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi trong gia đình họ đã có người thân chết vì ung thư mà không rõ nguyên nhân.

 

Vụ nước tương "đen": Y tế TP.HCM “thanh minh”




Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:12 (GMT+7)
TT - Gần 17g chiều 25-5, ông Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã chủ trì cuộc họp báo trả lời một số vấn đề xung quanh việc thiếu minh bạch thông tin, chậm công bố danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD vượt quá qui định của Bộ Y tế.

 

TP.HCM, Hà Nội: Không bán nước tương “đen”
Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:05 (GMT+7)
TT - Ngày 25-5, tiểu thương ở các chợ An Đông, Bến Thành, Tân Định, Bà Chiểu (TP.HCM)... đã dọn hết hàng của các cơ sở có tên trong “danh sách đen”, vì “có bày cũng không ai mua”, thay vào đó là loại nước tương mang các nhãn hiệu được cho là an toàn như Mêkông, Dinhco, Wonderful... Một số tiểu thương còn mạnh dạn nhập sản phẩm ngoại nhưng “hàng ngoại có độ nồng, hắc, không hợp với khẩu vị người Việt. Giá cả lại khá đắt đỏ nên bán chậm”.

 

Cần một chữ “tâm”
Thứ Bảy, 26/05/2007, 03:04 (GMT+7)
TT - Đạo đức kinh doanh không phải là chuyện gì mới, ai cũng biết nhưng hình như nhiều người đã “quên”...
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?SearchQuery=%2225%2F05%2F2007%22&searchSubmit%3AcboInputMethod=0&image.x=14&image.y=7

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư - 29.05.2007 06:45:30

“Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!

 
Nước tương chứa chất gây ung thư: “Ém nhẹm” suốt sáu năm
Thứ Sáu, 25/05/2007, 05:12 (GMT+7)
 

TT - Ngay từ năm 2001, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát hiện có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến bây giờ, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố. Và thị trường đã có ngay những phản ứng: siêu thị không bày bán, người tiêu dùng quay lưng...
 
>> Nước tương chứa chất gây ung thư: Ai ém nhẹm thông tin vi phạm?
>> TP.HCM: 20 cơ sở nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư
>> Bắt đầu kiểm nghiệm nước tương tại TP.HCM
>> Thế nào là “nước tương sạch”?
>> Sự kiện “Nước Tương Chin-su”: Bộ Y tế sẽ kiểm tra lại
>> Sẽ xem xét lại hồ sơ về nước tương Chinsu
 
Vụ nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư không phải là mới, nhưng người tiêu dùng đã thật sự lo ngại khi lần đầu tiên biết được danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép (1mg/kg) của Bộ Y tế. Ngành y tế phát hiện chất 3-MCPD có trong nước tương từ khi nào và vì sao đến tận bây giờ mới công bố?
 
Đã phát hiện 3-MCPD từ 2001
 






Người tiêu dùng phân vân lựa chọn loại nước tương an toàn! - Ảnh: THANH ĐẠMLật lại hồ sơ chưa đầy đủ mà phóng viên Tuổi Trẻ có được mới thấy rằng việc nước tương có chứa chất 3-MCPD đã được ngành y tế TP.HCM phát hiện và biết rất rõ từ cuối năm 2001. Cụ thể, tháng 11-2001, qua xét nghiệm 15 mẫu nước tương, dầu hào tại địa bàn TP thì tất cả các mẫu đều có hàm lượng 3-MCPD gấp 23-5.644 lần mức cho phép. Tháng 12-2001, xét nghiệm tiếp 10 mẫu thì có 9 mẫu vượt mức cho phép, trong đó có mẫu gấp 6.090 lần.
 
Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP thực hiện giám sát hàm lượng 3-MCPD 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100-18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000-18.000 lần mức cho phép; sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD rất cao,  từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn  từ  2,1-4.936 mg/kg.
 
Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi gửi tới xét nghiệm. Qua đó phát hiện hơn 100 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ 2,0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ hai đến gần chục ngàn lần. Quí 3-2005, Sở Y tế TP.HCM gửi mẫu nước tương của 30 cơ sở sản xuất đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP kiểm nghiệm, phát hiện 20 cơ sở có sản phẩm nước tương có chất 3-MCPD cao gấp từ vài lần đến vài ngàn lần mức cho phép. Tại Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, trong năm 2005 cũng tiến hành phân tích 38 mẫu và phát hiện 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao hơn mức qui định.
 





Theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngay từ tháng 3-2007, sau khi báo chí lên tiếng về việc “ém nhẹm” thông tin liên quan đến kết quả kiểm định nước tương tại TP.HCM, thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản gửi thanh tra Sở Y tế TP.HCM đề nghị báo cáo kết quả cụ thể, đồng thời công bố các cơ sở có vi phạm chất lượng cho cơ quan báo chí. Tuy nhiên, mãi gần... hai tháng sau, đến ngày 7-5 vừa qua, thanh tra Sở Y tế TP.HCM mới gửi báo cáo với Bộ Y tế về đợt kiểm tra 11 cơ sở sản xuất nước tương trên địa bàn.
LAN ANH

Năm 2006, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP tiếp tục phát hiện 28/135 mẫu gửi tới xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép ở mức từ 1,19-3.029 mg/kg. Kết quả phân tích 245 mẫu nước tương của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM trong hai năm 2005-2006 cũng cho thấy có bảy mẫu vượt trên 1mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 1.700mg/kg.
 
Cũng trong năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện chín mẫu có
3-MCPD vượt giới hạn, trong đó có mẫu cao tới 1.944mg/kg. Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện tám mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép.
 
Bỏ mặc người tiêu dùng
Trừ hai bản danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD cao quá mức cho phép trong hai năm 2005 và 2007 vừa được công bố, các kết quả kiểm nghiệm mẫu của những cơ sở sản xuất nước tương khác trong nhiều năm qua đều không được công bố. Các cơ sở này là ai? Vi phạm bao nhiêu lần, có bị xử lý không, xử lý thế nào? Không ai biết, trừ ngành y tế!
 
Ai cũng biết tất cả kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước tương từ các đơn vị kiểm nghiệm đều được báo cáo về Sở Y tế TP và Bộ Y tế. Chính vì vậy mà cách đây hai năm Bộ Y tế đã có quyết định số 11 về việc qui định hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào không được quá 1mg/kg. Rõ ràng Sở Y tế TP, Bộ Y tế đều biết rất rõ người dân đang hằng ngày ăn phải loại thực phẩm có chứa chất độc hại.
 
Thế nhưng, nước tương có chất 3-MCPD vượt mức qui định gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường. Vì sao nhiều năm qua những cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân vẫn dửng dưng, giấu nhẹm thông tin để mặc người tiêu dùng phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư từ những loại nước tương không an toàn? Đây là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục.
 
Ngành y tế TP sẽ xử lý những cơ sở sản xuất nước tương vi phạm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Tại sao thời gian qua Sở Y tế TP.HCM không công khai thông tin tên các cơ sở sản xuất nước tương có hàm lượng 3-MCPD cao quá mức cho phép? Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thế Dũng - giám đốc Sở Y tế TP - khẳng định quan điểm của ngành y tế là bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng cũng không làm thương tổn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không vi phạm. Còn những cơ sở vi phạm, hoặc vi phạm nhiều lần thì quan điểm của sở là không bao che.
 
Thời gian qua, mỗi khi phát hiện cơ sở nào vi phạm, sở đều có xử phạt. Tuy nhiên, luật có những bất cập mà nhiều khi ngành y tế không thể làm khác được. Có những cơ sở vi phạm nhiều lần, ngành y tế rất bức xúc, rất muốn đóng cửa nhưng không thể vì luật qui định rất rõ họ sai phạm thế nào thì mới đóng cửa được.
 
Còn vấn đề vì sao vừa qua chưa công khai thông tin thì ông Dũng cho rằng không phải ngành y tế không muốn công bố mà phải xem lại qui định, vì có thể nếu công bố không đúng luật lệ thì không khéo ngành y tế lại bị khiếu nại. Liệu những lời giải thích này có đủ sức thuyết phục người dân?
 
LÊ THANH HÀ
 




 Tin bài liên quan:
   Tiếp tục thu hồi nước tương “đen”
   Giải pháp nào có nước tương sạch?
   Ăn nước tương có 3-MCPD lâu ngày có bị ung thư?
   Vụ nước tương "đen": Sẽ xử lý đúng mức cơ sở vi phạm
   Mới một đơn vị thu hồi nước tương “đen”
 * Tất cả...
 
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202709&ChannelID=3

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư - 29.05.2007 06:50:33

“Ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư: Sốc, giận dữ và phẫn nộ!
Thứ Bảy, 26/05/2007, 05:47 (GMT+7)

 
TT - Sốc, giận dữ, phẫn nộ là cảm giác của người dân xóm tôi sau khi đọc xong bài “Ém nhẹm suốt 6 năm” (Tuổi Trẻ ngày 25-5-2007). Bà con phẫn nộ bởi nước tương là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình trong nhiều năm qua nhưng người tiêu dùng đã không được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi trong gia đình họ đã có người thân chết vì ung thư mà không rõ nguyên nhân.
Từ trước đến nay, báo chí đã nhiều lần đặt vấn đề phải công bố tên các cơ sở sản xuất nước tương có chất gây ung thư để bảo vệ người tiêu dùng nhưng các cơ quan chức năng vẫn phớt lờ. Như vậy có khuất tất gì ở đây không?
Việc ngành y tế TP.HCM “ém nhẹm” nước tương có chất gây ung thư cho thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị ngay cơ quan kêu gọi người dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm thả nổi. Người tiêu dùng giờ đây hoang mang tự hỏi liệu sau nước tương đến gia vị nào trong bữa ăn có chất gây bệnh mà cơ quan chức năng ém nhẹm, không công bố?
 
XUÂN QUANG (Tiền Giang)
 
* “Ém nhẹm” thông tin về những cơ sở sản xuất nước tương có chất gây ung thư cho thấy ngành y tế TP không hề quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng! Tôi, một người thường xuyên ăn chay bằng nước tương, đã bị sốc thật sự khi biết một cơ quan có chức năng bảo vệ sức khỏe người dân lại “ém nhẹm” thông tin làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
 
Giờ đây, tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình sau ngần ấy năm trời sử dụng nước tương có chất độc hại này. 
                    
KIM CHUNG (TP.HCM)
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=202833&ChannelID=118
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư: 3-MCPD - 29.05.2007 06:54:29
Ăn nước tương có 3-MCPD lâu ngày có bị ung thư?
Thứ Hai, 28/05/2007, 02:10 (GMT+7)

TT - Tôi ăn chay trường. Nhiều năm qua tôi dùng nước tương thường xuyên. Qua báo chí tôi mới biết loại nước tương lâu nay sử dụng có chứa chất gây ung thư 3-MCPD cao quá mức cho phép. Tôi rất lo lắng không biết sau này có bị ung thư hay không?
(Nguyễn Văn Tuấn và nhiều bạn đọc ở TP.HCM)
 
TS.BS Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM:
 
- Các nhà khoa học khi nghiên cứu về chất 3-MCPD trong  nước tương thường nói là có nguy cơ bị ung thư. Chữ “nguy cơ” ở đây được hiểu là không khẳng định, chưa kết luận nhưng mang tính cảnh báo là phải cảnh giác với chất này. Có thể hiểu cảnh báo này như sau: ở chỗ đó rất nguy hiểm, bạn đi tới đó là phải coi chừng chuyện đó. Còn chuyện đó có xảy ra hay không thì không thể biết được.
 
Do đó, để trả lời có bị ung thư hay không khi ăn lâu ngày loại nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD quá mức cho phép thì không ai dám nói và khẳng định chắc chắn là có hay không.
Mối liên hệ giữa chất 3-MCPD và ung thư ra sao?
 
* Được biết nước tương có chất 3-MCPD có thể gây đột biến gen gây ung thư. Mối liên hệ giữa đột biến gen và bệnh ung thư như thế nào?
(Nhiều bạn đọc)

 
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM:
 
- Có rất nhiều tác nhân gây tổn thương ở mức độ tế bào dẫn đến đột biến gen của tế bào. Khi tế bào bị đột biến gen thì cơ chế điều hòa sẽ bị mất đi, từ đó sẽ sinh ra nhiều bệnh tật khác nhau, trong đó có bệnh ung thư.
 
Trong cuộc sống bình thường, con người tiếp xúc với rất nhiều tác nhân bên ngoài và một cách ngẫu nhiên có thể chúng ta vô tình tiếp xúc với một số tác nhân có thể gây đột biến gen như hóa chất, môi trường, virus, tia bức xạ, tia cực tím và cả trong thực phẩm ăn uống hằng ngày…
 
Những tác nhân có thể gây đột biến gen nếu cứ tác động lặp đi lặp lại trên tế bào, đến một lúc nào đó sẽ gây tổn thương tế bào không hồi phục dẫn đến đột biến vĩnh viễn, từ đó gây ra ung thư.
 
NG.QUANG thực hiện
 




 Tin bài liên quan:
   Tiếp tục thu hồi nước tương “đen”
   Giải pháp nào có nước tương sạch?
   Vụ nước tương "đen": Sẽ xử lý đúng mức cơ sở vi phạm
   Mới một đơn vị thu hồi nước tương “đen”
   Người tiêu dùng... “thông thái”!
 * Tất cả...
 
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=203068&ChannelID=12

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước Tương Gây Ung Thư: 3-MCPD - 29.05.2007 07:06:52

Người tiêu dùng... “thông thái”!

 
Người tiêu dùng... “thông thái”!
Chủ Nhật, 27/05/2007, 05:37 (GMT+7)

Chuyện thường ngày
 
TT -  Hai năm qua, tui đã chan và chấm 2 lít nước tương ND - loại có chứa chất gây ung thư nhiều hơn 2.300 lần mức an toàn - rồi ông ạ!
- Nghĩa là ông sắp tới bệnh viện. Ông còn điều chi muốn nói?
- Chớ vội tin những lời có cánh!
- Tại sao?
- Nhiều “ông y tế” từng đăng đàn cổ vũ chúng ta hãy là “người tiêu dùng thông thái”. Một cách thể hiện “thông thái” là xài những món hàng có nhãn hiệu, thương hiệu uy tín, có đăng ký chất lượng.
- Và ông đã chọn một mặt hàng chất lượng cao có nhiều nơi xác nhận, mà không biết rằng mấy ổng đã ém nhẹm thông tin nước chấm này có chất độc!
- Vì tui nghe lời mấy ổng, muốn mình là “người tiêu dùng thông thái”. Thông thái nghĩa là hiểu biết rộng, từ hiểu biết đến... không còn biết gì chỉ cách nhau một thứ thôi ông biết không?
 
- Cái miệng của người có trách nhiệm!  
 
BÚT BI
 
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=203008&ChannelID=88

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Án tử hình - 30.05.2007 06:47:52
Án tử hình cho quan chức Trung Quốc
29 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h41 GMT

 
Ông Zheng bị buộc tội đã nhận khoảng 850 ngàn đôla hối lộ
 
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này mới kết án tử hình lãnh đạo cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm vì tội tham nhũng.
....
Bắc Kinh chịu nhiều áp lực phải hành động do ngày càng có nhiều quan ngại gia tăng cả trong nước lẫn ở nước ngoài về tiêu chuẩn yếu kém của các sản phẩm thuốc thang cũng như thực phẩm.

Tham nhũng
......
Hàng chục người đã thiệt mạng tại Trung Quốc vì dùng phải thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả.
 
Năm ngoái, một loại kháng sinh kém phẩm chất, là Xinfu, không được tiệt trùng đã khiến cho 11 người thiệt mạng.
...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/05/070529_china_deathpenalty.shtml
 
>>>>>>>>>>>
 
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=272891
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2007 07:06:07 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Án tử hình - 30.05.2007 06:57:25
Hàng giả, gậy ông đập lưng ông

 Thứ Hai, 28/05/2007, 12:49 GMT+7 
 



 Ngoài thực phẩm, dược phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng
xuất xứ Trung Quốc cũng bị mang tiếng.


Ở Panama, hơn 100 người tử vong trong vài năm gần đây do uống nhầm thuốc giả. Số thuốc giả này bị truy ra nguồn gốc nhập khẩu vào Panama từ các công ty Trung Quốc. Cách đây vài tuần, hệ thống cửa hàng bán lẻ Wal-Mart loan báo thu hồi yếm trẻ em vì lô hàng này có chứa hàm lượng chì cao, gây nguy hiểm cho trẻ em. Số yếm này bị chỉ rõ “made in China ”.

Lâu nay nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị mang tiếng là hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm.

Mới đây, Hoa Kỳ thu hồi lô hàng thực phẩm vật nuôi “made in China” khiến cho thế giới giật mình cảnh giác với hàng hoá Trung Quốc. Điều này là mối đe doạ cho Trung Quốc vì mỗi năm nước này xuất khẩu hơn 30 tỉ USD các mặt hàng thực phẩm và thuốc đến các nước châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu

Gieo nhân nào…

Ngày 2/3/2007, công ty Menu Foods, doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho chó, mèo của Canada, có trụ sở ở Hoa Kỳ điều tra nguyên nhân đột tử của hàng loạt chú chó, mèo cưng của khách hàng. Số chó mèo này chết sau khi ăn thực phẩm chứa gluten bột mì nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trước khi ra lệnh thu hồi sản phẩm của công ty đợt 1 trên toàn nước Mỹ vào ngày 16.3.2007, Menu Foods gởi mẩu thức ăn đến Trường Đại học Cornell và một phòng xét nghiệm ở New York để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm được loan tải trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho biết loại thực phẩm này có độc tố, gây ra chứng suy thận cấp làm chó, mèo chết.

Các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết họ nghi ngờ thực phẩm vật nuôi đã bị hai công ty Trung Quốc cố ý trộn melamine, một hoá chất công nghiệp, với bột mì để nguỵ tạo thành chất protein. Hành động phi pháp trên đã làm chết hơn 4.000 vật nuôi ở Hoa Kỳ. Các chuyên gia trên thế giới đang từng bước kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, thậm chí ngưng nhập khẩu một vài mặt hàng. Ở châu Âu, các chuyên gia an toàn thực phẩm đang kiểm tra tất cả protein nhập khẩu từ Trung Quốc bị nghi ngờ có chất melamine.

Đây là vụ thu hồi thực phẩm vật nuôi lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Sự kiện này dấy lên nỗi lo ngại về các mặt hàng lương thực xuất xứ từ Trung Quốc. Sau vụ này Trung Quốc đang chịu áp lực của cả thế giới yêu cầu phải chứng minh sự an toàn của thực phẩm xuất khẩu “made in China”.

Trung Quốc đã phủ nhận việc bán lúa mì gluten đến Hoa Kỳ, thậm chí một quan chức còn cho rằng melamine không thể nguy hại đến vật nuôi. Song song đó, Trung Quốc cấm các loại thực phẩm và protein trong thức ăn vật nuôi có chứa melamine. Trung Quốc hứa sẽ sớm kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn thực phẩm và cải thiện quy trình quản lý xuất khẩu.

Vào ngày 8/5, Trung Quốc đã phát hiện ra hai công ty cố ý xuất khẩu đến Hoa Kỳ loại protein thực vật bị hỏng có thành phần melamine. Sự vụ trên đã làm liên luỵ đến hàng loạt những nhà xuất khẩu nông nghiệp Trung Quốc.

... gặt quả nấy

Phản ứng của Trung Quốc không đủ để lấy lại lòng tin của thế giới vào hàng hoá Trung Quốc. Người ta vẫn còn hoài nghi về khả năng khắc phục hậu quả của chính quyền Trung Quốc, một nơi mà các chuyên gia gọi là nền kinh tế giả tạo và một nền văn hoá hàng nhái.

CJ Foods, một trong những nhà chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc lớn nhất Hàn Quốc cho biết họ sẽ thu hồi 42 tấn lúa mì gluten từ Trung Quốc mặc dù những sản phẩm trên được kiểm định là không có thành phần melamine.

Do đó, vấn đề lớn hơn nữa cho Trung Quốc là làm sao chứng tỏ với thế giới rằng họ không phải là một quốc gia chuyên làm đồ nhái và sản phẩm Trung Quốc có chất lượng đáng tin cậy. Ông David Zweig, một chuyên gia Trung Quốc dạy ở trường Đại học Công nghệ Hồng Kông nhận định: “Vấn đề này hiện chưa phải là sự khủng hoảng toàn cầu nhưng nếu họ không mau chóng có biện pháp, điều này sẽ thành sự thật”.

Không chỉ thực phẩm dành cho thú nuôi, thực phẩm dành cho người có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng bị nghi ngờ. Nhiều nguồn cung cấp thịt, cá của Trung Quốc đang bị dịch bệnh. Mới đây, Trung Quốc phát hiện thêm một ổ cúm gia cầm ở làng Shijiping thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Dịch cúm đã làm chết 11.000 gia cầm.

Điều này khiến nhiều công ty thực phẩm Hoa Kỳ có tầm cỡ đang gia tăng sức ép với Trung Quốc và yêu cầu họ phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ những phát hiện thịt, cá bị nhiễm bệnh, người ta sợ luôn rau nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có mầm bệnh hoặc độc tố. Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà nhập khẩu rau cải phải trình chứng nhận rau sạch đối với rau cải nhập khẩu từ Trung Quốc, trước khi được nhập vào Mỹ.

Ngoài thực phẩm, dược phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng xuất xứ Trung Quốc cũng bị mang tiếng. Ở Panama, hơn 100 người tử vong trong vài năm gần đây do uống nhầm thuốc giả. Số thuốc giả này bị truy ra nguồn gốc nhập khẩu vào Panama từ các công ty Trung Quốc. Cách đây vài tuần, hệ thống cửa hàng bán lẻ Wal-Mart loan báo thu hồi yếm trẻ em vì lô hàng này có chứa hàm lượng chì cao, gây nguy hiểm cho trẻ em. Số yếm này bị chỉ rõ “made in China ”.

Để khôi phục lại niềm tin trong lĩnh vực xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần đối mặt với vấn đề này và không được che đậy hoặc trì hoãn cung cấp thông tin giống như khi bệnh SARS và cúm gia cầm tấn công đất nước này.

* Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất các chuẩn mực an toàn thực phẩm Hoa Kỳ. Tháng rồi, chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối 257 chuyến hàng thực phẩm từ Trung Quốc. Ít nhất 137 chuyến hàng đã bị từ chối vì lý do mất vệ sinh, sau khi phát hiện có vi khuẩn salmonella, hoặc các thành phần bị cấm sử dụng. Cũng trong tháng qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã tịch thu hơn 1.000 chuyến hàng chất bổ sung cho người ăn kiêng, mỹ phẩm có chứa chất độc hại và thuốc giả từ Trung Quốc.

Tờ báo Chicago Tribune cho biết mỗi tháng có rất nhiều chuyến hàng từ Trung Quốc bị từ chối nhập khẩu, thuộc các mặt hàng như cá da trơn, tôm, và nhiều loại thuỷ sản khác. Nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc cũng bị thanh tra y tế chặn lại như trà thảo dược, đậu hủ, kẹo, táo khô, mận khô và sữa đậu nành, cùng các mặt hàng phi thực phẩm như ống thông tiểu và kem làm bóng môi.

Ngày 21/5, Panama phát hiện hơn 6.000 tuýp kem đánh răng "made in China" có chứa độc tố diethylene glycol. Số kem đánh răng này mang nhãn hiệu Excel và Cool. Trước đó không lâu, thành phố Lismore, Úc thu hồi các lô hàng kem đánh răng Excel của Trung Quốc. Năm ngoái, 300 người ở Panama bị thiệt mạng vì uống phải thuốc cảm glycerin, dạng sirô có chứa diethylene glycol. Số thuốc này cũng có xuất xứ Trung Quốc. Diethylene glycol thường làm hư thận, gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

TH8X theo Sài Gòn tiếp thị 

Các tin liên quan khác:

9 mẫu son có chứa sudan
Sản phẩm dệt may Trung Quốc chứa chết gây ung thư


http://thehe8x.net/news/8X-Pro/2007/05/22/17060.php
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.06.2007 23:27:52 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Chất 3-MCPD gây biến đổi gene - 30.05.2007 07:23:06
Chất 3-MCPD gây biến đổi gene
 Thứ Ba, 29/05/2007, 15:45 GMT+7
 

Trong chuyên môn, chất 3-MCDP là viết tắt của chữ 3 Mono-Chloro Propane 1,2 Diol - hiểu một cách nôm na là chất có thể gây ung thư cho người sử dụng.


Số người mắc bệnh ung thư ruột đang gia tăng.

Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề về khâu quản lý nước tương có chất 3-MCPD, thì đứng ở góc độ chuyên môn, hai chuyên gia đầu ngành tại khu vực TP HCM là PGS-BS Nguyễn Chấn Hùng và BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó GĐ BV Ung bướu TP HCM - đã cho biết quan điểm về mối quan hệ giữa chất này với bệnh ung thư.

Không được xem nhẹ, nhưng cũng đừng quá hoang mang. Đó là lời khuyên đầu tiên của PGS-BS Nguyễn Chấn Hùng, khi nhận định mối liên quan giữa chất 3-MCPD với sức khoẻ người dân.

Trong chuyên môn, chất 3-MCDP là viết tắt của chữ 3 Mono-Chloro Propane 1,2 Diol - hiểu một cách nôm na là chất có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Giới khoa học cảnh báo, 3-MCPD là chất có nguy cơ gây ung thư là nhờ vào việc xác định theo phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở một số động vật như chuột, thỏ...

Theo đó cho thấy, 3-MCPD là chất có thể gây biến đổi gene - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư.

Theo BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó GĐ BV Ung bướu TP HCM: Hàng ngày chúng ta đang vô tình tiếp xúc với những tác nhân có thể gây đột biến gene như virus, tia bức xạ, tia cực tím và cả trong thực phẩm ăn uống nếu có những hoá chất (những độc chất như 3-MCPD)...

Chúng đều là những tác nhân có thể gây đột biến gene nếu cứ tác động lặp đi lặp lại trên tế bào, đến một lúc nào đó sẽ gây tổn thương tế bào không hồi phục, dẫn đến đột biến vĩnh viễn, từ đó gây ra ung thư.

Xin nói thêm ở trường hợp chất 3-MCPD trong nước tương, đây là độc chất chỉ phát sinh ra nếu nhà sản xuất áp dụng sản xuất theo kỹ thuật cũ là phương pháp thuỷ phân bằng acid clohydric thì mới tạo ra chất 3-MCPD.
Nếu nhà sản xuất áp dụng theo công nghệ mới là lên men sinh học thì chất 3-MCPD hoàn toàn không có, hoặc nếu có thì cũng ở mức cho phép, nên không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng

TH8X theo Lao động

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.06.2007 23:30:29 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Chất 3-MCPD gây biến đổi gene - 30.05.2007 07:33:51
Loạt bài về nước tương gây ung thư
 
UserMod3

titleAndStar(171,0,true,true,"Ánh Sáng","")
Ánh Sáng
 
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=272929

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nước tương bẩn, nước mắm cũng chẳng sạch! - 31.05.2007 09:41:55
Nước tương bẩn, nước mắm cũng chẳng sạch!
 
Hoàng Dung

titleAndStar(3788,-2,false,false,"Thất Sơn tiên tử","")
Thất Sơn tiên tử
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Sầu riêng cũng dính chất gây ung thư - 02.06.2007 23:35:30
Sầu riêng cũng dính chất gây ung thư
Thứ sáu, 1/6/2007, 09:44 GMT+7
 
 
Hoá chất dùng bôi vào cuống sầu riêng để chống thối có thể gây ung thư, đột biến gene dẫn đến sinh quái thai... nếu được tích luỹ trong cơ thể một thời gian dài.
 
Hoá chất trên được sử dụng nhiều tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) - nơi từng được mệnh danh là thủ phủ của giống sầu riêng khổ qua xanh, mỗi năm cung cấp hàng trăm tấn quả, chủ yếu cho thị trường TP HCM và xuất khẩu.
 
Ông Nguyễn Thành Nhung, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Hiệp, cho biết: Các nhà vườn đã dùng thuốc trừ nấm Carbendazim ở dạng đậm đặc, quét trực tiếp lên vết cắt phần cuống của trái sầu riêng, nhằm chống thối.

Vừa bôi hoá chất trên lên cuống sầu riêng, nông dân Huỳnh Văn Phải vừa giải thích: "Tốn khoảng 100.000 đồng, mua một lít thuốc sền sệt này, có thể quét được cỡ 10.000 trái. Nhờ vậy, sầu riêng mới không bị kiến ăn, không bị hư hỏng... và bán được giá hơn. Gia đình tui trét sầu riêng kiểu này đã mấy năm rồi, không ai cấm đoán gì".

Tại TP HCM, rất nhiều trái sầu riêng được bán ở các điểm như chợ Tân Định, Trần Quang Khải (quận 1), đường Lê Quang Định (thuộc 2 quận Bình Thạnh và Gò Vấp) đều "dính" chất trắng kia. Hầu như không một người mua nào chú ý đến vệt trắng.
 
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho biết Carbendazim là thuốc trừ nấm. Tuy nó ít độc nhưng nếu quét trực tiếp thuốc dạng đậm đặc lên cuống trái sầu riêng như vậy chắc chắn sẽ gây tồn dư trong quả, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng.
 
Sách "Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật" xuất bản năm 2005 xác định, Carbendazim thuộc nhóm hoá học carbamate, có khả năng nội hấp, được Tổ chức Y tế Thế giới xếp ở nhóm độc 3.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), Carbendazim mang tính độc của kim loại (kẽm) nên khó phân huỷ. Nếu sầu riêng thường xuyên "dính" chất này, dư lượng thuốc rất dễ gây ngộ độc mạn tính với người ăn. Chất độc tích luỹ dần trong cơ thể, tới lúc nào đó sẽ gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng cho thế hệ sau.
 
Ông Nghĩa cho biết, quá trình gây hại cho con người của chất trên rất chậm, biểu hiện nhiễm độc lúc đầu chỉ là mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ bất thường... nên ít ai để ý đến. 
(Theo Lao Động)
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/06/3B9F6A88/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
an toàn thực phẩm - 11.06.2007 01:16:21
Vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Matt Steinglass
Hà Nội
05/06/2007
 
 
Thức ăn bày bán bên ngoàiThức ăn bày bán bên ngoài
một nhà hàng ở Hà Nội
 
 
Cũng giống như chính phủ của nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh cấm mua bán một số các loại thuốc đánh răng của Trung Quốc có chứa những hóa chất độc hại. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cũng có những vấn đề về vệ sinh và an toàn. Lệnh thu hồi nước tương có chứa độc chất 3-MCPD mà chính phủ ở Hà Nội ban hành hồi gần đây là vụ mới nhất trong một loạt các vấn đề an toàn thực phẩm đang gây lo ngại cho người tiêu thụ ở Việt Nam và một số các nhà nhập khẩu ở nước ngoài.
 
Hồi trung tuần tháng 5, các thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở Sài gòn loan báo rằng một số các hiệu nước tương sản xuất ở đây có hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép. Độc chất gây ung thư này vốn là một phó sản tự nhiên trong quá trình lên men của nước tương và cần được loại bỏ trước khi mang ra bán. Sau loan báo vừa kể, các cuộc kiểm tra đã được tiến hành ở Hà Nội và Đà Nẵng, và danh sách các hiệu nước tương không bảo đảm an toàn đã tăng lên tới 17 hiệu. Mồng 1 tháng này, Bộ Y tế Việt Nam đã ra lệnh thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm của 17 hiệu nước tương đó trong vòng một tháng.
 
Vấn đề khiến giới tiêu thụ ở Việt Nam cảm thấy phẫn nộ là nhân viên kiểm tra của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phát giác nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt mức qui định từ năm 2001 nhưng lại không có hành động nào để ứng phó.
 
Sự trễ nãi vô lý này đã khiến các đại biểu quốc hội cảm thấy "bức xúc". Ông Vũ Minh Mão, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ, và Môi trường của Quốc hội, cho biết thêm như sau:
 
Ủy ban đã có công văn gởi Bộ Y tế để Bộ Y tế xem xét thanh tra rồi có kết quả thì báo cáo. Nhưng công chỉ mới gởi cách đây mấy ngày nên bên Bộ chưa thấy trả lời.
 
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ hai dành cho báo Thanh Niên, ông Mão nói rằng sự chậm trễ trong việc công bố kết quả kiểm nghiệm nước tương là "một việc làm sai, khó có thể chấp nhận."
 
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thì nói rằng họ đã không thể hành động vì mãi đến năm 2005 mới có qui định về vấn đề liên quan tới độc chất 3-MCPD.
 
Trong số 17 hiệu nước tương bị thu hồi, có 16 hiệu là của các công ty Việt Nam. Chỉ có cơ sở sản xuất nước tương Miwon là công ty con của Công ty Thực phẩm Miwon của Nam Triều Tiên. Ông Bùi Đình Thắng, phụ tá của Tổng giám đốc công ty Miwon Việt Nam, không tán đồng những kết quả kiểm nghiệm của các chuyên gia Việt Nam.
 
Vụ tai tiếng nước tương là vụ mới nhất trong một loạt những vụ vi phạm các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Năm ngoái, nhân viên thanh tra phát giác rằng hầu hết các loại bánh phở ở Hà Nội và Sài gòn có chứa các hoá chất độc hại là formaldehyde và borax. Từ hơn hai tháng nay, một số các loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật bản và Nga đã bị cấm mua bán vì có chứa những loại thuốc kháng sinh bị cấm.
 
Hiện chưa rõ là nước tương có độc tố của Việt Nam đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới hay chưa?
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-06-05-voa18.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ăn Thịt Gà Mỹ - 11.06.2007 03:35:15
Ăn Thịt Gà Mỹ 
Việt Báo Thứ Hai, 5/21/2007, 12:02:00 AM
MAI THANH TRUYẾT 
 









Trong những loại thực phẩm động vật người Việt ưa dùng có thể nói thịt gà được người mình ưa chuộng nhất. Khi còn ở Việt Nam, món gà vẫn là một món ăn khoái khẩu và tương đối "sang cả" so với đại đa số bà con vẫn còn trong vòng lẫn quẩn của đói nghèo.
 
Ngoài Bắc từ thời xa xưa, nguyên con gà luộc để luôn đầu và cánh cùng phau câu vẫn là một trong những thực đơn cần thiết trong những kỳ giỗ kỵ. Còn miền Trung, món gà kho mặn cũng kích thích không ít vị giác của dân đất cày lên sõi đá. Rồi miền Nam, trong thời điểm trước 1975, nếu bạn đi về miền lụt tỉnh thăm bè bạn, bà con, chắc chắn bạn sẽ phải thưởng thức ít nhất một lần những món gà xé phay chấm muối ớt…
 
Như vậy, gà là một thức ăn không thể thiếu trong gia đình Việt Nam. Khi qua Mỹ, gà thả đồng hay còn được gọi là gà đi bộ, hay gà dai được đồng hương mến chuộng hơn gà nuôi công nghiệp. Nhưng thưa bạn, bạn có hình dung được gà nuôi công nghiệp ở Hoa Kỳ như thế nào không? Và thịt gà ở đây có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn về lâu về dài tùy theo phương pháp chăn nuôi và thức ăn như thế nào không?
 
Xin mời bạn đọc những dòng tiếp theo dưới đây.
 
* Thịt Gà Dưới Mắt Nhà Môi Trường Học
 
Cho đến hôm nay, việc thêm vào thức ăn cho gà kích thích tố tăng trưởng, các nhà khoa học cũng không chứng minh được mức an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi áp dụng phương pháp nầy trong chăn nuôi. Đối với Cộng đồng Au Châu, chăn nuôi theo cung cách trên vẫn là một đề tài tranh cãi qua việc xuất nhập cảng gà thịt từ Hoa Kỳ đến các quốc gia khác. Và câu chuyện kiện tụng giữa hai bên vẫn còn nằm trong hồ sơ của Tổ chưa Thương mại Thế giới (WTO), vì theo quan điểm của trường phái Tây phương, các loại kích thích tố tăng trưởng có trong thức ăn cho gà sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe con người, lên hệ miễn nhiễm khi tiêu thụ thịt gà trong một thời gian dài.
 
Đó là câu chuyện hormone trong thức ăn. Bài viết nầy đặt trọng tâm vào câu chuyện hóa chất arsenic hay còn gọi là thạch tín có trong thức ăn của gà. Thạch tín cũng như mức độc hại của nó đã được dàn trãi qua rất nhiều bài của người viết trong suốt hơn mười năm qua trên các diễn đàn, báo chí, hay truyền thanh, truyền hình qua các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, hay trong thực phẩm. Chủ đề cho bài viết nầy là nói đến sự hiện diện của arsenic trong thức ăn cho gà.
 
Qua sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi gia súc, arsenic được cho thêm vào thức ăn cho gà dưới dạng arsenic hữu cơ nhằm vào các mục tiêu chính sau đây:
- Làm tăng trọng lượng của gà nhanh hơn ;
- Tiêu diệt các mầm bịnh và ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của gà;
- Sau cùng, làm đậm màu các sớ thịt gà và da gà.
Trước những nguy cơ bị nhiễm độc dài hạn, nhiều nhà chuyên môn về y tế công cộng đã khuyến cáo nhà sản xuất thức ăn  cho gà không nên áp dụng phương pháp pha trộn thức ăn như kể trên. Xin thưa, đây chỉ là những khuyến cáo đơn lẽ. Trong lúc đó, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm FDA Hoa Kỳ chưa ban hành một điều luật nào về vấn đề nầy cả.
 
Tuy nhiên, để đáp ứng lại các khuyến cáo trên, Cty Tyson Foods, một đại công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ về sản xuất gà  đã tuyên bố ngừng hẳn việc cho thêm arsenic vào thức ăn cho gà từ năm 2004. Nhưng điều nầy, cũng chỉ thấy trên văn bản nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy quyết định trên được thi hành triệt để qua phân tích và theo dõi cùng kiểm phẩm thức ăn sản xuất. Tiếp theo đó, Cty Mc Donalds cũng yêu cầu các nhà cung cấp thịt gà cũng không được cho thêm arsenic vào trong thức ăn cho gà.
 
Còn Liên hiệp Au châu chính thức cấm nhập cảng gà được nuôi bằng thức ăn có trộn lẫn arsenic từ năm 1999.
 
* Hóa Chất Chứa Arsenic Trong Thức Ăn Là Gì?
 
Xin thưa. Đó là hóa chất có tên Roxarsone-4- hydroxy-3-nitrobenzene-arsonic acid. Đây là một loại arsenic hữu cơ, ít độc hại hơn arsenic dưới dạng vơ cơ như arsenite
(As 3+ ) hay arseniate (As 5+ ). Hai loại arsenic nầy có thể hấp thụ trực tiếp vào cơ thể và tích tụ trong gan con người.
 
Theo ước tính hiện tại, chất roxarsone đã được trộn trong thực phẩm của hơn 70% của chín (9) tỷ con gà tiêu thụ hàng năm ở Hoa Kỳ. Và lượng roxarsone cần thiết cho nhu cầu trên là 2,2 triệu cân Anh (0,453 grams). Do đó, ngoài lượng arsenic tích tụ trong cơ thể gà, phần còn lại sẽ theo phân gà ra ngoài môi trường. Các phân nầy sẽ được chim chóc, và thú vật ăn vào trở lại. Từ đây, arsenic hữu cơ sẽ biến đổi thành arsenic vô cơ và được chuyển tải trở vào môi trường qua phân của chúng. Nên nhớ, arsenic là một hóa chất có trong thiện nhiện, có hàm lượng trung bình trong đất thay đổi tùy theo vùng địa dư từ 2 mg/Kg đến 200 mg/Kg như trong một số vùng đã bị ô nhiễm ở ĐBSCL Việt Nam.
 
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, việc tiếp nhiễm dài hạn dưới dạng arsenic vô cơ sẽ ảnh hưởng đến gan, phổi, thận, bàng quang, da và ruột. Có thể đưa đến ung thư ở các bộ phận kể trên. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng lên hệ miễm nhiễm, hệ thần kinh, và làm thay đổi cung cách vận hành của các tuyến nội tiết. Còn việc tiếp nhiễm trong ngắn hạn, hay không tiếp xúc (ăn) thường xuyên, cơ thể có thể bị liệt từng phần, và bịnh tiểu đường.
 
Qua nhận xét của GS Ellen Silbergeld, Đại học Hopkins, những nguy cơ kể trên hoàn toàn không được biết đến từ khi FDA Hoa Kỳ cho phép trộn lẫn hóa chất có chứa arsenic vào trong thức ăn cho gà từ năm 1950.
 
Con Đường Tiếp Nhiễm Từ Gà Qua Người
 
Có ba hướng tiếp nhiễm của hóa chất roxarsone trong thức ăn cho gà lên cơ thể con người:
- Roxarsone hay các phân hủy của hóa chất nầy có trong thịt gà đi vào cơ thể con người qua đường thực phẩm và làm tăng hàm lượng arsenic có trong cơ thể;
- Roxarsone còn lại, có trong phân gà sẽ làm ô nhiễm vùng đất và nước ngầm;
- Phần lớn phân gà chứa roxarsone sẽ được phân hủy thành phân manure sẽ đi vào sân trước và sân sau của các đơn vị gia cư, làm nhiễm độc hoa lá, cây cỏ và thực vật trồng trong vườn, cũng như bụi không khí chứa arsenic có thể đi vào đường khí quản của những người sống chung quanh. Trung bình trong một mẫu đất, cần phải bón từ chín đến mười tấn phân manure cho một năm.
 
Trong một báo cáo nghiên cứu vào năm 2006 của James Field, Đại học Arizona, chất roxarsone trong điều kiện yếm khí (anareobic) sẽ bị hoán chuyển thành arsenic vô cơ rất độc trong vòng tám (8) tháng sau khi phân gà được thải ra đồng ruộng.
TS Bartha Basa, Đại học Duquesne cũng vừa công bố vào tháng 1, 2007 trên tạp chí Khoa học Môi trường (Environment Science & Technology Magazine), vi khuẩn Clostridium trong phân gà sẽ biến đổi mau chóng roxarsone thành arsenic vô cơ trong vòng 10 ngày, và arsenic độc hại nầy sẽ ngấm vào mạch nước ngầm sau đó. Đất đai vùng Delaware, Maryland, và Virginia được bón phân gà nhiều nhất trung bình từ 20 đến 50 tấn/hecta/năm; do đó, lượng arsenic có trong nước sinh hoạt cao so với các nơi khác ít dùng phân gà làm phân bón.
 
Một vài con số sau đây cho thấy hàm lượng arsenic trong thịt gà được nuôi bằng thức ăn có chứa roxarsone trong suốt mười năm qua là 2.000 ug/Kg (phần ức) trong gan gà, và 500 phần ức trong thịt. Cũng cần nhắc lại hàm lượng arsenic cho phép trong nước uống là 50 phần ức theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và 10 phần ức theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc.
 
Khía Cạnh Chính Trị Và Kinh Tế Của Vấn Đề
Cho đến nay, Cơ quan FDA không có nhiệm vụ phân tích hàm luợng arsenic trong thịt gà và cũng không có quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm cho vấn đề nầy. Còn Bộ Nông Nghiệp chỉ xét nghiệm hàm lượng của arsenic trong gan với mục đíchkiểm tra và thăm dò phẩm chất của gà để lưu trữ trong hồ sơ mà thôi.
Vào năm 2004, Tamar Lasky, thuộc Cơ quan kiểm soát An toàn Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp đã ước tính lượng arsenic tiêu thụ hàng ngày khi ăn thịt gà bằng cách ước tính lượng arsenic có trong gan gà và lượng roxsarsone do Cty Alpharma sản xuất. Bà khám phá ra lượng arsenic trong gan gà là 390 phần ức, cao gấp ba bốn lần hơn gan các súc vật khác. Và từ đó, Bà ước tính lượng arsenic con người hấp thụ hàng ngày khi ăn thịt gà là từ 1,3 đến 5,2 ug/ngày chỉ cho thịt gà mà thôi. Đối với một số người ăn thường xuyên thịt gà trong khẩu phần, lượng arsenic có thể đến từ 21 đến 31 ug/ngày cao gấp nhiều lần hơn so với khuyến cáo của Cơ quan Y tế thế giới (WHO).
Và sau đây là kết luận của BS David Wallinga, Giám đốc Chương trình Thực phẩm và Y tế, Minnesota:" Với tư cách một Bác sĩ, tôi thấy không cần thiết đem arsenic vào thức ăn của gà. Tất cả chúng ta đều biết rằng điều nầy có nguy cơ gây ra ung thư cho con người".
 
Tuy nhiên, Hội đồng quốc gia Gà (National Chicken Council) đã bác bỏ luận điệu của Bs Wallinga bằng cách cho rằng kết luận của BS không có luận cứ khoa học ảnh hưởng lên sức khỏe con người do ăn thịt gà chứa arsenic. Theo quan điểm của Hội đồng, việc cấm thực ăn cho gà có chứa arsenic sẽ không làm giảm thiểu hàm lượng arsenic trong thịt gà. Lý do là, gà vẫn có thể bị nhiễm arsenic do nguồn nước dùng để chăn nuôi, hay arsenic có trong các hóa chất diệt cỏ dại có chứa arsenic đã được phun xịt trên các cánh đồng trồng tỉa, đặt biệt là kỹ nghệ bông vải đã dùng hóa chất 2,4,5-T, một trong hai hóa chất trong chất Da Cam có chứa dioxin.
 
Thiết nghĩ, lý do Hội đồng đưa ra không đủ sức thuyết phục, vì nếu ngăn chận được nguồn arsenic từ trong thức ăn cho gà, điều nầy có thể làm giảm thiểu lượng arsenic vô cơ có trong đất, nước ngầm, và trong bụi không khí.
 
Trên đây là những kết luận đối nghịch nhau giữa những nhà làm luật Hoa Kỳ và các chuyên gia về sức khỏe và môi trường. Điều nầy có thể phát xuất từ những nguyên do thầm kín như khía cạnh tâm lý, chính trị, và kinh tế. Phải chăng, những nhà làm luật không xem các khuyến cáo của những nhà làm khoa học là quan trọng, vì họ nghĩ đến tình trạng sản xuất hầu có được một sự ổn định kinh tế cùng bảo đảm một lượng không nhỏ lực lượng lao động trong sản xuất. Phải chăng, chính quyền liên bang Hoa Kỳ không muốn xem câu chuyện arsenic trong thực phẩm gà là một tiền lệ để rồi phải giải quyết những vần đề liên quan đến thực phẩm áp dụng cho các loại gia súc khác đang được chăn nuôi bằng hormone và hóa chất.
 
Tóm lại, mặc dù chính quyền liên bang làm ngơ, và trước những chống đối từ Cộng đồng Au Châu, cùng những báo cáo nghiên cứu của các khoa học gia về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, dù muốn dù không, những nhà sản xuất roxsarsone sẽ lần lần ngưng khai thác kỹ nghệ nầy trong một tương lai không xa, vì các đại công ty thực phẩm đang lần lần theo đuôi Cty Tyson Foods và Mc Donalds để chấm dứt sản xuất thịt gà nuôi từ thực phẩm có chứa chất roxsarsone.
 
Hy vọng bà con người Việt tại Hoa Kỳ nhận thức được vấn đề nầy và sẽ giảm bớt những món ăn có hàm lượng arsenic cao như trong gan gà trong hiên tại, nhất là đối với bà con bè bạn thân thiết với thần nhậu Lưu Linh.
 
Orange, 5/2007



 MAI THANH TRUYẾT











 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thế giới hoảng sợ - 13.06.2007 12:04:52
Thế giới hoảng sợ về hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc
 
(Hà Nội - VNN) Sau những vụ khám phá hàng hóa chứa hóa chất độc hại trong nước, báo chi CSVN trong nước tìm loan tin nói rằng nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã liên tiếp phát giác ra hàng loạt sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm do Trung Quốc sản xuất có chứa hóa chất độc hại, khiến hàng trăm người đã chết.

Đầu tháng 5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố khoảng 2,5 - 3 triệu người Mỹ đã sử dụng thịt từ gia cầm ăn bột rau bị nhiễm melamine có nguồn gốc từ Trung Quốc. Melamine là hóa chất được dùng làm phân bón, đồ nhựa và các nhà nghiên cứu xác định hóa chất này có thể gây ung thư.

Cùng thời điểm đó, FDA cũng lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng về loại hóa chất cực độc diethylene glycol (DGE) có trong mặt hàng glycerine giả được sản xuất tại Trung Quốc. Hóa chất này làm hư thận rồi tác động tới thần kinh trung ương, gây suy hô hấp và dẫn tới tử vong. Điều đáng sợ là glycerine là thành phần không thể thiếu của hàng chục loại thuốc, syro, kem đánh răng...

Sự hoảng sợ của người tiêu dùng bùng lên khi quốc gia Trung Mỹ Panama tìm thấy chất DGE có trong glycerine làm giả ở Trung Quốc đã được dùng để sản xuất thuốc syro trị ho, thuốc cảm và một số dược phẩm khác tại nước này. Công bố được đưa ra quá muộn khi trước đó vào cuối năm 2006, hơn 360 người Panama thiệt mạng sau khi sử dụng thuốc cảm có chứa glycerine dỏm.

Ngay sau đó, Úc và các quốc gia Trung Mỹ như Panama, Cộng hòa Dominican, Costa Rica và Nicaragua lại phát giác sự có mặt của độc chất DGE trong hàng loạt loại kem đánh răng nhập từ Trung Quốc, trong đó có hai nhãn hiệu rất phổ biến là "Mr. Cool" và "Excel". Theo nhà chức trách Panama, Mr. Cool và Excel chứa tới 4,6% chất DGE, cao gấp 50 lần hàm lượng an toàn cho phép, là thủ phạm cướp đi sinh mạng của hơn 100 người và làm 500 người khác bị nhiễm độc ở nước này.

Tháng 5, báo chí Úc công bố bằng chứng cho thấy các sản phẩm dệt may của Trung Quốc chứa hàm lượng chất formaldehyde rất cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), formaldehyde gây tác hại cho da và hệ thống hô hấp dù chỉ với một hàm lượng rất thấp và dẫn đến các bệnh về bạch cầu, ung thư phổi...

Theo nhật báo Sydney Morning Herald, loại mền mang nhãn hiệu Sheridan Indulgence nhập từ Trung Quốc, đang được bày bán rộng rãi khắp Úc, có chứa hàm lượng formaldehyde với tỷ lệ cao gấp 10 lần cho phép của các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà sản xuất Trung Quốc thường sử dụng formaldehyde này để chống nhăn và chống co rút các sợi vải nhân tạo dùng trong các bộ drap, gối giường ngủ, áo quần trẻ em và đồ chơi bằng vải.

Cũng trong tháng 5, Wal-Mart, hệ thống siêu thị lớn nhất nước Mỹ, tuyên bố thu hồi tã lót cho trẻ em nhập từ Trung Quốc sau khi xét nghiệm cho thấy sản phẩm này chứa chì ở mức độ rất cao.
Trước hàng loạt cáo buộc, chính quyền Trung Quốc đều im lặng hoặc phủ nhận sự liên quan. Khi cuộc "khủng hoảng thức ăn vật nuôi 2007" nổ ra, Bắc Kinh tuyên bố không hề xuất khẩu mì căn sang Mỹ và melamine không gây độc hại. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm sử dụng melamine trong sản phẩm bột rau xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.

Đến đầu tháng 5/2007, Cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc buộc phải thừa nhận hai công ty công nghệ sinh học đã cố tình xuất khẩu nguyên liệu thức ăn vật nuôi bị nhiễm melamine và thuốc diệt chuột sang Mỹ và Nam Phi. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thừa nhận "một công ty Trung Quốc" đã làm giả chất glycerine (có trong thuốc, mỹ phẩm...) bằng hóa chất cực độc DGE.

Ngày 22/5, Cục Bảo vệ người tiêu dùng của Liên Âu (EU) đã lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng thế giới đang mất lòng tin vào hàng hóa Trung Quốc. FDA cũng chính thức ra khuyến cáo người tiêu dùng Mỹ không nên dùng bất kỳ sản phẩm kem đánh răng nào sản xuất từ Trung Quốc.

Thế nhưng, tại cuộc họp báo về thông tin hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu kém chất lượng, gây ngộ độc, phó cục trưởng Cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc Ngụy Truyền Trung cho biết, vụ ngộ độc thuốc ở Panama do lỗi của nước sở tại. Còn về vụ kem đánh răng có chất gây ung thư gan là được một công ty ở Giang Tô sản xuất theo yêu cầu hợp đồng, mẫu hàng của khách hàng, trên bao bì đều ghi rõ hàm lượng DGE trong tiêu chuẩn cho phép.

Mặt khác, tin tức từ Hoa Lục cũng cho hay là một cựu giám đốc cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm bị án tử hình vì để xảy ra nhiều trường hợp tử vong sau khi dùng thuốc và sữa giả. Điều này càng gây quan ngại nhiều hơn đối với việc mua hàng "Made in China".
 
http://www.namuctuanbao.com/597_pg01_05.htm#2

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước mắm... - 19.06.2007 22:06:06




Y TẾ - SỨC KHỎE
 





Kiểm tra một số cơ sở sản xuất nước mắm, thấy là khiếp!
 


SGGP:: Cập nhật ngày 04/06/2007 lúc 23:15'(GMT+7)


Tình trạng “nước tương đen” rộ lên chưa được xử lý rốt ráo, người tiêu dùng lại đang phải đối diện với một thực trạng khác: một số sản phẩm nước mắm ở TPHCM được sản xuất trong điều kiện rất mất vệ sinh. Dưới đây là ghi nhận của PV Báo SGGP đi cùng đoàn kiểm tra của Sở Y tế TPHCM ngày hôm qua, 4-6.

Nước mắm có... xác thằn lằn, gián, bọc ni lông!






Xác thằn lằn trong bể chứa nước mắm.
Nhìn bên ngoài, cơ ngơi của Công ty TNHH SX nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí ấp 2 thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh, TPHCM), khá rộng rãi và tươm tất. Thế nhưng, khi bước vào khu sản xuất (SX) mới biết được thế nào là dơ bẩn.

Bên trong khu bán thành phẩm nước mắm là cả một đống hỗn tạp: thùng nhựa, cây gỗ, sắt vụn, thùng giấy, vỏ xe và cả… một chiếc xe lu. Bước vào thêm một đoạn là hàng chục bồn nước mắm bằng xi măng không có nắp đậy, nước bên dưới đen ngòm, mùi hăng hắc khó chịu.
Cả đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cũng phải bất ngờ khi phát hiện bên trong bồn nước mắm là 2… xác thằn lằn nằm chỏng chơ. Liên tiếp một số bồn nước mắm khác, xác gián, bọc ni lông, vỏ chai nhựa, ruồi… nổi lềnh bềnh!
“Thật phát khiếp!” - một thành viên đoàn kiểm tra thốt lên

.....
 
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2007/6/103612/
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
...sản xuất nước mắm... - 19.06.2007 22:08:41



Y TẾ - SỨC KHỎE



Hà Nội: Nước mắm giả xuất hiện tại siêu thị?

SGGP:: Cập nhật ngày 18/06/2007 lúc 03:10'(GMT+7)


Trong 2 ngày cuối tuần (16, 17-6), Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán của một số chợ, siêu thị trên địa bàn.
 
Tại siêu thị Hà Nội (Trung tâm Thương mại Vân Hồ), đoàn đã phát hiện có bán nước mắm nhãn mác ghi “Nước mắm hảo hạng” nhưng khi lắc nhẹ đã xuất hiện vẩn đục và có kết tủa của Công ty cổ phần Thủy sản khu vực 1. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng đã yêu cầu hôm nay 18-6, lãnh đạo của siêu thị Hà Nội và Công ty cổ phần Thủy sản khu vực 1 phải đến giải trình sự việc.

Cũng qua kiểm tra, hầu hết trên nhãn mác các chai nước mắm của nhiều cơ sở chỉ ghi độ đạm tổng số và những thành phần để sản xuất nước mắm, mà không công bố độ đạm cụ thể như quy định.

* Về mặt hàng nước tương, Sở Y tế Hà Nội cũng đã công bố kết quả xét nghiệm âm tính đối với 6 mẫu nước tương mà Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP Hà Nội lấy tại siêu thị Metro ngày 29-5 vừa qua.

* Thanh tra Sở Y tế cùng các đơn vị chức năng của tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục kiểm tra đến ngày 20-6 để thu hồi và tiêu hủy tất cả loại nước tương mang nhãn hiệu của 17 doanh nghiệp tại TPHCM bị công bố có chứa chất gây độc hại 3-MCPD.

Hiện nay, hầu hết các chợ không còn bày bán những loại nước tương nêu trên, một phần cũng do các đại lý của doanh nghiệp vi phạm đã sớm thu hồi. Những cơ sở sản xuất nước tương ở Tây Ninh như Lâm Hòa, AAA, Đông Cô, Mỹ Vị… cũng tự giác thu hồi sản phẩm.

Trước đó, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm chất lượng nước tương do các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất; đồng thời hướng dẫn không xuất xưởng, không bày bán trước khi có công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng và chờ cơ quan chức năng công bố kết quả kiểm tra chất lượng nước tương. Được biết đầu năm nay, đã có cơ sở Mỹ Vị. AAA đăng ký sản xuất nước tương sạch nhưng đều trong quá trình thử nghiệm.

Ở tỉnh An Giang, đã có một số cơ sở sản xuất như Vị Hương, Tân Hồng Thắm, 744, Hương Sen… chủ động tiếp nhận kỹ thuật sản xuất nước tương không có chất gây độc hại 3-MCPD, nhưng vẫn đồng thời xuất xưởng cả loại nước tương sạch và loại có khả năng gây độc.

Qua kiểm tra mẫu, nước tương của Vị Thanh và Tân Hồng Thắm có hàm lượng chất 3-MCPD vượt mức cho phép. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã lập đoàn kiểm tra và yêu cầu đến hạn 30-6 tới các cơ sở sản xuất phải thu hồi và tiêu hủy tất cả nước tương không đạt yêu cầu.

PH.P. – N.B.Đ.

 
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2007/6/105958/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
thủy sản - 30.06.2007 11:29:43
Thứ Bảy, 30/06/2007, 05:37 (GMT+7)

Đến lượt thủy sản Trung Quốc bị tẩy chay
 
TT - Sau thức ăn vật nuôi, kem đánh răng, đồ chơi và lốp xe, mới đây chính quyền Mỹ quyết định cấm nhập và thu giữ năm loại hàng thủy sản nuôi trồng chính của Trung Quốc do bị nhiễm hóa chất độc hại.
 
Năm mặt hàng này là cá da trơn, tôm, lươn, cá ba sa và cá đác (thuộc họ cá chép). Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), thủy sản Trung Quốc bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài như kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh fluoroquinolones. Ba trong số bốn hóa chất này có khả năng gây ung thư.
 
Theo các chuyên gia thương mại, lệnh cấm hàng thủy sản sẽ có tác động rất lớn đối với Trung Quốc. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng thủy sản lớn nhất của Mỹ, chiếm 22% tổng lượng hàng thủy sản nhập vào Mỹ. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Mỹ lên đến 1,9 tỉ USD.
 
H.TRUNG (Theo IHT, Reuters, China Daily)
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=208114&ChannelID=2
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Cá Tôm Và Chất Malachite Green - 07.07.2007 23:49:39
Cá Tôm Và Chất Malachite Green
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM .
Việt Báo Thứ Bảy, 7/7/2007, 12:02:00 AM
 
 
 





Mấy năm gần đây đồng bào Việt Nam sống tại hải ngoại vẫn thỉnh thoảng có nghe nói đến vấn đề thủy sản nhập từ Việt Nam có khi bị nhiễm kháng sinh hoặc hóa chất cấm. Nào là tôm bị nhiễm kháng sinh Chloramphenicol, cá basa và cá tra bị nhiễm Fluoroquinolone, v.v…Thường nhất là vụ cá tra (Sutchi catfish, Pangasius hypothalmus) và cá basa (yellowtail catfish, Pangasius bocourti) bị nhiễm chất Malachite Green.

Được biết là từ những năm vừa qua tại quê nhà phong trào nuôi cá nuôi tôm để xuất khẩu đã nở rộ lên khắp các tỉnh miền Nam, mà đặc biệt nhất là tại Cà mau, An giang, Đồng tháp và Cần thơ...Cá tôm bị nhiễm chất cấm là điều làm nhiều người ở trong nước cũng như ở hải ngoại rất lo ngại, nhưng rồi mọi người cũng quên đi và vẫn tiếp tục…ăn như thường.

Tháng Nov/2005, đài truyền hình CTV và báo chí Canada đã loan tin chất Malachite Green (MG) hay Vert Malachite, là một loại hóa chất cấm đã lây nhiễm vào thủy sản ngoại nhập, bán tại các chợ vùng Vancouver và Richmond thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Có chín mẫu đã được đài CTV cho gởi đi xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm độc lập. Tất cả gồm có cá rô Phi Tilapia, lươn, đến từ Trung quốc và hai mẫu cá basa đến từ Việt nam. Kết quả thử nghiệm cho biết có dư lượng Malachite Green trong cá basa Việt Nam...Trên nguyên tắc, cá bị nhiễm hóa chất cấm không thể được bán ra cho người tiêu thụ nhưng không ai biết tại sao lại có sự sơ xuất trong vấn đề kiểm soát như thế. Theo phóng viên đài CTV, thì cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) đã biết rõ tình hình này từ lâu rồi vì trong năm 2005, CFIA đã cho thử nghiệm lối 9% cá nuôi đến từ Vn và kết quả cho thấy 43% mẫu cá xét nghiệm có dương tính với chất Malachite Green. Đây là một kết quả rất nghiêm trọng!.

Được biết 80% tôm cá nuôi trồng, nhập từ khu vực Á châu đều xuất phát từ Trung quốc và Việt Nam. Canada đã đặt Trung quốc (tháng 8/2005) và Việt Nam (tháng 9/2005) vào trong diện phải chịu sự kiểm soát toàn diện (surveillance intégrale). Tất cả các lô thủy sản nhập từ hai quốc gia nầy bị lưu giữ để được thử nghiệm 100%, sau đó nếu kết quả tốt mới được phép bán ra cho người tiêu thụ...CFIA cũng đã gởi văn thư chính thức đến hai đối tác Việt Nam và Trung quốc yêu cầu họ phải tìm biện pháp thích nghi và cương quyết hơn để giải quyết tình hình Malachite Green ở trong cá xuất khẩu.

Tôm cá VN nhiễm MG cũng đã được thấy xảy ra tại Hoa Kỳ, Úc châu và tại các quốc gia thuộc khối liên hiệp Âu châu. Vì thế đối với thủy sản nhập từ những khu vực khác của Á châu, CFIA cho gia tăng thêm số thử nghiệm lên từ 5% đến 20%.

Malachite Green là chất gì? 

Malachite Green (MG) có tên hóa học là Triphenylmethane...MG là một loại bột rất mịn có màu xanh được dùng để nhuộm tơ, vải, giấy và da.  MG cũng được dùng trong phòng thí nghiệm để nhuộm vi trùng và bào tử của nó. Từ lâu, MG được xem là chất diệt trùng, sát nấm (loại saprolegnia ssp) và sát ký sinh trùng nhóm nguyên sinh vật (protozoa)...MG khác với chất sulfate đồng copper sulfate (CuS04) mà có người còn gọi là phèn xanh dùng để diệt ốc, diệt nấm và rong rêu trong nông nghiệp...MG đã được giới  nuôi trồng thủy sản trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi từ lâu để phòng và trị bệnh cho cá tôm và sò hến.

Tại Canada trước 1992, các trại sản xuất cá giống cũng thường sử dụng MG để ngăn ngừa trứng cá bị nhiễm nấm. Ngày nay, Canada cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Trung quốc và Việt Nam đều cấm ngặt việc dùng chất MG trong việc nuôi trồng thủy sản. Chloramphenicol, Nitrofuran, xanh Malachite được thấy liệt kê trong danh mục các chất cấm sử dụng của Bộ Thủy Sản Việt Nam.

Tại Việt nam, MG có thể được các hộ nuôi trồng thủy sản lén sử dụng để sát trùng ao hồ, để tắm cá trước khi thả chúng vào lồng nhằm mục đích ngừa cá bị nhiễm nấm hoặc nhiễm ký sinh trùng…Khi vào cơ thể cá, MG sẽ bị phân hủy ra thành chuyển hóa chất (metabolite) Leucomalachite Green (LMG). Thời gian đào thải của MG thì rất nhanh nhưng ngược lại LMG có thể tồn tại trong một thời gian rất lâu dài trong thịt và nhất là trong mỡ của cá đã bị nhiễm độc.

Tại sao cấm sử dụng Malachite Green? 

Thí nghiệm cho thấy MG và LMG làm hại gan, làm biến đổi tuyến giáp trạng, gây ra tình trạng mất máu, làm đột biến thay đổi gène (mutagenic) và gây cancer (carcinogenic) trên loài chuột thí nghiệm. Qua việc thẩm định các kết quả trên, giới khoa học đưa ra kết luận rằng MG và LMG là 2 chất nguy hiểm có tiềm năng gây cancer cho người.

Năm 2002, Canada cũng như nhiều quốc gia khác đã nhận thấy chất Malachite Green có thể là một mối đe dọa cho sức khỏe nên bắt đầu đề ra những chương trình thử nghiệm MG ở các loại cá tôm nuôi bày bán ở thị trưòng.

Các quốc gia trong khối Liên hiệp Âu châu và Úc châu ấn định dư lượng tối đa của MG và LMG trong thủy sản không được vượt quá hai phần tỉ (ppb)…Hoa kỳ và Canada thì cho áp dụng nguyên tắc zero tolerance, nghĩa là không chấp nhận sự hiện diện của bất kỳ một dư lượng nào dù là thật thấp của MG và LMG trong sản phẩm.

Tình hình nhập cảng thủy sản Việt Nam vào Canada

Ngày 10/4/2007, Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada (CFIA) có phổ biến danh sách gồm có lối 200 công ty chế biến thủy sảnVN được cho phép xuất cảng qua Canada. Các công ty trên đều đã được Bộ Thủy sản VN chứng nhận (certification) nằm trong loại A và B theo quy định của ngành thủy sản VN. Các sản phẩm sản xuất từ những công ty nầy đều được Bộ thủy sản VN xét nghiệm và chứng thật không có sự hiện diện của các hóa chất cấm như Nitrofurane, Chloramphenicol, Malachite Green và Leucomalachite Green đồng thời cũng phải đáp ứng đầy đủ và tôn trọng các luật lệ về nhập cảng thủy sản của phía CFIA, Canada.

Trên lý thuyết giấy tờ là thế đó còn thực tế ra sao các bạn chắc cũng đã rõ theo như các cảnh báo của Cơ quan FDA, Hoa Kỳ trong mấy tháng vừa qua.

http://www.khoahoc.net/baivo/buithetruong/240507-danhsachcongty.htm
http://www.fda.gov/ora/oasis/3/ora_oasis_c_vn.html

Theo danh mục của Bộ Thủy sản VN ngày ký ngày 2/2/2005 thì các hóa chất, kháng sinh sau đây bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản:
Aristolochia và chế phẩm, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchichine, Dapsone, Dimetridazole, Metromidazole, Nitrofuran (bao gồm Furazolidone), Romidazole, Malachite Green, Ipronidazole, các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex).

Tại sao cá tôm nuôi vẫn còn bị nhiễm MG?

MG là một chất rẻ tiền, dễ tìm mà lại cho kết quả rất tốt trong vấn đề nuôi trồng thủy sản. Các chất thay thế MG thì hiếm thấy, khó mua và đắt tiền cho nên một số người nuôi cá ở các quốc gia Á châu và Việt Nam vẫn lén xài chất xanh Malachite một cách bất hợp pháp. Ngoài ra, sự kiện dùng cá và mỡ cá đã bị nhiễm MG để làm thức ăn nuôi thủy sản cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm lây nhiễm MG ở các loại cá tôm nuôi.

Hiện nay trên thế giới, chất được cho phép thay thế MG là chất Bronopol (Pyceze, Onyxide 500). Đây là một chất diệt khuẩn, sát nấm nhưng không gây cancer. Không có giới hạn về dư lượng của Bronopol…Tại Âu châu và Bắc Mỹ, Bronopol phải cần có toa của bác sĩ thú y mới mua được...Tại Canada, ngoài chất Pyceze ra còn có một vài chất khác cũng được cho phép sử dụng như Solution de Parasite-S ou de Formalin-R (dung dịch formaldéhyde có chứa méthanol để ngừa sự tạo ra paraformaldhéhyde rất độc cho cá), dùng tắm cá để ngừa ký sinh trùng trên da hay trên mang cá; Perox-Aid (peroxyde d’hydrogène) có tính diệt nấm nhiễm trứng cá; Ovadine dùng như một chất sát trùng cho trứng cá.

Kết luận

Cá tôm và sò hến là nguồn protein rất quý báu của chúng ta. Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn 2 hoặc 3 lần cá trong tuần để mong có đủ số chất acid béo oméga-3 cần thiết…Một số lớn cá mà chúng ta thường dùng tại Canada, như cá salmon và cá trout, có xuất xứ từ cá nuôi mà ra. Đến 2007, người ta ước lượng trên 50% cá bán tại các chợ Canada là cá nuôi và số còn lại là cá được đánh bắt từ ngoài biển. Vụ Malachite Green chưa chắc hẳn là chỉ riêng của Việt Nam và của Trung quốc thôi đâu. Các quốc gia khác như Chile và Scotland cũng gặp phải vấn đề cá nuôi của họ sản xuất bị nhiễm MG. Năm 2004 vừa qua, Cơ quan CFIA loan báo là họ đã  phát hiện được dư lượng MG trong một số mẫu thử nghiệm thuộc một lô 36.000kg cá Chinook Salmon đang được bán trong các chợ ở tỉnh bang British Columbia và một ít được xuất cảng sang Hoa Kỳ và Nhật Bản.  Ngoài số cá đã bán ra, trại còn giữ trên 310.000 con cá sống trong các lồng ở ven biển và dĩ nhiên tất cả cũng đều đã bị nhiễm MG. Trớ trêu thay, tất cả sản phẩm trên đều xuất phát từ trại nuôi cá salmon lớn hạng nhất nhì trên thế giới, đó là trại Stolt Sea Farm nằm tại East Thurlow Island, British Columbia Canada. Người ta nghi cá đã bị nhiễm trong giai đoạn ương trứng để tạo ra cá con. Tất cả lô cá nhiễm đều bị thu hồi lại và nếu có ai đó đã lỡ ăn rồi thì theo Health Canada cũng không có hại gì lắm cho sức khỏe vì dư lượng MG nhiễm rất ư là thấp (trace) không đáng kể và hậu quả  nghiêm trọng cho sức khỏe cũng chỉ là một chuyện xa vời khó có thể xảy ra…(Health Canada has classified MG/LMG contamination in fish as a class II Health Hazard which represents a situation where there is a reasonable probability that the consumption/exposure to a food will lead to temporary or non-life threatening health consequences, or that the probability of serious adverse consequences is considered remote. Health Canada is not recommending any specific course of action to consumers who may have eaten the contaminated fish)…

Cá tra, cá ba sa, cá trê, cá rô Phi và tôm Việt Nam là những sản phẩm rất được người mình tại hải ngoại chiếu cố vì ăn rất ngon và nó còn đượm tình quê hương nữa. Tác giả nghĩ rằng, ngày nay nuôi cá quy mô theo lối công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi bè hoặc nuôi theo lối đăng quần thì khó mà tránh khỏi cá bị nhiễm chất nầy chất nọ. Vấn đề ăn uống ngày nay đã trở nên là một mối lo nghĩ của rất nhiều người. Ăn bất cứ thứ gì cũng đều khó tránh khỏi hóa chất lạ trong đó. Đâu phải chỉ có tôm cá mới có vấn đề. Chắc gì những loại sản phẩm khác đều khá hơn đâu?...Nước tương nhiễm độc chất 3-MCPD hiện đang làm dân chúng bên nhà hoang mang tột độ. Tác giả xin mượn lời trong bài viết của nhà văn Văn Quang gởi đi từ Saigon và được đăng trong Thời Báo Canada ngày 29/6/2007:“...Nhà sản xuất cứ việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng cứ bị thiệt hại, xã hội cứ lên án nhưng các doanh nghiệp này vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý cũng như trách nhiệm kinh tế đối với người tiêu dùng cũng như xã hội. Và cơ quan có trách nhiệm vẫn cứ ung dung, thọc tay vào túi quần rong chơi, chẳng có trách nhiệm gì hết…”

VnExpress cũng vừa cho biết mới đây, Nhật Bản đã trả lại 299 tấn gạo nhập cảng từ Việt Nam vì có chứa dư lượng chất trừ sâu acetamiprid gấp hai lần mức độ được cho phép. Biết rằng acetamiprid là hóa chất trừ sâu được dùng rộng rãi trên thế giới. Cũng như phần lớn các nông dược khác, nhiễm acetamiprid lâu ngày có thể có ảnh hưởng không tốt đến chức năng sinh dục, thần kinh và cũng có thể bị cancer nữa. Vụ cá ba sa cũng còn một chút hy vọng vì theo các giới y tế Hồng Kông, thì trên thực tế, Malachite Green chỉ có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chúng ta ăn mỗi ngày một số lượng cá khổng lồ như 290kg cá nước ngọt hay 7kg lươn nuôi (…It has been estimated, using international standard risk assessment method based on results of animal studies, that significant adverse heath effects due to MG are when a person consumes up to 290 kg of  freshwater each day…Food & Environmental Hygiene Department, HongKong).

 Malachite Green chẳng có phải là một vấn đề mới mẻ gì cả. Nó đã được thế giới sử dụng trong việc nuôi cá tôm từ mấy chục năm nay rồi nhưng thật sự mới bắt đầu bị cấm từ năm 1992 trở lại đây thôi. Tác hại của nó trên sức khỏe chúng ta chỉ là những suy diễn và phỏng đoán qua các thí nghiệm ở loài chuột. Với tiếng chuông báo động thế giới vừa qua của cơ quan FDA, Hoa kỳ về thực phẩm và thủy sản nhập cảng từ Việt nam và Trung quốc có chứa quá nhiều hóa chất cấm hoặc có dư lượng vượt quá mức cho phép liệu chúng ta có thức tỉnh hơn hay không mỗi khi sử dụng hàng hóa nhập từ những quốc gia nói trên?.

Các vụ hóa chất độc ở thủy sản, cũng như ở các loại thực phẩm nhập cảng từ Việt Nam và Trung Quốc chắc sẽ còn được nhắc đến dài dài chớ chưa hết đâu…Các tin tức động trời về thực phẩm nhiễm độc, sản xuất trong điều kiện vô cùng mất vệ sinh, tắc trách đều do chính phủ và báo chí bên nhà la hoảng lên chớ chẳng phải bị ai bên ngoài vu cáo cả. Lý do tại sao có tình trạng bê bối thì tất cả người Vn dù sống trong nước hay ở hải ngoại đều đã biết quá rõ rồi. Xin miễn bàn thêm vô ích. Theo nhận xét và thăm dò của người viết thì đa số đồng hương sống tại hải ngoại bắt đầu e ngại thực phẩm nhập từ Việt Nam và Trung Quốc. Tuy vậy, ăn hay không ăn đó là quyền tự do quyết định của mỗi người. Có một điều chắc chắn là sau năm ba tháng thì sóng sẽ lặng biển sẽ yên, chuyện đâu vào đó và người ta lại ăn uống ào ào một cách vô tư và vui vẻ như thường, tới đâu thì tới, chừng nào bệnh chừng nào chết là biết liền hà…Có bạn còn phán là…ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, hơi đâu mà lo...Có phải chúng ta sợ vì chúng ta biết quá nhiều chăng? Thà điếc thì không sợ súng!...Với những lời phản pháo xanh dờn kiểu nầy thì người viết chỉ còn biết á khẩu chịu thua mà thôi. Hít thở ba cái. Người mình là thế đó, hay mau quên lắm!

 Nói chung, các nhà chuyên môn khuyên chúng ta, để tránh tình trạng dồn cộng (bioaccumulation) của một loại hóa chất độc tích tụ trong cơ thể, chúng ta nên mua cá tôm tại những nơi đáng tin cậy và thường xuyên thay đổi các loại sản phẩm tiêu thụ kể cả các loại thủy sản nuôi trồng và sản xuất tại các quốc gia Tây phương./.

Tài liệu tham khảo:

-CFIA, Update on the Canadian Food Inspection Agency Monitoring   Activities for
Malachite Green. July 06, 2005.

-CFIA, Vert Malachite-Questions et reponses. Nov 30, 2005.

-Pêches et Oceans Canada, Produits chimiques vétérinaires pour désinfection des œufs de poisson dans les écloseries et installations aquacoles canadiennes. Jun 21, 2005.

-CFIA, Agents thérapeutiques non autorisés (interdits, non approuvés), Juin 06, 2005.

-Food and Environmental Hygiene Department HongKong, Malachite Green in Foods, August 2005.

-Scottish executive, Use of Malachite Green to end, June 2002.

-Food Safety Network, Malachite Green, June 30, 2005.

-Kathy Tomlinson, CTV.ca, Fish from Asia found to contain carcinogen, Nov 11, 2005.

-Sở Ngư Nghiệp An Giang, Tác hại của xanh Malachit; Chất có thể thay thế xanh Malachit (2/2/2005).

-Thông tin tổng quát của CFIA, Canada về chương trình kiểm tra cá nhập khẩu (29/11/2005)
http://www.inspection.gc.ca/francais/fssa/concen/specif/malachite/malachitevietf.pdf

-TS Bùi thế Trương Ph.D, Malachite Green và Green Malachite là gì trong Thực Phẩm?

http://www.khoahoc.net/baivo/buithetruong/210607-malachitetrongthucpham.htm
Montreal, July 07, 2007


 NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM
 

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=110724

Mayvang
  • Số bài : 1240
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.03.2005
RE: Cá Tôm Và Chất Malachite Green - 08.07.2007 03:52:19
Đọc mấy bài của Hồng Yến gởi lên làm MV hết dám đi chợ Tàu, chợ Việt Nam luôn,  hôm đầu năm có người bạn đi VN về cho MV 2 chai nước tương như bài viết trên, thấy nước tương lạ MV chưa dám ăn nay nghe vậy thì bỏ luôn khỏi dùng nữa 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
thực phẩm bị nhiễm độc - 16.07.2007 12:46:31
 
Hi MV,
 
Hình như tại Mỹ, người Mỹ đi chợ Mỹ và chợ Nhật.  Mình hơi có tự ái là bị kỳ thị.  Bây giờ cũng đang muốn đi chợ Mỹ và chợ Nhật, nếu ở Mỹ.
 
Còn tại VN thì sao?
 
Chúc MV vui với đi chợ.
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 




Vấn đề thực phẩm bị nhiễm độc và ảnh hưởng đối với giới tiêu thụ


10/07/2007


Trong Câu Chuyện Việt Nam tuần này, chúng tôi xin nói về những lo ngại liên quan đến các loại thực phẩm bị nhiễm độc do một vài nước ở Châu Á xuất khẩu, và ảnh hưởng của sự kiện này đối với giới tiêu thụ, chẳng những tại các nước Tây phương mà còn tại nhiều nước ở Châu Á, do Trần Nam ghi nhận qua nhiều nguồn tin khác nhau tại Hoa Kỳ:
 






Trong thời gian gần đây những lo ngại của thế giới về an toàn thực phẩm trong những hàng hóa của Trung Quốc càng ngày càng gia tăng sau khi các giới chức hữu trách nhận thấy rằng một số sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc có chứa chất độc và hóa chất công nghiệp.
 
Các mặt hàng do Trung Quốc chế tạo như kem đánh răng đã bị nhiều nước ở Châu Á và Châu Mỹ từ chối vì có chứa những hóa chất có thể gây nguy hại cho sức khỏe hay tử vong cho người sử dụng. Trong khi đó thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc dành cho thú vật nuôi trong nhà cũng đã bị qui trách cho cái chết của một số chó mèo tại Bắc Mỹ sau khi chúng ăn các loại thực phẩm này.
 
Nhật báo The Washington Post hôm thứ Tư, đã trích dẫn tin tức của cơ quan thông tấn Nhà Nước Trung Quốc nói rằng nhà cầm quyền nước này đã ra lệnh đóng cửa 180 nhà máy sản xuất thực phẩm sau khi các thanh tra viên nhận thấy rằng một số hóa chất công nghiệp đã được sử dụng trong các sản phẩm của họ, từ kẹo bánh cho đến hải sản.
 
Cũng theo tin truyền thông Nhà Nước Trung Quốc thì lệnh đóng cửa đã được ban hành trong khi nhà cầm quyền địa phương đang thực hiện một chiến dịch kiểm tra trên toàn quốc nhắm vào các sản phẩm kém phẩm chất và nguy hiểm cho sức khỏe, được phát động từ tháng 12 năm ngoái. Trong chiến dịch này, giới hữu trách đã phát hiện được việc sử dụng những thực phẩm củ được tái chế biến hoặc hết hạn.
Nhật báo China Daily, trích dẫn lời ông Hàn Nghị, một giới chức làm việc tại Cơ Quan Quản lý Giám Sát Chất Lượng, Thanh Tra và Kiểm Dịch, tức là nơi có trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm, nói rằng một vài hóa chất như formaldehyde, thuốc nhuộm bất hợp pháp và sáp công nghiệp đã được tìm thấy các sản phẩm như kẹo, bánh lạt, dưa muối, và hải sản.
 
Cũng theo lời giới chức này thì đây không phải là những trường hợp lẻ tẻ.

Theo nhận định của giới phân tích thì sự thú nhận của giới chức có trách nhiệm về an toàn thực phẩm của Trung Quốc là điều quan trọng vì lâu nay cơ quan này vẫn nói rằng những vi phạm về an toàn thực phẩm chỉ là những trường hợp riêng lẻ của một số người bất hảo, và đây là điều mà người ta cho rằng dường như là một phần trong một sách lược nhằm bảo vệ các loại thực phẩm trị giá hàng tỉ đô la mà Trung Quốc xuất khẩu ra các thị trường ở nước ngoài.
 






FDA sẽ ngưng nhập khẩu một số hàng thủy sản của Trung QuốcTrường hợp mới nhất phản ảnh sự lo ngại về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc đã được nhận thấy qua các tin tức hôm thứ Năm, theo đó các giới chức của FDA, tức là cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, nói rằng họ sẽ ngưng việc nhập khẩu một số hàng thủy sản của Trung Quốc vì lo ngại rằng các loại thủy sản này có chứa những chất kháng sinh có tiềm năng gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu thụ. Các loài thủy sản của Trung Quốc mà Hoa Kỳ dự trù sẽ ngưng nhập khẩu là Catfish, cá Basa, Lương, Tôm, và cá Lăng vì cuộc thử nghiệm cho thấy rằng các loại thủy sản vừa kể có chứa các dược chất không được phép sử dụng cho thủy sản tại Hoa Kỳ.
 
Theo lời các giới chức của Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ thì hiện nay các loại thủy sản này chưa phải là một mối đe dọa cho sức khỏe của công chúng vì mức độ hóa chất trong sản phẩm tương đối thấp, tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu thụ.
 
Những lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ giới hạn tại các nước Tây Phương. Theo tin của hãng thông tấn AP hôm thứ Tư thì những sản phẩm bị nhiễm độc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã gây lo ngại tại hầu hết các nước ở Châu Á, nơi mà việc kiểm soát an toàn thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo và những cái chết vì ngộ độc thực phẩm vẫn thường xảy ra. Thời tiết nóng bức, không có đủ các hệ thống lạnh để dự trữ thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm rẻ tiền trên đường phố đã khiến cho các con buôn và các nhà sản xuất tìm kiếm những phương cách rẻ tiền và đôi khi nguy hiểm để bảo quản các sản phẩm của họ.
 
Chẳng hạn như Borax, một loại hóa chất được dùng cho hầu hết mọi thứ, từ bột giặt cho đến các loại kính nhựa, cũng đã thường được dùng để bảo quản cá và thịt tại Indonesia và một số nước khác. Các nông gia tại nhiều nước đã thường xịt vào sản phẩm của họ bằng các loại thuốc trừ sâu cấm dùng, như thuốc DDT.
 
Trong khi đó, Formaldehyde, một hóa chất thường được dùng để bảo tồn xác chết, đã một số nước ở Châu Á sử dụng để bảo quản một vài loại thực phẩm mặc dù hóa chất này có thể gây nguy hại cho gan, thần kinh và thận. Tại Việt Nam Formaldehyde đã được phát hiện cách đây vài năm tại 7 trong số 10 hãng sản xuất bánh phở ở Hà Nội.
 
Sự kiện này đã khiến cho nhiều người trong nước lo ngại, và một số người đã tìm cách đến những hàng ăn nào có những dấu hiệu cho thấy là thực phẩm của họ không có các hóa chất độc hại như Formaldehyde hay Borax mặc dù giá cả có phần cao hơn những tiệm ăn khác.
 
Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì hầu hết đều tương đối khá vì các nhà sản xuất biết rằng họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào đó của quốc tế nếu họ không muốn hàng bị trả lại. Tuy nhiên đối với hàng hóa bán ra trên thị trường nội địa thì người mua sẽ dễ dàng tìm thấy những mặt hàng dưới tiêu chuẩn, hàng pha chế trái phép hoặc hàng xuất khẩu bị trả lại.
 
Thức ăn trên đường phố cũng là một vấn nạn về an toàn thực phẩm. Hàng triệu người đã ăn nhiều thứ thức ăn, từ thịt nướng cho đến các loại bánh trái làm bằng bột được bày bán trên những chiếc sạp ở bên đường mà các điều kiện vệ sinh rất nghèo nàn. Đôi khi các hóa chất bảo quản không an toàn đã được thêm vào các loại thực phẩm này, và thường thường thì những người bán hàng hay dùng các loại dầu mỡ và vật liệu rẻ tiền nhất để nấu nướng những thức ăn này.
 
Dù biết vậy nhưng các loại thức ăn có nhiều gia vị, rẻ và ngon miệng trên hè phố thường khiến cho khách hàng quên đi những lo ngại về an toàn thực phẩm, nhất là tại các nước nghèo, nơi mà mức thu nhập bình quân của người dân chỉ vào khoảng 2 đô la một ngày.
 
Ngay cả tại Trung Quốc, trong những năm gần đây người dân cũng cảm thấy bất mãn. Rượu Whisky có pha chất Methanol, một loại cồn có chất độc, đã bị xem là nguyên nhân gây cái chết cho ít nhất là 11 người tại Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc.
 
Các cơ quan truyền thông Thượng Hải phát hiện việc bán tàu hủ giả làm bằng thạch cao, sơn và tinh bột.
 
Ít nhất có một chục em bé Trung Quốc đã bị chết và hơn 200 em khác bị bệnh với những triệu chứng có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng sau khi uống một loại sữa dành cho trẻ em, được làm bằng đường và bột mà chẳng có bao nhiêu dinh dưỡng.
 
Còn tại Hoa Kỳ, hàng ngày người ta cũng dễ dàng tìm thấy những thông tin liên quan đến nhiều loại thực phẩm của Việt Nam bị cơ quan FDA từ chối nhập khẩu vì lý do vi phạm các điều khoản về an toàn thực phẩm tại Hoa Kỳ.
Dù có một số tin không ghi rõ xuất xứ để có thể phối kiểm mức độ chính xác nhưng sự kiện càng ngày càng có nhiều sản phẩm có hóa chất độc hại tung ra trên thị trường đã khiến cho giới tiêu thụ trở nên thận trọng hơn trong việc mua những sản phẩm nhập khẩu từ các nước Châu Á.
 
Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì càng ngày họ càng chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vì có khá nhiều tin tức được phổ biến trên các cơ quan truyền thông trong nước cho thấy rằng một số sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam đã không hội đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
 
Theo tin mới đây thì những cuộc kiểm tra trong tháng 6 tại một số cơ sở sản xuất nước mắm và nước tương tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, các cơ quan hữu trách đã phát hiện rất nhiều khiếm khuyết trong tiến trình sản xuất, như không hội đủ các điều kiện vệ sinh tối thiểu, nguồn gốc nguyên liệu chế biến không rõ ràng, sản phẩm có chứa đựng quá nhiều hóa chất.
 
Trên thực tế thì không ai biết được mức độ hậu quả của các loại thực phẩm có nhiễm các hóa chất độc hại tại Châu Á sẽ như thế nào đối với sức khỏe của dân chúng, tuy nhiên theo lời một giới chức về an toàn thực phẩm của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan, thì giới tiêu thụ khó có thể thấy được sự nguy hại trong lúc này, thế nhưng sau 10 năm hay lâu hơn người ta có thể sẽ thấy hậu quả nghiêm trọng của những sản phẩm mà chúng ta tiêu thụ ngày hôm nay.

http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-10-voa20.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
thực phẩm đông lạnh từ Việt Nam - 19.07.2007 12:44:44



Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu một số thực phẩm đông lạnh từ Việt Nam


16/07/2007









Gian hàng bán thịt heo và bò ở Việt NamTrung Quốc vừa quyết định tạm ngưng nhập khẩu một số thực phẩm đông lạnh từ Việt Nam, Philippines và Mỹ sau khi các thanh tra tìm thấy vết tích các hoá chất và các loại vi trùng nguy hiểm trong đó.
 
Các loại thực phẩm cấm nhập khẩu gồm chân gà, tai heo và các bộ phận gia súc.
 
Quyết định của Trung Quốc nhắm vào 8 công ty Mỹ, 1 Việt Nam và 1 Philippines được thi hành sau khi dấu vết của thạch tín và vi trùng gây bịnh salmonella được phát giác.
 
Trong số những công ty Mỹ dính dáng tới vụ nầy có công ty Tyson và một chi nhánh của công ty Cargill. Công ty Việt Nam liên hệ là Nachimex và của Philippines là công ty Lexco.
 
Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại Trung Quốc mới đây đã bị thế giới cực lực phê phán sau khi các loại thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc bị cho là giả mạo, hư hỏng và nguy hiểm bởi lẽ công nghiệp thực phẩm và y dược Trung Quốc rất hỗn loạn và tệ hại.
 
Mỹ loan báo đã cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng Trung Quốc sau khi giới hữu trách Mỹ phát giác ra các thứ thức ăn dành cho mèo chó bị nhiễm độc trong khi các món đồ chơi của trẻ con, dược phẩm, mỹ phẩm, cá và nhiều thứ khác nữa bị coi là nguy hiểm. Tất cả đã bị trả về hoặc bị cấm đưa vào Mỹ.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-16-voa20.cfm

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 63 bài trong đề mục