Tiêu Chảy

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 09:34:16







Thứ tư, 31/10/2007, 00:40 GMT+7




Phát dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở Hà Nội
 
Sau cuộc họp khẩn chiều nay, Bộ Y tế công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã xuất hiện ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Tỷ lệ tử vong do bệnh này có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời.
 
Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cho biết, từ ngày 23/10 đến nay, hàng loạt bệnh nhân đã vào viện với các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy nhiều, nôn, mất nước. Phần lớn trong số họ đã điều trị ở phòng khám tư nhân hoặc y tế địa phương. Sau đó khi được chuyển lên tuyến trung ương, họ mới được chẩn đoán là mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.
 
Đến nay, số người được xác định mắc bệnh này là 33, chủ yếu đến từ 11 quận huyện của Hà Nội, một số là người Hà Tây, Vĩnh Phúc. Họ đang được điều trị ở Viện Nhiệt đới và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia, các bệnh viện Bạch Mai, Đống Đa, 198...
 





Không nên ăn mắm tôm sống.
Ảnh: Quangba24h.
Theo Sở Y tế Hà Nội, có đến 90% số bệnh nhân kể trên đã ăn các thực phẩm sống, chủ yếu là mắm tôm, mắm tép và đây chính là nguồn truyền vi khuẩn gây bệnh. Tiến sĩ Huấn cho biết, loài vi khuẩn này khiến bệnh nhân đi ngoài và nôn liên tục, gây mất nước và điện giải nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, 40-50% số bệnh nhân có thể tử vong do trụy tim mạch.
 
Vi khuẩn nguy hiểm trên xâm nhập cơ thể qua thức ăn sống và chất thải của bệnh nhân. Hiện nó đã kháng với một số kháng sinh như Tetracyclin, Chloramphenic... Về điều trị, ngoài việc dùng các kháng sinh còn cho hiệu quả cao, phương pháp chủ yếu hiện nay là bù nước và điện giải.
 
Hà Nội cấm sử dụng mắm tôm, mắm tép
Hôm nay, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đình chỉ sử dụng mắm tôm, mắm tép trong hoạt động chế biến, kinh doanh của các quán ăn, siêu thị và dịch vụ ăn uống đường phố. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân các tỉnh phía Bắc không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, đặc biệt là mắm tôm, mắm tép, hải sản tươi sống, gỏi cá, nem...
 
Ông Trịnh Quân Huấn dự báo, do nguồn bệnh chính là thực phẩm nên trong thời gian tới, dịch có thể xuất hiện theo dạng xôi đỗ - các ca bệnh rải rác khắp nơi. Nếu không quyết liệt dập ngay thì nguy cơ dịch lan rộng tại chỗ và sang các tỉnh khác rất cao.
Hiện nay, để khoanh vùng dịch, ngành y tế đã sử dụng Chloramin B ở tất cả các nguồn nước bề mặt tại gia đình các bệnh nhân. Những người tiếp xúc với họ đều được dùng khánh sinh dự phòng. Ở các khu vực này đều có nhân viên y tế trực 24/24 để phòng những diễn biến khác.
 
Bộ Y tế cũng đã lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và bắt đầu một cuộc tổng kiểm tra thực phẩm, trước hết là ở các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, Bộ yêu cầu các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An - nơi thường cung cấp mắm tôm cho phía Bắc - ngừng vận chuyển mặt hàng này. Ngày 31/10, Bộ cũng sẽ tổ chức 4 đoàn kiểm tra thực phẩm đi đến các tỉnh, tập trung vào hải sản và thức ăn tươi sống.
4 giải pháp phòng chống tiêu chảy cấp nguy hiểm
 
Bộ Y tế khẩn cấp khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
 
1. Vệ sinh cá nhân và môi trường: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Gia đình có bệnh nhân cần rắc vôi bột hoặc Chloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
Phân và chất thải bệnh nhân phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột và Chloramin B sau mỗi lần đi ngoài để sát khuẩn.
Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin...
 
2. An toàn thực phẩm: Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống hay uống nước lã, không ăn các thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua
 
3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả nước ăn, uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Chloramin B.
Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của bệnh nhân hay vứt súc vật chết, rác xuống ao, hồ, sông, giếng.
 
Khi có người tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
H.H

 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/10/3B9FBD64/
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 09:43:56
Bệnh tiêu chảy

 
Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài.

Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng.


Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy.
 
Bạn có bị phản ứng với sữa không?


Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.
 
Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày

Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide.

Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy.
 
Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?

1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.


Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon.

Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều.


2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây.
 
Nên uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác.
Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau đây:
- Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình.
- Imodium: tiêu chảy nặng.

Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.
 
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu.

http://www.suckhoecongdong.com/content/view/1065/67/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.10.2007 09:46:06 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 09:49:06

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 09:56:11
UNICEF: Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc cung cấp nguồn nước sạch
2006.10.05
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
 
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9 công bố phúc trình về tình trạng nước, môi trường và vệ sinh toàn cầu trong vòng 15 năm qua. Bản báo cáo cho hay vấn đề nước uống đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh cho người dân của các quốc gia đang phát triển, trong đó gồm Việt Nam, có một số tiến bộ tuy nhiên còn cần cải thiện nhiều.
 
 

Bản báo cáo UNICEF UNICEF - The State of the World's Children 2006: Exclude and Invisible
 
Tình hình nước sạch tại Việt Nam hiện ra sao và có hệ quả gì đến con người? Nhã Trân trao đổi với giới chức UNICEF và dân trong nước.
Báo cáo của UNICEF cho biết từ năm 1990 đến 2004 tình hình cung cấp nước sạch trên thế giới đã được cải thiện phần nào, tuy nhiên vẫn còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Chưa đồng bộ

Theo bản phúc trình, tính đến cuối năm 2004 có 83% dân số toàn cầu được dùng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tức 5% nhiều hơn so với 15 năm trước, nhưng hiện vẫn có hơn 1 tỉ người ở nhiều nơi không có nước sạch để uống hay nói một cách khác là phải uống nước không đạt yêu cầu về an toàn và vệ sinh.
 
Nghiên cứu của tổ chức quốc tế này cho biết riêng Châu Á, nhờ có những cải cách đúng hướng sẽ đạt mong đợi sớm hơn nhiều năm, dù vậy sự tiến bộ vẫn chưa hoàn toàn vì môi trường ngày càng bị ô nhiễm và không lượng cung không đáp ứng lượng cầu. Sự phát triển thiếu nhất quán đưa đến tình trạng thành thị được ưu đãi trong khi các vùng thôn quê hầu như không được quan tâm.


Cho đến năm 2004 Việt Nam chỉ mới có 85% dân số được cung cấp nước uống an toàn, sạch sẽ; trong đó 99% là người vùng thành thị và 80% là người vùng nông thôn
Bà Therese Dooley

Tại các đô thị, thành phố người dân thường được hưởng nguồn nước sạch nhờ hệ thống dẫn nước được xây dựng. Ngược lại, ở rất nhiều nông thôn nếu địa phương không có chế độ cung cấp nước thì nguời dân phải tự tìm bằng cách múc từ sông, suối, ao, hồ; mà mức độ vệ sinh của các nguồn nước này thường không đủ tiêu chuẩn tối thiểu, chưa kể có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng vì môi trường.
 
Bản báo cáo liệt kê Việt Nam vào một trong những quốc gia Châu Á còn bất cập trong việc phân phối nước sạch toàn quốc. Bà Therese Dooley, Cố vấn Trưởng về nước, môi trường và vệ sinh của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, nói:
 
“Cho đến năm 2004 Việt Nam chỉ mới có 85% dân số được cung cấp nước uống an toàn, sạch sẽ; trong đó 99% là người vùng thành thị và 80% là người vùng nông thôn”

Nước bị nhiễm bẩn

Như báo cáo của UNICEF, nhiều cư dân thành phố cho biết nước dẫn vào nhà thường không tệ trừ trường hợp đôi khi bị nhiễm bẩn do ống dẫn nước bị han rỉ khiến bùn, đất theo vào đường ống, trong khi đó người dân tỉnh nhỏ cho hay tình trạng nước đục xảy ra thường xuyên, theo lời một phụ nữ tỉnh Long Xuyên:
 
“Nước không được trong. Mở từ máy ra nhưng mà nó hổng trong. Mình chấp nhận vậy thôi. Nước máy mở ra có màu vàng, giống như hệ thống không được chăm chút gì hết trơn. Còn sông thì người thả tùm lum hết… dơ quá rồi. Nước máy lại còn hôi nữa, chớ đừng nói chi mấy người phải xài nước sông”
 
Những người kém may mắn không có nước sạch để dùng. Theo các nghiên cứu y học nước uống nước thiếu vệ sinh có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, và đôi khi cả đến tính mạng con người do mang nhiều mầm bệnh. Việt Nam lâu nay không ngừng phát hiện những ca bệnh về đường tiêu hóa do nước uống bị nhiễm độc.


Nước không được trong. Mở từ máy ra nhưng mà nó hổng trong. Mình chấp nhận vậy thôi. Nước máy mở ra có màu vàng, giống như hệ thống không được chăm chút gì hết trơn. Còn sông thì người thả tùm lum hết… dơ quá rồi.
Một phụ nữ tỉnh Long Xuyên

Nhiều nguồn nước sạch ngày càng trở nên ô nhiễm do sự bất cẩn hoặc thiếu trách nhiệm của con người, với vô số nguyên nhân mà đáng nói nhất là việc các xí nghiệp ngang nhiên xả chất thải ra sông, hồ… hoặc người dân bỏ rác rưởi xuống ao, rạch.
 
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc thông báo mỗi năm thế giới thứ ba có khoảng 1 triệu 500 ngàn trẻ em chết do tiêu chảy và một số bệnh tật khác vì không tiếp cận được nguồn nước sạch. Giám đốc Quỹ, bà Carol Bellamy, tuyên bố việc cung cấp nước an toàn, vệ sinh cho người nghèo là một trong các yếu tố giảm thiểu đói kém, khổ não cho dân địa cầu và đảm bảo được giáo dục cho trẻ em.
 
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF khuyến cáo các quốc gia đang phát triển cần nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà họ đã cam kết.
 
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/10/05/UNICEFReportsCleanWaterInVietnam_NTran/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 10:00:23
Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh
 
Giới thiệu chung










© UNICEF Việt Nam\2006\Đoàn Bảo Châu
 


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á.
 
Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam - đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất - đã bị tụt hậu.
 
Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm. Một cuộc điều tra mới đây về tình hình vệ sinh môi trường cho thấy rằng 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT. Cuộc điều tra này còn cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
 
Chất lượng nước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm thạch tín, là vấn đề mới nảy sinh hết sức nghiêm trọng.
 
HỖ TRỢ CỦA UNICEF
Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006-2010), Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
 
Thông tin, tuyên truyền và tham gia: UNICEF hỗ trợ Chính phủ rút ra các bài học và kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động dự án và gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ II của Chính phủ. UNICEF còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông.
 
Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh.  Vấn đề vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp. Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó có UNICEF, đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Kế hoạch đó sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh, qua đó giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDG) và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực này. Ngoài ra, UNICEF còn hỗ trợ đề ra các phương thức tuyên truyền về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh có hiệu quả chi phí và hướng vào cộng đồng.    
 
Xây dựng mô hình: UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi. UNICEF còn hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học.
 
Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín. UNICEF hỗ trợ Chính phủ tiến hành các nghiên cứu và điều tra về tình trạng nhiễm thạch tín và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về các hoạt động thuộc lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín, xây dựng công tác theo dõi chất lượng nước ở cấp cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện cho người sử dụng, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín. 
 
Theo dõi và đánh giá. Dựa trên hệ thống theo dõi theo nguyên tắc lập bản đồ nước (WATER mapper) của riêng mình, UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để theo dõi tiến độ thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng như các chỉ số về MDG/VDG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường. 
 
Chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với thiên tai. UNICEF tiếp tục và tăng cường hơn nữa các hoạt động lồng ghép vấn đề an toàn trẻ em bằng cách cung cấp các kiến thức và dịch vụ cho các cơ quan/các cấp địa phương và các đối tác tham gia chính.
 
CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
Bên cạnh việc hợp tác với các cơ quan quốc tế, Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương của Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Cấp nước và Môi trường nông thôn của các tỉnh, các Cơ quan Y tế dự phòng cấp tỉnh cũng như các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên. UNICEF cũng là một thành viên tham gia tích cực trong Nhóm đối tác về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như trong Nhóm công tác WATSAN.
 
http://www.unicef.org/vietnam/vi/wes.html

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiêu Chảy - 31.10.2007 10:13:18
Đôi điều cần biết về tiêu chảy
2006.05.05
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Tại sao lại nói về tiêu chảy? Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do vi trùng, là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam.


Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Tải xuống để nghe

     


    Khi nào thì gọi là tiêu chảy?
     
    Một cách đơn giản, tiêu chảy là tình trạng bị đi cầu nhiều lần hơn với phân lỏng hơn bình thường. Theo một tiêu chuẩn dễ nhớ, việc đi cầu được coi là bình thường khi ta đi cầu dưới ba lần một ngày hoặc trên một lần mỗi ba ngày mà vẫn cảm thấy thoải mái.

    Các nguyên nhân thường gặp của tiêu chảy?
     
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng các nguyên nhân thường gặp nhất của tiêu chảy là việc bị nhiễm trùng với vi trùng, siêu vi trùng (còn gọi là vi rus) hoặc ký sinh trùng.

    Vi trùng gây ra tiêu chảy bằng cách hoặc là xâm lấn làm tổn thương lớp màng nhầy của ruột, hoặc là sản xuất ra các chất độc làm cho ruột bài tiết ra nhiều nước hơn.

    Ngộ độc thức ăn cũng nguyên nhân tương đối thường gặp gây ra tiêu chảy. Ta bị ngộ độc thực phẩm khi ăn nhằm các thức ăn bị nhiễm vi trùng, ký sinh trùng, hoặc các chất độc tiết ra bỡi vi trùng.

    Một số nguyên nhân khác gây ra tiêu chảy cấp tính bao gồm thuốc men, viêm ruột già, và sự căng thẳng khiến ta cứ bị “chột bụng”.

    Các thuốc thường gây ra tiêu chảy nhất là một số thuốc kháng sinh, thuốc chống a xít trong bao tử có chứa chất magnesium, và các thuốc nhuận trường.

    Các triệu chứng nào thường đi kèm với tiêu chảy?
    Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
     
    Những người bị tiêu chảy thường bị đi phân lỏng hoặc nước. Trong một số trường hợp ít gặp hơn, nếu bị nhiễm các tác nhân gây ra tổn thương niêm mạc ruột, ta có thể bị đi cầu ra chất nhầy và máu. Các triệu chứng khác có thể kèm với tiêu chảy là:
    - Đau và quặn bụng
    - Ói mữa
    - Sốt
    - Ớn lạnh
    - Đi tiêu không kiểm soát được, thường gọi là ỉa đùn
    - Ói mữa và tiêu chảy nhiều quá có thể gây mất nước. Các dấu hiệu của mất nước có thể là:
    - Khô môi, miệng
    - Khát nước
    - Khô mắt
    - Giảm số lượng và số lần đi tiểu

    Nếu mất nhiều nước quá có thể gây ra tuột huyết áp khi đang nằm hoặc đứng dậy làm cho chóng mặt, xây xẩm. Nếu nặng quá có thể dẫn đến choáng do mất nước, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được bù nước và nâng huyết áp kịp thời và thích hợp.

    Ở trẻ em nhỏ, bên cạnh các dấu hiệu kể trên, mất nước có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:
    - Thóp lõm
    - Da nhăn, không căng và đàn hồi như bình thường
    - Lờ đờ, bỏ ăn, li bì, khó đánh thức

    Tiêu chảy thường kéo dài bao lâu?
    Các triệu chứng của tiêu chảy thường nặng nhất trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên. Mặc dù là một số ít trường hợp tiêu chảy cấp có thể kéo dài đến hai tuần, đa số thường bình phục trong vòng ba đến bảy ngày.
    Sự bình phục nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng nhiều bỡi việc điều trị có sớm và thích hợp hay không.

    Cách chữa tiêu chảy ?

    Nếu bị nhẹ, ta có thể tự chữa tại nhà bằng cách:
    - Nghỉ ngơi nhiều hơn, và đổi sang ăn các chất lỏng nhẹ.
    - Bù nước đầy đủ là điều rất quan trọng.
    - Tránh các chất làm mất thêm nước và muối như là cà phê và những chất có chứa chất caffeine như là coca cola chẳng hạn.
    - Nếu bị buồn nôn không uống được nước, ta có thể ngậm hoặc mút những miếng nước đá nhỏ
    - Khi đã cảm thấy đở hơn, nên bắt đầu chuyển từ từ sang các thức ăn đặc hơn, như cháo đặc, bột ngũ cốc quậy loãng rồi đặc hơn, rồi sang cơm nhão... , rồi cuối cùng là các thức ăn đặc bình thường. Việc chuyển từ từ như vậy có thể giúp giảm bớt các cơn đau quặn bụng hoặc bao tử.Có thể giảm đau quặn bụng bằng cách chườm ấm ở chỗ bị đau quặn.
    - Ta cũng có thể dùng các thuốc cầm tiêu chảy mua không cần toa bác sĩ, có bán ở các tiệm thuốc tây.

    Điều quan trọng là cần biết khi nào thì cần đi bác sĩ.

    - Nên đi bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ và ta bị sốt trên 38.4 độ C.
    - Nên đi bác sĩ ngay nếu thấy có chất nhầy hoặc máu trong phân.
    - Trẻ càng nhỏ thì càng nên cẩn thận và đi bác sĩ sớm hơn, nhất là nếu trẻ không chịu ăn uống và ta không thể bù nước bằng đường miệng tại nhà được.

    Xin nói chi tiết hơn về cách bù nước khi bị tiêu chảy?


    Bù nước có thể nói là điều quan trọng nhất khi bị tiêu chảy. Nếu bị nhẹ, ta có thể:
    - Dùng nước súp, nước cháo, nước trái cây.
    - Nên dùng xen kẻ các thức uống hơi mặn như súp, nước cà chua, với các thức uống ngọt như nước trái cây. Điều này giúp bù đủ các chất điện giải cho cơ thể.
    Nếu bị tiêu chảy nặng, tức là khoảng trên năm lần đi ra phân lỏng một ngày, ta nên dùng các dung dịch điện giải bù nước. Ta có thể mua các dung dịch này ở các tiệm thuốc tây.
    Ngoài ra ta cũng có thể làm tại nhà bằng cách trong mỗi lít nước chín, sạch, pha thêm vào nửa muổng cà phê muối, nửa muổng cà phê chất bột tiêu (baking soda), và hai muỗng canh đường. Cần nhớ là các nước trái cây, nước súp... không chứa đúng nồng độ các chất điện giải cần được bù trong các trường hợp tiêu chảy nặng này.

    Khi nào thì nên dùng trụ sinh ? Khi nào không nên dùng ?


    Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy thường khỏi trong vòng năm ba ngày mà không cần trụ sinh. Tuy nhiên, trụ sinh có thể giúp làm các triệu chứng thuyên giảm trong vòng một ngày. Do đó, trong một số trường hợp như đi du lịch, không có điều kiện chạy ra chạy vào nhà vệ sinh suốt ngày, ta có thể xin bác sĩ cho sẵn các thuốc kháng sinh trị tiêu chảy với các hướng dẫn về cách dùng.

    Tuy nhiên, khi dùng cần được sự hướng dẫn bởi bác sĩ để dùng cho đúng thuốc, đúng chỗ. Nếu không ta sẽ vừa bị tốn tiền, có thể chữa không đúng thuốc, đúng bệnh, mà còn góp phần tạo ra các chủng vi trùng bị lờn thuốc.

    Khi nào thì nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ? Khi nào không nên dùng ?


    Các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide, diphenoxylate có thể giúp giảm các cơn tiêu chảy, và thường rất hữu ích trong một số tình huống , ví dụ như là khi đang đi du lịch. Ta có thể thử dùng nếu đi tiêu phân lõng, không bị sốt, không có máu hay đàm nhớt trong phân. Các thuốc cầm này chỉ giúp làm giảm các cơn tiêu chảy chứ không trị dứt các cơn nhiễm trùng.
    Không nên dùng các thuốc cầm tiêu chảy nếu sốt trên 38.4 độ C (khoảng 101 độ F), khi thấy các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, hoặc nếu trong phân có chất nhầy hoặc máu.

    Cách phòng tiêu chảy ?

    Ta có thể phòng tiêu chảy bằng cách giữ vệ sinh, mà những điều căn bản là:
    - Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng, ít nhất là 20 giây, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn, và sau khi đi vệ sinh.
    - Tránh ăn thịt tái, sống, tôm cá sống, thức ăn đã dọn ra hơn vài tiếng đồng hồ. Ta có thể phòng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bằng cách này.
    - Nếu bị đi tiểu chảy tái đi tái lại, nên cố chú ý xem các yếu tố nào có thể gây ra các cơn tiêu chảy đó, ví dụ như là một loại thuốc hay thức ăn nào đó. Sau đó, ta có thể tránh các cơn tiêu chảy đó bằng cách đơn giản là tránh các thứ gây ra các cơn tiêu chảy đó.

    Khi đi du lịch, một số điều có thể giúp phòng tiêu chảy:
    - Không nên dùng nước đá, vì nước đá có thể được làm từ nước đã bị nhiễm trùng, và do đó sẽ gây ra tiêu chảy, dù là dùng với rượu, hay các loại nước đóng chai
    - Các loại nước đóng chai thường tương đối vô trùng. Tuy nhiên nên cẩn thận khi rót ra ly, vì ly có thể được rửa bằng nước không hợp vệ sinh. Tốt nhất là dùng các ống hút, cẩn thận nhất là ống hút sạch mới được lấy ra từ giấy bọc
    - Khi nấu sôi nước, nên để sôi ít nhất là năm phút
    - Nên ăn trái cây còn vỏ, và tự gọt vỏ để bảo đảm là trái cây không bị nhiễm bẩn
    - Cũng nên chú ý tránh sữa hoặc các chất làm từ sữa nếu không biết sữa có được vô trùng đúng cách hay chưa
    - Một số thuốc phòng tiêu chảy cũng có thể mua không cần toa tại các tiệm thuốc tây. Tuy nhiên cần chú ý đọc kỹ các hướng dẫn xem trong trường hợp nào thì có thể dùng, dùng như thế nào, và trong những trường hợp nào thì không nên dùng

    Khi nào thì nên dùng trụ sinh để ngừa tiêu chảy? Dùng như thế nào?
    Chỉ nên dùng khi được cố vấn từ bác sĩ.
    Cần nhớ là các thuốc trụ sinh có thể có các tác dụng phụ, như gây ra dị ứng, làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, và do đó dễ bị nám da hơn, hoặc làm tăng khả năng bị nhiễm nấm âm đạo...

    Thường thì bác sĩ chú ý đến việc phòng tiêu chảy bằng trụ sinh hơn ở những người đi du lịch mà lại có những tình trạng sức khoẻ dễ trở nên nguy hiểm hơn nếu bị tiêu chảy.

    Có nhiều loại trụ sinh khác nhau có thể được dùng, tuy nhiên tất cả đều cần có toa và sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Có thuốc chủng ngừa tiêu chảy hay không ?
    Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy khi đi du lịch, thường bị gây ra nhất bỡi một loại vi trùng có tên là E. coli tiết ra độc tố ruột.

    Hiện nay, một số nước đã có thuốc chủng phòng được phần nào loại tiêu chảy do vi trùng này. Một số trong các nước này là Canada, Úc và châu Âu hợp nhất. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm nghiên cứu để cải thiện thuốc chủng này.

    Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

    http://vietsciences.free.fr/docbao/ykhoa/benhcanbiet.htm
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2007 17:20:04 bởi Ct.Ly >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tiêu Chảy - 04.11.2007 11:36:55







    02 Tháng 11 2007 - Cập nhật 12h02 GMT


    Tích cực phòng chống tiêu chảy cấp
     










    Bệnh nhân điều trị tiêu chảy cấp quá nhiều đến nỗi phải nằm chung giường
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vừa có cuộc họp với các bộ ngành liên quan sau khi dịch tiêu chảy cấp ở miền Bắc đã khiến hàng trăm người phải nhập viện trong mấy ngày qua.  Ông Dũng yêu cầu Bộ y tế và các nơi có dịch trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây và Hưng Yên phải dập tắt dịch trong thời gian sớm nhất.  Trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Hà Nội hôm 24 tháng Mười và cho tới nay hàng trăm người đã phải tới các bệnh viện vì dịch bệnh vốn lây qua đường ăn uống.
     
    Bà Nguyễn Tường Vân, Phó khoa cấp cứu Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới nói ngành y tế đang rất tích cực trong việc ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, cũng như phối hợp với các ban ngành và cơ quan truyền thông cho dân chúng biết.
     
    "Các bệnh viện tích cực điều trị, các trung tâm phòng dịch tích cực đi các địa phương nghi ngờ có nguồn dịch để xử lý môi trường và chất thải".
     
    Giới chuyên gia trong ngành y tế Việt Nam nói có sẵn nhiều kinh nghiệm vì thường xuyên xảy ra dịch bệnh, trước dịch tiêu chảy cấp lần này là SARS và cúm gà.
     
    Giới chức y tế tai Việt Nam giải thích tiêu chảy cấp là dịch lây qua đường tiêu hóa, cho nên cách phòng chống tốt nhất là ăn uống hợp vệ sinh, giảm sử dụng thức ăn đường phố, nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh của các điểm sản xuất cơm hộp.
    Chính quyền cũng tổ chức tuyên truyền đến tận địa phương, các phường phát tờ rơi, thông báo trên loa, khuyến cáo không sử dụng hải sản không qua chế biến, theo mô tả của bà Vân.
     
    Theo bà, một số triệu chứng ban đầu của dịch bệnh là "tiêu chảy, đi nhiều, phân thường hay có màu trắng, mất nước rõ rệt", và bệnh nhân cần nhớ xem có ăn rau sống và mắm tôm ở đâu hay không, để bác sĩ kịp phân loại và điều trị ngay.
    Báo chí Việt Nam nói dù vi khuẩn gây dịch biến thể, mới chỉ có các ca nguyên phát, tức là mắc bệnh do ăn mắm tôm, chứ chưa có trường hợp nào là thứ phát, tức lây từ người mắc bệnh sang người còn khoẻ mạnh.
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/11/071102_diarrhea.shtml

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    400 người nhập viện vì tiêu chảy cấp - 04.11.2007 11:50:51









    var dtSubjectDate = new Date('Nov 04 2007 00:07:13');




    Chủ nhật, 4/11/2007, 00:07 GMT+7




    400 người nhập viện vì tiêu chảy cấp 
     
    Tính đến 18h ngày 3/11, số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn gây “tiêu chảy cấp nguy hiểm” là 73, tăng 23 người so với hôm trước. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-50%.

    > Chính quyền lo lắng, người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy /Dịch bùng phát nguy hiểm chưa từng có /Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả
     
    Hai ngày qua, số bệnh nhân nhập viện do tiêu chảy cấp vẫn không ngừng tăng lên. Hiện, có gần 400 người, trong đó riêng Hà Nội 344 người đã nhập viện. Trong số 73 bệnh nhân đã được Viện Vệ sinh dịch tễ khẳng định bằng các xét nghiệm sâu là nhiễm vi khuẩn “tiêu chảy cấp nguy hiểm”, có 48 người sống ở Hà Nội.
     






    Số bệnh nhân cấp cứu tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia (Hà Nội) tăng liên tục. Ảnh: H. Hà
     

    Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm soi phân tươi, con số nhiễm vi khuẩn trên cao hơn rất nhiều; chỉ riêng số bệnh nhân điều trị ở Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm Quốc gia tính đến chiều 2/11 đã là 108 người.
    Theo Bộ Y tế, trong số những người nhiễm căn bệnh dễ gây chết người kể trên, gần 80% do ăn mắm tôm; 15% ăn những thực phẩm liên quan đến cá; 2% do ăn rau sống và 3% do ăn tiết canh. Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định, để ngăn dịch, sẽ không thể chỉ quan tâm đến mắm tôm mà phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm nói chung.
     
    Ông Huấn cũng cảnh báo, hiện nay nhiều bệnh nhân thấy ngừng đi ngoài, thể trạng hơi ổn định đã tự ý bỏ về vì sợ không đủ tiền thanh toán viện phí. Điều này rất nguy hiểm bởi vi khuẩn có thể vẫn tồn tại trong cơ thể, có nguy cơ phát tán ra cộng đồng. Để giúp những người nhiễm bệnh yên tâm điều trị triệt để, Thủ tướng đã đồng ý điều trị miễn phí cho những bệnh nhân tiêu chảy cấp.
     
    Kể từ ngày bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội (23/10), đến nay, dịch “tiêu chảy cấp nguy hiểm” vẫn chưa được khống chế và đã có 8 tỉnh bị tấn công. Căn bệnh này, dù được nhận định là dễ phòng và không khó chữa, nhưng nếu người dân chủ quan trong ăn uống và vệ sinh thì có thể bùng thành dịch lớn.
     
    "Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-50%", ông Huấn khuyến cáo.
    Hải Hà



    Theo dòng sự kiện:



    Chính quyền lo lắng, người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy (03/11)

    Thêm 3 tỉnh xuất hiện 'dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm' (02/11)

    Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả (02/11)

    Dịch tiêu chảy bùng phát nguy hiểm chưa từng có (02/11)

    Bệnh nhân tiêu chảy cấp tăng từng giờ (01/11)
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBF7E/
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    ... người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy - 04.11.2007 11:54:44
    Chính quyền lo lắng, người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy
     
    Ngày 2/11, trạm y tế nhiều phường ở Hà Nội đã đọc thông báo liên tục trên loa phát thanh diễn biến "dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm" và biện pháp phòng tránh. Phòng y tế một số quận cũng kiểm tra đột xuất vệ sinh học đường, hiệu trưởng các trường được triệu tập họp khẩn...

    > Dịch tiêu chảy bùng phát nguy hiểm chưa từng có / Ba phần tư số người nhiễm tả không có triệu chứng
     
    Hiệu trưởng Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) Phan Nam Phương cho biết, tuần trước, khi nhận tin báo của một phụ huynh công tác trong ngành y tế về dịch tiêu chảy tại phường Trung Tự, trường đã cảnh báo học sinh không ăn quà ngoài cổng, rửa tay trước khi ăn... Giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi học sinh, nếu em nào có biểu hiện bệnh tiêu chảy thì phải báo cáo ban giám hiệu. "Riêng khu nhà ăn phục vụ bán trú phải được vệ sinh sạch sẽ", cô Phương nhấn mạnh.
     
    Còn Hiệu trưởng Tiểu học Phương Liệt Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, hiện mỗi học sinh đều được phát tờ rơi nói về bệnh dịch và cách phòng ngừa. "Đến giờ ăn các em đều được giáo viên nhắc nhở rửa tay và ngày nào Đội tuyên truyền Măng non của trường cũng đọc trên loa những cảnh báo về dịch bệnh", cô Mai cho biết thêm.
     






    Học sinh mua quà trước cổng Tiểu học Phương Liệt. Ảnh: T.D. (Chụp trưa ngày 2/11)
     

    Sáng nay, nhiều Phòng giáo dục ở Hà Nội đã triệu tập hiệu trưởng các trường họp bàn về việc đối phó với dịch bệnh. Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Bích nhấn mạnh, các trường phải tham mưu với chính quyền địa phương dẹp bỏ các hàng quán ngoài cổng trường không đảm bảo vệ sinh. "Thường xuyên nhắc nhở cha mẹ học sinh phối hợp đảm bảo sức khoẻ, không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường", bà Bích nói.
     
    Trước đó, chiều 1/11, UBND thành phố Hà Nội đã họp khẩn về việc phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lê Anh Tuấn cho biết, tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị miễn phí, những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng sẽ được cấp phát thuốc dự phòng lây nhiễm để uống. Mục tiêu của thành phố là bao vây dập dịch, không để xảy ra trường hợp tử vong.
     
    Từ chiều 30/10, trạm y tế các phường trên địa bàn HN đã tiến hành đọc thông báo liên tục trên loa phát thanh địa phương. Tổ kiểm tra liên ngành cũng đi kiểm tra các quán ăn, chợ. Ngày 1/11, trạm y tế phường Khương Thượng đã phát 3.000 tờ rơi hướng dẫn người dân cách ăn, uống vệ sinh để phòng dịch.
     
    Để đối phó với dịch bệnh, sáng 3/11, UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) sẽ huy động lực lượng tổng vệ sinh toàn phường. Theo một cán bộ phường, những khu vực ô nhiễm, mất vệ sinh sẽ được rắc vôi bột khử trùng.
     
    11h30 ngày 2/11, trước cổng Tiểu học Phương Liệt (Thanh Xuân), các em học sinh vây quanh bà lão chừng 60 tuổi để mua những túi xoài xanh giá 1.000 đồng. Thậm chí, có phụ huynh còn dừng xe cho con xuống mua quà trước khi về nhà. Chưa đầy 10 phút sau, cả chục túi xoài cùng những gói ô mai, sấu xào... được bán hết veo. Ngay sau đó, bà lão khẩn trương thu dọn hàng và đi vào con ngõ.
     
    Ngay sau khi nhận được phản ánh của VnExpress, Hiệu trưởng Tiểu học Phương Liệt Nguyễn Thị Tuyết Mai đã gọi điện cho một cảnh sát khu vực thuộc Công an phường Phương Liệt. Theo cô Mai, những học sinh ăn quà trước cổng trường đều không ăn bán trú nên khi đợi bố mẹ đón đã tranh thủ mua quà. Do không cấm được người bán hàng nên trường phải nhờ công an phường can thiệp.
     
    Tuy nhiên, khi được hỏi, nhiều học sinh không biết chút thông tin gì. "Cháu chỉ biết là đến bữa ăn phải rửa sạch tay và không được ăn quà ngoài cổng", một học sinh vừa đùa với bạn vừa nói.
     
    Đứng chờ con trong sân Tiểu học Kim Liên, chị Loan ở phố Tôn Thất Tùng lo lắng: "Bệnh tiêu chảy cấp lây lan nhanh cũng lo lắm. Ở nhà thì có thể giữ vệ sinh được chứ ở trường thì chẳng biết việc ăn uống của các con có vệ sinh hay không. Tối qua, vợ chồng tôi tranh cãi nhau mãi việc có nên cho cháu nghỉ ở nhà vài ngày cho qua đợt dịch".
     






    Các quán hàng vẫn thản nhiên bày bán trước cổng THCS Đống Đa. Ảnh: T.D.
     

    12h, cổng trường THCS Đống Đa trên phố Lương Định Của đông nghẹt học sinh. Vừa tan học, nhiều em đã sà ngay vào các quán bán xoài xanh, cóc xanh... Ngay cạnh đó là những quán bán nem chua rán với những túi nem sống đặt ngay trên mặt ghế. Khi được hỏi, người bán hàng tỉnh bơ: "Chẳng thấy ai thông báo dịch. Mà cấm bán thế nào được?" Còn những cô cậu học sinh vẫn thản nhiên ngồi ăn.
     
    Tại chợ Hôm, một dãy dài gần chục quán phục vụ ăn trưa cho các "cư dân" trong chợ đông nghẹt người. Mặc cho phương tiện truyền thanh thông báo ra rả không nên ăn các loại: mắm tôm, mắm tép, rau sống... nhiều người vẫn say sưa bên những đĩa rau sống.
     
    So với các hàng ăn đông khách trong chợ, hàng bún ốc của chị Hường là lép vế. Khách cứ lướt qua cửa hàng chị rồi bỏ sang hàng khác. "Từ hôm có thông tin ăn mắm tôm mắc dịch, quán vắng hẳn. Thường ngày, chỉ trong buổi trưa quán bán cả chục cân bún. Hôm nay, suốt từ sáng đến giờ chỉ được vài tô", chị Hường than thở.
     
    Chị Nguyễn Thị Tuyết, kinh doanh mặt hàng vải tại chợ, cho biết: "Có nghe đài báo nói nhiều người phải nhập viện do ăn mắm tôm, mắm tép không vệ sinh nhưng đây là quán quen tôi vẫn ăn thường xuyên. Bây giờ dịch bệnh vậy thì mình phải ăn những thứ vệ sinh hơn".
     
    Tại quán bún chả sinh viên trên đường Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), giờ cao điểm cả quán không một chỗ trống. Hiếu, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, vẫn hồn nhiên bên đĩa rau sống. "Em cũng xem TV thấy nói đến dịch tiêu chảy nhưng em "tốt bụng" lắm. Bún chả không có rau sống mất ngon", Hiếu nói rồi chỉ đĩa rau đã vơi đi quá nửa.
     
    Nhóm phóng viên
     
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/11/3B9FBEEA/

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Việt Nam ‘cấm cửa’ mắm tôm, mắm tép - 05.11.2007 07:24:02
    Việt Nam ‘cấm cửa’ mắm tôm, mắm tép
    01 Tháng 11 2007 - Cập nhật 14h07 GMT




    Mắm tôm, mắm tép được nhiều người dân Việt Nam ưa dùng

    Món khoái khẩu của nhiều người dân Hà Nội bị cấm sử dụng tại nhiều các quán ăn, nhà hàng nhằm ngăn chặn dịch tiêu chảy khiến hàng trăm người phải nhập viện.
     
    Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân các tỉnh phía Bắc không nên ăn các thực phẩm chưa nấu chín, đặc biệt là mắm tôm, mắm tép, hải sản tươi sống hay gỏi cá.

    Báo chí trong nước đăng cảnh báo của Bộ Y tế cho ngành ăn uống và các quán hàng cùng dân chúng:

    "Không ăn rau sống, tiết canh, mắm tôm, mắm tép sống, gỏi cá, hải sản sống, nem chạo, nem chua, không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh."

    Đây được hiểu là lệnh mang tính cấp thời để đối phó với tình trạng dịch bệnh chứ không phải vĩnh viễn.

    Theo cảnh báo của nhà nước, tỷ lệ tử vong do dịch tiêu chảy cấp gây ra có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời.
    Tuy nhiên, theo báo chí trong nước, tại một số chợ chuyên bán các loại mắm như Hàng Bè, những chậu mắm tép chưng thịt, những lọ mắm tôm vẫn có mặt trên các sạp hàng.

    Theo báo Tiền Phong điện tử hôm 1.11.2007, tại một số tỉnh như Quảng Ninh, việc ăn mắm tôm vẫn diễn ra.
    Ở các cửa hàng bán lòng lợn chín hay các quán thịt chó, khách hàng vẫn được khuyến mại mắm tôm nếu yêu cầu.
    Các chủ nhà hàng cho biết họ phải “lách” lệnh cấm vì nếu không các thực khách sẽ chuyển sang hàng khác.

    Khoái khẩu hay vệ sinh?’


     Dù là quốc hồn quốc túy nhưng tôi vẫn không thể hấp thụ được mùi mắm tôm
     
    Một người dân Hà Nội

    Ông Cao Từ, một người dân sống tại Hà Nội, nói: “Tôi nghĩ chỉ thị như thế là tốt, vì quy trình sản xuất mắm tôm không vệ sinh, khác hẳn với nước mắm, vì nước mắm còn phải qua một khâu chưng cất nữa”.

    Anh nhấn mạnh: “Dù là quốc hồn quốc túy nhưng tôi vẫn không thể hấp thụ được mùi mắm tôm”.

    Một phụ nữ khác từ Hà Nội cho BBC biết theo ý của cô thì trong hoàn cảnh nhiều người bị tiêu chảy, thì việc cấm mắm tôm là đúng.
    “Nhưng cũng khó cấm toàn diện, vì đó là món sở trường của nhiều người khi ăn kèm với lòng lợn, thịt chó hay khi rang thịt với mắm tép”.

    Cho tới nay, viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đã tiếp nhận gần 120 ca tiêu chảy cấp, trong đó 80 ca nguy hiểm.
    Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu của các bệnh nhân trên là do ăn mắm tôm, rau sống hay các thực phẩm chưa chín khác.

    Quốc hồn quốc tuý




    Đồng bằng Bắc Bộ có hai nét văn hóa ẩm thực là tương và mắm.

    Mắm tôm cũng như mắm tép ở dạng lỏng là món được coi gia vị hoặc món chấm, món trộn đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam có nguồn gốc Đông Nam Á.

    Trong Lĩnh Nam Chích Quái do Trần Thế Pháp soạn lần đầu vào đầu thế kỷ 14 đã có đoạn nói về món mắm trong sinh hoạt của dân Việt từ trước thời Bắc Thuộc:

    "Lấy nước cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung đồ làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba ba, làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Phạt nương đốt rẫy, đất sản xuất nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm".

    Như thế, mắm là món lên men từ chất đạm động vật đã được người Việt từ thời xa xưa làm và ăn.

    Trong cổ tích Tấm Cám cũng có đoạn nói Tấm đem xác Cám ngâm mắm, một chi tiết mà gợi ý rằng có dấu vết của tục ướp xác.

    Lúc sinh thời, nhà sử học Trần Quốc Vượng cũng đã nêu vấn đề văn hóa tương và văn hóa mắm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

    Tuy nhiên, các món mắm lên men từ tôm cá không chỉ có ở Đông Nam Á. Các tài liệu châu Âu nói người La Mã cũng có món mắm cá là garum, sau đó còn được truyền sang Ấn Độ cổ đại.

    Bạn nghĩ sao về vấn nạn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam cũng như các biện pháp giải quyết? Ý kiến xin gửi về Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/11/071101_shrimpsauceban.shtml
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.11.2007 07:26:26 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Dịch tiêu chảy lan tràn ở Việt Nam - 09.11.2007 11:50:57



    Dịch tiêu chảy lan tràn ở Việt Nam


    06/11/2007


    Các thông tấn xã quốc tế đưa tin từ Hà Nội ghi lại lời các viên chức y tế Việt Nam xác nhận đã có vài ca bịnh tả trong số gần 800 người bị tiêu chảy nghiêm trọng ở bắc bộ.
    Bộ Trưởng Y Tế nói rằng vi trùng tả đã được tìm thấy ở 8 trong số 11 địa phương bị nhiễm bịnh. Tuy không có ca bịnh nào gây tử vong nhưng theo Reuters thì trong tuần qua, nhiều người bị tiêu chảy nặng đã được đưa tới nhà thương ở 11 tỉnh và thành phố.
    Số bịnh nhân đông nhất là ở Hà Nội. Bộ Y Tế cho biết tính tới nay thì các cuộc thử nghiệm xác nhận 15% tổng số chừng 800 ca bịnh có vi trùng tả.
    Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, vi trùng tả làm người bịnh bị tiêu chảy liên tục, có thể dẫn tới chết vì mất nước và hư thận.
    Các viên chức y tế loan báo hôm thứ ba là họ đang cố ngăn chận không cho cơn bịnh tràn lan. Bác sĩ Nguyễn Huy Ngà, Giám đốc y khoa phòng ngừa thuộc Bộ Y Tế Việt Nam cho biết nhân viên y tế đang cố truy tầm nguyên nhân gây bịnh.
    Họ chưa xác nhận nguyên nhân nhưng ngờ rằng mắm tôm bị nhiễm trùng có thể làm cho cho đến gần cả ngàn người phải tới bịnh viện điều trị lần nầy.
    Những lời cảnh báo mọi người tích cực đề phòng bịnh tả đã được đọc thường xuyên qua hệ thống phóng thanh công cộng tại Hà Nội.
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2007-11-06-voa8.cfm

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Dịch tiêu chảy lan tràn ở Việt Nam - 09.11.2007 11:58:50







    Thứ sáu, 9/11/2007, 00:47 GMT+7




    Thêm Nam Định và Hà Nam có người nhiễm khuẩn tả
     





    Ăn ở đường phố dễ bị tiêu chảy cấp. Ảnh: Hoàng Hà.
    Vi khuẩn phẩy tả đã có mặt ở 13 tỉnh. Bộ Y tế cảnh báo dịch sẽ lan rộng bởi những người mắc bệnh tự do đi lại giữa các địa phương. Phát hiện 2 đầu bếp khách sạn 5 sao và nhà hàng cao cấp ở Hà Nội nhiễm bệnh.

    > Tiêu chảy nguy hiểm có thể lây lan từ bệnh viện/'Đường lây tiêu chảy cấp ngày càng phức tạp'/Dịch tiêu chảy cấp đã lan ra 11 tỉnh thành
     




    Vi khuẩn phẩy tả đã có mặt ở 13 tỉnh miền Bắc, chiếm 15% tổng số các ca tiêu chảy cấp hiện nay.
    Khuẩn tả có nguy cơ gây tử vong đến 40-50% nếu không chữa kịp thời.
    Triệu chứng cơ bản:
    - Ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng "tháo cống", toàn nước trắng đục.
    - Ít khi đau bụng.
    - Thường không sốt, thậm chí lạnh.
    - Đa số đều có nôn.

    Chiều 8/11, Bộ Y tế thông báo ngoài 11 tỉnh trước đó, hiện đã có thêm hai tỉnh là Nam Định và Hà Nam có người nhiễm phẩy khuẩn tả (mỗi tỉnh 1 người), đồng thời tổng số người bị tiêu chảy cấp đã lên đến hơn 1.200. 
     
    Cả hai người mới mắc ở Nam Định và Hà Nam đều đã ăn rau sống, bún riêu cua, thịt chó (không dùng mắm tôm) ở Hà Nội trước khi về quê. Từ đây, các chuyên gia nhận định có khả năng dịch sẽ lan rộng bởi những người tự do đi lại giữa các tỉnh.
     
    Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, theo thống kê, đối tượng mắc tiêu chảy cấp tập trung ở những người từ 20 tuổi trở lên, đa số là dân lao động tự do, nông dân. Những người này thường xuyên đi lại giữa các địa phương làm nguy cơ lây lan từ các tỉnh có dịch ra nơi khác rất lớn.
     
    Trước hiện tượng này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng, cần đặc biệt chú ý đến những người di chuyển từ các bến xe, nhà ga, sân bay ở Hà Nội đi các tỉnh phía Nam bởi họ có thể sẽ là nguồn lây cho những nơi chưa nhiễm dịch. Ông nhấn mạnh sẽ phải phát tờ rơi về dịch bệnh ở những địa điểm này, đồng thời yêu cầu những địa phương tiếp nhận người mới đến cần chú ý theo dõi, nếu phát hiện họ có dấu hiệu tiêu chảy cấp cần xử lý và cách ly ngay để khỏi lan dịch.
     
    Ông Huấn cũng lưu ý đến việc quản lý những người nhà bệnh nhân thường tự do đi lại giữa bệnh viện và quê, bởi họ cũng có nguy cơ bị nhiễm và làm lây bệnh.
     
    Cũng trong buổi làm việc chiều 8/11, tiến sĩ Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, báo cáo đơn vị này vừa tiếp nhận 2 trường hợp tiêu chảy cấp đều là đầu bếp, một ở khách sạn năm sao, một ở nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh cao cấp tại Hà Nội.
     
    Trong đó, người đầu bếp ở khách sạn 5 sao chiều hôm trước ăn cơm bình thường ở nhà, buổi sáng hôm sau ăn xôi, thịt kho tại khách sạn và đến buổi chiều thì có dấu hiệu bị tiêu chảy. Ông Hiền bày tỏ lo ngại những người nước ngoài lưu trú và thường xuyên đến các khách sạn, nhà hàng đó sẽ bị lây.
     
    Trước thông tin này, Thứ trưởng Huấn yêu cầu kiểm tra lại các khách sạn và nhà hàng trên, nếu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ đóng cửa. Đồng thời, theo ông, cần khuyến cáo đặc biệt đến các đầu bếp bởi họ có thể sẽ là nguồn lây rất rộng. Ông cũng lưu ý đến nguy cơ bị lây bệnh ở những đối tượng là "tây ba lô" hay ăn uống ở các quán trên đường phố.
     
    Trước những diễn biến phức tạp của dịch tiêu chảy cấp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu Cục vệ sinh an toàn thực phẩm phát ngay găng tay miễn phí dùng một lần cho tất cả các quán hàng ăn tại Hà Nội, tạo thành thói quen vệ sinh cho người chế biến và người tiêu dùng. Trước mắt, Sở Y tế Hà Nội được lệnh phát 1 triệu đôi găng tay và khuyến khích các tỉnh khác cũng thực hiện đối với khu vực đô thị.
     
    Hiện tại, các bệnh viện đều có phương án tăng số giường để đáp ứng thêm bệnh nhân. Tuy nhiên, việc nhiều người dân chỉ tìm đến những cơ sở lớn khiến các bệnh viện như Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, Viện Xanh Pôn, 103... đều trong tình trạng quá tải và lo ngại việc lây từ người bệnh sang người lành, nhất là trẻ em.
     
    Bắt đầu bùng phát ở Hà Nội từ ngày 23 tháng 10, đến nay 8/11, dịch tiêu chảy cấp đã lan ra 13 tỉnh, thành và vẫn ở trong tình trạng đáng lo ngại. Nguồn lây giờ đây không chỉ khoanh vùng trong mắm tôm mà đã có mặt ở rất nhiều loại thực phẩm sống và cả thức ăn chín.
    Minh Thùy



    Theo dòng sự kiện:



    Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở miền Bắc (01/11)http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FC1FE/




    ShowArticleLogoDate();ShowArticleLogoQuantity();




    Các tin khác:
    [Trở về]


    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FC1FE/
     
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    1,000 người bị bệnh tiêu chảy ở miền bắc Việt Nam - 10.11.2007 09:16:20



    1,000 người bị bệnh tiêu chảy ở miền bắc Việt Nam


    09/11/2007








    Thanh Hóa cấm ăn uống trong các lễ lạt công cộngReuters đưa tin từ Hà Nội trong ngày thứ năm ghi nhận sự kiện đã có hơn 1,000 người bị bịnh tiêu chảy ở miền bắc Việt Nam, nhưng theo các viên chức chính phủ thì họ chưa có bằng cớ xác nhận dịch tả đã bộc phát.
     
    Phát ngôn viên Bộ Y Tế Việt Nam Nguyễn Quang Thuận nói với phái viên Reuters rằng Bộ chưa thể loan báo rằng dịch tả đã bộc phát mà chỉ có thể xác nhận đây là chứng tiêu chảy cấp tính rất nguy hiểm mà thôi. Theo ông Thuận thì đã có 1,051 cư dân một số tỉnh và thành phố ở miền bắc bị tiêu chảy, mà trong đó có 157 ca bịnh tiêu chảy cấp tính.
     
    Giới hữu trách cho biết số bịnh nhân vừa nêu xuất phát từ 11 tỉnh và thành phố, kể cả thủ đô Hà Nội, là nơi có số bịnh nhân cao nhứt. Nhà chức trách tỉnh Thanh Hóa, mà người ta tin là nơi phát xuất cơn bịnh vì ăn mắm tôm, đã cấm tuyệt mọi loại thực phẩm trong các lễ lạt công cộng.
    Trước đây trong tuần, báo chí nhà nước trích lời Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Quốc Triệu nói rằng 'trong dịch bịnh lần nầy, kết quả các cuộc thử nghiệm cho thấy đã có vi trùng dịch tả trong từ 15% tới 20% trường hợp'.
     
    Các báo nhà nước cũng đã trích lời các viên chức nói là có 4 người nghi là đã chết vì tiêu chảy. Nhưng tới hôm thứ năm thì người phát ngôn Bộ Y Tế lại cả quyết rằng cho tới lúc đó thì vẫn chưa có ai chết vì tiêu chảy cả.
     
    Trong năm nay, giới hữu trách đã phải đối phó với mấy loại bịnh, trong đó gồm cả sốt xuất huyết, là bịnh đã lây nhiễm cho 75,200 người và giết chết 64 người. Cúm gia cầm thì đã sát hại 4 người và theo nhà chức trách thì bịnh tai xanh đã phát ra trong đàn heo ở nhiều vùng trong nước.
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2007-11-09-voa16.cfm

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tiêu Chảy - 11.11.2007 23:12:29
    Link:
     
    Trong bài "Tiêu Chảy":
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=49105

    có đề cập đến tỷ lệ 1/9 giữa muối và đường trong một lít nước liên quan đến máu.

    Xin mời quý bạn xem thành phần và tỷ lệ máu.

     
    Trong máu có 65% huyết thanh, màu ngà, và 45% hồng huyết và bạch huyết


    1. 65% Huyết thanh:
    gồm có 8% bạch đản và các chất khác
    và 92% nước

    Liên tưởng đến tỷ lệ 1/9 -> muối + đường + 1 lít nước để bù đấp cho cơ thể khi đi tiêu chảy.

    2. 45% Hồng huyết và bạch huyết
    gồm có: 99.9% hồng huyết hay máu đỏ
    0.1% bạch huyết và huyết cầu hình đĩa.

    Mỗi thứ có nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể chúng ta.....
     
     
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=2
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tiêu Chảy - 11.11.2007 23:24:17
    Thứ Năm, 08/11/2007, 22:23 (GMT+7)

    Dịch tiêu chảy, biện pháp hàng đầu là làm sạch nguồn nước
     
    TTO -  Dựa vào quan sát rằng có đến 80% bệnh nhân tiêu chảy cấp từng ăn thịt chó và mắm tôm trước khi mắc bệnh, ngành y tế cho rằng mắm tôm là “nghi can” số một gây nên dịch tiêu chảy mà đến nay đã ảnh hưởng đến hơn 1400 người. 

    Quá "mạnh tay" với mắm tôm?


    Dù mối liên hệ giữa bệnh dịch và mắm tôm vẫn chưa rõ ràng, ngành y tế đã có biện pháp “mạnh” với các cơ sở sản xuất món ăn này.  Phát biểu gần đây trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết “chúng tôi đã yêu cầu các địa phương có cơ sở sản xuất mắm tôm, mắm tép cần tạm ngưng việc vận chuyển mắm tôm trong nội tỉnh cũng như ra tỉnh ngoài. Hiện tại, mắm tôm sẽ tạm cấm sử dụng.”  Tôi e rằng tập trung việc kiểm soát và can thiệp vào một yếu tố như thế có thể dẫn đến sai lầm về chiến lược phòng bệnh, vì các yếu tố quan trọng khác như nguồn nước và thói quen vệ sinh (hay thiếu vệ sinh) cá nhân có thể bị sao lãng hay xem nhẹ.

    Đứng trên phương diện y tế công cộng, cần phân biệt rõ hai thành tố liên quan đến bệnh: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Nguyên nhân là yếu tố sinh học trực tiếp gây nên bệnh.  Yếu tố nguy cơ là một yếu tố - qua các cơ chế gián tiếp hay trực tiếp - làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một cá nhân.  Mối liên hệ giữa nguyên nhân và bệnh mang tính nhân-quả và xác định.  Nhưng mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ và bệnh thì mang tính bất định: không phải bất cứ ai bị phơi nhiễm đều mắc bệnh, mà người phơi nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không phơi nhiễm.


    Trong trường bệnh tả, nguyên nhân gây bệnh tả là vi khuẩn V. cholerae, nhưng yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh thì rất nhiều.  Nghiên cứu dịch tễ học trong thời gian tại các nước từng có nạn dịch tả cho thấy các yếu tố nguy cơ hàng đầu được ghi nhận là: nguồn nước uống và sinh họat hàng ngày, thiếu vệ sinh cá nhân (như không rửa tay sau khi đi tiêu, tiểu và trước bữa ăn), thiếu nhà xí hay nhà xí thiếu vệ sinh. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh qua sự lan truyền của vi khuẩn V. cholerae. Một người phải hấp thụ một số rất lớn vi khuẩn (khoảng 2 triệu) mới phát bệnh tả. Do đó, can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa bệnh tả ở qui mô cộng đồng.


    Nếu 80% các trường hợp tiêu chảy cấp (có 15% là bệnh tả) có “tiền sử” ăn mắm tôm, chúng ta vẫn chưa kết luận rằng mắm tôm là nguyên nhân số một gây bệnh, mà chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh.  Thật vậy, không ngạc nhiên khi thấy báo chí đưa tin “Không ăn mắm tôm, rau sống... vẫn mắc bệnh” hay “xuất hiện bệnh nhân tiêu chảy không phải do ăn mắm tôm”.  Thật ra, đứng trên quan điểm của y tế công cộng, câu hỏi quan trọng hơn và thiết thực hơn là: trong số những người ăn mắm tôm có bao nhiêu người mắc bệnh?  Rất tiếc, cho đến nay chúng ta chưa có nghiên cứu có hệ thống và do đó vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi này.


    Nhưng qua xem xét y văn trên thế giới, chúng ta có thể ước tính rằng những người ăn các loại thực phẩm với khả năng bị nhiễm vi khuẩn cao (như mắm tôm, cá khô, rau cải sống, v.v…) có nguy cơ tiêu chảy cấp và dương tính với vi khuẩn tả cao hơn khoảng 4 lần so với những người không ăn các thực phẩm đó.  Với số liệu này, và giả dụ rằng trong cộng đồng dân số gồm 10% người có thói quen ăn mắm tôm, câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta “can thiệp” vào mắm tôm, chúng ta sẽ ngăn ngừa bao nhiêu trường hợp?  Một vài tính toán dịch tễ học cho biết đáp số là 23%.  Nói cách khác, can thiệp vào mắm tôm chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa được tối đa một phần tư trường hợp bệnh. 

     
    Nguồn nước nhiễm trùng , nguy cơ số 1


    Tất cả chúng ta đều phải uống nước.  Tất cả chúng ta đều phải sử dụng nước cho sinh hoạt hàng ngày.  Do đó, không ngạc nhiên khi các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đều đi đến một kết luận rằng nguồn nước bị nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ số 1 gây bệnh tả (và các bệnh khác).  Hơn 100 năm trước, nhà dịch tễ học người Anh, John Snow, đã chứng minh rằng bệnh dịch tả ở London (Anh) lan truyền qua nguồn nước bị nhiễm trùng từ phân người.  Nạn dịch ở Nam Mĩ vào năm 1991-1994, “thủ phạm” là nhóm O1, El Tor của vi khuẩn V. cholerae cũng lan truyền qua đường nước thải từ một chiếc tàu hàng và gây tử vong cho cả vạn người. 


    Nghiên cứu từ Iran và Tanzania (những nơi từng kinh qua nạn dịch tả gần đây) cho thấy người tắm sông nước bẩn và uống nước bị nhiễm trùng có nguy cơ mắc bệnh tả cao gấp 10 lần những người không tắm sông và sử dụng nước không bị nhiễm trùng. Dựa vào kết quả này, có thể nói rằng nếu chúng ta can thiệp làm sạch nguồn nước uống và nước cho sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ ngăn ngừa được ít nhất là 90% bệnh tả.



    Như vậy, làm sạch nguồn nước, kể cả đun sôi trước khi uống và tẩy trùng bằng chlorine hay các hóa chất khử trùng, có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc can thiệp vào mắm tôm. Cố nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ qua việc kiểm soát qui trình sản xuất và phân phối mắm tôm, mà chỉ muốn nói rằng ngoài công tác đó, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến nguồn nước. Can thiệp làm sạch nguồn nước chính là một biện pháp hữu hiệu nhất, thực tế nhất, và đơn giản nhất để ngăn ngừa bệnh tả.
    Chiến lược lâu dài cho môi trường sống
    Một thực tế của bệnh tả là bệnh thường bộc phát ở những vùng có mật độ dân cư cao và các gia đình nghèo. Do đó, phần lớn các yếu tố nguy cơ của bệnh tả thường liên quan đến tình trạng kinh tế và thậm chí văn hóa sinh hoạt của người dân.Phải thú nhận một thực tế là rất nhiều người Việt chúng ta chưa có thói quen rửa tay trước bữa ăn hay sau khi đi tiêu / tiểu, và cũng chưa xem nhà xí là một phương tiện phòng chống bệnh tật. Rất nhiều nhà hàng, nhà ở được xây dựng hoành tráng, nhưng cầu xí thì rất ư là tồi tệ. Các thói quen mang tính văn hóa này đã được chứng minh là những yếu tố quan trọng liên quan đến bệnh dịch tả. Điều này cho thấy chúng ta cần có một chiến lược y tế công cộng về lâu về dài nhằm nâng cao và cải thiện vệ sinh môi trường sống ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao.
    Bệnh dịch tả và vi khuẩn gây bệnh đã song hành cùng con người qua nhiều năm, nhưng có xu hướng tập trung vào một số vùng trên thế giới. Á châu và Nam Mĩ là những vùng chịu ảnh hưởng bệnh này nhiều nhất. Nhưng ngay cả trong vùng Á châu, những nước như Singapore hay ngay cả Thái Lan có tần số bệnh gần như không đáng kể so với nước ta.  Điểm khác biệt giữa các nước này và nước ta là họ đã cải thiện nguồn cung cấp nước và có hệ thống kiểm tra thực phẩm hữu hiệu hơn nước ta. 
    Dịch tiêu chảy và bệnh tả  hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Chúng ta cần học hỏi từ kinh nghiệm của các nước này để tiến đến một định hướng giảm tần số bệnh đến mức tối thiểu. Và, để tiến đến một định hướng như thế, chúng ta cần có một chiến lược tổng thể và lâu dài. Ở nước ta, làm sạch nguồn nước cần phải được xem là một biện pháp số 1 trong bất cứ một chiến lược y tế công cộng nào để ngăn ngừa bệnh tả và các bệnh khác.

    NGUYỄN VĂN TUẤN
    PGS Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Australia


    Tin bài liên quan

    Bệnh tiêu chảy cấp xuất hiện ở Phú Yên

    TP.HCM: thêm một bệnh nhân nghi nhiễm vi khuẩn tả

    159 người mắc bệnh tả

    Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lan tới Hà Nam, Nam Định

    Gọi tên đúng bệnh để phòng ngừa hiệu quả


    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=228392&ChannelID=12
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2007 23:27:14 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả - 12.11.2007 10:32:32







    Thứ sáu, 2/11/2007, 10:33 GMT+7




    Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả
     





    Vi khuẩn gây bệnh tả. Ảnh: Buddycom.
    Hai ngày sau khi công bố dịch tiêu chảy cấp, chiều qua Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh tả, với những triệu chứng như tiêu chảy liên tục có khi hàng chục lít một ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo...
     
    Bệnh tả do vi khuẩn hình dấu phẩy Vibrio cholerae gây ra, gây mất nước và điện giải trầm trọng, dẫn đến sốc nặng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tả từng gây các đại dịch làm chết hàng triệu người, đến nay vẫn còn xảy ra dịch ở châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam vẫn có các trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.
     
    Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm vùng ven biển, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày.
     
    Triệu chứng
    Biểu hiện ban đầu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh nhân tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.
    Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường không sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột rút.
    Bệnh tả có 4 thể:
    - Thể không có triệu chứng;
    - Thể nhẹ giống tiêu chảy thường;
    - Điển hình nhất là thể cấp tính như miêu tả ở trên;
    - Thể tối cấp (diễn biến nhanh chóng, bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong).
    Ở trẻ em, thường bệnh ở thể nhẹ giống như tiêu chảy thường, có nôn, thường sốt nhẹ.
     
    Điều trị
    Nguyên tắc là cách ly bệnh nhân, bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Không được dùng các thuốc làm giảm đi cầu.
     
    Các ca bệnh nặng, không đo được mạch và huyết áp thì phải cấp cứu tại chỗ, nếu chuyển tuyến quá xa thì tiên lượng càng nặng thêm.
     
    Bệnh nhân được ra viện khi hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định, kết quả xét nghiệm cấy phân 3 lần đều không có khuẩn tả (thường sau khi ổn định về lâm sàng khoảng 1 tuần).
     
    Phòng bệnh
    Cách ly bệnh nhân ở buồng riêng. Xử lý phân và chất thải bằng cloramin B 10% theo tỷ lệ 1/1 hoặc vôi bột.
     
    Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ, phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2% hoặc nước sôi.
     
    Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bằng kháng sinh.
    Các biện pháp dự phòng chung: Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch. Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
     
    Sử dụng vắcxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.
    (Theo Bộ Y tế)

     
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBEC0/

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Bộ Y tế:phác đồ điều trị bệnh tả - 12.11.2007 20:39:34
     Bí danh của Bệnh tả
    Friday, November 09, 2007

    Ngô Nhân Dụng

    Có một ông bạn tôi sưu tầm các chuyện cười in ra mua vui, ông đặt tên cuốn sách mỏng là “Chuyện thổ tả.” Hai chữ “thổ tả” vốn là tên một thứ bệnh dịch, nhưng người Việt mình dần dần quen dùng hai tiếng đó để nói tới những thứ rất tồi tệ. Chẳng hạn mua phải cái xe cũ chạy ba bữa lại chết máy, người ta than “cái xe thổ tả!” Trông thấy ông chồng mặc cái áo rách bẩn thì bà vợ bảo, “Cái áo thổ tả này anh vứt đi hô em, mặc làm gì nữa?” Cuốn truyện cười của ông ban CNN chỉ kể những “chuyện thổ tả,” những chuyện chẳng đáng nhớ làm gì, đọc qua rồi bỏ.
     
    Nhưng nếu bây giờ tác giả định in lại cuốn sách trên ở Việt Nam thì có lẽ anh phải đổi tên. Cái tên mới sẽ là: “Chuyện tiêu chảy cấp.” Không được dùng hai chữ “thổ tả.” Theo tin chính thức được phép loan báo thì đã có tới 13 tỉnh và thành phố bị “Bệnh tiêu chẩy cấp,” một thứ bệnh mà người dân thường cứ gọi là bệnh tả. Chữ “tả” (chữ Hán viết có bộ thủy) chỉ có nghĩa là đi tiêu chảy, mà căn bệnh này thì đúng như vậy. Hơn một ngàn người lâm bệnh, hơn một trăm người đi thử nghiệm thấy có vi trùng sinh bệnh dịch tả. Một điều may là theo tin chính thức thì chưa có ai chết vì bệnh này. Ðiều làm dân chúng Việt Nam thấy tức cười là cả guồng máy quản trị đất nước lúng túng không dám dùng một cái tên thông thường, ai cũng hiểu; chạy quanh đi tìm một cái tên nghe nó nhẹ hơn. Nhưng khi loan tin mà tránh không dám gọi bằng một cái tên đúng và dễ hiểu, thì cũng không báo động cho người dân phải thấy mà lo phát động và tham gia những công tác đề phòng!
     
    Ngôn ngữ Việt Nam hiện nay cũng do đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, cho nên sách báo phải kiêng không nói đến bệnh dịch tả! Thay vào đó, các nhà thông thái trong Bộ Y Tế đã đặt ra những tên mới để nói về một bệnh dịch giống hệt bệnh tả. Bệnh dịch có thật, đang lan tràn trong nước, triệu chứng giống như bị thổ tả, vi trùng cũng hình dấu phẩy. Nhưng một mối quan tâm lớn của guồng máy y tế là đặt cho căn bệnh đó một cái tên mới. Và guồng máy tuyên truyền lo bảo vệ cái tên mới này! Trên đã ra lệnh, báo đài răm rắp tuân theo! Nói đúng kiểu các bà mẹ Việt Nam đi chợ kháo nhau, các nhà báo đang văng tục (xin quý vị tha lỗi): “Không biết cái cậu thổ tả nào nó ban ra cái lệnh thổ tả như vậy!”
     
    Báo chí trong nước không được nhắc đến những tiếng “dịch tả” hay “bệnh tả.” Lúc đầu họ gọi là “Bệnh tiêu chảy cấp tính nguy hiểm.” Sau thấy hai chữ “cấp tính” nghe vẫn nặng quá, sợ người ta không tin tưởng vào đảng lãnh đạo, nên trên ra lệnh đổi tên là “Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” cho nó gọn. Sau cùng, người ta “nhất trí” gọi tắt là “Bệnh tiêu chảy cấp,” hy vọng căn bệnh sẽ bớt nguy hiểm đi. Ở trên đã nhất trí rồi, ở dưới cũng nhất trí theo, thế là lịch sử ghi nước Việt Nam hôm nay đang có “Bệnh tiêu chảy cấp.” Không biết chữ “cấp” ở đây nghĩa là gì!
     
    Theo Bác Sĩ Vũ Ðức Chiêu ở Ban Mê Thuột thì cái tên bệnh do nhà nước đặt ra không hề có trong danh sách bảng phân loại bệnh tật quốc tế. Nhưng đối với các cán bộ nhà nước cộng sản thì chuyện hôm nay gọi tên chứng bệnh thế này, mai dùng tên khác cũng là chuyện bình thường thôi. Ngày xưa có ông Nguyễn Tất Thành đã đổi tên biết bao nhiêu lần, lúc gọi là Lý Thụy, lúc là đồng chí Lin hay Line, lúc lấy bí danh Sung Man Ho, ông Vương, Ly Sin Sang, Trần Bá Quốc, vân vân. Ông ấy nhiều tên nhưng trước sau vẫn chỉ là một người; tên giả sau cùng là Hồ Chí Minh trở thành tên thật. Có thể coi “Bệnh tiêu chảy cấp tính nguy hiểm” và “Bệnh tiêu chảy cấp” cũng như những bí danh của bệnh dịch tả vậy.
     
    Vấn đề chính là cả nước đang bị đe dọa bởi một căn bệnh truyền nhiễm, cần cho toàn dân biết mà lo đề phòng. Không nên cãi nhau chuyện gọi tên căn bệnh đó là gì. Bác Sĩ Vũ Ðức Chiêu cho biết người ta chưa tìm ra thứ vi khuẩn Vibrio Choalerae loại 1 (VC 1) là loại thường gây bệnh dịch tả. Họ chỉ mới thấy vi khuẩn VC loại 3, cho nên nại cớ đó mà không chịu công bố có dịch tả. Ðối với người dân thì khi nào “thượng thổ hạ tả” là người ta gọi nó là thổ tả. VC nào cũng là VC, khi ôm bụng chạy thì có ai cần phân biệt VC 1 với VC 2 hoặc VC 3 đâu!
     
    Nhưng nhà nước lại rất lo vấn đề đặt tên, không muốn dân nghe những tiếng thổ tả, vì “chiến lược che dấu bệnh dịch của lãnh đạo,” như Bác Sĩ Vũ Ðức Chiêu nhận xét. Họ che dấu không muốn công nhận nước ta có dịch tả, vì “sợ ảnh hưởng đến kinh tế, du lịch và uy tín... Sợ thiên hạ chê cười!” Ông Chiêu còn nhắc lại trường hợp năm 2003 có người ở Việt Nam bị bệnh sốt cấp tính gọi là SARS; cũng thói quen từ chối không công nhận, cố che đậy và giấu giếm giống như vậy. Một bác sĩ ngoại quốc ở bệnh viện Pháp Việt khám phá ra căn bệnh, báo lên Bộ Y Tế Việt Nam. Họ không nghe. Ông này xin gặp ông Phan Văn Khải, thủ tướng, nhưng không được tiếp. Bệnh viện báo tin trực tiếp cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO, sau đó dân Việt Nam mới được biết để mà lo phòng ngừa.
     
    Nhà nước cộng sản đang dùng quyền kiểm soát báo, đài, mạng lưới để lãnh đạo cả tiếng nói của dân. Chẳng hạn, người ta không dám viết “bệnh đã lan ra 13 tỉnh” mà chỉ loan tin “đã có thêm 2 tỉnh” có người mắc bệnh, sau đó liệt kê tên cả 11 tỉnh kia, phần lớn tập trung ở đồng bằng Bắc Việt. Dân vô tình đọc báo thấy chỉ nói có thêm 2 tỉnh, ít quá chẳng ăn nhằm gì! Chỉ khi một đầu bếp ở khách sạn 5 sao bị bệnh người ta mới hốt hoảng! Dân đen bệnh không sao, các quan ta quan Tây mà bệnh thì nguy lắm! Còn dân đen đi chữa bệnh đông quá nhà thương không đủ chỗ, nhà báo không dám viết “bệnh viện thiếu chỗ” mà lại viết “Bệnh viện thừa bệnh nhân!” Sáng tạo thật. Trên thế giới không có dân tộc nào lại bẻ cong ngôn ngữ tài như thế. Như vậy thì hiểu được tại sao các đồng chí Bắc Hàn không loan tin có hàng triệu dân chết đói vì thiếu gạo. Vì họ chỉ biết là dân nước họ đang thừa miệng ăn, thừa răng, thừa bao tử, thừa nhiều quá.
     
    Có người bên vực đảng Cộng Sản, nói rằng nhà nước lo quản lý xã hội, cho nên không thể để cho xã hội rối loạn! Nói tên bệnh dịch tả ra, sẽ “đẩy xã hội vào hoảng loạn!” Lại còn biện hộ thêm rằng không phải cứ làm cho xã hội hoảng loạn thì sẽ tìm ra thuốc chữa trị bệnh dịch!
     
    Nghe lý luận cũng ngon lắm. Thế nếu khi thấy lửa bốc cháy đống rơm đầu xóm thì có nên hô lớn “Cháy! Cháy!” để bà con lo phòng hỏa hay không? Hay là hãy họp Bộ Chính Trị lại tìm đường tránh né đã. Nghị quyết: Không được phép hô “Cháy!” Phải hô “lửa cấp tính nguy hiểm” - hoặc “lửa cấp” cho nó gọn!
     
    Ở nước theo chế độ nào cũng vậy; có rất nhiều lúc phải báo động cho cả xã hội biết một mối nguy chung mà cùng nhau đề phòng, như vậy mới gọi là quản lý xã hội. Như khi thấy một nửa thanh thiếu niên trong các xóm ghiền ma túy, thì cả thành phố phải được báo động để bài trừ ma túy. Khi thấy học trò tốt nghiệp trung học phổ thông mà vẫn chưa biết giải phương trình bậc nhất, thì cả nước phải báo động để cải tổ giáo dục. Hàng ngàn người bị bệnh giống như dịch tả, lan ra khắp 13 thành, tỉnh, hãy cứ báo động có dịch tả đã. Muốn dân đừng lo quá đến hốt hoảng thì giải thích đó là một loại dịch tả mới, dịch tả nhẹ, dịch tả thời kinh tế thị trường, dịch tả theo định hướng chủ nghĩa gì gì đó cũng được. Nhưng cần phải báo động cho toàn dân, để cùng lo phòng ngừa. Ðó là nhiệm vụ của tất cả các guồng máy nhà nước. Nhưng nhà nước cộng sản thì lúc nào cũng bình chân như vại, không lo lắng gì cả. Bác Sĩ Vũ Ðức Chiêu đọc trên báo Lao Ðộng thấy bà Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói, “Bệnh này đã có thuốc đặc trị!” Mặc dù bà vẫn chưa biết đó là bệnh gì, chưa biết do vi trùng nào sinh bệnh! Ông Bác Sĩ Chiêu lắc đầu ngao ngán than, như thế thì “liều quá!”
     
    Có cán bộ bênh vực chính quyền cộng sản mỉa mai rằng “thật ngu xuẩn nếu cho rằng xã hội hoảng loạn thì sẽ nhanh chóng tìm ra biện pháp cứu chữa” bệnh dịch đang làn tràn. Người biện hộ như thế phải đặt dấu hỏi lớn về trí thông minh của mình. Báo động cho dân biết thì không tác dụng gì tới việc tìm phương cách chữa bệnh. Nhưng không báo động thì cũng chẳng nhờ thế mà tìm ra phương thuốc sớm hơn! Nhưng dân biết có bệnh dịch nguy hiểm để đề phòng, dù sau đó bệnh dịch không xảy ra thì cũng chẳng có hại gì cả. Có khi lại ích lợi, vì lâu lâu người ta cũng nên ăn uống có vệ sinh hơn một chút! Ngược lại, nếu cứ loanh quanh đặt tên bệnh dịch mà không huy động dân lo lắng phòng bệnh thì nếu lợ có dịch tả thật, sẽ nhiều người chết oan! Ngay bây giờ một tờ báo trên mạng trong nước viết “vẫn còn một số người tỏ ra thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm này” trong khi một bệnh viện quốc gia không đủ chỗ cho các bệnh nhân điều trị.
     
    Gọi một cái tên có tính cách báo động, không làm cho xã hội hốt hoảng. Trái lại, khi một guồng máy nhà nước cứ loay hoay đi tìm một cái tên khác với cái tên quen thuộc, đổi bí danh này lại sang bí danh khác để né tránh, hành động đó còn khiến người dân lo sợ hơn nữa. Vì họ không biết thực sự đang xảy ra chuyện gì! Không biết thì tha hồ đồn đãi! Người dân Việt Nam đã có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Các ông ấy mà quả quyết không đổi tiền nữa, là sẽ có ngày đổi tiền vét hết tiền cả nước! Dân Việt Nam biết một nhà nước thổ tả còn tệ hơn là bệnh thổ tả! Nhưng không ai dám viết trên báo như vậy. Nếu viết, cũng phải gọi là “Nhà nước tiêu chẩy cấp.”
     
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=68948&z=7
     
    PS:
    Xin quý bạn tha lỗi, ông nầy viết bàì một cách thổ tả; mong rằng chúng ta đọc một cách trung tả.
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Thế giới trải qua 7 đại dịch tả - 13.11.2007 01:31:51







    Thứ bảy, 10/11/2007, 19:12 GMT+7




    Thế giới trải qua 7 đại dịch tả
     
    Đã có cả chục triệu người chết do các trận dịch tả lớn xuất hiện trong vòng 200 năm qua. Riêng trận dịch tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người tử vong.
     





    Bệnh nhân tả trong trận dịch năm 1892 ở Đức.
    Ảnh: Sức Khoẻ & Đời Sống.
    Trong 7 lần “thư hùng” với đại dịch tả tính từ khi dịch được ghi nhận lần đầu tiên năm 1817 (trong đó 6 cuộc diễn ra vào thế kỷ 19), phần thắng luôn thuộc về con người. Nhưng cái giá phải trả cho chiến thắng là vô số sinh mạng.
     
    Người ta cho rằng bệnh tả xuất hiện tại châu Á từ 600 năm trước Công nguyên. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên trong y văn vào năm 1563 tại Ấn Độ. Trận dịch lớn đầu tiên đã nổ ra ở nước này vào năm 1817-1821. Dịch lan rộng theo các tuyến vận tải mậu dịch vào nước Nga, tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ. Nó trở thành căn bệnh mang tính toàn cầu đầu tiên của nhân loại, hoành hành khắp nơi chỉ trừ... Nam cực.
     
    Thời kỳ đó các bác sĩ không hề biết đến cơ chế của bệnh tả. Họ chỉ biết rằng, những triệu chứng ban đầu là nôn mửa, xuất huyết, cảm giác lạnh vì mạch đập rất yếu, và tử vong rất nhanh. Bệnh này được đặt tên là tả châu Á, hay tả co thắt. Các bác sĩ thường điều trị bằng cồn thuốc phiện, rượu mạnh, trích máu nhưng đa phần là thất bại, vì thế số người tử vong rất cao.
     
    Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng của 1/8 dân số thành phố London (Anh) chỉ trong một thời gian ngắn. Thời kỳ đó London có 2,5 triệu người, nhưng chỉ có 200.000 buồng vệ sinh. Người dân có thói quen đổ nước thải từ trên tầng xuống và ném rác ra đường. Những chất thải này trôi theo dòng nước và cuối cùng đổ vào sông Thames (thời đó, sông ngòi là hệ thống chứa rác thải), vì thế sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
     
    Ở Pháp, năm 1832, gần 40.000 người dân Paris mắc dịch tả và phân nửa trong số đó đã bỏ mạng; trong số nạn nhân có cả tể tướng. Năm 1848-1849, một số lượng người tương tự cũng đã chết vì dịch bệnh.
     
    Đại dịch tả gần đây nhất được ghi nhận vào năm 1991 tại Peru. Tuy nước này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng dịch vẫn lan rất nhanh sang các nước Trung-Nam Mỹ làm cho gần nửa triệu người nhiễm bệnh, trong đó có hơn 10.000 người tử vong.
     
    Đầu tiên, người ta cho rằng bệnh tả lây qua đường hô hấp, vì thế khi đại dịch xảy ra đã có những cuộc di dân lớn. Nhưng điều đó càng làm bệnh lan rộng một cách nhanh chóng.
     
    Năm 1849, một bác sĩ tên là John Snow đã đưa ra nhận định đột phá: Dịch tả lây truyền nhanh theo những nguồn nước. Khi đó, không ai để ý đến giả thuyết của ông. Ông chịu sự công kích của các công ty khai thác và cung cấp nước vì làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.
     
    Trong trận đại dịch năm 1854, Snow âm thầm điều tra, làm thống kê xác định vị trí các trường hợp tử vong. Ví dụ ở khu vực đường Cambridge và Broad, nơi sử dụng chung một nguồn nước, con số tử vong lên tới 500 người chỉ trong hơn một tuần lễ. Ông yêu cầu dỡ bỏ tay bơm nước tại nguồn, số người chết giảm xuống rất nhanh. Tại thời điểm đó, có hai công ty lấy nước sông Thames cung cấp cho thành phố, một ở thượng nguồn, một ở hạ nguồn. Snow phát hiện rằng dịch tả hoành hành mạnh ở những khách hàng uống nước lấy từ hạ nguồn - nơi ô nhiễm nặng do rác thải của thành phố.
    Qua đề nghị của John Snow, vào năm 1852, Đạo luật Nước ra đời, yêu cầu tất cả các công ty cấp nước phải lọc trước khi bán. Hệ thống cống thải của thành phố London được thiết kế khai thông ra biển. Nhờ vậy, môi trường của sông Thames mới được cải thiện. Các đợt dịch tả bị đẩy lùi.
     
    Tương tự ở nước Pháp, khi xảy ra dịch tả, Paris là khu phố tồi tàn, với những căn nhà tạm bợ hư nát. Nguồn nước sinh hoạt chính của dân Paris được lấy từ sông Seine, là nơi phần lớn cống rãnh đổ ra. Nhận thức được hậu quả của tình trạng này, vua Napoleon III vạch một kế hoạch lớn nhằm cải biến Paris. Thành phố đã xây dựng được hệ thống cống rãnh thoát nước hiện đại nhất lúc bấy giờ, xóa bỏ được những bãi sình lầy gây dịch tả.
     
    Phải đợi đến năm 1883, người ta mới biết được khuôn mặt của “kẻ giết người” nhờ công trình nghiên cứu của Robert Koch, người từng tìm ra vi khuẩn gây bệnh than, lao.
     
    (Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)
     




    ShowArticleLogoDate();ShowArticleLogoQuantity();




    Các tin khác:



    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FC2F0/

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Nguy cơ bùng phát tiêu chảy cấp - 10.01.2008 21:54:26




    Nguy cơ bùng phát tiêu chảy cấp
     










    Thực phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều loại dịch bệnh ở VN
    Bộ trưởng Y tế Việt Nam, Nguyễn Quốc Triệu, mới ký công điện khẩn gửi tới 64 tỉnh thành trong cả nước cảnh báo về nguy cơ dịch tiêu chảy cấp bùng phát trở lại vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Hành động này được đưa ra sau khi giới chức phát hiện khoảng 15 ca tiêu chảy cấp xuất hiện trở lại tại các quận huyện ở Hà Nội từ cuối tháng 12 đến nay.
     
    Truyền thông trong nước cho hay nguyên nhân ban đầu được xác định là các bệnh nhân đã ăn rau sống.
     
    Trước đó, giới chức đã tuyên bố dịch tiêu chảy cấp tại Việt Nam chấm dứt vào ngày 25.12.
    Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, thức ăn tại các hàng quán trên đường phố, nguồn nước dùng cũng như sớm khoanh vùng để dập dịch nếu xuất hiện thêm các ca tiêu chảy cấp tiếp theo.
     
    Ông Bộ trưởng Y tế VN cũng kêu gọi phải có chiến dịch tuyên truyền nâng cao hiểu biết của công chúng về vệ sinh và an toàn thực phẩm nhằm phòng tránh dịch.
     
    Tuy nhiên, các tường thuật cho biết tình trạng mất vệ sinh tại các quán ăn trên đường phố ở Hà Nội và các tỉnh thành vẫn rất phổ biến, và việc kiểm soát của giới chức còn rất lỏng lẻo.
     
    Ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, phát biểu trên tờ VNN điện tử tỏ ý lo ngại về tình trạng sử dụng rau sống mất vệ sinh ở Việt Nam lan tràn, mà theo ông là “tiềm ẩn nguy cơ lớn”.
     
    Vào tháng 11/2007, Việt Nam tuyên bố có dịch tiêu chảy cấp, với hơn 1000 bệnh nhân tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
    Giới chuyên môn cũng như báo chí khi đó tỏ ý không hài lòng về chuyện giới chức dùng từ ‘tiêu chảy cấp’ thay vì dịch tả.
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080109_viet_diarrhea.shtml
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    400.000 người uống vắc-xin phòng tả - 18.01.2008 23:27:48
    400.000 người uống vắc-xin phòng tả 
    23:51:35, 17/01/2008
     




    Liên Châu (thực hiện)









    Ảnh: Thúy Anh
    Hôm nay 18.1, kế hoạch uống vắc-xin phòng bệnh tả chính thức triển khai tại Hà Nội. PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệå sinh dịch tễ T.Ư (ảnh) cho biết:
     


    - Dịch tiêu chảy cấp hồi cuối tháng 10 vừa qua có số bệnh nhân mắc lớn nhất trong hơn 30 năm qua tại Hà Nội. Để chủ động phòng dịch quay trở lại, sẽ có 400.000 người thuộc hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân đồng loạt được uống vắc-xin phòng tả. Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo chỉ sử dụng vắc-xin tả trong điều kiện bất khả kháng: không có điều kiện sử dụng nước sạch, không có điều kiện thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm, ví dụ như cư dân trong vùng lũ lụt.
     
    Quyết định triển khai uống vắc-xin lần này được đưa ra trên cơ sở giám sát dịch tễ vụ dịch hồi cuối tháng 10.2007 vừa qua. Đây là hai quậån mà cơ sở hạ tầng còn chưa đảm bảo, lại giao lưu nhiều với các tỉnh, dễ lây nhiễm nguồn bệnh. Ngoài các yếu tố dịch tễ, việc triển khai còn dựa trên khả năng cung cấp vắc-xin. Trong điều kiện hiện có, chúng ta ưu tiên cho vùng nguy cơ cao, nhu cầu khoảng 800.000 liều. Đối tượng uống là người từ 10 tuổi trở lên vì bệnh nhân mắc tả trong vụ dịch tiêu chảy cấp vừa qua  chủ yếu là người lớn.
     





    “Mặc dù đã uống vắc-xin tả nhưng cộng đồng cần hiểu đây chỉ là một trong những biện pháp tổng thể trong phòng bệnh chứ không phải là biện pháp duy nhất, bởi hiệu lực bảo vệ của vắc-xin này chưa cao (66%). Nghĩa là cứ 100 người uống thì 66 người có đáp ứng miễn dịch. Vì vậy, ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay là rất quan trọng trong phòng bệnh. Rất cần quan tâm phòng bệnh cho trẻ em, mặc dù bệnh nhân tả trong vụ dịch cuối tháng 10.2007 hầu hết là người lớn”.    
    PGS-TS Nguyễn Trần Hiển
    * Vắc-xin có gây tác dụng phụ và có chống chỉ định?
     
    - Hiệu lực loại vắc-xin này chưa cao như một số vắc-xin khác, nhưng đây là vắc-xin an toàn. Khi uống, có thể gây buồn nôn chứ không gây tai biến nguy hiểm. Vắc-xin này đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành từ năm 1997 và đã được sử dụng cho nhiều vùng nguy cơ, cho kết quả tốt. Cũng như bất kỳ vắc-xin nào, vắc-xin tả chống chỉ định với người đang bị bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp, đang tiêu chảy, sốt cao...
     
    * Còn nhiều tranh cãi về thời gian vắc-xin có hiệu lực, trong đó có ý kiến cho biết, vắc-xin chỉ bảo vệ tốt nhất trong vòng 6 tháng sau uống?
     
    - Vắc-xin này cần được uống đủ hai liều cách nhau một tuần. Vắc-xin tả uống tạo miễn dịch tại chỗ sau 1-2 ngày và đạt đến đỉnh cao sau 7 ngày uống liều thứ hai. Hiệu quả bảo vệ sau một tháng uống vắc-xin thì đạt mức cao nhất (66%). Như vậy, có thể uống vắc-xin rồi nhưng vẫn mắc bệnh. Vắc-xin này có thể bảo vệ người uống từ 1-5 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ được bảo vệ giảm dần theo thời gian và sau 5 năm, số được bảo vệ bằng vắc-xinå giảm còn 50%. Về mặt dịch tễ học, đường lây là từ phân - nhiễm vào nguồn nước - đến thực phẩm - sang người.
     
     Do đó, cắt đường lây nhiễm vẫn phải bằng biện pháp ăn uống hợp vệ sinh. Việc lây nhiễm vừa qua chủ yếu từ thực phẩm bị ô nhiễm. Nếu lây lan sang nguồn nước sinh hoạt, số người mắc sẽ rất lớn, có thể lên đến cả chục, trăm ngàn người. Nên biết thêm, bệnh tả nguy hiểm bởi chúng có khả năng lây nhiễm rất nhanh, nguy cơ tử vong cao. Có vụ dịch, tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Với điều kiện điều trị tốt như hiện nay, tỷ lệ này giảm còn dưới 1%. Riêng vụ dịch vừa qua, chúng ta không có tử vong.
     
    * Với lượng người uống vắc-xin lớn như vậy, việc tổ chức sẽ được triển khai như thế nào?
     
    - Ngay trong những ngày trước triển khai, các xã phường đã tuyên truyền để người dân hiểu và tham gia đầy đủ. Sẽ có nhiều điểm uống trên địa bàn được thành lập trên cơ sở danh sách người cần được uống vắc-xin. Chúng tôi cũng đã tính đến việc triển khai kế hoạch uống nhắc lại hằng năm hoặc 2-3 năm/lần.Trong đợt này, việc uống vắc-xin đồng loạt bắt đầu từ ngày 18.1, kết thúc sau hai vòng uống và sẽ hoàn thành trước Tết âm lịch.
    L.C
     
    http://www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2008/1/18/223083.tno

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    9 người ở Việt Nam nhiễm phẩy khuẩn tả - 20.03.2008 06:20:12



    9 người ở Việt Nam nhiễm phẩy khuẩn tả


    17/03/2008








    Các chuyên gia y tế cảnh báo dân chúng cẩn thận khi ăn các loại rau sống và mắm tômBản tin hôm thứ hai của Tân Hoa Xã trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng 9 người ở Hà Nội, Hải Phòng và Hà Tây đã nhiễm phẩy khuẩn tả từ ngày mồng 6 tháng 3. Hai ca bệnh mới nhất đang được điều trị tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia ở Hà Nội.
    Các giới chức y tế cho biết cả 9 bệnh nhân đều ăn rau sống hoặc những món ăn ở các hàng quán ven đường.
     
    Các chuyên gia y tế kêu gọi dân chúng cẩn thận khi ăn các loại rau sống và mắm tôm, và cảnh báo rằng 'dịch tiêu chảy cấp' có thể bùng phát ở Việt Nam trong thời gian tới đây tuy đợt bộc phát mới nhất được loan báo là đã kết thúc hôm 25 tháng 12 năm 2007.
     
    Dịch này đã phát tác tại 13 tỉnh và thành phố ở Việt Nam từ tháng 10 cho đến tháng 12, với đa số bệnh nhân là người ở Hà Nội, và có một số người được xác nhận là nhiễm khuẩn bệnh tả.
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2008-03-17-voa9.cfm

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    9 người ở Việt Nam nhiễm phẩy khuẩn tả - 15.04.2008 10:14:02
    12 Tháng 4 2008 - Cập nhật 15h45 GMT
     





    Hàng ăn vỉa hè thời dịch tả
     







    Trần Tiến Dũng
    Gửi cho BBC từ TP HCM
     




    document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';

    Những quán vỉa hè bên ngoài các trường học vẫn tấp nập học trò tới mua.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';

    Quầy bánh đa cua ở khu chợ ông Tạ vẫn gọi mời thực khách.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';

    Rau muống và mắm tôm là món khoái khẩu của nhiều người, cho dù những đồ ăn này có nguy cơ nhiễm khuẩn tả cao.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';

    Trên vỉa hè không vệ sinh, người ta vẫn bán và mua thức ăn như thường. Một chị bán bánh tráng tôm khô ngay trên vỉa hè khói bụi.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';

    Ngay khu trung tâm, góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, gánh bánh mì bình dân vẫn thu hút rất nhiều đối tượng thực khách.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';

    Không chỉ người lớn, mà trẻ con vẫn tới ăn tại quán bột chiên lề đường, mặc dù nguy cơ bị lây khuẩn tả rất cao.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';

    Không chỉ dịch tiêu chảy, dịch cúm gia cầm cũng đang hoành hành. Vậy mà trứng gà không qua kiểm dịch vẫn bày bán trên đường phố.
     
     



    document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Bộ Y tế nhằm bàn các giải pháp cấp bách để dập dịch tả, nhưng người dân vẫn vô tư ăn uống trên đường phố.
     
     

    45678945141516171819
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/04/080412_foodvendors_saigon.shtml

     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    không quan tâm bệnh tiêu chảy - 18.04.2008 23:16:10
    Nhiều người Việt Nam không quan tâm bệnh tiêu chảy cấp
    2008.04.17
    Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
    Theo Báo Lao Động dịch tiêu chảy đã lan rộng ra khắp nước, nhưng tại Hà Nội dân chúng vẫn làm thịt gà, vịt bày bán ngay giữa đường phố, và các loại thức ăn, thực phẩm phục vụ khách hàng qua lại suốt ngày, không được che đậy để tránh bụi bậm, ruồi nhặng bám vào. Thực khách vẫn vô tư ngồi xổm, ăn uống tấp nập ngoài vỉa hè, khu chợ, góc phố, như chưa hề biết dịch tả đang xảy ra từ Bắc, qua Trung, và vào Nam.
     
    Các báo đều tỏ sự mong chờ các cơ quan chức năng gấp rút vào cuộc và người dân sớm có ý thức, tuân thủ các biện pháp phòng chống, đề cao cảnh giác, cùng dập tắt dịch bệnh đang lan rộng.
     

     
    Những thói quen thiếu vệ sinh cản trở nhận thức về bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. AFP PHOTO.

    Nhận thức trong dân chúng

    Nhiều tờ báo nhận xét rằng, nhìn chung về ý thức cộng đồng, hiện nay người dân Việt chưa biết sợ khi họ nghe cảnh báo dịch tiêu chảy cấp rất nguy hiểm.
    Cô Ngọc ở Thị Nghè, ít để tâm đến thời sự, chỉ nghe thoáng qua là hình như dịch tiêu chảy đang xảy ra đâu đó:
    Tin tức trong nước cho biết tính đến nay đã có hơn 1000 trường hợp bệnh tiêu chảy, tuy nhiên người dân vẫn coi thường, và như vậy vô tình tiếp tay cho dịch bệnh nguy hiểm này.
    Thật sự mà nói là em cũng không biết cái tin tức gì ở bên ngoài luôn đó, chỉ có biết hiện giờ ở đây thì có cái dịch tiêu chảy. Cẩn thận tại vì mùa nóng này ăn uống ba thứ trái cây này nọ kia, rồi uống nước này nọ, thì nó dễ gây ra bệnh tiêu chảy. Như vậy thôi, chứ thời sự thì không có nắm rồi đó. (cười).


    Cẩn thận tại vì mùa nóng này ăn uống ba thứ trái cây này nọ kia, rồi uống nước này nọ, thì nó dễ gây ra bệnh tiêu chảy. Như vậy thôi, chứ thời sự thì không có nắm rồi đó.
    Cô Ngọc, ở Thị Nghè

    Trường hợp mắc bệnh dịch tiêu chảy cấp đầu đầu tiên được ghi nhận tại Saigon vào ngày 9 tháng 4 vừa qua. Bệnh nhân được chăm sóc tại Bịnh Viện Nhiệt Đới. Ngoài ra, còn một ca thứ 2 đang chờ kết quả xét nghiệm để xác định cụ thể.
    Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn vào cuộc và cho tiến hành công tác giám sát dịch bệnh 24 trên 24 giờ.
    Trước nguy cơ phẩy khuẩn tả có thể lây lan nhanh chóng sang các quận, huyện khác, ông Nguyễn Văn Châu - Giám Đốc Sở Y Tế kêu gọi dân chúng toàn thành phố phải hết sức cảnh giác với dịch bệnh tả nguy hiểm.
    Người dân nên uống nước đun sôi, không tiếp tục ăn rau sống, mắm tôm, tiết canh, nem chua, hải sản tươi. Không quên rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và ngồi vào ăn uống.
    Cảnh báo cũng gồm hạn chế việc ăn uống tại các quán hàng rong vì thực phẩm không được tinh khiết, không bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
    Bà Mai biết qua báo đài thì có lẽ dịch tiêu chảy lây lan nhiều ngoài Bắc, chứ trong Nam chưa có, tuy nhiên, bà nghĩ là mọi người nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống hàng ngày:
    Thỉnh thoảng thì không thấy gì hết. Ở miền Bắc thì nghe nhiều hơn ở miền Nam, tại vì thấy người ta vẫn ăn uống bình thường. Nhà tui hổng thấy gì hết, ăn uống kỹ lưỡng một chút vậy thôi.


    ...thấy những hàng quán quen, mình biết đó, họ sạch sẽ thì mình cũng tỉnh bơ ăn.
    cô Hạnh


    Ngon miệng trước, uống thuốc sau

    Qua hai ý kiến vừa rồi, dường như người dân rất vô tư, chưa ý thức được là dịch tiêu chảy cấp có thể gây ra nguy hiểm đến tánh mạng. Theo các báo thì mọi chuyện buôn bán, sinh hoạt, ăn uống vẫn diễn ra bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Sức tiêu thụ không hề sụt giảm.
    Cô Hạnh, một người sinh sống tại Châu Âu về thăm gia đình ở Chợ Lớn nói, cô biết là tại Việt Nam có dịch tả , nhưng không mấy âu lo, vì cô đã có chích ngừa trước và mang theo đầy đủ thuốc phòng than. Thế nên cô ăn uống rất thoái mái, như mọi người chung quanh vậy:
    Trời ơi, cứ ăn đều đều vậy. Em có sợ gì đâu tại vì cũng có chích thuốc rồi. Em có đem theo thuốc ngừa bởi vì bác sĩ cho em mấy cái loại thuốc đó: tiêu chảy với lại muỗi chích. Tiêu chảy thì em không thấy nhưng em thấy đi đường lái xe nguy hiểm quá, anh. Em hổng sợ.
    Còn nghèo, không có được tiếp thu cái văn minh, hông có được sạch sẽ mấy. Hình như họ sống như vậy quen rồi, anh. Thành ra bây giờ thì chỉ biết là (cười) mình sợ thì mình tránh mà tại vì mình sống ở nước ngoài nhiều năm, chớ còn thấy những hàng quán quen, mình biết đó, họ sạch sẽ thì mình cũng tỉnh bơ ăn. Em đâu có sợ (Cười). Nếu có gì thì em uống thuốc vô.



    Báo chí cũng chỉ mới cảnh báo vậy thôi chớ còn chưa có một thông báo gì về chết người hết thành ra cũng chưa thấy.
    ông Cường

    Theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây của VN Express, phần lớn những người được hỏi chưa thực sự sợ hãi về dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Họ chỉ hơi lo lắng hoặc không sợ vì cho rằng, đây chỉ là những ca tiêu chảy thông thường. Số còn lại không mấy quan tâm đến vấn đề dịch tả nguy hiểm ra sao.
    Đó cũng là suy nghỉ của ông Cường, ông cho biết chỉ nghe thoáng qua trên các báo đài, chứ không hiểu rằng, tiêu chảy cấp có thể làm chết người:
    Mọi người cũng còn thờ ơ lắm, anh. Chưa có cái gì là hãi hết. Báo chí cũng chỉ mới cảnh báo vậy thôi chớ còn chưa có một thông báo gì về chết người hết thành ra cũng chưa thấy.
    Những người lớn tuổi tỏ ra lo lắng, thận trọng hơn. Bà Khoa ở Tân Định cho biết rất sợ khi nghe nói tới dịch tả, bà không dám ăn uống ngoài đường. Con cái lo lắng chuyện cơm nước trong nhà, dù họ phải chạy theo cuộc sống vất vả mỗi ngày:
    Sợ chớ ! Đề phòng chớ ! Ăn cái gì cũng sợ. Nóng quá đi tắm, tắm về nhức đầu, nhức cổ tụi nó cũng sợ quá trời đất đi. Nấu ở nhà ăn chớ đâu có đi mua ở ngoài đường đâu. Tội nghiệp vậy đó thành ra nó lu bu quá trời đất.
    Các báo trong nước cũng vừa loan tin là tiền giấy bị nhiễm khuẩn tả rất nặng. Kết quả xét nghiệm các mẫu tiền mệnh giá 500 đồng, 1000 đồng và 2000 đồng lấy từ các quán ăn, hàng rong ngoài đường phố, thì 100% các giấy bạc này bị nhiễm vi khuẩn.
    Cơ quan y tế và tài chánh yêu cầu dân chúng bỏ thói quen liếm tay để đếm tiền, nên dùng miếng mút thắm nước, và nên rửa tay sau khi đếm hay cầm tiền.
     
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/04/17/people_not_mindful_of_cholera_despite_warnings_DHieu/
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
    PS..
     
    Xin nói nhỏ
     
    Ối tiêu chảy mà nhằm nhò gì, cứ ra hái nắm lá ổi non nhai với chút muối là cầm ngay.  Chết thẳng cẳng ở chỗ đó!!!

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Thịt chó có thể là nguyên nhân chính của dịch tiêu chảy cấp - 24.04.2008 22:16:27




    Thịt chó có thể là nguyên nhân chính của dịch tiêu chảy cấp


    24/04/2008








    Chó trên đường ra nhà hàng ở Hà Nội Các viên chức y tế cho hay việc ăn thịt chó nhiễm độc, thiếu ý thức bảo quản vệ sinh thực phẩm, và việc dùng phân người làm phân bón có thể đã tạo ra tình trạng lây lan trầm trọng nhất của bệnh tả tại Việt Nam trong ít nhất là mười năm nay.
     
    Tin của Bloomberg cho hay trong cuộc điện đàm hôm thứ Tư, ông Jean-Marc Olive, đại diện Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Việt Nam, nói rằng nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, bệnh tả có thể trở thành một cơn dịch.
     
    Ông cho biết thêm rằng thời tiết ướt át và nóng tại miền Bắc từ tháng 8 tới tháng 11 có thể làm vấn đề trầm trọng hơn nữa. Từ ngày 5 tháng 3 đã có 2,490 ca bệnh 'tiêu chảy cấp' được loan báo, phần lớn xảy ra tại Thủ Đô Hà Nội.
     
    Trong số này 377 người được xét nghiệm thấy nhiễm phẩy khuẩn tả. Tuy nhiên chưa có ai thiệt mạng. Ông Nguyễn Huy Nga, Giám Đốc Viện Vệ Sinh Dịch Tễ thuộc Bộ Y Tế cho biết hơn 1,000 ca bệnh 'tiêu chảy cấp' xảy ra tại Hà Nội, và đây là con số cao nhất của nửa thế kỷ nay.
     
    Trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại hôm thứ Tư, ông Nga nói rằng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh 'tiêu chảy cấp'.
     
    Theo ông, việc ăn rau sống, thịt chó và mắm tôm có thể là những nguyên nhân chính. Các kiểm soát viên của Bộ Y Tế đã đóng cửa 63 trong số 100 cửa hàng bán thịt chó ở Hà Nội và Hà Đông tuần trước. Thêm nhiều cửa hàng khác có thể sẽ bị đóng cửa nay mai.
     
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-24-voa14.cfm
     
     
     Tin liên hệ





    Hơn 1,000 người phải nhập viện vì 'tiêu chảy cấp'


    Việt Nam loan báo 3 ca nhiễm phẩy khuẩn tả mới trong vòng 1 ngày