Một Huyền Thoại Thi Ca
ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI & TẦM VÓC " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC " Nguyễn Thị Hoàng Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm Nói là " đời văn chương" nhưng ở đây, do khuôn khổ của một bài viết - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất bản: " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC " Phạm ngọc thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác phẩm thi ca hiện đại ! A. KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả nước - Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy ! Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình... dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4,1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước ! Trong những năm chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giây phút cuối cùng. Đất nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác. Ròi quân ngũ trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại ngành ngoại thương quốc tế ! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca ! Suốt ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách: 1/. Chín tác phẩm về thơ và bình luận: - Có một khoảng trời 1990 - Người đàn bà trắng 1994 - Rung động trái tim 2009 - Hồ Xuân Hương tái lai 2012 - Phê bình & tiểu luận thi ca 2013 - Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - Thơ tình viết cho sinh viên 2015 - Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam. Xuân 2019 - " Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngọc Thái . Đông 2019. 2/. Hai tiểu thuyết: - Tiểu thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM 2019 - Tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập) . Sách chuẩn bị xuất bản trước 30.4.2020 3/. Sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu: * Hai kịch bản dài: - Bản án dưới mồ - Số phận những hòn đá tảng. * Ba kịch bản ngắn: - Mối tình hoa hồng bạch - Chuyện ở quán gốc đa - Cánh cửa quốc tế * Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô. Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường Đại học Quốc gia, cũng là một CCB từng có thời cùng chiến đấu với Phạm Ngọc Thái trên chiến trường Tây nguyên Nam Bộ, viết về nhà thơ như sau: " Tôi biết Phạm Ngọc Thái từ thuở còn chiến tranh. Cùng là anh lính chiến ăn rừng ngủ rú trên mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Suốt chặng đường chinh chiến ấy, Thái ham viết nhật ký và làm thơ. Nhiều đêm nằm với nhau bên võng giữa rừng Trường Sơn, anh thường đọc thơ cho chúng tôi nghe. Được biết, mấy cuốn nhật ký đó đã bị mất trong bom đạn của chiến tranh. Tác giả chỉ còn nhớ ít bài tản mạn. Cũng là một điều đáng tiếc. Bọn lính Hà Nội của tiểu đoàn chúng tôi ra đi hồi đó ! Hết chiến tranh, kiểm lại chỉ còn mươi đứa sống sót trở về. Chẳng ai có thể ngờ rằng: Cái anh chàng lính trận rất ham thích thơ thuở ấy, nay đã trở thành môt nhà thơ nổi danh trên văn đàn ". Nhà giáo Bùi Văn Dong viết tiếp: " Thơ Phạm Ngọc Thái rất hàm súc, kể cả những bài viết dưới dạng triết lý đến những bài trải theo dòng cảm xúc tự nhiên. Từ nhận thức về tình yêu và cuộc sống được trải nghiệm qua đường đời, thấm tháp chảy vào thơ. Thơ tình thì huyền diệu, có sức rung cảm trái tim người yêu thơ ! Thơ đời lại ôm bọc những giá trị hiện thực xã hội, cô đúc sâu sắc. Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ đời của tác giả là vận từ đời sống dân gian, nỗi kiếp con người. Thơ được chắt ra từ tim óc nên đọc không bị gò ép, tạo thành bản sắc riêng của thơ anh. Nó bao chứa tính nhân sinh xã hội cùng thế giới quan của nhà thơ ". Trích Tiểu luận " Con người và thi ca " của Nhà giáo Bùi Văn Dong, in trong Tập " Phạm Ngọc Thái - Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam ", Nxb Thanh niên 2019 - Nói về nhân cách và tầm vóc thơ Phạm Ngọc Thái, Nguyễn Khôi - Nhà văn Hà Nội viết: " Qua tác phẩm và gặp con người cụ thể - Nguyễn Khôi có cảm tưởng về tính cách như thấy ở Thái một Vladimir Maiakovsky Việt Nam: Hiên ngang đứng trên tầm thời đại, dám tự khẳng định mình bằng những bài thơ, dòng thơ trữ tình ( ở Maia là "phản trữ tình ) đều vì tình yêu lớn lao. Ước vọng sâu sắc nhất của anh... Thơ tình Phạm Ngọc Thái... đọc không nhàm chán, vì anh luôn tạo được ý mới, tứ lạ, ngôn ngữ thơ tinh luyện, hình tượng thơ ĐẸP và sống động. Cái "thơ" đan trong cái "mộng" - cái "ảo" diệu huyền để hiện lên cái thực thấm vào tâm can người đọc... Thơ trữ tình Phạm Ngọc Thái HAY vì anh luôn bám vào cuộc sống đầy máu thịt đang sinh sôi.... Thơ "yêu" Phạm Ngọc Thái là tiếng lòng, tiếng con tim luôn ngân nga một giai điệu như "mưa rơi" vào miền ký ức sâu thẳm. Chao ôi ! Thơ là đời, là tâm huyết máu thịt của thi sĩ. Không có tình yêu lớn lao - chân thực thì không thể có những vần thơ tuyệt tác là thế. - Một tài năng lớn... với những giá trị văn học tuyệt vời ! Mong rằng "thơ Phạm Ngọc Thái" sẽ được người đời ( trong và ngoài nước ) thưởng thức, đánh giá một cách trân trọng, đúng mức.. " NGUYỄN KHÔI Hội nhà văn Hà Nội ( trích đăng trên báo Người Hà Nội - số 28 B. TẦM VÓC " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC " PHẠM NGỌC THÁI Sách dày 368 trang với 215 bài thơ tự do hiện đại các loại. Cấu trúc Tuyển Thơ chia ra thành 5 phần: - Phần đầu và cuối là 122 bài thơ tinh - Thơ khóc con 20 bài - Thơ viết ở nước ngoài 19 bài - Thơ đời " 54 bài. Nói về tầm vóc của một "tác phẩm thi ca lớn" ? Nó "lớn" không phải vì độ dầy của tập sách. Cũng chưa phải vì số lượng bài "thơ tuyển chọn" nhiều... mà vì cái HAY có được trong các bài thơ, tạo nên Tầm Vóc Lớn của tác phẩm ! ( Xin mở ngoặc nói thêm: Bên cạnh Đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn Trãi ( dựa theo tác phẩm " Ba thi hào dân tộc " của Xuân Diệu ) - Thơ ca Hồ Xuân Hương chỉ vẻn vẹn trong khoảng năm mươi bài, nhưng Bà vẫn được đánh giá thuộc mấy nhà thơ lớn nhất của Việt Nam. ). BÌNH LUẬN TIẾP VỀ THƠ PHẠM NGỌC THÁI Vì "Tuyển thơ chọn lọc" là thi tuyển được tinh chọn trong suốt cuộc đời nhà thơ Phạm Ngọc Thái ! Cần phải được trình bầy, dẫn giải bằng cả một quyển sách mới mong sự thỏa đáng. Cho nên, trong một bài viết ngắn - Tôi chỉ xin tóm bắt một số khía cạnh có tính chất giới thiêu tác phẩm. Tổng hợp bài viết các tác giả trong đương đại từ chục năm qua, đã bình luận về thơ hay của anh ! Nêu lên những nhận thức riêng mình. " Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngọc Thái là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực, đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc. Nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc, trong tiểu luận với nhan đề: PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG MỘT NHÀ THƠ TÌNH LỚN CỦA DÂN TỘC, đã viết: " Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thấy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng. ". ( Trích Tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", xuất bản 2014 ) Đặc biệt là thơ tình của anh, nhà văn Nguyễn Khôi viết: "...Thơ tình Phạm Ngọc Thái viết với một dung lượng lớn tới vài trăm bài.... Từ trữ tình kiểu Xuân Diệu đã vượt lên cái tượng trưng, siêu thực của Bích Khê... ". Hơn hai trăm bài thơ tự do hiện đại trong "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái rất phong phú và đa sắc. Tôi chưa thấy có nhà thơ nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế ! Nếu thống kê thì phải có tới mấy chục bài đạt loại thơ tình thật hay, có khả năng sống trường tồn trong nền văn học nước nhà. Mỗi bài hay một vẻ nhưng đều có thể làm rung cảm trái tim đời ! Những năm qua, các tác giả bình thơ đặc sắc và hay của anh, đăng trên các trang mạng Việt cũng nhiều. Sau đó được nhà thơ chọn lọc, cho xuất bản thành sách. Thí dụ: * Trong tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 - Có cả thẩy 32 bài bình thơ hay và tiểu luận chân dung của 30 tác giả viết về anh. * Cuốn "Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb Thanh niên 2019: có thêm 7 bài bình thơ và tiểu luận của 7 tác giả khác. Đến nay, tổng cộng có tới 39 tác giả là các nhà giáo, văn nghệ sĩ... với trên 40 bài viết về nhà thơ ! Còn không ít các bài thơ hay khác của anh được dư luận ca ngợi, chưa có người bình. Tôi đã đọc hầu hết các bài bình thơ ấy, qua các tập sách đã xuất bản của anh: * Cô giáo Nguyễn Thi Xuân dạy văn tại Trường THPT Ba Đình, Hà Nội - Bình và đánh giá bài thơ "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" hay vào hàng kiệt tác thơ tình ! Cô giáo ví bài thơ của Phạm Ngọc Thái hay tựa như bài "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH. nổi tiếng trên thi đàn thơ Việt năm xưa. khi " Tuyển thơ chọn lọc " ra đời - Nhà văn Nguyễn Khôi thì khen: " Phạm Ngọc Thái, nhà thơ tình số 1 Hà Thành " ! Còn nhận thức của tôi: " Không chỉ riêng với Hà Thành - Phạm Ngọc Thái là nhà thơ tình số 1 của thi ca đương đại Việt Nam ! ". CÁCH THỨC PHÂN LOẠI THƠ HAY TRONG TÁC PHẨM * Trước hết, thơ hay phải là loại thơ có khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm - Yếu tố cơ bản để nhận định tầm vóc tác phẩm. ( Không phải là loại thơ chỉ có khả năng sống một thời, hoặc chỉ có giá trị làm văn nghệ, cổ động chính trị ): - Thứ nhất: Thơ tuyệt hay ? * Thí dụ: Đây thôn Vỹ Dạ ( Hàn Mặc Tử ), Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan ), Hai sắc hoa ti-gôn ( T.T.KH ), Thu Điếu ( Nguyễn Khuyến ), Thương vợ ( Tú Xương ), Tranh lõa thể ( Bích Khê ), Làm lẽ - Cảnh thu ( Hồ Xuân Hương ) - Là thơ tuyệt hay ! - Thứ nhì: Những bài giữa thơ hay và tuyệt hay ! Ví dụ về loại thơ thứ nhì này - Hàn Mặc tử có ba bài thơ được văn đàn đánh giá hay. * Trong đó, bài "Đây thôn Vỹ Dạ" hay nổi tiếng nhất. Đời bình luận nhiều hơn cả: Là thơ "tuyệt hay" ! * Hai bài "Mùa xuân chín" và "Bẽn lẽn" hay nhưng kém hơn chút, thuộc hàng: Giữa "thơ hay" và "tuyệt hay" ! - Thứ ba: Khá hay và thơ hay" ! ( Phân chia như thế để chọn các loại thơ hay đỡ khó quá ! Vì sự hay mỗi bài một kiểu ? Cao thấp... cũng không bài nào giống bài nào cả ? ) NHỮNG BÀI THƠ HAY CỦA "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC" 1/. Thơ tuyệt hay - Có 5 bài: * Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Người đàn bà trắng / Váy thiếu nữ bay / Vĩnh biệt con yêu / Làm ma em vợ. 2/. Giữa thơ hay và thơ tuyệt hay - Có 7 bài: * EM sống mãi bên anh / Tiếng anh gọi (viết theo giọng thơ điên Hàn Mặc Tử) / Em về biển / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu / Thương con và lời cầu nguyện thế nhân / Tiếng hát đời thường / Em bán xoài. 3/. Khá hay và thơ hay - 26 bài: - Ký ức mùa thu / Khoảng trôi trong lá / Em nghe / Anh đau xé lòng đành quay gót / Phố thu và áo trắng / Biển hát / Sáng thu vàng / Sáng xuân nay / Anh vẫn ở bên Hồ Tây / Khóc bên Hồ Núi Cốc / Con đường phượng đỏ / Em ơi ! Thành phố lại mưa / Mưa bay trong tiếng chuông / Bên nấm mồ con / Những kỉ niệm bên con / Nỗi trăn trở người đi tìm vàng / Xem tranh bán lõa thể / Khóc Hàn Mặc Tử / Đêm tóc đá / Một góc Hồ Tây / Em là người tình của lính / Người thôn nữ miền sông nước / Đêm nay trời lại không mưa / Đêm thu phố vắng / Thời áo trắng / Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ. * Tổng cộng Thơ hay các loại trong " Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái là 38 bài. Bạn đọc nào muốn thưởng lãm tác phẩm bất hủ của nhà thơ, mà chưa có sách ? Hãy tìm đọc trên Website của Việt Nam Thư Quán ! ( Nhà thơ đã cho đăng cả Tuyển thơ ở đó ) - Mở qua link sau đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=890301 TÁC GIẢ KHẲNG ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM CỦA MÌNH Khi " Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngoc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 xuất bản - Ngày 26.12.2019, nhà thơ đã gửi một lá thư ( kèm theo tác phẩm ) cho ông PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện văn học Việt Nam cùng Ban chấp hành HNVVN - Khẳng định về tầm vóc "Tuyển thơ chọn lọc" của mình ! Lá thư dài hai trang giấy - Cuối thư, viết như sau: "... với "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái - Nay tôi đã ngoài 70 xuân, sức khỏe cũng không tốt, chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa? Nếu để cho tôi được nói lên tiếng nói từ trong thẳm sâu tâm tư của lòng mình, thì tôi xin nói rằng: Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca tự do hiện đại Việt Nam, cũng có Phạm Ngọc Thái: Vâng, tôi tin chắc như vậy! Đó chính là "Tuyển thơ chọn lọc" này.... ". Toàn bộ lá thư cũng được nhà thơ cho in ngay ở trang đầu tác phẩm đăng trên Website Việt Nam Thư Quán ! ( Bạn đọc bốn phương có thể mở đọc trong link vừa dẫn trên) http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=890301 Đây không phải là lời tuyên bố chung chung trong cộng đồng ? Mà là tuyên bố của nhà thơ trước ông Viện trưởng Viện văn học VN... với bao nhiêu tiến sĩ, giáo sư của Viện - Một cơ quan đầu não Quốc gia nghiên cứu về văn chương ! Đồng thời, trước Ban chấp hành với hàng trăm nhà văn, nhà thơ HNVVN. - Báo chí, truyền hình trong tay họ ! Đâu có phải là các ông phỗng, bù nhìn rơm ngoài ruộng ? Để cho một nhà thơ cùng những tác phẩm để đời, giữa đất thủ đô ngàn năm văn hiến... sừng sững tháng năm, khẳng định tên tuổi của mình !? Với các tập sách: - " PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI, 2014. - " PHẠM NGỌC THÁI CÁNH ĐẠI BÀNG CỦA THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM", Nxb Thanh niên 2019. Đúng như nhà văn Nguyễn Khôi đã nhận định về anh, rằng: " ... Nguyễn Khôi có cảm tưởng về tính cách như thấy ở Phạm Ngọc Thái một Vladimir Maiakovsky Việt Nam: Hiên ngang đứng trên tầm thời đại, dám tự khẳng định mình bằng những bài thơ, dòng thơ trữ tình... " . Tôi cũng xin đưa ra nhận định của riêng mình: Với "Tuyển thơ chọn lọc" - Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ lớn ! Ngôi sao sáng của thi ca đương đại Việt Nam ! Anh đã sáng tác được rất nhiều thơ hay, bất hủ - Thuộc hàng kiệt xuất thơ tình ! NGUYỄN THỊ HOÀNG * Quí vị nào muốn trao đổi hoặc muốn có trên tay tập sách thi ca "có một không hai" của nhà thơ ! - Hãy liên hệ với anh qua facebook theo đường link sau: https://www.facebook.com/profile.php?id=100009464691043&lst=100009464691043%3A100009464691043%3A1582031189&sk=about Cuối cùng - Tôi xin giới thiệu hai bài thơ tình đặc sắc điển hình, rút trong "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái - Được tác giả sáng tác bằng hai thi pháp thơ hiện thực và tượng trưng khác nhau ! Mời bạn đọc thưởng lãm: ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI Em nói với tôi rằng: " Muốn có một đứa con…" Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm Năm tháng dáng hình em hiển hiện Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi ! Người thục nữ tôi yêu những năm cuối cuộc đời Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu… Thì đời này, em ạ ! Có trớ trêu Nhưng ta đã bên nhau, sưởi ấm ngày đông rét Anh hôn lên đôi môi em như một vầng trăng khuyết Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em ! Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ Với mối tình nồng thắm của em yêu Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu ! Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh loạn lạc Khi tuổi già có vợ vẫn cô đơn ! Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu… Hà Nội, 6.9.2018 ( chiều thu năm Mậu Tuất ) NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy... .Tặng Bích Đào * Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng ! Em đi,về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xõa ngang vai mái hất tơi bời Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai ! Người đàn bà, ai mà định nghĩa ? Đường xưa đó về đây, em ơi ! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa Em không biến thành đá để hóa Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con-đường-lông-ngỗng-trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình, anh lại viết về em ! Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... PHẠM NGỌC THÁI
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2020 13:30:11 bởi Nhân văn >
TỪ MỘT CHIẾN BINH TRỞ THÀNH NHÀ THƠ DANH GIÁ NGUYỄN THỊ XUÂN GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội Cô giáo Nguyễn Thị Xuân
Đó là chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái qua các tác phẩm thi ca của anh ! Nhất là với " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC ", Nxb Hồng Đức 2019 - Trong bài bình luận mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm đã viết: " ... Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội, tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, quê hương và gia đình, dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Đã theo suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ... rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước ! ... Chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường, vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới phút cuối cùng. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và các hình thức khen thưởng khác ". Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia: Người bạn chiến binh từng có một thời cùng nhà thơ chiến đấu trên chiến trường miền Nam, viết về anh như sau: " Tôi biết Phạm Ngọc Thái từ thuở còn chiến tranh, cùng là anh lính chiến ăn rừng, ngủ rú trên mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Suốt chặng đường chinh chiến ấy, Thái ham viết nhật ký và làm thơ. Nhiều đêm nằm với nhau bên võng giữa rừng, anh thường đọc thơ cho chúng tôi nghe. Được biết, những cuốn nhật ký đó đã bị mất trong chiến tranh. Tác giả chỉ còn nhớ lại ít bài tản mạn, cũng là một điều đáng tiếc. Bọn lính Hà Nội cùng trong tiểu đoàn chúng tôi ra đi hồi đó, hết chiến tranh kiểm lại chỉ còn mươi đứa sống sót trở về. Chẳng ai có thể ngờ rằng: Cái anh chàng lính trận rất ham thích thơ thuở đó, nay đã trở thành một nhà thơ nổi danh trên văn đàn ". ( Trích bài " Phạm Ngọc Thái - Con người và thi ca " của Nhà giáo Bùi Văn Dong - Ở tập " Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam ", Nxb Thanh niên 2019 ) Phạm Ngọc Thái bắt đầu xuất hiện trên văn đàn vào mùa xuân năm Canh Ngọ - Khi anh cho xuất bản tập thơ đầu tay: " Có một khoảng trời ", Nxb Hà Nội 1990. Đến nay vừa tròn ba mươi năm. Trong 30 năm đó, nhà thơ đã cho ra đời đúng 12 tập sách - Trong đó có hai cuốn tiểu thuyết: - " Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm ", 2019 - " Chiến tranh và tình yêu " ( hai tập ), Nxb Hồng Đức 2020 ! Còn lại là 10 tác phẩm thi ca và bình luận văn học. Ngoài ra, anh còn tham gia trong Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô và Quốc gia, sáng tác thành công 5 vở kịch nói lớn, nhỏ... dự các hội diễn sân khấu của thành phố và toàn quốc. Ta chưa cần đề cập sâu vào tầm vóc các loại tác phẩm đã được sáng tác ấy của anh? Chỉ với chân dung từ một người lính trận từng qua cả chục năm trong cuộc chiến tranh đánh Mỹ trở về, rồi trở thành một cán bộ trong ngành ngoại thương quốc tế - Đạt được con số tác phẩm văn học đa dạng, nhiều đến như vậy ! Từ thi ca, phê bình & tiểu luận văn chương, tiểu thuyết, kịch bản - Chưa nói tới việc anh đã viết hàng trăm bài bình luận tác phẩm và xã hội... đăng trên các báo của cả nước: Thật là đáng nể ! Cuộc đời Phạm Ngọc Thái không phải được hưởng những sự êm ả và sung sướng gì ? Từ thuở thiếu thời, nhà thơ đã phải cắp sách tới trường với hoàn cảnh cả nước chìm trong cuộc chiến tranh: Các trường phổ thông ở thủ đô phải sơ tán về các vùng quê hay rừng núi, tránh bom đạn của giặc Mỹ để học. Lúc bước vào đời một sinh viên - Theo lời kêu gọi của Tổ quốc lâm nguy ? Phạm Ngọc Thái lại cùng với lớp thanh niên yêu nước thời đó, tình nguyện rời thủ đô... lên đường ra chiến trường chiến đấu. Suốt mười năm chinh chiến trên mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Khi đất nước hòa bình: Anh rời quân ngũ trở về thì lại lâm vào cảnh ngộ đau thương ? Cả gia đình nhà thơ lúc đó sống ở phố Khâm Thiên, Hà Nội - Một con phố bị máy bay Mỹ dội bom B52 tàn phá, hủy diệt thủ đô trong 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ngôi nhà của gia đình bị trúng bom và người cha anh đã chết trong đống bom kinh hoàng, chấn động địa cầu ấy ! Chỉ còn lại một bà mẹ già đau khổ với hai đứa con ( hai em trai của nhà thơ ), lúc đó chưa thật trưởng thành. Người chiến binh ấy khi đánh tan giặc trở về cố hương... thì chính gia đình mình lại bị nhà tan, cửa nát. Bản thân anh tuy may mắn thoát chết ngoài chiến trường, mang được cái xác trở về cũng... " thân tàn ma dại " ? Với 10 năm chinh chiến nghiệt ngã và bom đạn: Bị thương ba lần, ba lần đổ máu - Để lại một bàn tay không còn đủ ngón. Mảnh phảo vẫn còn găm sót lại trong người, không lấy ra được ? Cứ giở lại đau. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh "tắc nghẽn phổi mãn tính" phải dùng " thuốc khó thở " đến hết đời ! Cũng bởi 10 năm sống nơi chiến trường rừng sâu, nước độc, ác liệt và cực khổ ? Nhà thơ mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong... phải cắt bỏ 2/3 dạ dầy. - Đấy, tất cả chùm lên cuộc đời còn lại của một anh chiến bình khi đất nước đã hết chiến tranh trở về ! Tưởng rằng: Những hoàn cảnh khốn cùng ấy sẽ đè bẹp người chiến binh ấy xuống ? Hoặc nếu có vực lại mà sống thì cũng chỉ còn biết an phận thủ thường ? Nhưng không ! Với chí khí, nghị lực phi thường và đầy khát vọng vốn có của một thanh niên Hà Nội từ thuở còn 18 - Lại được tôi luyện, thử thách qua cả một cuộc chiến tranh: Người chiến binh ấy đã vượt lên và đè bẹp tất cả... để vươn đến chân trời cuộc sống hằng mơ ước - Và, Phạm Ngọc Thái đã chiến thắng ! Nói thêm chút nữa về quá khứ: Khi rời khỏi quân ngũ trở lại quê hương ở thủ đô ! Từ một sĩ quan quân đội, anh được tuyển vào làm việc trong phòng tổ chức của một tổng công ty của Bộ ngoại thương - Phạm Ngọc Thái vừa công tác vừa theo học hàm thụ tại trường Đại học ngoại thương, rồi trở thành một cán bộ có đầy đủ năng lực của ngành ngoại thương quốc tế ! Tiếp xúc, ngoại giao với các thương gia khắp trời Âu, Á - Hồi anh còn làm việc, chưa phát triển rộng rãi sang Mỹ. Nhưng thật là ngược cảnh ? Cuộc đời đang mở ra cho anh rất nhiều triển vọng trên con đường ngoại thương: Nào là cấp chức ? Sẵn sàng có một xuất được Bộ điều ra nước ngoài làm thương vụ ? Với một trí thông minh vốn có, lại thêm bề dầy về lý lịch của cả gia đình và bản thân anh cống hiến cho tổ quốc ! Bao hứa hẹn một cuộc sống sung sướng, giàu có ? Nhưng phạm Ngọc Thái lại ôm khát vọng, khát vọng đến tột cùng: Về con đường văn học ! Ngày làm việc ở cơ quan, tối đêm lao đầu vào sách vở. Trau dồi kiến thức văn chương và sáng tác thơ, văn - Anh hiểu rằng: Công việc của một cán bộ ngoại thương phải đòi hỏi rất nhiều tâm, sức. Nếu cứ vừa làm, vừa viết... chắc gì đã có nổi tác phẩm hay để lại cho đời ? Đến khi đủ tuổi về hưu thì... đã già ! Thế là, mới chỉ ngoài tuổi bốn mươi ( vì có nhiều năm cống hiến ngoài chiến trường, được cộng thêm thời gian công tác ), Phạm Ngọc Thái quyết đinh xin nghỉ hưu sớm để... làm văn học ! Như trên tôi đã viết: Trong 30 năm chuyên tâm vào sáng tác, anh đã cho xuất bản đúng 12 tập sách và viết thành công 5 vở kịch nói - Không khỏi làm cho ta phải giật mình, trân trọng ! Chỉ trong vòng hai năm vừa qua, nhà thơ đã cho xuất bản liên tục 5 tác phẩm: A. BA TÁC PHẨM THƠ: - Tập " Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam ", Nxb Thanh niên 2019 - " Tuyển thơ chọn lọc - Phạm Ngọc Thái ", Nxb Hồng Đức 2019 - Tập " Cha khóc con ", Nxb Hồng Đức 2020 B. HAI TIỂU THUYẾT: - " Hà Nội 12 ngày đêm ", Nxb Hồng Đức 2019 - Bộ tiểu thuyết hai tập " Chiến tranh và tinh yêu", Nxb Hồng Đức 2020 Xin tóm bắt khái quát về: BA TÁC PHẨM MỚI NHẤT CỦA ANH 1/. " Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngoc Thái - Nxb Hồng Đức 2019 Đánh giá về tầm vóc của "Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngọc Thái, đã có nhiều đàm luận trên văn đàn - Đặc biệt là bài tiểu luận của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên giảng viên Trường ĐH sư phạm phân tích rất sâu sắc. Xin trích dẫn thêm mấy đoạn có tính tổng hợp: " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC " Phạm Ngọc Thái là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực, đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc. .... " Dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ... Nhà văn Nguyễn Khôi thì khen: Phạm Ngọc Thái, nhà thơ tình số 1 Hà Thành ! Nhận thức của tôi ( tức là cô giáo Hoàng ): Không chỉ riêng với Hà Thành - Phạm Ngọc Thái là nhà thơ tình số 1 của thi ca đương đại Việt Nam ! Và cô giáo kết luận: " Tôi chưa thấy có nhà thơ nào sáng tác được nhiều thơ hay đến thế !... Với TUYỂN THƠ CHỌN LỌC - Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ lớn ! Ngôi sao sáng của thi ca đương đại Việt Nam ! ". 2/. Tiểu thuyết " Chiến tranh và tình yêu " (Hai tập) Nxb Hồng Đức 2020 - Một Bộ tiểu thuyết có tính dã sử khá đồ sộ: Không phải về trang sách mà là tầm vóc, trữ lượng thời đại chứa đấy ắp trong tác phẩm ! Tổng cộng cả hai tập dầy trên 500 trang xuất bản. Bởi tác giả chính là một chiến binh đã từng tham gia suốt cuộc chiến tranh đánh mỹ, nên các tình tiết lịch sử và chiến trường được mô tả rất sinh động, sắc bén. Tính dân tộc hòa cùng tình yêu gái trai quyện vào nhau nồng nàn, tha thiết, cao đẹp ! Diễn biến đươc khắc họa ly kỳ, chìm trong sự thảm khốc đau thương bởi chiến tranh. Tiểu thuyết không chỉ mô tả những trận đánh điển hình trên mặt trận Tây nguyên Nam Bộ - Từ mùa xuân Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm còn tóm bắt toàn cục cả chiến trường miền Nam, đến tận ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1975. Đồng thời, phục lại cuộc chiến tranh oanh tạc bằng không quân của giặc Mỹ đánh ra miền Bắc: Vụ thảm sát tàn bạo 12 ngày đêm thảm khốc 1972 ở Hà Nội - Hoa Kỳ đã cho máy bay B52 mang bom đánh vào thủ đô, hòng hủy diệt biến Thủ đô Hà Nội trở về thời kì đồ đá ? Bị cả loài người lên án ! Diễn trình lại những trận oanh kích điển hình, với hàng đàn máy bay B52 Mỹ ném bom tàn sát xuống bệnh viện Bạch Mai - Cảnh tình đêm noel trong không khí chiến tranh (1972) ở thủ đô - Và trận ném bom tàn khốc, san phẳng cả khu phố Khâm Thiên đông dân nhất Hà Nội ( tối đêm 26/12/1972 ). Tới khi Hiệp định Pa Ri giữa Lầu Năm Góc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được kí kết, tháng 1/1973. Quan điểm của tác giả: Khách quan với thời cục, trung thành về tính lịch sử xã hội lúc đó - Tiểu thuyết nhằm lên án chiến tranh ! MỘT BỘ TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH LỊCH SỬ XÃ HỘI SÂU SĂC, SINH ĐỘNG VÀ ĐIỂN HÌNH TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH ĐÁNH MỸ Ở VIỆT NAM ! 3/. Tập thơ " Cha khóc con " - Nxb Hồng Đức 2020 Tập thơ gồm 45 bài, dầy 132 trang sách xuất bản - Đã đươc viết bằng máu và nước mắt của một ngươi cha, khóc đứa con trai yêu quí bị chết vì đột quị khi mới 27 tuổi đời ! Chính nỗi đau tột cùng đã tạo nên những cảm xúc tột cùng trong trái tim của người cha: Người cha ấy lại là một nhà thơ đầy tài năng ! ( Một thiên tài thi ca - Theo tôi ) ! Bởi vậy thi phẩm CHA KHÓC CON của anh, trở thành một Tập thơ " độc nhất vô nhị " trong thiên cổ ! Nói về tập thơ - Như sự đàm luận trên văn đàn: Nhà thơ cội gạo Nguyễn Khôi (Hội nhà văn Hà Nội) nhận định - Khi nhà thơ Phạm Ngọc Thái cho đăng các bài thơ khóc con trên facebook: " Thơ khóc nổi tiếng xưa có Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng, Tam Nguyên Yên Đổ khóc con... Nay thi sĩ Hà Thành Phạm Ngọc Thái thống thiết khóc con... Hy vọng lưu danh thiên cổ !? " ( Theo comment Nguyễn Khôi ngày 3.8.2019 ) Hay như nhà thơ Quang Hoài HNVVN thì ca ngợi lúc tập thơ ra đời: " Chúc mừng nhà thơ Phạm Ngọc Thái, một tập thơ có một không hai... mang ý nghĩa tâm linh rất sâu sắc ". Còn nhà nghiên cứu văn học - Trang chủ Trần Mỹ Giống bình luận: " Xuyên suốt tập thơ 45 bài là cảm xúc tình cảm sâu sắc của người cha khóc con mệnh yểu với rất nhiều góc độ khác nhau, vô cùng cảm động bởi cảm xúc hết sức chân thật của tác giả. Xưa nay khóc cha, khóc vợ, khóc con… cũng đã được một số tác giả thể hiện bằng thơ, nhưng để có cả một xê-ri (45 bài) khóc con trong một tập thì có lẽ, đến giờ, chỉ có nhà thơ Phạm Ngọc Thái làm được - Chắc chắn, Phạm Ngọc Thái phải là một người cha yêu con sâu nặng chân thành và có năng lực thơ ca thực sự lớn ! Mới làm được nhiều bài thơ đa tình, đa cung bậc, đa góc độ, khía cạnh mà bài nào cũng rung động người đọc như vậy. ... Mời độc giả tìm đọc các bài thơ khóc con giàu cảm xúc, đa dạng, tình cảm thống thiết ở những trạng huống khác nhau của nhà thơ Phạm Ngọc Thái - Trong ấn phẩm có một không hai: CHA KHÓC CON ! ". Kết luận: Mặc dù Phạm Ngọc Thái đã sáng tác đủ các loại tác phẩm văn chương như thế ! Song vẫn phải nói: Thi ca chính là mảng văn học cốt lõi nhất làm nên tầm vóc nhà văn, nhà thơ của chân dung anh ! Tôi còn nhớ - Trong lời đề tựa cho TUYỂN THƠ HÀN MẶC TỬ được xuất bản lần đầu vào năm 1988, sau ngót nửa thế kỷ bị chìm lấp ( kể từ khi thi nhân tạ thế 11.11.1940 ). Với lòng tri ân và ngưỡng mộ tài năng thi nhân, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: - Hàn Mặc Tử anh là ai ? Để kết thúc bài bình luận: " Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá " này ! Tôi thiết nghĩ: Với tầm vóc chân dung Phạm Ngọc Thái đã đạt đến hôm nay, cũng xin mượn câu nói của cố nhân dành tặng lại nhà thơ: - Phạm Ngọc Thái anh là ai ? Hà Nội, tháng 5 - 2020 Nguyễn Thi Xuân GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2020 13:04:26 bởi Nhân văn >
TẬP THƠ MANG TẦM VÓC THI HÀO Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn Thị Hoàng
Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
- Gửi các Nhà xuất bản, Hội văn chương trong nước - Cộng đồng Việt hải ngoại cùng bầu bạn yêu thi ca khắp mọi nẻo sơn hà, sông núi. Nữ thi sĩ Nga On Ga Béc Gôn có viết: " Trong số nghề nghiệp và nghệ thuật tác động vào tâm hồn con người, không có sức mạnh nào vừa khoan dung vừa tàn nhẫn hơn thơ. Không có công việc nào tự nguyện và đầy đủ hơn công việc phục vụ thơ. Không có tinh yêu nào được đền đáp hơn tình yêu thơ - Và bởi vậy người nào yêu thơ là hai lần thi sĩ ". Phạm Ngọc Thái là một người như thế ! [
Trong ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời 12 tập sách: - Mười tác phẩm về thơ và bình luận thi ca. - Hai tiểu thuyết: 1. Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm 2019 2. Bộ tiểu thuyết (hai tập): CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU Nxb Hồng Đức 2020 Ngoài ra anh đã sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu: 2 kịch bản dài & 3 vở ngắn. BẢN THẢO TÁC PHẨM "PHẠM NGỌC THÁI và 50 BÀI THƠ HAY NHẤT" Phạm Ngọc Thái đã đạt được một "sự nghiệp khổng lồ", tầm vóc vô cùng lớn ! Vào mùa đông năm qua, anh cho xuất bản " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC " Phạm Ngọc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Tập sách dày 368 trang với hơn 200 bài của một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực, đến tượng trưng, pha siêu thực... Thể hiện bằng một bút pháp thơ tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca huyền thẳm, đặc sắc. Tập sách " PHẠM NGỌC THÁI và 50 BÀI THƠ HAY NHẤT " mà tôi gửi sau đây, chính là 50 bài thơ tinh hoa nhất được trích ra từ trong "Tuyển thơ chọn lọc" bất hủ ấy! Cả 50 bài, bài nào cũng hay. - Một tập thơ nhỏ nhẹ chỉ với hơn trăm trang sách xuất bản - Nhưng lại mang tầm vóc của một ngọn thi sơn sừng sững: Một tương đài thi ca cao vút tháng năm, để lại cho nền văn học nước nhà. Với nhân cách và trí tuệ của một nhà giáo có được trong suốt cuộc đời giảng dậy văn học - Tôi xin khẳng định: Tập thơ với 50 bài thơ hay nhất của Phạm Ngọc Thái ở đây, mang tầm vóc một thi hào! - Thật tự hào, kiêu hãnh khi bầu trời thi ca hiện đại của đất nước Việt Nam chúng ta hôm nay: Có được một nhà thơ lớn! Một thi hào! Tôi thiết nghĩ: Chúng ta cần cho cả thế giới biết lúc thi nhân đang còn sống, chứ không phải chỉ chờ khi Người đã chết rồi mới phong tặng!? Tôi cam đoan Phạm Ngọc Thái chính là nhà thơ đó! Mong được Nhà xuất bản trong nước và cộng đồng Việt hải ngoại, các công ty sách cùng những cơ quan làm công tác văn chương ủng hộ: Xuất bản tập thơ nhỏ nhưng có tầm vóc cực kỳ lớn lao này, phát hành đến mọi nơi - Để độc giả khắp hành tinh thưởng lãm và bình luận một tác phẩm thi ca vô giá. Hà Nội, tháng 6.2020 GV Nguyễn Thị Hoàng BẢN THẢO TÁC PHẨM "PHẠM NGỌC THÁI & 50 BÀI THƠ HAY NHẤT" ĐẪ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TRANG "VIỆT NAM THƯ QUÁN" Ở MỸ * Mời mở link sau: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?high=&m=892394&mpage=1#892406 * Bạn đọc chưa có sách, muốn thưởng lãm "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC" PHẠM NGỌC THÁI - ĐẶC SẮC BẬC NHẤT THỜI ĐẠI, NHÀ THƠ ĐÃ CHO ĐĂNG NGUYÊN BẢN TÁC PHẨM TRÊN "VIỆT NAM THƯ QUÁN" * Mời đọc theo link dưới đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?high=&m=890301&mpage=1#890301 Liên hệ: PHẠM NGỌC THÁI Quê quán Hà Nội - Việt Nam ĐT: 038 302 4194 Email: ngocthai1948@gmail.com
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2020 12:07:19 bởi Nhân văn >
5 BÀI THƠ TÌNH ĐẶC SẮC NHẤT CỦA PHẠM NGỌC THÁI
ANH ĐỨNG NHÌN THEO BÓNG CHIM CÂU Tặng người sinh nữ xa xưa Mấy chục năm rồi … Em ở đâu? Ơi, người con gái của thời yêu! Chiều nay thành phố trong mưa lạnh Anh đứng nhìn theo bóng chim câu… Kìa! Dáng hình xưa lại hiện về Gót thon bước nhẹ dưới đường quê Gió bay mái tóc hương thơm ngát Để cả trời xanh phải đê mê Tiếng hát ai đưa vọng bên hồ Đã xa năm tháng hãy còn mơ Mắt em thăm thẳm soi làn nước Tận đáy hồn anh cứ ngẩn ngơ Chiều nay mà ngỡ buổi chiều nao Vẫn đến trường em lối cổng vào Đón cô thiếu nữ xinh xẻo ấy Chạy đến bên anh tủm tỉm chào Thôi thế, hết rồi … Bé yêu ơi! Bụi cát lầm lên phủ cuộc đời Giá em mãi tuổi đôi mươi nhỉ Và anh cũng đừng vội già người Mấy chục năm trời … Em ở đâu? Anh đứng nhìn theo bóng chim câu … 13.2.2019 ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI Em nói với tôi rằng: “Muốn có một đứa con…” Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm Năm tháng dáng hình em hiển hiện Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi! Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu Thì đời này, em ạ! Có trớ trêu Nhưng ta đã bên nhau, sưởi ấm ngày đông rét Anh hôn lên đôi môi em như một vầng trăng khuyết Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em Chỉ hóa kiếp mình, tiếp cuộc trường sinh Cùng thi ca. Anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ Với mối tình nồng thắm của em yêu… Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu! Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh loạn lạc Khi tuổi già có vợ vẫn cô đơn! Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu… 6.9.2018 Chiều thu năm Mậu Tuất
NHÌN TRĂNG NHỚ EM Tặng Tuyết Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé Nhưng lòng tha thiết yêu thương Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng Cả tới khi không còn trăng nữa Thì em vẫn bên… vành vạnh tỏ… Đưa anh vào giấc mộng ru đêm Để cùng nhau say cảnh thần tiên Cho quên hết biển đời ngang trái Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi Chân trời sẽ lụi tàn, nếu chẳng có tình em Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn Đêm nằm thao thức vấn vương Trăng không còn… Em vẫn hiện lên… Dìu anh qua phong ba, bão táp Trong giấc ngủ chập chờn đêm vĩnh tuyệt! Anh bay về ôm lấy trăng em Cả nhân thế này, chỉ một “mảnh trăng con” Sống mãi muôn đời dù thay bao chủ nghĩa Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa Nhìn khắp thiên hà… càng da diết yêu thêm… TIẾNG HÁT ĐỜI THƯỜNG Viết trên thư gửi về cho vợ Trong một phố nghèo, có người vợ trẻ Vẫn đón con đi, về… như thường lệ Vóc em thanh cũng thể mùa xuân Đôi mắt em: Đôi mắt ấy màu đen Ngôi nhà nhỏ bên đền Gốc đa, quán báo Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon (1) Đêm hồ nước trăng soi Chiều lá me, lá sấu Cung thành xưa dấu đại bác còn (2) Ôi, quê hương! Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội Cháu gái nhà bên, tuổi không đoán nổi Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội Miền đã theo tôi vào cuộc Trường Sơn Hành quân rừng già, võng treo sườn gió… Ai biết chiều nay người vợ trẻ? Đứng mong chồng bên đứa con thơ Giọt lệ cháy xót lòng, mang sắc xanh thu! Tuyết bạc quê người… xứ sở mưa cau… Đi đâu, đến đâu: Nhớ về phố ấy! Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca Con sẻ hót mênh mông đồng nước Người hát rong hát vui sân ga Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát Anh hát cho đời… Anh hát em nghe… Nước Đức, 2/1989 (1) Gợi lại câu chuyện bà Thị Lộ thời con gái đi bán chiếu gon ở Hồ Tây, gặp ông Nguyễn Trãi. Những vần thơ đối đáp của hai người còn truyền tụng đến ngày nay. (2) Hình ảnh mặt thành Thăng Long phố Cửa Bắc Hà Nội: Đến nay vẫn còn in dấu đạn đại bác từ thời giặc Pháp bắn vào. Thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ để tuẫn tiết. NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy… Tặng Bích Đào Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! Em đi – về… chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xoã ngang vai mái hất tơi bời Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước… Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai Người đàn bà ai mà định nghĩa? Đường xưa đó về đây, em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau! Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình anh lại viết về em Người đàn bà ngậm cả vầng trăng… Độc giả nào muốn tham khảo để biết thêm về cuộc đời nhà thơ Phạm Ngọc Thái – Xin đọc bài viết: “Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá” của một cô giáo Trường THPT Ba Đình Hà Nội. Bài đã đăng trên những trang mạng Việt trong và ngoài nước. Mời mở link sau: https://tranmygiong.blogspot.com/2020/05/tu-mot-chien-binh-tro-thanh-nha-tho.html?fbclid=IwAR1QNNKTrHO3_o6vlmuDebeX2BknoGflUB5dd9fPB9e6NwhqfGw_CUaFviY
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2020 11:51:43 bởi Nhân văn >
ANH ĐỨNG NHÌN THEO BÓNG CHIM CÂU Mấy chục năm rồi, em ở đâu ? Ơi, người con gái của thời yêu ! Chiều nay thành phố trong mưa lạnh Anh đứng nhìn theo bóng chim câu Kìa ! Dáng hình xưa lại hiện về Gót thon bước nhẹ dưới đường quê Gió bay mái tóc hương thơm ngát Để cả trời xanh phải đê mê Tiếng hát ai đưa vọng bên hồ Đã xa năm tháng hãy còn mơ Mắt em thăm thẳm soi làn nước Tận đáy hồn anh cứ ngẩn ngơ Chiều nay mà ngỡ buổi chiều nao Vẫn đến trường em lối cổng vào Đón cô thiếu nữ xinh xẻo ấy Chạy đến bên anh tủm tỉm chào Thôi thế, hết rồi - Bé yêu ơi ! Bụi cát lầm lên phủ cuộc đời Giá em mãi tuổi đôi mươi nhỉ Và anh cũng đừng vội già người Mấy chục năm trời... em ở đâu ? Anh đứng nhìn theo bóng chim câu… PHẠM NGỌC THÁI ( trích “ Tuyển thơ chọn lọc” Phạm Ngọc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2020 17:58:40 bởi Nhân văn >
TIỂU THUYẾT CHIÊN TRANH CỦA MỘT NHÀ VĂN CHIẾN BINH Trần Đức Nguyên CB Viện ngôn ngữ và Văn hóa dân gian Đó chính là Nhà văn - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái với Bộ tiểu thuyết (2 tập): CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU, Nxb Hồng Đức 2020. Mở đầu tác phẩm, ta đã thấy dòng chữ: "Truyện được viết dựa theo cuộc đời trận mạc của tác giả, từng trải qua cuộc chiến tranh trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ". Tổng cộng cả hai tập dầy 468 trang sách, trữ lượng thời đại chứa đầy ắp trong tác phẩm. Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội, với bài viết: "Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá" - Bình luận về tiểu thuyết: " Tiểu thuyết không chỉ mô tả những trận đánh điển hình trên mặt trận Tây nguyên Nam Bộ - Từ mùa xuân Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm còn tóm bắt toàn cục cả chiến trường miền Nam, đến tận ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1975. Đồng thời, phục lại cả cuộc chiến tranh bằng không quân của giặc Mỹ đánh ra miền Bắc: Vụ thảm sát tàn bạo 12 ngày đêm thảm khốc 1972 ở Hà Nội - Hoa Kỳ cho B52 mang bom oanh tạc vào tận thủ đô, hòng hủy diệt biến Thủ đô Hà Nội trở về thời kì đồ đá? Bị cả loài người lên án! ". Cô giáo kết luận: "Bộ tiểu thuyết có tính lịch sử xã hội sâu sắc, sinh động và điển hình thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ xâm lược ở Việt Nam". Tác giả Trần Đức Trong bài viết này, tôi xin tóm lược diễn biến những sự kiện về đất nước - con người của cuộc chiến trạnh, được nhà văn miêu tả qua tác phẩm: ... Nhân vật trung tâm của truyện là một đôi thanh niên nam nữ: Nguyễn Hoàng và Thu, cô bạn gái cùng học năm cuối cấp với anh ở trường phổ thông. Mùa thu 1966, sau kỳ thi tốt nghiệp: Hoàng được gọi Đại học Bách khoa - Thu vào sư phạm. Họ cũng chính thức đến với nhau bằng tình yêu từ đấy! Khi đó, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền bắc đã rất ác liệt. Máy bay Mỹ nhiều lần ném bom, bắn phá xuống các vùng ven đô. Cả thành phố bước sang giai đoạn báo động. Các cơ quan, trường học cùng dân tình trong nội thành đều gấp gáp sơ tán về các vùng nông thôn và miền núi. Hoàng sinh ra trong một gia đình thị dân thành phố. Nhà có ba anh em trai: Hoàng là con thứ. Mẹ của ba anh em mất sớm. Ông Thịnh, người cha của ba anh em lấy thêm một bà vợ lẽ. Anh trai lớn của Hoàng đã có vợ con và ra ở riêng, theo nghề cha làm thợ cắt tóc. Hoàng với cậu em út ở cùng cha và dì ghẻ. Gia đình sống trong một ngôi nhà tại ngõ Cống Trắng, phố Khâm Thiên, Hà Nội. Không biết từ bao giờ, ông Thịnh đã chiếm được một miếng đất ngay đầu ngõ gần nhà, sát với mặt phố để mở một cửa hiệu cắt tóc nhỏ. Bà dì ghẻ thì làm cái nghề mua đi, bán lại: Đêm đêm ra ga Hàng Cỏ đón tàu từ Đồng Đăng, mạn phía bắc giáp Trung Quốc về để mua hàng, rồi mang bán lại cho những người buôn bán nhỏ ở thành phố kiếm lãi. Gia đình Thu, nhà trên phố Hàng Bông. Ba và mẹ cô đều làm nhà giáo. Bà Giáo (thường gọi như vậy) đã nghỉ hưu - Ông Giáo, hiện vẫn đang công tác trên Bộ Giáo dục thành phố. Thu có một anh trai đang chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Người chị dâu với đứa cháu gái nhỏ, ở với ông bà Giáo và Thu. Tiểu thuyết khắc họa theo những năm tháng của cuộc đời đôi trai gái ấy: Qua đó diễn tả lên toàn cảnh xã hội, trong những năm tháng chiến tranh đánh Mỹ của cả hai miền Nam - Bắc. Nguyễn Hoàng, nhân vật chính của tiểu thuyết là một sinh viên, trí thức tiên tiến. Anh đã cùng với lớp thanh niên thủ đô yêu nước, tình nguyện rời bỏ trường đại học, xung phong vào quân ngũ lên đường đi chiến đấu - Thu theo học đại học sư phạm. Những năm tháng bởi cuộc chiến tranh phá hoại, trường của cô phải sơ tán lên mãi tận vùng rừng núi Việt Bắc để học. 1968. Ở miền Nam, đồng loạt diễn ra cuộc tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân trên toàn chiến trường. Quân giải phóng bất ngờ tiến công vào rộng khắp 6 thành phố lớn, 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Như các nhà bình luận quốc tế lúc ấy đã viết: "... Một cuộc Tổng công kích của mặt trận giải phóng miền Nam, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc". Khi đó đơn vị của trung sĩ Nguyễn Hoàng - Hoàng đã nhập ngũ và là tiểu đội trưởng một trung đội súng máy đại liên, thuộc Trung đoàn 209, Sư 312... đang diễn tập trên rừng núi Hòa Bình, được lệnh hành quân bằng ô tô, đội mũ sắt (được gọi là trung đoàn mũ sắt), cấp tốc tiến thẳng vào chiến trường Tây Nguyên. Đến đây tiểu thuyết bắt đầu rẽ ra làm hai hướng: Một hướng theo bước chân Nguyễn Hoàng - Tác giả phục lại tình hình chiến sự trên chiến trường miền Nam, tới ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1775 - Hướng kia theo cuộc đời Thu, khắc họa lại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra đất Bắc, ngày càng ác liệt. Kết thúc bằng trận ném bom hủy diệt 12 ngày đêm của Mỹ tháng 12.1972, hòng biến thủ đô Hà Nội trở về thời kỳ đồ đồng, đồ đá. Cách cấu trúc của bộ tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" viết theo kiểu từng hồi, từng chương: Cả hai tập gồm 13 chương và 45 đề mục. Các chương xen kẽ nhau, diễn tả tuần tự thời gian chiến sự cả hai miền Nam Bắc. Trên đầu mỗi chương đều có tên đề giới thiệu... rất giống với phong dáng truyện "Những người khốn khổ" hay " Nhà thờ Đức Bà Paris" của văn hào Pháp Victor Hugo - Thí dụ: Chương I "vào đời" - Chương II "Chiến tranh phá hoại và chia ly"...cứ thế tới Chương XIII "Trận chiến cuối cùng"... và hết. Nhưng cách tư duy và ngôn ngữ diễn tả thì lại ảnh hưởng rất nhiều các tác phẩm văn học Âu châu, như "Chiến tranh và hòa bình" hay "Anna Karenina" của văn hào Nga L. Tônxtôi qua bản dịch ra tiếng Việt - Tôi từng trao đổi với tác giả, anh nói: Những năm tháng trước, anh thường đọc nhiều tác phẩm của nước ngoài (qua bản dịch) hơn ở trong nước, nhất là đối với các tác giả lớn như: L. Tônxôi, Pushkin, Victor Hugo, Balzac... cho nên cách thức tư duy văn xuôi phạm Ngọc Thái ảnh hưởng nhiều của nền văn học Âu châu cũng là điều dễ hiểu. Nói rộng sang thi ca - Ở trong nước, chủ yếu Phạm Ngọc Thái ảnh hưởng kiểu tư duy thơ của Hàn Mặc Tử qua các bài thơ, như: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín... và tính triết lý trong thơ của Chế Lan Viên - không chịu ảnh hưởng một chút nào của thơ Xuân Diệu hay Huy Cận. Còn đối với các dòng thi ca ở nước ngoài - Anh chịu ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng Âu Châu đầu thế kỷ XX: Điển hình là nhà thơ tượng trưng bậc thầy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) với thuyết "tương ứng cảm quan". Về chất trữ tình trong thi ca thì anh lại ảnh hưởng của nhà thơ Nga vĩ đại Pushkin qua bản dịch Thúy toàn - Chính loại ngôn ngữ thi ca này chi phối... kể cả khi anh viết kịch hay tiểu thuyết - Bởi vậy, bạn bè trong giới văn chương thường nói vui: Anh viết kịch như thơ - Thơ thì lại rất nhiều tính kịch, là vậy. Bộ tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" của Phạm Ngọc Thái cũng được phối cảnh như các màn diễn của một vở kịch dài hay là một bộ phim nhiều tập. Cho nên tôi cho rằng: Nếu một tác gia hay đạo diễn phim nào, làm phim về tiểu thuyết Phạm Ngọc Thái? Nếu làm giỏi, rất dễ có một bộ phim tâm lý chiến tranh sâu sắc, tuyệt vời. Xin phân tích vào nội dung - Như cái tên đề "chiến tranh và tình yêu": Đó là hai phạm trù xã hội sâu sắc, được tác giả diễn tả qua tiểu thuyết. Tạo thành hai dòng chảy quyện vào nhau, xuyên suốt tác phẩm. Bình luận một bộ tiểu thuyết dài hai tập mà chỉ trong bài tiểu luận ngắn, thực không dễ. Tôi xin chia làm ba phần để phân tích: 1/. Chiến trường miền Nam 2/. Chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc 3/. Tình yêu. Nhà văn Phạm Ngọc Thái thời chiến tranh * PHẦN I - Tình hính chiến sự ngoài tiền tuyến được diễn tả theo bước chân Nguyễn Hoàng lên đường vào mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ: Bắt đầu từ năm 1968, sau cuộc tổng công kích mùa xuân Mậu Thân của quân giải phóng trên toàn chiến trường miền Nam. Khắc họa vào 7 chương, trong tổng số 13 chương của tác phẩm. Đó là các chương: V - VI - VII - VIII - IX.... XII - XIII và kết thúc. Trên đầu mỗi chương đều có tiêu đề: TẬP MỘT Bốn chương đầu tiên diễn giải về gia đình, tình yêu của đôi trai gái tại thủ đô Hà Nội. Tổng quát tình hình chiến sự, dân tình, không khí xã hội trong chiến tranh, cho đến khi đôi trẻ chia ly: Anh ra ngoài tiền tuyến giết giặc, em ở lại hậu phương... - Chương V: Tổng quát chiến sự xuân Mậu Thân 1968 - Chương VI: Trận đánh đầu tiên (nguyễn Hoàng vào chiến trường Tây Nguyên) - Chương VII: Người con gái bản ra chiến trường - Chương VIII: Mặt trận Tây Nguyên đẫm máu (phần 1) TẬP HAI - .... Mặt trận Tây Nguyên đẫm máu (phần 2) - Chương IX: Cái chết của người con gái bản ..... - Chương XII: Chiến trường Tây Nguyên những năm cuối. - Chương XIII: Trận chiến cuối cùng của cuộc chiến tranh. Tóm lược về bẩy chương: Tình hình chiến sự của chiến trường miền Nam nói chung, qua những trận đánh điển hình trên mặt trận Tây Nguyên, Nam Bộ - Bắt đầu từ trận đầu tiên trung sĩ Hoàng tham dự, đó là trận đánh của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, Sư 312 (vừa hành quân từ Bắc vào)... với TIểu đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ, tại dãy Chư Tan Kra thuộc vùng núi Kon Tum. Nói về chiến tích của trận đánh này, theo cuốn "Lịch sử Trung đoàn 209...", Nxb QĐND 2004 viết: "Trong trận tiến công tiêu diệt quân Mỹ ở cao điểm 995 (thuộc núi Chư Tan Kra), 204 lính Mỹ đã bị tiêu diệt và hy sinh hơn 200 đồng chí. Trận đánh Mỹ đầu tiên tại cao điểm 995, trung đoàn không dứt điểm, nhưng là trận đánh mở màn của trung đoàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ... ". Một trận đánh đẫm máu. Quân giải phóng tổn thất rất nặng nề. Chính Hoàng đã bị thương, phải rời đơn vị về phẫu điều trị vết thương trong trận đó. VÌ trận chiến không dứt điểm - Chính mắt anh nhin thấy bao đồng chí mình bị thương và hy sinh nằm phơi trên đỉnh đồi... tiểu đoàn phải rút quân không lấy được xác đồng đội ra và... bọn Mỹ đã cho xe ủi đẩy tất cả xác của các chiến sỹ xuống một cái hố lớn, tẩm xăng vào đốt. Sau đó trung đoàn 209 tiếp tục hành quân xuống mặt trận dưới đồng bằng - Hoàng đến viện trị thương. Vết thương lành, anh được thuyên chuyển vào một trung đoàn pháo lớn của quân giải phóng ở Tây Nguyên. Cứ thế cùng với bước chân Nguyễn Hoàng, tiểu thuyết khắc họa những trận đánh lớn điển hình ở Tây Nguyên, từ những năm của thập kỷ 70 đến tận ngày 30.4.1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng - Như trận đánh cứ điểm Ngọc Bờ Biêng đầu năm 1972; Chiến thắng lớn ở Đắc Tô - Tân Cảnh trong chiến dịch xuân hè 1972; Sau đó quân giải phóng tiến đánh vào thị xã Kon Tum thì bị thất bại (lần đầu) phải rút bỏ về củng cố quân lực tại căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh, vùng đã được giải phóng. Ngày 27.1.1973 hiệp định ngừng bắn ở Việt Nam tại Pa Ri được kí kết. Ngày 29.3.1973, người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu) đơn độc chống lại liên quân: Quân đội nhân dân Việt Nam từ Bắc tràn vào và Quân giải phóng miền Nam - Song thực chất Chính quyền Sài Gòn vẫn nhận được sự viện trợ của Mỹ (tuy so với trước thì rất ít)? chính quyền Thiệu đã ngang nhiên phá bỏ hiệp định ngừng bắn, huy động toàn bộ quân lực tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" để bình định, lấn chiếm lại một số vùng đã được cộng sản giải phóng - Nội chiến tiếp tục nổ ra. Tháng 9.1973 - Nguyễn Hoàng được đề bạt lên cấp đại úy, tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn hỏa lực gồm pháo hỏa tiễn DKB, cối 82mm, rốc két B41 và một đại đội pháo cao xạ phòng không với hai loại pháo 37ly - 14ly5 - Nhận lệnh từ Bộ tư lệnh Mặt Trận B3 chi viện cho Trung đoàn bộ binh 48 Sư 320, mở cuộc tiến công vào căn cứ Chư Nghé, phía tây Pleiku. Trận chiến đó quân giải phóng đã thắng lợi ròn rã. Khi đó Hoàng vẫn không hề biết được tin rằng: Thu, người yêu của anh đã bị chết khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ dân bị nạn trong đợt Mỹ ném bom B52 rải thảm xuống 12 ngày đêm ở Thủ đô Hà Nội vào tháng 12.1972 ( vì anh không nhận được thư). Tháng 3.1975, trung đoàn trưởng Trung đoàn pháo 37ly Nguyễn Hoàng nhận lệnh chi viện cho các sư đoàn bộ binh chủ lực của mặt trận B3, mở cuộc tổng tiến công vào các thị xã lớn: Buôn Ma Thuột, Kon Tum và Pleiku... giải phóng hoàn toàn vùng Tây Nguyên. Thừa thắng, các sư đoàn chủ lực của cộng sản ồ ạt tấn công, đánh chiếm Quảng Trị ngày 19.3.1975 - 26.3 giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên - 24.3 đánh chiếm hàng loạt các vùng khác, như Thị xã Tân Kỳ - Quảng Ngãi 25.3 - Chu Lai 26.3 - Ngày 30.3.1975 thành phố Đà Nẵng cũng hoàn toàn lọt vào vòng kiểm soát của quân giải phóng. Năm sư đoàn bộ binh thuộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa cùng các lực lượng không quân, hải quân, địa phương quân... tổng cộng gần 300 ngàn quân VNCH bị tan rã. 16 tỉnh ở miền Nam, 5 thành phố lớn của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu - tức 1/3 lãnh thổ, trong vòng 15 ngày đã lọt vào tay quân giải phóng. Lúc tình hinh chiến trường miền Nam đang diễn ra rất căng thẳng, gấp rút giải phóng toàn bộ miền Nam - Hoàng nhận được tin Thu chết trong một lá thư của Lan gửi vào - cô bạn gái học cùng một lớp với hai người... kèm với lá thư của Thu viết cho anh đêm nô-en 1972 chưa kịp gửi. Hoàng nghe tin Lan báo về cái chết của Thu như sét đánh ngang tai, nước mắt anh chỉ muốn trào ra. Toàn bộ con người anh run rẩy. Nhưng lệnh chuẩn bị vào cuộc chiến quyết liệt - Hoàng phải nén lòng mình, vội nhét cả hai lá thư của Lan và người yêu vào túi áo ngực, rồi tiếp tục chỉ huy bộ đội tiến vào trận đánh. Ở miền Bắc: Bộ chính trị của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Tiến đánh vào đầu não của chính quyền VNCH ở Sài Gòn, ngay trong mùa xuân 1975. Sớm hơn dự định mà đáng lẽ theo kế hoạch, phải để tới năm 1976 mới thực hiện. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và khắp trên chiến trường miền Nam, đẩy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thế tuyệt vọng. Bộ máy chính quyền của tổng thống Thiệu tan rã. Ngày 21.4.1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức, trao quyền lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Sau đó nhượng lại cho Dương Văn Minh để có thể thương lượng với cộng sản Bắc Việt - Nhưng cuối cùng thì Dương Văn Minh thay mặt chính phủ VNCH ở Sài Gòn, đã phải đầu hàng vô điều kiện. Chiều 25.4.1975, Nguyễn Văn Thiệu cùng với gia đình và đoàn tùy tùng rời Việt Nam chạy sang Đài Loan - với sự hộ tống của trùm CIA tại Sài Gòn Thomas Polar, tướng Charles Times và đại sứ Martin. Trở lại với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4.1975 ở trong tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu", Phạm Ngọc Thái đã phục lại: Trung tá Nguyễn Hoàng, trung đoàn trưởng trung đoàn pháo hỗn hợp ( cả pháo cao xạ đánh trên không và pháo mặt đất), trực thuộc Binh đoàn Tây Nguyên - Hoàng được phong vượt cấp sau chiến thắng ở mặt trận Tây Nguyên - Trung đoàn pháo của anh được Bộ tư lệnh binh đoàn điều động, dùng hỏa lực chi viện cho sư đoàn 320 đánh vào Đồng Dù - Đồng Dù là một căn cứ kiên cố, tuyến phòng thủ phía Tây Bắc Sài Gòn của Chính quyền VNCH. 6 giờ 30 phút ngày 29.4.1975, lệnh nổ súng bắt đầu. Ở đây, đã diễn ra trận chiến rất ác liệt. Thương vong và tử chiến cả hai bên đều rất nặng nề. Máu các chiến sĩ của Sư đoàn 320 cũng đã nhuộm đỏ mặt đồi. Mệnh lệnh của đồng chí Sư đoàn trưởng 320, chỉ thị xuống các trung đoàn: Bằng mọi giá dù phải hy sinh bao nhiêu, trong vòng 6 tiếng phải tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, để các binh đoàn chủ lực của mặt trận tiến đánh vào trung tâm Sài Gòn. Đúng 11 giờ ngày 29.4.1975, lá cờ quyết chiến quyết thắng của Sư đoàn 320 tung bay trên nóc sở chỉ huy của quân VNCH. Mở tung cánh cửa hướng tây bắc, để binh đoàn Tây Nguyên tiến thẳng về giải phóng Sài Gòn. Chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ, Sư 320 của quân giải phóng đã đập tan toàn bộ Sư 25 của chính quyền Thiệu đóng trên căn cứ. Chiều 29.4.1975 sau khi chiến thắng Đồng Dù, trung đoàn trưởng Nguyễn Hoàng nhận được chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân đoàn: Trung đoàn pháo của anh sẽ ở lại đóng quân bảo vệ căn cứ - Còn đại quân gấp rút tiến vào nội đô, hợp với các quân đoàn của toàn miền, để kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đúng 11 giờ ngày 30.4.1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh vừa nhậm chức hôm 28.4 phải lên Đài phát thanh Sài Gòn đọc lệnh ngừng bắn và đầu hàng vô điều kiện. Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tiểu thuyết mô tả hình ảnh những người chiến sĩ ôm lấy nhau hạnh phúc. Nhiều người đã khóc. Hạnh phúc lớn quá, tưởng có thể vỡ tim! Họ hò reo vui sướng như những đứa con nít. Lòng những người lính chiến trường thổn thức. Họ muốn gào to lên, gọi vọng về quê hương: - Cha ơi! Mẹ ơi! Vợ con và những người thân yêu của ta ơi! Chiến tranh đã kết thúc rồi. Hòa bình rồi! Khi đó trong lòng người Trung đoàn trưởng Nguyễn Hoàng - Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này? Tôi xin chép lại đoạn cuối của cuốn tiểu thuyết: "Buổi trưa ngày 30.4.1975, trên căn cứ Đồng Dù nắng chói chang như đổ lửa. Trong gian phòng của Ban chỉ huy trung đoàn pháo, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hoàng lặng lẽ đứng bên cửa sổ nhìn ra xa. Anh thấy cả một bầu trời đỏ như một dòng sông máu ( mở ngoặc - Hình ảnh "dòng sông máu" minh họa về sự đau thương, tang tóc do chiến tranh gây ra )... Máu của những chiến sỹ cách mạng đi làm nhiệm vụ giải phóng từ mấy chục năm nay, máu những đồng đội anh vừa ngã xuống hôm qua bên cửa ngõ Sài Gòn, và cả máu của bao chiến sỹ vừa chết trong trận chiến sáng nay ở nội đô, thành phố được coi là "hòn ngọc viễn đông" này. Không! Không phải chỉ những dòng máu ấy, mà còn cả máu của hơn một triệu người lính VNCH cũng hòa vào trong đó? Những người lính trận của phía bên kia? Họ cũng đã phải chết rất tang thương... (Đoạn này thể hiện tính hòa hợp dân tộc của tác giả) - Họ đâu phải là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh? Họ cũng là con em của dân tộc này! Chỉ có kẻ gây ra cuộc chiến tranh là do đế quốc Mỹ và lũ tay sai khởi chiến mới có tội: Phải bị lên án tới muôn đời!... Trong dòng sông máu loang đỏ kia, còn cả máu của những người thân và đồng bào ở thành phố và những làng thôn nơi quê hương anh... cũng đã phải đổ xuống vì chiến tranh ". Đấy, bộ tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" của Phạm Ngọc Thái kết thúc ở đó. * PHẦN II - Chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc, được diễn tả theo cuộc đời Thu. Thu tốt nghiệp trường đại học sư phạm, nhưng xin chuyển sang làm phóng viên của tờ báo Hà Nội Mới ở Hà Nội - Cũng vào giai đoạn Mỹ ném bom để hủy diệt thủ đô trong 12 ngày đêm - Cuộc chiến tàn khốc ấy được diễn tả qua hai chương: - Chương X: Hà Nội cuộc sơ tán vô tiền khoáng hậu - Chương XI: Hà Nội 12 ngày đêm Ngày 16.4.1972, chính quyền Hà Nội ra lệnh cho nhân dân phải "cấp tán" - Tức là sơ tán thật nhanh ra khỏi thành phố, vì Mỹ sẽ ném bom rải thảm thành phố. Tiểu thuyết đã phục lại một số cảnh điển hình "vô tiền khoáng hậu" của dân tình năm ấy. Ngày 17.12.1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng: Gọi là "chiến dịch Linebacker II" bắt đầu. Vào 19h20 phút ngày 18.12.1972, nhiều tốp máy bay B52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm. Tiếng nổ long trời. Khói lửa mịt mù... Báo hiệu cuộc đụng độ lịch sử, giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ thủ đô của cộng sản - Mở màn cho chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội - Điên Biên Phủ trên không", với các siêu pháo đài bay B52, những con "ngoáo ộp" Mỹ. Tiểu thuyết diễn lại hai trận ném bom tàn khốc nhất của không quân Mỹ trong 12 ngày đêm: - Đêm 21 rạng ngày 22.12, làm đổ sập hoàn toàn bệnh viện Bạch Mai, rất nhiều người bị thương và chết... - Đêm 26.12.1972, chúng đã trút bom xuống hủy diệt khu phố Khâm Thiên, nơi toàn dân thường ở: 17 khối phố bị đánh đổ sập. Phá và hư hại gần 2.000 ngôi nhà... trong đó có cả nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cửa hàng lương thực, thực phẩm, đình chùa di tích lịch sử, rạp hát và nhiều cơ sở sản xuất - Làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em - 178 cháu trở thành mồ côi và 290 người nữa bị thương. Toàn bộ khu phố Khâm Thiên dài 1.200m, chỉ còn là một đống gạch vụn. Hàng trăm gia đình phải chịu cảnh tang tóc. Có gia đình 7 người không còn ai sống - Một tội ác của giặc Mỹ chưa từng có trong lịch sử loài người - Chỉ riêng ở Hà Nội, chúng thả xuống 10.000 tấn bom tương đương quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima... Thu bị chết vì bức tường đổ sập đè lên người... khi cô cùng nhóm phóng viên của Tòa báo Hà Nội Mới, trong đội cảm tử ở lại thành phố làm nhiệm vụ cứu hộ người bị nạn. Tiểu thuyết cũng phục lại chiến tích oanh liệt của quân chủng phòng không, không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân miền Bắc: Trong 12 ngày đêm... làm nên một "Điện Biên Phủ trên không". Bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111 ( cánh cụp cánh xòe) và 42 máy bay chiến thuật khác. Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm phi công Hoa Kỳ - Đánh thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. 7 giờ sáng ngày 30.12.1972, Nixon buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và phải họp lại Hội nghị Pa Ri về Việt Nam. Ngày 27.1.1973, Hiệp định Pa Ri đã được kí kết: Chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam. Rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ về nước. * PHẦN III: Tình yêu - Tình yêu của Hoàng và Thu đã nẩy sinh từ thuở thanh thiếu niên, khi đôi bạn mới rời khỏi trường phổ thông. Tình yêu đó còn mãi trong trái tim, dù do thời cuộc chiến tranh hai ngả phân ly. Em ở đất Bắc, anh phương Nam - Ngay trong chương đầu, tác giả đã mô tả về tình yêu: "... Cô quay người lại kéo anh sát gần vào mình. Núi Nùng đứng dựng lên như thành quách, ngăn cách họ với những bề bộn của cuộc sống bên ngoài. Những cây cối cũng rùng rùng đứng dậy. Gió thổi vút qua những cành lá, sóng vỗ vào mạn bờ lép bép... Thu ôm lấy Hoàng. Đôi bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của cô, ghì xuống đầu anh. Đôi trẻ tha thiết hôn nhau, những nụ hôn đầu tiên của cuộc đời. Như những đợt sóng táp lên mặt, lên trán rồi ướt đẫm đôi môi cô. - Không bao giờ chúng ta quên nhau! Thu bồi hồi nói trong hơi thở. - Không bao giờ ta quên! Hoàng đắm đuối nhìn vào mắt người yêu, khẽ nhắc lại.". Khi hai người đã xa nhau - Hoàng ra chiến trường, Thu tiếp tục cuộc đời người nữ sinh sư phạm. Tác giả tả về nỗi nhớ người yêu của người chiến sỹ trên chiến trường: "... Bốn mùa mưa ở Tây Nguyên, Hoàng mới chỉ nhận được của Thu hai lá thư. Anh vẫn thường xuyên viết thư về cho người bạn gái, sau mỗi chiến dịch về hậu cứ. Không biết Thu có nhận được hết không? Hay là: ... Trong lá thư mà anh nhận được hồi đầu chiến dịch, Thu đã kể cho anh nghe về tình hình thủ đô: Không quân Mỹ ngày càng đánh phá ác liệt vào thành phố. Đa phần dân chúng Hà Nội đều phải đi sơ tán về nông thôn hoặc các vùng núi xa - chỉ những người cần làm việc tại Hà Nội và thanh niên tự vệ là ở lại. Anh nhớ đến những khoảnh khắc sống êm đềm bên người bạn gái. Anh thầm gọi tên em giữa đêm khuya... Cũng có thể, ngày mai thân xác anh vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Tây Nguyên máu lửa này. Anh không còn có thể trở về gặp lại người con gái thuở ấu thơ ấy nữa? Anh khao khát từng kỉ niệm nhỏ êm đềm... nhưng cũng bình thản để tiếp nhận sự khốc liệt, kể cả cái chết trên chiến trường đến bất cứ lúc nào? Cuộc chiến tranh đã tôi luyện cho Hoàng như thế! Có lẽ nỗi đau thuộc về những người thân của người chiến sĩ trên quê hương, về gia đình họ... chứ không phải bản thân những người lính như các anh.". Còn tình yêu của Thu dành cho Hoàng trong những ngày xa nhau? Ta hãy nghe nhà văn tả tình cảm của cô gái: "... Thu ngồi trên một bộ bàn ghế đóng mộc mạc, cắm cúi viết thư. Cô viết: - Nếu tình yêu của Thu có thể giúp cho Hoàng thêm phần nào lý trí, để Hoàng vững tin trên con đường đời rộng lớn. Thì đấy, chính là niềm hạnh phúc đã đến với Thu! Thu sung sướng thấy được, khi chúng ta có những tình cảm sâu sắc gắn bó với nhau - mà ở đó, mỗi đứa biết vượt lên cái riêng mình... ". Hay là: "Anh thân yêu! Ở tận chiến trường xa xôi có nghe thấy tiếng thầm thì của em không? Đêm nay anh ở đâu, đang hành quân hay trong một trận chiến đấu máu lửa. Ôi, ước gì lúc này anh cũng có những phút yên tĩnh, thao thức trong đêm như em - Thu đang nghĩ đến anh đây, anh có biết không?". Và cô gái ấy có cái mơ ước đơn giản như bao người con gái khác - Nhà văn Phạm Ngọc Thái đã diễn tả tâm lý bình dị mà thiêng liêng của người con gái, với người yêu ở nơi tiền tuyến: "... Một tình cảm rạo rực trào lên trong con người Thu. Cô tưởng tượng những ngày tới khi anh về phép... với niềm vui thật khó tả... Ôi! Một lễ cưới sẽ được tổ chức - Đó là một ngày trọng đại của người con gái. Người con gái nào vào tuổi xuân thì mà chẳng ước mơ, trong đời có một lần mặc đồ áo cưới" !? Nhưng rồi cái ước mơ bình dị và thiêng liêng ấy không bao giờ đến được với cô? Chiến tranh - Chính là tội ác của chiến tranh đã cướp đí tất cả. Cô đã ngã xuống dưới một bức tường đổ sập vì bom, đè lên tấm thân mỏng mảnh của người con gái - Và không bao giờ còn được mặc bộ váy cưới trong ngày vui của người thiếu nữ nữa. Còn đây? Ta hãy nghe những dòng thư cô viết cho người yêu trong đêm nô-en 1972 của 12 ngày đêm máu lửa đó: "... Sau khi dự lễ ở nhà thờ, bọn em còn lang thang thâu đêm... rồi trở về tòa soạn và đang ngồi viết thư cho anh đây!... Chúng mình tuy rất xa nhau nhưng vẫn luôn có nhau, phải không anh? Anh ạ, nhiều người con trai thường nói với người yêu rằng: Anh sẽ dâng cả cuộc sống, cả thế giới này cho em! - Thì cô gái nói với anh: em chỉ muốn làm một người vợ, một người mẹ của những đứa con... sống một cuộc sống hạnh phúc bình thường, bên anh!". Đọc đến đây thì chính ta muốn khóc? cả cái ước muốn, hạnh phúc bình thường làm vợ, làm mẹ của người con gái đó cũng không bao giờ đến được với em - Bom Mỹ đã tàn phá đi tất cả. Lá thư dài năm trang giấy pơ luya màu hồng của Thu viết trong đêm nô-en, chưa kịp gửi cho người yêu thì cô bị chết. Mấy năm sau, Hoàng mới nhận được. Về Hoàng - Đất nước không còn chiến tranh nữa, nhưng lòng người sỹ quan ấy lại trào lên một nỗi buồn tê tái. Người yêu của anh mãi mãi không thể trở lại với anh? Những trang cuối cuốn tiểu thuyết, đã dừng lại trong những tâm trạng đó! Ta hãy nghe đoạn, trung đoàn trưởng Nguyễn Hoàng giở lại lá thư của em ra đọc: "... Bàn tay anh vẫn run run cầm lá thư của người yêu. Anh cố ghìm lòng mình bình tĩnh. Một đoạn Thu đã viết: ... Hoàng thân yêu, Thu yêu anh nhiều lắm, yêu hơn cả bản thân em đấy! Hoàng chính là mối tình đầu cũng là mối tình vĩnh viễn của em. Anh và em, ta đã trao nhau những gì đẹp nhất của cuộc đời, phải không anh? Em cũng đã dành cho anh trọn vẹn những gì quí giá nhất của người con gái. Em thấy hạnh phúc vì đã làm với anh điều ấy! Nghĩ đến anh là em lại thấy lòng mình bình yên và ấm áp. dù đêm mùa đông giá lạnh, phải sống xa anh cả nghìn cây số. Em ngồi viết thư cho anh đây, một mình em một bóng cô đơn. Tình yêu anh đã nâng đỡ em rất nhiều trong những vấp váp đầu đời, đấy anh! .... Ôi, cứ nghĩ tới những ngày tới anh về phép, lòng em lại bồn chồn khôn tả? Em mong đợi ngày đó biết chừng nào. Khi đó đôi ta sẽ chính thức trở thành chồng, thành vợ - Phải không anh? Cứ mỗi lần đọc đến đây, Hoàng lại thấy run bắn người. Anh như muốn òa khóc nấc lên tựa một đứa trẻ con... ". Đấy, trong những trang cuối cùng tiểu thuyết đã kết như thế! Để nói lên: Hạnh phúc lớn lao của đất nước... đã phải trả bằng bao nhiêu máu, sự hy sinh, nỗi đau đớn của những người chiến sỹ và của cả dân tộc này. .... Nhưng nói về tình yêu trong cuốn tiểu thuyết, còn xuất hiện một người con gái nữa !? Em cũng yêu Hoàng tha thiết - Mối tình tay ba chăng? Không hẳn thế, vì trong truyện không có sự tranh giành tình yêu. Đó là tình yêu của một thiếu nữ người Mường, anh đã gặp trên đường hành quân đi chiến đấu. Tên em là Mỵ! Tiểu thuyết đã mô tả về sự gặp gỡ, dẫn đến cuộc tình tha thiết của người con gái bản với anh... vào một mùa xuân: "... Họ đi qua những cành đào đung đưa như chào đón. Hoàng giơ tay ngắt một nhánh hoa nhỏ. Mái đầu của cô gái Mường khẽ chạm vào má anh. Anh thoảng nghe hơi thở của người con gái cũng thơm nhẹ như làn hương hoa. Hoàng đưa tay vuốt lại những sợi tóc tơ, cài nhánh hoa lên bím tóc. Mỵ lặng yên để cho anh cài hoa. Cô áp đầu vào ngực anh, nói nhỏ: - Anh Hoàng, em rất mến anh! Bông hoa mùa xuân trinh bạch quá! Ở đây... chính giữa vườn đào này, người con gái Mường là quầng sáng thần diệu bủa vây. Khi vòng tay anh kéo cô sát vào người, Mỵ có cảm giác toàn thân cô đang đổ sụp. Lúc này người con gái bản sẵn sàng gieo vào lòng anh, nếu anh muốn... Ai có thể cắt nghĩa được đầy đủ về tình luyến ái? Ai có thể phân được giới hạn tình yêu và sự cuốn hút của người con gái? Bắt đầu chỉ là ý nghĩ về sự chiêm ngưỡng, nhưng rồi chính cái đẹp trinh trắng ấy đã hấp dẫn anh... Hoàng tự hỏi: "Tôi thích em, đấy ư!" - Một cái gì bỗng day dứt trong anh? Anh lưỡng lự và giây phút rụt rè, không dám để thả mình tiến xa hơn. Nhưng rồi cái tuổi thanh niên hay khao khát và ham muốn được khai phá... Chao ôi! Lỗi lầm sao cũng tươi mát như thân thể và tâm hồn em vậy? Đóa hoa thơm của người con gái đang choán trong anh. - Mình có làm gì tồi tệ đâu? Anh tự biện bạch cho mình như vậy! Dẫu ta không thể dành cho em một tình yêu thực sự của hôn nhân, nhưng ta vẫn có những tình cảm rất đẹp với em cơ mà? Những tiếng nói vẳng lên trong lòng anh... và ta lại thích có em? Lại muốn được hưởng những niềm say mê, khao khát của tuổi thanh xuân với em. Hoàng bàng hoàng. Anh ôm lấy người con gái. Tưới những nụ hôn lên trán, lên môi, lên vòm ngực thơm như hương hoa núi rừng của người thiếu nữ mới lớn.". Tưởng rằng những tình cảm trai gái cuốn chàng chiến sỹ sẽ chỉ dừng lại ở đây !? Nhưng không, khi lòng anh cảm thấy sự sa đà ấy là anh có lỗi với Thu - Nhân khi có lệnh cắm trại để chuẩn bị sẵn sàng tiến ra tiền tuyến, tết đó anh không vào bản nữa... cũng là để tránh không gặp Mỵ. Nhưng lúc này người con gái Mường trong trắng, thật thà lại rất tha thiết với anh... và cô cho rằng, những lời ngọt ngào mà anh đã nói là tình yêu của anh dành cho cô? Với bản sắc mãnh liệt của người con gái bản, Mỵ lao đi tìm người yêu, trước khi anh lên đường ra chiến trường. Thế là cuộc tình thứ hai của anh chiến sỹ Nguyễn Hoàng đã diễn ra - Đây là đoạn tác giả tả khi cô đã gặp anh: "... Mỵ đắm đuối nhìn Hoàng tha thiết biết nhường nào. Đôi mắt ấy như muốn nói: Hãy hôn em đi! Hãy ôm em như hôm ở trong vườn đào ấy? Rồi anh đi. Lúc này chúng mình không nghĩ về chuyện khác nữa. Chỉ nghĩ đến em đang ở bên anh. Chúng mình đang yêu nhau... Gặp lại được anh, em chỉ muốn theo anh ra mặt trận, để cùng chiến đấu với anh. Em sẽ nấu cơm cho anh ăn, ru cho anh ngủ... Hoàng như sống trong mơ. Mà đâu phải là mơ, cô gái đang nằm trong vòng tay anh đấy! Người con gái trong trắng, xinh tươi, đáng yêu này. Ôi, đôi bàn tay? Lý trí của ngươi thật tồi tệ. Nhưng lý trí mà làm gì? Những xúc động mãnh liệt cám dỗ anh phút này còn mạnh hơn. Chẳng có gì ngăn trở nữa, đôi bàn tay tham lam... "Anh là của em..." - Tiếng cô gái đang yêu, thầm thì bên anh. Hoàng không tránh khỏi những tâm tư, trì chiết ở trong lòng? Tác giả mô phỏng sự tự vấn đó: "... Hoàng không thể nào nói nổi với Mỵ cái điều mà anh muốn nói với cô? Anh muốn thú nhận với người con gái bản rằng: Tình yêu giữa anh và cô, không dẫn đến một kết quả nào! Nhưng anh không thể nói với cô là, anh đã có người yêu rồi! Đâu có phải anh cố tình muốn lừa dối cô? - Không, không phải thế! Trong Hoàng bối rối với bao suy nghĩ..." . Cứ tưởng, rồi tình yêu thứ hai này của Hoàng cũng chỉ đến đấy, khi anh đã ra trận? "Chiến tranh sẽ xóa đi tất cả - Hoàng nghĩ vậy". Nhưng không, Phạm Ngọc Thái lại phát triển tình yêu đó đi xa hơn. Anh để người con gái bản, vì thương nhớ người yêu?... Thời gian sau đó, khi anh đã ở ngoài tiền tuyến rồi - Cô cũng quyết định xin ra chiến trường. Truyện thì dài. Mỵ cũng vào cùng chiến trường Tây Nguyên với anh - Vốn dĩ là một y tá bản, cô được bố trí làm việc ở trong ban quân y của bộ tư lệnh mặt trận. Rồi Mỵ cũng đã gặp được Hoàng... trong một chiến dịch mà cô được Ban quân y cử đến tham gia chiến dịch phục vụ các đơn vị chiến đấu - Ta hãy nghe một đoạn, người con gái bản đã lý giải về quan hệ tình yêu tay ba, khi gặp lại anh trên chiến trường: "... Ít hôm trước, khi Đắc Tô - Tân Cảnh mới được giải phóng, Mỵ cùng với cô Sa người Huế đã tìm đến đơn vị để gặp anh. Mỵ trông vẫn xinh, vẫn đẹp gái... Lúc đó anh sững sờ nhìn người con gái bản, cứ nghĩ mình đang mơ? Chỉ vì lòng ham muốn của tuổi trẻ, anh đã gieo vào tâm hồn trong trắng của cô gái một tình yêu trái tim!... ... Anh và Mỵ tìm một nơi yên tĩnh trong rừng để tâm tình. Còn cô Sa thì anh em quây kín lại tíu tít chuyện trò... cứ như người thương nhớ, tận bên kia thế giới mới về... Mỵ hờn dỗi, trách anh đi biền biệt không viết thư về cho cô. Anh đã phải tìm mọi lý do biện bạch cho mình: Nào là chiến trận liên miên, nào là bom đạn nên thư hay thất lạc?... Mỵ nói là rất yêu anh! Ngồi bên anh trong rừng, cô nằm vào lòng anh cho bõ nhớ - Cô bảo vậy.... Quả thật khi gặp lại Mỵ, lòng anh không khỏi choáng váng. Ngồi ôm em trong vòng tay, anh cũng thấy chính mình hạnh phúc! Thôi, cứ để cho em nghĩ rằng: Anh vẫn chỉ là của riêng em. Cả anh và em cứ tận hưởng những khoảnh khắc ân ái đang dào dạt tâm hồn. Nhưng giây phút anh man mê trên tấm thân nõn nà của người con gái... Mỵ cũng khao khát và trong lòng cô không thể nào cưỡng nổi. Cô cứ để tấm thân trần mà tận hưởng với anh, giữa một khu rừng chỉ có hai người và tiếng chim kêu... .... Bỗng một ý thức nào đó vụt đến trong đầu, anh dùng toàn bộ lý trí của mình vùng đứng dậy: "Tình yêu của em dành cho anh thiêng liêng, cao cả quá! Anh không thể dối lừa em được nữa" - Một ý nghĩ nhân ái lớn lao hơn đến trong anh, đã đến lúc anh phải nói thật với em tất cả. ... Hoàng bế Mỵ ngồi lên. Anh cứ để tấm thân trắng ngần của người con gái trong vòng tay mình, kể cho cô nghe tất cả mối tình của anh đã có với Thu. Anh cũng nói rõ với Mỵ là, anh không thể phụ lại tình yêu của người bạn gái thưở thiếu thời ấy! ... Nghe Hoàng nói, Mỵ cũng lặng đi và rơm rớm nước mắt, nhưng cô không khóc. Giây lát, Mỵ ngước lên nhìn anh khẽ hỏi: - Anh có yêu em không? - Anh quí mến Mỵ! Anh thương Mỵ nhưng anh không thể... Hoàng bảo vậy rồi ôm chặt lấy cô, tỏ nỗi cảm thông với người con gái bản Mường. Mỵ không buông một lời trách móc nào với anh. Cô nói: Nếu anh cũng có tình thương yêu với cô, cô không giận anh - Bởi vì người con gái anh yêu đầu tiên, mà anh gọi là "Thu" ấy... đã đến với anh trước cô. Cô không oán thán anh. Cô kể, ở bản Mường cũng không thiếu gì những người đàn ông hai vợ, mà vẫn sống êm đềm, hạnh phúc. Nhất là chiến tranh, con trai ra tiền tuyến bị chết nhiều, đàn ông lấy hai vợ cũng là sự thường tình. Mỵ bảo: Cô chấp nhận Thu đã đến với anh trước nên chị ấy sẽ là vợ cả, Mỵ làm vợ hai của anh cũng được. miễn là anh vẫn yêu cô - Em còn nói, em tha thiết yêu anh và không thể bỏ anh... Đến lượt Hoàng bất ngờ, đến mức sững sờ... khi nghe thấy Mỵ lại giải quyết vấn đề nan giải ấy một cách nhẹ nhàng như thế! Anh ôm ghì lấy người con gái, tỏ lòng cảm phục cô về cả lý trí và tình yêu. Mỵ kéo Hoàng nằm xuống... ". Ôi, chuyện tình yêu của hai anh chị vẫn còn nhiều thú vị - Mời bạn đọc hãy xem trong tiểu thuyết, kẻo bài viết của tôi dài quá. Nhưng rồi trong chiến dịch đánh vào Kon Tum sau đó, quân giải phóng bị thất bại phải rút lui - Mỵ bị thương rồi... chết! Thế là, cả hai mối tình của Nguyễn Hoàng với hai người con gái: Một ở lại hậu phương - Một ra tiền tuyến, đều bị cuộc chiến tranh cướp đi, không ai còn ở lại được với anh. Một cái kết thật bi thương! - Đấy chính là cái giá mà nhân dân Việt Nam và những người chiến sỹ đã phải trả cho sự độc lập! Ta lại nghe Phạm Ngọc Thái nói về cái chết của người con gái chiến sỹ ấy, khi em trút hơi thở cuối cùng trên cánh tay anh: ".... Cô ấy chết rồi! Cô ấy không bao giờ tỉnh lại được nữa... Như hoa lá, bầu trời - Tâm hồn em thật cao thượng! Ý nghĩ của em cũng thơm mát như những cánh hoa tươi. Tất cả ở trong em, người con gái bình dị mà cao cả biết bao nhiêu. Em là cái đẹp thiên nhiên nhất của thiên nhiên! "con người" nhất của con người! Nơi tập trung sự đẹp đẽ của lòng nhân ái, của khao khát và hy vọng!... Anh ghê tởm nguyền rủa cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ gây ra. Em vượt lên điểm đỉnh của phẩm giá, của chủ nghĩa nhân văn - Một người nữ chiến sĩ bình dị, trong cuộc chiến tranh tàn khốc này. Người liệt sĩ vô danh.". Một bộ tiểu thuyết tâm lý chiến tranh sâu sắc, sống động, ngôn ngữ đẹp và không kém vẻ ly kỳ... về thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ - Của một nhà văn chiến binh, từng sống trọn tuổi trẻ của đời mình trên chiến trường Tây Nguyên máu lửa. Theo tôi: Bộ tiểu thuyết có giá trị lịch sử cũng như đối với nền văn học nước nhà. Hà Nội, tháng 8.2020 Trần Đức
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2020 22:32:28 bởi Nhân văn >
TẬP "64 BÀI THƠ HAY" VÀ SỰ NGHIỆP THI CA PHẠM NGỌC THÁI *Đối với nền văn học Việt Nam NGUYỄN THỊ HOÀNG Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm Nhà thơ Phạm Ngọc Thái vừa cho xuất bản tập "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020 - Theo anh nói, đây là tập thơ cuối cùng của sự nghiệp thi ca: Kết tụ lại những áng thi hay và hay nhất trong đời thơ anh. Như thế là từ một chiến binh suốt gần mười năm chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Trái qua hàng trăm trận đánh máu lửa ở mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Qua các Sư đoàn 312, 320, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên.... Tới tận ngày 29-30.4.1975, tiến vào đánh căn cứ Đồng Dù của Mỹ rồi chiếm Sài Gòn. Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước. Bản thân anh cũng đã ba lần đổ máu ngoài mặt trận - Sau hòa bình trở về, anh tiếp tục học đại học ngoại thương và công tác trong ngành ngoại thương Việt Nam. Hơn ba mươi năm qua, vẫn phải cùng gia đình bươn bả cuộc sống vì miếng cơm, tấm áo - Anh vẫn dành tâm huyết để sáng tác văn học. Đến nay Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời 13 tác phẩm văn chương các loại (thơ, phê bình văn học và tiểu thuyết), đồng thời sáng tác thành công 5 vở kịch sân khấu lớn, nhỏ. Cụ thể: Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI A. HAI TIỂU THUYẾT 1. Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm, 2019 2. Bộ tiểu thuyết hai tập "Chiến tranh và tình yêu", 2020. Một bộ tiểu thuyết lịch sử có trữ lượng thời đại lớn, diễn tả lại thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ trên cả hai miền Nam-Bắc. Từ những năm cuối thập kỷ 60 đến tận ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1975. Phục lại cả cuộc chiến 12 ngày đêm 1972 thảm khốc, Mỹ đem B52 ném bom hủy diệt thành phố Hà Nội, hòng biến thủ đô trở về thời kỳ đồ đá. Bị cả loài người lên án! Cho tới khi Hiệp định Pa Ri được ký kết giữa Hoa Kỳ và Chính phủ nước VNDCCH tháng 1/1973. B. NĂM KỊCH BẢN SÂN KHẤU Nhiều năm qua hoạt dộng trọng Hội nghệ sĩ sân khấu thủ đô, tham gia sáng tác cho các hội diễn sân khấu thành phố và cả nước, anh đã viết thành công năm vở kịch nói: - Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng, kịch dài. (có thời gian đổi tên là vở "Số phận những hòn đá tảng" - Nay tác giả quyết định trở lại với tên của kịch bản ban đầu). -Bản án dưới mồ, kịch dài. - Mối tình hoa hồng bạch, kịch ngắn. - Chuyện ở quán gốc đa, kịch ngắn. - Cánh cửa quốc tế, kịch ngắn. Các vở kịch đều đủ khả năng công diễn trên các nhà hát kịch quốc gia. C. SỰ NGHIỆP THI CA Thi ca mới là chân trời khát vọng, tâm huyết và chân dung văn học căn bản của Phạm Ngọc Thái. Qua ba mươi năm đó, đến nay anh đã cho xuất bản đúng 11 tác phẩm thơ ca và bình luận. Mấy tập sách cốt lõi nhất là: - Phê bình và tiểu luận thi ca, 2013. - Chân dung nhà thơ lớn thời đại, 2014. - Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam, 2019. - Tuyển thơ chọn lọc, đông 2019 - Cha khóc con, xuân 2020 và tập "64 BÀI THƠ HAY" vừa xuất bản. VỀ TẬP "64 BÀI THƠ HAY" Chỉ có đôi bài thơ mới sáng tác, còn hầu hết đều được rút ra từ "Tuyển thơ chọn lọc", Nxb Hồng Đức 2019 - Một tuyển tập dày 368 trang sách với hơn 200 bài thơ tự do hiện đại các loại, chọn lọc trong suốt đời sáng tác thi ca của tác giả. Khi "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái ra đời - Anh đã có một lá thư tâm huyết đề ngày 26.12.2019 kèm theo tác phẩm, gửi tới ông Chủ tịch và Ban chấp hành HNVVN cùng ông Viện trưởng Viện văn học VN: Tác giả nhận định về tầm vóc tuyển thơ của mình. Lá thư có đoạn viết: "...Tôi tin chắc chắn rằng, trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ gì đó! Nhất là thơ tình của thi ca hiện đại Việt Nam". Hay là: "Trong văn hiển nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du, thì thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có Phạm Ngọc Thái". Vâng, xin thưa: Đỉnh ngọn thi sơn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ mà tác giả nói đó chính là tập 64 BÀI THƠ HAY này. Tất nhiên, 64 bài thơ hay là hay theo các cung bậc khác nhau. Trong tập có số bài hay vọt lên thành những đài thi ca tuyệt hay! Nhân đây xin dẫn dụ số bài thơ tuyệt hay trong thi đàn xưa nay. Không kể KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du thuộc thể loại tiểu thuyết thơ - Những bài thơ ngắn tuyệt hay như: Đèo Ngang của BHTQ; Làm Lẽ, Cảnh Thu - Hồ Xuân Hương; Thương Vợ - Tú Xương; Thu Điếu - Nguyễn Khuyến; Tràng Giang - Huy Cận; Tranh Lõa Thể - Bích Khê; Tương Tư - Nguyễn Bính; Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, Bẽn Lẽn - Hàn Mặc Tử; Hai Sắc Hoa Ti Gôn - TTKH.; Thuyền Và Biển - Xuân Quỳnh.... Thơ hay bậc nhất của nền văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm như thế! Vượt qua mọi thời đại - Đó là loại thơ thuộc hàng đẳng cấp cao nhất. Trong bài viết này, tôi cũng chỉ đề cập về loại thơ có khả năng tồn tại muôn đời ấy. Trong sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái dù là "thơ tình" hay "thơ đời", anh cũng chỉ sáng tác loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm đó. Nguyễn Thị Hoàng ĐÔI NÉT VỀ MẤY TÁC PHẨM - Năm 2014, tác giả cho xuất bản tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" - Tác phẩm dầy 372 trang, gồm 120 bài thơ tình và 34 bài viết của các tác giả khác bình thơ hay Phạm Ngọc Thái. Trong đó có bài của văn sĩ Nguyễn Đình Chúc - Người bình luận đương thời với tiểu luận nhan đề: "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ tình lớn của dân tộc": Tiểu luận dài 17 trang, từ tr.324 đến tr.340... Tập sách ra đời đến nay đã hơn sáu năm, giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt - Tiếp đến mùa xuân 2019, tại Nxb Thanh niên, anh lại cho ra đời: "Phạm Ngọc Thái * Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN": Các tập sách có tầm vóc đó của anh đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm. * Xin lấy ví dụ. Chỉ là ví dụ thôi ạ: Chẳng hạn với hai nhà thơ có mác danh trong đương đại? - Nhà thơ Hữu Thỉnh: Nguyên chủ tịch bốn khóa HNVVN. - Nhà thơ Vũ Quần Phương: Nguyên chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thủ đô - Nguyên Tổng biên tập báo Người Hà Nội - Trưởng bạn thơ HNVVN. Người đã bạc đầu trên con đường văn chương và sáng tác thi ca. Ông đã xuất bản tới vài chục tác phẩm văn học các loại. Ra đời cả một tuyển thơ dày đến 6-700 trang sách. Các ngài có dám cho xuất bản một tác phẩm với tên đề "nhà thơ lớn" không? Chắc là không! Bởi vì nếu các ngài dám làm? Tôi e rằng: Chỉ sau khi ra sách, búa rìu dư luận sẽ ầm ĩ lên ngay. Các tay bút từ những nhà thơ kỳ cựu của đương đại sẽ lật cả đời thơ của các ngài lên mà phê phán, rằng: Các ngài ba hoa, phóng đại và huyễn tưởng... Tôi đã đọc thơ của các vị khá nhiều: Qua tác phẩm, trên mạng và ở thivien.net - Đấy, các ngài đều là những bậc mày râu, đấng trượng phu cả. Các ngài cứ để tay lên gáy mình, hỏi xem người nữ nhà giáo này nói có đúng không? Tôi nói điều đó chỉ để chứng minh rằng: Qua tháng năm "con đại bàng thi ca Phạm Ngọc Thái" vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa đấy chứ!? Tác phẩm "Chân dung nhà thơ lớn thời đại" vẫn sừng sững giữa văn đàn của đất ngàn năm Thăng Long, mà khẳng định chân giá trị đích thực đối với nền văn học. Trên biển cả mênh mông đầy giông bão của xứ sở thi ca mịt mù kia... "thân cô - thế cô", cánh buồm đơn độc Phạm Ngọc Thái vẫn giương lên vững chãi mà lao về phía chân trời. Nhất là khi "Tuyển thơ chọn lọc / Phạm Ngọc Thái", Nxb Hồng Đức 2019 ra đời, với hơn 200 tình thơ chọn ra trong đời thi ca tác giả: Đó chính là một tuyển thi ca thật sự tầm vóc... Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài của cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam. Vâng, đấy chính là tập "64 BÀI THƠ HAY" này: Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hôm nay rỏ chút lệ sầu Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình Đời tàn, Thân nát. Áo manh. Nghêu ngao vài chữ gửi tình bốn phương. * Nguyễn Du ơi! Đón tôi cùng Một mai tôi sẽ lập hương khói thờ Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người. Trích bài "Ta khóc cho ta" tr.54 tập "64 BÀI THƠ HAY") Tôi chỉ xin nói thêm chút nữa về: TẬP THƠ "CHA KHÓC CON" Nxb Hồng Đức 2020. Ngày 22.7.2019 đứa con trai yêu thương của gia đình nhà thơ mới 27 tuổi xuân bất ngờ bị đột quị và mất, để lại cho những người thân một niềm xót thương, đau đớn vô hạn. Trong nỗi đau tận cùng của một người cha với đứa con yêu, thi sĩ đã trào ra những dòng thơ, những trang thơ khóc con vô cùng thống thiết: Nước mắt cha rơi đẫm sơn hà Gọi con tiếng vọng khắp gần xa Con nghe tiếng mẹ ru trong gió Thổi cả muôn hồn, vạn kiếp qua Khi anh cho đăng những bài thơ khóc con đó trên facebook cộng đồng, đã làm rung động hàng trăm trái tim và cảm thương của bè bạn gần xa - Nguyễn Khôi, nhà thơ cội gạo của đất Thăng Long (HNV Hà Nội), bình luận: "Thơ khóc nổi tiếng xưa có Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng, Tam Nguyên Yên Đổ khóc con... Nay thi sĩ Hà Thành Phạm Ngọc Thái thống thiết khóc con, hy vọng lưu danh thiên cổ!?". Nhà thơ đã tập hợp lại và cho xuất bản thành tác phẩm "Cha khóc con" - Đó là những trang thơ được viết bằng máu và nước mắt của một người cha. Với một ngòi bút thi ca lão luyện của một nhà thơ đã bạc tóc trên con đường sáng tác, một cảm xúc đau đớn tột cùng - Anh đã tạo thành một tác phẩm thơ khóc vô giá đối với nền văn học nước nhà. Trang chủ Trần Mỹ Giống, nhà nghiên cứu văn học của Hội văn học Nam Định đã nhận xét về tập thơ "Cha khóc con”: - “Xuyên suốt tập thơ 45 bài là cảm xúc tình cảm sâu sắc của một người cha khóc con mệnh yểu với rất nhiều góc độ khác nhau, vô cùng cảm động. Xưa nay khóc cha, khóc vợ, khóc con... cũng đã được một số tác giả thể hiện bằng thơ, nhưng để có cả một xê-ri (45 bài) khóc con trong một tập, thì có lẽ đến giờ chỉ có nhà thơ Phạm Ngọc Thái làm được... Những bài thơ đa tình, đa cung bậc, đa góc độ, khía cạnh mà bài nào cũng rung động người đọc...” "Cha khóc con" là một thiên trường ca về thơ khóc: Hay hiếm độc, lạ... có một không hai, trên thi đàn xưa nay chưa từng thấy. Tâm nguyện của người cha thương con vô hạn ấy: Hy vọng tác phẩm "Cha khóc con" đó sẽ được lưu truyền trong hậu thế, để người con trai yêu quí và tội nghiệp của anh (trong thơ của một người cha) được sống mãi trong lòng yêu thương của nhân gian, quê hương, xứ sở. Cầu mong cho tâm ước nhà thơ được thỏa nguyện và tác phẩm thơ khóc của anh mai sau sống được mãi với sơn hà. Tôi xin dừng bài viết của mình ở đây. Hà Nội, mùa đông Canh Tý, 2020 Nguyễn Thị Hoàng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2020 12:07:05 bởi Nhân văn >
LIÊN HỆ THI PHÁP BÀI “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” PHẠM NGỌC THÁI . với “Đây thôn Vĩ Dạ” nổi tiếng của Hàn Mặc Tử Nguyễn Thị Hoàng Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm Trong Tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020 – Bình luận về “Người đàn bà trắng”, nhà nghiên cứu văn học Trần Đức – Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian đã viết: “Người Đàn Bà Trắng là một bài thơ tình hay, điển hình, viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Châu Âu. Những yếu tố thơ tượng trưng xuyên suốt khắp bài…”. Trong bài viết này, tôi xin tập trung phân tích cho rõ nét thi pháp thơ tượng trưng của từng thi phẩm? Trước hết về "Người đàn bà trắng": * KHỔ THƠ ĐẦU - Khắc họa chân dung "Người đàn bà trắng" (Tác giả gọi em là đàn bà, thực ra khi đó em vẫn là một thiếu nữ), anh đã lấy những hình ảnh của vũ trụ qua cảm xúc để miêu tả: Đôi mắt em đong những áng mây, huyền thẳm… Em đi, chiếc mũ vải trắng mềm đội lệch... mây trắng vờn bay trên mái tóc, v.v… Tất cả hình hài nàng đều được tả qua ấn tượng của nhà thơ. Điểm ở thi đàn xưa nay - Thi nhân Bích Khê tả ánh mắt của nàng mỹ nữ trong bài thơ “Tranh lõa thể” nổi tiếng: Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường Xuân Diệu thì mô tả: Mắt em thăm thẳm như màu gió Đều là những hình ảnh tượng trưng. * CÁC KHỔ THƠ SAU - Hình ảnh người thiếu nữ hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ: Em đi chao cả những hàng cây bên hồ; gió và nắng tắm lên tấm thân em; mái tóc xoã ngang vai… Tả cảnh nhưng tình thơ rất gợi cảm. Giờ đây trên con đường đã qua, bồi hồi trong ký ức... Nhà thơ chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp, mưa sa – Thiên nhiên trở nên hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian: Đã đầy xác lá, xác ve... cùng xác gió, xác mưa… Khúc tình ca xưa êm đềm sống lại, trong tiếng gọi vọng của thi nhân: Đường xưa đó về đây, em ơi! Hoặc là diễn tả về tố chất người đàn bà trong nàng, hình ảnh thơ được cách điệu: Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai Người đàn bà ai mà định nghĩa? Biểu tượng mô tả tuy ảo, trừu tượng nhưng gợi cảm, xoáy vào trong cảm thức người đọc: Đúng là người đàn bà không thể nào định nghĩa được, trong vũ trụ và cuộc sống con người? Khái niệm thơ mở ra cả một thế giới về đàn bà. Khó có nhà thơ nào tả về người đàn bà sâu xa được như thế. * KHỔ THƠ NĂM - Triết lý về cuộc sống và tình yêu. Thơ được viết như đời: Dù mối tình tan vỡ làm cho cả hai trái tim đều đau đớn? (vì sao tan vỡ thì ta không biết), nhưng: Em không thể trở thành hòn vọng phu mà hóa đá; Anh cũng không đầy mình làm cái anh chàng Trương Chi tương tư nàng Mỵ Nương rồi chết... Hoặc chung tình như nàng Mỵ Châu – chàng Trọng Thủy, nhảy xuống biển tự tử - Thần tượng thì đẹp, nhưng "cuộc sống và tình yêu" trở nên bi đát quá. Họ vẫn phải sống và tồn tại, dù suốt cuộc đời: Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau Khác với các tình thơ khác là thế, khi miêu tả sự chung thủy của các mối tình. Tuy vậy, cũng không làm cho ý nghĩa trong tình yêu của họ xấu đi. * KHỔ THƠ CUỐI – Nhà thơ khắc khoải nhớ về người thiếu nữ xưa? Hình ảnh thiên nhiên đã được nhân cách hóa: Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Hình ảnh “sao buồn, gió khát” đều mang ý nghĩa của thơ tượng trưng. Cuối cùng bài thơ đã được kết thúc bằng một câu hình tượng nhất về Nàng: Người đàn bà ngậm cả vầng trăng Chữ “ngậm” mang màu sắc thơ siêu thực: “ngậm cả vầng trăng” – Một thiên tạo đang nép trong tấm thân người đàn bà… hay chính nàng là một vầng trăng!? “Người đàn bà trắng” là một thiên tình ca về "tình yêu và đàn bà" rất mẫu mực của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, viết theo thi pháp thơ tượng trưng thật hay! Nguyễn Thị Hoàng THI PHÁP TRONG “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ Nói về “Đây thôn Vĩ Dạ” (1938) của Hàn Mặc Tử, cũng được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu - Từ thuyết “tương ứng cảm quan” do Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ Pháp bậc thầy khởi xướng: Thơ diễn tả theo phương pháp loại suy qua quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, thể hiện mọi sự vật bằng biểu tượng. Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người – cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Để phản ảnh một cách tương ứng dựa vào cảm thụ từ các giác quan (gọi là cảm quan), hay từ trong tâm linh. Cho nên ngôn ngữ thi ca nhiều khi mang tính ảo… Tính chất tượng trưng giữa ảo và thực này cũng rất rõ trong bài thơ “Người đàn bà trắng” của Phạm Ngọc Thái. Tôi đã phân tích trên - Thực ra, Hàn Mặc Tử chính là một trong những thần tượng thi ca của Phạm Ngọc Thái. Anh đã chịu ảnh hưởng về hình tượng tư duy thơ của ông khá nhiều. Không ít độc giả và các văn sĩ đã phát biểu rằng: Phạm Ngọc Thái là một phiên bản của thi nhân Hàn Mặc Tử. Đọc trong bài thơ "Khóc Hàn Mặc Tử cũng được in ở tập "64 BÀI THƠ HAY" thì rõ, anh đã viết: Ngồi đọc Tử, tim vỡ toang máu đỏ Tôi khóc biển, khóc trời xanh, khóc gió... Hay là: Tử có nghe! Thơ Người tôi viết tiếp Cúi lậy không gian cả tám phương Chính bài thơ "Người đàn bà trắng" đã chịu ảnh hưởng về thi pháp tượng trưng từ những bài thơ hay điển hình như "Đây thôn Vĩ Dạ" hay "Mùa xuân chín của thi nhân họ Hàn. Nếu tìm hiểu sâu về thi ca và cuộc đời Phạm Ngọc Thái thì thấy: Thơ anh không hề giống với Xuân Diệu, Huy Cận hay Thế Lữ... Mà ngoài Hàn Mặc Tử, anh còn chịu ảnh hưởng cả tính triết lý của thơ Chế Lan Viên - Đối với các thi nhân nước ngoài, anh chịu ảnh hưởng nhiều nhất về giọng điệu thi ca của nhà thơ thiên tài Nga vĩ đại Pushkin, qua bản dịch của Thúy Toàn. Trở lại với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”: Những hình ảnh tượng trưng theo thuyết “tương ứng cảm quan” đã xuyên suốt bài thơ của thi nhân - Thuộc trong ít bài thơ hay nhất thế kỷ XX. Sở dĩ thi phẩm được đánh giá tầm vóc cao như thế (mặc dù cả bài chỉ có 3 khổ, 12 câu), chính vì tính chất tượng trưng ảo huyền của nó. Như Chế Lan Viên từng có suy lý về thơ rằng: Bên kia bờ hư ảo – Bờ thơ (trích Di cảo) Xin phân tích vài nét để làm rõ những yếu tố tượng trưng của bài thơ: * KHỔ THƠ ĐẦU – Bắt đầu vào thơ, thi nhân nhớ lại lời của Hoàng Cúc (người thôn nữ mà Người đã yêu): Sao anh không về chơi thôn Vĩ /- Rồi cảnh quê được hiện lên: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Đó là cảnh thôn hương của nàng, như: hàng cau trong nắng mới; vườn ai mướt xanh như ngọc… Tất cả hiện lên từ trong hồi ức Người – Song, đến câu thơ cuối của khổ: Lá trúc che ngang mặt chữ điền Cảnh ở đây không còn thuần túy chỉ là hồi ức nữa? Hình ảnh thơ qua tư duy thi nhân đã chứa ý nghĩa tượng trưng bên trong? ... “lá trúc” là biểu tượng về làng quê – “mặt chữ điền” theo cách nói của người Phương Đông, chính là biểu tượng cho gương mặt người đàn ông: “mặt chữ điền” - Ý của câu thơ: Thôn Vĩ với thi nhân giờ đây đã hoàn toàn cách biệt (che ngang), không còn gần gũi được như xưa - Nghĩa là, giữa ông và nàng đã hoàn toàn xa cách. Vậy là, cũng bằng hình ảnh tượng trưng nhưng cảnh thơ ôm bọc cả tâm tư, thế giới nội tâm ở bên trong: Con người, cuộc đời, tình yêu? Tất cả đã bị… “cắt ngang” – Chính nhờ những yếu tố tượng trưng sâu xa ấy, tầm vóc thơ càng thêm cao và hay. * KHỔ THƠ HAI – Nói về duyên phận giữa thi nhân và nàng (chỉ là tình yêu đơn phương), giờ đây Người lại lâm bệnh hiểm nghèo, tình càng bẽ bàng, hẩm hiu - Hàn Mặc Tử đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên làm tượng trưng, diễn tả về nỗi lòng Người: Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Nghĩa là, em đi đường em… anh đường anh... Duyên phận của đôi ta hết rồi, chỉ đến vậy thôi. Lòng thi nhân buồn rầu ví như dòng nước trôi lặng lờ… hay những bông hoa bắp phật phờ lay bên sông – Chỉ là những hình ảnh tượng trưng mà thơ chứa chất nỗi tình. * KHỔ THƠ CUỐI - Xin nói một chút về hai câu thơ kết: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? “sương khói mờ nhân ảnh” vừa là cảnh thực nơi thi nhân đang sống heo hút, khói sương… để chữa bệnh ở Gành Ráng, Qui Nhơn – Đồng thời cũng là hình ảnh tượng trưng về thân phận của Người lúc này: “ nhân ảnh mịt mờ như sương khói” – Tâm trạng thi nhân rơi vào nỗi xót xa, trước sự lãng quên của người đời. Sau đó Người buông ra một câu hỏi: Ai biết tình ai có đậm đà? /- Liệu nàng còn nhớ đến ta không ? Bài thơ kết thúc ở đó. Thơ giàu cảm xúc, ai oán mà đằm thắm, chứa chan, thấm đầy lệ. Sở dĩ “Đây thôn Vĩ Dạ” trở thành một áng thi nổi tiếng và được đánh giá cao vậy, chính do nghệ thuật tinh hoa như thế! Ngôn ngữ, hình tượng thơ kết hợp nhuần nhuyễn trong thi pháp của dòng thơ tượng trưng “tương ứng cảm quan” mà tôi vừa nói trên. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI BÀI THƠ Như tôi đã phân tích: “Người đàn bà trắng” (1994) của Phạm Ngọc Thái, cũng được viết theo thi pháp dòng thơ tượng trưng “tương ứng cảm quan” do nhà thơ Pháp Charles Baudelaire khởi xướng ấy! Liên tưởng với thi pháp trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: Hai bài thơ ra đời cách nhau nửa thế kỷ, nhưng cùng được viết theo thi pháp của một dòng thơ. Tuy nhiên, nỗi tình và cảm xúc trong mỗi bài có sự biến hóa khác nhau - Bởi vậy, từng thi phẩm lại có cái độc đáo và hay riêng... Vâng, người đời nay chỉ biết bình về mối tương quan của cả hai bài thơ như vậy. Phần còn lại xin dành để thời gian và hậu thế xem xét !? Nguyễn Thị Hoàng NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy... * Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! Em đi,về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xõa ngang vai mái hất tơi bời. Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai Người đàn bà, ai mà định nghĩa? Đường xưa đó về đây, em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa... Em không biến thành đá để hóa Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con-đường-lông-ngỗng-trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau. Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình anh lại viết về em Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... PHẠM NGỌC THÁI (Trích tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.01.2021 12:07:07 bởi Nhân văn >
VỀ TẬP "64 BÀI THƠ HAY" VÀ NHỮNG TINH HOA Nguyễn Thị Xuân GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội Cuối mùa đông vừa qua, nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời tập thơ mới, với tên đề: "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020. Tổng quát về tập thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm viết: ... " 64 bài thơ hay là hay theo các cung bậc khác nhau. Hầu hết được rút ra từ trong "Tuyển thơ chọn lọc" đã xuất bản 2019... Trong đó có số bài hay vọt lên thành những đài thi ca tuyệt hay! ". Vâng, đúng thế! Đó đều là những viên ngọc thi ca lung linh ánh sáng với những sắc màu khác nhau, phản chiếu trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ. Vào thời gian trước, khi anh soạn thảo một tập sách với tên đề: "50 BÀI THƠ HAY NHẤT" đăng trên các trang mạng tìm nơi xuất bản? Cũng cô giáo Nguyễn Thị Hoàng viết lời giới thiệu, dẫn giải: " Tập sách: Phạm Ngọc Thái với 50 bài thơ hay nhất này, chính là 50 bài thơ tinh hoa nhất được trích ra từ Tuyển Thơ Chọn Lọc 2019 tầm vóc của anh - Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng pha siêu thực... thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca huyền thẳm, đặc sắc ". Thực ra, 50 bài thơ hay nhất ấy đều nằm trong tập "64 BÀI THƠ HAY" này. Theo tôi, có thể nói: Với 64 bài của tập... là thơ hay các kiểu, đa sắc, đa dạng, sinh động và phong phú. Nhiều bài trở thành những đài thi... có khả năng sống trường cửu tháng năm. Một khi nước non còn thơ ca, thì những áng thi ấy còn vang vọng mãi. Nói đến đây tôi chợt nhớ tới thiên tài Pushkin Nga từng viết: Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết! Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi Dĩ nhiên cỡ thiên tài khổng lồ như Pushkin - Ông không chỉ là một đại thi hào của riêng dân tộc Nga, mà còn của cả nhân loại này. Ông được mệnh danh là mặt trời thi ca của nước Nga. Phạm Ngọc Thái chỉ nói riêng với nước non thôi - Vậy liệu Nhà thơ có thể trở thành: Một mặt trời thi ca? Một mặt trăng? Một vì sao?... Hay sẽ là gì... trong dòng thơ hiện đại Việt Nam? - Xin dành để hậu thế mai sau phán xét. Thi phẩm "64 BÀI THƠ HAY" đã được anh cho đăng nguyên bản trên website Việt Nam Thư Quán ở nước ngoài - Bạn đọc nào muốn thưởng lãm, mở theo link sau: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=892394 Một nhà văn bình luận thơ anh, nhận xét: " Thơ Phạm Ngọc Thái sâu như biển cả, rung rinh tựa lá hoa ngàn... Được viết bằng một thứ ngôn ngữ hình họa pha màu sắc triết học ". ( Trích trong tập "Phạm Ngọc Thái nhà thơ lớn thời đại", 2014 ) Thí dụ: Trong bài "Em về biển" diễn tả tình yêu của người con gái, anh viết: Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu Trái tim nhỏ em dựng cả tòa sen chân Phật tổ! Hình ảnh "bờ bãi đời người" để nói về tình yêu gái trai trong chốn nhân gian, chứ không phải nơi lầu son của cung vua, quận chúa. Tình yêu em thánh thiện đưa ta đi vào cõi tòa sen của Phật: Ý nghĩa khúc thơ đã nâng giá trị tình yêu lên chót đỉnh trong cuộc sống con người - Tôi nghĩ: Hai câu ấy đã có dáng của một đài thơ. Khó có thể tìm được một hình tượng nào nói về tình yêu cao hơn? Bài "Người đàn bà trắng" lại nói về phẩm giá của người đàn bà: Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! Người đàn bà ai mà định nghĩa? Ý là, không thể định nghĩa được giá trị của nàng trong cuộc sống con người. Tôi không dám đem so sánh về hình tượng mà cụ Nguyễn Du đã miêu tả của nàng Kiều: Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên Viết ra chỉ để lấy hình ảnh mà liên hệ - Phạm Ngọc Thái cũng đã miêu tả về của nàng: Người đàn bà ngậm cả vầng trăng Cô giáo Hoàng phân tích: " Chữ NGẬM mang màu sắc thơ siêu thực: Ngậm cả vầng trăng /- Một thiên tạo đang nép trong tấm thân người đàn bà, hay chính nàng là một vầng trăng ". Hình ảnh thơ huyền thẳm, ý nghĩa về tình yêu sâu xa trong đời sống nhân sinh. Nói về nỗi quạnh vắng, cô đơn của tuổi hoa niên: Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng Vừa đơn côi mà không đơn côi Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi... (Một góc Hồ Tây) Hình ảnh "cái lá vàng" rơi vào chỗ người con gái vẫn ngồi bên anh năm xưa? Nghe nó hiu hắt, xót xa của cái tuổi về chiều. Rồi anh kết: Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu Trong sân gạch sư già quét lá Bước người đi thầm lặng cõi hư hao... Ta và người cõi mộng khác chi nhau? Cảnh tình của nhà thơ bây giờ cũng giống như cái bóng hư hao của nhà sư già kia, cứ chiều chiều ra quét lá rơi ở sân chùa. vẳng lên trong tiếng mõ buông - Nhà thơ Nguyễn Khôi (Hội nhà văn Hà Nội), từng khen: " Thơ trữ tình Phạm Ngọc Thái HAY vì anh luôn bám vào cuộc sống đang sinh sôi... Còn thơ tình thì như mưa rơi vào miền kí ức sâu thẳm": Nghe không em lại mưa lên phố Bao năm rồi. Chiều ấy cũng mưa rơi Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ Mối tình thời trinh nữ xa xôi (Em ơi! Thành phố lại mưa) Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại Về bên anh mái tóc rối tơi bời Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi (Trong mưa) Về thơ đời - Hình ảnh người quét lá đêm khuya trên đường phố, được nhà thơ mô tả với tấm lòng thương cảm: Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếp Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim (Cô quét lá đêm hồ) Người trở nên bơ vơ như cái bóng trăng trên trời: Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng Con nai vàng chết bóng thu xưa... Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng Cô quét lá đêm hồ... khe khẽ vào khuya... Trần Việt Thịnh - Nghệ sĩ phim truyện của Đài truyền hình Việt Nam, trong bài "Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sỹ" đã viết: " Nếu thơ ca là một ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì Phạm Ngọc Thái là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó. Thơ anh hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống ". Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời: Đời bình dị - Mái tường sụp đổ Lẽ sống giản đơn, mâu thuẫn chất chồng (Tập "Có một khoảng trời" 1990) Hay là: Đời chỉ thế, có gì quan trọng Đừng cao siêu cũng đừng quá coi xoàng (Tập "Người đàn bà trắng" 1994) Anh viết nhiều sắc màu, đủ cả. Về nỗi nhọc nhằn của người con xa xứ, anh viết: Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên. (Nỗi trăn trở người đi tìm vàng) Anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần. Bài thơ được viết theo quan điểm phật giáo trong Kiều của Nguyễn Du: Người sống đưa chân người chết đây Đầu bạc làm ma mái xanh này Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ (*) Anh ở vì chưng trả nợ đời (Làm ma em vợ) (*) Phật giáo nóí: Người ta sinh ra là để trả nợ đời, chỉ khi chết mới hết nợ. Câu thơ trên, nhà thơ muốn an ủi linh hồn người em nơi chín suối: Em đi, coi như đã trả hết nợ đời đó em! Anh cảm thương với những người con gái sống kiếp giang hồ, bán thân nuôi miệng... mà anh gặp trên bãi biển Nha Trang: Em bán xoài đi đêm trên cát trắng Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang .... Thế giới em đi "vòng thiên la địa võng" Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôi Xoài em thơm, hương tỏa mát thân người Ai mua xoài? Còn ai có mua em? (Em bán xoài) Anh thương cho một đứa trẻ ăn mày: Trước đứa ăn mày, tất cả chúng ta Hóa Thánh Nó đói lòng, cúi lậy rất từ bi (Đêm trung thu và đứa ăn mày) Người nghệ sĩ kết luận: "Thơ anh bao gồm nhiều đề tài, thể loại. Thể loại nào cũng đậm đà, sâu sắc đến lạ kỳ". Về thi pháp thơ Phạm Ngọc Thái - Những người tìm hiểu sâu về thơ anh đều thấy: Nó không hề giống Xuân Diệu, Huy cận hay Thế Lữ... mà ảnh hưởng nhiều của Hàn Mặc Tử, đậm chất dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu... và tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên: Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! (Người đàn bà trắng) Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc Lang thang vài cánh bướm bơ vơ... Áo trắng in ngang trời - Sét đánh! Lưỡi dao nào cào nát tim thu (Phố thu và áo trắng) Số bài thơ tình lại phảng phất giọng điệu thi ca (qua các bản dịch) của thiên tài Nga vĩ đại Pushkin: Ta lại bước lang thang trên phố vắng Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi Tiếng hát xưa đưa, bờ hồ gió thổi Bóng với mình đi mãi tới ban mai .... Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến, đã chia tay... (Đêm nay trời lại không mưa) Văn sĩ Nguyễn Đình Chúc trong tiểu luận về chân dung, đã viết: " Chưa từng có thi nhân nào viết được nhiều thơ tinh hay đến thế! Thơ ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim những người yêu thơ - Phạm Ngọc Thái thực sự là một hiện tượng thơ ca hiếm có của đương đại này ". (Trích tác phẩm "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" 2014) Tập "64 BÀI THƠ HAY" của anh lần này, hầu hết đều là những áng thơ tinh hoa được tác giả chọn lọc: Là một tác phẩm thi ca quí giá đối với nền văn học hiện đại nước nhà. Hà Nội, xuân Tân Sửu 2021 Nguyễn Thị Xuân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.03.2021 17:03:10 bởi Nhân văn >
NHỮNG AI SO DÂY CÙNG NGUYỄN DU TRẦN ĐỨC Nguyên CB Viện ngôn ngữ & văn hóa dân gian Tác giả TRẦN ĐỨC
Như thế là trong văn đàn ngàn năm Văn hiến đến nay, có hai nhà thơ đã dám... "so dây" cùng Nguyễn Du? * Một là nhà thơ Tố Hữu - Ông từng viết: Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người * Nhà thơ thứ hai Phạm Ngọc Thái - Tập "64 BÀI THƠ HAY". Nxb Hồng Đức 2020 trong bài "Ta khóc cho ta", vị ấy cũng viết: Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hay là: Người Đường Cổ – Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người. Bài thơ "Ta khóc cho ta" này còn được in trong TUYỂN THƠ CHỌN LỌC Phạm Ngọc Thái, 2019 (tr.260-261). Vậy ta xét xem vị nào so dây được với đại thi hào Nguyễn Du vĩ đại của thi ca Việt Nam - Còn vị nào... đứt dây? TRƯỚC HẾT NÓI VỀ TỐ HỮU Ngay bây giờ ở Việt Nam nhà nước xã hội XHCN vẫn đang tồn tại, nhưng mấy ai còn muốn đọc thơ Tố Hữu nữa đâu? Tôi nghĩ rằng: Nếu ở nhà trường, trẻ con không phải học rồi thi cử thơ Tố Hữu, có lẽ: Tố Hữu mãi mãi sẽ đi vào quá khứ và thơ ông phủ đầy bụi... Trong khi đó: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương - Hoặc các thi nhân lớn thời tiền chiến, đặc biệt là thơ sáng tác trước cách mạng của họ: Hàn Mặc Tử ( thơ trăng và thơ điên) - Chế Lan Viên ( Điêu tàn và cả Di cảo) - Xuân Diệu (Thơ thơ, Gửi hương cho gió) - Huy Cận (Lửa thiêng) - Nguyễn Bính (Chân quê), vẫn đang được lưu hành trên văn đàn, báo chí - Họ vẫn có thơ để tồn tại ngàn năm đấy chứ! Mai sau, chắc chỉ khi nào văn đàn điểm lại về môt thời cách mạng, người ta mới lại nhắc đến thơ và cả tên ông: Một cái bóng đã... qua đi !? - Sao so sánh nổi với kiệt tác KIỀU bất hủ muôn đời - Tác phẩm mọi thời đại... của Đại thi hào Nguyễn Du cơ chứ !? Vậy là cung đàn thơ Tố Hữu đem so với Cụ Nguyễn đã... đứt dây. Chẳng qua khi đó CNXH không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới đang ở vào thời kỳ hưng thịnh. Thời thế xã hội đã đưa ngài ấy lên đỉnh cao chót vót của danh vọng - Một nhà thơ nhưng nắm quyền lực chính trị rất lớn!... Mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của ông đều được đài, báo chí cùng các phương tiện truyền thông tung hô, ca ngợi lên tít tận chín từng mây - Tố Hữu mới ngất ngưởng mà ca rằng: Khúc vui xin lại so dây cùng Người Thế, Tố Hữu có phải là người cuồng vọng không? - Không! Tố Hữu không phải cuồng vọng, ông ấy chỉ "ngộ tưởng"... cho mình là một nhà thơ vĩ đại mà thôi. PHẠM NGỌC THÁI THÌ SAO? Khi buông ra những câu thơ: Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau .... Người Đường Cổ – Tôi Tân Thơ Ghê đấy chứ !? Giờ ta xem sao - Trong mối quan hệ cá nhân với xã hội... giữa Tố Hữu và Phạm Ngọc Thái: Hai con người có hai cuộc đời thi ca hoàn toàn trái ngược nhau - Khi Tố Hữu tự ca mình như thế, là lúc ông ấy đã trở thành một ông quan cách mạng lớn, rất lớn! Đứng trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực, đang mở ra cho ông một con đường thi ca thênh thang, thì... PHẠM NGỌC THÁI: Ta hãy nghe nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV trường ĐH sư phạm viết về nhà thơ: "Trên biển cả mênh mông đầy giông bão của xứ sở thi ca mịt mù kia... Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ... Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài của cuộc chiến tranh xưa, giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã vẫn từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam.". Hay như cô giáo Nguyễn Thị Xuân - GV trường THPT Ba Đình, Hà Nội, trong bài tiểu luận "Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá" đã viết: "Gần mười năm chinh chiến trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ, khi đất nước hòa bình rời quân ngũ trở về... lại rơi vào cảnh ngộ đau thương: Cả gia đình nhà thơ lúc đó sống ở phố Khâm Thiên, Hà Nội - Một con phố bị bom Mỹ dội bom B52 tàn phá, hủy diệt thủ đô trong 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ngôi nhà của gia đình bị trúng bom và người cha anh đã chết trong đống bom kinh hoàng, trấn động địa cầu ấy. Chỉ còn lại bà mẹ già đau khổ với hai đứa con (hai em trai của nhà thơ) còn dại. Người chiến binh ấy khi hết chiến tranh trở về cố hương thì chính gia đình mình lại bị nhà tan, cửa nát. Bản thân anh tuy may mắn thoát chết ngoài chiến trường, mang được cái xác trở về cũng... thân tàn, ma dại - Mười năm chinh chiến nghiệt ngã và bom đạn: Bị thương ba lần, ba lần đổ máu. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh "tắc nghẽn phổi mãn tính" phải dùng thuốc khó thở đến hết đời. Mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong, phải cắt bỏ 2/3 dạ dầy.". Và cô giáo Xuân kết luận: - Đấy, tất cả chùm lên cuộc đời còn lại của một chiến binh khi đất nước đã hòa bình. Tưởng rằng: Những hoàn cảnh khốn cùng ấy sẽ đè bẹp người chiến binh ấy xuống?... Nhưng không! Với chí khí, nghị lực phi thường và đầy khát vọng của một thanh niên Hà Nội từ thưở còn 18, lại được tôi luyện thử thách qua cả một cuộc chiến tranh: Người chiến binh ấy đã vượt lên, đè bẹp tất cả để vươn đến chân trời cuộc sống hằng mơ ước - Phạm Ngọc Thái đã chiến thắng! Trong ba mươi năm lao tâm vào sáng tác thơ văn, vẫn phải cùng gia đình lăn lộn cuộc sống đời thường vì miếng cơm, tấm áo - Đến nay, anh đã cho ra đời đúng 13 tập sách: Trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 11 tác phẩm là thơ và bình luận. Đồng thời tham gia cùng Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô - Quốc gia... sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ - Tuy nhiên, thi ca mới là tầm vóc, chân dung văn học căn bản của Phạm Ngọc Thái. Tôi trở lại với vấn đề: PHẠM NGỌC THÁI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGUYỄN DU CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG? Hay cũng sẽ "đứt dây"... như Tố Hữu? Cũng nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng nhận xét: - Năm 2014, tác giả cho xuất bản tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" - Tác phẩm dầy 372 trang, gồm 120 bài thơ tình và 34 bài viết của các tác giả khác bình thơ hay Phạm Ngọc Thái... Tập sách ra đời đến nay đã hơn sáu năm, giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt. Tiếp đến mùa xuân 2019, tại Nxb Thanh niên, anh lại cho ra đời tác phẩm "Phạm Ngọc Thái * Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN" - Các tập sách có tầm vóc đó của anh, đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Nhất là khi anh xuất bản "Tuyển thơ chọn lọc * Phạm Ngọc Thái", với hơn 200 tình thơ chọn ra trong đời thi ca tác giả: Đó chính là một tuyển thi ca tầm vóc - Rồi tập "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020, kết tụ lại những thi phẩm tinh túy nhất trong đời thi ca của nhà thơ... Qua tháng năm "con đại bàng thi ca Phạm Ngọc Thái" vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa... Tác phẩm "Chân dung nhà thơ lớn thời đại" vẫn sừng sững giữa văn đàn của đất ngàn năm Thăng Long, khẳng định chân giá trị đích thực đối với nền văn học. Trên biển cả thi ca... "thân cô - thế cô", cánh buồm đơn độc Phạm Ngọc Thái vẫn giương lên vững chãi mà lao về phía chân trời. Trải qua hàng chục năm, không chỉ là việc Phạm Ngọc Thái đã cho xuất bản mấy trăm bài thơ trong các tập sách, thơ anh đăng trên các trang mạng cũng nhiều. Anh đã được nhiều độc giả ở văn đàn ca ngợi thơ hay!... (chỉ một số kẻ sĩ mang lòng đố kỵ, phán bậy, nói xằng). Sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái hiện nay, trên văn đàn phải thừa nhận đã nhiều tiếng vang và tầm vóc. Nhưng việc Phạm Ngọc Thái có trở thành một "Nguyễn Du của thi ca hiện đại Việt Nam" hay không? Có lẽ vẫn phải để thời gian phán xét? Xưa nay, có mấy bậc cao nhân lúc đương thời tên tuổi đã được công nhận đâu? Đến như Nguyễn Du lúc đương thời Người cũng phải than: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ( 300 năm sau nhân thế liệu có người khóc Tố Như không? ) Bao bậc tài danh của nước ta cũng thế thôi. Khi sống thì thân phận bị lụt lội... như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến cả đời lúp túp trong mái nhà tranh chốn quê mùa. Tới khi chết rồi đời mới vinh danh để trở thành những bậc thi nhân danh giá: Tác phẩm và tên tuổi lưu truyền tới ngàn thu. Trên thế giới không ít bậc vĩ nhân số phận cũng như vậy: Đại thi hào Walt Whitman của nước Mỹ chẳng hạn? Thời ông đang sống, tác phẩm "lá cỏ" của Người bị nhiều văn sĩ ở nước Mỹ dè bỉu, chê bai: Nào là thấp kém, thông tục, tầm thường... Thậm chí có kẻ còn phê phán là tập thơ rác rưởi, dâm tục... Lúc đầu bản thảo tập thơ ông không thể tìm được nhà xuất bản? Ông đành phải tìm đến nhà in tư nhân nhỏ... để cho cuốn sách ra đời. Có nhà thơ tên tuổi của nước Mỹ thời đó, ông gửi biếu? Để tỏ rõ thái độ của minh, nhà thơ này đã xé đôi cuốn sách, rồi mới gửi bưu điện trả lại cho ông. Dư âm xấu về cuốn sách "lá cỏ" ấy còn kéo dài mãi tới những năm sau. Người duy nhất tin vào tương lai của tác phẩm "lá cỏ" chính là bản thân Whitman.Trong bài thơ viết về thành phố New York, ông dự báo: - Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng ,Vì ta đã sống và viết ở đây... Ông đã đúng! Chính tập Thơ "lá cỏ" đưa Walt Whitman trở thành Đại thi hào... Phong Ông là người sáng lập ra nền thơ ca mới của Mỹ. Trở lại vấn đề: Liệu Phạm Ngọc Thái có trở thành một Nguyễn Du của thi ca hiện đại việt nam không? * Hay cũng sẽ "đứt dây" như Tố Hữu? Hoặc chỉ trở thành: Một Hàn Mặc Tử - Hồ Xuân Hương - Tú Xương - Nguyễn Khuyến - Xuân Diệu - Huy cận? Bản thân tôi cũng chưa dám khẳng định - Dù Phạm Ngọc Thái đã rất có tiếng trên văn đàn là thơ hay! Được dư luận của nhiều người nhận định: "Nhà thơ viết thơ tình hay nhất thời nay"!... Chắc rồi thời gian sẽ có lời giải đáp thích đáng - Nhưng đến khi nào thì chưa biết? Rất có thể sẽ như nhiều bậc tiền nhân xưa: ĐỂ ĐẾN KIẾP SAU ĐỜI TRUY PHONG... Chỉ có Thượng Đế mới biết được điều này !? Trần Đức
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2021 12:24:54 bởi Nhân văn >
PHẠM NGỌC THÁI NHÀ THƠ CCB TÀI NĂNG CÓ CUỘC ĐỜI HOẠN NẠN VÀ SÓNG GIÓ Nguyễn Thị Hoàng Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm Nguyễn Thị Hoàng
TÓM LƯỢC QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Con đường văn chương Phạm Ngọc Thái cũng đầy gập ghềnh, sóng gió. Năm 1994 anh cho xuất bản tập thơ thứ hai "Người đàn bà trắng", Nxb Thanh niên. Tuy tập thơ vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng cũng có ít bài rồi trở thành đặc sắc và hay, như: Người đàn bà trắng, Tiếng hát đời thường, Nỗi trăn trở người đi tìm vàng... Sau khi tung tập "Người đàn bà trắng" rộng rãi ra văn đàn, Phạm Ngọc Thái mới biết rằng: Con đường thi ca không phẳng phiu, đơn thuần như anh tưởng? Về bối cảnh xã hội: Từ các văn sĩ đến Hội nhà văn: Tính cách và nhận thức thơ ca ở đương thời cũng còn rất tạp-pí-lù, trắng đen lẫn lộn? Dù có làm được nhiều thơ hay đi chăng nữa, thì chân dung cũng chỉ đắm chìm trong sương khói... mịt mù... Nghĩ vậy, anh quyết định dừng lại không vội xuất bản tiếp. Một mặt lao vào sáng tác (cả thơ và kịch), đồng thời chọn những bài thơ đặc sắc, đem photo để tung vào trong đương đại. Chủ yếu ở những hội văn chương, báo chí và sinh viên trong các trường đại học tại thủ đô. Chơi tự do hết tệp này đến tệp khác - Những năm tháng đó, tên tuổi cùng thơ ca Phạm Ngọc Thái nổi lên nhiều trên văn đàn Hà Nội. Thiên hạ mang thơ anh đi lan ra các tỉnh thành khác. Cứ thế 15 năm sau, Phạm Ngọc Thái mới cho xuất bản tập thơ thứ ba: "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009 - Đến 2012 anh thu gom lại số đã sáng tác chưa xuất bản, tới gần 300 bài thơ tự do hiện đại, cho ra tiếp tập "Hồ Xuân Hương tái lai", Nxb Văn hóa - Thông tin. Từ đấy Phạm Ngọc Thái viết được nhiều thơ hay và cho xuất bản liên tục: - Phê bình và tiểu luận thi ca 2013 - Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - Thơ tình sinh viên 2015 Tập thơ này do một Công ty sách com măng xuất bản, bán ra thị trường. Nhà thơ được hưởng tiền nhuận bút. - Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam 2019 Đồng thời cùng với thi ca, anh cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tiên: - Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm 2019 Tiểu thuyết cũng do một công ty sách com măng xuất bản. Nhà thơ được hưởng tiền nhuận bút. Nhưng bất ngờ một tai họa đau đớn đã giáng xuống cuộc đời Phạm Ngọc Thái? Đứa con trai thứ của anh mới 27 tuổi đầu, vừa tốt nghiệp tấm bằng thạc sỹ, đang làm việc ở FPT bị đột quị... qua đời vào ngày 22.7.2019 - Nỗi đau quá lớn vượt qua sức chịu đựng của nhà thơ. Anh ngất đi... sống lại nhiều lần... Khi tỉnh, e mình đột ngột đi xa - Phạm Ngọc Thái vội vã làm bản thảo và cho xuất bản "Tuyển thơ chọn lọc", Nxb Hồng Đức 2019 - Một tuyển thơ dầy 368 trang với hơn 200 bài, chọn lọc từ trong đời thơ tác giả. Sau khi sách ra đời. Vào ngày 26.12.2019, nhà thơ viết một lá thư tâm huyết kèm với tác phẩm, gửi tới tay ông Chủ tịch cùng Ban chấp hành HNVVN và ngài Viện trưởng "Viện văn học Việt Nam". Tác giả khẳng định về tầm vóc tác phẩm của mình. Lá thư có đoạn viết: " Đánh giá về Tuyển Thơ Chọn Lọc? Với nhận thức bản thân, tôi tin chắc chắn rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ gì đó !... Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại Việt Nam ". Hay là: " Nay tôi đã ngoài 70 xuân, sức khỏe cũng không tốt, chắc chẳng còn sống bao lâu nữa? Nếu để cho tôi nói lên tiếng nói từ trong thẳm sâu tâm tư của lòng mình, thì tôi xin nói rằng: Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có Phạm Ngọc Thái - Vâng, tôi tin chắc như vậy! ". Trở lại với vấn đề về đứa con trai đã mất của anh? Đau thương, quằn quại chùm lên cuộc đời - Nhưng với sức sống mãnh liệt của một chiến binh: Một lần nữa tinh thần sáng tác văn chương Phạm Ngọc Thái lại vùng lên... Trong vòng đôi ba tháng, anh đã hoàn thành để xuất bản cả một tập thơ 45 bài: "CHA KHÓC CON", Nxb Hồng Đức 2020 - Với tâm nguyện của một người cha, đau đớn vì mất đứa con yêu: Phạm Ngọc Thái muốn đưa con vào trang sách, để đứa con trai của anh được sống mãi cùng non sông, đất nước. Đó là một TÁC PHẨM THƠ KHÓC viết bằng máu và nước mắt, mà nhà thơ đã để lại cho nền văn học nước nhà. Cùng trong năm, một tiểu thuyết nữa của Phạm Ngọc Thái lại ra đời: - Bộ tiểu thuyết hai tập "Chiến tranh và tình yêu", 2020 Do một công ty sách liên kết với NXB Hồng Đức phát hành trong quân đội và bán ra thị trường. Cuối năm 2020, Phạm Ngọc Thái cho xuất bản tiếp tập thơ: "64 BÀI THƠ HAY" - Theo anh nói, là tập thơ cuối của đời anh. Như thế trong vòng hai năm 2019 - 2020, Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời 6 tác phẩm văn học (4 thơ, 2 tiểu thuyết). CUỘC ĐỜI NHÀ VĂN QUYẾT LIỆT ĐẦY SÓNG GIÓ Đúng là một chiến binh. Trong đời thường và cả trên lĩnh vực văn chương, dù gặp phải bao hoạn nạn, ngăn trở... nhưng sức chiến đấu thì thật mãnh liệt. Phạm Ngọc Thái cũng rất tài hoa. Nhấn mạnh về mấy tác phẩm: - Năm 2014 anh cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại", Nxb Văn hóa - Thông tin: Tác phẩm dầy 372 trang với 120 bài thơ tình, 34 bài tiểu luận của các tác giả là những văn nghệ sĩ và nhà giáo bình thơ đặc sắc và hay cùng chân dung anh. - Đến 2019 nhà thơ lại cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb Thanh niên. Bình luận về hai thi phẩm có tầm vóc này, Nguyễn Thị Hoàng tôi đã nhận định: " Tập Nhà Thơ Lớn của anh ra đời đã hơn sáu năm, giữa văn đàn của Thủ đô ngàn năm Văn Việt... Đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm. ... Qua tháng năm, con đại bàng thi ca Phạm Ngọc Thái vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa !? ". Và nhấn mạnh: " Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam". ( trích tiểu luận "Tập 64 BÀI THƠ HAY và sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái" - Nguyễn Thị Hoàng ) Đó chinh là tầm vóc "Tuyển thơ chọn lọc" 2019 và chân dung tập "64 bài thơ hay", Nxb Hồng Đức 2020 của anh. THÁI ĐỘ BAN CHẤP HÀNH HNVVN VỀ TÁC PHẨM THƠ CA PHẠM NGỌC THÁI HNVVN là một tổ chức văn chương cấp quốc gia. Ban chấp hành cũng là những người được ăn lương nhà nước, để làm việc quốc gia - Nhất là ông Chủ tịch, người lãnh đạo cao nhất HNV. Hàng năm vẫn lấy nhiều tỷ tiền của nhân dân, lo cho hoạt động Hội - Đương nhiên cần có ý thức, trách nhiệm quán xuyến về sự phát triển, hưng vong... đối với nền văn học đương thời của cả nước. Nhưng dưới thời nhà thơ Hữu Thỉnh làm Chủ tịch Hội nhà văn? Khi nhà thơ Phạm Ngọc Thái cho xuất bản, phát hành những tác phẩm thi ca sừng sững trong xã hội: - PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam 2019 Ban chấp hành và kể cả những nhà thơ sừng sỏ, danh tiếng nhất đương thời của HNVVN - Không một tiếng phủ nhận, phản bác lại trên báo chí !? Chính nhà thơ đã gửi đến tận tay ông Chủ tịch và Ban chấp hành: Tác phẩm "Tuyển thơ chọn lọc" 2019, kèm với lá thư khẳng định tầm vóc thi nhân lớn của anh, đối với nền thi ca đất nước - Và từng nói: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái sẵn sàng đối diện với Ban chấp hành... để khẳng định về "chân dung nhà thơ lớn thời đại" của mình cơ mà? Ông Chủ tịch Hữu Thỉnh vẫn im hơi, lặng tiếng. Việc ngài Chủ tịch nhất định bưng tai, bịt mắt, lảng tránh như thế? Trước lời đề nghị chính đáng của một nhà thơ, khẳng định về tầm vóc tác phẩm của mình (ít nhất là có giá trị đối với nền văn học quốc gia): Không những thiếu tính nhân văn với cá nhân nhà thơ, còn thế hiện sự chưa có đầy đủ trách nhiệm với cả nền văn học đất nước. Sự yếu kém của một văn sĩ già còn nhỏ mọn. Nếu cần xác định, xin lấy chân dung thơ của các nhà thơ tên tuổi hàng đầu của HNVVN đương thời - Đưa ra qua báo văn nghệ và website của HNVVN - So với chính chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái? Chỉ cần với hai tác phẩm: 1. "Tuyển thơ chọn lọc" 2019 2. Tập thơ " 64 bài thơ hay", 2020 - Tôi đảm bảo rằng, chân dung thi ca của các nhà thơ HNVVN đương thời sẽ thấp hơn Phạm Ngọc Thái !!! Hãy coi lại bản thách đấu HNVVN của Phạm Ngọc Thái đã đăng trên vài chục trang mạng trong nước và Cộng đồng người Việt ở Hải ngoại nhiều năm trước - Anh đã thách đấu cả 50 nhà thơ có tên tuổi nhất của HNVVN đương đại đó! Đây là bản được nhà thơ cho đăng trên một website lớn của người Việt ở Hoa Kỳ. Mời mở ra đọc: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?&m=316059&mpage=8 Nửa thế kỷ nay - Theo tôi: Về thi ca, chưa nhà thơ nào của HNVVN đương thời có thể vượt qua nổi chân dung của cố nữ sĩ Xuân Quỳnh !? Tôi cũng chưa thấy có vị nào viết được một bài thơ thật hay, tầm vóc sống trường cửu mọi thời đại như bài "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh - Bà tuy vẫn mới chỉ là một "nhà thơ sáng giá", chưa đạt được tầm vóc nhà thơ lớn - Nhưng cũng đã để lại cho nền văn học nước non một mảng thơ. Nguyễn Thị Hoàng tôi từng viết: - Những bài thơ tuyệt hay trong thi đàn xưa nay. Không kể KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ - Những bài thơ ngắn tuyệt hay như: Đèo Ngang của BHTQ; Làm Lẽ, Cảnh Thu - Hồ Xuân Hương; Thương Vợ - Tú Xương; Thu Điếu - Nguyễn Khuyến; Tràng Giang - Huy Cận; Tranh Lõa Thể - Bích Khê; Tương Tư - Nguyễn Bính; Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, Bẽn Lẽn - Hàn Mặc Tử; Hai Sắc Hoa Ti Gôn - TTKH.; Thuyền Và Biển - Xuân Quỳnh.... Thơ hay bậc nhất của nền văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm như thế! Vượt qua mọi thời đại - Đó là loại thơ thuộc hàng đẳng cấp cao nhất. Trong tập "64 BÀI THƠ HAY" của Phạm Ngọc Thái - Phải có tới 5 bài vào loại rất hay hàng đỉnh, tương tự tầm những thi phẩm vô giá của ngàn năm văn hiến: . Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu / Người đàn bà trắng / Làm ma em vợ / Tiếng hát đời thường. Vài chục bài cũng vào loại hay, xuất sắc: . Khoảng trôi trong lá / Em về biển / Em bán xoài / Đất nước tôi yêu / Khóc bên Hồ Núi Cốc / Váy thiếu nữ bay / Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau / Anh vẫn ở bên Hồ Tây / Khóc Hàn Mặc Tử / Trước Núi Mỹ Nhân / Em ơi! Thành phố lại mưa / Nghe tin em sốt / Phố thu và áo trắng / Một góc Hồ Tây, v.v... Số bài khá khác cũng rất súc tích, giàu hương sắc... đều thuộc trong dòng thơ có khả năng sống trường cửu thời gian. Chưa nói đến cả "Tuyển thơ chon lọc", Nxb Hồng Đức 2019 của anh, với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca, rất nhiều những áng thi xuất sắc - Dựng lên như cả " Trường thành thi ca" đối với nền thơ hiện đại Việt Nam. - Đấy, tôi đố cả Ban chấp hành của HNVVN hiện nay - Từ nhà thơ cách tân Nguyễn Quang Thiều - Thần đồng, nhà viết "Chân dung và đối thoại" Trần Đăng Khoa... Phủ nhận được giá trị tầm vóc lớn của tập "64 BÀI THƠ HAY" Phạm Ngọc Thái !? Tôi cũng khẳng định, với những tác phẩm thi ca để lại cho nền văn học: Phạm Ngọc Thái đã đạt đến tầm bậc "Chân dung nhà thơ lớn thời đại". Rất lớn! Không phải nhà thơ cũng có điều kiện, mang lại danh thơm cho cả nền thi ca hiện đại của nước nhà sao? Như Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ - Chính Ông cũng đã mang lại danh thơm cho cả nền thơ ca Mỹ đó thôi. Thưa Tân chủ tịch HNVVN Nguyễn Quang Thiều! - NHÀ THƠ CCB PHẠM NGỌC THÁI hiện ngụ tại Ngõ 83 phố Quán Thánh, Hà Nội * Số ĐT 038 302 4194 đã nói: Sẵn sàng đối diện với Ban chấp hành HNVVN và Ban Tuyên giáo Trung Ương của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Qua các tác phẩm đã xuất bản, để khẳng định chân dung nhà thơ lớn của mình, đối với nền thi ca hiện đại nước non. Viết tại Thăng Long năm Tân Sửu, 2021 Nguyễn Thị Hoàng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.05.2021 17:49:30 bởi Nhân văn >
Giới thiệu tác phẩm để xuất bản MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC . Đó là chân dung thi ca Phạm Ngọc Thái Trần Đức Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian
"Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" là tên đề một Tuyển-thi-văn, do tổ chức văn chương của số nhà giáo và văn sĩ ở thủ đô Hà Nội biên soạn: 1. Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm. Người lãnh đạo chính. 2. Trần Đức - Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian 3. Nguyễn Bồng - Nguyên GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội 4. Ths. Anh Nguyễn - Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia 5. Nguyễn Đình Chúc - Người bình luận văn học đương thời 6. Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình, Hà Nội Đến nay Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời 11 tác phẩm thi ca và bình luận văn học, 2 tiểu thuyết và 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ - Chúng tôi biên soạn Tuyển "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" này, dựa trên các tác phẩm đã xuất bản đó của ông. Đặc biệt về những tác phẩm chính: - PNT Phê bình và tiểu luận thi ca, 2013 - PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại, 2014 - PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN, 2019 - Tuyển thơ chọn lọc, 2019 - 64 bài thơ hay, 2020 Cùng với những bài bình luận mới đây về thi nhân của số tác giả trên văn đàn. Bản thảo "Tuyển thi văn" có độ dày 240 trang A4, tương đương 400 trang sách xuất bản. Gồm 100 bài thơ chọn - 46 bài bình thơ hay và tiểu luận sâu sắc của nhiều tác giả về chân dung, thân thế cùng sự nghiệp văn học của thi nhân. Tác giả TRẦN ĐỨC
GIỚI THIỆU ĐẠI CƯƠNG TUYỂN THI VĂN "MINH CHỨNG..." Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH sư phạm, trong bài: "Phạm Ngọc Thái nhà thơ CCB tài năng, có cuộc đời hoạn nạn và sóng gió", bình luận: " Thơ hay bậc nhất của nền văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm. Vượt qua mọi thời đại - Đó là loại thơ thuộc hàng đẳng cấp cao nhất. Thí dụ như: Đèo Ngang của BHTQ; Làm Lẽ, Cảnh Thu - Hồ Xuân Hương; Thương Vợ - Tú Xương; Thu Điếu - Nguyễn Khuyến; Tràng Giang - Huy Cận; Tranh Lõa Thể - Bích Khê; Tương Tư - Nguyễn Bính; Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, Bẽn Lẽn - Hàn Mặc Tử; Hai Sắc Hoa Ti Gôn - TTKH.; Thuyền Và Biển - Xuân Quỳnh.... Trong sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái dù là "thơ tình" hay "thơ đời", anh cũng chỉ sáng tác loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm đó... Tập "64 bài thơ hay" của anh phải có tới 5 bài vào loại hay hàng đỉnh, tương tự tầm những thi phẩm vô giá của ngàn năm văn hiến: . Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu / Người đàn bà trắng / Làm ma em vợ / Tiếng hát đời thường. Vài chục bài khác cũng vào loại hay, xuất sắc: . Khoảng trôi trong lá / Em về biển / Em bán xoài / Đất nước tôi yêu / Khóc bên Hồ Núi Cốc / Váy thiếu nữ bay / Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau / Anh vẫn ở bên Hồ Tây / Khóc Hàn Mặc Tử / Trước Núi Mỹ Nhân / Em ơi! Thành phố lại mưa / Nghe tin em sốt / Phố thu và áo trắng / Một góc Hồ Tây, v.v... Đều thuộc trong dòng thơ có khả năng sống trường cửu thời gian. Chưa nói đến cả "Tuyển thơ chon lọc" với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện. Tạo nên vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc. Dựng lên như cả "Trường thành thi ca" đối với nền thơ hiện đại Việt Nam". Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường Đại học Quốc gia. Trong tiểu luận " Con người và thi ca ", đã viết: "Thơ Phạm Ngọc Thái rất hàm súc, kể cả những bài dạng triết lý đến những bài trải theo dòng cảm xúc tự nhiên. Từ nhận thức về tình yêu và cuộc sống được trải nghiệm qua đường đời, thấm tháp chảy vào thơ. Thơ tình thì huyền diệu, có sức rung cảm trái tim người yêu thơ! Thơ đời lại ôm bọc những giá trị hiện thực xã hội, cô đúc sâu sắc. Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ đời của tác giả là vận từ đời sống dân gian, nỗi kiếp con người. Thơ được chắt ra từ tim óc nên đọc không bị gò ép, tạo thành bản sắc riêng của thơ anh. Nó bao chứa tính nhân sinh xã hội cùng thế giới quan của nhà thơ ". ( Trích tập "PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", 2019 ) Nguyễn Đình Chúc với tiểu luận "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ tình lớn của dân tộc", bình phẩm: " Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thầy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng. ". ( Trích Tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 )
Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội, khi bình bài thơ tình "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" - Một tuyệt tác thi ca của Phạm Ngọc Thái, nhận xét: "... Đã qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng "Hai sắc hoa ti-gôn" của một nữ sĩ ẩn danh TTKH... Đến nay mới lại có một áng thơ tình rất hay của một nhà thơ đương đại, phong dáng thơ kể chuyện tương tự như thế! Đó là Phạm Ngọc Thái. ... Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" được chia thành 9 đoạn, 36 câu... Cảm xúc thơ dồn dập chảy trào ra trong trái tim thi nhân... Đọc thơ ta tưởng như là câu chuyện tình đêm khuya, thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam.
... Tình đời của dòng thơ thấm đẫm máu tim, chất chứa tính nhân văn... Bài thơ về một câu chuyện tình không khác gì truyền thuyết... Thiết tưởng, bất cứ nhà thơ nào cũng phải ao ước mình sáng tác được một bài thơ như vậy.
... Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, bài thơ "Người đàn bà trắng" đã rất có danh tiếng trên văn đàn và được đánh giá cao! Song, theo nhận định của tôi (tức là cô giáo): Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" còn có thể hay hơn, hấp dẫn hơn !? Độ hay và tính nghệ thuật thi ca trong mỗi bài khác nhau, nhưng chí ít đều đạt là hai tình thơ tuyệt tác của nền văn học nước nhà". Cô giáo kết luận:
- Dòng thơ đưa ta đi đến cõi vĩnh hằng của tình yêu !... Xứng đáng là một thiên kiệt tác thơ tình bất hủ với ngàn năm văn hiến Thăng Long". (Trích "PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", Nxb Thanh niên 2019) Vân vân... 100 áng thi ca tiêu biểu trong đời thơ tác giả với 46 bài bình tinh túy, tiểu luận đặc sắc và rất phong phú - Được chúng tôi chọn lựa, biên soạn in vào trong "tuyển thi văn" đồ sộ, vô giá này! Hiện nay Tuyển "MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC", cũng đã được chúng tôi cho đăng trọn vẹn trên Website Việt Nam Thư Quán ở Mỹ - Mời các nhà nghiên cứu văn học cùng bạn đọc trong nước và hải ngoại, mở link sau thưởng lãm: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650 LỜI KHẲNG ĐỊNH VÀ THÁCH THỨC A. Chúng tôi thách thức cả Ban chấp hành HNVVN: Phản biện được chân dung vĩ đại của thi nhân Phạm Ngọc Thái đối với nền văn học hiện đại Việt Nam !? Qua Tuyển phẩm "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc", chúng tôi đã nêu ra ở đây! Thí dụ: - Ông Tân chủ tịch HNVVN, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều... - Phó chủ tịch, nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa - Tác giả của tập sách "Chân dung và đối thoại" nổi tiếng... Các vị có thể tổ chức những nhà thơ, những tay bình luận thi ca tên tuổi, sừng sỏ nhất của HNVVN hiện nay? Trên báo chí như Tuần báo Văn Nghệ của HNVVN - Tạp chí "Nhà văn & cuộc sống" do Phó chủ tịch Trần Đăng Khoa làm Tổng biên tập: Phủ nhận nổi thiên tài thi ca Phạm Ngọc Thái đối với nền thi ca hiện đại VN !? Qua các tác phẩm của nhà thơ đã xuất bản. Xin nói trước: Nếu các vị cho những văn nhân trình độ thi ca thấp kém, chân dung thuộc loại"vô danh tiểu tốt"... viết "sàm bậy" ??? Chúng tôi bằng nhân cách trung thực của người trí thức và nhận thức xác đáng về thi ca hiện đại: Sẽ lên án cả trang báo cùng kẻ viết sàm... và chính Tổng biên tập báo? Có thể cả Ban chấp hành HNVVN phải chịu trách nhiệm? Chúng tôi sẽ phản hồi trên tất cả các trang mạng Việt trong nước - thế giới, để bảo vệ chân giá trị chính đáng của thi nhân Phạm Ngọc Thái và của chúng tôi.
B. Xin thách thức cả ông nhà thơ Hữu Thỉnh: Cựu Chủ tịch HNVVN - Đương kim Chủ tịch Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam - Ngài có thể tập hợp các tổ chức văn chương toàn quốc: Phản biện lại chúng tôi cùng chân dung thi nhân Phạm Ngọc Thái - Môt thiên tài thi ca hiện đại Việt Nam, bất khả chiến bại !? C. Phạm Ngọc Thái ngôi sao sáng của bầu trời thi ca đương đại - Thi nhân hàng kiệt xuất của văn học hiện đại Việt Nam! Người viết thơ tình hay nhất thời nay! Chúng tôi khẳng định: Ông là một thiên tài của thi ca tự do hiện đại, trong nền văn hiến ngàn năm Thăng Long. Hiện thi nhân đang trú ngụ tại: - Ngõ 218 ngách 27/8, số 19 phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội. - ĐT 038 302 4194 - email ngocthai1948@gmail.com - Facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009464691043&sk=about Không chỉ chúng tôi chịu trách nhiệm trước lịch sử nước non, về những lời tuyên bố của bản ngôn luận trên! Chính nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã nói: ... Với nhân cách một chiến binh, từng tham gia cuộc chiến tranh giải phóng của tổ quốc Việt Nam - Ông khẳng định trước cả Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, về chân dung thi nhân vĩ đại của mình !!! Đối với nền thi ca hiện đại Việt Nam, và trong cả nghìn năm văn hiến nước nhà.
MỜI CÁC CÔNG TY SÁCH VÀ NHÀ XUẤT BẢN Như trên chúng tôi đã nói: Với Tập sách "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" đồ sộ, sinh động, có giá trị bất hủ này! Tuyển phẩm phản ảnh một cách sâu sắc, trung thực và thuyết phục: Về chân dung thi nhân vĩ đại Phạm Ngọc Thái, trong thi ca hiện đại! Thơ ông sẽ sống trường tồn với thời gian trong văn học nước nhà. Một khi nền văn hiến nghìn năm Thăng Long vẫn còn tồn tại những giá trị của thơ ca hiện đại? Thì tên tuổi cùng thi ca Phạm Ngọc Thái sẽ còn vang dội mãi. LỜI MỜI XUẤT BẢN SÁCH Không chỉ là vinh hạnh riêng với cá nhân thi nhân !? Còn vì nhiệt tình với nước non! Chúng tôi, mời các công ty sách cùng nhà xuất bản Việt : Đầu tư phát hành Tuyển thi văn "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" này, bán rộng rãi ra thi trường sách trong nước và cộng đồng việt ở hải ngoại !? Một mặt để cho quần chúng yêu thi ca của nước non, được thưởng lãm giá trị bất hủ qua những bài thơ hay tuyệt vời của thi nhân! Hơn nữa, như thế chúng ta mới có thể công bố được với thế giới rằng: Nền thi ca đương đại Việt Nam đã có thi hào! Đó cũng là niềm tự hào đối với non sông, tổ quốc. Công ty sách và nhà xuất bản nào có thiện ý xuất bản? Xin liên hệ - Chúng tôi sẽ gửi bản thảo tác phẩm đã được đánh vi tính qua hộp thư điện tử. Trước mắt, Mời quí vị mở trang website Việt Nam Thư Quán, đã được đăng trên để tham khảo tác phẩm. Hà Nội, mùa hạ năm 2021 T/M Tổ chức văn chương Trần Đức ductran.tu12@gmail.com Ghi chú: - Bản tiểu luận này, sẽ được gửi tới Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, qua các trang điện tử - Để Trung ương và Chính phủ biết rằng: Nền thi ca đương đại VN đã có thi hào! - Bài viết cũng được gửi đi nhiều trang mạng Việt trên thế giới.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2021 18:06:07 bởi Nhân văn >
PHẠM NGỌC THÁI VÀ TUYỆT TÁC THI CA HIỆN ĐẠI VN Nguyễn Thị Xuân Nguyễn Thị Xuân GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội Tôi đã bình bài này từ mấy năm trước, sau đó được nhà thơ đưa vào xuất bản trong tập: "Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", Nxb Thanh niên 2019 - Nay thu gọn bài bình lại một chút, xin đăng để bạn đọc cùng thưởng lãm một tuyệt tác thơ tinh của anh. ANH VẪN VỀ
THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI
Em nói với tôi rằng: "Muốn có một đứa con…"
Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi.
Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời
Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ
Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm.
Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn
Tóc cũng bạc đôi phần dẫu tim còn khao khát
Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức
Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu.
Thì đời này, em ạ! có trớ trêu
Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét
Anh hôn lên đôi môi em, như một vầng trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh.
Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim
Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt
Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát
Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em.
Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế
Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ
Với mối tình nồng thắm của em yêu.
Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu!
Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau.
Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh loạn lạc
Cả cuộc đời chỉ ham thích thơ văn (*)
Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh
Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu...
Phạm Ngọc Thái
(*) Câu thơ trên do chính tác giả sửa lại, so với bản in trong các tác phẩm trước. Nhà thơ Phạm Ngọc Thái LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ XUÂN Theo bình luận của nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng: “Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối” thuộc một trong năm bài thơ hay vào hàng đỉnh của Phạm Ngọc Thái. Bài thơ gồm 36 câu được chia thành chín khổ. Bắt đầu bằng lời thổ lộ của người tình gái với ước muốn của nàng: Em nói với tôi rằng: "Muốn có một đứa con…” Đọc thơ cứ ngỡ như là câu chuyện tình đêm khuya thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Trong tình yêu của người đàn bà, mong muốn có một đứa con là ước nguyện máu thịt cả cuộc đời. Đó không phải chỉ là khát vọng riêng của ái nữ, mà đã hòa vào dòng yêu thương tha thiết của chàng. Ta nghe, nhà thơ bộc bạch niềm tâm tư ấy: Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm Năm tháng dáng hình em hiển hiện Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi! Nàng trở thành ngọn lửa để sưởi ấm trái tim chàng. Với nhà thơ, đây là mối tình của “buổi hoàng hôn cuộc đời", lại phải sống cách xa nhau. Anh đã than: Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát Và thổ lộ: Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm
(Trích “Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN”, 2019)
Câu chuyện tình có vẻ lâm ly. Anh yêu nàng mãn đời, mãn kiếp, cho tới khi chỉ còn một nấm mồ xanh cỏ - Chà, thật đắm say. Những dòng thơ chảy ra từ trái tim, trở thành câu chuyện tình không khác gì truyền thuyết. Ngẫm rằng, họ thương yêu nhau không chỉ đến bạc đầu, mà sang kiếp khác vẫn còn yêu: Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu.
Sợ người yêu khi đó sẽ tủi lòng vì phải sống trên đời một mình? Chàng an ủi: Thì đời này, em ạ! Có trớ trêu Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét Anh hôn lên đôi môi em, như một vầng trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh
Ví đôi môi người yêu tựa một vầng trăng khuyết, đẹp quá! Hình ảnh đầy tính mỹ học, huyền thẳm. Lại nữa, anh hôn lên đôi môi em thấy cả bầu trời du ngoạn? Thơ thăng hoa tới tột đỉnh. Trong bài thơ "Người đàn bà trắng", Phạm Ngọc Thái cũng từng đem trời đất để diễn tả hình ảnh người yêu, rất hay: Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
Khi anh nói về "cái ấy" của nàng:
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Đại văn hào Lép Tônxtôi từng nói về người đàn bà, đại ý thế này: Người đàn bà không thể định nghĩa, mà chỉ có sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi... - Phải chăng, Ông muốn nói cả về sự bí hiểm đến mức kỳ diệu về... "cái ấy" của đàn bà !? Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, bài thơ "Người đàn bà trắng" rất có tiếng tăm trên văn đàn - Song, theo tôi: Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối", có thể còn hay và hấp dẫn hơn !? Độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng đều có khả năng sống trường cửu với nền văn học nước nhà. Nói về đoạn thơ thứ tư: Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt Giọt nước mắt đàn bà có thể làm xiêu đổ anh hùng? Ở truyên Kiều: Khi Từ Hải chết đứng, hai mắt mở trừng trừng không nhắm lại được. Phải đến lúc Kiều đến ôm chàng mà than: Khóc rằng: Trí dũng có thừa,
"Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
"Mặt nào trông thấy nhau đây?
"Thà liều sống thác một ngày với nhau!"
Dòng thu như dội cơn sầu,
Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên.
Lạ thay oan khí tương triền!
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra.
Còn trong thiên tình ca này, sợ nàng nặng tình mà đau đớn? Nhà thơ đã ru em: Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu
em.
Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế
Và chàng sống mãi trong tình yêu của nàng:
Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần, qua chiến tranh loạn
lạc
Cả cuộc đời chỉ ham thích thơ văn
Đọc đoạn thơ thứ bảy giống như một lời trăng trối, tôi bỗng liên tưởng tới những vần thơ nổi tiếng của thi hào Nga vĩ đại Pushkin, khi Người nhắn gửi tới người tình: Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn Em thầm thì hãy gọi tên lên Và hãy tin còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
(Một chút tên tôi đối với nàng)
Hay thi nhân Hàn Mặc Tử, để lại những lời trăng trối cuối cùng cho người yêu: Anh trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuối trong cây
Còn em sao chẳng hay chi cả
Xin để tang anh đến vạn ngày
(Trút linh hồn)
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái thì viết: Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu! Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau
Tưởng như trên đời này cũng chỉ yêu nhau đến thế là cùng. Đoạn thơ kết cũng thật cảm động: Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu...
Dòng thơ đã đưa ta đi đến cõi vĩnh hằng của tình yêu! Tôi thiết nghĩ: "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" của nhà thơ Phạm Ngọc Thái xứng đáng là một thiên tuyệt tác thơ tình, để sống trường tồn với nền thi ca hiện đại Việt Nam. Nguyễn Thị Xuân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2021 18:27:37 bởi Nhân văn >
Bài viết đã được gửi lên Quốc hội và Chính phủ 30.7.2021 PHẠM NGỌC THÁI MỘT THIÊN TÀI THI NHÂN VĨ ĐẠI CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN Nguyễn Thị Hoàng Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm Bản nghị luận dưới đây xin gửi tới: QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM (Bằng các trang điện tử của Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam) - Qua những cơ quan: Văn phòng Quốc hội - Ban chấp hành Đảng QH - Ban chấp hành Công đoàn QH - Hội nhà báo QH - Ban Tuyên giáo Trung ương - Lãnh đạo văn phòng QH... Cùng các tổ chức khác trong Chính phủ được biết. - Để nghiên cứu phương hướng chỉ đạo, xác nhận, vinh danh và, có thể công bố ra ngoài thế giới? Như hai bản nghị luận mà người trong tổ chức văn chương ở thủ đô chúng tôi, đã viết gửi đến Quốc hội và Chính phủ vào các ngày 29.3 - 25.6.2021 mới đây - Hiện văn bản cũng được chúng tôi cho đăng lại trên web. "Việt Nam thư quán" - Mời mở đọc ở link sau: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=899365 * Hoặc xem bài trên các trang mạng trong nước: https://tranmygiong.blogspot.com/2021/06/gioi-thieu-tac-pham-e-xuat-ban-minh.html?fbclid=IwAR3I_HIZEpYRkKEh4y-t5X-O3iPrfZpUJJVuPFDavf1OFj5D6NHMV_XSfy4 Trong nghị luận đã có nói đến pho sách: MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC "Tuyển văn học" này dựng lên cả một sự nghiệp thi ca lớn Phạm Ngọc Thái !!! Độ dày khoảng 400 trang, gồm 100 bài thơ tiêu biểu chọn ra trong đời thi ca tác giả - 46 bài bình thơ hay, tiểu luận đặc sắc về chân dung, thân thế, sự nghiệp văn học của thi nhân. Chúng tôi biên soạn từ những tập sách đã xuất bản của anh, nhất là các tác phẩm chính: - PNT phê bình và tiểu luận thi ca, 2013 - PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN, 2019 - Tuyển thơ chọn lọc, 2019 - 64 bài thơ hay, 2020 Cùng số bài bình luận mới đây trên văn đàn. Pho sách cũng đã được chúng tôi cho đăng trên "Việt Nam thư quán", theo link dưới đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650 A. NHÀ VĂN - NHÀ THƠ CCB TÀI NĂNG Nhà thơ Phạm Ngọc Thái là một cựu chiến binh, từng chiến đấu cả chục năm trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ. Theo trọn cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc... đến tận ngày 30.4.1975 giải phóng Sài Gòn, Mỹ rút về nước. Anh thuộc lớp sinh viên, trí thức yêu nước của những năm sáu mươi thế kỷ trước. Tự nguyện từ bỏ mái trường đại học, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường cầm súng ra chiến trường đánh giặc. Mùa xuân Mậu Thân 1968, Phạm Ngọc Thái một chiến sỹ súng máy đại liên thuộc tiểu đoàn 7, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn mũ sắt 209, Sư 320 hành quân vào chiến trường. Trận đánh lịch sử, đầu tiên đời anh là cùng E209 - F312 của quân đội nhân dân Việt Nam, đánh nhau với tiểu đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ vào đêm 26.3.1968 trên đỉnh Chư Tan Kra, tỉnh Kon Tum. Đó là một trận đánh khốc liệt, đẫm máu trong đời một người lính trận của anh !? Các chiến sỹ của Tiểu đoàn 7, E209 đều chiến đấu rất ngoan cường, dũng cảm. Không một chiến sỹ nào run sợ, đầu hàng địch... ( Dựa theo tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" của Phạm Ngọc Thái ) ... Nhưng họ cũng bị thương vong, hy sinh rất nặng nề. Theo ghi chép trong cuốn "Lịch sử Trung đoàn 209...", Nxb Quân đội 2004 mà chính nhà văn Phạm Ngọc Thái đã mô tả trong Bộ tiểu thuyết lịch sử của mình, rằng: Trong trận Chư Tan Kra, trên 200 chiến sỹ của tiểu đoàn 7 đã không trở về ! Vì trận đánh quá ác liệt đã không thể dứt điểm, nên xác các chiến sỹ tử trận không thể lấy ra được... nằm phơi trên mặt đồi. Sau bị bọn Mỹ lấy xe ủi ủi xuống các hố lớn, tẩm xăng đốt... rồi lấp đất vùi lên. Hơn 200 người chiến binh ấy, hầu hết đều là những thanh niên trai tráng thủ đô ở độ tuổi 18, đôi mươi. Họ là những người con anh hùng của dân tộc này, đã ngã xuống một cách rất thảm khốc, nhưng chí khí kiên cường - Cũng như hàng vạn các liệt sĩ của đất nước ta, đã đổ máu trên chiến trường... trong cuộc chiến tranh đẫm máu năm xưa !? Vì mảnh đất thiêng liêng của dân tộc... vì tổ quốc Việt Nam thân yêu hôm nay: Chúng ta và cả hậu thế mai sau, không có quyền được quên đi sự hy sinh oanh liệt, vẻ vang ấy của họ !!! Nhà thơ Phạm Ngọc Thái chính là một chiến binh trong trận đánh Chư Tan Kra đẫm máu của Trung đoàn 209, sư 312 nói riêng... và trong cả cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc. Anh cùng với hàng vạn thanh niên Việt Nam anh hùng khi đó, đã hiến cả tuổi xuân và xương máu cho cuộc sống được yên bình của tổ quốc hôm nay. Chính anh cũng bị thương trong trận chiến Chư Tan Kra... phải đi viện điều trị lành vết thương rồi lại tiếp tục về chiến đấu, cho đến phút chót của cuộc chiến tranh. Suốt mười năm chiến trận, qua các Trung đoàn 209, Sư 312 - Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên - Trung đoàn 48, Sư 320 - Phạm Ngọc Thái tham gia hầu hết các trận đánh lớn trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ: Như trận đánh giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh 1972, giải phóng Kon Tum 1973... rồi trận chiến quyết liệt ngày 29.4.1975 ở căn cứ Đồng Dù, một hang ổ kiên cố của Sư đoàn 25 Mỹ, được mệnh danh là "tia chớp nhiệt đới", cửa ngõ án ngữ vào Thành đô Sài Gòn... ( Theo tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" ) Dù chỉ trước một ngày, đến 30.4 toàn miền Nam được giải phóng: Nhưng trong trận chiến Đồng Dù 29.4.1975, chỉ tính riêng Sư 320 của anh, hàng trăm chiến sỹ cũng lại phải bỏ mạng... nằm lại chiến trường, không bao giờ trở về quê hương được nữa. Trong tiểu thuyết nhà văn diễn tả lại: Đó là một trận chiến "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" !? Những người chiến binh đã phải vượt qua cả xác đồng đội của mình lẫn xác quân thù, để xông lên giành chiến thắng. Suốt mười năm đánh trận: Nhà thơ cựu chiến binh Phạm Ngọc Thái đã ba lần bị thương, ba lần đổ máu. Anh được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến, cùng danh hiệu dũng sĩ và những hình thức khen thưởng khác. Nguyễn Thị Hoàng
B. MỘT SỰ NGHIỆP VĂN HỌC LỚN Từ một người lính trận, qua cả chục năm chiến tranh đến khi kết thúc mới trở về quê hương ở thủ đô. Phạm Ngọc Thái lại tiếp tục theo học đại học mà năm xưa anh phải bỏ dở đi chiến đấu... rồi trở thành người cán bộ của ngành ngoại thương Việt Nam - Với một khát vọng vô biên trên con đường văn chương? Trong ba mươi năm vừa công tác và lăn lộn cuộc sống mưu sinh, vừa lao mình vào sáng tác. Đến nay, đã cho ra đời gần hai mươi tác phẩm các loại: - Xuất bản 11 tác phẩm thơ và bình luận văn học - Hai tiểu thuyết - 5 kịch bản sân khấu lớn, nhỏ. Ở lĩnh vực nào Phạm Ngọc Thái cũng đạt được tác phẩm có tầm vóc: 1. KỊCH BẢN SÂN KHẤU Sáng tác cả thảy 5 vở kịch nói: hai dài, ba ngắn. * Khi tác giả đưa 3 vở kịch ngắn đến "Nhà hát kịch tuổi trẻ" ở Hà Nội? Nhà hát chuyên dựng 2-3 kịch ngắn để diễn trong một tối - NS Chí Trung, đoàn trưởng Đoàn kịch 1 lúc đó (hiện ông là giám đốc của Nhà hát): Xem xong kịch bản, đã nói với tác giả: ... Kịch của anh thì hay nhưng là hay với anh, với em? Khó diễn - Gu của khán giả thời nay người ta thích... cười nhiều - Tóm lại, kịch của Phạm Ngọc Thái hay... nhưng thiếu "chất hài' !!! Rồi đoàn trưởng kịch Chí Trung đã biếu tác giả một xê-ri vé, xem cả tháng kịch của Nhà Hát miễn phí. - Còn vở kịch dài "Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng" lớn nhất của anh. Thời gian tác giả đưa kịch bản đến "Đoàn kịch nói Trung ương"? Giám đốc của nhà hát kịch lúc đó là NS Anh Dũng, Ông nói: ... Vở kịch này khá, diễn được... nhưng phải chờ đến khi hợp thời? "đánh" hơi mạnh quá! Vị giám đốc Đoàn kịch Trung ương nói thêm: Tôi sẽ lưu kịch bản lại đây !? khi thời thế thích hợp, thì sẽ diễn !!! Hiện vở kịch "Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng" đó, đang được tác giả trao cho NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, là một đoàn kịch lớn cỡ quốc gia - Nghe nói, Ông giám đốc Nhà hát kịch Trung Hiếu đã đọc kịch bản và bảo, sắp tới sẽ đưa ra Hội đồng nghệ thuật xem xét. Tôi diễn giải như thế, chỉ để muốn nói rằng: Kịch bản của Phạm Ngọc Thái, từ kịch ngắn tới kịch dài? Đều đủ tầm để công diễn trong các đoàn kịch quốc gia. 2. VỀ TIỂU THUYẾT Khi tự thấy đã hoàn thành sự nghiệp thi ca. Tác giả nói như vậy - Phạm Ngọc Thái bắt đầu chuyển sang viết tiểu thuyết. Điều đặc biệt là? Tuy chỉ mới viết tiểu thuyết, nhưng vừa sáng tác xong: Anh đã được công ty sách com măng xuất bản ngay... và phát hành rộng rãi trong quân đội. Tác giả không phải bỏ tiền in sách mà được hưởng tiền nhuận bút. Trong hai năm Phạm Ngọc Thái trình làng liền hai tác phẩm: - Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm 2019 - Chiến tranh và tình yêu 2020 " Chiến tranh và tình yêu" là bộ tiểu thuyết dài hai tập, có tính dã sử khá đồ sộ. Nó đồ sộ không phải về trang sách mà là tầm vóc, trữ lượng thời đại chứa đầy ắp trong tác phẩm - Bởi tác giả chính là một chiến binh đã từng tham gia suốt cuộc chiến tranh đánh Mỹ, nên các tình tiết lịch sử và chiến trường được mô tả rất sinh động, sắc bén. Tính dân tộc cùng tình yêu gái trai quyện vào nhau nồng nàn, tha thiết, cao đẹp! Diễn biến được khắc họa ly kỳ, chìm trong sự thảm khốc đau thương bởi chiến tranh - Tiểu thuyết có tính xã hội sâu sắc, điển hình trong thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ ở Việt Nam. Nghe tác giả nói: Anh chuẩn bị trình làng một thiên tiểu thuyết mới: " Tình yêu của em và đứa con"... C. MỘT THIÊN TÀI THI CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Thi ca mới là sự nghiệp chính, chân dung văn học căn bản của Phạm Ngọc Thái - Tôi nói Phạm Ngọc Thái là một thiên tài của thi ca hiện đại Việt Nam !? Bởi vì, trong lịch sử của ngàn năm văn hiến Thăng Long - Kể cả thơ cổ và thơ hiện đại (trừ KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc loại tiểu thuyết thơ) - Còn những thi phẩm "thơ ngắn"? Chưa có thi nhân nào sáng tác được một khối lượng nhiều thơ hay như Phạm Ngọc Thái, nhất là thơ tình. Anh là nhà viết thơ tình hay nhất của đương đại hiện nay. ( Xem trong "Tuyển thơ chọn lọc" và "64 bài thơ hay" ) Cũng chưa có thi nhân nào có nổi một tuyển thơ thật sự tầm vóc như "Tuyển thơ chọn lọc", Nxb Hồng Đức 2019 của anh: Với trên 200 bài thơ chọn lọc trong đời thi ca !? Số lượng bài thơ tình tuyệt hay vào hàng kiệt xuất, và thơ hay đã đạt được... nhiều nhất trong thi đàn xưa nay !!! Dựng lên như một "trường thành thi ca" đối với nền thơ hiện đại Việt Nam. Trong hai bản nghị luận trước gửi lên Quốc hội và Chính phủ, cũng đã nói. Tôi sẽ xin dẫn giải kỹ sau Nói về thơ hay? Tôi đã từng bình luận rằng: Thơ hay bậc nhất của ngàn năm văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời, thơ của mọi thời đại: Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Như: Đèo ngang của BHTQ / Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương / Thương vợ - Tú Xương / Thu điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận / Tranh lõa thể - Bích Khê / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai sắc hoa ti-gôn - TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh / ... Đó là những bài thơ tuyệt hay của ngàn năm văn hiến. Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái dù là "thơ tình" hay "thơ đời", anh chỉ sáng tác loại thơ có khả năng sống trường cửu đó. Qua thời gian đã sàng lọc những đánh giá trên văn đàn, tôi nhận định: Loại thơ tuyệt hay hàng đỉnh, tương đương với những tuyệt phẩm trong ngàn năm Thăng Long như đã nêu trên - Phạm Ngọc Thái có 7 bài: * Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Em về biển / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu / Người đàn bà trắng / Váy thiếu nữ bay / Làm ma em vợ / Em bán xoài. Còn những bài thơ hay, thơ tinh sắc khác của anh thì nhiều lắm: * Khoảng trôi trong lá; Đất nước tôi yêu; Người thôn nữ miền sông nước; Tiếng hát đời thường; Phố thu và áo trắng; Khóc Hàn Mặc Tử; Trước Núi Mỹ Nhân; Khóc bên Hồ Núi Cốc; Cô quét lá đêm hồ; Em ơi! Thành phố lại mưa; Anh vẫn ở bên Hồ Tây; Một góc Hồ Tây; Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau; Em tắm; Con đường phượng đỏ; Nghe tin em sốt; v.v... ( Các bài thơ đều có trong tập "64 bài thơ hay" ) KẾT LUẬN: Trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng? Trừ truyện Kiều của cụ Nguyễn Du - Chưa có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ hay đến thế !!! Nghìn năm qua chưa có - Nghìn năm sau không biết có có không ??? Bởi vậy, chúng tôi mới nói rằng: Phạm Ngọc Thái là một thiên tài. Thi nhân vĩ đại của thi ca hiện đại Việt Nam! D. CÁC THI NHÂN VĨ ĐẠI THƯỜNG HỌ ĐỀU BIẾT MÌNH VĨ ĐẠI Hầu hết các nhà thơ vĩ đại trong nhân loại, khi đương thời đang sống? Họ đều biết mình vĩ đại ! - Thiên tài Pushkin, mặt trời thi ca của nước Nga từng viết: Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi Nghĩa là, Ông khẳng định sự bất tử và vĩ đại của mình. Dù trên đời chỉ còn một thi nhân, thi nhân ấy là ta ! Danh tiếng ta sẽ vang đời đời, mãi mãi... - Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ? Lúc đang còn sống, tác phẩm "Lá cỏ" của Ông bị rất nhiều văn sĩ nước Mỹ dè bỉu, chê bai: Nào là thấp kém, thông tục, tầm thường... Có nhà thơ rất tên tuổi thời đó, được Whitman gửi biếu sách? Để tỏ rõ thái độ khinh mạn của mình, nhà thơ này đem xé đôi cuốn sách rồi gửi bưu điện trả lại cho Ông - Người duy nhất tin vào tương lai của tác phẩm "Lá cỏ", và khẳng định về sự vĩ đại của minh !? Chính là bản thân Whitman ! Trong bài thơ viết về thành phố New York, Ông viết: " Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây " - Ông đã đúng, chính tập thơ "Lá cỏ" đã đưa Walt Whitman trở thành đại thi hào... và Ông đã được phong là người sáng lập ra nền thi ca mới của Mỹ. - Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam chúng ta cũng thế !!! Người rất biết truyện KIỀU của mình là một tác phẩm bất hủ, để tên tuổi Người có thể vang danh đến muôn thu !? Nên khi đưa Kiều vào đọc trong chốn dân tình heo hút, lãng quên... Người đã than: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Không biết hơn ba trăm năm nữa, liệu nhân thế có ai người sẽ khóc Nguyễn Du? - Trở lại về thi nhân Phạm Ngọc Thái - Vào mùa đông 2019, khi xuất bản "Tuyển thơ chọn lọc" : Anh đã viết một "huyết thư" gửi cùng với tác phẩm, cho ông Chủ tịch HNVVN và PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện văn học Việt Nam. Lá thư đề ngày 26.12.2019 có đoạn viết: " Hôm nay, tôi cho xuất bản TUYỂN THƠ CHỌN LỌC Phạm Ngọc Thái... với hơn 200 bài thơ tự do hiện đại các loại, chọn lọc trong suốt đời sáng tác thi ca của tôi. Đánh giá về Tuyển thơ?... Tôi tin chắc chắn rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ gì đó...! Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại Việt Nam. ... Nay tôi đã ngoài 70 xuân, sức khỏe cũng không tốt, chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa? Nếu để cho tôi nói lên tiếng nói từ trong thẳm sâu tâm tư của lòng mình, thì tôi xin nói rằng: Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có Phạm Ngọc Thái. Vâng, tôi tin chắc như vậy! ... Nguyễn Du năm xưa còn phải than: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Huống chi ngày nay, theo tôi: Tuy khả năng thông tin xã hội có bùng nổ mạnh lên, nhưng sự nhận thức về thi ca, nhất là thơ tự do hiện đại lại hỗn loạn và manh mún hơn. Nam mô a di đà phật ! Cầu mong tất cả được quang minh. ". Thi nhân đã khẳng định mình như vậy! Đồng thời, anh còn để lại cho đời một bài thơ tự thán: "Ta khóc cho ta", có đoạn viết: Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hôm nay rỏ chút lệ sầu Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình .... Nguyễn Du ơi, đón tôi cùng Một mai tôi sẽ lập hương khói thờ Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người. ( trích "64 bài thơ hay" ) Kính thưa Quốc hội và Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiện nhà thơ Phạm Ngọc Thái đang trú ngụ tại: Ngõ 218, ngách 27/8 số 19, phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội - ĐT: 038 302 4194 - Email: ngocthai1948@gmail.com Quốc hội và Chính phủ có thể cử người - Hay trực tiếp Ban Tuyên giáo Trung ương, tới gặp nhà thơ tại nhà riêng. Nhà thơ vẫn còn đầy đủ những tác phẩm chính, phát hành ở các nhà xuất bản của quốc gia… để biếu các Quí ngài. Hoặc Quốc hội và Chính phủ cho trát mời ! Nhà thơ Phạm Ngọc Thái sẵn sàng lên trình diện Trung ương. Hà Nội, cuối tháng 7.2021 Nguyễn Thị Hoàng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2021 12:00:02 bởi Nhân văn >
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MỘT TRANG WEB. YÊU CẦU Nhà văn, nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI Sinh : Ngày 17.1.1949 Quê quán : Hà Nội Hiện ở : Ngõ 218 hẻm 27/8, số 19 phố Lạc Long Quân, Q. Tây Hồ, Hà Nội. ĐT : 038 302 4194 Email : ngocthai1948@gmail.com Hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Thủ đô SÁNG TÁC & XUẤT BẢN (18 tác phẩm văn học các loại) A. 11 tập thơ và bình luận: - Có một khoảng trời 1990 - Người đàn bà trắng 1994 - Rung động trái tim 2009 - Hồ Xuân Hương tái lai 2012 - Phê bình & tiểu luận thi ca 2013 - Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - Thơ tình viết cho sinh viên 2015 - Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam 2019 - " Tuyển thơ chọn lọc " Phạm Ngọc Thái 2019. - Cha khóc con, Nxb Hồng Đức 2020 - 64 bài thơ hay 2020 2/. Hai tiểu thuyết: - Cuộc chiến 12 ngày đêm Hà Nội 2019 - Chiến tranh và tình yêu (hai tập) 2020 3/. 5 vở kịch nói sân khấu: * Hai kịch bản dài: - Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng - Bản án dưới mồ * Ba kịch bản ngắn: - Mối tình hoa hồng bạch - Chuyện ở quán gốc đa - Cánh cửa quốc tế GIỚI THIỆU BẨY BÀI THƠ TÌNH TIÊU BIỂU HAY HÀNG TUYỆT PHẨM THI CA 1. SÁNG THU VÀNG Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió (Kỷ niệm Bích Đào) Gặp lại em một sáng thu vàng Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố Với trời xanh, hồ xanh gió Gió đưa làn tóc em bay... Sáng thu này trĩu cả hàng cây Đô thành dịu mát Ông lão ngồi bên gốc cây, bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời Bà xúc tép váy khều khào nước Một thời xa lắc Em nghiêng chao về một thời xa Người con gái đã thành chính quả! (phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha) Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà... Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở... Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu! Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ Và trái tim cũng không còn.
Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang Những con đường xưa tắm hơi em Môi em cười... hoa lá nát đau thêm Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh Một mùa thu lá lá Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan… 2. NHÌN TRĂNG NHỚ EM Tặng Ánh Tuyết Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé Nhưng lòng tha thiết yêu thương Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng Cả tới khi không còn trăng nữa Thì em vẫn bên vành vạnh tỏ Đưa anh vào giấc mộng ru đêm Để cùng nhau say cảnh thần tiên Cho quên hết biển đời ngang trái Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi Chân trời sẽ lụi tàn nếu chẳng có tình em Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn Đêm nằm thao thức vấn vương Trăng không còn. Em vẫn hiện lên... Dìu anh qua phong ba, bão táp Trong giấc ngủ chập chờn đêm bất diệt Anh bay về ôm lấy trăng em Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển Thế thái nhân tình dẫu bao đổi biến Chẳng đảng phái nào sánh được hơn Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con" Sống mãi muôn đời dù thay bao chủ nghĩa Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa Nhìn khắp thiên hà càng da diết yêu thêm. 3. VÁY THIẾU NỮ BAY Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên Nguyễn Du * Váy thiếu nữ bay để ngỏ Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở Tìm vào cung cấm của em “Bờ bãi con người” em trổ hoa trái ngọt Đến đế vương cũng khum gối cầu mong Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian Có phải đó khúc quân hành nhân loại Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý! Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang. 4. EM VỀ BIỂN Quê em thành phố biển Em về biển để vùi vào trong cát Nỗi buồn nước mắt Những nát tan vòm ngực đã thương đau. Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả... Xô mãi bờ với lá thông reo Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng Mang nỗi niềm, không biết đã đi đâu? “Bờ bãi đời người” - Cuộc sống tình yêu Trái tim nhỏ, em dựng cả toà-sen chân Phật Tổ! Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu Tháng năm trôi, tình cũ cháy như khêu... Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải Đôi gót đỏ, ánh mắt nhìn thơ dại Đã thổi thành bão tố ở trong anh Hàng bạch đàn năm xưa còn đó Anh còn đây. Em hỡi, anh còn đây! Nhớ những buổi đón em, bên cổng trường sinh ngữ Tóc nửa bạc rồi. Chỉ thấy gió mưa bay... Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi! 5. ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI Em nói với tôi rằng: “Muốn có một đứa con…” Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm Năm tháng dáng hình em hiển hiện Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi! Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu Thì đời này, em ạ! Có trớ trêu Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét Anh hôn lên đôi môi em như một vầng trăng khuyết Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em! Chỉ hóa kiếp mình, tiếp cuộc trường sinh Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ Với mối tình nồng thắm của em yêu Nếu giây phút nào, em lạc bến cô liêu Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục Thời trai trẻ phong trần, qua chiến tranh loạn lạc Cả cuộc đời chỉ ham thích thơ văn Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu. 6. ANH ĐỨNG NHÌN THEO BÓNG CHIM CÂU . Tặng người nữ sinh của thời yêu Mấy chục năm rồi, em ở đâu? Ơi, người con gái của thời yêu Chiều nay thành phố trong mưa lạnh Anh đứng nhìn theo bóng chim câu Kìa! Dáng hình xưa lại hiện về Gót thon bước nhẹ dưới đường quê Gió bay mái tóc hương thơm ngát Để cả trời xanh phải đê mê Tiếng hát ai đưa vọng bên hồ Đã xa năm tháng hãy còn mơ Mắt em thăm thẳm soi làn nước Tận đáy hồn anh cứ ngẩn ngơ Chiều nay mà ngỡ buổi chiều nao Vẫn đến trường em lối cổng vào Đón cô thiếu nữ xinh xẻo ấy Chạy đến bên anh tủm tỉm chào Thôi thế, hết rồi - Bé yêu ơi! Bụi cát lầm lên phủ cuộc đời Giá em mãi tuổi đôi mươi nhỉ Và anh cũng đừng vội già người Mấy chục năm trời, em ở đâu? Anh đứng nhìn theo bóng chim câu… 7. NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy... Tặng Bích Đào * Chiếc mũ trắng mềm, em đội bầu trời Khóm mây trắng bay, nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! Em đi, về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xoã ngang vai mái hất tơi bời Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! Người đàn bà ai mà định nghĩa? Đường xưa đó về đây, em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa. Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi, suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình anh lại viết về em Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.09.2021 01:33:12 bởi Nhân văn >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu: