Vua Hùng Vương

Tác giả Bài
LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Vua Hùng Vương - 01.04.2008 12:02:35
 
 

Mùa xuân trong truyền thuyết Hùng Vương


Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách đây hàng ngàn năm, cha ông ta đã kiên cường, dũng cảm, khai sơn, phá thạch, cùng nhau gây dựng nên bờ cõi, non sông đất nước, lập nên một quốc gia độc lập, có chủ quyền đầu tiên của người Việt. Các Vua Hùng từ đời này qua đời khác, đã xây dựng nên nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, tạo tiền đề phát triển đất nước với nền văn hóa đồng thau Đông Sơn và một truyền thống nghệ thuật phong phú, độc đáo. Từ đó, đất Tổ Hùng Vương đã trở thành cội nguồn dân tộc, nơi đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và vững bền của dân tộc Việt Nam.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được một kho tàng Truyền thuyết Hùng Vương khá dày và phong phú với truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, về Thánh Gióng, về Chử Đồng Tử - Tiên Dung, về sự tích Trầu - Cau... Đây không hẳn là những hư cấu ly kỳ thần thoại trong giai đoạn đầu tiên của dân tộc mà nó chính là bóng dáng đậm nét của một chặng đường lịch sử mà tổ tiên ta đã trải qua và tạo dựng nên. Trong đó, những truyền thuyết gắn liền với mùa xuân dựng nước của dân tộc có một ý nghĩa độc đáo. Chúng ta ai cũng biết rằng: Việt Nam là một nước nông nghiệp, mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm làm ăn, một năm lao động sản xuất trên đồng ruộng với những công việc như trồng cây, gieo hạt, bứng gốc, chiết cành... Tổ tiên ta cũng vậy, ngay từ buổi khởi nghiệp, các vua Hùng đã lấy việc trồng cây lương thực làm công việc quan trọng đầu xuân. Truyền thuyết "Vua Hùng trồng kê ra lúa" còn kể lại: "Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.  

 Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo".

Truyền thuyết này cùng với truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" đã chứng tỏ rằng ngay từ ban mai lịch sử, ông cha ta đã biết phát hiện ra những cách làm ăn mới phù hợp với vùng đất mình cư trú. Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" kể rằng: "Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.

Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống". Mùa xuân của thời Hùng Vương là mùa xuân lao động với điểm khởi đầu là một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước sơ khai. Hình ảnh một ông Vua lội xuống bãi, xuống ruộng mà cấy lúa với dân "đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay" như truyền thuyết đã ghi thì quả là hiếm thấy trong lịch sử các dân tộc. Tục truyền rằng xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay chính là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Xã này ngày trước có tên tục là Kẻ Lú. Hàng năm có lệ đến đầu mùa cấy, người dân đều làm lễ tế Vua Hùng. Trước đó xã cử một cụ già lội xuống ruộng cấy trước bốn cây mạ rồi mới làm lễ tế Vua, như vậy là để tái hiện lại hình ảnh Vua Hùng thuở xưa.
Ngay từ trước khi nhà nước Văn Lang ra đời với 18 đời Vua Hùng nối tiếp nhau, những cư dân nguyên thuỷ đã biết đến vai trò của thóc lúa. Những hạt thóc cổ tìm thấy trong tầng văn hoá tại di tích Đồng Đậu ở Phú Thọ và sau này là những vỏ trấu đã cháy thành than phát hiện được ở di chỉ Làng Cả, thành phố Việt Trì đã khẳng định sự gắn bó với nông nghiệp của người Việt cổ. Và có thể nói, đến thời Hùng Vương với nước Văn Lang thuở ấy, thông qua những truyền thuyết trên, chúng ta thấy lao động nông nghiệp được thực sự tôn trọng và khuyến khích, đúng như câu tục ngữ ngàn đời nay vẫn ghi "Dĩ nông vi bản". Nền văn minh sông Hồng và nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước cũng đã xuất phát từ đấy. 

Trên đỉnh núi Hùng còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét so với mặt biển, xa xưa, trước khi thờ Hùng Vương, đây là nơi thờ các thần tự nhiên. Đến nay, tại Đền Thượng vẫn còn có tên gọi là Kính Thiên Lĩnh Điện (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Đồng bào địa phương vẫn kể rằng, trước đây, gần một thế kỷ, Đền Thượng vẫn còn thờ hạt lúa thần. Đó là hình tượng một hạt thóc bằng đá to như cái thuyền. Tục truyền rằng, Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời, thờ thần lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi. Đến nay, tục "Chọc lỗ tra lúa và gieo kê trên bãi ướt" vẫn còn tồn tại ở một số nơi thuộc vùng Lâm Thao. Và giờ đây, nếu ai có dịp đến xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, ghé qua chợ Lú vẫn có thể bắt gặp không khí nhộn nhịp, náo nức của những người bán thóc, gạo đông đúc ở đây. Gắn liền với truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa", chợ Lú bao đời nay vẫn là nơi buôn bán, trao đổi thóc gạo sầm uất có tiếng trong vùng. Như vậy, bắt đầu vào thời các vua Hùng cho đến ngày nay, lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, được gieo trồng trên khắp đồng ruộng nước ta. Với những chứng cứ mà các nhà khảo cổ học, dân tộc học và sử học thu lượm được đã cho biết, nghề nông với đúng nghĩa của từ này, vào thời các vua Hùng đã là nghề sinh sống chủ yếu của cư dân Việt cổ. Chỉ như vậy thôi đã có thể thấy được rằng trạng thái kinh tế từ thời các Hùng Vương trên cơ bản đã thay đổi hẳn, khác về chất so với trước kia, đánh dấu thời kỳ mà con người vĩnh viễn thoát khỏi sự khống chế của tự nhiên. Và với lao động sáng tạo của mình, người dân thời đại Hùng Vương đã tạo ra nhiều của cải thoả mãn nhu cầu sống ngày càng tăng của chính mình. Đây chính là sự phát triển nền văn minh lúa nước của người Việt cổ mà truyền thống và mọi biểu hiện của nó dường như còn mãi đến ngày nay. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thời đại Hùng Vương còn được đánh dấu bằng sự thăng hoa của những công cụ đồng thau, dấu ấn của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ trên đất nước Việt Nam. Nhờ những công cụ bằng đồng, nhất là lưỡi cày đồng, nghề trồng lúa ở thời kỳ này đã chuyển sang bước ngoặt mới, đó là thời kỳ định cư và mở mang diện tích canh tác. Cư dân Lạc Việt lúc này đã thuần hoá được lúa nếp, lúa tẻ, các loại rau đậu, thuần hoá được một số loài gia súc để nuôi như lợn, chó, gà, trâu, bò... Từ sự vươn mình của hạt lúa Việt trên những thửa ruộng Lạc ngày ấy, kho tàng truyền thuyết Hùng Vương lại được bổ sung những câu chuyện mới.

Trong hành trình lên Đền Hùng mỗi dịp Giỗ Tổ, ai cũng có một lần dừng chân ở Đền Trung trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi này hơn 2000 năm trước là nơi dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của Vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Sau thời Hùng Vương, nhân dân lập miếu thờ các Vua Hùng gọi là "Hùng Vương tổ miếu" ở đây. Tương truyền đây cũng là nơi Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng lên cho vua cha trong dịp thử tài thuở trước. Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày" kể rằng: "Sau khi đánh bại giặc Ân Vua Hùng thứ 6 đã già, muốn được nghỉ ngơi, bèn có ý định truyền ngôi cho một trong 24 người con trai. Ngài xuống Chiếu cho các hoàng tử mỗi người kiếm một lễ vật quý nhất để dâng lên tổ tiên. Lễ vật của ai tỏ được lòng hiếu thảo thì sẽ được truyền ngôi. 23 người anh sai người đi khắp nơi, tranh nhau tìm sơn hào hải vị. Riêng vợ chồng Hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu nghèo khó, không làm được như vậy nên rất buồn. Trong khi vợ chồng Lang Liêu không biết lấy lễ vật gì để dâng tổ tiên thì trong giấc mơ, có bà tiên đã mách bảo rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì quý bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất, rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Vợ chồng Lang Liêu nghe lời đã dùng gạo nếp để làm bánh dày và bánh chưng, tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Vua Hùng ngợi khen là "bánh thì ngon, ý thì hay". Vua rất hài lòng với món lễ vật của con út và đã truyền ngôi cho chàng, Lang Liêu trở thành Hùng Vương thứ 7. Đến ngày Tết, Vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ". Đền Trung với sự tích Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày đã giải thích quan niệm trời tròn đất vuông cùng tục nấu bánh chưng của nguời Việt vào các dịp Tết. Truyền thuyết ấy đã được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyền mãi đến nay, qua biết bao thời gian mà vẫn giữ đựợc tính triết lý sâu sắc của người dân Việt cổ xưa... 

Mỗi khi Tết đến, xuân về, dù mọi nhà đều tất bật sắm sửa, lo toan cho một cái Tết đủ đầy, nhưng không ai quên việc chuẩn bị ít nhất là một cặp bánh chưng để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Nói đến bánh chưng xanh ngày Tết, hầu như người Việt Nam nào cũng biết câu chuyện cảm động về chàng Lang Liêu hiếu thảo qua truyền thuyết "Bánh chưng bánh dày". Từ đó, người Việt ở khắp các nơi, mỗi khi có tế lễ, hội hè, nhất là vào dịp Tết đều có phong tục giã bánh dày, gói bánh chưng để cúng tổ tiên. Trong mâm cỗ đón xuân ngày nay, khi nhìn những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn ta lại nhớ đến Lang Liêu thuở trước. Mâm cỗ mừng thọ Vua Hùng ngày ấy chính là những cặp bánh chưng như thế. Tổ tiên ta đã biết quý trọng từng giọt mồ hôi của mình đổ ra trên nương bãi, chắt góp nó lại để tạo ra hạt gạo trắng, chiếc bánh thơm dùng để liên hoan trong ngày xuân mới.
Do đời sống và kinh tế phát triển, dân cư thời Hùng Vương đã có những lễ hội và sinh hoạt văn hoá cộng đồng rất phong phú. Vào những ngày xuân lịch sử, cha ông ta có những sinh hoạt văn hóa như lễ hội hoá trang, đua thuyền, tục đâm trâu, giã cối... mà dấu ấn vẫn còn ghi đậm cho đến tận bây giờ. Nếu như người dân Kinh Bắc tự hào về những làn điệu dân ca quan họ, thì hát Xoan, hát Ghẹo của đất tổ Phong Châu cũng rất nổi tiếng. Theo các nhà nghiên cứu, hát Xoan chính là một làn điệu dân ca có từ lâu đời. Hát Xoan chính là hát Xuân, hát vào mùa Xuân. Gốc tích của nó có từ thời dựng nước.
 
Truyền thuyết dân gian cho hay: "Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.

Phân tích của Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng Phú Thọ về Hát Xoan : "Hát Xoan chính là hát vào mùa xuân vì chữ Xoan chính là đọc chệch của chữ Xuân mà ra... Hát Xoan ra đời rất sớm, đặc biệt là hát Xoan ở vùng Kim Đức được coi là vùng đất gốc, hát Xoan gốc của cả nước vì ở đây có 4 làng chính: Kim Đức, Kim Đới, Thét, An Thái. Đây là điệu hát tương truyền có từ thời Hùng Vương, trong khắp cả vùng đều nói đến truyền thuyết này... Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cũng như những nhà sử học đánh giá rất cao hát Xoan... Người ta cho rằng hát Xoan có những tầng văn hóa cổ nhất vì qua nghiên cứu ngôn ngữ, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng một số những từ ngữ trong hát xoan còn giữ lại được những âm điệu rất cổ mà nhiều người cho rằng ở đó có những ngôn ngữ có từ thời Hùng Vương".

Đến làng Trẹo (xã Hy Cương, giáp chân núi Nghĩa Lĩnh), chúng ta còn được nghe các cụ già kể lại tục cầu hèm gọi là: "Rước chúa trai, chúa gái" và trò "Bách nghệ khôi hài", một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về. 

Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng..."

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương phân tích về trò bách nghệ khôi hài: "Nghi lễ rước thần lúa hay kèm theo trò bách nghệ khôi hài. Đây là một hình thức phối kết hợp giữa 2 nghi lễ: nông nghiệp, rước lúa và nghi lễ rước dâu... Nhưng tại sao lại kết hợp 2 điều này, đó là cái chất hài của anh nông dân".

Hội lễ là một phần trong cuộc sống của người dân Lạc Việt hàng nghìn năm trước, nói cách khác, sinh hoạt văn hóa tinh thần của thời Hùng Vương được biểu hiện tập trung trong các dịp hội lễ, nhất là trong dịp hội mùa của cư dân nông nghiệp. Qua nghệ thuật tạo hình Đông Sơn kết hợp với tư liệu lịch sử và dân tộc học, chúng ta có thể hình dung: Vào những ngày hội lễ, trong âm thanh hòa tấu rộn ràng của những dàn trống đồng, dàn chiêng cồng, của tiếng khèn, tiếng nhạc, tiếng sênh phách, dân làng ca hát, nhảy múa vui chơi và tiến hành các lễ nghi nông nghiệp cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sinh sản thịnh vượng. Trong đó đáng chú ý nhất là tục lệ đánh trống đồng: hoặc do một nguời đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng... Ngoài ra, còn có những hình thức múa hát giao duyên nam nữ như Hội giã cối: từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự tín ngưỡng phồn thực. Lại có cảnh đua thuyền trên sông nước với những chiếc thuyền độc mộc mình thon, mũi cong, đuôi én. Mọi sinh hoạt trên đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc sống như mong mưa thuận, gió hòa, mong được mùa, mong sinh sản được nhiều. 

Bản Ngọc phả cổ truyền 18 đời Vua Hùng hiển thánh được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương được viết năm Hồng Đức nguyên niên 1470 còn ghi "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gây dựng nước nhà của các đấng Thánh Tổ ngày xưa..."

Sau hàng trăm nghìn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá cũ thô sơ tiến đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước, đời sống vật chất và tinh thần của con người nguyên thủy Việt Nam ngày càng được nâng cao, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam, mở ra một thời đại mới, thời đại dựng nước. Qua những truyền thuyết kể trên, có thể thấy thời đại Hùng Vương với những mùa xuân vui tươi, tràn đầy niềm lạc quan và hy vọng đã xác lập được một lối sống Việt Nam, một truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam sau này. Hoà mình vào mùa xuân mới của đất nước, của dân tộc trong thế kỷ mới, Phú Thọ hôm nay cũng đang gìn giữ, lưu truyền trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình những truyền thuyết, những cổ tích thần thoại và những loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc để tạo nên một đời sống tinh thần phong phú của người dân đất Tổ. Tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, Phú Thọ chào đón mùa Xuân bằng Tết trồng cây, bằng ngày hội xuống đồng... và tiếng hát Xoan của nàng Quế Hoa, của các Mỵ nương thuở nào nay lại được các chàng trai, cô gái cất lên tươi mát, mượt mà, đầm ấm trong những dịp lễ hội ngày xuân. Sống trên vùng đất cội nguồn, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để lại, Phú Thọ đang tiếp nối những nét đẹp của thời dựng nước trong quá trình đổi mới và phát triển của vùng đất Tổ ngày hôm nay. Nhất là khi hành trình ấy được soi rọi bằng ánh sáng trí tuệ - đoàn kết - dân chủ và đổi mới, bằng nội lực mạnh mẽ của đất nước và nhân dân để tiếp tục tiến nhanh trong thế kỷ 21. Thời đại Hùng Vương với những thành quả dựng nước và giữ nước ban đầu, với nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã khẳng định vị trí của nó trong lịch sử dân tộc như một kỷ nguyên: Kỷ nguyên mở đầu sự nghiệp dựng nước và giữ nước, kỷ nguyên văn minh đầu tiên của dân tộc. Đây là một thời đại để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. 

Một mùa xuân mới lại về, đón mùa xuân mới, con người Việt Nam hôm nay đang tràn đầy tin tưởng và quyết tâm phấn đấu, góp phần xây dựng đất nước mãi mãi là mùa xuân tươi đẹp của mọi người, mọi nhà từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đã được khởi nguồn từ thời Hùng Vương dựng nước. Tìm hiểu, nghiên cứu truyền thuyết thời Vua Hùng, chúng ta càng thấy yêu, thấy quý mùa xuân đất nước. Hàng ngàn năm đã qua đi, nhưng những cái "chất" quý giá của tổ tiên ta không hề rơi rụng trong các thế hệ nối tiếp. Từ thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu rực rỡ của dân tộc Việt Nam đến ngày nay rực sáng chiến công, người dân Việt Nam, những con Lạc, cháu Hồng, đời nọ nối tiếp đời kia đang ngày càng phát triển, nối dài theo sự trường tồn lịch sử.

Vũ Anh Phong
 


 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2008 12:10:37 bởi LXMai >
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Vua Hùng Vương - 01.04.2008 12:30:17
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
 
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới - Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.
Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:
   - Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.
Thủy Tinh hô ma, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.
Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.
Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Sơn Tinh Thủy Tinh, Trần Đại Phước - 01.04.2008 12:35:53
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hùng Vương - 02.04.2008 08:16:38
.....
 
Vua Hùng và Văn lang Quốc
 
Theo sử cũ và bộ Sử Ký của Trần Trọng Kim thì các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang ở vùng bắc và vùng trung Việt Nam hiện nay và đước chia ra 15 bộ như sau:
 
.1.  Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Yên)
.2.  Châu Diên (Sơn Tây)
.3.  Phú Lộc (Sơn Tây)
.4.  Tân HƯng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
.5.  Vũ Định ( Thái Nguyên, Cao Bắng)
.6.  Vũ Ninh (Bắc Ninh)
.7.  Lục Hải ( Lạng Sơn)
.8.  Ninh Hải (Quảng Yên)
.9.  Dương Tuyên (Hải Dương)
10.  Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định)
11.  Cửu Chân (Thanh Hoá)
12.  Hoài Nam (Nghệ An)
13.  Cửu Đức (Hà Tỉnh)
14.  Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15.  Bình Văn
 
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ thuộc huyện Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Yên) có tướng Văn là Lạc hầu, tướng Võ là lạc Tướng giúp vua cai trị dân, theo truyền thống phụ đạo là cha truyền con nối.
 
.....
 
http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_10/Quocthanh_quocto.htm
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hùng Vương - 02.04.2008 08:24:53
Lịch sử đền Hùng


"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

 
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

 
Ðền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Ðó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.


 
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Ðó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Ðám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Ðó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡõ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.



Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Ðó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Ðền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.


Trang Nha | Lien lac |
www.HungVuong.org © 2003 All rights reserved.

http://www.hungvuong.org/index.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2008 08:29:55 bởi LXMai >
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Trống Đồng - 02.04.2008 08:48:07
Trống đồng





 

 
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ thời đại Đồ Đồng.
Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được chôn theo khi người chủ qua đời.

Ngày nay, ngoài hàng trăm chiếc trống đồng được lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương, thì dường như trống đồng đã vắng mặt trong cuộc sống đời thường kể cả những dịp hội hè, lễ tết, người ta chỉ còn gặp trống đồng ở các viện bảo tàng và các truyện cổ tích. Tuy nhiên, vùng đất Thanh Sơn miền tây của tỉnh Phú Thọ là nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống đồng của dân tộc Mường với "Đâm Đuống" và "Chàm thau"[1]. Đây cũng là một trong số những vùng địa linh của Việt Nam phát hiện được nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Chính vì lý do đó mà gần đây Việt Nam đã khôi phục một tập tục đánh trống đồng ngày giỗ Tổ các vua Hùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Trống đồng cũng là nhạc cụ gõ phổ biến trong các dân tộc Khơ Mú, Lôlô và Mường ở Việt Nam hiện nay. Trong những cộng đồng này người ta sử dụng nó với mục đích tang lễ, ngoài ra không dùng cho bất kỳ trường hợp nào khác.


Mục lục


Sử liệu
Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (chữ Hán: 史本), một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác: cuốn Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑)[2].
Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận...."[3]. Sách này còn chép rằng Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng 40-43, đã tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và cột đồng Mã Viện.
Ở Việt Nam, các cuốn Việt Điện U Linh TậpLĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng nói đến trống đồng.

 Khảo cổ
Trống đồng là một trong những loại di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tìm được tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Trong các vùng này, các nhóm dân tộc đã sử dụng trống đồng từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng ở nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á, nơi tìm thấy trống thường là khu mộ táng quan trọng, mộ của những người đứng đầu trong làng. Nhiều trống được tìm thấy dọc theo các con sông và đường thủy ở Đông Nam Á, do đây là hình thức giao thông chính của dân cư bản địa thời đó.
 
Bắc Việt Nam và Tây Bắc Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Namkhu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ đã được tìm thấy. Theo một báo cáo năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng[4]. Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam cho đến năm 1980 là 960 chiếc, trong đó có 540 chiếc thuộc loại trống đồng Đông Sơn[5].

Ngoài ra, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, PhilippinesNhật Bản.

Trống đồng đã có vai trò quan trọng bậc nhất trong văn hóa Đông Sơn - nền văn hóa được biết đến với những trống đồng trang trí cầu kỳ được tìm thấy ở nhiều nơi ở Đông Nam Á và Bắc Việt Nam. Số lượng lớn trống Đông Sơn đã được tìm thấy tại Mê Linh - trung tâm của văn hóa Đông Sơn. Nhiều trống Đông Sơn cũng được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng - vùng dân cư đông đúc thời cổ và là hành lang giao thông nối giữa cao nguyên Tây Tạngbiển. Đây đã là con đường di cư của người xưa từ Đông Á xuống Đông Nam Á.

 Cấu tạo và cách sử dụng
Trống đồng thường có đường kính mặt khoảng 50 cm, cao từ 45 đến 50 cm, mặt trống phủ vừa sát đến tang trống. Điều này cho thấy chúng có kích cỡ trung bình so với các loại trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Giữa mặt trống có ngôi sao 12 cánh, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Phần trên thân trống phình ra, đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn.
Loại trống đồng này đúc bằng hợp kim đồng, âm thanh không vang, không trong như loại Hê gơ I của trống đồng đông Sơn.

Người ta đặt úp trống trên sàn nhà hay trên mặt đất, dùng cái dùi có mỏ khoắm bọc vải gõ vào. Trong nghi thức tang lễ người ta dùng trống đồng với kèn đám ma, sao ngang, đàn nhị, cồng chiêng, thanh la và trống bịt da dê. Riêng người Khơ Mú họ dùng dùi thẳng có phần đầu bọc vải để gõ vào trống úp xuống, còn người Lôlô đặt 2 cái trống đồng nằm nghiêng hoặc treo nghiêng, mặt trống đối diện nhau và dùng dùi thẳng như người Khơ Mú.
Tiếng trống đồng đối với những dân tộc kể trên là âm thanh của trời (tiếng sét), còn mặt trống tượng trưng cho mặt trời. Tiếng trống sẽ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên họ.
Trống đồng của Việt Nam rất đa dạng. Ngoài những loại trống kể trên còn nhiều loại khác như Đông Sơn, Hoàng Hạ và Ngọc Lũ.

 Phân loại
Theo phân loại của Heger:
  • Trống Heger I, còn được nhiều người gọi là trống Đông Sơn. Trống loại này thường lớn, thân trống hình trụ thẳng đứng. Mặt dưới để trống, mặt trên có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống đồng Quảng Xương, hoặc 14 cánh như trống đồng Ngọc Lũ, Sông Đà, Thượng Lâm. Hoặc 16 cánh như Hoàng Hạ, Salayar. Trống loại này được tìm ở khắp vùng Đông Nam Á, nhưng tập trung nhiều nhất ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất là các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, và Sông Đà.
  • Trống Heger II: thân trống chỉ có 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con. Mặt trời có 8 tia. Loại này phân bố ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng có nhiều loại trống này và còn được người Mường sử dụng, nên có người gọi là trống Mường.
  • Trống Heger III có quai nhỏ đẹp. Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là 3 con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống". Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).
  • Trống Heger IV có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi. Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.


Trong cách phân loại này, trống loại I được cho là cổ nhất.
Indonesia, có loại trống đồng đặc biệt, thân dài, gọi là trống Moko và không xếp vào các loại trống Heger. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng thiết kế và kiểu trang trí của loại trống này rất có thể có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn [1]. Nổi tiếng nhất trong các trống Moko là chiếc "Trăng Pejeng" (Moon of Pejeng) có đường kính 160 cm và chiều cao 180 cm [2], được cho là có tuổi khoảng từ 1000 đến 2000 năm, hiện được dùng trong điện thờ tại Pejeng, Bali. Người dân trên đảo Alor, Indonesia, vẫn dùng trống Moko làm đồ dẫn cưới và là biểu tượng cho địa vị xã hội.
Năm 1976, người ta phát hiện loại trống nhỏ ở Vạn Gia Bá (万家坝), Trung Quốc, được đặt tên là trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Trung Quốc, loại trống này là trống Tiền Heger và là nguồn gốc của mọi loại trống Heger. Ở Việt Nam, cũng đã tìm thấy loại trống này, nhưng nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam lại coi loại trống này thuộc giai đoạn cuối của loại Heger I.

Nghiên cứu về nguồn gốc trống đồng
Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682[6]. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[7].

Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[8]. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Hegel nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến"[9]. Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.

 Chú thích

^ TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trống đồng vùng đất tổ, Sở văn hóa thông tin và thể thao Phú Thọ, 2001, trang 16
^ Xu Songshi, Baiyue xiongfeng lingnan tonggu (Nam thần của Bách Việt và trống đồng của Lĩnh Nam), Asian Folklore & Social Life Monographs 95 (Taipei: The Orient Cultural Service, 1977), 7-8
^ Dẫn tại: Nguyễn Thị Thanh, Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới
^ Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Trung Quốc Cổ đại Đồng Cổ (Trống đồng cổ đại của Trung Quốc), Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988. Theo tài liệu này, số trống đồng lưu trữ tại nhiều tỉnh và thành phố như sau: Quảng Tây: 560, Quảng Đông: 230; Thượng Hải: 230; Vân Nam: 160; Quý Châu: 88; Bắc Kinh: 84; Tứ Xuyên: 51; Hồ Nam: 27; Sơn Đông: 8; Hồ Bắc: 6; Chiết Giang: 6; Liêu Ninh: 4. Tổng số trống đồng lưu giữ tại Trung Quốc năm 1995 vẫn không thay đổi. Dẫn tại Han Xiaorong, The present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, Vol. 2, No. 2, Fall 1998, Hawaii University
^ Nguyễn Duy Hinh, "Bronze Drums in Vietnam", The Vietnam Forum 9 (1987):4-5; Phạm Huy Thông, Dong Son Drums in Vietnam, Hà Nội: NXB Khoa học Xã Hội (1990), 265. Từ đó, người ta vẫn tiếp tục tìm thấy trống đồng loại Đông Sơn. Ví dụ: năm 1994, một trống đồng Đông Sơn mà sau được đặt tên là Ban Khooc đã được tìm thấy ở Sơn La. Phạm Quốc Quân và Nguyễn Văn Đoàn, "Trống đồng Sơn La", Khảo cổ học 1 (1996):10.
^ L. Bezacier, Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, Paris, Picard 1972
^ Han Xiaorong, The present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, Vol. 2, No. 2, Fall 1998, Hawaii University
^ Han Xiaorong
^ "Seeking the origins of this trend and the associated changes in material culture in one or other particular region misses the point. Changes were taking place across much of what is now southern China and the lower Red River Valley by groups which were exchanging goods and ideas, and responding to the expansion from the north of an aggressive, powerful state".
Higham, Charles, The Bronze Age of Southeast Asia, Cambridge University Press, 1996.


    Tham khảo


     Liên kết ngoài

    Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2008 08:53:35 bởi LXMai >
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 11:33:55

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 11:46:28
     
    Ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ
     
    (Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu )

    Lời nói đầu :
    Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“.
    Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nới sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác ( Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hóa đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng.
     

    The Dong Son bronze drums
    Trong những di vật quý giá này , trống thuộc loại vừa kể, thuộc loại đẹp nhất, vẫn là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc Lũ ( tỉnh Hà Nam ) hiện để tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội.
    Các nhà khảo cổ có tinh thần khoa học mới, khi nghiên cứu về những di vật ấy chắc sẽ hứa hẹn nhiều khám phá về kỹ thuật, niên đại, tương quan tạo tác, tương quan sản xuất, xã hội, cả về trình độ tiến hoá mỹ thuật của dân tộc.
    Chúng tôi nghiên cứu lịch sử, không bị ước thức bởi những mô thức, nên tự thấy được rộng tay đóng góp một phần tìm tòi thuộc về nội dung những hình vẽ. Tất nhiên không thiếu gì nhà khoa học mới mỉm cười cho là tưởng tượng, nhưng tìm hiểu ý nghĩa của một hình vẽ củ không có lời chú giải của tác giả bên cạnh, mà chẳng dùng tưởng tượng thì dùng cái gì ? Người ta đã tưởng tượng đây là bộ lạc thờ thần mặt trời, mặt trăng, hay thờ chim vật tổ. Nhưng có tinh thần khoa học nào cấm người khác không được có tưởng tượng khác, nhất là khi tưởng tượng này có thể hữu lý, dễ đúng hơn ? Huống chi chúng tôi có ở đây khá đủ những căn cứ của nền cổ học phương Đông mà dường như nhiều nhà khoa học mới vì lẽ nào đó không để ý tới khiến sự nhìn vào di sản văn hoá cũ ở Đông phương, mà thuần bắng con mắt Tây phương, thì có thể sẽ quên những khía cạnh quan trọng ở nột dung chăng ?
    Chính vì ngại chuyện ấy mà chúng tôi có bản viết này, riêng đề cập tới hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ước mong cho rằng nó sẽ là chìa khoá để mở nhiều những kho tàng khác có thể có trên những mặt trống khác. Chúng tôi không nói tới hình vẽ ở tang trống vì nó có giá trị trang trí nhiều hơn là thực tiễn.



    Trống đồng Ngọc Lũ
    Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chổ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trồng vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì ?

    Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …
     
    Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.
    Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.
    Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.
     
    Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì ?
     
    Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém ?
     
    Sao lại chỉ có 18 con chim ?
    Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu ? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa ?
    Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau ?
    Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe ?
    Hoặc đây là một đám rước và người ta hoá trang chăng ? Nhưng đâu là đầu, đâu là cuối đám rước ? Và sao lại có người giã gạo ? Người ngồi nhà sàn ?
     





    Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng
    Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao ?
     
    Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không ?
    Liệu có trăng không ? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng ?
    Ngày mai nước có lên không ? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không ?
    Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái ?
    Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa ?
    ……
    Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.
     



    Một quyển lịch cổ xưa
    Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
    Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.
    Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
    Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.
     



    Cách đếm ngày và đêm
    Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
    Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
    Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
    Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
    Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
     

     
    Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.
     
    Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.
     
    Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :
    Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.
    Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).
    Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.
    Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.
    Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
    Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).
     
    ......
     
     
    http://thuvienkhoahoc.com/tusach/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1%BB%AFng_h%C3%ACnh_v%E1%BA%BD_tr%C3%AAn_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 11:52:06
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ
     
    ........
     
    Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
    Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).





    Bắt đầu đếm từ đâu ?
    Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.
    Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.
    Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.

    Thực hành việc ghi lịch và xem lịch :
    Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.
    Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.
    Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.
    ( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ ).





    Quyển Âm Lịch dùng cho nhiều năm :

    Như vậy, ta thấy quyển lịch này dùng được cho nhiều năm và chúng tôi nghĩ rằng ngay cả bây giờ vẫn dùng được, để có thể mệnh danh là Nguyệt Lịch Vạn Niên.

    Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào ?

    Điều ấy chưa có tài liệu nào khác để hiểu thêm. Có lẽ người xưa đã dùng lối chiêm nghiệm về khí tiết trong nhiều năm, nhiều chu kỳ, thấy có diễn biến trở lại như cũ mà bồi bổ dần cho sự hiểu biết chăng ?
    Biết đúng tháng nào đủ, thiếu , hoặc hai ba tháng đủ liền, hai ba tháng thiếu liền, và nhất định vào đâu trong năm, tất cũng do chiêm nghiệm.
    Hoặc còn một dụng cụ để ghi nhớ nào khác, trên một mặt trống khác, hay một vật nào khác mà ngày nay chưa tìm ra ?
    Điều ta có thể biết chắc được là người xưa đã quan sát tinh tế rồi chiêm nghiệm trước, sau mới tính toán, để lại chiêm nghiệm nữa, mà kiểm điểm những tính toán kia.
    Sách Xuân Thu Tả Truyện có chép rằng : mùa đông tháng 12 (Năm Ai Công thứ XII) có châu chấu phá hoại. Quý Tôn hỏi Khổng Tử, ông đáp : “Tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao hoả nữa thì côn trùng ẩn phục hết. Nay sao hoả vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây, chắc các nhà làm lịch đã lầm”. Ý nói theo lịch Trung Hoa là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao hoả không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu bọ phải ẩn phục hết rồi vì lạnh. Thế mà nay sao hoả vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như vậy các nhà làm lịch Trung Hoa thời ấy đã lầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.
    Đó chính là thể thức và phương pháp làm lịch chung cho cả mọi giống dân trên thế giới, mà quyển lịch trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã có sẵn những gì để phòng hờ chỗ ghi năm dư tháng nhuận, thì trước khi nó hiện ra là một bảng lập thành, dòng dõi các tù trưởng Giao Chỉ không phải chỉ chừng năm ba thế hệ. Chúng ta có thể đoán không sợ sai lầm là ít nhất cũng phải mươi cái chu kỳ 180 năm (tức ít nhất là 1800 năm cho đến khi cái trống Ngọc Lũ đầu tiên được đúc), còn hơn nữa thì không dám biết.



    Những kết quả chiêm tinh lịch số riêng :
    Vâng, riêng của dòng tù trưởng Giao Chỉ. Đây là những bằng chứng hùng hồn nhất cho biết đích xác hồi đầu lịch sử, giống dân Giao Chỉ ở gốc tổ sống mà chẳng dính dáng gì về văn hoá với giống người Trung Hoa.
    Người Trung Hoa cho rằng nền thiên văn của họ bắt đầu với Phục Hi, khoảng 2850 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. Đến đời Hoàng Đế ( 2657 – 2557 ) ta đã thấy họ dùng cách tính năm tháng theo chu kỳ lục thập hoa giáp ( chu kỳ 12 năm ). Hán thư Nghệ Văn Chí có ghi : “Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập quyển”. Cháu ba đời Hoàng Đế là Chuyên Húc (2545 – 2485 ) rất có nhiều về thiên văn. Trúc Thư Ký Niên viết : Sau khi lên ngôi được 13 năm, vua bắt đầu làm lịch số, và tính toán vị trí các sao trên trời. Xuân Thu Tả Truyện cũng ghi nhận rằng đời vua Chuyên Húc đã có những quan coi về lịch, về nhị phân (xuân phân, thu phân) và nhị chí (đông chí, hạ chí) và đoán được các ngày đầu mùa ( Xuân Thu Chiêu Công năm XVII ). Đời vua Nghiêu ( 2356-2255) đã biết vị trí nhị thập bát tú, nhật nguyệt ngũ tinh, đã định năm là 365 ngày, đã biết đặt tháng nhuận.
    Riêng dòng tù trưởng Giao Chỉ, một mình hùng cứ một cõi trời nam, thì tính năm 354 ngày với 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu trong một năm, cho đúng với tuần trăng và khí tiết, mà đến ngày nay, âm lịch từ Trung Hoa in đem qua bán, cũng tính theo như thế. Nếu cần tính sổ vay mượn, thì có lẽ người Trung Hoa đã thiếu nợ của ta vậy.




    Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống :
    “Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .
    Riêng việc có một sáng kiến sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế không kém cõi về khoa học, hợp lý, nhất là khi chúng ta được biết chưa thấy dẫn nước nào có một quyển lịch như vậy (Âm lịch hay Dương lịch ).

    Đi sâu vào chi tiết:
    Hướng tiến chung :
    Tất cả các hình vẽ chim, gà, hươu, người, đều tiến theo một hướng trong vòng tròn, từ trái qua phải, thuận theo chiều quay của Trái Đất đối với người quan sát, day mặt về hướng Bắc ( ngược chiều quay của kim đồng hồ ).

    Bởi lịch này là nguyệt lịch nên đặt tất cả theo chiều quay chung ấy.



    Phương tí ngọ:
    Đặt đúng khởi điểm của lịch ở cuối con gà trong dòng 6 con như đã nói, thì phương tí ngọ (bắc nam) chếch qua tia cuối bên tay trái của 14 tia ở trung tâm. Ấy là tiết đông chí nhất dương sinh, ngày đầu năm thiến văn, các loại vật đông miên bừng tỉnh dậy và mầm của cây cối cũng bắt đầu đội vỏ đâm lên.Ta gặp trên đường thẳng vạch từ trung tâm ra vòng thứ nhất, hình vẽ của những gì như người ở trong nhà sàn vừa tỉnh dậy.
    Còn kéo thẳng đường ấy ngược lên phái Nam , là thái dương cư ngọ, ấy là ngày hạ chí, trời nóng nực. Ta gặp hình vẽ của những gì như người làm việc đồng án vắng nhà.
     
    Phương mẹo dậu:
    Từ Tây sang Đông hới chếch lên, không vuông góc với Nam Bắc, ta gặp ở 2 đầu trên đường thẳng vạch tại vòng tròn thứ nhất, hai cái hình giống nhau, cùng khum tròn với 2 cột 2 bên, ở giữa một bệ như bệ thờ. Ấy là Xuân phân, Thu phân, khí trời mát mẻ, mọi người phải lo làm việc tế lễ.
    Bốn ngày thuộc nhị phân nhị chí này chính là 4 cái mốc thời gian cho người ta căn cứ để làm lịch.
     
    (Tóm lượt đoạn viết về ghi chú trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn : Không những bóng mặt trời khác ở những ngày nhị phân nhị chí, cả ngày dài ngày ngắn cũng khác nhau. Cả mặt trời mọc, lặn của những ngày nhị phân nhị chí cũng vào những thời khắc khác nhau).
     
    Chúng ta không còn những dụng cụ của người Giao Chỉ đã dùng để đo thời gian, nhưng chắc chắn phải có, thì khi chiêm nghiệm mới biết được có những gì khác nhị phân nhĩ chí, để người ta dùng nó như những cái mốc thời gian mà làm lịch.
     
    ................

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 11:55:48
     
     
    Chúng ta không còn những dụng cụ của người Giao Chỉ đã dùng để đo thời gian, nhưng chắc chắn phải có, thì khi chiêm nghiệm mới biết được có những gì khác nhị phân nhĩ chí, để người ta dùng nó như những cái mốc thời gian mà làm lịch.
    Phương tí ngọ và phương mão dậu với chòm sao bắt đẩu :
    Trên mặt trống đã có những phương Bắc Nam Đông Tây như vừa nói, thì trống tất nhiên phải được đặt theo phương hướng ấy trước mặt tù trưởng.
    Do đó ngoài công dụng làm lịch, trống còn là một địa bàn cho một bộ tộc, khi đã định cư, để tìm ra phương hướng đi và về trung tâm định cư của mình, dù bằng đuờng thuỷ hay đường bộ.
    Trên hình thuyền, ở tang trống, có vẽ cái trống không thể hiểu là phẩm vật đem bán vì chỉ có một cái và lại đặt như thế. Đó là “ cái bàn biết phương hướng “đi về. Người đứng trên cầm cái gì như cung tên nhưng không nhắm để bắn gì cả, đó là công cụ xem sao mà xoay hướng thuyền.



    Hình thuyền trên thân trống đồng Ngọc Lũ.

    Các hướng Đông Tây được ước định theo chiều xoay của kim đồng hồ. Đó là khi người ta quan niệm Trái Đất đứng yên một chỗ, chỉ mặt trời mọc đằng Đông , lặn đằng Tây.
    Nhưng khi người ta chiêm nghiệm và quan niệm Mặt Trời đứng nguyên vị và Trái Đất chạy xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo thực của nó, thì phương hướng lại được ước định như sau :







    Vì vậy, trên mặt trống đồng ta thấy :




    Vấn đề hướng Đông Tây, theo sử gia Hy Lạp Hérodote, ở thế kỷ V trước CN, khi tiếp xúc với các tu sĩ Ai Cập, ông được các vị này cho biết trải qua 341 thế hệ thiên vương Ai Cập ( tính ra 11 ngàn năm ) đã có 4 lần mặt trời mọc và lặn ở phương khác nhau. 2 lần nó đã mọc ở phía nó lặn bây giờ và 2 lần nó đã lặn ớ phía nó mọc bây giờ.

    Nhà học giả Nga Immanuel Velikovsky khi dẫn điều ấy trong sách “Tinh Cầu va chạm” ( Modes en collision ) còn nhắc thêm nhiều cổ tự Ai Cập khắc trên lá giấy papyrus nói về sự lộn ngược của Trái Đất hồi 2 thiên niên kỷ trước Tây lịch, không thể cho là mơ hồ được những lời như : Harakhte ( mặt trời chiều ) mọc ở phương Tây. Ông lại dẫn thêm những chữ khắc trong các kim tự tháp : “Mặt Trời đã thôi ở phương Tây và bắt đầu chói sáng ở phương Đông”. Sau khi có hiện tượng đảo ngược phương hướng ấy, thì danh từ phương Tây và mặt trời mọc đã không còn đồng nghĩa với nhau nữa, mà người đời đã phải nói thêm để xác định : l’Quest, qui est à l’Occident (phương Tây là ở về phương Tây).
    Theo luận cứ của tác giả thì đó là kết quả của hiện tượng lộn ngược trục xoay của Trái Đất. Chúng tôi chưa dám tin là đúng như vậy, bởi vì đúng như vậy thì kể từ ngày đổi phương hướng Đông Tây ấy, mà chữ khắc trong kim tự tháp ghi nhận, và đây mặt trống vẽ ra khi chưa đổi phương hướng, người ta tất phải chiếu theo để ước định rằng quan niệm và chiêm nghiệm này có tuổi thọ xưa hơn quan niệm và chiêm nghiệm ghi trong kim tự tháp.



    Quan sát mặt trăng và thuỷ triều :
    Tù trưởng cần biết đích xác thuỷ triều lên xuống để chỉ dẩn dân chúng làm ruộng hay ra khơi. Cho nên ông cần ngồi đồng hướng mới nghiên cứu được mặt trăng và con nước.
    Kinh nghiệm không sai dạy từ xưa đã cho biết rằng :
    · Mặt trăng đến phương Mão Dậu thì thuỷ triều dâng lên ở phía Đông, Tây. Mặt trăng đến phương Tí Ngọ thì thuỷ triều dâng lên ở phía Bắc, Nam .
    · Từ mồng một đến ngày rằm, con nước thường chậm một đêm. Từ ngày rằm đến ngày mồng một, con nước thường chậm một ngày. Trước và sau ngày mồng một và ngày rằm, mặt trăng đi mau hơn, cho nên 3 ngày trước cuối tháng thì con nước thượng thế lớn hơn.
    · Ba ngày sau ngày mồng một, con nước đương thế to tát. Trong ngày rằm con nước cũng như thế. Trong thời trăng lưỡi liềm, mặt trăng đi hơi chậm, cho nên con nước lên xuống hơi kém.
    · Trong một tháng, con nước lên mạnh sau ngày mồng một và ngày rằm.
    · Trong một năm, con nước lên mạnh vào giữa mùa xuân và mùa thu.
    · Con nước ban ngày trong mùa hạ thì to ………
    Đó là những chiêm nghiệm của người ở hải khẩu vùng sông Mã, người ở Phong Châu trong đất liền sợ không có chiêm nghiệm ấy.
     
     
     
     
    .........

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 12:04:12
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ
     
    Con chim thời gian:
    Trên mặt trống ở vòng ngoài cùng, kể như vòm không gian, ta thấy vẽ những con chim mỏ dài cánh lớn đang bay. Không phải là chim vật tổ, mà đó là biểu tượng của một năm qua, do người ta quan sát thấy con chim ấy bay vút ngang trời vào mùa này năm ngoái, thì năm nay cũng mùa này, cỡ ngày này lại thấy nó bay.



    Chu kỳ 18 con chim :
    Tức là đã có chu kỳ 18 năm. Sở dĩ chỉ có 18 không hơn không kém số ấy là vì người ta dựa theo thang biểu 9 năm trước để tính ngày nguyệt sóc 9 năm sau.
     

     
    Sách Vân Đài loaị ngữ của Lê Quý Đôn có chép định thứ tính lịch như sau :
    Ngày mồng một của mỗi tháng vốn từ xưa đã có phép tắc.
    Quy định ngày ấy của 9 năm trước đem dùng lại để quy định ngày ấy của 9 năm sau.
     
    Gặp ngày ấy của tháng đủ ở 9 năm trước thì đếm liên tục từ can cũ của ngày ấy đến can thứ năm, từ chi cũ của ngày ấy đến chi thứ chín ( theo số lẻ, để định can chi cho ngày ấy tháng ấy của chín năm sau ).
    Gặp ngày ấy của tháng thiếu ở 9 năm trước cũng đếm như thế, nhưng dùng can thứ 4, chi thứ 8 ( theo số chẵn để định can chi cho ngày ấy tháng ấy ở chín năm sau ).
     
    Gặp năm thứ 36 = 6x6 = 18x2 của chu kỳ thì nên lưu ý suy tính cho kỹ. Phải tính xem trong vòng 36 năm ấy có bao nhiêu số lẻ thuộc về tiết Hàn lộ. Rồi ông lấy thành quả ấy để quy định ngày Lập Xuân của năm mới này.
    Nếu tính toán theo căn bản đó thì không sai lầm.
    Bốn mươi bảy năm về trước có nhuận vào tháng nào thì nay phải gia thêm 2 tháng để tính tháng nhuận. Giảm tăng như thế thì không sai vào đâu được.
    Tất cả các phép tính trên đây có thể có bàn tay mà tính ra được.
     
    Ví dụ :
    Giả như năm Mậu Tý, tháng giêng là tháng thiếu, ngày mồng một là ngày Ất Dậu, can ất đến can thứ tư là Mậu, chi Dậu đến chi thứ tám là Thìn. 9 năm sau là năm Bính Thân, tháng giêng ngày mồng một là ngày Mậu Thìn.
    Giả như năm Mậu Tý, tháng hai là tháng đủ, ngày mồng một là ngày Giáp Dần. Can giáp đến can thứ năm là can Mậu, chi dần đến chi thứ chín là chi Tuất, 9 năm sau là năm Bính Thân, tháng 2 ngày mồng một là ngày Mậu Tuất.
     
    Cũng trong Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn còn có bí quyết tính ngày mồng một và ngày rằm như sau:
     
    Mồng một tháng giêng của 9 năm trước là ngày Thìn.
    Ngày rằm tháng hai của 9 năm sau cũng là ngày Thìn.
    Mồng một thàng hai của 9 năm trước là ngày Thìn.
    Ngày rằm tháng hai của 9 năm sau cũng là ngày Thìn.
     
    Chúng ta chưa biết rõ người Giao Chỉ khi quan niệm lịch với chu kỳ 18 năm đã gọi tên tháng như thế nào, và đã những số can chi gọi bằng những tên nào khác để tính ngày ra sao. Nhưng hẳn đã phải có thì đời sau mới noi theo bí quyết cũ mà làm những bài thơ đặt công thức cho người làm lịch. Cả những kết quả chiêm nghiệm về khí tiết, tháng nhuận., ngày Lập Xuân,… hẵn cũng đã phải có để người đời sau chỉ tuân theo thôi.
     



    Sáu con gà và tám con gà:
    Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” đã dẫn lời sách Hoàn Vũ ký mà cho biết rằng : ở Ái Châu về huyện Di Phong có giống gà gọi là Trào Kê, khi tới kỳ nước triều lên thì gáy để báo tin. Sách ấy cũng có nói tới một giống gà khác ở mạng thượng du là Cẩm Kê, lông có nhiều sắc xanh đỏ trắng xen lẫn như nền gấm.
     
    Trên mặt trống, có thể chắc được là người ta vẽ hình con Trào Kê, một đặc sản địa phương có linh tính hữu ích cho cuộc sống, lại có liên hệ tới công dụng của trống về sự quan sát thủy triều.
     

     Nhưng tại sao lại vẽ sáu con gà sau ngày mồng một và ngày rằm. Trong khi theo kình nghiệm chỉ 3 ngày trước và 3 ngày sau những ngày ấy thì con nước mới ở thế lớn hơn ? Và tại sao lại vẽ tám con gà bên kia vòng tròn, sau và trước 10 con hươu ?
    Phải chăng để nói về 6 đêm đầu tháng và 8 đêm cuối tháng không trăng, không nên tổ chức đi săn đêm?






    Mười con hươu lại 10 con hươu :
    Hươu vẽ ở đây là hươu sao, có đốm lông trên mình, và vẽ thành từng cặp : đực đi trước, cái đi sau, tất cả đều có sừng. Đó là con vật có tên là lộc, hay ở núi cao, tiết Hạ Chí rụng sừng ( khác hẳn với nai, chỉ con đực có sừng và hay ở hốc núi nên tiết Đông Chí rụng sừng).
     

     
    Theo tục truyền thì hươu thuộc loài tiên thú, 60 năm ắt có ngọc quỳnh, ở gốc sừng có dấu tích lấm chấm sắc tím. Do đó cổ ngữ nói con hươu có ngọc nên sứng vằn, con cá có châu nên vảy tím. Đặc biệt hơn là hươu trắng, người xưa coi hươu trắng xuất hiện là một điềm may. Cho nên hễ bắt được nó thì người ta dâng về cho vua và sẽ được thưởng.
     
    Theo tài liệu của sách sử và địa lý cũ, chỉ Thanh Hoá có nhiều loài này. Vùng phía Bắc từ Ninh Bình trở ra thì hiếm dần. Vùng phái Nam cũng vậy. Từ đèo Hải Vân trở vào thì không thấy nữa, chỉ có nai thôi.
     
    Điều đáng nói ở đây là người ta vốn biết tánh con hươu hay dâm, một con cái thường giao cấu với vài con đực. Vậy mà trên mặt trống người ta vẽ cặp nào cặp ấy, không lộn xộn, con đực đi trước, con cái đi sau. Người ta muốn sắp xếp đời sống vợ chồng của chúng nó vào khuôn khổ luân lý? Hoặc đó là dấu hiệu để nói lên cuộc sống định cư, chấm dứt thời kỳ thị tộc mẫu hệ?
     
    Riêng việc vì sao vẽ 10 con hươu, theo ý chúng tôi phỏng đoán có lẽ con số 10 chỉ là con số toàn vẹn, để nói rằng nhiều lắm, đầy đủ lắm, mà người đi săn đêm sẽ gặp vào đêm trăng sáng ?





    Vòng sinh hoạt của người :
    Vòng này quan trọng hơn, tiết rằng việc nghiên cứu của chúng tôi bị hạn chế, vì ngại rằng người vẽ có thể đã theo định kiến cũ về người lên đồng, ca múa cầu thần linh, không lưu ý đến những ý nghĩa tượng trưng của các hình vẽ, khiến có thể đã bỏ sót những chi tiết có ích chăng ?

    Tiết đông chí :
    Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức.
     

     Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc.

    Tiết hạ chí :
    Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí.
    Ta gặp những cái nhà sàn ấy. Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống. Vợ nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng. Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, không được phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó. Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta !
     

     Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầu gối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gì như hai viên sỏi. Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹ chúng đi làm việc ngoài đồng áng.
     
    Tháng tư đi tậu trâu bò.
    Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
     
    Câu ca dao này về sau mới có. Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định cư. Hình vẽ đã nói lên thực rõ.
     
    Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửa mặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng. Hình vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bận việc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng?
     



    Hội hè, gõ trống :
    Tiếp theo nhà sàn nói về Đông chí và Hạ chí, đều có cảnh gõ trống và đều có 4 cái đặt úp trên bệ của nó trong 4 cái hố. Bệ là một chân đội một mặt tròn, như hình cái nấm, để trống úp đúng vào vành mặt ấy. Mặt ấy chắc là bằng gỗ, hẵng phải khoan thủng nhiều lỗ thì khi gõ, tiếng trống mới có lối thoát ra và vang đi xa. Nếu đúng như dự đoán thì tuỳ theo mặt tròn có nhiều hay ít lỗ, và lỗ lớn hay nhỏ của 4 cái khác nhau, mà âm thanh của cả 4 cái khi cùng gõ lên đã có thể trở thành một bản hòa tấu.
     










     
    Theo hình vẽ thì trống đặt bên dưới nhà sàn, trong hố, không trông thấy. Người ngồi trên sàn gõ vào mặt trống. Như vậy trống để gõ đã không cùng loại với trống biểu tượng quyền uy của tù trưởng như trống Ngọc Lũ này.
     
    Bên cạnh nhà Hạ chí, cả bốn người gõ trống đều ngồi quay mặt theo hướng chung, riêng bên cạnh nhà Đông chí lại có một người đứng và quay lưng lại hướng chung ấy và một người ngồi đưa bàn chân để cho dùi trống không gõ xuống. Đó là hai điệu nhạc khác nhau của 2 dịp hội hè lớn khác nhau trong một năm.
     
    .............
     
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 12:11:02
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ
     
    Sửa soạn hội hè:
    Người ta phải sửa soạn từ trước ngày Đông chí, bằng cách giã gạo để ủ lên men làm rượu, hoặc để làm bánh, nấu xôi.
     
    Hình hai người giã chày đứng trong một cái cối ở trước hai nhà đông chí và hạ chí nói về việc ấy. Nhưng cảnh giã gạo bên hạ chí có vẻ thong thả, người đàn ông chếch một chân đạp vào chân cối.
     

     
    Còn bên đông chí thì vội vã hơn, ngưởi đàn ông đứng cả hai chân trên mặt đất và người đàn bà tóc xoã tay cầm chày giơ cao hơn.
     

     
    Hình người và gà cạnh đó cũng khác nhau. Sau xuân phân, người cầm gậy quay mặt lại có vẻ là chăn dắt nuôi gà. Sau thu phân, người kiễng chân, không có gậy, có vẻ là nhảy để bắt gà. Đó là những việc phải làm để sửa soạn cho ngày lễ.





    Xuân phân thu phân:
    Trên cùng một đường kính vạch ngang hơi chếch lên đường Đông chí Hạ chí, là đường Xuân phân Thu phân, ta thấy 2 kiến tạo giống nhau, mái hình khum mui thuyền, gác trên hai trụ đứng cũng khum lại, trên đầu gọt tròn đều nhau, với hai vòng trang trí tròn, còn phiá chân cột có sàn bắt ngang, để hở ở dưới hai tảng kê hai bên với một vật gì như để chồng ở giữa.
     
    Bên trong khung hình khum ấy, khoảng trống được vạch chia làm 3 phần, bên Xuân phân thì ở giữa hình chữ nhật vẽ một người đứng nghiêng, quay mặt theo hướng chung, tay cầm cuống một trái gì như trái bầu tròn. Hai phần tả hữu, một bên vẽ bảy vòng tròn, một bên vẽ tám, tất cả đều có một chấm ở giữa.
     

     Nếu vòng tròn ấy là hình trái cây thì kiến tạo miếu thờ vị thần phù trợ cho cây cối sinh nhiều trái. Còn bên Thu phân thì vẽ hình người dang chân và dang tay lên trời, hai bên không có vòng tròn mà có 4,5 vết như lá tụng. Người vẽ tỏ ra rất hiện thực vậy.
     

     (Có ý kiến cho rằng các vòng tròn có chấm là nhạc cụ còng, chiên; có ý kiến lại cho rằng đó là biểu tượng của hào âm hào dương; xem thêm bài “ Dạng nguyên thuỷ của Âm Dương ” )



    Các vị Nguyệt thần :
    Theo điểm khởi đầu năm nhân sự, ta thấy ban đầu có một vị thần nhỏ bé hơn cả, không có mũ, để dùng ghi tháng nhuận, rồi đến 6 vị để ghi sáu tháng đầu năm, đối diện với bên kia vòng tròn có 6 vị nữa để ghi sáu tháng cuối năm.
     
    Vị nhỏ bé để ghi tháng nhuận, cánh cụp xuống, đầu không mũ, người nghiêng, tay cầm phách dang ngang theo tư thế ca vũ. Còn 12 vị đều là chim thần, không phải người hoá trang thành chim.
     
    Người ta nhìn vội nên cho rằng người đội mũ lông cánh chim. Đó là một bên cánh mọc từ lưng ra, bị đầu che một đoạn, còn một bên cánh mọc từ ngực ra xoè xuống đất. Bởi nếu là đội mũ, thì có vị quay mặt đi, có vị quay mặt lại, sao mặt quay lại mà mũ lại không quay lại ?
    Lông đuôi thì xoè về phía chân trước. Hai tay và hai chân thì ráp vào hai bên mình như người. Chim thần khàc người và khác chim thường ở chổ ấy.
    Việc dùng một con chim thần tiêu biểu cho một tháng chứng tỏ người xưa quan niệm thời gian qua mau. Nhưng khác với người phương Tây thần thánh hoá và nhân cách hoá thời gian thành hình một ông cụ có cánh, tay cầm lưỡi hái tượng trưng quyền lực huỷ hoại, không những thời gian chẳng giúp gì cho người mà còn thù nghịch với người nữa. Ở đây chim thần từng tháng đem những hướng dẫn đến cho người trong cuộc sống. Thời gian có cộng tác với người, là bạn là thầy của người.
     
    Trừ vị thần dùng cho tháng nhuận ( xen kẻ vào bất cứ tháng nào trong năm ) đúng là có dáng điệu người ca vũ mềm mại và vui tươi, chân bước theo hướng tiến chung, hai tay cầm cái gì như phách để gõ nhịp cho bước chân, còn 12 vị thần khác thì mỗi vị cầm một đồ vật khác nhau để nói lên cái ý khuyên bảo người đời tháng ấy thì nên làm một việc nào với đồ dùng đó:
     
    Tháng giêng: Đồ vật ở tháng giêng to lắm, thần phải ôm bằng hai tay đưa ra phái trước mặt, trong có vẻ như con cá. Có lẽ là tháng nên đi bắt cá. Về điểm này ta thấy tệ xưa có ghi rằng : Loài gấu chưa tế thú ( vào mùa thu ) thì không được chăn lưới ở cánh đồng , loài rái chưa tế cá ( vào mùa đông ) thì không được thả lưới vét xuống nước. Nay đã sang tháng giêng, vậy có thể đi bắt cá được.
     
    Tháng hai:  Đồ vật ở tháng hai là cây gậy thẳng, thần cầm bàn tay trái đưa ngang ra trước mặt, đầu trân của gậy uốn ra ngoài, đầu dưới uốn vào phái bụng. Tay phải của thần đưa về phía sau lưng cầm một trạc gậy trút xuống. Chân và mặt đưa ra theo hướng tiến chung. Có thể là con dao đi rừng để chặt những cành kho củi mục, việc nên làm vào tháng hai.
     
    Tháng ba: Thần bước đi theo hướng tiếng chung nhưng mặt quay lại nhìn tay phải cầm trạc cây trúc xuống, tay trái cầm một cây gậy hơi cong với đầu to ở trên, đầu nhỏ ở dưới. Có vẻ thần khuyên người nên làm việc gì
    ngay trên mặt đất sau bước chân cảu mình, giao hạt giống chăng ?
     
    Tháng tư: Thần có dáng điệu như vị ở tháng ba nhưng mình nghiêng hẳn về phía sau, đầu và mỏ cũng cuối thấp hơn, với mặt mở tròn to hơn. Nếu không có điệu cánh và chân bước theo hướng chung thì có thể kể là thần đi ngược chiều được. Tay trái thần cũng cầm gậy thẳng nhưng ngắn hơn, tay phải cầm gậy trạc cây với gốc độ đẹp hơn. Có vẻ thần khuyên người săn sóc việc bắt sâu bọ.
     
    Tháng năm: Mắt thần nhìn theo hướng tiến chung, thân hình ở tư thế đi bình thường, tay trái cầm gậy ngắn nhất, tay phải cầm trạc cây với một bên cụt hơn. Có vẻ như thần khuyên nghỉ tay.
     
    Tháng sáu: Cũng vậy, có vẻ như tháng này và hai tháng nữa không thể làm việc đồng án được.
     



    Tháng bảy: Thần quay mặt nhìn theo hướng chung, cầm trong tay vật gì như muỗng múc canh, có dấu tròn biểu tượng mắt chim ở ngoài, tay phải cầm cái gì như cái lồng bắt chim. Cả hai tày đều đưa về phái trước mặt. Có vẻ là tháng nên đi bắt chim. Vị này có thêm một đặt điểm : ở sau gáy nơi đầu cánh có một hình tam giác, giữa vẽ một hình tròn, chưa rõ ý nghĩa gì.
    Tháng tám: Thần thổi loa ở miệng, loa dính với một vật tròn tia ra ba vạch lên trời, ba vạch xuống đất. Đó có vẻ là tiếng gọi vào rừng săn thú. Tháng tám trăng sáng nhất là tháng thích hợp nhất cho việc ấy.
     
    Tháng chín: Thần cầm dao đi rừng như tháng hai nhưng đầu trên lại khoằm vào trước mặt, đầu dưới lại uốn khoằm ra, mặt và chân quay về hướng tiến chung. Có vẻ là vật để hái trái, má tháng này là tháng có nhiều trái cây chín.
     
    Tháng mười: Thần vẫn cầm dao ấy ở tay trái như vậy nhưng mặt nhìn xuống đất sau bước chân với chạc cây hạ thấp xuống gần mặt đất. Có vẻ như thần muốn nói về việc gặt lúa.
     
    Tháng mười một: Thần cầm gậy ngắn với trạc cây ngắn ở tư thế nghỉ ngơi và theo dáng đi bình thường (như tháng năm, tháng sáu đã nói). Có vẻ là tháng xong việc đồng án thì nghỉ ngơi.
     
    Tháng chạp: Thần cầm vật gì giống như hình cái bàn chải đánh răng, dài bằng cả một bên cánh, dưới đầu cán có hình mũi tên chĩa nghiêng xuống mặt đất phía trước mặt. Ấy là hình tượng sự chít một lông cánh thời gian, để nói việc hết năm.
     

     .......

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ - 03.04.2008 12:16:00
    Ý nghĩa các hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngoc Lũ
    .......
     
    Những đặc tính của mỗi năm trong chu kỳ :
    Chúng ta thấy mỗi con chim thời gian giống nhau bay ở vòng ngoài ( theo chu kỳ 18 năm đã nói ) đều có một con chim nhỏ ở dưới mỏ dài của nó, mà chim ấy thì không con nào giống con nào cả.
     
    Cần phải là người đi rừng nhiều, trông hình vẽ mới tin chắc được rằng lịch 12 con giáp của Trung Hoa đã ít tuổi hơn lịch 18 con chim này nhiều lắm. Bởi lịch này cho thấy người ta mới định cư còn ở thời kỳ chưa nuối được con lợn, con trâu, con mèo, chưa biết được con dê con ngựa là gì nữa.
    (Bạn hãy tham khảo bản đồ địa hình dưới đây để thấy việc ngập lục bán đảo Sunda và thềm lục địa Namhailand vào cuối kỷ băng hà đã dẫn đến sự di dân của cư dân đông Nam Á cổ vào các vùng đất cao, sự định cư mới mà tác giả nói ở trên có thể có mối liên hệ với sự kiện di cư từ nơi định cư củ sang nơi định cư mới ).
     







    Kết luận:
    Mặt trống đồng Ngọc Lũ quả đúng là một quyển lịch được sắp xếp và vẽ một cách thông minh. Trừ một vài chi tiết chưa hiểu rõ như đã nói, những nét chính của hình vẽ đã khiến ta chân thành khâm phục rằng: Với mức độ hiểu biết và tiến hoá của đời nay cũng chưa chắc có người bố trí nổi một bản ghi thời gian tài tình như thế.







     Nguồn
    Blog Doremon360



     Xem thêm



    Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/tusach/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1%BB%AFng_h%C3%ACnh_v%E1%BA%BD_tr%C3%AAn_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9 »
    Thể loại (8): Lịch sử | Văn minh cổ đại | Nền văn minh | Đông Sơn | Việt Nam | Trống đồng | Khảo cổ | Lê Văn Siêu
     
    http://thuvienkhoahoc.com/tusach/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1%BB%AFng_h%C3%ACnh_v%E1%BA%BD_tr%C3%AAn_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 12:33:37
     
     
    18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục
    Nguyên Nguyên
     
    Bài này được chuẩn bị viết cách đây cũng 3-4 tháng. Nhưng bận chuyện này
    chuyện nọ nên cứ bị đinh hoãn hoài. Hay cũng không bằng hên. Chính nhờ ở việc
    trì hoãn đó, nhiều chứng liệu rất quan trọng liên tiếp đập vào mắt người viết. Đặc
    biệt qua những phim kung fu thời 60-70 của Shaw Brothers, ngày nay được tung
    ra lại thị trường dưới dạng DVD.
     
    Đề tài chính của bài này: Chuyện 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không? Con
    số 18 có chính xác chỉ 18 đời vua hay không? Hoặc giả được ghi sai chép trật? Từ
    80 đời hoặc 180 đời, chép lộn ra thành 18 đời? Hoặc không có gì hết.
    Sau đây xin quan sát 'chuyện 18 đời' dưới một góc độ tương đối mới, và sẽ cố
    gắng tránh đề cập đến những vấn đề liên hệ, như: trăm con, gốc gác Âu Cơ và Lạc
    Long Quân, Hùng Vương, Văn Lang, v.v. Xin để dành cho những dịp khác.
    Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [1] có
    chép:
     
    'Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần
    thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên,
    lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con
    trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam,
    xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
     
    Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đinh Hồ (Hồ Nam), phía Nam
    giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông
    giáp bể Nam Hải.
     
    Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879
    trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đinh Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối
    ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
     
    Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm
    người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà
    ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con
    thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.''
     
    Sau đó vẫn theo 'truyền thuyết' Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng
    làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn
    Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía
    Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là
    Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công Nguyên (TCN).
     
    Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN.
    Tổng cộng 2622 năm. Nếu chia ra 18 đời thì mỗi một đời vua kéo dài trung bình
    146 năm. Một chuyện hết sức hoang đường, nếu nhớ: (i) Các triều đại vua chúa
    bên Tàu vào thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài trung bình khoảng 10-20 năm,
    như Châu Trang Vương (696-682 TCN), 14 năm chẳng hạn; và (ii) Đời sống con
    người thời đó trung bình chỉ kéo dài khoảng 50 năm. Hơn thời sống trong hang
    động chừng 20 năm.
     
    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [2], xuất hiện khoảng năm 1479 dưới đời vua Lê Thánh
    Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng
    Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử
    nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại
    Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược với tác giả
    khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của
    Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi
    soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đại Việt Sử Lược thất lạc nhiều năm, nhưng về
    sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu.
     
    Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng
    Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh,..., thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại
    Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: 'Việt
    Điện U Linh Tập', và 'Lĩnh Nam Chích Quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14.
    Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những
    chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía
    Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (722-221 TCN).
     
    Trở lại với năm đầu và năm cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng
    tài liệu của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2879-258 TCN) - nhưng đặt thêm một dấu
    hỏi (?) sau năm khởi đầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Sĩ Liên cũng chỉ đề
    cập đến 18 đời ở bên ngoài phần 'Ngoại Kỷ' (từ thời Hồng Bàng đến Ngô sứ
    quân). Đặc biệt Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối 'chương' về thời Hồng Bàng
    [2], bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về
    núi, biết đâu không phải là thế'. Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: 'rất là quái
    đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền
    lại sự nghi ngờ thôi'.
     
    Ngô Sĩ Liên đa đoán rất đúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đã tiếp tục
    gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay.
    Mặc dù đã căn dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô
    thư) [7].
     
    Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đa đưa đến
    một số điều chỉnh về năm tháng. Trong đó niên đại kết thúc đời Hồng Bàng (và
    bắt đầu thời Thục Phán) được dời về năm 208 TCN (xem ghi chú trong [3]). Đặc
    biệt, gần đây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về
    thời đại văn minh Đông Sơn với một đoạn ngắn của quyển Đại Việt Sử Lược [2],
    thất truyền lâu năm nhưng về sau tìm lại được ở thời Mãn Thanh (bên Tàu):
    'Đền đời Trang Vương nhà Châu [4] (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ
    dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn
    Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự
    dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng Vương'.
     
    Xin chú ý đến một vài điểm:
    (i) Đại Việt Sử Lược vẫn cho thời đại Hùng Vương kéo dài 18 đời.
    (ii) Không có ghi chi tiết Cha Mẹ của Hùng Vương. Tức 'giấy khai sinh' của Hùng
    Vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ.
    (iii) Vua Hùng thứ nhất khởi đầu 'sự nghiệp' vào khoảng năm 688 TCN, và kết
    thúc vào năm 208 TCN. Bình quân 26 năm cho mỗi một đời vua.
    (iv) Chính sự dùng dây kết nút để... truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết.
    Không có sử sách gì hết. Tức không giống như văn minh Hoa Hạ ở khu vực bình
    nguyên sông Hoàng Hà.
     
    Tóm tắt:
    - Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN
    - Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và Đại Việt Sử Lược,
    18 đời Hùng Vương: khoảng 688-208 TCN
    Thế nhưng vẫn có nhiều người hãy còn ... 'ấm ức' không đồng ý, bởi làm như vậy
    số năm văn hiến của nước Việt sẽ bị rút xuống còn dưới 3000 năm, thay vì 4000
    năm văn hiến như xưa. (Xem [8]). Tức trong khi văn minh Hoa Hạ đa nở rộ, đời
    sống con người ở nước Nam hãy còn khá ...man di.
    Sau đây chúng ta thử nhìn vấn đề dưới một góc độ khác. Một góc nhìn chịu ảnh
    hưởng của toán học. Trong đó có số âm, số dương, số thực và ... số ảo. Có hệ
    thống đếm số 10, hệ thống đếm số 5 (như dân Khmer ở cổ thời [11]), hệ thống
    đếm số 2 (như trong máy điện toán). Cũng như ý niệm về tập hợp.
     
     
    Những con số 18
     
    Để ý con số 18 hầu hết trên toàn thế giới ngày nay thường được dùng để định mức
    tuổi trưởng thành của người công dân. Tuổi công dân. Bất cứ mọi dân tộc nào trên
    thế giới cũng biết đến số 18 này.
     
    Đối với văn hoá miền Hoa Nam, nhất là đối với người Quảng Đông và Hongkong,
    số 18 là một con số hên. Phát âm số 18 theo kiểu Quảng Đông: /xập bát/ (mười
    tám, thập bát). Âm điệu rất giống với /xật phát/ (tất phát), mang nghĩa ‘thế nào
    cũng phát tài’.
     
    Số 18 cho tuổi công dân, và số hên của người Quảng Đông không có liên hệ gì hết
    đối với 18 đời vua Hùng. Tuy nhiên, nếu nhìn trở lại cội nguồn của lịch sử nước
    Tàu chúng ta sẽ thấy ngay con số 18 đa xuất hiện khi người Hoa bắt đầu viết sử
    sách. Trước hết họ thêu dệt câu chuyện ông Bàn Cổ, thủy tổ loài người, tức dân
    Trung Quốc.
     
    ‘Theo tục truyền’, thuở ban đầu Trời Đất lẫn lộn với nhau thành một khối, rất hỗn
    độn. Vũ trụ là một cái trứng khổng lồ chức Bành Tổ trong đó [13]. Bành Tổ ngủ trong trứng đến 18 ngàn’ năm, rồi mới thức dậy. Thấy ngột ngạt, Bành Tổ mới lấy
    cây rìu rộng đập vỡ vỏ trứng. Ánh sáng và khí thoát lên trên tạo thành Trời, và
    phần lạnh và đục như chất bùn lắng xuống phía dưới tạo thành Đất. Bành Tổ đứng
    chính giữa, đầu đội trời chân đạp đất. Cả ba thực thể đó đều tăng trưởng với mức
    độ mỗi ngày dài thêm một trượng, tức chừng 3.3 thước (mét) tây. Rồi 18 ngàn
    năm nữa trôi qua, Bành Cổ vẫn đứng chính giữa, ngăn cách Trời và Đất. Đến lúc
    Bàn Cổ mất, chiều cao của Bàn Cổ đa đạt đến 9 triệu lí (xin để ý 18 chia cho 2 ra
     
    9). Hơi thở Bành Cổ trở thành gió và mây, tiếng thành sấm. Một con mắt trở thành
    mặt trời, con mắt kia thành mặt trăng. Thân và tay chân biến thành 5 ngọn núi lớn.
    Máu thành sông biển. Râu tóc trở nên bao nhiêu ngôi sao và tinh tú ở trên trời.
    Vân vân và vân vân.
     
    Xin để ý, con số 370371 trong chuyện Bành Cổ có vẻ thuần nhất chỉ một chuỗi trình liên
    tục, một thứ chu kỳ [4]. Những sự kiện hay sự vật trong đó mang cùng chung một
    số đặc tính. Trong 18 ngàn năm đầu: Bành Cổ chìm trong giấc ngủ. Một liên tục:
    Ngủ. Liên tục kế tiếp: Thức, trong thế đứng, thế chổng, đầu đội trời chân đạp đất.
    ‘Liên tục’ này cũng kéo dài 18 ngàn năm. Cuối cùng, khi kết thúc liên tục ‘thức’,
    hay chu kỳ ‘thức’, Bành Cổ cao được 9 triệu lí (1 lí = 600 thước). Con số 9 thật ra
    chỉ là 18 chia cho 2.
     
    Sau Bành Cổ một ít lâu, xã hội của chủng Hoa nguyên thuỷ bên sông Hoàng Hà có
    3 vị vua trứ danh (Tam Hoàng), và 5 đế nổi tiếng (Ngũ Đế). Tuy nhiên có chừng
    5-8 giả thiết khác nhau về tên họ của những vị này. Danh sách Tam Hoàng đáng
    kể và thường thấy nhất chính là: Phục Hi, Thần Nông và Hoàng Đế [14] [18]. Bà
    Nữ Oa cũng có tên trong một số danh sách Tam Hoàng. Trong số các danh sách
    Ngũ Đế, một số có tên vua Nghiêu và vua Thuấn. Theo thiển ý, những vị Tam
    Hoàng – Ngũ Đế kiểu này chỉ mang tính chất biểu tượng cho khối chủng tộc. Thí
    dụ: Vua Thần Nông chỉ mang nghĩa: dân Hoa thời đó bắt đầu sinh sống bằng nghề
    Nông. Bà Nữ Oa đội đá vá Trời: Hoa chủng thuở xa xưa mang Mẫu Hệ.
     
    Chỉ có vua Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun) là có vẻ ‘bán-huyền-thoại’ [12]. Thuấn
    sau cùng truyền ngôi lại cho ông Yũ (Vũ), khởi đầu triều đại đầu tiên của nước
    Tàu: nhà HẠ. Nhà Hạ kéo dài được 18 đời với vua cuối là Kiệt. Vua Kiệt là một
    bạo chúa, ham mê trụy lạc, nên bị Thành Thang hội chư hầu lật đổ và thiết lập nên
    nhà Thang hay Thương (còn gọi Ân (Yin), 1070-1027 trước Công Nguyên). Cho
    đến nay vẫn chưa có tài liệu khai quật để minh chứng hiện diện của nhà Hạ.
    Nhưng có rất nhiều chứng tích về nhà Thương [9] [12] [17].
     
    Một lần nữa, con số 18 xuất hiện chỉ 18 đời vua nhà Hạ. Có thể để ý:
    - Sử gia Trung quốc biết rất ít về nhà Hạ, ngoài những truyền tích trong dân
    gian. Đặc biệt vua Kiệt vì mê nàng Muội Hỷ nên mất nước.
    - 18 đời vua Hạ một lần nữa lại chỉ một liên tục có cùng chung một số đặc
    tính. Đó là chu kỳ đời nhà Hạ. Chi tiết không được rõ!
    - Số 18 do đó có thể hàm ý một ẩn số. Một ẩn số khá hoa mỹ trong ngôn ngữ
    và văn minh Hoa Hạ, thay vì ‘x’ như trong toán học ngày nay.
     
    ........
     
    http://alcor.concordia.ca/~tmai/18Hung.pdf

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 12:48:13
    18 đời vua Hùng Vương
     
    Xin quan sát tiếp.
     
    Vào một dịp tình cờ, trong những ngày nghỉ nhân dịp Giáng Sinh và đầu năm 2005, tại hạ tìm ra được một tiệm chuyên cho mướn đĩa DVD chuyên về phim Hongkong, phim Hàn quốc, nhất là loại kiếm hiệp trữ tình. Loạt phim kiếm hiệp
    thuộc thời vàng son điện ảnh Hongkong, của Shaw Brothers (Run Run Shaw và Runme Shaw), vào thập niên 1960-70 được cho in lại vào dạng DVD. Thế là liên tiếp nhiều hôm, tại hạ cho đĩa DVD vào máy rồi ngồi xem lại những phim kungfu cũ do các tài tử gạo cội thời đó thủ diễn. Như: Trần Quan Đại, La Liệt, Trần Tinh, Vương Yũ, Khương Đại Vệ (David Chiang), Phó Thanh, … Phải nhìn nhận phim
    kiếm hiệp Hongkong thời đó thật hay. Hay đến nỗi nhà đạo diễn lừng danh Mỹ Quentin Tarantino gần đây đa làm 2 phim Kill Bill với Uma Thurman, để vinh danh thời vàng son của điện ảnh Hương cảng.
     
    Liên tiếp hai phim Hongkong đa xử dụng ý niệm ‘18’ để chỉ một liên tục, một chu kỳ. Thứ nhất, bộ phim 3 đia DVD về ‘Xạ Điêu Anh Hùng Truyện’ phóng tác theo tiểu thuyết của Kim Dung, với tài tử đoản mệnh Phó Thanh trong vai Quách Tĩnh.  Và thứ hai, phim ‘Thế võ Bọ Ngựa’ (Shaolin Mantis) do David Chiang (Khương Đại Vệ, Kang Da Wei) đóng vai chính.
     
    Ở phim ‘Xạ Điêu Anh Hùng’, đoạn Bắc Cái bị rắn của Tây Độc cắn, tàn phế võ công. Bắc Cái Hồng Thất Công mới truyền ngôi Bang chủ Cái Bang cho Hoàng Dung. Lúc truyền chức vụ Bang chủ, Hồng Thất Công có nói với Hoàng Dung, đại
    khái:’Bây giờ thầy xin truyền lại cho con chức vụ Bang Chủ của Cái Bang. Từ khi Bang ta được thành lập, đến đời của Thầy là đời thứ 5152,…’
     
    Cũng lại con số 6566, trong một câu chuyện hoàn toàn hư cấu. Một con số ảo, trong một bối cảnh với nhân vật ảo. Nhưng trên một nền tảng văn minh…có thật và thứ thiệt. Con số 18 ở đây lại đánh dấu kết thúc 1 chu kỳ, một liên tục trong chiều thời gian. Chu kỳ đó là một chu kỳ của các Bang Chủ thuộc nam phái. Nó kết thúc bởi Hoàng Dung là một người nữ, con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, trở thành một Bang chủ mới.  
     
    Phim thứ hai kế tiếp, cũng dùng con số 18, đa cuối cùng thuyết phục được tại hạ và đem lại hứng khởi viết nên bài này. Đó là phim ‘Thế võ Bọ Ngựa Thiếu Lâm’ (Shaolin Mantis) do Khương Đại Vệ thủ vai chính. Chuyện phim nói về vụ người Hán lúc nào cũng lén lút tụ tập lo bài Mãn phục Minh. Vua Mãn Thanh ngày nọ mới phái đại hiệp Wai Fong (David Chiang) văn võ toàn tài đi truy tầm một đám phục quốc lợi hại ở miền Giang Nam. Wai Fong phải trá hình làm một ông đồ ngốc nghếch, để len vào một gia đinh vọng tộc, có tinh thần phục quốc cao, với võ nghệ rất siêu quần. Gia đinh ấy có một người con gái rất khoái võ nhưng không
    chịu học chữ. Thầy đồ nào đến nhà dạy dỗ cho cô ta thường chỉ chịu được năm bảy ngày, rồi cũng phải cuốn gói chuồn êm. Lúc Wai Fong đến thị trấn, y gặp thị đang đánh đập và đuổi ông Thầy đồ già bởi không được vừa ý với lối dạy của
    ông. Thấy Wai Fong đẹp trai, nho nhã, cô ta mới mời dọn về nhà để làm lão sư mới cho cô. Trước khi cho việc thầy Wai Fong, cô này báo động trước, đại khái:
     
    ‘Anh có chắc đủ sức làm thầy tôi không. Anh coi chừng rồi cũng như ông thầy già, ban nãy bị tôi đuổi việc. Anh biết hôn, ông Thầy đó là ông Thầy thứ 18 rồi đó.’
     
    Thật quá rõ: số 18 được dùng để chỉ một tập hợp, một liên tục, hay chu kỳ. Trong trường hợp phim ‘Quyền Bọ ngựa’ nói trên, nó chỉ một chu kỳ hay tập hợp những ông thầy đồ già, có mạng ngũ hành không khắc được cô học trò ngỗ nghịch hư hỏng kia. ‘Liên tục’ đó sẽ được khép kín lại sau khi thầy Wai Fong nhận việc. Bởi thầy Wai Fong sẽ mở màn cho một ‘liên tục’ mới. Một liên tục, tràn đầy những ca khúc tình yêu, dẫn đến tình vợ chồng giữa cô học trò tinh ý và ông thầy Wai Fong.
     
    Ta để ý, trong tất cả các trường-hợp dùng 18 - từ 18 đời vua nhà Hạ cho đến 18 ông thầy không trị được học trò – danh tánh và chi tiết về 18 vị đó hoàn toàn mang tính cách… không quan trọng. Không thành vấn đề. Người phát ngôn ra con số 18 đó có vẻ chỉ muốn chúng ta biết ‘đó là một con số nào đó’, có thể lớn hơn 2, hoặc  nhiều hơn 3. Và cũng có thể là một con số Không (0). Số chính xác không quan trọng. Bởi thực chất của nó chẳng có quan trọng. Nhưng quan trọng hơn chỉ ở chỗ  những phần tử trong ‘tập-hợp’ đó mang cùng một số đặc tính chung. Xin được lập
    lại, số 18 trong văn minh Hoa Hạ có vẻ mang chung một ý nghĩa như ‘ẩn số X’ trong toán học. X= 0,1, 2, 3,…. Nhưng ký hiệu ‘18’ đó có vẻ hoa mỹ hơn, chải  chuốt hơn X. Và cũng có ý của một số bán xác định hay bất chợt, tương đương với N trong toán học. Với ngụ ý: không cần tìm hiểu rõ chi tiết về đặc tính của những nhân vật mang số từ 1 đến 18 làm gì. Chỉ cần hiểu đó là một tập hợp, một liên tục,
    chu kỳ, hay chuỗi trình kín, nay đa hoàn toàn kết thúc.
     
    Bội số của 18 và 9
     
    Bất cứ ai cũng đều biết rõ 18 chính là: 9 nhân cho 2.
    Khoảng cách từ mặt đất đến trời xanh, theo ý niệm người Hoa thời cổ đại, bằng chiều cao của Bành Cổ, tức 9 triệu lý (= 4600000 km). Cũng dùng con số 9.
     
    Rất nhiều số đếm của văn minh Trung quốc vẫn dùng đến 9 hoặc 18, và bội số của chúng.
     
    Về võ nghệ, ta có ‘thập bát ban võ nghệ’ tức 18 kiểu đánh võ khác nhau. Gồm: đánh côn, đi quyền, v.v. Nhưng thật sự ít khi thấy sách vở Tàu ghi lại đầy đủ 18 lối đánh võ khác nhau đó.
     
    Nếu đọc truyện Tàu xưa, ta cũng thường thấy: ‘tam thập lục kế yĩ đào vi thượng’: trong 36 kế, kế chạy trốn là hay nhất. 36 chính là = 18 nhân 2. Cũng ít thấy ai cho biết chi tiết của từng mưu kế trong con số 36 kế đó. Chùa Thiếu Lâm cũng vậy.
     
    Nhiều phim kungfu hư cấu cho thấy phái Thiếu Lâm có đến 36 phòng luyện võ.
    Mỗi phòng một kiểu luyện khác nhau. Nhưng cũng ít khi quay cho thấy đầy đủ 36 phòng đó.
     
    Đọc Tây Du Ký, ta để ý hai nhân vật có bùa phép thần thông quảng đại nhất.
     
    Người thứ nhất là Tôn Ngộ Không, tức Tề Thiên Đại Thánh. Người thứ hai, Dương Tiễn tức Nhị Lang. Cả hai đều có đến 72 thứ phép tắc thần tiên. Thường gọi: thất thập nhị huyền công. Xin kể vài thứ phép. Tôn Ngộ Không có thể bứt một
    cọng tóc thổi phù một cái. Presto! Cọng tóc biến ngay ra thành một Clone Tôn
     
    Ngộ Không khác, với khả năng bùa phép, võ nghệ y hệt như Tôn Ngộ Không thiệt.
     
    Tôn Ngộ Không cũng có thể uốn người nhảy lên không trung một cái, lập tức biến thành con chim. Nhị Lang Dương Tiễn cũng vậy. Cũng đầy đủ 72 thứ bùa phép y
    như Tôn Ngộ Không. Nhưng có lẽ vì y thuộc loại quan ở trên Trời, đi đâu cũng có chó theo, nên tác giả cho y thuộc phe chánh đạo, phải trên cơ phe tà đạo đại diện bằng Tề Thiên. Cũng có thể y mang mạng Kim, phía Tây, nên có vẻ trên cơ hơn một chút và khắc được Tôn Ngộ Không, mạng Mộc, phía Đông. Tuy cả hai cùng có ‘thất thập nhị huyền công’ như nhau.
     
    Nhưng đặc biệt để ý, tác giả Ngô Thừa Ân không bao giờ liệt kê đầy đủ 72 thứ phép thần thông đó gồm những thứ phép nào. Ta chỉ biết 72 là một bội số của 18, và tất nhiên của 9: 72= 18 x 4; 72= 9 x 8.
     
    Như vậy có thể tóm tắt: Trong văn minh người Hoa, họ rất thích dùng những con số như 9, 18, 36, 72, 108 (108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong ‘Thủy Hử’),… Tất cả đều là bội số của 18, đặc biệt cũng là bội số con số 9.
     
    Thế tại sao họ lại thích con số 9? Có nhiều lý do, và xin để lý do chính qua phần sau. Lý do thông thường: số 9 là số dùng để chỉ vua chúa.
     
    Người Trung quốc từ thời xa xưa đa dành số lẻ để chỉ đàn ông, và số chẵn chỉ đàn bà. Con số 9 tượng trưng cho người đàn ông có uy quyền nhất. Số 9 do đó dùng để chỉ các bậc đế vương.
     
    Theo chuyện kể của Ngọc Phương [10], ‘những toà điện trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh gồm 9900 gian nhà. Các tháp canh ở bốn góc cung điện đều có 9 xà và 18 cột. Còn trên các bức từơng bình phong có trạm khắc 9 con rồng…
    Một ví dụ điển hình nhất về con số 9 huyền thoại là bệ thờ ở Thiên Đàn Bắc Kinh
     
    – nơi các hoàng đế thời Minh và Thanh hàng năm thường tế Trời để cầu cho quốc thái dân an. Bệ thờ có hình tròn, xây thành 3 cấp. Mặt trên của bệ thờ ghép bằng 9 vòng đá đồng tâm. Vòng đá trong cùng gồm 9 phiến đá hình quạt, vòng thứ hai gồm 18 phiến (9x2), vòng thứ ba 27 phiến (9x3), … cho đến vòng ngoài cùng, vòng thứ 9 gồm 81 phiến (9x9) ghép lại.’
     
    ........
     
    http://alcor.concordia.ca/~tmai/18Hung.pdf

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 22:14:10
    18 đời vua Hùng Vương

    ........

    Hệ số đếm dùng con số 9
     
    Giải đáp số 9 là số của vua chúa, tuy tiến thêm 1 bước nhưng vẫn chưa giải thích được toàn diện tại sao người Hoa từ xưa vẫn ưa dùng các bội số của 9, như 36, 72, 108, và nhất là 18. Mặc dù rằng chúng ta đa khá đủ tư liệu, kể trên, để chứng minh rằng: số 18 trong ‘18 đời vua Hùng’ chỉ là một con số quy về ý niệm của một liên tục, một châu kì, một tập hợp kín.  Đóng góp quan trọng thứ hai của bài này chính là giả thuyết: Người Hoa nguyên thủy, kể luôn cả chủng Yueh (Việt) ở phía Nam sông Dương Tử, vào thuở
    khai thiên lập địa, tạo dựng nên xã hội, đa dùng hệ thống đếm dựa trên con số 9, chứ không phải con số 10 theo hệ thống thập phân hiện nay. Phát hiện này, mặc dù còn trong dạng giả thuyết, có lẽ từ xưa đến nay chưa thấy bàn đến trong sách vở. Và có lẽ chính người Hoa cũng không ngờ tới chuyện này.
     
    Thế nào là hệ thống đếm số 9? Muốn hiểu hệ thống đếm số 9 ta thử nhờ một em bé đếm thử từ 1 đến 20. Em đếm, bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 rồi 10. Tức con số lớn nhất trong hệ thống thập phân. Sau đó, em đếm tiếp: 10+1, em gọi tắt ‘mười một’, rồi 10+2, gọi tắt 12, 10+3, gọi tắt 13,… tuốt đến 19 (tức 10+9). Sau đó, em đếm 10+10. Nhưng 10+10, em nghĩ có vẻ bất tiện, nên thế bằng: 2 lần 10, gọi tắt thành ‘hai mười’, tức ‘hai mươi=20’. Tiếp theo đó: 20+1, tức 21; 20+2, tức 22, v.v.
     
    Như đa phân tích kỹ trong bài viết về hệ thống đếm số của người Mường (hệ 9) [11], ở thời cổ đại có nhiều hệ thống đếm số khác nhau. Thí dụ, người Khờ-Me tức Cam Bốt ngày nay, dùng hệ thống đếm số 5. Tức khi đếm tới số 5 là hết. Họ phải đếm lại dùng số 1 ban đầu. Nghĩa là họ xem số 6 như là 5+1. Tiếp tục: 7=5+2,…
     
    Phát âm về số đếm trong tiếng Cam Bốt, từ 1-12, xin liệt kê như sau:
     
    0 = son {đọc như: /sohn/} => không
    1 = múay /mooeh/ => một
    2 = bpii /bpee/ => hai
    3 = bey /bay/ => ba
    4 = buan /booan/ => bốn
    5 = bram /blam/ => năm => Số lớn nhất trong hệ 5.
    Muốn đếm tiếp, phải dùng đến số 5, rồi cộng thêm:
    6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu => sáu (6)= bram (5)+muay (1): bram-muay
    7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy=> bảy (7)= bram (5)+bpil (2): bram-bpil
    8 = bram-bey /bram-bay/ => tám => 8= bram (5)+bey (3)
    9 = bram-búan /bram-booan/ => chín => 9= bram (5)+buan (4)
    10 = dop /dup/ => mười => một tên gọi mới có nghĩa 2x5
    11 = dop-muay /dup-mooeh/ => 11= dop (10)+muay (1), mười một
    12 = dop-bpii /dup-bpie/ => 12= dop (10)+bpie (2), mười hai
    ……………………
    16 = dop-brammuay /dup-blammơoeh/ => 16= dop (10)+bram(5)+muay(1)
    Như vậy, đối với hệ đếm số 5, số 5 là số lớn nhất. Sau số 5 phải đếm như 5 cọng
    với 1. Năm (5) + Hai (2), v.v. Hệ đếm này dựa vào lối đếm dùng bàn tay 5 ngón.
    Đối với hệ thống đếm số 10 như toàn cầu xử dụng hiện nay, số 10 là số lớn nhất.
     
    Hệ đếm số 10 xử dụng cả 10 ngón tay.
    Đối với hệ thống đếm số 9, số 9 là số lớn nhất. Trong hệ đếm đó, số 9 lớn nhất đa được dùng để chỉ vua chúa. Hệ thống đếm số 9, theo thiển ý, đa dành 1 ngón tay để chỉ số không (0). Còn lại 9 ngón kia dành cho số đếm từ 1 đến 9.
     
    Tuy nhiên bất cứ giả thuyết nào nói về số {0} cũng giống như việc khui một hũ mắm. Hết sức rắc rối trên phương diện ý niệm trong toán học (xem [16]). Chúng tôi cũng xin mạo muội đề ra một giả thiết khác, cho hệ thống đếm dựa trên cơ số 9. Đó là người xưa - đặc biệt dân miền Lĩnh Nam - đa quan sát thời gian bào thai nằm trong bụng mẹ là khoảng 9 tuần trăng, tức 9 tháng.
     
    Hệ thống đếm số 9 vận hành ra sao? Như thường, đếm từ 1 đến 9. Số 10 đã được đếm như 9+1. Mười một: 9+2, v.v. cho đến 17= 9+8.  Rồi 18 sẽ được gọi như= 2 lần 9. Tức 29. Số 19 sẽ trở thành ‘2 lần 9 + 1’.  Đếm tuốt đến 27 ta sẽ đếm theo hệ thống 9 thành 39, tức 3 lần 9.  Ba lần chín = 39 = 3x9 = 27. Đúng là những con số Bình Nguyên Lộc [5] đa nêu lên thắc mắc không hiểu tại sao người Mường lại đếm số khác với Việt. Việt gọi số đếm 27, trong khi Mường gọi đó 39. Số 39 của Mường mang nghĩa 3 lần 9, thuộc hệ thống đếm số 9. Việt 27 = Mường 39. Hai mươi bảy bằng vớí ba nhân cho chín lần, 27= 3x9. Mường đọc ‘ba chỉn’, tức 39. Muốn biết rõ về người Mường, và nếp sống cùng văn hoá của họ xin xem tác phẩm của Jeanne Cuisinier về xã hội Mường xuất bản vào năm 1946 [15].
     
    Rất có thể người Hoa ở thời mới tạo dựng xã hội đa dùng hệ thống đếm 9, bởi những lý do sau:
    (i) Họ đa dùng số 9 để chỉ người đàn ông có quyền lực nhất. Số 9 là số lớn nhất trong hệ thống đếm số 9. Chứ không phải trong hệ thống đếm số 10 như Ngọc Phương đa trình bày [10].
    (ii) Vào thời cổ đại, thật cổ, văn minh Trung Đông chưa truyền đến Trung Quốc. Người Hoa chắc chắn phải có một hệ thống đếm hơi khác với hệ đếm số 10, của Trung Đông. Mặc dù rằng có thể đến đời nhà Thương, hoặc đầu đời nhà Châu (khoảng năm 1000 trước Công Nguyên), hệ thống đếm số 10 đa du nhập đến Khu vực sông Hoàng Hà.
    (iii) Người Hoa vẫn thích dùng bội số của 9, như 18, 36, 72,… Y như những người quen hệ thống 10, sẽ thích dùng: 10, 20, 30, 40…
    (iv) Người Mường cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn còn dùng hệ thống đếm số 9, họ đa mang theo khi di cư về phía Nam. Người Mường là ai? Đại khái họ cũng cùng chung chủng Yueh (Việt), nhưng thuộc chi Thái. Khi xưa họ tập trung ở vùng phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt tại nước Ba và
    Thục, giáp giới với nhà Tây Châu (770-476 TCN). Sau khi nước Thục bị nhà Tần dứt điểm, họ thiên cư về Nam, và gia nhập cộng đồng Tây Âu ở khu vực Quảng Tây, Quí Châu, ngày nay. Bởi những gì họ còn giữ, rất có khả năng đa được chia xẻ qua lại với Hoa chủng bên nước Châu ngày trước. Nên nếu họ còn giữ hệ thống đếm số 9, người Hoa thứ
    thiệt tại nước Châu ngày xưa chắc cũng đa dùng hệ đếm số 9 đó.
    (v) Nếu ở cổ thời, lúc văn minh phương Tây chưa mang sang hệ đếm số 10, rất có khả năng cả hai vùng Hoa Nam và Hoa Bắc đều xử dụng và quen thuộc với hệ đếm theo số 9. Từ đó họ sẽ quen dùng những bội số như 18, 27, 36, 72, v.v.
    (vi) 18 đời vua nhà Hạ, triều đại khởi thủy của nước Tàu, đa xử dụng con số 18 theo thói quen của hệ thống đếm số 9 đó. Và từ đó việc vay mượn ý niệm triều đại Hồng Bàng của Tàu đưa vào truyền thuyết dựng nước ở phía Nam, chắc cũng không có gì lạ cả.
     
    ........
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2008 05:27:49 bởi Ct.Ly >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 22:46:32
    18 đời vua Hùng Vương
    ......
    Tóm tắt
     
    Bài này thử nhìn vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử.  Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ.  Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác, số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ, dùng toán số (2x9= 18) của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích… để hù những người không biết chữ, và cũng để cho bài viết, bài văn cho được trôi chảy, không có những điều ‘không biết’. Số 18 là một con số dùng để…hé mắt, lấn loát những cái không biết.
     
    Số 18 hoặc 36, 72, hay về sau in 'Bách’ tứ 100, như dùng để chỉ khống chủng Yueh (Bách Việt), đã được xử dụng thế xử tiện nghi.  'Bách’dùng để chỉ số nhiều, đến không hết. Có thể không đích xác bằng 100. Bởi vào thời Xuân Thu, ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước [12]. Khố Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự vượt trên 100 rất xa. Do đó nên  ‘bách’(100) là một con số bất chợt, thì 'thập bát’(18) cũng chỉ như vậy mà thôi.
     
    Nhìn lại công trình của Ngô Sĩ Liên dưới góc độ của thế kỷ21 hiện nay, bắt buộc ta phải có một cái nhìn khác. Trong góc nhìn đó, chúng ta phải nhớ Ngô Sĩ Liên và cộng sự đã có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy:
    (i) Truyền thuyết viết ra sao, họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất, Ngô Sĩ Liên đã căn dặn hậu bối: ‘Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách’.
    (ii) Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.
    (iii) Đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng Việt Nam, rập y khuôn 18 đời vua nhà Hạ, triều đại Hồng Bàng ở bên Tàu. Để ý rất nhiều bài viết trong vài thập kỷ qua ưa liệt kê danh sách các đời vua Hùng. Khổ nỗi tất cả đều viết tên hiệu bằng…chữ Hán ròng. Thí dụ, Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, v.v. Y như là cái nước của mấy ông vua Hùng giống như mấy cái nước chư hầu ở đời nhà Châu phía bắc sông Dương Tử, thời Xuân Thu Chiến quốc. Và những vua Hùng này có lẽ nói với thần dân của các ông bằng tiếng Tàu, trước khi người Tàu đến nước đó cả ngàn năm.
    (iv) Truyền thuyết dựng nước đó, ở mặt cội nguồn, cũng không quên lôi thêm một trong những biểu tượng xã hội nguyên thủy của Tàu là ‘vua’ Thần Nông. Theo thiển ý, Thần Nông chỉ là một biểu tượng, chỉ một xã hội đa tiến lên ngành canh nông để kiếm ăn, sinh sống. Nó cũng giống như thời bây giờ, người ta dùng ‘Thế Kỷ 18’ để chỉ thời đại con người
    đạt đến cách mạng công nghệ. Hoặc, trong một tương lai nào đó, có thể người ta dùng ‘thời đại Bill Gates’ để chỉ thời đại điện toán, và internet.  Chứ không phải Bill Gates là ông tổng thống toàn cầu ở vào thế kỷ 21, đối với hậu thế 4 ngàn năm sau, có thể đoán nhầm, v.v.
    (v) Con số 18, thường dùng trong văn hoá Trung quốc để chỉ một chuỗi trình nào đó theo với chiều thời gian, mà chi tiết thường không biết rõ.  Như một tập hợp, như một liên tục nay đa khép kín. Bản chất chi tiết của từng phần tử trong tập hợp hay liên tục đó vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.
     
    Trong một bài sau, chúng ta sẽ thấy cổ sử nước Hàn (Triều Tiên) cũng có đề cập
    đến con số 18, để chỉ 18 đời vua Bai-dal ở thời Hồng Bàng của nước họ.
     
    Tháng 3, 2005
    N.N.
     
    Ghi Chú
    [1] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ
    Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.
    [2] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1697). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Thanh Việt và
    Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông
    Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam được trình bày đầy đủ trên
    mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite
    [3] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia
    Tường. Nxb Thành Phố HCM. Bộ Môn Á Châu Á Học. Đại Học Tổng Hợp, TP
    HCM.
    [4] Họ Châu và họ Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau. Từ phát âm, ý nghĩa, lối viết chữ Hán. Họ Châu có: Châu Nhuận Phát, Châu Ân Lai, nhà Châu bên Tàu (Đông Châu liệt quốc), Châu Chỉ Nhược (Ỷ Thiên Đồ Long Ký), v.v.. Họ Chu có:
    Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ), Chu Dung Cơ (cựu Tổng Lý), v.v. Từ ‘châu’ và ‘chu’ cũng vậy. ‘Châu báu, Trân Châu Cảng,…’ đáng nhẽ phải được viết và phát âm ‘chu báu, Trân Chu Cảng,…’. Ngược lại ‘Chu kỳ, Đông Chu liệt quốc,…’ đúng ra phải được viết và đọc ‘châu kỳ, Đông Châu liệt quốc,…’. Người Việt ưa lẫn lộn hai thứ họ và từ 'châu' và 'chu', do việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu. Xin xem [6].
    [5] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.
    [6] Nguyên Nguyên (2004) Loạt bài: ‘Từ chữ Nôm đến quốc ngữ’ (tổng cộng 8 bài). Có đây đủ.tại các mạng: Khoahoc.net, Aihưucongchanh.com, honque.net, perso.wanadoo.fr/charite.
    [7] Ở một đoạn bàn luận về Lạc Long Quân, Ngô Sĩ Liên [2] cho thấy ông cũng có một viễn kiến đi trước Charles Darwin khá lâu: 'Trong buổi trời đất mới mở mang có người do khỉ mà hoá ra...'
    [8] Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002) Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb Văn Hoá Thông Tin.
    [9] Arthur Cotterell (1995) China – A History. Pimlico (Random House)
    [10] Ngọc Phương (2003) Kể chuyện Văn Hoá Truyền Thống Trung Quốc. Nhà Xuất Bản Thế Giới (Hànội)
    [11] Nguyên Nguyên (2004) Thử tìm hiểu số đếm 1-10 trong văn minh Đông Sơn.  Xem các báo mạng: khoahoc.net, honque.net, aihuucongchanh.com, perso.wanadoo.fr/charite,...
    [12] Nguyễn Hiến Lê (2002) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá
    [13] Janet McRae & Peg White (1984) The Chinese Way. Brooks Waterloo
    [14] Phục Hy, đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch. Thần Nông: tổ nghề nông và dược thảo. Hoàng Đế: biểu tượng của vua đất màu vàng (Hoàng). Đất vàng có tên khoa học là loess, chính là đất bồi do gió mang đến. Ở Trung thổ có lớp dày đến 3 thước. Rất phì nhiêu bởi nước thẫm dễ dàng. Người Hoa cho dân tộc họ mang mạng Thổ, màu vàng, ở miền chính giữa: Trung. Bởi vậy nước của họ gọi Trung Hoa hay Trung Quốc. Thời xưa, nếu đối chiếu với bên ngoài họ vẫn gọi đất của họ: Trung nguyên. Thí dụ, trong truyện của Kim Dung, giới giang hồ ưa hỏi nhau: ‘Không biết tin đồn Tạ Tốn đa trở lại Trung nguyên có thật hay không’. Hiện diện của bà Nữ Oa, được sắp xếp rất lộn xộn, chỉ chứng tỏ giai đoạn cổ thời theo Mẫu hệ của Hoa chủng. Theo đó bà Nữ Oa đáng lẽ phải được sắp xếp trước tiên. Điển hình, Thái Dương Thần Nữ của dân tộc Phù Tang bị kẹt cứng thành mẫu tổ của dân Nhật. Dân Trung Hoa xưa sau khi chuyển qua Phụ hệ đa thay đổi thứ tự và đưa bà Nữ Oa xuống.
    [15] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie humaine et sociologie.  Institut d’Ethnologie. Paris
    [16] Cũng có thể ‘tá’ ở thời thượng cổ dùng để chỉ ‘hai chục’ theo hệ 9. Hai chục trong hệ 9 tức là 2x9 = 18. Bởi ‘tá‘ (= /da/ = ‘đôi’(?) = đôi chín = đôi chục?) ngày xưa tại Viêt Nam, có nơi chính là 18. Một tá xoài= 18 trái xoài = 2 x 9 trái xoài. Tất nhiên khi văn minh các nơi khác đến, ‘tá’ được đem ra dùng để dịch ‘dozen’, rồi trở thành 12. Nhưng đây chỉ là tản mạn mà thôi. Xem trang mạng về số KHÔNG:
    http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html
    [17] Xin để ý ngoài cái mốt 18 cho một liên tục về thời đại, cổ sử Hoa ưa cho việc mất nước vì đàn bà đẹp. Có lẽ ‘suy diễn ngược’ từ vụ Đường Minh Hoàng với Dương Quí Phi. Đầu tiên vua Kiệt nhà Hạ vì mê nàng Muội Hỉ nên bị Thành Thang diệt. Kế đó vua Trụ nhà Thang vì sủng ái Đắt Kỉ nên mất nước với nhà Châu. Tiếp theo đó, vua nhà Châu vì mê Bao Tự nên thua giặc rợ Khuyển Nhung và bị giết. Sau đó phải di đô về phía Đông: Đông Châu.
    [18] Sử Việt Nam có vẻ mang khuynh hướng dễ dãi xem những vị Tam Hoàng Ngũ Đế này có thật. Người Tây Phương lại khác. Họ ưa xem những vị thần thánh nguyên thủy này như những biểu tượng xã hội.
     
    Nguyên Nguyên
     
    http://alcor.concordia.ca/~tmai/18Hung.pdf

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2008 05:28:18 bởi Ct.Ly >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 22:51:32

    http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html

     
    Xem trang mạng về số KHÔNG "O":
     
    This was the question:
    What is the origin of zero? Does it have something to do with why x/ 0 is undefined?
    Thanks

     
    Professor Homunculus' answer:
    The origin of zero is a nebulous subject.

    The Babylonians were known to have used a space as a placeholder for empty "columns" as far back as 1700 BC.
    Around 1400 years later, they developed the first known symbol to stand for an empty place. It looked something like YY.

    It didn't actually stand for the number we know as "zero." It was never used alone. It was only a place holder.
    The Mayan culture developed a symbol for the number zero, probably independently of the Babylonians, sometime later. So did the Hindu culture.

    The first records we have of the symbol we use for 0, is from Hindu writings from the late 9th century.
    There was no internet back then, but information still got around. Mostly by camelback, or foot, so it took awhile for 0 to migrate to Arab lands, (probably due to commerce).

    Eventually, about 400 years after South Asia and Asia Minor had been using 0 and inventing and discovering math concepts the we in the west couldn't even consider (because we were busy being "religiously enlightened" and culturally superior) 0 finally got to the civilized world.

    In its superior intellect, civilized Europe continued to use the Roman numeral system, refusing to change for as long as possible, as the infidels ran circles around it.
    Eventually the Europeans gave in.
    That's the scoop in a nutshell,

    The fact that almost anything divided by zero is undefined came to the west much later. The zero came first, then the paradox.
    By the way, do you know which number divided by zero is not undefined, and why? Find out by
    clicking here.

    Happy calculating,

    Prof. Homunculus
     
    http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 03.04.2008 23:01:45
     
    Lịch sử của số không "0"
     
    Số 0 được phát minh cuối cùng nhưng không phải ở Ả Rập mà ở Ấn Độ.

    Các ban vào đây coi về lịch sử nó nhé:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/0
    http://vi.wikipedia.org/wiki/s%e1%bb%91_...
    http://www.forever1.org/forum/showthread...
    http://blog.360.yahoo.com/blog-7jylyioif...

  1. cách đây 6 tháng
    Aramis
     
    http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070924050527AAYXvjY

  2. HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    RE: 18 đời vua Hùng Vương - 07.04.2008 04:21:46



    Việt Nam Thư Quán - Thư Viện Online












    Cho điểm 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao 90 Phiếu

    Đã xem 18224 lần.
    Lịch sử
    18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục
     
    ......

     
     
    http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n1n2n31n343tq83a3q3m3237nvn

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 đời vua Hùng Vương - 07.04.2008 04:34:03
    18 đời vua Hùng Vương
     
    Hùng Vương, hay vua Hùng, là tên hiệu các vị vua cai trị nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long QuânÂu Cơ.






    Mục lục


    //



     Truyền thuyết
    Lĩnh Nam chích quái thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương."
    Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.

     Các vị vua
    Nước Văn Lang truyền được 88 đời vua, danh hiệu 88 đời còn lưu lại được 18 là [cần chú thích]:

    Theo Hùng triều ngọc phả, nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

     Xem thêm


     Liên kết ngoài

    Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng

    Các thể loại: Bài cần chú thích nguồn gốc | Hồng Bàng http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Lễ Hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương - 16.04.2008 22:27:13
    Nguồn: VietShare.com
    Lễ Hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương
     
    "Dù ai đi ngược về xuôi,
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

     
    http://www.vietshare.com/vanhoa/denhung/hinhdenhung/denhung03.jpg 
     
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=265350
     
     
    Ngọc Lý


    titleAndStar(3304,0,false,false,"","")

    VIP 

    Bài viết đã đăng: 3304
    Gia nhập ngày: 27.8.2005
    Hiện trạng: offline

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Vua Hùng Vương - 17.04.2008 22:51:45
     
     









    setTypingMode(1);





    Lễ rước kiệu trong ngày Giỗ Tổ tại Phú Thọ, sáng nay. Ảnh: TTXVN
     
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Vua Hùng Vương - 17.04.2008 22:55:08
    Thứ hai, 14/4/2008, 16:49 GMT+7

    Hành hương giỗ Tổ


    7h sáng nay, tại đền Hùng (Phú Thọ) diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Vài ngày nay, dòng người đổ về khu di tích này đông nghẹt, các dịch vụ ăn theo cũng được dịp nở rộ.

    > Ảnh người dân đổ về đền Hùng/ Trộm cắp hoành hành ở đền Hùng

    Trên khắp các ngả đường ở thành phố Việt Trì, đâu đâu cũng treo cờ, băng rôn mang dòng chữ: "Chào mừng khách thập phương về dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương", "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba"... Thậm chí, nhiều cửa hàng, quán ăn cũng đua nhau tung ra chương trình khuyến mãi nhân dịp này.





    Dòng người kéo nhau đổ về xem hội. Ảnh: Tiến Dũng.

    9h sáng, con đường vào khu di tích Đền Hùng tấp nập người và xe. Để tránh ùn tắc, ngay tại cổng chính, Ban tổ chức lễ hội đã cấm xe ôtô vào khu vực đền. Ngại đi bộ, hành khách phải trả 5.000 đồng cho một cuốc xe ôm đi vào hoặc đi ra. Theo lời những lái xe ôm, mấy ngày qua, lượng khách đổ về đây khá đông.


    ..............

    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/04/3BA013F1/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2008 22:58:09 bởi HongYen >

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương - 18.04.2008 11:00:12
    Hoa Thịnh Đốn: Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 
    TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 4/15/2008, 12:02:00 AM
     












    Tuổi trẻ đứng gác bên cờ vàng, trứơc bàn thờ tổ qúôc.“Ai lên Phụ  Thọ cùng ta
    Vui ngày Giỗ Tổ Tháng Ba Mùng Mườì
     
    "Dù  ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba.”
     
    Đó là những câu ca dao nhắc dân gian nhớ ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Dù lưu lạc ở chân trời gốc bể nào, người Việt tha hương luôn tưởng nhớ tổ tiên, nhớ ngày này. Hội người Việt Cao Niên vùng HTĐ và phụ cận với sự tiếp tay  hỗ trợ của Cộng Đồng VN vùng HTĐ, MD&VA, Liên Hội  Cựu Chiến Sĩ QGVNCH/HTĐ và Hội Hải Quân & Hàng Hải Miền Đông Bắc HK, Liên Đoàn Thăng Long đã trang trọng cử hành lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vào lúc 11 sáng ngày 13 Tháng Tư, 2008 tại một hội trường của Trường  Falls Church High School ở Falls Church, VA.
     
    Trong nắng Xuân chan hòa, hoa Xuân rộ nở, hơn ba trăm đồng hương  vùng HTĐ và hướng đạo sinh Liên Đoàn Thăng Long đã nô nức về dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong một không khí thật trang nghiêm, trước bà thờ  với nhiều hoa quả, hương đèn  sáng choang và cờ lộng ngủ sắc rực rỡ hai bên,  Ông Nguyễn Đình Kỳ, Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ và Phụ Cận  có lời cảm tạ quan khách đến tham dự. 
     
    Ông nói, hằng trăm năm nay lễ Quốc Tổ Hùng Vương là một ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Đức Quốc Tổ Hùng Vương có lăng tại tỉnh Phú Thọ,  Bắc Việt, VN. Ngày xưa triều đình luôn cử đại diện đến chủ lễ. Từ khi  tỵ nạn CS ở hải ngoại đến xứ này, nghĩa là từ hơn ba mươi năm, năm  nào Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ cũng tổ chức lễ Giỗ tổ rất trang nghiêm và trọng thể. Hội rất ước mong được sự tiếp tay của các hội đoàn trong vùng để buổi lễ được tổ chức một cách trang ngihêm và trọng thể hơn. Ông Kỳ nói rõ năm nay Hội được sự tiếp tay hỗ trợ của CĐVN/HTĐ, MD&VA , Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QG/VNCH và Hội Hải Quân và Hàng Hải HTĐ về nhân sự và tài lực. 
     
    Ông Kỳ cho biết tiếp, kể từ năm ngoái và năm nay, Toà Đại Sứ CS đã tổ chức Lễ Hùng Vương và trong nước Ngày Quốc Tổ Hùng Vương Mùng Mười Tháng Ba Âm Lịch là một  ngày nghĩ lễ quan trọng, chứng tỏ là Chính quyền CS đã tìm về nguồn,  chứ  không phải là người ngoại quốc vu  vơ nào đó như họ đã  từng làm nhiều năm qua kể từ ngày 2 Tháng 9 , 1945. Hy vọng rằng với sự thay đổi đó những sự thay đổi lớn lao hơn quan trọng hơn sẽ tiếp đến và một ngày không xa chúng ta sẽ có dân chủ, nhân quyền tại quốc nội.
     
    Trong dịp này Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch Cộng Đồng HTĐ, MD&VA nhắc lại lịch sử VN. Ông nói, Quồc Tổ Việt Nam là Vua Hùng. Theo truyền thuyết thì trên lưu vực Sông Hồng, Sông Mã đã có mười lăm bộ lạc  sống ở đấy, vì nhu cầu dẫn thủy nhập điền để canh tác và mục đích quản trị xã hội  cũng như đối đầu với quân địch xâm lấn, các bộ lạc này đã kềt hợp lại và lập vương quốc Việt Nam đầu tiên. Trong mười lăm bộ lạc nói trên,  bộ lạc Văn Lang sống trên dãi đất Sông Hồng, chạy dài từ Ba Vì cho đến núi Tam đảo, người lãnh đạo bộ lạc này và mười bốn bộ lạc còn lại xưng Vương là Hùng Vương. Vua Hùng đặt quốc hiệu là Văn Lang, và đóng đô tại Bạch Hạt , nay là Việt Trì, Phú Thọ.
     
    Theo các huyền thoại  khác, lịch sử dân tộc Việt bắt nguồn từ Lạc Long Quân, cưới Bà Âu Cơ thuộc dòng  dõi Tiên, sinh ra một trăm trứng, nở ra một trăm người con  rất giống nhau về hình tướng cũng như về chủng tộc. Khi  các con  trưởng thành thì Vua Lạc Long Quân và Hoàng Hậu Âu Cơ thỏa thuận sống riêng, mỗi vị đem theo năm chục người con.  Hùng Vương nối ngôi vua cha, đóng đô tại  Phong Châu, trị vì toàn một cõi nước sau đổi tên thành Văn Lang, có tất cả 18 vị vua, trị vì khoảng 150 năm. Dưói triều Đại Hồng Bàn, các Vua Hùng,  dân Bộ Lạc Văn Lang,  thật sự hưởng được thịnh vượng, thái hoà.  Đặc biệt  Vua Lạc Long Quân dành rất nhiều thời giờ để phổ biến trong dân chúng cách xâm mình  để chống lại sự đe dọa của nhiều loại quái vật và dạy người dân lối sống hòa đồng.Các Vua Hùng cũng xúc tiến việc ban giao với nước Tàu để có thể giữ vững nền độc lập nước nhà.
     
    Nguồn gốc của Hùng Vương phần lớn được biết là nhờ truyền thuyết , tuy nhiên có các di tích từ đời vua Hồng Bàng như đền thờ Vua Hùng được  tìm thấy ở Phú Thọ Bắc Việt.Hằng năm Ngừời Việt Nam tổ chức lễ Hùng Vương vì Vua Hùng có công dựng nước. Người Việt Nam ở khắp nơi đã tưởng niệm quốc Tổ vì đó là ngày lịch sử đáng ghi nhớ nhằm phục hồi truyền thống của dân tộc. Với tư cách  Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Năm vùng HTĐ, MD&VA Ông Lý Văn Phước đã kêu gọi đồng hương , đặc biệt các anh em thanh niên sinh viên và học sinh tích cực  tham gia ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương hằng năm để chnúg ta biểu lột lòng yêu nước, tinh thần ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
     
    Theo sau quý vị trong ban tế lễ trong quốc phục áo dài gấm, khăn đống màu xanh, đỏ đã trang trọng dâng lên bàn thờ nhiều hương, hoa trà, lễ vật theo nghi lễ cổ truyền trong tiếng chiêng trống ngân vang.
     
    Chương trình được tiếp nối với màn múa lân, văn nghệ giúp vui và đồng hương thọ lộc, trong một không khí rất nhộn nhịp vui tươi. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được chấm dứt vào lúc 1 giờ trưa.
     
    HÌNH ẢNH LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
    WWW.YOUTUBE.COM/TUYETMAI45


     TUYẾT MAI
    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=126818
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    draculatransy
    • Số bài : 17
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 20.02.2004
    • Nơi: Lyon France
    RE: Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương - 30.05.2008 08:42:45
    Nguồn http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779128/
    UBND TP.HCM khẳng định không làm giả bánh giầy dâng vua Hùng20:49' 18/04/2008 (GMT+7)  - UBND TP.HCM khẳng định không có vấn đề làm giả bánh giầy tiến cúng nhân Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ (ngày 15/4).
    Mút xốp được lấp ra trong bánh giầy. (Ảnh: TT)Theo UBND TP, sau khi chuyển cặp bánh chưng, bánh giầy ra khỏi xe lạnh, phát hiện phía ngoài cặp bánh bị mốc do thời tiết quá nóng, nên lãnh đạo UBND TP đã đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và phát hiện cặp bánh có vi sinh, không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Lãnh đạo UBND TP đã thống nhất với UBND tỉnh Phú Thọ và Ban tổ chức Lễ giổ Tổ Hùng Vương không khai bánh và cắt chia cho công chúng như những lần trước, chỉ để trưng bày phục vụ thưởng ngoạn.
    Cũng theo UBND TP, cặp bánh bị mốc mặt ngoài do thời tiết tại Phú Thọ nóng hơn mọi năm và Công viên văn hoá Đầm Sen xử lý kỹ thuật về nhiệt độ xe lạnh bảo dưỡng bánh suốt 4 ngày đêm vận chuyển từ TP ra Phú Thọ chưa bảo đảm.
    Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được giao kiểm điểm trách nhiệm của Công viên văn hoá Đầm Sen.
    Sáng 16/4, hàng chục người dân trong xã Hy Cương (tỉnh Phú Thọ) đã "mổ" cặp bánh và phát hiện bánh chưng vữa và lên men, có mùi khó chịu, bánh giầy bị mốc xanh, bên ngoài có một lớp bột mỏng, bên trong hoàn toàn được làm bằng mút xốp.
    Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Hữu Trung, Phó giám đốc công viên văn hóa Đầm Sen, giải thích, phần xốp chỉ để tạo hình. "Chúng tôi cũng cố gắng tạo nên bánh thật nhưng nếu đổ cả tấn bột để làm bánh giầy thì... phí quá!".
    Ông Trung còn cho báo Pháp luật TP.HCM biết đã thống nhất với Ban tổ chức lễ hội là không cắt bánh giầy để ăn mà để cúng tượng trưng.
    • P.Cường