Dương Thu Hương
HongYen 08.06.2008 20:29:02 (permalink)
Dương Thu Hương
 
http://www.vatv.org/tv/article.php?sid=471
 
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=148507
 
http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=137
 
http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Thu_H%C6%B0%C6%A1ng
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Phát Hình Đặc Biệt Về Nhà Văn Dương Thu Hương
Posted on Tuesday 09 May @ 12:12:48
 
(Hoa Thịnh Đốn) VATV trân trọng kính mời quý đồng hương đón xem các chương trình TV đặc biệt về Nhà Văn Dương Thu Hương tại New York vào ngày Chúa Nhật 30/4/2006 và Thứ Hai 1/5/2006.



Buổi Mạn Đàm của Nhà Văn Robert Stone và Nhà Văn Dương Thu Hương do Nhà Văn Antoine Audouard điều họp tại Thư Viện New York vào ngày 30/4/06 sẽ được phát hình trên Bản Tin Hoa Thịnh Đốn vào:
Thứ Ba 9/5/2006 trên Đài 19 Cable TV MCTV, Montgomery, tiểu Bang Maryland.
Thứ Tư 10/5/2006 trên hệ thống Little Saigon TV - Nam Califronia.
Thứ Năm 11/5/2006 trên Bản Tin Hoa Thịnh Đốn/SBTN.
Chúa Nhật 14/5/2006 trên hệ thống MHz Networks tại Maryland, Virginia và DC.
Chúa Nhật 14/5/2006 trên SBTN.
Chúa Nhật 14/5/2006 trên hệ thống Truyền Hình Vệ Tinh AMC4 - VPTV

Phỏng Vấn Nhà Văn Dương Thu Hương (Exclusive Interview) do Nhà Văn Trương Anh Thụy và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích thực hiện sẽ phát hình trên Bản Tin Hoa Thịnh Đốn vào:
Thứ Ba 16/5/2006 trên Đài 19 Cable TV MCTV, Montgomery, tiểu Bang Maryland
Thứ Năm 18/5/2006 trên Bản Tin Hoa Thịnh Đốn/SBTN
Chúa Nhật 21/5/2006 trên hệ thống MHz Networks tại Maryland, Virginia và DC.
Chúa Nhật 21/5/2006 trên Direct TV - SBTN.
Chúa Nhật 21/5/2006 trên Cox Cable TV - SBTN, Fairfax County, Virginia.
Chúa Nhật 21/5/2006 trên hệ thống Truyền Hình Vệ Tinh AMC4 - VPTV

Để biết thêm chi tiết về giờ phát hình tại các địa phương quý đồng hương có thể vào trang nhà của VATV: www.vatv.org.

Các chương trình thu hình đặc biệt này được thực hiện bởi Cựu Phóng Viên CBS Phạm Bội Hoàn, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Nhà Vân Trương Anh Thụy (Tủ Sách Cành Nam), Nguyễn Ngọc Giao, Đặng Doản Sâm và Đinh Xuân Thái. Ngoài ra VATV còn được sự trợ giúp đặc biệt của Đinh Quang Anh Thái và Bà Nina McPherson.

Trường hợp quý đồng hương không có điều kiện xem TV hay "missed" chương trình phát hình nhưng muốn có một DVD xin liên lạc với Võ Thành Nhân, 301 257 8496 hay nhanvo@vatv.org. Tốn phí cho một "copy" là 15 Mỹ Kim "plus" tiền bưu điện. Chi phiếu đề VATV và gởi đến 301 Buttry Rd, Gaithersburg, MD 20877.

http://www.vatv.org/tv/article.php?sid=471
 
 
 
#1
    HongYen 08.06.2008 20:31:16 (permalink)
    03 Tháng 6 2008 - Cập nhật 09h57 GMT





    Dương Thu Hương vào tuyển tập Bouquins
     










    Nhà văn Dương Thu Hương hiện sống tại Paris
    Nhà văn Dương Thu Hương là tác giả Việt Nam đầu tiên có bốn tác phẩm được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp.
    Nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp vừa đưa vào tuyển tập bốn tiểu thuyết của nữ nhà văn Việt Nam hiện sống tại Paris.
     
    Trang web của Diễn Đàn-Forum ở Pháp cho hay đó là bốn bản tiếng Pháp của các tiểu thuyết "Bên kia bờ ảo vọng", "Những thiên đường mù", "Tiểu thuyết vô đề" và "Chốn vắng".
    Lời đề tựa của Antoine Audoura trên trang của nhà sách Bouquins nói: "Các tiểu thuyết của Dương Thu Hương đưa chúng ta vào sâu thăm thế giới quên hương của bà là Việt nam,"
    "Song cũng dẫn chúng ta tới những những bến bờ xa lạ nơi mà con người cố gắng tìm đến nhau, không một chút sợ hãi, bao quanh bởi những bí ẩn kiếp lang thang."
     

    Phỏng vấn dịch giả Phan Huy Đường

    Audoura nhận định rằng: "Dương Thu Hương đã tự hoá thân để làm mới mảnh đất quê hương vốn trải quá nhiều đau khổ, bi thương."
     
    Suy tư chính trị
    Bình luận của Audoura cho rằng trong các tác phẩm của Dương Thu Hương, những linh hồn người chết có một chỗ đứng vô cùng quan trọng và các suy tư chính trị luôn "chảy dài xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết".
     
    Nhà xuất bản cũng ca ngợi các cấu tứ lúc tinh vi, lúc lại mạnh mẽ, ồn ào do ấn tượng của chiến tranh và lịch sử trong văn của Dương Thu Hương.







     Tất cả những tiểu thuyết của tôi đều dựa trên những câu chuyện thật và Chốn vắng cũng như vậy, câu chuyện của họ xảy ra ở tại Quảng Bình
     
    Dương Thu Hương trả lời BBC tháng 03/2006

    Theo Vũ Hồi Nguyên trong bài trên Diễn Đàn-Forum, bộ sách Bouquins của nhà xuất bản Robert Laffont, trong thể loại Văn chương và Thơ.
     
    Họ cũng chọn tác phẩm của những nhà văn lớn cổ điển và một số nhà văn đương thời, của Pháp và thế giới.
    Vũ Hồi Nguyên cũng nói Dương Thu Hương là tác giả Á châu đầu tiên của bộ sách.
     
    Trong số các các tác phẩm khác đã dịch sang tiếng Pháp gồm có "Itinéraire d’enfance" (Hành trình thời thơ ấu), "Myosotis" (Lưu ly) và "Histoire d’amour racontée avant l’aube" (Chuyện tình kể trước rạng đông).
    Tiểu thuyết "Terre des oublis" (Chốn vắng) qua bản dịch của Phan Huy Đường được nói là rất thành công gần đây tại Pháp với số lượng phát hành 200 nghìn bản.
     
    Sinh năm 1947 ở Thái Bình, Dương Thu Hương đi thanh niên xung phong trong cuộc chiến Việt Nam và sau đó đã trở thành người phê phán chế độ cộng sản thời hậu chiến.
    Bà bị bắt giam năm 1991 vì kêu gọi cải tổ dân chủ và chỉ được cho sang Pháp nhận giải thưởng văn học sau khi có sự can thiệp của phu nhân tổng thống Pháp hồi đó, bà Danielle Mitterrand năm 1994.
     
    Các tác phẩm của bà khi ra đời trong nước đã gây tiếng vang vào giai đoạn có dòng văn học Đổi Mới.
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2008/06/080603_duongthuhuongbooks.shtml
    #2
      Thần Báo 24.06.2008 06:25:54 (permalink)
      Tiểu Thuyết Vô Đề

      Chương 1


      Suốt đêm tôi nghe gió hú ngoài vực cô hồn.
      Tiếng rên rỉ triền miên, tiếng nức nở, đôi lúc tiếng rít hỗn hào như ngựa cái hí ngày động cỡn. Mái lán rung bần bật, những ống tre nứt thổi sáo từng hồi, tấu lên giai điệu thê lương của đám tang vùng thôn dã. Cây đèn chai của chúng tôi phập phù như muốn tắt. Tôi thò cổ khỏi chăn, thổi tắt ngọn lửa, mong bóng đêm sẽ bịt hết mọi giác quan.
      - ... cành cạch... cành cạch... cành cạch...
      Một cành khô đập hoài vào vách liếp... Tôi vẫn không ngủ được. Tiếng gió bên ngoài cuồng dại như tiếng vật vã của ác thú!
      "Chị em ơi...
      Tôi lẩm nhẩm khấn: "Chị em sống khôn chết thiêng, xin đừng ám ảnh chúng tôi. Xin các hồn ma phù hộ cho chúng tôi cứng cáp chân tay, sáng láng đầu óc, đánh đâu được đó... Bao giờ thắng trận, đất nước an bình, chúng tôi nguyện sẽ rước chị em về quê cha đất tổ..." Khấn xong, tôi trùm chăn kín đầu, cố quên tiếng gió. Nhưng gió vẫn luồn qua tấm chăn, đuổi theo... vực cô hồn.
      ***
      Cách đây nửa tháng, chúng tôi đã chôn sáu cô gái!
      Buổi sáng ấy, tôi cùng tiểu đội của Lành đi kiếm măng.
      Khoảng non trưa, cả bọn mò tới vực cô hồn. Chợt thấy từng đàn diều hâu chấp chới, con bay lên, con bổ xuống, kêu náo loạn. Lành dừng lại, hỉnh mũi đánh hơi:
      - Có con vật não chết gần đây. Thối quá!...
      Thối thật! Mùi thối mỗi lúc mỗi nồng nặc hơn. Chúng tôi định bỏ đi nhưng chính Lành cản lại:
      - Biết đâu chẳng phải là xác người? Mà nhỡ là người bên...
      Tôi bảo:
      - Ờ, thử xem sao...
      Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.
      Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo.
      Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lỡ hay một con cóc chết!
      Đám dòi lúc nhúc trong các vết thương, trong các hốc mắt, hốc miệng. Những con dòi trắng nhở, béo tròn. Chúng tít trên các tử thi, ngoi lội, trồi lên trụt xuống, vẻ viên mãn của loài dòi bọ.
      Một cậu lính nhăn mũi:
      - Tiên sư loài dòi bọ, không ở đâu không có chúng...
      Tôi bảo anh em:
      - Đào huyệt đi.
      Lũ diều hâu lượn vòng trên đầu chúng tôi kêu la như là ăn cướp. Trời nóng, không gian tù đọng quấn đầy mùi tử thi.
      Mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt lính. Đào huyệt xong, chúng tôi nhặt nhạnh xác chết, giành giật với lũ diều hâu và bọn dòi từng mảnh thịt rữa của các cô gái xấu số, cho tất cả vào tăng. Túi áo các cô không có giấy tờ chỉ có mấy sợi len xanh đỏ và vài miếng cau khô. Chắc lén để buộc tóc và cau để đánh răng. Các cô vẫn nuôi hy vọng ngày nào đó được cười với chàng trai của mình...
      Khoảng đất ở vực hẹp nên chúng tôi chôn sáu ngôi mộ thành vòng tròn. Chôn cất xong, quay lại đám cỏ vẫn thấy dòi vón thành cục. Lành vơ một ôm lá khô ném vào rồi châm lửa đốt. Dòi nổ lép bép... lép bép.. Chúng tôi đứng quây đống lửa, nhễ nhại mồ hôi, người nào người nấy rã rời.
      Ném lại những gùi măng, chúng tôi trở về. Không rau, không măng, cơm độn sắn khô với muối vằm xả ớt... Đời lính mà! Tất cả sẽ qua... Vậy mà những ám ảnh không chịu qua.
       
      ***

      Nếu tác phẩm là tiếng nói chân thật của nhà văn, và nhà văn có sứ mạng nói lên khát vọng của thế hệ mình sống thì người cầm bút sao lại viết về  (bọn thám báo) tức toán biệt kích của Nha Kỹ Thuật, Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu của Việt Nam Cộng Hòa đã cắt vú và xâm phạm thân thể người phụ nữ CS . Và bà Dương Thu Hương nghĩ gì, biết gì mà viết như thế... hữu nhân vô mục?
       
      Bởi thế, Thần Báo đã viết bài phản biện lại Bài Trung Thành - từ khóa của Dương Thu Hương, nhưng bà trả lời Thần Báo một cách sai lạc. Các bài đã viết như sau:
       
      * * *
       

      Phản biện: Trung Thành, Dương Thu Hương
       

      Thần Báo

      Nhân đọc bài viết “Trung thành - từ khóa của Dương Thu Hương trên Đàn Chim Việt ngày 4 tháng 4 năm 2008, theo tác giả, đây là bài đọc trong hội nghị quốc tế của các nhà văn tại Lyon 2008… Thần Báo tôi xin phép để thử đưa ra một nhận xét trước một “loạn kiến” nói theo ngôn ngữ thời đại Hồ Hữu Tường tiên sinh năm xưa. Ông Tường bị bệnh trong trại cải tạo Xuyên Mộc, rồi được gia đình xin về Sài Gòn chữa trị và chết. Cũng tại nhà tù Xuyên Mộc là nơi nhà văn Nguyễn Mạnh Côn với tác phẩm “Hòa Bình, Nghĩ Gì và Làm Gì” đã chết thê thảm, và cũng là nơi nhốt nhà văn Duyên Anh – theo lời của ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn, thì Duyên Anh lúc còn sống có thời cộng tác với công ty Thúy Nga Paris, làm một tape nhạc gây sóng gió nhưng chưa thành hình.

      Và cách nay chục năm khi còn làm việc trong thư viện trường đại học Hoa Kỳ nơi đây, tôi được người đồng nghiệp nhờ đọc để giới thiệu tác phẩm Paradise of the Blind: Thiên Đàng Mù của Dương Thu Hương, với yêu cầu đồng ý nhận sách này/ hay không đặt vào hệ thống thư viện? Đọc Paradise of the Blind làm tôi vui sướng và tỏ lòng khâm phục tinh thần và hoạt động của tác gỉa trong tiến trình đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam hôm nay, mặc dù Dương Thu Hương và tôi có đứng khác chiến tuyến trong thời chiến trước đây: “A rich, sensuous journey through a Vietnam rarely seen by outsiders, Paradise of the Blind tells the story of the three women fighting to mainatain their dignity under a government that discards old values and tears families apart. Hang, a young girls growing into womanhood in the Hanoi slums, finally learns the truth about her father's disappearnce and death during the era of government imposed land reform. Meanswhile, Hang's self sacrificing mother, a struggling street vendor, watches helplessly as her life is shattered by the political machinations of her own brother. And the mysterious Aunt Tam, who has accumulated wealth and bitterness in equal measure, fights for her niece's loyalty -- and future. Long banned in its own country, this moving novel captures the hunger, pride, and endurance of ordinary people in a land of intoxicating beauty... as it provides a rare, insightful look into a changing Vietnam.”

      Chúng tôi không thể hiểu vì sao bài viết như “Trung Thành – từ khóa” mà Dương Thu Hương của Paradise of the Blind lại đem ra hội nghị quốc tế để sánh với nhiều bài cự phách của nhân loại. Không hiểu các vị học gỉa uyên bác khi xem bài này mà bị xếp chung sẽ nghĩ sao. Dù cách nào đi nữa bài viết cũng phải sạch sẽ về ngôn từ và cú pháp, chữ dùng phải coi trọng thế giới văn chương chữ nghĩa. Bài này văn phong không được một điểm, là chuyện “chẳng đặng đừng,” cho nên tôi phải lên tiếng mà thôi.

      Qua đề tài quả thật lớn, nhưng lại vỏn vẹn khoảng hai trang giấy làm sao có thể gói ghém cả một chuỗi dài lịch sử. Xuyên qua nội dung, người ta thấy đề tài này không được thảo luận thẳng thắn, mà chỉ gồm những lời thóa mạ đức Khổng Tử với nguyên lý Trung Thành bằng một cách hòan toàn chủ quan. Thậm chí còn thóa mạ “cộng đồng hải ngoại” với những ngôn ngữ thiếu trầm tĩnh, và đầy tính chất cá nhân, dân tộc Việt Nam sẽ gặt hái được cái gì trên chính trường văn hóa quốc tế? Một sự chia rẽ chăng, có lẽ là như vậy.

      Tự chúng ta không giới hạn được ngôn ngữ dù bênh vực cho ai chăng nữa. Vừa vào bài bà Hương tuyên bố: “Trung thành, ấy là từ quan trọng nhất được xác lập trong các triều đại phương Đông. Từ thuở những đứa bé vừa bập bẹ nói, chúng đã được dạy rằng nghĩa vụ quan trọng nhất của kiếp sinh tồn là phải “trung với vua”. Ý niệm này được tập nhiễm cùng một lần với sữa mẹ. Tác giả sáng giá nhất của ý niệm này phải kể đến Khổng tử, ngự lâm quân vĩ đại của chế độ phong kiến. Với từ “Trung thành”, ông ta đã tạo nên một thành lũy gần như bất khả xâm phạm cho xã hội phong kiến suốt mấy ngàn năm, dẫu rằng chính ông ta, để hành nghề thuyết khách, đã chạy như chuột qua các biên thùy và đổi thay các lãnh chúa tiểu quốc như gái hồng lâu thay quần áo.”

      Qua ngôn ngữ này chúng ta đã lượng được thái độ cũng như tổ chức chính trị sau lưng bà Hương, nếu có. Ngôn ngữ thóa mạ một vị “Vạn Thế Sư Biểu,” thực tế đã làm gỉam giá trị của mỗi câu nói. Nó không giúp cho người nghe, đọc thẩm định được nội dung. Kẻ thù của Dương Thu Hương “Khổng Tử, Mai Chí… và đảng Cộng Sản” không nghe thấy, mà chỉ thấy có bạn đọc bà Hương cần thuyết được nghe những “mỹ từ: thằng đàn ông.” Có số người cho rằng những loại người này không cần phải tôn trọng vì họ đều là Cộng Sản nên ta cứ mặc tình mà thóa mạ, bằng những ngôn từ nào cũng được. Nhưng nếu chúng ta “cứ giống họ” thiếu lễ nghĩa, thiếu liêm sỉ mà “hãm huyết phun người” thì chính nghĩa dân tộc Việt Nam có còn biên giới nào khác biệt không? Kẻ tán đồng quan điểm với bà Hương sẽ được kính trọng, ngược với quan điểm của bà Hương sẽ bị khinh bỉ? Như thế thì đối lập chính trị, tự do dân chủ, nhân quyền mặc nhiên không có [!]

      Bà Dương Thu Hương qua “uẩn ức” hay mặc cảm phức tạp đã xếp đức Khổng Tử vào vị trí “ngự lâm quân,” chấp kích lang, hay chú thập tức lính hầu giữ ngựa. Thực ra bà Hương không hiểu, không am tường về Khổng học và phương thức đấu tranh chính trị của Ngài. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, chuyện đấu tranh chính trị đã hy hữu xảy ra với những bộ óc siêu việt và giàu tính sáng tạo như Không Tử, Mạnh Tử... họ mới tránh được lưỡi hái tử thần của Pháp Lệnh và cường quyền. Xin bà Hương vui lòng cho biết ý kiến.

      Có thể nói rằng, người đầu tiên thành công trong vai trò đấu tranh chính trị này, tức là họ sửa đổi, tu chỉnh, và làm sáng tỏ nhiệm vụ chính trị trong thời phong kiến Trung Quốc, chính là Đức Khổng Tử. Và theo cách đấu tranh chính trị này là ông không trực tiếp đối đầu với chế độ, mà sắp xếp những tinh hoa cai trị ngày trước, và tổng hợp lại thành một hệ thống nâng lên thành cái "Đạo": Đạo vua tôi, Đạo cha con, Đạo vợ chồng... và phân tích phê bình những thái độ, những hành động của người quân tử và tiểu nhân. Bởi thế, Khổng Tử đã trở thành một bậc thày văn hóa chính trị, ông xây dựng lại đạo đức nhân tính làm nền tảng chính trị cho chế độ, giúp cho toàn dân thoát nạn khủng hoảng chính trị. "Trung với vua" là nguyên tắc xây dựng, và chỉ đúng với những bậc minh quân thánh chúa như Vua Nghiêu Vua Thuấn, chớ không “trung” với bạo chúa như (vua) Kiệt, (vua) Trụ.

      Vào thời đại nông nghiệp và sinh hoạt chính trị quân chủ -- vua như trời con, thế thiên hành đạo, vua đứng trên và đứng ngoài luật pháp mà phán xuống, lệnh của vua là lệnh của trời, ai trái ý trời, (cũng như trái ý bác đảng ngày nay) đều bị công an mật vụ mang ra bờ đìa cho mò tôm. Đó là pháp lệnh (cũng như pháp lệnh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay mà thôi). Pháp lệnh là lưỡi hái tử thần sắc bén, chém đứt lìa đầu người dân mà khi bị chém còn chưa biết rằng mình đã chết!

      Nhìn lại từ cái thuở hồng hoang, hay con người mới biết “kết xã,” chưa có tiền tệ, chưa có chữ viết, chưa có luật lệ… thì những giao tiếp, những trao đổi hay liên hệ thường dựa theo bản năng, thỏa thuận, giao ước với nhau từ hai phía, hai người, hai nhóm người, hoặc hai gia đình, hai quốc gia… Lối giao tiếp, hay mối liên hệ ấy dần dà biến thành thói quen, thành ra cái lệ, mà người ta gọi là tục lệ.

      Tục lệ được bổ túc, biến cải cho thích hợp với nếp sống và phát triển của mỗi dân tộc, và trải qua bao ngàn năm. Người sống chung trong xã hội, đại đa số tuân theo, noi theo luật lệ theo thói quen của lớp tiền nhân thuở trước… lấy đó mà cư xử. Đang khi thiểu số không tuân giữ điều lệ, và trong giao tiếp có bội ước, bội tín, lật lọng… và hành động ngang ngược của thiểu số ấy đã khiến cho số đông tìm cách giải quyết, là phải chọn ra một Trưởng Lão, người sống lâu và có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong thôn làng/ hay bộ lạc mà phán quan xét xử.

      Những vụ xét xử như thế đã dẫn tới kết quả là có bên đúng, bên sai, bên có tội, bên vô tội… dù oan hay ưng… để ngăn ngừa tội lỗi, người ta đặt ra hình phạt cho kẻ có tội, để làm gương cho những người khác tránh phạm. Từ đó mà có luật lệ ra đời.

      Vậy thì trước khi có hình luật khai sinh con người đã có tục lệ, tức là những luật lệ dựa trên căn bản của sự thỏa thuận, thỏa hiệp, để cùng nhau tồn tại và phát triển của hai người, hai nhóm. Luật pháp từ đó là cách gọi chung của hình luật và tục lệ. Cả hai hình thức luật pháp này được đưa vào tổ chức cai trị để giúp cho xã hội con người phát triển ổn định và điều hòa.

      Các dân tộc khắp nơi trên thế giới, khi thành lập quốc gia thì tục lệ đã giữ vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc điều hòa xã hội, tổ chức cai trị tức triều đình áp dụng hình luật để giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Hai hình thức của luật pháp. Tục Lệ có nhiệm vụ giữ gìn thuần phong mỹ tục, vun bồi luân lý đạo đức. Hình Luật giữ nhiệm vụ trừng phạt những kẻ thác loạn, vi phạm hệ thống giá trị của xã hội và con người.

      Theo dòng thời gian, các vua quan của nền quân chủ bỏ quên vai trò của Luật Pháp và Tục Lệ, và chỉ xử dụng hình thức luật pháp, đó là hình luật. Hơn thế nữa họ muốn phá bỏ nhiệm vụ trong sáng của hình luật ban đầu -- bảo vệ hệ thống giá trị của xã hội và con người. Họ xử dụng hình luật như một thứ vũ khí để tiêu diệt hay bịt miệng những ai có can đảm phê phán, chống đối hành động độc tài độc quyền của họ.

      Bởi thế trong suốt 3500 năm lịch sử trong thời đại quân chủ phong kiến thì người dân đã bị tròng lên đầu một thứ luật pháp duy nhất, là hình luật, là pháp lệnh khắc nghiệt và đầy dẫy bất công.

      Khoảng 500 năm trước công nguyên, Á Châu có Khổng Tử -- triết gia đã nhìn ra sự độc đoán, phi lý của pháp lệnh, nên ông đã thu góp lượm nhặt những điều tốt từ pháp luật, tục lệ mà ghi chép lại thành ra quyển Thượng Thư, là một trong những cuốn của chương trình Ngũ Kinh mà ông biên soạn, nhằm giảm bớt độc tài, độc đoán dã man của các tầng lớp vua chúa quan lại cai trị, tức những nhà lãnh đạo chính trị thời ấy.

      Cũng thế, vào khoảng năm 384-322 trước Tây lịch, triết gia Hy Lạp Aristotle cũng nhìn thấy sự phi lý của hình luật và nặng về pháp lệnh do giai cấp cai trị đặt ra. Ông cũng đã dựa trên luật pháp tục lệ để đưa ra một ý niệm chính trị, đặc biệt là sự liên hệ thỏa hiệp của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, được người đời sau biết đến qua cái tên Lý Thuyết Khế Ước. Lý thuyết này xác nhận giai cấp cai trị là chính quyền, và muốn được chính danh, phải dựa trên Giao Kèo, trên sự Đồng Thuận của người dân bị trị.

      Lý thuyết này cũng được Thomas Hobbes và John Locke khai triển vào cuối thế kỷ 17 ở Anh, và Jean Jacques Rousseau ở Pháp và cuối thế kỷ 18, với những nguyên tắc của Lý Thuyết Khế Ước là:
      -          Sự chấp thuận, thỏa thuận phải là giao ước nền tảng của sự cai trị
      -          Tối quyền của cá nhân đối với xã hội văn minh, và quyền lợi đối với nghĩa vụ
      -          Bảo vệ các quyền tự nhiên, nhân quyền là mục đích cuối cùng của chính quyền
      -          Quyền khởi loạn, làm cách mạng

      Lý thuyết khế ước phân tích nguyên nhân căn bản của con người, từ đó dẫn đến những căn bản về đời sống chính trị. Theo thuyết này, nhân loại chịu ảnh hưởng bởi hai nguyên nhân chính là kiêu hãnh và sợ hãi.

      Sự sợ hãi của con người dẫn đến sự xác định là, con người có những quyền tự nhiên như quyền tự vệ, và các quyền liên quan như tự do, sở hữu. Sự kiêu hãnh thì tạo ra mâu thuẫn và xung đột. Nếu thiếu đời sống xã hội văn minh thì sự xung đột này sẽ dẫn đến chiến tranh.

      Bản tính tự nhiên của con người là gây chiến, và để tránh sự ghê gớm này cũng như bảo đảm các quyền tự nhiên của con người, thì chính quyền phải được thành lập do khế ước. Các chính quyền đều bị hạn chế bởi mục đích trước khi đến sự thành lập chính quyền. Nếu chính quyền nào vượt quá mục đích thì người dân có quyền phản kháng, khởi nghĩa làm loạn.

      Do đó chính quyền hiện hữu trong xã hội, thì bộ luật thành văn được lập ra, và được sự đồng ý bởi những người bị trị. Sự đồng ý thỏa thuận về pháp luật của thành phần cai trị và bị trị trong chính trị được gọi là Hiến Pháp.

      Từ những luận cứ này, nhiều định nghĩa về hiến pháp được xuất hiện. Theo quan điểm của pháp lý, thì hiến pháp được gọi là Luật Căn Bản, là bộ luật mẹ trên đường hướng hợp nhất với các luật lệ căn bản trong ý niệm cộng đồng, và trong ý niệm cai trị một nước. Bởi thế, định nghĩa về hiến pháp thời nay là sự tổ chức công quyền, các bộ, sở của chính phủ và sự liên quan của các cơ sở đó. Mà trong đó có sự tiêu biểu của hai nhà tư tưởng đấu tranh chính trị: Đông phương là Khổng Tử và Tây phương là Aristotle.

      Tới đây, nhìn lại lối lý luận của bà Hương: “Tác giả sáng giá nhất của ý niệm này phải kể đến Khổng tử, ngự lâm quân vĩ đại của chế độ phong kiến” như thế, người ta không khỏi ngạc nhiên. Đây là một tâm lý nông nổi, thông thường khi chúng ta nóng giận mất khôn, hoặc yêu ghét một người nào đó đã phủ nhận chân lý nhân loại, bà Hương sẽ trả lời làm sao khi có người học giả ngoại quốc hỏi bà về lối nói này. Đối phó với chiến thuật của Cộng Sản không phải là việc đơn giản như bà và số người đang nghĩ, ngoài việc ôm bom ba càng mà làm khủng bố hay trực diện tranh đấu trước quân thù, mỗi người mỗi trách nhiệm trong hành xử, trong lời nói để không lầm mà nối giáo cho giặc, ủng hộ sự tuyên truyền cho Cộng Sản.

      Gía trị của một nhà đấu tranh mưu cầu hạnh phúc cho dân nước chỉ có thể được bằng sự hy sinh, lòng xả kỷ, và phục vụ lợi ích cho dân tộc. Một vài bộ sách chống Cộng hay vài hành động hình thức đối kháng chưa phải là “điều ắt có và đủ” để kết luận bà là người Việt Nam chân chính. Cũng như chưa hẳn tham dự một vài buổi lễ lạc, vài câu tuyên bố lăng nhăng để rồi tự cho mình là người hoạt động dân chủ và có quyền loạn ngôn theo kiểu “Chí Phèo,” tên một nhân vật trong tiểu thuyết tiền chiến. Đây cũng là điều hoang tưởng của số người thời đại. Thái độ này người ta cho là quá khích, hay cực đoan không ích lợi gì cho phong trào dân chủ trong khi bà đang đối thoại chính trị.

      Trong câu khác bà Hương nói: "...để tự bảo vệ mình trong cuộc đấu tranh, tôi viết một bài báo nhằm tuyên bố công khai đoạn tuyệt với cái người ta gọi là “cộng đồng hải ngoại.” Vấn đề này của bà thì chúng ta cần xét theo câu chuyện "gà đẻ trứng vàng." Bà nông dân kia có con gà đẻ trứng vàng, lúc đầu thì bà chờ cho gà đẻ tự nhiên mỗi ngày một trứng, nhưng một hôm vì muốn có được nhiều vàng trong một lúc, nên bà đã làm thịt con gà. Nhưng khi mổ gà ra thì bà lại chẳng thấy nó có cái trứng vàng nào.

      Bà không hiểu rằng con gà là "nguồn sản xuất," và cái trứng là "sản phẩm." Để "tự bảo vệ mình" rất nhiều người cũng như bà, chỉ muốn "lượm qủa trứng," chớ không muốn "bỏ tiền ra" mà mua thực phẩm để nuôi con gà.

      Theo nguyên tắc "Win-Win" Đồng Thành giữa hai đối tượng (bà Hương và cộng đồng) trong công cuộc tranh đấu chống giặc, là phải ngồi lại với nhau để hai bên cùng thỏa thuận, và đồng hiệp giữa con gà và trái trứng, tức là phải đồng hiệp giữa nguồn sản xuất và sản phẩm.

      Để cùng nhau ứng dụng cách nuôi gà để có một tổ chức đấu tranh chống Cộng hoàn chỉnh, chớ không phải là ngồi mà chờ lượm trứng vàng. Điều mà chính bà Hương chưa thấy, là tại tổ chức chớ không phải tại con người. Nếu chúng ta đặt người giỏi tới đâu vào một hệ thống tổ chức tồi như đảng Cộng Sản thì chỉ là "Lose-Lose: Đồng Bại!"

      Theo nguyên tắc Đồng Thành thì Cộng Đồng Hải Ngoại chỉ tồn tại nếu có những cơ cấu tổ chức yểm trợ nó để giúp cho "nguồn sản xuất" này hằng ngày sinh ra trứng vàng. Điều bà Hương tưởng thưởng là nền tảng tạo ra thành qủa, mà bà cũng như toàn thể mọi người cùng nhau gặt hái... Vậy chúng ta cần khởi đầu bằng giáo dục để phát triển hệ thống và cấu trúc Đồng Thành/ Trung Thành… khuyến khích hợp tác của một "Cộng Đồng Tác Dụng: Synergize," giữa những người liên hệ, bằng cách đó, chúng ta có thể thực hiện được thành qủa mong ước của mọi thỏa hiệp cá nhân. Mong thay!

      Chúng tôi mong rằng những loạt bài tương tự như của bà Dương Thu Hương cần phải viết lại, để tôn trọng lịch sử con người. Tuy nhiên, chúng tôi mong mỏi rằng, những điều nói trên không làm phiền lòng tác giả cũng như độc giả của Đàn Chim Việt, và tình trạng này không còn tái diễn để trả lại không khí trong sạch của những người đang cố gắng tô điểm cho nền văn hóa người Việt Hải Ngoại.

      Thần Báo,
      Lynnwood ngày 5 tháng 4 năm 2008

      * * *


      Trung thành - từ khóa
      Dương Thu Hương
      Bài đọc trong hội nghị quốc tế các nhà văn Lyon (Pháp quốc) – 2008


      Trung thành, ấy là từ quan trọng nhất được xác lập trong các triều đại phương Đông.

      Từ thuở những đứa bé vừa bập bẹ nói, chúng đã được dạy rằng nghĩa vụ quan trọng nhất của kiếp sinh tồn là phải “trung với vua”. Ý niệm này được tập nhiễm cùng một lần với sữa mẹ.

      Tác giả sáng giá nhất của ý niệm này phải kể đến Khổng tử, ngự lâm quân vĩ đại của chế độ phong kiến. Với từ “Trung thành”, ông ta đã tạo nên một thành lũy gần như bất khả xâm phạm cho xã hội phong kiến suốt mấy ngàn năm, dẫu rằng chính ông ta, để hành nghề thuyết khách, đã chạy như chuột qua các biên thùy và đổi thay các lãnh chúa tiểu quốc như gái hồng lâu thay quần áo.

      Vào thời tôi còn trẻ, người ta đổi khái niệm “Trung với Vua” thành “Trung với Đảng”. Đương nhiên, ý niệm này được chấp nhận gần như tức khắc do tính truyền thống.

      Từ Vua sang Đảng, có gì phiền toái đâu. Nó vốn là công thức ngàn đời của dân châu Á, một thứ tiêu chí cốt lõi, một thứ kim chỉ nam cho con người trong cuộc sống.

      Tuổi hai mươi, tôi đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ. Hiện thực mở ra vô số trang đen khiến tôi phải lật lại mớ ngôn từ. Lúc ấy, tôi mới thấy rằng chúng chỉ là các thây ma không được ngâm trong bể formol bốc mùi cóc chết. Vậy là tôi quyết định đặt chân lên con đường làm giặc.

      Năm 1991, bộ trưởng bộ nội vụ Mai Chí... vào gặp tôi trong tù. Ông ta hỏi :

      - Tại sao cô dám chống lại Đảng ?...
      - Vậy theo định nghĩa của ông, đảng là cái gì ?...

      Tôi vặn lại. Ông ta có vẻ sững sờ. Thấy quan lớn không tìm được câu trả lời, tôi nói tiếp :

      - Tôi nhìn đảng của các ông theo mô hình này: hơn hai triệu đảng viên thu về trung ương đảng, bao gồm trên ba trăm nhân mạng. Sau đó, hơn ba trăm nhân mạng này lại thu về bộ chính trị bao gồm mười ba người. Nếu con số ấy chỉ bao gồm mười ba cái đầu chứa bã đậu và mười ba nhân cách đồi bại thì không có lý do gì buộc tôi phải trung thành với họ. Đảng không là thượng đế ở trên chín tầng mây. Đảng là con số 13 này. Đích thực là giờ đây, tôi chỉ nhìn thấy 13 cái đầu lợn và 13 thằng đểu. Tôi không có nhiệm vụ trung thành.

      Đó là kinh nghiệm đầu tiên. Lần thứ nhất, tôi đập tan ý nghĩa vĩnh định của từ trung thành theo kiểu ông đồ tể giáng một nhát búa vào sọ con bò trước khi đem vào lò mổ.

      Sau đó, tôi chính thức thành “kẻ thù dân tộc”, bởi nhà cầm quyền hiểu rằng không những tôi đi chệch con đường của Đảng mà tôi đi ngược hẳn lại con đường ấy.

      Về phía tôi, dấn thân hoàn toàn vào tranh đấu, không còn quan tâm đến việc mổ xẻ chữ nghĩa. Rồi, khoảng những năm cuối cùng của thế kỷ XX bỗng dưng tôi nhận được một cú điện thoại của một ông Việt kiều nào đó sống ở Đức. Ông ta đọc những bài luận chiến của tôi trên Internet nên ngỏ lời khen ngợi tôi.

      - Cảm ơn ông.

      Tôi đáp, theo lệ thường. Cũng theo lệ thường, tôi nghĩ một lời cảm ơn là đủ. Nhưng lần này, ở bên kia đầu dây nói, người đàn ông da vàng mũi tẹt mang quốc tịch Đức bỗng nhiên chu chéo :

      - A... Chắc là chị được nhiều người khen quá nên chị xem nhẹ lời khen của tôi... Tôi không thể hình dung rằng....

      Đến lượt tôi ngạc nhiên nhưng tôi không chu chéo mà chỉ đáp vắn tắt :

      - Xin lỗi ông, nhiều người khen hay ít người khen đối với tôi không quan trọng. Chúng tôi chiến đấu vì tương lai dân tộc. Chúng tôi không chiến đấu vì những lời khen...

      Lần ấy, hai mắt tôi mới có dịp mở to thêm. Tôi hiểu rằng thế gian đầy rẫy những kẻ narcisse lố bịch, những kẻ bất tài hợm hĩnh, những con bệnh vĩ cuồng vô danh tiểu tốt gặm nhấm sự vĩ cuồng của chúng trong bóng tối như một thứ thủ dâm. Do đó, để tự bảo vệ mình trong cuộc đấu tranh, tôi viết một bài báo nhằm tuyên bố công khai đoạn tuyệt với cái người ta gọi là “cộng đồng hải ngoại”:
      “Ai cũng biết rằng chúng tôi chỉ là một nhúm vô cùng ít ỏi trong số ngót một trăm triệu người Việt nam đang sống dưới chế độ cộng sản, một chế độ tàn bạo chỉ duy trì được trên sự hèn nhát và thiếu hiểu biết của dân chúng.

      Cuộc đấu tranh của chúng tôi là trứng chọi đá. Trong cuộc chơi sinh tử ấy, chúng tôi chỉ có thể trông cậy vào sự độ trì của các thần linh xứ sở, vào anh linh của tổ tiên hào kiệt… Tóm lại, vào chính lương tâm mình.

      Chúng tôi không đi vào cõi chết vì những tiếng vỗ tay của đám người sống trong an toàn và no đủ, ngày ăn ba bữa và một hai lượt vào phòng vệ sinh để thải phân. Chúng tôi không ngu dại đến mức ấy. Bản thân tôi, chấp nhận thân phận “kẻ thù dân tộc”, chịu sự nhục mạ, vu cáo, đe dọa thường xuyên của cả một bộ máy nhà nước.

      Nếu tất thảy những ngón đòn ấy không làm tôi nao núng thì những lời khen cũng thể làm tôi xao xuyến. Đó là hai vế của một phương trình. Không thể có vế nọ mà thiếu vế kia”.



      Lần ấy, tôi khai tử cho ý niệm “Trung thành với truyền thống”.

      Bởi theo truyền thống, người Việt Nam gắn bó một cách chặt chẽ với cộng đồng, họ không thể sống mà thiếu mối liên kết ấy. Nói cách khác, bản năng bầy đàn chế ngự họ một cách tuyệt đối, dẫu trong nhiều trường hợp, mối liên kết cộng đồng chỉ là một thứ “bè” (hệt như bè rau muống trên ao) chứ hoàn toàn không phải là “bạn”. Hoặc nếu gọi một cách gượng gạo là bạn, thì thực chất chỉ là mối quan hệ giữa les frères ennemis (những kẻ thù địch)…

      Đó là kinh nghiệm thứ hai. Lần này tôi chặt đứt từ “Trung thành” như bà nội trợ chặt phăng cái đầu một con cá.

      Trong cuộc chiến đấu chống lại một kẻ thù mạnh hơn mình cả triệu lần, vũ khí duy nhất của tôi là lòng khinh bỉ. Một sự khinh bỉ tuyệt đối dành cho kẻ cầm quyền.

      Để duy trì sức mạnh ấy và để tránh mọi cạm bẫy, đương nhiên tôi phải tự tiêu diệt những vui suớng bình thường của một người đàn bà. Do đó, sự thể không tránh được là tôi trở thành kẻ khắc kỷ, cứng rắn thái quá chẳng những đối với bản thân mà cả với những người xung quanh. Người ta gọi tôi là “mụ già phong kiến” hoặc “cỗ máy của các nguyên lý đạo đức”.

      Rồi bỗng dưng, như một thứ hình phạt của Thượng đế, tôi yêu một người đàn ông đã có vợ.

      Cú đòn này khiến tôi choáng váng. Hoàn toàn giống như một tai nạn giao thông, người bị nạn không thể hình dung sự việc hai giây trước đó. Tôi, kẻ vẫn đinh ninh rằng những nỗi đau khổ thông thường chẳng thể chạm được đến mình. Tôi, kẻ vẫn đinh ninh có thể chết nhưng không thể chiến bại.

      Cú đấm này buộc tôi hiểu thêm cái người ta vẫn gọi là “Số phận”. Khi hiểu “Số phận” là gì con người sẽ khiêm tốn hơn và cũng thanh thản hơn. Tôi chấp nhận số phận. Năm tháng qua, tôi bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất của đời người đàn bà độc thân, gọi nôm na là tuổi hồi xuân. Đấy cũng là cơ hội sau cùng cho hạnh phúc.

      Những người ruột thịt của tôi thúc giục tôi tái hôn, hăng hái nhất là cô em út, một tiến sĩ toán . Cô em tôi khiêu khích thẳng thừng :

      - Một người như chị mà lại chung thuỷ với một thằng đàn ông có vợ, một cái bóng xa lắc xa lơ!... Phải gọi là gì nếu không là hai từ xuẩn ngốc?
      - Không, cô hoàn toàn nhầm lẫn - tôi bình thản đáp - Tôi không chung thuỷ với ai ngoài bản thân tôi. Tôi không chung thủy với con người bằng xương bằng thịt đang chung sống với một người đàn bà khác mà chỉ trung thành với những quan niệm về danh dự và đạo đức của chính tôi. Tôi không muốn tái hôn chỉ với lý do đây là cơ hội cuối cùng của các hoạt động tình dục, bởi thế đơn thuần là sự thoả hiệp với hoàn cảnh. Tôi không muốn làm tình với một người trong khi nghĩ tới một người khác, bởi đó là sự lừa dối về cả hai chiều.

      Ấy là kinh nghiệm thứ ba. Lần này, tôi làm sống lại từ “trung thành”. Tôi quay chiều vector để biến một từ hướng ngoại trở thành một từ hướng nội.

      Sự trung thành chỉ được bảo đảm khi đối tượng để trung thành là chính bản thân ta. Như thế, con người toàn quyền tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Từ nay, từ “trung thành” không còn là một tượng đài hay một thây ma mà là bạn đồng hành với tôi như bóng với hình, như hơi thở…

      Phải qua ba mươi năm hành nghề “làm giặc” tôi mới thống lĩnh được một từ, quả là con đường khổ ải. Nhờ thế, tôi hiểu nghề văn là nghề của những người điên và những tên tù khổ sai. Bởi trước khi sử dụng ngôn từ như một thứ chất liệu, họ phải quần thảo với các bóng ma của nó. Một cuộc chiến dai dẳng, âm thầm, khốc liệt.

      Vậy thì, xin chúc các nhà văn, những kẻ mộng mơ, những kẻ điên rồ, những tên tù khổ sai chiến thắng!
       
      * * *
       
      Thư trả lời bạn đọc
      Dương Thu Hương


      Từ tháng Tư cho đến nay, tôi nhận được quá nhiều cuộc điện thoại do bài báo phản biện của quý ông Thần Báo trên DCVOnline. Nhận thấy rằng sự rầy rà còn tiếp tục xảy ra, tôi đành viết lá thư này để trả lời chung cho quý bạn đọc. Như thế, trước hết tôi xin lỗi những ai không quan tâm đến câu chuyện vặt vãnh này.

      Đã từ lâu tôi có thói quen bất động thủ và câm lặng trước mọi sự chửi rủa, nhục mạ, vu cáo, đe dọa của bộ máy cầm quyền Hà Nội. Chỉ khi nào cảm thấy cần thiết phải đánh trả, tôi mới hành động, vì mỗi lần ra đòn phản hồi tôi lại phải rút vũ khí trong kho.

      Cuộc đấu tranh cho dân chủ là cuộc chiến không cân sức, do đó cần phải dự trữ và bảo quản vũ khí ở mức tối đa.

      Tuy nhiên, không chỉ riêng bộ máy truyền thông Hà Nội tấn công tôi. Còn một đám người khác sống bên ngoài biên giới, họ cũng chửi rủa nhục mạ tôi từ gần hai thập kỷ nay. Với đám người này, chưa bao giờ tôi viết trả một giòng. Giờ đây, vì phải trả lời bạn đọc về vụ “quý ông Thần Bút”, tôi xin lược thuật vắn tắt.

      Năm 1995, tôi đọc một loạt bài báo của người Việt sống tại Mỹ với các kiểu văn phong khác nhau. Tác giả gồm non một chục quý ông và một quý bà. Các quý ông này tôi chưa bao giờ đọc, biết và chạm tới tên tuổi họ. Chỉ một người, do tình cờ tôi nhìn thấy trên màn hình của quán café, vì ông ta dẫn chương trình Thúy Nga Paris.

      Còn quý bà này thì tự xưng là “em anh Thung”. Bài báo của bà ta không có ý tưởng, chỉ thuần tuý là sự chửi rủa của đám buôn bán lề đường với điệp khúc “anh Thụy tôi”. Cái điệp khúc này được sử dụng như một thứ nhãn rượu vang hảo hạng dán lên một chai nước mắm trợ mùi vậy.

      Ông Thụy ở đây là ông Dương Đình Thụy, một trong sáu người thuộc phái đoàn miền Nam do ông Huỳnh Tấn Phát gửi ra Hà Nội sau ngày 30/04/1975 để giúp chính quyền Cộng sản xây dựng một số công trình đô thị. Ông Thụy là một người ruột thịt chí tình, rộng lượng, ấm áp. Tôi rất yêu ông và những kỷ niệm tôi có nơi ông đều là những kỷ niệm tốt đẹp thời thơ ấu. Tuy nhiên, bác tôi không phải là một ông thánh để bất kỳ ai bạ vào ông cũng đều trở thành… thánh. Đã cầm bút, cần phải hiểu điều này: con người là sinh vật duy nhất tự sinh ra mình và lần sinh thành thứ hai này mới thật quan trọng bởi nó đào tạo nên nhân cách, giá trị đích thực của mỗi cá nhân.

      Thêm nữa, khi tự nhận là “em của anh Thung” quý bà này đã tưởng nhầm rằng gia tộc họ Dương tuyệt diệt, không còn ai có thể đứng lên phân định sự thật với dối gian. Quý bà này quên rằng chúng tôi vẫn đang tồn tại. Ông bà nội tôi cùng tuổi Giáp Tuất, có năm con: bốn trai một gái. Người con gái duy nhất này không được học hành, suốt đời là một nông dân tỉnh Thái Bình, chúng tôi thường gọi theo tên chồng là bác Viêm. Bà Viêm sinh năm 1910 (tuổi Canh Tuất), sau bà Viêm đến ông Thung sinh năm 1914, và bố tôi là con út sinh năm 1918. Như vậy, ông Thung không có em gái.

      Thời điểm ấy, khi đọc bài báo, tôi không khỏi thương hại quý bà này. Đã cầm bút mà không có kiến thức sơ đẳng và lòng tự trọng. Hà tất phải nói thêm.

      Năm 2005, khi còn ở Hà Nội, tôi có viết một bài báo để trả lời ông Đinh Ngọc Ninh sống ở Turin, Ý. Trong bài báo này tôi nói rõ là đối với tôi, những kẻ cầm quyền Hà Nội chỉ là một lũ giòi. Giòi theo đúng nghĩa chính xác và cổ truyền của người nông dân Việt Nam. Như vậy, bộ máy truyền thông là tập đoàn đầy tớ của đám giòi này. Họ cần phải chửi rủa, xỉ nhục, vu cáo tôi để kiếm cơm. Tôi không căm giận họ.

      Còn các quý ông quý bà ở ngoài biên giới, họ chửi tôi vì lý do gì? Họ không đói cũng không sợ. Nếu thế lý do khiến họ hành động chắc phải trái ngược với đám người kia, họ không đói mà no, no quá nên phải tìm cách chửi ai đó cho tiêu mỡ bụng.

      Do đó, tôi không thừa thời gian để đối thoại với các quý ông bà… “no quá” này!

      Giờ đây, tôi không còn ở Hà Nội mà ở Paris. Ở xứ người mà tiếp tục im lặng với đồng bào thì quả là… bất tiện. Bởi thế, tôi đành viết lá thư này, lần đầu và cũng có thể là lần cuối.

      Xin cảm ơn những bạn đọc quan tâm đến tôi. Nhưng thay vì phẫn nộ hay bực tức, thái độ hợp lý nhất là mỉm cười.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2008 06:36:52 bởi Thần Báo >
      #3
        lyenson 11.12.2008 11:38:49 (permalink)
        Bài phỏng vấn này đã gần 2 thập niên rồi. Nhiều việc, lời nói cần phải có thời gian để kiểm chứng. Nay nhìn lại, từ góc độ hiện tại, để xem DTH sai, đúng chỗ nào, đến mức nào. Có vẻ như DTH thấy được từ 20 năm trước điều mà nhiều người hiện nay vẫn chưa nhận ra...

        Nội dung cuộc nói chuyện với cán bộ
        Ban tổ chức Trung ương đảng ngày 1.3.90


        - Chị quan tâm tới những ý kiến nào trong Bộ Chính trị ?

        - Tôi có đọc, nhưng không quan tâm. Xét cả hai mặt chính kiến và con người. Bộ Chính trị hiện nay không có gương mặt nào đáp ứng được ý nguyện của dân chúng. Nếu có, thực chất cũng chỉ là nhân vật đệm, đứng ở vi trí chuyển tiếp của lịch sử. Tôi là nhà văn của dân chúng, tôi ngồi bệt xuống cỏ và không có ham muốn gần gũi một đường dây nào đó trong số những người lãnh đạo cao nhất.

        - Chị nghĩ gì về tình hình Đông Âu và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam ?

        - Đông Âu không phải là Việt Nam, Việt Nam không phải là Đông Âu. Nhưng khát vọng sống của con người thì như nhau. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện xã hội ở mỗi nơi, cách mạng sẽ xảy ra tương ứng với các quy định lịch sử đó.

        - Chị dự đoán ra sao ?

        - Tôi lo ngại. Một nỗi lo ngại lẽ ra một người đàn bà không đáng phải chịu đựng. Nếu Đảng và Nhà nước không có một chương trình cải cách thật sự và triệt để, không tìm được một mô hình xã hội tiến bộ thích hợp với các điều kiện lịch sử Việt Nam thì chắc chắn sẽ xảy một cuộc lưu huyết. Với tất cả những dồn nén của vài thập kỷ qua, với sự cường hào hóa của bộ máy quan liêu trên mọi miền đất nước, với tình trạng tuyệt vọng của đám đông trước tương lai (đặc biệt là tầng lớp thanh niên), với khát vọng sống được kích thích bởi các luồng thông tin không thể cản trở ngoài biên giới đưa vào, không thể nào tránh biến động. Dân tộc ta đã đổ máu quá nhiều, cần hết sức tránh những khổ đau không cần thiết. Các nghĩa trang và bãi tha ma rải đầy mảnh đất Việt Nam. Không nên gia tăng con số kinh hoàng.

        Điều lo ngại thứ hai của tôi là cơn biến động xã hội nếu không được kiểm soát sẽ lại dẫn dân chúng tới tình trạng vô chính phủ hỗn loạn, tình trạng cắt cứ hoặc các tổ chức phản động với tiền đầu tư (1 vài tỷ đôla chẳng hạn) sẽ phá hoại tất cả. Lúc ấy, xương máu của 10 triệu người sẽ trở thành bùn đất. Lúc ấy, mọi nỗ lực của một dân tộc sẽ thành hư không.

        - Theo chị, điều cốt lõi của cải cách xã hội là gì ?

        - Theo tôi, có hai điểm chổt. Điều thứ nhất phải bỏ ngay nguyên tắc chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là mô hình chính quyền thời chiến do Lênin đề ra. Vô sản chuyên chính với kẻ thù. Nhưng khi giai đoạn chiến tranh đã qua, bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc chuyên chính sẽ hướng toàn bộ sức mạnh bạo lực của nó vào nhân dân. Không còn sự chuyên chính của người vô sản với kẻ thù mà chỉ còn sự chuyên chính của bộ máy quan liêu với những người vô sản, sự chuyên chính của thư lại với nền dân chủ. Đây không còn là một giả thuyết mà là một thực tế kinh hoàng. Nhân danh đại diện cho nền chuyên chính vô sản, Stalin đã tiêu diệt 10 triệu đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Liên Xô. Nhân danh bảo vệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx Lénine, Mao Trạch Đông đã tiêu diệt 65 triệu người.

        Nguyên tắc chuyên chính gắn liền với nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực chất hai nguyên tắc này bảo đảm cho mô hình một xã hội độc tài và cực quyền. Trong xã hội đó, toàn bộ quyền hành được thâu tóm vào một nhóm rồi vào một cá nhân. Những cá nhân này là những thực thể siêu quyền. Họ đứng trên luật pháp, trên các hệ thống giá trị xã hội, không một sức mạnh nào dù là pháp luật, đạo đức hay dư luận có thể kiểm soát và kiềm chế được quyền hành của họ. Con người là con người, không phải thần thánh. Quyền lực trao vào tay bất cứ cá nhân nào mà không có hệ thống kiểm soát cũng sẽ tha hóa họ. Ở đâu có chuyên chính, ở đó có độc quyền. Con đường của độc quyền là sự xu nịnh và hối lộ, thói tham nhũng và sự bạo ngược với dân chúng. Trong cơ chế xã hội kiểu này, bất cứ ai có ý kiến khác biệt đều bị quy kết là “kẻ thù của nhân dân”, bị tù đày, thủ tiêu hoặc triệt mọi đường sinh sống. Mao Trạch Đông đã hạ thủ Lưu Thiếu Kỳ và những người khác phe nhóm. Stalin đã giết hàng vạn tướng lãnh và cán bộ cũng với một chiêu bài “kẻ thù của nhân dân”. Cần phải nói thêm rằng mô hình xã hội kiểu này đã đẻ ra một hệ thống những tên chỉ điểm, những con người kiếm chác phần thưởng bằng tố cáo, phản bội, vu khống người khác. Một mô hình xã hội như thế bóp nghẹt mọi khả năng phát triển, tước đoạt quyền sống của các công dân, biến họ thành những con cừu chỉ biết cúi đầu tuân phục. Trong một xã hội như thế, những con người có nhân cách bị tha hóa, bị dày đạp và những lũ sâu mọt đục khoét dân chúng ngày một gia tăng. Sự phát triển của tội ác và sa đọa tinh thần là hiển nhiên vì không có cơ chế hãm.

        Tôi nói gọn lại : xã hội ta chỉ có thể được cải cách và phát triển khi nó thủ tiêu 2 nguyên tắc đã quá lạc hậu và man rợ : chuyên chính, tập trung. Có thể sẽ có người hỏi : “còn bọn tội phạm hoặc bọn phản động ?”. Tôi nghĩ điều này thật dễ dàng nhận xét. Tất cả các quốc gia xây dựng trên nguyên tắc dân chủ đều có bộ máy an ninh chống tội phạm, chổng gián điệp cực kỳ hữu hiệu. Ở những nước phát triển, văn hóa tinh thần và vật chất ở mức cao, án tử hình đã được xóa bỏ nhưng pháp luật lại rất nghiêm minh. Tình trạng an ninh của một quốc gia dựa trên nhiều điều kiện nhưng những điều kiện không thể thiếu được là :

        1. Pháp luật phải đứng trên mọi quyền năng và trước hết những người có quyền năng cao nhất phải phục tòng pháp luật.

        2. Bộ máy hành pháp phải bao gồm những con người có tri thức và có lương tri. Muốn có tri thức phải có học vấn tương xứng với trách nhiệm. Muốn có lương tri phải có lý tưởng xã hội và điều kiện sinh tồn để gìn giữ lương tri. Người ta không thể bắt một kẻ ăn mày có nhân cách. Không thể bắt một người công an trong sạch khi lương tháng chỉ đủ ăn mỗi ngày hai bát phở. Tình trạng công an bỏ qua những vụ hành hung chém giết nhau mà chạy theo việc phạt những người bán hàng rong để lấy tiền phần trăm đã chứng tỏ điều này. Bộ máy hành pháp mà không đảm bảo cho các nhân viên của nó có tri thức và lương tri cần thiết ắt phải tha hóa và một khi đã tha hóa nó sẽ trở thành đối tượng của một cuộc cách mạng trong tương lai.

        3. Tình trạng dân trí phải được cải thiện. Người dân phải được giáo dục kiến thức về luật pháp, về quyền và trách nhiệm công dân đối với luật pháp.

        Vậy thì, không thể lấy lý do chống tội phạm và phản động mà duy trì nền chuyên chính. Việc truy lùng bọn tội phạm là cần thiết. Nhưng mượn cớ truy lùng tội phạm để hù dọa dân chúng, đánh đòn gió với trào lưu cải tổ, công khai và dân chủ là không nên. Những người khao khát với sự tiến bộ của quốc gia, hiến thân cho cuộc đấu tranh dân chủ là bộ phận tiên tiến nhất của trí thức, quân đội, công nhân và nông dân. Họ không phải là những tên tù hình sự. Sự mập mờ đánh tráo các khái niệm, sự vu khống trắng trợn và tàn bạo đã xảy ra không phải một lần ở các nước rập theo mô hình xã hội chuyên chính vô sản - tập trung dân chủ mà tiêu biểu là xã hội thời Stalin và Mao. Ký ức của con người chưa hề phai mờ những ấn tượng đó. Cho nên, hai khái niệm chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ đã gắn liền với mô hình xã hội khủng khiếp nhất, u ám nhất trong thời đại này.

        - Chị nghĩ thế nào về phương án liên kết Việt Nam với Trung Quốc và Triều Tiên ?

        - Tôi nghĩ nếu chính phủ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì nhân dân ta sẽ rất hoan nghênh. Nhưng nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn liên minh chặt chẽ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc + Triều Tiên + Cuba thì chính Đảng và Nhà nước đã thách thức với khát vọng dân chủ của quần chúng, đạp thẳng vào mặt nhân dân. Chưa ai quên máu người dân vô tội và binh lính Việt Nam ở biên giới năm 1979, chưa ai quên tiếng súng và tiếng xe tăng của lính Trung Quốc trên quãng trường Thiên An Môn. Đê tiện thay, chính những tên đao phủ của sinh viên Trung Quốc lại chính là bọn lính đánh sáu tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979. Người Việt Nam bình thường cũng biết ở Triều Tiên việc thừa tự ngai vàng của con Kim Nhật Thành đã được ghi vào hiến pháp. Như vậy danh từ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Triều Tiên là một mớ từ ngụy trá dán hờ hững lên một chế độ phong kiến cực quyền tàn bạo và thối nát; không chỉ chúng tôi những trí thức mà đa số những người dân VN có thông tin đều căm thù đến tận xương tủy những chế độ độc tài phong kiến trá hình này. Marx và Lénine chỉ là nước sơn phết lem nhem lên những xã hội trại lính kiểu Á Đông. Thực chất, trong loại xã hội này, những quan điểm lạc hậu nhất của Marx và Lénine đã được người cầm quyền sử dụng để che đậy nền độc tài phong kiến.

        - Chị nghĩ gì về Fidel Castro ?

        - Trước đây, có thời ông ta là một chiến sĩ can đảm, nhiệt huyết và nhiều thủ đoạn. Nhưng ông ta cầm quyền quá lâu - Mô hình chuyên chế + tập trung dân chủ đã biến ông ta thành một hoàng đế bạo ngược. Ông ta đã bị quyền lực tha hóa tới một mức độ đáng kinh ngạc. Bây giờ, tôi cho rằng Fidel là một gã độc tài thứ thiệt mắc chứng cuồng dâm và hoang tưởng.

        - Về thành tựu Cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mấy thập kỷ qua, chị đánh giá ra sao ?

        - Trong nhưng thập kỷ qua, thành công vĩ đại nhất của Đảng là Đảng đã khai thác thành công khả năng giữ nước của dân ta. Lòng yêu nước là mỏ vàng lớn nhất trong gia tài người Việt. Đảng đã đúc kết từ mỏ vàng ấy những khối vàng ròng. Chủ nghĩa Marx không tham dự gì vào thắng lợi này. Có chăng, nó chỉ là nhãn hiệu dán lên thiên đường mơ ước của người Việt Nam : Độc lập - Dân chủ - Tự do - Hạnh phúc. Người Việt không có truyền thống triết lý, không có nhiều kiến thức triết học. Một dân tộc nô lệ vùng lên tìm đường sống, tìm thiên đường của mình. Người ta hiến dâng cuộc đời, hiến dâng của cải, hiến dâng cả xương thịt của con cháu không phải để chứng minh cho học thuyết của một Marx hay ông Kăng nào đó mà vì một nước Việt độc lập tự do hạnh phúc trong tương lai. Một nước Việt xứng đáng với dân tộc Việt. Qua những cuộc chiến tranh, trên 10 triệu người dân Việt đã hy sinh. Nhưng dân chủ, tự do và hạnh phúc vẫn còn là mực tiêu đấu tranh, còn ở phía trước. Trên 10 triệu sinh linh, cả một mỏ vàng ròng chỉ đổi được hai từ độc lập. Nhưng Hồ Chủ tịch cũng đã dự đoán : Độc lập mà không có hạnh phúc thì thứ độc lập đó thật vô ích. Vậy vấn đề còn lại : Làm sao đem lại hạnh phúc cho dân ? Làm sao có tự do, dân chủ ? Điều khủng khiếp nhất trong quá khứ là xương máu dân chúng đã bị tiêu xài một cảch hoang phí. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc, giá nào cũng chấp nhận. Nhưng còn cuộc chiến ở Campuchia ! Phải, tôi biết những vụ tàn sát của lính Pôn Pốt ở An Giang - Tây Ninh... Nhưng tại sao cuộc chống trả của chúng ta không dừng lại ở mảnh đẩt biên giới mà lại kéo tới tận Phnompênh và Báttambang ? Vì chúng ta phải ngăn nạn diệt chủng, cũng giống như quân đội đồng minh tiêu diệt lũ phát xít Đức. Vâng, nhưng nếu vậy tại sao sau ngày 1.9.1979 chúng ta không rút quân về ?... Bởi vì bất cứ lý do nào chúng ta cũng không thể dành phần thắng trước tòa án của công luận thế giới... Một dân tộc yêu tự do thì không thề xâm phạm tự do của một dân tộc khác. Một quốc gia bảo vệ quyền độc lập thì không nên tước đoạt quyền độc lập của quốc gia khác cho dù lý do hành động ấy có thánh thiện tới đâu.

        Pan-mơ đã từng dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối Mỹ trong cuộc chiến Mỹ - Việt Nam và cũng lại dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam - Pôn Pốt (tất nhiên ta hiểu rằng sau lưng Pôn Pốt là Bắc Kinh). Ông Pan-mơ có lý. Thế giới đổi thay. Lối ứng xử và suy nghĩ của những người lãnh đạo quốc gia nào không phù hợp với sự đổi thay ấy thì quốc gia của họ bị chối bỏ. Cuộc chiến tranh Campuchia để lại thất thiệt nặng nề cho Việt Nam trên trường ngoại giao quốc tế. Một ngọn đèn nặng nề âm ỉ. Nó vô hiệu hóa bao nhiêu vinh quang của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tại sao những người lính VN chết tại Campuchia lại không được biết những dư luận của nhân loại về hành vi của họ, về sự hy sinh và đau đớn bầt khả chia sẻ ? Tại sao ? Nếu bây giờ không thì mai sau sẽ có. Lịch sử buộc tất cả trả lời.

        Điều cuối cùng tôi muốn nói là các anh có thể không chịu được những ý tưởng của tôi, có thể bỏ tù hoặc thủ tiêu tôi nhưng súng không đẻ ra tình yêu và niềm tin, bạo lực không cưỡng hiếp được chân lý.

        Dương Thu Hương – Paris (2005)
        #4
          lyenson 11.12.2008 18:10:56 (permalink)
          Đỉnh cao chói lọi và nỗi đau đớn tột cùng của vị cha già dân tộc
           
          Người ta nói lịch sử như một tấm gương mờ mà thời gian càng lùi xa thì con người mới càng có thể nhìn và chiêm nghiệm về nó một cách rõ ràng. Lịch sử cận đại Việt Nam đáng buồn hơn lại chỉ như một tấm phông đen được bôi vẽ, sơn quét công phu tới nỗi nó gần như mang dáng vẻ của một bức tranh siêu thực. Nhưng ẩn sau những lớp sơn hòa nhoáng ấy đáng tiếc thay lại che giấu một lịch sử khác buồn thảm đến tàn khốc của dân tộc, của những con người mà cuộc đời họ cũng đồng hành với quá trình nhào nặn ra hình hài đất nước Việt Nam hôm nay. Có những sự thực vẫn còn nằm im lìm dưới lớp vải đen và tưởng chừng như sẽ vĩnh viễn bị quên lãng cùng thời gian.

          Nhưng cùng với thời gian mọi sự vật cuối cùng rồi sẽ được hé mở, được phơi bày dưới ánh sáng. Đó là quy luật! Ý thức ấy đã thôi thúc Dương Thu Hương dấn thân vào cuộc truy tìm những bí mật sâu kín nhất của lịch sử Việt Nam đương đại. Cuộc tìm kiếm cái mà bà gọi là "không chỉ thứ lịch sử chứa đựng trong lịch sử mà còn thứ lịch sử xoá bỏ lịch sử, thứ lịch sử tiêu diệt lịch sử."

          "Đỉnh cao chói lọi", tác phẩm mới nhất của Dương Thu Hương ra đời sau 20 năm trời lao vào cuộc hành trình tìm kiếm dai dẳng, kể từ khi người bạn thân kịch gia Lưu Quang Vũ qua đời, với lời thề sẽ đưa bằng được công lí và sự thật ra trước dân tộc Việt Nam.

          Tác phẩm không phải là một cuốn biên niên sử mà là một cuốn tiểu thuyết nhưng là một cuốn tiểu thuyết hiện thực hơn bất kì cuốn tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa nào khác.

          Nhân vật chính trong tiểu thuyết chính là người được mệnh danh là vị "cha già dân tộc", người Việt Nam được mệnh danh là vĩ đại và kiệt xuất nhất trong thế kỉ XX nhưng cũng là một nhân vật bí ẩn và gây nhiều tranh cãi nhất của lịch sử cận đại Việt Nam. Tác phẩm kể về những năm tháng cuối đời đầy đau khổ của vị « chủ tịch đáng kính » cùng những hoài niệm của ông về quá khứ của chính mình. Điều bất ngờ là những năm tháng tưởng như "đã từng được biết đến" của ông lại chứa đựng những sự thật tàn nhẫn đến phũ phàng mà nhân dân Việt Nam chưa hề được biết tới. Những năm tháng cuối đời ông bị cách li và quản thúc bởi những người đồng chí, những học trò của chính ông. Những năm tháng ấy ông sống trong nỗi cô đơn, cùng sự nhớ nhung day dứt về người ông yêu nhất trong đời, nhớ những đứa con mà ông không thể thừa nhận, máu thịt của ông. Ông sống trong nỗi đau đớn khi người ông yêu thương nhất bị sát hại nhưng ông đã không thể làm gì.

          Dương Thu Hương là thế, truyện của bà không bao giờ cần lên giọng nhưng luôn đào sâu tới những góc sâu thẳm nhất trong tâm hồn người để nhìn thấu qua trái tim và những rung cảm thầm kín nhất của nhân vật. Dưới ngòi bút của Dương Thu Hương, vị chủ tịch, cha già dân tộc được trả về đúng vị trí của ông, một con người, không còn là 1 vị thánh càng không phải là 1 kẻ tội đồ như nhiều người cố tình gán ghép cho ông một cách không lương thiện. Ông, một người bình thường biết yêu, biết giận, biết ghen, biết nhớ và biết đớn đau. Khi yêu cũng như khi đau đớn ông cũng đâu có khác một "gã tiều phu". Thế nhưng điều trớ trêu là ông lại không phải là một người thường, ông một vĩ nhân, con người đã từng nắm trong tay vận mệnh của cả giang sơn thế nên nỗi đau đớn của ông tưởng như nhân lên gấp bội phần cùng với "trò chơi phong thánh". Nỗi đau đớn của ông cũng lớn như nỗi đau của cả dân tộc Việt Nam như khi nó bị cầm tù, bị phản bội. Đó là số phận! Giá như ông, con người từng quyết liệt theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, có thể cương quyết hơn thì bản thân ông và dân tộc đâu có cần phải chịu nỗi đau đớn nhường ấy. Đất nước có lẽ đã không vào tay loài "ngạ quỷ" để rồi máu của đồng bào ông tuôn đổ cho cuồng vọng của chúng.

          Ước vọng cuối cùng và cũng là nỗ lực cuối cùng của ông… cho chính ông và cho dân tộc là nỗ lực nhằm « tiêu diệt lũ lang sói sống quanh ông », những kẻ núp bóng "cha già dân tộc" để xây dựng ngai vàng cho riêng chúng trên xương máu đồng bào. Là một người tinh thông khoa học huyền bí, ông muốn dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy món quá cuối cùng cho dân tộc Việt Nam, để minh định cho sự kết thúc khả tri cái chế độ vô nhân mà ông góp phần tạo dựng, một con quái vật mà đáng buồn thay chính bản thân ông cũng đã không thể hình dung được hình hài. Ông vẫn vĩ đại cho đến giờ phút cuối cùng !

          Có 1 kí giả ngoại quốc đã hỏi Dương Thu Hương, đây là 1 cuốn sách chính trị hay một tiểu thuyết trữ tình. Bà cười và đáp: "Bạn hãy đọc và tự đánh giá." Về phần mình, người viết cho rằng "Đỉnh cao chói lọi" thể hiện văn tài siêu hạng cũng như kiến thức uyên bác của Dương Thu Hương. Bởi cuốn tiểu thuyết dắt người đọc đi từ những bí mật cung đình sâu kín nhất cho tới những cảnh sinh hoạt bình dị nhất, đời thường nhất. Dương Thu Hương viết về cảnh làng quê thường đặc biệt hay và ấn tượng, một phần có lẽ bà có sự gắn bó máu thịt và một tình yêu da diết với những người nông dân. Không dưới 1 lần bà nhận mình mà 1 người đàn bà "răng đen, mắt toét", để cùng ngồi lê với đám dân đen thế nên bà cách điệu và sử dụng ngôn ngữ của họ như hòa cùng hơi thở của những người nông dân ấy.

          Sau thành công vang dội của tiểu thuyết "Chốn vắng" với hơn 300.000 ấn bản. Cuốn "Đỉnh cao chói lọi" ( bản tiếng Pháp Au zenith đã xuất bản tại châu Âu) mới ra mắt dự kiến sẽ còn gây một tiếng vang lớn hơn nữa đối với độc giả ngoại quốc. Tuy nhiên với bản tiếng Việt của cuốn sách để đời này, Dương Thu Hương tuyên bố không cần giữ tác quyền. Ứớc vọng của bà chỉ là "sự thật cho dân tộc Việt Nam". Bà dành tặng cuốn "Đỉnh cao chói lọi" cho dân tộc Việt Nam đầy đau khổ của mình.

          Dương Thu Hương viết "Từ xưa tới nay viết sử là nghề của những bậc anh hùng, dám đem mạng mình đổi lấy sự thật. Bởi mọi vua chúa đều kinh sợ sự thật. Biết bao nhiêu đầu sử gia đã rụng xuống dưới lưỡi kiếm của đao phủ triều đình, nhưng lịch sử vẫn tiếp tục viết lên bằng những dòng máu khô đen của họ". Dưới chế độ toàn trị, những con người can đảm còn phải đương đầu với tù ngục,với sự đàn áp ghê gớm không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần. Nhưng họ vẫn không ngừng tìm kiếm và viết lên sự thật. Dân tộc Nga đã tự hào sản sinh ra một Alexander Solzhenitsyne, những người Việt yêu tự do cũng rất tự hào và tri ân khi có một Dương Thu Hương.

          Nguồn
          #5
            lyenson 27.02.2009 09:31:09 (permalink)
            Trong dịp ra mắt cuốn sách Au Zenith (bản tiếng Việt Đỉnh cao chói lọi), một loạt các tờ báo, tạp chí, thông tấn xã phương Tây như AP, Le Figaro, Le Point...đã có bài viết và phỏng vấn tác giả Dương Thu Hương về cuốn sách gây nhiều tranh cãi của bà. Chúng tôi xin trích dịch lại đây hai bài phỏng vấn được thực hiện bởi tuần báo Le Point và tạp chí phê bình văn học và điện ảnh hàng đầu châu Âu, tờ Le Tranfuge ngõ hầu để độc giả Việt Nam chia sẻ hoàn cảnh và cái nhìn của tác giả về cuốn tiểu thuyết của mình.

            Trả lời phỏng vấn Tạp chí Tranfuge.
            Thực hiện bởi Oriane Jeancourt Galignani
            Biên dịch: Thiên Bình


            Thưa bà, Việc viết một cuốn tiểu thuyết mang tính chính trị có phải là một sự cần thiết đối với cá nhân bà?

            Cần thiết, tôi viết cuốn sách này để tưởng nhớ những người bạn đã mất trong cuộc chiến Việt Nam hay dưới chế độ cộng sản. Tôi là một người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam , tôi đã hi sinh tất cả sức lực, tiền bạc và tuổi trẻ của mình cho cuộc đấu tranh dân chủ và chống lại chiến tranh. Tất cả bạn bè tôi đều đã chết trong cuộc chiến với người Mỹ. Tôi may mắn hơn, tôi chỉ bị điếc 1 bên tai. Tại đây, cô không thể nào hình dung nổi sự khủng khiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam. Cô hãy biết là mỗi khi tôi nghe nói về số người chết trong cuộc chiến tranh Irak, tôi đều khóc, ám ảnh giữa vòng vây của những bóng ma. Trong cuộc chiến Việt Nam, mỗi khi một chiếc B52 bay ngang một khu vực chỉ vài phút thôi, hàng trăm người trong số chúng tôi đã chết, bị nghiền nát như những con kiến. Chỉ cần ba đợt bom là đủ xóa sổ một ngôi làng! Khởi đầu cuộc chiến, không một dòng nào trên báo chí thế giới viết về số phận của chúng tôi. Theo con số chính thức của chính quyền Hà Nội thì số nạn nhân chết trong chiến tranh vào khoảng 2 triệu. Năm 1979, tôi đã làm việc điên cuồng theo những hồi ức của một số tướng lĩnh, tôi được nghe họ nói, số người chết thật sự có thể lên tới 10-12 triệu. Còn người Mỹ không bao giờ bồi hoàn chúng tôi những người đã chết theo những thống kê này.

            Tại sao bà chọn miêu tả nhân vất Hồ Chí Minh, ngoài khía cạnh một nhân vật chính trị?


            Đó là vì trong cuộc tìm kiếm của tôi về cuộc chiến tranh, tôi đã tình cờ rơi vào câu chuyện của Hồ Chí Minh. Tôi khám phá ra rằng ngay cả ông ta cũng phải hi sinh trong sự điên loạn của cuộc chiến. Con người này, vốn được chính thể suy tôn như một ông thánh, thật ra lại vô cùng đau khổ. Một minh chứng về nỗi bất hạnh của kiếp nhân sinh

            Chúng ta thấy trong cuốn tiểu thuyết một Hồ Chí Minh bị thao túng bởi các cộng sự, gần như bất lực trước các sự kiện...

            Đúng vậy, những lãnh đạo cao cấp đã sử dụng khả năng lôi cuốn quần chúng độc nhất của ông để đạt mục đích của họ. Nhưng sự ganh ghét của những người xung quanh cũng đã hủy hoại ông. Ngay từ trước cuộc chiến chống Pháp, họ đã muốn tấn công ông chỉ vì ông sở hữu sự quyến rũ đặc biệt này, cái được thừa hưởng từ 20 năm sống tại phương Tây. Cô có biết một thí nghiệm thực hiện trên những con chuột không. Những nhà nghiên cứu đã lấy một con chuột ra khỏi bầy của chúng rồi bôi nước hoa vùng Cologne lên người nó, khi người ta thả nó lại vào bầy, nó đã bị những con khác trong bầy cắn chết. Vậy đó, với những địch thủ của ông, Hồ Chí Minh cũng là "một con chuột có mùi rượu vang Pháp". Hồ Chí Minh đã tự đặt mình giữa 2 nền văn minh; phương Đông và phương Tây, ông ấy đã phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc chiến tranh với người Pháp cũng như cuộc chiến với người Mỹ. Ông biết sức mạnh quân sự của người Mỹ và những tồn thất mà dân tộc sế phải gánh chịu. Bên cạnh đó, ông luôn nghi ngờ Trung Quốc, ông biết rằng bất chấp những lời lẽ ngoại giao, Trung Quốc luôn có ý đồ biến Việt Nam thành một thuộc quốc chư hầu.

            Vậy tại sao tại châu Âu, người ta vẫn luôn giữ hình ảnh Hồ Chí Minh như một lãnh tụ cộng sản chuyên chế?

            Olivier Todd và Jean-Francois-Revel đã viết rất nhiều và đưa ra một hình ảnh sai lạc về Hồ Chí Minh. Tôi cho cô một ví dụ, khi ở trong tù tôi đã gặp một người bị giam cầm hơn 20 năm *, ông ấy được phóng thích cùng năm với tôi rồi sau đó tới sống tại Californie. Vậy mà, trong một cuốn sách về Việt Nam đã tuyên bố rằng ông ta đã chết. Sau khi cuốn sách xuất bản, người đàn ông này đã gặp rất nhiều phiền toái, người ta tin rằng ông ta đã mạo nhận danh tính của một người đã chết trong tù! Cô thấy không, những sai lầm lịch sử khi được vẽ lên bởi những cây bút danh tiếng có sự tàn hoại thế nào, nó có thể giết người.

            Có phải để chứng minh rằng Hồ Chí Minh không phải là một lãnh tụ độc tài khát máu theo tuân theo chỉ đạo của Trung Quốc mà trong nhiều chương bà đã để ông ta đương đầu với hồn ma của Mao?

            Đúng, người Tây phương thường so sánh một cách lầm lẫn 2 lãnh tụ cộng sản châu Á. Tôi xin đưa một ví dụ về sự tàn bạo của cộng sản Trung Quốc đối với người Việt nam ngay khi họ còn coi nhau là đồng minh. Khi quân đội Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, lính của họ đổ nước sôi vào tất cả cây cối trong vùng đóng quân của họ và tàn hoại hoàn toàn hoa mầu của dân chúng. Đó là chính sách tàn hoại (terre brulée) theo kiểu Mao ít. Hồ Chí Minh có một quan niệm rất riêng về chủ nghĩa Cộng sản, dựa trên truyền thống hàng nghìn năm của người châu Á, khác rất xa so với với chủ nghĩa cực đoan của Mao.

            Trong sách của bà còn hiện diện một thứ quyền lực xấu xa : sự ganh tuông

            Đúng, Hồ Chí Minh là nạn nhân của sự pha trộn của thói ghen tuông đàn bà và sự ganh tị về chính trị của những người đồng chí, một sự hòa trộn nguy hiểm nhất. Trong sách, tôi đã kể lại câu chuyện về Vân, vợ một người bạn, đồng thời là cánh tay phải của ông, một người đàn bà đẹp nổi tiếng này đã ghen với tất cả những người phụ nữ khác ở quanh ông. Vì thế, cả khi những người thân cận đề đạt việc tìm một người đàn bà cho vị chủ tịch, bà ta đã loại bỏ tất cả những người đàn bà có nhan sắc có thể cạnh tranh với mình để chọn cho ông một người đàn bà xấu xí. Câu chuyện này tôi được biết qua những cá nhân và nguồn tài liệu đáng tin cậy cũng chứng tỏ vị chủ tịch có ít tự do thế nào ngay cả trong những lựa chọn cá nhân.

            Bà tự coi mình như một "con sói cô độc". Điều đó có nghĩa gì?

            Tôi sống một mình từ hơn 30 năm nay và tôi không có ý làm lại cuộc đời. Tôi chọn lựa việc tranh đấu cho nền dân chủ mà điều đó thì không tương thích với một cuộc sống cá nhân. Tại Việt Nam, ngón đòn tấn công dưới hạ bộ là 1 vũ khí ưu tiên dùng cho những kẻ đối lập chính trị, nhất là phụ nữ. Tôi đã phải tự thiến. Nếu như tôi yêu ai đó rồi quan hệ với anh ta, tôi sẽ bị theo dõi, rồi quay phim, rồi họ sẽ phát tán nó khắp nơi. Đó sẽ là một nỗi hổ thẹn lớn không chỉ với tôi mà còn với con cái và người thân của tôi. Tôi sẽ không thể chịu đựng được điều đó. Cô biết đó, với người châu Á thì nỗi nhục nhã cũng ngang như cái chết

            Phần cuối câu chuyện, bà đã kêu gọi sự thức tỉnh của dân tộc Việt Nam, bà vẫn còn tin vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam ư?

            Đằng sau câu chuyện về Hồ Chí Minh là nỗi đau của cả một dân tộc. Người Việt Nam không ngừng bị làm nhục, bị thao túng bởi những kẻ cầm quyền. Tôi hi vọng khi đối mặt với sự thật, nhân dân sẽ mở mắt ra. Phần còn lại, tôi không thể làm gì, điều đó còn tùy thuộc vào ý Trời. Điều duy nhất tôi có thể tiếp tục là phơi bày ra ánh sáng những sự thật. Tất cả mọi sự mù quáng đều có giới hạn, ngay cả một dân tộc u tối nhất cũng sẽ phải đối mặt với lịch sử của chính nó...một ngày nào đó. Không thể nào quay lưng vĩnh viễn lại với lịch sử.

            Nếu Hồ Chí Minh còn sống tới ngày hôm nay, liệu ông ta có bảo vệ những giá trị của bà?

            Không thể trả lời câu hỏi này. Điều duy nhất tôi biết là Hồ tin vào sự bình đẳng và công lý. Ông ta đã không bao giờ có một đồng tiền nào cho riêng mình, không bao giờ động tới của công và ông ta đã chiến đấu cho sự tự do của dân tộc. Cần phải mang tới một cái nhìn công bình về con người này, thừa nhận những điểm tốt cũng như điểm yếu của ông. Tôi tin người Việt Nam đã khá trưởng thành để vượt qua hình ảnh một người hùng và nhìn ông như một người bình thường cùng những đau đớn mà ông ta đã nếm trải. Không chỉ vì ông mà còn vì những nạn nhân vô tội đã phải âm thầm chịu đựng trong bóng tối. Cậu con trai dấu mặt của Hồ, sinh năm 1956 đã phải sống trong một bệnh viện tâm thần. Đã có quá nhiều người gánh chịu khổ đau trong câu chuyện này! Ngay bản thân tôi, đã mất 10 năm** để hoàn thành "Đỉnh cao chói lọi", thì hôm nay tôi cũng cần quay về với những con người "bình thường", cần rời bỏ những bi kịch của lịch sử. Cuốn sách tiếp theo của tôi sẽ viết về tuổi thiếu niên.

            ____________________________________

            Chú thích riêng của nhà văn Dương Thu Hương

            * Cần phải chú giải câu trả lời này một cách rành mạch để tránh mọi hiểu lầm có thể xảy ra:

            Người tù nhân chịu hậu quả sự hồ đồ của ông Olivier Todd chính là ông Nguyễn Chí Thiện. Tôi chưa bao giờ gặp mặt ông Thiện.

            - Thứ nhất, nơi tôi bị giam là phòng biệt giam của trại Thanh Liệt. Trước tôi, chỉ có tướng Chu Văn Tấn. Sau tôi, không rõ tới lượt ai, nhưng không bao giờ có hai tù nhân một lúc ở nơi này.

            - Thứ hai, tôi chỉ bị tù gần 8 tháng ( hai lệnh tạm giam) mà ông Nguyễn Chí Thiện phải trải qua mấy chục năm trong tù, ắt hẳn nơi chốn không đồng nhất.

            Tuy nhiên, tôi được biết chắc chắn ông Thiện được phóng thích cùng thời gian với tôi (mùa đông năm 1991). Chừng dăm sáu năm sau, ông Thiện có gọi điện cho tôi từ châu Âu, nhân dịp nhà văn Salman Rushdie mời tôi tham dự Hội nghị quốc tế những nhà văn bị săn đuổi ( Conférence internationale des écrivains persécutés). Đó là lần nói chuyện duy nhất qua điện thoại.

            Người thực sự gặp ông Thiện trong tù là nhà văn Vũ Thư Hiên. Khi xảy ra sự kiện "Nguyễn Chí Thiện giả", ông Vũ Thư Hiên đã đứng ra xác nhận rằng ông Thiện hiện đang sống ở California là tù nhân Nguyễn Chí Thiện mà ông Hiên đã gặp trong nhà tù. Theo tôi được biết, lời minh chứng của ông Vũ Thư Hiên cũng không mang lại hiệu quả.

            Trong bài báo này, Oriane Jeancourt Galignani không thể phân biệt và nhớ nổi một mớ tên châu Á ( cũng như tôi không thể viết đúng tên các ông Tây) cho nên cô ấy đã giản lược đi như vậy.

            Sự kiện "Nguyễn Chí Thiện giả" khiến tôi nhớ lại thời "Xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội". Thời ấy, mỗi lần quan lớn thi sĩ Tố Hữu mở mồm:"Chủ nghĩa Mác dạy rằng..." hoặc đám thuộc hạ của ông ta mở miệng: " Lênin vĩ đại đã tuyên bố..." là ngay sau đó hàng loạt người bị tống giam, một số khác bị đẩy đi "cải tạo lao động" nơi rừng sâu núi thẳm, kẻ may mắn hơn bị đẩy ra ngoài biên chế, cắt gạo, cắt thực phẩm. Những ai không nằm trong vòng "chiếu tướng" đều run rẩy xanh xám mặt mày. Giờ đây, lớp người ấy nếu chưa chết hẳn là chưa quên cảnh "sợ hãi đến thắt ruột vãi phân" khi nhắc đến mấy ông Thánh mắt xanh mũi lõ.

            Tôi những tưởng chỉ riêng bọn Cộng sản cầm quyền ở Hà Nội mắc chứng bệnh "Đậm đà bản sắc nô lệ" như vậy.

            Chẳng dè có những con người không cộng sản, thậm chí chống cộng sản cũng có chung một hiệu ứng lâm sàng. Chỉ cần một ông Tây thốt ra vài lời vàng ngọc là sẵn sàng tin tưởng đinh ninh đó là chân lý tối thượng, là hiện thực vĩnh định cho đến ngày tận thế. Chỉ cần Olivier Todd hạ bút vài dòng là "một Nguyễn Chí Thiện thật biến thành một Nguyễn Chí Thiện giả", một người sống bỗng nhiên biến thành một thây ma chưa khâm liệm giữa lòng cộng đồng của mình. Chua chát thay cho một dân tộc đã đổ máu xương không mệt mỏi để giành độc lập.

            Độc lập, một danh từ thách đố. Máu xương chưa đủ, cần phải trải qua một quá trình tiến hóa nội tại để mà thấu hiểu và sở đạt nó. Chỉ có Cây mới đứng thẳng lưng lên được. Còn chấp nhận thân phận Cỏ thì muôn đời chỉ rạp đầu trước gió mà thôi.

            ** Mười năm?

            Lưu Quang Vũ chết năm 1988. Cuốn sách này vào máy in năm 2008. Tròn 20 năm. Nhưng có lẽ kí giả Oriane Jeancourt Galignani quá trẻ để mà tin điều đó. Có lẽ cô ấy thương hại một bà già ( có khả năng lẫn lộn) nên rút ngắn con số 20 thành 10 cho hợp lý hơn chăng?...Bởi vì ở Pháp, các nhà văn chuyên nghiệp ra sách đều đều mỗi năm. Tôi nghĩ rằng nhà bào này rất tốt bụng. Nhưng khi con người sống ở những xứ sở quá khác biệt và nghiệm sinh cũng quá khác biệt ắt có những điều khó cảm thông.

            Thiên Bình
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9