Lá đang định mua máy ảnh?
Thông thường CP hay tìm mua máy ảnh và ống kính trên craigslist.org locally vì có thể đến xem tận nơi. Test máy và ống kính trước khi "thuận mua, vừa bán" có lợi hơn mua trên ebay.
Khi còn ở California, CP cũng hay đến các camera shows. Đến đó, cũng kiếm được nhiều món rất hời. Giờ đang ở Washington, DC thì camera shows hiếm hoi mới tổ chức... Mỗi năm độ hai bận mà thôi!
Nói chung nếu mua DSLR, CP sẽ chỉ chọn một trong hai hiệu Canon hoặc Nikon.
Canon có ưu điểm là nhiều ống kính và bodies cho mình lựa chọn tuỳ theo your needs. Canon cũng tự sản xuất được camera censors cho chính mình. Chất lượng ống kính của Canon không hề làm cho photographers phải phàn nàn.
Nhược điểm của Canon (so với Nikon) là hệ thống flash light kém chính xác và tân kỳ. Các bodies mới của Canon không dùng được với ống kính cũ do chính Canon đã sản xuất cho máy non-AF.
Nikon không tự sản xuất camera censors cho chính mình. Nikon phải dùng censors đặt mua của Sony. Do đó, số lượng mẫu mã về body cameras của Nikon ít hơn Canon.
Cho đến trước đây vài năm, Nikon vẫn chưa sản xuất full-frame format camera. Điều này đã làm nản lòng gới cầm máy chuyên nghiệp. Và doanh thu của Nikon đã đi xuống trong lúc Canon chiếm lĩnh thị trường!
Nhưng hôm nay, với các bodies như D3, D3x, D700...; Nikon đang dần dành lại vị trí hàng đầu của mình.
Giới cầm máy yêu thích Nikon vì các lý do:
Ống kính Nikon cho màu thật, ít contrast. Hệ thống đo sáng của máy cũng như của đèn flash của Nikon cho đến giờ vẫn chưa có địch thủ.
Hai yếu tố này giúp cho photographers thao tác và chụp hình mau hơn ở trong nhà cũng như ngoài trời...
DSLR của cả Canon và Nikon đều không có tính năng IS trên cameras như của Pentax, Sony... Và cả hai hãng này đều không có ý định đầu tư vào hướng này. Họ biết rõ các side effects khi build IS camera bodies.
Nếu bắt đầu như entry level của DSLR, CP sẽ bỏ qua máy Nikon D90 đắt tiền hơn để chọn D200 (giá chỉ dưới $600.00, brand new). D200 là máy ở advanced amature/semi-prof với nhiều tính năng vô cùng đắc dụng.
Thí dụ, D200 có thể dùng đo sáng tự động trên các ống kính non-AF cũng như AF đời cũ của Nikon. D200 dùng CF, điều này giúp việc ghi hình mau hơn với các higher standards, chứ không như của các máy entry level dùng SD memory...
Vài ý với Lá cũng như với ai đang toan tính mua máy DSLR lần đầu tiên!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2009 22:33:38 bởi Chân Phương >