Tóc nâu
-
Số bài
:
4317
- Điểm: 24
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 01.03.2007
|
RE: Một ít ý niệm về các loài hoa ...( tập 2 )
-
07.05.2009 05:16:19
TỬ ĐẰNG - GLYCINE - WISTERIA Hoa tử đằng (hoa đậu tía, fuji) Là một giống hoa thuộc thân gỗ mộc, dây leo , hoa nở từng chùm dài từ 15cm đến 1m50 ( tùy giống ), có màu thường thấy như tím hồng, tím nhạt , xanh tím và trắng ! Ra hoa từ giữa xuân và trước khi lá đâm chồi.Chịu được tất cả các loại đất dù nghèo phân bón hoặc khô khan và chỉ không chịu được loại đất có nhiều chất vôi vì nó sẽ làm vàng lá. Thích ánh sáng mặt trời trực tiếp, sinh trưởng dễ dàng ở các vùng có khí hậu ôn hòa. Mùa đông đối với Glycine trồng trong vườn nhà, bạn cần phải tỉa nhánh khá nhiều : một là để uốn nắn sự phát triển theo ý bạn, hai là giúp nhánh ra hoa vào mùa xuân tới, nếu không thì bạn sẽ có lá nhiều hơn hoa ! Khi trồng Glycine bạn phải cẩn thận và phải có nhiều kiên nhẫn trong vài năm đầu tiên, có thể bạn phải chờ ít nhứt hai, ba năm sau cây mới bắt đầu ra hoa ... , sự kiên nhẫn này có thể phải kéo dài đến 5 năm !!! Nhưng từ đó trở đi thì bạn sẽ ngày càng gắn bó hơn với nó khi mỗi độ vào giữa mùa Xuân cho đến đầu mùa hè, bạn được quyền chiêm ngưỡng những chùm hoa tươi mát, thơm ngọt đong đưa nhẹ nhàng theo chiều gió ..., rồi những chiếc lá đâm chồi xanh mắt che mát cả vùng bao quanh đến tận cuối thu ( lúc mà thực vật cần nghĩ ngơi dưỡng sức cho mùa tới !) . Khi trồng Glycine bạn nên dự sẵn một nơi nào đó thoáng rộng và vững chắc vì khởi đầu là những nhánh cây mỏng manh, nhẹ nhàng ... nhưng thời gian sẽ cho bạn thấy nó biến thành một sức mạnh hiện hữu khó lường với nhánh cây có thể bẻ cong cả thanh sắt dày và phá vỡ cột đá đã được Glycine leo quanh !!! Glycine có tên gốc từ tiếng Hy lạp , Glukos - sự mềm mại, dịu dàng. Wisteria có gốc từ tên của Giáo sư Caspar Wistar ( 1761 -1818 ), giảng viên đại học của tiểu bang Pennsyvalnie ( Mỹ quốc ). Có hai loại Glycine nhưng đều có nguồn gốc từ Châu Á : Nhựt bổn và Trung quốc . Glycine floribunda : gốc Nhựt , mọc tự nhiên trên các ven rừng, đồi núi non dọc theo giòng nước ở các hải đảo Honshu , Shikoku và Kyushu. Loại này có thể cho ra những chùm hoa dài tới 1m50 và bao rộng cả một diện tích tới 676 m² ( 26m x 26m ). Thân leo theo chiều quay của kim đồng hồ ( bạn nên ghi nhớ điều quan trọng này vì nó sẽ giúp bạn phân biệt nguồn gốc của Glycine khi bạn ngẫu nhiên gặp nó trong lúc đi đâu đó dạo chơi ! ). Ngoài ra người Nhựt cũng rất say mê việc trồng và uốn nắn hoa Glycine trong chậu nhỏ như cây kiểng ( bonsai)! Glycine sinensis : gốc từ Trung hoa ở các vùng Hubei và Sichuan trên các triền đồi núi, ven rừng ; hoa nở vào tháng 4,5 : mỗi chùm hoa có chiều dài từ 16 đến 30cm, màu tím nhạt, tím xanh. nếu là hoa trồng trong vườn thì mùa hoa chỉ bắt đầu vào đầu mùa hè. Các chú chim sẽ và một vài loại khác rất thích ăn những đọt hoa đầu mùa , đó là lý do bạn phải cẩn thận nếu không mùa hoa sẽ không được như ý! Glycine giống này có nhánh rễ uốn theo chiều ngược của kim đồng hồ !!! Ngoài ra còn có giống Glycine formosa : Giống ghép từ hai loại trên từ năm 1905, giống này có các chùm hoa nở đồng đều và dài khoảng 25cm, màu tím hồng. Tại Nhưt bổn, có giống Glycine venusta : những chiếc lá mịn lông, mang những chùm hoa ngắn nhưng to bảng dài từ 10 đến 15cm , nhưng từng búp hoa lại to lớn. Khi hoa tàn sẽ cho ra những chùm trái dạng dài thuông như đậu đũa, nhưng không ăn được ! Tặng hoa Glycine theo người Trung hoa là ngụ ý tôn vinh và quý mến tình bạn của đôi bên. Theo người phương Tây cũng thế, nó còn bày tỏ lòng yêu thích , tương đồng ngưỡng mộ giữa người tặng và người nhận. Riêng cho việc bày tỏ tình yêu và mong chờ sự đáp nhận thì bạn nên dùng Glycine màu tím nha vì ý nghĩa của hoa lúc ấy là " Tôi chờ đợi sự đáp ứng của em !" ! Glycine màu trắng gốc Nhựt chỉ là biểu tượng cho tình bạn mà thôi! Tuy là một loại hoa ngọt dịu, mềm mại nhưng bản thân chính yếu, đó là một tình yêu khá đòi hỏi và rất kiên trì ( bạn thử quan sát sự bám rễ vững chắc của Glycine sẽ hiểu rõ sức mạnh của nó !) . Hoa Glycine chỉ đuợc đưa vào nước Pháp từ năm 1687 sau chuyến du hành của các nhà khảo cứu, họ đem giống về nhưng chỉ trồng trong những khu vườn do nhà thiết kế vườn tược nỗi danh lúc bấy giờ : Le Nôtre . Sự nổi danh trong giới hoa cỏ của Glycine là nhờ vào các khu vườn thịnh hành theo cung cách của người Anh thuở đó: tạo ra một khu vườn tự nhiên, không gò bó trong khuôn khổ, đủ các loài hoa chen lấn một cách mất trật tự , nhưng thật ra thì đó là cả một nghệ thuật làm " rối loạn" ! Ta cũng không thể quên vườn hoa Giverny của Claude Monet, ông đã cho trồng hai gốc Glycine dưới chân cầu Japonais hơn một thế kỷ qua và như đã từng nhắc tới chiếc cầu ấy bắt ngang qua đầm súng ! Ngày 6 - 5 - 2009 Tóc nâu
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.07.2015 06:21:19 bởi Ct.Ly >
Thơ rơi [link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính
|