Cách học và dạy
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 10 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 137 bài trong đề mục
HongYen 08.04.2005 03:53:03 (permalink)
Từ đâu mà có ý nghĩ:

Câu chuyện có đầu có đuôi hay là từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Kim.

Về Hán Nôm thì gần như hiểu rất ít; tuy nhiên có phân biệt tiếng Hán Việt và tiếng Việt trong 54 bộ tộc Việt.

Đông là hướng mặt trời mọc -> tiếng Việt
Tây là hướng mặt trời lặn -> tiếng Việt

Riêng Cổ và Kim mà xưa nay coi là gốc Hán Việt.

Rồi Đông Tây Cổ Kim (hay kim cổ) là Hán Nôm đề huề.

Có câu: "Không thầy đố mày làm nên" hay "Tôn sư trọng đạo"

Tạm kết bài cách học và dạy với:

"Học thầy không tầy học bạn" (Việt Nam)
"Học thầy biết một, học bạn biết hai, và dạy biết mười" (Tây U)

Mong các bạn chỉ cách học và dạy đề HY có hai kiến thức như: "học bạn biết hai"

Chúc vui với học và dạy.


Hẹn...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2005 12:46:58 bởi HongYen >
#1
    HongYen 08.04.2005 09:41:04 (permalink)
    Mời quý bạn xem giá biểu dưới đây, nhưng chưa hiểu là một tháng, kỳ hay năm.

    http://www.internationalprimaryschool.edu.vn

    SCHOOL FEES

    Grade 1, 2, 3 : 1.700.000 VND
    Grade 4, 5 : 1.800.000 VND

    The fee includes:

    No. Items Quantity Price (VND) Total (VND)
    1 Medical Insurance 1 60.000 60.000
    .......

    MATERIALS

    Let’s Go - 1-2-3 ( Student’s Book + Workbook + cassette ) 136.000 VND

    Notebook covers ......

    Notes :

    - The school fee above does not include the school fee for going abroad.

    - School fees may increase but will not exceed 15%

    - Fees for school bus, uniforms, insurance and English materials may increase with market prices.

    Homepage: www.internationalprimaryschool.edu.vn


    Tuy nhiên giá biểu nầy tương đối nếu bạn biết ở Hà Nội cho con em đi học mẫu giáo lối

    US $ 30/day.

    Báo Việt Nam đã đăng tải.

    Vậy bàn về cách học và dạy ta vẫn bàn vì chỉ có một thiểu số nào đó có điều kiện để đóng học phí như trên thôi nếu so với đồng lương hằng tháng của mình.
    #2
      HongYen 09.04.2005 13:33:53 (permalink)

      US $ 30/day.


      Nhớ đọc đâu đó về câu chuyện học mẫu giáo tại Hà Nội lối US $30/ day. Nhưng nên trở lại thức tế của mình biết gì về học và dạy.

      Câu: "Không thầy đố mầy làm nên"; hiểu đơn giản học ngành nghề nào cũng nhờ thầy cô chỉ dẫn.
      Như : "Tôn sư trọng đạo"
      Hay: "Sư như phu". Làm ơn đừng quên bỏ dấu nặng thành ra "sư như phu".

      Rồi đến "Muốn sang thì bắt cầu Kiều;
      Muốn con hay chữ pahi3 yêu lấy thầy...".

      Yêu quá đi chứ.

      Nhưng tại sao: " Học thầy không không bằng học bạn". Vậy ra ta phải tôn trọng bạn hơn thầy cô sao.

      Nếu học thầy không bằng học bạn. Đây là khoa tâm lý. Vậy ta tìm hiểu xem về không gian và thời gian giữa thầy trò và bạn bè trong lớp học.

      Xưa kia học trò nẳm dài học với cụ đổ nên có câu: "Ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm"
      Ở đây toàn là học trò nam, nếu nữ thì phải cài trang nam. Cái gái cho đi học chỉ để viết thư cho trai. Ối Cha Mẹ ơi. Bây giờ rao lên Tìm Bạn Bốn Phương, Kết Nhịp Cầu, Chat Chat, và Forum nầy, Forum nọ. Vượt thời gian và không gian còn chưa tìm ra trai nào cơ.

      Đây nói vể học và dạy cơ mà. Thì học mà lúc xưa thật là xưa chỉ có nam học trò thôi. Giữa thầy và trò có sự cách biệt quá ư nghiêm khắc, nên cần đến bạn bẻ giúp đỡ., nên mới ví học thầy không bằng học bạn. Cũng có thể ý nghĩ trên chưa đúng.

      Thế bây giờ thầy cô giáo như mẹ hiền và lớp học có cả nam lẫn nữ vẫn cần trưởng lớp học tập và nhóm học tập; đó là hình thức học với bạn.

      Đôi khi ta sáng ý về môn nầy mà tối ý về môn khác thì sao. Bạn bè có thể bổ khuyết cho nhau hay tự mình so sánh, ganh đua sao bạn làm được mình làm không được. Hay vì lý do nào đó khi bài giảng mình chưa kịp tập trung tư tưởng. Đang nghĩ chừng nào dược ăn đám cưới thật của chính mình, hay hay nhiều nguyên nhân.

      Vậy thầy giáo dạy học và bạn bẻ bồ khuyết lẫn nhau như vậy sự học hay cách học có kết quả. Nhưng cũng nhưng: chọn bạn mà chơi.

      Cám ơn quý bạn đã đọc và mong quý bạn góp ý. Ý của thầy và bạn đều rất quý.

      Chúc vui với học và dạy


      #3
        Trương Củng 09.04.2005 14:30:01 (permalink)


        Đông là hướng mặt trời mọc -> tiếng Việt
        Tây là hướng mặt trời lặn -> tiếng Việt

        Riêng cổ và kim là xưa và nay là tiếng Hán Việt.

        Rồi Đông Tây cổ kim (hay kim cổ) là Hán Nôm đề huề.

        HY Thân,
        Sao có vụ Hán Nôm đề huề ở đây vậy HY.
        Đông Tây Nam Bắc đều là tiếng Hán hết đó. Thử hỏi HY nhé, đọc truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân chưa, truyện Tôn Hành Giả phò Tam Tạng đi thỉnh Kinh. Chữ Tây trong Tây Du Ký là Tiếng Hán hay tiếng Nôm vậy?
        西游記(吳承恩) = Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân)
        Chưa hết, nếu chưa đọc Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí, thì thử cho biết; đọc xong thì sẽ biết Đông Chu, Tây Chu, Bắc Nguỵ, Tây Thục, Đông Ngô là Hán hay là Nôm ngay.

        Còn nữa, Chữ Đông Tây trong Đông Tây kim cổ không hẳn chỉ là nói đến hướng Đông và hướng Tây. Chữ Hán có lối nói tiết kiệm, nói một hiểu hai. Hai chữ Đông Tây ở đây phải hiểu là ở khắp mọi hướng, mọi nơi. Mấy anh nhà báo tán phét thường có mục Đông Tây Kim Cổ để nói đủ thứ chuyện khắp nơi, trên trời dưới đất, từ xưa tới nay. Đông Tây kim cổ do đó trở thành một thành ngữ (idiom). Tiếng Hán có vài thành ngữ khác cũng dùng hai chữ Đông Tây với ý nghĩa khắp nơi (người Việt không dùng các thành ngữ này):
        Đông phanh Tây thấu: 東抨西凑 : chắp vá lung tung.
        Đông lạp Tây xả 東拉西扯: Nói lung tung, lằng nhằng dây cà ra dây muống.

        Như vậy rồi chắc sẽ hỏi: vậy người Việt không có tên gọi riêng cho bốn hướng sao? Thưa không. Vậy còn chữ Đoài trong câu:" Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài tan". Hoặc trong câu "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng." Chữ Đoài đây có nghĩa là Tây, vậy có phải là tiếng Việt không?
        Thưa cũng không luôn, chữ Đoài là rặt Hán. Đoài đây là một trong tám quẻ (quái) của Bát Quái: Càn Khôn Chấn Tấn Tốn Ly Khôn Đoài. Quẻ Đoài thuộc phương Tây nên chữ Đoài chỉ hướng tây.

        Thân
        TC
        #4
          HongYen 11.04.2005 05:05:47 (permalink)
          Kính TC,

          Cám ơn TC đã chỉ bảo.

          Nhân đọc xuống "Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài tan" liên tưởng đến:

          "Xuân nở.....Đông tàn", thật ra giọng đia phương có trùng như: an hay ang. Đúng là :"Xuân nở...Đông tàng". Chưa nhớ trọn câu dù chỉ có bốn mùa; thật là đáng chê.

          Nếu nói giọng địa phương như trau dồi và trau giồi. Trau dồi sai vì dồi có nghĩa là dồn nén, không có nghĩa trau chốt mài dũa như là tranh sơn mài phải nhiều lần bồi và dủa hay mài. Vậy mà có vài báo trong nước và nước ngoài vẫn dùng trau dồi. Đây lại nói đến tiếng bôi và xóa của địa phương dù nghĩa có khác nhưng lại dùng trùng nghĩa; ngay như những giáo viên dùng thường ngày trong lớp học. Tiếng hay giọng địa phương cũng là một trong những cách học và dạy...

          Tuy nhiên giọng địa phương âm "ôn và ông" khác nhau trong khôn và không.... Còn ong và ông gần như giống nhau hay chưa quan tâm âm thanh....

          Về tiếng nào là Hán tiếng nào là Nôm đây cũng là bài học khó khăn dù nói tiếng Việt làu làu từ trong pụng mẹ.

          Tiếng nào coi như chỉ có một âm như Xuân, Thu, Đông... thì tạm hiểu là tiếng Việt, vì lẻ đó HY chưa hiểu đó là gốc tiếng Hán. Riêng Hạ và Hè thì tiếng nào là tiêng Hán, có lẻ là tiếng Hạ; vì nhờ rằng nghỉ hẻ là vui lắm hay bài hát Mùa Hè của Nhạc Sĩ Hùng Lân. Cám ơn TC đã chỉ dạy cho từ Hán Việt Đông, Tây.

          PS. Về vi tính có những tiếng chuyên môn trong ngành như mặc định....thì có khó khăn cho người đọc được âm thanh Việt mà không hiểu rõ. Đây là ý cá nhân cần góp ý của Thầy Cô và Bạn.

          Chúc TC và quý bạn vui
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2005 05:12:31 bởi HongYen >
          #5
            HongYen 12.04.2005 14:21:00 (permalink)

            "Xuân nở...Đông tàng"


            Xuân sinh
            Hạ trưởng
            Thu liễm
            Đông tàng


            Thật ra mấy điển tích Trung Hoa và văn thơ khi phải thuộc lòng thì nhớ, nhưng mà sao khi bị hỏi lại thì rất khó nhớ để trả lời.

            Xa xưa nghe nói học trỏ phải nằm dài trên chiếu để học với thầy và cô phu nhân thì bắt làm đủ thứ chuyện trong nhà... Đó là đọc trong tiểu thuyết hay truyện ngắn. Học thi đổ là được cưới công chúa....hay goị phò mã. Bây giờ "phò mã" là có nghiã nhất xứ rồi!!!!

            Khi đến đời Hồ Quý Ly với tinh thần tự lập và yêu tồ quốc đã sáng chế ra chữ Nôm phỏng theo chữ Hán. (Đoạn nầy TC có hỏi từ lịch sử nào??? Xin thưa nhớ nhớ và có dịp tìm lại. Nếu Quý vị nào củng đọc taì liệu như vậy mong giúp cho. Cám ơn nhiều.) Có lẻ lịch sử còn chưa in đậm hay hoc trỏ chưa nhớ rõ cội nguồn hay chỉ cá nhân chưa quan tâm. Ngay bây giờ đã thấy có những chuyện thật và giả tưởng lẫn lộn như chuyện Lê Văn Tám là hoàn toàn do ý nghĩ của một con người. Vậy mà có thời gian đã đi vào lịch sử như in. Đây không nói về tôn giáo, nhưng câu truyện Trung Hoa lại thành sự thật và có đền thờ và xin xâm và xâm rất linh!!!!

            Khi những nhà truyền giáo đến Việt Nam và chữ La tin hay Quốc Ngữ được hình thành. Mở mang các nước ngoài như Đại Hàn, Nhật Bản cũng dùng chữ Hán và viết theo cách riêng của mỗi nước;hưng họ laị không áp dụng lối viết La Tin rất đơn gian về hình thức. Hiện tại đang có biểu tình chống dối dữ dội thì mới biết là Trung Hoa đâu phải là vĩ đại và 1000 năm với hai lần Bắc Thuộc (hiện taị thì sao với bờ với biển.) Cái đang day dứt là lúa nước có chăng từ vua Nghiêu vua Thuấn đã thuơng yêu truyền dạy cho dân ta. Nhưng xét laị, người Hoa đâu ăn cơm ngày ba bữa như ta mà truyền.....luá nuớc với luá khô. Luá khô có cấy bên Nhật Bản đấy. Không như luá rẩy cuả người thượng du Việt Nam. Đây cũng là cách dạy và học.

            Khi mẫu tự La Tin a, b, c.... đến ta thì lớp đồng ấu chưa có mẫu giáo phải học thuộc lòng 24 hay 27 chữ cái nên mới có câu "a, b, c ăn bánh bò hay bánh cam" là bị đòn nhiều hay ăn roi mây nhiều.....Lại một cách dạy và học.

            Rồi bình dân học vụ o, ô, ơ....Ô thì đội mũ, ơ thì mang râu...Những nhà tâm lý cho là học như thế rất là lẫn lộn......

            Chúc quý bạn có niềm vui lẫn lộn học và dạy.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2005 03:11:19 bởi HongYen >
            #6
              Trương Củng 12.04.2005 16:35:15 (permalink)

              Khi đến đời Hồ Quý Ly với tinh thần tự lập và yêu tồ quốc đã sáng chế ra chữ Nôm phỏng theo chữ Hán.

              Không biết câu này HY lấy từ cuốn sử nào ra?

              Chữ Nôm thì đến nay các sử gia vẫn còn chưa thống nhất được về thời điểm phát sinh của nó, có tài liệu cho tiếng Nôm đã có thời Phùng Hưng (791) do bốn chữ Bố Cái Đại Vương. Những tài liệu bằng viết chữ Nôm xưa nhất còn lưu truyền đến nay đều được viết vào thời nhà Trần. Tuy rằng chúng ta hiện không có bằng chứng để xác định thời gian phát sinh những tài liệu trên. Vì phần lớn đều được các nhà khảo cứu tìm thấy vào thời tiền chiến (trước 1945) trong các thư tịch của nhà chùa, và các gia thư sao lục hay gia phả, vốn rất khó xác tín về thời gian và gốc tích.

              Thí dụ như bài thơ của nàng Điểm Bích vu oan sư Huyền Quang vào đời Trần Anh Tông (1293- 1314) chép trong Tam Tổ Thực Lục:

              Vằng vặc giăng mai ánh nước
              Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
              Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ
              Màu Thích Ca nào thử hữu tình.

              Bài thứ hai đã có đăng trong thư quán tức là bài Cư Trần Lạc Đạo Phú của Trần Nhân Tông (1276-1293).
              Thứ ba là bài văn tế đuổi cá sấu của Nguyễn Thuyên ( còn được gọi là Hàn Thuyên, gọi họ Hàn là để sánh với Hàn Dũ bên TQ)
              Ngoài Nguyễn Thuyên ra còn có Nguyễn Sỹ Cố, và Chu Văn An (có làm Quốc Ngữ thi tập đã thất truyền).
              Và Hồ Quý Ly khi còn làm quan dưới triều Trần cũng đã có làm thơ Nôm, và dịch thiên Vô Dật trong Kinh Thư ra chữ Nôm.
              Vài bài thơ Nôm trong Truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam Chích Quái, truyện thơ Vương Trường, truyện Trê Cóc, truyện Trinh Thử cũng được coi là sáng tác vào thời Trần.
              (Lược trích theo Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ).
              #7
                Trương Củng 12.04.2005 17:00:35 (permalink)
                Mới đọc trên Talawas thấy hay hay, nên đem vô để ké với câu chuyện tiếng Việt với Tiếng Hán.


                Việt mượn Hán hay Hán mượn Việt?
                Hà Văn Thùy
                (Bàn lại với ông Huệ Thiên về tiếng Việt)

                Nhiều năm nay ông Huệ Thiên giữ chân chủ xị mục Chuyện Ðông chuyện Tây của tạp chí Kiến thức ngày nay. Công bằng mà nói, ông có giúp cho độc giả những phút thư giãn bổ ích khi biết thêm những điển tích, những chữ nghĩa cổ. Người đọc nhận ra rằng, ông chịu tra cứu, phần nhiều nói có sách mách có chứng. Tuy nhiên, trong một số bài viết của ông có những kiến giải chưa thỏa đáng. Những kiến giải đó xuất hiện trên tạp chí, trên nhật trình, nguyệt trình là chuyện thoảng qua nhưng khi tập hợp lại thành sách Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm [1] thì gây không ít ngộ nhận. Ðiều khiến chúng tôi băn khoăn là ông có cái nhìn thiên lệch trước một số hiện tượng tế nhị trong ngôn ngữ Việt. Chúng tôi có vài điều xin thưa lại.

                Trong bài Về những địa danh “thuần Việt” thời Hùng Vương, trang 145, khi bài bác quan điểm cho rằng yếu tố “Kẻ” và những địa danh đi liền sau nó như “Mẩy”, “Cót”, “Vòng”... (thành những “Kẻ Mẩy”, “Kẻ Cót”, “Kẻ Vòng”) là những tên Nôm làm thành một “hệ thống tên xã thôn... hoàn toàn khớp với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước”, ông “đã chứng minh rằng ‘kẻ’ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ giới 界 mà âm Hán Việt thông dụng hiện đại là ‘giới’, âm Hán Việt hiện đại ít thông dụng hơn là ‘giái’, còn âm chính thống gọi là ‘cái’.” Và “những cái gọi là tên Nôm hoặc ‘thuần Việt’ như Mẩy, Cót, Vòng... chẳng qua chỉ là âm xưa của những chữ Hán nay đã được đọc theo âm Hán Việt hiện đại mà thôi (!)”

                Ðọc những dòng trên hẳn không ít người phải than “hỡi ôi” cho tiếng Việt, cho dân tộc Việt! Một dân tộc có 70% tiếng nói vay từ tiếng Hán mà đến một vài chữ hiếm hoi tưởng như đặc sản, đặc hữu cũng là đi mượn nốt! Dù không biết ông nói đúng hay sai nhưng chí ít cũng thêm một chút đau lòng! Một dân tộc vay mượn tới chừng đó trong ngôn ngữ thì nếu có bị nô lệ cũng đáng đời!

                Ðể minh chứng cho ý tưởng của mình, ông bắt đầu từ tên Mơ, một tên gọi phổ biến ở vùng Hà Nội: “Đó rõ ràng là một từ Việt gốc Hán có liên quan đến chữ/ từ ‘Mai’. Ðó dứt khoát không phải là một yếu tố Nôm, thuần Việt hoặc Việt cổ và đây tất nhiên không phải là trường hợp duy nhất...”. Và ông dẫn ra hàng loạt trường hợp khác: Núc là âm xưa của Canh Nậu; Vài, của Ngọc Nhị; Gượm, của Cần Kiệm; Noi, của Cổ Nhuế; Núc, của Dị Nậu; Vòng, của Dịch Vọng; Gạch, của Ô Cách... Trong những câu tương ứng trên đây, tiếng đầu (Núc, Vài, Gượm...) là âm xưa, còn tiếng sau (Nậu, Nhị, Kiệm...) là âm nay của cùng một chữ Hán trong những địa danh hữu quan và sự tương ứng đó là hoàn toàn nhất quán trong các địa danh chỉ nhiều địa phương khác nhau, thậm chí rất xa nhau: “Núc không chỉ là Canh Nậu, Dị Nậu Hà Nội mà còn là của Dị Nâu vùng Tam Ðảo. Gạch không chỉ là Ô Cách ngoại thành Hà Nội mà còn là âm xưa của Bình Cách thuộc Ðông Quan Thái Bình...”. Từ đó ông kết luận: “Sự tương ứng nhất quán đến cao độ trên đây là một chỗ dựa chắc chắn để khẳng định rằng những cặp từ đang xét chỉ là âm xưa và âm nay của những chữ Hán hữu quan. Nếu là phiên âm thì, dù âm gốc có là một, từ địa phương này sang địa phương khác, kết quả phiên âm thế nào cũng có sai biệt, và có khi khác nhau rất xa.”

                Ðể củng cố cho lập luận của mình, ông Huệ Thiên dẫn Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ hàng đầu: “Hiện ta có từ ‘mơ’ là dạng cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt ‘mai’. ‘Mai’ là kết quả của cả một quá trình diễn biến *dj>oj>aj. ‘Mơ’ là dạng vay mượn vào lúc âm cuối -j chưa xuất hiện trong tiếng Hán; theo giới Hán ngữ học, ‘mơ’ phải được vay trong khoảng 1500 trở về trước. Mà trong thời cổ đại đó thì – cũng theo sự phục nguyên của giới Hán ngữ học - từ ‘mai’ đang có vần mở là *a; vần *a này không chỉ có mặt trong thời Ðông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời Kinh Thi” ( tr.147).

                Không có nhiều tri thức ngôn ngữ học lịch sử nhưng chúng tôi được biết thế này: đứa trẻ sinh ra, cha mẹ đặt tên cho nó. Mảnh đất khai phá xong thì chính người chặt cây đào gốc đặt tên cho nó bằng ngôn ngữ của mình. Sài Gòn là một tên gốc Phù Nam, Cần Thơ, Sóc Trăng là tên gốc Khmer. Những năm 1830, khi làm Ðịa bạ Nam Kỳ, nhiều quan chức triều Nguyễn đã phải cùng với hương chức vất vả phiên âm chữ Hán cho biết bao thửa ruộng cánh đồng từ lâu mang tên Nôm! Lập luận như ông Huệ Thiên thì phải chăng hàng vạn năm trước, đất Việt cổ không có tên vì chưa có chữ Hán mượn để đặt?!

                Chúng tôi cũng xin mạn phép nghi ngờ ý kiến của GS Nguyễn Tài Cẩn bởi lập luận của ông dựa trên sự phục nguyên của giới Hán ngữ học. Theo logic đơn giản: phục nguyên một chữ Hán hiện đại là việc xác định gốc gác cổ xưa của nó và từ đó tìm ra mối liên hệ với những ngữ gần gũi. Vậy, việc phục nguyên ở đây sao lại đưa tới kết luận một chiều là chỉ có Việt mượn Hán chứ không phải ngược lại? Phải chăng vì nước Hán bự, người Hán đông, văn hóa Hán lớn nên chỉ cho mà không cần nhận?

                Mặt khác, trong ý kiến của giáo sư Cẩn có nói: từ ‘mai’ đang có vần mở là *a; vần *a này không chỉ có mặt trong thời Ðông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời Kinh Thi. Theo thiển ý, thời Kinh Thi là một thời gian khó xác định. Nếu là ở thời điểm hình thành Kinh Thi thì chí ít là vào thời Ðế Nghiêu khoảng 5000 năm trước. Còn ở thời điểm Khổng tử san định Thi thì cách nay 2500 năm. Nhưng giả sử có chuyện vay mượn thì ai vay? Vay bằng cách nào? Muốn vay mượn tiếng nói thì phải có sự chung sống với nhau mà không thể một ông nào đó đi sứ rồi mượn tiếng về dạy!

                Còn theo chúng tôi thì ngược lại, khoảng 5000 năm trước, từ ‘mơ’ tiếng Việt đã chuyển thành từ ‘mai’ tiếng Tàu! Không phải Việt mượn của Hán mà Hán mượn của Việt! Nhận định này là có cơ sở.

                Nhà địa lý kiêm toán học Buckminster Fuller cho rằng, có thể tìm ra nguồn gốc các nền văn minh căn cứ vào tỷ lệ thuận giữa trình độ văn hóa, di dân và mật độ nhân số. Từ lý thuyết đó, ông lập bản đồ Dynaxion World Maps (Bản đồ động thái thế giới). Từ bản đồ của mình, B. Fuller đưa ra giả thuyết: vào thiên niên kỷ IV-III TCN, duyên hải Ðông và Ðông Nam Á chỉ chiếm 5% diện tích thế giới nhưng có tới 54% nhân loại đang sống. Dựa vào sự tính toán của ông, người ra suy ra, vào thời đó, người Việt có thể chiếm 15-20% nhân số thế giới (Vũ Hữu San. Vịnh Bắc Việt. Tripod.com). Trong công trình khảo cứu Tiếng nói và chữ viết của người Việt cổ, luật sư Cung Ðình Thanh dẫn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Việt và đưa ra kết luận mới nhất của giới ngôn ngữ học: Vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN, ngôn ngữ Môn-Khmer của người Việt giữ vai trò lãnh đạo vùng Ðông và Ðông Nam Á cả về xã hội cả về ngôn ngữ (Joseph Needham & Edwin George Pulleyblank trongThe Origins 1983 – Dẫn theo Cung Ðình Thanh. Dactrung.net.)

                Trong khi đó người Hán nói ngôn ngữ Sino-Tibétan chỉ là nhóm thiểu số sống du mục trên vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc. Khoảng 2500 TCN, người Hán vượt sông Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Một bộ phận Bách Việt chạy xuống phía Nam tụ lại ở vùng Ngũ Lĩnh. Phần lớn (khoảng 70%) người Bách Việt ở lại sống cùng quân chiếm đóng. Người Bách Việt do số dân đông áp đảo và văn hóa cao đã đồng hóa kẻ xâm lược cả về huyết thống cả về văn hóa. Cùng với việc tiếp nhận Kinh Thi, Kinh Dịch của người Việt, người Hán đã tiếp thu tiếng Việt vào trong vốn từ vựng của mình. Chính lúc này mơ của Việt chuyển thành mai của Tàu. Bao tiếng khác cũng được chuyển hóa như vậy làm phong phú vốn từ vựng Trung Hoa.

                Bị người Hán đuổi tiếp, người Việt từ Ngũ Lĩnh trở về Việt Nam góp phần xây dựng nước Văn Lang. Chính những người Việt trở lại mái nhà xưa này đã mang về những yếu tố ngôn ngữ từng để lại bên sông Hoàng Hà: cả từ vựng, cả những địa danh. Ðiều này cắt nghĩa vì sao bên ta có nhiều địa danh giống bên Tàu. Chính là do ông bà ta đặt cho vùng đất mình mới khai phá những cái tên thân thuộc phải bỏ lại ở phía Bắc. Ðó cũng chính là điều trả lời cho thắc mắc của ông Huệ Thiên vì sao có sự phiên âm thống nhất một số địa danh trên địa bàn rộng.

                Trong cuốn sách của mình, tác giả Huệ Thiên còn nhiều bài viết: Chung quanh từ nguyên của từ “gạo”; Chữ “vằn” liền với chữ “văn” một vần; Những bài về tên các con giáp trong thập nhị chi... Ở đó, cũng theo cách tư duy trên, ông có vẻ hào hứng cho tất cả là Hán, là của Tàu, là “trăm phần trăm made in China”! Không có điều kiện bàn từng trường hợp cụ thể, chúng tôi chỉ xin nói rằng, ông đã quá tin vào sách Tàu nên sai lạc, trái ngược với thực tế lịch sử diễn ra từ bờ sông Hoàng Hà đến sông Hồng sông Mã.

                Thực tế lịch sử này từ lâu bị khuất lấp, và chúng ta được dạy rằng: Người Việt là đám Tàu lai bị người Tàu xua đuổi trôi dạt xuống, tiêu diệt người bản địa, lập nên nước Việt. Văn hóa Việt là thứ văn hóa Tàu dần dần được bản địa hóa! Chúng ta cứ hồn nhiên tin thế cho tới 30 năm trước mới có một người Việt là học giả Kim Ðịnh dám nghi ngờ tín điều trên, đòi lại Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Thư... cho người Việt. Tiếp đó là nhiều học giả khác như GS Lê Văn Sửu với Nguyên lý thời sinh học cổ Ðông phương và Học thuyết âm dương ngũ hành, GS Bùi Văn Nguyên với Kinh Dịch Phục Hy rồi Nguyễn Tiến Lãng với Kinh Dịch - sản phẩm sáng tạo của người Việt... cùng chung ý hướng trên.

                Sự hồn nhiên của tác giả Huệ Thiên chẳng những dội gáo nước lạnh vào tâm huyết của những người cố công quẫy đạp ngược thời gian tìm lại cội nguồn mà còn gây ngộ nhận cho người đọc, nhất là bạn trẻ, những người có lúc thích thú theo dõi chuyện Ðông chuyện Tây của ông.

                Nói rằng ngôn ngữ Hán đã mượn nhiều từ vựng tiếng Việt không phải chuyện hoang tưởng mà là dựa vào tiến trình lịch sử dài lâu của người Việt. Chí ít, người Việt đã sống 30.000 năm từ lưu vực sông Hoàng Hà tới sông Dương tử. Một ngôn ngữ lớn từng giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng Bách Việt đông đảo chiếm đến 20% nhân loại bỗng dưng biến mất không để lại dấu tích gì sao? Rõ ràng là, cùng với sự tiếp thu nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt, người Hán đã học nhiều tiếng Việt từ cộng đồng lê dân Miêu tộc đông đảo. Tiếng Việt từ trước thời Hoàng đế đã được ghi bằng chữ Hỏa tự, chữ Khoa đẩu. Loại chữ này đã viết nên Kinh Thư được giấu trong vách nhà của Khổng tử. Khi phát minh ra chữ vuông, người Hán đã dùng chữ vuông ký tự những chữ Việt đó rồi đương nhiên coi là tiếng Hán, chữ Hán. Người Việt không giữ được đất đai, không giữ đựơc chữ hình ngọn lửa nên để mất luôn chữ viết của mình! Tiếp thu vốn từ vựng của người Việt nhưng vì giữ vai trò lãnh đạo xã hội nên người Hán ép buộc ngườI Việt nói theo cách nói của người Hán. Như vậy, cùng với việc người Việt hòa tan vào cộng đồng Hán tộc thì tiếng Việt cũng nhập vào ngôn ngữ Hán, trong một cơ cấu ngữ pháp mới. Sau này các tác giả tự điển, các công trình phục nguyên Hán ngữ không có điều kiện tìm đến gốc gác xa xưa hơn của những từ mà họ tra cứu. Ðã từng xảy ra câu chuyện thế này: Vào những năm 70 thế kỷ trước, để chứng minh cho sự độc lập của Ðài Loan với Hoa Lục, chính quyền Tưởng Giới Thạch lệnh cho nghiên cứu lịch sử hòn đảo này. Nhưng khi thấy trước thời Khổng tử, đất này của người Bách Việt, việc nghiên cứu bị dừng lại! Nhưng dù che giấu kỹ thế nào, ta vẫn có thể tìm thấy trong Hán ngữ những từ thuần Việt như Nữ Oa, Thần Nông, Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn, Ðế Cốc... Và trong Kinh Thi cũng bắt gặp khá nhiều trường hợp in dấu ấn cách nói của người Việt như:

                Hồ vi trung lộ (Thức vi: trong sương)
                Trung tâm rạng rạng (Nhị tử thừa chu: trong lòng áy náy)
                Trung tâm hữu vi (Cốc phong: trong lòng băn khoăn )
                Di vu trung cốc (Cát đàm: trong hang)

                Tại sao hàng nghìn năm thực hiện nghiêm cẩn xa đồng quỹ thư đồng văn mà trong quyển kinh quan trọng bậc nhất của văn hóa Trung Hoa vẫn giữ cách nói của người Việt trung lộ, trung tâm, trung cốc... mà không chuyển sang cách nói của người Hán lộ trung, tâm trung, cốc trung...? Ðấy chính là những hóa thạch ngôn ngữ mách bảo cho người biết nghe những điều thầm kín: những câu ca của người Miêu Việt!

                Thiết tưởng, ông Huệ Thiên với sở học sở đọc của mình, nếu không hồn nhiên tận tín những sách của thày Tàu mà tìm đọc giữa những hàng chữ Hán có thể sẽ cống hiến những phát hiện quý giá.

                © 2005 talawas
                #8
                  HongYen 13.04.2005 11:50:30 (permalink)

                  Không biết câu này HY lấy từ cuốn sử nào ra?


                  Kính TC.

                  Tha lỗi cho không thể nào nhớ đọc từ đâu; tuy nhiên cũng có suy nghĩ vì rằng Thời Hồ Quý Ly làm vua rất ngắn ngủi và bị bắt đem về Trung Quốc.

                  Rất tiếc là không có cuốn sử hay từ điển nào trong tay; toàn là trộn lẫn trong đầu có đầy tham vọng mà kiến thức thì hạn hẹp.

                  Chúc vui trong học và dạy.
                  #9
                    HongYen 19.04.2005 08:30:42 (permalink)
                    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=36189&mpage=8

                    Theo câu chuyện trên, một em bé gái 6 tuổi, đeo bám cây dưà trong lúc sóng thần ngaỳ 26 tháng 12 đã không còn nói được gì nữa. Em chỉ khóc vì mẹ. Có lẻ chính mắt em đã thấy nước cuốn mất người mẹ thân yêu nhất trên trần thế nầy.

                    Có thể chúng ta sẽ đối xử với em bằng cách cho tiếp xúc với người thân, để em chơi với các trẻ khác, cho ăn mặc đầy đủ...Và cũng có thể ta áp dụng: thương cho roi cho dọt, ghét cho ngọt cho bùi. Cho xin tự hoì dọt là gì ???.

                    Một bác sĩ tâm lý, hình như đối với ta còn mới. Đâu có bệnh tâm thần mà cần BS tâm lý. Ta cần BS trị bệnh bằng cách chít có lẻ là tối ưu. Đôi khi rủng rỉnh chút goị là kinế thức hay bạc cắc thì phải vô nước biển....

                    Ở đây, BS nầy trị bệnh bằng cách cho bé chơi với thú nhồi bông và kể câu chuyện về thú ấy. Đôi khi có hành động tàn nhẫn với tâm tình thú. Ta phải giựt mình cho cốt chuyện. Nhưng với kinh nghiệm 15 năm hành nghề BS tâm lý trên khắp thế giới; BS đó làm làm cho bé mỉm cười và bắt đầu nói.

                    Đây là baì học vô cùng to tát cho cá nhân mình trong chuyện học và dạy.

                    Chúc vui với thú nhồi bông và tâm tình cuả riêng con thú ấy.
                    #10
                      HongYen 19.04.2005 08:53:41 (permalink)

                      ...Ðó dứt khoát không phải là một yếu tố Nôm, thuần Việt hoặc Việt cổ và đây tất nhiên không phải là trường hợp duy nhất...


                      Kính TC,

                      Phải xác định rằng, muốn học hỏi là cần biết mình bị hiểu chưa chih1 xác hay vội vàng hay là chưa quan tâm.

                      "...Ðó dứt khoát không phải là một yếu tố Nôm, thuần Việt hoặc Việt cổ..." Vậy ra có ba bốn vấn đề ư.

                      TC cũng rộng lượng nghe HY trình baỳ sự hiểu biết cuả mình:

                      1. Âm thanh, chưa bàn đến âm địa phương, có tiếng Việt cổ và tiếng Việt đang thời. Trong tiếng Việt có âm Hán và Nôm. Vậy ra âm Nôm nầy không là tiếng Việt phổ cập ư.

                      2. Hình tượng, chưa bàn chữ mượn âm từ tiếng nước ngoài, có chữ Hán, chữ Nôm, và chữ Quốc Ngữ hay La-Tinh.

                      3. Chưa đi vaò chi tiết cuả lịch sử từng môn.

                      Vậy ra HY có sự nhầm lẫn khi hiểu chữ Nôm là tiếng Việt thông dụng. Mong TC vá Quý Bạn giúp ý.

                      Chúc vui với âm Việt ê a của tình mẹ bao la như biển cả rừng sâu, nuí cao, và....
                      #11
                        HongYen 19.04.2005 09:09:32 (permalink)
                        Học tài thi mạng

                        Khi đi thi trợt thì nhớ đến học taì thi mạng, hay thi bằng ngòi bút vàng, hay CCCC, và...đủ thứ lý lẻ để biện minh cho cái rớt cuả mình. Xưa kia còn động viên rằng: chưa thi đỗ thì chưa động phòng...v.v và v, v. Ta đã rút ra cách học và daỵ chưa.

                        Nhân dọc 9 baì nầy thì mới thấy ý chí cuả một người....Chưa hẳn là tuyệt đối nhưng cũng là một gương hcọ với hành... Xin mời:

                        Thứ hai, 18/4/2005, 09:40 GMT+7

                        271 lần thi để lấy bằng lái xe

                        Sau 5 năm ròng với 271 lần trượt vỏ chuối ở vòng thi lý thuyết để lấy bằng lái xe, Seo Sang-moon tại thành phố Yeongju, Hàn Quốc, cuối cùng đã vượt qua bài kiểm tra này hồi tuần trước.

                        Tuy vậy, ông Seo vẫn chưa được phép lái xe mà còn phải trải qua vòng thi thực hành nữa. "Lái xe có vẻ hơi khó đấy nhưng sau 271 lần cố gắng thì có gì mà tôi phải sợ cơ chứ", ông nói.

                        Thí sinh 69 tuổi này cho hay ông gặp trở ngại do không biết chữ nên không đọc được quyển sách hướng dẫn thi lấy bằng.

                        Seo cho biết là thợ sửa chữa và phải đi lại khắp tỉnh North Gyeongsang và Gangwon nên ông rất cần có bằng lái xe. Song ông không dám đăng ký kỳ thi viết vì không biết chữ. "Mãi đến năm 2000 người ta mới áp dụng kỳ thi miệng và tôi mới đăng ký được", Seo cho hay.

                        Ông đã liên tiếp đăng ký dự thi và tính đến nay số lệ phí mà ông bỏ ra đã lên đến 1 triệu won (1.000 USD). Mỗi lần thi ông lại học thêm được một ít và cuối cùng ông đã thi đỗ.

                        Các nhân viên ở trung tâm thi lấy bằng lái xe cũng rất vui mừng khi ông Seo thi đỗ. "Ông ấy đến đây suốt 5 năm qua và chúng tôi coi ông ấy như người nhà", một nhân viên của trung tâm cho hay.

                        Seo cho biết ông đã chuẩn bị kỹ càng cho bài thi thực hành. "Tôi rất tự tin. Tôi còn đang bàn với vợ tôi xem nên mua loại xe nào rồi".

                        Ngọc Sơn (theo BBC)

                        http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/04/3B9DD60B/
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.04.2005 09:10:33 bởi HongYen >
                        #12
                          HongYen 22.04.2005 06:48:50 (permalink)

                          Nhớ rằng:

                          Dàn baì:
                          I. Mở bài với hai, ba ý trọng tâm... (xã luận hay cao hơn thì 4, 5 ý..)
                          II. Thân bài:
                          1. Diễn tả ý thứ nhất
                          2. Diễn tả ý thứ hai
                          ...
                          ÌII Kết luận tổng kết lại những ý kia theo thứ tự, không lộn xộn....

                          http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47484



                          Dàn bài

                          Dàn bài tuy đơn giản nhưng rất quan trọng. Nếu ta dùng cho một bài viết ngắn hay dùng cho bài viết dải; theo cách nầy, người đọc dể theo dỏi ý tưởng.

                          Thí dụ bài dài hay web thì sao. Đây là ý kiến cá nhân cần kinh nghiệm.

                          Khi có những tiểu mục và tiểu mục có những chi tiết và chi tiết có những ý trọng tâm....

                          Mục cân đối nên lưu tâm. Nếu chỉ nói lên vài tiết mục trong phần giới thiệu còn phần khác chưa bàn đến. Vậy có thể đưa đến một quan điểm nào đó chăng.

                          Mong rằng đây là nhận xét tổng quát khi áp dụng dàn bài từ Đông sang Tây hay từ cổ đến kim.

                          Chúc vui với hàng ngàn tư tưởng
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.04.2005 06:52:59 bởi HongYen >
                          #13
                            HongYen 23.04.2005 16:28:07 (permalink)

                            Tuy nhiên giá biểu nầy tương đối nếu bạn biết ở Hà Nội cho con em đi học mẫu giáo lối:
                            US $ 30/day.
                            Báo Việt Nam đã đăng tải.
                            Vậy bàn về cách học và dạy ta vẫn bàn vì chỉ có một thiểu số nào đó có điều kiện để đóng học phí như trên thôi nếu so với đồng lương hằng tháng của mình.


                            Xin Mời: US $30/day

                            Thứ Hai, 28/03/2005, 11:16

                            “Đột nhập” trường mẫu giáo học phí đắt nhất nước

                            Học phí một học phần là 1.500 USD, tính trung bình khoảng 30 USD/ngày
                            Có một trường mẫu giáo ngay giữa lòng Hà Nội, học phí đóng bằng đôla và nếu quy ra tiền Việt sẽ gây “choáng”, còn quy ra thóc thì nhiều đến mức ... không thể tin được.


                            Nhưng vẫn có không ít phụ huynh người Việt Nam ngày ngày đều đặn đưa con em đến cái lớp học “siêu” đắt này. Chẳng biết câu “tiền nào của nấy” có đúng trong trường hợp này không?

                            Tiền Phong đã thâm nhập vào trường Mẫu giáo Quốc tế Kinder World ở Hà Nội Tower để tìm câu trả lời.

                            “Thiên đường” phải đóng tiền

                            Nằm ở tầng 3 Hà Nội Tower, để vào được trường mẫu giáo Kinder World, phải đăng ký ở thường trực tầng 1, đeo thẻ và đi thang máy lên. Bước vào phòng, trong vai một ông bố đầy trách nhiệm và dĩ nhiên là lắm tiền, tôi nhanh chóng được 2 cô gái thường trực đón tiếp.

                            Qua màn chào hỏi, đến màn giới thiệu trường, cô Phùng Phương Nhi – Trưởng văn phòng, cho biết Kinder Word Hà Nội là một chi nhánh của trường Kinder World có trụ sở chính ở Singapore. Năm 1990, 1992,1996, Kinder World được Chính phủ Singapore trao tặng giải thưởng giáo dục quốc gia. Tất cả các lớp ở Kinder World Hà Nội đều được giảng bằng tiếng Anh, tiếng Việt chỉ là “món phụ” , ngoài ra nếu muốn có thể học thêm tiếng Pháp, tiếng Trung, một tuần 2 buổi.

                            Các lớp đều được học vi tính mỗi ngày, trừ lớp bé và lớp nhỡ bởi các bé có thể hồn nhiên “tè” vào chiếc máy tính mà không hề cảm thấy xót của hay ăn năn. Vào dịp hè, các lớp được học bơi mỗi tuần trong những bể bơi “chất lượng quốc tế”. Trang thiết bị học tập, phong phú hiện đại, toàn đồ xịn và vắng bóng những dụng cụ “30 năm vẫn chạy tốt” thường thấy ở nhiều trường học ở Hà Nội.

                            Hình thức hoạt động ngoại khóa cũng khá phong phú như lễ hội Trung thu, tiệc ngày quốc tế thiếu nhi, sinh hoạt hè... Điều kiện an ninh luôn được bảo đảm bởi học sinh đều là con em người nước ngoài và người Việt Nam giàu có nên nguy cơ bị bắt cóc rất cao.

                            Để được mục sở thị, tôi được dẫn đi tham quan các lớp. Hôm đó là thứ 7, các cháu mẫu giáo được nghỉ học, phòng học trống vắng nhưng không gợi cảm giác lạnh lẽo vì trên tường treo rất nhiều bức tranh ngộ nghĩnh của các họa sỹ nhí. Những bức tranh được vẽ khá “có nghề” chứng tỏ các bé được dạy vẽ khá bài bản.

                            Học tại những căn phòng ở khách sạn 5 sao như thế này, điều hoà nhiệt độ chạy suốt ngày và phụ huynh không cần phải lo lắng về con em mình khi gió mùa Đông Bắc tràn về hay nắng nóng lên tới 40oC. Nhiệt độ luôn ở mức lý tưởng. Đồ chơi, ghế ngồi, sàn nhà... tất cả đều sạch sẽ và khiến cho ai đó có cảm giác tủi thân khi nghĩ về tuổi thơ lầm lụi đất cát của mình.

                            Nếu so với những trường mẫu giáo “Họa My” “Hoa Hồng”, “Bình Minh”... ở Hà Nội thì quả thật Kinder World là thiên đường. Nhưng để vào được cái “thiên đường” này phải đóng tiền, rất nhiều tiền.

                            Những ai tới “thiên đường”?

                            Trường mẫu giáo quốc tế này tổ chức song song hai chương trình, quốc tế và địa phương, mỗi chương trình, mỗi lớp học đều có mức học phí riêng. Học chương trình quốc tế của lớp Pre-Nursery, một học phần lên tới 1.500 USD, tính ra là 30 USD/ngày. Học phí cả năm là 6000 USD , gần 100 triệu đồng tiền Việt .

                            Chỉ tiền đăng ký và đồng phục đã tốn 200 USD; tiền xe đưa đón 500 USD. Học phí chương trình lớp địa phương, lớp Pre- Nursery một học phần 720 USD, cả năm 2.880 USD, phí đưa đón 360 USD. Điều khác biệt duy nhất giữa Chương trình bản xứ và Chương trình địa phương là chương trình quốc tế có 1 giáo viên bản ngữ dạy, còn địa phương thì chỉ có giáo viên Việt Nam.

                            Một điều có lẽ là hơi “trái khoáy” của Kinder World Hà Nội là trường học từ 8.30 đến 3.30 chiều. Vào cái giờ đó, ở Hà Nội rất ít người có thể rời nhiệm sở để đón con em mình. Nếu không đến đón đúng giờ các cháu sẽ được cô giáo chăm sóc hộ, nhưng phải trả tiền rất sòng phẳng. Học phí cho chương trình sau giờ (Afterschool) là 5 USD/ngày hoặc 20 USD/tuần.

                            Cả hai chương trình của Kinder Word đều nhận học sinh đủ mọi quốc tịch, học sinh Tây rất nhiều nhưng điều đáng nói là số phụ huynh người Việt Nam cho con em mình vào trường siêu mẫu giáo này ngày càng đông. Đến mức theo như cô thường trực văn phòng cho biết, có những thời điểm, người Việt đến đăng ký nhưng trường phải từ chối vì đã đủ học sinh, không thể tiếp nhận thêm. Tây và ta học chung một lớp, cùng nói tiếng Anh, về chung một xe, là điều trông thấy hàng ngày ở Kinder World.

                            Giám đốc văn phòng đại diện cho một ngân hàng của Anh, người Hà Nội đã cho tôi biết vì sao lại gửi cậu con trai của mình vào Kinder World (nhưng đề nghị được giấu tên): “ Nói thật là cả 2 vợ chồng tôi đều làm có thu nhập rất cao. Tôi sẵn sàng bỏ tiền để cho con mình có một môi trường giáo dục hoàn hảo mà không thấy tiếc. Điều này cũng đơn giản như nếu có tiền, người ta sẽ vào điều trị ở bệnh viện Việt – Pháp thay vì vào những bệnh viện công đang quá tải, chất lượng phục vụ thấp”.

                            Chắc chắn không phải tất cả những đứa trẻ ở Kinder Worl khi lớn lên đều trở nên tài giỏi chỉ vì chúng học Kinder World nhưng có lẽ ai cũng muốn tất cả trẻ em Việt Nam đều được chăm sóc và học tập trong một môi trường tốt như vậy. Còn nếu cứ nhìn vào mức học phí của trường siêu mẫu giáo này rồi so sánh, ngẫm ngợi thì chắc nhiều tâm tư lắm.

                            Phùng Nguyên
                            http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=5005&ChannelID=71
                            #14
                              HongYen 25.04.2005 04:19:52 (permalink)
                              Bạn dân dạy con dân

                              Sau đây là cahc1 bạn dân daỵ con dân, ta rút ra được kinh nghiệm............



                              Video thu hình cảnh sát bắt bé gái


                              Florida: Em bé 5 tuổi nghịch phá bị cảnh sát bắt còng tay

                              Saturday, April 23, 2005 VU ANH


                              ST PETERSBURG, Fla. - Một luật sư cho biết rằng ông ta dự trù sẽ kiện để chống lại những nhân viên cảnh sát đã còng tay một bé gái 5 tuổi khó bảo và nghịch phá sau khi bé gái có những hành động qua đáng trong lớp mẫu giáo của mình.

                              Một máy ghi hình hoạt động vào ngày 14-3 trong giờ tập thể dục trong lớp đã ghi nhận được hình ảnh bé gái nói trên xé những trang giấy trên bảng thông tin, trèo lên cả bàn học và đấm một phụ tá hiệu trưởng trước khi cảnh sát được gọi tới để kềm chế cô học trò nhỏ bất trị này tại trường tiểu học Fairmount Park.

                              Sau đó đoạn video đã cho thấy bé gái dịu lại trước khi các nhân viên cảnh sát tới gần bẻ gặc hai tay bé gái ra sau và tra vào một cái còng.

                              Luật sư cung cấp cuốn băng nói trên, John Trevena cho biết cảnh sát đã đi quá xa trong vụ này. Vẫn theo vị luật sư này hình ảnh ba cảnh sát viên còng tay một đứa con nít đã làm giảm giá trị của nhân viên công lực và làm cho dân chúng nghĩ xấu về cảnh sát. “Cần gì phải hành động quá mạnh như vậy đối với một đứa con nít.”

                              Cảnh sát thì từ chối bày tỏ phản ứng cấp thời mà chỉ cho biết rằng đoạn video nói trên là nguyên nhân dẫn đến một cuộc điều tra bốn nhân viên cảnh sát có mặt tại chỗ trong vụ này. Hai trong số những nhân viên cảnh sát có mặt tại chỗ trong vụ bắt bé gái 5 tuổi là những người mới được huấn luyện.

                              Theo phát ngôn viên của Sở Cảnh Sát St. Petersburg, cuộc điều tra vụ này sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần lễ và những gì được biết qua vụ nói trên sẽ được công bố cho công chúng biết.

                              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=22546&z=4
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 10 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 137 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9