Cây rừng làm cảnh

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 11 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 317 bài trong đề mục
Tác giả Bài
sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Rực rỡ Má đào - 21.05.2009 12:45:07
0
Chào Minh Xuân.
Minh Xuân cứ việc dùng tên khoa học nguyên bản đi cho nó dễ nhận biết hơn. Ví dụ như loài hoa này thì tên khoa học là Sinnigia speciosa hay gloxinia speciosa   (gesnariaceae). Có nhiều màu hồng, đỏ, tím, trắng...Tên Việt thì ui chao tùm lum nào là hoa tình yêu valentine, hoa thánh, hoa chuông, tử la lan, mõm chó biển, đai nhâm đồng, hồng xiêm Bây giờ SĐ post cho vài hình nha!


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/2D8A4F3D28C343A791A7B98DF6EAE8E8.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Rực rỡ Má đào - 21.05.2009 12:48:31
0
để post thêm hình nữa rồi đi ăn

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/52A50AA1051F492C8EB8B075AE706246.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Rực rỡ Má đào - 21.05.2009 12:51:35
0
Thêm một hình nữa. Hoa này nói vậy chứ cũng không dễ chăm đâu. Gốc từ Bra-xin 

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/1C5F4DEB094F484A837F81038A6E2114.jpg[/image]
Attached Image(s)

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Thượng tiễn - 21.05.2009 16:39:16
0
Cây Sinningia trên cũng thuộc họ Thượng tiễn (Gesneriaceae). Những cây trồng làm cảnh hiện tại là cây lai và chọn giống từ loài S. speciosa. Minh Xuân ngày trước có một vườn cây này khoảng 10 màu từ tím, đỏ, trắng, hoa đơn, hoa kép, hoa có viền trắng... Sau đó Minh Xuân bán lại cho Trường ĐH Nông nghiệp 1 ở Châu Quỳ và cho một công ty hoa của Nhật ở miền Bắc (Javeco) để họ nhân giống thương mại. Còn bản thân thì quay sang chơi Thượng tiễn rừng của Việt Nam .
Minh Xuân chỉ nghĩ đơn giản: nếu những loài như vậy lấy từ Phi, Mỹ có thể làm cảnh rất hiệu quả như cây Sainpaulia Sinningia thì tại sao những loài Thượng tiễn tự nhiên của Việt Nam không làm cảnh được? Những loài của Việt Nam độc đáo và đẹp chẳng kém. Nếu được thuần dưỡng và chọn giống, cây cũng sẽ dễ trồng và cho hoa to như những loài của Phi, Mỹ.
Về nuôi trồng đúng là những cây á nhiệt đới núi cao như Má đào, Sinningia tương đối khó tính, nhưng không đến mức quá khó. Những cây này nếu trồng ở Âu Mỹ thì rất đơn giản vì:
- Nhiệt độ phòng ở các nước ôn đới không quá nóng như ở Việt Nam, tương đương với nhiệt độ vùng miền núi á nhiệt đới.
- Đất trồng thường là giá thể nhiều mùn, điều mà ít người trồng ở Việt Nam áp dụng. Đất sạch và nước sạch là điều kiện tiên quyết cho trồng những loài Thượng tiễn do các loài này lá có lông, dễ đọng nước và thối.
Nếu ở Việt Nam nắm được những yêu cầu này thì việc trồng các loài Thượng tiễn chẳng khó khăn gì. Ít nhất là dễ hơn so với trồng Phong lan rừng.
Minh Xuân thử gửi cho Thanh Mai một ít hạt Sinnigia để gieo và trồng xem có dễ hay không (xem bên Ảnh tự chụp http://diendan.vnthuquan.net/fb.aspx?m=490860).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.05.2009 16:51:01 bởi Minh Xuân >
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Thượng tiễn - 21.05.2009 16:45:57
0
Còn bây giờ xin tiếp tục giới thiệu một số loài Thượng tiễn độc đáo của Việt Nam
 

Thạch bế hồng
Ở trên vùng núi miền Bắc có loài Thạch bế hồng (Calcareoboea coccinea) với thân hình nơ, hoa chùm đỏ vươn cao, rất đẹp. Màu hoa đỏ rất hiếm với những loài Thượng tiễn thân ngắn. Thạch bế hồng là loài cây “lừng danh Trung Quốc”, trước đây chỉ được biết có ở Vân Nam và Quảng Tây. Hiện nay loài này được gặp khá nhiều ở miền Bắc Việt Nam như ở Hòa Bình, Hà Giang và nhiều điểm khác trên núi đá vôi.


Song bế

Ở Hòa Bình còn gặp một loài Song bế (Paraboea sp.) thân ngắn, hoa rất sai, ống hoa gần hình cầu, màu trắng pha tím.

Những loài trên nếu được nuôi trồng, chọn lọc một cách có hệ thống, chắc chắn sẽ cho những loài cây cảnh hoa to, đặc sắc không kém gì cây SinningiaSainpaulia của nước ngoài.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Thượng tiễn - 22.05.2009 13:18:17
0
Các loài Thượng tiễn gặp không chỉ ở các vùng núi đá vôi. Thông thường Thượng tiễn gặp ở vùng núi có độ cao trên 500m, thường là trên 1000m. Những cây có thân ngắn hình nơ mọc trên các vách đá, ở những nơi ẩm ướt, như bên bờ các khe suối hay các mạch nước.
 

Một loài Thượng tiễn mọc ngay trên Thác Bạc ở Sa Pa. Hoa lớn, tương tự như hoa Sinningia.
 

Một loài Thượng tiễn lạ mọc gần đỉnh núi Voi ở gần Đà Lạt.
 
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Rực rỡ Má đào - 23.05.2009 19:30:10
0

Trích đoạn: Tóc nâu

Cây hoa kiểng trong nhà này có tên là La Violette Africaine, hoặc là Violette du Cap, SaintPaulia  đó anh Minh Xuân, nó rất dễ trồng và nếu thích ta chỉ cần cắt nhánh lá ( thật nhẹ tay vì cọng lá rất dễ bị bầm nát ) rồi đem cặm vào một lọ nước, để vào nơi có bóng mát và ấm nóng nó sẽ ra rễ khá nhanh ! Nếu không vẫn có thể cắt đi một phần cọng lá rồi lăn phần cắt vào lớp hormones d' enracinement , sau đó cắm vào đất trồng trực tiếp !


 
Mọi người có vẻ không hứng với mấy cây Thượng tiễn rừng. Thôi để Minh Xuân chuyển sang cách nhân giống Thượng tiễn và những loài cây tương tự.
 
Nhân giống Thượng tiễn
 
Các loài Thượng tiễn là những loài cây rất dễ nhân giống. Có thể tạo giống từ bất kỳ phần nào của thân, lá, hoa hay hạt cây. Những loài có thân dài (như Má đào) có thể nhân giống bằng từng đoạn thân. Cắt từng đoạn thân ngắn khoảng 5-10 cm, tỉa bớt lá ở phần gốc, rồi giâm vào cát ẩm hoặc giá thể ẩm. Thường xuyên giữ độ ẩm không khí xung quanh cành giâm cao bằng cách phun nước hoặc đậy kín bằng ny lông trong. Giữ độ ẩm như vậy đến khi cành giâm đâm chồi mới thì mới dần dần bỏ ny lông và bớt tưới phun.
Những loài Thượng tiễn thân ngắn, lá dày có khả năng nhân giống độc đáo là nhân bằng lá. Nhân giống bằng lá là một việc làm rất thú vị. Lá Thượng tiễn để nguyên cả lá hoặc dùng dao sắc (dao cạo râu để tránh dập nát vết cắt) cắt thành từng mẩu nhỏ 3-4 cm rồi giâm vào trong cát và giữ ẩm (tương tự như giữ ẩm cho giâm cành ở trên). Sau 1-2 tháng từ các gân lá sẽ ra rễ và hình thành chồi mới. Đánh chuyển các chồi này vào chậu là đã có cây giống mới để trồng.


Tách nhánh và giâm lá Khổ cử đại Gemel.
 

Cây con hình thành từ lá giâm.
 

Cây lớn lên từ những lá giâm. Chú ý đất trồng rất nhiều mùn (màu đen) và cho trộn với đá dăm nhỏ cho thoáng và sạch đất.
 

Cây ra hoa.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Thượng tiễn - 25.05.2009 15:33:44
0
Bài này viết để hướng dẫn Thanh Mai gieo hạt Sinningia.
 
Nhân giống Thượng tiễn bằng hạt

Thượng tiễn ra nhiều hoa và kết hạt khá dễ dàng. Trong tự nhiên hoa Thượng tiễn được thụ phấn bởi các loài côn trùng và chim chóc. Ví dụ ở hoa Má đào, phần gốc hoa có mật ngọt, hấp dẫn chim hút mật và giúp hoa thụ phấn.
Trong nuôi trồng để thúc đẩy hoa tạo quả có thể thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy phấn hoa quệt vào đầu nhụy. Bằng cách này cũng có thể lai giữa các loài Thượng tiễn khác nhau. Sau khi thụ phấn vài ngày cây bắt đầu hình thành quả. Quả Thượng tiễn thường dài, mảnh, khi chín khô và nứt tách, giải phóng nhiều hạt nhỏ như hạt bụi. Cần thu quả khi quả bắt đầu khô và chưa nứt tách, để vào trong một phong bì giấy cho đến lúc quả tách hẳn, rơi hạt ra.
 

Quả Má đào trong tự nhiên
 
Đất để gieo hạt có thể mua các loại giá thể bán sẵn vì những loại đất này đã qua xử lý, ít mầm bệnh và hạt cây dại. Dùng chậu nông, rộng miệng để gieo vì cây con bé, rễ không ăn sâu.
Do hạt Thượng tiễn rất nhỏ nên cần trộn hạt với một ít cát để có thể gieo đều lên mặt đất. Khi gieo xong không cần phủ thêm đất lên trên chỗ đã gieo.
Sau khi gieo cần tưới thấm (nhúng chậu gieo vào chậu đựng nước cho nước thấm từ dưới lên) vì nếu tưới thẳng lên bề mặt hạt gieo sẽ trôi mất. Dùng ny lông trong, hoặc kính đậy chậu gieo lại để giữ ẩm cho bề mặt đất. Khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Sau khi hạt nảy mầm dần dần bỏ ny lông đậy ra và phun sương lên mặt chậu. 
Khi cây con đủ lớn có 2-3 cặp lá và mọc chậu gieo đã chật, có thể đánh cây sang chậu trồng như cây bình thường.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Thượng tiễn - 25.05.2009 22:30:58
0
Mọi người có lẽ chán xem chủ đề Thượng tiễn rồi. Minh Xuân đăng nốt mấy ảnh Thượng tiễn rừng rồi sẽ chuyển loại khác để mọi người đỡ nhàm.
 

Raphiocarpus evardii
Các loài Thượng tiễn mọc trên núi đất có thân dài, mọc bụi chứ không còn hình nơ như những loài mọc trên đá.
 

Má đào trong tự nhiên mọc bám trên các thân cây gỗ. Ảnh chụp tại Pà Cò - Hòa Bình.
 

Một loài Thượng tiễn gặp ở khu vực Hòn Giao - Bì Đúp - Lâm Đồng.
 
Trên thế giới còn có cả hội chơi Thương tiễn, xuất bản tạp chí định kỳ riêng. Ai quan tâm có thể xem thêm:
http://www.gesneriadsociety.org/
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
Phong lan - 27.05.2009 16:50:35
0
Bài này nói về hoa lan chi Tóc... tiên .
 
Tóc tiên ba miền
Không phải là những cây tóc tiên vẫn hay trồng ven các thảm cỏ mà đây là ba loài phong lan độc đáo của Việt Nam. Những loài lan Tóc tiên có lá mảnh, thuôn dài, buông xõa như mái tóc của các cô gái trẻ. Hoa của cây mọc thành từng chùm, màu trắng hay tím với những hương thơn nhẹ nhàng.
Lan Tóc tiên trong tự nhiêm bám trên các thân cây cổ thụ trong rừng già ở các đỉnh núi cao nước ta. Ba loài Tóc tiên, mỗi loài một vẻ, có mặt trên ba miền của đất nước.
Tóc tiên Bắc (Holcoglossum lingulatum) là loài cây của riêng Việt Nam, chỉ gặp trên dãy núi cao Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc. Loài này có lá dày và ngắn nhất trong ba loài Tóc tiên, tạo cho cây vẻ gọn gàng, sắc nét. Hoa Tóc tiên Bắc mọc thành chùm đứng, màu trắng với cánh môi màu đỏ tím rực.
 
Tóc tiên Bắc
 
Tóc tiên Trung (Holcoglossum subulifolium) phân biệt bởi lá dài, mảnh như lá hành, buông rủ cùng với những chùm hoa thơm màu trắng. Cánh môi của hoa ở gốc có màu vàng nhạt, mép có lông và cựa ngắn. Loài này gặp ở một số khu rừng Bắc Trung bộ như Vườn quốc gia Pù Mát – Nghệ An, và ở Nam Trung bộ như Kon Tum và Gia Lai.
 
Tóc tiên Trung
 

Tóc tiên Nam (Holcoglossum amesianum) gặp chủ yếu trên các vùng núi của Lâm Đồng trong khu Cổng Trời và dãy Bì Đúp. Loài có lá ngắn nhưng mảnh hơn Tóc tiên Bắc. Hoa chùm đứng với màu trắng rất thuần khiết.
 
Tóc tiên Nam
 
Ngoài ba loài lan Tóc tiên trên đã ghi nhận có ở Việt Nam, ở Lao Cai còn có một loại Tóc tiên cây nhỏ, hoa trắng, chùm rất nhiều hoa.
Các loài Tóc tiên tương đối dễ trồng, dễ ra hoa. Đây là chi lan đẹp và lạ của Việt Nam, có giá trị làm cảnh tốt.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 28.05.2009 16:02:32
0
Hình như không ai hứng chơi Phong lan thì phải . Nếu vậy Minh Xuân xin đăng nốt mấy hình Tóc tiên trong rừng tự nhiên rồi nghỉ.
 

Tóc tiên Nam ở đỉnh Núi Voi - Lâm Đồng
 
 

Tóc tiên Trung ở Thăng Heng - Cao Bằng
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
RE: Phong lan - 29.05.2009 21:52:47
0

hihi... có chứ anh MX, TN đã đọc qua và xem hình các loại Tóc tiên bên VN rồi... vậy ra mỗi vùng khí hậu khác nhau thì các giống lan cũng " nhập gia tuỳ tục " .
TN tìm thêm được một vài hình trên net về Tóc tiên của phương nam, xin gởi góp vui với topic của anh nha!




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/ED0DE187467A4321860093F369545B0C.JPG[/image]
Attached Image(s)
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
RE: Phong lan - 29.05.2009 21:55:03
0


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/032FE4A5550F47E0AE87A494517510DF.JPG[/image]
Attached Image(s)
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 30.05.2009 13:22:02
0
Phong lan cũng như các loài cây núi cao khác thường có phân bố hạn chế. Chính vì thế mới có những loài độc đáo, "kỳ lan, dị thảo", chỉ gặp một số ít nơi. Thuần dưỡng cây rừng làm cảnh trước hết cần biết và hiểu nơi sinh sống tự nhiên của cây. Các cây khác nhau có phân bố khác nhau và yêu cầu trong nuôi trồng theo đó cũng khác nhau.
Hoa ảnh trên của Tóc nâu có cánh môi tím đỏ là Holcoglossum kimballianum, loại tóc tiên được biết đến nhiều nhất, có xuất xứ từ Lào và Thái Lan. Cây Tóc tiên trong ảnh dưới được chụp ngay sau khi thu trong tự nhiên (còn nguyên cành cây và rêu), là một loại Tóc tiên nhỏ hơn, không rõ tên.
Về nét đẹp của lan Tóc tiên Minh Xuân có câu thơ:
Tóc tiên ơi hỡi cô nàng!
Lưa thưa chiếc lá, ngỡ ngàng cành hoa.
 
Còn bây giờ cũng là lan, nhưng một dạng khác. Xin đăng ảnh xem mọi người có nhận ra là lan gì không:
 

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 30.05.2009 21:10:41
0
Chào ông chủ "gia trang" cuối tuần ngơi nghỉ vui vẻ. ông chủ biết sao hổng nói cho rồi còn đố làm gì nữa a ông chủ? Đây là lan gấm hay lan ngọc thạch tên khoa học của nó là ludisia discolor. Để bấm vài hình xem sao nha!Đường truyền chậm quá định nói thêm về tóc tiên nhưng thôi thoát ra cho rồi còn làm việc khác.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/06390505340F461EB407E2FCCD74BF2B.jpg[/image]
Attached Image(s)

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 31.05.2009 15:06:06
0
Cảm ơn sen dat tham gia. Sen dat cứ viết thêm về Tóc tiên đi vì đây vẫn đang là chủ đề Phong lan.
Như đã viết, một trong những cách chọn "cây rừng" làm cảnh là dựa trên những loài cây tương tự (cùng chi, cùng họ) đã được thuần dưỡng, nuôi trồng và được khẳng định từ trước. Vì thế Minh Xuân mới đưa cây Lan gấm (Ludisia discolor) là loài đã được nuôi trồng lâu trên thế giới ra cho mọi người xem trước.
Khác với các loài Phong lan khác, nhóm lan gấm làm cảnh chủ yếu không phải bằng hoa mà bằng lá. Chính vì thế mà gọi là lan gấm (lá như nhung gấm), hay Ngọc thạch (ngọc trong đá). Những loài này thường mọc bám trên các khe đá trong tự nhiên, giống như những mảnh ngọc trên nền đá vậy. Ví dụ, đây là cây Lan gấm trên đá trong tự nhiên ở Ninh Bình.


Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:34:13
0
Chào Minh Xuân,
Theo SĐ đoán ý Minh Xuân muốn tìm những loại cây cỏ đặc trưng hay đặc hữu của VN phải vậy hôn? Thật ra  lan rừng người ta cần giữ gìn để lai giống tìm những đặc tính trội của hoa của lá vậy thôi hầu làm đẹp cuộc sống. Trước hết về danh xưng danh tính tóc tiên thì cây cỏ vn có nhiều trùng lập. Nhân đây SĐ muốn giới thiệu một loại lan tóc tiên tên khoa học là Vanda watsonii còn được gọi là papilionanthe pedunculata tên Việt là Long Châu. đây là lọai lan đẹp hiếm phân bố hẹp chỉ có ở Đông dương VN và Campuchia.
Đây là lan Long châu


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/147A14D33B194980968837E21A6AB3A6.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:42:40
0
Đặc tính của lan rừng là hoa mảnh mai mềm mại hương thơm dịu nhẹ nên có câu thơ tiếc cho kiếp hoa trong rừng sâu:
"Bao nhiêu hoa đẹp trong rừng thẳm,
Đem gửi hương cho gió phủ phàng"
Có lẽ vì vậy người ta tìm cách cho hoa rừng về làm cảnh cho người ngắm chăng?Bây giờ SĐ post thêm ít hình về Gấm đất
đây là gấm đất goodyera pubescens  

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/2E699F2E4E644FC68FD6EED749B4FEF5.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:44:47
0
Gấm đất goodyera repens

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/CEDC0543D8174AE8AC79D9F1512A6356.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:47:00
0
Gấm đất goodyera hispida

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/2F0214439972479B9FD39A4E62C86F54.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:49:06
0
Goodyera tesselata

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/945B6D11AA6D4CD4B54D1290B0866C1D.jpg[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:51:38
0
Đây là Bulbophylum (thạch lan mọc trên đá)

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/91339CE8606540558B021AB0346AE91D.JPG[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:53:41
0
Còn đây là lan lá (podochilus)

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/D647AFBEB811451EA17FE26B89DC6F10.JPG[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 31.05.2009 23:55:19
0
Thêm một dạng lan lá nữa

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/221B8C0F9BF940ECB288BF4D87760D9D.JPG[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 01.06.2009 00:16:17
0
Đang post hình tự nhiên bị gì á chẳng hiểu. đây là liparis nhẫn diệp tai dê

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/BE686C2001FE41C18F9CD1E44E4CABDC.JPG[/image]
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Phong lan - 01.06.2009 00:20:14
0
thêm một hình nữa chúc mọi người một tuần mới vui vẻ. Minh Xuân cứ việc sưu tầm khi nào rảnh ghé qua cần thì SĐ góp ý không có vấn đề gì thì thôi!

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/438DC729FC3141388C1BAB1C40FFCA7E.jpg[/image]
Attached Image(s)

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 01.06.2009 20:32:26
0

Trích đoạn: sen dat
Chào Minh Xuân,
Theo SĐ đoán ý Minh Xuân muốn tìm những loại cây cỏ đặc trưng hay đặc hữu của VN phải vậy hôn? Thật ra  lan rừng người ta cần giữ gìn để lai giống tìm những đặc tính trội của hoa của lá vậy thôi hầu làm đẹp cuộc sống. Trước hết về danh xưng danh tính tóc tiên thì cây cỏ vn có nhiều trùng lập. Nhân đây SĐ muốn giới thiệu một loại lan tóc tiên tên khoa học là Vanda watsonii còn được gọi là papilionanthe pedunculata tên Việt là Long Châu. đây là lọai lan đẹp hiếm phân bố hẹp chỉ có ở Đông dương VN và Campuchia.

Cảm ơn sen dat tham gia nhiều ảnh như vậy. Sen dat hiểu đúng một phần ý của Minh Xuân về sử dụng những cây quí hiếm làm cảnh. Như đã trình bày, việc chọn “cây rừng làm cảnh” dựa trên một số tiêu chí:
- Cây phải đẹp: đẹp hoa, đẹp lá, hay đẹp gì nữa cũng được.
- Cây phải quí hiếm: tất nhiên đây không phải là điểm bắt buộc, nhưng nếu là những cây đã được trồng được biết nhiều thì chẳng có gì phải bàn. Hơn nữa những loài quí hiếm là những loài có giá trị, đáng giữ gìn và phát triển.
- Cây phải dễ trồng: ít nhất là mang về trồng không chết.
- Cây phải có khả năng nhân giống. Không nhân được ra thì chẳng nhẽ lại vào rừng nhổ cây thì không ổn.
Và một trong những cách làm là dựa trên những giống cây đã được làm cảnh để phát triển những loài tương tự.
Xem như vậy thì sen dat hiểu đúng ý của Minh Xuân khi đưa những loài thuộc chi Goodyera, là những loài có lá gấm rất đẹp, tương tự như cây Ludisia. Minh Xuân xin đăng lại một ảnh loài G. tesselata rõ hơn một chút. Ảnh này chụp ở Hà Giang.



Còn những cây lan bọng (Bulbophilum), lan tai dê (Liparis), lan lá (Podochilus) có lẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn đầu tiên: cây phải đẹp. Những cây này hoa nhỏ, lá không có gì đặc sắc. Việt Nam có khoảng 800-900 loài phong lan khác nhau. Đây là một nguồn tài nguyên thực vật lớn, rất đáng tự hào. Nhưng để chọn lọc, đưa vào làm cảnh thì không thể đưa cả 900 loài này vào được.
Về cây Tóc tiên chi Vanda Minh Xuân sẽ bàn thêm sau. Bây giờ để viết tiếp về các loài lan gấm đã.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.06.2009 01:14:06 bởi Minh Xuân >
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 02.06.2009 00:54:08
0
Nếu bạn có dịp vào các khu rừng già trên núi cao như Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử, đi dọc theo các khe suối trên sườn núi, có thể bạn sẽ phải sững sờ khi gặp một loài cây lạ mọc sát đất. Đó là loài Kim tuyến (Anoectochilus), một trong số những loài lan gấm của Việt Nam.
Loài này cso những chiếc là tròn hình trái xona, đỏ thẫm như nhung, được tô điểm trên bề mặt bằng một mạng lưới các gân lá mỏng như chỉ, màu hồng nhạt. Vào cuối đông, đầu xuân từ ngọn cây mọc lên một chùm hoa hình tháp với 4-10 hoa trắng hồng nhỏ mảnh, rất xinh xắn.
 

Kim tuyến (Anoectochilus setaceus) ở Hòa Bình
 
Kim tuyến lá gấm lụa là
Dấu thân trong đá, nở hoa trắng hồng.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.06.2009 01:08:42 bởi Minh Xuân >
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 02.06.2009 00:59:41
0
Nhóm lan gấm ngoài Kim tuyến còn có những loài lan đất khác thuộc các chi Goodyera, Ludisia, Malaxis với thân dày, mọc bò sát đất, lá thẫm màu, được trang điểm bởi các vạch vân nhỏ mảnh rất đặc sắc. Số lượng các loài lan gấm tự nhiên Việt Nam còn chưa được biết rõ, ước tính có khoảng trên 30 loài.
Trong tự nhiên các loài lan gấm thường gặp ở gần đỉnh núi, mọc bám trên các vách đá ẩm hoặc trên bề mặt lớp thảm mục dưới tán rừng. Muốn thấy những loài lan gấm này cần nhìn kỹ ngang bề mặt đất vì các loài lan gấm có thân mọc thấp, lá giống như những lá mục trên đất. Phải để ý kỹ mới phát hiện ra cây.
Các loài lan gấm còn là những cây thuốc giá trị cao. Ở Đài Loan Kim tuyến được biết như một vị thuốc bổ ngang với nấm linh chi và nhân sâm. Không ít trường hợp người Trung Quốc, Đài Loan sang thu mua Kim tuyến ở Việt Nam và nhiều vùng Kim tuyến đã bị thu cạn kiệt để bán làm thuốc.
 

Lan gấm (Goodyera sp?) ở Cao Bằng.
 

Lan gấm (Malaxis sp?) ở Hòa Bình.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Minh Xuân
  • Số bài : 1139
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2009
  • Nơi: Hà Nội
RE: Phong lan - 02.06.2009 01:05:12
0
Nuôi trồng các loài lan gấm không khó khăn. Cây có thân ngầm dài, mọng nước nên không được chôn thân khi trồng mà chỉ đặt cây lên mặt đất rồi phủ rêu và lá khô lên thân. Đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt và có nhiều chất mùn, giữ ẩm cho cây.
Là những loài cây núi cao, mọc dưới tán rừng già, các loài lan gấm ưa ẩm và chịu bóng tốt. Cây thích hợp cho trồng trong phòng, ở những nơi ẩm và mát.
 

Goodyera (?) trong nuôi trồng
 

Goodyera (?) trong nuôi trồng.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthu

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 11 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 317 bài trong đề mục