Bàn luận qua bài "Nhận chân nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa"
Khải Nguyên HT 15.02.2010 12:49:45 (permalink)
Khải Nguyên



Nhận chân nhân vật Quan Vũ
trong Tam quốc diễn nghĩa

-bàn luận-
 

      Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc Tam quốc diễn nghĩa (TQDN), có ba nhân vật được tác giả La Quán Trung biệt đãi gọi theo tên tự: Huyền Đức (Lưu Bị), Vân Trường (Quan Vũ) và Khổng Minh (Gia-cát Lượng); trong khi các nhân vật khác đều được (bị) gọi theo tên cúng cơm: Tháo (Tào), Quyền (Tôn), Phi (Trương), ... Hẳn là do quan điểm "phò Hán" coi Lưu Bị và Thục Hán mới là chính thống kế tục nhà Hán. Người đọc, do vậy, có thiện cảm với ba nhân vật này nhiều hơn. Riêng với Quan Vũ còn được một số người tôn thờ. Cách đây chưa lâu, có bài báo cực kì tôn vinh ông ta là "bậc thánh nhân" bằng những lời lẽ "có cánh": võ nghệ tuyệt luân không ai bằng, thần trí vô cùng anh linh, dùng binh lập kế ra người lão thành, văn võ song toàn, lòng dạ có thể sánh cùng trời đất, ở đâu cũng trở nên trung tâm của những hành xử nghĩa hiệp, cái khí trung nghĩa tràn khắp trời đất và trong lòng người ta, là đệ nhất kì nhân trong rừng võ tướng lừng danh kim cổ, từ trang sách Trung Hoa đã bước vào cuộc sống của người Việt Nam và được nhiều người thờ phụng, v.v... (An ninh thế giới cuối tháng số 3/2006, bài "Bậc thánh nhân Quan Vân Trường" của tác giả Nguyễn Lưu).
Ngày nay, sách báo Trung Quốc thường gọi đúng tên Quan Vũ. Rất lạ là ở ta dịch tài liệu của họ lại cứ cải biên ra "Quan Công". Quan công là "ông lớn họ Quan" trước đây do một số người mê tín tôn xưng. Đến nay, thậm chí không ít người tưởng là tên chính thức. Cho đến nỗi cách đây mấy năm một ông phó tiến sĩ viết bài nhận định về Quan Vũ (mà ông ta vẫn gọi là Quan Công) trên tạp chí Thế Giới Mới khi chê họ Quan vì ơn riêng mà tha Tào Tháo đãviết: "Ơn nghĩa chỉ là việc riêng giữa Công và Tháo".
Quan Vũ là một dũng tướng. Song, về tài và đức ông chẳng là "vô song" trong hàng danh tướng Tam Quốc, chứ chưa nói cổ kim thiên hạ. Nói về tài, giỏi võ là tài những chẳng phải là phẩm chất quyết định của một danh tướng. (Thật ra, trong TQDN Quan Vũ phải nhường ngôi võ công số một cho Lố Bố đã đành, với một số khác ông chưa hẳn đã vượt trội. Chẳng hạn, Bàng Đức kịch chiến ngang tài với ông, về sau chỉ bị bắt khi thuyền chìm. Chẳng hạn, đánh nhau với Hoàng Trung bất phân thắng bại, ông ta phải dùng chước "đà đao", chước mà ông ta chẳng cần phải dùng với Hoa Hùng, Nhan lương, Văn Xú, - những tướng cũng rất cự phách, đã bị ông ta hạ thủ. Tài, còn phải có dũng. Quan Vũ quả là rất dũng, một mình cùng Châu Sương vác đao đi phó hội bên Ngô. (Trước đó, Gia-cát Lượng cũng vậy, chỉ dùng Triệu Vân tháp tùng sang Ngô viếng tang Chu Du tuy biết các tướng Ngô đang rất muốn giết mình để trả thù cho chủ soái bị làm cho uất mà chết). Danh tướng còn phải rành sách lược, chiến lược, chiến thuật. Về chiến thuật, Quan Vũ đã thắng Vu Cấm, Bàng Đức, Tào Nhân nhưng lại để cho Lã Mông đánh úp dẫn đến đại bại. Một sự thật là khi chưa có Từ Thứ và sau đó là Gia-cát Lượng, Quan Vũ (cùng các tướng khác của Lưu Bị) hầu như luôn luôn thua trận. Ông ta cũng không hiểu được sách lược mang tầm chiến lược "hoà Ngô, cự Tào" của Gia-cát Lượng trong cái thế của Lưu Bị lúc bấy giờ. Ông ta để mất Kinh Châu làm cho cái thế ấy thêm chênh. Do vậy, nói "trí dũng song toàn" đã khó, nói chi "văn võ song toàn"!
Về đức, Quan Vũ thuộc mẫu người "giàu sang không mua chuộc được; nghèo hèn không làm đổi lòng được; uy vũ không khuất phục được", có những đức tính trung nghĩa, khẳng khái, trung thực, dũng cảm,... Trong TQDN không hiếm những nhân vật như vậy. Tuy nhiên họ Quan gây ấn tượng hơn nhờ ngòi bút bậc thầy của La Quán Trung với những trường đoạn như: qua năm cửa ải chém sáu tướng, hay "hàng Hán không hàng Tào" (đưa ra ý này, Quan Vũ mặc nhiên đặt Tào Tháo ngang vua Hán và coi Hán cũng là đối địch - nên mới "hàng"!); với những tình tiết như: ngồi đánh cờ cho thầy thuốc lóc thịt mình, hay cầm đuốc đứng canh cho hai chị dâu ngủ (một hành động đối phó với âm mưu "bôi bẩn" của Tào Tháo),... Song, cũng do ngòi bút bậc thầy, người đọc có thể cảm nhận được những gì "thật" hơn. Quan Vũ là người nghĩa khí nhưng nhiều lúc lại tỏ ra tiểu khí. Nghe tin Mã Siêu vốn nổi danh võ nghệ cao cường mới về hàng Lưu Bị, ông ta đòi rời Kinh Châu nơi yếu địa ông ta đang lĩnh trọng trách trấn giữ để vào Thục đọ tài cao thấp; Gia-cát Lượng phải dùng lời phỉnh ông ta mới thôi. Ông ta không chịu để Hoàng Trung cùng hàng "ngũ hổ tướng" với mình, dẫu xếp ở cuối, bởi coi ông này chỉ là "tên lính già" (thực ra Hoàng cũng là danh tướng từng đấu ngang ngửa với ông ta, và Lưu Bị phải đích thân chiêu hàng mới được), không là anh em hoặc thân hữu chí cốt như Trương Phi, Triệu Vân, cũng không dòng dõi nhà tướng như Mã Siêu (trong khi ông ta cùng Trương, Triệu chẳng dòng dõi gì cho lắm); sau phải phủ dụ ông ta mới chịu (Rõ ràng chẳng phải lúc nào cũng "ngạo người trên mà không thèm khinh người dưới" như có người đã cố đề cao!). Quan Vũ nhận Quan Bình làm con nuôi thì chẳng sao, đến khi Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi lại không bằng lòng. Vì chuyện này, về sau khi ông ta lâm nguy cầu cứu Lưu Phong, Phong đã toan đi ngay nhưng vì có người dèm rằng "ông ta có coi ông là cháu đâu" bèn thôi. Bài báo nói trên xem đây là "một chi tiết rất lí thú" vì "đây là một sự tỉnh táo mang tính định mệnh" của họ Quan bởi "chính đứa con nuôi kia đã phản bội lại cha nó". Người viết đã không đọc kĩ chỗ này trong TQDN. (Nên đáng lẽ chê là hẹp hòi lại khen là tiên tri). Kinh Châu thất thủ,  Lưu Phong hối hận, quyết không nghe đồng liêu rủ đi hàng Tào, một mình về Thục xin chịu tội. Lưu Bị sau khi sai chém đầu con nuôi mới biết sự tình đã hối và cảm thương. Câu Quan Vũ đáp lời cầu hôn của Tôn Quyền hỏi con gái ông ta cho con trai mình: "nòi hổ không thể gả cho nòi chó" không chỉ là biểu lộ "tính tự cao" mà còn là một sự thất thố lớn, một sự xúc phạm nặng nề đối với anh và là chúa của mình (vợ kế Lưu Bị chính là em gái của chúa "nòi chó"; đâu rồi hình ảnh đứng canh cho hai chị dâu ngủ!). Quan trọng hơn, nó phá hỏng cả một chủ trương chiến lược! (Khổ cho quân sư Gia-cát, cố triệt Chu Du chủ chiến để cho Lỗ Túc chủ hoà lên thay! Chuyện cầu hôn của họ Tôn chẳng qua là một động tác thăm dò). Về hành xử, Quan Vũ cũng có chỗ không được như một số tướng lừng danh cùng thời như Triệu Vân, Trương Liêu,... Chẳng hạn, trong một cơn nóng giận, ông ta đã sai đánh đòn nặng một tướng thân cận rồi lại sai y trấn giữ nơi xung yếu để phòng quân Ngô, canh lưng cho mình yên tâm đánh Tào. Sai lầm này góp phần vào cuộc thảm bại của ông ta. Tác giả bài viết còn khen Quan Vũ "nhân nghĩa" và "nổi bật về nhân cách" vì "không vướng chuyện thê nhi thường tình" nên "Trương Phi vẫn có Trương Bào, duy Quan ngài (!) phải nhận con nuôi". Sự thực, Quan Vũ nổi tiếng về tín nghĩa chứ chẳng phải về nhân nghĩa. Còn về chuyện thê nhi thì họ Quan cũng có con đấy chứ! Con trai là Quan Hưng. Và con gái nữa! (nếu không thì họ Tôn cầu hôn ai?).
Có thể thấy người đời sau thờ cúng Quan Vũ chẳng phải vì tài đức vượt trội hơn các nhân vật cùng thời. Có ý kiến cho rằng việc tôn sùng này bắt nguồn từ mẹo Tào Tháo tránh né trò định đổ vạ của Tôn Quyền (để Lưu Bị trút giận sang Tào về việc Quan Vũ bị giết), lại kích cho Thục đánh Ngô. Có thể thêm: Khi Lưu Bị tiến quân áp đảo vào đất Ngô, một trong những việc Tôn Quyền làm để cầu hoà là cho thờ cúng tôn vinh họ Quan để tạ cái tội chém đầu ông ta. Càng về sau, giai thoại Quan Vũ hiển linh càng được lợi dụng trong dân gian, ám ảnh cả ngòi bút La Quán Trung đi đến "phong thánh" cho họ Quan trên những trang TQDN. (Đúng ra thì có những tình tiết chẳng lấy gì làm "thánh" cho lắm: như hồn ma Quan Vũ cụt đầu đi lang thang đòi "đầu ta đâu?", sau có nhà sư giảng giải cho mới tan đi, hoặc nhập hồn vào Lã Mông vật chết ông này để trả hận lúc sống). Người Việt ta chịu ảnh hưởng người Tàu, nhất là trong giới buôn bán, lâu dần thành ra sùng bái, có khi vô lối. Ví như ở đền Ngọc Sơn trên hồ Gươm người ta thờ Quan Vũ ở giữa mà Trần Hưng Đạo thì thờ ở chỗ khuất hơn (!) (Việc này sao không sửa nhỉ? Dẫu đã quá muộn còn hơn cứ để vậy!).
Trong dân gian, người ta biết về Quan Vũ khá "hồn nhiên". Nhiều người chỉ biết thờ một ông Quan Công trừ được tà ma chứ chẳng biết Quan Vũ nào cả. Hồi bé, tôi được nghe kể một bản truyện Tam Quốc truyền miệng khá lí thú mà cũng khá là kì khôi. Xin thuật ra đây hai mẩu chuyện có liên quan đến Quan Vũ.
Chuyện kết nghĩa vườn đào: Để phân định thứ bậc, ba người kéo nhau đến trước một cây cao to, giao hẹn lấy mức nhảy cao thấp làm căn cứ. Trương Phi nhảy phóc lên cành cao nhất; Quan Vũ nhảy lên được cành lưng chừng; Lưu Bị vì bụng to nên đành đứng ôm gốc cây. Thế là Trương làm anh cả, Lưu làm em út. Chợt một ông già đi đến bảo: "Này, các vị! Theo như lão biết thì xưa nay việc gì cũng lấy gốc làm đầu, chẳng ai lấy ngọn đâu". Do vậy, thứ bậc được đảo ngược.
Chuyện Quan Vũ chết trận: Quân tướng bị quân Ngô đánh cho tan tác, Quan Vũ cưỡi ngựa chạy trốn. Ngựa Xích thố phi nhanh như chớp nên ông ta bị câu liêm quân Ngô phục sẵn phạt đứt cổ. Ông ta kịp vươn tay nắm được cái đầu đang rơi đặt lại trên cổ mình. Chạy mãi gặp một người, ông ta hỏi: "Này bà già! Người bị chặt đứt cổ rồi có thể chắp đầu sống tiếp được không?" Bà già đáp: "Thế thì chỉ có mà chết". Nghe vậy, Quan Vũ rơi đầu, từ trên mình ngựa ngã lăn xuống đất.
Quan Vũ - hình tượng văn học không hoàn toàn là Quan Vũ - nhân vật lịch sử (chẳng hạn, tình tiết họ Quan cầm đuốc đứng suốt đêm canh cho hai chị dâu ngủ, có tài liệu Trung Quốc cho rằng thực tế lịch sử trái ngược hẳn). Dẫu sao, muốn nhận chân một nhân vật văn học sống động phải quán triệt tác phẩm, không nên và không thể để cho định kiến chi phối hoặc dẫn dụ theo một đường mòn tâm linh!

 
Hải Phòng, 01/2007

(Báo Văn nghệ số 24/2007)
 





quote:


  Trước khi đi vào đánh giá nhân vật Quan Vân Trường, chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau:
1. Nhân vật Quan Vân Trường mà nhà văn Khải Nguyên đánh giá trong bài "Nhận chân nhân vật Quan Vân Trường" là nhân vật văn học trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Tiểu thuyết lịch sử này được hình thành trên cơ sở tác phẩm văn học chức năng Tam Quốc chí của Trần Thọ và văn học dân gian (thoại bản). Do đó, nhân vật này không còn là con người thực như trong lịch sử mà là một nhân vật do nhà văn hư cấu, tưởng tượng sáng tạo ra. Hay nói cách khác con người Quan Vân Trường của La Quán Trung chỉ còn là cái bóng của lịch sử.
2. Theo mĩ học tiếp nhận hiện đại, tác phẩm văn học sau khi nhà văn viết xong mới chỉ là văn bản. Chỉ khi nào tác phẩm đến tay người đọc mới được gọi là tác phẩm, bởi vì văn bản đó giống như một "bộ xương", có nhiều "chỗ trống" đang chờ người đọc "lấp đầy dần". Vì thế, không có tác phẩm nào chỉ nhìn nhận, đánh giá một lần là xong. Mỗi độc giả có một cách đánh giá riêng theo cách cảm và cách nhìn của mình. Chẳng hạn, nhân vật Thuý Kiều có nhiều người cho là con người "tài sắc vẹn toàn", hiếu nghĩa không ai bằng nhưng cũng có một số người lại có cách nhìn khác: "Từ Mã Giám sinh cho đến chàng Từ Hải/ Cánh hoa tàn bán lại chốn thanh lâu/ Bây giờ Kiều còn hiếu vào đâu/ Mà bướm chán ong chường cho đến thế/ Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm/ Bán mình trong bấy nhiêu năm/ Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai?" (Nguyễn Công Trứ).
Vì vậy, Nhà văn Khải Nguyên không phải vì "không ưa nhân vật này" như bạn Tiểu Phong nói khi đánh giá nhân vật Quan Vân Trường mà ông không nói lại hết những ưu điểm của QVT (những ưu điểm ấy đã được nhiều người viết rồi). Bài viết của ông chủ yếu nêu lên những nhược điểm của nhân vật QVT để giúp người đọc có một cách nhìn toàn diện hơn về nhân vật này.
Bài viết của bạn Tiểu Phong tuy ngắn gọn nhưng bạn cũng có một cách nhìn khác về nhân vật Lưu Bị. Cách đọc văn của bạn cũng giống như cách đọc văn của nhà văn Khải Nguyên-đó là cách đọc sáng tạo, góp phần "lấp đầy" dần vào "chỗ trống" cho tác phẩm văn học-sao bạn cồn thắc mắc?

Thanh Công

 

 




quote:

 

 
Xin phép nhà văn Khải Nguyên, có "nước Bách Việt" đó. Trong ca dao Việt Nam về Thánh Gióng có câu:
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Thời Thánh Gióng (Hùng Vương) nước Văn Lang phía Bắc giáp Động Đình Hồ theo như chính sử Việt. Vì thế chuyện Lưu Bị, Tôn Quyền dựng nước trên đất Việt hoàn toàn là có thể.


Bách Việt 18


 



quote:

 

Thời Tam Quốc cách đây khá lâu, vào đầu Công nguyên. Cổ sử cả Việt Nam lẫn Trung Quốc là một mớ bòng bong khó gỡ. Vì thế tôi chẳng tin là lại lại có sách sử nào chép về đoạn Quan Vũ gác nhà cho 2 chị dâu như thế nào. Nếu có chẳng qua là chuyện bịa đặt mà thôi.
Quan Vũ liệu có phải là một nhân vật có thật trong lịch sử hay không cũng chẳng có chứng cứ gì. Tôi thấy gọi là Quan Vũ thì còn đề cao nhân vật này hơn là Quan Công. Công thì mới là quan, chứ Vũ thì nghĩa là vua. Cũng thời Hán còn có Hán Quang Vũ, người lập ra Hậu Hán. Chẳng biết lịch sử có thể chép chỗ nào đó lẫn hai người này không.
Việc ở Việt Nam thờ Quan Vũ trong điện chính hơn thờ thánh Trần cũng phải suy nghĩ. Liệu Quan Vũ có phải từng là một vị vua nào đó của đất Việt không? Về niên đại thì rõ ràng Quan Vũ là bậc tiền nhân của Trần Hưng Đạo. Quan Vũ đã từng cai quản cả một vùng Kinh Châu, mà Kinh Châu nằm trong đất Bách Việt xưa.
Thậm chí có giả thuyết cho rằng Lưu Bị theo sử Việt Nam chính là Lý Bí. Lý Bí cũng từng làm quan cho nhà Hán, rồi bỏ về khởi nghĩa cùng anh là Lý Thiên Bảo (Lưu Biểu?) lập nước Dã Năng. Nếu như vậy tại sao Quan Vũ không phải là một vị tướng (vua) của Việt Nam được? 

 
        Minh Xuân
 
...........
Có lẽ Mọi người quá nóng nảy rồi đó, Khải Nguyên chỉ cảm nhận theo Tác Phẩm Văn Học. Nếu chúng ta "vạch lá tìm sâu" thì cứ dựa vào tác phẩm mà đưa dẫn chứng của mình như nhà văn Khải Nguyên đã đưa(như ý kiến của Thanh Công). Khi bình luận thì chuyện ghét hay thuơng cũng có thể xảy ra nhưng cái chủ yếu là thuơng đúng, ghét đúng. Còn khi ta nói không căn cứ thì cũng giống như ta nói theo cảm tính của mình. Lúc này không còn là bình luận về văn học nữa mà thành phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật Quan Vũ. Nếu như chủ topic đổi topic "Bình Luận về nhân vậtQuan Vũ" thì Leo cho rằng, mọi người đều có một cái đúng riêng.
Thân,
Happy New Year.

Leo
 




_____________________________

Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp

C*l

(trả lời: Leo*)







Minh Xuân



Lâu lắm không muốn quay lại chủ đề này. Hôm nay thấy Leo* nói là là bàn phải có căn cứ nên mới thêm mấy lời.
Nếu bạn đọc lại lời bàn đầu tiên của tôi ở trên thì bạn sẽ thấy nhà văn Khải Nguyên đã lạc đề khi dẫn những chuyện ngoài tác phẩm (chuyện canh nhà cho chị dâu, chuyện đền Ngọc Sơn). Phản ứng của tôi chính là ở mấy ý này vì như thế có thể hiểu là "bới bèo ra bọ", lây sang cả văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam.
Còn chuyện tên Quan Công - Quan Vũ, như đã bàn trên, vẫn hoàn toàn là ở trong tác phẩm, chữ Công còn thấp hơn chữ Vũ, chỉ vì người viết không hiểu mới diễn giải theo ý mình vậy.
Tết nhất rồi chẳng muốn làm mất hòa khí. Anh Khải Nguyên có lẽ cũng đã quên chuyện này, hoặc có thể cũng đã thay đổi ý kiến, nên thôi không bàn nữa.

< Sửa đổi bởi: Leo* -- 9.2.2010 0:18:33 >


_____________________________

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho vợ phần nhiều...

Đường đời http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=431926
Bút Tre http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=450048
Giao duyên http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=435187

(trả lời: Leo*)


















RE: NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - 8.2.2010 14:32:57   





Bách Việt 18

titleAndStar(17,0,false,false,"","")
Bạn Đọc


 

Bài viết đã đăng: 17
Gia nhập ngày: 8.10.2009
Hiện trạng: offline
Nhà văn Khải Nguyên đã tìm tòi, đưa ra một cách nhìn nhận mới về nhân vật Quan Vũ. Điều này rất đáng trân trọng. Nhưng lại cón có một cách nhìn nhận mới hơn nữa về nhân vật này khi đặt trong quan hệ cổ sử Việt Nam - Trung Hoa. Con đường đến sự thật thật dài và khó. Mỗi bước đi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ của chính mình. Không nên phủ nhận nấc thang nào cả trên con đường này.

_____________________________

Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài.

(trả lời: Minh Xuân)


















RE: NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - 9.2.2010 0:16:16   





Leo*

titleAndStar(683,0,true,false,"Mrs.Lí","")
Mrs.Lí



Bài viết đã đăng: 683
Gia nhập ngày: 13.5.2009
Đến từ: The best simple things
Hiện trạng: offline


quote:

Còn chuyện tên Quan Công - Quan Vũ, như đã bàn trên, vẫn hoàn toàn là ở trong tác phẩm, chữ Công còn thấp hơn chữ Vũ, chỉ vì người viết không hiểu mới diễn giải theo ý mình vậy.
Tết nhất rồi chẳng muốn làm mất hòa khí. Anh Khải Nguyên có lẽ cũng đã quên chuyện này, hoặc có thể cũng đã thay đổi ý kiến, nên thôi không bàn nữa.
MX


Không ổn rồi Minh Xuân à, nếu các bạn khác muốn tiếp tục bàn thì chúng ta vẫn nên vui vẻ đón nhận ý kiến của các bạn, sao có thể lại "thôi không bàn nữa " được chứ. Leo chỉ thấy nguyên văn là thế này :

"Câu Quan Vũ đáp lời cầu hôn của Tôn Quyền hỏi con gái ông ta cho con trai mình: "nòi hổ không thể gả cho nòi chó" không chỉ là biểu lộ "tính tự cao" mà còn là một sự thất thố lớn, một sự xúc phạm nặng nề đối với anh và là chúa của mình (vợ kế Lưu Bị chính là em gái của chúa "nòi chó"; đâu rồi hình ảnh đứng canh cho hai chị dâu ngủ!). "

Leo nghĩ (...) là phụ thôi, chủ yếu vẫn là câu trích dẫn "". Leo nói MX nóng nảy nữa rồi đó. Theo Leo biết qua các bài viết của a Minh Xuân thì rất tế nhị , nhưng hôm nay hơi khác. Leo chỉ mong lời bình của mọi người "bớt gay gắt" sẽ hay hơn.  Leo biết, các "nhà bình luận" thích chỉ trích "các bài viết" của người khác một cách "khó hiểu". Với quan điểm hòa bình, cùng học hỏi, cùng tiến về một điểm đồng nhất có lẽ chúng ta nên "học" cách tiếp thu nhiều ý kiến khác. Leo biết cách tổng hợp ý kiến mỗi người về một thể nhất hợp. Tình trạng các nhà văn "chống" nhau hiện đang rầm rộ, cho nên khi vào trang BLVH này, chúng ta đừng nên mang "khẩu khí" của những người ấy vào làm mất không khí hòa nhã, thân ái. Thay vì nói "cái ông kia nói thế này, cái bà nọ nói thế kia" thì chúng ta cứ đưa ra " theo quan điểm của tôi.."  sẽ dễ chịu cho người đọc hơn nhiều.
Ý Leo chỉ có vậy, hoan nghênh các bài viết của mọi người.
Happy new year !
Thân,
Leo*




quote:


Nhà văn Khải Nguyên đã tìm tòi, đưa ra một cách nhìn nhận mới về nhân vật Quan Vũ. Điều này rất đáng trân trọng. Nhưng lại cón có một cách nhìn nhận mới hơn nữa về nhân vật này khi đặt trong quan hệ cổ sử Việt Nam - Trung Hoa. Con đường đến sự thật thật dài và khó. Mỗi bước đi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ của chính mình. Không nên phủ nhận nấc thang nào cả trên con đường này.





_____________________________

Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp

C*l

(trả lời: Minh Xuân)
















RE: NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - 9.2.2010 13:56:17   




Thanh Công

titleAndStar(76,0,false,false,"","")
Bạn Thân


 

Bài viết đã đăng: 76
Gia nhập ngày: 7.3.2008
Hiện trạng: offline
  Cách dẫn dắt vấn đề tranh luận của Leo hay quá. Chúng ta cần bình tĩnh, hoà nhã bàn luận cho sáng tỏ vấn đề chứ đứng nóng nẩy, coi ý kiến mình là đúng, ý kiến khác là sai. Bình luận văn học như một cuộc chạy tiếp sức không có đích cuối cùng; ý kiến của người đi sau kế thừa một phần ý kiến của người đi trước và phát hiện thêm một số ý kiến mới...
Về cách hiểu của bạn Minh Xuân về CôngVũ, theo tôi chưa thoả đáng. Trong thời phong kiến, có tước công chứ không có tước vũ. To nhất là Đế (Hoàng đế) tiếp đến là Vương. Vương là tước do Hoàng đế phong cho con hoặc những công thần có nhiều công lao, chẳng hạn như Trần Quốc Tuấn được phong là Hưng Đạo vương. Sau đó là các tước như công, hâu, bá, tử, nam (ở TQ và VN chỉ có công, hầu, bá).
    

_____________________________

Thah

(trả lời: Leo*)
















RE: NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - 14.2.2010 15:11:11   



Khải Nguyên HT

titleAndStar(224,0,false,false,"","")
Bạn Thâm Giao


 

Bài viết đã đăng: 224
Gia nhập ngày: 28.1.2009
Hiện trạng: online
Năm mới  L Canh Dần,
Chúc các thành viên “làng” VNTQ và các bạn đọc
mọi sự tốt lành

 
* Đầu năm đọc lại những ý mới góp lời bàn luận quanh bài “Nhận chân nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa”,
trước hết, xin cảm ơn đã đọc bài viết của tôi và đã cho ý kiến;
sau đây, xin phép được nói thêm:
Bạn đọc tán đồng, hoặc phát triển thêm, hoặc phản đối, chuyện ấy là bình thường, đều đáng hoan nghênh. Có điều, đáng tiếc là có một vài bạn không nắm vững những ý phía đối thoại hoặc mải theo đuổi ý kiến của mình. Đọc trên mạng, ý tứ trong bài của người dễ bị lướt qua. Mặt khác, để tranh luận, cũng nên xem lại TQDN của La Quán Trung khi cần thiết (Chẳng hạn chuyện “canh nhà cho chị dâu ngủ” đâu phải là chuyện ngoài tác phẩm, trái lại là một điểm nhấn để đề cao nhân cách Quan Vũ mặc dù đây là một hành động nhằm đối phó với âm mưu Tào Tháo muốn cài bẫy để dễ bề thao túng ông ta và triệt đường ông quay về với Lưu Bị).
Bạn MX viết:  K.N. “đã lạc đề khi dẫn những chuyện ngoài tác phẩm (chuyện canh nhà cho chị dâu ngủ, chuyện đền Ngọc Sơn) /.../ ‘bới bèo ra bọ’ lây sang cả văn hóa tín ngưỡng Việt Nam”.
Xin được nói ra ngoài một chút, lí do tôi viết bài trên (nói lại, vì trong bài ấy đã có nói rồi). Trên tờ An Ninh thế giới cuối tháng, một tờ báo của ngành công an bán rất chạy, số 3/2006, có bài “Bậc thánh nhân Quan Vân Trường” cực lực đề cao họ Quan dựa vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, cùng cái ý: “từ trang sách Trung Hoa đã bước vào cuộc sống của người Việt Nam và được nhiều người thờ phụng”. Bài báo đã dựng lại, củng cố và đề cao một điều mê tín đã mai một dần trong dân ta. Một số người vẫn gọi Quan công nhưng không với cái ý tôn sùng như trước kia. Tôi đã viết bài “Nhận chân...” mong góp phần đánh giá đúng nhân vật này (mời các bạn đọc lại những đoạn có nói đến các điểm mạnh về tài và đức của ông ta trong bài này) và góp phần “giải mê”. Như vậy đâu phải “lây” sang văn hóa tín ngưỡng Việt mà là thông suốt trong ý định của bài viết đấy chứ! Còn có phải là “bới bèo ra bọ” hay không thì xin nhờ các bạn tỉnh táo và công tâm chỉ giáo. Bài viết này, tổng thư kí tòa soạn của ANTGCT hồi đó là H.T.Q. đã đồng ý đăng sau lại thôi vì sợ ảnh hưởng đến chính sách tự do tín ngưỡng của đảng và nhà nước(!). Sau đó tác giả mới gửi cho báo Văn Nghệ.
Phản hồi trên báo và trên mạng thường là tán đồng, chỉ có một số ý bổ sung thêm hoặc giải thích thêm lí do sùng bái “Quan công”. Riêng trên diễn đàn VNTQ, bạn MX  khá kiên trì và đôi khi khá “hung” (xin lỗi, tôi dùng từ này không có ác ý). Tôi đã không ít lần ngỏ ý rằng tôi không có đủ “trình độ” và thì giờ để bàn nhiều ý bạn ấy đưa ra. Không phải không thấy một số ý mà bạn ấy khăng khăng bảo lưu là khá buồn cười. Chẳng hạn, gọi tên Quan Vũ tức là thừa nhận họ Quan là vua vì "vũ" là vua; tả thanh thiên là đánh giặc trời Thanh, Xích Bích là do sạch bách mà ra;... (Mời các bạn và bạn MX đọc trong TQDN, và đọc một số tài liệu TQ, VN xem có chỗ nào nói: Vũ trong Quan Vũ là để chỉ họ Quan là vua chứ chẳng phải tên cúng cơm ! <–Ví dầu tên cúng cơm ấy hàm nghĩa một tước hiệu thì cũng không thể vì thế mà gán tước hiệu ấy cho người ta. Chẳng lẽ ai đó có tên cúng cơm là Trần Thiên, với “thiên” là trời, thì người ấy đích thị là trời!> Rồi các bạn bình giá giùm câu của bạn MX: “Chữ Công thấp hơn chữ Vũ, chỉ vì người viết không hiểu mới diễn giải theo ý mình vậy”. <-Chữ “công” trong Quan công không phải chỉ một tước hiệu nên không thể so cao thấp với bất kì tước hiệu nào!>).
Sau đây, xin trao đổi thêm với một số bạn.
Bạn Bách Việt 18 cho rằng “Bách Việt sơn hà” cho thấy có một nước Bách Việt. Bạn ạ, “Nam quốc sơn hà” = sông núi nước Nam, còn “Bách Việt sơn hà” =  sông núi (dân) Bách Việt, chỉ nói đến sông núi của các tộc người Việt mà thôi (“bách”: một cách nói để chỉ số nhiều).
Bạn Tiểu Phong không thích Lưu Bị. Tôi cũng vậy; hồi bé tôi thích Lưu Bị và ghét Tào Tháo nhưng lớn lên đọc lại TQDN tôi thấy họ Lưu giả dối và thật ra chẳng có gì là “anh hùng”; còn họ Tào có gian hùng thật nhưng có thực tài và biết dùng người. Nếu La Quán Trung định dựng một anh hùng Lưu Bị thì ông đã không thành công; nhưng cũng có thể là ông không thể công khai từ khước quan điểm “tôn Hán” thời ông nên vẽ một LB thực dưới cái vỏ ưu ái, biệt đãi.
(Chúng ta đang bàn theo tác phẩm của họ La, còn sự thật lịch sử có thể khác).

Hải Phòng, mồng Một Tết Canh Dần (14-02-2010)



< Sửa đổi bởi: Khải Nguyên HT -- 14.2.2010 21:48:44 >

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2010 22:29:21 bởi Khải Nguyên HT >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9