TRAU DỒI, không phải "Trau giồi"
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 23 bài trong đề mục
hardbee 13.07.2005 01:01:13 (permalink)
Một chuyên mục tốt, tiếc là lại sai chính tả tiếng Việt ngay từ đề mục. Các bạn có thể kiểm tra trong từ điển Tiếng Việt.

Thân mến, Hardbee
#1
    Trương Củng 13.07.2005 05:19:54 (permalink)
    Bạn có thể xem lại bài viết lúc trước của tôi ở đây:
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47133
    Thân
    TC
    #2
      hardbee 20.07.2005 01:57:36 (permalink)
      Tôi không đồng ý với bài viết của bạn. Tôi không biết bạn có phải là nhà nghiên cứu ngôn ngữ không, nhưng chuẩn mực để chúng ta tranh cãi là sách tham khảo. Các từ điển tiếng Việt đều viết là "trau dồi", nếu bạn dùng Google để tìm kiếm, kết quả cho thấy:

      "trau giồi" có 895 kết quả
      "trau dồi" 12400 kết quả

      Kết quả trên cho thấy một thói quen diễn đạt đã đựoc đông đảo mọi nguời chấp nhận. Khi tiếng Việt đuợc Quốc ngữ hóa, ban đầu có thể còn chưa thống nhất trong cách diễn đạt, nhưng trải qua quá trình sử dụng trên 100 năm, tiêng Việt đã đi đến những chuẩn mực nhất định. Tiếng Hán từ đồng âm khác nghĩa rất nhiều, có những âm Hán chỉ có một cách diễn đạt, nhưng có những âm Hán có thể có nhiều cách diễn đạt. Từ "trau dồi" chỉ là một ví dụ trong số đó, và đó cách diễn đạt được số đông chấp nhận.

      Trong bài viết của bạn, tôi còn thấy nhiều sai sót, ví dụ như:

      "Sử kinh anh rán giồi mài" bạn sai ở hai chỗ:

      "Ráng" trong "Ráng sức", không phải là "Rán"
      "Dùi mài kinh sử" chứ không phải là "Giồi mài" (bạn thử tìm trong Google xem có mấy người viết như bạn)

      Thân mến - Hardbee





      Trích dẫn nguyên văn của bạn Trương Củng:

      "VV ơi, VV mở các mục này ra chắc là khổ TC rồi. Chánh tả tiếng Việt cũng như cỏ mọc trong vườn vậy, nhổ hết lớp này thì mọc lớp khác, chẳng bao giờ dứt được. Hơn nữa người làm vườn có khi cũng chưa chắc phân biệt nổi đâu là cỏ đâu là hoa - cỏ cũng trổ hoa được mà, chắc cũng có lúc nhổ luôn cả hoa đó.
      Khó như vậy nên TC hay cố né chuyện sửa chánh tả là vậy.

      Trau dồi hay trao giồi thì cả hai chỉ đúng có một nửa thôi, chữ đầu thì đúng nửa đầu; chữ sau thì đúng nửa sau. Ghép đầu trước với đuôi sau thành trau giồi.

      Trau là trau chuốt, gọt đẻo, là đánh bóng; nghĩa bóng thành ra là o bế, làm đẹp, như trau tria.
      Thí dụ:
      Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
      Về Hán trau tria mảnh má hồng
      Tôn Phu nhân qui Thục

      Tin đi mối lại cùng nhau,
      Kẻ nâng-niu ngọc, người trau chuốt ngà.
      Phan Trần

      Giồi là tô phấn, tô màu lên rồi đánh cho bóng, cho đẹp như giồi má phấn; nghĩa bóng thành ra là ôn tập cho nhuần nhuyễn như giồi mài giồi mài kinh sử

      Thí dụ
      Sử kinh anh rán giồi mài
      Lòng em quyết chí đợi hoài duyên anh.
      ca dao

      Dệt thêu, học lẫn nữ công,
      Lúc chia hoa ướp, khi chung phấn giồi.
      Nhị độ mai

      Chữ giồi có người thường viết ra thành dồi, vì cách phát âm địa phương, ở các trường hợp như giùm thành dùm thì tạm chấp nhận được, vì chữ dùm không có nghĩa khác. Trong khi chữ dồi thì có chuyện to vì dồi đã có nghĩa khác rồi (tức là thịt dồn trong ruột), dùng vậy e có khi nhầm.

      Tiếng Việt mà TC còn không dám dạy ai, huống hồ Chữ Hán, biết được bao nhiêu đâu mà đòi mở lớp làm Thầy.

      Thân
      TC

      "
      #3
        KeDangGhet 20.07.2005 03:39:15 (permalink)
        Chào "Ong Khó",

        KDG không rành tiếng Việt nên không dám lên tiếng nói là chữ nào viết trúng hay sai gì hết... Nhưng đọc bài trên của HardBee, thấy bạn chỉ dựa vào kết quả tìm kiếm của Google để kết luận cách viết của 1 từ thì thấy có phần "bất công" á !
        Bạn không nghĩ vậy sao ?
        #4
          Trương Củng 20.07.2005 16:25:43 (permalink)
          Chà, hôm nay KDG dễ thương gớm! Cám ơn KDG trả lời hộ.

          Khi trả lời câu hỏi của VV, TC đã có thử qua google rồi. Nhưng nghĩ lại trước đây 15 năm nếu có người hỏi trau dồi hay trau giồi chữ nào đúng, thì chắc chắn phải lật tự/từ điển. Còn những nhà làm tư/từ điển thì chắc không ai lại dùng google.
          Và hôm đó TC đã tìm thấy từ trau giồi trong những bộ sau (không thấy từ trau dồi):
          (LVD)Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức, Nhà sách Khai Trí.1970.
          (NVK)Việt Anh từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí. (?)
          (NDH)NTC’s Vietnamese – English Dictionary của Nguyễn Ðình Hoà, NTC Publishing Group, 1997,USA.
          Còn trên mạng thì có thử tìm trong:
          Tự điển trực tuyến Việt Hán Nôm http://www.huesoft.com.vn/hannom/, chọn phần Việt Nôm, đánh chữ giồi hoặc dồi có thể được trang sau:
          Xin nhắc là trau giồi không phải là tiếng Hán Việt, mà là tiếng Việt, nên phải chọn phần Việt - Nôm.
          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/5617/D1F6E662AA9546CC984DCA05E705AF73.GIF[/image]

          Rất tiếc là không có từ điển tiếng việt mới để khảo chứng thêm. Cuốn sách nên xem là Từ Ðiển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (NXB. KHXH 1988). Bạn nào có xem lại thử.

          Các câu thơ/ca dao trích trong bài viết trả lời VV ở trên là trích trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức, ở các mục từ giồi và trau (tr 568 và tr 1653).

          Trong các tự/từ điển trên không tìm thấy chữ ráng sức như HardBee đã đưa ra, chỉ có rán sức.
          Từ điển Anh Việt của Nhà Xuất Bản HKXH Hà Nội 1975 có ghi:
          ENDEAVOUR: ... (nđ) Cố gắng, nỗ lực, rán sức, gắng sức.
          Ở diễn đàn Ðất Việt người ta cũng bàn về trau dồi hay trau giồi. Vui nhất là diễn đàn mang tên: văn học>trau dồi việt ngữ nhưng thành viên dee dee lại có ý kiến ngược lại.
          http://vnnews.net/forums/showthread.php?t=43268
          __________________________________

          Còn giồi/dồi/dùi/giùi mài?
          Không phải bây giờ chúng mình mới thắc mắc với nhau về những chữ này, từ xưa thế hệ trước chắc cũng cãi nhau rồi.


          "Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều" thêm một nhà "Kiều học"

          (22/10/2004 - 04:30:56 AM)
          Ở Việt Nam những người quan tâm đến Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đều biết Phạm Quý Thích với “Tổng vịnh Truyện Kiều”, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) với “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”, Đào Duy Anh với “Từ điển Truyện Kiều”, Lê Văn Hòe với “Truyện Kiều chú giải”, Hoài Thanh với “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Lê Đình Kỵ với “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”, Nguyễn Quảng Tuân với “Chữ nghĩa Truyện Kiều”,... Với việc cho ra mắt bạn đọc cuốn “Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều” (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004) tác giả Nguyễn Khắc Bảo đã thực sự khẳng định vị trí của mình trong danh sách các nhà “Kiều học”.

          “Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều” tập hợp 35 bài viết của Nguyễn Khắc Bảo đã đăng trên các báo, tạp chí NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004 từ năm 2002 trở về trước. Cuốn sách gồm 2 phần: 8 trong số 35 bài làm sáng tỏ một số vấn đề về Nguyễn Du và văn bản Truyện Kiều. Nổi bật trong số này là bài “Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi nào”, ở đó Nguyễn Khắc Bảo dựa vào ngôn ngữ, văn bản trong Truyện Kiều và lệnh kiêng húy của vua Gia Long đã chứng minh rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi Nguyễn ánh lên ngôi vua (1802), bác bỏ các giả thuyết cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau 1802.

          Phần còn lại thực sự là “tìm đến nguyên tác Truyện Kiều”. Vấn đề là ở chỗ bản thảo Truyện Kiều do chính Nguyễn Du viết hầu như chắc chắn đã bị thất lạc. Mặt khác từ khi ra đời đến nay (khoảng 2 thế kỷ) Truyện Kiều được in bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ tới hàng trăm lần. Do “tam sao thất bản”, do sự biến đổi của ngôn ngữ theo thời gian,... nên cùng một câu Kiều có rất nhiều dị bản.

          Như câu 582 có tới 4 dị bản:
          Rụng rời khung dệt tan tành gói may,
          Rụng rời không dệt tan tành quả may,
          Rụng rời không cửi tan tành gối may,
          Rụng rời khung cửi tan tành gối mai.

          Hoặc câu 1250 có 4 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi giồi mài một thân; có 14 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi giùi mài một thân; có 16 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân.

          Do đó tìm đến nguyên tác Truyện Kiều là một việc rất khó khăn khác nào đãi cát tìm vàng! Để làm được việc này chẳng những phải có lòng kính trọng sâu sắc đối với Nguyễn Du, tình yêu vô hạn đối với Truyện Kiều mà còn phải có kiến thức vững chắc về chữ Hán, chữ Nôm, phải có trong tay các văn bản Kiều cổ nhất, phải có phương pháp làm việc khoa học... Nguyễn Khắc Bảo từng là thầy giáo dạy toán và đang là thầy thuốc, đã sưu tập được tới 34 bản Kiều nôm khác nhau, trong đó có bản ra đời từ 1871, 1872. NKB đã chứng minh rằng câu 582 phải là: Rụng rời giọt liễu, tan tành cội mai; và câu 1250 phải là: Ngẩn ngơ trăm nỗi dồi mài một thân.

          Trong sách có khoảng 30 trường hợp như vậy. Gần đây (khi sách đang được in) Nguyễn Khắc Bảo đã sưu tầm được một phần của bản Kiều in năm 1866 trong đó các câu chữ đều phù hợp với các câu chữ mà Nguyễn Khắc Bảo cho là nguyên tác của Nguyễn Du. Chính vì vậy cuốn sách thực sự là một đóng góp đáng kể vào việc khôi phục nguyên tác của Nguyễn Du.

          Người đọc nhờ sách đã hiểu Truyện Kiều đúng hơn, thấy rõ hơn thiên tài của Nguyễn Du. Cuốn sách của Nguyễn Khắc Bảo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của những ai quan tâm đến Truyện Kiều. Hơn nữa sách cũng bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về phương pháp khôi phục nguyên tác của một văn bản cổ.


          Trần Trọng Thuyết (561 Ngô Gia Tự thị xã Bắc Ninh)
          nguồn: www.baobacninh.bacninh.vn



          <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.07.2005 16:34:07 bởi Trương Củng >
          Attached Image(s)
          #5
            LXMai 21.07.2005 07:44:58 (permalink)

            Cố gắng, nỗ lực, rán sức, gắng sức.


            Chào QUÝ Thành Viên,

            Không phải Mai là người thích viết đúng tiếng Việt hay tìm hiểu kỹ càng về tiếng Việt. Tuy vậy Mai có vài ý kiền do thâu nhặt từ đâu đấy không thể dẩn chứng.

            1. Trau dồi và trau giồi

            Đôi khi bị ảnh hưởng của địa phương, thí dụ Bắc Nam, và ta hình như chưa có Hàn Lâm Viện để dứt khóat là tiếng nào là chuẩn...

            Theo sách vở trau giồi , theo cách nói miền Nam trau dồi ngay cà trong sách báo...

            2. rán và ráng

            Chúng ta cùng rán sức nhìn cây ráng có ánh ráng chiều có gì là hấp dẫn các bác phó nhòm.

            3. Thật là khó cho khi đọc "Giời ạ" hay ngay cả trong sách của giáo sư tiến sĩ nghiên cứu cả về Việt và Anh Ngữ.

            4. Vui với chữ và nghĩa

            #6
              ha noi trong toi 23.07.2005 07:47:11 (permalink)
              Mọi người đều biết là tiếng Việt rất khó và khi nói thì giữa các vùng cũng có những khác biệt nên khó mà có thể đưa ra 1 cách chính xác cho vấn đề Việt ngữ , ngay cả các học giả cũng luôn tranh cãi về vấn đề này , nhưng mình và bạn bè ở Hà Nội từ trước tới giờ đều được các thầy cô dạy viết và đọc là :" trau dồi " và " ráng sức " nếu sai sao các thầy cô lại dạy như vậy? theo như mình được biết thì nghĩa của từ "trau dồi " là sự rèn luyện , nâng cao ,bồi dưỡng , còn từ "ráng sức" là sự cố gắng hết sức để làm 1 việc gì đó. Mình không phải là nhà ngôn ngữ học , nhưng mình cũng như các bạn muốn giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.Tôi tán thành với dẫn chứng mà hardbee đưa ra , đó là dẫn chứng cụ thể nhất và rõ ràng nhất , vì sai phạm trong ngôn ngữ thường chỉ chiếm 1 số ít trong số các tác phẩm và trong nhân dân , nên có lẽ các bạn nên sửa lại đề mục :"trau giồi Việt ngữ" lại.

              #7
                HongYen 23.07.2005 13:41:56 (permalink)

                nên có lẽ các bạn nên sửa lại đề mục :"trau giồi Việt ngữ" lại.


                Đưa tay xin ý kiến.

                Hông phải ý kiến mà câu chuyện....xưa thật là xưa.

                Miền Nam: Trỏ lên bôi bảng đi. Học trỏ lên bôi hết các chữ trên bảng.

                Miền Bắc tại xứ Nam: Trỏ lên xóa bảng đi. Học trỏ lên xóa hết các chữ trên bảng.

                Bôi và xóa có nghĩa khác nhau ở hai miền.

                Rồi đến highlight, có người nói bôi đen mà thật ra là có thể dùng nhiều màu

                Bây giờ nói dựa theo tiếng Việt Anh, tác giả Trần Văn Điền, tự diển trang 630:

                Trao đổi: to exchange ....(từ trao, trao đổi, trao gởi....kinh qua trao dồi)
                Trau giồi: to improve


                Vòng vo trở lại tiếng Anh Việt, tác giả Bùi Phụng,
                exchange: trao đổi (tr. 195)
                improve: trau dồi (tr.263)

                Bây chừ mi nói răng rứa.

                Chúc vui với những điều chưa vui
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.07.2005 01:36:30 bởi HongYen >
                #8
                  ha noi trong toi 23.07.2005 20:26:53 (permalink)
                  Xin lỗi bạn Hongyen , có lẽ bạn không phải là người miền Bắc nên bạn không biết là ở ngoài miền Bắc các thầy cô giáo không mấy ai gọi học sinh là "trò" như người ở trong miền Nam , thường các thầy cô chỉ gọi bằng :"em" . CÒn dẫn chứng tiếng Anh bạn đưa ra có lẽ nên coi lại vì chúng ta hiện đang bàn về 2 từ là " trau dồi " và "trau giồi " , còn " trao đổi" với "trau dồi " thì có nghĩa khác nhau không cần bàn tới.Thêm nữa bạn cho ví dụ của tác giả Bùi Phụng cũng không thấy chính xác và thuyết phục được mọi người.
                  #9
                    giotnangmuathu2007 23.07.2005 22:44:02 (permalink)
                    LỜI DẶN CỦA THẦY

                    có một cô bé ở quê lần đầu tiên ra hà nội để dự thi. trước khi đi thầy giáo dăn rằng" con phải nói tiếng phổ thông, chứ tiếng địa phương người ta không hiểu đâu"...vi dụ như răng thì nói là sao.....mô đó thì gọi là đâu thế...cô bé nhẩm đi nhẩm lại để nhớ lời thầy dặn....
                    ra đến hà nội vào một quán ăn..sau khi đã ăn xong cô bé sực nhớ lời thầy dặn la phai dùng tiếng phổ thông....thấy một cậu bé con nhà chủ quán đi ra...cô bé đằng hắng gọi
                    -ê cậu bé chủ quán...cho mình xin chiếc tăm để minh xỉa cái sao được không?...cậu bé con nhà chủ quán ngơ ngác không hiểu cô bé yêu cầu gì.... còn người nhà cô bé thì được một trận cười đau cả bụng.........
                    qua câu chuyện trên ta thấy nên sử dụng ngôn ngữ việt như thế nào cho thích hợp...chứ dùng tiếng địa phương để dùng chung cho tât cả các miền thì đâu có được
                    ví dụ như hy ơi.....đi mô về rứa...hoặc choa chưa có ni hỏi làm chi hề......
                    vì vậy chúng ta phải dùng đúng thuật ngữ tiếng phổ thông... đúng không các bạn????????????.
                    #10
                      ha noi trong toi 24.07.2005 02:48:51 (permalink)
                      Mình đồng ý với thiện ý của các bạn khi tham gia vào mục này vì chúng ta có cùng 1 mong muốn là làm sao để giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt , nhưng để làm được điều này không chỉ riêng trong chúng ta cố gắng mà đó là điều nên làm của thầy cô , của xã hội, điều này rất khó , các bạn không lạ lẫm gì với những ngôn ngữ chat hiện nay , những từ ngữ lai căng và cũng không biết nó xuất phát từ đâu nữa như :" botay.com " " bo tay" .....Mình lắm lúc cũng bị lây và nói , đó là 1 điều rất khó tránh khỏi , Vì vậy để giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt là sự tự rèn luyện của mỗi người và có lẽ là nếu cần thì chúng ta nên giúp nhau để hiểu rõ , làm đẹp hơn cho tiếng Việt.
                      ha noi trong toi la toi
                      #11
                        maiyeuem 24.07.2005 02:52:24 (permalink)

                        Trích đoạn: ha noi trong toi

                        Xin lỗi bạn Hongyen , có lẽ bạn không phải là người miền Bắc nên bạn không biết là ở ngoài miền Bắc các thầy cô giáo không mấy ai gọi học sinh là "trò" như người ở trong miền Nam , thường các thầy cô chỉ gọi bằng :"em" . CÒn dẫn chứng tiếng Anh bạn đưa ra có lẽ nên coi lại vì chúng ta hiện đang bàn về 2 từ là " trau dồi " và "trau giồi " , còn " trao đổi" với "trau dồi " thì có nghĩa khác nhau không cần bàn tới.Thêm nữa bạn cho ví dụ của tác giả Bùi Phụng cũng không thấy chính xác và thuyết phục được mọi người.


                        Chào bạn ,tiếng trò ở Miền nam là để dùng chung cho tất cả học sinh bạn à ,nhưng khi giao tiếp thì thầy cô cũng kêu bằng các em như ngòai Miền bắc thôi bạn à ,ví dụ như ở ngòai Bắc tất cả các học sinh chắc cũng dùng chung là học sinh và học trò ,nhưng khi đứng bục giảng thì cũng kêu bằng các em thôi ,theo mình thấy có khác đây là khác danh xưng hoặcf là ngôn từ của mỗi địa phương thôi ,ví dụ trong nam cái chén ,thì ngòai bắc kêu cái bát ,cái mùng thì kêu cái màn ,mỗi địa phương có cách gọi khác nhau thôi ,đúng không bạn...Còn nhiều lắm ,nhiều khi ngòai bắc bên nội ngọai đều kêu bằng cô chú ,nhưng trong nam phân biệt rất rõ ràng ,bên nội thì cô chú bác ,bên ngọai thì cậu mợ và tùy theo quan hệ huyết thống để xưng hô ,cha mẹ con cái thì xưng hô cha ,mẹ ,xưng con ,còn miền bắc thì cha ,mẹ có thể kêu con bằng anh ,chị ,hoặc ngang tuổi hay bằng nhau lại kêu bằng các bác...vv mình thấy ngônm ngữ việt nam mình thật đa dạng và phong phú theo từng miền ,từng vùng và từng địa phương ,rất đa dạng bạn à ,chứ không phức tạp đâu ,có dịp mời bạn vào thăm miền nam cho biết nha ,nhiều khi cùng miền tây nam bộ ,nhưng lại phân chia theo nguồn gốc nữa bạn à ,như người gốc kinh chúng ta ,người gốc khơ me ,người gốc tàu ,còn miền đông nam bộ lại là người gốc bắc ,cao ly đa dạng lắm ,có dịp nào mình mong sẽ đón bạn trên mảnh đất của mình ,mảnh đất rất ngọt ngào ,con người chân thật ,chất phát và đầy lòng mến khách , đó chính là đồng bằng sông cửu long vừa là vựa lúa ,trái cây ...vv của miền nam đó bạn à, chào bạn và mong có ngày ấy
                        #12
                          ha noi trong toi 24.07.2005 03:19:19 (permalink)
                          Mình rất sẵn lòng thôi , người miền Nam đa số là tốt tính và thân thiện .Mình đã từng vào , đã từng được đi nhiều nơi , mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quê nội và ngoại lại ở miền Trung bạn bè đa số lại là dân miền Nam nên có thể nói mình biết nhiều về ngôn ngữ các miền , nhưng quả thực cũng khó có thể biết hết được . Nhưng chuyện chúng ta bàn ở đây là làm sao giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt phổ thông . Mình thì chưa có ý tưởng gì hay để thực hiện cả nhưng trước mắt chúng ta có thể sẽ đưa các bài văn hay những tác phẩm có lỗi lên để sửa. Mình sẽ bàn bạc lại với các member của diễn đàn mình , hy vọng là có ý tưởng gì mới cho 2 diễn đàn.
                          #13
                            maiyeuem 24.07.2005 03:28:59 (permalink)

                            Ý tưởng của bạn cũng hay đấy ,mình mong ý tưởng của bạn sẽ thành công và mình cũng mong cùng chia sẽ vói bạn ,thân chào bạn
                            #14
                              HongYen 24.07.2005 05:54:09 (permalink)

                              tiếng Việt là sự tự rèn luyện của mỗi người và có lẽ là nếu cần thì chúng ta nên giúp nhau để hiểu rõ, làm đẹp hơn cho tiếng Việt.


                              Hi ha noi trong toi (HNTT)

                              Nếu đuợc nói thì HY sẽ nói: HNTT trong tôi; nghiã rằng khi đang đánh máy trên DD là đang tập củng noí để dể hiểu hơn và nhất là làm đẹp hơn nếu ta có thể.


                              Rồi HY lại muốn nói thêm với HN câu thơ:
                              Nơi tôi đến là đất ở,
                              Khi tôi đi đất nở hoa tâm hồn
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 23 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9