Chà, hôm nay KDG dễ thương gớm! Cám ơn KDG trả lời hộ.
Khi trả lời câu hỏi của VV, TC đã có thử qua google rồi. Nhưng nghĩ lại trước đây 15 năm nếu có người hỏi trau dồi hay trau giồi chữ nào đúng, thì chắc chắn phải lật tự/từ điển. Còn những nhà làm tư/từ điển thì chắc không ai lại dùng google.
Và hôm đó TC đã tìm thấy từ trau giồi trong những bộ sau (không thấy từ trau dồi):
(LVD)Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức, Nhà sách Khai Trí.1970.
(NVK)Việt Anh từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí. (?)
(NDH)NTC’s Vietnamese – English Dictionary của Nguyễn Ðình Hoà, NTC Publishing Group, 1997,USA.
Còn trên mạng thì có thử tìm trong:
Tự điển trực tuyến Việt Hán Nôm
http://www.huesoft.com.vn/hannom/, chọn phần Việt Nôm, đánh chữ giồi hoặc dồi có thể được trang sau:
Xin nhắc là trau giồi không phải là tiếng Hán Việt, mà là tiếng Việt, nên phải chọn phần Việt - Nôm.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/5617/D1F6E662AA9546CC984DCA05E705AF73.GIF[/image]
Rất tiếc là không có từ điển tiếng việt mới để khảo chứng thêm. Cuốn sách nên xem là Từ Ðiển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (NXB. KHXH 1988). Bạn nào có xem lại thử.
Các câu thơ/ca dao trích trong bài viết trả lời VV ở trên là trích trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức, ở các mục từ giồi và trau (tr 568 và tr 1653).
Trong các tự/từ điển trên không tìm thấy chữ ráng sức như HardBee đã đưa ra, chỉ có rán sức.
Từ điển Anh Việt của Nhà Xuất Bản HKXH Hà Nội 1975 có ghi:
ENDEAVOUR: ... (nđ) Cố gắng, nỗ lực, rán sức, gắng sức.
Ở diễn đàn Ðất Việt người ta cũng bàn về trau dồi hay trau giồi. Vui nhất là diễn đàn mang tên: văn học>trau dồi việt ngữ nhưng thành viên dee dee lại có ý kiến ngược lại.
http://vnnews.net/forums/showthread.php?t=43268 __________________________________
Còn giồi/dồi/dùi/giùi mài?
Không phải bây giờ chúng mình mới thắc mắc với nhau về những chữ này, từ xưa thế hệ trước chắc cũng cãi nhau rồi.
"Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều" thêm một nhà "Kiều học" (22/10/2004 - 04:30:56 AM)
Ở Việt Nam những người quan tâm đến Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đều biết Phạm Quý Thích với “Tổng vịnh Truyện Kiều”, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) với “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”, Đào Duy Anh với “Từ điển Truyện Kiều”, Lê Văn Hòe với “Truyện Kiều chú giải”, Hoài Thanh với “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Lê Đình Kỵ với “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”, Nguyễn Quảng Tuân với “Chữ nghĩa Truyện Kiều”,... Với việc cho ra mắt bạn đọc cuốn “Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều” (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004) tác giả Nguyễn Khắc Bảo đã thực sự khẳng định vị trí của mình trong danh sách các nhà “Kiều học”.
“Tìm đến nguyên tác Truyện Kiều” tập hợp 35 bài viết của Nguyễn Khắc Bảo đã đăng trên các báo, tạp chí NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004 từ năm 2002 trở về trước. Cuốn sách gồm 2 phần: 8 trong số 35 bài làm sáng tỏ một số vấn đề về Nguyễn Du và văn bản Truyện Kiều. Nổi bật trong số này là bài “Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi nào”, ở đó Nguyễn Khắc Bảo dựa vào ngôn ngữ, văn bản trong Truyện Kiều và lệnh kiêng húy của vua Gia Long đã chứng minh rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi Nguyễn ánh lên ngôi vua (1802), bác bỏ các giả thuyết cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau 1802.
Phần còn lại thực sự là “tìm đến nguyên tác Truyện Kiều”. Vấn đề là ở chỗ bản thảo Truyện Kiều do chính Nguyễn Du viết hầu như chắc chắn đã bị thất lạc. Mặt khác từ khi ra đời đến nay (khoảng 2 thế kỷ) Truyện Kiều được in bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ tới hàng trăm lần. Do “tam sao thất bản”, do sự biến đổi của ngôn ngữ theo thời gian,... nên cùng một câu Kiều có rất nhiều dị bản.
Như câu 582 có tới 4 dị bản:
Rụng rời khung dệt tan tành gói may,
Rụng rời không dệt tan tành quả may,
Rụng rời không cửi tan tành gối may,
Rụng rời khung cửi tan tành gối mai.
Hoặc câu 1250 có 4 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi giồi mài một thân; có 14 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi giùi mài một thân; có 16 bản nôm chép là: Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân.
Do đó tìm đến nguyên tác Truyện Kiều là một việc rất khó khăn khác nào đãi cát tìm vàng! Để làm được việc này chẳng những phải có lòng kính trọng sâu sắc đối với Nguyễn Du, tình yêu vô hạn đối với Truyện Kiều mà còn phải có kiến thức vững chắc về chữ Hán, chữ Nôm, phải có trong tay các văn bản Kiều cổ nhất, phải có phương pháp làm việc khoa học... Nguyễn Khắc Bảo từng là thầy giáo dạy toán và đang là thầy thuốc, đã sưu tập được tới 34 bản Kiều nôm khác nhau, trong đó có bản ra đời từ 1871, 1872. NKB đã chứng minh rằng câu 582 phải là: Rụng rời giọt liễu, tan tành cội mai; và câu 1250 phải là: Ngẩn ngơ trăm nỗi dồi mài một thân.
Trong sách có khoảng 30 trường hợp như vậy. Gần đây (khi sách đang được in) Nguyễn Khắc Bảo đã sưu tầm được một phần của bản Kiều in năm 1866 trong đó các câu chữ đều phù hợp với các câu chữ mà Nguyễn Khắc Bảo cho là nguyên tác của Nguyễn Du. Chính vì vậy cuốn sách thực sự là một đóng góp đáng kể vào việc khôi phục nguyên tác của Nguyễn Du.
Người đọc nhờ sách đã hiểu Truyện Kiều đúng hơn, thấy rõ hơn thiên tài của Nguyễn Du. Cuốn sách của Nguyễn Khắc Bảo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của những ai quan tâm đến Truyện Kiều. Hơn nữa sách cũng bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về phương pháp khôi phục nguyên tác của một văn bản cổ.
Trần Trọng Thuyết (561 Ngô Gia Tự thị xã Bắc Ninh)
nguồn:
www.baobacninh.bacninh.vn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.07.2005 16:34:07 bởi Trương Củng >