clietc
-
Số bài
:
217
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 28.01.2009
|
Nhà Văn Bát Nháo
-
07.09.2010 12:33:00
Nguyễn Công Liệt. Nhà Văn bát nháo. (ngày 4/9/2010). I Mưa bắt đầu rơi, đôi khi con người muốn đếm xem nó có bao nhiêu hạt, là bấy nhiêu nổi buồn. Tôi rất muốn thử song việc đó thật là bó tay, có nhiều điều con người ta ham hố nhưng chẳng bao giờ làm được nhưng cứ nói lên tựa như mình đây là người có ý nghĩ lạ vậy. Thế cho nên mới có người đến với văn chương là thế. Xung quanh những hạt mưa, nhiều lời lẻ ca tụng. Rằng sau cơn mưa trời lại sáng, hoặc là nấm mọc nhiều sau mưa. Còn tôi, cảm giác như sau cơn mưa các nhà văn nhà thơ mọc lên như nấm. Nào là : "Hạt mưa rơi bao lâu?", nào là : " Hạt mưa tan tành bao mãnh", nào là: " "Hạt mưa lại bốc hơi" và cuối cùng: " Hạt mưa rơi trên mí mắt". Một vài câu một vài chữ, một vài lời cho hiện tượng mưa rơi và nhất là việc người ta mong ngóng lời mình nói có ý nghĩa nhất. Máy vi tính được đem theo vào quán cà phê có wifi, tiếng nhạc du dương và chút ít mưa rơi ngoài ngõ. Tức thì người ta thấy mình có thể viết ra ngay một câu chuyện, mở máy lên để cho các cô phục vụ viên trông ta là người quan trọng, gõ lốc cốc vài từ về mưa, rồi chờ trang web hiện ra và copy sang word. Thế là có một bài về mưa, chĩnh sửa chút xíu và được cài tên tác giả mới vào, liền lấy le với mấy em rằng: Anh là nhà văn. Hình ảnh ấy hiện diện rất nhiều trên các con đường có các quán cà phê và chỉ có vài lời như thế, người ta đã vội cho mình là nhà văn cũng rất nhiều. Đi khắp các nhà sách, nào sách dạy làm người, nào truyện ma, nào truyện tình tay ba hoặc là những truyện tranh trẻ em hình ảnh váy ngắn váy dài bày biện la liệt, không biết đánh giá thế nào? Tôi hướng vào các đề tài cổ điển thường thấy, chẳng như cuộc đời trôi nổi của con người ở thời khắc lịch sử đã qua. Những trãi nghiệm cuộc đời ấy và đó là đề tài tôi thích nhất. Song, viết văn là một chuyện. Còn việc in ấn là việc khác. Sau này tôi mới biết, khi viết xong một tiểu thuyết hoàn hảo. Bạn chỉ đi mới có một phần ba đoạn đường. Đoạn thứ hai phải qua kiểm duyệt, và đoạn trình làng cũng chông gai không kém. Trước đây viết được vài năm, thì nghe nhà văn Lý Lan than rằng mười năm chưa được in ấn. Tôi chê bai dở thế, nhưng không ngờ mình có hơn gấp đôi thời gian ấy mà vẫn không in được một chữ nào. Tức giận vì bị Nhà Xuất Bản từ chối liên tục các tác phẩm mình viết. Tôi, "tự họp" một mình với mưa, tìm đâu là nguyên nhân mình viết hai mươi bảy năm trời vẫn không được in ấn một chữ. Nhìn mưa rơi, tôi đếm được hạt nào cứ đếm. Một mình mình ngồi đếm không ai nói gì, nhè ở quán cà phê có mấy em tiếp viên xinh đẹp. Tôi bảo họ đếm tiếp, nhưng mấy ai làm được vì nổi buồn của một nhà văn thì cứ tự mà đếm đi. Xong thì nhớ về mà đi khám mấy dây thần kinh, sắp xếp lại cho đúng nơi đúng chỗ. Trước kia, cũng chính từ việc mưa rơi. Tôi đưa ra ý nghĩa việc đếm từng hạt và được khen là người mơ mộng đầy lãng mạn, nên cứ đếm để mấy em trông thấy mà "ghiền". Giờ cũng việc đếm từng hạt mưa tí tách trên sân nhà, thì họ bảo tôi nhớ đi Biên Hòa ghé qua một chỗ. Ý mấy em xinh đẹp trách cứ tôi, nói thẳng ra là bị...khùng. Trước khi tôi viết văn, tôi có ghi lại một câu và mãi sau này tôi không thể nào quên: " Thà làm một việc gì đó, có thất bại cũng còn thốt lên được câu nói bất hủ của cụ Phan Bội Châu: "Trăm việc bất thành". Tôi e ngại rằng câu nói đó còn thốt lên không được, thì quả là con người mình quá tệ hại. Thuở còn trai trẻ, tôi dứt khoát phải làm việc gì đó hơn là đứng nhìn. Tôi bắt tay vào công việc văn chương, tôi chọn viết văn vì lỡ như có thất bại thì cũng không lỗ lã mấy. Tưởng là thế, thoáng chốc nhìn lại mà đã hai mươi bảy năm trời nếm đủ mùi Văn học và sáng tác ngần ấy tác phẩm mà mình vẫn không được in một chữ. Tuy tôi chưa chính thức là nhà văn nhưng đi đâu các Nhà Xuất Bản cũng biết mặt, bởi vì tôi thập thò vào đó cả chục lần. Thực sự, tôi có thể khẳng định một điều ở các Nhà Xuất Bản, cũng như mọi nơi không bồi dưỡng ắt họ sẽ làm ngơ. Đó còn nói đến một qui chế ràng buộc không đáng có, cũng như người ta không nắm người có tóc lại chọn người trọc đầu. Cụ thể, thay vì cứ để cho Nhà sách làm điều đó, dù sao thì họ cũng có của cải và khi họ có ẩu tả thì họ trả giá. Đằng này, các nhà Xuất Bản hiện tại làm công việc "gát cửa" gần như ai họ cũng nghi là "tên trộm". Nghiệm vụ chính của họ là phát hiện những nhân tố mới, nhưng nhân tố mới làm sao có được "những quan hệ" gần gũi. Tôi dứt khoát một điều, tất cả trước sau cũng đứng dựa vào trục "chính nghĩa", mình cứ bình thản viết và lao động nghệ thuật một cách kiên nhẫn: Đó là chính nghĩa. Tuy tôi buồn nhưng buồn cho mình thì ít mà buồn cho Văn Học Việt Nam thì nhiều. Nhất là những rào cản quá gắt gao xuất phát từ tuyến đầu tiên đó, gần như họ "không ưa" những nhà văn trẻ. Nói người cũng cần nói qua mình. Tôi đúng là không có vận đỏ trong mấy môn nghệ thuật. Cuối cùng, tôi đem tác phẩm ưng ý của mình tìm đến một đạo diễn, thử thời một lần cuối cùng khi gát bút. Đem tác phẩm hy vọng chuyển sang kịch bản phim truyện, đó là phong trào hiện tại. Các nhà văn có tên tuổi viết tiểu thuyết khuyên nhủ mọi người đừng vì đồng tiền nhưng lảnh vực điện ảnh xem ra có tiền hơn thì họ bỏ viết văn hết ráo. Tay đạo diễn thì mãi mê quay phim. Ngước nhìn tôi và phán ngay một câu: " Tay này đóng phim được!". Tôi tạm thời gát lại kế hoạch chuyển tác phẩm sang kịch bản điện ảnh, tham gia vào vai trò nào đó trong điện ảnh để chờ cơ hội tiến thân vậy. Ai dè đạo diễn bảo tôi đóng vai lão già, anh ta đang cần gấp và chỉ xuất hiện có 4 giây rồi chết nên thù lao cũng chỉ ngần ấy: Bốn ngàn thôi à? - Cái gì?- Tôi hỏi lại rồi lắc đầu. Đúng là tôi không có thời cho môn nghệ thuật rồi...Tôi lắc đầu vì chán ngán số đen đũi của mình. Không thành nhà văn thì cũng thành diễn viên điện ảnh cũng được đi, đằng này cũng là diễn viên điện ảnh nhưng là vai lão rồi chỉ xuất hiện có bốn giây rồi chết...Quả tình phận mình đúng là ăn mày. Thôi, tôi đã viết văn hai mươi lăm năm rồi còn gì. Không còn vì lý do gì nữa để cầm bút, nhưng cũng còn tiếc nuối vốn liếng bỏ ra thâu đêm chiêm nghiệm cuộc sống đã được tích tụ đầy ấp trong đầu óc tôi thì sao...Nhất là những lời trăng hoa mật ngọt với các cô gái, nếu đem ứng dụng ở ngoài đời chắc chắn là tôi có làm nghề "Đào mỏ" cũng sống khoẻ ra. "Hay là vậy đi!"- Tôi đi đến ý nghĩ đó, giờ mình đâu phải người tiếng tăm, rằng sao phải giữ mình...Có ai biết gì đến tôi đâu mà sợ. Bao đêm suy nghĩ, cuối cùng tôi tự hỏi: " Mình hết cửa rồi sao? nhưng cả khối vốn liếng tích tụ giờ đem ứng dụng đâu đây?". Trước khi "chết", con vật nào cũng cẩn "giãy giụa", "mình giãy giụa sao đây?" Lúc viết tiểu thuyết, tôi cũng có đi đây đó nhưng chưa bao giờ tới Huế. Tôi nhớ câu nói của một nhà văn đàn anh đàn chị có bảo: " Nhà văn nào chưa đến Huế là không phải nhà văn và hình như mọi nhà văn nào cũng hay mộng mị một cô gái Huế". Trước đây chắc vì tôi đi thực địa không đúng chỗ và không có được một tình cảm nào. Hay lần này đi Huế và yêu cô gái nào mình quen, rồi cảm nhận sự tỉnh lặng nơi ấy và hình thành một "cái trục" cho mình sáng tác tiếp. Tôi nhớ rằng mình có chát chít với một cô gái Huế, bảo mình có ước mơ trở thành nhà văn. Nàng có gửi cho tôi một tấm hình, áo dài tím tha thướt bay trong gió đang sải bước trên cầu Trường Tiền. Tôi quyết định đi Huế, đây là lần giãy giụa sau cùng nếu không gặt hái được gì, mình sẽ trở thành kẻ "đào mỏ". Tôi quyết định như vậy. Sông Hương núi Ngự còn xanh thẫm, tôi tán tỉnh được một người con gái Huế và quyết định ra đó. Trên cầu Trường Tiền, tôi vừa đi vừa hát nghêu ngao: " Sông Hương nước chảy thuyền trôi lập lờ...Vẻ đẹp Huể chẳng nơi nào có được, nét diu dàng pha lẫn trầm tư. Ơi Huệ của ta...Ta có Huệ ngọt ngào". Tôi hát đổi dấu thanh nghe cho có vẻ Huế, lâu quá không hát nên câu nhớ câu không nhưng thực sự mấy ai quen được cô gái Huế như tôi...Áo dài tím nón lá bài thơ, nàng đang đứng trên cầu ngóng về hướng chợ Đông Ba. Tôi đếm đúng nhịp cầu trong hình và đứng ngay vị trí như trong tấm hình nàng gửi. Tôi ngắm một lúc, rồi rạo rực bỏ vào túi áo. Tôi nhắn tin cho nàng, rằng tôi đã đến Huế rồi, rằng đã đứng trên cầu Trường Tiền và khẳng định với nàng là đúng ngay chỗ nàng chụp hình nữa. Vừa nhắn tin vừa ngắm con sông nước chảy lờ đờ, nàng bảo tôi là hãy đi thẳng vào chợ Đông Ba (nếu như muốn gặp nàng ngay). Tin nhắn nàng chỉ đường, quẹo trái quẹo phải, rồi quẹo trái quẹo phải, rồi đi thẳng tới quầy thịt heo.Tôi ngờ ngợ điều gì đó, áo dài tím nón lá bài thơ hoặc người con gái đẩy mái chèo xuôi dòng sông Hương đang làm gì ở chợ này. Coi chừng mình quen một người không được như trong thơ, ở đó cũng không thấy người ta nói tới nghề ngỗng nên tôi cũng không hỏi nàng làm gì ở Huế. Thôi thì phải làm gì đó để sống chứ, bây chừ tôi chỉ mong là một người bán chè bán bún cũng được, đừng là người bán thịt heo. Từ xa, tôi nhận ra ngay người con gái Huế ấy. Nàng nhanh tay gói hàng cho khách, rồi cầm con dao phay chặt thịt bản dày, chặt phụp xuống bàn "cắm phập", đứng trân. Nàng cười ngặt nghẻo: - Anh tới Huế thăm em răng? Tôi hơi sường sượng giữa mọi người đi chợ, rồi gật đầu. Các nhà văn, các thi sĩ trước đây đến Huế, chắc rằng họ đã quen và yêu thương những người con gái Huế yêu kiều. Nên họ mới có những tuyệt tác và trở thành danh nhân văn hoá, còn tôi xem như cũng còn vương vấn văn chương và chuyến đi này thực tế gặp cô gái Huế, cũng xinh đẹp và thướt tha trong chiếc áo dài tím, nón lá bài thơ nhưng nàng ...bán thịt heo. Đành rằng nghề nào miễn lương thiện là được, nhưng làm sao viết văn thơ đây...Đúng là số tôi "dứt điểm" công việc viết lách, không vương vấn nữa là đúng rồi. Tôi hỏi kỹ lại nàng lần nữa: - Ủa? Em bán thịt heo hả? - Đúng rồi! Có răng mô? Đã có lần nói với anh rồi... - ...Nói hồi nào đâu... - Có nói mà... - Ừa!- Tôi đở lời- Nghề này cũng mau giàu... Chúng tôi hẹn nhau uống cà phê vào buổi chiều. Nàng chỉ cho tôi biết một quán cà phê, nằm sát sông Hương rất thơ mộng. Nàng nói thế, chứ thực ra quán cũng bình thường lại còn rau muống mọc um tùm. Tôi đến sớm hơn đợi nàng, rất nản chí muốn bỏ về và không bao giờ gặp nàng nữa. Tôi muốn ngồi chờ nàng, nửa muốn đi. Tôi đang đứng giữa "lằn ranh", đó là chút lương tâm còn sót lại của một người viết văn, nên mấy chữ "gạt tình" len lõi trong đầu tôi. Ngồi đợi không lâu thì nàng chạy chiếc xe tay ga đổ xịt trước cửa quán, nếu ai không quen biết nàng thì chắc bẫm nàng mới "mần thịt" kẻ nào đó. Trên xe nàng có mấy bịt thịt treo lủng lẳng, chống chân dựng tìm ngay đến chỗ tôi ngồi. Hai chúng tôi ngắm sông Hương cũng giống như mấy thi sĩ, nhưng chỉ một lúc nàng vói tay hái nắm rau muống. Nàng nói nàng thích uống cà phê quán này, vì hái rau muống mang về rất dễ. Tôi cảm giác như nàng là người tiết kiệm, việc đó không có tội gì nhưng sao tôi nghe ưng ức trong lòng. Tôi thì chỉ muốn qua quít rồi rút lui, hẹn hò được như thế này là tốt rồi...Nàng nói tôi sao mà nói ít thế, tôi khéo léo nói là đang cảm nhận sự tỉnh lặng của Huế. Nhưng sự thực tôi muốn than thở gì đó để nàng động lòng, rằng tôi đang rất khó chịu vì số mình sao mà "hẻo quá". - Chắc là anh buồn vì không gặp được người như trong thơ. Tôi liếc sang nàng định co hai lên ghế, thú nhận "chứ nhận gì nữa". Nhưng tí xíu che giấu nỗi niềm kẻo nàng buồn lây. - Huế đẹp và em cũng đẹp... - Biết vậy, nhưng chắc anh cũng bị phiền phức vì em...- Tự nàng nói, tôi không bát nữa- Việc này...Em có thể phụ giúp anh nì...Em thấy anh có gì đó thất vọng, chắc cũng có em trong đó, nên em muốn bù cho anh nì... Nàng nói một hơi không chút so đo gì, liền gọi người trả tiền nước và "lì xì" tôi năm triệu gọi là chi phí bù cho tôi ra Huế thăm nàng. - Thế rồi, em bán thịt heo hôm nay lời không hả? - Chuyện đó anh đừng nói gì, giúp anh chút nào hay chút đó. Anh đi thêm vài nơi nữa xem, có khi đi nhiều giúp ích cho anh nhiều đó...Hà Nội, chẳng hạn. Tôi cầm tiền và mạnh dạn đút tiền vào túi, thao tác này đúng là để "mở hàng" cho một nghề mới đây (Nghề đào mỏ). Tức mình vì những nhà thơ, nhà văn đã yêu những cô gái Huế yêu kiều, nhu mì đâu hết cả rồi. Tới phiên tôi không còn dịp thấy những nàng ấy đâu nữa...Đúng là số mình không mấy may mắn, coi như là việc văn chương đã "hết cửa". II Tôi nhanh chóng rời Huế và làm theo lời nàng: mua vé máy bay đi Hà Nội. Hiện tại, Thủ Đô trời đang lạnh cắt da. Dạo bước trên cầu Thê Húc, cái lạnh Hà Nội cắt da nên mặt Hồ Gươm sương mờ phủ đầy trên hàng liễu. Thấp Thoáng phía chân cầu một người con gái đẹp của Thủ Đô đang đi cùng một em bé, tay cầm cành đào rất đẹp. Đúng là tôi xớn xác hoặc là vì trong lòng còn chút máu nghệ thuật khó cầm cự ngay được. Tôi trầm trồ ngơi khen nét đẹp dễ thương của người con gái, tôi tiến lại như cảnh ấy vẫn thiếu đi một người con trai và tôi đến gần nàng như thực sự là cảnh ấy cần phải lấp vào chỗ trống thiếu đó mới thấy vẻ đẹp hạnh phúc của mặt hồ. Tôi đứng khuất phía sau Tháp Bút, nên hoàn toàn không thấy đoàn quay phim họ đang chĩa máy quay đến nàng. Nàng đang đóng phim quảng cáo: - Ô! Em gái Hà Nội xinh đẹp quá! Anh muốn có bôi hình kỷ niệm được chứ? Tôi cứ nàng sẽ từ chối hoặc buông vài lời phỉ báng, ai dè nàng đồng ý rồi đứng dựa vào tôi cùng đưa bé. Tôi loay hoay nhờ người chụp hình, người phụ việc đoàn phim chạy tới định cằn nhằn gì đó. Tôi đưa máy ảnh cho anh ta và không nghe lời ca thán vì quá rạo rực, anh ta phải chụp cho xong để còn quay lại cảnh ấy. Lúc này, tôi mới hay rằng cảnh này đã quay đi quay lại cả chục lần. - Thôi lỡ rồi! Đứng sát vào...Thế thế... Tôi là một người có gì đó "rất lạ" với mấy tay đạo diễn điện ảnh. Sở dĩ tôi để hai từ trong ngoặc kép là vì sớ rớ thế nào mấy tay đạo diễn cũng gọi tôi gấp vào vai nào đó, thế nhưng toàn là những vai trò gì đâu không. Tựa như lần trước chưa chi là tay đạo diễn vừa gặp tôi lôi vào vai lão chỉ xuất hiện có bốn giây rồi chết, thì lúc ở Hà Nội có một chuyện cũng bất ngờ. Tay đạo diễn thay đổi kịch bản, cũng phát hiện ra rằng có đôi có lứa hạnh phúc mới hữu tình hơn. Thế là, tôi có mặt trong một đoạn phim quảng cáo ngắn ngũi ấy. Xong xuôi đâu đấy, tôi liền xin danh tính nàng và số điện thoại. Tất cả đều không gặp chút trở ngại nào. Buổi trưa, tôi mạo muội gọi mời nàng ăn cơm. Nàng cũng là người dễ chịu không từ chối, nhắn tin địa chỉ quán ăn và bảo tôi tới đó. Tôi nghĩ mình cũng không cần nói năng gì nhiều với người Hà nội, ngoài ấy tư duy con người rất sâu sắc. Tôi chỉ bình thản nhưng nét đăm chiêu của một người hay nghĩ ngợi nhiều, đã làm tôi có sức hấp dẫn riêng. Điều này tôi có chút nghiên cứu về nó, các cô gái thích những chàng trai có gương mặt khốn khổ. Người lý luận nhiều thì họ thích vô tư, nhưng đừng quá hời hợt...Nói chung, đó là một sự vô tư nhưng có tính toán và tôi đã hấp dẫn được cô diễn viên điện ảnh. Hai chúng tôi quây lấy nhau cả buổi chiều hôm ấy nữa và xem múa rối cùng với thằng con trai của nàng...Vâng, thằng bé cùng đi trên cầu Thê Húc ban sáng là con của nàng, nàng đã ly dị chồng. Người chồng theo nàng nói là một tay anh chị nào đó, sau ngày cưới nàng mới biết. Tối đêm đó, tôi ở nhà nàng. Sáng ra còn được gọi cà phê mang tới nhà, tựa như nàng cố tình giới thiệu các chú các bác thông qua cô chủ quán vậy. Tôi nghiệm lại những lời thủ thỉ đêm qua, nàng nói nếu như tôi yêu thương nàng và chịu ở lại Hà Nội thì nàng sẽ cho tôi đứng tên căn nhà này. Mọi người ai cũng biết, đất đai ở Thủ Đô Hà Nội rất mắc mỏ. Tôi được giao căn nhà sang trọng để mình đứng tên còn gì bằng, nhưng cái gì cũng có giá của nó. Càng lúc tôi càng hiểu được hoàn cảnh của nàng, tuy hai người đã ly dị nhưng anh chồng phán rằng ai đó đến với nàng sẽ bị "bay đầu". Lời nói đó chỉ là hù doạ, để "bao vây" nàng thôi sao? Nhưng tôi thì tin, bởi vì ai cũng biết mấy tay anh chị ở Hà Nội cũng không thua gì những giang hồ Hải Phòng. Tôi nghĩ mình tài cán gì, mà chỉ vừa gặp nhau trên cầu Thê Húc là được một tình yêu mạnh mẽ đến như vậy. Tôi còn "lì" ở lại Hà Nội thêm hai ngày nữa, cảm giác bất an mỗi ngày mỗi nhiều. Vào khoảng hai giờ trưa, tôi vào một quán cà phê nghe nhạc. Bỗng chuông tin nhắn báo, tôi ghé mắt xem nàng nhắn gì: " Anh ở đâu, hắn đang cho đàn em lùng sục tìm anh. Đừng về nhà, hãy tìm chỗ trú ẩn". Đọc xong, tôi thấy óc ác mình nổi dày: " Không lẽ, phận số mình ngắn ngủi vậy sao?". Tôi lướt qua cuộc đời mình, thực sự tôi là một người có hoàn cảnh buồn. Bây giờ mà chết nữa, thú thực đời tôi thật thảm thương. " Trăm việc bất thành", cụ Phan Bội Châu nói thế nhưng cụ làm biết bao việc phức tạp. Tôi không hiểu mình tại sao dấn thân vào mối tình này để mang hoạ, mà ai cũng thích tình cảm yêu đương nhưng họ gặp toàn mối tình đẹp, còn tôi sao cứ gặp những mối tình gì đâu không. Gần như chưa có thời gian dò xét thì có chuyện, mà lần này thì nguy hiểm nhiều nhất. Có những lần tôi nghĩ về cái chết, nghĩ rằng ở đời này khó tránh được việc đó cho nên lúc nào chết thì chết, nhưng tránh né vẫn hơn. Hiện tại, tôi ước gì mình bị bệnh ung thư thời kỳ cuối. Lỡ như có bị tụi giang hồ "xử", có khi còn mang ơn tụi nó nữa đằng khác. Mấy cái bệnh ung thư hết thuốc chữa nhập viện, nghe đâu tiền mấy trăm triệu, nên bị xử mà mang ơn là vì vậy. Đầu óc đang bấn loạn, tôi bỗng nghe tiếng chuông reo. Nàng điện thoại cho tôi ư? - Ngươi đang ở đâu? Giọng đàn ông, chắc chắc là chồng cũ nàng rồi. Tôi nghe rụng rời tay chân không biết có nên trả lời hay không? - Quán cà phê...- Giọng tôi thản thốt, nhưng bỗng cảm giác mình quá ngu đi chỉ chỗ cho người ta xử mình- Nghe này, anh đã ly dị vợ rồi, hãy để cho vợ mình yên... - Ngươi muốn nói gì, tranh luận gì thì cho ta gặp mặt đi... - Cứ gặp! Ta đâu sợ!- giọng tôi run run mà làm phách, cái kiểu nói này càng đẩy mình vào chỗ chết- Nhưng ngươi phải tự đi tìm, ta không chỉ nữa đâu. Thực sự, xưa nay tôi chỉ cầm bút và thỉnh thoảng có tưởng tượng giới giang hồ hung hăng. Nhưng giờ thì tôi trực tiếp bị đe doạ, cho nên tâm trạng hoảng loạn. Tôi cố trấn tĩnh để xem xét ngoài đường, hình như có vài tay lạng lách đeo kính râm. Phía sau tôi cũng có một người ngồi co rúm lại, tay này mặt không còn chút máu. Anh ta cũng nghe điện thoại di động và trả lời y chang như tôi hồi nãy. - Quán cà phê! Nghe này, tôi không muốn theo mấy anh nữa...Hãy để cho tôi yên. - Ngươi muốn nói gì, tranh luận gì thì cho ta gặp mặt đi! - Bên kia nghe rõ giọng điện thoại vang vang. - Cứ gặp! Ta đâu sợ!- Giọng anh ta cũng run run như tôi hồi nãy. Đợi anh ta tắt máy điện thoại, tôi xoay hẳn ra bàn cà phê phía sau: - Anh bị bắt ghen hả? - Bị bắt ghen cái đầu ông? Tôi là giang hồ Hải Phòng nè!- Anh ta hùng hổ khoe bắp thịt chắc nịch, rồi nhấp một miếng cà phê hạ giọng- Nhưng tôi không muốn làm nghề anh chị nữa. Tôi muốn về lại Hà Nội, thì bọn chúng nghi tôi phản về đầu quân ở đây. Theo luật giang hồ thì tôi phải bị xử, tụi nó đang tìm tôi. Đúng là ngoài đường có nhiều kẻ đang thám thính, còn trong quán có hai kẻ đang co rút. Tuy mỗi người có hai câu chuyện khác nhau, nhưng giống nhau cái đầu có thể bị bay khỏi cổ. Chúng tôi đang định hùa nhau chạy tìm công an phường gần nhất, nhưng e rằng không kịp nữa. Đường cùng, tôi loáng nghĩ ra một việc. Thông thường các nhóm giang hồ tránh mặt với nhau, hễ chúng xâm phạm địa bàn lẫn nhau là chúng sẽ choảng nhau quyết liệt. Tôi coi trong phim ảnh và đài Discovery đều như vậy, nên nghĩ ra một mẹo có thể cứu hai chúng tôi cùng một lúc. - Tôi sẽ cứu anh... - Cứu khỉ khô chớ cứu, nhìn tướng tá anh ốm nhách- Anh ta ngoảnh mặt chỗ khác. Nghe chê mình ốm nhách tôi cũng ưng ức. So với anh ta thì tôi nhỏ nhoi thực, nhưng với những người xin ăn thì tôi hơn nhiều. - Tướng vầy mà chê! Nhưng không sao, quan trọng là cái này nè...- Tôi chỉ lên đầu, ý nói con người ta nhờ ở trí tuệ. - Cái đầu sắp bay giống tôi chứ gì? - Nói không hên không à? Chờ một lát, tôi bảo anh làm gì thì làm nghe chưa! Tôi lục lại số điện thoại, tìm số điện thoại cô diễn viên điện ảnh. Tôi bấm máy: - Alô... - Anh ơi, anh đừng gọi về nữa. Hắn đang ở đây chờ đang em báo tin xử lý anh đó. - Em có sao không, em hãy lo tính mạng mình...xin đừng lo cho anh. Anh làm gì thì chấp nhận mọi việc, nếu chết vì em cũng đành...- Tôi lè lưỡi tự nhạo mình, không còn viết văn nữa như vẫn còn quán tính, rồi với giọng anh hùng không chút xíu hơi run nào trong đó- Em đưa máy điện thoại để anh nói chuyện với hắn. - Hắn đang nói chuyện với thằng con... - Em cứ đưa đi! Bên kia nghe tiếng trao đổi, rồi giọng hắn vang vang: - Ngươi chưa chết à? - Chết làm sao được, nói cho ngươi biết ta có cả đội bảo vệ thì làm sao hại ta được. - Ngươi là thứ gì mà có cả đội bảo vệ. - Thứ gì không biết nhưng cứ lần theo dấu vết của ta, thì đám dưới cấp của ngươi gặp phải sự đáp trả thích đáng đấy. - Giỏi, ngươi ăn nói giỏi với đại ca Hà Thành...Cái chết đang gần kề ngươi rồi đó. - Ta cảnh báo ngươi rằng, ta có cả nhóm giang hồ Hải Phòng đang bảo vệ ta. Đàn em ngươi đến ta nói trước là có cảnh đổ máu đau thương... - Ngươi hù ta à!- Hắn lồng lộn- Đám giang hồ Hải Phòng vào địa phận của ta à, ngươi có giỏi thì cho biết ở quán cà phê nào đi. - Quán Phương Hồng, đường Hàng Đ... - Được! Ngươi hãy ở đấy... Tôi quay lại phía sau bàn cà phê, thấy anh ta lắng nghe lén nên không cần thiết giải thích rõ chuyện gì nữa. Tôi hỏi: - Nảy giờ, anh nghe tôi điện thoại hết rồi chứ... - Vâng nghe rõ cả, anh la vang vang...Ai mà không nghe... - Ừ, mình có tật điện thoại nhỏ không được...Bây giờ, anh nhớ tôi nói gì thì anh cứ gọi lại đám giang hồ Hải Phòng, rằng anh được đám tay chân Hà Thành bảo vệ...Chỉ chỗ cho họ tới. - Được không đó! Anh ta săn bắp thịt lên, đã hiểu mưu kế của tôi. Tự tin cầm điện thoại và gọi một đại ca ở tận Hải Phòng, rằng mọi thứ anh ta làm đều sẽ bị chặn đứng bởi đám giang hồ Hà Thành, nói khích bát thách thức và chỉ địa chỉ nơi mình có mặt. Có hai nhóm giang hồ rõ ràng đang quần đảo, tìm. Nhóm Hà Thành mặc áo xanh lơ da trời, còn nhóm Hải Phòng mặc áo tím y như công nhân của công ty nào đó. Chẳng qua là họ muốn nhận diện nhau dễ dàng hơn và kinh nghiệm loạng xạ tránh quân mình chém quân ta mà thôi. Tôi ra trước cửa mặt nghênh đón đám giang hồ Hà Nội, rồi tới phiên anh bạn kia ra mà nghênh mặt hướng về đám giang hồ Hải Phòng. Xong, cả hai trở lại ai ngồi bàn nấy run đùi ( trong đó cũng có run thật nhưng cố giấu giếm). Nói thật ra, đến giờ phút này chúng tôi cũng chưa tin tưởng nhau lắm, chưa hỏi tên và cũng chưa dám ngồi chung vì người này phải trả tiền cà phê cho người kia. Giây phút hồi họp như thế mà cũng tính toán ắt mới chứng tỏ mình bản lĩnh. Chẳng lâu sau đó, ngoài kia bắt đầu nghe tiếng gươm đao loảng choảng. Tiếng thét hoảng loạng của người dân đi đường, rồi dạt ra hai bên để chúng xử nhau. Có hai tên giáp lá cà đâm thẳng vào bụng nhau, gục trước cửa quán. Cả hai đều làm động tác giống hệt, một tay ôm bụng chỗ con dao đâm, còn tay kia thì vịn lấy vai đối phương...Tựa như lúc này mới nhận ra là đâm chém chẳng có ít lợi gì: "tao đâm mày, mày đâm tao" không phải là huề mà đau đớn lắm. Khi người ta nhận nhau là con người mà đối xử với nhau tệ hại quá là lúc sắp chết, hai thằng nhìn đám giang hồ định can ngăn gì đó thì không còn hơi để phân bày. Cả hai đám giang hồ đang hăng máu, xông pha giữa đường như chỗ không người. Chính vì không còn lý trì gì nữa, nên cả bọn cũng không thèm bỏ chạy. Còi xe cảnh sát hụ inh ỏi mà cũng còn quần nhau tại trước cửa quán, cảnh sát bắt từng thằng trói gô lại. Họ không ngờ, sau những lần theo dõi hai nhóm giang hồ lừng danh này. Nay họ hốt gọn bọn họ trong khoảnh khắc, còn hai tên đại ca khét tiếng sớm muộn cũng bị luật pháp trừng trị. Lúc này, người bạn "cà phê" của tôi mới tỏ vẻ tâm đắc. Anh ta chìa tay bắt tay tôi hỏi quí danh, tôi chưa kịp thốt cái tên suýt làm "thế giới nghiên ngữa" vì văn chương, thì một anh cảnh sát chạy vào quán đứng chào theo kiểu nhà lính: - Chào đại uý! Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ... - Rõ! Các anh về trước. Tôi nấn ná lại một chút rồi về báo cáo lại cấp trên sau. Tôi há hốc mồm, đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Anh bạn cà phê nói là một tay anh chị Hải Phòng nào đó, giờ lại là đại uý cảnh sát là sao? Anh ta nhẹ nhàng ngồi xuống bên bàn tôi, rồi khoát tay vào vai tôi. - Nhờ anh chỉ cho một mẹo tôi mới tóm gọn được bọn chúng. Thực sự tôi là một đại uý công an, "nằm vùng" ở Hải Phòng bấy lâu...Mà, anh có hiểu từ này không? Tôi định nói mình là nhà văn thì làm sao mà không hiểu, nhưng rồi chỉ khoát tay cho qua để anh ta kể tiếp. - Tôi được cài cắm vào đám giang hồ Hải Phòng gần cả năm, nhưng không sao biết được đại ca cầm đầu nhóm này. Nản chí, tôi định về đây xin chỉ thị cấp trên, thì bị nghi ngờ đào ngũ về đầu quân cho đám giang hồ Hà Thành. Đi cả năm nay nhớ cà phê quán này ghê, định ngồi nhấp nháp một ly vì cấp trên của tôi không ai khác là bố đẻ mình. Đại ca Hải Phòng bây giờ mới chịu ló mặt định xử tôi, chưa đầy một giờ đồng hồ bọn đàn em đã có mặt ở đây. May mắn có anh nghĩ ra một mẹo nhỏ, tóm gọn chẳng những một bọn mà cả hai. - Mẹo này mà nhỏ- Tôi hanh hảnh cũng định nói mình là nhà văn mà, nhưng thôi. Tôi miên man tiếc nuối công việc: Tuy việc của anh ta làm và và việc viết văn của tôi khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ "phải làm" và "chờ thời"- Tóm lại là anh cũng không phải may mắn gì, cũng có công cán cả năm. Thực ra, nói theo kiểu biết điều, tôi cũng phải cám ơn anh mới đúng. Nếu không có anh ngồi đây chắc nảy giờ tôi gặp rắc rối to rồi. Anh đại uý công an cười ngặc nghẽo, thế là hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau như hai "thằng bống".
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2011 21:27:35 bởi clietc >
|