THƠ CÁCH MẠNG HOA LÀI CHO VIỆT NAM
Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 76 bài trong đề mục
Người Tôi Thương 03.09.2011 03:57:18 (permalink)
0

Trích đoạn: yenson

HỜN CĂM
Nhân đọc bài báo với hình ảnh quân Trung Cộng
đang chuyển quân tới biên giới Việt Hoa.


Thấy lũ giặc đang dương oai diệu võ
Máu trong tim rần rật khắp châu thân
Này công dân ơi Tổ Quốc đang cần
Mau đứng dậy hỡi con Hồng cháu Lạc

......

Yên Sơn
Cuối tháng 8/2011




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/100816/A13E4FD45B644A27AE5C4660786A1AB3.jpg[/image]


CHIÊU HỒN NƯỚC 2
 
Trước đèn lần giở trang thơ cũ
Nhục nước nhà, khó ngủ yên thân
Khóc người tuổi trẻ Lý Nhân
Khi xưa dám viết “Chiêu Hồn Nước” Nam*

Không gươm súng, không ra chiến trận
Ngọn bút cùn khiến giặc sợ run
Khen thay chí sĩ anh hùng
Hy sinh mạng sống thắp bùng lửa thiêng

Phạm Tất Đắc người chiêu hồn nước
Thuở xưa người vị quốc vong thân
Hồn thiêng người hỡi về đây
Giúp cho con cháu đuổi bầy ngoại xâm

Mấy ngàn năm, con Hồng cháu Lạc
Vững non sông không phải tự nhiên
Máu đào phải tưới triền miên
Thịt xương lớp lớp oan khiên chất chồng

Xưa Đại Việt đã từng uất hận
Bị Bắc phương giày xéo bao lần
Nữ vương Trưng Triệu hiện thân
Cứu nguy dân tộc báo ân giống nòi

Hồn Ngô Lý đập tan Bắc thuộc
Hồn Trần Lê cởi bỏ xiềng gông
Hồn Quang Trung dậy non sông
Bao hồn chiến sĩ trên đồng ngoài khơi

Trung Cộng nay tinh vi xảo quyệt
Cướp nước Nam, họ quyết lấn xâm
Quân sự, kinh tế, nhân văn
Lúc “bành trướng cứng”, lúc “lan tỏa mềm”

Thời nguyên tử, họ đầy bom đạn
Mộng điên cuồng, gây nạn biển Đông
Chúng ta nước nhỏ Lạc Long
Từ bi, trí tuệ, dùng phòng chống ma

Hồn dân tộc thuở nào cũng có
Tôi gọi hồn hãy dậy mà lo
Chớ ham nệm ấm cơm no
Nhìn kìa đất nước nguy to mọi miền!

Kìa Nam Quan, Tây Nguyên gấm vóc
Hoàng, Trường Sa lãnh hải ngoài khơi
Khắp nơi đầy lũ ma trơi
Mà sao Hồn Việt rong chơi chốn nào?

Hồn tỉnh dậy mà nghe mà ngó
Đừng để loài quỉ đỏ hại dân
Tôi van hồn hãy nhận chân
Tôi nài hồn hãy ra quân giúp đời

Hồn đất nước triệu người đoàn kết
Hồn thị thành nối kết hồn quê
Nối em, nối chị, nối tôi
Nối anh lính chiến với người thường dân

Giặc dù mạnh không làm tôi sợ
Hồn ơ thờ tôi sợ lắm thay
Nước non nghiêng ngả cuồng quay
Sinh tồn sống sót?  Một tay nhờ hồn!

Có những kẻ tham lam vị kỷ
Cũng có người hay chỉ bàn ngang
Có người ỷ lại ngoại bang
Xin hồn chớ nản rồi tan chí mình

Lại có loài chẳng còn nhân tánh
Đem nước non dâng bán cho người
Nước tan, nhà mất hỡi trời!
Hồn thiêng sông núi ngàn đời khóc than

Cũng họ Phạm, sao mà khác lạ?
Cùng giống nòi, lòng dạ khác xa!
Người thì “lệ nhỏ máu sa”
Kẻ cho voi đạp mồ cha mẹ mình

Tất Đắc nọ hiên ngang chống giặc
Văn Đồng kia hèn hạ phản dân
Mười Tư Tháng Chín năm xưa
Công hàm bán nước ký đưa cho Tàu

Hồn Văn Đồng về đây nghe rõ
Tội tru di bán bỏ non sông
Nếu hồn còn biết ăn năn
Mau mau dạy dỗ trông chăn đám trò

Dạy cho chúng biết đường phải trái
Bỏ bạo quyền, chống lại ngoại xâm
Giúp dân đòi lại giang sơn
Giúp giang sơn thoát những cơn hiểm nghèo

Tôi mời gọi hồn thiêng sông núi
Giống Lạc Hồng bốn biển năm châu
Mười Tư Tháng Chín năm nay
Trở về hồn hỡi ngày này biểu dương

Biểu dương rõ khắp cùng hoàn vũ
Chính nghĩa ta chống lũ ngoại xâm
Trả ta sông núi Việt Nam
Trả ta nhân phẩm ngàn năm Lạc Hồng

Phạm Tất Đắc xưa “Chiêu Hồn Nước”
“Bút viết xong … giọt ngọc nhỏ sa”
Tôi nay khóc nối lời ca
Mong sao anh chị gần xa đáp lời.

Người Tôi Thương
Ngày 21 Tháng 8, 2011


Chiêu Hồn Nước, Nhà in Thanh Niên Hà Nội, 1927, là bài ca gồm 198 câu song thất lục bát bày tỏ tình cảnh “nước mất nhà tan ”, kêu gọi hành động khôi phục giang san nòi giống.  Tác giả là nhà thơ yêu nước Phạm Tất Đắc (1909-1935) người làng Dũng Kim (nay thuộc xã Hợp Lý), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.


Phạm Tất Đắc sinh ngày 15-5-1909, mất ngày 24-5-1935 ở Hà Nội, là con một viên thông phán làm việc ở nhà in IDEO (Imprimerie d’Extrônc orient, cũng gọi là nhà in Viễn Đông) ở Hà Nội.  Năm 1923 vào học ở trường trung học thuộc địa (trường Bưởi); năm 1926 bị đuổi vì tham gia tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh và hô hào bãi khoá.  Ít lâu sau Phạm Tất Đắc làm và in thành sách bài thơ dài Chiêu Hồn Nước, sách vừa được phát hành đã bị cấm.  Phạm Tất Đắc bị đưa ra xử tại tòa Trừng trị ở Hà Nội ngày 15-6-1927.  Tòa án thực dân nghiêm khắc kết tội cuốn sách, nhưng vì tác giả mới 17 tuổi (chưa đến tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật) nên tòa quyết định giam vào nhà trừng giới cho đến tuổi trưởng thành.  Phạm Tất Đắc bị đưa đi an trí ở nhà trừng giới Tri Cụ (nay thuộc xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ).  Ở đây ông tiếp tục tuyên truyền chống Pháp và đứng ra tổ chức đánh giám thị nên lại bị đưa về giam ở nhà pha Hỏa Lò, Hà Nội; năm 1930 được tha nhưng vì sức yếu, Phạm Tất Đắc mất ít lâu sau đó.

Chúng ta hãy đắm hồn mình vào những lời thơ tim óc của Phạm Tất Đắc:

                           “Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ 
                            Trông non sông lã chã dòng châu
                            Một mình cảnh vắng đêm thâu
                            Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san


Và lắng nghe tiếng gọi mời tha thiết của một người hết lòng yêu nước thương dân:



“…Mong hồn tỉnh hồn càng không tỉnh,
Mong hồn về hồn định không về.
Non sông hồn bỏ lời thề,
Cho non sông chịu trăm bề lầm than.
Hồn hỡi hồn! - Giang san là thế,
Giống Lạc Hồng tôi kể hồn hay:
Kể từ hồn lạc đến nay,
Đêm đêm khóc khóc ngày ngày than than.
Cũng có kẻ trên ngàn đổ máu,
Cũng có người nương náu phương xa.
Cũng người bỏ cửa bỏ nhà,
Cũng người lo nghĩ tuyết pha mái đầu.
Cũng có kẻ làm trâu làm ngựa,
Cũng có người đầy tớ con đòi.
Cũng thằng buôn bán giống nòi,
Khôn thiêng chăng hỡi hồn coi cho tường!...
Có mồm nói khôn đường mà nói,
Có chân tay người trói chân tay.
Mập mờ không biết dở hay,
Ù ù cạc cạc công này việc kia.

Hồn hỡi hồn! - đêm khuya canh vắng,
Hồn nghe hồn có đắng cay không?
Tôi đây cũng giọt máu hồng,
Cũng xương cũng thịt con Rồng cháu Tiên.
Trông thấy cảnh mà điên mà dại,
Trông thấy tình mà dại mà điên.
Mà sao không thể ngồi yên,
Ba câu gan ruột tôi biên mời hồn…”

Chiêu Hồn Nước vang vọng âm hưởng thơ văn của phong trào duy tân đầu thế kỷ XX và cũng in dấu tinh thần yêu nước và tâm trạng xót xa của lớp thanh niên học sinh những năm 1920.  Chiêu Hồn Nước là tiếng nói can đảm của một người tuy còn ở tuổi vị thành niên nhưng đã đầy lòng thiết tha với vận nước.

Để đọc toàn bài, xin vào Website:  http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=356335
Tiểu sử trích theo Website:  http://thptlynhan-hanam.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=40&t=3289






R

<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2011 07:28:20 bởi Người Tôi Thương >
Attached Image(s)
#61
    yenson 04.09.2011 05:52:21 (permalink)
    0
    Rất cám ơn thi hữu NTT với những bài thơ tâm huyết. Tôi xin phép chuyển tải lên các Diễn Đàn Việt ngữ để chia sẻ với mọi người. Mong thi hữu tiếp tục sáng tác mạnh mẽ hơn trong giai đoạn "nước sắp khốn, nhà sắp khổ" này.

    Yên Sơn
    #62
      yenson 04.09.2011 05:54:51 (permalink)
      0
        CÁCH MẠNG HOA SEN
       
      Mau mau đứng dậy đồng bào ơi!
      Cách Mạng Hoa Sen sắp tới nơi.
      Đuổi bọn Tàu phù chuồn tán loạn,
      Xua quân Việt cộng chạy tơi bời.
      Bởi thầy xâm lược đè trò nó,
      Nên lũ vong nô bán nước tôi.
      Noi gót Bắc phi giành lẽ sống,
      Gương cho con cháu mãi muôn đời.
       
      Uyên Trang
      March 3rd 11
      #63
        Người Tôi Thương 05.09.2011 07:01:42 (permalink)
        0

        Trích đoạn: yenson

        Rất cám ơn thi hữu NTT với những bài thơ tâm huyết. Tôi xin phép chuyển tải lên các Diễn Đàn Việt ngữ để chia sẻ với mọi người. Mong thi hữu tiếp tục sáng tác mạnh mẽ hơn trong giai đoạn "nước sắp khốn, nhà sắp khổ" này.

        Yên Sơn

         
         
        Rất cám ơn anh Yên Sơn đã thưởng thức và có nhã ý muốn chuyển tải những bài viết của tôi lên các Diễn Đàn Việt Ngữ để chia sẻ với mọi người.  Những bài này được viết ra cho dân tộc và đất nước Việt Nam, cho nên xin các ACE cứ việc tự nhiên xử dụng trong khuôn khổ làm lợi cho đất nước và dân tộc.  Xin cám ơn.
        #64
          yenson 06.09.2011 23:05:42 (permalink)
          0
          Biển Đông: Quân bài lật ngữa

          Hoàng Thanh Trúc (danlambao) Ngày 7/08/ 2011 Bộ Quốc phòng Trung Quốc điều động quân đội “Lưỡng Quảng” tổ chức tập trận dọc đường biên đối diện với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trung quốc có chung đường biên giới với hơn mười quốc gia khác nhau, nhưng sao không là Tân Cương đang bất ổn, đối diện bên kia là Liên Xô, sao không là Nam Tây Tạng, đang canh chừng biên giới với Ấn Độ, sao không là sa mạc Gobi (Ngoại Mông) đang giằng co với Mông Cổ, mà lại áp sát biên giới Việt Nam?
           
          Sự kiện này hiếm thấy ở các nước có cùng biên giới, có chung các hiệp ước hữu nghị trong thời bình. Những cuộc điều binh bất thường (dù Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động hàng năm), theo thông lệ quốc tế là động thái quân sự nhạy cảm thường phải được thông báo và đồng thuận với quốc gia láng giềng trước khi nó diễn ra, đó là mặc định tất yếu trong qui tắc ứng xử ngoại giao vì trách nhiệm với hòa bình thế giới. Việt Nam chỉ biết được điều này khi tiếng xích chiến xa TQ rầm rập sát nách biên giới mình – Nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng oanh vàng thỏ thẻ phản đối từ Phương Nga, phát ngôn viên bộ ngoại giao VN? mà đây là phản xạ khôn ngoan thường thấy ở những trường hợp như thế trong đối ngoại song phương?
           
          Dưới mắt những chiến lược gia,những nhà bình luận thời sự Châu Á thì động thái ấy của TQ không hề bình thường chút nào khi mà “tàu sân bay dầu khí” (nhật báo Mainichi Nhật Bản gọi như vậy) ám chỉ giàn khoan dầu trên biển “Hải dương 981” một công trình hiện đại khổng lồ của TQ sau khi hoàn tất thời gian hoạt động thử nghiệm đang chuẩn bị để được lai dắt vào biển Đông ở cuối thu hay đầu đông 2011.
           
          Trong khi đó, trước việc chính phủ Philippines giới thiệu với các công ty quốc tế 15 gói thầu thăm dò khai thác dầu khí trị giá 7 tỷ usd trên thềm lãnh hải nước mình và tổng thống Phi cũng sửa soạn viếng thăm TQ theo lời mời của Hồ Cẩm Đào thì truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với mình tại Biển Đông rằng: "Đây là lãnh thổ truyền thống của Trung Quốc. Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt". Người ta buộc phải tự hỏi: Trung Quốc dựa vào đâu để tiếp tục ngạo mạn thái quá như thế?.
           
          Mỹ và cả châu Âu đang khổ sở vì lạm phát, nợ công tăng cao, kinh tế suy thoái phải dè sẻn, cắt giảm mọi chi tiêu thì Trung Quốc đang thặng dư dự trữ hơn 3000 tỷ usd. Ngân sách quốc phòng tăng hai con số % trong chục năm liền, 2011 là hàng trăm tỷ usd (160 tỷ theo Bộ quốc phòng Mỹ đánh giá). Từ một anh nghèo đói khố rách áo ôm thoáng chốc thành kẻ lắm tiền, vũ khí lận lưng thường hay tự mãn, và càng tự đại hơn khi xung quanh có nhiều anh nhà giàu sa cơ lỡ vận cầu cạnh, có anh từng là “anh hùng cái thế” giờ cũng khép nép vì lỡ vay nợ ngập đầu chưa trả nổi…vì vậy TQ tự kiêu cũng dể hiểu thôi.
           
          Tuy nhiên tự tin để phát ngôn kiểu “cả vú lấp miệng em” trong cái tư tưởng “Chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng” như thế, thường thì đó không phải nhân cách chính danh quân tử đúng tầm của một quốc gia giàu mạnh phát triển văn minh toàn diện. Không khó lắm để công luận quốc tế nhận định lời cảnh báo đó nhắm tới quốc gia nào.
           
          Tranh chấp trên biển Đông với TQ gồm: Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, nhưng từ trước đến nay chỉ VN và philipines là gay gắt trực diện hơn cả, đơn giản, ranh giớí TQ đòi hỏi như rào chắn trước cửa hai nhà này. Nhìn vào bản đồ đường “lưỡi bò, chín khúc” mà TQ công bố chủ quyền, rất khó cho bất cứ ai (trừ TQ) có thể chấp nhận, đây là đường thủy ra vào, là ngư trường truyền thống gần như bất khả phân ly của ngư dân các nước quanh khu vực biển Đông, là hải lộ thông thương tấp nập quan trọng của Châu Á và thế giới bao đời nay. Vậy mà chỉ với mảnh giấy cỏn con tự vẽ, tự ước lượng những vùng đất, biển đảo, có quân Nhật đồn trú của Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) khi được đồng minh ủy quyền giải giới quân phiệt Nhật ở Đông Dương năm 1947 để coi đó là cơ sở lịch sử các đảo và biển đông nằm trong đường lưỡi bò là “ bờ cõi” ngày xưa của mình?
           
          TQ đã bất chấp Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), ngay cả tháng 11 năm 2002, trong một phiên họp cùng ASEAN, Trung Quốc đã thông qua bản Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), vẫn chưa thấy TQ nói gì đến đường lưỡi bò chín khúc này, chỉ vài năm trở lại đây, khi nền kinh tế phình to khát năng lượng TQ mới quan tâm đến tài nguyên dầu khí trầm tích dưới biển Đông thì đường “chín khúc” có hình cái lưỡi (con bò điên) ấy mới chào đời. Và như một tay anh chị ít học nhưng tiền bạc rủng rĩnh quen thói côn đồ hành hiệp, sau hai lần cướp Hoàng Sa và một phần Trường Sa trên Biển Đông từ Việt Nam, không có đối thủ, thì hôm nay trong tình hình chính trị, kinh tế thế giới có chiều hướng bi quan hơn trước càng thuận lợi cho Trung Quốc tiến hành thực hiện tham vọng biến biển đông thành ao nhà để độc quyền khai thác năng lượng và thâu tóm các hải đảo làm chốt tiền tiêu cho chiến lược riêng mình thì không là điều khó hiểu.
           

          Bản đồ biển đông và đường lưỡi bò do TQ tự vẽ
           
          Với Philippines, trước đó, sau khi lời qua tiếng lại phản đối TQ xâm phạm lảnh hải dù Mỹ đã phái chiến hạm USS Chung Hoon đến tập trận cùng hải quân Phi và hiện nay hàng không mẫu hạm USS George Washington đang tuần tra trên biển Đông với nhiệm vụ là đảm bảo an ninh và ổn định phía tây Thái Bình Dương (biển đông) nhưng chừng này cũng chưa đủ cho “đại hán” hạ giọng.
           
          Hình như những dữ liệu cô đọng đậm đặc của trung ương tình báo sở TQ cập nhật về tình hình thế giới đặt lên bàn nghị sự cơ yếu của các chiến lược gia TQ đủ để họ nhận định rằng khi mà tTheo phân tích của CBO) nợ công của Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 70% GDP vào cuối năm 2011, mức cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. buộc các nhà lập pháp của Mỹ phải tìm mọi cách để cắt giảm thâm hụt và hướng đến việc cắt giảm ngân sách quốc phòng với đề xuất cao hơn so với dự định ban đầu của Tổng thống Obama ở mức 800 tỷ USD thậm chí lên tới 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Trước mắt, Nhà Trắng được yêu cầu phải cắt giảm chi phí quốc phòng gồm các chương trình đầu tư vũ khí và tăng quân để ngăn chặn nguy cơ ngân sách quốc phòng bị thâm hụt trầm trọng hơn.Theo đó, kế hoạch thắt chặt chi tiêu này bắt đầu bằng việc giảm 47.000 binh lính vào năm 2015, nhiều đề xuất tốn kém khác bị loại bỏ do vượt quá ngân sách như, kế hoạch tăng cường 573 tàu đổ bộ cho Hải quân Mỹ trị giá 14 tỷ USD, hệ thống tên lửa đất đối không Slamraam, bệ phóng tên lửa tự động NLOS-LS và dự án máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
           
          Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, chi phí cho chiến tranh hải ngoại củng buộc phải giảm sớm hơn kế hoạch, chủ yếu là ở Iraq và Afghanistan. Cuối năm nay quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Iraq, và từ tháng 7/2011 quân đội Mỹ sẽ giảm dần số quân ở Afghanistan. Và ngay cả động tác can thiệp quân sự gần đây nhất ở Libya, Mỹ cũng phải bấm bụng từ bỏ vai trò lãnh đạo NATO và lùi lại phía sau (Mỹ luôn lãnh đạo trong quá khứ) để yểm trợ, và khi lưỡng viện Mỹ cùng “tằng hắng”, tổng thống Obama cũng phải rút hết máy bay về, chỉ duy trì phi cơ không thám. Rõ ràng chính phủ lẩn chính trường nước Mỹ hiện nay trước nền kinh tế suy thoái chưa có lối thoát và bên thềm cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới, không thể xem thường những biểu ngữ từ người dân mang lời cảnh báo: “một viên đạn = chục trứng và ổ sandwich Do đó, các nhà lãnh đạo TQ có một nhận định: Sức mạnh quân đội và hải quân Mỹ là đáng gờm vẫn nguyên giá trị, nhưng chính phủ Mỹ, tòa Bạch Ốc không còn đủ “năng lượng” để bơm cho Ngũ giác Đài mang sức mạnh ấy đi khắp năm châu bốn biển khoa trương quảng cáo thị uy như trước; Vì thế tham vọng “Biển Đông” của TQ nếu khéo léo dàn xếp không ảnh hưởng to lớn đến quyền lợi thiết thực của USA thì chưa chắc Mỹ “thọc gậy bánh xe” mà mục tiêu ban đầu,trước mắt của TQ là giàn khoan “Hải dương 981” phải an toàn đến đúng nơi mong muốn, tiếp theo là yêu sách đường lưỡi bò và các nhóm hải đảo; còn hải lộ quốc tế thông thương nhạy cảm trên biển Đông, TQ không đề cập, coi như bỏ ngỏ.
           
          Mới đây như đáp trả lời ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong tuyên bố: “Mỹ có quyền lợi hàng hải mật thiết tại biển đông”, một quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc nói: tự do lưu thông chưa bao giờ gặp trở ngại trong vùng biển đông. Ông Wang Hanling, chuyên gia luật biển của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc lập lại: Trung Quốc chưa bao giờ can thiệp vào các hoạt động bình thường của bất kỳ tàu nào đi qua Nam Hải (biển đông) hay bất kỳ máy bay nào bay qua vùng này, nhất là các tàu và máy bay thương mại. Đây có phải là lời trấn an cho phía Mỹ và thế giới? sau lời tuyên bố ngạo mạn nói trên.
           
          Như ván bài “xì Phé” (xì tố) quân tẩy còn úp mặt nhưng người chơi có thể dự đoán được qua nước đi, hành động tập trận và hăm dọa nói trên, TQ như kẻ đang ưu tiên cầm bài “tố” một ván “thấu cáy” để nắm thóp, nắn gân đối phương yếu bóng vía chùn tay bỏ cuộc càng nhiều, càng sớm, càng tốt trong ván bài “biển Đông”. TQ và Philippines là thế, còn TQ với Việt Nam thì sao?
           
          Không giống lãnh thổ như hải đảo Philippines, VN và TQ có cùng biên giới “sông biển đất trời” vì vậy tranh chấp biên cương cũng bao la phức tạp hơn. Không thấy phổ biến, nhưng dự đoán gần như chắc chắn vị trí giàn khoan “Hải dương 981” của TQ sẽ cố định ở phía dưới Tọa độ: 8°38′ Bắc – 111°55′ Đông ngang vĩ độ Cà Mau, nằm trên vùng chồng lấn ba nước Việt Nam, Brunei, Malaysia, bên rìa các vỉa dầu khí trù phú mà vương quốc Brunei đang khai thác (đại hán chủ định ăn ké cho giảm chi phí thăm dò).
           
          TQ muốn tận dụng lợi thế giàn khoan dầu thế hệ mới, chuyên trị vùng nước sâu có bề đáy gập ghềnh ở biển đông, nó đứng vững trên 3000m chiều sâu nước và khoan giếng 12.000m. Có điều, vị trí này không xa quần đảo Trường Sa là mấy. Trong số 140 đảo, có khoảng 100 đảo nổi có diện tích đáng kể thì Việt Nam sở hữu nhiều nhất (25) số còn lại do TQ, Đài Loan và Philippines chiếm đóng. Đáng kể là đảo Trường Sa Lớn (sau đảo Ba Bình, Đài Loan chiếm giử) diện tích khoảng 0.2km vuông, mà VN đang xây dựng làm đơn vị hành chánh cấp huyện (cả tháng qua nhà nước và báo chí VN kêu gọi người dân và công ty xí nghiệp đóng góp mua đá từ đất liền mang ra xây dựng cũng cố phòng thủ trường sa?). Tại đây VN đã và đang xây dựng một đường băng dã chiến, cảng cá và đơn vị yểm trợ tiền tiêu hải quân. Đáng chú ý là Trường Sa lớn này cách sân bay và cảng Cam Ranh VN khoảng 450 km đường chim bay, cách điểm cực nam đảo Hải Nam TQ khoảng 1200 km. Điều này có nghĩa là phi cơ chiến đấu VN từ Cam Ranh bay ra Trường Sa có thể quay về, nhưng TQ bay từ đảo Hải Nam xuống nếu không được tiếp tế nhiên liệu trên không thì không thể bay về, mà nếu có điểm tiếp tế trên không cũng phức tạp vì phải hộ tống bảo vệ phi cơ chuyên chở nhiên liệu và chống lại phi cơ đối phương phục kích trên không, vì vậy TQ nỗ lực hoàn tất tàu sân bay phế thải “Thi Lang” để hy vọng khắc phục nhược điểm này.
           
          Dưới mắt các nhà chiến lược quân sự TQ, Trường Sa Lớn của VN là cái gai rất khó chịu, cần phải dọn sạch nó hoặc thay đổi chủ. Việc này không khó lắm với khả năng quân sự của TQ nhưng cho gọn như Hoàng Sa và một phần Trường Sa trước kia, không gây nên di lụy, đó mới là cân nhắc thiệt hơn của TQ trong thời điểm này.
           

          (Huyện đảo Trường Sa Lớn của VN - Ảnh: Đỗ Hùng)
           
          Trung Quốc tập trận áp sát biên giới VN không hẳn là chuẩn bị chiến tranh, dưới mắt các chiến lược gia châu Á. Không giống như năm 1979 (TQ tấn công các tỉnh biên giới Bắc VN) khi đại quân VN tràn ngập Campuchia, không hẹn nhưng cùng gặp nhau ở một quan niệm, công luận thế giới đánh đồng: VN tấn công xứ chùa tháp không thông qua LHQ, Trung Quốc tấn công VN để giảm áp có thể chấp nhận được. Hiện nay điều kiện cần đó không có cho TQ. Khi trên đà phát triển mà sức đẩy nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều nguồn lực đa phương bên ngoài thì một hành động phiêu lưu quân sự thiếu tính toán thiệt hơn sẽ chịu nhiều tổn thất to lớn chưa tiên liệu về ngoại giao kinh tế và chính trị với quốc tế, nhất là niềm tin với các nước Châu Á, chưa nói tới hậu quả chiến tranh dù thắng hay thua thì người sức trán cũng có kẻ u đầu, hơn 40.000 tử sĩ TQ ở chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 bia mộ còn sờ sờ ra đó. Vì vậy nếu dự kiến chiến tranh tổng lực hải lục không quân với VN nếu có, có lẽ nó thuộc thì tương lai chứ không thể là gần.
           
          Có những quan niệm cao hơn, xa hơn, cho một TQ khát vọng bành trướng ra toàn vùng Đông nam hoặc châu Á, nhưng nếu cẩn trọng đối chiếu thì điều này khó có thể hiện thực dù rằng cộng đồng Hoa Kiều lưu cư trong các quốc gia toàn vùng rất lớn nhưng không thể là tác nhân hay động lực hoặc chổ dựa làm đầu cầu chiến lược, bởi chưa bao giờ tinh thần chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia độc lập trên thế giới dâng cao như lúc này. Liên bang CS Nga tan rã với 15 nước SNG tách ra độc lập. Mỹ và NATO đang cố rút chân ra khỏi vũng lầy nhầy nhụa Iraq và Afghanistan. Không một bước chân quân viễn chinh nào muốn bước vào Libya hay Syria. Chế độ chiếm hữu thực dân, thuộc địa không thể sống lại từ đầu thế kỷ này khi truyền thông đa phương tiện kéo thế giới gần lại dưới một mái nhà. Do đó, dù TQ có bò lên được nền kinh tế hàng đầu thế giới thì 100 Tần Thủy Hoàng có tái sinh cũng chẳng thể nào gom thiên hạ (Châu Á hay Thế Giới) về một mối như khát vọng “huyển hoặc” của đại hán. Tây Tạng còn đó, nuốt vào nhưng còn nằm khò khè nơi cuống họng, hơn nữa thế kỷ cố táp Đài Loan nhưng cứ nghe tiếng răng lốp cốp chứ có táp được đâu?.
           

          Giàn khoan “Hải dương 981” (ảnh: China.org.cn)
           
          Hiện nay trong tầm tay TQ là Biển Đông, nhưng muốn có nó đề an toàn định vị cho giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động mà không vướng bận con mắt đáng ghét từ Trường Sa Lớn của VN gần đó thì có thể lý tưởng nhất cho TQ là một cuộc “ Chính biến” hay “Binh biến” trong lòng đảng CSVN hoặc xã hội chính trị VN, giống như tình hình bạo loạn bất ổn ở Libya hay Syria. Khi mà trong lòng dân tộc VN còn đó những hận thù tiềm ẩn do ý thức hệ Nam Bắc chưa hóa giải, lòng người ly tán bởi độc tài, tham ô,cường quyền bạo ngược thì một mồi lửa dân chủ tự do đúng lúc khởi đi từ nhân dân sẽ bùng lên bao phủ lấy đảng CSVN. Và một khi đảng độc tài quyền lực phải căng sức dùng công cụ quân đội, an ninh,sức mạnh của quốc gia bảo vệ chính thân thể mình thì phải hở sườn là tất yếu, như một cơ thể khi lên sốt cao độ não bộ sẽ hoàn toàn liệt kháng và lúc ấy có lẽ là cơ hội tốt nhất, với một lý do vụn vặt gây hấn nào đó Trung Quốc với chỉ một nửa các hạm đội hải quân của mình, một cuộc dọn bãi cấp tập như bão táp bằng tên lửa hành trình tầm trung và đại pháo, sau đó là một cuộc đổ bộ thủy binh sẽ không khó lắm để TQ đổi chủ Trường Sa như quá khứ trận hải chiến Hoàng Sa, trong khi dư luận thế giới đang tập trung vào điểm nóng nội địa VN. Nếu thực tế điều này xảy ra thì đây có lẽ là kịch bản hãi hùng cho đảng CS,và bất hạnh cho dân tộc VN khi trực diện đối mặt thù trong giặc ngoài.
           
          Trong góc khuất đó của bộ chính trị CSVN, đôi khi – nếu dự đoán không lầm – đây lại là tử huyệt mà CSVN sợ nhất. Nếu Tình báo Sở TQ nhúng tay khuynh đảo nội tình nhà nước, chế độ CSVN, mặc cho nhân dân công luận trong, ngoài nước chê cười những động thái nhún nhường nhịn nhục tới dưới mức nhục nhã, CSVN cứ phải cố ngậm bồ hòn làm ngọt cố chịu đấm ăn xôi để cầu cạnh sự an toàn từ TQ để tồn tại – bởi hơn ai hết, CSVN biết rất rõ cái CNXH/CSVN không còn là chất keo kết dính với TQ vì thực trạng hiện nay TQ gần như chỉ còn cái khung sườn gọi là CS còn tất cả là tư bản nguyên hình. TQ không thể duy trì mãi một thể chế khắc nghiệt độc tài toàn trị quá nhiều tương phản bên cạnh một Ma Cao và Hồng Kông tự trị, tự do, thông thoáng như phương tây, một Đài Loan tự hào tự do dân chủ chưa thần phục lục địa và cái tư tưởng đang phổ thông “mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn bắt được chuột” thì chắc không xa TQ không thể là một trong 5 nước Cộng Sản thiểu số còn sót lại của hơn 200 quốc gia tự do dân chủ trên thế giới và vì vậy bất cứ lúc nào TQ thấy cần cũng có thể dũ bỏ cái bảng hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt với VN khi cần thiết mà không đắn đo, nhất là hiện nay Việt Nam như con kỳ đà cãn mũi TQ trên biển Đông. Không biết có phải vì vậy hay không mà mới đây người ta tự hỏi, có những thay đổi bất thường trong bộ chính trị đảng CSVN như tướng Nguyễn Chí Vịnh Ủ/V TW/ đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng , Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, đầy quyền lực được đánh giá sẽ là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nhưng không biết có phải vì những tuyên bố như: “….Việt Nam chủ trương không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà giải quyết vấn đề biển Đông với những nước có liên quan trực tiếp như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, và….Chúng ta không lôi kéo nước khác vào cùng đàm phán hay làm trọng tài….hay ca ngợi “…..Bộ trưởng QP/TQ Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó…” – Có vẻ hơi nặng mùi thân TQ quá chăng? mà cuối cùng tướng Vịnh không có chân trong bộ CT và chìm lỉm mất tăm, rồi tướng Bộ trưởng CA Lê Hồng Anh vào ngồi thường trực ban bí thư/bộ CT thay bằng một tướng vô danh tiểu tốt Trần Đại Quang và điều động một loạt 4 tướng CA khác về làm bí thư đảng ở các tỉnh thành quan trọng?
           
          Tóm lại, Trường Sa VN, khúc ruột ngàn dặm khơi của cha ông hiện nay như chỉ mành treo chuông, ngàn cân trên sợi tóc. Qua các lời tuyên bố trịch thượng của “đại hán” nó ẩn dụ ví như ván bài “xì phé” nói trên mà giờ đây TQ không cần dấu dím đã lật ngửa quân bài cho Philippines và Việt Nam thấy như đe dọa thách thức.
           
          Philippines do có hiệp ước liên minh phòng thủ hổ tương với Mỹ nên Tổng Thống Phi không ngần ngại tuyên bố chắc nịch: “Thông điệp của chúng ta gửi cho thế giới rất rõ ràng. Cái gì của chúng ta là của chúng ta: đặt chân lên Recto Bank (một đảo của philippines ở biển đông) không khác gì đặt chân lên đại lộ Recto thủ đô Philippines và chính quyền Manila sẽ không cho phép các quốc gia khác áp đặt ý muốn chủ quyền của mình lên lãnh thổ của Philippines.”. Và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của philippines như hiệp ước song phương đã có giữa hai nước.
           
          Còn VN thì sao? Sau những xung đột căng thẳng trên biển Đông, Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng ngoại giao CSVN Nhận chỉ thị của Đảng và nước CSVN sang Bắc Kinh họp với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc hôm 25 tháng 6 để gọi là “giải quyết những bất đồng trên biển”.
           
          Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc tiết lộ rằng qua cuộc gặp giữa Hồ Xuân Sơn và Đới Bình Quốc, hai phía Hà Nội và Bắc Kinh đã thống nhất giải quyết các tranh chấp thông qua một “Đồng Thuận Chung” trong hiệp thương hữu nghị. Hồng Lỗi còn tuyên bố rằng: “Bắc Kinh hy vọng là phía nhà nước CSVN sẽ thực hiện những đồng thuận chung này”. Câu hỏi đặt ra là “đồng thuận chung” gì, nội dung ra sao…?
           
          Cho đến nay phía Đảng và nhà nước VN đã không có bất cứ tiếng nói nào để giải thích về điều mà Trung Quốc gọi là đồng thuận chung. Ngay cả việc 18 trí thức Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… viết thư yêu cầu Hồ Xuân Sơn giải thích rỏ về nội dung cuộc họp này và những điều mà phía Đảng và nhà nướcVN thỏa thuận với Bắc Kinh; nhưng Hồ Xuân Sơn và Bộ ngoại giao VN im thin thít không trả lời.
           
          Trong khi như trên đã thông tin, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây đã yêu cầu Bắc Kinh đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ra toà án quốc tế của Liên hiệp Quốc chứ dứt khoát không đàm phán song phương cùng TQ. (Trung Quốc cũng biết là họ rất yếu về pháp lý không thể nào thắng trong bàn hội nghị quốc tế đa phương và nếu để diển ra thì sẽ bất lợi hoàn toàn nên cương quyết bác bỏ) Và ngoại trưởng Phi sau cuộc họp đã như “ruột để ngoài da” công bố chi tiết cuộc họp cho quốc tế và nhân dân mình biết. Ngược lại thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, bộ Ngoại Giao, nhà nước và Đảng CSVN thì cố tình dấu nhẹm như “ mèo dấu c..t ” nội dung cuộc họp song phương có sự “Đồng Thuận” với Trung Quốc về Biển Đông!!
           
          Đồng thuận gì nữa đây? Đã đồng thuận “Công Hàm Ô Nhục Phạm Vạn Đồng ” – Đồng thuận Biên Giới “Phản Bội Tổ Tiên” – Đồng thuận im lặng để mất Hoàng Sa, giờ chắc đồng thuận “Vĩnh Biệt Trường Sa và Biển Đông” nữa chắc??
           
          Với cặp búa liềm treo lủng lẳng trên đầu dân tộc, chưa bao giờ Việt Nam phải cô đơn chống chọi với TQ để bảo vệ chủ quyền quốc gia như lúc này. Với ASEAN là con số không tròn trịa, ngoài lợi ích kinh tế, không ai tha thiết với quyền lợi một nước CS nằm sát bên mình, tập đoàn dầu khí liên doanh VN và LB Nga (Việt Xô Petro) với nhiều giàn khoan đang khai thác ngoài khơi biển Vũng Tàu cùng chia lợi nhuận dầu khí hơn chục năm qua nhưng từ khi tranh chấp lãnh hải với TQ chưa hề thấy một tàu chiến Nga nào léo hánh vào Biển Đông gọi là đứng về phía VN bảo vệ lợi ích chung hai bên?
           
          Nói đến điều này không khỏi chạnh lòng hoài niệm về một quá khứ “vàng son” của miền nam VN trong “Hiệp Ước Liên phòng Đông Nam Á” thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1954 bao gồm: Mỹ, Anh,Australia, Newzealand và 11 nước ASAEN giống hệt như (SEATO: Southeast Asia Treaty Organization) thập niên 60 tại Đông Nam Á.
           
          Ngày đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc phía nam vĩ tuyến 17 do quân đội VNCH trấn giữ. Xuyên suốt hơn hai mươi năm, biển trời bờ cõi cha ông được bảo vệ chu đáo dưới hiệp ước hỗ tương phòng thủ Đông Nam Á,với lực lượng tiền phương hải quân Đệ thất hạm đội Thái bình dương Mỹ đồn trú cảng Cam Ranh, không một thế lực nào giám tranh chấp, cho đến khi CSVN phá vỡ hiệp ước Paris đánh đổi một phần biên cương phía Bắc lấy vũ khí Trung Quốc tiến đánh trên bộ chiếm đóng miền Nam giúp cho Trung Quốc thảnh thơi tiến xuống Biển Đông đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QLVNCH - 1974 và tiếp theo đánh chiếm một phần Trường Sa ngay chính trong tay binh lính CSVN- 1988. Một sự kiện đau thương mà cả dân tộc VN phải nguyền rủa. Và hôm nay, Đảng + nhà nước CSVN tiếp tục trả giá cho những sai lầm cuồng tín trước kia, tiến thoái lưỡng nan trước thách thức TQ trên biển đông để bảo vệ bờ cõi Trường Sa.
           
          Có bao giờ những người CSVN tự vấn lương tâm: Điều gì hiện hữu trên đất nước VN hiện nay nếu ông Hồ Chí Minh không xua quân vượt vĩ tuyến 17 theo chỉ thị của quốc tế CS? Rất rõ ràng cho bất cứ người VN nào cũng nhìn thấy được: Biên cương phía Bắc không hao hụt vì cầu cạnh vũ khí TQ, Hoàng Sa Trường Sa vẫn nguyên vẹn trong tay QLVNCH, Biển đông vẫn yên bình vì Hải Quân Mỹ vẫn có mặt tại cảng Cam Ranh và tuần tra lãnh hải VN để bảo vệ các căn cứ hải và không quân Mỹ tại VN. Nhưng quan trọng hơn cả là một thế hệ thanh niên VN không phơi thây hy sinh vô nghĩa oan uổng cho một cho một Chủ Nghĩa Cộng Sản khát máu mà giờ đây cả thế giới đang nguyền rũa lên án có tên ông Hồ Chí Minh đang đứng bên cạnh các “ đại đồ tể” Polpot, Mao, Stalin, Lenin trên Đài Kỷ Niệm: Tội Ác Cộng Sản Chống Nhân Loại giữa Washington DC...
           
          Lịch sử sẽ công bằng trong quang minh chính trực – Cho dù hiện nay mỗi năm CSVN đều kỷ niệm vinh danh cho chiến thắng gọi là “Giải phóng miền nam thống nhất đất nước” ấy, trong lịch sử chiến tranh giữ nước tiền nhân chúng ta đều bảo toàn biên cương hoặc nới rộng cương thổ, chưa bao giờ phải hy sinh bờ cõi cho giặc với bất cứ lý do gì? Những người CSVN phải trả lời trước lịch sử: Chiến thắng ai? mà phải hao hụt máu xương, đất trời biển đảo?? Đế quốc Mỹ xâm lược ư? hãy nhìn Nhật Bản và Hàn Quốc, quân Mỹ còn ăn ngũ tại đó mà nền kinh tế tự do dân chủ gấp ngàn lần Việt Nam?? cả hai đang là chủ nợ của nhà nước CSVN này!
           
          CSVN có thể bịp bợm lừa gạt một người, một nhóm người, nhưng không thể lừa gạt cả một dân tộc. Cho đến giời phút này CSVN đã lừa gạt hy sinh xương máu nhân dân, đất trời biển đảo cha ông, gần 70 năm đẩy cả dân tộc đi trên con đường XHCN vô định không có thật mà 200 quốc gia thế giới đã từ bỏ tránh xa, để đạt được những gì và cho ai?
           
          Gần và dễ thấy nhất, hiện nay hầu như tất cả những người Cộng Sản có chức có quyền đều là những tên trọc phú, nhà cao cửa rộng con cháu giòng họ chia nhau các vị trí kinh tế tài chính để lợi dụng chức quyền bòn rút đất đai tài sản nhân dân, họ như say máu vì quyền lợi cá nhân bán rẻ môi trường, an ninh quốc gia, sẵn sàng toa rập bóp nghẹt những tiếng nói cảnh giác phản biện từ hàng loạt những nhân sĩ trí thức yêu nước lo lắng cho bờ cõi cha ông. Những bản án phi công lý trái pháp luật nối đuôi nhau đưa những người từng là đồng chí cộng sản của họ vào vòng lao lý bởi họ không thể chung một chiến hào với quyền lực độc tài chống lại nhân dân.
           
          Khi một loạt chế độ độc tài tham nhũng Trung Đông Bắc Phi bị nhân dân vùng lên đập tan, nhà cầm quyền CSVN lo sợ cho sự tồn vong của chế độ, gia tăng đàn áp bắt giữ vô tội vạ những người biểu tình yêu nước, những thanh niên sinh viên trẻ cất tiếng nói vì khát vọng tự do nhân quyền công lý cho toàn dân.
           
          Có thể vì mải mê săn lùng bắt giữ những người bất đồng chính kiến đôi khi nhà cầm quyền CSVN sẽ quên những điều khoản căn bản của HIẾN CHƯƠNG NHÂN QUYỀN LHQ mà mọi quốc gia văn minh dân chủ trên thế giới trong đó có VN là thành viên có nghĩa vụ phải tuân thủ, xin ghi lại như nhắc nhở Việt Nam cũng là một quốc gia văn minh có thừa “LỄ NGHĨA LIÊM SĨ” để hiểu được:
           
          ĐIỀU 1: Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.
           
          ĐIỀU 5: Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm
           
          ĐIỀU 9: Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán.
           
          ĐIỀU 11: Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một toà án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.
           
          ĐIỀU 12: Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
           
          ĐIỀU 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, tryền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.
           
          ĐIỀU 30: Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này.
           
          Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948
          Hoàng Thanh Trúc (danlambao)
           

          --

          http://www.dangnguoivietyeunguoiviet.org/


          https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/
          #65
            yenson 18.11.2011 05:06:35 (permalink)
            0
            Giấc Mơ Thu
             
            Cúc mùa này rất muộn
            Đã giữa thu nhưng vừa nở đêm qua
            Cành lá tong teo
            Lốm đốm những nụ hoa
            Cúi rạp xuống khi gió mùa thổi mạnh
             
            Đốt điếu thuốc
            Đứng giữa sân hòa mình cùng cơn lạnh
            Như rất thèm sau những tháng ngày nóng bức vừa đi
            Thường thường
            Đâu có ai vui mừng trước những biệt ly
            Nhưng mùa hạ đi qua
            Chắc không có người lưu luyến
             
            Lòng chạnh nghĩ
            Đất nước mình đã qua một thời chinh chiến
            Nhưng hơi thu vẫn còn mãi đâu đâu
            Dân tộc mình vẫn lắm cuộc bể dâu
            Chưa diệt được bọn tham tàn
            Họa xâm lăng đã trờ tới
            Rượu thô lậu
            Bao nhiêu chiếc bình cũng không còn mới
            Vẫn lập lòe buôn bán mị tà
            Hàng triệu người trong nước
            Đã có dịp kinh qua
            Rất cay đắng
            Chưa biết làm sao đổ bỏ
            Vậy mà có mấy chục người hải ngoại
            Tự xưng trí thức
            Ký tên vào “Thư Ngỏ”
            Van xin bọn tà quyền
            “Cứ buôn bán nhưng xin hãy nhẹ tay”
             
            Trí thức ơi!
            Các ông bà đang tỉnh hay đang say
            Hay vì học nhiều quá đâm ra ngớ ngẩn
            Khoan hãy nói chuyện xa xăm trong thế giới Cộng Sản
            Nhìn lũ vô thần
            Ở đất nước mình
            Hơn bảy chục năm qua
            Dù lão tặc Hồ Chí Minh học mót của Nga Hoa
            Nhưng xảo quyệt, tham tàn không thua gì quỷ đỏ
            Nào… Cải Cách Ruộng Đất
            Chính Sách Sửa Sai
            Nhân Văn Gia Phẩm
            Học Tập Cải Tạo… này này, nọ nọ
            Còn rành rành màu mực chưa phai
            Các ông các bà ơi thôi chớ đùa dai
            Đại diện cho ai mà phường tuồng to tiếng
             
            Có đất nước nào
            Hơn 36 năm không chinh chiến
            Tài nguyên dồi dào
            Dân tộc thông minh, mẫn cán
            Mà vẫn đói nghèo, tụt hậu như đất nước Việt Nam
            Ôi đáng sợ lòng gian tham
            Bán đất tổ, dời biên
            Sang nhượng biển đảo
            Ôi đáng lo những âm mưu bất hảo
            Vì muốn vinh thân phì gia
            Nhẫn tâm làm thái thú giặc Tàu
            Tai họa này biết sẽ còn bao lâu
            Khi nào anh linh của Liệt Tổ Liệt Tông nhập vào hồn tuổi trẻ
             
            Nắng hạ chang chang
            Thôi chào mi nhé
            Mong đừng kéo dài mãi sang thu
            Gió lạnh từng cơn trên cành lá vi vu
            Đốt điếu thuốc
            Kéo cao cổ áo
            Lang thang bước chân đi dạo
            Nghe thông reo mừng đón nắng vàng
            Tự hỏi mình bao giờ hết lang thang
            Bao giờ được tự do trở về nơi chôn nhau cắt rốn
            Bao giờ nữa
            Đất nước hết cơn nguy khốn
            Dân tộc mình mạnh bước vươn lên
             
            Đường vào nhà trồng cúc hai bên
            Dù gầy guộc nhưng cuối cùng đã nở
            Nỗi trống vắng hòa theo từng hơi thở
            Nghe trong lòng dội từng bước chân khua
             
            Yên Sơn
            Trọng Thu 2011
             
            #66
              yenson 29.12.2011 13:54:45 (permalink)
              0
               


              Bóng Mây
               
              Như cánh nhạn soi thân trên mặt nước
              Thấy bóng mình cứ ngỡ bạn tri âm
              Đêm đêm tựa chiếc Dao cầm
              Bóng in trên vách, âm thầm gọi tên
               
              Hơi men đắng trộn nhớ quên quên nhớ
              Cuộc phù trầm ai hay dở dở hay
              Tình yêu tựa như bóng mây
              Lúc như sương khói, khi đầy bão giông
               
              Yên Sơn
              #67
                yenson 29.12.2011 13:58:04 (permalink)
                0
                Bài thơ cho những người bạn trẻ Serbian
                 
                Xin chào bạn - Bok moji prijatelji! (*)
                Câu tiếng Croatian tôi vừa học được
                Khi vừa tới phi trường Belgrade xa xăm
                Tôi mang sứ mạng ở trong mình
                Chứ không phải đi du lịch, viếng thăm
                Nhưng lòng thấy vui vui
                Khi được du hành qua những nơi tôi chưa hề biết
                Khí hậu ở đây cũng chẳng có bốn mùa, tám tiết
                Nắng chang chang
                Trên 25 độ Celsius mỗi ngày
                Chỉ thấy lá vàng thưa thớt bay bay
                Dẫu đã trọng Thu trên bán cầu phương Bắc
                Tôi tiến về phía người cầm bảng đứng chờ
                Miệng cười tay bắt
                Tự giới thiệu mình
                Đại biểu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
                Đến từ Hiệp Chủng Quốc – America
                 
                Bạn nói với tôi đường về khách sạn không xa
                Đợi lát nữa để chờ thêm khách tới
                Tôi vui vẻ dạo loanh quanh chờ đợi
                Trong hành lang phi trường
                Tấp nập kẻ đến người đi
                Vừa tới khi
                Mười mấy tiếng hành trình mỏi mệt
                Bắt kịp tôi thì mọi người đông đủ hết
                Xe rời phi cảng
                Với bao nhiêu tiếng chào hỏi rộn ràng
                Bạn ngỏ lời:
                Dobro nam došli! (**)
                “Các cô chú đến từ Đại Hàn
                Các ngài đại biểu từ Phi châu xa lắc
                Chào ông Tiến Sĩ ở New Zealand”
                (Đang lim dim đôi mắt)
                Hơn ba mươi giờ bay từ cực Nam qua Belgrade
                Diệu vợi muôn trùng
                Bởi mọi người đến đây cùng mục đích chung
                Nên rất dễ thân quen
                Nói cười tự nhiên vui vẻ
                Bạn lịch thiệp dù tuổi đời còn rất trẻ
                Nói thông thạo tiếng Anh
                (ngôn ngữ phụ bắt buộc ở xứ này)
                 
                Tôi ở Belgrade tám ngày
                Ngày nào cũng rất dài với họp hành, sinh hoạt
                Bạn và nhiều bạn trẻ Serbian với tiếng Anh lưu loát
                Giúp đỡ tận tình
                Cử chỉ bặt thiệp dễ thương
                Khi có dịp tôi đi loanh quanh khắp nẻo phố phường
                Trong thành phố với hai triệu người sinh sống
                Đường phố hẹp với dòng đời xô động
                Tấp nập người
                Đầy rẫy xe cộ dọc ngang
                Suốt tám ngày không thấy một tai nạn giao thông
                Cũng chẳng thấy cãi co, gây gổ
                Hiếm thật hiếm mới thấy anh bạn dân ngoài phố
                Trông rất hiền lành, nhã nhặn
                Đúng nghĩa bạn dân
                Tôi cũng được dịp đi xe đò từ Bắc xuống Nam
                Đâu đâu cũng thấy nhịp đời bình thản
                Đất nước bạn cũng đã từng theo Cộng Sản
                Mới thật sự thanh bình từ một chín chín hai
                Lòng của tôi tràn ngập u hoài
                Cảm thấy hổ thẹn cho giống nòi, dân tộc
                Đất nước thống nhất
                Chấm dứt chiến tranh
                Cuộc đời người dân vẫn quay cuồng như con lốc
                Sau ba mươi sáu năm
                Vẫn chậm tiến, đói nghèo
                Nhân bản càng ngày càng teo
                Đố kỵ, lọc lừa càng lúc càng nhân bằng bội số
                Mừng cho đất nước bạn mà lòng tôi càng tủi hổ
                Xin ngả mũ chào
                Tạm biệt các bạn trẻ Serbia
                Doviđenja srpska omladino! (***)
                 
                Yên Sơn
                25 tháng 9, năm 2011
                 
                (*) Chào bạn của tôi
                (**) Chào tất cả quý vị
                (***) Tạm biệt các bạn trẻ Serbia
                #68
                  yenson 28.03.2012 04:56:31 (permalink)
                  0
                  MÙA XUÂN VÀ NGƯỜI TÌNH XA


                  Mùa Xuân về mở hội
                  Hoa sặc sỡ sắc màu
                  Trời xanh thẳm trên cao
                  Cỏ cây cùng vui hát
                  Thông và gió hòa vang tiếng nhạc
                  Cùng muôn chim ríu rít trên cành

                  Lòng anh đang an bình
                  Niềm vui dâng chan chứa
                  Ước chi mình hai đứa
                  Cùng dạo bước bên nhau
                  Bên con suối vắng vườn sau
                  Nụ hôn mời gọi tựa đầu trên vai

                  Bỏ hết những đắng cay
                  Của một đời luân lạc
                  Vì xuân thắm
                  Cũng như hoa tươi
                  Rồi theo mùa phai nhạt
                  Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại (*)
                  Cuối mùa

                  Nhớ ánh mắt long lanh
                  Ẩn đằng sau lọn tóc gió đùa
                  Môi chúm chím làm say cánh bướm
                  Em tinh nghịch quay đi khi anh cúi xuống
                  Hoa che miệng cười
                  Cho bướm lượn quanh

                  Ước gì em bên anh
                  Sẽ làm cho mùa xuân thêm rực rỡ
                  Không cần biết tình chúng mình là ơn hay nợ
                  Cứ như mỗi năm Xuân lại về
                  Vạn vật luôn mừng đón mùa vui
                  Anh nhớ em
                  Bao giờ em về lại em ơi!

                  Xuân 2012

                  (*) thơ Xuân Quỳnh
                  #69
                    yenson 20.04.2012 04:38:54 (permalink)
                    0
                    30 / 4 M Ộ T L Ầ N N H Ì N LẠI


                    Ngày 29 tháng 4 chim vỡ tổ
                    Gọi tìm nhau ơi ới giữa không trung
                    Đứa xăng hết đáp liều Hạm Đội 7
                    Đứa cùng đường đáp Côn Đảo, Dương Đông

                    Giữa đạn pháo, bay lên trời mới biết
                    Nhiều bạn bè trực chỉ Utapao
                    Tôi bật khóc nhìn Saigon rên xiết
                    Nhìn chiến hữu mình chung một nỗi đau

                    Chiều đất Thái Utapao xa lạ
                    Bạn bè nhìn nhau chia sẻ bi thương
                    Kẻ mất trắng, người mất con mất vợ
                    Kiếm tìm nhau trong vô vọng, đoạn trường

                    Tôi thất thểu theo đoàn người thất trận
                    Tiến về tây, về nước Mỹ xa xôi
                    Về Florida thấm đời tỵ nạn
                    Xót xa phận mình phiêu bạt, nổi trôi

                    Tôi còn nhớ tháng 5 ra khỏi trại
                    Sau vài tuần ở trong trại Eglin (AFB)
                    Được bảo trợ xuôi thân về Texas
                    Sống vật vờ giữa nông trại mông mênh

                    Tôi nhớ nước, nhớ bạn bè đồng đội
                    Nhớ gia đình, người yêu nhỏ mù tăm
                    Mới đó đã 37 mùa xuân cũ
                    Buồn ngút ngàn ngày một chín bảy lăm

                    Nhục mất nước cứ như hình với bóng
                    Nhập vào mơ từng giấc ngủ tha hương
                    Ngày tất bật dài như cơn mộng dữ
                    Đêm vô cùng nghe tiếng vọng trùng dương

                    Đứng soi gương, năm ngón tay làm lược
                    Chải hất về sau mái tóc bạc màu
                    Đôi mắt trũng sâu, thân tâm gầy guộc
                    Chỉ no tròn càng lúc một nỗi đau

                    Tôi chớp mắt, một màu sương ảm đạm
                    Chiều lê thê đã ngã bóng trước thềm
                    Ai cũng biết nơi đây là cõi tạm
                    Lúc quay về sẽ chìm khuất trong đêm

                    Tháng 4, 2012


                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.04.2012 04:40:01 bởi yenson >
                    #70
                      cvnguyen1994 03.07.2012 18:30:18 (permalink)
                      0
                      Đừng bảo tôi già
                      Đừng bảo tôi đã già
                      Bảy mươi thôi có già đâu
                      Đôi chân nầy đi dọc Trường Sơn
                      Tay vung kiếm thiên mở đường, phá núi
                      Đôi mắt nầy từng nhìn quê hương qua bao cuộc chiến
                      Từng nhìn bao lớp trai ra trận
                      Không phải để chiến thắng,
                      Không phải để làm anh hùng
                      Đơn giản là không thể bỏ tổ quốc
                      Trong giây phút gian lao
                      Đừng bảo tôi đã già
                      Khi tôi vẫn còn yêu nước
                      Khi tôi vẫn còn hát vang
                      Vẫn còn chiến đấu
                      Cho tiếng em thơ trong sáng
                      Và ngọn cờ tổ quốc phất phơ bay.
                      Tôi, những con én đã bay trên bầu trời tổ quốc
                      Sẽ bay mãi để lại được chết trên đỉnh núi quê hương.
                      #71
                        yenson 13.08.2012 04:54:38 (permalink)
                        0
                        MỘT THOÁNG MÂY BAY


                        Ngày tháng chạy như đua về phía trước,
                        Bỏ sau lưng bao tiếc nuối, mộng mơ.
                        Nghĩ… bất chợt anh và em gặp lại
                        Ở một không gian riêng lẽ bất ngờ

                        Bên suối mộng nghe lá vàng khẽ hát
                        Lời tình yêu còn được mấy ngày vui
                        Hương hoa cũ biết có còn phảng phất
                        Sau những phong ba bão táp dập vùi

                        Anh sẽ cùng em bên bờ suối mộng
                        Kể chuyện tình yêu “ngàn lẻ một đêm”
                        Sẽ cùng hát với gió ngàn lồng lộng
                        Cùng trăng soi bên dòng nước êm đềm

                        Sáng thức dậy cùng muôn chim rộn rã
                        Đàn nai vô tư gặm cỏ bên hiên
                        Anh chân đất, hương cà phê buổi sáng
                        Tay ôm đàn hòa nhịp với thiên nhiên

                        Tiếng điện thoại reo, giật mình tỉnh mộng
                        Chiều đã về giọt nắng đậu trên cây
                        Chuyện dĩ vãng nay đã là rất cũ
                        Dư âm buồn chỉ một thoáng mây bay

                        Mùa Hạ 2012

                        Mời ACE bấm vào đây đọc truyện mới
                        http://thovanyenson.com/?p=5215
                        #72
                          yenson 22.11.2012 23:18:44 (permalink)
                          0
                          TÔI VÀ MÙA THU 2012


                          Tôi đứng lặng nhìn mùa thu vừa đến
                          Cảm thấy đời mình cũng vàng như màu lá thu rơi
                          Cơn gió chướng vụt qua làm lá rụng tơi bời
                          Như đàn chim vỡ tổ tung mình bay khắp hướng

                          Tôi nhìn ra tôi
                          Thằng tôi vất vưởng
                          Đất nước loạn ly
                          Trôi dạt quê người
                          Ngần ấy năm sống xa quê
                          Thiếu vắng nụ cười
                          Cứ quay đầu lại nhìn trùng dương bát ngát
                          Chuyện một thời không thể nào phai nhạt
                          Cứ trở về theo từng mùa đến rồi đi
                          Vẫn đau lòng vì bao cuộc phân ly
                          Vẫn tự hỏi sao quê hương sau 38 năm không chiến tranh
                          Vẫn rách bươm trong hận thù, chia rẽ
                          Lũ đười ươi vẫn có thể ngồi trên cao chễm chệ
                          Hà hiếp dân lành
                          Bán nước cầu vinh
                          Nay cúi mặt làm ngơ cho giặc bắc phương ào ạt xâm lăng
                          Chiếm biển đảo, lấn ranh, mua đứt cao nguyên
                          Mở xí nghiệp khắp nơi vắt kiệt sức người dân nghèo đói
                          Người yêu nước khắp nơi
                          Bị lũ đười ươi đẩy vào ngục tối
                          Chúng cười hả hê
                          Trên những hợp đồng xuất khẩu lao động
                          Trên thân phận phụ nữ làm vợ ngoại nhân
                          Rồi đấu đá với nhau tranh lợi lộc, uy quyền
                          Lâu lâu lại khoát lác trăm điều tà mỵ
                          Ôi đất nước tôi bây giờ có hàng trăm ngàn điều phi lý
                          Đành bất lực nhìn dân tộc mình tay vẫn trắng tay

                          Cuối trời vẫn mây trắng bay
                          Và khi con người xuôi tay nhắm mắt
                          Khi ngọn đèn vụt tắt bóng tối sẽ tràn lan
                          Dẫu bao người yêu mến khóc than
                          Chỉ để chứng tỏ với đời những thương cùng tiếc
                          Chạnh lòng khi ngồi viết
                          Dòng mực vắt từ buồng tim
                          Bởi chung quanh là khoảng không gian quạnh vắng, im lìm
                          Làm sao hiểu những điều tôi chợt nghĩ!!!
                          #73
                            yenson 01.12.2012 22:23:00 (permalink)
                            0
                            NÀNG THU BÊN KIA SUỐI


                            Chỉ là những giọt sương thu rất vội
                            Nhẹ nhàng thôi nhưng thấm đẫm trong tim
                            Em cung cách ngây thơ như đứng đợi
                            Lạnh hết mùa về, tím cả chiều êm

                            Con giốc nhỏ nghiêng nghiêng nơi em bước
                            Anh cơ hồ như ngọn cỏ lau thưa
                            Mây lơ đãng in bóng mình trên nước
                            Soi môi em cười, nhánh cỏ đong đưa

                            Anh len lén khẽ gọi con bướm trắng
                            Theo chân em về trang điểm dung nhan
                            Bướm lơ lửng anh nhìn theo giọt nắng
                            Bờ bên kia hoa cúc đã rực vàng

                            Lá rơi rớt vàng au thiên đường mộng
                            Mùi hương trầm như phảng phất đâu đây
                            Trời xám ngắt và gió mùa lồng lộng
                            Làm như vô tình rối lọn tóc mây

                            Em thánh thiện dùng tay ngà chải tóc
                            Là hong khô hay cố giữ mùi hương
                            Trời sắp tối bóng chiều ôm dáng ngọc
                            Anh thẫn thờ ngồi bó gối… tơ vương

                            Thu 05.11.2012
                            #74
                              yenson 19.06.2013 06:15:35 (permalink)
                              0
                              CHO QUÊ HƯƠNG THỐNG KHỔ Thơ và Nhạc: Yên Sơn – Người hát: Yên Sơn
                               
                               



                               
                              Từ xa vạn dặm nhìn về quê hương
                              Nỗi buồn vời vợi, một trời đau thương
                               
                              Một lũ vô luân, một bầy quỷ đỏ
                              Một bọn vô thần chối bỏ Tổ Tông
                              Nào cho thuê rừng, di dời cột mốc
                              Một dải Tây Nguyên mai mốt chẳng còn
                              Cắt nhượng Nam Quan, chia đôi Bản Giốc
                              Lao động xứ người, gả bán cháu con
                               
                              Có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục này không (*)
                              Bắc phương ngang nhiên chiếm dần biển đảo
                              Giặc Tàu hung bạo, lấn chiếm quê hương
                               
                              Có nỗi hận nào hơn nỗi hận này không
                              Thái thú đời nay ươn hèn với giặc
                              Tàn bạo, côn đồ ức hiếp lương dân
                               
                              Có mối nhục nào hơn mối nhục này không
                              Chiến hạm xâm lăng gọi rằng tàu lạ
                              Giặc giết dân lành… gục mặt làm ngơ
                               
                              Có mối hận nào hơn mối hận này không
                              Dùng luật ngoại bang giam cầm người yêu nước
                              Đàn áp dã man người phản đối, biểu tình
                               
                              Phẫn uất gào to trả lại ta sông núi
                              Trả lại phố phường tên lịch sử, hùng anh
                              Hỡi đồng bào ơi đứng lên tranh đấu
                              Thanh niên sao đành cúi mặt vong thân
                               
                              Ta muốn hét lên thay người bé miệng
                              Lực tận hơi tàn chẳng biết làm sao
                              Nuốt hận vào trong, máu trào bạc tóc
                              Hỏi quê hương mình rồi sẽ về đâu
                               
                              Mùa tháng 4/2013
                              (*) Biển Đông Dâng Sóng Tự Do của Nguyệt Ánh
                               
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 76 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9