vũkimThanh
-
Số bài
:
10500
- Điểm: 0
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.09.2005
- Nơi: xứ mù sương
|
RE: Thơ gì
-
21.02.2008 19:04:16
Nhân ngày hội thơ Việt Nam (ngày 21-2) ,ở trong nước nhiều nơi đã tổ chức rất hoành tráng để vinh thăng cho suối nguồn thơ ca của dân tộc Việt , chẳng giấy bút nào tả hết được nỗi niềm và tâm trạng của mọi người trong ngày Thơ trọng đại này . Vũ kim Thanh rất mến yêu bài viết của Nguyễn quang Thiều đã cho chúng ta thấy được nỗi hân hoan và niềm mong ước của người dân Làng Chùa nói riêng và cả nước ta nói chung . (Lời của người Làng Chùa về thơ ca và cuộc sống ) sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho những người dân Việt , cho những tâm hồn thơ ca được rộng mở và phát triển trên con đường tìm thơ , tìm nhân ái và xây dựng cuộc sống vĩnh hằng . Vũ kim Thanh xin cám ơn tác giả và những người thi sĩ nông dân Làng Chùa ,và các bạn thơ toàn quốc , xin đăng tải lại nơi đây để cho mình cùng bạn hữu tham khảo và học hỏi , đồng thời cũng là niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam . Lon Don 21-2-2008 Làng thơ và những người nông dân thi sỹ Thứ tư, 20/2/2008, 07:00 GMT+7 [size=2 hasbox="2"] Chỉ còn một ngày nữa là Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 lại đến. Không ít người đang quan tâm xem Ngày thơ lần này sẽ được tổ chức như thế nào: Thả thơ lên trời hay bình thơ, thi viết thư pháp thơ hay thi đối, sân thơ trẻ có làm được gì xuất thần không… Với cá nhân tôi, những nội dung nói trên chỉ là việc phụ. Việc chính là Ngày thơ nhắc cho chúng ta biết rằng: Thơ ca là một cái gì đó tuy thật mơ hồ nhưng vẫn cần cho đời sống này. [size=2 hasbox="2"] Ngày thơ chỉ là một ngày hội. Nơi các nhà thơ và bạn đọc đến đó để hy vọng thấy rằng thơ ca vẫn là một sản phẩm văn hóa tối cao trong đời sống quá nhiều bi kịch của con người. Các tiết mục ca nhạc chào mừng Ngày thơ Việt Nam ở Làng Chùa Lúc này đây, tôi lại nhớ đến một sự kiện đặc biệt của Ngày thơ lần thứ 5. Đó là việc làng Chùa, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, một làng được các nhà thơ và người yêu thơ gọi là Làng thơ Việt Nam, đã tổ chức Ngày thơ lần thứ 5 trong chính ngôi đình của làng. Hơn 300 nhà thơ và những người yêu thơ từ nhiều nơi đã tới làng Chùa trong Ngày thơ ấy. Chiêng trống đã nổi lên, trầm hương đã đốt, những người nông dân làm thơ làng Chùa cùng các nhà thơ đã đọc thơ về đất đai xứ sở mình, về con người và về hạnh phúc. Trong một chuyến về thăm làng Chùa, nhà thơ Nguyễn Trác, nhà thơ Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Đỗ Hoàng và một số nhà thơ của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây đã có sáng kiến tổ chức Ngày thơ ở làng Chùa. Có một người làng Chùa hỏi tôi tại sao các nhà thơ danh tiếng lại chọn làng Chùa để tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5? Để trả lời câu hỏi này, xin bạn đọc cho tôi được viết đôi dòng về những người nông dân yêu thơ và làm thơ ở cái làng nhỏ bé và như rất xa xôi ấy. TIN LIÊN QUAN Thơ cho ngày Valentine Thơm thảo Tết quê Nhà thơ Trần Quang Hải - Người định danh trường Viết Văn Nguyễn Du! Thơ Hồ Khải Hoàn: Ly cà phê mùa thu Về bài thơ chữ Hán tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương- Người biết quy thuận định mệnhTrong Lời chào mừng các nhà thơ và các quý khách về dự Ngày thơ tổ chức tại làng Chùa, ông Lê Xuân Dân, một người làng Chùa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Công có viết: “Trên cổng làng xưa của làng Chùa có ghi bốn chữ: Vọng Tự Nhập Xuất (nhìn chữ để biết việc ra vào. Chữ ở đây là văn hóa. Chỉ có văn hóa mới giúp con người biết hành xử với cuộc đời). Cổng làng xưa không còn nhưng bốn chữ ấy mãi mãi dựng lên trong tâm hồn và ý thức người làng Chùa ngôi đền của văn hoá và tinh thần sống. Vọng Tự Nhập Xuất chính là khát vọng được hiểu biết và được khai mở để thấu được lẽ làm người. Một trong những lẽ làm người là lẽ làm thơ. Bởi thế mà người làng Chùa nói: “Nước sông Đáy lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn”. Và tôi hiểu: Đạo lớn chính là Đạo làm người vậy. Trước kia làng Chùa có một Tao đàn thơ. Những người tham gia Tao đàn này có cả những cụ đồ nho và cả những người nông dân. Thậm chí có cả những người nông dân không biết chữ nhưng “xuất khẩu thành thơ”. Tôi nghĩ đây cũng chính là một trong những đặc tính rất riêng biệt của tiếng Việt. Trong đó, nhạc tính là một yếu tố rất quan trọng cộng với tâm hồn phương Đông của họ đã làm cho họ gần với thơ. Sau này Tao đàn thơ làng Chùa phải ngưng hoạt động và cho đến mãi sau này mới hoạt động trở lại với một tên gọi khác Hội thơ làng Chùa. Chủ tịch Hội thơ làng Chùa đầu tiên là ông Nguyễn Đức Thịnh còn gọi là ông Hàn Thịnh. Tôi đã hỏi một số người già của làng Chùa vì sao lại gọi ông Nguyễn Đức Thịnh là ông Hàn. Những người già nói ông Thịnh được Vua Bảo Đại phong danh là Hàn lâm học sỹ vì ông là một thợ may đã từng đoạt Huy chương Vàng Hội chợ Đông Dương cho những thiết kế thời trang ngày ấy và đã có công may những bộ quần áo rất đẹp cho Bảo Đại và Hoàng hậu. Sau khi Cách mạng thành công, ông Hàn Thịnh đã ủng hộ Chính quyền mới nhà cửa và tiền của của mình ở Hà Nội và trở về quê sinh sống. Ông chỉ mang theo ông về quê ba thứ: Chiếc xe đạp máy hiệu Solex, chiếc máy khâu Singer và một bộ uống trà cổ. Buổi sáng ông uống trà bằng bộ uống trà cổ và đọc sách Thánh hiền. Buổi chiều, ông thường mặc một bộ quần áo lụa chống ba-toong đi dạo. Ông sống tằn tiện và vất vả như mọi người nông dân trong làng. Nhưng phong thái của một người lịch lãm và hiểu biết trong ông không hề phai mờ. Làng Chùa chuẩn bị cho Ngày thơ Du khách thập phương về với Ngày thơ ở Làng Chùa Tôi còn nhớ năm 1982, khi nhà thơ Phạm Tiến Duật về làng tôi nói chuyện thơ, làng đã căng một tấm băng rôn với dòng chữ: Kính chào doanh thơ Phạm Tiến Duật. Chữ Doanh thơ là chữ của ông Hàn. Đêm ấy, hầu hết những người nông dân làng Chùa đã mang đèn dầu ra sân đình ngồi nghe nhà thơ Phạm Tiến Duật nói chuyện thơ. Ngày ấy làng tôi chưa có điện. Đấy là một đêm kỳ lạ trong ký ức của tôi. Một đêm mùa hạ đầy tiếng côn trùng và tiếng cuốc kêu từ cánh đồng gần đó vọng về. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nói về tâm hồn người Việt trong ca dao dân ca và những bài thơ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Đêm ấy người làng Chùa thức cho tới gần sáng. Họ như gặp được kẻ tri âm. Lúc đó, tôi đã bắt đầu hiểu sức mạnh của thơ ca huyền diệu như thế nào. Lời người làng Chùa về thơ ca và cuộc sống - Vọng tự nhập xuất ( Viết trên công làng xưa của người làng Chùa) - Người làng Chùa lấy đức làm gốc và lấy thơ để truyền đức. - Thuộc một câu thơ hay thì quên đi một câu chửi độc. - Thơ không làm ra lúa vàng gạo trắng, nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng. - Người yêu thơ và ta yêu người, nhưng người không yêu thơ ta phải yêu người hơn. - Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người. - Mất nửa đời học làm thơ, mất cả đời học làm người. - Nơi đông người thì cày cấy, chốn một mình thì làm thơ. - Làm được một câu thơ thì biết yêu mình. Làm được hai câu thơ thì biết yêu hoa. Làm được ba câu thơ thì biết yêu người. - Tay ta gieo hạt, miệng ta gieo lời. - Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ. - Không có ăn thì không thể bước đi, nhưng không có chữ thì không nhìn thấy đường. - Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng. Rộng hơn cánh đồng là chân trời. Nhưng rộng hơn tất cả là lòng người. - Người làng Chùa làm thơ vì niềm vui, làm thơ vì nỗi buồn, làm thơ vì tuyệt vọng và có lúc làm thơ vì cái chết, nhưng không bao giờ làm thơ vì lòng hận thù. - Nước sông Đáy có lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa có khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn. Cũng từ ngày đó, người làng tôi không ai bảo ai đều coi nhà thơ Phạm Tiến Duật là công dân thơ danh dự đầu tiên của họ. Sau này là các nhà thơ Nguyễn Duy, Y Phương, Trần Ninh Hồ... và bao nhà thơ khác cũng đã đặt chân lên cái làng nhỏ bé ấy. Khi nhà thơ Phạm Tiến Duật trở về Hà Nội, người làng Chùa tiễn ông ra tận mặt đê và lúng túng trao cho ông một túi quà quê. Và cũng từ đó, Phạm Tiến Duật trở thành công dân danh dự của làng. Ngày nhà thơ Phạm Tiến Duật tạ thế, một số người đại diện cho làng Chùa đã dậy từ khi gà chưa gáy đến viếng nhà thơ. Thú thực, tôi chưa bao giờ viết một chữ nào về những người nông dân làm thơ làng Chùa. Bởi tôi thấy họ làm thơ như là một lẽ sống giản dị từ hàng trăm năm nay, như họ đã cày cấy và gieo trồng, như họ đã khổ đau và hạnh phúc, như họ đã sinh ra và biến mất trên chính đất đai của họ. Tôi không viết về việc yêu thơ và làm thơ của họ bởi tôi sợ chạm vào thì một cái gì đó sẽ biến mất. Đây là một ý nghĩ thiển cận và có tính “tư hữu”. Làng Chùa chỉ cách Hà Đông chưa đầy 30 cây số. Hầu như tuần nào tôi cũng về quê. Và những đêm ở quê, tôi thường được nghe chương trình thơ của những người nông dân làng tôi trên hệ thống loa phát thanh của làng. Trên đường làng, đôi khi tôi dừng lại bởi một người nông dân muốn đọc cho tôi nghe một bài thơ mới làm và muốn tôi góp ý. Sự thật là tôi chưa góp ý được bao giờ. Bởi đó vừa là một bài thơ vừa không phải là bài thơ. Có một điều gì đó còn xúc động và ý nghĩa hơn một bài thơ của tôi mà tôi đã nhiều lúc dày công suy ngẫm và sửa chữa. Không có một người nông dân nào của làng tôi có ý định trở thành nhà thơ mặc dù họ luôn luôn tôn vinh đầy xúc động và chân thành những nhà thơ họ gặp. Tôi là một nhà thơ và tôi được nhận quá nhiều ân hưởng từ những người nông dân làng tôi mà đúng ra tôi không đáng được hưởng nhiều như thế. Tôi nhớ chừng 20 năm trước, trong một ngày Hội làng, một người nông dân làng Chùa đã đọc diễn văn khai mạc có đoạn viết : Ngày xưa nhiều nơi Hội làng thì mổ lợn, uống rượu và chơi cờ bạc, còn làng ta trong ngày Hội làng thì đốt trầm đọc thơ. Mừng thay, mừng thay đất làng ta sinh ra những thi sỹ. Những người nông dân làng tôi làm thơ để được sống, được bày tỏ và chia sẻ trong những ngôi nhà hai mái giản dị của họ chứ đâu để đợi chờ được ngợi ca. Chính vì thế mà họ truyền tình yêu thơ ca từ đời này đến đời khác như truyền cách yêu con người, yêu đất đai, yêu công việc cày cuốc và gieo hạt. Việc yêu thơ và làm thơ của họ là như vậy. Và không ít lần khi tôi nghĩ đến tình yêu thơ ca của họ, tôi, một nhà thơ, không thể không cảm thấy chút gì đó lúng túng và đôi khi xấu hổ. Đặc sản quê hương được những "nông dân thi sĩ" Làng Chùa mang ra đãi khách Trước ngày thơ, ông Lê Xuân Sủng, Trưởng thôn có gọi điện cho tôi nói rằng người làng sẽ làm hai món ăn truyền thống để tiếp đãi các nhà thơ và các quý khách về dự Ngày thơ. Đó là món oản chấm chà (chà là mật mía nấu với cánh hồi và quế) và bánh tẻ. Đấy chính là hai món ăn mà trước kia các cụ trong Tao đàn thơ của làng Chùa thường dùng khi sinh hoạt Tao đàn. Suốt mấy ngày trước Ngày thơ, người làng Chùa gọi nhau quét dọn làng xóm, làm cây đèn truyền thống, chọn lựa cây cảnh của các gia đình để bày ở sân đình, luyện tập văn nghệ, giã gạo nếp làm oản và phân công say bột chuẩn bị làm bánh, chọn lựa những câu nói của người làng Chùa để đưa lên pano, băngrôn, chọn lựa người tham gia đọc thơ trong Ngày thơ, lo làm cỗ tiếp khách… Tôi có nhiều mơ ước. Trong đó có cả mơ ước sẽ được chết như thế nào. Bởi ai rồi cũng đi đến ngày ấy. Tôi ước mơ cái ngày tôi trút hơi thở cuối cùng, tôi sẽ được nằm trong ngôi nhà ông nội tôi đã hình dung trong mười năm và xây lên mà cha tôi vẫn giữ được cho đến bây giờ. Mặc dù tường và ngói của ngôi nhà không còn như cũ bởi bị bom ném hai lần thổi bay hết. Nhưng bốn cột gỗ không hề suy chuyển và giữ vững toàn bộ khung nhà bằng gỗ xoan đào ngâm. Tôi sẽ nằm thanh thản trong ngôi nhà đó và được nghe những người nông dân làng tôi đến ngồi quanh tôi đọc những bài thơ của họ về cánh đồng, dòng sông, về những ngôi nhà của làng, về những vụ gặt, về những con chó hay sủa đêm, về những ngôi sao xanh của những tối thu… Những bài thơ lúc đó sẽ trở thành những bài Thánh ca nhỏ. Và tôi không có từ gì khác để nói về những bài thơ như thế nữa. Nguyễn Quang Thiều
|