Trích đoạn: Ct.Ly
Riêng đặc biệt đối với hàng hậu duệ Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Minh Châu là sáng lập viên của phong trào Gia Ðình Phật Tử Việt Nam, khởi từ những ngày phôi thai 1938-1945, mà cho đến nay di cảo của hòa thượng còn để lại cho tổ chức giáo dục thanh thiêu niên Phật tử này là quyển “Phật Pháp bốn cấp,” do hòa thượng và các pháp hữu cùng thời biên soạn.
Oui, chị ơi, hôm nay đi lễ chuà về là ban huynh trưởng toàn châu Âu chúng em gồm 7 nước theo chỉ thị cuả Ban Hướng Dẫn GPTVN Âu châu dưới sự chứng minh cuả sư ôn Đức Chơn tức HT Thượng Thủ viện chủ Già Lam viện là Hoà Thượng cố vấn GĐPTVN trên thế giới cùng hai vị đại đức Thích Viên Giác (nhạc sĩ Phi Long) chủ trì chuà Đôn Hậu ở Na Uy, đại đức Thích Pháp Quang ở Đan Mạch. Trên thính phòng Paltalk chúng em đã đọc kinh để tưởng niệm giác linh cho ân sư HTT Minh Châu người đã sáng lập ra GPTVN thống nhất.
Hôm nay (09/09/2012) kim thân Cố Hòa Thượng được nhập bảo tháp Pháp Lạc trong khuôn viên Thiền Viện Vạn Hạnh. Và để tri ân sự nghiệp mà Sư Ôn đã dày công, chúng em qua lời cuả chị trưởng ban hướng dẫn Âu châu đã hứa khả sẽ gìn giữ và phát huy tinh thần cuả Ngài qua việc đào tạo và hướng dẫn các em đoàn sinh GĐPT ngày càng tiến tới theo đúng tôn chỉ và tinh thần BI-TRÍ-DŨNG cuả GĐPTVN mà Ân Sư đã đề ra.
Dẫu biết rằng đời là vô thường nhưng hay tin Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu bỏ thân tứ đại, về cõi Niết Bàn chúng em cũng không khỏi ngỡ ngàng và vô cùng xúc động.
Em gởi đến chị và các bạn bài điếu văn cuả TT Thích Nhật Từ - học trò cũ cuả ân sư
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Tận tâm tận lực cho nền giáo dục Phật giáo nước nhà
Điếu văn tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu Tại Kim Thành, Quảng Nam, năm Mậu Ngọ
Trưởng lão chào đời, xứ xứ mừng vui
Danh gia vọng tộc, Nho giáo truyền trao
Kinh sử chuyên cần, tài năng vượt trội.
Hưởng ứng phong trào “An Nam Phật học”
Bỏ nghề quan luật, theo Phật tu nhân
« Phật học Đức dục » dẫn dắt thanh niên
Cùng phát triển « Gia đình Phật hóa phổ »
Kể từ đó, thanh thiếu niên theo Phật
Mười bảy hội miền Trung thêm phát triển
Lo bảo trợ Phật học đường Báo Quốc
Đưa Tăng vào Nam học hỏi dấn thân.
Năm 46, vào chùa Tường Vân tu tập
Được đức Tăng thống thế phát xuất gia
Ba năm sau, tại Chùa Báo Quốc uy nghiêm
Đăng đàn tiếp nhận giới Tỳ-khưu cao sáng.
Năm 51, ngài giảng Kinh khắp xứ
Hiệu trưởng Bồ-đề đất Huế đầu tiên
Tham gia vào Phật hội hóa duyên
Đem Phật pháp giúp bao người thoát khổ.
Năm 52, sang Tích Lan tu học
Du hành đất Phật, nghiên cứu Pali
Đại học Nalanda danh giá ngày xưa
Lão thông Tam tạng, xứng tầm đại sĩ.
Năm 61, ngài học xong tiến sĩ
« So sánh Trung Bộ, Trung A-hàm » nổi tiếng
Suốt ba năm dạy tại Nalanda
Ba tác phẩm[1] sáng danh hàng Thích-tử.
Năm 64, ngài vinh quy về nước
Lập đại học Vạn Hạnh, báo đáp thâm ân
Dịch Kinh Pali ra Việt ngữ đầu tiên
Xiển dương Phật pháp, giúp người thoát khổ.
Năm 79, cùng chung nhiều tôn đức
Vận động ba miền hợp nhất Phật môn
Ba năm sau, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Được thành lập với niềm vui khôn tả.
Ba nhiệm kỳ với 15 năm liên tiếp
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký điều hành
Phò Phật giáo đứng vững lúc nguy nan
Đạo pháp huy hoàng, ngày càng phát triển.
Năm 89, ngài lập Viện Nghiên cứu
In Đại Tạng Kinh tiếng Việt linh thiêng
Cùng nhiều sách Phật triết lý cao siêu
Mang thông điệp Phật truyền đi khắp chốn
Năm 97 làm Thường trực Hội đồng Trị sự
Mười năm lèo lái pháp Phật nhiệm mầu
Giúp bao người thoát khỏi cảnh bể dâu
Để lại cho đời tấm gương sáng chói.
Ngài dã dịch năm bộ Kinh nguyên thủy
Hai lăm tác phẩm dẫn dắt quần sinh
Cuộc đời ngài hơn vầng trăng sáng
Soi thế gian bằng Phật pháp cao siêu.
Phật giáo thế giới nhờ ngài nối kết
Hình ảnh Phật Việt được biết khắp nơi
Nhiều huân chương ghi nhận công lao
Cho đạo pháp, cho quê hương nước Việt.
Sáu bốn hạ lạp, chín mươi lăm tuổi
Sống sâu thiền định, cõi thế bình yên
Thuận dòng vô thường, nhập diệt an nhiên
Tấm gương sáng ngời, ngàn sau còn mãi.
Bảy mươi năm giáo dục, không hề mệt mỏi
Hai mươi lăm năm phiên dịch, kinh pháp lưu thông
Gương sáng đạo đời có một không hai
Sinh tử chim bay, không lưu vết tích.
Nam mô tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ thập tam thế, Tường Vân Tổ đình Trụ trì, Vạn Hạnh Thiền viện khai sơn, Việt Nam Phật giáo Giáo hội Phó Pháp chủ, húy thượng Tâm hạ Trí, tự Minh Châu, hiệu Viên Dung, trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.
Sài Gòn, ngày 2 tháng 9 năm 2012
Thành kính khể thủ
Học trò cũ Thích Nhật Từ
Chú thích:
1. Trong thời gian dạy tại Nalanda, Hòa thượng đã xuất bản 3 quyển sách: “Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả”, “So sánh Milinda-Panha với Kinh Na tiên Tỳ kheo chữ Hán” và “Pháp Hiển nhà chiêm bái”.