GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 29 trang, bài viết từ 271 đến 300 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.08.2013 18:16:40

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.09.2013 05:36:27
0




trăng đọng
( đến linhvũ.cecile )

nửa đêm trăng rụng giăng đầu võng
sương rớt tầng không vọng tiếng hư
sân thu lác đác buông từng chiếc
lá héo cành trơ vệt úa tàn  

một kiếp trầm luân cõi hồng hoang
trăm năm phù phiếm chốn nhân gian
trăng tròn trăng khuyết mang mang tận
trụ diệt hủy sinh đã mấy lần

trăng non nửa mảnh bao nghìn bận
trăng già muôn thuở cũng phù vân
phím vỗ đàn âm sầu in ngấn
thu nhỏ giọt ngân họa ý vần

lá rụng trơ cành thân mộc giả
gió lùa tâm cảnh ngã vô sinh 
như nhiên tĩnh thức minh thiền định
trăng đọng đầu non tịch cốc an

lanchy.September2.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.09.2013 23:15:17 bởi dzuylynh >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm: 11
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.09.2013 10:20:26
0
Buổi sáng vào nghe Quán bên đường, Bạch Vân trình bày do thiên thanh upload, thấy lòng thanh thản lạ, Cảm ơn thiên thanh nha.
 


Bài thơ trăng đong của dolanchy rất thơ nhỉ!
 
 
Nửa đêm trăng rụng giăng đầu võng
sương rớt tầng không vọng tiếng hư ...
...
cho HB tui ngưng ở đó để họa hai câu
 
Đâu đó sầu rơi ôi từng chiếc
Thương nhớ dậy lên lẫn sa mù!
 
- Giao hữu cho vui đừng rượt quánh tui, vấp té ráng chịu .
 
Huyền Băng

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.09.2013 03:22:39
0
 


 cạn rượu thời gian, khen mình tỉnh
 men hương chếch choáng đến lạ thường
bóng trên vách lá đề thơ vận
- Em ngủ ngoan cho mộng bớt cuồng
*
đêm nay thấm đậm vào trong máu
lời lá tình thư gió mới đưa
- Em nhé , xinh đi , và sắc sảo
anh về , mình khoác áo hương xưa
 *
nửa tỉnh nửa mê , đời đẹp lạ
tâm hồn một dải lụa hoa mây
chơi vơi trên biển đêm không gió
ôm hết vòng tay sóng hổ ngươi
 *
cuối chén chỉ còn đôi hạt lệ
giữa chìm dư ảnh bóng trăng nguyên
đêm nào mắt nhớ rưng rưng bể
giọt tiễn người. mai một kiếp duyên 

đông hương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2013 03:23:50 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.09.2013 08:28:48
0
Cười thư giãn chút coi!
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.09.2013 08:32:21
0
Cười tiếp!
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.09.2013 08:37:55
0
Đúng là cha nào con nấy !
Attached Image(s)

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.09.2013 21:46:57
0

Đọc bài KHÚC GIAO MÙA THÁNG CHÍN của HG hay quá, xúc cảm họa lại chút cho vui. Bà con đọc đỡ buồn 
PHIÊN KHÚC GIAO MÙA 
( Tặng HG, nhớ tháng sáu ) 
Gió nhè nhẹ 
Mơn man 
Chòm mây trắng 
Khúc giao mùa 
Thương tháng sáu chợt qua

Cánh phượng hồng 
Đâu đó… ngỡ phôi pha 
Thu lặng lẽ 
Ùa về  
Bên khung nhớ

Đêm mênh mang 
Ru mềm 
Vòng tay lỡ 
Tháng sáu buồn 
Ai nhớ một mùa trăng ?

Tháng chín về 
Lạ bước chân quen 
Người ở phương nao 
Biết còn 
Day dứt ?

Ta nhặt dấu xưa 
Trở về giấc thực 
Bờ môi đêm 
Thao thức một ngày xa

Khúc giao mùa 
Còn lại mình ta 
Nhặt xác phượng rơi 
Lần về 
Kí ức

Chợt nhớ 
Chợt quên 
Bước đời hư thực 
Chợt nhận ra … người 
Xa với 
Tầm tay

Ai níu mùa về 
Cho gió heo may 
Trong thoang thoảng hương thu 
Dường đâu đó…

Đành 
Tháng sáu chợt qua 
Tháng chín về bõ ngõ 
Phiên khúc giao mùa 
Lòng ta hóa… 
Mưa thu 
Huế 04/9/2013 
Sông Hương 
 
KHÚC GIAO MÙA  
THÁNG CHÍN. 
(Tặng:...tháng Chín) 
Chỏm mây bông  
Tắm gội 
Đáy ao bèo, 
Nhoẻn miệng cười 
Với trong veo tháng chín.

Cánh sen rơi 
Tựa con thuyền màu tím. 
Chở hương về 
Ngọt lịm  
Ngõ bằng lăng.

Tre la đà  
Ru rín 
Vỗ về măng. 
Hĩm rô cờ 
Lăng xăng bên gốc lúa.

Nghe xôn xao 
Đòng đòng trở dạ. 
Mạng nhện giăng hờ 
Yếm dãi 
Buông lơi.

Thương cơn mưa còm 
Chẳng ướt áo tơi. 
Khum vòng tay  
Nựng đầy vơi tháng chín.

Khúc giao mùa 
Bên nhau bịn rịn. 
Đĩa rau muống cằn 
Mẹ nhịn 
Phần con.

Đầu ngõ  
thu còn  
ngấn vệt trăng non. 
Đông đã trêu ngươi 
Bên thềm  
Ngấp nghé.

Ngược dốc tháng năm 
Tìm thời thơ bé. 
Anh lội về quá khứ 
Cõng em theo.

Dẫu 
Tháng ba mưa ngâu, 
Tháng bảy chuyển mưa rào. 
Em vẫn thủy chung 
Với hanh hao 
Tháng chín. 
4/9/2013.- Hương Gió 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2013 11:35:20 bởi SongHuong >
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.09.2013 00:43:01
0

  Dặm Trường Quê Hương  
Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử dân tộc Việt
  Hà Văn Thùy
  Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau:
1. Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.
2. Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.
3. Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử.
4. Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đã từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Nam, tiêu diệt và đồng hóa người bản địa lập nên nước Văn Lang.
Sơ đồ như trên trở thành quan điểm chính thức của các nhà sử học khu vực và cũng được ghi trong những cuốn sách sử của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới.
Tuy nhiên, quan niệm trên vấp phải những thách thức to lớn khi người ta phát hiện rằng, nhiều di chỉ khảo cổ ở Đông Nam Á có tuổi sớm hơn vùng Tây Bắc Trung Hoa cùng những chứng cứ cho thấy, nền văn hóa Đông Nam Á phát triển sớm hơn vùng Hoa lục.
Cho đến cuối thế kỷ XX, nhờ những công trình của Y Chu, Bing Su và đồng nghiệp dùng công nghệ genes khảo sát sự đa dạng di truyền của người Hán [1] , bức tranh tiền sử người Việt và Đông Á nói chung được vẽ lại. Đường nét chính của bức tranh như sau:
1. Người Homo Sapiens từ Trung Đông băng qua Ấn Độ và Pakistan rồi theo bờ biển phía nam châu Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam khoảng 60-70.000 năm trước.
2. Dừng lại đây khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết tạo thành những chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng lai giữa chúng đồng thời lan tỏa ra sống khắp lục địa Đông Nam Á.
3. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi tới Úc; 40.000 năm trước đặt chân tới New Guinea.
4. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á lên khai phá lục địa Trung Hoa và từ đây lên tới Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.
5. Cũng từ Đông Nam Á, một nhóm Mongoloid sống biệt lập, đã độc hành lên phía Tây Bắc Trung Hoa, tạo nên chủng Mongoloid phương Bắc.
6. Tại Hòa Bình, người Đông Nam Á chế tác đồ đá và sáng tạo trung tâm nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới.

7. Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, người Hán vượt Hoàng Hà lấn chiếm đất của người Bách Việt. Do sự tiếp xúc giữa người Hán Mongoloid phương Bắc với người Bách Việt, một chủng mới xuất hiện: chủng Mongoloid phương Nam, thuộc nhóm loại hình Đông Nam Á.
8. Cũng thời gian trên, do thua trận, một nhóm người Việt từ châu thổ Hoàng Hà đi thuyền vượt biển trở lại Việt Nam, cùng với người Việt tại chỗ lập ra nhà nước Văn Lang.
9. Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, do người Hán đánh đuổi gấp, một bộ phận lớn người Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phía nam sông Dương Tử trở lại lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người trở về mái nhà xưa này đã làm chuyển hóa đại bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ sang loại hình Đông Nam Á hiện đại. Cũng thời gian này, người Bách Việt từ Hoa lục tràn ra ngoài biển, tới Nhật Bản và Triều Tiên.
Với bức tranh được vẽ như trên, ta thấy tiền sử của người Việt đã diễn ra trái ngược với quan niệm từ trước. Không phải là người tiền sử Đông Nam Á từ Tây Bắc nước Tàu đi xuống mà ngược lại, chính người tiền sử đã từ Đông Nam Á, từ Việt Nam đi lên khai phá đất nước Trung Hoa. Hành trình cùa người Bách Việt Đông Nam Á gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên phương bắc còn giai đoạn sau từ Trung Hoa trở về. Khi phát hiện lịch trình trên của người Đông Nam Á tiền sử, khoa học có thể lý giải thỏa đáng những câu hỏi trước đây về nhân chủng cũng như lịch sử văn hóa vùng Đông Á.
Vấn đề cần đặt ra ở đây là vì sao suốt thế kỷ XX khoa học đã lạc đường khi nghiên cứu tiền sử Đông Á?
Có thể lý giải điều này như sau: Khiếp nhược trước một đất nước có số dân đông đúc cùng nền văn hóa lớn, các nhà khoa học phương Tây nhiễm quan niệm dĩ Hoa vi trung mặc nhiên coi Trung Quốc là trung tâm phát sinh của Đông Á. Từ mặc cảm định trước này, ngay từ năm 1904, E. Aymonier đưa ra thuyết người tiền sử thiên cư từ cao nguyên Tây Tạng xuống. Tiếp đó, các tác giả khác, khi giải mã những hiện vật khảo cổ và nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học cùng thư tịch cổ Trung Hoa… đều nương theo thuyết Trung Quốc là trung tâm. Tất cả những việc làm mang tính duy ý chí đó đã vẽ nên bức tranh sai lầm về tiền sử Á Đông.
Từ những sai lầm của quá khứ, thiết tưởng việc nghiên cứu tiền sử Đông Á nói chung cũng như người Việt nói riêng hiện nay cần có một phương pháp luận mới. Theo thiển ý, những cơ sở của phương pháp luận đó là:
1. Lần theo hành trình của người tiền sử từ Đông Nam Á lan tỏa ra khắp Hoa lục sau đó một bộ phận lại trở về Đông Nam Á. Bằng công nghệ genes cùng những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học… xác định thời gian, không gian xuất hiện và chuyển dịch của người Việt trên đất Trung Hoa.
2. Giải mã lại những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, những tư liệu ngôn ngữ học, xã hội học đã phát hiện được theo hành trình của người Đông Nam Á. Từ đây xác định những dấu ấn văn hóa mà người Đông Nam Á để lại trên đất Trung Hoa.
3. Trước đây, do chưa xác định được thời gian cũng như con đường thiên di của người tiền sử Đông Nam Á, với người Việt, thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn cứ liệu duy nhất để chúng ta nhìn vào tiền sử của mình. Nay ta biết rằng, do Khổng tử đã bỏ đi toàn bộ Tam Phần và một phần Ngũ Điển trong kinh Thư nên về thời gian, thư tịch Trung Hoa không thể đáp ứng thông tin trước thời Đường Ngu, tức khoảng trước 2600 năm TCN. Về không gian, lúc đó nước Trung Hoa còn nhỏ bé quanh lưu vực Hoàng Hà nên sự hiểu biết của sử gia Trung Hoa bị hạn chế. Sau này sử gia Trung Hoa, kể từ Tư Mã Thiên, phần nhiều mang con mắt đại Hán tộc nên viết không chính xác lịch sử những nước xung quanh được gọi là man, di… Vì vậy, trên thực tế, nguồn thư tịch Trung Hoa vừa khiếm khuyết vừa không đáng tin cậy, không thể là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta lấy làm căn cứ để viết lịch sử của mình.
4. Ngày nay, nhờ có người Việt “thiên di” tới nhiều nơi trên thế giới nên đã thu thập được khá nhiều tư liệu của các nước phương Tây viết về đất nước chúng ta. Một số trong đó đã được đưa lên mạng giúp cho chúng ta có cái nhìn về mình mới mẻ hơn và thoát được sự “cầm tù” của thư tịch Tàu.
5. Hai ngàn năm nay, do không hiểu nguồn gốc sinh học của mình và do mối quan hệ lịch sử đặc biệt với láng giềng phương bắc, ông bà chúng ta coi Trung Quốc là nước đồng văn đồng chủng, còn các nước Đông Nam Á là di, rợ. Nhờ thành quả mới của khoa học di truyền, ta biết rằng, các dân tộc Đông Nam Á cùng cội nguồn với chúng ta. Điều này đưa tới phát hiện quan trọng: chính các sắc dân Đông Nam Á là người lưu giữ sâu đậm văn hóa cội nguồn của tổ tiên chúng ta. Vì vậy, trong hành trình tìm lại văn hóa gốc của người Việt, việc nghiên cứu văn hóa các sắc dân Đông Nam Á có ý nghĩa rất lớn.
Tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ giai đoạn tiền sử của dân tộc là chuyện dài dài, là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ. Chúng tôi cho rằng, sau khi đã tìm được nguồn cội về mặt sinh học, công việc trung tâm lúc này là tìm lại cội nguồn văn hóa của người Việt. Áp dụng phương pháp luận trên, chúng ta sẽ tìm ra những dấu tích văn hóa mà tổ tiên ta đã để lại trên đất Trung Hoa, đặc biệt là hai trung tâm Thái Sơn và Lĩnh Nam, từ hạt lúa, ngọn rau, rìu đá, rìu đồng đến tiếng nói, chữ viết, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch… Tìm lại văn hóa cội nguồn không chỉ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về tổ tiên, mà quan thiết hơn là học từ đó những điều khôn ngoan để phục hưng văn hóa Việt.
Hà Văn Thùy
Sài Gòn, ngày Trùng Cửu năm Ất Dậu
talawas [1]J. Y. Chu và đồng nghiệp: “Genetic Relationship of Population in China”. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 1998, số 95, tr. 11763-11768

M.H. Nguyen
  • Số bài : 130
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2010
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.09.2013 19:31:39
0
 
Cà Phê Philo

Trần Mộng Lâm


Tôi viết bài này sau khi có dịp sang Cali, ngồi uống cà phê với các bạn ở San Jose và Little Sài Gòn. Người Việt Nam rất thích ngồi đấu láo với bạn bè tại các tiệm cà phê. Sài Gòn hiện nay, người ta có cà phê ôm, cà phê thư dãn, cà phê tình nhân… Người bình dân uống cà phê tại các quán ngoài đường, uống cà phê pha bằng túi, cà phê đổ ra trên một chiếc đĩa, thay vì bằng tách. Công ty Starbucks coffee thấy thị trường Việt Nam béo bở, người Việt Nam thích loại nước uống này, nên nhào sang Việt Nam làm ăn, cạnh tranh với Cà Phê Trung Nguyên vốn đã hiện diện đã lâu ở đây. Không hiểu với sự làm ăn chân phương của mình, công ty này có cạnh tranh nổi với các quán cà phê mà trong đó, những con buôn vô lương tâm tìm cách pha vào cà phê đủ loại hóa chất nhiều khi nguy hiểm chết người hay không, chúng ta hãy chờ xem, tuy hiện nay, với tâm lý vọng ngoại, thích Mỹ, thanh niên Sài Gòn vẫn xếp hàng để được vào uống cà phê trong một tiệm mang bảng hiệu Starbucks, có vẻ sang, có vẻ là dân chơi cầu ba cẳng.
 Bài viết này trình bầy một cách uống cà phê của người Pháp. Đó là Cà Phê Philo.
  Thực ra, nếu viết đầy đủ, thì phải gọi là Cà Phê philosophique. Sau đây là một chút lịch sử của cách uống này. Người khai sáng ra Café-philo là ông Marc Sautet (1947-1998). Ông này là tiến sĩ (lại tiến sĩ!) Triết. Ông ta có tài ăn nói. Mỗi buổi sáng chủ nhật, tại quán cà phê “café des phares”, nằm ở quảng trường Place de la Bastille, Paris, ông tụ tập để đấu láo với bạn bè, giống như hiện nay tại Quận Cam, người ta đến Factory Coffee vậy. Sau đó, càng ngày càng có nhiều người tham dự.
  Tiệm Cà Phê philo đầu tiên được khai trương là vào năm 1992.
  Nguyên tắc của cà phê philo là gì? Đó là Tự Do Ngôn Luận. Ai cũng có thể tham gia , nói lên và bảo vệ lập trường của mình về một vấn đề triết học.
  Quán cà phê philo này thành công vượt bực, có nhiều sáng chủ nhật, 200 người đến đông nghẹt không còn chỗ ngồi, nghẹt khói thuốc.
  Chính quyền tuyệt đối không ngăn cấm nhưng vào năm 1996, một việc đáng tiếc xẩy ra, là trong một buổi nói chuyện như vậy, Marc Sautet bênh vực việc nhà triết học Roger Garaudy có quyền nghi ngờ sự hiện hữu của các phòng hơi ngạt, mà người Đức Quốc Xã dùng để  giết dân Do Thái.. Vì lập trường này, Marc Sautet đã bị la ó, và bị bạo hành nữa, bởi một người quá khích. Tuy nhiên, ông ta không chết vì tai nạn nghề nghiệp này, mà chết năm 1998, ở tuổi rất trẻ (51), vì bị ung bướu não bộ.
  Cà Phê Philo ra đời tại Paris nhưng sau đó trở thành một phong trào, lan ra rất rộng, và được sự tham dự của của mọi giới, các trung tâm văn hóa, giới trẻ, các người dân di cư, các nhân viên công sở, xí nghiệp…, v.v...
  Tại sao cà phê philo thành công như vậy, đó là nhờ các nguyên tắc khoan dung (tolérance), cởi mở (ouverture), và đa nguyên (pluralisme) .
  Nhiều cơ sở Giáo Dục của Pháp, thay vì phản đối, lại đem nguyên tắc tranh luận cởi mở này áp dụng cho các lớp học của họ, mở rộng đến tận các nhà tù, các công ty, xí nghiệp , các chủng viện, các buổi hội thảo…v.v.
  Quán Café des phares còn có một site Web để lưu trữ nội dung các buổi trao đổi ý kiến. Ngay cả các người nổi tiếng như Christian Godin, Edgar Morin cũng đã từng tham dự. Hiện nay, tại Paris, người ta có thể kể ra các café philo nổi tiếng như Rotonde de la Muette (Paris 16è), Le Bastille, Forum-104 (104 rue de Vaugirard, Paris 6è). Tại Montpellier, năm 1995, Colette Djaffo lập một tiệm café philo, họp mỗi tối thứ năm, sau này còn có tiệm Café de la libre parole. Hiên nay, café philo đã trở nên một phong trào quốc tế.
  Từ café philo, sau này còn có ciné-philo trong đó, trước khi tranh luận, người ta cho trình chiếu một cuốn phim triết lý.
  Báo Le Point, số mai-juin 2013,  tường thuật mới đây, tại café Albert, Paris 11è, người ta tranh luận về đề tài “la fantaisie” (sở hiếu). Ngày hôm đó, Maxime Fellion mở đầu bằng cách nói về đề tài “la fantaisie” trong 30 phút, trong khi cử tọa nhâm nhi mỗi người một ly café. Nói xong, diễn giả mời gọi:
  - Bây giờ đến phiên quý vị, đừng sợ, cũng đừng ngại, sự lố bịch cũng không làm chết ai đâu, có gì mà thẹn thùng.
  Tuy nhiên, sự tự do nào cũng có giới hạn. Ở đây, người ta đòi hỏi những người tham dự phải “nghe người khác nói”. Ai muốn nói thì giơ tay, rồi nói, không ngắt lời ai, không cướp lời ai. Người ta nói về ý của mình để đối chọi với ý của người khác, chứ không phải để nói về mình. Thí dụ như khi một tham luận viên nói:
  - Trong đời tôi, tôi đã có lúc fantaisiste (làm theo sở hiếu)…
  Ông ta đang rông dài, muốn kể chuyện đời ông thì người điều khiển can thiệp liền:
  - Xin hãy giữ những kinh nghiệm riêng tư cho chính ông, chúng tôi không muốn ông dậy chúng tôi kinh nghiệm đời ông.
Bạn đến cà phê philo, không phải để học cách sống (apprendre à vivre), nhưng đến để học cách suy nghĩ (apprendre à penser). Người ta không cần nhận  lời dậy bảo của bất cứ ai.
  Đại khái, một buổi tại cà phê philo diễn ra như vậy. Có người thích, có người cho rằng trí thức quá.
  Thí dụ như khi người ta chọn đề tài “Đa Nguyên”, thì người ta muốn bạn nghĩ gì về “Đa Nguyên”, chỗ đứng của Đa Nguyên trong sự tiến triển của văn minh nhân loại, chứ không phải những sự lợi hại của đa nguyên trong đời sống chính trị của người Việt Nam, nước Việt Nam. Càng không phải để nghe một ông cán bộ nào đó đến “lên lớp” là Việt Nam không thể đa nguyên.
  Cũng vậy, những đề tài như “Độc Lập”, “Tự Do”, “Hạnh Phúc”, cũng rất đáng đem ra tranh luận tại các cà phê phi-lô.
  Tại Paris, hiện nay, mỗi tuần có đế trên một chục cà phê philo, trong đó có bàn đến cả các vấn đề  như Văn Minh Ả Rập – Hồi Giáo.
  Giá mỗi lần tham dự: 10 euros cho một ly, mắc quá, phải không.
  Người Việt mình có thể tính giá phải chăng hơn.
  Nhưng mà dù có được phổ biến đến thế nào chăng nữa trên thế giới, có một nơi không bao giờ có thể có một tiệm cà phê philo. Nơi đó là: Việt Nam!!!
  Người ta không muốn người dân suy nghĩ. Việc suy nghĩ đã có Đảng ta...
  Ở Việt Nam, người ta chỉ muốn phát triển một loại nhà hàng cà phê: Cà Phê “ôm”.
 
 
Trần Mộng Lâm
 
 
ST từ net.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2013 19:36:44 bởi M.H. Nguyen >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.09.2013 15:17:02
0
 
 
 
từ buổi sáng , biển còn đang con gái
thẹn làm thinh nên sóng cũng loi choi
em thui thủi như bông hoa biển dại
thả tóc buồn, rũ xuống quấn bờ vai .
  *
mây xụ mặt buổi trưa , ôm triền đá
sóng ra - vào , lấp xấp ướt chân em
hạt biển mặn làm rách pha lê . vá
trên môi khô .khâu nỗi nhớ dịu mềm
  *
con chim nhỏ buổi chiều đang mắc nợ
sợi rong choàng quanh cánh , ngủ một chân
em tội nó . như tội mình xa tợ
ngoài tầm nhìn không đủ thấy người thương
  *
đêm biển vắng . chỉ còn em với gió
nghe lang thang tiếng chân lệ âm thầm 
hình như sóng đang tập đàn , nhịp vỗ
lời thơ anh . âm phách gõ tim trần

đông hương
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2013 15:18:50 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.09.2013 01:22:11
0
nghe nhạc cuối tuần ... 
tt thân mến chúc các quý bạn của GĐPT một cuối tuần thật vui tươi và hạnh phúc       


 
 
 
Hạnh Phúc Nơi Nào
 
Tác giả: Nhạc Ngoại  _  Lời Việt: Nhật Ngân

Chiều đã tắt nhạc buồn héo hắt 
Ðường phố vắng đèn vàng héo úa 
Lặng lẽ bước chập chờn bóng tối 
Bước chân âm thầm ai đến
 
Tình vừa mới đó lời nào mới hứa 
Mà đã nỡ vội vàng gió cuốn 
Tình đã mất một trời tiếc nuối 
Một đời buồn mãi không nguôi 

Tình yêu vẫn mãi ngàn đời chập chờn 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời chẳng dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Mùa xuân sẽ hết cuộc tình rồi tàn 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa
 
Anh hỡi anh đang nơi nao hay chăng có em đợi chờ 
Bao đêm cô đơn lạnh lùng ngồi chờ bóng ai phương trời phiêu lãng 
Anh ơi xa xăm mà chi mà còn mãi chưa quay về 
Ðêm xuân âm thầm lạnh lùng qua đi đâu chờ ta mãi 
 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời còn dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Tình yêu như bóng mây bay về đâu 
Tình yêu như cánh chim trong mù khơi 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2013 04:20:18 bởi thiên thanh >

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.09.2013 08:20:05
0
 
   Cảm ơn các anh chị đã cho thưởng thức những  bài hát , những bài thơ thật hay , những hình ảnh  ngộ nghĩnh .
 
  Cà Na thích bài thơ Biển và Nỗi nhớ của chị Đông Hương . Ý thơ rất đặc biệt. Xin tặng chị
 
 
 
Hoa Tím .
 
Cà na

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 00:23:31
0
CUỘC SỐNG THẦN TIÊN CỦA BỘ TỘC 500 NĂM KHÔNG ĂN THỊT
Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã.

Từ hàng trăm năm nay, người Bishnoi ở Ấn Độ vẫn trung thành với những giáo luật nghiêm khắc của bộ tộc. Họ không chặt hạ những cây đang sống và không ăn thịt động vật. Họ luôn sẵn sàng cứu giúp những con vật bị thương. Thậm chí, phụ nữ Bishnoi còn nuôi những con thú non bằng chính bầu sữa của mình.
 
Đối xử tốt với các loài động vật và không sát sinh
 
Bishnoi là tộc người sinh sống tại vùng sa mạc Thar, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Trong tiếng bản địa, “bish” có nghĩa là 20, “noi” có nghĩa là 9. Bởi vậy, Bishnoi có nghĩa là 29. 
 
Cái tên Bishnoi tượng trưng cho 29 điều luật mà các thành viên trong bộ tộc này phải tuân thủ, trong đó có 20 điều luật theo Hindu giáo và 9 điều luật theo Hồi giáo. Theo những bô lão trong bộ tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã đặt ra những luật lệ này vào khoảng 540 năm về trước. 
 
Theo truyền thuyết, khi đang ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba, vị đạo sư này đã giác ngộ. Ông cũng là người đã tìm ra nguồn nước giúp những người dân ở ngôi làng Jhamba thoát khỏi cảnh hạn hán sau hơn 20 năm. 
Một phụ nữ Bishnoi cho thú rừng bú chung với con của mình 
 
Tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc, cộng với nguy cơ từ những cuộc chiến tranh do phân biệt tôn giáo và chủng tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã nung nấu việc xây dựng một xã hội hòa bình. Trong đó, con người không chỉ chung sống hòa thuận với nhau mà còn với muôn loài. 
 
Đạo sư đã thành lập một cộng đồng người, sống theo những quy tắc mà ông đặt ra để không làm tổn hại đến nhau và những loài muông thú, cây cỏ. Xã hội đó chính là tiền thân của bộ tộc người Bishnoi hiện nay và rất nhiều những điều luật do đạo sư đặt ra vẫn được bộ tộc này tuân thủ và thực hiện đến tận bây giờ. 
 
Cuộc sống của những người dân ở đây hết sức giản dị. Phụ nữ Bishnoi thường mặc bộ đồ sáng màu, đeo khuyên mũi và các loại trang sức. Còn đàn ông thường mặc những bộ quần áo màu trắng, màu sắc tượng trưng cho sự đơn giản và khiêm tốn. 
 
Người Bishnoi sống bằng nông nghiệp. Khi một cặp vợ chồng mới lấy nhau, họ phải tự tạo dựng cuộc sống của mình với hai bàn tay trắng trên mảnh đất cằn cỗi. Họ sẽ đào giếng để lấy nước trồng lương thực và các loại rau củ khác. 
 
Từ nhỏ các em bé đã được dạy không được làm đau và sát sinh động vật 
 
Một điều đặc biệt là người Bishnoi chỉ ăn những gì do họ tự trồng được và không bao giờ ăn thịt. Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã. 
 
Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã dạy cách không được làm đau hay sát hại động vật. Người Bishnoi còn có truyền thống mang thức ăn và nước uống cho những con thú hoang. Họ sẵn sàng chia sẻ nguồn lương thực ít ỏi của mình với những loài động vật trên vùng đất sa mạc cằn cỗi. 
 
Những cái bát chứa nước và các loại ngũ cốc hay rau củ được đặt rải rác khắp các con đường trong làng và ven bìa rừng, để những con thú có thể tự do đến ăn. 
 
Bộ tộc hết lòng bảo vệ thiên nhiên
 
Người Bishnoi cũng luôn ra tay cứu giúp những con vật bị thương. Họ đem những con vật này về và giao cho những thầy tu, người sẽ chịu trách nhiệm chữa lành cho những con vật, trước khi thả chúng về với tự nhiên. 
 
Những người phụ nữ Bishnoi cũng sẵn sàng nuôi dưỡng những con thú non bị bỏ rơi như hươu, nai hay linh dương. Họ cho những con thú này bú chung dòng sữa với con của mình. 
 
Bởi vậy, trong những ngôi làng của tộc người này, hình ảnh những con thú mải mê bú sữa của những người phụ nữ đã không còn xa lạ. Khi những con thú này lớn lên, chúng lại trở thành những người bạn thân thiết của những đứa trẻ. 
 
Người Bishnoi mang thức ăn và nước uống cho những loài động vật hoang dã 
 
Ngoài trồng trọt, người Bishnoi còn chăn nuôi thêm một số loại gia súc như bò và dê để lấy sữa. Khi những con vật này già yếu, họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chúng mà không hề giết thịt, cho đến khi chúng chết một cách tự nhiên. 
 
Ngoài việc đối xử tốt và không giết hại các loài động vật, người Bishnoi cũng có những quy định về cách đối xử với các loài thực vật. Họ không bao giờ chặt hay nhổ cây đang sống, cho dù để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng hay củi đốt. 
 
Người Bishnoi chỉ chặt những cây đã chết hoặc cành cây khô để làm củi, phục vụ cho việc bếp núc. Nếu không kiếm đủ củi, họ sẽ thu lượm phân trâu bò, phơi khô để làm chất đốt, chứ tuyệt đối không chặt cây rừng. 
 
Năm 1847, khi quân đội của Đức vua đến khu rừng của những người Bishnoi để chặt cây, lấy gỗ xây cung điện, những người Bishnoi đã kiên quyết bảo vệ cánh rừng của mình. Họ không chống đối bằng bạo lực, mà chỉ kêu gọi quân lính hoàng gia hãy dừng việc chặt rừng. Cuối cùng, 363 người Bishnoi đã bị giết chết khi nỗ lực cứu cánh rừng.
 
Đã hơn 500 năm nay, người Bishnoi vẫn duy trì cuộc sống thuần nông giản dị, thân thiện với muôn loài. Người Bishnoi cho biết, họ hài lòng với cuộc sống bao đời nay của dân tộc mình. 
 
Trong khi ở nhiều nơi, những cánh rừng bị đốn hạ, một số loài động vật bị săn bắn đến tuyệt chủng, thì người Bishnoi đang chứng minh cho thế giới thấy con người hoàn toàn có thể chung sống hòa thuận với thiên nhiên. 
Theo VTC
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2013 00:26:26 bởi Phù vân >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 03:05:36
0
Ô ! đông hương rất vui  đọc những lời chân thành của Cà Na . Cũng ráng làm sao cho bạn bè ở Giai Điệu Phù Trầm và nhất là ônLynh , chủ nhà  không hổ ngươi với chữ nghĩa của mình .
Mến thăm tất cả mọi người trong gia đình GĐPT một cuối tuần thật vui và hạnh phúc .
 
đông hương
 
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 07:03:42
0

       
 
* * *

 

XIN  CHO  EM 

   Xin anh nằm võng tháng ngày 
Chờ em đủ tuổi qua vay nợ nần 
Mi buồn đổ hết mưa sông 
Ước chăng còn lại sợi hồn theo xa 


Xin anh đưa võng phôi pha 
Mới vưà trở giấc, tình già trăm năm 
Em tìm anh giữa ngàn xuân 
Chỉ hay thu lại nằm vùng yêu thương 

Xin anh lay võng thiên đường
 
Chờ em ru nhớ ngọn nguồn bằng thơ
 
Em vào tuổi trống chiêm mơ
 
Bằng làn gió trắng bâng quơ cầm chừng 


Xin anh đừng gấp võng thường
 
Để mai em gặp con đường qua anh
 
Em lần theo lá thư xanh
 
Tìm trong sương khói mong manh chút gì
 
 
 
đh 

 
 
TÝM 

  buồn… giăng cánh võng rừng tim
 giở trang thư tým đi tìm dấu xưa 
sương khuya nhỏ giọt nhặt thưa 
thương trường sơn, nhớ nắng mưa quân hành 

  ngày nao tóc hãy còn xanh 
  ôm nghiêng tập vở đợi anh sân trường 
  chừ, em mái nhuộm màu sương
chừ, anh xếp võng thiên đường đã lâu

  thuyền trăng vỡ đáy sông ngâu
  rừng xanh trút lá thu sầu mùa sang
  võng ru khúc hát non ngàn
  dư âm đọng cuống lá vàng hoang liêu

    trở về nhặt chút thương yêu
chất lên cánh võng dáng kiều cố tri
trăm năm nào có ra gì
  vần thơ tým, vạt cổ thi vô thường

  lanchy.Sep 7.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2013 20:53:49 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 08:10:36
0
thiên thanh


nghe nhạc cuối tuần ... 
tt thân mến chúc các quý bạn của GĐPT một cuối tuần thật vui tươi và hạnh phúc       


 
 
 
Hạnh Phúc Nơi Nào
 
Tác giả: Nhạc Ngoại  _  Lời Việt: Nhật Ngân

Chiều đã tắt nhạc buồn héo hắt 
Ðường phố vắng đèn vàng héo úa 
Lặng lẽ bước chập chờn bóng tối 
Bước chân âm thầm ai đến
 
Tình vừa mới đó lời nào mới hứa 
Mà đã nỡ vội vàng gió cuốn 
Tình đã mất một trời tiếc nuối 
Một đời buồn mãi không nguôi 

Tình yêu vẫn mãi ngàn đời chập chờn 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời chẳng dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Mùa xuân sẽ hết cuộc tình rồi tàn 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa
 
Anh hỡi anh đang nơi nao hay chăng có em đợi chờ 
Bao đêm cô đơn lạnh lùng ngồi chờ bóng ai phương trời phiêu lãng 
Anh ơi xa xăm mà chi mà còn mãi chưa quay về 
Ðêm xuân âm thầm lạnh lùng qua đi đâu chờ ta mãi 
 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời còn dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Tình yêu như bóng mây bay về đâu 
Tình yêu như cánh chim trong mù khơi 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa...


Merci thiênthanh " tiếng hót chim chiền chiện"
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2013 08:15:44 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 23:23:58
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

 
10 NƠI BẠN NÊN ĐẾN TRƯỚC KHI NÓ BIẾN MẤT

Cho dù đó là mực nước biển dâng, sa mạc hóa, gió mùa xối xả, sông băng tan chảy hoặc axit hóa đại dương, biến đổi khí hậu nhanh chóng làm thay đổi cảnh quan của hành tinh chúng ta. Chúng ta có thể là một trong những thế hệ cuối cùng được xem một số địa điểm đáng yêu nhất của Trái đất.

Dưới đây là danh sách 10 địa điểm để xem trước khi nó biến mất.

Công viên quốc gia Glacier
 
 
Gần 100 năm trước đây, đã có tới hơn 150 dòng sông băng nằm rải rác khắp công viên quốc gia Glacier. Đến năm 2005, chỉ còn lại có 27, và những dòng sông băng dự kiến ​​sẽ biến mất vào năm 2030, và có thể là trước đó. Nhiều trong số các loài động thực vật mà coi là nhà của chúng tại công viên băng này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, có nghĩa là hệ sinh thái của công viên có thể thay đổi đáng kể khi các sông băng đã biến mất.
 
Venice, Ý
 
 
Một người đàn ông bắt một con cá vược sông với hai bàn tay trần của mình trong khi đứng ở Quảng trường St Mark ở Venice trong một trận lụt nghiêm trọng trong tháng 11 năm 2009, khi mực nước đạt 131cm. Venice từ lâu đã chìm dưới mặt nước biển, nhưng mực nước biển dâng đã làm cho tình hình thêm nghiêm trọng hơn. Tần suất lũ lụt tăng lên mỗi năm, để lại nhiều câu hỏi bao lâu nữa Venice còn ở trên mặt nước.
 
Great Barrier Reef
 
 
Đó là rặng san hô lớn nhất thế giới nên nó có thể được nhìn thấy từ không gian, nhưng Great Barrier Reef đang biến mất với tốc độ ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ đại dương tăng, ô nhiễm nước, axit hóa đại dương và lốc xoáy liên tục đập vào các rạn san hô và san hô đã chết trắng hàng loạt. Những gì đã diễn ra trong 8.000 năm đối với thiên nhiên có thể biến mất trong vòng đời của chúng ta.
 
Vùng Sahara châu Phi
 
 
 
Theo ước tính, sa mạc Sahara ở châu Phi đang tăng trưởng với tốc độ 0,5km mỗi tháng. Sa mạc này là lớn nhất thế giới, có thể nuốt chửng tất cả Bắc Phi, làm thay đổi môi trường của một lục địa.
 
Maldives
 
 
Maldives là quốc gia thấp nhất thế giới, với một độ cao mặt đất tự nhiên tối đa là 2,3m (7 feet, 7 inch), và trung bình chỉ 1,5m (4 feet, 11 inches) trên mực nước biển. Nếu mực nước biển tăng lên quá nhiều, nước này có thể kiếm được một danh hiệu không mong muốn: quốc gia đầu tiên bị chìm đi trong đại dương do sự nóng lên toàn cầu.
 
Patagonia
 
 
Một vùng đất của vẻ đẹp hoang sơ, Patagonia của Nam Mỹ có thể sẽ thay đổi một cách đáng kể bởi biến đổi khí hậu. Nhiều trong số các sông băng của nó liên tục rút lui vì nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm. Trong khi vùng đất này sẽ không biến mất hoàn toàn, cảnh quan của nó có thể sớm được thay đổi không còn nhận ra nếu sự nóng lên toàn cầu vẫn còn.
 
Bangladesh
 
 
Nằm trong các vùng trũng sông Hằng-Brahmaputra River Delta, Bangladesh nằm trong một trọng tâm của điều kiện biến đổi khí hậu. Khoảng 50 phần trăm của khu vực sẽ bị ngập nếu mực nước biển dâng thêm 1 mét. Bangladesh cũng nằm ở trung tâm của vành đai gió mùa. Thiên tai, như lũ lụt, bão nhiệt đới, lốc xoáy và các lỗ khoan thủy triều xảy ra ở đây hầu như mỗi năm - với kết quả bi thảm.
 
Alaska lãnh nguyên
 
 
Nóng lên toàn cầu nóng ảnh hưởng lên Bắc Cực nhanh gấp hai lần những phần còn lại của thế giới, có nghĩa là lãnh nguyên xinh đẹp phía Bắc của Alaska có thể biến mất hoàn toàn nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên. Vùng lãnh nguyên của lớp băng vĩnh cửu tan chảy, nó không chỉ làm thay đổi đáng kể các hệ sinh thái mà còn giải phóng carbon bổ sung - trớ trêu thay nó lại đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu.
 
Nam Úc
 
 
Giống như sa mạc Sahara ở châu Phi, sa mạc hóa đe dọa Nam Úc. Trong khu vực, nguồn cung cấp nước ngọt đang nhanh chóng cạn kiệt. Trong khi đó, cảnh quan khô làm tăng sự xuất hiện của cháy rừng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, động vật hoang dã và hàng trăm ngôi nhà ở Úc.
 
Dãy núi Alps
 
 
Dãy Alps ở châu Âu nằm ở độ cao thấp hơn so với các dãy núi Rocky Mỹ, và những dòng sông băng và khu trượt tuyết là rất nhạy cảm với tác động của sự nóng lên toàn cầu. Các sông băng nổi tiếng được dự đoán sẽ biến mất vào năm 2050.
 
Theo TTVN
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2013 23:49:15 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.09.2013 23:43:38
0
Bí ẩn thuật biến kim loại thành vàng thời xa xưa

Cách thức Nicholas Flamel sử dụng "hòn đá triết gia" chuyển đổi thành công chì và thủy ngân sang vàng... luôn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Trong các tác phẩm giả tưởng của loài người, pháp sư hay phù thủy là người có thể chế tạo ra "thuốc thần" giúp hàn gắn vết thương, cứu giúp người hay để trở thành bất tử... Trong quá khứ, có nhiều người luôn cố gắng làm được những điều kỳ diệu ấy.
 
Dưới đây là câu chuyện về giả kim thuật - phương pháp nghiên cứu biến kim loại thành vàng thời xa xưa cùng bí ẩn về Nicholas Flamel - nhân vật huyền thoại được cho rằng có khả năng lĩnh hội giả kim thuật thành công nhất.
 
Quyển sách "giả kim thuật" quyền năng
 
Nicholas Flamel (1330-1418) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Pháp. Khi trưởng thành, để có tiền mưu sinh ông phải làm việc trong tiệm sách cũ ở Paris.
 
Đêm nọ, Flamel bất chợt có giấc mơ kỳ lạ về một thiên thần cầm trên tay cuốn sách có bìa ngoài bằng gỗ cây được trang trí bằng các ký tự lạ mắt.
 
Vài ngày sau, Flamel vô tình được một thương nhân kỳ lạ tặng cho cuốn sách y hệt trong giấc mơ của ông, viết bằng chữ Do Thái và chữ Hy Lạp, dòng đầu tiên có nghĩa là “Cuốn sách của Abraham” (Abraham là một nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, ông được coi là tổ tiên của dân Do Thái. Ông có thể nói chuyện với Chúa và được ngài chúc phúc, ban cho phép màu).
 
Nicholas Flamel xưa kia vô cùng nghèo đói

...nhưng ông đã trở nên giàu có nhờ vào tài giả kim thuật của mình
 
Tuy nhiên, Flamel không thể hiểu được cuốn sách này đang nói tới vấn đề gì nên đã để nó qua một bên. Mãi tới khi ông kết bạn với một nhà giả kim thuật (người nghiên cứu các phương pháp biến đổi kim loại thành vàng thời bấy giờ) thì mọi chuyện mới được sáng tỏ.
 
Nhà giả kim thuật sau khi nghe câu chuyện và đọc cuốn sách liền giải thích: “Tài liệu này liên quan tới việc chuyển đổi vật chất, năng lượng, các phép thuật cổ đại của nhân loại. Tôi nghĩ rằng, nó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta”.
 
Quá hứng thú, Nicholas Flamel hạ quyết tâm tìm hiểu bằng được những bí ẩn trong “Cuốn sách của Abraham”. Năm 1368, ông quyết định cùng vợ rời quê hương, đi bôn ba khắp nơi để tìm những nhà thuật kim giỏi giúp ông giải mã bí ẩn này. Flamel đã đến một trường ĐH tại Andalusia để nhờ những nhà chuyên môn giúp dịch nghĩa cuốn sách.
 
Đến Tây Ban Nha, ông kết thân với các nhà giả thuật kim nơi đây. Họ đã dạy cho ông thuật giả kim, từ đó Flamel dần hiểu rõ những nghệ thuật ẩn chứa trong cuốn sách.
 
Cuốn sách Abraham chính là chìa khóa giúp cho Flamel hiểu được mọi bí ẩn trong thuật giả kim
 
Nhiều năm sau, hai vợ chồng quay trở Paris, tất cả bạn bè cùng người thân đã rất ngạc nhiên khi thấy diện mạo của Nicholas Flamel cùng vợ không hề thay đổi, thậm chí còn có phần trẻ trung, đầy sức sống.
 
Nhưng đây chưa phải là điều khó hiểu nhất, Nicholas giàu lên một cách bất ngờ. Ông mang tiền đi xây dựng bệnh viện, nhà thờ, giúp đỡ những người nghèo khổ. Không chỉ vậy, mặt trước của nhà thờ Saint Genevieve ở Paris được Flamel tài trợ tiền để xây mới, ông còn cung cấp miễn phí các loại sách, mở các buổi thuyết giảng, các phòng sám hối trong trại giam.
 
Hòn đá triết gia và sự bất tử…
 
Nicholas Flamel đã chia sẻ hiểu biết của mình về các tài liệu thuật giả kim. Ông cho rằng, một vật chất đều được tạo ra bởi bốn yếu tố: lửa, không khí, đất, nước.
 
Ông tạo ra "hòn đá triết gia", một vật ma thuật có thể chuyển chì thành vàng
 
Mỗi chất là kết quả của sự phối hợp 4 nhân tố theo tỷ lệ khác nhau, muốn tạo ra chất mới ta chỉ cần thay đổi tỉ lệ các nhân tố trong chất cũ. Một công việc nghe thì dễ nhưng để thực hiện cần phải có một vật ma thuật mang tên “hòn đá triết gia”. Con người hoàn toàn có thể biến thủy ngân thành vàng nếu sở hữu hòn đá thần kỳ này.
 
Vậy "hòn đá triết gia" là gì? Đó chính là một vật huyền thoại xuất hiện trong rất nhiều văn bản cổ đại ở châu Âu và được nhắc tới trong các câu chuyện thần bí, huyền diệu.
 
Người sở hữu "hòn đá triết gia" sẽ tạo ra được mọi vật chất, chữa lành tất cả bệnh tật, thắp sáng nơi tăm tối, hồi sinh người chết và giữ chìa khóa của sự bất tử. Các tài liệu của Flamel đã miêu tả cụ thể về hòn đá triết gia, nó có 2 màu là trắng, đỏ. Màu trắng dùng để tạo ra bạc, chữa bệnh, màu đỏ dùng để tạo ra vàng ròng và làm bất tử mọi thứ.
 
 
Đá có thể ở dạng rắn nhưng khi cần sẽ chuyển đổi qua trạng thái lỏng và hơi. Khi nghiền nhỏ thành bột có thể hòa tan trong nước tạo ra một loại chất lỏng kỳ lạ. Đổ chất lòng này vào bất cứ kim loại nào sẽ tạo ra vàng, bạc, ngoài ra, nó còn là một thứ "nước thánh" chữa bách bệnh.
 
Nhưng thật đáng tiếc, Nicholas Flamel chưa bao giờ tiết lộ cách tạo ra "hòn đá triết gia". Bởi ông cho rằng, một vật quyền năng như vậy nếu rơi vào tay kẻ xấu sẽ là một thảm họa.
 
Theo ông, "hòn đá triết gia" là quà tặng của Thiên Chúa, nên chỉ được sử dụng vào những mục đích cao cả, cứu nhân độ thế mà thôi. Ngoài ra, muốn chế tạo ra hòn đá quyền năng này cần phải có đức tin to lớn cùng tấm lòng cao thượng.
 
Nhiều người cho rằng, Nicholas Flamel chỉ là kẻ bịp bợm không hơn không kém. Số khác lại vô cùng tin tưởng những kiến thức của ông, không ít người mạnh miệng tuyên bố đã thấy Flamel dùng "hòn đá triết gia" cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân.
 
Nhiều người tin, Flamel dùng "hòn đá triết gia" cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân. (Ảnh minh họa)
 
Câu chuyện này truyền tới tai vua Charles VI, người đã ra lệnh Cramoisi - thành viên của Hội đồng nhà nước đi điều tra vấn đề này. Cramoisi quyết định tới gặp Flamel để ép nhà giả kim đưa ra bí kíp làm đá ma thuật. Nhưng sau cuộc gặp gỡ, vị công tước lại trở nên sùng bái, thần tượng Flamel đến lạ lùng. Cramoisi trở về, hết mực khuyên vua Charles VI không nên sử dụng vật thần bí trên và nên để cho Flamel được sống yên ổn.
 
Tranh cãi tưởng chừng đã chấm dứt khi Flamel và vợ chết vào năm 1418 nhưng từ đây, huyền thoại về ông mới bắt đầu. Cả hai được chôn cất ở nghĩa trang của nhà thờ Saint Jacques. Lúc đó rất nhiều người tò mò đã đột nhập vào nhà của Flamel để tìm kiếm vàng, hòn đá triết gia, hay quyển sách của Abraham... nhưng tất cả đều thất bại.
 
Đây là một trong những cuốn sách ông viết cho thấy khái niệm về chim phượng hoàng, một sinh vật thần thoại được sinh ra trong đống tro tàn của cuộc sống
 
Nhiều năm sau, một nhóm người đã lẻn vào hầm mộ của Nicholas Flamel và vợ để tìm kiếm vàng, của cải. Thế nhưng, trong ngôi mộ đó, chẳng những không có vàng mà họ cũng không tìm thấy thi thể của Nicholas cùng vợ.
 
Tin đồn lan truyền rằng, Nicholas Flamel không thực sự chết và vẫn còn sống bất tử mãi cho đến ngày nay. Rất nhiều người dân nói đã nhìn thấy ông và vợ lang thang khắp Paris. Thỉnh thoảng, nhiều người ở đây lại thấy một người mang trang phục kỳ lạ, rao bán những quyển sách hay bản chép tay mang tên Nicholas Flamel.
 
Dubois một hậu duệ của Nicholas Flamel đã trình diễn trước mắt vua Louis XII pháp thuật biến chì thành vàng
 
Một câu chuyện truyền miệng vào thế kỷ XVII kể rằng, một người tên Dubois đã dùng một chất bột màu đỏ để biến quả chì thành vàng trước mặt vua Louis XII. Thắc mắc vì điều kì diệu ấy, Đức Hồng Y Richelieu yêu cầu Dubois giải thích về màn trình diện.
 
Dubois lúc này thừa nhận trước nhà vua và Đức Hồng Y rằng, anh là hậu duệ của Nicholas Flamel. Và chất bột này chính là món đồ gia bảo được tạo ra từ Nicholas Flamel.
 
Dubois còn tặng một bản chép tay từ “Cuốn sách của Abraham” cho Đức Hồng Y Richelieu. Tuy nhiên, không có tài liệu cho thấy, Richelieu giải nghĩa được bản chép tay kia. Nhưng trong triều đại của vua Louis XII, nước Pháp trở nên vô cùng hùng mạnh, tổ chức nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Ý.
 
Trên bia mộ của ông chứa nhiều ký tự đặc biệt
 
Cho tới nay, cuộc đời với nhiều điều bí ẩn đã khiến ông trở thành huyền thoại của thế giới. Tên ông được nhắc đến trong nhiều cuốn sách và truyện như "Harry Potter và hòn đá phù thủy" của J.K Rowling, hay là nhân vật chính xuyên suốt loạt truyện của Micheal Scott - "Bí mật của Nicholas Flamel bất tử"...
 
Theo Trí Thức Trẻ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2013 23:50:30 bởi Phù vân >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.09.2013 00:30:25
0
Cám ơn cảm đề của ÔnLynh gửi tặng Tým . Chúc ÔnLynh một chủ nhật vui nhiều nhiều .
Tým
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.09.2013 00:31:45 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.09.2013 00:33:50
0

 

ngực trần khoe những rã rời
lịm từng giọt nhỏ trong lời thơ tôi
từ phong cách dự ảo đời
từ tầng cảm nghĩ rối bời bậc cung
*
tứ chi lê gót . ngại ngùng
hai bàn tay trắng lập thân vào đời
không có anh - không còn tôi
chỉ còn trống trải cái ngôi cung tần

ngực trần, nhờ trái tim cân
anh thương - thiên hạ -không còn để cho
sông tôi nước đã tràn bờ
đọng phù sa tiếp ý thơ biển người
 
 dư hương sóng rẽ bồi hồi
nổi - chìm , cuộn chẻ hai trời tôi - anh
giả như triểu quá lành chanh
ngực trần tim đóng. sợ thành sông mê
 
đông hương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.09.2013 00:39:45 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.09.2013 05:18:14
0




         


http://www.box.net/s...ynq2x41x51gguc3

BÂY GIỜ THÁNG CHÍN PHẢI KHÔNG EM ?
( đến hương linh Soeur Téresa LTBM .1972.quangtrivietnam )

tháng chín
mưa nát dòng huyết lệ sử thi
hẳn mưa quên
hẳn mưa đà rửa sạch óan hờn như đường gân trên lá rồi cũng mờ theo thu vữa
mưa cho tim mẹ Việt Nam rơi ngược nhịp
mưa cõng em về thăm lại đền đài gói cất một thời đồ đá cũ xa xăm
tháng chín rối nùi đường gân chỉ má thơm da thịt, đẫm mùi bồ kết tóc xanh Saigon
thuở dậy thì con gái
mũ xanh em đội lệch nửa đầu
kiêu hãnh chu môi cong theo khói thuốc Ruby còn luyến lưu trước giờ xa nhau
không hẹn ngày trở lại
tháng chín đóm hỏa châu tiền sử chui ra lập lòe nũng nịu
tháng chín dài thêm đuôi mắt hồ thu em người nữ tu Quảng Trị thời binh lửa khôn nguôi ...

bây giờ tháng chín phải không em
tháng chín tiếng quốc nỉ non trên ngọn lau bờ cõi
tháng chín bủn xỉn níu kéo một chỗ đứng khổ sở trên mỏm đất quê hương
tháng chín sông tuôn ra bể, củi dạt lên nguồn
tháng chín đâu rồi áo em bay giữa trời gió lộng
biển đã cạn dần
đảo lặn chìm dưới đáy đại dương
miếu đền nào còn trơ ra những thớt voi gầm đầu ngậm tăm trái đắng nghìn năm

tháng chín nằm rao bán dấu chân chim trên trán,
chờ mưa vuốt mắt một lần, chờ nắng vuốt mặt một bận
nhặt lá khô cho em chép thơ đổi lấy hoa làm dáng, lưỡi lê chẻ cần đàn cho em máng tuổi xuân lên tháp cổ mà mơ
tháng chín những ngỡ em còn cười nghiêng lá mắt đuôi răm
em đến nhé, nhổ tóc anh đen cho tiệp màu sợi bạc
xin em vài chiếc lá đam mê làm trà đun sôi nón sắt một lần
nhâm nhi nỗi nhớ quặt què anh ngồi tết bím thời gian
trút ngược cát đồng hồ cổ tích
đếm bóng người in trên ngọn lá ngày xanh

chẳng thấy em đọng lại trong đó
em dấu mình sau tháng chín phải không?

bây giờ tháng chín phải không em!
tháng chín sao không nghe vỹ cầm da diết
tháng chín sao không thấy nức nở mùa thu
chiếc lá phong ngã bệt xuống đáy đêm dài vạn kỷ

mùa thu, mưa, nắng, cong queo nỗi nhớ rong rêu
quỳnh có còn xanh, cúc có còn vàng, ai mà biết
ừ, vẫn biết là nghiệp đeo suốt đời
vẫn hay kiếp còn phân nửa phù du
tháng chín, mùa thu không mời mà đến, không đuổi mà đi
sợi khói men cay bạc đời trắng tóc
em kỳ kèo trả giá nhớ quên
bây giờ , tháng chín phải không em ?
bây giờ
tháng chín phải không em !
con dế mèn rấm rức sau vườn chờ thu về bồi ngon giấc điệp

ừ thì tháng chín
nhưng thu chỉ mới vừa chín tới
em đừng chín sớm mà chi ...

dzuylynh.Sep.26.2011


<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2013 02:49:25 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.09.2013 02:41:35
0

 
 

ở giữa là mùa thu

sáng tác Dzuylynh | trình bày TrúcLan.dzuylynh
album Ở giữa là mùa thu

  ở giữa
là mùa thu
hai đầu là nỗi nhớ!

giòng sông thơ lững lờ
là hơi thở em - tôi...

từ mùa thu chia phôi
ta hai người đôi ngã
để 
giòng thơ bơ vơ
ta
lạc nhau đôi bờ...

dạo mùa thu ra đi
rừng xanh trơ trụi lá
rồi bình minh cũng qua
còn đâu ánh trăng ngà?

bóng đêm tràn băng giá
ta đốt từng chiếc lá 
sưởi ấm tháng ngày qua...

khi giòng thơ ra khơi
em
ngã qụy ven bờ
nhặt từng cơn đau rớt
anh
bơi ở giữa trời
vớt gió bện thành thơ
...
ở giữa
là sợi mưa
hai đầu là nỗi nhớ
ở cuối một mùa thơ
đàn mắc võng hai đầu...

  Oct 24.2012.dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2013 03:10:18 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.09.2013 21:26:31
0
 
 
MỘT PHÚT SUY TƯ VỀ CHỮ TÂM 
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=2lMVyfIwbQs[/YouTube]
 
 
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.09.2013 23:23:09
0
.
.
.
.
DƯ ÂM NHỮNG BÀI THIỀN CA
sáng tác & trình bày: dzuylynh
Album Trở Về Tĩnh Thức
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.09.2013 01:14:38 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.09.2013 15:44:25
0
 

  KHỎANH KHẮC

gió chạy cát bay, sóng trào biển cạn 
mới đó triều dâng, còn đây bọt vỡ.
thành quách lầu đài, vách đất lều tranh
kỳ vĩ với hoang sơ, hào quang và bóng tối. 
chỉ khỏanh khắc thôi rồi cũng như nhau!
đồi đuổi nhau xô dồn thành núi,
suối lấn nhau ngã nhập thành sông.
cõng bị công danh,
ngước lên thấy trời cao hơn trán. 
hất túi lộc tài,
cúi xuống nhìn đất thấp hơn chân.

ta ở đâu giữa vòng tròn nhật nguyệt?
tụ tan như sương tuyết mây ngàn...
vùng vẫy trăm năm trầm luân bể khổ;
ngụp lặn một đời tham vọng cuồng si.
thang danh vọng leo bao nhiêu nấc,
bước hụt chân sẩy bấy nhiêu tầng.
hờn giận yêu thương gói lại mấy bồ,
buông xả thứ tha tháo ra nửa bó.
ngồi ngóng trăng, trăng khi mờ khi tỏ;
đứng trông trời, trời khi duỗi khi co

thuở còn thơ tóc xanh dầy một mái;
lúc về già dăm sợi bạc màu tro.
ừ thì đói ngậm đọt tùng, khát nhấm hạt sương.
vui chẻ đàn róc thơ bện nhạc,
buồn cạy nắp quan tài ngồi gõ nhịp song lang.
thả hồn đi hoang ngắm mây trắng trời trong
cỡi áo phong trần trả lại người xưa
em cầm lấy bán mà mua kỉ niệm
ta trở về miếu đền hoang phế
mở trang kinh chữ mòn chữ mẻ,
nhẩm câu thi ngỡ trẻ hát vè.
sáng gạn túi thơ, trưa mài cọ vẽ.
chiều hâm nậm rượu, tối nằm chõng tre đếm sao rụng bên hè.
tỉnh tỉnh mê mê gom về một thể
khóc khóc cười cười giả bộ ngô nghê

hay thôi?
về!


Sep 11.2013.lanchy
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2013 05:31:33 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.09.2013 08:25:35
0

CÁNH GIÓ

nương cánh gió bềnh bồng hư huyễn
mặt trời chìm tiễn biệt hòang hôn
chuông thu không thôi thúc đổ dồn
lay lắt nhớ cô thôn ngày cũ...

nơi đất lạ mang thân khách trú
ngẩn ngơ nhìn lá rụng mùa sang
cố hương ơi ngăn cách đôi đàng
rưng rức tým chiều hoang tiễn biệt

cuộc trần thế đảo điên oan nghiệt
tiếc mà chi lưu luyến mà chi
vương sầu thương hay chỉ lụy bi
hạnh ngộ dứt phân kỳ định tuyệt
 
áo nâu sòng giũ nợ nhân duyên
niệm thời kinh chú nguyện tinh tuyền
an nhiên với non xanh biển biếc
phủi bụi trần xóa nghiệp vô minh

lìa đọan chốn lão sinh bịnh tử
náu nương thân tạm cõi thiền cư
nương cánh gió thuyền từ an đỗ
bánh luân xa tịnh độ phù trần 

Sep 11.2013. dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2013 08:42:00 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.09.2013 10:28:15
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Điều Cần Làm Khi Nhiễm Phải Chất Độc Vũ Khí Hoá Học Giết Người Từng Loạt.
 
Nếu biết mình đang nằm trong vùng tấn công hóa học, hãy tìm những vùng đất cao nhất và tới đó. Phần lớn chất độc hóa học nặng hơn không khí, do đó việc làm trên giúp bạn hạn chế đáng kể khả năng bị dính chất độc.
Sau đó, cởi hết toàn bộ quần áo đang mặc, bọc vào túi nhựa và vứt đi vì chắc chắn hóa chất đã dính lên chúng. Bạn cần nhanh chóng tắm rửa bằng xà phòng cẩn thận, rửa mắt với nước 10-15 phút để loại bỏ những mầm mống hóa chất có thể sót lại trên da.

Cuối cùng, hãy giữ bình tĩnh để điều hòa nhịp thở. Sự hoảng loạn khiến bạn thở nhanh hơn, hít nhiều khí hơn bình thường và làm tăng nguy cơ hít phải khí độc. Để bảo vệ phổi, hãy sử dụng mặt nạ phòng độc hoặc bịt mũi bằng bông tẩm nước tiểu. 
Nước tiểu có khả năng trung hòa một số chất độc hóa học đang được sử dụng hiện nay. Trong Thế chiến thứ I, quân đội Canada đã sống sót nhờ vận dụng phương pháp này.

..............
Sự thật về vũ khí hóa học giết người hàng loạt 00:01:00 03/09/2013
 
Sự phát tán của loại vũ khí chiến tranh này có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài người…  
Trong thời gian gần đây, quan hệ quốc tế đang trở nên căng thẳng vì tình hình chính trị ở Syria. Sau những nghi ngờ của một số nước phương Tây về việc về việc Syria có sử dụng vũ khí hóa học đối với thường dân, Mỹ và các quốc gia đồng minh đe dọa sẽ sử dụng những biện pháp can thiệp quân sự vào mảnh đất ở khu vực Trung Đông này.
 

  Mới đây nhất, chính quyền Mỹ đã cho công bố những báo cáo, bao gồm một loạt chứng cứ về sự tồn tại của một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 vừa qua.


Thi thể nạn nhân nằm la liệt trên đường phố.





Theo đó, cuộc tấn công này đã làm 1.429 người thiệt mạng, bao gồm 426 trẻ em. Vậy vũ khí hóa học là gì, chúng có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống con người và điều gì sẽ xảy ra nếu loại vũ khí này phát tán, bùng nổ trên toàn thế giới?
 
Vũ khí hóa học là gì?
 
Vũ khí hóa học là một dạng vũ khí quân sự thường được sử dụng trong chiến tranh, có khả năng hủy diệt và sát thương hàng loạt, giống như vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân… Nói đơn giản, đây là tập hợp các thiết bị quân sự có sử dụng hóa chất (ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí) khi được phát tán sẽ gây ra tổn thương trực tiếp trên cơ thể người hoặc tử vong.
 

Một xưởng sản xuất vũ khí hóa học.

Tùy theo hóa chất được sử dụng, người ta chia vũ khí hóa học thành 3 loại chính: loại sử dụng chất độc thần kinh, sử dụng hơi cay và sử dụng chất độc hô hấp.
 
Sức mạnh hủy diệt của vũ khí hóa học?
  Trên thực tế, con người biết sử dụng loại vũ khí tàn bạo này từ rất sớm. Những phiên bản đầu tiên chính là các mũi tên tẩm độc của thổ dân da đỏ. Thời đó, người ta đã biết tới việc bỏ độc vào nguồn nước để tiêu diệt quân địch.
 

  Trước Công nguyên, người Ấn Độ đã từng vận dụng khói hơi ngạt trong các trận chiến của mình. Ở phương Tây, các chiến binh Spartan cũng đốt gỗ trộn với mù tạt và lưu huỳnh để tạo ra hơi cay của riêng mình dùng trong chiến tranh.
 
Thời kỳ hoàng kim của loại vũ khí này là trong hai cuộc chiến tranh thế giới và hình ảnh tàn bạo của phát xít Đức thảm sát hàng triệu người vô tội bằng khí độc sẽ còn ám ảnh chúng ta mãi về sau. Một số loại chất độc chính từng được sử dụng là VX, Sarin, clo, phosgene,…
 

Vũ khí hóa học được sử dụng rất nhiều trong Thế chiến I.
 
Trong đó, Sarin là một chất độc thần kinh, độc tính mạnh gấp 500 lần cyanide (Hidro xyanua) và có thể giết chết một người trưởng thành trong vòng 1 phút.
VX lại sở hữu khả năng hủy diệt lớn, giết chết 75% những ai bị chất này dính lên người trong vòng 7-8 giờ đồng hồ.
Phosgene có mùi cỏ mới, sẽ gây phù phổi nếu vô tình hít phải và giết chết người bị nhiễm trong vòng 1-2 ngày.
 

  Cho tới ngày nay, trên thế giới có không ít quốc gia trên thế giới tuyên bố sở hữu kho vũ khí hóa học. Có thể kể tới như Mỹ, Ấn Độ, Iraq, Nhật Bản. Gần đây, cả thế giới đang nín thở theo dõi tình hình ở Syria khi báo chí và chính quyền phương Tây nghi ngờ nước này sử dụng vũ khí hóa học với dân thường.
 
Dù điều đó có đúng hay không thì với khả năng hủy diệt hàng loạt của mình, sẽ không sai khi cho rằng, nếu vũ khí hóa học bùng nổ trên thế giới, đó cũng sẽ là dấu chấm hết cho lịch sử loài người.
 
Bí kíp sống sót trước thảm họa vũ khí hóa học



Không chỉ có con người mới là nạn nhân của vũ khí hóa học mà rất nhiều loài động vật cũng phải nhận kết cục tương tự.

Cả nhân loại đều hiểu được sự nguy hiểm mà vũ khí hóa học đem lại. Do đó, một tổ chức giải trừ vũ khí hóa học (OPCW) quy tụ 189 quốc gia đã được thành lập năm 1997 nhằm thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi, ngăn chặn sự phát triển cũng như giải trừ, tiến tới xóa bỏ vũ khí hóa học trên thế giới.
 

Hàng trăm ngàn người bị giết trong Thế chiến II bởi vũ khí hóa học của phát xít Đức.
 
Với những nỗ lực này, nhiều khả năng, một thảm kịch vũ khí hóa học trên quy mô toàn cầu có lẽ sẽ chỉ có trên lý thuyết. Song, không ai có thể chắc chắn 100% điều gì.
 

Thế giới còn biết bao nhiêu kho vũ khí hóa học như thế này.

Bởi vậy, giống như thảm họa hạt nhân, sự bùng nổ trên quy mô toàn cầu của vũ khí hóa học cũng như Ngày Tận thế đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta. Để sống sót qua “cái chết không báo trước” này, hãy làm theo những hướng dẫn sau:
  Cố gắng nhận biết một cuộc tấn công hóa học càng nhanh càng tốt. Bạn có thể làm điều này bằng cách nghe thông tin từ truyền hình, radio. Đa phần các chất độc hóa học được sử dụng có thể không màu nhưng có mùi đặc trưng như mùi hắc của khí clo, mùi mù tạt… Khi tiếp xúc với những loại khí như vậy, cơ thể bạn gần như phản ứng tức thì: da tấy đỏ, ngứa, khó thở, mù tạm thời…
 

  Nếu biết mình đang nằm trong vùng tấn công hóa học, hãy tìm những vùng đất cao nhất và tới đó. Phần lớn chất độc hóa học nặng hơn không khí, do đó việc làm trên giúp bạn hạn chế đáng kể khả năng bị dính chất độc.

Sau đó,  cởi hết toàn bộ quần áo đang mặc, bọc vào túi nhựa và vứt đi vì chắc chắn hóa chất đã dính lên chúng. Bạn cần nhanh chóng tắm rửa bằng xà phòng cẩn thận, rửa mắt với nước 10-15 phút để loại bỏ những mầm mống hóa chất có thể sót lại trên da.


Cuối cùng, hãy giữ bình tĩnh để điều hòa nhịp thở. Sự hoảng loạn khiến bạn thở nhanh hơn, hít nhiều khí hơn bình thường và làm tăng nguy cơ hít phải khí độc. Để bảo vệ phổi, hãy sử dụng mặt nạ phòng độc hoặc bịt mũi bằng bông tẩm nước tiểu.

Nước tiểu có khả năng trung hòa một số chất độc hóa học đang được sử dụng hiện nay. Trong Thế chiến thứ I, quân đội Canada đã sống sót nhờ vận dụng phương pháp này.
 
Tạm kết: Sự bùng nổ vũ khí hóa học xảy ra chính xác khi nào là điều không ai dám chắc. Nhưng chuẩn bị trước là chuyện hoàn toàn nên làm. Thường xuyên cập nhật tin tức, tìm hiểu chính xác những bí kíp phòng thân là điều sẽ giúp bạn sống sót qua “cái chết không báo trước” này.
 
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Discovery, Business Insider, Global Post, Wikihow, Wikipedia...

nguồn từ email

<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2013 10:34:47 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.09.2013 09:55:27
0
Bình Thản Trong Tỉnh Thức


Tác giả : Nguyễn Thượng Chánh, DVM

(Be simple and easy, just rest in awareness: Bình thản trong tỉnh thức. Từ tác phẩm: Living this life fully- Stories and teachings of Munindra; Tác giả Mirka Knaster – Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh, chuyển ngữ.)

Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết.
Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
Bất cứ việc gì chúng ta làm thì nên làm trong chánh niệm (mindfully), sinh động (dynamically), trọn vẹn (totality) và hoàn tất (completness, thoroughness).

Đó là thiền.

Không phải chỉ có suy nghĩ mà thôi, nhưng đó còn là nhận thức từng khoảnh khắc, từng giây phút một mà không để tâm bám víu vào (not clinging), không kết tội, không phán xét,không đánh giá (not evaluating), không so sánh, và không lựa chọn.
Thiền định không phải chỉ có ngồi mà thôi. Đó là một lối sống cần được gắn liền vào suốt cuộc đời của chúng ta.
Thiền định được xem như một lối giáo dục về cách nhìn, cách nghe, cách ngửi, cách ăn, cách uống và cách đi đứng trong tỉnh thức hoàn toàn.
Khai mở chánh niệm (mindfulness) là yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình dẫn đến giác ngộ. (process of awakening).

Tâm ý và chánh niệm
Bản chất của tâm ý là không có màu sắc. Khi đượm màu sắc, đó là “tham ý” (greedy mind). Khi sân hận bùng ra ngay trong giây phút, đó là “tâm ý nóng giận” (angry mind).
Nếu không có chánh niệm (sati,mindfulness), tâm ý sẽ bị chi phối bởi sự nóng giận, cáu kỉnh. Sân hận, tạo ra độc tố và làm ô nhiễm tâm ý. Nhưng tâm ý không phải là nóng giận, nóng giận không phải là tâm ý. Tâm ý không phải là tham (greed), tham không phải là tâm ý.
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty)
Chánh niệm là một việc khác: tỉnh giác (alertness), tỉnh thức (awareness), nhớ lại (remembering), chuyên tâm (heedfullness). Nó có nghĩa là không quên, chỉ cần tỉnh thức, chánh niệm những việc gì đang xảy ra. Khi chúng ta phải đi trên cầu tre chật hẹp để qua sông, chúng ta phải thận trọng từng bước một. Nếu quên đi, có thể mình sẽ bị rơi xuống nước. Lúc không có chánh niệm chúng ta sẽ bị thương hoặc bỏ mạng.
Vậy, thực tế cho biết chánh niệm là sự không quên những gì đang thật sự xảy ra ngay trong giây phút hiên tại, trong tư tưởng, trong ý nghĩ, trong lời nói và cả trong hành động.
Thiền sư Munindra nói rằng mặc dù tâm ý lúc nào cũng có đó, nó vẫn hoạt động, nhưng không phải lúc nào chánh niệm cũng vẫn hiện diện bên ta.
“Rất nhiều lúc bạn cảm thấy tâm ý còn đó, ở ngay bên bạn, nhưng bạn không ở bên tâm ý. Tâm ý đang ở tận đâu đâu vì bạn đang bận lo nghĩ đến chuyện gì khác chẳng hạn như trong lúc đang ăn, đang nhai một cách máy móc, không cần suy nghĩ, không có chánh niệm (unmindfully).
Chỉ có một cách duy nhất để hướng dẫn mọi hành động đó là cần phải có tỉnh thức trong từng giây phút một (with moment to moment awareness)”.

Có nhiều cách hành thiền chánh niệm
Thiền sư Murindra cho rằng có nhiều cách hành thiền chánh niệm vipassana (inside meditation, nội quán). Tất cả đều là phương tiện. Khi đã hiểu được cách hành thiền của một môn phái rồi thì thiền giả có thể tiếp nhận dễ dàng phép hành thiền của các môn phái khác.
Bất kỳ theo cách của một môn phái nào đi nữa thì cũng đều có ích lợi hết, và nên ghi nhớ rằng mình phải giữ cho tâm rộng mở vì không có gì để bám víu cả.
Khi tâm ý đã đạt đến trạng thái tỉnh lặng rồi thì năng lực sẽ được phục hồi trở lại. Lúc đó hành thiền không cần phải cố gắng lắm, không gò bó lắm. Nó trở nên hài hòa cho cả cơ thể.
Khi chúng ta đã hiểu rõ tiến trình của thiền quán rồi thì nó trở nên rất dơn giản.
Lúc chưa hiểu rõ, thì thiền có vẻ vô cùng khó khăn vì chúng ta chưa được huấn luyện để chỉ chấp nhận việc đang xuất hiện ra trong hiện tại màkhông bám víu, không kết tội, không phán xét.Khi chúng ta hiểu được Pháp (Dharma) rồi, thì thiền trở thành một việc rất bình thuờng-nó là một lối sống.
Khi một người đã đạt được mức chánh niệm rồi thì một thời gian sau đó thiền trở nên tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng nào cả cũng như không có tranh chấp với cơ thể.
 
Lợi ích của chánh niệm
Chúng ta dễ thành công trong mọi sinh hoạt nếu mình làm trong chánh niệm.
Không những chỉ có ích lợi về mức độ tâm linh (spiritual) mà thôi, nhưng chánh niệm cũng còn có ích lợi cả về mặt thể chất (physical level)nữa.
Đây là một tiến trình thanh lọc (purification).Khi tâm ý được tinh khiết, nhiều bệnh tật thuộc tâm thể (psychophysical diseases) sẽ khỏi đi một cách tự nhiên.
Chúng ta hiểu được các cơn tức giận, hận thù, ganh tức của chính mình- tất cả các tâm sở bất thiện (unwholesome factors) xuất hiện trong tâm ý nhưng chúng ta không hiểu tại saorất nhiều căn bệnh về tâm thể tích tụmột cách vô thức (unconsciously) hoặc do phản xạ từ cảm xúc(reflex action emotionally), có thể được kềm hãm lại, nhưng không thể xem là được loại bỏ hoàn toàn.
Thiền sư Munindra được hỏi có khi nào ngài nóng giận không? Ngài trả lời làđôi khi có.Nhưng khi nóng giận, cáu kỉnh đến thì đều có dấu hiệu báo trước hết. Đó là cảm xúc khó chịu. Khi có dấu hiệu, chúng ta đừng nên để nó thoát ra ngoài miệng bằng lời nói hay bằng hành động. Hảy để nóđi qua.Hảy nhìn nó, nhận diện nóbằng chánh niệm,và thầm nhủ tong tâm: “nóng giận, nóng giận, nóng giận”.
Khi chúng ta tiếp cận và nhận ra được chúng, chúng ta sẽ cảm thấy bớt đi được một số bệnh tật về thể chất và về tinh thần. Chúng ta được dễ chịu, và yêu đời hơn.
Khi chúng ta để tâm đến chúng, chúng ta thấy chúng không có bản chất tỉnh (not static): Đó là một tiến trình, sau đó thì chúng biến đi, nhưng đừng mong đợi chúng đến hay chúng đi. Nếu mong đợi, chúng ta vướng mắccủa mong đợi (expecting mind).
Không bám víu, không kết tội, không hy vọng. Bất cứ việc gì xảy đến cho mình thì hảy nhận nó như thế trong hiện tại, ngay trong giây phút đó, không khen, không ghét. Nếu thương thì mình nuôi dưỡng nó bằng tâm tham (greed), nếu ghét nó thì nuôi dưỡng bằng tâm sân hận (hatred). Cả hai cách đều làm cho tâm bị mất quân bình(unbalanced), không lành mạnh (unhealthy), không tốt (unsound).
Vật thể (object) tự nó không tốt cũng không xấu. Chính tâm ý mình gán cho nó một màu sắc-nói nó tốt hay xấu. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi lý lẽ đó và có phản ứng. Hảy nhẹ nhàn, bình thản trước mọi sự việc khi nó xảy đến.Giữ cho tâm ý được quân bình. Chúng ta đang noi theo con đường Trung đạo (middle path). Hảy hoàn toàn tỉnh giác (fully alert)
Những cảm giác khó chịu, cảm giác xấu rất nổi bật trong ta.Ngược lại khi mình có được cảm giác tốt, dễ chịu thì mình hay ít quan tâm đến chúng. Mình không thích cảm giác khó chịu, bực bội nên kết tội chúng.
Chúng ta cần đào xâu trong cảm giác xấu. Chúng ta cần phải hiểu chúng là gì.
Cần phải có sự cân bằng giữa tâm và trí, giữa cảm xúc (emotion) và trithức (intellect), giữa đức tin (faith) và sự khôn ngoan (wisdom). Vậy làm sao thực hiện? Chỉ có sati, hay chánh niệm mới đem lại trạng thái quân bình, sự cân bằng cho cả hai.
Quá cố gắng làm cho chúng ta bồn chồn (restless), quá nhiều tập trung tư tưởng (samadhi, concentration) làm cho chúng ta buồn ngủ. Làm thể nào để biết cần bao nhiêu sức cố gắng, cần bao nhiêu samadhi mới đủ? Đó là nhiệm vụ của chánh niệm.
Khi có chánh niệm, sẽ có được sự quân bình giữa tâm và trí.

Kết luận
Nếu chúng ta biết sống giây phút hiện tại trong chánh niệm và với tâm trong sạch (thí dụ trong đức hạnh, virtue hay sila) thì giây phút sắp tới sẽ viên mãng và có được một tương lai tốt đẹp.
Con đưòng Trung đạo sẽ đưa ta về hướng giải thoát, hoàn toàn ra ngoài vòng sanh tử./.
This is the direct path for the purification of beings, for the surmounting of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and grief,for the attainment of the true way, for the realization of nibbana- namely, the foundation of mindfulness. -THE BUDDHA, MN 10.2

Giải thích thêm:Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo:
“ Con đường dẫn tới giải thoát khổ đau được gọi là Trung Đạo vì nó tránh hai cực đoan, đó là hưởng thụ lạc thú vật chất và ép xác khổ hạnh.
Chỉ khi nào thân thể được thoải mái với những tiện nghi hợp lý mà không hưởng thụ những lạc thú vật chất một cách quá đáng, thì tâm trí mới có sự trong sáng và khỏe mạnh để hành thiền và chứng ngộ chân lý.
Pháp tu Trung Đạo là siêng năng vun bồi đức hạnh, hành thiền, và đạt đến trí tuệ, là những pháp tu được giải thích chi tiết trong Bát Chánh Đạo, đó là tám điều chánh đưa đến an lạc và giác ngộ: bao gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng là trau dồi đức hạnh. Đối với Phật tử tại gia thì cố gắng giữ năm giới: 1/ Không giết người hay các loài sinh linh khác; 2/ Không cố ý lấy tiền bạc và tài sản của người khác; 3/ Không tà dâm; 4/ Không nói dối, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt và nói lời hai lưỡi; 5/ Không uống rượu hay các chất ma túy, là những thứ làm suy yếu sự chánh niệm và ý thức về đạo đức. Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, là nói đến việc hành thiền vốn có tính cách thanh lọc tâm trí qua chứng nghiệm trạng thái an tĩnh nội tâm và hành thiền còn có tích cách tăng cường cho tâm trí thông hiểu ý nghĩa của đời sống. Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là sự hiển lộ của Phật trí, chấm dứt mọi khổ đau, chuyển hóa bản thân và đạt được sự an lạc bất biến cùng với từ bi vô lượng.”

(Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso
Việt dịch:Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng)
Smrti (skt): Sati (p)—Niệm—Calling to mind—Consciousness of—Mindfulness—Remembrance.
(I) An overview of “Smrti”: Tổng quan về “Niệm—”A Sanskrit term for “mindfulness.” Mindfulness means attention or mindfulness of all mental and physical activities, even at breathing, standing, lying or sitting. The purpose of smrti is to control and to purify the mind. This is one of the focal points of meditative practice in Buddhism, which involves cultivating awareness of ones body, speech, and thoughts in order to become consciously aware of what one does and ones motivations. It is the seventh part of the eightfold noble path, and it leads to the direct understanding of the real nature of all things—

Từ Bắc Phạn có nghĩa là “tỉnh thức.” Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn. Chánh niệm là phần thứ bảy trong tám phần của Bát Chánh Đạo. Nhờ chánh niệm mà hành giả có thể hiểu được thực tính của vạn hữu.

(Tổ Đình Minh Đăng Quang -PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY)
Montreal, Sept 5, 2013


<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.09.2013 16:15:35 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.09.2013 16:36:02
0
 

                                                                                     
                                                    Nhận biết nghiệp duyên
 
Trong cuộc sống, có những người khi mới gặp, chúng ta đã cảm nhận sức thu hút và cảm giác dễ gần.  Cũng có những người khi mới gặp chúng ta đã thấy ác cảm.  Người đó có thể là người tử tế và lịch thiệp, nhưng vì lý do gì đó, khi nhìn thấy họ, ta thấy dâng trào cảm giác khó ưa.  Chỉ cần nhìn thấy mặt họ thôi cũng đủ làm cảm xúc chúng ta thay đổi.  Đôi khi, chính chúng ta cũng không biết tại sao mình lại có phản ứng một cách tiêu cực như vậy đối với họ.  Nếu không có sự kiềm chế, chúng ta có thể đã bày tỏ thái độ không được đẹp mấy đối với những người này qua lời nói cử chỉ không mấy tử tế.  Tại sao điều này xảy ra? 
Duyên cớ của sự ác cảm này là do những mối quan hệ tiêu cực tạo ra với những người này trong một kiếp sống trước.  Trong Phật giáo, chúng ta gọi đó là nghiệp duyên.  Tuy nhiên, vì chúng ta có thể tạo nghiệp duyên xấu với người khác, chúng ta cũng có thể tạo nghiệp duyên lành với họ.  Khi chúng ta tạo nghiệp duyên lành với người ở tiền kiếp, thì trong kiếp sống này, chúng ta tự nhiên sẽ thích họ.  Khi thương mến rồi, thì những gì họ nói chúng ta đều thấy hợp lý và có thể dễ dàng chấp nhận được.  Ngay cả khi quan điểm của họ méo mó hay lầm lạc, chúng ta cũng đặt niềm tin vào họ và nghĩ rằng họ đang đi đúng đường.  Vì vậy, ngay cả khi họ dẫn chúng ta đến con đường sai trái, chúng ta vẫn sẳn lòng đi theo và tin rằng họ là những người làm đúng.  Điều này bởi vì nghiệp duyên tích cực giữa ta và họ.
Trong khi đó, khi chúng ta có mối nghiệp duyên xấu với người nào rồi thì chúng ta không thể chấp nhận được bất cứ điều gì họ nói.  Mặc dù ngay cả khi họ là những người thật chân thành và tốt bụng, chúng ta cũng chẳng thấy họ thành tâm hay tốt lành.  Bạn có nhớ câu chuyện về đức Phật, ngài Anan, và người đàn bà nghèo khổ trong làng không? Một hôm đức Phật đi vào ngôi làng của người đàn bà này.  Ngài đã không cảm hóa được người phụ nữ này và bà ta chẳng thể nào đón nhận lời dạy của Ngài.  Nhưng rồi khi người đàn bà này gặp ngài Anan, bà liền rất quý mến và cảm thấy thu hút bởi ngài Anan.  Khi ngài Anan chia sẻ lời dạy của đức Phật đến với bà, thì bà hoan hỉ lắng nghe và nhận ra lời dạy mang lại nhiều lợi lạc.
Tình huống này xảy ra là do nghiệp duyên của cả ba trong một kiếp sống trước.  Trong kiếp sống đó, người đàn bà này đang đắm chìm trong đau khổ vì mất con.  Một vị hành giả đi ngang qua vệ đường và nhìn thấy bà đang khóc.  Vị này dừng lại và hỏi tại sao ba khóc.  Mặc dù biết những giọt lệ kia là do người phụ nữ khóc con đã chết, vị hành giả lại bình thản giải thích rằng bà không cần phải than khóc đau buồn bởi cái chết của con bà là định luật tự nhiên của kiếp nhân sinh.  Phong cách khô khan và lời nói quá thẳng của ông làm cho người phụ nữ cảm thấy ông là người lạnh lùng và khắc nghiệt.  Bà cảm thấy giận và bị xúc phạm.  Sau đó, một vị hành giả khác cũng tình cờ đi qua con đường này và cũng dừng lại để hỏi lý do tại sao có những giọt nước mắt đau buồn.   Khi nghe về cái chết của đứa con bà, vị hành giả đã từ bi an ủi và chia sẻ quan điểm của đạo Phật về cái chết.  Vị hành giả đầu tiên chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca; vị thứ hai là ngài Anan.  Bởi vì nghiệp duyên đã tạo trong lần gặp gỡ đó, mà trong kiếp này, người phụ nữ không cảm mến được đức Phật khi gặp gỡ, mặc dù đây là một vị Phật.  Tác động của nghiệp duyên mạnh mẽ như thế đó.
Thái độ và hành vi của chúng ta có tầm mức quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ nghiệp duyên.  Mỗi xét đoán nhỏ nhặt hay giọng điệu khắc nghiệt trong một khoảnh khắc có  thể tạo nên những nghiệp duyên tiêu cực.  Vì thế, chúng ta cần phải chú tâm và nhận thức điều này trong cuộc sống  hằng ngày của mình.
Chúng ta cũng phải hiểu rằng những cảm giác tốt hay xấu mà chúng ta dành cho ai trong đời mình thực tế đều là do nghiệp duyên đã tạo từ trong các kiếp sống trước.  Nghiệp duyên này chi phối nhận thức tốt hay xấu của chúng ta về họ.  Nếu chúng ta nhận thức ra được điều này, thì ngay cả khi chúng ta ghét ai, chúng ta cũng có thể bắt đầu thay đổi nhận thức về họ và trở nên thành thục hơn trong việc chế ngự những cảm xúc tiêu cực của chúng ta.  Khi đó, chúng ta có thể bắt đầu biến đổi các nghiệp duyên của chúng ta; vì ở mọi khoảnh khắc chúng ta thật sự có thể tạo ra những nghiệp duyên mới với mọi người.  Nhưng, nếu chúng ta tiếp tục tin chắc là người kia là kẻ xấu và từ chối không chấp nhận là nhận thức của mình bị chi phối bởi nghiệp duyên, thì chúng ta sẽ tiếp tục duy trì các nghiệp duyên tiêu cực này.
Nếu chúng ta thực sự có thể hiểu sự hiện hữu và tác động của nghiệp duyên thì chúng ta có thể chuyển hoá quan hệ của chúng ta với mọi người.  Đây là một cách thực hành chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Từ các bài giảng của Pháp Sư Chứng Nghiêm

Biên dịch sang Anh Ngữ bởi nhóm Biên Tập Tịnh Tư Thất
Pháp Hạnh chuyễn ngữ sang tiếng Việt

 Awareness of Karmic Affinities
 
Dharma Master Cheng Yen
 
In life, there are people that we feel drawn toward and people it seems we can't help but dislike. Even though someone may be a nice and good person, somehow, when we see him or her, a feeling of strong dislike arises, unbidden. Just seeing them causes a change in our mood, but we don't even know why we react so negatively to them. Without our control, our attitude becomes very bad—our tone sharp, our words unkind. Why does this happen?
The reason for this rejection lies in our having formed negative relations with this person in a past life; in Buddhism, we call these negative karmic affinities. But, just as we can form negative karmic affinities with others, positive karmic affinities can also be formed. When we share positive karmic affinities with people from a past life, in this life, we will naturally take a liking to them. In liking them, everything they say sounds quite right and sensible to us, and we readily agree with them. Even when their views are actually distorted or wrong, we place our faith in them and believe them to be in the right. Therefore, even when they lead us to do wrong things, we willingly follow them and believe them to be good people who are doing the right thing. This is because of the positive karmic affinities between us and them.
Meanwhile, when we have negative karmic affinities with people, we are not able to accept anything they have to say. Even if they are in fact sincere and good people, we do not feel that they are. Remember the story about the Buddha, Ananda, and a poor woman of the village? When the Buddha came into her village, the impoverished woman could not stand the sight of the Buddha. Immediately upon seeing him, she disliked him and could not take in any of his teachings. When the woman saw Ananda, however, she liked him very much and was drawn to him. When he shared the Buddha's teachings with her, she was very happy to listen and found the teachings to be quite beneficial.
The situation was due to the karmic affinities the three had formed in a former life. In that life, the woman had lost her child and was consumed by grief. A spiritual cultivator passing her by on the side of the road saw her crying and stopped to ask why she was. But after learning that her tears were over the death of her child, he stoically explained that there was no need to grieve, for death was but a natural law of life. His detached manner and direct words felt very harsh and cold to her, making her feel angry and hurt. Later, another cultivator happened along the same road and likewise stopped to ask the reason for her tears. Upon learning of her child's death, this cultivator compassionately comforted her while sharing with her the Buddhist perspective on life and death. The first cultivator was Shakyamuni Buddha in that life; the second was Ananda. Because of the karmic affinities they had formed in that interaction, in this lifetime, the woman disliked the Buddha on sight, despite his being a Buddha. Such is the impact of karmic affinities.
The making of karmic affinities has much to do with our attitude and behavior. The tiniest of comments or a moment's harshness in tone could mean the forming of negative karmic affinities. Therefore, we need to be very mindful and aware in our daily life.
We must also understand that the good and bad feelings we have toward people in our lives are in fact due to the karmic affinities formed in past lives. The karmic affinities color our perception of them as good or bad people. If we can realize this, then even though we may feel a strong dislike toward someone, we can start to change our perception of them and become successful in overcoming our negative feelings. Then we can begin to transform the karmic affinities between us—for at every moment, we in fact have the chance to create new karmic affinities with people. But, if we continue to hold on to the belief that the other person is truly a bad person and refuse to consider that our perception is influenced by karmic affinities, we will just continue to perpetuate the negative karmic affinities.
If we can truly understand the existence and impact of karmic affinities, we can transform our relationships with others. This is the kind of mindful practice for our daily life.
From Dharma Master Cheng Yen's Talks
Compiled into English by the Jing Si Abode English Editorial Team
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2013 00:45:03 bởi dzuylynh >

Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 29 trang, bài viết từ 271 đến 300 trên tổng số 867 bài trong đề mục