GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 29 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.04.2013 03:59:08
0
 
***
 

 

download
 
ngày về
 
 thơ dzuylynh | diễn đọc thiênthanh 
( tuyển tập Thơ " Mùa Xuân Đã Mất " ) 

  giã biệt kinh kỳ xếp bút nghiên  
 xa gia đình chôn mộng hoa niên 
 các anh đi vào miền chinh chiến 
 buổi quê nhà khói lửa triền miên 
 
vũ đình trường buông cung xạ tiễn
tỏa bốn phương phỉ chí tang bồng 
thủ đức quân trường hồ hải mộng 
võ bị dựng nghiệp mồ hôi đong 
 
huấn nhục thao trường không uổng phí
mươi năm tù tội có ra chi 
bốc cao ngùn ngụt tâm hùng khí
khổ ải lưu đày bao oán bi 
 
mãnh hổ sa cơ sầu thất thế
anh hùng lỡ vận cũng tang thương 
bụng đói tay run chân tấn vững 
khổ sai cay đắng dững dưng hề
 
bố mẹ tuổi già nương bóng hạc
con thơ bạc nhạc bởi đòn thù 
cắp sách đến trường, thân cỏ cú 
vợ hiền tần tảo kiếp nuôi tù 
 
lao dịch bào mòn thân dũng tướng 
gông cùm gặm rách thịt, da, xương 
tuẫn tiết, anh hào theo cánh phướng 
nhẹ phất hồn vương bãi chiến trường 
 
tổ quốc giang sơn nay đổi chủ 
mảnh dư đồ rách giữ khư khư 
hồn mẹ Âu cơ xin tha thứ 
vong bố Lạc Long hãy niệm tình 
 
làm trai không giữ được cơ đồ 
anh linh tử sĩ hóa hư vô 
ngước lên thiên trúc sa lệ tủi 
cúi xuống cửu tuyền nhục núi sông 
 
ngày về con tóc nhuộm màu bông 
bố mẹ còn đâu phụng dưỡng mong 
vòng tay chinh phụ em hòai vọng 
lệ tủi tương phùng sao đếm đong 
 
cám ơn tổ quốc một cuối đông 
cám ơn hồn mẹ bóng liên đài 
dấu cha đã khuất mờ đông hải 
con đã về đây xuân chớm khai 

38 mùaxuânđãmất.thángtưhuyếtlệ 2013.dzuylynh 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2013 04:44:40 bởi thiên thanh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.04.2013 10:56:36
0

giũ đi một hớp bụi trần 
nuốt chi cay đắng nhọc nhằn thế nhân 
nhọc hơi đếm mỏi cơ trần 
tâm như sương sớm trong ngần phù vân 
phủi tai nghe tạo xoay vần 
thâm sơn nhắp chén trà bần cùng nhau
( dzuylynh )

Niên trưởng Tuân ơi, dấu chân anh đã đi qua bốn vùng chiến thuật từ khi đàn em còn cắp sách đến trường. Sau tháng tư miền nam bị bức tử, anh đã trải qua bao nhiêu tù ngục khổ sai từ Nam ra Bắc... Từ ngày thóat ách cùm gông, vị Đại Tá kính mến của tôi xuống tóc gửi thân vào cửa thiền. Ngày đại hội huynh trưởng GDPT toàn quốc Hoa Kỳ tổ chức tại San Jose, sau khi bước xuống sân khấu, tôi hỏi đùa: "Bạch Thầy, bây giờ anh muốn dzuylynhgọi anh là Đại Tá hay là Đại Đức? Anh cười cười hiền hậu: "đại cái gì mà đại! em muốn gọi anh là gì cũng được"...
Kính gửi đến hương linh người Huynh trưởng GDPT, người Niên Trưởng QLVNCH đáng kính một nén tâm hương. Mong anh mãi mãi được an bình chốn tây phương cực lạc, nhé anh! Huynh trưởng Nhuận nó viết bài thơ Chén trà cho anh, dzuylynh đưa vào giai điệu phù trầm và cô bé Phương Trang sẽ kể lại một kỷ niệm đẹp cho anh nghe đây! Kính Thẩm Quyền, đi đâu vội thế? Em biết rồi, Thầy lại vác chuông vác mõ đi cầu siêu cho anh em đồng bào mình chứ gì? Ngồi xuống đây... thong thả, uống với nhau Chén Trà, anh ạ!
38 mùa xuân đã trôi qua theo trầm thăng vận nước. Nỗi thống khổ vẫn nặng đè lên đôi vai nhược tiểu quê hương. Hết Tàu, đến Tây, rồi Nhật, Mỹ... Nay giặc  lại đang tâm rước kẻ thù truyền kiếp về đày đọa lê dân. Hay là cái qủa báo nhãn tiền, cái nợ diệt chủng Chiêm Thành mà tiền nhân đã vì mở mang bờ cõi về phương Nam đang báo ứng, hở anh?
Như khói chiều sương sớm hợp tan tan hợp... Nhà Nguyễn Gia Long đã hèn hạ cõng rắn Phú Lãng Sa qua tay Bá đa Lộc để tiêu diệt vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ, nay cũng đành xóa sạch vương triều ?
Dân Nam mình ngày nào sẽ bị Hán hóa như Tây Tạng hôm nay ?
Óan nên cởi, chằng nên buộc mà chi ! Vẫn biết thế ,nhưng xuơng máu bao anh linh , tiền nhân đổ xuống cho rực thắm màu cờ rồi sẽ hóa thành vô vị hay sao?
Quên chăng nỗi nhớ ? Nhớ gì nỗi đau! Có được không?
Tiếng quốc não nề vang vọng khắp thôn làng, cách vạc chiều hôm vẫn lượn lờ chở theo nỗi hờn vong quốc, sao không như hương trà mà nhạt phai theo dòng đời nghiệt ngã?
Thôi thì quanh quẩn bên nhau hỡi những cánh chim phiêu bạt, ngồi xuống lắng lòng buông xả , uống chén trà cho vơi niềm thống khổ, uống nỗi niềm viễn xứ tha hương.
 tất cả, rồi cũng qua, cũng qua thôi ... 
Tháng Tư Quốc Hận đang về, chỉ non một triệu người vui, hơn tám mươi triệu người buồn trong nước, và hơn hai triệu rưỡi con cháu Tiên Long hải ngọai tha phương vẫn đêm ngày thương tưởng Việt Nam !

"...Tương phùng bên góc núi
hỏi chi chuyện ngày qua
Ngồi xuống đây thong thả...
uống với nhau chén trà !...

 CHÉN TRÀ

thơ Trần hải Nhuận | phổ nhạc & hòa âm dzuylynh | ca sỹ Phương Trang
album Búp Sen Hừng Sáng 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2013 00:50:41 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.04.2013 22:31:18
0
 
Kỳ Thị 
 
Cách đây ít hôm một nữ hành khách có diện mạo Á Châu trên xe buýt ở Sydney Úc bị một hành khách da trắng mắng chửi bằng những lời lẽ thô tục và kỳ thị vì bà ta đã va vào ông ta, và bà ta không biết tiếng Anh.
 
Một vài hành khách đã đứng ra bênh vực cho bà ta – “bà ta không cần biết tiếng Anh, vì bà ta là một du khách”. Những người này cũng bị ông khách kỳ thị chửi luôn. Một hành khách khác lấy điện thoại di động quay cảnh đó và gửi lên mạng. Bao nhiêu người Úc cảm thấy xấu hổ vì các hành khách khác đã không can thiệp và che chở cho bà du khách, và nhận định của người Úc là đoạn phim đó đã và đang gây ra thiệt hại cho nước Úc, cho sĩ diện của một đất nước văn minh. Cho dù người cháu của người du khách đó không phiền lòng và cảm thấy là ông khách đó đã hành động quái gở chỉ vì bực tức bởi vì ông ta không được bình thường, ông ta có lẽ có bệnh tâm thần, cần được an ủi, giúp đỡ - tiếng xấu về nước Úc đã bị lan truyền ra thế giới. 
 
Khi đọc bản tin như vậy, tôi nghĩ ngay về nước tôi, tôi không rõ phải xếp những người đã bắt bớ, giam cầm, và đầy đọa những người cùng xứ sở, cùng dân tộc, thuộc vào loại nào: họ là những người kỳ thị hay họ là những người bệnh tâm thần. Họ không thể kém trí tuệ đến nỗi không biết là khi mà họ gửi người cha vào trại tập trung không biết ngày về, họ đã phá hại gia đình và đầy đọa một thế hệ trẻ thơ, tương lai của dân tộc. Tôi cố gắng lý luận là họ làm như vậy vì họ bệnh tâm thần, họ bị tuyên truyền bậy bạ, bị lường gạt. 
 
Nhưng mà ngày nay, tôi nghĩ là tôi không thể dùng lý luận như vậy để bênh vực cho những cái xấu xí của người nước tôi, những người có súng ống hay có chút quyền hành để áp chế đồng bào của mình. 
 
38 năm đã qua rồi, cánh cửa của cái tù rộng lớn đã hé mở để cho những tia sáng từ thế giới bình thường rọi vào để bất cứ ai trong nước hay ngoài nước, người Việt hay người ngoại quốc cũng có thể thấy những cái xấu, cái gai góc trên con đường chúng ta đi. Chắc là đến lúc những người áp bức phải biết thế nào là bình thường và phải biết xấu hổ với chính mình. Những người không áp bức đồng bào mình cũng cảm thấy xấu hổ vì hành động thiếu văn minh của một nhóm thiểu số cùng nòi giống với mình mà mạnh dạn đứng ra bênh vực lẽ phải và lên án những cái xấu xa.  
 
Nếu không thì tất cả chúng ta đều là hạng người vô lương tâm, kỳ thị hay, nhẹ nhất là bịnh tâm thần. Tiếng xấu về nước ta dân ta đã lan truyền khắp nơi, và ảnh hưởng đến tương lai chúng ta, tương lai của con cháu chúng ta. Bao giờ thì chúng ta có khả năng chặn lại được sự hoen ố này?
 
vosan

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.04.2013 02:24:54
0
 
  
 
download

 
   Cà Na "đóng góp" đĩa bánh  ngọt mới nướng ở góc Bình An để mời mọi người vừa dùng  "Chén Trà " vừa thưởng thức nha 
 
 
 
Bánh Hạnh Nhân.
 
( Tên vậy thôi ,chứ  bánh làm với đậu phọng ! )

Cà Na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2013 02:27:41 bởi Cà Na tn nguyen >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2013 04:31:02
0
 
Danh thần triều Nguyễn: Phạm Phú Thứ
 



Danh sĩ, danh thần Phạm Phú Thứ triều Nguyễn, lúc nhỏ có tên là Hào, đi học lấy tên là Thứ, đến khi đỗ đại khoa, được vua Tự Đức (嗣 德; 1829–1883) đổi tên là Thứ, tự là Giáo Chi, hiệu là Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu là Giá Viên (vườn mía) và hai biệt hiệu ít dùng là: Thúc Minh (bó cái sáng lại) và Trúc Ẩn (núp trong tre). Quê ở làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tổ tiên năm đời của ông vốn là họ Đoàn, gốc miền Bắc, vào ở xã Đông Bàn, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mới đổi họ là Phạm Phú. Từ đó cho đến những thế hệ sau, dòng họ Phạm Phú này chỉ là nhà nông khuôn mẫu có tiếng đức hạnh, thương người nghèo khó trong làng. Qua các đời, tuy có người làm quan võ, có người thông chữ, nhưng chưa phát về khoa danh. Đến đời trước kề đời ông, mới có hai người chú ruột đỗ tú tài cùng một khoa và làm chức quan nhỏ.

Thân phụ của ông tên húy là Phú Sung, thân mẫu là Phạm Thị Cẩm, người làng Trừng Giang là con gái một cụ đồ. Ông mồ côi mẹ từ thuở lên bảy. Ông cùng anh em thờ song thân rất chí hiếu. Ông bẩm tính thông minh, ham mê học tập, đọc sách xem qua một lần là thuộc, nên từ lúc mười hai tuổi, đã nổi tiếng ở trường Phủ và khi lớn lên, liên tiếp đạt những thành tích rực rỡ trong thi cử: đỗ đầu xứ, giải nguyên, hội nguyên.

Sau khi, thi đỗ, ông vinh qui năm 1844 và được bổ làm quan tại triều với chức Hành tẩu ở Nội các. Năm sau, thăng tri phủ Lạng Giang (thuộc tỉnh Bắc Ninh).

Năm Tự Đức 2 (1849), ông được đề bạt làm chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua) ở Viện Tập hiền rồi ở toà Kinh diên (phòng giảng sách cho vua). Tại đây, vì thấy vua trẻ ham vui chơi, lơ là triều chính, trong lúc đất nước bắt đầu bị đe dọa bởi giặc ngoài, ông mạnh dạn dâng sớ can gián nhà vua với những lời lẽ thiết tha và thẳng thắn. Ông phải trả một giá đắt: bị cách chức và đày khổ sai cắt cỏ ngựa ở trạm Thừa Nông (phía nam Huế) vì tội phạm thượng. Bạn bè thân thích - trong lúc đó có ông hoàng thúc Thương Sơn nhiều người lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc làm của mình: lúc rỗi câu cá, ngắm cảnh, làm thơ, nên có biệt hiệu là Nông giang điếu đồ (người câu trên sông Nông) và sáng tác tập thơ Nông giang thi lục ông làm quen với một số nhân sĩ Trung Hoa và cũng là một dịp tốt để cho một người ham hiểu biết nhằm phóng tầm mắt đến Ma Cao và Hồng Kông là hai trung tâm mậu dịch quốc tế lớn vào thời đó.
Năm 1852, ông được khôi phục hàm biên tu (hàm lúc sơ bổ) và năm 1854, được cử làm tri phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân chúng lập được hơn năm mươi kho nghĩa thương để lo cứu tế cho dân gặp lúc hạn hán, bão lụt tại nhiệm sở (Tư Nghĩa). Với việc làm đó ông được đề bạt giữ chức Viên ngoại bộ Lễ năm 1855, được điều sang công tác quân sự để giải quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Nghĩa). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ông được thăng chức án sát sứ (chánh án) tỉnh Thanh Hóa (1856), rồi Hà Nội (1857).

Năm 1858, ông được chuyển về làm việc ở Nội các. Lúc bấy giờ, tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng lần thứ ba (lần thứ hai năm 1856) và lần này tàn khốc hơn hai lần trước nhiều. Khi đó, ông dâng sớ xin các quan lại, thân sĩ quê Quảng Nam, đang làm việc tại Kinh về tỉnh nhà lập đội Nghĩa quân chống giặc ngoại xâm, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận. Năm 1858, nhân chuyến về quê dưỡng bệnh và cải táng mộ thân sinh, khi trở về triều ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa đồng thời xây dựng công sự bố phòng và luyện tập quân sự ở tỉnh nhà nhằm bảo vệ hải cảng Đà Nẵng.
Năm 1860, từ Nội các, ông được thăng chức Thị lang bộ Lại (nội vụ) rồi sau đó thăng chức Thự Tả Tham tri bộ.

Vào hạ tuần tháng tư năm 1862, ông được cử làm Khâm sai đại thần vào Gia Định cùng với hai vị chánh phó toàn quyền đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (hai người kí hoà ước với Pháp năm Nhâm Tuất (1862)) đàm phán với thống soái Pháp nhằm trì hoãn việc phê chuẩn hoà ước mới kí. Nhưng cuộc đàm phán không đạt được kết quả nên ông bị liên đới trách nhiệm, bị giáng một bậc, song vẫn giữ chức cũ.

Trong năm 1862, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ Phan Thanh Giản và bồi sứ (sứ thứ ba) Ngụy Khắc Đản, sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Trong khi ở Pháp phái bộ và ông còn đi thăm các nước ở Châu Âu như: Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, Bồ Đào Nha... Khi về nước lúc sứ bộ lưu tại Gia Định, Nguyễn Trường Tộ đã gặp ông và đưa ba bản điều trần quan trọng, kèm theo một bản đồ thế giới với bản trần tình để ông dâng lên Triều đình sau chuyến công du trở về.

Về đến Huế, ông dâng lên triều đình và vua Tự Đức một số tài liệu cùng bản tường trình trong chuyến công cán, trong đó có Tây hành nhật kí và tập Tây phù thi thảo (tập này sau được xếp vào quyển 8/26 của bộ Giá Viên toàn tập) ghi chép những điều tai nghe mắt thấy và những cảm nghĩ về văn minh phương Tây, nhằm thuyết phục nhà vua mạnh dạn canh tân đất nước hầu theo kịp văn minh thế giới. Sau đó, ông được thăng thực thụ hàm Tả Tham tri (bộ Lại) và được cử vào Viện cơ mật (cơ quan đầu não của Triều đình), kiêm trông coi Viện Tập hiền. Ở cương vị này, ông dâng lên triều đình nhiều đề nghị cải cách có ý nghĩa tích cực; đồng thời nhắc lại, cụ thể hóa, bổ sung những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ năm 1863, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh: nội dung các đề nghị trên gồm các vấn đề:
– Ban bố sách của Nhà nước để việc học hành được thiết thực.
– Lập khoa thủy học (hàng hải) để chấn chỉnh việc quản lí ghe thuyền.
– Dịch sách nước ngoài để theo dõi tình hình thế giới.
– Khuyến khích các nghề thủ công, cho tự do dùng sắt, gỗ.
– Cấm người Hoa buôn bán gạo, bỏ thuế nấu rượu, giảm các khoản chi phí về tuần tra ngoài biển.
– Mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.
– Khai thác quặng và than đá.
...

đề nghị trên, vua Tự Đức và triều đình có bàn bạc, nhưng lúc đó ở trong triều có nhiều nhân vật thủ cựu, mù quáng không thấy được văn minh phương Tây nên rốt cuộc chẳng thực hiện được gì mấy.

Năm 1865, ông được thăng chức Thự Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hộ (Tài chánh), đồng thời sung chức Cơ mật viện đại thần. Trong thời gian này tuy bận công vụ quan trọng ông vẫn đề ra hai chủ trương nhằm bảo vệ biên giới phía Tây Tổ quốc:
– Đặt Nha Thương Chánh ở Ninh Hải và cùng với lãnh sự Pháp mở cảng ngoại thương (lịch sử cảng Hải Phòng chính thức bắt đầu từ đây).
– Khai rộng sông ở Bình Giang.
– Mở trường học tiếng Pháp ở Ninh Hải (đây là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước ta).

Năm Nhâm Ngọ (1882), ông mất, hưởng thọ 61 tuổi.

Vua Tự Đức thương tiếc ông và có lời dụ: “Phú Thứ kinh lịch nhiều khó nhọc, đi đông sang Tây, dẫu yếu đuối cũng vâng mệnh không dám từ chối. Về việc trông coi Thương chánh ở Hải Dương, khi tới nơi công việc đều có manh mối, sau này nên lấy đó noi theo. Những lưu dân, gian phỉ chứa ác ở Quảng Yên, Thứ tới kinh lí cũng được yên. Rồi mở đồn điền ở Nam Sách, thực là lo xa chu đáo, đó là công cán ngày thường rực rỡ đáng nêu.

Gia ơn cho truy phục nguyên hàm Thự Hiệp Đại học sĩ và chuẩn cho thực thụ cũng sắc cho địa phương tới tế một tuần”.
Di hài của ông được an táng tại quê nhà (làng Đông Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Phần mộ của ông hiện nay được trùng tu rất khang trang.

Tác phẩm
Ông là tác giả các sách:
Tây phù thi thảo.
Giá Viên toàn tập.
Thuật Tiên đức.
Trúc Đường tiên sinh thi văn tập.
Bản triều liệt thánh sự lược toản yếu.
Lịch triều thống hệ niên phả toản yếu.
Bác vật tân biên (Sách khảo về các môn khoa học tự nhiên).
Khai môi yếu pháp (Phương pháp khai mỏ).
Hàng hải kim châm (Kỹ thuật đi biển).
Vạn quốc công pháp (Công pháp các nước).
Tây hành nhật kí (Nhật ký đi Tây).

Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do ông vẽ lại mang về áp dụng vào thời điểm ấy.

Riêng bộ Giá Viên toàn tập (26 quyển) do ông soạn đóng thành 6 cuốn.

Đây là một phần lớn thơ văn của ông trong suốt chặng đường làm quan của mình. Đọc bộ này có thể biết khá rõ về cuộc đời và một giai đoạn lịch sử thời của ông.

Đầu sách đề: Giá Viên toàn tập, bên phải đề: Quảng Nam Đông Bàn Trúc Đường Phạm Văn Ý công trứ, bên trái đề: Quảng Nam tỉnh án sát sứ Nguyễn Tiểu Cao Văn Mại; Quảng Trị tỉnh án sát sứ Trương Doãn Tân, Trọng Hữu, kiểm tập. Trang sau ghi tên các vị phê bình tập thơ, có đến tám người là: Tùng Thiện vương Nguyễn Miên Thẩm, tuần phủ Trần Thiện Chánh, Tuy Lý vương Nguyễn Miên Trinh, tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, hiệp biện Phan Thanh Giản, bố chánh sứ Nguyễn Thông (hiệu Kì Xuyên), thượng thư bộ Lại Nguyễn Tư Giản (hiệu Vân Lộc).

Thứ đến các bài tựa:
– Bài tựa của Thương Sơn Nguyễn Miên Thẩm đề năm Tự Đức thứ 14 (1861).
– Bài tựa của tiến sĩ triều Thanh là Hoàng Tự Nguyên.
– Bài tựa của Nguyễn Trọng Hợp đề năm Thành Thái thứ 5 (1893).
– Bài tựa của Trương Quang Đản đề năm Thành Thái thứ 8 (1896).
– Bài dụ của Tự Đức năm thứ 34 (1881).
– Bài văn tế của Tự Đức (1882).
– Bài bi minh của Nguyễn Tư Giản đề năm Tự Đức thứ 35 (1882), bài này nói đầy đủ hành trạng của Phạm Phú Thứ.
– Các câu đối và thơ viếng.
– Bài tựa của Nguyễn Thượng Phiên.
– Bài bạt của Trần Giản Thư, người triều Thanh (Trung Quốc).

Sau phần tựa, bạt có chân dung Phạm Phú Thứ do kí lục Tòa khâm sứ là Nguyễn Văn Nhận vẽ lại theo ảnh chụp khi ông đi sứ sang Paris.

Toàn tập gồm hai phần: Thơ và Văn, Về thơ, có tập riêng như:
1. Ứng chế thi thảo (quyển 1)
2. Bắc hành thi lục (quyển 2)
3. Nông giang thi lục (quyển 3)
4. Đông hành thi lục (quyển 4)
5. Kinh hương thi lục (quyển 5 và 7, 9, 10, 11)
6. Nam hành thi lục (quyển 6)
7. Tây phù thi lục (quyển 8)
8. Hàm giang thi lục (quyển 12)
9. Tĩnh hậu thi lục (quyển 13)

Bắt đầu từ quyển 14 là Văn, có đủ các loại chương tấu, tự, khải, v.v... Toàn bộ sách Giá Viên toàn tập vừa là tài liệu thơ văn chữ Hán của nước ta về đời Tự Đức, vừa là tài liệu tham khảo về sử cận đại Việt Nam. Nói rộng ra, một số bài văn của Phạm Phú Thứ đã phản ánh được sự biến chuyển về tư tưởng của phái Nho học thời đó sau khi đã đi qua Âu châu về.
Toàn tập có thơ đề của Tuy Lý vương như sau:
Gian tân đương nhật phụng hoàng hoa,
Di thảo phiên lai tụng thán ta.
Truyền hậu tín hề suy cựu thủ,
Tạc không hưu ngộ Hán thần tra.
Dịch thơ:
Ngày vâng sứ mạng thực gian truân,
Di thảo xem xong cảm bội phần.
Tin thực lưu truyền tay cự phách,
Phải đâu sứ Hán chuyện vô căn.
Tuy Lúy vương

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 09:02:04 bởi thiên thanh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2013 14:14:55
0
 Hãnh diện về 8 người Việt hải ngoại tiếng tăm
image

Phó Thủ Tướng Đức: Philipp Roesler
Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.
Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel.
Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen.
Tháng 6.2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 8.10.2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
Ngày 13.5.2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này.

James H. Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt
James H. Nguyễn, 28 tuổi đã được nhận giải thưởng cao quý năm 2011 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày 19/11, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Mới đây, anh đã được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
Năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ để giành quán quân với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều.
Được biết, gia đình James H. Nguyễn định cư tại thành phố Garden Grove (Mỹ) vào giữa thập kỷ 1970.
Anh từng theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center .

GS Nguyễn Hùng tranh giải 'Người Australia của năm 2012'
Ngày 20.5 vừa qua, nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS. TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26.1.2012.
GS.TS Nguyễn Hùng hiện đang cư trú ở Castle Hill, và là Phó trưởng khoa Kỹ thuật & Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ Sydney (gọi tắt UTS)

20 năm qua, ông được mệnh danh là "Thầy của những phát minh” vì đã có khá nhiều sáng chế về y khoa hết sức hữu ích, tiện dụng cho các bệnh nhân.
Ông có rất nhiều phát minh, sáng chế khác đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ trở thành những ứng dụng mới trong xã hội như: thiết bị phát hiện sớm ung thư vú, thiết bị giúp con người điều khiển các thiết bị điện tử bằng các tín hiệu của bộ não...
Tuy nhiên, đỉnh cao nhất trong các phát minh của ông Nguyễn Hùng là xe lăn thông minh, tạo ra cuộc cách mạng trong sinh hoạt của những người bị liệt. Nó có chức năng như một robot tự động kết hợp với điều khiển bằng ý nghĩ con người.
Tạp chí Anthill của Australia đã từng xếp phát minh này vào hạng ba trong số 100 phát minh hàng đầu của nước này.

GS Trịnh Xuân Thuận nhận giải Kalinga của UNESCO
Ngày 5.11.2011, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary. Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng.

UNESCO đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông có sở thích về nghiên cứu thiên văn khi còn nhỏ. Năm 1967 đến 1970, ông học tại Viện Công nghệ California ; năm 1970 đến 1974, học ở Đại học Princeton . Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton và giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay.
Ông cũng từng làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.

Nguyễn Tường Khang 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học
Nguyễn Tường Khang và ban giám khảo tại cuộc thi thuyết trình hồi năm 2010
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ). Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới.
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax . Cậu bé khi mới 8 tuổi đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”.
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ.

Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) hiện là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM.
IBM (International Business Machines) là một trong những tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Armonk, New York (Mỹ) với hơn 350.000 nhân viên phủ rộng tại 170 quốc gia trên thế giới.
Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP SàiGòn.Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Bản thân ông Dũng và các thành viên trong gia đình ông tuy xa quê hương đã lâu, nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình bằng cách duy trì nếp sống truyền thống của người Việt Nam như sinh hoạt ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa.

Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn.

Jacquelyn Ngô – họa sĩ nhí thiên tài
Cô bé Jacquelyn Ngô người Australia gốc Việt 6 tuổi, được thế giới biết đến là một thần đồng và là niềm hy vọng của thế giới hội họa, sau khi trổ tài trước báo giới trong gần 3 giờ.
Bé Jacquelyn Ngô đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi mới 3 tuổi. Chỉ 3 năm sau, những bức tranh của Jacquelyn Ngô đã làm kinh ngạc giới hội họa bởi màu sắc và cái hồn trong những bức họa của cô bé.

Cũng như những đứa trẻ khác, Jacquelyn thích vẽ người, động vật và phong cảnh. Những tác phẩm được thực hiện với cái nhìn trực tiếp, hồn nhiên về cuộc sống như mở ra trong tâm trí người xem một thế giới tưởng tượng đầy ngọt ngào và bay bổng của trẻ em.
Đặc biệt, qua nhiều bức vẽ, Jacquelyn đã thể hiện sống động những hình ảnh của Việt Nam qua những tà áo dài, nhạc cụ truyền thống của dân tộc…
Jacquelyn Ngô thổ lộ, Vincent van Gogh là họa sĩ mà cô bé yêu thích nhất. Và bức tranh mà cô bé cảm thấy ấn tượng nhất là bức Hoa hướng dương cùng bức Phòng ngủ ở Arcles của danh họa Hà Lan này.

Điều đặc biệt là, Jacquelyn không đồng ý bán bất kỳ bức vẽ nào của mình, mặc dù được trả giá rất cao. Mẹ bé cho biết, cô bé rất yêu những bức vẽ của mình và muốn giữ nó làm kỷ niệm.
Tài năng của cô bé gốc Việt đã được công nhận qua những cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Liverpool và Sydney . Sau thành công ban đầu của Jacquelyn, các nhà mỹ thuật quốc tế đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những bước đi tiếp theo của thần đồng hội họa nhí gốc Việt này.
Nhiều chuyên gia tin rằng, trong tương lai, Jacquelyn có thể sẽ đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng - cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama
-phó thủ tướng Đức Philipp Roester
James H Nguyễn Thần đồng y khoa gốc Việt
- Giáo sư Nguyễn Hùng
_ Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Nguyễn Tường Khang
Ngày 7.10 vừa qua, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt và là Điều tra viên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc Á tại UCSF.
Ông cũng đang là Chủ tịch hội tình nguyện người Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ tại California .
Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông.
Nguyễn Thanh Tùng từng theo học tại trường trung học San Jose , năm 1982, tốt nghiệp thủ khoa với học bổng toàn phần của đại học Harvard.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại đại học Stanford. Đỗ bằng bác sĩ, ông đã được đại học UC San Francisco mời làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy.
Được biết, vợ của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là bà Cao Lệ Huyền - một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Gia đình bác sĩ Tùng có hai con trai và một con gái.


TT sưu
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 14:22:59 bởi sen dat >
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2013 14:26:45
0
Dzung T.Bui

[attachment=1 Jacqueline Ngô
] Bác sĩ nGuyễn thanh Tùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 14:32:46 bởi sen dat >
Attached Image(s)

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2013 22:07:05
0

 
cám ơn Sen Đất, thiênthanh
cho nhau một sớm bình an trong lành
tiền nhân, hậu thế vinh danh
tha hương, quốc nội trổ nhành tinh anh
Việt- Nam hào khí tầng xanh
tri âm giai điệu âm thanh ngọt ngào
dẫu đời còn lắm hanh hao
lều tranh ngõ trúc tiêu dao tháng ngày
cội đào còn dỗ giấc say
thi cầm tao nhã trong tay sum vầy
hôm nay hãy biết hôm nay
mai kia ai biết mây bay phương nào...

 
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.04.2013 06:44:30
0
 THƠ CHARLES BEAUDELAIRE
 
 
HÀ BẮC
 Cali Today News - Thơ Beaudelaire không lấy đề tài từ biển rộng sông dài, núi cao rừng thẳm; mà dùng chính người và cảnh vật quanh tác giả để rút ra cái triết lý sâu kín thoát ra từ cái nghịch lý cuộc đời vây hãm mà chỉ có văn chương chữ nghĩa mới có khả năng phân tích, phê phán và giải tỏa.
Charles Beaudelaire sinh năm 1821 tại thủ đô Paris; mất năm 1867 vì chứng bệnh hoa liễu vì thời ấy chưa có thuốc trụ sinh trị liệu. Ông khinh ghét người bố ghẻ Aupick, một vị tướng đầy quyền lực trong quân đội hoàng gia; vì không nghe theo lời khuyên gia nhập quân đội của bố ghẻ và sống tự lập cho nên ông lâm cảnh túng thiếu triền miên. Nếu không thế, ông đã có vị trí tầm cỡ trong quân đội và xã hội; có khả năng tài chính vững vàng và đời sống trưởng giả như bố ghẻ. Ông vừa thương vừa ghét bà mẹ ông có lẽ xuất phát từ quan hệ với ông tướng và số tiền nhỏ giọt bà giấm giúi cho ông khi có dịp để ông sống qua ngày.
 
Charles Beaudelaire


Khó khăn và cô đơn khiến ông bất mãn rồi sinh ra trầm cảm và gần như điên loạn. Thi phú chỉ giúp giải thoát ông phần nào nhưng lại gây cho ông bất mãn khác cũng to lớn không kém: Thiên hạ thời đó không chuộng thơ văn của ông và không trọng vọng; không xem ông ngang hàng như các nhà thơ đương thời mà tác phẩm của họ lại chọn đề tài về tôn giáo, thắng bại của chiến tranh, bình và bông trong khuê phòng ..vv.. Bà bồ nước da ngăm của ông tên Jeanne Duval chỉ là nguồn đề tài vừa tán dương vừa trầm luân khổ lụy để cho ông sáng tác nhưng không chịu lấy ông làm chồng; và chẳng bà nào ở thủ đô bấy giờ chịu làm vợ một nhà thơ . . . thẩn nghèo túng, lạnh lùng và bệnh hoạn như ông!
Từ đó, ông lang thang khắp 56 chung cư quanh thành phố để sáng tác. Từ một chỗ có cao điểm gần Điện Tuileries, ông quan sát khắp các quận lỵ trong thành phố thủ đô; thấy bao quát cảnh nghèo chung quanh; hoặc xuống mặt đường nhìn soi mói vào từng mảnh đời, từng tình huống cuộc đời của xã hội lúc bấy giờ. Ông thấy gia súc phóng uế đường phố, kẻ vô gia cư say rượu ngả nghiêng, kẻ hút á phiện và kẻ sát nhân đâm thuê chém mướn đầy dãy các hang cùng ngõ hẻm, kẻ mù lòa, phong lở và hành khất đầy dãy đầu đường xó chợ. Cảnh mụ già cô độc chỉ còn da với xương ngước đôi mắt sâu trũng thất thần nhìn về hư vô tuyệt vọng, cảnh những cô gái điếm lòe loẹt không giấu nổi làn da xanh xao thiếu dinh dưỡng. . . như đập vào mắt và lương tâm ông. Ông khâm phục đại văn hàoVictor Hugo (1802-1885), người dám chống lại triều đình phong kiến đến phải sống lưu vong bằng ngòi bút của mình. Ông viết tặng Victor Hugo mấy bài thơ nhưng lại không dám dấn thân như văn hữu ấy. Đó là hai bài “Le Cygne” (Thiên Nga) và “Les Petites Vieilles” (Các Bà Già Bé Bỏng), bài nào cũng khá dài. Ngoài Victor Hugo, ông cũng viết tặng nhiều văn hữu khác nữa.
Nơi ông tìm nguồn hứng để sáng tác là trên ban-công chung cư hay bên lò sưởi khi trời vào đông. Ông quan niệm những nơi xa xôi không giúp ông trốn chạy được thực tại phũ phàng vì nó không cởi bỏ được xích xiềng gò trói cá tính phức tạp và phong phú của ông. Ông chống cả Thượng Đế lẫn ma quỉ, cả học thuyết Công giáo lẫn lý thuyết vô tri. Thơ ông thường miêu tả bản năng và hành vi bạo động của cả gia súc lẫn thú rừng; từ cường độ nhẹ nhàng vô hại đến tàn nhẫn dữ tợn đổ máu. Ông hay viết về mèo- động vật tượng trưng cho phụ nữ- và các sinh vật thời tiền sử.
Ông lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan trong việc chọn lựa một lối sống phù hợp cho mình; lúc định chọn một Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” (Truyện Kiều - Nguyễn Du); lúc lại thích kiếp vagabond du mục! Bởi không “an cư lạc nghiệp” nên ông mới phải nhận tiền bố thí của mẹ già để bù vào số tiền dịch sách Anh ngữ và nhuận bút các bài viết phê phán nghệ thuật của ông lúc có lúc không. Thế chứ ông vẫn trịch thượng gọi quần chúng nói chung- nhất là những kẻ không ưa chuộng thơ văn của ông- là “bọn, lũ, đám”!
Mà nhà thơ văn nào thời đó chả thế! Họ đa số tự xem mình như một nhóm khác hẳn với phần còn lại của nhân loại; thậm chí tự coi cá nhân mình là độc nhất vô nhị - có một không hai trên vụ trụ - như J. J. Rousseau đã chẳng nói “Thượng Đế hủy khuôn sau khi đúc ra ta!”. Còn Beaudelaire thì mô tả thời gian là kẻ sát sinh giết ông chết: “et le Temps m’engloutit minute par minute” (Le Gôut du Néant – và thời gian phân hủy ta từng phút một ), “une heure immobile qui n’est pas marquée sur les horloges, et cependant légère comme un soupir, rapide comme un coup d’oeil” (l’Horloge – văn xuôi: một giờ bất động không đánh dấu trên đồng hồ vậy mà mềm như hơi thở và nhanh như nháy mắt). Loạt bài “Le Spleen de Paris” (Nỗi Chán Paris) có 18 bài, tiên tri viễn tượng về trường phái Siêu Hiện Thực xuất hiện ở thế kỷ sau. Loạt bài “Les Fleures du Mal” dài nhất gần 100 bài; một số theo phương pháp ẩn dụ lãng mạn; 3 bài viết về mèo! “mal” có khi quỉ quái đáng tởm, có khi chỉ là bệnh hoạn đáng thương! Tất cả tiên tri về trường phái Tượng Trưng thế kỷ XX.
Những bài thơ và văn xuôi của ông có giá trị như những điều tiên tri đều đã xảy ra ở hậu thế; chẳng hạn bụi màu vàng gây ô nhiễm môi trường thành thị kỹ nghệ, chênh lệch giàu nghèo và các bệnh mà tâm lý học tìm ra nguyên nhân như trầm cảm, bức xúc, autism hay giết người hàng loạt như đã diễn ra ở rạp hát, shopping mall và trường học hồi gần đây..vv.. Ông tự nhận là người cầm bút “avant garde” nhưng lại sinh bất phùng thời nên tác phẩm không hiện thực vào thời bấy giờ. Chẳng ai ưa chuộng thơ ông. Chẳng ai công nhận và trọng vọng ông, chẳng nhà thơ hiện đại nào muốn chịu số phận hẩm hiu như ông. Cũng như Jules Verne (1828-1905) cùng thời với ông viết “De la Terre à La Lune, Vingt Mille Lieues Sous Les Mers, l’Ile Mystérieuse, Le Tour du Monde en 80 Jours”; hồi đó cho là chuyện thám hiểm dành cho con nít giải trí vì làm gì có tàu ngầm, bạch tuộc, máy bay . . . thời ấy! Nhưng sự tưởng tượng trong truyện thám hiểm dù sao cũng hấp dẫn độc giả; ít ra là trẻ em!
Cộng vào nỗi bất mãn danh vọng và tài chính dằn vặt, Beaudelaire còn bị bệnh phong tình dày vò để rồi chết vì chưa có thuốc chữa- cũng như phong cùi thời đó và SIDA thời nay vậy. Người viết bài này chọn bài điển hình và chuyển ngữ để chứng minh nguồn bệnh đưa đến cái chết oan uổng ấy; bài “Une Nuit Que J’Étais Près d’Une Affreuse Juive”:
“Une nuit que j’étais près d’une affreuse Juive
Comme au long d’un cadavre, un cadavre étendu
Je me pris à songer près de ce corps vendu
À la triste beauté dont mon désir se prive
 
Je me représentai sa majesté native
Son regard de vigueur et de grâces armé
Ses cheveux qui lui font un casque parfumé
Et dont le souvenir pour l’amour me ravive
 
Car j’eusse avec ferveur baisé ton noble corps
Et depuis tes pieds frais jusqu’à tes noires tresses
Déroulé le trésor des profondes caresses
Si, quelque soir, d’un pleur obtenu sans effort
 
Tu pouvais seulement, ô reine des cruelles!
Obscurcir la splendeur de tes froides prunelles!”
 
“Đêm ấy bên nàng Do-thái bụi đời
Tấm thân bất động tựa xác tắt hơi
Cạnh thân thuê ấy, ta vào cõi mộng
Mong nỗi khát dung nhan không thất vọng!
 
Ta tìm tòi nàng gốc tích dân cư
Cái duyên, mạch sống trong mắt vô tư
Tóc xõa thơm tho trên đầu tựa mũ
Nồng cháy trong ta ký ức xưa cũ!
 
Hôn em khắp thân thể để làm duyên
Từ gót mềm lên búi tóc đen huyền
Mở toang kho báu thẳm sâu mơn trớn
Dù chỉ qua đêm, lệ chảy nguồn cơn!
 
Ôi nữ hoàng mỗi tàn nhẫn khiêm cung
Phủ kín hào quang đôi mắt lạnh lùng!”
 
Ông mất đi; không biết rằng hậu thế đã công nhận ông là thi nhân “avant garde” mà tác phẩm đã khiến ám ảnh độc giả biết thưởng thức suốt hai thế kỷ! Hơn thế nữa, các bình luận gia văn học thế kỷ XX còn tôn ông là người cầm bút phù hợp với mọi thời đại thay vì bất hợp thời, cái thời của ông hồi đó! Xin mời đọc bài thơ “À Une Passante” để thấy cái lãng mạn của thế kỷ XX, viết từ thế kỷ XIX như sau:
 
“La rue assourdissante autour de moi hurlait
Longue, mince, en grand deuil, douleur majestueuse
Une femme passa, d’une main fastueuse
Soulevent, balancant le feston et l’ourlet
 
Agile et noble avec sa jambe de statue
Moi, je buvais, crispé comme un extravagant
Dans son oeil, ciel livide òu germe l’ouragan
La douceur qui fascine et le plaisir qui tue
 
Un éclair …puis la nuit, fugitive beauté
Dont le regard m’a fait soudainement renâitre
Ne te verrai-je plus que dans l’éternité?
Ailleurs, bien loin d’ici, trop tard, jamais peut-être!
 
Car j’ignore òu tu fuis, tu ne sais òu je vais
O toi que j’eusse aimée, ô toi qui le savais!”
 
(Gởi Người Đi Qua)
 
Tiếng ồn phố xá nhức nhối tai ta
Nỗi đau góa phụ chễm chệ cung ngà
Thiếu phụ đi qua, bàn tay măng búp
Nắm liễn hoa, nhịp chân bước theo đà
 
Nét thanh tao, nàng thoắt bước chân gầy
Còn tôi co dại với chén men say
Mắt nàng cô đọng như mây bão tới
Duyên dáng thôi miên, mãn thú đắng cay
 
Thoáng đã về đêm, nhan sắc dật dờ
Bắt mắt, tái sinh kiếp nữa ta mơ
Liệu cho ta xin gặp muôn kiếp nữa
Xa tít muộn màng hay chẳng bao giờ!
 
Ta xa lạ còn em đâu chẳng thấy
Ôi ta yêu em, em cũng biết đấy!
 
Hà Bắc

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.04.2013 19:28:28
0
38 mùa xuân đã mất
  Nữ Trung Tá Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm
(VienDongDaily.Com - 04/04/2013)
Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông  
 
WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.


        Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín. 
                                                       (ảnh TP chụp lại từ gia đình).

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico... (còn tiếp)
Xin xem tiếp ngày mai: Em bé sang Mỹ trong hoàn cảnh nào? Tại sao hai người tìm được nhau và cuộc trùng phùng đầy xúc động giữa nữ Trung Tá QL/Hoa Kỳ Kimberly Mitchell và cựu Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo.
  Thanh Phong/Viễn Đông


  Nữ Trung Tá Hoa Kỳ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm, (tiếp theo)
(VienDongDaily.Com - 06/04/2013)
Thanh Phong/Viễn Đông
Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.
Gặp Lại Cố Nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
"Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)
Thanh Phong/Viễn Đông

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:15:10 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.04.2013 20:42:13
0

38 mùa xuân đã mất


 
VẾT ĐẬM LÒNG TA 
thơ thylanthảo | diễn ngâm dzuylynh
 
Chầm chậm chiều mây rẽ dáng xa
Nắng xiên mái nhẹ, mát hiên nhà
Ở trong im vắng hình như gió
Thoảng khúc reo, lời nhạc thiết tha…

Mắt khuất tầm ngăn, óng lụa trời
Chút tình thoáng nhẹ ý xa xôi
Em ơi ! Nắng của Sài Gòn vẫn
Sáng bước đường em- khắc vết đời

Từ buổi mây che trải ý buồn
Tháng tư ảm đạm chút mưa sương
Mắt em phủ nhẹ rèm mi ướt
Áo trận ta về… gió bụi vương.

Rồi đắng lòng che mắt biệt ly
Em cười gượng tiễn bước người đi
Ở trong đôi mắt màu nâu đó
Khó biết lòng em nghĩ ngợi gì…?!

Quay giữa dòng xoay gió lọan cuồng
Bước tù ngập ngụa gió mưa tuôn
Lòng ta chắc hẳn em không biết
Trăn trở từng đêm giấc đoạn trường!

Bão vẫn hầm hừ chữ rẽ phân
Ta về lối cũ đón ân cần
Nhưng trong đôi mắt ngày xưa đó
Đậm nét nâu buồn tủi nhục thân

Ta ở đây, chiều yên thật yên
Những gì ta nghĩ của tư riêng
Không tròn như ước dài năm tháng
Lắng đáy lòng ta lắm muộn phiền…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:15:55 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.04.2013 17:21:41
0
 
Ai Trở Về Xứ Việt

Tác giả: Phan Văn Hưng

Ai trở về xứ Việt
nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không đằng đẵng mấy mùa thu

Ai trở về xứ Việt
thăm giùm ta, người ấy ở trong tù
Cho ta gởi một mảnh trời xanh biếc
Thay giùm ai, màu trời ngục âm u

ĐK:
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe, tiếng chim cười
Đến bao giờ đến bao giờ

Người bạn tù ơi, ta không quên đâu
Nhớ hôm xưa, nhìn đôi tay cùm xích
Hàng song thưa chia cách vạn tình Ngâu
Ai tra tấn nghe lòng ai kim chích

Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
tự do tự do và nhiều lắm nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo

Ai trở về xứ Việt
nhắn giùm ta người ấy ở trong tù
Ta sẽ về đón ở cửa âm u
Đời sẽ đẹp mùa Xuân hồng biết mấy
Dầu ngoài kia mây có trĩu mùa Thu...

dohop
  • Số bài : 516
  • Điểm: 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.04.2009
  • Nơi: Nam Bán Cầu
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.04.2013 13:34:45
0

Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại. 
 
Dòng sữa quê hương
 
Mẹ ơi ! Con vẫn nghe những tiếng ru quen thuộc
Của đạn bay, của miểng pháo vượt thời gian
Hương của đất, bụi thuốc súng thoảng nhẹ nhàng
Và thân xác mẹ như đang hòa vào lòng đất
Giờ phút đó mẹ trao con cho mệnh nước
Nón lá đơn sơ – chiếc thuyền nhỏ vượt trùng dương
Con sống còn nhờ bảo bọc của Tình Thương
Của Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
Và từ đó con là viên Ngọc Bích
Dòng sữa quê hương, mặn ngọt tiếp sức con
Mệnh nước đẩy đưa con vượt khỏi sa trường
Xa biển lửa để gần hơn với mẹ
Vì với mẹ tương lai là ánh sáng
Là gần hơn với nhân bản, với tự do
Là thương yêu, là theo đuổi ước mơ
Cho con lớn vẹn toàn viên Bích Ngọc
Nay con hiểu Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm
Không bỏ rơi con – Những Chiến Sĩ của Tự Do.
Mong một ngày đất nước lại ấm no
Để tình người quay về nơi chốn cũ.
 
dohop 9 tháng 4 năm 2013
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.04.2013 21:59:45
0
  38 mùa xuân đã mất

HUYỀN THỌAI NGƯỜI CON GÁI MANG TÊN DẠ LAN

                                                               ********
Dạ Lan, Người Ở Sài Gòn
Posted on October 10, 2008 by hoanghaithuy
Điện thư của DẠ LAN, gửi từ Sài Gòn, Ngày 5 Tháng 10, 2008.

" Dạ Lan xin lỗi anh, vì Lan để cái computer ở Daklak, nơi Lan đang làm việc, nên mấy ngày nay về SG phải ra phố check mail; hôm nay mới được thư anh gửi. Vội trả lời anh ngay.
Liên lạc được với nhau như thế này đã là mừng quá rồi. Lâu nay Lan miệt mài làm việc cho Bệnh Viện An Bình, rồi Bệnh Viện MAT ở Sài Gòn, Lan đi làm việc từ thiện liên miên nên chẳng mấy khi được gặp lại các bạn ở Sài Gòn. Anh viết Lan đường như “không thích gặp lại các bạn văn nghệ xưa” là oan cho Lan lắm đấy.
Lan nghe nói có một số anh em bên đó muốn lo cho Lan sang gặp lại những người thân quen cũ — người của những ngày xưa thân ái — Lan rất vui. "
Quí vị vừa đọc một đoạn thư của Dạ Lan, Người Em Gái Hậu Phương, Đài Phát Thanh Quân Đội, của những chàng lính chiến Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà năm xưa.
Trong mấy tháng trở lại đây có nhiều người Việt ở hải ngoại nhớ Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH, nhớ và tìm Dạ Lan. Tôi góp công trong việc tìm Dạ Lan ở Sài Gòn. Ngày 5 Tháng 10, 2008, tôi được thư trả lời của Dạ Lan. Thư đầu như trên.
Ký giả Nguyễn Khắp Nơi của Tuần Báo Việt Luận, Sydney, Úc, dự định — nhân danh báo Việt Luận — tổ chức cuộc mời Dạ Lan sang thăm Úc, gặp lại những chàng chiến sĩ Cộng Hòa ngày xưa, Ký giả Nguyễn Khắp Nơi đã nói chuyện qua điện thoại với Dạ Lan ở Sài Gòn.
Tôi sẽ hỏi cô Dạ Lan nếu cô bằng lòng cho biết địa chỉ, số điện thoại, điện thư của cô để các vị người Việt tưởng nhớ cô liên lạc với cô, tôi sẽ loan trong mục này.
Người cho tôi bức ảnh Dạ Lan quí vị thấy đăng cùng với bài này cho biết: đây là tấm hình rất hiếm, đến tác giả là Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Kỳ cũng không giữ được ảnh. Ảnh này được in hình bià báo Xuân Chiến Sĩ Cộng Hoà năm 1965. Năm ấy, hình này được in thành ảnh nhỏ, tặng các chiến sĩ, rất nhiều chàng trẻ xếp bút nghiên theo việc đao cung thời xưa đó, những năm 1965, 1966, 1967 xa xưa, mang bức hình Dạ Lan này trong mình.
Trích từ wêbsite HoangHaiThuy.com

********

  MỘT VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ IM LẶNG
DẠ LAN, NGƯỜI EM GÁI HẬU PHƯƠNG



Dạ Lan, hình chụp vào năm 1968

ANH VÂN

Hỏi đến Dạ Lan, người em gái hậu phương của những ngày xưa thân ái, các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, không ai không biết, không ai không nhớ. Và thỉnh thoảng bên chung rượu, tách trà, những chiến sĩ kiêu hùng ngày nào vẫn còn nhắc đến Dạ Lan với tấm lòng biết ơn và nuối tiếc. Nhiều người trong đó có tôi, vẫn thường băn khoăn tự hỏi: “Dạ Lan! Bây giờ em ở đâu?”
Người em gái năm xưa giờ đâu nhỉ?
Để thềm hoang trơ lạnh bóng trăng gầy
Nghe thương nhớ mênh mang hồn du tử
Cuối phương trời mây trắng lửng lơ bay...”


Tôi gặp lại Dạ Lan một cách tình cờ. Một hôm, tôi nhận được lá thư ngắn đặt mua bộ tiểu thuyết Ác Mộng Đêm Dài của tôi. Những lá thư đặt mua sách hầu hết nội dung đều giống nhau: Tên họ người mua sách, số tiền, mua sách gì và sau cùng là địa chỉ của người mua nên tôi chỉ liếc mắt qua. Trên tấm chi phiếu, người đặt mua tên Hồng Lan ở South Carolina.
Thế là tôi cho sách vào phong bì gởi đi. Với tôi, tính bừa bãi vẫn là người bạn đường thỉ chung, theo tôi từ trẻ đến già. Những lá thư đặt mua sách, tôi bỏ bừa bãi trên bàn viết, đến lúc nhiều, tôi nhét cả vào một phong bì lớn để giữ lại. Một hôm tôi gom lại số thư đặt mua sách, tình cờ nhìn thấy tên Dạ Lan ở cuối một lá thư.
Tôi giật mình, “Dạ Lan đặt mua sách hồi nào? Không biết mình đã gởi đi chưa?” Hai chữ Dạ Lan ở cuối lá thư làm lòng tôi xao xuyến.
Thế là tôi vội vã cho vào phong bì hai quyển Ác Mộng Đêm Dài kèm theo $30.00 và lá thư xin lỗi, trong thư tôi viết, có câu. “Ai lại lấy tiền của người mà ngày xưa mình từng ái mộ nên xin hoàn lại chị $30.00.
Vài ngày sau, chị Dạ Lan gởi trả lại $30.00 với lý do là chị đã nhận tới hai bộ Ác Mộng Đêm Dài. Từ đó, chúng tôi coi nhau như bạn, thường e-mail qua lại thăm nhau. Việc gặp lại Dạ Lan làm tôi yên lòng khi biết qua cơn dâu bể Dạ Lan vẫn còn sống và sống bình yên với gia đình ở South Carolina. Tại South Carolina, Dạ Lan 2 đã nhiều lần tham gia vào sinh hoat cộng đồng như làm MC trong các chương trình văn nghệ và nhiều cựu quân nhân đã nhận biết Dạ Lan.
Nhớ đến Dạ Lan tự nhiên những kỷ niệm cũ quay về, một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi:

”Năm 1969, tôi phục vụ ở Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 16, Sư Đoàn 9. Tiểu Đoàn tôi đang hành quân tại quận Tiểu Cần, tỉnh Vĩnh Bình. Một đêm chúng tôi đóng quân xa quận lỵ cách chừng 10km đường chim bay. Trời rất lạnh, đâu khoảng tháng 11 hay tháng chạp gì đó. Biết quận Tiểu Cần có nhiều du kích nên đêm nào tôi cũng đi kiểm soát tuyến phòng thủ dù việc đó đã giao cho Đại Đội Phó. Đi một vòng, thấy lính đào hố cá nhân khá chu đáo nên tôi yên tâm quay về nơi tôi mắc võng, thuận đường tôi ghé qua chỗ ngủ của Ông Đại Đôi Phó. Ông Chuẩn Uý Đại Đội Phó đang quấn mền kín mít trên võng, trên mền lú lên cây antène nhỏ. Tôi lấy cái ống cối ra khỏi miệng, khỏ nhẹ lên cây antène. Chuẩn Uý Tốt ngồi bật dậy. Thấy tôi, anh bạn nhe răng ra cười, hỏi: “Bạch Mã thích chương trình Dạ Lan không?” “Thích, nhưng muốn sống nghe chương trình Dạ Lan phải đi kiểm soát tuyến phòng thủ xem lính có ngủ quên không? Trời lạnh, mệt mỏi, lính gác dễ ngủ gục lắm!...” “Em không quên đâu. Bạch Mã yên tâm đi ngủ. ” Điều đáng buồn là bạn tôi đã không còn nữa, Chuẩn Uý Trương văn Tốt đã đền xong nợ nước!
Thế đó! Dạ Lan đã theo chân người lính chiến trên khắp nẻo đường đất nước để an ủi, nâng đỡ tinh thần người lính. Bây giờ gặp lại Dạ Lan nơi phương trời xa lạ nầy, đàn con lạc mẹ gặp lại nhau, thử hỏi lòng dạ nào chẳng mừng. Giờ đã hơn 30 năm qua, nghĩ tới, lòng tôi vẫn còn bồi hồi xúc động. Người em gái hậu phương mang tên Dạ Lan đã đi vào huyền sử và trở thành bất tử trong lòng người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Take2Tango trong những số báo gần đây đã nhắc đến Dạ Lan nhưng sự nhắc nhở đó vô cùng thiếu sót, một thiếu sót quan trọng làm buồn lòng nhiều người, và người lính cũ như tôi, người lính từng thương mến Dạ Lan không thể im lặng.
Theo Dạ Lan 2 cho biết lúc chưa làm chương trình Dạ Lan thì chị phụ trách chương trình nhạc trẻ, nhạc yêu cầu, nhạc thời trang với tên Mỹ Linh cũng trên Đài Phát Thanh Quân Đội và rất được thính giả hâm mộ.
Tôi xin nói rõ, trong Đài Tiếng Nói Quân Đội có đến 2 Dạ Lan. Một điều hi hữu là cả hai đều tên Lan và có giọng nói rất giống nhau nên chỉ có những anh em làm việc trong đài mới biết còn người bên ngoài ít ai biết. Điều đáng buồn là các cấp chỉ huy của Dạ Lan đều biết rõ có hai Dạ Lan nhưng chẳng thấy ai lên tiếng về chuyện nầy, nhất là Đại Uý Nguyễn Văn Thuỷ. Điều đáng buồn hơn nữa là Hoàng Xuân Lan tức Dạ Lan 1 đã trả lời nhà văn Hoàng Hải Thuỷ cũng trên diễn đàn Take2Tango lại không nói rõ cho các anh em cựu quân nhân biết là có hai Dạ Lan mà chỉ im lặng nhận mình là Dạ Lan.
Dạ Lan 1 tên Hoàng Xuân Lan chỉ làm việc cho Đài Phát Thanh Quân Đội võn vẹn 3 năm rồi di chuyển lên Đà Lạt và hiện ở Việt Nam.
Dạ Lan 2 tên Hồng Phương Lan làm việc đến ngày mất nước hiện đang sống tại South Carolina. Người sống và làm việc rất lâu với anh em quân nhân chúng ta mà không ai nhắc tới nên tôi mạo muội xin phép chị Dạ Lan 2, lên tiếng thay chị về vụ nầy để trả lại sự thật về cho vấn đề và đã được chị vui vẻ nhận lời. Việc làm của Dạ Lan ngày xưa dính liền với lịch sử đấu tranh của quân lực VNCH mà chỉ nhắc đến một người, còn một người đảm trách chương trình Dạ Lan lâu dài hơn lại bị lãng quên nên tôi vì công tâm mà viết bài nầy.(Từ nay về sau, xin gọi là Dạ Lan 1 và Dạ Lan 2).
Theo những năm tháng làm việc chị Dạ Lan 2 kể lại như sau:
Một điều chúng ta không biết, Dạ Lan là tên đặt cho chương trình chớ không phải tên riêng của ai, nhưng rồi sau đó đã trở thành tên của người đảm trách chương trình.
Chương trình Dạ Lan bắt đầu từ năm 1963 do Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) đảm trách nhưng chỉ được 3 năm, tức đến năm 1966 Dạ Lan 1 xin nghỉ việc để lên Đà Lạt giữ chức xướng ngôn viên cho Đài Phát Thanh Đà Lạt. Như vậy Dạ Lan 1 chỉ làm việc cho Đài Tiếng Nói Quân Đội võn vẹn trong 3 năm (1963-1966).
Sau đó Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, Đại Uý Nguyễn Văn Thuỷ yêu cầu Dạ Lan 2 tiếp tục chương trình Dạ Lan. Nhờ vào giọng nói của hai người rất giống nhau nên bên ngoài không ai biết trừ những người làm việc trong đài. Và Dạ Lan 2 đã làm việc từ đó đến ngày 29-4-1975. Như thế thời gian đảm trách Chương Trình Dạ Lan của Hồng Phương Lan dài gắp 3 lần của Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1.) Thế thì tại sao chúng ta có thể quên Dạ Lan 2, tức Hồng phương Lan, người em gái hậu phương của các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà.
Đây là tất cả sự thật về huyền thoại người con gái mang tên Dạ Lan. Xin được Take2Tango loan tãi để làm sáng tỏ vấn đề và để anh em cựu quân nhân biết, người em gái hậu phương mang tên Dạ Lan vẫn còn đó, một người đang sống tại Việt Nam, một người đang sống bình yên với gia đình tại South Carolina, vẫn luôn nhớ các anh, những chiến sĩ kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ngày nào.
Anh Vân
(Nguồn: take2tango.com)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:07:03 bởi dzuylynh >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm: 11
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.04.2013 13:38:10
0
Viếng thăm Giai điệu phù trầm của Dzuylynh và gởi lại cho bạn chậu mai trắng mà bạn gởi nuôi giùm nà!
 
Thỉnh thoảng sẽ post lên để ông thăm...
 
Khi nào Mỹ hết cấm vận thảo mộc sang thì tui sẽ gởi qua chọ
Attached Image(s)

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.04.2013 17:16:51
0
 
***
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=eW7ogBl7TYs[/YouTube]
 
Hát cho Việt Nam
 
sáng tác & trình bày: Từ Yên
 
Trả lại cho tôi, non sông Việt Nam 
Trả lại cho tôi, giang sơn Hùng Vương
Trả lại cho tôi, anh linh Bạch Đằng
Hồn thiên nước Nam 

Trả lại cho tôi, Nam Quan Hoàng Sa 
Trả lại cho tôi, quê hương tự do 
Trả lại cho tôi, vinh quang làm người 
Làm người Việt Nam
 
Tôi là Việt Nam, có quê hương bờ đại dương Thái Bình
Tôi dân Lạc Hồng, ngàn muôn trang sử oai linh
Tôi lớn khôn lên, mơ một cuộc sống thanh bình
Dựng xây đất nước, nối chí thiêng Cha Ông ngàn năm
 
Tôi là Việt Nam, sáu mươi năm nhọc nhằn không nụ cười
Thương dân Việt nghèo, buồn cơn tai biến chưa nguôi
Căm oán quân gian gây vận nước điêu tàn
Thù giặc phương Bắc xâm lấn quê hương, non sông Lạc Hồng
 
Hai mươi năm xưa, buồn câu Nam Bắc phân ly
Bao nhiêu năm qua, lệ nô không thấy mặt trời
Tự do chi đây? Sao tù đầy cho người yêu nước?
Độc lập chi đây? Hay lọc lừa bán đất Việt Nam
 
Hai mươi năm xưa, mang hận thù xâu xé quê hương
Rồi ba mươi năm sau, đem biển Đông dâng hiến giặc Tàu 
Còn bao nhiêu lâu? Cho Việt Nam thôi nhục hèn ai oán?
Và còn bao lâu? Cho dân tộc mình được thấy tương lai…
 
Đòi lại đi thôi, non sông Việt Nam
Đòi lại đi thôi, giang sơn Hùng Vương 
Đòi lại đi thôi, anh linh Bạch Đằng
Diệt quân xâm lăng
 
Đòi lại đi thôi, Nam Quan Hoàng Sa
Đòi lại đi thôi, quê hương Tự do
Đòi lại đi thôi, vinh quang làm người
Làm người Việt Nam

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.04.2013 06:16:15
0
 Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC HẬN 30-4
 

 
  
Nhân Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 sắp đến, trước hết xin nhắc giới trẻ sinh sau năm 1975, một ý nghĩa quan trọng mà nhiều em vẫn chưa biết: Ngày Quốc Hận là ngày buồn thảm, vì đó là ngày mà chúng ta, những người Việt ở Miền Nam Việt Nam, bị mất đất nước vào tay cộng sản Bắc Việt tàn ác, từ Hà Nội, bằng sự xâm lăng bạo lực và bất hợp pháp của bộ đội Miền Bắc vào lãnh thổ tự do của dân Miền Nam, năm 1975. Tóm tắt, Ngày Quốc Hận 30/4 là Ngày Mất Đất Nước, nói rõ hơn là Ngày mất nước Việt Nam Cộng Hòa  của tất cả những người Việt yêu tự do, nhân quyền, dân chủ, và hòa bình.
 Vậy mà, có những em sinh viên ở Mỹ còn tụ tập thành nhóm, để ăn uống, vui chơi, và nhảy múa, ngay trong ngày và đêm 30/4, như đã thấy trong các năm qua. Năm nay, xin các cha mẹ nhắc nhở và giải thích cho con cháu hiểu về ý nghĩa lịch sử của Ngày 30/4 đau buồn này, vì sau ngày đó, vào khoảng nửa triệu dân Việt ở Miền Nam đã bỏ mình trên biển Đông do vượt biển.
 Tôi mong các phụ huynh người Việt vẫn còn nhớ để dạy con cháu một câu tục ngữ Việt thông thường đã được phổ biến trong các trường học Miền Nam của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975: Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Chúng ta nghĩ sao khi thấy loài ngựa biết chia xẻ nỗi đau cho nhau và biết cư xử với đồng loại của chúng tốt hơn con người cư xử với nhau? Sự hy sinh can đảm và đầy nước mắt đó của nửa triệu đồng bào vượt biển, đã Thức Tỉnh Lương Tâm của Liên Hiệp Quốc. Nên Cao Ủy Tỵ Nạn của LHQ đã lo chi phí cho các Trại Tỵ Nạn Cộng Sản (CS) được dựng lên trên các đảo ở Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan… vào khoảng các năm 1978-1988, để đón nhận những người Việt Tỵ Nạn đến sinh sống tạm thời ở đó. Rồi những người Mỹ có lòng tốt và Quốc Hội Mỹ đã kêu gọi được chính phủ Mỹ chấp thuận cứu xét giấy tờ cho người Việt Tỵ Nạn CS được định cư với cuộc đời mới ở Mỹ. Dần dần, các nước Tự Do khác trên thế giới cũng ủng hộ và cho phép chúng ta định cư trên đất nước họ, với lý do tỵ nạn chính trị, như: Úc, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Anh, Tân Tây Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy… Đồng bào của chúng ta đã chết cho chúng ta được sống. Vậy nỡ nào bây giờ, cha mẹ, những người Việt tỵ nạn trước đây, thản nhiên (hoặc vô tình không biết) để cho con cháu mình tụ họp, vui chơi, nhảy nhót trong các buổi tối, gần Ngày Quốc Nạn 30/4? 
 
 Kế đến, tôi muốn các em biết điều quan trọng thứ hai đã xảy ra vào hai năm 1988-1989: Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã hoàn thành một việc vĩ đại, giúp các tù nhân chính trị của Miền Nam, đang thống khổ lúc đó, do bị kỳ thị và bị đàn áp bởi sự độc tài của chế độ CS độc đảng trong nước. Năm 1988, Tổng Thống Reagan đã ký lệnh cho phép tất cả các Quân, Dân, Cán, Chính, của VNCH, thuộc mọi cấp bậc và trình độ (đã bị tù tập trung khổ sai, ít nhất 3 năm trở lên, dưới chế độ CSBV) và gia đình của họ, được nộp giấy tờ xin đi Mỹ, hợp pháp. Nghĩa là, họ và gia đình, không phải đi trốn bọn công an VC một cách lén lút, đầy nguy hiểm, bằng cách vượt biên như đi bộ qua Thái Lan, Cam Bốt…, hoặc vượt biển với những con thuyền nhỏ bé như một chiếc lá mong manh và chết trên sóng biển đại dương nữa.
 Trước đó một năm, vào năm 1987, nhiều Nghị Viên của Quốc Hội Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, cùng với Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao lúc đó, là ông Robert Funseth, đã nỗ lực hoạt động như những người điều đình để trình bầy Nghị Quyết 212. Khi họ mang nội dung của Nghị Quyết này đến thương lượng với VC trong việc thả tù chính trị của VNCH đang bị hành hạ trong các trai tù tập trung khổ sai (mà VC gian manh gọi là “học tập cải tạo”) thì bị VC chống đối mãnh liệt. Đảng CS Hà Nội nói rằng: “Không, chúng tôi không thả. Nếu thả hết bọn tù chính trị và tù quân đội VNCH này ra thì chúng đứng lên làm loạn cả nước, làm sao đảng cai trị dân được? Nước Mỹ của các anh có dám nhận hết tụi tù (dơ dáy) này qua Mỹ không thì chúng tôi mới thả…”
 VC không ngờ TT Reagan đã nhanh chóng xác nhận là Mỹ sẽ nhận các tù nhân VNCH vào nước Mỹ ngay, vậy VC cứ thả họ đi. Nhờ vậy, một hiệp ước thỏa thuận đã được ký ngày 30/7/1989 bởi Hoa Kỳ và nhà cầm quyền VC. Nghị Quyết 212 hợp pháp đã giải thoát khoảng 300.000 tù nhân chính trị, và cùng với gia đình, họ được rời khỏi Việt Nam để định cư ở Hoa Kỳ.
 Rõ ràng, đối với các cựu tù nhân chính trị VNCH: sau cơn mưa, trời lại sáng. Hãy hy vọng và cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta bị phản bội, đang thất bại, hoặc gặp hoạn nạn… Tất cả rồi cũng trôi qua với cuộc đời tạm thời này … Và hãy tin rằng những ai làm việc cho chính nghĩa và nhân nghĩa, sẽ có cơ duyên hội tụ và ủng hộ nhau để thành công.

  
Hậu quả 30-4: tù cải tạo, công an đàn áp.

Viết Cho Ngày Quốc Hận 30/4
GS TRẦN THỦY TIÊN – M.S.
 
********
FOR YOUNGER GENERATION: THE MEANING OF BLACK APRIL 30
With the coming of April 30, Id first like to remind the younger generation, born after 1975, of one important issue many of you still dont realize: The National Mourning Day of April 30 is a sad day because on that day, we, the South Vietnamese, lost our country into the brutal hands of North Vietnamese communists from Hanoi. With their aggressive and illegal invasion by North Vietnamese army they forced themselves into the free democratic territory of the South citizens, in 1975. Briefly, the National Mourning Day is the Day We Lost Our Country, the home land of all Vietnamese who cherish liberty, human rights, democracy and peace.
Despite this, many Vietnamese college students in America ignorantly gather in groups to party or socialize, have fun and dance on that day and night, as seen in the past years. This year, parents, please explain to your children the historical meaning of how tragic April 30th is. After that day, approximately half a million Vietnamese in the South died on their way to escape communist brutality on the Eastern Sea.
I hope Vietnamese grandparents and parents still remember to teach their children the common Vietnamese proverb that was widely taught in our Southern schools in the Republic of Vietnam before 1975: When one horse gets sick, the others in the whole stall dont eat. We should reflect on how horses have the ability to share their pain and treat their own better than we, the human race, are able to.
The brave and tearful sacrifices of half a million Vietnamese, escaping by boat in the vast sea awakened the conscience of the United Nations. The UN High Commissioner for Vietnamese Refugees took care of the expenses to set up Refugee Camps in the Philippines, Malaysia, Indonesia, Thailand and more… from 1978 to 1988. These camps received Vietnamese refugees escaping from the communist regime and allowed temporary living. But the compassion didnt end there. Americans citizens and US Congress appealed to the American government for documents to approve Vietnamese refugees settling in America to start their new life. Gradually, other free countries in the world supported and allowed South Vietnamese to seek asylum in their home countries, including Australia, Canada, France, Germany, England, New Zealand, Belgium, Denmark and Norway… Our compatriots died for us to live. And now how can those parents, i.e., the former Vietnamese refugees, indifferently (or unintentionally) allow their adult children to meet, have fun, and dance at night in the approaching of the National Tragic Day of April 30?
Next, Id like the younger generation to acknowledge another important part of history from 1988 to 1989. US President, Ronald Reagan was successful in his great task, helping former political prisoners of South Vietnam who were tremendously suffering from being discriminated against and oppressed by the dictatorship of the single party communist government regime in Vietnam.
In 1988, President Reagan signed a decree permitting all Military, Citizens, Professionals and Government Officials of the Republic of Vietnam (RVN), all ranks and levels included (who suffered for at least 3 years in the VC concentration camps) and their families, could apply for settlement in America legally. Meaning, the political prisoners and their families didnt have to escape by hiding dangerously and walking to Thailand or Cambodia, or by riding on a small boat resembling a fragile leaf and perishing on the sea waves.
Just one year before, in 1987, many US Congress members from both Republican and Democrat parties, along with former Deputy Assistant Secretary of State, Mr. Robert Funseth, made great efforts as the main negotiators to present Resolution 212. When the diplomats traveled to Vietnam to talk with Vietnamese Communists to liberate prisoners of RVN, who were enduring torturous treatment in VC concentration camps with severe hard labor (that treacherous VC called “re-education” places), the VC argued against them roughly. They said: “No, we dont let them free. If we free those political and military prisoners of RVN, they would stand up and rebel across the country. Then, how can we control the people? Does your America accept all the (dirty) prisoners if we let them free…?”
The VC did not anticipate President Reagan would quickly affirm and reply that the RVN prisoners were welcome to immigrate to America if they were free to go. Thanks to President Reagan, an agreement between the US and VC party was signed on July 30, 1989. Therefore, Resolution 212 was considered as the legal document that liberated more than 300,000 South Vietnamese political prisoners. These Vietnamese people were allowed to leave communist Vietnam with their families to resettle and start a new life in America.
Clearly, to the former prisoners of RVN: After the heavy rain, comes a bright sky. Lets hope and pray, even when we are betrayed, deceived, failed, or meet adversity… All things shall pass … along with the temporary human life. Lets trust those who work for the right cause and have kindness. We will rise above adversity, have opportunities to come across, and support one another for success.

Commemoration for April 30TRẦN THỦY TIÊN – M.S
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2013 16:29:26 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.04.2013 05:12:11
0
 
          
Một Nén Hương Cho Những Người Nằm Xuống:
Những cái chết của 15 v Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận 30/4/1975

 


THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh  Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình  (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng  Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe  jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng  cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ  ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu  tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ  nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có  nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về “thủ  phạm” bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy  luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc  chứng nhân v.v… Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát  tướng Trình Minh Thế.  Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng  Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị  tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra  được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu  trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ  nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận  mình giết tướng Trình Minh Thế.
…”Năm 1951, thiếu tá Antoine  Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền  Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng  Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.
Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles  Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền  Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một  bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ  chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến  trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên  chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không  ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên  cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng  Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những  người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau  thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.
Thiếu tá Antoine  Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết  kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của  đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp  Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình  Minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức  trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm Văn Út như một anh hùng  kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu  tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình Minh Thế và thề sẽ  giết ông nầy bằng mọi giá.
Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau  ngày tướng Trình Minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về  hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông  ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình Minh Thế.  Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông  Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn “Le Mal Jaune”, bản tiếng Anh là  “Yellow Fever”). “…Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng  tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân  tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên.  Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy.  Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng  thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy  hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất.  Lansdale* quả có mặt tinh đời khi chọn Thế … “*(Đại Tá Edward Lansdale ,  1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)
 
TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ
Trung Tướng Đỗ cao Trí Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên  Hòa Việt Nam , nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày  23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa  cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ  Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp,  khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để  đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ  III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung  Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên  không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài  tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một  người là đại uý Thành), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh  tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ  huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ  (gốc Pháp) Francoi Sully. Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức  đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người  Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các  chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình  hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông  đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin  ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào,  vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.
 
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU
Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân  Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia  đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị  Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với  cấp bậc thiếu uý.Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu
Hai mươi năm sau, thiếu uý  Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày  9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức  độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử  tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ  Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ  nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư  Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống  (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).
Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn  Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận  nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi  buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ  III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng  Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc  mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục  tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng  xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng  P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có  vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và  phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông  bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của  tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng  sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.
Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất  nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu  tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát  chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để “giết người  bịt miệng” lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng  một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế  hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn  Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ  chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô  Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến  kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi  của họ.
 
CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN
Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở  Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày  24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý  thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân  dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại  vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung  một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm  các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà  lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh  sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong  đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.
 
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH
Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân  Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành  quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn  vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào  thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân  Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy  bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc  trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc  trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh  Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.
 
CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN
Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam  Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến  31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày  1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng  Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà  Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về,  trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm.  Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn  Trà, quận Ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và  tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân  Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.
CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH

C/Tướng Nguyễn Duy Ánh – người đứng giữa
Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de  Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến  năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình  hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông  đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày  27-2-1972.
CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp  khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của  SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB,  năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông  bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày  28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam

NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT:
CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương  Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày  30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được  lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ  đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh  Bình Dương.
 
THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ
Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt  Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc  họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu  (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum,  Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào  thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu  tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình  phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông  tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ  cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc  Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi  thở cuối cùng của ông.
 
 
CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI
Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà  Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày  1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng  tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung  Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy  Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ  (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ  Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).
Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ  Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của  mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên  sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ  lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn  tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ  đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của  một người lính suốt đời liêm chính.
 
 
CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG
Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ  Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông  cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/  QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư  Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973).
Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ,  Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp,  dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng  riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của  người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy,  tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời  binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5  Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh  Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng  11-1974) với cấp thiếu tướng.
Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.
 
CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM:

 
 
THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG
* Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .
* 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)
* 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.
* 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.
* 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.
* 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.
* 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.
* 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng  đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng  sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.
 
 
CHUẨN TƯỚNG BÙI VĂN NHU
Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.
* Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.
* 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG
* 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA
* 1960- chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
* 1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha
* 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.
BĐQ Đỗ Như Quyên

<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 02:11:16 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.04.2013 11:20:33
0
                                 
 


Xin bấm theo LINK sau
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 02:10:17 bởi dzuylynh >

hai1957
  • Số bài : 2063
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.04.2011
  • Nơi: South VN
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.04.2013 18:08:50
0
XA RỒI CÁT BỤI
 
 
Xa rồi cát bụi mấy mươi năm
Chí lớn về đâu chí lớn thầm?
Rũ áo phong trần cơn mộng dữ
Lạnh về vai nhỏ rét căm căm
Lớp lớp thư sinh hề tráng sĩ
Mà tráng sĩ hề sống bao lăm
Còn mấy chàng Siêu ngày tóc bạc?
Lận đận tha hương những vết bầm
 
Xa rồi khói bếp những chiều xưa
Một góc vườn hoang mấy gốc dừa
Ly biệt ly biệt sầu ly biệt
Mẹ ngồi lau sậy dáng đong đưa
Thương đứa con ngày xưa bé bỏng
Mòn đời trận mạc đã về chưa?
Cha già ngoảnh mặt che thương nhớ
Tiếng đàn hiu hắt mấy cơn mưa
 
Xa rồi năm tháng cũ chơi vơi
Lửa khói binh đao dậy ngút trời
Ai cứ nhiều nhương mà thắng trận
Ta đành ngã ngựa mảnh hồn rơi
Em có theo ta về cõi nhớ
Những ngày mộng ảo biệt trùng khơi
Thương tiếc về đâu miền quá vãng?
Chim vàng nức nở gọi tình ơi!
 
Xa rồi ta có nhớ gì không?
Nghìn dặm quê hương mấy tấc lòng
Lá xác xơ bay buồn riêng nỗi
Khúc hát ngày về ai ngóng trông?
Chinh phụ ta xưa giờ tóc bạc
Phù dung cũng chết bởi hoài mong
Còn chút lòng ta là đồng vọng
Ai có còn không có còn không?
 
lph

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.04.2013 02:14:12
0
                               
***


 

XA RỒI CÁT BỤI 

thơ Lê phú Hải | phổ nhạc & trình bày dzuylynh

album  Nỗi đau còn đó | 38 mùa xuân đã mất
   
Xa rồi cát bụi mấy mươi năm 
Chí lớn về đâu chí lớn thầm? 
Rũ áo phong trần cơn mộng dữ 
Lạnh về vai nhỏ rét căm căm
hờ hơ hơ hơ ...
Lớp lớp thư sinh hề tráng sĩ 
Mà tráng sĩ hề sống bao năm! 
Còn mấy chàng Siêu ngày tóc bạc? 
Lận đận tha hương những vết bầm 
Xa rồi khói bếp những chiều xưa 
Một góc vườn hoang mấy gốc dừa 
Ly biệt biệt ly... sầu ly biệt 
Mẹ ngồi lau sậy dáng đong đưa 
Thương đứa con xưa, ngày bé bỏng 
Mòn đời trận mạc đã về chưa? 
Cha già ngoảnh mặt che thương nhớ 
Tiếng đàn hiu hắt mấy cơn mưa 
Xa rồi năm tháng cũ chơi vơi 
Lửa khói binh đao dậy ngút trời 
Ai cứ nhiễu nhương mà thắng trận 
Ta đành ngã ngựa mảnh hồn rơi ...
hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ 
Em có theo ta về cõi nhớ 
Những ngày mộng ảo biệt trùng khơi 
Thương tiếc về đâu miền quá vãng? 
Chim vàng nức nở gọi tình ơi!
Xa rồi ta có nhớ gì không? 
Nghìn dặm quê hương mấy tấc lòng 
Lá xác xơ bay buồn riêng nỗi 
Khúc hát khúc hát ngày xưa ai ngóng trông...
Khúc hát ngày về ai ngóng trông!
Chinh phụ ta xưa giờ tóc bạc 
Phù dung cũng chết bởi hoài mong 
Còn chút lòng ta là đồng vọng 
Ai còn không có có còn không? 
Hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm...

Half Moon Bay April 16.2013


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 02:08:36 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.04.2013 21:46:23
0
 
                             
 
 



Lão chợt nhớ hôm nọ ở chợ Âm Hồn , có một bà già trỏ lão mà bảo: “ông năm nay cẩn thận kẻo gặp phải hạn to…”. Đời lão chẳng bao giờ tin vào sự bói toán, huống chi năm nay lão đã ngoài bẩy mươi, các cụ ngày trước bảo đó là cái tuổi hết trạch, quỷ thần đã tha rồi, còn phải kiêng kị gì nữa. Rốt cuộc lão vẫn gặp hạn ở cái xóc thứ sáu mươi…
 
 Đúng cái xóc thứ tám mươi mốt, lão Sướng choàng tỉnh. Nằm trong xe, lão với tay vớ sợi dây thừng, giật mũi cho con bò dừng lại rồi trèo xuống khỏi thùng xe. Lão dắt con bò cùng chiếc xe tới một gốc cây bên kia đường, cột lại tử tế, đoạn bước sang quán mụ cả Nẫm, hỏi mua gói thuốc lào...

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 02:09:43 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.04.2013 03:03:25
0
                                                                                          

Oán thù chồng chất!

 
 
1)- Một tấm hình cũ
Khi ông Tập Cận Bình, với hai chức vụ to nhất và quyền hạn nhứt nước Tầu Cộng, là “tổng bí thư” và “chủ tịch nước” đi thăm Nga và Nam Phi, dẫn theo bà vợ Bành Lệ Viên, thì báo chí thế giới, không ít tờ khen ngợi người đàn bà ấy. Khen bà ta trẻ, đẹp, ăn mặc đúng thời trang... khác với bà vợ mấy ông lãnh tụ Cộng Sản hồi trước.
 
Một thời, ông Khrushchev có đem vợ qua thăm nước Mỹ. Tôi không rõ báo chí hồi đó gọi bà ta như thế nào, nhưng xem hình, người ta có thể nghĩ đến những người đàn bà nuôi bò sữa ở miền Nam nước Mỹ này. Bà Lê Duẫn, con dâu ông thợ mộc ở làng Trung Kiên, Quảng Trị, nếu thấy mặt bà ta, người ta nghĩ ngay đến hũ mắm ruốc và thuốc lá Cẩm Lệ xắt lát gói trong lá chuối, và ngay cả bà Nga, quê ở Cần Thơ, trông cũng “chưa sạch phèn”; bà già chặt mía vợ ông Lê Khả Phiêu quê ở Quảng Ngãi thì “xin miễn bàn”. Bên Tàu, bà Giang Thanh trông sát khí đằng đằng, bà Vương Quang Mỹ, bà Đặng Dĩnh Siêu thì không mấy ai thấy mặt họ bao giờ. Mới đây, “Kim Ủn Ỉn” cũng “nhuốm màu tư bản” một chút, khi ông ta để một cô gái xuất hiện bên cạnh, người ta đoán là vợ, nhưng cặp nầy chỉ mới xuất hiện trong nước, chưa đi ra “nước ngoài” (nước ngoài là “danh từ Việt Cộng” đấy).
 
Đi đâu mang vợ đi theo lè kè, như Kennedy với Jackie, như Bill với Hillary, như Sarkosy với hoa hậu “uổng trờ”, chỉ là cái mốt của mấy ông “tư bản đế quốc” thừa son phấn mới có, còn như Cộng Sản thì cái đẹp của cô Nhíp, mặt mày trắng hơn ông Bao Công không bao nhiêu, đeo AK, níu bên hông xe tăng để dẫn đường cho “quân giải phóng” vào chiếm Dinh Độc Lập là cái đẹp số một. Cái đẹp, theo cách nói của Cộng Sản hồi ấy, không phải là khuôn mẫu từ Tokyo, từ Paris hay Nữu Ước, mà tư “bưng biền” của các cô du kích, mặt chưa sạch phèn, quấn khăn rằn, đội mũ tai bèo, chân mang dép Bình Trị Thiên, thường gọi là dép râu (bác Hồ), xuất hiện trên đường phố Saigon ngay những ngày đầu hồi mới “giải phóng” (Xin lỗi độc giả, đây cũng là danh từ Việt Cộng nữa đấy).
 
Ấy là chuyện khi đói ăn, thiếu mặc, còn bây giờ thì khác, khác lắm. Dĩ nhiên,người Hà Nội” của thời tiền chiến, khác rất xa với người Hà Lội” của sau năm 1954. Người Saigon” của trước và sau 1975, khác nhau một trời một vực vậy.
 
Trong khi báo chí quốc tế khen bà Bành Lệ Viên không tiếc lời như thế, ví với bà Michell của ông Obama, thì bỗng có một tay chơi khăm nào nó, có cái email hifighter hay gì đó, đưa lên mạng hình ảnh bà Bành Lệ Viên chụp năm 1989, sau khi vụ Thiên An Môn vừa dẹp xong.
 
Bà (hay cô?) Bành Lệ Viên hồi ấy, - không biết khi ấy cô ta có chồng chưa và chồng là ai? Ông Tập Cận Bình là người đến trước nhứt hay ông ta là “Kẻ đến sau” -, mặc áo quần rằn ri bộ đội Tàu Cộng, nói một cách văn hoa là “Hồng quân Trung Hoa”, đứng hát cho một đám bộ đội đông đúc ngồi nghe.
 
Bành Lệ Viên lúc đó là “văn công bộ đội”, hát để “động viên” cho các “chú bộ đội”, được điều từ các tỉnh về để thi hành việc đàn áp ở Thiên An Môn.
 
Vụ Thiên An Môn là một tội ác của Cộng Sản Tàu. Đám chớp bu Cộng Sản Tàu ở Trung Nam Hải muốn đàn áp thẳng tay vụ “nổi dậy” của thanh niên, sinh viên, học sinh ở Bắc Kinh, không dám dùng binh lính ngay tại thủ đô của họ, mà phải điều binh lính từ các tỉnh chung quanh.
 
Trước sự đàn áp tàn ác ghê gớm có hàng ngàn người chết ấy, khiến tinh thần lính Tầu Cộng ở các tỉnh về thủ đô cũng giao động, nên văn công Bành Lệ Viên phải “cất cao giọng hát” để “động viên” họ. “Động viên” họ hay “động viên” cho hành động tội ác của họ, hay “động viên cho tội ác”? Dù nói cách nào thì nó cũng có nghĩa như nhau cả.
 
Vậy mà rồi Cộng Sản Tàu muốn che dấu, xóa bỏ cái tội ác Thiên An Môn nầy. Và một anh chàng nào đó, đưa hình ảnh Bành Lê Viên đang hát sau vụ Thiên An Môn lên, để “đá giò lái” Tập Cận Bình hay các lãnh tụ ở Trung Nam Hải, để nhắc nhở, để người ta đừng quên một người đàn bà từng ca ngợi tội ác vụ Thiên An Môn, để bôi đen cái hình ảnh trẻ, đẹp, thời trang của bà đệ nhứt phu nhân Tàu Cộng đang được báo chí quốc tế khen ngợi.
 
Người ta có sợ rằng, người làm báo ở Mỹ, xuất thân từ các trường đại học danh tiếng, thường mắc bệnh mau quên, chỉ biết có bà Bành Lệ Viên ngày nay, mà không nhớ năm 1989, cô Bành Lệ Viên từng hát “động viên” cho tội ác Thiên An Môn.
 
Trí nhớ của giới báo chí Mỹ kém cỏi thật, phải có người nhắc, mới nhớ ra!!!!
 
 
2)- Tư Mã Thiên đã chết rồi
Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là tấm bình cũ ấy. Xem hình rồi thì ai cũng biết chuyện cũ. Điều đáng nói hơn là sự kiện đàn áp ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 là có hay không?
 
Báo chí thế giới nói là có, bởi vì người ta có cả những tấm hình cũ, những thước phim cũ, những giấy tờ, tài liệu cũ, thậm chí người ta có cả những người sống sót trong vụ đàn áp ấy, trốn thoát khỏi lục địa và hiện đang định cư ở Mỹ, ở Châu Âu. Họ là nhân chứng sống. Và cả trong hồi ký chui (bí mật phổ biến) của Triệu Tử Dương, người chống lại vụ đàn áp Thiên An Môn cũng nói tới, khá rõ,...
 
Vậy mà bên Tầu, ngày nay, người ta nói không có vụ đàn áp Thiên An Môn. Mấy tay đầu sỏ trong bộ Chính Trị Cộng Sản Tàu nói không có, người dân Tàu cũng nói không có, và hầu hết thanh niên Tàu lục địa ngày nay cũng nói không có, không biết gì về vụ Thiên An Môn cả. Thậm chí, các sử gia Tàu, những người tôn sùng ca ngợi Tư Mã Thiên, thường hô hào lấy cái khí phách của Tư Mã Thiên làm châm ngôn, cũng không thấy bàn tới vụ “đàn áp Thiên An Môn”.
 
Việc ấy có đáng gọi là Kinh Khủng không?
 
Với những người bình thường, không Cộng Sản là Kinh Khủng, với Cộng Sản thì không?
 
Tại sao vậy.
Tại vì “Tăng Sâm giết người”
 
Tăng Sâm là đại môn đệ, một trong thất thập nhị hiền (72) của Khổng Tử. Một hôm, bà mẹ Thầy Tăng Sâm đang ngồi dệt vải, bỗng có người đến nói: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nhất định không tin, vẫn ngồi dệt vải. Một chốc lại có người đến nói: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ thấy băn khoăn, ngừng tay làm việc. Một chốc nữa, lại có người đến nói: “Tăng Sâm giết người”. Bấy giờ bà mẹ tin là con mình giết người thật, bèn trèo qua cửa sổ, chạy trốn.
 
Té ra, đó chỉ là có người trùng tên!
“Biết con không ai bằng mẹ”, tục ngữ nói như thế. Bà mẹ thầy Tăng Sâm biết rõ con mình, bà lại còn tin tưởng con hơn vì con bà là học trò đức Khổng Tử. Vậy mà, một người nói “Tăng Sâm giết người”, bà không tin, nhưng tới ba người nói như thế thì bà phải tin.
 
Nói, cứ nói, nói mãi, nói mãi, ban đầu không tin, nói riết rồi người ta cũng phải tin. Đó là Sách lược tuyên truyền của Cộng Sản”.
 
“Nói không thành có, nói có thành không”. Nói mãi dân chúng cũng phải tin.
 
Vì vậy, vụ Thiên An Môn có mà thành không. Một là dấu biệt, hai là cấm: Không ai được nói tới, bàn tới, không có trong báo chí, truyền thanh, truyền hình, không có trong sử sách, không có trong chương trình giáo dục... Cứ nói không có vụ Thiên An Môn, riết rồi một tỷ ba trăm triệu người Tàu cũng tin là không có vụ đàn áp ấy.
 
Thanh niên Tàu không biết tới vụ Thiên An Môn không có gì lạ, mà cả hành động của Cộng Sản Tàu cũng không có chi là là, nếu người ta biết Cộng Sản là ai? là cái gì?
 
Thảm sát hay tàn sát dân chúng là việc thường xảy ra trong lịch sử nhân loại, bên Tầu, từ trước đời Tần Thủy Hoàng cho đến đời Mao Trạch Đông không thiếu chi. Và ngay cả thời đại gọi là văn minh bây giờ, dù nói một cách hay ho rằng “Văn Minh Trung Hoa”, thì mỗi ngày, mỗi giờ, hỏi thử mấy tay chóp bu ngồi ở Trung Nam Hải, có bao nhiêu người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng đang bị tàn sát, bằng chính bàn tay của người Tàu, hay do chính họ tự thiêu, - việc tự thiêu đó cũng do bàn tay đẫm máu của người Tàu đang cai trị và đàn áp dân tộc họ mà ra vậy.
 
Bên Tây cũng không vừa chi. Thử lật lại lịch sử thời Đế Quốc La Mã, coi có bao nhiêu vụ tàn sát. Các cuộc tàn sát của người Hồi đối với những người không phải đạo Hồi không làm cho ông Mô-Ha-Mát khóc hay sao? Các cuộc gọi là “Thập Tự Chinh”, giương cao Thánh Giá, qua Trung Đông, Bắc Phi giết người, cướp của, hiếp dâm... cho tới bây giờ, lòng hận thù của người Hồi vẫn còn “cao ngút trời xanh”. Có lẽ ngay Chúa Giê-Su cũng ngạc nhiên về những kẻ nhân danh Chúa để làm những việc độc ác ghê gớm này hay sao?! Gần đây, vụ Đế Quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) trục xuất và giết hàng trăm ngàn người Armenia vẫn chưa được sáng tỏ vì chính phủ Thổ không chịu xác nhận đó là một vụ “diệt chủng”.
 
Thái độ ấy của chính phủ Thổ còn “ngay thẳng” hơn thái độ của các lãnh tụ Cộng Sản. Chẳng hạn như vụ thảm sát ở rừng Katyn có 22 ngàn sĩ quan cùng nhân viên, giáo sư, trí thức Ba Lan bị Staline thủ tiêu. Vậy mà suốt mấy chục năm, Staline và chính phủ Cộng Sản Liên Xô cứ khăng khăng cho rằng không có vụ thảm sát đó. Mãi đến khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, khối Cộng tan rã, chính phủ Nga mới nhận rằng vụ thảm sát ở Katyn là có thật.
 
Còn bao nhiêu vụ nữa, nói sao cho hết. Cái gọi là “Cải Cách Ruộng Đất” ở bên Tàu và ở Bắc Việt Nam đâu có tổng kết bao nhiêu người chết? Mao Trạch Đông của Tàu và Hồ Chí Minh của Bắc Việt có khi nào công nhận việc họ giết người vô tội đâu! Ngay cả mấy triệu người Kampuchia bị Khmer Đỏ giết chết, đến nay tội trạng đã rõ ràng, nhưng tòa án Quốc Tế xử tội Khmer Đỏ diệt chủng đang hoạt động ở Phnom Pênh thì chậm như rùa! Người ta có dụng ý đấy: Để cho đám lãnh tụ Khmer Đỏ hiện nay đang gần đất xa trời chết dần đi, khỏi ta tòa, khỏi khai báo gì hết. Nếu việc xảy ra như thế thì không những Heng Somrin, Hun-Sen mà cả những lãnh tụ Tàu Cộng đứng sau lưng bọn Pol Pot cũng “sạch tội” luôn.
 
 
3)- Mậu Thân, ai giết dân?
Năm ngàn người bị giết hồi Tết Mậu Thân ở Huế, chuyện đã rõ ràng!
Nhưng: Ai bị giết? Và Ai giết?
 
Trước hết là nói việc thảm sát 5 ngàn người! Việt Cộng không chối con số người bị giết như thế, nhưng họ chối bay chối biến rằng họ không giết những người đó.
Nếu Việt Cộng không giết thì ai giết?
 
Một là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa giết, hai là Quân Đội Mỹ giết.
 
Người ta có thể giải thích như thế nầy:
Quân Đội VNCH không giết 5 ngàn người đó. Một lẽ rất dễ hiểu. Họ không thể giết thân nhân của họ bởi vì những người chết đó là thân nhân của họ. Đơn giản vậy thôi. Thành phố Huế đâu có rộng lớn như Saigon. Nhìn chung, người ta có bà con xa gần hay quen biết thân sơ với nhau cả đấy. Làm sao tôi có thể bắn vào nhà tôi, nhà dì tôi, chú tôi, bác tôi, mợ tôi, bạn tôi, nhà người quen biết thân sơ của tôi, dù tôi có biết Việt Cộng đang núp trong ấy.
 
Có người hỏi. Tôi là người Huế, tôi không giết người Huế được.
Vậy thì bọn Tường, Phan, Xuân, Đóa, Trinh, Tiềm, Nguyện (Nguyễn Quang Nguyện, hội viên hội đồng tỉnh Thừa Thiên) thì sao? Họ cũng là người Huế, cũng giết người Huế đấy.
 
Họ khác tôi, họ khác với tất cả những người Huế chỉ vì một điều rất dễ hiểu: Hận thù.
 
Khi tôi không có hận thù với ai thì tôi không giết được họ, nếu có điều kiện. Còn như khi Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng những người bị giết là “những con rắn độc” thì khi nói như thế là y ta tự xác nhận rằng y hận thù họ đấy. Không hận thù thì không thể nói được những câu độc địa như thế.
 
Những người Huế giết người Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa (cha), Nguyễn Thị Đoan Trinh (con), Tôn Thất Dương Tiềm (rể) có những hận thù khác nhau, nhất là về cá tính: đố kỵ, ganh ghét... Cá tính nầy là con đẻ của lòng ích kỷ đấy. Những người có tính ích kỷ dễ theo Cộng Sản vì Cộng Sản luôn luôn khơi dậy tính ích kỷ, đố kỵ, có thế mới tạo nên được lòng “hận thù giai cấp”. Hận thù giai cấp là bản chất của chủ nghĩa Mác, phải xóa bỏ giai cấp để tạo nên một xã hội không có giai cấp. (1)
 
Nếu Quân Đội VNCH không thể giết dân trong vụ Mậu Thân thì Mỹ giết. Mỹ đem súng đạn, tàu bò, tàu bay, bắn phá, bỏ bom bừa bãi nên người Huế chết oan. Chết oan thì có. Chiến tranh bao giờ chẳng vậy.
 
Nhưng nói rằng quân Mỹ bắn phá bừa bãi, gây nhiều chết chóc cho dân chúng, điều đó cũng có luôn. Trong cuốn “The Battle For Hué” của Keith Nolan, tác giả có nói đên một phóng viên nhiếp ảnh phản chiến:
 
Chẳng hạn như nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths tố cáo Thủy Quân Lục Chiến (Hoa Kỳ) đã xé nát thành phố bằng việc cướp bóc chè chén say sưa. (Tin tức của Griffiths sai lầm vì sự thực ông ta đã viết rằng TQLC ở Huế là những chiến binh rất nghèo khó). (trang 87)
 
Ở phần kết, Keith Nolan viết:
Những người chống chiến tranh ở Mỹ hồi ấy hoàn toàn không tin Cộng Sản có những hành động tàn ác đến như thế. Chẳng hạn như nhà nhiếp ảnh Griffiths năm 1971 viết rằng người Mỹ đã dựng nên toàn bộ vụ tàn sát ở Huế nhằm tạo nên “Một chiến dịch tuyên truyền nói rằng thương vong (dân sự) trong cuộc chiến ở Huế, hầu hết là do người Mỹ xử dụng súng đạn một cách bừa bãi chưa từng thấy bao giờ, rồi đổ Cộng Sản tàn sát người dân.
 
Thật sự, người Mỹ đã làm ngược lại. Cũng ở phần kết, Nolan viết:
Theo thống kê thì khoảng 10 ngàn ngôi nhà hoặc hư hỏng hoàn toàn hay một phần lớn, đạt tới 40 phần trăm toàn bộ số lượng nhà cửa trong thành phố. Tuy nhiên, những bài báo đầu tiên nói không đúng sự thật, cho rằng sự tàn phá là do bởi hỏa lực của Hoa Kỳ (như báo Life đưa tin rằng “... phương cách độc nhất để thắng địch là phải tàn phá thành phố”). Nhìn lại quá khứ, Huế bị hư hỏng nhẹ nếu so với trận đánh Monte Casino hồi năm 1944, một thành phố cổ hơn cả thế kỷ và cả thành phố bên cạnh nó thì sự tàn phá khủng khiếp hơn nhiều vì bom đạn của phe đồng minh.”
 
Trận chiến kết thúc chưa bao lâu thì chính quyền Nam Việt Nam đã đưa ra một chương trình phục hồi, cứu trợ và tái xây dựng, thời hạn 90 ngày, trọng tâm là toàn bộ Quân Khu I, nhưng chính yếu là tập trung vào Huế. Lương thực, quần áo, nhà cửa, y tế được đem tới cứu trợ cho người dân tỵ nạn trong thành phố, tính chừng cho 116 ngàn người, trên tổng số dân chúng là 140 ngàn người. Tới cuối năm, đời sống dân Huế đã trở lại bình thường. Thiếu tá Swenson ghi nhận:
 
“Những nhiệm vụ cuối cùng của tôi khi làm sĩ quan liên lạc là hướng dẫn du khách viếng thăm toàn bộ thành phố Huế. Thành phố không bị tàn phá hoàn toàn, chỉ bị hư hại mà thôi, và vẫn còn đẹp.”
 
Trong phần trên, Nolan viết rằng báo Times, lúc ban đầu đưa tin như thế. Sau đó, họ có biết họ sai và viết đúng hơn chăng.
 
Tuy nhiên, đâu phải chỉ có một mình Griffiths viết như thế. Còn John Kery thì sao?
Cũng xin trích một đoạn nói về anh ta:
John Kerry có câu nói nổi tiếng: “Làm sao có thể yêu cầu một con người phải chết cho một sai lầm?”
 
Sai lầm hay không? Lịch sử Mỹ chưa chứng minh rõ ràng việc Mỹ tham chiến ở VN là một sai lầm! Tuy nhiên, John Kerry không ngần ngại khi “mạnh mẽ lên tiếng tố cáo những hành vi sát hại dân lành của binh lính Mỹ tại Việt.” Kerry còn xác nhận chính y đã: “Có, có tất cả các loại tàn độc. Tôi có tham gia vào các hoạt động như vậy, như hàng ngàn người lính Mỹ khác. Tôi thực hiện việc quấy rối và bắn phá hoại, ở các khu vực được phép bắn tự do. Tôi đã sử dụng súng đại liên 50 cal được trao cho chúng tôi để chống lại người dân. Tôi đã tham gia các chiến dịch tìm diệt, tham gia vào việc đốt phá làng mạc. Tất cả những điều này là trái với luật quốc tế về chiến tranh, Công ước Geneva, và tất cả đều là lệnh của Chính phủ Mỹ từ trên xuống. Tôi tin rằng những người đã thiết kế ra các khu vực bắn tự do và ra lệnh cho chúng tôi… là tội phạm chiến tranh.”
 
Trong tinh thần tích cực phản chiến, Kerry tham gia biểu tình cùng hàng ngàn cựu binh trong đó y và các đồng đội đã quăng huy chương của mình qua hàng rào trước bậc thềm tòa nhà Quốc hội để phản đối chiến tranh. Bên cạnh đó, Kerry từng chỉ trích chính phủ Mỹ khi tiến hành chiến tranh tại Việt Nam: “Đó là bước nối dài của chủ nghĩa cô lập và đã trở thành chủ nghĩa can thiệp… Cuộc chiến ở Việt Nam đã đẩy người dân Mỹ vào chân tường”.
 
“Mặt thật” của John Kerry là ở đâu?
Xin đọc tài liệu sau đây:
“Tháng 4-1971, tổng thống Richard M. Nixon và cố vấn Charles Colson điện đàm về một nhân vật đang được công chúng quan tâm: John Kerry, người phát ngôn của Hội Cựu binh Mỹ tại VN phản chiến (VVAW).
Colson lúc đó nhận định: “Tay Kerry này thật có tham vọng chính trị và chỉ đang tìm cớ (để gây chú ý) mà thôi”.
“Tuy nhiên, tài liệu giải mật thời kỳ Nixon cho thấy các cố vấn của tổng thống Nixon ngày càng lo rằng John Kerry với khả năng thu hút người nghe của mình có thể là nguy cơ làm giảm sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại VN. Một văn bản của Colson thậm chí còn ghi rõ: “Hãy triệt cái tay mị dân này trước khi hắn trở thành một Ralph Nader khác”. (Ralph Nader là một trong những nhà hùng biện và học giả tiếng tăm nhất tại Mỹ).
 
Tham vọng chính trị và mỵ dân là bản chất của John Kerry đấy!
 
Nếu Griffiths và John Kery nói như thế, thì trách cứ Việt Cộng làm sao được. Đồng hội, đồng thuyền, đồng chí hướng với nhau cả đấy.
 
Thử hỏi John Kerry một câu. Nếu y tuyên bố như thế thì trong cái gọi là “Chiến tranh Việt Nam” chính nghĩa thuộc về ai? Chính nghĩa thuộc về Miền Nam chiến đấu bảo vệ Tự do cho họ, cho “Thế giới Tự Do” có Đồng Minh, đứng đầu là Hoa Kỳ ủng hộ, hay thuộc về Cộng Sản Bắc Việt Xâm lược miền Nam.
 
Cứ như câu tuyên bố trên của John Kerry thì việc làm của Mỹ ở Nam Việt Nam là sai lầm, có nghĩa là Mỹ đem chiến tranh đến Việt Nam. Vậy thì Mỹ phải bồi thường. Tiếc chi mà chính phủ Hà Nội không vin vào câu tuyên bố của John Kery mà lên tiếng yêu cầu ông ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm hãy bồi thường cho Việt Nam. “Há họng mắc quai”. Đó là cái quai trong miệng John Kerry, làm sao ông ta còn có thể yêu cầu chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền trong khi ông đã từng công khai công nhận là chính phủ Mỹ đã sai lầm trong chiến tranh Việt Nam. “Thôi còn chi nữa mà mong” ở ông ngoại trưởng đầy “tham vọng chính trị và mỵ dân” là bản chất của John Kerry.
 
Tại sao John Griffiths và John Kerry làm cái công việc nầy?
Chính là vì “Phong trào phản chiến”. Người Mỹ muốn chấm dứt một cuộc chiến tranh ở xa nước Mỹ, bên kia nửa vòng địa cầu, mà con em họ đã ngã xuống khá nhiều, không rõ vì lý do gì. Hồi Thế giới Chiến Tranh thứ Hai, thanh niên Mỹ chết ở Phi, ở Nhật, ở Đông Dương thì còn hiểu được, vì Nhật tấn công Trân Châu Cảng, đem chiến tranh đế nước họ. Còn bây giờ thì Cộng Sản Bắc Việt có “gây chiến” tại nước Mỹ đâu? Cộng Sản hô hào hòa bình trên khắp thế giới, thế tại sao Mỹ lại đem quân đến Việt Nam đánh họ. Cách hiểu chính trị của người Mỹ “đơn giản” như thế, và John Kerry cũng hiểu “đơn giản” như mọi người, chưa kể ông ta muốn lợi dụng cái tâm lý số đông người vì “tham vọng chính trị”. Trong cái “tham vọng” đó, ông ta có “quan hệ” như thế nào đó gì không, với Cộng Sản, với Nguyễn Thị Bình đang ở Paris, vận động để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Điều đó còn là “bí mật”, chưa ai biết được!
 
Tiếc chi mà Cộng Sản Việt Nam không lợi dụng ngay những tuyên bố, việc làm của Griffiths, của John Kerry mà đổ vấy cho Quân Đội Mỹ cái tội giết dân Việt Nam trong cuộc chiến Mậu Thân ở Huế. Nếu người ta tin Griffiths, tin John Kerry, lại không thể tin Lê Phong Lan hay các nhà viết sử Cộng Sản hay sao?!
Đến lúc nào Cộng Sản Việt Nam không còn, cái mặt nạ vu khống của chúng rơi xuống, thì không hiểu lúc đó, cái mặt của John Kerry sẽ như thế nào!
 
Thật ra, nếu Quân đội Mỹ là thủ phạm giết 5 ngàn người dân Huế hồi Tết Mậu Thân, ngay lúc đó, các tướng tá, sĩ quan của Quân Đội Mỹ đang là cấp chỉ huy tại Việt Nam thì họ cũng không thể “yên thân” với báo chí Mỹ và quần chúng Mỹ được. Bởi vì vụ Mỹ Lai xảy ra sau vụ Mậu Thân, giữa tháng 3 năm 1968, các trung đội của đại đội Charlies, tiểu đoàn 1, thuộc Sư đoàn Bộ binh 23 hành quân ở thôn Mỹ Lai, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, giết hơn 5 trăm thường dân không có vũ khí, phần đông là phụ nữ và trẻ em.
Những sĩ quan có trách nhiệm trong vụ thảm sát nầy bị đưa ra tòa và bị án tù.
 
Số người bị giết trong vụ Mậu Thân ở Huế cao hơn vụ Mỹ Lai 10 lần, hơn 5 ngàn người. Nếu những người có trách nhiệm trong vụ Mỹ Lai, bị đưa ra tòa, thì những người Mỹ can tội giết 5 gàn người ở Huế tại sao lại không?
Không lý ở cái xứ Mỹ nầy lại có những chuyện vô lý đến buồn cười như vậy sao???!!!
 
4)- Chính danh thủ phạm tên là “chính mi”
(“Chính Mi” nói lái là “Chí Minh”, tức là Hồ Chí Minh chớ còn ai?”
Trong trận đánh Tết năm Mậu Thân, người ban lệnh tấn công chính là Hồ Chí Minh. Đêm giao thừa, quân “Cộng Sản Bắc Việt xâm lược” và Việt Cộng (tức bộ đội dịa phương và du kích...), nếu nghe bài thơ sau đây của Hồ Chính Minh, do chính Hồ đọc “chúc Tết” trên đài phát thanh Hà Nội, thì phải hiểu đó là “Lệnh Tấn Công”.
Trích một đoạn trong “Lịch sử Việt Nam” của Cộng Sản Hà Nội viết:
 
“Tháng 12-1967, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và thế giới, đã quyết định mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
(Xin nhớ: Công sản viết là “Tổng tấn công và Nổi dậy. Trong trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế, đồng bào Huế không nổi dậy như Hồ Chí Minh kêu gọi)
 
. . . . “thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền tới đồng bào và chiến sĩ cả nước qua thư Chúc mừng năm mới, ngày 1 thăng 1 năm 1968. Sau khi điểm lại những thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1967, Người chỉ rõ “Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược ngày càng bị động, càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lơi to lớn hơn nữa”. Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước bằng bằng những vần thơ xuân quen thuộc:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Đó là lệnh “Giết người”. Năm ngàn người Huế bị giết năm Mậu Thân là qua cái lệnh “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” của Hồ Chí Minh đấy.
 
5)- Xóa bỏ chứng tích
Sau khi chiếm đóng toàn bộ miền Nam Việt Nam, Việt Cộng cho san bằng hai nghĩa trang Ba Đồn và Ba Tầng. Hai nghĩa trang nầy là nơi chôn cất tập thể của khoảng gần 3 ngàn bộ hài cốt không thể nhận biết là ai, thân nhân không nhận dạng được để đem về chôn cất.
 
Nếu người Mỹ là thủ phạm giết những người dân Huế hồi Tết Mậu Thân, thì hai nghĩa trang nầy cần được giữ lại để làn chứng tích cho “tội ác Mỹ Ngụy”. Tuy nhiên, Mỹ không giết, chính là Việt Cộng giết, nên chúng phải mau lẹ cho san bằng hai nghĩa trang nầy. Không lý để hai nghĩa trang đó lại, để làm “chứng tích cho tội ác Cộng Sản” hay sao? Xóa bỏ hai cái nghĩa trang đó, có nghĩa là Việt Cộng thú nhận “Lạy ông, tôi ở bụi nầy”.
 
6)- Ai bị giết?
Có ba thành phần như sau:
1)- Một là những người Việt Cộng gọi là “Ác ôn” (Danh từ Việt Cộng), tức là những người Việt Cộng đã có danh sách từ trước khi chúng vào Huế. Danh sách nầy, do bọn nằm vùng, như bọn Tường, Phan, Xuân, Đóa, Trinh, Tiềm, Nguyện (Nguyễn Quang Nguyện, hội viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên) báo cáo cho VC từ trước. Ngoài bọn nói trên, VC cũng được bọn nằm vùng khác, ở trong các xóm, phường, làng (An Cựu, Vĩ Dạ, Phước Quả (Phú Cam), Bao Vinh...) lập danh sách báo cáo cho.
Những người nầy gồm công chức cao cấp địa phương như đại biểu chính phủ, tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, phó thị trưởng... hạ sĩ quan, sĩ quan Cảnh Sát (phó thẩm sát viên, thẩm sát viên, biên tập viên, quận trưởng...), Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn các hạng, đảng viên các đảng phái Đại Việt, Việt Quốc.
 
Phần nhiều, các thành phần nay bị “xử lý” ngay tại chỗ. “Xử lý” là “danh từ Việt Cộng”, cũng có nghĩa là giết ngay, không cần xét xử, tra hỏi gì cả, cũng có thể bị bắt, đem di, sẽ giết hay chôn sống về sau.
 
2)- Thành phần bị bắt, trình diện theo lệnh VC. Tuy nhiên, khi rút lui, VC không đem đi theo được, không tha được, nên giết đi. Phần đông, đó là những người bị bắt ở Gia Hội. Khi VC rút lui theo ngã Bến Đò Chợ Dinh, tại Bãi Dâu, không đem theo được nên VC giết đi. Vì vậy, người ta hiểu tại sao, Bãi Dâu thành ra “Bãi Tàn Sát” người dân Huế mà Trịnh Công Sơn đã mô tả trong “Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người”. Cũng trên đường rút lui về phía Tây Nam Huế, không đem những người bị bắt theo được, VC giết họ, không xét xử, không kêu án. Trong số nầy, có cả những người ngoại quốc (VC gọi là nước ngoài), trong số có cả 4 bác sĩ giáo sư người Đức dạy tại Đại Học Y Khoa Huế, bị chôn sống ở vườn sau chùa Tường Vân.
 
3)- Sau khi rút chạy khỏi Huế, VC bắt đem theo một số người. Số người bị bắt nầy bị dẫn về phía Tây Nam thành phố Huế, rồi dẫn về quận Vinh Lộc, quận Phú Thứ. Đến mỗi nơi, VC giết một ít. Cuối cùng, họ bị dẫn về Khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa Huế. Khoảng 400 người bị đập đầu chết, đạp xuống khe nầy.
 
7)- Thành phần bị giết
Trước khi Việt Minh cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, người Việt Nam, giữa thành thị và thôn quê, không có gì mâu thuẫn. Họ thương yêu và giúp đỡ nhau khi cần nữa là đằng khác. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh bùng nổ, Cộng Sản cố gây mâu thuẫn giữa người thành thị và thôn quê. Việt Minh tuyên truyền rằng người thành phố là theo Tây, ủng hộ Tây, làm tay sai cho Tây. Các đội Tự Vệ Chiến Đấu của Việt Minh ở các làng, tùy tiện bắt giam, giết những ai chúng gán cho tội theo Tây, làm mật thám cho Tây. Nhiều người dân thành phố bị Việt Minh bắt, bị giết.
 
Trong cách phân biệt giai cấp của Cộng Sản, người dân thành phố phần đông là “tiểu tư sản thành thị”, tư sản, tư bản, thương mãi, buôn bán... ảnh hưởng văn minh tư sản Âu Mỹ, là thành phần đối kháng với giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản muốn nắm chính quyền, dĩ nhiên phải tiêu diệt giai cấp đối kháng. Trường hợp Khmer Đỏ đuổi dân thành phố ra khỏi nơi họ sinh sống, buộc về miền quê lao động là sự minh chứng rõ rệt nhất cho quan điểm nầy của Cộng Sản.
Đó là nhìn chung!
 
Huế, trường hợp đặc biệt hơn.
Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, kéo dài 143 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đóng đô ở Huế, 1802, đến khi Bảo Đại thoái vị tháng 8 năm 1945. Suốt thời gian 143 năm đó, Huế là nơi cư trú của các vua, hoàng tộc, quan lại lớn nhỏ phục vụ triều đình Huế, đời sống giàu có, sang trọng, kéo theo các tầng lớp buôn bán lớn nhỏ, phục vụ cho quan lại và triều đình.
 
Bên cạnh đó, người ta phải kể tới các lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, một tôn giáo đặc biệt phát triển mạnh nhờ thế lực của Thực Dân Pháp xâm lăng và cai trị nước ta từ sau vụ “thất thủ kinh đô” năm 1885.
 
Người ta cũng không thể không kể đến các đảng phái, những đảng đông đảng viên, hoạt động mạnh, và chống Cộng Sản như Đại Việt, Việt Quốc.
 
Giai cấp thống trị miền Nam, đặc biệt ở Huế, là những phần tử Cộng Sản cần phải triệt tiêu. Đó là những người phục vụ trong Chính Quyền miền Nam, trong Quân Đội VNCH. Thành phần Cộng Sản căm ghét nhất là Cảnh Sát, chúng cho là những kẻ “kềm kẹp dân chúng”, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn là lực lượng được Mỹ tài trợ, đánh phá Cộng Sản từ “hạ tầng cơ sở”, khiến các tổ chức Cộng Sản bị đánh phá, casn bộ Cộng Sản bị tù, bị đày Côn Đảo, v.v....
 
Nhìn chung, người Huế, bất cứ thành phần nào, đều theo về và ủng hộ Chính Quyền miền Nam, có tinh thần và thái độ chống Cộng, và nhất là “không nổi dậy” cướp chính quyền, không hoan hô bộ đội Cộng Sản khi chúng vào Huế, không làm theo lời Hồ Chi Minh hô hào trong câu thơ “Tiên lên! Chiến sĩ, Đồng bào”. Chiến sĩ (Cộng Sản) theo “lệnh bác” thì có “tiến lên” đấy, vô tới Huế, nhưng “dân chúng thì trốn chạy.” (2)
 
8)- Huế, hận thù và oan khiên
Có hận thù mới có oan khiên. Đó là nét đặc trưng của Huế.
Có hận thù là vì có tranh chấp quyền lợi. Việc ấy có thể kể từ khi ông hoàng Đảm lên ngôi mà không phải là con của ông hoàng tử Cảnh. Vụ án Nguyễn Văn Thành, cha, và con là Nguyễn Văn Thuyên có thể coi là khởi đầu cho Huế hận thù được không, khi ngai vàng về tay ông nầy, phe nầy mà không về tay ông kia, phe kia?
 
Hận thù đó rõ hơn về đời ông Tự Đức, khi ông Hồng Bảo không lên ngôi, từ đó mà có Giặc Chày Vôi, - hậu duệ của lãnh tụ đám giặc nầy là ông Lê Đức Anh bây giờ đấy - Cái hận thù ấy đâu có mau chấm dứt?! - Tự Đức băng hà rồi thì có “tứ nguyệt tam vương”, có “thất thủ kinh đô”, có giai cấp mới dựa vào thế lực của Tây mà ngồi bên cạnh ngai vàng, có “Phong Trào Cần Vương” theo hịch của vua Hàm Nghi, có “Phong Trào Văn Thân bình Tây sát tả”. Mối hận đó kéo dài cho tới Nam Bộ Kháng Chiến, có “Toàn dân Kháng chiến chống Pháp” tái xâm lăng nước ta.
 
Người ta cứ tưởng tiếng đàn tiếng ca trên sông Hương, làm cho, - không riêng chi “thương nữ”- mà cả một tầng lớp thống trị hưởng nhiều ơn vua lộc nước cũng “bất tri vong quốc hận”. Người ta lầm đấy. Người Huế vẫn còn “tìm trăng”, dù “trăng khuất đã lâu.” Các vua và những người yêu nước, “dù trăng khuất đã lâu” nhưng họ vẫn còn đấy!
 
Đó là cái đau chung cho dân tộc, cái hận chung cho đất nước. Nó không phải là hận thù sâu sắc như cái hận riêng của một tầng lớp, của những con người bị mất đi nhiều “đặc quyền, đặc lợi”.
 
Có thể lấy một ví dụ:
Tường, Phan thuộc dòng dõi quan lại, - ông hoàng giáp Họ Hoàng người làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, bà con họ với cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, thi sĩ Cuồng Vũ, nhà văn Quang Đạo và ông Hoàng Hữu Quýnh (tác giả “Tôi Bỏ Đảng”).
 
Do Pháp xâm lược, thời thế thay bậc đổi ngôi, dòng họ nầy suy tàn. Thân phụ Tường - Phan chỉ đậu bằng sơ học yếu lược (lớp ba tiểu học), nhờ Bác sĩ Phan Văn Hy (quê ở Nhan Biều, Quảng Trị) mà có nghề y tá. (Trong dòng họ của Tường - Phan có bà Hoàng Thị Loan theo Cộng Sản từ hồi còn trẻ, trước cả Lê Duẫn, - có tham gia cuộc họp mặt những nhà “cách mạng lão thành” do Lê Duẫn tổ chức năm 1976 ở Hà Nội, sau khi chiếm xong miền Nam Việt Nam -). Bọn y cũng tin tưởng Lê Duẫn là người đồng hương (làng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) để dễ thăng tiến trong “đường Kách mạng”. Tuy vậy, bản chất Tường thì tiểu tư sản mà lại ưa ba hoa Cộng Sản, - hoàn toàn khác với Vĩnh Linh, cũng hoạt động cho Cộng Sản và cũng dạy ở trường Quốc Học -, nên nhiều người không ưa Tường. Trong khi đó thì y lại tự cao và miệt thị đồng nghiệp y ở trường Quốc Học vì không thuộc dòng dõi quan lại và không có tinh thần “cách mạng” (Cộng Sản) như y.
 
Thực ra, bố y là người bất đắc chí, cậu ấm con nhà quan to mà chỉ làm y tá bệnh viện, Nho học đã dốt mà Tây học thì chỉ ngang với bằng “sơ học yếu lược”. Sự bất đắc chí của người cha ảnh hưởng sâu đậm đến các con. Mặc dù hoạt động cho Cộng Sản nhưng Tường bị Cộng Sản loại ngay từ đầu vì hai điều: một là làm cho Cộng Sản bị hớ trong vụ “nổi dậy” tết Mậu Thân, thứ hai là bản chất tiểu tư sản của y khá rõ. Những năm cuối đời, khi biết Cộng Sản không dùng nữa, y tìm tới hòa thượng Trí Quang để hy vọng nếu Cộng Sản thay đổi đường lối chính sách thì y sẽ có cơ hội nhờ Phật giáo mà đi lên như thời kỳ Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc 1966 vậy. Biết y là tên hoạt đầu, hòa thượng Trí Quang cấm chỉ.
 
Đời người, ân oán đâu đó có đủ cả.
Người Cộng Sản chẳng hạn, họ có thương y bao giờ đâu? Làm sao Chí Phèo có thể thương được một tên tiểu tư sản, dòng dõi quan lại? Nhưng những người có quan hệ riêng tư với cá nhân y, khi thấy Tường ngồi không vững, ngoắt ngoéo trên cái xe lăn, có thể thương hại y. Còn những ai từng là nạn nhân Cộng Sản, thì họ nghĩ gì? Có phải đó là cái giá mà y phải trả cho tâm địa độc ác của y, “hàm huyết phún nhân”. Vậy thì, “con rắn độc” chính là y, chớ đâu có phải ở những người chết oan hồi tết Mậu Thân. Trong cảnh sống dở chết dở đó, y nghĩ gì về lòng thù ghét người khác của thân phụ y, khi ông già nầy sa cơ thất thế, không được nối gót cha ông để làm quan mà hưởng “ơn vua lộc nước”.
Thay vì trao lại cho con “chiếc gươm thân phụ di truyền” như trong câu hát “Hòn Vọng Phu”, để xây dựng đất nước thì ở đây, người cha trao lại cho các con lòng thù hận để các con cầm súng đi giết người Huế hồi tết năm đó???!!!
 
Trong nỗi tuyệt vọng và bất đắc chí như thân phụ Hoàng Phủ Ngọc Tường, y vẫn hơn cha y ở chỗ hoạt đầu, lưu manh và tự cao hơn, đặt nhiều tham vọng hơn ở chế độ Cộng Sản.
Để đáp ơn, chế độ mới cho y chiếc xe lăn?
 
Còn Hoàng Phủ Ngọc Phan, sau 1975, y làm gì?
Tù cải tạo về năm 1982, cũng như một vài người Huế khác, tôi thấy Phan ngồi “phơi chanh muối” tại một cái sân nhà đối diện với “Trung tâm Xạ Trị” ở khu vực ngã ba đường Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng. Cộng Sản “cho” y chỉ vậy thôi sao? Công hãn mã chỉ có vậy thôi sao?!
 
Như tôi trình bày, Hận Thù của Huế nói không hết được! Nó khởi đầu từ khi Huế là kinh đô của nước Việt Nam hay trước nữa, không sao biết hết?! Nó làm cho người ta Quên công ơn của tiền nhân, của Huyền Trân Công Chúa, người chịu lấy ông vua già Chế Mân để nước Đại Việt có thêm đất hai châu Ô và Rí, - Ô châu là đất Huế bây giờ -, quên ơn chúa Nguyễn Hoàng “đi mở cõi” phương Nam, quên ơn 9 chúa 13 vua kéo dài lãnh thổ tới Cà Mau, Hà Tiên.
 
Khi ông Huy Phương viết:
 
“Châu Ô, châu Lý mà chi nữa,
Đất đã mang về nỗi biệt ly”
 
thì ông là người biết ơn hay oán trách Công Chúa Huyền Trân vậy hè?
 
Tuy nhiên, có người tâm địa như thế nầy mà cũng có nghĩa tâm địa như thế kia.
 
“Thất thủ kinh đô” là một biến cố lớn của lịch sử Huế mà cũng lịch sử mất nước của dân tộc. Cuộc chiến tranh nầy làm cho hàng ngàn người chết, binh lính cũng như dân thường. Người chịu trách nhiệm trong cuộc chiến nầy không thể là người bị cướp nước mà chính là ở kẻ đi xâm lược, tức là người Pháp vậy. Tuy nhiên, khi chiến tranh qua rồi, người Huế gom những xác người vô thừa nhận, chôn chúng một hố, lập miếu cúng thờ, người Pháp cũng không cấm cản hay can dự tới. Nhờ vậy nên “Miếu Âm Hồn” được xây ở ngã tư đường Âm Hồn (tên mới là Nguyễn Hiệu), và đường Đông Ba (tên mới là Mai Thúc Loan). Đây chính là nơi chôn chung những người chết hồi “Thất Thủ Kinh Đô”. Thế rồi bà Nguyễn Nhược thị viết “Hạnh Thục Ca” nói về trận chiến ấy, hay người bình dân Huế làm “Vè Thất Thủ Kinh Đô”, bọn Tây thực dân cũng không sai Công An gọi hăm dọa hay bỏ tù ai. Mỗi năm, người dân Huế mở lệ “cúng cô hồn” cho những linh hồn chết oan trong trận giặc ấy, bọn xâm lược cũng không có biện pháp gì. Ấy là thời Pháp cai trị nước ta!
 
Hận thù xưa và hận thù ngày nay khác nhau nhiều. Hận thù đấy, nhưng người ta cũng nguôi ngoai “hỷ xả”, vì muốn làm theo chữ “Thứ” của Khổng Tử. Người ta không thể “nuôi” hận thù lâu trong lòng mình. Nó nặng lòng người ta lắm. Ngày xưa, khi quan án xử một vụ ly dị, quan quăng ngòi bút ký tên xuống bàn rồi đi rửa tay. Họ muốn xóa tội về một việc làm “thất đức”. Đức trị, lấy đức trị dân là châm ngôn của giai cấp thống trị cũ. Nay người ta trị dân bằng gì???
 
Đâu như bây giờ! Người ta không thể “hỷ xả” vì “hận thù giai cấp”, vì “cách mạngtriệt để”. Hận thù thì cũng phải “hận thù tới nơi tới chốn”, chính là “đường lối triệt để của cách mạng vô sản”, cộng thêm với hận thù của Huế tiềm ẩn trong tâm can một số người Huế, hễ có dịp là nó biến thành gươm đao, giết người không một chút thương tâm như hồi tết Mậu Thân năm 1968 vậy:
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng,
. . . . . . . . . .
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
 
Đấy là “hận thù triệt để” của những người vô sản.
“Văn hóa Tư sản” và “Văn hóa Vô sản” khác nhau chứ!? “Văn hóa Huế” trước cái gọi là “Cách mạng tháng Tám”, khác với “Văn hóa Huế” sau biến cố ấy.
 
Một giai cấp mới giành được chính quyền, và một số không ít tham vọng theo đuôi. Đó là cái Cộng Sản gọi là “đầu hàng giai cấp”. Ở Huế, không ít những người “đầu hàng giai cấp”, như bọn Tường Phan và bọn học trò của Tường nay định cư ở Mỹ.
 
Đầu hàng giai cấp chính là bọn “hoạt đầu chính trị”. Khi sống dưới chế độ VNCH, chúng nó hát:
 
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
 
hay: “Ba mươi năm nội chiến từng ngày”, nhưng sau 1975 thì dấu biệt. Tại sao phải dấu? Những cái gương Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Công Hoan... theo đuôi Cộng Sản chưa đủ làm cho người ta phải suy nghĩ hay sao, hay người ta muốn tìm kiếm cái gì trong chế độ mới?
Người có lương tâm và sĩ diện thì đi tìm cái gì?
 
Trong chế độ mới của giai cấp mới, kẻ thống trị không bao giờ sai lầm nên không bao giờ có cái án oan, xử oan, chết oan... Những người bị giết năm Mậu Thân, bị HPN Tường gọi là “những con rắn độc”. Đã là “con rắn độc” thì “cách mạng giết cũng có lý, cần gì phải đổ thừa cho binh lính Mỹ ???!!!
 
Chế độ mới không làm điều sai lầm thì không bao giờ có việc “giải oan” cho những người bị giết hồi Tết Mậu Thân. Người sống còn chưa sống nỗi trong chế độ mới thì sá chi việc “chà đạp lên linh hồn những người đã chết.”
 
Huế, oan khiên và nỗi oán lên tận trời xanh là vì vậy! Đó là chuyện không bao giờ dứt được!
Nghĩa trang Ba Tầng, Ba Đồn, nơi chôn người chết vô thừa nhận hồi Mậu Thân, đã bị san bằng. Xóa cái dấu tích về việc giết người hồi Tết năm đó. Sách báo thì nói ngược, rằng “Cách mạng không giết người” mà đó chính là “tội ác của Mỹ Ngụy”.
 
Sau Mậu Thân đã cõ những cuộc rước linh, chiêu hồn, giải oan cho những người chết oan bị Việt Cộng tàn sát. Bao giờ thì Huế lại có những cuộc biểu tình “lên án Mỹ Ngụy tàn sát 5 ngàn người dân Huế hồi tết Mậu Thân”
 
Chuyện tưởng như khôi hài mà thật đấy. Không rõ lúc ấy, những tên như Tường, Phan, Xuân,... có rửa sạch bàn tay vấy máu dân Huế của chúng để lãnh đạo những cuộc biểu tình lên án những “Ai đã giết dân Huế năm Mậu Thân”.
 
Hận thù của Huế đã đem lại oan khiên cho Huế,
Có oan thì phải giải oan cho linh hồn người chết.
Khi biết mình sai, chàng Trương lập miếu giải oan cho vợ. “Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Vua Lê Thánh Tôn mô tả như vậy.
Huế oan khiên mà không giải oan cho Huế thì linh hồn người chết biết khi nào mới siêu thoát được.
Xoa bỏ nghĩa trang, xóa bỏ dấu tích người chết oan là “oán gây thêm oán, oán chồng chất”, oán sẽ lên ngút tời xanh. Cái oan khiên của Huế sẽ không bao giờ xóa sạch, cả trong đời thường cũng như trong lịch sử.
 
Có phải như thế hay không???!!!
 
Viết lại đầu tháng Tư/ 2013
hoànglonghải
 
 
Phụ lục:
Đề miếu chàng Trương 
 
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ
Làn nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả có đôi vầng nhựt nguyệt
Giải oan chi mượn đến đàn tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khá phũ phàng
Lê Thánh Tôn
 
Cơn Mê Chiều (Nguyễn Minh Khôi)
 
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm
Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em, đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên



Bành Lệ Viên (Cán bộ Văn công Quân đội Tàu Cộng)
 
 

Vợ chồng Khrushchev và tổng thống Eisenhower

 
nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 06:04:07 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.04.2013 04:50:10
0
                  
 
 
Nỗi Buồn Tháng Tư.
 thơ TrúcLan | phổ nhạc & trìnhbày Dzuylynh
 album ViệtNam Minh Châu Trời Đông 

Tháng tư giọt vắn giọt dài 
Hoen đôi dòng lệ khóc ai anh hùng
 Rồng thiêng thuở ấy vẫy vùng
 Tháng tư nợ nước thù chung đã đền 
Sầu tình hương khói bay lên 
Hồn anh thấp thoáng bên thềm âm dương
 Tháng tư bùng lửa chiến trường 
Mùa xuân tàn tạ, vách tường rêu phong
 Năm cung sầu lọt khuê phòng 
Giang sơn hấp hối, đôi dòng lệ cay
 Anh nương theo khói hương bay
 Để em ở lại chuỗi ngày truân chuyên 
Tháng tư đứt đoạn lời nguyền
 Níu cành dâu cũ khói huyền bay ngang 
Tháng tư lệ ướt khăn tang 
Em ôm cay đắng lang thang xứ người 
Nơi đây sương tuyết đầy vơi
 Quê nhà tang tóc, đất trời mưa sa
 Bắc Nam một dải sơn hà 
Ai về non nước cho ta theo cùng
Ta về đan mối thủy chung
 Nối dòng sinh mệnh tưởng chừng phôi pha...

<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2013 04:54:23 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.04.2013 04:57:03
0
 
* * *
 
 
 
Uẩn Khúc Tháng Tư
Lời bà mẹ ngày 30/4/1975 có con theo MTGPMN 
 
thơ: Trúc Lan . diễn đọc: thiênthanh . đệm đàn thập lục: Dzuylynh

Xé thương đau rách lời than thở
Mảnh tâm can nức nở dòng thơ
Oà trong tiếng khóc vỡ bờ
Tình sao đen bạc hững hờ đổi thay ?

Con theo giặc về gây tang tóc
Đêm chong đèn mẹ khóc vì ai ?
Xót xa giọt lệ vắn dài
Một dao mã tấu chẻ hai thâm tình

Ngất cơn đau, hồi sinh rơi lệ
Cháy môi khô, nứt nẻ tình người
Giọt sầu thảm thiết, trời ơi..!
Máu đào mạch vỡ, rụng rời thế gian

Uẩn tình mẹ trăm ngàn cay đắng
Nón tai bèo gieo nặng tóc tang
Con đem tình mẹ cưu mang
Vùi sâu xuống mộ không màng nhục vinh

Mẹ tàn tạ điêu linh cát bụi
Đêm ngóng trông, hờn tủi hôm mai
Con theo giải phóng miệt mài
Thành người mất gốc, thành loài bạc vôi

Bừng con mắt thấy đời ô trọc
Mái đầu xanh bỗng chốc bạc phai
Tình thân con trả cho ai ?
Tôn thờ Các Mác, chẳng hoài mẹ cha

Con hung ác mẹ già run sợ
Trở về đây đòi nợ dân mình
Con ơi, xin hãy thương tình !
Đừng gây hờn oán điêu linh cho người

Mẹ vàng võ thân côi chiếc bóng
Nhớ khi xưa bé bỏng hình hài
Nâng niu bồng bế trên vai
Con theo Xã Nghĩa làm trai si cuồng

Mẹ cúi xuống, khóc hồn non nước
Mắt lệ rơi chảy ngược vào tim
Lưng còng gang tấc tử sinh
Cõi già mẹ vẫn hành trình lẻ loi

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.04.2013 04:22:13
0
 

* * * 


Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nguyễn Bá Chổi vừa nhận được lá thư dưới đây của của một cựu bộ đội cụ Hồ qua đường bưu điện. Nhận thấy nội dung liên quan đến “đại thắng mùa xuân” mà “đảng ta” đang chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm lần thứ 38, Chổi xin quá giang Danlambaocho đăng lại nơi đây sau khi được sự đồng ý của tác giả bức thư với điều kiện dấu tên. Tiện thể, người nhận xin gửi nơi đây lời cám ơn đến anh cựu “giải phóng quân” Cách Mạng đã chia sẻ tâm sự phản tỉnh với “Ngụy quân”.

*

Anh Chổi, 

Trước hết tôi xin phép anh, thú thật, nhờ đọc những bài viết của anh suốt mấy năm nay, từ Cu Tèo trong mục “Bác cháu ta lên mạng” đến Kỵ Binh rồi Nguyễn Bá Chổi, tôi biết được anh từng là một người lính trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư 1975, và biết được tuổi anh với tôi cũng xêm xêm nhau. Tôi viết “xêm xêm” theo kiểu nói người Miền Nam các anh hay dùng để anh hay rằng tôi, một bộ đội cụ Hồ thập thành trước kia nay đã tự giác tự nguyện tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường Ngụy-quân hóa và Mỹ-cút hóa (con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng ta đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp núp đồng Đô - theo văn phong kiểu anh viết vậy).

Bởi vì sau khi giải phóng Miền Nam, tôi khoái quê hương của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh. Xin anh đừng buồn hay thấy bị xúc phạm khi tôi dùng chữ “Ngụy” trong thư này, lý do giản đơn là, một phần do quen mồm quen mép, một phần khác quan trọng hơn là, nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy... Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng, mà bây giờ nhờ đọc qua loạt bài Những sự thật không thể chối bỏ của Đặng Chí Hùng kèm theo những hình ảnh tư liệu dẫn chứng, tôi mới biết được thực sự ai ngụy ai ngay, nhưng đây không phải là nội dung tôi muốn đề cập đến trong thư này. 

Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã... thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là ”phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” - cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi

Thực tế đó là gì? Cũng giản đơn và dễ dàng như tòa án Hải Phòng vừa xử phạt tù anh em Đoàn Văn Vươn là nạn nhân, và phạt tù treo đám thủ phạm tép riu, còn đám đầu sỏ chủ mưu thì hoàn toàn vô can, trong vụ cưỡng chế tài sản nhân dân mà chính Thủ tướng kết luận “hoàn toàn trái pháp luật”. Nếu các anh không thua cuộc chiến thì bộ đội cụ Hồ chúng tôi đâu có thu được hàng tỷ khối chiến lợi phẩm mang về làm náo nức nhân dân Miền Bắc, trong đó có cậu bé 13 tuổi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh sau này là nhà báo Huy Đức ghi lại: 

“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; Cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; Con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn. 

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày [1], Thép Đã Tôi Thế Đấy [2]… Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.” (Bên Thắng Cuộc). 

Còn chính bộ đội cụ Hồ như chiến sĩ gái Dương Thu Hương háo hức bao nhiêu trên đường giải phóng Miền Nam thì sau 30/4/75, khi vào đến Sài Gòn đã... Ta thử đọc trích đoạn cuộc trao đổi giữa cô với nhà báo Đinh Quang Anh Thái (*)

“Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó? 

-Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc. 

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.” 

Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội cụ Hồ mà anh gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ”

Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt. 

Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi”, Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ. Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay. Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ. 

Nói túm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng... nhớ đời này qua đời khác. Nhưng ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này là hạnh phúc của người kia. Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti, cho công bằng. 

Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ. 

Trân trọng chào Anh, 

Một cựu bộ đội cụ Hồ trong đoàn “giải phóng quân” 1975. 

Sài Gòn, năm thứ 38 ngày Giải phóng Miền Bắc.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2013 22:42:13 bởi dzuylynh >

Thúy Lan
  • Số bài : 584
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.11.2010
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.04.2013 08:28:26
0
 
       
 
 
 
Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam - Quá Khứ Hiện Tại Và Tương Lai 


Cho đến ngày nay thì trên thế giới có thể chưa có văn bản nào, chính thức nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của những lá cờ. Mặc dù nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Cờ hiệu cho ngành giao thông thủy, bộ, thậm chí cả đường không để chỉ dẫn cho các máy bay lên xuống. Tại các sân bay, nhất là các sân bay quân sự, sân bay dã chiến, tàu sân bay... Rồi nhiều tôn giáo, hội đoàn cũng sử dụng những lá cờ để làm biểu trưng cho hội đoàn, tôn giáo, đảng phái của mình. 

Trong chiến trận thời cổ đại và trung cổ, lá cờ hết sức quan trọng. Đến nỗi trong một trận đánh, nếu bên nào bị cướp mất lá cờ hoặc bị chém gãy cán cờ. Thì coi như thua trận. Binh sĩ rối loạn, tháo chạy vì họ nghĩ chủ tướng bị bắt hoặc bị giết. Bởi lá cờ của đoàn quân luôn đi cùng vị chỉ huy trận đánh.

Ngày nay mỗi quốc gia đều có Quốc Kỳ . Trên đó thường có các biểu tượng hoa văn, họa tiết. Mà qua đó thể hiện được phần nhiều văn hóa, tôn giáo, khát vọng, tình cảm của nhân dân, thậm chí thể hiện quan điểm chính trị của giới cầm quyền. Và cả những ý đồ đen tối nữa như lá cờ của Đức Quốc Xã chẳng hạn... Lá Quốc Kỳ của mỗi quốc gia (hoặc của vương triều). Luôn sống cùng với thời gian cầm quyền của một triều đại, hoặc một thể chế chính trị nào đó. Nó chỉ thay đổi khi một triều đại suy tàn, hoặc một thể chế chính trị sụp đổ. Một lá quốc kỳ vì sự tự do, vì hòa bình, vì sự dân chủ tiến bộ. Luôn là niềm kiêu hãnh, tự hào của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Một lá quốc kỳ khác hàm chứa sự bạo tàn, giết chóc, áp bức và sự thống trị bằng súng gươm. Thì là nỗi sợ hãi oán hờn của hết thảy những ai nhìn thấy nó!

Ở Việt Nam, vào thời Hùng Vương. Tuy còn là truyền thuyết, nhưng những di chỉ khảo cổ thời đồ đồng (như trống đồng Đông Sơn). Với những hoa văn trống đồng ngọc lũ. Giúp chúng ta suy đoán rằng: Thời Văn Lang, lá cờ sẽ có biểu tượng Trời (bánh Dầy) Đất (bánh Chưng). Và các họa tiết có hình Chim Lạc... Đến thời nhà Đinh, cũng nổi tiếng với lá cờ bằng bông lau chăn trâu cắt cỏ của cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Thời nhà trần còn có lá cờ nổi tiếng khác (tuy không phải là Quốc Kỳ) của Trần Quốc Toản - Vị tướng thiếu niên với hàng chữ: Phá cường địch, báo Hoàng Ân.

Năm 1789 Cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ. Kết quả là nhà vua không còn là kẻ sở hữu quốc gia nữa. Nước Pháp là sở hữu của toàn dân. Ý niệm lấy lá cờ làm biểu trưng cho quốc gia Pháp được thực hiện. Nhiều người cho rằng: Đó là lá cờ biểu trưng cho quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ở Việt Nam vào thời Triệu Ân nổi lên đánh giặc xâm lược phương bắc thì sách "Quốc Sử Diễn Ca" ghi lại rằng: Triệu Ân "Ngồi trên đầu voi phất ngọn cờ vàng". 
 

Câu chuyện về sự xuất hiện lá cờ đầu tiên đại diện cho Quốc Gia Việt Nam cũng rất thú vị: Đó là vào năm 1863. Trong cuộc yết kiến vua Nã Phá Luân của cụ Phan Thanh Giản. Để thương thuyết về việc chuộc lại ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Theo nguyên tắc ngoại giao thì mỗi bên phải có lá cờ đại diện cho quốc gia của mình. Bí quá! cụ Phan Thanh Giản đã lấy vải vàng có sọc đỏ ở giữa trên y phục của chính mình, may sơ lại làm lá Quốc Kỳ. Nước Đại Nam cũng từng có lá cờ Long Tinh (cờ rồng). Thực ra đây không phải là lá cờ của quốc gia. Mà là lá cờ của nhà vua Nguyễn. Cũng có màu vàng và một sọc đỏ ở giữa. Xuất hiện tại lễ tế Đàn Nam Giao trong kinh thành Huế. Và bản nhạc như là Quốc Ca được tấu lên đó là bản "Đăng Đàn Cung" - Một bản nhạc cổ với nội dung ca ngợi công lao của các vị Tiền Nhân.

Như vậy - Với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo và Phật Giáo. Lấy sắc Vàng tượng trưng cho Trời Đất, Nguyên Khí. Và xen vào là màu đỏ chính là ứng vào Qủe Ly trong thư tịch cổ Kinh Dịch: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Có bốn phương Chính và bốn phương Bàng. Qủe Ly chỉ phương nam (Nước Nam). Chữ Ly còn có nghĩa là Lửa. Bên trong Qủe Ly còn có hai vạch liền. Đó là chữ Công trong Thủ Công, Công Nghệ nó mang ý nghĩa sự tài hoa khéo léo của Người Việt... Với lý do trên đi cùng với thuyết Ngũ Hành Tương Sinh . Những lá cờ khởi thủy ban đầu của nước ta được chọn là Màu Vàng - Sọc Đỏ theo những thuyết ấy!

Năm 1945 - Với bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" do ông Hồ Chí Minh soạn thảo. Cùng với sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng, là sự xuất hiện của quốc ca nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ban đầu bài hát này có tên gọi là "Tiến Quân Ca". Rõ ràng với tựa đề là "Tiến Quân Ca", mọi người đều nghĩ rằng nhạc sỹ Văn Cao - Người đã viết bài hát này hoàn toàn không có ý định để nó trở thành quốc ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nó đã bị cưỡng ép đưa vào làm quốc ca!... Ngay từ câu mở đầu chúng ta đã thấy rõ đó là bài hát viết cho quân đội: "Đoàn quân Việt Nam đi..." ... "Bước chân dồn vang..." Cho đến kết thúc đều nói đến súng, gươm, quân thù, sa trường... Toàn là những vũ khí giết chóc và chiến trận cả!

Ở đây tôi không dám chê bai nhac sỹ Văn Cao - Cha của bài quốc ca này. Vì chắc chắn với tài năng của Ông đã được khẳng định. Qua nhiều tác phẩm âm nhạc được Ông viết về quê hương đất nước rất sâu sắc như: Ngày Mùa, Làng Tôi, kể cả cho chiến trận như Du Kích Sông Thao vv... Thì nhạc sỹ Văn Cao hoàn toàn có thể viết nên một bài Quốc Ca thực sự mang Hồn Dân Tộc với trình độ uyên bác, sâu đậm tính nhân văn! ... Nhưng! dù cho nhạc sỹ Văn Cao có làm gì thì cũng không tránh khỏi sự chi phối tư tưởng của đảng cộng sản. Vì văn nghệ sĩ trong chế độ cộng sản buộc phải ca ngợi, và viết cho cộng sản cũng là lẽ bình thường! Chúng ta cũng đã từng biết rằng có một sự việc "Không bình thường" với chế độ cộng sản. Đó là phong trào Nhân Văn Gai Phẩm, sau đó là phong trào Thơ Mới. 

Với các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm v.v... Vì đã coi "nghệ thuật vị nghệ thuật" chứ không coi "nghệ thuật vị nhân sinh" (Nhân sinh của cộng sản). Đã bị cộng sản đàn áp bắt bớ, cầm tù (vụ án "Nhân Văn" ngày 21/01/1960) đánh phá nhân phẩm trên báo chí... Khiến giới văn nghệ sỹ oán hờn, căm phẫn, bỏ kháng chiến trốn chạy. Như ca sĩ Tài Tử Ngọc Bảo, nhạc sỹ Phạm Duy... 

Như vậy - nếu nhìn từ góc độ một bản hành khúc ngắn viết cho quân đội (hay một đạo quân). Thì bài hát "Tiến quân ca" là một bài hát rất hay là khác! 

Nhưng một bài quốc ca vốn phải mang được "Hồn của một dân tộc". Mà trong bài hát này chỉ có mỗi một từ "hồn" (Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước). Chúng ta không thấy được cái "hồn nước" thực sự ở đâu cả! Chả lẽ hồn của đất nước ta là cứ "súng ngoài xa chen khúc quân hành ca" rồi "tiến mau ra xa trường" để bắn giết thì "nước non ta mới vững bền" hay sao? Chao ôi! Một đất nước Việt Nam mấy ngàn năm văn hiến lại mang hồn dân tộc là như vậy sao ? Ở góc độ bảo vệ tổ quốc thì có thể hiểu được. Nhưng trong bình diện nhiều mặt của một quốc gia thì không thể hiểu nổi!

Ngày nay - Mỗi khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và bài "tiến quân ca" ngày nào được cất lên. Với đầy đủ súng ống và gươm giáo, máu đổ... Người ta thấy sự hiện thân của "bạo lực cách mạng". Đó là: Giành mọi thứ bằng bạo lực, làm mọi thứ bằng bạo lực! Sản phẩm tư tưởng của Max - Một kẻ lập dị: ... Say rượu, nợ nần ngập cổ, và có ý định tự sát!. "Cuộc đời và sự nghiệp của Max" (Nhà xuất bản sự thật Hà Nội - 1988). Với quốc kỳ máu và cuốc ca giết chóc. Với sự cướp bóc ngầm (tham nhũng). Và sự cướp bóc trắng trợn được hợp pháp hóa bằng các điều luật (Luật đất đai, luật thuế, luật cư trú, luật hình sự vv...) Và sự thống trị bằng hiến pháp (điều 4) của nhà cầm quyền cộng sản... . Đã làm cho xã hội Việt Nam ngày nay bị phân hóa sâu sắc, nghiêm trọng. Và sự đối kháng giữa một bên là tầng lớp giàu - Quan chức cộng sản. Một bên là tầng lớp nghèo - Người lao động và công chức cấp thấp không có quyền bính. Đang xảy ra! Đó cũng là mâu thuẫn giàu - Nghèo mang tính đương nhiên. Được đẩy thành mâu thuẫn siêu đương nhiên ở Việt Nam, giữa kẻ cướp và người bị cướp!!!

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Cũng có ý kiến tiến bộ của một số nhân vật cấp tiến trong trung ương đảng và chính phủ Việt Nam, nêu vấn đề thay đổi quốc ca. Đã có một đợt sáng tác của nhiều nhạc sỹ trong nước với tâm hồn và trí tuệ yêu nước. Kết quả là đã có hàng loạt những bài quốc ca được ra đời, để cho đảng cộng sản lựa chọn. Nhưng hỡi ôi! Tất cả công lao của các nhạc sỹ đã tan thành mây khói. Vì không đạt được tiêu chí của đảng cộng sản đề ra. Đó là: khẳng định sức mạnh cách mạng (bạo lực cách mạng) Và sự cầm quyền bất diệt của đảng cộng sản (điều 4 hiến pháp). Nên tất cả những tâm hồn và trí tuệ của các nghệ sĩ đã phải vào nghỉ ngơi trong... sọt rác! Và bài cuốc ca thì vẫn cứ được vang lên! Như vậy - chúng ta có thể khẳng định rằng: Chừng nào đảng cộng sản còn độc quyền, còn tồn tại. Thì bài quốc ca "tiến quân ca" đó và lá cờ máu sẽ luôn song hành! Chỉ khi nào lá cờ đó bị hạ xuống, thì bài quốc ca mới chịu im lặng!

Ngày 15/03/1942 đại hội Sinh Viên Toàn Quốc, tổ chức tại Hà Nội ban tổ chức đã lấy bản "Hành Khúc Sinh Viên" làm nhạc hiệu và sử dụng. Bởi tiết tấu âm nhạc mạnh mẽ trong sáng, và cuốn hút. 

Ngày 20/07/1954 Hiệp Định Genève về Việt Nam được ký kết. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra đời, dưới sự giám sát của lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế trực tiếp là Pháp và Mỹ. Cùng với sự xuất hiện của lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, thì đồng thời bản nhạc "Hành Khúc Sinh Viên" cũng được chọn làm quốc ca với phần lời được viết thêm lời 3. Với những ca từ trong sáng thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa. Được mở đầu bằng: "Này công dân ơi..." và kết thúc bằng: "... Con cháu Lạc Hồng". [tôi xin đính kèm theo bài viết này bản nhạc đó để những ai chưa nghe, chưa biết về bài quốc ca này (chủ yếu là đồng bào Miền Bắc). 

Có sự so sánh với bài quốc ca "Tiến quân ca" hiện nay mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang sử dụng]. Qua lời ca sâu sắc, xúc động, của bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa gắn liền với lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Và nếu hiệp định Genève không bị đảng cộng sản Việt Nam vi phạm (Bằng cớ là họ đã lập đường dây năm 1959 đưa bộ đội thâm nhập trái phép vào Miền Nam đánh du kích - Ngày nay gọi là khủng bố. Và trước đó vào cuối năm 1957 họ đã lập ra chiến khu Đ tập trung lực lượng quân sự tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa). Và nếu cuộc Tổng Tuyển Cử vào tháng 07/1956 được cộng sản Miền Bắc tuân thủ thực hiện. Thì đương nhiên nhìn từ góc độ khoa học xã hội, rõ ràng lá cờ Vàng ba sọc đỏ, và bài quốc ca đi cùng sẽ chiếm ưu thế chiến thắng tuyệt đối so với lá cờ Đỏ sao vàng. Bởi phiếu bầu của nhân dân cả nước. 

Ngày nay tại hải ngoại quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và lá cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận và tôn trọng. Nó là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân Việt Nam. Một mai khi đất nước ta chuyển mình sang chế độ Đa Nguyên Đa Đảng. Đảng cộng sản không còn, hoặc không còn nắm quyền. Thì đương nhiên lá cờ Vàng và bài quốc ca đi cùng - Lại là ứng cử viên Số Một, bởi sự lựa chọn của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Trong một cuộc Tổng Tuyển Cử hoàn toàn mở và tinh thần tự do dân chủ thượng tôn. 

Như vậy có thể nói! Từ việc so sánh giữa hai bài quốc ca và ý nghĩa của hai lá cờ. Ta thấy rõ đâu là chính nghĩa và đâu là sự hung tàn... 

Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao nhân dân ta lại không có may mắn như hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, hoặc là Đông - Tây nước Đức. Họ đã tránh được hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn cảnh "Nồi da nấu thịt", "Huynh đệ tương tàn" của Việt Nam. Chỉ vì bị cộng sản Việt Nam kích động vào lòng tự hào dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Miền Bắc và một số đồng bào Miền Nam, để phục vụ mưu đồ đen tối của một nhóm người. Cả dân tộc ta đã lao vào một cuộc "Tự sát tập thể", để rồi ngày nay cộng sản lại quay đầu lại thống trị, đàn áp chúng ta - Những người đã từng nuôi chúng, từng hy sinh thân mình để bảo vệ chúng!!! 

... Nhân dân Việt Nam đã bị đem ra làm vật hiến thân cho triết lý bạo tàn của cộng sản. triết lý "Dùng bạo lực" thật vô nhân và vô nghĩa. Nó cần được thay đổi bằng một triết lý khác. Bởi trong quá trình đi lên của xã hội loài người thì sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, sự tiến bộ và sự lạc hậu là lẽ bình thường luôn phải có. 

Dưới lá quốc kỳ của một nước được tung bay. phần âm nhạc của bài quốc ca trong sáng, hùng tráng luôn làm cho người nghe, người hát phấn chấn. Nó cũng mang tính giáo dục và là nguồn động viên, nhắc nhở người nghe ý thức về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương. Nó thật bổ ích cho mọi người trong giờ chào cờ trang nghiêm để đón chào ngày mới!

Trớ trêu thay! Một nước Việt Nam với nòi giống con Lạc cháu Hồng. Thế giới cũng phải khâm phục về sự dũng cảm và trí tuệ. lại đang phải nhìn lá cờ tượng trưng cho bạo lực. Phải nghe một bài quốc ca phản cảm! Đó cũng là nỗi khổ về tinh thần, bên cạnh bao nỗi thống khổ khác mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Đó là hậu quả năng nề của học thuyết cộng sản! 

* Lê Nguyên Hồng
(Trích Phương Đong News)
 
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.04.2013 03:41:24
0
                                                                                           
  cháu TL đã ghé GDPT & đi bài chủ đề hay quá ! 

                   

* * *


 
NGƯỜI CON GÁI TRÊN ĐƯỜNG BOLSA
 thơ Trần trung Đạo | nhạc & trình bày dzuylynh

Người con gái đứng trên đường Bolsa
Sao em chưa về trời sắp tối ?
Em đứng đây từ khi đêm chưa sáng
Lá cờ vàng cầm chặt trong tay

Người con gái Việt Nam từ khổ nhục sinh ra
Trên đất nước hận thù bao thế kỷ
Em khôn lớn dù giữa lòng đất Mỹ
Vẫn không quên mình da thịt Việt Nam

Nền cờ vàng là dải giang san
Ba gạch đỏ nối ba miền chung thủy
Là Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Thất Sơn hùng vĩ
Là sông Hồng, sông Cửu, sông Hương

Hãy cầm chặt nghe em, như cha giữ biên cương
Như thuở mẹ ôm em như lòng biển cả
Như ông nội chết để giữ yên mồ mả
Như bao người ngã xuống giữ quê hương

Em vẫn ngồi đây dù mưa ướt đêm sương
Đã lâu lắm chưa bao giờ được thế
Những chị, những anh, cụ già, em bé
Cùng cất cao bài hát tự do

Người con gái đứng trên đường Bolsa
Như đang đứng giữa Sài Gòn chiến thắng
Hãy giữ lấy niềm tin, trời Việt Nam sẽ sáng
Bốn ngàn năm lịch sử vẫn còn đây.
 

Trần Trung Ðạo
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2013 17:21:10 bởi dzuylynh >

dohop
  • Số bài : 516
  • Điểm: 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.04.2009
  • Nơi: Nam Bán Cầu
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.04.2013 10:29:02
0
Phần đầu xin xem
Chuyện Ma trong Siêu Thị Chú Sèng 
http://diendan.vnthuquan.net/fb.ashx?m=678185

Tiếp theo Chuyện Ma trong Siêu Thị Chú Sèng 
 
Miền Nam được giải phóng, đất nước thanh bình coi vậy mà việc đi lại tới thôn quê bắt đầu khó khăn hơn.  Từ tỉnh xuống tới quê có bao xa đâu mà tui đếm không nổi có bao nhiêu trạm xét. Mang cái gì trong người cũng có thể bị “lập biên bản” và bị tịch thu; nói cách khác là món đồ đó được “địa phương quản lí!”  Tui ít đi xe đò về quê nên lúc nào xe tới gần trạm soát tui cũng được mấy chị, mấy cô bác gởi một lon sữa hay một ký bột, ký đường để giữ giùm để khỏi bị tịch thu ở trạm kiểm soát. Tui may mắn nên chưa bị bắt bao giờ. Nhìn thấy đồng bào bị tịch thu gói bột, bịch gạo, bịch đường mà tui não lòng. Một lần tui thấy một bà già gởi một lon sửa cho một chú bộ đội giử giùm để rồi chú ta giử luôn, không chịu trả lại. 
 
Sau cái màn khám xét tịch thu, tui luôn chứng kiến một cảnh hết sức đau buồn và thô bỉ: các “thanh tra” vác súng nghênh ngang đi trước trở về trạm soát, theo sau là một bầy thiếu niên, thiếu nhi dơ bẩn mặt mày hung tợn khiêng và lôi sền sệt những “chiến lợi phẩm” mà các “thanh tra” đã tịch thu từ những đồng bào “đi buôn lậu!” Nhưng mà cảnh này dần dần đã quá quen thuộc, như là một phần của bộ mặt của chế độ mới.
 
Chiếc xe đò cũ kỷ, chật hẹp hơn vì người ta nhét thêm ghế ngồi, dơ dáy hơn vì không ai than phiền và chạy chậm hơn trước giải phóng ít nhứt năm lần vì ngừng quá nhiều lần vì trạm kiểm soát và xe bị hư máy, lốp xe cần bơm, xe cần đổ thêm xăng vì nhà nước hạn chế, cuối cùng cũng tới vùng quê nơi tui thường nghỉ hè. Tới nơi lúc nào trời cũng tối thui làm tui sợ muốn chết. Từ ngày “hòa bình”, bao nhiêu chuyện ma đã được tung ra và lan truyền tới tỉnh. Ma là cô gái đẹp ngồi kế bên bạn trên xe đò và thường làm cho bạn ớn lạnh tới xương sống – khuôn mặt đẹp của cô gái có lúc tự nhiên đầy máu me, rồi cô ta biến mất trước mặt mọi người. Ma là chú bộ đội trên xe, chú giở nón cối ra là máu me và óc đổ xuống. Chuyện rùng rợn hay mắc cười nhứt mà tui nghe được là một hôm, bác tài vừa lái xe vừa kể chuyện tin đồn có ma bộ đội đội cho một đồng chí bộ đội ngồi kế bên nghe chơi thì chú ta nói “con ma đó có giống tôi không?” và chú giở nón cối ra, và… bác tài hoảng quá làm xe đò lao luôn vô bờ ruộng.
 
Nhưng rồi tui thấy là miền quê của tui không còn giống như mấy năm trước nữa. Nhà con Dịt Xù đã được địa phương “quản lí”. Tui không gặp lại được thằng Cu Bự, không gặp được chú Sèng. Tui gặp được thằng Mót, nó kể là “nhà con Dịt Xù đã bị bắt hổng bao lâu sau giải phóng”, nghe đâu đã bị ép đi vùng kinh tế mới. Chú Sèng thì bị đánh tư sản hay bị bắt vì tội “đầu cơ tích trử” gì đó, vì có nhiều đồ giống nhau trong siêu thị, như vậy là “lủng đoạn thị trường”. Cán bộ còn nói chú Sèng là CIA bởi vì có người tố cáo chú Sèng biết nói dăm ba tiếng Mỹ. Hôm đó thằng Cư (mà tụi tui hay gọi là thằng Cu Bự) cũng ở siêu thị, thấy chú Sèng bị cán bộ đánh đập và tịch thu tài sản, nó xông tới bảo vệ chú Sèng và nói gì đó làm xúc phạm cán bộ nên bị ăn mấy báng súng AK-47 vô đầu, thằng nhỏ lớn con như vậy mà bị thương nặng rồi ngủm, rồi hết nhà nó cũng bị bắt đi kinh tế mới luôn.
 
Duy nhứt có một thằng bổng nhiên trở nên khá hơn, đó là thằng Tửng. Thì ra ba nó là cán bộ VC chứ hổng phải là ông Đực Khùng, ông điên ở bến xe ở tỉnh, như mấy đứa nhỏ hay đồn. Việc này trước đây thằng Cu Bự có kể tui nghe và theo nó thì trong vùng ai cũng biết nhưng không ai nói gì hết vì ai cũng tội nghiệp cho hoàn cảnh đơn chiếc của má thằng Tửng. Thằng Mót nói bây giờ thằng Tửng phách lối lắm, còn nhỏ mà hay mặc đồ bộ đội và đeo súng lục khi có họp khu tổ hay phường ấp gì đó. Và vì vậy tui không muốn kiếm thằng Tửng làm gì nữa.
 
Nói chung, tui không thể tìm lại được khoảng thời gian hồn nhiên của tụi tui tại miền quê này nữa. Thằng Mót cũng khuyên tui ăn nói cẩn thận, không nên tin ai vì ai cũng có thể bị méc với phường ấp để rồi gặp chuyện không hay giống như chú Sèng hay nhà con Dịt Xù.

Những năm kế tiếp, thời gian nghỉ hè tại miền quê của tui bị thay thế bởi lao động “tình nguyện” tại địa phương, như đi dọn rác, đi lượm giấy, bao bịch và sắt vụn theo “kế hoạch nhỏ”, đào mương, đắp đê, làm “thủy lợi”, v.v., bởi vì “lao động là vinh quang.” Cũng may là tui đào bới nhiều nhưng chưa đụng tới lựu đạn nổ banh thây như một đứa hàng xóm. Sau mấy lần đổi tiền, chính quyền địa phương biết quá rõ là nhà tui không có nhiều tiền để làm chuyện gì lớn nên nhà tui hổng bị đánh tư sản. Tuy vậy, tui có mấy ông anh lính ngụy nên không được phép học hành đàng hoàng. Không được học, không có việc làm, tui không biết tương lai của tui đi về đâu, những việc không hay xảy ra hàng ngày làm cha mẹ tui và tui kiệt lực, kiệt trí. Trong lúc túng quẩn, tui nghỉ đến chuyện vượt biển tìm tự do và năn nỉ ba má tui cho tui kiếm đường đi. Tội nghiệp ba má tui quá, mấy thằng con trai lính đang cải tạo múc mùa lệ thủy không biết ở đâu, con gái cũng bị bắt đi thanh niên xung phong, và bây giờ chỉ còn một thằng con trai ở nhà mà cũng không giữ nó được, không biết rồi thì “con nuôi má”, “má nuôi con”, hay là “con nuôi cá!”


Sau một tuần lễ lênh đênh trên biển, con tàu nhỏ 8 mét của tụi tui đã được một tàu dàn khoan vớt rồi đưa vô đảo Pulau Bidong. Tuy có thiếu thốn về lương thực, quần áo, tui đã tìm lại được tình người và sự lạc quan cho tương lai của tui ở nơi đất lạ.
 
Một ngày đẹp trời, tui thấy một bóng dáng quen thuộc ở bãi biển Bidong – đúng là con Dịt Xù. Con bé vẫn đẹp, tuy có đen hơn và ốm đi. Bây giờ con bé có mái tóc thiệt dài nhưng tui vẫn nhận ra. Tuy vậy, tui không dám chạy tới nhận “họ hàng” liền, tui phải hỏi mấy người trước khi “bắt quàng làm họ!”  Người ta cho tui biết cô gái đó không có thân nhân và tên là Nguyệt – cái tên mà năm xưa tui không biết là nó có nghĩa là “Dịt”, và nhờ vậy, tui mới mạnh dạn gặp con bé bắt chuyện, kêu cô ta là “Hằng”.
 
Con Dịt Xù nhận ra tui ngay và nói là “Tuấn không thay đổi, vẫn trắng trẻo, đẹp trai, chỉ ốm và cao hơn thôi!” Và cổ muốn tui kêu cổ với cái tên mà cổ yêu thích nhứt, là “Nguyệt”. Nguyệt đỏ mặt  khi cho tui biết cổ có cái tên “Dịt” vì hồi nhỏ hơi “khó nuôi”, còn cái tên “Hằng” là chỉ để tránh cái tên “Dịt Xù” thôi, và vượt biên rồi thì cô ta trở lại cái tên Nguyệt, cũng là tên trong khai sanh của cổ.
 
Nguyệt kể cho tui nghe chuyện buồn của gia đình khi bị đuổi đi kinh tế mới, cùng với sự suy sụp của gia đình của nhiều đứa trong làng sau khi ba của tụi nó bị bắt đi cải tạo và gia đình bị ép đi kinh tế mới, và tui biết rõ thêm về cái chết của thằng Cư (thằng Cu Bự). Tội nghiệp thằng Cư, chỉ vì bênh vực chú Sèng và nói câu gì đó “phản động” nên bị chết oan, khi tuổi vẫn còn thiếu niên.
 
Tui rất ngạc nhiên khi Nguyệt hỏi tui muốn gặp thẳng Tửng không? Thằng Tửng cũng ở trong trại. Té ra là thằng Tửng cuối cùng cũng được má nó cho vượt biên. Sống với ông chồng, người cha cách mạng một thời gian thì hình như là cả ba người đều sáng mắt ra. Một hôm hai vợ chồng ba má thằng Tửng cãi lộn om xòm, ba thằng Tửng cầm súng quơ qua quơ lại thấy ghê lắm, có công an, cán bộ tới can. Sau chuyện đó, hai mẹ con nó bỏ đi khỏi nhà, và sau đó, hai mẹ con đi vượt biên.


Thằng Tửng nói là ba má nó chỉ đóng kịch thôi, khi ổng bả hình dung ra được tương lai đen tối của thằng Tửng. Ba nó đã tập kết ra Bắc nên rành 6 câu vọng cổ chuyện gì sẽ xảy ra cho miền Nam, cho giới trẻ. Bây giờ ba nó còn kẹt ở quê, chắc phải tiếp tục đóng kịch để được yên thân lãnh lương cán bộ. Có thể ổng phải giả bộ điên điên khùng khùng như ông Đực Khùng ở bến xe ở tỉnh và hoàn cảnh của ổng tội lắm. Coi vậy mà lời người ta nói hôm xưa linh thiêng: “thằng Tửng là con của cái ông điên ở bến xe”.
 
Bên đảo, tui và Nguyệt đều không có bà con thân thuộc và nhờ biết nhau hồi nhỏ, tụi tui dễ thân nhau và nảy sanh tình cảm. Tui không ngờ sẽ có một ngày tui có đủ “can đảm” để hỏi "con Dịt Xù" về cái tên “Dịt Xù” – “Dịt” là “Nguyệt” âm tiếng Tàu, còn “Xù là cái gì dzậy?”

Tui tìm lại được chút hồn nhiên của tuổi thơ của tui ngày xưa khi thấy lại được nét mặt mắc cở của con Dịt Xù của ngày nào, những ngày mà tui thiệt sự... chưa biết gì. Cô nàng cũng nhứt định không chịu nói. Bởi vậy, tui mới nói  “… nghe ai đó nói… có người… ngủ quên trên võng!”
 
“Tuấn biết chuyện đó sao?” Cô nàng bẽn lẽn.
“Ờ, Tuấn chỉ biết dzậy thui chứ đâu có biết “xù” là gì!”
“Tuấn ngu quá!” Cô nàng đét vô mông tui một cái. “Chừng nào Tuấn... cưới Nguyệt rồi, Nguyệt mới nói! Nhưng mà hổng chừng đêm tân hôn là Tuấn biết rùi, hổng cần hỏi nữa đâu!”
 
 
Dù Pulau Bidong có kham khổ, có thiếu thốn về vật chất, Bidong nóng bức và đầy ánh nắng chói chan, tui đã tìm được sự ấm áp trong lòng và tui sẽ không bao giờ quên được ánh mắt long lanh, đôi má nóng đỏ thiệt đẹp, và, trên làn da bánh mật ngọt ngào, cặp chân mày thiệt đậm, bố trí hết sức ngộ nghĩnh và dễ thương của nhà tui trong giây phút đó!”
 
dohop, Nam Bán Cầu, tháng 4 năm 2013
 


(ảnh Internet)
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.04.2013 10:54:48 bởi dohop >
Attached Image(s)

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.04.2013 03:31:37
0
 
TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ
 
 
Hồ Chí Minh là Tàu Ô
 
Kính chuyển :
     *Câu chuyện tên Hồ Chí Minh “thật” đã chết từ năm 1932 nay lại được xác nhận thêm một lần nữa. Rõ ràng xác chết của tên Hồ Chí Minh đang nằm tại lăng Hồ Chí Minh kia là một thằng Chệt được Tình báo TC cài vào Đảng CSVN… là chuyện có thật 100%. CS Hànội đã biết từ lâu nhưng không dám công bố vì sợ bẽ mặt, xấu hổ nhục nhã bị đàn anh lừa, cho nên chúng đành phải giấu nhẹm. Điều nầy cũng dễ hiểu. Bởi một khi mà quần chúng VN --kể cả các đảng viên CS—trong nước biết rằng “Bác Hồ” vĩ đại của họ chính là một thằng Tàu phù xì dầu Hán Chệt… thì hỡi ơi, còn gì là cái hào quang bịp bợm của “đảng ta” nữa !!!???
     *Mặt khác, nhiều bạn có thân nhân ở Hànội cho biết, cái xác chết Hồ Chí Minh đang nằm tại Lăng Ba Đình kia cũng không phải là xác thật mà là đồ giả. Lúc đầu, cái xác của tên  HCM “giả” do các chuyên viên Liên Xô phụ trách “ướp” và “bảo trì” thường xuyên theo định kỳ. Cứ tới định kỳ thì chuyên viên Nga lại bay tới Hànội lo săn sóc cái xác. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, CS Hànội quay sang thần phục Tàu, thì nước Nga mới không chịu cung cấp người bảo trì nữa. Xác Hồ Chí Minh sau đó ít lâu bị sình thúi. CS Hànội lấy cớ đóng cửa lăng một thời gian để tu bổ. Nhưng sự thực chúng đem xác HCM “giả” đi chôn ở một nơi bí mật, và làm một cái xác “giả” khác đem trưng bày như cũ… không biết bằng vật liệu gì đó để tiếp tục BỊP ?!
     Thật là vẻ vang thay cho tập đoàn CS Hànội bán nước !!!
     *Bây giờ là thời điểm của SỰ THẬT đã đến. Chúng tôi ghi nhận việc Quốc Hội CS Hànội đang bàn chuyện sửa đổi Hiến pháp. Nhưng trước hết, yêu cầu Quốc Hội nầy hãy công bố SỰ THẬT về cái xác của Hồ Chí Minh. Hãy dẹp quách cái Lăng Hồ Chí Minh đi… để đánh dấu bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng “không đổ máu” tại Việtnam. Mong lắm thay !
     GÓP GIÓ Mùng Một Tết Quý Tỵ 2013.
 
***
 
Bùi Tín 
05.02.2013
 
Gần đây trên một số mạng tự do ở Việt Nam có truyền đi tin tức, các đoạn trích dịch và một số bài bình luận về một cuốn sách chữ Hán nghiên cứu về cuộc đời của Hồ Chí Minh xuất bản tại Hoa Nam, Trung Quốc, có nhan đề là “Hồ Chí Minh sinh bình khảo‘’.   Mục đích cuốn sách là chứng minh ông Nguyễn Ái Quốc, sanh vào khoảng năm 1890 ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mang tên khai sinh là Nguyễn Sinh Coong, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, xuất dương năm 1910 sang Anh, Pháp, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, sau đó sang Nga, Trung Hoa, hoạt động trong phong trào Cộng sản, đã chết vào năm 1932 vì bệnh lao phổi. Thi hài ông được chôn đâu đó ở Hoa Nam.   Về sau có người tự nhận là Nguyễn Ái Quốc rồi lấy tên là Hồ Chí Minh, xuất hiện từ sau năm 1934, thật ra là một người Trung Hoa chính cống, thuộc dân tộc Miêu ở Đài Loan, có tên là Hồ Tập Chương.   Theo báo chí Hoa Nam đây là một thành tích “lịch sử, kỳ diệu, có một không hai” của Cục tình báo Hoa Nam. Nhà tình báo thiên tài Hồ Tập Chương đã đóng trọn vẹn vai trò đội lốt Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh , kể từ khi về hang Pác Bó, rồi dự hội nghị Tân Trào tháng 8/1945, rồi về Hà Nội sau đó, làm Chủ tịch đảng, Chủ tịch Nước suốt 24 năm - từ 1945 đến 1969 - mà sự thật này không hề bị tiết lộ.   Cuốn sách cũng khẳng định trong lăng Hồ Chí Minh là xác của nhà tình báo Trung Hoa Hồ Tập Chương. Báo chí Trung Quốc khoe cuốn sách này là trước tác chân thực của học giả có tên tuổi Hồ Tuấn Hùng, cháu họ của nhà tình báo Hồ Tập Chương. Sách in đẹp, công phu, rất nhiều ảnh và tư liệu, được phát hành rộng rãi khắp Trung Quốc.   Điều rất lạ, lạ đến kỳ quặc là người Việt trong nước xôn xao về cuốn sách giật gân này hơn một năm nay, nhưng cả Bộ Chính trị im re, cả bộ máy tuyên huấn câm như hến, cả bộ máy 4T thông tin tuyên truyền ngậm tăm, bộ máy an ninh đồ sộ đang bận lo đàn áp người yêu nước, coi đây là chuyện vặt.   Mưu đồ bôi xấu chế độ nham hiểm là đây, tuyên truyền chống chế độ là đây chứ còn ở đâu nữa. Xin hỏi ai có thể xúc phạm đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam hơn cuốn sách nhảm nhí đến tột cùng này? Trong Bộ Chính trị có ai cảm thấy nhục không khi họ in trên giấy trắng mực đen rêu rao khắp nơi rằng người từng là lãnh tụ cao nhất của đảng Cộng sản, của chính phủ Việt Nam trong suốt 24 năm trời hóa ra chỉ là một anh Tàu vô danh tiểu tốt mang tên Hồ Tập Chương của hòn đảo nhỏ Đài Loan của họ? Và trong cái lăng đồ sộ giữa thủ đô Hà Nội là cái xác giả Hồ Chí Minh, thật ra là xác một anh Tàu, vậy mà kỳ lễ lớn nào, kỳ họp Quốc hội nào những tai to mặt lớn của Hà Nội cũng phải đến cúi rạp người, lại nuôi cả một đội quân để bảo vệ và ra oai.   Đây là sự bịa đặt khổng lồ trong quan hệ giữa cấp quốc gia với quốc gia, vậy mà người phát ngôn bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị vẫn im thin thít. Danh dự quốc gia, quốc thể là đây. Rõ thật là “khôn nhà dại chợ“.   Cũng là điều đáng tiếc khi một số mạng tự do đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền vẫn liên tiếp đăng những đọan dài kèm theo nhiều ảnh từ cuốn ‘’Hồ Chí Minh sinh bình khảo’’, với lời giới thiệu của nhà báo Huỳnh Tâm và dịch giả Thái Văn. Lẽ ra khi giới thiệu cuốn sách ban biên tập của các mạng ấy nên nói rõ quan điểm tỉnh táo của mình để hướng dẫn công luận. Vậy mà không một lời bình luận, phê phán. Hay là vẫn có người tin rằng trong thế giới ngày nay, khoa học tiên tiến có thể tạo và luyện nên những con người tình báo siêu phàm, giả giống y như thật - còn hơn thật - đến mức chị ruột và anh ruột ông Hồ là bà Thanh và ông Cả Khiêm cũng bị lầm, và tất cả cơ quan tình báo sắc sảo của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Việt…cũng chỉ là gà mờ hết, bị cơ quan tình báo Hoa Nam cho ăn quả lừa ngoạn mục.
 
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2013 17:29:28 bởi dzuylynh >

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 29 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 867 bài trong đề mục