GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 29 trang, bài viết từ 211 đến 240 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.08.2013 00:19:27
0


 

ẨN CƯ
thâm sơn mờ ẩn chân lam
trần gian vay tạm chốn này
thảnh thơi tháng ngày vô tận
công hầu bụi ngấn phù vân

ung dung nhấp chén trà bần
nhớ chi giả thân hư huyễn
giang hà dong thuyền nan lướt
xa lìa ô trược nhục vinh

ra đi bình minh vừa chớm
quay về đã dợm hòang hôn
hạc dã đầu non mới lượn
mới hay tóc nhuốm sương rồi...

bện cỏ tiêu sơ làm gối
đan lá tùng sơn làm mền
vớt cánh rong lên làm gối
chẻ rừng lợp cốc làm am 

vẫy vùng đông bắc tây nam
hả hê trần phàm một chốn
vó câu dặm trường đã mõi
ta về một cõi bình an

phùvân  Aug 1.2013

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2013 01:03:16 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.08.2013 02:59:37
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
 
XÁC ƯỚP TRONG TU VIỆN

 
Với 8.000 xác ướp chen chúc trong phòng u ám, khu hầm mộ tu của tu viện Capuchin ở Palermo, Italia là một trong những nơi ghê rợn nhất thế giới.

 

Được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, ban đầu khu hầm mộ này chỉ là nơi chôn cất thông thường của tu viện Capuchin. Đến năm 1599, các tu sĩ tại đây bắt đầu tiến hành ướp xác cho các thi thể dưới hầm mộ. Hoạt động ướp xác dài tới cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt, và ngày nay có khoảng 8.000 xác ướp được lưu trữ tại hầm mộ này.

 
 
Ban đầu, hầm mộ Capuchin chỉ dành riêng cho các thầy tu dòng Francis. Dần dần, những người có tiền hoặc có địa vị tại Italia cũng muốn được an nghỉ tại đây, và khu hầm mộ đã phục vụ cả những người ngoài nhà thờ, miễn là họ có tiền.

 
Vì sao mọi người lại muốn được ướp xác ở tu viện Capuchin? Đó là vì quan niệm họ sẽ sớm được lên thiên đường nhờ sự che chở của Chúa trời.

 
 
Phương pháp ướp xác tại đây khá đặc biệt. Các tử thi sẽ được treo lên tường trong hầm mộ và được làm cho khô bằng gió truyền qua các ống sứ trong vòng 8 tháng.

 
 
Sau công đoạn phơi khô, xác ướp sẽ được hạ xuống và rửa sạch bằng giấm ăn. Cuối cùng, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học chống phân hủy để bảo quản xác ướp.

 
 
Trừ một số xác ướp đặc biệt quyền quý được cho vào quan tài với nắp làm bằng thủy tinh, phần lớn xác ướp được treo trên tường hoặc xếp lên những chiếc giá nhiều tầng.

 
 
Với những xác ướp “treo”, phần đầu và chân của xác ướp được gắn chặt vào tường, đầu chúc xuống trông như đang cầu nguyện ở tư thế nghiêm trang.

 
 
Các xác ướp ở tu viện Capuchin gồm đủ các thành phần xã hội như mục sư, bác sĩ, quý tộc, trẻ em… Tùy vào thành phần xã hội mà họ được sắp xếp vị trí ở những khu vực riêng biệt trong hầm tu viện.

 
 
Các nhân vật nổi tiếng được ướp xác tại đây là Đại tá Enea DiGuiliano, bác sĩ phẫu thuật Salvatore Manzella, nhà điêu khắc Lorenzo Marabitti, nhà điêu khắc Filipo Pennino, họa sĩ Diego Rodriquez de Silva y Velasquez.

 
 
Nhưng xác ướp được cả thế giới biết đến lại là của bé gái 3 tuổi Rosalia Lombardo, qua đời năm 1920 do dịch cúm. Nhìn qua lớp kính của cỗ quan tài, trông cô bé như đang chìm trong giấc ngủ ngon lành. Xác ướp của cô cứng như đá, có thể đưa ra ngoài và dựng đứng trên mặt đất mà không bị đổ. 

 
 
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã cất công tìm cách giải mã kỹ thuật giữ nguyên vẹn vẻ tươi tắn của Rosalia nhưng không thành. Mãi đến gần đây, người ta mới khám phá ra công thức của dung dịch duy trì thi hài này, là hỗn hợp của dung dịch formaldehyde, kẽm và nước.

 
 
Người dân địa phương có thói quen mặc cho xác ướp những bộ y phục thịnh hành nhất của mỗi thời kỳ. Vì vậy mà có cả xác ướp mặc dù đã tồn tại hơn 200 năm nhưng lại mặc bộ comple thời hiện đại.

 
 
Nhiều xác ướp tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn toát lên địa vị sang trọng của mình bằng bộ trang phục làm từ chất liệu vải cao cấp và đắt tiền.

 
 
Tuy nhiên, theo quy định của hầm mộ, chỉ những xác ướp được người nhà trả tiền định kỳ mới được đặt ở hầm mộ trung tâm và chăm sóc tận tình.

 
 
Nếu không được trả tiền, xác ướp sẽ bị dọn sang chỗ kém trang trọng hơn, có thể là bị xếp lên giá thay vì được treo trên tường. Sau nhiều thế kỷ, có rất nhiều xác ướp vô chủ ở hầm mộ tu viện Capuchin.

 
 
Do sự tàn phá của thời gian mà nhiều xác ướp đã bị hư hại, khiến hình dạng trở nên thật đáng sợ.

 
 
Trong số các xác ướp ở đây, giới khoa học nhận thấy rằng nhiều người trước khi chết từng bị giang mai, sốt rét hoặc một số bệnh khác. Việc nghiên cứu chúng sẽ đem lại nhiều thông tin cho y học ngày nay.

 
 
Hiện tại hầm mộ của tu viện Capuchin được mở cửa cho công chúng vào tham quan. Việc chụp ảnh bị cấm, nhưng nhìn chung các tu sĩ không thể kiểm soát được điều này. Lưới sắt cũng đã được dựng ở một số nơi để đề phòng du khách làm tổn hại, thậm chí lấy trộm các bộ phận của xác ướp làm kỷ niệm.

nguồn : email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2013 04:59:40 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.08.2013 09:34:52
0
Chuyện bí ẩn về những hồn ma dưới nước
 
 
Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong.

Từ trước đến giờ đã có rất nhiều những câu chuyện ma quái, về những linh hồn trong những lâu đài cổ kính, âm u và đổ nát, những câu chuyện về những hồn ma dưới nước dường như kém phổ biến hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn thực sự tồn tại. Dưới đây là những câu chuyện từ chính những thợ lặn đã trải nghiệm sự việc dị thường dưới nước.

 
Các thợ lặn điều tra hiện tượng huyền bí ở Florida thuộc số hiếm trong số vô vàn những thợ săn ma. Đội điều tra các hiện tượng siêu linh dưới nước đầu tiên này, đã tham gia tìm kiếm các linh hồn dưới nước và có nhiều trải nghiệm lạ thường trong suốt quá trình tìm kiếm.
 
Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong. 
 
Cây cầu cũng là một khu vực tự tử nổi tiếng. Được xây dựng lại vào năm 1987, từ đó đến nay đã có hơn 200 người nhảy cầu tự tử tại đây, trong đó có một người đàn ông đã bị người khác dùng súng ép nhảy xuống. Vậy liệu các cái chết này có liên quan gì đến các ánh sáng kỳ lạ?
 
Trong chuyến thám hiểm khác, các thợ lặn điều tra hiện tượng siêu nhiên đã chụp lại những gì, mà chúng ta biết đến như bức ảnh ma đầu tiên trên thế giới. Bức ảnh được chụp trong một hang động ngầm sâu dưới nước 40m, bức ảnh ghi lại hình một chiếc mặt nạ của thợ lặn trôi nổi trong mặt nước tăm tối. Một thành viên trong đội chụp ảnh còn nghe thấy những tiếng gào thét vọng ra từ phía cuối hang động.
 
Một báo cáo trên trang ParanormalDivers ghi lại rằng: "Chúng tôi đã kiểm tra kĩ càng và chụp lại ảnh tại vùng nước, nơi tiếng gào thét vang lên chính xác là nơi một thợ lặn đã chết. Đây là điều đã thực sự xảy ra. Theo chúng tôi được biết thì đây là bức ảnh ma đầu tiên được chụp dưới nước."
 
Những hạm đội ma quái ở Đầm Truk
 
Nằm ở khoảng giữa Philippines và Hawaii, Truk Lagoon đã từng là khu vực diễn ra trận đánh lớn giữa Mỹ và Nhật Bản trong năm 1944. Khoảng 60 tàu và 275 máy bay bị chìm dưới lớp nước biển, trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ, được gọi là Chiến dịch Mưa đá, và hàng ngàn người đã nằm xuống tại đây. Con người đã vất bỏ lại những con tàu bị đắm tại đây, nhưng dường như chúng vẫn còn tồn tại và hoạt động.
 

Những chiếc xe tải ở dưới đáy đầm Truck
 
Tàu Hoki Maru của Nhật Bản đã bị đánh đắm khi chở đầy xe tải. Hiện tại, có nhiều thợ lặn báo cáo rằng, đã nghe thấy âm thanh của động cơ quay và khởi động, ngay cả khi không có tàu thuyền nào ở phía trên mặt nước. Nhiều báo cáo kì lạ cũng đến từ Fuji Kawamaru, về những âm thanh kin kít phát ra từ phòng động cơ tàu.
 
Đoàn thủy thủ của chương trình Destination Truth, đã thám hiểm những di tích dưới nước tại đầm Truk, và vô cùng bối rối, khi nghe thấy tiếng động cơ kì lạ chạy dưới nước. Họ cũng đã ghi lại được âm thanh gì đó, nghe như tiếng nói của con người, cũng như dấu hiệu của thân nhiệt con người phát ra. 
 
Những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước 
 
Một chủ đề phổ biến trong những câu chuyện về hồn ma dưới nước, là về những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước. Một số nhân chứng đã kể về chuyện bắt gặp những người đàn ông, phụ nữ xuất hiện trong nước và sau đó biến mất không một dấu vết.
 
Năm 2012, những huấn luyện viên lặn tại Santa Rosa, báo cáo đã nhìn thấy một người bơi ở gần đáy khu vực vịnh nhỏ ở đó. Khi họ đến gần hơn, thì người này biến mất. Những huấn luyện viên này báo lại sự việc kì lạ với cảnh sát, để cảnh sát biết rằng, họ không phải những người đầu tiên bắt gặp sinh vật bí ẩn này.
 

Hồn ma dưới nước
 
Một trường hợp tương tự xuất hiện tại Toronto Sun trong năm 2007. Sau một buổi chiều sôi động khám phá các vùng biển xung quanh Grenada, một nhóm thợ lặn trở lại chiếc tàu của họ và so sánh các ghi chép của họ. Một người đàn ông hỏi những người còn lại của nhóm, liệu họ có nhìn thấy một người lặn mặc áo màu trắng hay không. Các thợ lặn khác đã nghĩ rằng anh đang đùa, nhưng người đàn ông khẳng định ông đã nhìn thấy một người như vậy.
 
"Anh ta mặc một chiếc áo thun màu trắng và mang một chiếc mặt nạ lặn màu trắng. Anh ta thậm chí còn vẫy tay với tôi", nhân chứng này kể lại.
 
Đoàn thủy thủ của con tàu ngay lập tức điểm danh kiểm tra người, nhưng không có ai bị mất tích và không có tàu thuyền khác trong tầm nhìn của họ. Họ không bao giờ lý giải nổi, bí ẩn về người đàn ông mặc đồ trắng đó. Liệu chăng đó chỉ là một ảo giác hay là một thứ khác?
  
Tuy nhiên, không phải tất cả những người lặn ma quái đều biến mất ngay sau khi xuất hiện. Một thợ lặn trên diễn đàn Scubaboard, đã chia sẻ câu chuyện kỳ lạ sau: "Một người bạn của tôi lặn xuống một con tàu chìm vào ngày sau đám tang của bạn mình," người đàn ông viết. 
 
"Anh ấy lặn dần xuống và nhìn thấy người bạn của mình đang vẫy tay chậm rãi chào anh từ trên boong tàu. Anh ấy trồi lên một chút và tiếp tục lặn xuống và người bạn này vẫn còn đó vẫy tay với anh nên quyết định không lặn nữa. Sau chuyện này anh ta vẫn còn hơi bối rối".
 
Liệu có phải những bóng ma thực sự ám ảnh và ẩn náu tại những hang động dưới nước và những xác tàu đắm cũ kĩ? Tất nhiên, qua những câu chuyện trên đây chắc nhiều người sẽ không còn đủ dũng cảm, để bơi đến những vùng nước tăm tối tìm hiểu sự thật.
 
Theo ANTĐ/ Mysterious Universe/Cao Anh Lâm 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 23:27:58 bởi Phù vân >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.08.2013 21:32:21
0
he...he...vừa vào đã nhìn thấy xác ướp và bóng ma, cảm giác mạnh cuối tuần! Để Sen đất xem có gì ngày mai đăng lên giải trí cuối tuần thêm nha!

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2013 04:37:55
0
  MÙA THU CỦA BIỂN
 

nếu ai biết ở đâu đã vàng thu
xin cho tóc khoan trắng màu mắc cỡ
giữ cho em một lối mòn nhung nhớ
em sẽ chim di , chắp cánh bay về 
*
anh nhớ nỗi bãi thùy dương tháng Hạ
chiếc vỏ sò hồng thương nhớ anh cho
lăn tăn gió nhẹ in trên giòng biển mắt
con tim non , di tích nỗi mong thơ
*
em bắt môi thôi đừng ươm hạt tẻ
lạnh rưng rưng , lẩn thẩn chuyện hoang đường
lại tràn vỡ con đê đêm gối lẻ
và giòng buồn trôi ngược khúc phùng tương
 *
hỡi những ngọn sóng triền miên rưng rức
khi thu sang mặt biển chạm hoàng hôn
sau dãy núi có tim em chờ, chực
gọi tên người . gạn bớt nỗi cô đơn

đông hương

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 04:39:59 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2013 09:25:09
0
thương yêu


  MÙA THU CỦA BIỂN
 

nếu ai biết ở đâu đã vàng thu
xin cho tóc khoan trắng màu mắc cỡ
giữ cho em một lối mòn nhung nhớ
em sẽ chim di , chắp cánh bay về 
*
anh nhớ nỗi bãi thùy dương tháng Hạ
chiếc vỏ sò hồng thương nhớ anh cho
lăn tăn gió nhẹ in trên giòng biển mắt
con tim non , di tích nỗi mong thơ
*
em bắt môi thôi đừng ươm hạt tẻ
lạnh rưng rưng , lẩn thẩn chuyện hoang đường
lại tràn vỡ con đê đêm gối lẻ
và giòng buồn trôi ngược khúc phùng tương
 *
hỡi những ngọn sóng triền miên rưng rức
khi thu sang mặt biển chạm hoàng hôn
sau dãy núi có tim em chờ, chực
gọi tên người . gạn bớt nỗi cô đơn

đông hương

 


 
BIỂN TRẮNG

hạ đã hòang hôn đâu mà thu đến
chưa bình minh xuân sao lá chớm vàng
sóng nước bạt ngàn biển trắng thênh thang 
chiếc vỏ sò trơ giữa triền cát lạ

bóng nhạn lưng trời tít tắp khơi xa
biển nước bao la tấu khúc âm triều
 rối lọn mây vương tým chiều ly biệt
ai biết tương phùng mộng viển cô miên

chị vẫn hay thương tiếc chuyện hoang đường
khóc những cuộc tình ngậm nắng hong sương
rã cánh thiên di cuối đường mây mỏng
hớt nắng tô hồng mảng nhớ mênh mông

trắng ngọn cờ lau trắng giọt máu hồng
thơ cũng bận lòng bỏ chữ đi rong
sóng vỗ bờ xưa âm rền tim vọng
lá đợi thu vàng biển ngóng đông sang

phùdung sydney
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 10:31:17 bởi Phù vân >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2013 10:52:19
0
  WESTMINSTER, California (NV) - Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi tài khoản trên “Facebook” - một trong những trang mạng xã hội ăn khách nhất hiện nay - của Hằng Nguyễn bị một người có tên trong danh sách bạn bè của cô “đột nhập” (hack), ăn cắp mật mã (password), có ít nhất ba người thân quen của Hằng ở Việt Nam bị lừa mất tổng cộng 7 triệu đồng Việt Nam (khoảng $350).
    Cú lừa ngoạn mục này, từ người bị ăn cắp tài khoản đến người bị lừa mất tiền, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các mạng xã hội hiện nay, và đáng để mọi người phải lưu tâm, cảnh giác.
    “Cướp” tài khoản trên Facebook
    Hằng Nguyễn sinh sống tại miền Ðông nước Mỹ hơn 10 năm qua. Như phần nhiều người sống trong thời đại mà hầu hết thông tin trao đổi đều sử dụng thông qua các trang mạng xã hội, Hằng chọn Facebook làm nơi kết nối các quan hệ với người thân lẫn bạn bè cũ mới.

    Trên Facebook, Hằng có một người bạn tên là Nghĩa Trần ở miền Bắc California. Cô và người bạn kia thỉnh thoảng vẫn trao đổi, chuyện trò trong tình đồng hương, bè bạn trên thế giới ảo này từ hơn một năm qua. Ðó là một điều rất bình thường diễn ra trong “cộng đồng mạng”.

    Chính vì coi nhau như chỗ thân tình quen biết nên tối Thứ Tư vừa qua, khi vào Facebook, Hằng không hề ngạc nhiên gì khi thấy người bạn có tên “Nghĩa Trần” vào hỏi thăm mà không hề có một chút nghi vấn gì.

    “Nói năm điều ba chuyện, anh đó nói rằng đang dự định về Việt Nam một chuyến. Tôi cũng đang sắp về Việt Nam nên khi nghe vậy tôi không ngần ngại cho anh biết thời gian gia đình chúng tôi sẽ về quê,” Hằng kể.

    Trong câu chuyện, người bạn này gợi ý muốn gửi cho Hằng coi một số hình ảnh gia đình anh đi dã ngoại. Hằng đồng ý. Người bạn bèn gửi liền cho cô một đường dẫn (link).

    Không mảy may nghi ngờ, Hằng bấm vào đường dẫn đó.

    “Khi tôi bấm vào, anh đó hỏi ‘coi được chưa?’ Tôi thấy màn hình hiện lên những dòng yêu cầu phải nhập ID và password của yahoo vào. Tôi tỉnh bơ gõ vào,” Hằng tiếp tục kể.

    Do sử dụng chức năng mọi tin nhắn từ trên Facebook đều được chuyển vào trong “yahoo mail” nên sau khi vừa nhập mật mã yahoo theo yêu cầu của đường link thì ngay lập tức Hằng nhận được tín hiện từ điện thoại di động báo cho biết “có một email mới được đưa thêm vào trong tài khoản Facebook” của cô.

    “Ngay tích tắc đó là tôi biết liền mình đã bị ‘hack’ rồi,” Hằng nhớ lại.

    Biết mình bị mắc bẫy, Hằng trở lại ngay trang Facebook nhưng cô đã không còn vào tài khoản của mình được nữa. Kẻ đánh cắp tài khoản kia một cách rất nhanh lẹ đã đổi mật mã của Hằng.


    Cách thức Hằng Nguyễn bị đánh cắp tài khoản trên Facebook cũng tương tự như trường hợp xảy ra với một người có tên là Ngoc Nhi Nguyen, vào ngày 4 Tháng Bảy vừa qua.

    Theo Ngoc Nhi Nguyen, một người có nick name là Huong Tranngoc cũng ở trong “friends list” của cô, “giả bộ làm quen rồi nói cho nghe thơ nhạc anh sáng tác và cho một cái link là blogfamily-tructuyen.weebly để kêu mình vào đó xem”.

    Tuy nhiên, “Khi vào đó thì sẽ ra một trang khác yêu cầu đăng nhập vào bằng Facebook hoặc tài khoản bên yahoo. Khi bạn đăng nhập thì lập tức anh sẽ lấy được mật mã của bạn và bạn sẽ mất tài khoản Facebook. Bạn sẽ bị 'té' ra khỏi Facebook ngay và không đăng nhập vào được nữa vì kẻ gian sẽ đổi password của bạn,” Ngoc Nhi Nguyen kể lại câu chuyện.

    Từ kinh nghiệm bản thân, cô cảnh báo với mọi người, “Ðể bảo mật bạn nên đổi mật mã thường xuyên. Nên mở chọn lựa là nếu có ai đó đăng nhập vào tài khoản của bạn từ một máy tính khác máy tính bạn thường dùng, họ phải nói được mật mã đã được bạn gửi vào điện thoại di động của bạn trước đó.”
    Hằng Nguyễn thì cho rằng, “Có lẽ Facebook của anh Nghĩa Trần cũng đã bị kẻ nào đó ‘hack’, chứ tôi không nghĩ là anh làm việc này. Tôi sẽ email hỏi anh.”
    Dùng tài khoản “cướp” được để lừa người khác
    Dù bần thần, Hằng cũng chỉ nghĩ kẻ gian vào Facebook có thể sẽ xóa mất những hình ảnh gia đình, bè bạn mà cô đã cất công bỏ (post) lên, chứ không hề nghĩ đến chuyện có sự lừa gạt nào.

    Thế nhưng, chỉ khoảng chừng một giờ đồng hồ sau, một người cháu của cô từ Việt Nam gọi điện thoại sang hỏi, “Có phải dì nhắn trên Facebook kêu con mua thêm thẻ điện thoại không?”

    “Không có. Facebook của dì bị ‘hack’ rồi!” Hằng hoảng hốt nói.

    Nhưng chậm mất rồi!

    Khi đó người cháu đã mua hết bốn thẻ điện thoại, mỗi thẻ trị giá 500 ngàn đồng Việt Nam, tổng cộng hết 2 triệu đồng (khoảng $100) để cào ra, rồi ghi số seri, số mật mã cho người mà anh cứ ngỡ là dì Hằng Nguyễn của mình.

    Trong lúc Hằng thất thần, không thể nào ngủ được vì lo lắng không biết có ai trong số bạn bè người thân của cô tiếp tục là nạn nhân của vụ lừa này không, tại Việt Nam, một người bạn khác của Hằng từ thời đại học, tên Hoàng Ngọc, cũng đang ngỡ mình chuyện trò với bạn “Hằng Nguyễn”.

    Kẻ đánh cắp tài khoản Facebook của Hằng đã vào phần “history” để đọc hết các mẩu chuyện trò trước đây giữa cô và Hoàng Ngọc nên có thể hỏi thăm về công việc, sức khỏe, việc học hành... của từng thành viên trong gia đình Ngọc, khiến Ngọc không chút mảy may nghi hoặc gì cả.

    “'Nó' nói chuyện tình cảm lắm kìa!” Hoàng Ngọc đau khổ kể.

    Và cũng từ trong phần “history” còn lưu lại này mà kẻ gian cũng biết được hết ngày giờ Hằng sẽ về Việt Nam, cũng như số điện thoại cô từng cung cấp cho bạn bè thân thiết.

    Thế nên khi Hoàng Ngọc nghe “Hằng Nguyễn” nhờ mua sẵn giùm 6 thẻ điện thoại, trị giá tổng cộng 3 triệu đồng Việt Nam (khoảng $150) để Hằng sẵn sàng cho chuyến về đến sân bay Tân Sơn Nhất là có thể gọi điện thoại được liền, thì Hoàng Ngọc mua liền giúp bạn, sau khi cũng “cẩn thận hỏi lại ngày giờ về, số điện thoại của Hằng” và “thấy đúng hết với những thông tin mình có trước đó”.

    Sau khi cạo và ghi lại số seri cũng như mật mã các thẻ vào Facebook cho “Hằng Nguyễn” xong, Hoàng Ngọc lại nghe thấy “bạn” mình kêu mua thêm nữa!
    Bán tín bán nghi, Ngọc nhắn tin cho một người bạn khác ở Mỹ nhờ gọi điện thoại cho Hằng xác nhận lại chuyện này.

    Khi biết rằng Hằng Nguyễn “thật” không hề nhờ vả, thì Hoàng Ngọc cũng chỉ biết kêu trời, đồng thời còn cho biết, “Kẻ ăn cắp tài khoản của Hằng vẫn còn đang tiếp tục nói chuyện với mình trên Facebook kìa!”

    Tiếp theo đó, một người bạn thời trung học của Hằng cho biết cô cũng đã mua hết 2 triệu đồng Việt Nam (khoảng $100) tiền thẻ điện thoại theo yêu cầu của “Hằng” từ tin nhắn trên Facebook.

    Một người bạn khác của Hằng Nguyễn ở Hà Nội thì may mắn “thoát nạn” khi cô cẩn thận gửi email ngược lại cho Hằng để xác định có đúng là Hằng nhắn tin trên Facebook nhờ mua thẻ điện thoại hay không.

    Sáng ngày hôm sau, Hằng liên lạc với nhóm quản trị trang mạng xã hội này để thông báo cho biết việc cô bị “đột nhập” để đổi lại mật mã.

    “Tuy nhiên, đến giờ này thì email chính dùng trong tài khoản Facebook của tôi vẫn còn là email của kẻ đã cướp tài khoản này mà tôi chưa biết làm cách nào để đổi trở lại,” Hằng nói một cách mệt mỏi.

    Email kẻ gian đã dùng trong tài khoản của cô là taula.kuem36@yahoo.com.vn.

    Cô cũng chưa biết còn ai trong số bạn bè của cô là nạn nhân của vụ lừa bịp này nữa không, “vì có nhiều khi họ cũng bị kêu mua thẻ như vậy mà chưa biết bị lừa, cứ tưởng là tôi nhờ”.
    Cảnh giác với email lạ và các đường link
    Ngay trong đêm tối lúc xảy ra chuyện có những bạn bè người thân của Hằng Nguyễn bị lừa, vài người bạn của cô đã thông báo trên Facebook của họ chuyện này.

    Và thật bất ngờ khi trong lúc một số người tỏ ra xa lạ với kiểu lừa đảo này thì một số khác lại không hề tỏ ra ngạc nhiên.

    Một người có nick name Duong Cam ở Sai Gon viết, “Bên Việt Nam bị lừa vụ này hoài à. Hai ‘chiến hữu’ của mình cũng mới xém dính.”

    Tương tự, một người có nick name Lưu Thái Bình cho biết, “Chuyện này xảy ra ở Việt Nam hoài à. Bạn tôi cũng vừa mới bị mất $600 cho đứa cháu bị 'hack' ở yahoo.”

    Người bạn của Lưu Thái Bình không bị lừa từ Facebook mà từ yahoo mail.

    Theo lời của Bình, bạn anh nhận được email của một người cháu, trong đó đại loại nói rằng “Cháu anh đi chơi ở Manila, Philippines, và bị một đám lạ mặt tấn công lấy đi hết toàn bộ tiền bạc, điện thoại, thẻ ngân hàng, cùng những vật có giá trị khác. Cháu anh báo cho chính quyền địa phương nhưng họ nói phải mất khoảng 2-3 tuần để điều tra. Nhưng bây giờ cháu anh muốn về nhà liền nên cần số tiền là $3,100 để mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn. Mọi người nghe vậy nên kẻ ít người nhiều hùn lại để gửi đi. Bạn của Bình đã gửi cho cháu mình $600.”

    “Thế nhưng sau khi gửi rồi, bạn tôi mới thử gọi điện thoại cho nó thì nó bảo nó có đi đâu đâu, đang mùa thi ở trường mà!” Bình kể.

    Người có nick name Le Minh Ha khuyên, “Nói chung là xin lỗi tất cả các mối quan hệ, nhưng hễ bạn bè bỗng dưng kêu nạp tiền điện thoại là phải cảnh giác cao độ, liên hệ khổ chủ ngay thôi.”

    Người có tên Nguyen Thi Ngoc thì nói, “Bọn hacker đã nghiên cứu rất kỹ trước khi ra tay vì vậy không ai nghĩ là đang bị lừa. Chỉ khi vừa thực hiện yêu cầu của nó rồi mình mới phát hiện ra thôi. Chúng tinh vi, xảo quyệt lắm!”

    Một người tên Bui Ngoc Suong nhắc nhở, “Chú ý khi login vào mail hay Facebook phải nhìn kỹ trang chủ. Các trang dạng khác là bị lừa. Cẩn thận khi click vào link do người khác gửi vì trang web có thể có virus và cẩn thận khi mở mail khi có file doc. file ảnh.”
    –-
    Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
    
    


thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2013 18:44:35
0
nghe nhạc cuối tuần ... 
thân mến tặng những người đã, đang và được yêu ... 


 
 
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay 
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 19:08:09 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.08.2013 01:06:31
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
CÁ MÈ MỘT LỨA ( tựa phù vân )
Thế giới nhận định về “lệnh cấm Internet” mới nhất của Hà Nội
Chính phủ VN đã công bố một lệnh bất ngờ ngăn cấm việc thông tin được lan truyền chia sẻ trên các trang mạng xã hội như trang Facebook và nhiều địa chỉ khác, có hiệu lực từ đầu tháng 9
Cali Today News - Nhiều website trên thế giới trưa thứ sáu 2/8 ngay lập tức đã đưa tin và nhận xét về lệnh cấm ‘chia sẻ và loan truyền tin tức trên các trang mạng xã hội’ mà nhà cầm quyền Hà Hội mới công bố.

  Chính phủ VN đã công bố một lệnh bất ngờ ngăn cấm việc thông tin được lan truyền chia sẻ trên các trang mạng xã hội như trang Facebook và nhiều địa chỉ khác, có hiệu lực từ đầu tháng 9
 

Bà đại diện Hội đồng Nhân Quyền LHQ tại Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của đại diện các bloggers Việt Nam ngày 31/7/2013. (Hình: RFA)
 Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Giám Đốc Phòng Thông Tin Điện Tử và Phát Thanh của Bộ Thông Tin VN cho biết: “Các trang mạng cá nhân chỉ được đăng tải tin về cá nhân người đó, không được trích lại, tập hợp hay tóm tắt các thông tin từ báo chí hay từ các websites của chính phủ”
 Luật mới còn cấm ‘các dạng thông tin chống lại nhà nước VN, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự xã hội cũng như mối đoàn kết toàn dân, cấm không được bôi nhọ hay phỉ báng cá nhân’  
 Các trang mạng truyền thông như ABC, The Bangkok Post, Saigoneer đã ‘la hoáng’ lên là luật mới đã vi phạm thêm nhân quyền. Chưa bao giờ người ta chứng kiến “trận địa tấn công” mà chính quyền VN tung vào ngành báo chí truyền thông như hiện nay. 
Các nhà quan sát quốc tế nhận thấy sở dĩ Hà Nội ra “chiêu mới” là do thói quen ‘lấy lại tin tức và bài vở từ các trang mạng, ‘sửa đổi chút đỉnh’ rồi lại tung lên các trang mạng khác. Chuyện này là ‘hỗn loạn xà bần từ ngoại vào nội, từ nội với nội ở lãnh địa truyền thông của VN ngày nay’, nhưng các bloggers ở VN đồng thanh cho là luật mới nhằm bịt mồm đối kháng.
 
Hiện nay còn quá mới mẻ để biết làm cách nào Hà Nội có thể kiểm soát và trừng phạt các trang mạng xã hội vi phạm luật mới vì phạm vi quá…bao la bát ngát của hoạt động này.
 
Trường Giang (nguồn TechInAsia)

CỘNG SẢN VIỆT NAM :   " lệnh cấm Internet "               
HOA KỲnghe lén điện thoại

TT - Liệu tự do và quyền riêng tư có thật sự tồn tại ở Mỹ, nơi mà như Washington vẫn tự mô tả là “nền dân chủ lớn nhất thế giới”?
Người dân Mỹ chắc hẳn đã có câu trả lời sau khi đọc báo Washington Post hôm 6-6.

***

Ngày 5-6, dư luận Mỹ chấn động khi báo Anh Guardian phanh phui Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật nghe lén điện thoại của hàng chục triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của Hãng viễn thông Verizon. Một ngày sau, cơn “địa chấn” mới nổ ra khi báo Washington Post lôi ra ánh sáng vụ NSA và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn để lấy thông tin của người sử dụng Internet.
Chương trình theo dõi lén của NSA có mật danh là PRISM đã bắt đầu từ năm 2007, dưới thời cựu tổng thống George Bush nhưng lại bùng nổ trong vài năm qua dưới quyền của Tổng thống Obama. Trong danh sách các tập đoàn khổng lồ “đi đêm” với NSA và FBI có đầy đủ chín đại gia sừng sỏ ở Thung lũng Silicon của Mỹ như Google, Microsoft, Apple, Yahoo, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube...
Từ Thung lũng Silicon đến Nhà Trắng
Washington Post cho biết một sĩ quan tình báo Mỹ đã tiết lộ thông tin về chương trình PRISM cho tờ báo này. Đây là người đã tận mắt chứng kiến hoạt động của hệ thống theo dõi lén mà NSA vận hành và “hoảng sợ với khả năng của nó”. “Họ (Chính phủ Mỹ) thật sự có thể quan sát quá trình bạn hình thành các ý tưởng trong khi gõ bàn phím” - Washington Post dẫn lời sĩ quan này mô tả.
Các tài liệu mật cho thấy với chương trình PRISM, Chính phủ Mỹ dễ dàng tiếp cận với hệ thống máy chủ của các tập đoàn công nghệ để theo dõi các hoạt động trên mạng Internet của người sử dụng. NSA và FBI có thể lấy được thư điện tử, hình ảnh, video, đoạn hội thoại, tài liệu, lịch sử tìm kiếm... của bất kỳ cá nhân nào, qua đó nắm được nhất cử nhất động và liên lạc của mục tiêu. Do vậy, các dữ liệu do PRISM thu thập luôn có mặt trong tập tài liệu tình báo mà Tổng thống Obama đọc hằng ngày.
Phản ứng lại, các tập đoàn công nghệ đều lên tiếng phủ nhận thông tin mà Washington Post đăng tải. Theo AFP, người phát ngôn của Apple tuyên bố “chưa bao giờ nghe đến chương trình PRISM”. Đại diện Facebook cũng khẳng định không “mở cửa hậu” cho chính quyền tiếp cận hệ thống máy chủ của mình. Cả Google và Microsoft đều tuyên bố chỉ tiết lộ thông tin cho chính phủ theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng, đích thân giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper lại thừa nhận sự tồn tại của PRISM. Báo New York Times dẫn lời ông Clapper cho biết chương trình này tuân thủ luật tình báo nước ngoài của Mỹ và được quốc hội thông qua. “Chúng tôi không dùng PRISM để cố tình nhắm vào bất kỳ công dân Mỹ nào hoặc bất kỳ ai ở trong nước Mỹ - ông Clapper nhấn mạnh - Thông tin thu thập được từ chương trình này là những tin tình báo quan trọng nhất, có giá trị nhất và được sử dụng để bảo vệ đất nước trước nguy cơ tấn công khủng bố”.
Ông Clapper chỉ trích việc thông tin về PRISM bị rò rỉ cho giới truyền thông sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, các nghị sĩ Mike Rogers - chủ tịch Ủy ban Tình báo hạ viện, Dianne Feinstein - chủ tịch Ủy ban Tình báo thượng viện... đều khẳng định PRISM giúp “bảo vệ nước Mỹ”, “là công cụ quan trọng chống khủng bố”. Ông Rogers tiết lộ thông tin từ PRISM đã giúp ngăn chặn một số vụ tấn công ở Mỹ.
“Đòn tấn công vào Hiến pháp Mỹ”
Dư luận, giới truyền thông và nhiều nghị sĩ đã lên tiếng phản đối chương trình PRISM và nhấn mạnh việc xâm phạm đến quyền riêng tư là “không thể bào chữa được, không thể chấp nhận được”. Phó giám đốc Liên hiệp Tự do dân sự Mỹ (ACLU) Jameel Jaffer, như Reuters cho biết, chỉ trích Quốc hội Mỹ là đã trao quá nhiều quyền lực cho chính phủ, khiến quyền riêng tư của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng tuyên bố: “Dân chủ không phải là như vậy. Tự do không phải là như vậy”. Thượng nghị sĩ Rand Paul thậm chí còn mô tả chương trình PRISM là “đòn tấn công khủng khiếp vào Hiến pháp Mỹ”.
Xã luận của The Atlantic khẳng định vụ theo dõi lén này “gây sốc nặng nề” nếu xét đến việc hầu hết mọi người đều truy cập mạng Internet mỗi ngày và trao nhiều thông tin cá nhân cho các công ty Internet. Xã luận của báo Time nhấn mạnh: “Xìcăngđan này đã chứng tỏ một sự thật là chính phủ sử dụng bất kỳ quyền lực được trao và nhiều khả năng sẽ lạm dụng quyền lực đó”.
Năm 2009, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống, ông Obama đã cam kết: “Sự minh bạch và pháp trị sẽ là nền tảng của nhiệm kỳ tổng thống này”. Tuy nhiên, trước những diễn biến trong hai ngày qua, báo Huffington Post vốn nổi tiếng là thân Dân chủ lại đã phải lên tiếng kết luận rằng trên thực tế ông Obama cũng hành xử như người tiền nhiệm là George Bush! Xã luận của báo New York Times cũng kết luận: Washington “đã đánh mất sự tin tưởng của người dân khi lạm dụng quyền lực nhân danh cuộc chiến chống khủng bố”. Xã luận của báo New Yorker đánh giá dường như đối với Chính phủ Mỹ, bất kỳ hành vi nào cũng đều có thể chấp nhận được. Nhưng lối hành xử đó lại đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật! 
SƠN HÀ
nguồn: NET
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2013 01:13:00 bởi Phù vân >

THƯƠNG GIANG
  • Số bài : 5247
  • Điểm: 12
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.05.2009
  • Nơi: Xứ sở bạch dương
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.08.2013 06:58:00
0
dzuylynh


THƯƠNG GIANG


Lâu rồi RM không ghé vào thăm anh Tư ...và mọi người vì RM cũng chẳng viết được gì cả năm nay anh Tư ạ. Cảm xúc chết rùi chôn cả hồn thơ theo nữa.Hôm nay  có bài TÚY  ca mới viết gửi anh Tư nhé.

TÚY CA

Thiếu người tri kỷ ta say
 Đêm nay gục dưới trăng gầy lênh loang/...
Hồn ta một mảnh úa vàng .
Cô đơn tựa nấm mồ hoang trên đồng…

Túy ca buông giữa thinh không
Dìm ta chết đuối trong dòng  phù sinh.
Ngất ngư ,độc ẩm riêng mình
Vườn khuya sương  giọt kết tinh ngấn  sầu.

Hồng nhan tri kỷ nơi đâu,
Bỏ ta  ngụp giữa bề dâu chốn đời?
Men say chuếnh choáng  lên môi,
Rót thêm ly nữa mong  vợi nhẹ buồn.

 Thương Giang

...Hồng nhan tri kỷ nơi đâu,
Bỏ ta  ngụp giữa bề dâu chốn đời?
Men say chuếnh choáng  lên môi,
Rót thêm ly nữa mong  vợi nhẹ buồn....

cám ơn rau muống đã gửi cho anh tư bầu rượu ngon thật đúng lúc .mừng sinh nhật em - an bình hạnh phúc.


Anh Tư ơi !
Cám ơn anh đã nhớ tới SN của em.Thật lòng xin lỗi anh  hôm nay em mới ghé vào VNTQ rồi  qua đây thăm anh và đọc được lời chúc mừng SN của anh dành cho em..RM cảm động  nhìu...nhìu...Cám ơn anh Tư  nhé.
Anh bị bệnh sao vậy ? Bây giờ anh đã khỏe chưa?Anh đã bỏ được thuốc lá hay vẫn hút? Hy vọng anh Tư chỉ bị cảm cúm sơ sơ  do thời tiết thui chứ không ảng hưởng đến thanh quản  ....
Chúc anh Tư nhiều sức khỏe (nhưng có SK rùi cũng phải giữ  gìn đó anh Tư nhé) để tiếp tục "cày" trên những nốt nhạc...hì...hì...
Út RM.

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.08.2013 22:20:05
0
Lâu quá mãi chơi rông quên mất đường về nhà. Chào Anh Lynh và quý anh chị em Phù trầm, SH gởi lời chúc an ành đến mọi người
 
Viết cho ngày đã cũ

Viết cho ngày đã cũ
thôi còn chi đâu em
trăng lơ lững bên thềm 
sầu về trong đôi mắt 

viết cho ngày gặp mặt 
lệ buồn trong mắt nhau
xin đừng gợi niềm đau 
của những ngày xưa cũ

ừ, em anh tự nhủ 
góc hồn xưa rêu phong
cuộc tình chẳng đếm đong 
hững hờ như làn gió

lối mờ đêm trăng tỏ 
ai về như cơn say 
cung đàn lỡ tầm tay
nốt sầu rơi… quãng lặng

nẻo về trong đêm vắng
chập chờn hương cau xưa
thêm một lần tiễn đưa …. 
viết cho ngày đã cũ 

01/8/2013
Sông Hương – Tương Huyền
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2013 22:25:21 bởi SongHuong >
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.08.2013 22:23:07
0
THU CUỐI
                   Tặng Tương Huyền
Anh đánh mất mùa thu
Buổi em về bên kia góc phố
Mưa như tiếng đàn vụn vỡ
Một chút tình thu mong manh
 
Chỉ còn lại mình anh
Nhặt chiếc là vàng rơi trên tóc
Chừng như lá thu bật khóc
Ngày em sang bên kia sông
 
Có thể  những hoài mong
Ngày gặp lại dường như vô nghĩa
Phím đàn chùng trên nốt lặng
Chiều thu vụn vỡ trong mưa
 
Ngại bước chân chiều xưa
Cứ gõ nhịp buồn trong tâm thức
Nhỡ mai lời ru day dứt
Mồ côi chiếc lá thu rơi
 
Đừng trách nữa người ơi
Mai cuộc tình mãi là dĩ vãng
Kỉ niệm nhòa theo năm tháng
Nhủ thầm ... ai mất mùa thu
 
Huế 4/8/2013
Sông Hương
 
 
 
 
 
 
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.08.2013 12:23:50
0
 
 

Anh Tư ơi !
Cám ơn anh đã nhớ tới SN của em.Thật lòng xin lỗi anh  hôm nay em mới ghé vào VNTQ rồi  qua đây thăm anh và đọc được lời chúc mừng SN của anh dành cho em..RM cảm động  nhìu...nhìu...Cám ơn anh Tư  nhé.
Anh bị bệnh sao vậy ? Bây giờ anh đã khỏe chưa?Anh đã bỏ được thuốc lá hay vẫn hút? Hy vọng anh Tư chỉ bị cảm cúm sơ sơ  do thời tiết thui chứ không ảng hưởng đến thanh quản  ....
Chúc anh Tư nhiều sức khỏe (nhưng có SK rùi cũng phải giữ  gìn đó anh Tư nhé) để tiếp tục "cày" trên những nốt nhạc...hì...hì...
Út RM.

Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii  
cám ơn út rau muống Thương Giang, bạn hiền Sen Đất, CathyLy, CàNa, thienthanh, cụ Huyền Băng và các bạn đã gửi lời thăm hỏi sức khỏe dzuylynh .
hôm nay phẻ phẻ chút lết lên GDPT ủi chút nỗi niềm cùng út rau và các bạn đây nghen 
anh 4 đọc mấy cái meo của út rau mà cảm động đậy qúa chừng chừng. yên tâm, anh 4 làm sao mà mất giọng được cơ chứ ?
gừng càng già càng ... chua mà lị !hì hì
chỉ là cái giàn studio nó đỏng đảnh chút ! gượm tí đã nào, sẽ ổn thôi !
chúc các bạn mình vui trẻ sáng tác khỏe
chú sônghương lặn sâu mò hến xúc bánh đa đủ chưa ?  lâu ghê mới thấy ngoi lên há ? 
 
 
 
 Với thi nhân câu thơ còn dan díu
 Lẽ nào xa khi còn thiếu nợ người?
 ( thơ Thương Giang )

ƯƠM VẦN DỆT NỢ THI NHÂN 

thơ ươm ý dệt... nợ thi nhân
dan díu vần câu đã mấy lần
nhặt lá ngòai sân sàng giai điệu
gạn gió ngang trời lọc tiếng tiêu

tri kỷ cùng mây đợi ráng chiều
rượu hâm chờ nhấp tiễn tri âm
cạn chén tương như sầu hiu hắt
vó ngựa hồng khoan nhặt gõ vang 

ta người chinh chiến lạc quan san
em trải vần thơ họa tiếng đàn
phím tơ hòa nhịp tràn cung bậc
viễn xứ phương trời ngây ngất say

hồ cầm vọng nguyệt gảy khúc ca
tống tửu nghinh hoa cạn chén ngà
thi nhân bằng hữu người đâu tá
phiêu bạt giang hà thơ với ta!

dzuylynh-Aug 32013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2013 19:26:10 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.08.2013 16:25:03
0
THU CUỐI
Thơ : Nguyễn Sông Hương
Phổ nhạc,hoà âm,làm clíp và thể hiện : HẢI ANH
Tặng tác giả thơ Nguyễn Sông Hương bài hát mới :

Anh đánh mất mùa thu
Buổi em về bên kia góc phố 
Mưa như tiếng đàn vụn vỡ 
Một chút tình thu mong manh

Chỉ còn lại mình anh 
Nhặt chiếc là vàng rơi trên tóc
Chừng như lá thu bật khóc 
Ngày em sang bên kia sông

Có thể những hoài mong
Ngày gặp lại dường như vô nghĩa
Phím đàn chùng trên nốt lặng
Chiều thu vụn vỡ trong mưa

Ngại bước chân chiều xưa
Cứ gõ nhịp buồn trong tâm thức
Nhỡ mai lời ru day dứt
Mồ côi chiếc lá thu rơi

Đừng trách nữa người ơi
Mai cuộc tình mãi là dĩ vãng
Kỉ niệm nhòa theo năm tháng
Nhủ thầm ... ai mất mùa thu.

http://sannhac.com/mp510659/THU-CUOI-haianhyeunhacvietnam.htm
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.08.2013 23:11:13
0
 ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

San Jose, chuyện kể từ đầu.

Ði theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam thì qua lãnh vực tình yêu và gia đình, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ.

Cali Today News - Ghi chú: Tháng 10 năm nay, tôi đựợc báo Việt Luận mời qua Úc châu. Bạn thâm niên ở NSW có con bên San Jose bèn hỏi rằng cái xứ Zôzê có gì lạ. Bác Phan Lạc Phúc định cư ở Úc đã từng ghé San Jose nhưng chẳng nhớ được nhiều và cũng không nghĩ rằng sẽ có ngày trở lại. Bác Thanh Thương Hoàng ở San Jose thì chỉ mong có ngày qua Úc thăm con trai. Bác Lê Trung Hiền nói rằng qua Úc cho tôi hỏi thăm ông Phúc đại đội trưởng đầu tiên của tôi ngoài Bắc thời kỳ 50. Nói là có thiếu úy Hiền ở San Jose vẫn có ý chờ. Vũ Thế Quang cũng muốn đi từ DC xuống San Jose rồi qua Úc mà chẳng biết bao giờ. Bác Văn Quang muốn đi từ Úc đến San Jose nhưng xem ra vô vọng. Các bạn già loanh quanh các tiểu bang Hoa Kỳ   không khó. Vượt thác Niagara qua Canada cũng có thể. Nhưng tuổi cao niên đi Úc xem chừng khá vất vả. Vậy mà chúng tôi có cơ hội cho chuyến đi cuối đời.  Xin kể chuyện San Jose tặng báo Việt Luận và độc giả ở miền dưới địa cầu. Tôi đã viết nhiều về "My hometown San Jose"nay xin viết lại thật dài. Cũng xin gửi tặng các thân hữu đồng hương đã cùng sống với nhau “Những ngày xưa thân ái” tại thành phố này. Kỳ này tôi đem San Jose gửi đến Sydney.

 
Cali, ngày trở lại. Cách đây 37 năm gia đình chúng tôi trở lại California vào tháng 8 năm 1976. Nói là trở lại Cali vì sau vụ di tản tháng 4-75 chúng tôi đã đến Hoa Kỳ vào tháng 6-75 tạm cư ở Camp Pendleton rồi ra phi trường Los Angeles bay về định cư ở miền Ðông. Ở Virginia được 1 tháng thấy không êm, lại tự túc lấy xe đò Greyhound mà về với nhà thờ bảo trợ ở thị trấn Springfield - thủ đô của Illinois. Sau một năm nếm mùi xứ lạnh cả nhà lại cùng bè bạn tổ chức chuyến viễn du Tây Tiến để về ăn trợ cấp ở Cali. Đưa người ta đi khai oenphe, sao nghe tiếng sóng ở trong lòng. Nắng vàng hiu hắt tên thành họ, chờ đến hoàng hôn lãnh phút tem. Nếu hỏi rằng cái đất Cali huyền diệu và hấp dẫn kéo dài cả ngàn dặm từ Bắc xuống Nam bao nhiêu là thị trấn, tại sao chúng tôi lại cư ngụ tại San Jose. Câu trả lời chỉ là định mệnh. Thực sự đất Cali vào cuối năm 76 ở đâu cũng có một số bạn bè nhưng bước chân tha hương đã dừng lại đặt cọc tiền nhà ở cái Apartment đường số 7 thì San Jose chính là xóm làng mới của chúng tôi. Thấm thoát đã gần 40 năm tại Hoa Kỳ và trong đó có 37 năm đơn vị Giao Chỉ đóng quân quanh quẩn ở một thị trấn.
 
Chúng tôi đã có cơ hội chứng kiến thị xã San Jose thay đổi từ bộ mặt cũ kỹ của một thành phố nông nghiệp trải qua thời kỳ điện tử phát triển. Với tháng ngày trôi qua, vườn nho và cánh đồng hoa vàng nay trở thành xưởng máy.
 
Cộng đồng Việt Nam từ 3,500 người cuối năm 75 cho đến bây giờ vào năm 2013 trở thành trên100 ngàn dân, chiếm hơn10% của đô thị đông đảo thứ ba tại California sau Los Angeles, San Diego và qua mặt San Francisco.
Mới đây báo chí tỵ nạn có nhắc nhở đến một nhà văn Hà Nội tên là Trần Văn Thủy, đi phỏng vấn các nhân vật hải ngoại và góp thành một cuốn tiểu luận tựa đề là “Nếu đi hết biển”.
 
Trong đó có đoạn văn ẩn dụ rất sâu sắc kể rằng lúc còn thơ ấu tác giả hỏi bà thím là nếu đi hết làng ta rồi đến đâu. Lời trẻ thơ với các câu hỏi nối tiếp để bà thím trả lời rằng nếu đi hết làng ta sẽ đến làng bên, rồi lên huyện, lên tỉnh rồi ra đến biển. Khi cậu bé hỏi rằng nếu đi hết biển thì đến đâu, bà thím buồn rầu không trả lời được. Cậu bé Trần Văn Thủy lớn lên đi năm châu bốn bể đã tìm được câu trả lời là đi qua các quốc gia, các đại lục rồi sẽ trở về cố hương. Trong một bài tạp ghi tôi đã viết rằng tuy rất tâm đắc ý kiến của tác giả nhưng vẫn thấy cần phải đưa ra một phản đề bởi vì tôi cho rằng ông không hiểu hay là cố ý không muốn hiểu tâm tình của người tỵ nạn. Người du khách đi lang thang bốn phương trời chân không bén rễ thì sẽ về lại cố hương. Nhưng lưu dân di tản tỵ nạn như chúng tôi thì nơi nào an cư lạc nghiệp, nơi đó sẽ chính là quê hương. Thực vậy, những năm đầu dù đã lập nghiệp, mua nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái, người lưu dân có khi vẫn tưởng mình ở cõi tạm dung. Rồi những năm tháng dần qua, đất tạm dung chẳng biết đã trở thành quê hương mới từ lúc nào không rõ. Vì vậy xin kể câu chuyện sau đây.
 
Chúng tôi có thằng cháu họ làm thợ máy ở Thủ Ðức. Bà chị chúng tôi kiếm tiền cho nó vượt biên. Vài tháng sau có thơ từ Thái Lan gửi về báo tin là bây giờ cháu làm thợ chạy máy đèn cho trại. Ngày lãnh được hơn 10 Mỹ Kim, khá lắm. Cháu muốn ở lại, không đi đâu nữa. Ở quê nhà ra lệnh nó phải tiếp tục đi, cứ hướng ra biển mà đi. Thằng nhỏ rất tháo vát thi hành theo lệnh mẹ nhưng thấy chờ ở trại Thái Lan quá lâu, đã cùng bạn bè ăn cắp tàu vượt biên mới đến, đổ dầu chạy qua Indo. Thật may mắn cháu trải qua bao nhiêu gian khổ đã đến trại tỵ nạn Nam Dương. Chuyện này các báo có đăng tin. Rồi lệnh từ Thủ Ðức lại đưa ra là nhất quyết phải xin đi Mỹ. Phải đi cho hết biển Thái Bình Dương.
 
Trải qua 3 năm nằm lỳ cố thủ ở trại sau cùng cháu tôi cũng đến San Jose. Thằng nhỏ viết thơ về báo tin là đã đi hết biển thì bây giờ đi đâu.
 
Thơ nhà hỏa tốc gửi qua lời lẽ nửa vui mừng nửa giận dữ: “Tiên sư thằng ngu. Ðã đi hết biển mà đến được San Jose thì bây giờ làm giấy đoàn tụ cho mẹ mày và các em qua chứ còn đi đâu nữa. San Jose là nhất rồi.”
      


 Down Town San Jose 100 năm trước và ngày nay
 
Ðó là lý do mà gia đình tôi cũng như thằng cháu họ đã ở lại San Jose suốt bao nhiêu năm nay. Chúng tôi bao năm thao thức với “mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội”. Ðã nghe đi nghe lại lời ca tha thiết: “Về đây nghe anh, về đây nghe anh, về đây mặc áo the, đi guốc mộc” nhưng sao mãi chẳng quay về cố hương.
 
Cũng như mọi người, chúng tôi cũng có người em Mùa Thu Hà Nội, “mà sao ở tuổi phong sương anh chưa gắng tìm về.”
 
Cũng như anh em, chúng tôi có 20 năm Sài Gòn tràn đầy kỷ niệm mà sao suốt cuộc đời di tản chỉ nằm mơ với cơn ác mộng bị kẹt lại quê nhà.
 
Cũng như tất cả di dân tỵ nạn lưu vong, chúng tôi cũng có tấm lòng thương yêu đất nước quê hương, nhưng đôi khi phải hẹn rằng “Nghìn năm sau mới níu bóng quay về.”
 
Trong khi đó thì San Jose, đất tạm dung đã thực sự cho ta dân chủ, cơm áo, với đời sống đầy cơ hội và được phép mưu cầu hạnh phúc. Tuy rất cá nhân, rất vị kỷ, nhưng rất tự do.
 
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, chưa hề bước chân ra Hà Nội mà đã sáng tác bài “Có phải em là mùa Thu Hà Nội:. Tha thiết nghẹn ngào biết chừng nào. Và ông Nam Lộc, một “Social Worker” nổi tiếng của thế giới tỵ nạn cũng để lại bản nhạc Vĩnh biệt Sài Gòn hay đến nỗi ở Việt Nam khi nghe được trên BBC đã đồn rằng đây là bản mới của Phạm Duy.
 
Vậy mà chúng ta bao năm sống trong lòng quê hương San Jose mà không viết được một bài ca ngợi thành phố này. Như vậy có bạc bẽo quá hay không.
 
Do đó xin viết đôi dòng về San Jose, chuyện kể từ đầu.
 
MỘT CHÚT LỊCH SỬ
 
Vào thế kỷ thứ 16, San Jose là vùng đất hoang dã. Phải đến năm 1720 mới có dấu vết của con người. Ngày 21 tháng 5-1737 di dân định cư tuyên xưng ông thánh Saint Josept và danh hiệu San Jose đã trở thành lịch sử. Hơn 100 năm sau, vào năm 1849 thành phố San Francisco thành lập. Kế tiếp ngày 27 tháng 3-1850 tiểu bang California được công nhận và chọn San Jose là thủ đô đầu tiên của California.
 
Trong số 9 đô thị của Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn thì San Jose đất rộng nhất nhưng người thưa nên suốt 200 năm vẫn phải đóng vai đàn em San Francisco vì đô thị này ra đời trước một năm. Các bạn có thể đã biết rằng đội ban 49er của Cựu Kim Sơn đã lấy con số 1849 kỷ niệm năm San-Fran thành lập và trở thành đô thị số một của miền Viễn Tây. Du khách đến San Francisco không ai biết đường đến San Jose cho đến khi nữ ca sĩ da đen Dionne Warwick đã làm rung động   giới giang hồ với bài ca tình tự POP culture.
 
- Do you know the way to San Jose, I've been away so long, I may go wrong and lose my way.
Anh có biết đường về San Jose hay không? Tôi đã đi xa từ lâu, nay có thể lạc lối về. I'm going back to find some peace of mind in San Jose...
 
Ðúng như vậy, gần 40 năm trước, những người Việt di tản đã đến San Jose để tìm một chút bình yên, bỏ lại sau lưng một nước Việt buồn.
 
Vào thời kỳ cuối thập niên 70, San Jose còn những cánh đồng đầy hoa vàng. Xa lộ 87 và 680 đang xây cất. Ngày nay hoa vàng chỉ còn trong kỷ niệm. Cả một khu down town tráng lệ mới mẻ đã dựng lên do tiền bạc thế giới đổ về như nước của một thời vàng son đã làm thành cái nôi của Thung Lũng Ðiện Tử.
 
Dân số San Jose bây giờ lên đến trên 900 ngàn dân, đông hơn San Francisco và một thời đã được coi là thành phố lớn an toàn nhất nước.
 
Nhà cửa cũng đắt đỏ hàng đầu quốc gia với lợi tức chung của một gia đình là $80 ngàn Mỹ Kim một năm.
Sự phồn thịnh của San Jose chắc chắn đã có sự góp mặt của người Việt suốt 38 năm qua. Tuy nhiên, thực sự đợt di dân đông đảo của người Mỹ từ miền Ðông đến San Jose đã xẩy ra từ hơn 100 năm trước.
 
Ðúng vậy, hơn 100 năm trước có một gia đình di dân từ Kentucky về San Jose. Chồng là bác sĩ, vợ là nhà hoạt động xã hội. Họ là những nhà phiêu lưu đi tìm đất lành như chúng ta đến từ Thái Bình Dương. Chuyện về gia đình này lập nghiệp ở San Jose là câu chuyện đời thường nhưng rất tiêu biểu. Năm 1899, họ mua được một ngôi nhà ngon lành tại San Jose với giá 7,000 đồng. Ngôi nhà này bây giờ trị giá trên một triệu đồng. Ði nhổ răng phải trả tiền mặt cho nha sĩ là 5 đồng. Nhưng thực phẩm ở vùng này thời đó còn thiếu nên phải mua 3 đồng một con gà và 3 đồng một tá trứng gà. Giá trứng gà hiện nay vẫn còn đứng lại nhưng giá nhà thì tăng lên gấp 100 lần. Bà bác sĩ hoạt động thiện nguyện cho nhà thờ cho đến khi về già nên được gọi là Grandma của tất cả mọi người. Thành tích gây quỹ xã hội có lần thu đến 100 Mỹ kim. Tên của bà vẫn còn đến ngày nay và người Việt nào cũng nhắc đến mà không hề biết rõ. Ðó là gia đình Bascom. Trên con đường Bascom có nhà thương Bascom nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam. 
 
Từ thời của gia đình Bascom, dân số San Jose chỉ có 25,000 cho đến nay thành phố cả triệu dân, đã có biết bao nhiêu thay đổi. Trong 30 năm sau cùng của thời hiện tại chúng ta đã đóng góp vào thành phố này bằng sự hiện diện quan trọng nhất là dân số tăng dần vượt tất cả mọi chỉ tiêu về thống kê. Trong lúc đi tìm dữ kiện, chúng tôi ghi nhận những mẩu chuyện vụn vặt rất lý thú về người Việt đến Bắc Cali trước 75, trong thời kỳ 75 và sau này. Hai vợ chồng một gia đình Việt Mỹ bán đồ nhà binh tại chợ trời Capitol là người quen biết lo sưu tầm các di vật của Việt Nam Cộng Hòa cho chúng tôi. Ông chồng là cựu chiến binh ở Việt Nam. Ông nói rằng các cựu quân nhân có vợ Việt Nam về cư ngụ tại địa phương này trước năm 75 có quen biết nhau nên thường sinh hoạt chung thành nhóm vài chục người. Ông hãnh diện cho biết rằng chỉ còn lại rất ít như gia đình của ông bà vẫn ở với nhau đầy tình nghĩa chung thủy Việt Mỹ. Ðợt tỵ nạn từ 75 đã đem lại cho quý bà quý cô cả một chân trời quê hương bỏ lại. Các bà dẫn chồng Mỹ vào thăm trại Pendleton ở Nam Cali để làm công tác xã hội, tìm người thân, hoặc là chẳng làm gì cả, chỉ cốt đi xem người Việt tỵ nạn, đón về nhà, mời ăn uống, tìm Sponsor. Và sau cùng thì đa số quý bà Việt Nam đều lá rụng về cội.
 
Ði theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam thì qua lãnh vực tình yêu và gia đình, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ. Ðó là thế giới của phụ nữ Việt trước 75. Ngoài ra còn có thế giới của sinh viên Việt Nam du học trước 75, hiện cũng trở thành nhóm ái hữu sinh hoạt với nhau trong phạm vi riêng tư.  Còn người Việt đến Hoa Kỳ trong đợt 75 thì ai là người đến đây đầu tiên. Ký giả Hoa Kỳ đã viết một bài trên San Jose Mercury News ngày 24 tháng 4-1975 đề cập đến nhóm gia đình 154 người đi máy bay World Airway trực tiếp từ Sài Gòn đến San Francisco. Ða số quý vị này hiện đã thành đạt và vẫn còn cư ngụ trong vùng. Nhóm gia đình sớm sủa đến Mỹ gồm có các ông cựu tổng trưởng kinh tế Nguyễn Kim Ngọc và ông dân biểu Ngô Trọng Hiếu.
  
Từ 29 năm qua cho đến bây giờ. Cộng đồng người Việt sống và trải qua kinh nghiệm của hoàn cảnh song văn hóa. Chúng ta sử dụng song ngữ đã đành, chúng ta còn vui hưởng một lượt 2 đời sống rất phong phú. Từ sáng cho đến chiều, chợ Mỹ, chợ Việt, báo Mỹ, báo Việt, Radio TV Mỹ Việt đề huề. Thậm chí hóa đơn điện nước, điện thoại cũng đều song ngữ. Phiếu đi bầu cũng hai thứ tiếng. Ðiện thoại kêu gọi chào hàng làm phiền chúng ta cũng có cả Anh lẫn Việt ngữ. Suốt 12 tháng một năm, chúng ta vui hưởng và tham dự cả Vu Lan lẫn Memorial Day và Mother's Day. Nếu là người con hiếu thảo quanh năm ta có thể lên nghĩa trang Việt Nam thăm mộ cha mẹ từ Tết Tây tháng Giêng, Tết Ta tháng Hai, Thanh Minh tháng Ba, Memorial và Mother' Day tháng 5, Father's Day tháng Sáu, Vu Lan tháng 8 và Thanksgiving tháng 11. Trẻ em chúng ta vui hưởng ngày Tết Trung Thu tháng 9 và Halloween tháng 10. Ðặc biệt quý vị cao niên, thì giờ rộng rãi yêu văn chương chữ nghĩa có cơ hội vào thư viện thành phố 9 tầng, 177 triệu Mỹ kim để tham khảo một triệu thứ tài liệu. Bấm máy điện toán có phần tiếng Việt. Quý vị có thể đem về 10 tape Thúy Nga Paris hay văn nghệ Asia và 100 cuốn sách một lần. Nhưng chắc chắn không ai có thể đọc được nhiều như thế vì còn phải dành thì giờ cho 6 chương trình TV, 6 đài Radio 24/24, hàng chục tờ tuần báo và nguyệt san cùng với 4 tờ nhật báo. Tất cả đều phát không và toàn bằng Việt ngữ.
 
Về văn hóa ẩm thực thì phải nói rằng các thức ăn căn bản của các sắc dân không đâu ngon hơn California, gồm cả thực đơn Việt Nam. Hamburger ở Cali ngon hơn ở Ðức, Pizza ngon hơn ở Ý, Vịt Bắc Kinh ngon hơn ở Bắc Kinh, Tacco ngon hơn ở Mễ. Bánh Tôm Cổ Ngư ngon hơn Cổ Ngư Hà Nội, Chả Cá ngon hơn ở Thăng Long. Ðó không phải là ý kiến của chúng tôi mà chính quý vị đi chơi khắp bốn phương trời về nói lại. Và đặc biệt là món phở. Dù cho đi bốn phương trời hay về cả ở ba miền Trung Nam Bắc Việt Nam, trở lại Hoa Kỳ ai cũng nói Phở Cali là nhất. Sau hết, chúng tôi đã tham khảo qua các tác phẩm của hơn 16 sắc dân đến Hoa Kỳ trong 100 năm qua viết về nước Mỹ. Có thể đi đến kết luận rằng đây là một xã hội tuy không toàn hảo như gần đạt được chỉ tiêu mà con người mong muốn. Một xã hội tự do, tôn trọng nhân phẩm, con người có cơ hội đồng đều. Chỉ cần làm việc một giờ đủ tiền cho thực phẩm một ngày. Hai giờ là đủ mua một bộ quần áo. Dù là lương tối thiểu, giàu hay nghèo ai cũng có xe hơi chạy trên xa lộ trị giá trên 100 tỷ đô la khắp nước Hoa Kỳ.
 
Cũng bắt đầu từ 38 năm về trước khi cộng đồng Việt Nam thành hình thì San Jose trở thành trái tim của miền Bắc California.
 
Toàn thể người Việt tại Bắc Cali hiện có 300 ngàn dân nhưng riêng thành phố San Jose có 100,000 vào kỳ kiểm kê dân số năm 2010. Hiện nay San Jose là thành phố đông dân Việt nhất trong số tất cả các đô thị trên thế giới.
Ngoài đặc điểm về dân số, San Jose còn có khá nhiều thành tích về những hoạt động tiên phong của người Việt tại Hải Ngoại. Về truyền thông miền Bắc có tờ nhật báo Việt Nam của Nguyễn Kim Bảng phát hành hàng ngày trước khi tờ Người Việt ở quận Cam ra đời. Nhật báo Việt Nam vẫn còn tiếp tục đến nay cùng với nhiều nhật báo khác như Thời Báo, Cali Today v.v...
 
Radio Ðông Thành cũng là chương trình phát thanh đầu tiên và tiếp theo Truyền hình Việt Nam Tự Do cũng là chương trình TV Việt ngữ hàng ngày đi tiên phong tại Hoa Kỳ trước cả miền Nam California.
 
Dân Việt Bắc Cali cũng tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng 4 lần đầu tại công viên St. Jame năm 1978 và tổ chức Hội Tết quy mô lần thứ nhất vào năm 1983.
 
Về phương diện văn hóa xã hội, cơ quan IRCC, Inc. do người Việt thành lập để cung cấp dịch vụ tỵ nạn từ năm 1976. Trong khi đó trung tâm Việt ngữ Văn Lang với 1,000 học sinh và gần 200 giáo chức nhân viên tình nguyện vừa tổ chức chào mừng 25 năm công tác. Các đoàn thể Hướng đạo, Không quân, Hải quân, Nhảy dù v.v. cũng đều có lịch sử sinh hoạt một phần tư thế kỷ.
 
San Jose cũng là nơi có Câu Lạc Bộ Việt Dã Việt Nam tham dự các kỳ chạy đua với Hoa Kỳ và chạy đuốc Tự Do từ SF về San Jose vào dịp Tết mỗi năm.
 
Ðặc biệt cũng tại miền Bắc California một nghĩa trang hoàn toàn Việt nam đã được thành lập từ năm 1978 tại Los Gatos với 500 phần mộ. Kỳ đài Việt Nam Cộng Hòa cũng đã được thiết dựng từ năm 1990 tại đường Capitol Expwy nhưng đến năm 2000 vừa qua đã được di chuyển về vườn Kelley, nơi sẽ hoàn tất công viên văn hóa đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ. Cũng tại Vườn Kelley cạnh Senter Road một ngôi nhà cổ Victoria đã trở thành Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên trên thế giới do cơ quan IRCC thực hiện.


                                      Vitoria House 1880 và Viet Museum ngày nay 2013
 
Về lãnh vực kinh tế và thương mại Bắc California có khả năng tiềm ẩn rải rác từ Sacramento, San Francisco, Oakland, San Jose đến Milpitas. Ðã có nhiều khu thương mại Á Châu và Việt Nam và cũng trở thành một Little Saigon như tại Orange County. Khác hẳn tại các thành phố nhỏ như Westminster, Garden Grove miền Nam khi người Việt mới đến các nơi này chưa phải là vùng đông dân, do đó người Việt có cơ hội lập thành các khu vực với ranh giới riêng biệt. Tại Bắc Cali, dân tỵ nạn Việt Nam đến định cư đã hội nhập ngay vào các khu đông đảo người Mỹ, người Mễ nên phải nỗ lực tìm đường sinh tồn để dần dần vươn lên. Dù vậy, tại San Jose cũng có các khu thương mại Việt Nam ngay tại Down Town, khu Senter, khu Tully hoặc tương đối văn minh như khu Grand Century ở góc đường Story.
 
Hơn 20 năm trước, 2 bên đường phố tại San Jose toàn là đất trống với hoa vàng rực rỡ. Suốt 2 thập niên ngành điện tử nở hoa kỹ thuật. Ðất trống trở thành hãng xưởng. Hoa Kỳ gọi đây là Thung Lũng Ðiện Tử. Hầu hết 80% người Việt làm cho các hãng điện. Ða số chồng là Technician và vợ làm Assembly. Ca dao của Giao Chỉ có câu là: Ở đây chồng tếch vợ ly. Cùng làm một xíp còn gì sướng hơn.
 
Rồi tiếp đến thế hệ kế tiếp, con cái tốt nghiệp đa số vào làm kỹ sư.
 
Cùng với ngành điện tử phát triển, Việt Nam nhẩy vào làm ăn trong lãnh vực xe lunch. Chồng lái xe, vợ nấu bếp. Hàng trăm xe lunch ngược xuôi bán bữa ăn trưa cho nhân công các hãng. Thoạt đầu thuê xe, sau lên làm chủ xe và có các nhà làm ăn lớn trở thành chủ bãi. Ðây là các cơ sở Parking và tiếp liệu cho hàng trăm xe lunch. Gia đình ông Lê từ quê hương miền Tây nổi danh tại San Jose trong kỹ nghệ xe lunch. Hiện nay trở thành công ty lớn với danh hiệu Lee's Brothers đưa bao bánh mì vĩ đại lên các nóc nhà để làm huy hiệu tiêu biểu cho ngành Fast Food Việt Nam chinh phục thị trường Mỹ.
 
Về một lãnh vực khác, ông Ngô Hứa, một công dân gốc Bạc Liêu, mở đầu sự nghiệp bằng xe bán cá lẻ ngược xuôi từ Monterey đến San Francisco, bây giờ trở thành nhà tư bản quan trọng trong thương vụ hải sản tại Hoa Kỳ, chủ nhân nhiều bến tàu, bến cá từ Ðại Tây Dương qua Thai Bình Dương. Cùng một lượt, trên các khu thị tứ toàn nước Mỹ hệ thống phở Hòa phát triển đưa hương vị độc đáo của tô phở đến các tiểu bang. Dù vậy ai cũng nhớ rằng tô phở Hòa đầu tiên bắt đầu ở San Jose. Chúng ta cũng không quên sự phát triển vượt bực của Việt Nam trong ngành nail. Ngồi ráp hàn trong xưởng, chạy xe lunch ngoài đường hay mở tiệm sơn móng tay, tất cả đều mở đường cho con cháu xây dựng thế hệ tương lai. Khi nói đến San Jose, không thể không nói đến rất nhiều chủ nhân của các hãng điện tử gốc Việt đã thành công và hiện vẫn còn giữ vững tay lái trong cơn sóng gió kinh tế hiện nay. San Jose cũng là cái nôi của các tổ chức Kháng chiến, Phục hưng và là nơi các vị lãnh đạo VNCH lựa chọn để tái xuất giang hồ như Thiếu Tướng Kỳ, Tổng Thống Thiệu và Ðại Tướng Khánh.
Ðó là câu chuyện của xóm làng San Jose gần 40 năm về trước rồi từ đó đến nay biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Ở Á Châu người ta thường nói đến chuyện dâu bể. Trải qua thời gian, biển cả được con sông bồi đắp phù sa trở thành ruộng dâu. Và những người dân Việt tiền phong đã đến đất này khai phá và xây nền móng cho cộng đồng và lớp người đến sau đã mở rộng chân trời để hình thành cả một quê hương của riêng ta trên đất mới.
Vào đầu năm 2005, khu bầu cử số 7 với 30% cử tri Việt Nam náo nức về tin có đến 5 ứng cử viên trẻ Việt sẽ ra ứng cử nghị viên thành phố. Ðây sẽ là một bài học mới hào hứng cho một vận hội mới. Khi niềm mơ ước một nghị viên gốc Việt thành sự thực lại tiếp theo với những khác biệt chia rẽ cả cộng đồng mà vết thương vẫn chưa hàn gắn.
 
Mặc dù miền Bắc của chúng ta không đông đảo bằng quận Cam, không có khu Little Saigon sầm uất nhưng chúng ta đã có nhiều khả năng tiềm ẩn. Chúng ta không quá tập trung để trở thành xa cách với dân địa phương. Chúng ta có cơ hội hội nhập nhiều hơn và đây là ưu điểm đáng lưu ý.
 
Khi chúng tôi có dịp xuống thăm khu thị tứ của cộng đồng Việt miền Nam, đã có những cảm tưởng vừa tự hào vừa quản ngại. Người Việt xây dựng được cả một thành phố Saigon nhỏ trên đất Mỹ quả thực là điều đáng hãnh diện. Tuy nhiên, toàn thể quê hương mới của dân ta không hề hấp dẫn người Hoa Kỳ và các sắc dân khác.  Do đó, có thể coi là chúng ta nên bằng lòng với sự phát triển chừng mực của cộng đồng Việt tại San Jose vì đây chính là sự thăng bằng giữa vấn đề bảo toàn truyền thống và việc tham dự vào con đường hội nhập.
Sau cùng, như chúng tôi vẫn thường góp ý kiến, tất cả lớp người tỵ nạn của bao năm qua chỉ là đợt khai phá tiền phong. Chúng ta chỉ là những cây tràm, cây đước của miền Ðồng Tháp - Cà Mau. Sau này con cháu chúng ta mới thực sự là cam quít. Nếu ta có bền gan vững chí, thành công hay thất bại thì cũng chỉ là những viên gạch lót đường cho các cộng đồng tương lai sẽ dựng lên và mãi mãi tốt đẹp về sau. Chuyện sau cùng là phải nói đến mối ràng buộc với quê hương. Dù ra đi trong hoàn cảnh nào thì mọi sắc dân định cư trên đất mới cũng trải qua những kinh nghiệm như nhau. Phần lớn nhận nơi này làm quê hương. Ba trăm năm trước người Anh đến Tân thế giới để trở thành người Mỹ. Đã hai lần đem quân về cứu quê hương. Ba trăm năm sau hiệp hội các quốc gia bị cộng sản thống trị họp tại San Francisco đã ghi nhận rằng, dù cố hương còn độc tài hay đã tự do dân chủ thì làm tân công dân trên đất mới vẫn giúp cho quê nhà nhiều hơn là quay về. Xem ra tưởng là vị kỷ nhưng chính là chân lý. Vấn đề là, anh còn nhớ hay anh đã quên.
 
Giao Chỉ - San Jose 2013

<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2013 23:16:45 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.08.2013 02:37:25
0



Hướng về đất mẹ

( tặng thi hữu saolinh.bùihồnglĩnh.thươnggiang.thúylan.tócnâu.ánhbích.dohop.diênvỹ.huyềnbăng )

tôi yêu những khúc dân ca
yêu giòng sông nhỏ phù sa quê mình
sáng chim hót gọi bình minh
trưa nghe cá quẫy lục bình dưới ao

đêm nằm đếm giọt mưa rào
xôn xao tấc dạ nao nao cõi lòng
nhìn con nước nổi nước ròng
trông về quê mẹ hòai mong trùng phùng

như tên rời khỏi cánh cung
cánh chim Bách Việt nghìn trùng ly hương
ngóng về cố quốc mà thương
hồn quê năm cũ náu nương phương nào

chiều nghe gió lộng cù lao
hỏi con đò nhỏ cắm sào đợi ai
câu hò em nhịp khoan thai
hương bồ kết đượm tóc dài ngang lưng

nhớ quê như lá nhớ rừng
thương con quốc gọi đau từng nỗi đau
tha hương bốn bể năm châu
hướng về quê mẹ bể dâu ngậm ngùi

bao giờ có một ngày vui
trăm sông ngàn suối cùng xuôi đường về
nửa đêm bừng tỉnh cơn mê
sao khuê còn thức nằm kề sông ngân


bêntrờiluânlạc - dzuylynh Aug 5.2013
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2013 02:42:08 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 09:16:32
0


http://www.box.com/s...5ev7uibeb8aoskd

thảo nguyên
thơ tân hình thức: Cao Nguyên _ diễn ngâm: Dzuylynh
Album: " Ở Nơi Có Mặt Trời " Dec.5.2011

anh đang trên thảo nguyên Plateau Gi
trong tay anh những cánh Dã Quỳ
trong mắt anh màu xanh của lá và trời gộp lại
trong trí anh những bước chân em trắng mịn
nhè nhẹ trên thảm cỏ đọng sương long lanh
trong đời anh một hồi tưởng rất hồng
và một thiết tha của niềm hoài vọng...

tất cả khởi đầu cho bản vẽ hôm nay

anh muốn dành tặng riêng em
một tâm hồn luôn sáng
trên những niềm yêu thương gợi nhớ
những góc cạnh quê hương xoáy tít
trong những giấc mơ em
những giấc mơ luôn trĩu nặng trong em
dù chỉ là một chút của Biển, của Sông, của Rừng
của Núi, của những cánh đồng, của những luống hoa..
bởi vì em quá tham lam
luôn nghĩ nhớ về đây
nơi chốn chào đời em buông tiếng khóc
nơi chốn mong cầu khi nhắm mắt vẫn còn ôm
những mảnh đời thất tán
từ một-trăm-cái -trứng sơ khai
những vết cắt của thời gian
của biến cố
thân tâm em lúc lành lúc vỡ
nước mắt em lúc ở lúc đi
vẫn đỏ au tâm huyết cội nguồn...

chiều đang xuống đó em
những hoàng hôn vàng ệch như giấc tuổi anh, em
những hoàng hôn như một dấu lặng
ngưng đọng
chờ đợi một chuyển giao
giữa đêm và ngày
giữa thế hệ chúng ta và con cháu
ngưng đọng để nhớ về xương máu
của Cha Ông
của chính anh và bạn bè anh
đã bón, đã tưới cho cây thêm xanh
cho cành thêm hoa quả...

đã đến lúc phải chuyển giao vào điệp khúc
cố quên lòng thù hận
cho tim mình khỏi bị ép chặc
nghẹt thở
con cháu chúng ta muốn được nghe
từ khởi đầu của điệp khúc
với nỗi cảm xúc tận cùng
về huyết thống
về danh dự của một Dân Tộc
và luôn muốn ngẩng cao đầu
trước mọi dị chủng
để nói
tôi là người Việt Nam

Thời gian trôi nhanh quá
từ lúc anh đặt nhát cọ đầu tiên
trong bình minh, lên bản vẽ
với tất cả những gì em khao khát
anh đã vẽ xong trước hoàng hôn

đêm đang xuống trên thảo nguyên
tịnh yên trên tất cả
nhưng chưa tịnh yên với anh
khi anh dùng một game màu rất sáng
vẽ qua những vì sao đêm
những vệt cầu mong như tâm nguyện
tất cả được bình yên
trong một điệp khúc hồng
ngân lên cùng lúc với tiếng chuông nhà thờ
báo hiệu một bình minh mới...

anh đang lắng nghe
lắng nghe
tiếng vỡ
của thời gian chuyển mình
khi lưng anh
đang thấm lạnh sương thảo nguyên
nhìn qua màn đêm
nhìn suốt những vì sao
anh nhớ em
một tâm hồn rất Việt Nam.

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 09:28:58
0
 

 
http://www.box.com/s/kpizvfph9ij8po4nvprh
 
HƯƠNG RỪNG CÀ MAU
truyện Sơn Nam . diễn đọc Dzuylynh

 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2013 23:13:45 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 10:10:29
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
 Một Tướng CSVN Đã Xin Tị Nạn Chính Trị Tại Hoa Kỳ và Tiết Lộ Âm Mưu Bán Nước Cho Trung Cộng.
Chuyện Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính ủy Tổng Cục Công nghiệp QuốcPhòng của CS Hànội, nộp đơn tại Seattle/WA xin tị nạn chính trị từ ngày 8-4-2013... là một sự kiện thời sự quan trọng."

ĐÂY LÀ DẤU HIỆU CHO SỰ " THÁO CHẠY 30 THÁNG TƯ" CỦA CỘNG SẢN VIETNAM. Một Tướng CSVN đã xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ và tiết lộ âm mưu bán nước cho TrungCong. Date: Monday, July 1, 2013, 11:29PM.   Mời xem bản tin đặc biệt dưới đây. Xin tuỳ nghi lượng định mức độ khả tín
HỎA TỐC & RẤT QUAN TRỌNG : TÀI LIỆU BÁN NƯỚC VIỆT NAM CHO TÀU CỘNG CỦA CÁC THỦ LÃNH VC & ĐẢNG CSVN.  Kính chuyển để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong & ngoài nước và cùng 80 triệu đồng bào trong nước kết hợp 4 triệu đồng bào tị nạn CSVN khắp thế giới dũng cãm vùng lên giải thể đảng CSVN càng sớm càng tốt để kịp thời cứu nước, cứu dân, cứu đạo thoát khỏi sự cai trị tàn ác của lòai QUỶ ĐỎ CSVN phản quốc, phản dân và TÀU CỘNG vô thần, cực kỳ dã man, vô nhân đạo. Kính mến, Bs LÊ Thị Lễ ------------------------------------------------------------ Gop gio <http://us.mc1202.mail.yah...%40yahoo.com>  Date: 2013/7/1Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng. Kính chuyển: *Chuyện Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính ủy Tổng Cục Công ngghiệp QP của CS Hànội, nộp đơn tại Seattle/WA xin tị nạn chính trị từ ngày 8-4-2013... là một sự kiện thời sự quan trọng. Nhưng rất tiếc là chuyện này đã không được báo chí Việt+Mỹ ở địa phương loan tin ???   Góp Gió 01-7-2013 http://tienggoicongdan.co...am-vao-trung-cong/> Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng Posted on 30/06/2013 <http://tienggoicongdan.co...am-vao-trung-cong/> by minhhieu90 <http://tienggoicongdan.co...-la-ngay-thuc.html> http://hoilatraloi.blogsp...uc.html6/29/2013  HLTL xin đăng mẫu báo nhận được để quý vị tường và tùy nghi nhận định.Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sát nhập nước Việt Nam.TS KERBY ANDERSON NGUYỄN  10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê  hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn “xin tỵ nạn chính trị”, sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là “du học sinh” ở tiểu bang này.Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu… tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ “Trung Quốc”.Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm “bỉnh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.Thật ra, các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự ” của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:“Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký “công hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịc sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng “.Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình “sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc” qua chiến thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến” với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về ” Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”.QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài “tịch thu” nước Việt Nam từng bước một: “Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến…” theo thể thức “diễn tiến hoà bình”. Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không “cướp nước Việt” mà chính người Việt Nam tự mình  “dâng nước” và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa. Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng.

 nguồn NET
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2013 18:27:02 bởi Ct.Ly >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 18:28:48
0
Dzuylinh khoẻ rồi phải hôn? Xin chúc mừng. Coi những hình sưu tầm này cho khoẻ thêm ha!
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 18:32:03
0
Nghị lực con người thật đáng khâm phục!
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 18:34:58
0
Những khoảnh khắc thật xúc động!
Attached Image(s)

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2013 22:51:00
0
sen dat


Dzuylinh khoẻ rồi phải hôn? Xin chúc mừng. Coi những hình sưu tầm này cho khoẻ thêm ha!



cám ơn bạn hiền đã cho đội dân phòng dàn chào Dzuylynh ngày xuất viện nghen ! cho dù có xi cà que cũng phải lết vô chơi với ACE chứ ?
Hạ chưa qua, Sen chưa tàn mà Thu đã chớm, lá vàng rụng rơi trụi lũi nơi này rồi đây Sen ạ !


 
tiếng hát Uyển My
 
Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều 
Bằng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu 
Từng chiếc từng chiếc lệ khô vàng héo 
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ réo tên người đời quên 
Nước mắt mùa Thu khóc than triền miên 

Nước mắt mùa Thu khóc trong đêm dài 
Mùa mưa chới với tiếng mưa buồn rơi 
Người xây ngục tối tình yêu lừa dối 
Giọt mưa tìm tới để chia lầm lỗi với người hoài trinh 
Nước mắt mùa Thu khóc cho cuộc tình 

Nước mắt mùa Thu khóc cho hạnh phúc 
Mỏng manh vụt đến rồi tan tành, như trăng thanh 
Nước mắt nào nguôi khóc cho đời mất thần linh 
Rồi, người xa người (tôi xa tôi) 

Nước mắt mùa Thu khóc than một mình 
Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh 
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa 
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài 
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2013 23:36:42 bởi dzuylynh >

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.08.2013 10:20:36
0
 
  Gửi tặng ông Tư và mọi người bức ảnh  
 
 
 
Dấu thời gian...
 
     
  mà  Cà Na tình cờ tìm được trên một trong hàng ngàn tảng đá cẩn tường của Getty Center ( California )
 
 
 
 
Cà na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2013 10:23:53 bởi Cà Na tn nguyen >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.08.2013 00:29:19
0

 
DẤU THỜI GIAN
(đến cecile )
 
lá hóa thạch
bám trên vách thời gian
vàng ố sợi thần kinh quên lãng
biển cạn, cát mềm, sương khô, gío vỡ, núi lở, mây tan
bước xuống trần chân thấp chân cao, thần tiên say chếnh chóang
leo lên mộ, quỷ ma khập khểnh cười nghiêng ngã thiên đàng
người xếp hàng chờ ban phát hồng ân

có, không, được, mất, khai sinh, hủy diệt... những hiển từ ghi trên đá
lá xướng danh, bụi bặm gieo vần âm ần dưới sợi gân
đường vân gãy, bụi bay, thời gian ở lại

với em, tháng năm dài đông lạnh triền miên
với ta, ngày giờ điểm bằng sát na ánh chớp
dấu thời gian nhạt mờ mái lợp
vách hư vô sạt lở tô bồi
chỗ linh hồn đang bám víu dung nham
nơi phún thạch đau vết chàm hỏa diệm

lá hóa thạch
nứt mảng màu hòang thổ
hoang tiêu nào chạm trổ nét phù điêu
đêm không em ta lẫy mấy câu kiều
nghe biển réo ánh thiều quang trỗi dậy

em vớt sóng vo viên nghìn giọt mặn
ta vãi lên trời muôn cung bậc trầm thăng
trăng chưa ngủ thức chờ tinh tú lặn
 em và ta vừa vặn một hình hài

chữ thánh thi hóa thạch
điệu thiền ca lạc phách
chạm linh hồn tôi tớ chúa ở trần gian
ta hoang mang bởi chưa tìm thấy niết bàn
em lang thang lạc lối kiếm thiên đàng đã nản
có hay không? nghĩa là gì ? hai chữ bình an!

cõi ta bà  
chẳng có khi nao đã là ta, hành giả
chốn nhân sinh
 biết đâu, em đã hiển thánh tự bao giờ...


dzuylynh - Aug 08,2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2013 23:24:59 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.08.2013 03:18:25
0
ÐA THỌ ÐA KHỔ



Vợ chồng H2T ở Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ảnh năm 1995.
 

Người Tầu có thành ngữ “Ða thọ đa nhục.” Người  sống lâu  bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”
 
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.



Ông bà George Sanders

 
Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ.
Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”
 
Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng đượckhông làm được.
 
Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.
 
Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:
“Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”
 
Ông cầm tay tôi:
“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”
 
Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.
 
Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.
 
Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.
 
o O o
 
Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.
 
Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương.
 
Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.
 
Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng  vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào..
 
Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.
 
Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.
 
* Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy  bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội.
Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:
“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa. “
 
Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.
 
Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng.
 
Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.
 
Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời.
 
Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:
“Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.”
 
Ông nói:
“Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.”
 
Vợ tôi nói:
“Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”
 
Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được.
 
Ông kể:
“Vợ tôi nói:
“Bắn đi anh. Cho em đươc chết.”
 
Tôi nói lời cuối với vợ tôi:
“Em sẽ không cảm thấy đau.”
 
Và:
 “Anh yêu em. Vĩnh biệt em”
Tôi nổ súng.”
 
Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói:
“Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.”
 
Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể:
“Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy.. Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi bố tôi là người tôi cảm phục nhất.”
 
Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:
“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”
 
Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo.
 
Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói:
“Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”
 
Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo.  Tù treo không bị cảnh sát kiểm xoát.
 
o O o
 
Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi.
 
Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.
 
Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói:
“Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”
 
Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.
 
Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.
 
Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gập Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết:
“Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lức phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.”
 
Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng.  Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.
 
Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói:
“Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
 
Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.
 
Bát đại khổ não ghi Tám Nỗi Khổ Lớn của con người:
Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.
Muốn có mà không có: Khổ 5
Có mà không giữ được:  Khổ 6.
Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.
Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.
 
Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ. Ðó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.
 
o O o
 
Mùa thu mây trắng xây thành.
Tình Em mầy ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?
 
Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng. Trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.
 
Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:
 
Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”
 
Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:
 
“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”
 
o O o
 
12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạVirginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.
 
Trong ICU – Ai Si  Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói:
“Xin Thiên Chuá tha tội cho em.”
 
Tôi nói:
“Em có tội gì. Mà Em có tội gì, Thiên Chuá cũng tha cho Em rồi.”
 
Nàng chỉ bị rập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.
 
Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.
 
Tôi hầu nàng ngày đêm.  Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.
 
Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.
 
Một tháng sau nàng đi được.
 
o O o
 
Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ:
“Tiếng thở này tắt là..”
 
Tôi cầu xin:
“Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”
 
Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.
 
Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.
 
Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói:
“Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói:
“Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
 
Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi:
“Ðau lắm không?”
 
Ðau thì tôi biết bạn tôi đau nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói:
“Ðứt ruột, nát gan.”
 
Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi:
“Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”
 
Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.
 
Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mát ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.
 
o O o
 
Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường: “Good bye.
See You next Life.”

 
Hoàng Hải Thủy 
nguồn : http://hoanghaithuy.wordpress.com/2013/04/12/da-tho-da-kho/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2013 03:19:29 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.08.2013 23:16:01
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Thăm viếng nơi an nghỉ của Lý Tiểu Long nhân ngày giỗ lần thứ 40  

Cali Today News - Đã 40 năm trôi qua sau khi Lý Tiểu Long qua đời, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long đã được tôn vinh như là một niềm tự hào của Trung Quốc và cũng là người tiên phong đưa phim võ thuật Châu Á gia nhập làng điện ảnh Holywood. Thời gian tuy trôi qua nhanh nhưng tên tuổi người tài hoa vẫn còn trong lòng nhiều người hâm mộ.
 
Hôm nay một buổi trưa hè đẹp trời vùng Tây Bắc, chúng tôi ghé thăm khu Capitol Hill  phía đông Lake Washington, đây là khu vực đông dân cư và nhiều trường đại học như Seattle Community College, Cornish College of Artsvà nỗi tiếng nhất là viện bảo tàng nghệ thuật Châu Á.Đặc biệt đây là nghĩa trang Lake view nơi an nghỉ của hai bố con Bruce Lee (Lý Tiểu Long) và Brandon Lee (Lý Quốc Hào), nghĩa trang này cũng có nhiều nhân vật nỗi tiếng khác được yên nghỉ nơi đây như: Công Chúa Princess Angeline,nhà thơ Denise Levertov, Thị Trưởng Seattle Beriah Brown, Seattle P-Ieditor Thaddeus Hanford, John W. Nordstrom người sáng lập đại công ty Nordstrom.v.v. Mộ Lý Tiểu Long nằm sát gần hai hàng cây rợp bóng, bia mộ làm bằng đá hoa cương màu hồng nhạt và màu đen của người con trai ông nằm sát cạnh nhau. Ngoài sự hâm mộ ông về võ thuật và điện ảnh, còn một đặc biệt khác là ngày qua đời của ông trùng với ngày sinh nhật của tôi (người viết). Đứng trước bia mộ ông, tôi chợt nghĩ rằng, cuộc đời này từng phút từng giây đều có người đến và kẻ ra đi vĩnh viễn, tất cả có mang theo và bỏ lại buồn vui, khổ đau và hạnh phúc, phải chăng đây là luật tự nhiên của vô thường.
Một chú ý khác là ngày 20 tháng 07 cũng là ngày đặc biệt trong lịch sử Việt Nam mà không một ai có thể quên được, đó là ngày chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc (Hiệp định Geneve 1954) hay còn gọi là ngày “bỏ phiếu bằng chân” lấy vĩ tuyến 17 làm khu phi quân sự. Chính vì có sự trùng hợp ngày tháng đó chúng tôi muốn viết vài dòng để tưởng niệm cho người tài hoa Lý Tiểu Long và để nhớ lại ngày di cư vĩ đại của người miền Bắc trốn chạy chế độ CS trên 60 năm qua.
 
-Nhân dịp nhằm ngày giỗ của nhà võ thuật kiêm tài tử điện ảnh Lý Tiểu Long chúng tôi xin tổng lượt qua tiểu sử người tài hoa này. Lý Tiểu Long  bính âm: Li Xiaolong;Tiếng Anh: Bruce Lee;Tên thật là Lý Chấn Phiên;Sinh ngày: 27 tháng 11 năm 1940 tại bệnh viện Jackson San Francisco, California.Ở 1 khu phố tàu cha là Lý Hải Tuyền và mẹ là Hà Ái Du trong đoàn kịch lưu diễn tại Mỹ – qua đời ngày 20 tháng 7 năm 1973 tại Hồng Kông) là một diễn viên võ thuật nổi tiếng trong nền điện ảnh Mỹ, ông là mộtngười Mỹ gốc Hoa. Khi còn bé, Lý Tiểu Long ốm yếu bệnh tật, cho nên mẹ đã đặt cho anh cái tên giống như con gái, thậm chí còn xâu hoa tai cho anh vì nghĩ rằng như vậy ma quỷ sẽ không ám. Khi anh tròn 1 tuổi, gia đình chuyển về Hong Kong, đến 5 tuổi anh trở thành diễn viên nhí trong nhiều bộ phim. 13 tuổi anh đã diễn hơn 20 phim. Thời gian này, Lý Tiểu Long bắt đầu học võ kung fu, năm 1959 mẹ anh quyết định đưa Tiểu Long sang Mỹ. Năm 1963, anh mở lớp dạy võ đầu tiên, một năm sau giành chức vô địch kung fu ở tiểu bang California. Năm 1963,Lý Tiểu Long về Hong kong thăm gia đình lần đầu tiên.Trong thời gian ở Mỹ Lý Tiểu Long học triết học tại trường đại học Washington,đồng thời ông dạy võ trong khuôn viên tòa nhà tổng hội sinh viên. Ngày 25/10/1963,là ngày đầu tiên Lý Tiểu Long hẹn hò với Linda,người mà sau này ông lấy làm vợ. Năm 1964,công việc dạy võ của ông bắt đầu phát triển. Tháng 8,1964 Lý Tiều Long chính thức tuyên bố kết hôn với Linda C.Emery. Năm 1971,ông bắt đầu nổi tiếng trong giới điện ảnh. Ngày 20/7/1973,Lý Tiểu Long từ trần để lại vợ và 2 con với sự nuối tiếc của những người hâm mộ võ thuật và giới điện ảnh.

 
Lý Tiểu Long có công mang nền võ học Trung Hoa với bộ môn “Triệt Quyền Đạo”đến gần hơn với thế giới. Anh chính là biểu trưng cho nền võ học hiện đại.
 
Lý Tiểu Long không chỉ là một diễn viên điện ảnh xuất sắc với bộ môn võ thuật mà ông còn là một nhà thơ nữa, ông viết nhiều bài nói về cảm xúc của mình trong cuộc sống, về nghịch lý âm dương, những biểu tượng của võ thuật tạo nên những nét đặc biệt trong thi ca của ông. Đồng thời ông đã nói lên tư duy của mình và triết lý đời sống qua võ thuật, ông tập trung vào các khía cạnh vật chất và ý thức tự giác cho chân lý và nguyên tắc,Lý Tiểu Long đã có nhiều câu nói đầy trí tuệ, giá trị.
 
Nói đến Lý Tiểu Long người ta chỉ nói đến tài năng võ thuật mà quên đi anh là con người với tâm hồn tràn đầy thi phú. Nhân đây tôi xin ghi lại một bài thơ trong thi tập của Lý Tiểu Long mà tôi đã đọc để chia xẻ với quí vị hâm mộ nhà võ thuật và diễn viên điện ảnh nỗi tiếng trong ngày giỗ của ông.
 
Once More I Hold You In My Arms                      Một Lần Nữa Anh Ôm Em Vào Lòng
Once more I hold you in my arms;                     Một lần nữa anh ôm em vào lòng 
And once more I lost myself in                     Lại môt lần anh mất anh trong
A paradise of my own.                                        Thiên đàng của chính mình
Right now you and I are in                                  Bây giờ anh và em trong
A golden boat drifting freely on a sunny sea      Chiếc thuyền lộng lẫy trôi tự do trên biển nắng
Far, far away from the human world.             Xa, thật xa khỏi chốn thế trần
I am happy as the waves dancing around us.    Anh hạnh phúc như những con sóng nhảy múa xung
                                                                            quanh chúng ta       
Too much analysis kills spontaneity,             Lắm tư lự sẽ giết chết hồn nhiên
As too much light dazzles my eyes.                  Tựa ánh sáng chói chan làm mờ đôi mắt
Too much truth astonishes me.                     Lắm sự thật khiến anh kinh ngạc
Despite all obstacles,                                         Bất kể mọi cản trở
Love still exists between us.                              Tình yêu vẫn hiện hữu giữa chúng ta
It is useless to try to stir the dirt                    Thật vô ích để gạn lọc dơ bẩn    
Out of the muddy water,                                     Ra khỏi bùn lầy nước đọng
As it will be come murkier.                             Vì nó chỉ thêm đen đủi
But leave it alone,                                             Cứ để nó yên
And if it should be cleared;                             Nếu như nó lắng đọng
It will become clear by itself.                            Thì tự nó sẽ trong

Lý Tiểu Long                                                    Translated by Linh Vũ 
 

Linh Vũ
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2013 23:19:13 bởi Phù vân >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.08.2013 08:36:17
0
Gởi bà con giai điệu cuối tuần. Chúc nhà mình an vui
 
MƯỜI NĂM 
Thơ : Sông Hương
Phổ nhạc,hoà âm,làm clíp và thể hiện : HẢI ANH
Tặng tác giả thơ Sông Hương bài hát mới :


Mười năm em bước sang sông 
Cây đa, bến cũ theo dòng trôi xuôi 
Mười năm tôi lạc xứ người 
Buồn vui theo những khóc cười nhân gian 

Em còn nhớ sóng Thuận An 
Nhớ chuông Linh Mụ quyện Đàn Nam Giao ? 
Tĩnh Tâm sen vẫn trắng hồ 
Người xa vời vợi phương nào biệt tăm? 

Tôi đi qua những tháng năm 
Những buồn vui, những thăng trầm áo cơm 
Mười năm... như thể gần hơn 
Dường đâu đó...những giận hờn, ngây ngô 

Mười năm tựa giấc chiêm bao 
Chút tình như gió gởi vào hư không .

Sông Hương

http://sannhac.com/mp511080/MUOI-NAM-haianhyeunhacvietnam.htm


MƯỜI NĂM - haianhyeunhacv




Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.08.2013 12:51:30
0
 
TRỞ VỀ
Tâm Ca Dzuylynh Tác giả trình bày
( đến cecile )

 ngủ đi em... ngủ ngoan
tôi ru em giấc mộng an bình
lời trần tình đẫm ướt trang kinh
giọt lệ hờn đừng để hoen mi
từng sợi buồn rồi sẽ tan đi, rồi sẽ tan đi
hãy ngủ ngoan, ngủ ngoan
xin cho em giấc mộng an bình
đời mình chỉ là nhánh rong rêu
rừng chiều vọng về giữa thinh không lời ru hời
hãy đến đây! với trái tim thắm mãi nụ cười
để bước chân đến với cuộc đời
bước xuống phận người giũ hết bụi đường
cuộc hồng trần đã lắm tai ương
hạt bụi vàng xóa vết đau thương
ngủ ngoan ... em hãy ngủ ngoan!
mờ nhân ảnh tan vào hư không
mộng về tâm chỉ làm tâm động
trở về tỉnh thức nhẹ như bông
mộng về sông sóng xô ảo vọng
mộng về mây trắng trời phù vân
trở về em !
ngủ ngoan xin cho em giấc mộng an bình
trở về em ...
hãy về nghe miếu đền lặng thinh
tiếng đàn đêm chở một thời kinh
giòng sông trăng thao thức gọi em về
giòng sông trăng thắp sáng chờ em về...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2013 23:11:08 bởi dzuylynh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.08.2013 20:13:05
0
Chủ nhật SĐ sưu tầm được truyện ngắn đọc cười cho vui nha!
DUYÊN TIỀN ĐỊNH

    (Cô hàng cà phê Tân Định kể)
    Ai có cho rằng tôi mê tín dị đoan nhảm nhí mặc kệ, tôi vẫn tin rằng có duyên "tiền định" mới nên vợ chồng. Chồng tôi người Việt nhưng quốc tịch Mỹ, lấy tên là Charle Lee, thường gọi là (Đít) Dick. Dick tốt nghiệp đại học Mỹ. Trong khi chờ ngày đi làm, bố chồng tôi có ý định đưa con trai về Việt Nam kiếm vợ. Anh ta học giỏi, đẹp trai, mặt mũi sáng láng nhưng khờ đặc trong việc giao tiếp với bạn bè. Ngay thời còn ở high-school, nhiều cô bạn cùng trường đến làm quen, anh ta cứ thụt lùi mãi, khiến các cô phát nản.
    Trước năm 1975, bố anh ta là hạ sĩ quan an ninh phi trường Tân Sơn Nhất, ông có người bạn đồng ngũ rất thân. Sau khi mất nước, bố anh ta về quê, xoay xở đưa cả gia đình vượt biên, còn người bạn thì về nhà, kế nghiệp cha mẹ, làm chủ một tiệm hủ tiếu ở đường Hai Bà Trưng, trước chợ Tân Định. Người bạn nầy gốc Tàu, tính cần kiệm và kín đáo nên không bị đánh tư sản (bị tịch thu gia sản, đuổi đi kinh tế mới).
    Ở Mỹ, bố anh chàng Dick thường thư từ cho người bạn bán hủ tiếu ở Tân Định. Khi biết ông ta có ý định về Việt Nam kiếm vợ cho con thì người bạn đồng ngũ nầy ngỏ ý muốn giới thiệu con gái của mình với anh Dick. Hai ông bạn trao đổi hình ảnh con của mình cho hai đứa nhỏ nghiên cứu, tìm hiểu nhau. Thấy hình cô gái cũng đẹp, chưng diện coi bộ còn thời trang hơn cả các cô gái Việt ở Mỹ nên Dick thích lắm, nhưng đỏ mặt, không có ý kiến. Thế là ông gọi cho người bạn, hẹn năm nay về ăn Tết, sẽ cho tiến hành lễ hỏi và lễ cưới cho hai đứa.
    Hôm gia đình anh ta xuống phi trường Tân Sơn Nhất, cả nhà cô gái long trọng đón về. Vừa là bạn chí cốt, lại sắp thành thông gia nên hai gia đình rất vui vẻ, thân mật. Cô gái đẹp hơn cả trong hình, nên chàng Dick thích mê, nhưng mắc cỡ. Hễ đối diện với cô ta thì mặt đỏ lên, miệng ấp úng, nói không nên lời. Hơn nữa, vì không rành tiếng Việt nên anh ta cứ ngập ngọng, nhưng nhờ cô gái đang học đại học, ban Anh văn nên cả hai không đến nỗi khó khăn khi chuyện trò. Cô ta rủ anh chàng đi chơi Sài Gòn, đi mua sắm, đôi khi còn chở Dick sau xe gắn máy, vi vút ra ngoại ô hóng gió, ăn uống ở các nhà hàng đồng quê. Được ngồi sau, ôm eo người đẹp, anh ta thích quá, nhất là khi được người đẹp ngồi bên cạnh tựa ngực vào người, giọng thủ thỉ, nũng nịu khiến anh chàng chết mê, chết mệt. Thế nên, trong một buổi cơm tối, cô cậu được hỏi ý kiến, có bằng lòng nhau không? Chàng ta trả lời "Dạ chịu!" Còn cô gái chỉ liếc anh ta và tủm tỉm cười. Thế là đám hỏi diễn ra ngay hôm sau.
    Thời đại hỏa tiễn, gì cũng tốc hành cho nhanh gọn. Buổi sáng, nhà trai đi sắm nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, trang phục cô dâu, chú rể và các vật dụng cần thiết, ý là đám hỏi xong thì tiến hành đám cưới ngay. Buổi chiều hai họ kéo nhau ra nhà hàng nhậu nhẹt tưng bừng. Trong buổi tiệc gọi là tiệc đám hỏi đó, hai ông bạn nghéo tay nhau hẹn tuần sau nhà trai (từ dưới tỉnh) sẽ lên đón cô dâu về quê làm đám cưới cho xôm tụ. Nhà gái, dĩ nhiên phải o bế cho cô dâu thêm phần xinh đẹp để bà con dưới tỉnh rõ mặt gái Sài Gòn.
    Dick về dưới quê nhưng đã bị cô gái hớp hồn rồi nên người cứ sững chừng, suốt ngày lơ ngơ, không nghe, không thấy gì chung quanh, rồi than buồn. Cha mẹ anh ta biết ngay là thằng con đã bị cô gái bắt mất vía nên gợi ý cho anh ta lên Sài Gòn, ở lại nhà cô vợ tương lai trước khi làm đám cưới. Biết con mình chánh hiệu con nai vàng ngơ ngác, nên ông bà dặn dò rất kỹ, nào là không được qua đường một mình (sợ xe tung), đi đâu phải có cô vợ tương lai bên cạnh để khỏi bị bọn bất lương lường gạt, cướp giật. Ở chơi đúng hai ngày sau thì về để chuẩn bị làm đám cưới.
    Chiều hôm đó, Dick đón xe đò lên Sài Gòn. Về đến bến xe Miền Tây thì đã khuya, Dick là người lịch sự theo kiểu Âu Mỹ, không muốn làm phiền người khác nên anh chàng đến khách sạn qua đêm.
    Sáng hôm sau, Dick đón xe đến tiệm hủ tiếu. Anh ta nghe người đẹp nói là thường đi học lúc tám giờ sáng, nên dự định đứng ngoài chờ, hễ thấy cô ta bước ra để đi học thì Dick sẽ bước vào tiệm, mục đích tạo bất ngờ với người đẹp, chắc chắn cô ta sẽ mừng rỡ, nghỉ buổi học để hai người cùng đi chơi. Vì thế, khi đến tiệm hủ tiếu, anh ta không vào mà đứng bên kia đường, chờ. Đúng tám giờ, thấy người đẹp đi ra, đứng trước cửa tiệm ngó quanh, Dick định băng qua đường nhưng xe cộ nhiều quá, cứ lúng túng, chưa dám bước xuống lòng đường thì bỗng nhiên có một thanh niên đi xe gắn máy, dừng lại trước tiệm hủ tiếu, và cô vợ sắp cưới của chàng Dick phóc lên yên sau, ôm eo ếch chàng thanh niên kia. Chiếc xe vọt đi. Cả hai chìm vào đám xe cộ, biến mất tiêu. Chàng Dick dại gái chưng hửng. Anh ta bèn bước lui lại lên lề đường, mặt bắt đầu nóng, tim đập thình thịch, chân tay bủn rủn, người run lên như bị bịnh sốt rét, ngực nặng trịch, thở không nổi. Đó là "triệu chứng lâm sàng" của người nổi cơn ghen. Nhưng vốn đã được giáo dục về phép lịch sự ở xứ Mỹ, lại nhút nhát, chàng Dick bối rối, không biết làm gì cho hạ hỏa. Giận lây bố mẹ vợ tương lai nên không vào tiệm hủ tiếu, anh ta cũng bước qua đường, nhưng tấp vào một hàng quà rong ngay bên hông tiệm. Đây là một con hẻm, được biến thành những "tiệm ăn chồm hổm" buổi sáng bán bún, mì, cà phê... Mỗi hàng ăn chiếm một khoảnh đất, đặt vài cái bàn thấp ngang đầu gối, chung quanh là mấy chiếc ghế nhỏ xíu, không vừa cái bàn tọa. Bình thường từ sáng sớm, người ta mang thức ăn, đồ uống ra, đến trưa, bán hết thì "dẹp tiệm", dọn về. Chàng Dick ngồi đại xuống một hàng cà phê. Chủ là một cô, tuổi đôi mươi, nhà nghèo, ăn mặc đơn sơ, không trang điểm, nhưng đôi mắt cô đen láy, long lanh, miệng cô cười thật tươi, phô bày hàm răng trắng đều, đẹp hết sức!. Nhờ đôi mắt và nụ cười nầy mà hàng cà phê của cô đông khách. Mấy cậu trai sáng nào cũng ra đây, gọi một ly cà phê, ngồi ngắm cô cũng đỡ buồn cảnh thất nghiệp của mình. Đôi khi tâm hồn rung động, vài cậu nói bóng gió để tỏ tình, cô chỉ cười không trả lời. Cô biết mình đẹp nên có quyền chờ đợi, tối thiểu cũng một anh chàng trông được con mắt, có công ăn việc làm kha khá, chứ thứ thất nghiệp, chỉ giỏi tán phét như mấy cậu khách hàng nầy, thì cô coi thường. Hơn nữa, ngay bên cạnh là hàng bún bò Huế của mẹ cô. Mẹ cô cũng biết giá trị con gái mình, nên thường xuyên nhắc nhở, kiểm soát cô rất chặt chẽ. Bà ta chỉ vẽ cho cô cách từ chối sao cho khách hàng biết nhưng vẫn vui vẻ, tiếp tục đến ăn uống để trồng cây si. Quán bún, cà phê của mẹ con cô hàng tựa vào vách tường của tiệm hủ tiếu của bố mẹ vợ tương lai chàng Dick. Sau tiệm có cửa hậu thông ra gần hàng cà phê, thỉnh thoảng nước dơ trong tiệm hắt ra, mấy con chó xúm lại nhặt nhạnh thức ăn thừa.
    Khi Dick vừa ngồi xuống là cô hàng đã nhanh nhẩu hỏi "Anh uống gì? Ăn bún nghe!" Chàng Dick bối rối "Cô cho tôi lon cốc (Coca cola)" "Tôi không bán cóc. Anh ăn bún, uống cà phê nghe!" "Dạ, cô cho tô bún". Nghe cách đối đáp, giọng nói ngọng nghịu, cùng lối ăn mặc của Dick, cô hàng biết ngay là Việt kiều, nên cô để ý xem con cừu non nầy lạc lối đến đây làm gì? Có lẽ còn quá sớm nên mấy cậu thanh niên thất nghiệp chưa ra, nếu không, làm gì anh ta cũng bị mấy tay nầy tìm cách chọc ghẹo hoặc ăn hiếp ngay. Ăn xong tô bún anh ta mở cái túi nhỏ cột trước bụng, móc tiền trả rồi ngồi ngó mông ra đường. Dick chờ người đẹp trở về, nhưng không biết giờ nào nên thỉnh thoảng đứng lên, ra nhìn trước cửa tiệm rồi vào ngồi lại chỗ cũ. Dick dự định, nếu người đẹp về với thằng tình địch thì anh ta sẽ bước đến, hiên ngang nắm tay người đẹp dẫn vào nhà, coi như là cách công bố quyền sở hữu đóa hoa biết nói đó.
    Có chí thì nên, khoảng mười hai giờ, quả nhiên cô vợ tương lai của chàng Dick trở về với thằng tình địch. Vừa thoáng thấy, cơn ghen lại nổi lên khiến anh chàng đứng chết sững, chưa kịp phản ứng thì cô gái xuống xe, hôn thằng kia đánh "chụt" một cái mới bước vào nhà, còn thằng kia thì rồ xe chạy đi. Chàng Dick lại ngớ ra, đành quay về chỗ hàng cà phê, kéo ghế, gọi một ly cà phê, ngồi suy nghĩ xem mình nên làm gì bây giờ? Lúc nầy, các hàng quà rong đang chuẩn bị dọn dẹp ra về, nhưng thấy cậu Việt kiều, cô hàng cũng nấn ná pha cho khách một ly. Thình lình chàng ta nghe từ cửa sau tiệm hủ tiếu vẳng ra tiếng la lối "Tao bảo mầy có từ thằng đó ra không? Ít bữa nữa mầy lấy chồng rồi. Thằng chồng mầy nó biết, nó cạo đầu mầy" "Tía đừng lo tía ơi. Người ta ở bên Mỹ làm sao biết được chuyện của con. Mà con đâu có làm gì mà tía phải la? Bạn bè chút chút mà tía"
    Tiếng cãi cọ càng lúc càng cao giọng, càng nhanh khiến chàng Dick chịu thua, không nghe kịp, nhưng chừng đó cũng đủ cho anh ta mất tinh thần. Bao nhiêu hứng thú tiêu tan, Dick quyết về dưới tỉnh mét bố mẹ, không thèm lấy vợ nữa.
    Tối đó, nằm trong khách sạn, Dick không ngủ được. Phần nhớ người đẹp, phần cảnh tượng lúc trưa khiến cho máu nóng bốc lên đầu nên anh ta lăn qua, trở lại mãi. Cuối cùng thì tình yêu và ghen tương sống chung hòa bình trong quyết định của anh ta. Nghĩa là cứ để đấy nhưng theo dõi, tìm hiểu, nhất là để ngắm lại xem, cô ta có đủ đẹp để mình tha thứ không?
    Sáng hôm sau, Dick lại ra hàng cà phê ngồi, nghĩ cách hỏi cô hàng về cô gái, con chủ tiệm hủ tiếu. Cô hàng cà phê, thấy thằng con trai trắng nõn, ngây thơ như em bé, cô thích lắm, mặc dù anh ta là Việt kiều, cô không hi vọng gì, nhưng yêu là việc của quả tim, xin khỏi bình luận. Tuy nhiên cô hàng cũng phải giữ kẻ vì sợ mấy thằng con trai, khách hàng, sẽ mỉa mai vì ghen tức "Thấy Việt kiều như mèo thấy mỡ". Nhưng anh chàng Việt kiều nầy hỏi chuyện thì mình trả lời, còn có thể hỏi lại mấy câu để tỏ tình quen biết. Đại khái Dick nói là về Việt Nam chơi chứ không nói về cưới vợ. Anh ta bảo rằng thấy con gái chủ tiệm hủ tiếu đẹp nên hỏi thăm cho biết, và hình như cô ta có bồ thì phải? Cô hàng nói là không biết chắc đó là bồ bịch hay chỉ là bạn bè, dù cô thấy hai người chở nhau đi mỗi ngày.
    Khi yêu, người ta dễ tha thứ. Nghe cô hàng nói vậy, dù thấy rõ ràng hai đứa hôn nhau, Dick cũng không thấy trở ngại trong việc hôn nhân của mình. Vả lại Dick đã nhiễm văn hóa Âu Mỹ, chẳng xem trinh tiết là quan trọng, thế nên anh chàng vừa tự an ủi vừa hãnh diện "Cho mầy chở đi, ít bữa nữa, tao cưới nó, đem về Mỹ thì mầy no way!". Và Dick lại vui vẻ nói chuyện với cô hàng cà phê. Anh ta bảo tuần tới sẽ về Mỹ nhận việc. Cô hàng thất vọng. Tình cảm của cô chỉ mới quen biết chứ chưa đủ thân mật để cho nhau địa chỉ, sau nầy còn thư từ, tặng ảnh nhau khi hai người cách xa nhau nửa vòng trái đất. Thật tâm, cô buồn vì không còn được gặp anh ta nữa chứ cô không hề nghĩ đến chuyện Việt kiều có nhiều tiền, sung sướng. Giá mà anh ta là một người Việt "nội địa" dù thất nghiệp, cô vẫn yêu như thường.
    Khi về dưới tỉnh, bố mẹ hỏi, Dick chỉ trả lời có, gì cũng nói có chứ không giải thích. Tưởng con mắc cỡ, hai người không hỏi thêm. Họ cứ theo chương trình mà thực hiện. Ở dưới quê, cưới hỏi, giỗ quãi đều làm tại nhà. Ngã heo, vật bò cũng chẳng tốn bao nhiêu. Ông bà Việt kiều nầy chơi sang, mời bà con hàng xóm, kể cả xã ấp, tập trung một chỗ hẹn, sẽ có xe đến rước lên nhà hàng trên tỉnh dự tiệc cưới, còn dặn xin đừng quà cáp. Mấy khi được đi nhà hàng sang trọng dự tiệc cưới Việt kiều nên mọi người rủ rê, bàn tán coi bộ sôi nổi và sốt ruột lắm.
    Đó là chuyện chuẩn bị tiệc cưới ở dưới quê, tức bên nhà trai. Trên Sài Gòn cũng có một bữa tiệc ở nhà hàng trong Chợ Lớn do con gái ông chủ tiệm hủ tiếu tổ chức đãi đằng bạn bè trước khi cô lên xe hoa. Cô ta nói "Thưa các bạn, ngày mai tôi sẽ lên xe hoa, hôm nay hai đứa tôi mời các bạn nhậu một bữa, xong lên lầu nhảy nhót"
    Các bạn cô tưởng rằng đó là đám cưới của cô với người tình, không ngờ, sau đó mới vỡ lẽ là cô lên xe hoa với người khác. Bạn bè càng ngạc nhiên hơn khi thấy người tình của cô vẫn vui vẻ chứ không buồn bã hay ghen tức gì cả? Rượu ngà ngà, hai người mới thổ lộ âm mưu là cô sẽ làm đám cưới với anh chàng Việt kiều và qua Mỹ sống độ mấy năm, khi đã vô quốc tịch, cô sẽ li dị chồng rồi về Việt Nam cưới anh chàng tình nhân nầy. Đây là mánh thường làm của các cô lấy chồng Việt kiều.
    Về phần nhà trai ở dưới quê, theo đúng ước hẹn, khởi hành từ bốn giờ sáng dự định trưa sẽ đến Sài Gòn. Cô dâu chú rễ làm lễ tổ tiên bên nhà gái xong, sẽ lên xe hoa về dưới tỉnh vừa kịp giờ đãi tiệc.
    Tiệm hủ tiếu đóng cửa từ hôm qua để treo đèn kết hoa, thiết trí bàn thờ, mời bà con, bạn bè đến dự buổi đưa dâu. Đúng mười một giờ, phái đoàn nhà trai gồm ba chiếc xe lớn và một chiếc xe nhỏ có kết hoa dừng lại trước tiệm hủ tiếu. Bà con xuống xe, ẹo qua, ẹo lại cho đỡ mỏi lưng sau một chuyến đi dài. Mấy cô bưng quả, mấy cậu phù rể sắp hàng ngay ngắn chờ nhà trai vào xin giờ rước dâu theo đúng lễ nghi. Trong khi đó, nhà gái đã đứng chờ sẵn, vẻ mặt mọi người rất long trọng. Ông chủ tiệm hủ tiếu kêu vọng lên lầu "Hỏi A Muối sẵn sàng chưa? Nhà trai đã đến rồi đó nghe!" Tiếng mấy cô phù dâu trả lời "Tụi con kêu hoài mà cửa chị Muối đóng chặt, không nghe trả lời gì cả!" "Má nó đâu? Sáng giờ làm gì mà không kêu nó dậy? Người ta tới rồi kìa!" "Tôi đây. Có gì mà quýnh lên? Cứ nói chuyện đi. Nó dậy thay đồ, trang điểm là xong ngay" Rồi nghe tiếng lao xao trên lầu, một lát, cô phụ dâu xuống thì thầm báo cáo "Chị Muối không có trong phòng. Tìm khắp nơi cũng không thấy" "Chết cha! Vậy chớ nó đi đâu? Tìm về ngay. Coi thử nó có đến nhà bạn bè nào không? Đứa nào xách xe đi tìm nó coi. Lẹ lên!" "Thằng Tửng nói chiều hôm qua, bạn của chỉ đến đón đi ăn tiệc chia tay, khi hôm không thấy về" Ông chủ tiệm hủ tiếu, trước đây là lính kiểng, chưa hề đụng độ ngoài chiến trường bao giờ, nay bỗng lưỡng đầu thọ địch. Đối phương đã đến trước cửa mà mình thì không có gì để nghênh chiến! Ông muốn lên lầu để la hét cho hả giận nhưng nhà trai đã bước vào nhà rồi. Ông như Khổng Minh tọa lầu, cười nói vui vẻ mà bụng đánh lô tô. Nhưng Khổng Minh còn hi vọng lừa được đối phương chứ ông thì chắc chết! Ông giận mụ vợ cưng con mà vô tâm, không chịu nhắc nhở, dặn dò, để nó đi từ chiều hôm qua, đến nay vẫn không biết! Trong lúc đó, bà chủ cũng bấn xúc xích lên. Bà nhờ các cô cậu nào có xe gắn máy, tức tốc đến nhà các bạn của cô Muối để "Lôi cổ nó về đây ngay!". Nửa giờ sau, các đặc phái viên trở về lắc đầu "Không thấy A Muối đâu cả!" Bà cho một cô xuống thì thầm với ông chủ. Ông chủ lắng nghe, cười và gật đầu ra điều chẳng có gì quan trọng. Nhà trai thấy thế mới đứng lên có mấy lời. Đại ý đã chọn được ngày lành, giờ tốt, xin cho chú rể và cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên. Ông vui vẻ gọi lên lầu "Má nó đâu. Cho con xuống làm lễ. Đến giờ rồi!" Đó là kế hoãn binh chứ ông biết tỏng là làm gì có A Muối. Thế rồi nhà trai, nhà gái lại tiếp tục vui vẻ chuyện trò. Nhưng chờ mãi chẳng thấy gì! Ông bạn nhà trai co tay xem đồng. Ông bạn hủ tiếu làm vẻ ngạc nhiên "Ủa. Sao lâu quá vậy cà?" Rồi ông bình thản đi lên lầu làm như tìm hiểu nguyên nhân, và ông lại xuống lầu, coi bộ hơi bối rối một chút. Ông khèo ông bạn sui gia tương lai vào nhà trong, lôi luôn ra sau hẻm, vì sợ mấy đứa người làm biết chuyện. Người ta xúm cả cửa trước xem đám cưới, chỉ có hai mẹ con bà hàng bún bò, cà phê đang lui cui dọn hàng về. Cô hàng cà phê, lúc nãy chạy ra dòm đã thấy anh chàng Việt kiều là chú rể, bèn chạy vào báo cáo với mẹ rằng đó là người khách "gà rù" thường đến mấy hôm trước, nay đi cưới cô A Muối, con gái ông hủ tiếu. Hai mẹ con đang bàn tán thì hai ông sui tương lai kéo nhau ra ngoài cửa sau xì xầm. Tuy nói nhỏ, nhưng hai mẹ con bà hàng nghe tất cả. "Chết tôi rồi anh sui ơi! Con A Muối nó đi từ hôm qua đến nay chưa về" Ông sui trai chưng hửng, rồi nổi xùng "Thật hay giỡn đó anh sui? Tụi mình nghéo tay nhau từ lâu rồi mà! Anh muốn "xù" tôi sao không nói trước? Báo hại tôi đặt tiệc mời bà con làng nước ngồi chờ ở nhà hàng dưới tỉnh. Bây giờ tụi tôi lên đây, anh nói một câu "bù chốc" !?" "Tôi lạy anh mà anh xui, anh thông cảm cho tôi. Tôi đâu ngờ con nhỏ trốn đi! Anh với tôi, bạn bè mấy chục năm rồi, anh biết tôi mà. Tôi đâu lòng dạ nào hại anh!" Ông sui trai cũng hạ hỏa "Nói vậy chứ, tôi với anh...Đơn vị mình còn ai đâu. Thôi, chuyện anh xù tôi vụ nầy cũng chẳng sao. Nhưng bây giờ mình tính sao đây? Không lẽ đi cưới vợ cho con mà không có cô dâu thì mất mặt tôi quá! Hay là anh tìm đại cho tôi một con nhỏ nào đó, đóng tạm vai cô dâu, khi về dưới tỉnh ra mắt bà con, làng xóm xong thì trả nó về. Không ai biết" "Anh tính vậy mà hay. Nhưng gấp quá. Chà! Khó dữ!" "Anh coi mấy đứa trong nhà, có đứa nào mặt mũi sáng sủa một chút, mướn nó, tôi sẽ trả khá tiền".
    Hai mẹ con bà hàng bún bò, nãy giờ giả bộ làm việc nhưng dỏng tai nghe hết ráo. Đến khi ông kia nói "trả khá tiền", bà ta sốt ruột vọt miệng nói. "Ông trả bao nhiêu? Tôi cho con nhỏ nầy làm cô dâu giả được không?" Ông sui trai quay nhìn cô hàng cà phê, gật đầu. "Được quá đi chớ! Tôi trả hai trăm" "Hai trăm tiền gì? Được bao nhiêu?" Ông chủ tiệm hủ tiếu mừng rỡ. "Hai trăm là nửa cây vàng đó. Không ít đâu" "Vậy hả. Nhưng tôi giao hẹn trước, xuống đó, ra mắt bà con dự tiệc xong là tôi dẫn con nhỏ về Sài Gòn ngay chứ không có lộn xộn gì cả. Chịu không?" "Được mà bà chị. Bà chị đòi gì tôi cũng chịu hết, miễn là có cô dâu về dưới tỉnh là được" Thế là tất cả cứ rối lên như chạy giặc. Bàn ghế, nồi niêu, son chảo của bà bún bò Huế được lùa hết vào gậm cầu thang tiệm hủ tiếu. Mẹ con bà hàng bún được đẩy gấp lên lầu. Quần áo, phấn son, nữ trang, tròng vào, bôi trét hết cho cô hàng cà phê. Bà hàng bún bò thì diện bộ đồ vía của bà hủ tiếu. Chỉ mười phút sau là các diễn viên đã xong y trang. Tiền trao cháo múc, bà hàng bún đòi ngay hai trăm đô lận lưng cho chắc ăn. Thế là cô dâu giả cũng e lệ, lúng túng bước xuống thang lầu, theo sau là bà bún bò Huế và các cô phụ dâu. Rồi thì cũng lễ gia tiên, cũng diễn văn ngắn gọn của nhà trai, nhà gái, cũng nhẫn cưới đeo tay, đủ mọi thủ tục. Cuối cùng cô hàng cà phê bước lên xe hoa cùng với đoàn hộ tống của nhà gái. Bà chủ tiệm hủ tiếu cũng tháp tùng phái đoàn để khi xong bữa tiệc sẽ thu hồi trang phục, vòng vàng mà bà đã sắm cho con gái là cô Muối. Khán giả tụ tập trước tiệm hủ tiếu ngạc nhiên khi thấy cô dâu không phải là A Muối mà là cô hàng cà phê. Họ bàn tán rồi phịa chuyện nầy nọ để ra điều ta đây biết hết "từ lâu rồi"! Nào là cô Muối bị ép duyên, đòi tự tử nên phải thay người khác làm cô dâu, nào là cô hàng cà phê dụ dỗ được anh chàng Việt kiều, nhưng nhà nghèo quá mới thuê tiệm hủ tiếu làm nhà gái.
    Khi xuống dưới tỉnh, quan khách, bà con đều trầm trồ cô dâu đẹp quá. Mà cô đẹp thiệt! Khi là cô hàng cà phê, cô đẹp một, giờ đây, đóng vai cô dâu, cô đẹp mười. Giá như tỉnh tổ chức một cuộc thi sắc đẹp, chắc chắn cả tỉnh sẽ bầu cô là hoa hậu. Hai con mắt và miệng cười của cô, đẹp đến độ anh chàng Dick ngắm mà chóng mặt, không nghĩ rằng đó là cô hàng cà phê. Trong bữa tiệc, theo đúng tập tục của người văn minh tiến bộ, cô cậu đến từng bàn cám ơn quan khách dự tiệc, uống chút rượu bà con ép mời và ôm nhau hôn trước mặt mọi người. Rồi cũng vỗ tay, gõ muỗng lên ly, chén leng keng, tiếng cười nói, la hét của mấy tay say rượu...đủ thứ. Dick đã hoàn toàn quên cô Muối rồi. So với cô hàng cà phê, cô Muối thua xa. Sắc đẹp của cô hàng cà phê hớp hồn chàng Dick còn mạnh hơn cô Muối rất nhiều. Nhưng giây phút thần tiên cũng qua mau. Tối đó, sau khi tiệc tan, ai về nhà nấy thì bà hàng bún bò bảo cô con gái cởi trả nữ trang, áo quần đẹp, (nhất quyết) ra ngủ phòng ngủ ở bến xe để sáng hôm sau về Sài Gòn sớm. Cô hàng cà phê nhìn chàng Dick rơm rớm nước mắt.
    Ngay lúc đó lại xảy ra chuyện rắc rối mà không ai có thể ngờ được. Dick không cho cô hàng cà phê về lại Sài Gòn. Cậu lớn tiếng với cha mẹ cậu, đòi cưới thật cô hàng cà phê chứ không phải cưới kiểu giỡn chơi như vậy. Cha mẹ chàng ta lại phải điều đình với bà hàng bún bò Huế, xin cưới thật cô con gái của bà ta. Mấy người buôn bán bao giờ cũng linh mẫn chuyện đầu cơ. Bà ta lạnh lùng lắc đầu, vì bà biết con cá đã cắn câu rồi thì bà cứ thế mà kéo con mồi lên, chiên, kho là quyền của bà. Cha mẹ chàng Dick thấy cô hàng cà phê đã đẹp còn hiền lành, dễ thương nên lại càng quyết tâm cưới cô ta cho con mình. Sau khi được năn nỉ, bà bún bò Huế phán mấy câu. "Ông bà nói vậy chẳng khác gì bắt tôi bán con gái tôi cho ông bà. Mà vợ chồng tôi chỉ có nó là đứa con duy nhất, tôi chỉ muốn nó lấy chồng gần chúng tôi để sau nầy, về già còn nhờ vả được. Ngay hiện tại, nó cũng phụ giúp tôi trong việc buôn bán sanh nhai. Nay ông bà đòi bắt nó về Mỹ, tôi mất con mà chẳng còn ai để nương tựa lúc tuổi già. Hơn nữa, nếu tôi gả con gái tôi cho ông bà thì chẳng khác gì con tôi giành chồng của cô Muối. Thử hỏi tôi có yên ổn mà buôn bán ở đó không? Rồi tôi phải làm sao đây?"
    Chỉ mấy lời thôi mà bà hàng đã nêu vấn đề một cách minh bạch. Câu đầu bà gợi ý cho đối phương thấy "chủ đề" ở đây là tiền, mấy câu sau bà quảng cáo món hàng của bà và bà bắt chẹt.
    Cha mẹ chàng Dick hiểu ngay điều đó nên đưa ra một cái giá mà họ nghĩ có thể thuyết phục đối phương. Tuy nhiên họ cũng biết văn hoa một chút. Đại ý là họ hiểu tình cảnh bà hàng bún bò, nhưng xin bà yên tâm, khi cô con gái qua Mỹ, nó sẽ gửi tiền về nuôi bà, chồng nó là kỹ sư, tiền bạc dư dã, hiện tại, họ sẽ gửi bà một số tiền để bà tìm chỗ khác, hoặc có thể sang một sạp hàng trong chợ mà buôn bán. Nói trắng ra, họ chồng một số tiền lớn để mua cô gái cho con trai họ. Bà hàng bún không ngờ con gái mình lấy Việt kiều một cách ngon lành, khỏi tốn công, tốn thì giờ mà mình lại ẳm được mấy nghìn đô. Thế là nhà trai lại điều đình với bà sui hụt, mua lại tất cả nữ trang, áo quần mà họ đã sắm cho cô Muối.
    Tối đó, Dick và cô hàng cà phê ngủ chung một phòng (riêng).
    Kể câu chuyện chồng tôi lấy vợ trên đây để quí vị thấy, rõ ràng vợ chồng đến với nhau là do "tiền định!". Có ai nghĩ rằng cô Muối lại mất chồng sau bao nhiêu công sức, cố mồi chài cho được anh chàng Dick, để rồi "công trình kể biết mấy mươi" trở thành công cốc. Nhưng nguyên nhân vì đâu? Tại sao cô lại không về làm cô dâu để thực hiện chương trình đánh lừa anh chàng Dick ngơ ngáo kia?
    Số là tối đó, sau khi nhậu nhẹt say sưa, nhảy nhót tưng bừng cho đến gần sáng, cô Muối cùng tình nhân thuê khách sạn ngủ, dự định sáng mai về cũng còn kịp chán. Muốn cho đêm ân ái thêm nồng nàn, họ phi một đợt xì ke (ma túy), sau đó họ lăn ra ngủ. Đến gần chiều cả hai mới giật mình tỉnh dậy. Cô Muối hối hả lên xe, chạy về.
    Xe hoa đã lên đường được hơn nửa giờ rồi.
    
    Phạm Thành Châu
 

Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 29 trang, bài viết từ 211 đến 240 trên tổng số 867 bài trong đề mục