GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 29 trang, bài viết từ 241 đến 270 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.08.2013 22:30:59
0

  

  * * *

 
 

NGÀY ANH XA VẮNG

Album Hoa Diên Vỹ _ sáng tácDzuylynh. tác giả trình bày
( đến cecile )

anh đi rồi ...
chim  buồn thôi hót

anh đi rồi ...
lá rụng  thôi bay

công viên buồn quạnh hiu đơn  vắng
bóng thời gian lướt qua lạnh  lùng
anh đi rồi ...
mưa buồn thôi  rơi

anh đi rồi ...
ai khóc trên  vai

ai dỗ dành em lúc giận hờn  
sợi tóc rối quấn quýt tay đan
cánh môi mềm vụng về đam mê
anh đi rồi ...
mưa có trở về

gót hài em ai người hong khô
tiếng hát buồn cà phê có đắng
tách trà xanh sợi khói vây quanh
xa nhau rồi ngăn cách nghìn trùng
ai cùng em giấc mộng cô liêu
xa nhau rồi đàn lơi cung phím
anh đi rồi ...
xin đừng buồn nghe em

anh đi rồi ...
xin đừng buồn nghe em ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2013 05:37:57 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.08.2013 23:43:50
0
 
ĐẢO NỔI
Hồ Bled có chiều dài 2.120m, rộng 1.380m và độ sâu tối đa 30,6m, là một hồ băng tuyệt đẹp được hình thành từ kỷ nguyên băng hà. Bao quanh hồ là dãy núi Julian Alps hùng vĩ và rừng rậm xanh tươi. Ở giữa hồ là hòn đảo nổi tự nhiên và duy nhất tại Slovenia. Trên hòn đảo này có rất nhiều công trình mang nét kiến trúc độc đáo, nhưng có lẽ tòa giáo hội Assumption được xem là nổi bật và thanh thoát nhất. Đây là nhà thờ giáo hội hành hương nhân danh đức mẹ Maria được xây dựng từ thế kỷ 15. Tòa tháp của nhà thờ cao đến 52m và lối dẫn lên tháp gồm có 99 bậc thang cấp.
Nhà thờ thường được sử dụng như một địa điểm tổ chức tiệc cưới vì vị trí tuyệt đẹp, khung cảnh lãng mạn bao quanh hòn đảo đầy hấp dẫn. Đây là một nơi tuyệt vời cho những đôi uyên ương tìm kiếm sự lãng mạn, để trao nhau lời thề non hẹn biển. Tại hòn đảo này cũng có một tục lệ truyền thống được thiết lập cho những cặp đôi vào ngày cưới, đó là chú rể phải bế cô dâu lên hết tất cả các bậc thang cấp của nhà thờ. Điều này đòi hỏi chú rể phải có một sức khỏe tốt và trọng lượng cô dâu cũng không được quá đà. Trong khi được bế trên tay chú rể, cô dâu phải giữ im lặng hoàn toàn cho đến nấc thang cuối cùng, nếu như không muốn may mắn vụt khỏi tay mình. Thường thì chú rể sẽ dành ra một vài tháng để rèn luyện thể lực trước khi tổ chức đám cưới.
Tuy có diện tích khá nhỏ, nhưng hòn đảo trông giống như giọt nước mắt này đã thu hút con người đến sinh sống từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết khu định cư của người từ thời tiền sử, có niên đại từ thế kỷ 11 trước công nguyên. Thông qua công việc khảo cổ, người ta còn tìm thấy một ngôi đền thờ nữ thần tình yêu Slavic và vị thần sinh sản Ziva do những người Xla-vơ đầu tiên lập trên hòn đảo này. Đây là ngôi đền ngoại giáo được cho là hình thành sớm, ít nhất là một thế kỷ trước khi có sự xuất hiện của các tòa Kitô giáo hội. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn khai quật được 124 ngôi mộ với những bộ hài cốt có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11 trên hòn đảo Bled này.
Dựa theo các nguồn tài liệu được ghi chép lại, nhà thờ đầu tiên được xây bằng gạch, ba gian giữa của vương cung thánh đường được xây dựng theo lối kiến trúc Roman. Đến thế kỷ 15, nhà thờ này được tu sửa và xây dựng lại theo lối kiến trúc Gothic, với một tòa nhà giáo xứ mới, một tháp chuông lớn đứng độc lập ở phía nam và một bàn thờ chính được xây dựng lên. Sau trận động đất xảy ra vào thế kỷ 17, nhà thờ tiếp tục tu sửa thêm lần nữa theo phong cách Baroque và diện mạo của nó tồn tại tới bây giờ.  
Một điểm quyến rũ khác gần hồ Bled là lâu đài cùng tên được xây dựng vào thời Trung Cổ, được xem là biểu tượng của thành phố, tọa lạc trên vách đá cao sừng sững, nằm ở phía bắc hướng mặt tiền ra hồ nước xanh ngọc tuyệt đẹp. Theo các nguồn văn bản được lưu giữ lại, đây là tòa lâu đài lâu đời nhất ở Slovenia và hiện đang là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất quốc gia.
Naturopath Arnold Rikli được cho là người Thụy Sĩ đầu tiên đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển hồ Bled. Ông xây dựng một khu nghỉ dưỡng vào nửa sau của thế kỷ 19. Do khí hậu ôn hòa, nên Bled được du khách thuộc giới quý tộ từ khắp nơi trên thế giới yêu thích.
Ngày nay, hồ Bled là một địa điểm khá phổ biến cho những người đam mê môn thể thao chèo thuyền. Đây còn là chủ nhà đăng cai các môn chèo thuyền vô địch thế giới. Vì thế, Bled được xem là một trung tâm hội nghị và du lịch quan trọng nhất ở Slovenia.
Người ta có thể đến hòn đảo trên một chiếc thuyền gỗ đáy truyền thống được gọi là Pletna. Nhiều du khách thích mạo hiểm cũng có thể thuê một chiếc thuyền và một mình chèo tới hòn đảo. Không thích chèo thuyền tham quan hòn đảo du khách cũng có thể đi bộ vòng quanh bờ hồ Bled, đi xe ngựa, xe đạp để ngắm quang cảnh thanh bình, thoáng đãng, yên tĩnh và hiền hòa xung quanh thành phố Bled.
Những công trình kiến trúc xung quanh hồ băng Bled:


 
Toàn cảnh hồ băng Bled.

 

 

 

 

 

 

 

 
 Hồ băng Bled vào mùa đông.

 
Tòa giáo hội trên đảo Bled.

 
 

 
Bên trong tòa giáo hội.

 
Tòa lâu đài Bled nằm trên vách đá hướng nhìn ra hồ.

 

 
Hướng nhìn từ lâu đài Bled.

 
Công viên dọc theo bờ hồ Bled.
Tuệ Tâm ( theo Infonet )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 00:24:58 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.08.2013 01:26:00
0
 
 

t ạ i   e m

tại em gieo vần giữa nhánh sông
thuyền tôi ngơ ngác lạc cuối dòng
lạ bến ,mái chèo khua bóng vắng
vạt áo xanh lùa con nắng trong...

bài hát vỡ òa câu sắc, không
giọt thu pha tiếng vọng giao mùa
rừng vắng, gió đùa chiếc lá úa
chiều lắng câu kệ buông tiếng thưa

thu ơi thu đến nữa mà chi ?
thu ơi , thu đến nữa làm gì !
heo may ...hỏi có về bên ấy
bên ấy mưa làm xanh nỗi đau

tại em, bên này thu đến sớm
tại em, tôi đếm là vàng tay
tại em, trăng khuyết cài song gầy
tại em, thu về tôi chẳng hay !
 
dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2013 05:42:29 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.08.2013 00:16:22
0
 
NGUỒN GỐC BÍ ẨN CỦA ÂM NHẠC
Vì sao âm nhạc được tạo ra và con người tiến hóa như thế nào để yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn là một bí ẩn với giới khoa học.

Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Nhưng một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, hay ăn mừng lễ hội.
  Thành viên nhóm nghiên cứu gồm tiến sĩ tâm thần học Chris Loersch, thuộc Đại học Colorado, Mỹ và tiến sĩ Nathan Arbuckle, thuộc Đại học Công nghệ Ontario đưa ra luận điểm rằng, âm nhạc được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin về trạng thái tinh thần cho nhiều người cùng lúc.
 

Bức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc năm 510 trước công nguyên. Ảnh minh họa: Wikimedia.
 
Khi con người ngày càng phải thích ứng với việc sống chung trong cộng đồng, nhiều cơ chế sinh học lẫn tâm lý đã phát triển để có thể giữ vững cấu trúc của cộng đồng.
  Trong nghiên cứu được đăng tải trên tờ Journal of Personality and Social Psychology, hai tác giả nhận định: “Chúng tôi đặt giả thuyết rằng âm nhạc chính là một trong những cơ chế phát triển vào lúc đó”.
  Giả thuyết nêu trên vẫn rất khó để chứng minh nhưng không có nghĩa là thiếu cơ sở khoa học. Hai nhà khoa học đưa ra dẫn chứng từ hàng loạt nghiên cứu khác nhau, cho thấy, mối quan hệ giữa nhu cầu hòa đồng với nhóm xã hội và xu hướng bị ảnh hưởng tình cảm sâu sắc từ âm nhạc.
  Trong đó, một nghiên cứu quan sát thí nghiệm ở 112 người trưởng thành và trả lời các câu hỏi khảo sát online. Kết quả nghiên cứu, những ai càng có xu hướng tìm cách hòa nhập cộng đồng thì càng dễ bị ảnh hưởng từ âm nhạc.
  Một nghiên cứu khác hướng vào việc làm cho các đối tượng khảo sát cảm thấy mối quan hệ cộng đồng của họ bị đe dọa. Kết quả, phản ứng của họ với âm nhạc trở nên mạnh hơn. Lý do của phản ứng trên là vì các đối tượng nghiên cứu mong muốn thiết lập lại mối quan hệ cộng đồng qua âm nhạc.
   Nhiều nghiên cứu khác cho thấy khả năng tăng cường tính hợp tác và đồng cảm giữa trẻ em khi chơi trò chơi âm nhạc với nhau. Sự phát triển của âm nhạc dẫn đến thành lập các nhóm xã hội cũng là một minh chứng mạnh mẽ.
  Theo các chuyên gia, các nghiên cứu nêu trên vẫn chưa có chứng cứ vững chắc để khẳng định giả thuyết âm nhạc được sinh ra từ nhu cầu củng cố các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đây là một trong những giả thuyết hợp lý và thú vị nhất để trả lời cho hàng loạt bí ẩn của âm nhạc.
 
Theo Người lao động

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 00:20:53 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.08.2013 23:15:10
0
 MÙA VU LAN VÀ BÁO HIẾU  PL 2557-DL 2013 (QUÝ TỴ)
   
 
BÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT 
 
  HT.Thích Nhật Quang
 Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, là ngày báo hiếu, còn gọi là lễ trung nguơn. Trong một năm chia làm ba nguơn. Nguơn thứ nhất là rằm tháng giêng tức thượng nguơn. Nguơn thứ hai là rằm tháng bảy tức trung nguơn. Nguơn cuối cùng là hạ nguơn tức rằm tháng mười. Hầu hết Phật tử Việt Nam chúng ta đến những ngày ấy đều về chùa lạy Phật, nghe kinh, ăn cơm chay.

Tại sao gọi ngày trung nguơn là ngày báo hiếu? Bởi vì rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Trong ngày này chư Phật đồng hoan hỷ, mười phương tăng chúng hội tụ về. Nương oai thần nguyện lực của Phật và chư Tăng, chúng ta nguyện cầu cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc sống thì an lạc, luôn quay về quy y Tam Bảo; chết được siêu thăng về cảnh giới lành, đời đời gặp Phật pháp.

Trong kinh Phật có nói rằng: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”, dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ.

Trong kinh có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”, nghĩa là: “Cha sinh ta, mẹ nuôi ta, ôi thôi cha mẹ sinh ta cực nhọc, muốn đền đáp ân đức của cha mẹ như với lên trời chẳng cùng”. Công ơn của cha mẹ thật cao dày, chúng ta muốn đền trả, không thể nào đền trả cho hết được. Rõ ràng mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lớn lên, nên danh nên phận trong xã hội, nếu không có cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quí báu trong đời. Có những người lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không được sự chăm sóc, nuôi nấng của cha mẹ. Những người này thường ôm lòng oán hận đối với xã hội, đối với mọi người. Do đó gia giáo là điều hết sức quan trọng. Đây chính là phần trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với chúng ta.

Làm một con người trưởng thành trong hoàn cảnh cha mẹ đầy đủ, gia đình tương đối có phương tiện cho chúng ta học hành, đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, để hiểu biết và xây dựng cuộc đời, như thế là hạnh phúc lắm. Trong xã hội có rất nhiều người mong một chút tình thương của cha, của mẹ, đôi khi không được. Ví dụ như bản thân tôi, sinh ra ba, bốn tuổi thì cha mất. Bây giờ liên tưởng đến cha qua lời diễn tả của bà con chung quanh, chứ tôi chưa hề biết mặt cha tôi như thế nào. Do đó những kinh nghiệm quý báu của cha, những gì tốt đẹp trong dòng tộc của mình chưa được cha truyền lại. Mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống đặc biệt của dòng họ, của gia đình đó. Làm con trong một gia đình, trong một dòng tộc nào thì nhất định chúng ta được thừa hưởng những truyền thống đặc biệt của dòng họ ấy. Riêng tôi thì chưa được thừa hưởng di sản đó, nhưng nhờ đủ phước duyên gặp Phật pháp, có thầy, có bạn nên cũng vơi bớt phần buồn tủi.

 Có nhiều người bất hạnh, mất đi tình thương cao quí ấy và bị lạc lõng giữa cuộc đời; không gặp Phật pháp, thiếu học thức và các duyên tốt. Những người này tâm hồn, cuộc sống thường chìm trong tăm tối. Do đó dễ dẫn đến trường hợp họ có hành động và suy nghĩ sai lầm. Đây là điều quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Phật giáo chú trọng phương diện giác ngộ giải thoát, nhưng về mặt thế sự, những quan hệ trong cộng đồng xã hội, Phật giáo không dạy người ta chạy trốn cuộc đời . Người Phật tử là người quyết tâm học hiểu và sống đời sống đạo hạnh chân chính. Đồng thời là một con người có đầy đủ cung cách để đóng góp, xây dựng một xã hội tốt. Do đó, người Phật tử Việt Nam phải là người biết ơn cha mẹ. Và đã biết ơn thì phải đền ơn.

Sách xưa có dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Nghĩa là nếu chúng ta sinh ra trong đời không có Phật thì chính cha mẹ hiện đời chúng ta là Phật. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta, đừng xem thường đấng sanh thành và đừng quên ơn sâu dày đối với song thân. Người không có điều kiện học hiểu Phật pháp, mà ở trong gia đình là một người con hiếu kính cha mẹ như Phật thì người đó đã tu theo tinh thần của đạo Phật rồi.

Nhiều người cho rằng theo đạo Phật là không hiếu hạnh. Tại sao? Bởi vì họ thấy có những người đi tu, cha mẹ, bà con xóm làng thương không muốn cho đi mà những vị ấy quyết tâm đi, làm cho cha mẹ, xóm làng đau buồn. Như vậy người ấy không nghe lời cha mẹ, làm buồn lòng cha mẹ nên họ kết luận người ấy bất hiếu. Từ đó họ cho rằng người đi tu không giữ hiếu đạo. Điều này chỉ đúng trong một giai đoạn thôi. Bởi vì người tu thì có những việc làm của người tu. Nếu người đi tu làm tròn bổn phận trách nhiệm của người tu thì người đó có thể gọi là thực hiện trọn vẹn được hiếu đạo. Trái lại nếu ở tại đời, luôn bên cạnh cha mẹ mà không nghe lời cha mẹ, không cung kính, bảo bọc, phụng dưỡng cha mẹ thì người đó không làm tròn bổn phận hiếu đạo của một người con. Vì vậy trong đạo có những tấm gương hiếu để đáng quý mà hôm nay chúng tôi nêu lên cho Phật tử noi theo. 

Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ cho phương thức để cứu mẹ. Đức Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ một sự kiện lịch sử.

Cho nên việc cứu rỗi trong đạo Phật không thể xem như chuyện thần quyền. Ở đây, cốt nhờ sức chú nguyện của chư Tăng nên chuyển hóa, khai mở được tâm tư cho người chịu khổ. Nhờ thế họ thoát khổ, được an vui. Lễ Vu Lan vì thế mang một ý nghĩa rất lớn. Nhất là phương thức đền trả công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ.

Trên tinh thần ấy, một người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì đối với cha mẹ, chúng ta phải làm sao hướng dẫn cho cha mẹ biết tu tạo những công đức lành, kính Tam Bảo, tin nhân quả. Tin kính Tam Bảo tức là tin kính Phật, tin kính giáo Pháp của Phật và tin kính đoàn thể Tăng thanh tịnh, đệ tử của Phật. Tin nhân quả là tin như thế này: Nếu gây nên những nhân không tốt, làm khổ cho người, thì nhân ấy sẽ đưa đến hậu quả khổ đau.

Là người Phật tử, tin và từng bước áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của mình, thì sẽ được sự sáng suốt. Khi nghĩ, nói và làm việc gì mà biết rằng điều mình nghĩ, lời mình nói, việc mình làm, gây tổn hại, sẽ đưa đến những hậu quả không tốt, thì không bao giờ chúng ta làm. Đó là một cách tu. Rồi chúng ta tìm cách gần gũi, giải thích cho người thân của mình, khuyến khích họ cũng tu như vậy. Việc làm dù nhỏ nhưng tạo được duyên tốt, giúp đỡ những người thân của mình như cha mẹ, anh em, bà con v.v… đi theo chánh đạo, thì có một giá trị tinh thần rất lớn.

Vì vậy Phật tử nào đã đi chùa, đã qui y Tam Bảo, biết tu tạo những công đức lành thì cần phải kiểm xét lại trong gia đình, cha mẹ, anh em v.v… đã làm được những việc đó chưa. Nếu người thân của mình còn xem thường, chưa làm được những việc đó thì chúng ta cố gắng khuyến khích, giúp đỡ, tạo những điều kiện thuận lợi để cho quyến thuộc, nhất là cha mẹ cùng hướng đến, cùng làm, cùng tu tập những việc tốt đẹp như vậy. Đồng thời trong sinh hoạt của gia đình, chúng ta phải khéo xây dựng, sắp đặt để cha mẹ, anh chị em sống đời hòa thuận, hạnh phúc. Đó là chúng ta biết áp dụng đạo lý sống của Phật giáo trong chính gia đình mình. Từ đó dần dần cha mẹ, những người thân tin kính và cùng hướng theo việc làm tốt đẹp trong chánh pháp. Nên gia đình trở thành gia đình thuần đạo, áp dụng được tinh thần Phật dạy trong đời sống.

Chúng ta trả ơn bằng cách là làm những điều tốt, khuyến khích người thân làm điều tốt. Như vậy mình vừa tu được, vừa giúp người thân cũng tu được. Nên nhớ nếu chỉ nói suông, khuyến dụ người làm mà mình làm không ra gì thì việc khuyến dụ không có kết quả.

Kế nữa, tùy theo hoàn cảnh, mà vấn đề phụng dưỡng cha mẹ phải được thực hiện trọn vẹn. Chúng ta khéo léo sắp xếp để có thể giúp đỡ, phụng dưỡng, lo cho cha mẹ yên ổn, no ấm, giúp cha mẹ có phương tiện tiêu dùng trong cuộc sống mà không phải mặc cảm tuổi già sức yếu. Đây là một việc làm thường nhưng cũng rất khó. Bởi vì người ta thường nói: “Hễ con trai lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên vợ. “Con gái lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên chồng, lo cho con cái. Mà đã như vậy rồi thì làm sao có thì giờ, có phương tiện để lo lắng cho cha mẹ ruột của mình.

Về điểm này, Phật tử chúng ta phải thật khéo. Hẳn nhiên khi có gia đình thì phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình. Song phần hiếu đạo đối với cha mẹ, đối với tất cả những người mình thọ ân cũng không thể bỏ quên, không thể xem thường được. Nên vừa thực hiện bổn phận đối với gia đình, đồng thời cũng phải làm tròn đạo hiếu. Người Phật tử áp dụng được như vậy là người Phật tử tốt. Người đó có thể đem được tinh thần Phật pháp phổ hóa trong cuộc đời này. Sống và áp dụng được như vậy thì từ con người, từ gia đình sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với xã hội. Dù mình không nói một lời nào hết mà mọi người vẫn bắt chước, học và làm theo gia đình mình. Được vậy thì người con Phật có thể báo đáp phần nào ân nghĩa sanh thành đối với cha mẹ qua hai dạng tinh thần và vật chất.

Người Phật tử còn phải có tâm chân thành, đời sống ngay thẳng, mọi sinh hoạt đều sáng suốt, nói làm như nhau. Thực hiện đạo hiếu cũng phải bằng tâm chân thành. 

Tâm thành là sao? Ví dụ như mỗi ngày chúng ta có món ngon vật lạ gì để dâng cho cha mẹ, nếu là lòng thành thì một chén cơm, một bát nước hay một vật dụng gì thường thôi, ta cũng làm cho cha mẹ vui lòng. Đó là điều cần thiết. Người con Phật chúng ta luôn sống và làm những điều chân thật. Từ đó việc giáo dục con cái của chúng ta dễ dàng, không khó khăn. Nếu làm điều gì mà trong đó có sự ẩn khuất, tăm tối, hay do bức bách thì e rằng việc làm đó không đưa tới kết quả tốt đẹp. Cho nên chúng ta luôn sống đúng với tinh thần của đạo Phật là phải sáng suốt và chân thành.

Người Phật tử luôn khép mình trong nếp đạo đức và phẩm hạnh cao siêu vì vậy có được nhiều hạnh phúc. Tiếng Pali có từ Susukham, nghĩa là: Quả là hạnh phúc !. Bởi vì  chúng ta có duyên với đạo Phật, áp dụng được đạo Phật, nên chúng ta là những thành viên trong giáo đoàn của Phật. Mà đây là một đoàn thể có cuộc sống cao thượng, thanh khiết, tập thể của những người sống có hạnh phúc, với tinh thần sáng suốt, chân thật và tốt đẹp.

Phật tử chúng ta phải tâm niệm rằng: Nếu đời sống sinh hoạt của chúng ta trái với sự chân thật, trái với hiếu đạo, trái với những gì tốt đẹp mà các bậc Hiền Thánh đã chỉ dạy thì thà mất mạng chứ không đánh mất những đức hạnh đó. Bởi vì đó là niềm hạnh phúc cao quí nhất của người Phật tử chúng ta. Tại vì nếu không gặp chánh pháp của Phật, không áp dụng được chánh pháp trong đời sống, thì chúng ta không thể tìm được hạnh phúc chân thật.

Tinh thần nhà thiền cũng nhấn mạnh là đừng bao giờ chạy tìm cái bên ngoài, bởi vì tất cả những cái ấy là giả tạm, không phải thật, không phải của mình. Những gì của mình mới chân thật, sáng suốt. Trí tuệ, tình thương, hiếu đạo… là những cái chân thật. Mọi người ai ai cũng có sẵn hết. Vì vậy chúng ta khỏi phải chạy tìm ở đâu xa mà hãy ngay đây ta nghiệm lấy. Nhận và sống được như thế thì đời sống của chúng ta là đời sống hạnh phúc. Đây là nguồn hạnh phúc chân chính, tốt nhất, cao thượng nhất mà không thứ hạnh phúc nào có thể bì được.

Có câu chuyện như thế này: Một vị thiên tử đến thưa với Phật: Những vị tu sĩ ở nơi thâm sơn cùng cốc, ngày ăn một lần, tu hành khắc khổ nhưng tại sao nét mặt những vị ấy luôn tươi tỉnh, sáng suốt, thật hạnh phúc?

Phật đáp: “Người nào không than van, sầu muộn những chuyện đã qua, không nóng nảy khao khát những chuyện chưa đến mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại và thực hiện tinh thần hiếu đạo, áp dụng được những phương thức sáng suốt, thì có đời sống chân thật, nói và làm hợp nhau”.

Điều đức Phật chỉ cho vị thiên tử này chính là điều giúp cho chúng ta tăng trưởng hạnh phúc. Bởi vì có khi chúng ta suy nghĩ, toan tính việc nọ, việc kia mà lại bỏ quên việc hiện tại. Trách nhiệm, bổn phận hiện tại thì quên đi hoặc xem thường, cứ ngồi đó toan tính việc trước việc sau. Nếu cứ toan tính ngược xuôi như vậy thì bản thân chúng ta mất đi hạnh phúc và sẽ không thực hiện được những gì cần thiết trong đời sống của mình. Bởi vì đánh mất hiện tại là đánh mất hạnh phúc hiện tiền.

Những phúc duyên tốt ngay bây giờ chúng ta có thể hưởng được, thì lại đánh mất đi. Bởi mất đi nên cứ kêu cầu hạnh phúc mà không bao giờ có hạnh phúc. Phải thấy được hạnh phúc là đây, bây giờ. Bình tĩnh xét lại những việc gì đáng làm ngay hôm nay thì làm. Cha mẹ già cần phụng dưỡng thì ta phụng dưỡng. Người thân cần giúp đỡ thì ta giúp đỡ. Cố gắng thực hiện cho được trọn vẹn như vậy mới là người thiết thực.

Có thể làm việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Đốt dâng Phật một nén hương, dâng cha mẹ một chén cơm, giúp người nghèo khó một đồng bạc, một bát nước v.v… thì nên làm liền, đừng đợi, đừng hứa hẹn gì cả. Đó là tinh thần hiếu đạo trong nhà Phật.

Kế đây tôi nhắc lại câu chuyện đức Phật. Đức Phật sinh ra ở thành Ca-tỳ-la-vệ, phụ vương là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Sau khi sinh Thái tử được bảy ngày thì bà quá vãng. Nhờ công đức lành bà được sinh lên thiên giới.

Như chúng ta biết, sau khi thành đạo rồi, đức Phật liền nghĩ đến những người cùng tu, đã giúp đỡ mình trong lúc gian khó. Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm anh em ông Kiều Trần Như . Thời gian không lâu, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha. Trong lần thăm đầu tiên, Ngài khuyến hóa được rất nhiều Vương tôn Công tử trong dòng họ phát tâm tu hành. Ngài còn tìm cách giúp đỡ cho dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-vệ kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả. Đó là việc đầu tiên của Ngài đối với thân tộc.

Khi vua Tịnh Phạn bệnh yếu, Ngài lại về thăm và an ủi vua cha, thuyết pháp cho vua nghe. Sau thời pháp ấy nhà vua chứng quả A-na-hàm rồi băng hà. Lúc ấy, đích thân Ngài sắp đặt việc tang lễ tống táng vua cha. Có sách còn ghi lại Ngài đã kê vai khiêng kim quan cùng tất cả hoàng thân.

Có người cho rằng ngài là một vị Phật, cần gì phải làm những việc đó. Nhưng thật ra Ngài làm như thế là một cung cách gương mẫu cho tất cả những người con đối với cha mẹ, đối với gia tộc. 

Như vậy để thấy vị giáo chủ của chúng ta cũng có nghĩa tình thâm trọng như bao con người. Ngài có cha, có mẹ, có quê hương, thân tộc, và Ngài đã làm tròn bổn phận. Tu hành thành đạo, đem giáo lý khuyến hóa dẫn dắt những người thân của mình hướng theo con đường tốt đẹp.

Vào một mùa hạ, Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho vị thiên tử tiền thân là hoàng hậu Ma Da, giúp cho bà thành tựu được Thánh đạo. Lịch sử kể lại, qua ba tháng an cư trên thiên giới, đức Phật đã thuyết pháp không những độ mẹ mà còn giúp cho hầu hết những vị có liên hệ với Ngài ở trên thiên giới nghe pháp và thành tựu Thánh đạo.

Đức Phật đã là tấm gương để chúng ta noi theo. Là người con Phật, nhất định chúng ta phải làm tròn hiếu đạo. Không vì hoàn cảnh hay lý do gì chi phối khiến cho chúng ta không làm tròn đạo hiếu, thực hiện được nhiệm vụ của chúng ta.

Trong kinh kể lại: Một hôm trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp hai vợ chồng Bà La Môn nọ. Vừa thấy Phật, hai vị chạy tới ôm Phật, khóc lóc kêu than: “Con ơi! Sao con bỏ cha mẹ đi đâu lâu quá, cha mẹ nhớ thương con, tới nay mới được gặp”. Hàng đệ tử chung quanh thấy lạ, đức Thế Tôn là một vị Phật mà bỗng nhiên hai ông bà này tới ôm, than khóc và gọi là con, quả là điều phi lý. Chúng tăng định kéo hai vị Bà La Môn này ra nhưng Phật không cho, Ngài bảo: “Hãy để cho họ tự nhiên”. Và nhân đó Phật kể: Trong những kiếp xa xưa, hai vị này từng là cha mẹ của ta, ta từng là con của hai vị. Nên hôm nay duyên xưa hiện lại, các ông cứ để họ tự nhiên kể lể nỗi niềm, cho dòng nước mắt của họ chảy tuôn để vơi đi những cảm xúc.

Rõ ràng trong nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta có quan hệ tình thân với nhau. Do đó, đôi khi vừa gặp nhau mình liền có cảm tình. Cảm tình ấy là gì? Tức là những dây mơ, rễ má trong nhiều đời, bắt nguồn trong tình thương, trong huyết thống, từ thuở quá khứ. Chỉ có khác là thay hình đổi dạng, rồi vì không biết nên ta quên đi.

Đức Phật đã từng nói: Trong đại địa này, lấy một mũi kim cắm xuống đất, không có chỗ nào mà không đụng tới thân của Ngài. Để thấy chúng ta bị luân hồi sanh tử, không biết bao nhiêu đời. Sanh nơi này, mất nơi kia. Nếu nhìn bằng con mắt tuệ, chúng ta sẽ thấy sự liên hệ huyết thống giữa con người với con người, vay trả nợ nần, ngược xuôi lên xuống… Nay gặp nhau là do nhân duyên chằng chịt nhiều kiếp.

Vì vậy theo tinh thần của đạo Phật, chúng ta phải xem tất cả mọi người chung quanh mình, lớn hơn ta là cha mẹ ta, ngang bằng ta là anh em ta, nhỏ hơn ta là con cháu ta. Có nghĩa ai cũng là người thân của ta hết. Mà đã là người thân thì không có quyền thương người này, bỏ người kia, nghĩ xấu hay đối xử không tốt với người thân của mình. Vì như vậy là bất hiếu, bất nghĩa đối với cha mẹ, quyến thuộc rồi. Người Phật tử phải là người giữ đạo hiếu chứ không phải người bất hiếu. Nếu là người bất hiếu thì không xứng đáng là người Phật tử. Người giữ đạo hiếu thì đối với tất cả chúng sanh đều thương yêu bình đẳng, không phân biệt thân sơ. Như vậy là áp dụng đúng tinh thần đạo Phật trong đời sống của mình.

Qua đó, chúng ta thấy trong nhà Phật nói đến hiếu đạo là nói đến một bài kinh, một phương pháp sống, nói đến huyết mạch của chúng ta. Đạo hiếu thành tựu thì chúng ta có thể thành tựu tất cả những phương pháp tu hành khác. Đạo hiếu không thành tựu, mà muốn thành tựu những phương pháp tu hành khác như thành Phật, thành Tổ thì điều này giống như nấu cát muốn thành cơm vậy.

Trong nhà thiền có câu chuyện này:

Tổ Hoằng Nhẫn là một vị Tổ phước tướng đặc biệt. Nhân duyên ra đời của Ngài được kể lại thế này. Nguyên Tứ Tổ Đạo Tín đi du hóa gặp Tài Tòng đạo giả, là một vị tăng chuyên trồng tùng trên núi. Tài Tòng đạo giả thưa với Tứ Tổ:

- Đối với Phật pháp, con có thể nghe và hành trì được không?

Tứ Tổ đáp:

- Ông tuổi đã già, dù có nghe, thâm đắc cũng không làm lợi ích được gì bao nhiêu.

Tài Tòng đạo giả thưa:

- Vậy ngài có thể đợi con được không?

Tứ Tổ nói:

- Ta sẽ cố gắng.

Nói xong Tài Tòng đạo giả xuống núi, gặp một cô gái đang ngồi giặt đồ dưới bờ sông. Ngài hỏi cô gái:

- Có thể cho tôi ở trọ được không?

Cô trả lời:

- Tôi còn có cha mẹ ở nhà, thầy muốn gì thì đến thưa với cha mẹ tôi.

Ngài hỏi lại lần nữa:

- Riêng cô có bằng lòng không?

Cô trả lời:

- Riêng tôi thì tôi rất hoan hỷ, nhưng thầy hãy thưa với cha mẹ tôi.

Sau cuộc gặp gỡ ngắn ấy, cô gái có mang, bào thai lớn dần. Cô bị gia đình đánh đuổi ra khỏi nhà. Lang thang khổ sở, cuối cùng cô sinh được một bé trai xinh đẹp lạ thường. Khi sinh ra càng thương con cô càng khổ. Con không cha mà cô thì quả thực chưa từng gần gũi, quan hệ với người khác phái nào. Xấu hổ, cô đặt đứa bé trên chiếc bè đem thả xuống sông cho trôi đi đâu thì đi. Sáng ngày, cô thấy đứa bé ngồi xếp bằng ngay thẳng, gương mặt tươi tỉnh lạ thường, nên cô vừa lấy làm lạ vừa xót thương bồng về nuôi.

Đến bảy tuổi, đứa bé có một cốt cách rất đặc biệt, ngồi thì thẳng lưng, ăn thì không ăn những mùi tanh hôi, mắt nhìn thẳng. Duyên đến, Tứ Tổ nhận đem về chùa nuôi. Lớn lên ngài đắc đạo, được Tổ truyền tâm ấn, kế thừa Tổ vị. Ngài chính là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nghĩa là mẹ ngài chịu tất cả những khổ nhục để nuôi dưỡng và sinh ra ngài. Thầy của ngài cũng nhẫn chịu sự già yếu, bệnh tật, chờ ngài lớn lên để truyền tâm pháp cho ngài.

Sử ghi lại sau khi Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Tổ Huệ Năng, ngài không thăng tòa nữa. Chúng hỏi tại sao Hòa thượng không thăng tòa nữa? Ngài nói pháp đã về phương nam. Bây giờ ngài trở lại am sống gần mẹ, lo lắng cho mẹ. Bổn phận đối với đạo đã xong, giờ trở về làm bổn phận hiếu đạo đối với mẹ. Trong hàng Tổ sư của chúng ta đã có các bậc như vậy.

Hiếu đạo có hai: Tinh thần và vật chất. Đối với người xuất gia thì đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách lo về mặt tinh thần. Bởi vì chúng ta không có đầy đủ phương tiện để nuôi dưỡng cha mẹ, chỉ còn ráng tu, thực hành công phu cho được viên mãn. Thành đạo rồi thì hiếu đạo theo đó cũng được viên mãn. Như Tôn giả Mục Kiền Liên nếu không tu hành đắc đạo, không có thần thông thì làm sao biết mẹ ở trong cảnh ngạ quỷ khổ đau, mà tìm phương cứu thoát. Đức Phật bỏ tất cả hoàng thành, phụ vương, vợ con v.v… đi tu. Nếu không thành tựu đạo nghiệp thì làm sao trở về giáo hóa phụ thân và hoàng tộc đạt được đạo quả. Cho nên trước nhất là chúng ta phải tu hành chân chính, sau mới đem công đức và đạo lý để hướng dẫn, khuyến khích người thân tu hành. Như vậy mới gọi là chân thật báo hiếu. Trái lại nếu chúng ta không chịu nỗ lực tu tập thì khó có thể báo hiếu cho song thân.

Còn vị nào có đủ điều kiện thì lo thêm phần vật chất. Tùy theo phạm vi, hoàn cảnh cuộc sống của mình mà làm tròn bổn phận đối với cha mẹ.

Trong ngày lễ Vu Lan năm nay, bằng tất cả nhiệt tình, chúng tôi cố gắng trình bày ý nghĩa hiếu đạo trong nhà Phật. Như kinh đã dạy: Hiếu là trên trước, hiếu là tất cả, là mẹ của tất cả những công đức lành, mẹ của tất cả những phương pháp tu hành để thành Phật. Như vậy, người con Phật thì đi theo con đường của Phật, chúng ta không thể bỏ quên hiếu đạo, cũng không nên hẹn lần hẹn lữa. Mà phải tùy theo phạm vi, khả năng, hoàn cảnh của mình siêng năng tu tập hiếu đạo. Được vậy mới hy vọng, dù cách Phật xa, nhưng đối với pháp Phật, chúng ta luôn luôn gần gũi hành trì và xứng đáng là đệ tử của Như Lai.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 23:19:58 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.08.2013 16:59:19
0
Ván cờ… sinh tử.  
 

 
          
 Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.
Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo.
 
 
Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây? Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
 
 
Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh.
Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.
Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.
Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
 
 
Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.
Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:
“Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng…  Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động.
Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.
Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.
Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
 
 
 
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.
Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.
Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.
Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân.
Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.
Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia. 
 
 
 
 
(nhận qua email)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2013 17:05:43 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.08.2013 23:37:20
0
L'exode du Nord Viet Nam _ Di cư của miền Bắc Việt Nam 1954
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=-3ucBp_x-4M#at=38[/YouTube]

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.08.2013 15:48:38
0
nghe nhạc cuối tuần ...     
 
 
 

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.08.2013 22:58:40
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 

Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người

Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

Sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

 
Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên? 
 
Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?
 
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt. 
 
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi. 


Người Kogi 
 
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.
 
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ. 
 
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
 
Bộ tộc ăn chay 
 
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ. 
 
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ. 
 
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
 
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
 

Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay 
 
Không tích trữ lương thực, thực phẩm
 
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác. 
 
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”. 
 
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người. 

Họ sống hòa đồng với thiên nhiên  
 
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực. 
 
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.


Tuổi thọ trên 100
 
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều. 
 
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước. 

Bộ tộc Kogi sống rất thọ 
 
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật. 
 
Không theo tôn giáo, đạo luật
 
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác. 
 
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 
 
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
 
Anh cả của loài người?
 
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia. 
 
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
 
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên. 

Họ tự nhân là anh cả của loài người  
 
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ. 
  
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
 
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường. 
 
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
 
Theo VTC

 

THƯƠNG GIANG
  • Số bài : 5247
  • Điểm: 12
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.05.2009
  • Nơi: Xứ sở bạch dương
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.08.2013 05:35:35
0
dzuylynh


 MÙA VU LAN VÀ BÁO HIẾU  PL 2557-DL 2013 (QUÝ TỴ)
   
 
BÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT 

HT.Thích Nhật Quang
Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, là ngày báo hiếu, còn gọi là lễ trung nguơn. Trong một năm chia làm ba nguơn. Nguơn thứ nhất là rằm tháng giêng tức thượng nguơn. Nguơn thứ hai là rằm tháng bảy tức trung nguơn. Nguơn cuối cùng là hạ nguơn tức rằm tháng mười. Hầu hết Phật tử Việt Nam chúng ta đến những ngày ấy đều về chùa lạy Phật, nghe kinh, ăn cơm chay.

Tại sao gọi ngày trung nguơn là ngày báo hiếu? Bởi vì rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Trong ngày này chư Phật đồng hoan hỷ, mười phương tăng chúng hội tụ về. Nương oai thần nguyện lực của Phật và chư Tăng, chúng ta nguyện cầu cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc sống thì an lạc, luôn quay về quy y Tam Bảo; chết được siêu thăng về cảnh giới lành, đời đời gặp Phật pháp.

Trong kinh Phật có nói rằng: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”, dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ.

Trong kinh có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”, nghĩa là: “Cha sinh ta, mẹ nuôi ta, ôi thôi cha mẹ sinh ta cực nhọc, muốn đền đáp ân đức của cha mẹ như với lên trời chẳng cùng”. Công ơn của cha mẹ thật cao dày, chúng ta muốn đền trả, không thể nào đền trả cho hết được. Rõ ràng mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lớn lên, nên danh nên phận trong xã hội, nếu không có cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quí báu trong đời. Có những người lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không được sự chăm sóc, nuôi nấng của cha mẹ. Những người này thường ôm lòng oán hận đối với xã hội, đối với mọi người. Do đó gia giáo là điều hết sức quan trọng. Đây chính là phần trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với chúng ta.

Làm một con người trưởng thành trong hoàn cảnh cha mẹ đầy đủ, gia đình tương đối có phương tiện cho chúng ta học hành, đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, để hiểu biết và xây dựng cuộc đời, như thế là hạnh phúc lắm. Trong xã hội có rất nhiều người mong một chút tình thương của cha, của mẹ, đôi khi không được. Ví dụ như bản thân tôi, sinh ra ba, bốn tuổi thì cha mất. Bây giờ liên tưởng đến cha qua lời diễn tả của bà con chung quanh, chứ tôi chưa hề biết mặt cha tôi như thế nào. Do đó những kinh nghiệm quý báu của cha, những gì tốt đẹp trong dòng tộc của mình chưa được cha truyền lại. Mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống đặc biệt của dòng họ, của gia đình đó. Làm con trong một gia đình, trong một dòng tộc nào thì nhất định chúng ta được thừa hưởng những truyền thống đặc biệt của dòng họ ấy. Riêng tôi thì chưa được thừa hưởng di sản đó, nhưng nhờ đủ phước duyên gặp Phật pháp, có thầy, có bạn nên cũng vơi bớt phần buồn tủi.

Có nhiều người bất hạnh, mất đi tình thương cao quí ấy và bị lạc lõng giữa cuộc đời; không gặp Phật pháp, thiếu học thức và các duyên tốt. Những người này tâm hồn, cuộc sống thường chìm trong tăm tối. Do đó dễ dẫn đến trường hợp họ có hành động và suy nghĩ sai lầm. Đây là điều quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Phật giáo chú trọng phương diện giác ngộ giải thoát, nhưng về mặt thế sự, những quan hệ trong cộng đồng xã hội, Phật giáo không dạy người ta chạy trốn cuộc đời . Người Phật tử là người quyết tâm học hiểu và sống đời sống đạo hạnh chân chính. Đồng thời là một con người có đầy đủ cung cách để đóng góp, xây dựng một xã hội tốt. Do đó, người Phật tử Việt Nam phải là người biết ơn cha mẹ. Và đã biết ơn thì phải đền ơn.

Sách xưa có dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Nghĩa là nếu chúng ta sinh ra trong đời không có Phật thì chính cha mẹ hiện đời chúng ta là Phật. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta, đừng xem thường đấng sanh thành và đừng quên ơn sâu dày đối với song thân. Người không có điều kiện học hiểu Phật pháp, mà ở trong gia đình là một người con hiếu kính cha mẹ như Phật thì người đó đã tu theo tinh thần của đạo Phật rồi.

Nhiều người cho rằng theo đạo Phật là không hiếu hạnh. Tại sao? Bởi vì họ thấy có những người đi tu, cha mẹ, bà con xóm làng thương không muốn cho đi mà những vị ấy quyết tâm đi, làm cho cha mẹ, xóm làng đau buồn. Như vậy người ấy không nghe lời cha mẹ, làm buồn lòng cha mẹ nên họ kết luận người ấy bất hiếu. Từ đó họ cho rằng người đi tu không giữ hiếu đạo. Điều này chỉ đúng trong một giai đoạn thôi. Bởi vì người tu thì có những việc làm của người tu. Nếu người đi tu làm tròn bổn phận trách nhiệm của người tu thì người đó có thể gọi là thực hiện trọn vẹn được hiếu đạo. Trái lại nếu ở tại đời, luôn bên cạnh cha mẹ mà không nghe lời cha mẹ, không cung kính, bảo bọc, phụng dưỡng cha mẹ thì người đó không làm tròn bổn phận hiếu đạo của một người con. Vì vậy trong đạo có những tấm gương hiếu để đáng quý mà hôm nay chúng tôi nêu lên cho Phật tử noi theo. 

Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ cho phương thức để cứu mẹ. Đức Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ một sự kiện lịch sử.

Cho nên việc cứu rỗi trong đạo Phật không thể xem như chuyện thần quyền. Ở đây, cốt nhờ sức chú nguyện của chư Tăng nên chuyển hóa, khai mở được tâm tư cho người chịu khổ. Nhờ thế họ thoát khổ, được an vui. Lễ Vu Lan vì thế mang một ý nghĩa rất lớn. Nhất là phương thức đền trả công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ.

Trên tinh thần ấy, một người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì đối với cha mẹ, chúng ta phải làm sao hướng dẫn cho cha mẹ biết tu tạo những công đức lành, kính Tam Bảo, tin nhân quả. Tin kính Tam Bảo tức là tin kính Phật, tin kính giáo Pháp của Phật và tin kính đoàn thể Tăng thanh tịnh, đệ tử của Phật. Tin nhân quả là tin như thế này: Nếu gây nên những nhân không tốt, làm khổ cho người, thì nhân ấy sẽ đưa đến hậu quả khổ đau.

Là người Phật tử, tin và từng bước áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của mình, thì sẽ được sự sáng suốt. Khi nghĩ, nói và làm việc gì mà biết rằng điều mình nghĩ, lời mình nói, việc mình làm, gây tổn hại, sẽ đưa đến những hậu quả không tốt, thì không bao giờ chúng ta làm. Đó là một cách tu. Rồi chúng ta tìm cách gần gũi, giải thích cho người thân của mình, khuyến khích họ cũng tu như vậy. Việc làm dù nhỏ nhưng tạo được duyên tốt, giúp đỡ những người thân của mình như cha mẹ, anh em, bà con v.v… đi theo chánh đạo, thì có một giá trị tinh thần rất lớn.

Vì vậy Phật tử nào đã đi chùa, đã qui y Tam Bảo, biết tu tạo những công đức lành thì cần phải kiểm xét lại trong gia đình, cha mẹ, anh em v.v… đã làm được những việc đó chưa. Nếu người thân của mình còn xem thường, chưa làm được những việc đó thì chúng ta cố gắng khuyến khích, giúp đỡ, tạo những điều kiện thuận lợi để cho quyến thuộc, nhất là cha mẹ cùng hướng đến, cùng làm, cùng tu tập những việc tốt đẹp như vậy. Đồng thời trong sinh hoạt của gia đình, chúng ta phải khéo xây dựng, sắp đặt để cha mẹ, anh chị em sống đời hòa thuận, hạnh phúc. Đó là chúng ta biết áp dụng đạo lý sống của Phật giáo trong chính gia đình mình. Từ đó dần dần cha mẹ, những người thân tin kính và cùng hướng theo việc làm tốt đẹp trong chánh pháp. Nên gia đình trở thành gia đình thuần đạo, áp dụng được tinh thần Phật dạy trong đời sống.

Chúng ta trả ơn bằng cách là làm những điều tốt, khuyến khích người thân làm điều tốt. Như vậy mình vừa tu được, vừa giúp người thân cũng tu được. Nên nhớ nếu chỉ nói suông, khuyến dụ người làm mà mình làm không ra gì thì việc khuyến dụ không có kết quả.

Kế nữa, tùy theo hoàn cảnh, mà vấn đề phụng dưỡng cha mẹ phải được thực hiện trọn vẹn. Chúng ta khéo léo sắp xếp để có thể giúp đỡ, phụng dưỡng, lo cho cha mẹ yên ổn, no ấm, giúp cha mẹ có phương tiện tiêu dùng trong cuộc sống mà không phải mặc cảm tuổi già sức yếu. Đây là một việc làm thường nhưng cũng rất khó. Bởi vì người ta thường nói: “Hễ con trai lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên vợ. “Con gái lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên chồng, lo cho con cái. Mà đã như vậy rồi thì làm sao có thì giờ, có phương tiện để lo lắng cho cha mẹ ruột của mình.

Về điểm này, Phật tử chúng ta phải thật khéo. Hẳn nhiên khi có gia đình thì phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình. Song phần hiếu đạo đối với cha mẹ, đối với tất cả những người mình thọ ân cũng không thể bỏ quên, không thể xem thường được. Nên vừa thực hiện bổn phận đối với gia đình, đồng thời cũng phải làm tròn đạo hiếu. Người Phật tử áp dụng được như vậy là người Phật tử tốt. Người đó có thể đem được tinh thần Phật pháp phổ hóa trong cuộc đời này. Sống và áp dụng được như vậy thì từ con người, từ gia đình sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với xã hội. Dù mình không nói một lời nào hết mà mọi người vẫn bắt chước, học và làm theo gia đình mình. Được vậy thì người con Phật có thể báo đáp phần nào ân nghĩa sanh thành đối với cha mẹ qua hai dạng tinh thần và vật chất.

Người Phật tử còn phải có tâm chân thành, đời sống ngay thẳng, mọi sinh hoạt đều sáng suốt, nói làm như nhau. Thực hiện đạo hiếu cũng phải bằng tâm chân thành. 

Tâm thành là sao? Ví dụ như mỗi ngày chúng ta có món ngon vật lạ gì để dâng cho cha mẹ, nếu là lòng thành thì một chén cơm, một bát nước hay một vật dụng gì thường thôi, ta cũng làm cho cha mẹ vui lòng. Đó là điều cần thiết. Người con Phật chúng ta luôn sống và làm những điều chân thật. Từ đó việc giáo dục con cái của chúng ta dễ dàng, không khó khăn. Nếu làm điều gì mà trong đó có sự ẩn khuất, tăm tối, hay do bức bách thì e rằng việc làm đó không đưa tới kết quả tốt đẹp. Cho nên chúng ta luôn sống đúng với tinh thần của đạo Phật là phải sáng suốt và chân thành.

Người Phật tử luôn khép mình trong nếp đạo đức và phẩm hạnh cao siêu vì vậy có được nhiều hạnh phúc. Tiếng Pali có từ Susukham, nghĩa là: Quả là hạnh phúc !. Bởi vì  chúng ta có duyên với đạo Phật, áp dụng được đạo Phật, nên chúng ta là những thành viên trong giáo đoàn của Phật. Mà đây là một đoàn thể có cuộc sống cao thượng, thanh khiết, tập thể của những người sống có hạnh phúc, với tinh thần sáng suốt, chân thật và tốt đẹp.

Phật tử chúng ta phải tâm niệm rằng: Nếu đời sống sinh hoạt của chúng ta trái với sự chân thật, trái với hiếu đạo, trái với những gì tốt đẹp mà các bậc Hiền Thánh đã chỉ dạy thì thà mất mạng chứ không đánh mất những đức hạnh đó. Bởi vì đó là niềm hạnh phúc cao quí nhất của người Phật tử chúng ta. Tại vì nếu không gặp chánh pháp của Phật, không áp dụng được chánh pháp trong đời sống, thì chúng ta không thể tìm được hạnh phúc chân thật.

Tinh thần nhà thiền cũng nhấn mạnh là đừng bao giờ chạy tìm cái bên ngoài, bởi vì tất cả những cái ấy là giả tạm, không phải thật, không phải của mình. Những gì của mình mới chân thật, sáng suốt. Trí tuệ, tình thương, hiếu đạo… là những cái chân thật. Mọi người ai ai cũng có sẵn hết. Vì vậy chúng ta khỏi phải chạy tìm ở đâu xa mà hãy ngay đây ta nghiệm lấy. Nhận và sống được như thế thì đời sống của chúng ta là đời sống hạnh phúc. Đây là nguồn hạnh phúc chân chính, tốt nhất, cao thượng nhất mà không thứ hạnh phúc nào có thể bì được.

Có câu chuyện như thế này: Một vị thiên tử đến thưa với Phật: Những vị tu sĩ ở nơi thâm sơn cùng cốc, ngày ăn một lần, tu hành khắc khổ nhưng tại sao nét mặt những vị ấy luôn tươi tỉnh, sáng suốt, thật hạnh phúc?

Phật đáp: “Người nào không than van, sầu muộn những chuyện đã qua, không nóng nảy khao khát những chuyện chưa đến mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại và thực hiện tinh thần hiếu đạo, áp dụng được những phương thức sáng suốt, thì có đời sống chân thật, nói và làm hợp nhau”.

Điều đức Phật chỉ cho vị thiên tử này chính là điều giúp cho chúng ta tăng trưởng hạnh phúc. Bởi vì có khi chúng ta suy nghĩ, toan tính việc nọ, việc kia mà lại bỏ quên việc hiện tại. Trách nhiệm, bổn phận hiện tại thì quên đi hoặc xem thường, cứ ngồi đó toan tính việc trước việc sau. Nếu cứ toan tính ngược xuôi như vậy thì bản thân chúng ta mất đi hạnh phúc và sẽ không thực hiện được những gì cần thiết trong đời sống của mình. Bởi vì đánh mất hiện tại là đánh mất hạnh phúc hiện tiền.

Những phúc duyên tốt ngay bây giờ chúng ta có thể hưởng được, thì lại đánh mất đi. Bởi mất đi nên cứ kêu cầu hạnh phúc mà không bao giờ có hạnh phúc. Phải thấy được hạnh phúc là đây, bây giờ. Bình tĩnh xét lại những việc gì đáng làm ngay hôm nay thì làm. Cha mẹ già cần phụng dưỡng thì ta phụng dưỡng. Người thân cần giúp đỡ thì ta giúp đỡ. Cố gắng thực hiện cho được trọn vẹn như vậy mới là người thiết thực.

Có thể làm việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Đốt dâng Phật một nén hương, dâng cha mẹ một chén cơm, giúp người nghèo khó một đồng bạc, một bát nước v.v… thì nên làm liền, đừng đợi, đừng hứa hẹn gì cả. Đó là tinh thần hiếu đạo trong nhà Phật.

Kế đây tôi nhắc lại câu chuyện đức Phật. Đức Phật sinh ra ở thành Ca-tỳ-la-vệ, phụ vương là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Sau khi sinh Thái tử được bảy ngày thì bà quá vãng. Nhờ công đức lành bà được sinh lên thiên giới.

Như chúng ta biết, sau khi thành đạo rồi, đức Phật liền nghĩ đến những người cùng tu, đã giúp đỡ mình trong lúc gian khó. Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm anh em ông Kiều Trần Như . Thời gian không lâu, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha. Trong lần thăm đầu tiên, Ngài khuyến hóa được rất nhiều Vương tôn Công tử trong dòng họ phát tâm tu hành. Ngài còn tìm cách giúp đỡ cho dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-vệ kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả. Đó là việc đầu tiên của Ngài đối với thân tộc.

Khi vua Tịnh Phạn bệnh yếu, Ngài lại về thăm và an ủi vua cha, thuyết pháp cho vua nghe. Sau thời pháp ấy nhà vua chứng quả A-na-hàm rồi băng hà. Lúc ấy, đích thân Ngài sắp đặt việc tang lễ tống táng vua cha. Có sách còn ghi lại Ngài đã kê vai khiêng kim quan cùng tất cả hoàng thân.

Có người cho rằng ngài là một vị Phật, cần gì phải làm những việc đó. Nhưng thật ra Ngài làm như thế là một cung cách gương mẫu cho tất cả những người con đối với cha mẹ, đối với gia tộc. 

Như vậy để thấy vị giáo chủ của chúng ta cũng có nghĩa tình thâm trọng như bao con người. Ngài có cha, có mẹ, có quê hương, thân tộc, và Ngài đã làm tròn bổn phận. Tu hành thành đạo, đem giáo lý khuyến hóa dẫn dắt những người thân của mình hướng theo con đường tốt đẹp.

Vào một mùa hạ, Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho vị thiên tử tiền thân là hoàng hậu Ma Da, giúp cho bà thành tựu được Thánh đạo. Lịch sử kể lại, qua ba tháng an cư trên thiên giới, đức Phật đã thuyết pháp không những độ mẹ mà còn giúp cho hầu hết những vị có liên hệ với Ngài ở trên thiên giới nghe pháp và thành tựu Thánh đạo.

Đức Phật đã là tấm gương để chúng ta noi theo. Là người con Phật, nhất định chúng ta phải làm tròn hiếu đạo. Không vì hoàn cảnh hay lý do gì chi phối khiến cho chúng ta không làm tròn đạo hiếu, thực hiện được nhiệm vụ của chúng ta.

Trong kinh kể lại: Một hôm trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp hai vợ chồng Bà La Môn nọ. Vừa thấy Phật, hai vị chạy tới ôm Phật, khóc lóc kêu than: “Con ơi! Sao con bỏ cha mẹ đi đâu lâu quá, cha mẹ nhớ thương con, tới nay mới được gặp”. Hàng đệ tử chung quanh thấy lạ, đức Thế Tôn là một vị Phật mà bỗng nhiên hai ông bà này tới ôm, than khóc và gọi là con, quả là điều phi lý. Chúng tăng định kéo hai vị Bà La Môn này ra nhưng Phật không cho, Ngài bảo: “Hãy để cho họ tự nhiên”. Và nhân đó Phật kể: Trong những kiếp xa xưa, hai vị này từng là cha mẹ của ta, ta từng là con của hai vị. Nên hôm nay duyên xưa hiện lại, các ông cứ để họ tự nhiên kể lể nỗi niềm, cho dòng nước mắt của họ chảy tuôn để vơi đi những cảm xúc.

Rõ ràng trong nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta có quan hệ tình thân với nhau. Do đó, đôi khi vừa gặp nhau mình liền có cảm tình. Cảm tình ấy là gì? Tức là những dây mơ, rễ má trong nhiều đời, bắt nguồn trong tình thương, trong huyết thống, từ thuở quá khứ. Chỉ có khác là thay hình đổi dạng, rồi vì không biết nên ta quên đi.

Đức Phật đã từng nói: Trong đại địa này, lấy một mũi kim cắm xuống đất, không có chỗ nào mà không đụng tới thân của Ngài. Để thấy chúng ta bị luân hồi sanh tử, không biết bao nhiêu đời. Sanh nơi này, mất nơi kia. Nếu nhìn bằng con mắt tuệ, chúng ta sẽ thấy sự liên hệ huyết thống giữa con người với con người, vay trả nợ nần, ngược xuôi lên xuống… Nay gặp nhau là do nhân duyên chằng chịt nhiều kiếp.

Vì vậy theo tinh thần của đạo Phật, chúng ta phải xem tất cả mọi người chung quanh mình, lớn hơn ta là cha mẹ ta, ngang bằng ta là anh em ta, nhỏ hơn ta là con cháu ta. Có nghĩa ai cũng là người thân của ta hết. Mà đã là người thân thì không có quyền thương người này, bỏ người kia, nghĩ xấu hay đối xử không tốt với người thân của mình. Vì như vậy là bất hiếu, bất nghĩa đối với cha mẹ, quyến thuộc rồi. Người Phật tử phải là người giữ đạo hiếu chứ không phải người bất hiếu. Nếu là người bất hiếu thì không xứng đáng là người Phật tử. Người giữ đạo hiếu thì đối với tất cả chúng sanh đều thương yêu bình đẳng, không phân biệt thân sơ. Như vậy là áp dụng đúng tinh thần đạo Phật trong đời sống của mình.

Qua đó, chúng ta thấy trong nhà Phật nói đến hiếu đạo là nói đến một bài kinh, một phương pháp sống, nói đến huyết mạch của chúng ta. Đạo hiếu thành tựu thì chúng ta có thể thành tựu tất cả những phương pháp tu hành khác. Đạo hiếu không thành tựu, mà muốn thành tựu những phương pháp tu hành khác như thành Phật, thành Tổ thì điều này giống như nấu cát muốn thành cơm vậy.

Trong nhà thiền có câu chuyện này:

Tổ Hoằng Nhẫn là một vị Tổ phước tướng đặc biệt. Nhân duyên ra đời của Ngài được kể lại thế này. Nguyên Tứ Tổ Đạo Tín đi du hóa gặp Tài Tòng đạo giả, là một vị tăng chuyên trồng tùng trên núi. Tài Tòng đạo giả thưa với Tứ Tổ:

- Đối với Phật pháp, con có thể nghe và hành trì được không?

Tứ Tổ đáp:

- Ông tuổi đã già, dù có nghe, thâm đắc cũng không làm lợi ích được gì bao nhiêu.

Tài Tòng đạo giả thưa:

- Vậy ngài có thể đợi con được không?

Tứ Tổ nói:

- Ta sẽ cố gắng.

Nói xong Tài Tòng đạo giả xuống núi, gặp một cô gái đang ngồi giặt đồ dưới bờ sông. Ngài hỏi cô gái:

- Có thể cho tôi ở trọ được không?

Cô trả lời:

- Tôi còn có cha mẹ ở nhà, thầy muốn gì thì đến thưa với cha mẹ tôi.

Ngài hỏi lại lần nữa:

- Riêng cô có bằng lòng không?

Cô trả lời:

- Riêng tôi thì tôi rất hoan hỷ, nhưng thầy hãy thưa với cha mẹ tôi.

Sau cuộc gặp gỡ ngắn ấy, cô gái có mang, bào thai lớn dần. Cô bị gia đình đánh đuổi ra khỏi nhà. Lang thang khổ sở, cuối cùng cô sinh được một bé trai xinh đẹp lạ thường. Khi sinh ra càng thương con cô càng khổ. Con không cha mà cô thì quả thực chưa từng gần gũi, quan hệ với người khác phái nào. Xấu hổ, cô đặt đứa bé trên chiếc bè đem thả xuống sông cho trôi đi đâu thì đi. Sáng ngày, cô thấy đứa bé ngồi xếp bằng ngay thẳng, gương mặt tươi tỉnh lạ thường, nên cô vừa lấy làm lạ vừa xót thương bồng về nuôi.

Đến bảy tuổi, đứa bé có một cốt cách rất đặc biệt, ngồi thì thẳng lưng, ăn thì không ăn những mùi tanh hôi, mắt nhìn thẳng. Duyên đến, Tứ Tổ nhận đem về chùa nuôi. Lớn lên ngài đắc đạo, được Tổ truyền tâm ấn, kế thừa Tổ vị. Ngài chính là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nghĩa là mẹ ngài chịu tất cả những khổ nhục để nuôi dưỡng và sinh ra ngài. Thầy của ngài cũng nhẫn chịu sự già yếu, bệnh tật, chờ ngài lớn lên để truyền tâm pháp cho ngài.

Sử ghi lại sau khi Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Tổ Huệ Năng, ngài không thăng tòa nữa. Chúng hỏi tại sao Hòa thượng không thăng tòa nữa? Ngài nói pháp đã về phương nam. Bây giờ ngài trở lại am sống gần mẹ, lo lắng cho mẹ. Bổn phận đối với đạo đã xong, giờ trở về làm bổn phận hiếu đạo đối với mẹ. Trong hàng Tổ sư của chúng ta đã có các bậc như vậy.

Hiếu đạo có hai: Tinh thần và vật chất. Đối với người xuất gia thì đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách lo về mặt tinh thần. Bởi vì chúng ta không có đầy đủ phương tiện để nuôi dưỡng cha mẹ, chỉ còn ráng tu, thực hành công phu cho được viên mãn. Thành đạo rồi thì hiếu đạo theo đó cũng được viên mãn. Như Tôn giả Mục Kiền Liên nếu không tu hành đắc đạo, không có thần thông thì làm sao biết mẹ ở trong cảnh ngạ quỷ khổ đau, mà tìm phương cứu thoát. Đức Phật bỏ tất cả hoàng thành, phụ vương, vợ con v.v… đi tu. Nếu không thành tựu đạo nghiệp thì làm sao trở về giáo hóa phụ thân và hoàng tộc đạt được đạo quả. Cho nên trước nhất là chúng ta phải tu hành chân chính, sau mới đem công đức và đạo lý để hướng dẫn, khuyến khích người thân tu hành. Như vậy mới gọi là chân thật báo hiếu. Trái lại nếu chúng ta không chịu nỗ lực tu tập thì khó có thể báo hiếu cho song thân.

Còn vị nào có đủ điều kiện thì lo thêm phần vật chất. Tùy theo phạm vi, hoàn cảnh cuộc sống của mình mà làm tròn bổn phận đối với cha mẹ.

Trong ngày lễ Vu Lan năm nay, bằng tất cả nhiệt tình, chúng tôi cố gắng trình bày ý nghĩa hiếu đạo trong nhà Phật. Như kinh đã dạy: Hiếu là trên trước, hiếu là tất cả, là mẹ của tất cả những công đức lành, mẹ của tất cả những phương pháp tu hành để thành Phật. Như vậy, người con Phật thì đi theo con đường của Phật, chúng ta không thể bỏ quên hiếu đạo, cũng không nên hẹn lần hẹn lữa. Mà phải tùy theo phạm vi, khả năng, hoàn cảnh của mình siêng năng tu tập hiếu đạo. Được vậy mới hy vọng, dù cách Phật xa, nhưng đối với pháp Phật, chúng ta luôn luôn gần gũi hành trì và xứng đáng là đệ tử của Như Lai.


  CHÚC ANH TƯ & MỌI NGƯỜI MÀ VU LAN BÁO HIẾU AN LÀNH ,NHIỀU HỒNG ÂN PHƯỚC HẠNH!
Út Rau Muống!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 05:36:48 bởi THƯƠNG GIANG >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.08.2013 10:42:50
0

VU LAN THẮNG HỘI
Sắc tức thị không,
Không tức thị sắc.
 
 Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường





Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường.
Du Vũ Minh (soạn văn)



Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người 
bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.
Tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.



Bạn ấy ngăn cản tôi: 
"Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt"
Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến cửa thì ngừng bước nhé."
Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.



Mỗi con người đều chỉ đan xen vào một đoạn trong cuộc sống của người khác.
Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người đi cùng một đoạn đường.



Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong
lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.



Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình có
thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày, rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.



Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.



Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng mà nếu không phải là bạn bè lìa xa bạn, thì cũng chính là bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi với bằng hữu một đoạn đường.



Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một đoạn đường,
Nên bạn càng thêm quí trọng tiếc thương.



Lúc mà người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một quả táo



Lúc mà người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một cái áo bông.



Lúc mà người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên sáng lạn nhất;



Lúc mà người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải...



Cuộc đời vốn dĩ lập đi lập lại những ấn chứng:
Ban đêm thì có thể vì việc thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng.
Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành ấm áp.



Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường,
Bạn đáng lẽ cũng nên học cách từ bỏ.




Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn của bạn, để có thể chống đỡ toàn bộ cuộc đời của bạn.



Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải là vật phẩm phụ thuộc của bạn, Bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc đời của chúng.



Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng những khoảng không gian riêng tư cần thiết.



Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người khác...



Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?

--
Let all beings be free from harm.
Let all beings be free from sorrow.
Let all beings be free from suffering.
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 10:46:17 bởi Phù vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.08.2013 20:05:53
0
vô bếp cuối tuần ...     
 
Quiche aux oignons
(cho 4 người)
 


1kg củ hành tây vàng cắt hạt lựu, xào với tí dầu và bơ (1/2 dầu-1/2 bơ) thêm tí xíu muối:
 
 
 
 
khi nào thấy hành bắt đầu trong ra thì cho 100 gr thịt hun khói cắt nhỏ như que diêm vào:
 

 
 
xào lửa vừa cho tới khi thịt và hành trong và hết nước thì tắt bếp để nguội:
 

 
 
vì lười huyền lười nên tt mua vỏ bột làm sẵn để vào khuôn tròn đường kính khoảng 22cm
4 trứng + 4 muỗng súp kem tươi trộn đều:
 
 
 
 
cho hỗn hợp hành thịt xào rồi hỗn hợp trứng kem vào khuôn:
 

 
 
đút lò 200°C / T. 7  _ 40 phút:
 

 
 

 
... miamm ... miammm ... 


   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 23:36:01 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.08.2013 18:35:43
0
Vu Lan nhớ Mẹ ... tt xin kính mời quý bạn của GĐPT thưởng thức một tác phẩm mới ...
tt thân mến chúc quý bạn một mùa lễ Vu Lan vui tươi, ấm áp và đầy hạnh phúc ... 
 
   
 
 
 
 

download
 
BAO NĂM XA
 
Sáng tác : Nguyễn Hải Hà 
Ca Sĩ: Tâm Thư 

Bao năm xa ta về ngang con phố 
hồn tha phương nợ thân xác hao mòn
Bao năm ta lạc loài chốn nào
trở về đây làm lữ khách không nhà
 
Bao năm xa nghe sầu theo mưa nắng
lòng sương phai tình khô héo bao ngày 
Bao nhiêu năm nghe đời buồn rã rượi
trở lại đây ngồi nhìn chiều mưa rơi
 
Bao năm xa nghe đời dường rất vội
ta loanh quanh nghe sầu mọc nhánh rong rêu
Nghe tin yêu như ngục tối vây đời
nghe hư hao trên từng ngày tháng xanh xao...

Bao năm xa ta về bên hiên vắng
tìm câu ru me ru tháng năm nào
Nghe xa xăm me về ngoài ngõ đợi
lệ mừng rơi thành sương khói ngang trời
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.08.2013 18:57:42 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.08.2013 11:50:56
0
Bí ẩn gây sửng sốt trong tranh của Van Gogh

Nửa cuối thế kỹ XIX, nền hội họa thế giới đã đón nhận một danh họa bậc thầy người Hoà Lan - Vincent Van Gogh (1853 - 1890). Ông cho ra đời khá nhiều tác phẩm nhưng đáng buồn thay, cuộc đời ông lại là một chuỗi dài những tháng ngày bi kịch. Ông phải sống trong cảnh nghèo túng do tranh của mình không thể bán nổi cho ai. Trong suốt cuộc đời mình, ông chỉ bán được duy nhất bức tranh “Vườn nho đỏ”. Nhưng 100 năm sau khi ông qua đời, người ta đã dần nhận thức được giá trị những họa phẩm của vị danh họa người Hoà Lan này. 


  “Vườn nho đỏ” - bức họa duy nhất bán được khi Van Gogh còn sống.
Và thế là tranh của ông liên tục phá những kỉ lục thế giới về giá bán, tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm như: “Hoa diên vĩ” - 53,9 triệu USD, “Hoa hướng dương” - 40 triệu USD,  hay đắt hơn cả là bức “Chân dung bác sĩ Gachet” được bán vào năm 1990 với mức giá cao nhất mọi thời đại 82,5 triệu USD - tính theo giá trị ngày nay là gần 130 triệu USD.



Bức "Chân dung bác sĩ Gachet" được bán với mức giá cao nhất mọi thời đại.

Những nhà sưu tầm họa phẩm hàng đầu trên thế giới nhận xét rằng, tranh của Van Gogh có một sức hút kì lạ đối với họ. Màu sắc gây cho người xem cảm xúc mạnh, nét bút thô, đường viền của hình ảnh lớn và chứa đựng đủ đầy nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa nhưng cả đời phải sống trong cảnh cô độc và bệnh tật. Dù chỉ thoáng nhìn qua nhưng những đặc điểm trên khiến cho người xem không hề bị lẫn giữa tranh của Van Gogh với tranh của những họa sĩ cùng thời khác. 


Danh họa Van Gogh.

Van Gogh ra đi khi mới 37 tuổi, để lại cho hậu thế một gia tài đồ sộ với hơn 2.000 tác phẩm ra đời trong 10 năm cuối của cuộc đời. Những bí ẩn đằng sau các bức họa phẩm Van Gogh cũng được giới mê tranh ráo riết “săn đón”. Cho đến ngày nay, bí ẩn về sự chính xác của các chi tiết thể hiện trong tranh của ông vẫn đang là một đề tài thú vị, gây nhiều tranh cãi và thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của giới mỹ thuật toàn cầu.
Tranh cãi xung quanh bức họa phẩm “Trăng lên”
Có lẽ, “Trăng lên” (Moonrise) là tác phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới sưu tầm tranh thế giới. Lý do là bởi quan điểm của họ về tên gọi của bức tranh thường không thống nhất. Có những người cho rằng, đáng ra tên gọi của bức tranh phải là “Mặt trời lặn”. Số khác lại không đồng ý với quan điểm này, cho rằng nên tôn trọng tên gọi của tranh thay vì đi tìm một cái tên khác dựa vào những quan sát chủ quan. Theo dõi bức tranh, chúng ta thấy rõ ràng một vật thể đỏ bầm nơi đỉnh núi, tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn rằng đó là Mặt trăng hay Mặt trời.
  "Trăng lên” được nhà danh họa người Hoà Lan vẽ vào mùa hè năm 1889 ở tỉnh Saint-Remy-de-Provence, miền Nam nước Pháp. Thời điểm chính xác của cảnh tượng trong bức họa này luôn là một điều bí ẩn đối với những nhà nghiên cứu nghệ thuật hội họa. Thế nhưng, vào năm 2003, nhà thiên văn học Donald Olson Hoa Ky đã giải mã được bí ẩn đó. Ông nhận định: “Chính xác là bức tranh được vẽ vào 21 giờ 08 phút, ngày 13/7/1889”.



Bức tranh "Trăng lên" gây nhiều tranh cãi trong giới sưu tầm tranh thế giới.

Olson đã cùng các cộng sự tới tỉnh Saint-Remy-de-Provence vào tháng 6/2002 để xác định khu vực đúng như mô tả trong bức họa. Sử dụng la bàn và những phần mềm thiên văn học để đo đạc hướng Mặt trăng xuất hiện trước mặt họa sĩ và độ cao của dãy núi phía chân trời. Cuối cùng, họ đã tìm ra được hai thời điểm mà Mặt trăng tròn nhô lên sau rặng núi tại đúng vị trí như mô tả trong tranh: ngày 16/5/1889 và ngày 13/7/1889.
So sánh với cảnh vẽ trong bức tranh - cánh đồng lúa vàng ươm đã được gặt, Olson đã khẳng định thời điểm đó chỉ có thể là vào tháng 7. Thực hiện thêm một số tính toán cần thiết, ông và các cộng sự đã thấy rằng, thời điểm trăng nhô lên vào ngày 13/7/1889 tại đúng vị trí của tranh là 21 giờ 08 phút. Một điều thú vị nữa là vào năm kỉ niệm sinh nhật thứ 150 của Van Gogh, vầng trăng trong “Trăng lên” sẽ được tái hiện lại chính xác. Theo tính toán của Olson, mỗi tháng, Mặt trăng đều tròn một lần nhưng nó chỉ quay lại đúng một vị trí trên bầu trời sau 19 năm.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi khác khiến các nhà nghiên cứu trước đó đã phải “điên đầu” tìm hiểu trong bức họa này: Cái bóng đen dưới chân núi do đâu mà có? Mặt trăng thì không thể tạo ra mảng bóng tối này rồi. Còn vào khoảnh khắc hơn 21 giờ đêm thì làm gì có Mặt trời ló rạng? Olson đã giải thích khúc mắc này một cách đơn giản như sau: Van Gogh đã thực hiện bức tranh này trong 2 đợt. Ông bắt đầu tác phẩm vào lúc chiều tối và vẽ xong vào buổi sáng. Chính vì thế, chúng ta mới nhìn thấy trên bức tranh cảnh Mặt trăng đang lên vào lúc chập tối và bóng rợp dưới chân núi được ông vẽ thêm vào khi Mặt trời đã mọc.
Sửng sốt với họa phẩm “Ngôi nhà trắng buổi đêm”
Van Gogh có 5 bức tranh bầu trời đêm nổi tiếng, trong đó có bức “Trăng lên” vừa kể trên. Mỗi bức tranh đều khiến cho Olson nói riêng và giới mê tranh nói chung phải sửng sốt thán phục vì độ chính xác của các chi tiết thể hiện trong tranh, xét về mặt thiên văn học.


Bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm”.
Vào năm 2001, Olson đã xác định một cách rất cụ thể thời gian mà Van Gogh vẽ bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm” (The White House at Night). Olson đã tìm ra ngôi nhà đó trong thực tế và may sao nó vẫn giữ nguyên hiện trạng cho đến tận ngày nay. Ông thấy ngôi sao trong tranh chính là sao Kim, còn ánh nắng phản chiếu phía chân ngôi nhà trong tranh là vào giờ cuối cùng trước khi Mặt trời lặn, lúc đó là 7 giờ chiều. Sao Kim được vẽ muộn hơn nên khá sáng. Một chương trình máy tính tính toán rằng, sao Kim chiếu vào khoảng 8 giờ ngày 16/6/1890, chỉ 6 tuần trước khi Van Gogh tự tử. Từ đó, ông đã tính toán ra thời gian nhà danh họa vẽ tranh, vào “7 giờ chiều ngày 16/6/1890”. Xin được nói thêm rằng, nghe thì có vẻ lạ nhưng việc tính toán thời điểm dựa vào các chi tiết Mặt trăng, vì sao, Mặt trời… với chúng ta thì khó nhưng với một nhà thiên văn có óc quan sát tài tình như Olson, cộng thêm sự hỗ trợ của các phần mềm thiên văn thì đó lại là một việc hết sức đơn giản.
Bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm” của Van Gogh có một lịch sử khá lận đận. Bức họa đã bị quân Phát xít cất giấu khi bị lính Nga bắt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Giới sưu tầm tranh thế giới nghĩ rằng tranh đã bị mất nhưng đến năm 1995, bức họa đã được tìm thấy và hiện đang được treo ở bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg, Nga.
Nhiều bí mật trong họa phẩm nổi tiếng “Đêm đầy sao” cho rằng các bức họa của Van Gogh không hề được hư cấu nên vào mùa hè năm 2005, Olson đã lên đường sang Pháp để thu thập thông tin về bức họa “Đêm đầy sao” (Starry Night). Đây là một trong hai bức họa mà Van Gogh đã gửi cho em trai mình là Théo vào tháng 9 năm 1889 bằng một bưu kiện. Tháng 5 năm 1889, Van Gogh đã tới một tu viện để chữa bệnh tâm thần. Olson đã xác định được rằng, Van Gogh thực hiện bức họa khi nhìn qua khung cửa căn phòng của mình và điểm sáng trong bức tranh chính là một vầng trăng.


  Bức "Đêm đầy sao".
Bên cạnh việc “Đêm đầy sao” được Olson xác định ra thời điểm Van Gogh thực hiện, bức họa này còn được các chuyên gia y học dùng để giải mã những bí ẩn khác về nhà danh họa có tài nhưng bạc mệnh. Van Gogh có một niềm say mê với màu vàng chói chang, trông đến nhức mắt - điều này được thể hiện qua hàng loạt bức họa của ông. Theo họ, Van Gogh nghiện màu vàng bởi ông luôn say sưa với thứ rượu ngải cứu. Khi pha vào loại rượu này một lượng xantonin (thành phần trong thuốc tẩy giun trẻ em), người uống vào sẽ nhìn thấy mọi vật nhuốm màu vàng.

Một số chuyên gia khác lại cho rằng, màu vàng trong tranh của ông có liên quan mật thiết tới chứng động kinh mà ông mắc phải. Để điều trị chứng bệnh này, theo đơn thuốc của bác sĩ Poli Ferdinand Gase, Van Gogh phải uống loại thuốc có tên Digitalis. Việc dùng thứ thuốc này sẽ khiến con bệnh nhìn thế giới xung quanh với “lăng kính màu vàng”. Bằng tài năng của mình, Van Gogh đã thể hiện rất chính xác lăng kính đó vào tác phẩm của mình.
Tiếc rằng, vào mùa hè năm sau, tháng 7năm 1890, nhà danh họa Hoà Lan qua đời. Nếu không, chắc hẳn Van Gogh sẽ còn để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm bất hủ với những bí ẩn thú vị hơn nữa.

* Bài viết xử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: CNN Tech, National Gallery, Guardian/Culture, Wikipedia...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2013 12:01:10 bởi Phù vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.08.2013 20:30:38
0
 
NHỮNG CON TEM VNCH TRƯỚC NĂM 1975



















































thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.08.2013 22:18:27
0



 
 
* * *
 
 

Bóng Thu …

sáng tác Nguyễn Hải Hà
ca sĩ Tâm Thư 

Thu sắp tàn …
phải thế không Anh
Tình thơ chợt nhớ chợt mênh mông
Nắng rớt bên hiên đời thưa lạnh
Đêm về nhìn bóng bóng im không...

Thu hết rồi thật đó sao?
Hình như ngày tháng cũng hư hao
Nghiêng ngiêng chiếc lá hồn chao rụng
Trúc Đào trước ngõ thoáng lao xao

Người đã về đâu bao thu qua
Se sắt ngày đi nắng úa sầu
Còn vương màu áo người trong mộng
Thu chỉ nhẹ đưa cũng xót lòng...

Thôi hết rồi mùa đã qua
Lòng như màu úa lá thu phai
Mênh mang gió buốt chiều đông lạnh
Lá buồn xơ xác những thu xa
Lá buồn xơ xác những thu nào....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.08.2013 14:55:31 bởi thiên thanh >

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 22.08.2013 16:17:06
0
Thu đi
 
Nhìn qua khung cửa mùa thu
Trời mây xám đục sương mù khói lam
Thượng huyền trăng chớm nửa vầng
Tàng cây xơ xát trên sân lá vàng
 
Hình như thu sắp sang ngang
Khoảng trời thôi biếc chuyển phần vào đông
Thu đi thu có buồn không ?
Lòng người thơ vẫn ngóng trông thu hoài
 
Hạt sương khóm trúc trăng cài
Mỏi mòn sỏi đá nối dài lối quê
Thu đi mùa sau thu về
Còn em rời bỏ chốn quê một chiều…!
 
Thu đi sinh cảnh đìu hiu
Mong thu về lại mang nhiều gió trăng.

Nghinh Nguyên
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.08.2013 16:19:10 bởi nghinhnguyen >
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.08.2013 16:52:17
0
cười cuối tuần: Vợ 
 
Vợ khi còn là người yêu: - Thiên Thần.
Những lá thư tình của vợ: - Thiên Thư.
 
Con đường xưa vợ đi: - Thiên Đường.
Vợ dáng nhịp nhàng lướt đi trên sàn nhảy như rồng múa phượng bay: - Thiên Long Bát Bộ.
 
Sắc đẹp của vợ: - Thiên Hạ Đệ Nhất Phu Nhân.
Mùi thơm của vợ: - Thiên Hương.
Vợ có bầu: - Thiên Thai.

 
Vợ đang lâm bồn: - Thiên Sản.
Từ người yêu trở thành vợ, rồi từ từ được tấn phong lên chức bà già, bà nội, bà ngoại: - Thiên Chức.
 
Phòng ngủ của vợ : - Thiên Cung.
Nhà của vợ: - Thiên Đình.
Thành phố vợ ở: - Thiên Đô.
Suy nghĩ của vợ: - Thiên Kiến.
Lý lẽ của vợ: - Thiên Lý.
 
Quyết định của vợ: - Thiên Thạch.
Chữ nghĩa của vợ: - Thiên Văn.
Vợ đang lên giọng ca karaoke: - Thiên Ca.
Lời vợ dặn: - Thiên Lệnh.
Vợ gọi thì phải bẩm vâng thưa bà: - Thiên Bẩm.
 
Mọi việc đều do vợ định đoạt: - Thiên Định.
Chồng được vợ cưng: - Thiên Tử.
Vợ quen chân đi cà kê dê ngỗng: - Thiên Di.
Tài mua sắm của vợ: - Thiên Phú.
Vợ chỉ biết về mình: - Thiên Vị.
 
Ba mẹ, anh chị em, bà con họ hàng bên vợ: - Thiên Triều.
Vợ hay ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao: - Thiên Tào.
Số lấy vợ chằng lửa: - Thiên Mệnh.
Vợ hay nổi máu ghen bậy ghen bạ: - Thiên Tính.
Vợ nổi cơn thịnh nộ gào thét như một vị tướng khi ra quân: - Thiên Lôi Địa Tướng.
 
Bị vợ hạ đo ván: - Thiên Hạ.
Tiền lương, tiền túi, tiền cà-phê cà pháo đều bị vợ tóm thu gọn: - Thiên Thu.
Vợ có tài tề gia nội trợ, coi ngó mọi việc trong nhà ngoài ngõ và muốn mọi người phải kính nể, tôn sùng mình như một vị thánh lớn: - Tề Thiên Đại Thánh.
Muốn dê vợ mà vợ không cho phép hay lạnh lùng không hợp tác: – Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên .
Vợ nắm lấy thời cơ đầu tư vào nhà cửa đất đai để sinh lời và bắt chồng phải vui vẻ làm theo quyết định của mình: – Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa.
 
Tướng đi của vợ: - Thiên Tướng.
Vợ thay đổi xiêm y kiểu tóc, lối trang điểm lia lịa: - Thiên Hình Vạn Trạng.
Vợ trang điểm, vẽ mặt xanh lè, đánh phấn trắng toát: - Thiên Thanh Bạch Nhật.
Vòng vàng, ngọc ngà, kim cương, hột xoàn của vợ lóng lánh như các vì sao: - Thiên Hà.
Em gái vợ: - Thiên Nga.
 
Vợ vắng nhà: - Thiên Đàng.
Có bồ nhí mà vợ biết được: - Thiên Tai.
 
 
 
lụm trên nét 

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.08.2013 00:16:49
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

 
Chuyện thật đến khó tin: Thiên thần hộ mệnh cứu thiếu nữ bị đụng xe  
 
...Nhưng cũng từ lúc đó vị linh mục kia bỗng nhiên biến mất, không ai trong số những người hiện diện thấy ông bỏ đi. Ngay cả việc ông linh mục này hiện diện cũng không giải thích được vì khi tai nạn vừa xảy ra, cảnh sát đã cấm mọi sự đi lại ở nhiều đoạn đường chung quanh đó. Một điều lạ lùng hơn nữa là trong 80 tấm ảnh chụp quang cảnh hiện trường tai nạn, không một bức ảnh nào có hình của vị linh mục trên.
 
Cali Today News - Có lẽ đây là một câu chuyện khó tin vào thời nay nếu chỉ nghe kể lại, nhưng nó đã xảy ra với cô gái 19 tuổi tên Katie Lentz tại thành phố Quincy, tiểu bang Missouri. 
Vào ngày chủ nhật cuối tuần qua, cô Katie đã bị một người say rượu lái xe đụng phải khiến cho chiếc xe bị tan nát và người cô Katie bị kềm chặt giữa tay lái và ghế với thương tích trầm trọng. Nhân viên cấp cứu có mặt lúc đầu tưởng chừng như vô hy vọng để đưa cô ra khỏi xe sau một tiếng đồng hồ vật lộn với máy móc vì không cưa qua được loại thép dày của chiếc xe Mercedes và phải gọi thêm tiếp viện về thiết bị. 


Tai nạn. Photo courtesy:  New York Daily News
 
Cảm thấy sự nguy hiểm gần kề, cô Katie có yêu cầu mọi người có mặt hãy cùng cô cầu nguyện thì ngay lúc đó có một người trang phục như linh mục xuất hiện. 
 Vị linh mục này trấn an mọi người và quả quyết mọi việc rồi sẽ ổn thỏa. Ông còn xin vẩy dầu thánh lên người nạn nhân và các nhân viên cấp cứu. 
 Quả nhiên ngay lúc đó những máy móc mang đến đã cắt rời đầu xe và cô Katie được mang ra ngoài và dùng trực thăng chuyển đi cấp cứu. Nhưng cũng từ lúc đó vị linh mục kia bỗng nhiên biến mất, không ai trong số những người hiện diện thấy ông bỏ đi. Ngay cả việc ông linh mục này hiện diện cũng không giải thích được vì khi tai nạn vừa xảy ra, cảnh sát đã cấm mọi sự đi lại ở nhiều đoạn đường chung quanh đó. Một điều lạ lùng hơn nữa là trong 80 tấm ảnh chụp quang cảnh hiện trường tai nạn, không một bức ảnh nào có hình của vị linh mục trên. 
 Hội thánh Thiên Chúa giáo địa phương cho biết họ không hề nghe kể chuyện cứu người này từ bất cứ một thành viên linh mục nào và cho biết họ cũng không có ý định tìm hiểu sâu xa thêm vì tôn trọng ý muốn không phô trương của vị linh mục kia, nếu thật sự đó là người của hội thánh.   
Đội trưởng toán cấp cứu là Raymond Reed chỉ biết gãi đầu gãi tai cho là phép lạ xuất hiện, có thể là một thiên thần giả dạng linh mục hay linh mục được thiên thần nhập vào nhưng dù thế nào thì ông vẫn vui mừng vì cuối cùng cô Katie đã được cứu sống và đang điều trị tại bệnh viện có tên là Blessing Hospital. 
  Kẻ say rượu lái xe là một thanh niên 26 tuổi đã bị truy tố tội gây ra tai nạn trong khi cả thành phố Quincy đều muốn đi tìm vị linh mục thiên thần (mystery priest) bí ẩn này.
 
Phước An
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2013 04:36:43 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.08.2013 04:15:18
0
 

 
 
ở một nơi không có mùa thu

ở một nơi không có mùa thu, chiếc lá vàng lóng ngóng vô vọng tìm một chỗ bơi trong ký ức.
gió heo may thập thò trong nghiên mực, chực khuấy dậy nỗi buồn sền sệt không tên.
mơ hồ sương pha, khói tỏa.
đong đưa, khép mở cánh cửa thời gian bản lề sau trước.

mùa thu ở lại bên kia vỹ tuyến từ lâu.
chỉ có nắng theo cha bước dài bước ngắn.
chỉ có mưa theo mẹ bước ngã bước nghiêng.
không phải là lính thú, chẳng phải đi trấn thủ lưu đồn, sao bước chân xuống thuyền mà nước mắt như mưa.
bỏ lại nỗi cơ hàn bên bờ bắc giòng Bến Hải, cầm niềm tin xuôi nam vượt nhịp cầu Hiền Lương.
chốn cũ trăng lưỡi liềm đã tra thêm chiếc cán, rớt xuống nông trường sỏi đá đầm lầy mà gặt lấy ngô khoai.
mồ hôi đóng muối trên lưng người, mốc thếch.
em bện sợi lưu vong cột bím thắt đuôi gà, đội trên đầu vòng kim cô trống đồng Ngọc Lũ, 
em moi con chữ từ khóe mắt cay xè mặn đắng, chấm máu mình thay mực làm thơ, những bài thơ tuổi trẻ sục sôi khát vọng tự do no ấm.
mùa thu, lá vàng thơ mộng không có chỗ trú thân nơi quê hương đã bán tháo cho giặc ngọai xâm phương bắc.
nơi em ở chỉ có nắng rát vô tâm bỏng da người nô lệ, mưa dầm an phận thấm mục tinh hoa tuổi trẻ, có bão vô thần đe dọa vạn sinh linh. 
và mùa thu đã chết từ một dạo bốn mươi lăm, tháng tám.

tháng bảy vào thu ở quê mình, em nhớ cắm mấy nén nhang lên đầu lũ cô hồn sống bán nước cầu vinh.
tháng tám tiết trung thu, em đừng cho ai bóp méo một vầng trăng tròn cổ sử, để con trẻ thấy đường mà xem chuyện thằng cuội gian dối chị hằng, lừa gạt nhân gian.
hồn thiêng sông núi nước Nam nương theo cánh lá vàng xuôi gió heo may, mang mùa thu làm hành trang cho cuộc hành trình tha phương của người lưu vong viễn xứ.

nơi anh ở, mùa thu đang bàng bạc. 
tội cho em, chốn quê nhà...
ở một nơi không có mùa thu!


Aug 23.2013.dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2013 08:35:11 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.08.2013 11:55:02
0


HOÀI CẢM
Tặng HN, cảm xúc nghe bài HOÀI CẢM của Cung Tiến
 
“ Chờ nhau hoài cố nhân ơi “ (1)
Chiều bên thành nội từng lời như say
Chút tình gởi gió ngàn bay
Em là sương để… vòng tay thẫn thờ
 
Anh về thực giữa cơn mơ
Nụ hôn rớt lặng đội bờ riêng chung
Dường như xa cách ngàn trùng
Dường như xưa cũ…ta từng có nhau
 
Hẹn làm chi đến muôn sau (2)
Lời trong đôi mắt chiều đau mấy lần
Mai rồi còn gặp cố nhân ?
Mà vòng tay lạc giữa vòng chông chênh
 
Chút hương còn lại bên thềm
Đường về đôi ngã gập ghềnh lời ru
Chừng như… chiều đã là thu
Phía vòng tay lỡ mịt mù lối xưa
 
“ Còn đâu ngày cũ êm vui “(3)
Sợ mai lời hát ngủ vùi trong mưa
“ Dạt dào tựa những âm xưa “(4)
Trong cơn chếnh choáng… mình đưa nhau về.
 
 
Huế 24/8/2013
Sông Hương
 
 
 
 
(1)   , (3), (4)    Lời trong bài hát Hoài cảm của Cung Tiến
(2)   Ý từ câu “ Hẹn nhau một kiếp xa xôi “ trong bài hát
 
 
 
 
 
 

Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.08.2013 18:04:10
0
 
chút dư âm của mùa lễ Vu Lan ...  
Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi. 
Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ. 

 
 
 
 
 
GẶP MẸ TRONG MƠ ( MOTHER IN THE DREAM )
nhạc Mongolia | lời Việt : khuyết danh
trình bày : triều âm


 đốt nén tâm hương con nhớ mẹ
 tháng bảy về nghe nghẹn trong tim
 đóa mẫu tâm chừ biết đâu tìm
 xin dâng mẹ lời ca con trẻ
 mẹ ra đi con còn tấm bé
 mới hôm nào đã mấy mươi năm
 đêm Vu Lan níu ánh trăng rằm
 xin dẫn lối con về thăm mẹ
 (phùvân)

Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi.
Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ.
Mẹ ở phương trời xa xôi, hay sao sáng trên bầu trời.
Mẹ dịu hiền về với con nhé, con nhớ mẹ.
Lời nguyện cầu từ chốn xa, mong ước con yên bình
Mẹ thật hiền tựa nắng mai ấp ôm con tháng ngày.
Mẹ giờ này ở chốn rất xa, trong mơ con đã thấy mẹ,
Mẹ dịu dàng hát khúc ca, sao con thấy mẹ buồn.
Nhìn cánh đồng xa xanh, con nhớ mong về mẹ,
Mẹ trở về với con ấm áp bên mái nhà.
Và từ bầu trời rất cao, mong ước con yên bình,
Mẹ ngồi buồn ở chốn xa nhớ thương con vắng mẹ.

Gửi về mẹ nhiều cánh hoa, thắm sương long lanh giữa núi đồi,
Chợt giật mình tỉnh giấc mơ, sao không thấy mẹ, nghẹn nghào thương mẹ bao la, mong đến bên mẹ hiền.
Mẹ ở lại với con nhé con đến với mẹ.
Mẹ nguyện cầu và ước mong, con sống trong yên lành,
Mẹ hiền nào biết không con chỉ mong có mẹ.
Và từ bầu trời rất cao, mong nhớ con mỗi ngày,
Mẹ đừng buồn nhiều nữa nhé con đang đến, mẹ ơi. 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2013 18:07:51 bởi thiên thanh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.08.2013 23:04:25
0
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
( dzuylynh kính tặng bài viết này đến các huynh trưởng và đàn em đồng môn Trường Bộ Binh Thủ Đức. Để tưởng nhớ những kỉ niệm buồn vui huynh đệ với ngôi Trường Mẹ thân yêu của chúng ta một thời tuổi trẻ)
 
 
 
Cuộc Đón Tiếp Đại Tá Lê Văn Phú, Cựu Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh

Người đứng giữa trong bộ thường phục là Đại tá Lê Văn Phú,  cựu Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức, năm nay (2013) ông được 85 tuổi vàng, người vẫn còn sáng suốt minh mẫn.

Một vị sĩ quan cao cấp của Quân Lực VNCH, sau hơn 38 năm từ ngày nước mất vào tay Cộng Sản, sau 10 năm bị giam trong nhà tù “cải tạo” và sau nhiều năm trời “ẩn dật” nơi xứ người, bỗng hôm nay cảm thấy như mình đang mơ, chưa dám tin là thật, khi trong một chuyến đi mùa hè cùng với gia đình, ông bất ngờ gặp lại những bộ quân phục sinh viên sĩ quan mà ông đã từng nhìn thấy hàng ngày nơi quân trường của ông trước năm 1975. Đó là Trường Bộ Binh Thủ Đức, nơi ông từng giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng cho đến ngày mất nước.
 
Vị sĩ quan cao cấp đó chính là Đại Tá Lê Văn Phú. Ông lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng ông cảm thấy như đang “ở trên mây”, ông ngạc nhiên, ông xúc động, khi được những cựu sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức tổ chức đón tiếp ông nói riêng và các thân nhân cùng đi với ông nói chung, một cách niềm nở, thân tình nhưng không kém phần trang trọng – so với lễ nghi quân cách – chiều Chủ Nhật 18 tháng 8 vừa qua.
 
Cuộc đón tiếp được tổ chức mặc dù gấp rút nhưng rất chu đáo, tại trụ sở tạm thời của Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario, 87 Brownville Ave., Toronto.
 
Các Alfa trong bộ quân phục sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức xếp hàng ngang đón Đại Tá Lê Văn Phú từ lề đường vào cổng. Bên trong là một cánh cổng trang trí, trên đó ghi hàng chữ “Trường Bộ Binh Thủ Đức”. Ngoài ra, còn có hai tấm biểu ngữ ghi câu “Chào Mừng Đại Tá Lê Văn Phú, Cựu Tham Mưu Trường Trường Bộ Binh.”
 
  
Các SVSQTB/TD đón tiếp Đại Tá Phú từ lề đường vào cổng, không kém phần phần long trọng
 
    
 
Alfa Nguyễn Văn Phát, Hội Trưởng Hội Áí Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario cho biết, tình cờ nghe tin cựu đại tá Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh cùng gia đình từ Montreal đến Toronto, nên Hội Đồng Quản Trị đã đồng ý tổ chức cuộc đón tiếp vị chỉ huy của mình.
 
 
Theo truyền thống, bắt đầu là lễ chào quốc kỳ VNCH, sau đó là phút mặc niệm để tưởng nhớ các quân dân cán chính bỏ mình vì lý tưởng Tự Do, đặc biệt cũng để tưởng nhớ các cựu sinh viên sĩ quan đã hy sinh vào những phút cuối cùng của tháng 4 năm 1975 để bảo vệ Trường Mẹ.
 
Tiếp theo, tất cả mọi người hiện diện, kể cả phụ nữ, đồng ca bài “Thủ Đức Hành Khúc”. Đây là bài hát của thời quân trường Thủ Đức, trong đó nhắc đến các địa danh chung quanh quân trường mà các cựu sinh viên sĩ quan đều nhớ nằm lòng:“… Này Đồi 18 tiến tới, kìa Mẹ Bồng Con chơi vơi, Hăm Lăm Ba Mươi ghi dấu ngàn đời…”
 
Thay mặt Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Alfa Nguyễn Văn Phát đã ngỏ lời chào mừng Đại Tá Lê Văn Phú – và thân nhân ông – đã ghé lại đây thăm các cựu sinh viên sĩ quan. Alfa Phát nói:
“Thật là một niềm vui bất ngờ cho anh em chúng tôi, những Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, gia đình Cư An Tư Nguy Ontario và các thân hữu của chúng tôi được đón tiếp Đại Tá hôm nay.
Vui mừng vì chúng tôi gặp lại Vị Chỉ Huy của chúng tôi từ Quân Trường; bất ngờ vì chúng ta chưa bao giờ có được sự liên lạc, và chúng tôi cũng không nghĩ rằng sẽ có cơ hội gặp lại Đại Tá tại nơi này.
… Sau ngày chúng ta đau đớn chia tay nhau đến nay, đã hơn 38 năm qua, nhưng hình ảnh của những ngày tháng trong quân trường lúc nào cũng hiện ra rõ trong tâm khảm của từng anh em chúng tôi”.
 

Alfa Nguyễn Văn Phát ngỏ lời chào mừng Đại tá Phú.
  
Chỉ nói được vài câu ngắn ngủi thì Alfa Phát đã xúc động nghẹn lời, phải ngừng nói. Cùng lúc, Alfa Lê Đức Vân đứng phía sau, đưa tay xoa nhẹ lên lưng Alfa Phát, vừa an ủi vừa khuyến khích. Và Alfa Phát nói tiếp:
“Chúng tôi vẫn còn tôn trọng nhau, còn có huynh trưởng, còn có đàn em, có lớn, có nhỏ… Đây là điều mà ít nhất, chúng tôi còn thấy hãnh diện là những cựu SVSQ Trừ Bị của Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Ngoài ra, chúng tôi còn sát cánh với đồng bào trong nước và ở hải ngoại để ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền của Việt Nam. Chúng tôi cũng có những đóng góp cho các anh em thương phế binh ở quê nhà; chúng tôi cũng có những đóng góp cho các nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước; chúng tôi còn góp công sức gìn giữ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và mong một ngày không xa, Việt Nam sẽ được thật sự Tự Do, Hòa Bình để chúng ta còn có hy vọng được trở về thăm quê cha, đất tổ trước khi nhắm mắt…”
 
Trong phần đáp từ, Đại Tá Lê Văn Phú, cựu Tham Mưu Trường Trường Bộ Binh nói, năm nay ông đã 85 tuổi, sau 10 năm tù “cải tạo” tại Hà Tây, ông không bao giờ nghĩ là có ngày ông được gặp lại những bộ quân phục sinh viên sĩ quan như thế này.

Ông cũng không đè nén được sự xúc động. Nước mắt giàn giụa, ông nghẹn lời một lúc khá lâu… Ông tâm sự rằng, tuổi đã già sức đã yếu, không biết có còn được nhìn thấy ngày đất nước Việt Nam tự do thật sự, không còn bóng dáng quân Cộng Sản.

Đại Tá Lê Văn Phú kể lại những giờ phút cuối cùng của Trường Bộ Binh. VC pháo kích liên tục vào Trường Bộ Binh Long Thành, làm hư hại ăng-ten truyền tin, khiến trường hầu như bị mất liên lạc với các nơi khác. Các sinh viên sĩ quan được đưa trở về trường cũ ở Thủ Đức. Phần ông thì ở lại coi trường tại Long Thành. Trong trường chỉ còn lại khoảng 200 người kể các các nhân viên hành chánh. Bên ngoài chỉ có 1 tiểu đoàn Địa Phương Quân bảo vệ. Vì không thể chịu đựng mãi tình trạng như vậy, ông xin lệnh cấp trên cho tất cả mọi người được di chuyển từ Long Thành trở về Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ. Ông phải nhờ một số sĩ quan cao cấp liên lạc với Tổng Cục Quân Huấn. Sau cùng, được phép di tản khỏi Long Thành, ngày 29 tháng 4 ông mới từ Long Thành về được an toàn và trải qua đêm 30 tháng 4 ở Thủ Đức.
 
Lễ gắn alpha khóa 3/72 Thủ Đức
  
Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, có một chiếc xe tăng nhỏ, đơn độc, của VC chạy vào trường Bộ Binh Thủ Đức, chạy từ cổng trước tới cổng sau, lực lượng phòng thủ gồm các SVSQ đem các xe GMC ra chận nhưng bị nó ủi văng, rồi vòng trở vào trường. Đến khi nó ra khỏi cổng trước, quẹo trái thì bị các anh lính Địa Phương Quân bên ngoài khai hoả chận lại, các SVSQ liền phóng lên ném lựu đạn vào trong xe, khiến tên lính VC lái xe tăng bị thương nặng. Lúc đó Đại Tá Phú mới nhìn thấy tên VC này chỉ khoảng 15, 16 tuổi, và chân bị xích vào xe, trước khi chết cậu ta kêu khóc “Má ơi! Chắc con không gặp má được nữa.”
 
Đại Tá Lê Văn Phú kể tiếp, sau lệnh buông súng, ông được báo cáo có một tiểu đội VC kéo đến cổng trường, ông tự lái xe Jeep ra cổng và gặp một thiếu úy VC. Hắn đưa ông đến gặp một trung đoàn trưởng VC đóng ngoài xa lộ, tên này liền theo ông vào trường gặp đại tá Trần Đức Minh, Chỉ Huy Trưởng trường. Sau đó mọi người đều rời trường, ai có thường phục thì mặc thường phục ra cổng và tự giải tán.
 
Đại Tá Lê Văn Phú cũng bày tỏ sự vui mừng khi được biết các cựu sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức vẫn gắn bó, kết hợp thành đoàn thể và có các sinh hoạt đều đặn như Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario. Ông cầu mong cho Hội được bền vững và hoạt động hiệu quả vì tự do dân chủ cho đất nước.
 
Alfa Nguyễn Văn Phát còn thay mặt Hội Ái Hữu Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Ontario, trao tặng món quà lưu niệm cho vị cựu Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh, bức ảnh “Vá Cờ” (của nhiếp ảnh gia, Trung Tá Nguyễn Ngọc Hạnh) đóng trong khung kính.
Alfa Phát nói: “Kính thưa Niên Trưởng, hôm Thứ Bảy, ngày 03-08 vừa qua, Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vùng Ontario có tổ chức một buổi tiệc buffet và văn nghệ với chủ đề “Cám Ơn Người Lính Việt Nam Cộng Hòa” … Trong buổi tiệc, chúng tôi có trao tặng hơn 300 ảnh Vá Cờ với khung kính cho các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa… Hôm nay chúng tôi có làm một bức ảnh Vá Cờ đặc biệt, kính tặng Niên Trưởng để tỏ lòng quý mến và cám ơn Người Lính Già đã từng là cấp chỉ huy, dạy dỗ chúng tôi tại Trường Bộ Binh, và đã chiến đấu bảo vệ lá Cờ Vàng, biểu tượng của sự tự do cho đồng bào Việt Nam.”
 
Khi nhận bức ảnh “Vá Cờ” Đại Tá Lê Văn Phú đã thân thiết hôn lên bức ảnh, khiến các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức hiện diện đều bồi hồi, nhớ về một thuở oai hùng, không màng sinh tử, đối diện quân thù trên khắp bốn Quân Khu để bảo vệ lá Cờ Vàng cho Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam.
 
   

 

Alfa Nguyễn Văn Phát và Alfa Lê Đức Vân thay mặt đồng môn trao tặng Đại Tá Phú bức ảnh lưu niệm Vá Cờ. Ông đã bồi hồi cảm động và đã hôn thân thiết lên bức ảnh. 
 
Khoảng 8 giờ, bữa ăn tối diễn ra trong bầu không khí thân mật, với nhiều món ăn đặc biệt ngon miệng: bún mắm, gấu xào lăn, xôi gấc, thạch, cháo…
 
Phần văn nghệ, tuy gọi là “văn nghệ giúp vui” nhưng thực tế, ca sĩ không ngăn được tiếng khóc lẫn trong tiếng hát khiến nhiều người ứa lệ khóc theo. Đó là Alfa Trần Thành Nghiệp với bài hát “Người Lính Già Xa Quê Hương” (sáng tác của Nhật Ngân.)
 
 
   

Alfa Trần Thành Nghiệp và với bài hát Người Lính Già Xa Quê Hương.
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=S3R3qs2fAHs[/YouTube]
 
 
“Người lính già xa quê hương, nghe quê hương đêm ngày trăn trở, nhớ quá một thời chinh chiến gian lao… Nhớ phút hiên ngang đi vào binh lửa…Ôi thân trai một thời súng gươm, nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong….”  và Alfa Nghiệp đã nhiều lần nghẹn ngào nức nở. Đại Tá Phú cũng không cầm được nước mắt…
 
Buổi tối hôm đó có rất nhiều “người lính già xa quê hương”. Nhưng “người lính già nhất” chắc chắn là Đại Tá Lê Văn Phú, cựu Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh.
 
Chương trình văn nghệ còn có các tiếng hát quen thuộc: Alfa Hoa Xuân Cường, Alfa Lê Đức Vân, và Alfa Phan Thông Tùng đệm guitar.
 
Alfa Lê Đức Vân với bài hát Lính Nghĩ Gì
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=S3R3qs2fAHs[/YouTube]
 
 
Trước khi từ giả ra về lúc 10 giờ 30 tối, Đại Tá Phú đã trao tặng Hội Ái Hữu Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Ontario 1.000 Gia kim để Hội có thêm tài chánh hoạt động.
 
Đây là món quà bất ngờ khiến cho nhiều Alfa cảm thấy như “ở trên mây.” Alfa Phát đã ngỏ lời cảm tạ cựu Tham Mưu Trưởng Lê Văn Phú và mong mỏi sẽ có dịp mời Đại Tá Phú đến với anh em cựu sinh viên sĩ quan lần nữa trong tương lai gần.
 
Có thể nói, đây là cuộc đón tiếp rất thắm thiết tình huynh đệ (chi binh), đã gieo vào lòng người nỗi quyến luyến bịn rịn, mừng mừng tủi tủi, có cả khóc lẫn cười (theo mệnh nước nổi trôi)…
 
 
Hoàng Sơn Hà, Toronto, 21/08/2013.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.08.2013 23:56:36 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.08.2013 01:15:54
0
Một " Nghĩa cử Cần Vương "
Lịch sử khái quát dẫn họ về lại quá khứ... Ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi mới 13 tuổi lên ngôi ở điện Thái Hòa mà không thẩm ý Khâm sứ Rheinart như công ước đã ký kết. Hành động này bầy tỏ chủ quyền độc lập của nước Nam bất chấp sự bất bình của quan chức bảo hộ.

Chiếc Jumbo 747 Air France sửa soạn đáp xuống phi trường Charles De Gaulle, phi đoàn trưởng cất tiếng chào mừng du khách sắp đến nước Pháp. Trinh cài giây an toàn, chỉnh đốn lại ghế ngồi rồi nắm tay Lân thản nhiên chờ đợi...
  Chuyến du lịch thường niên của họ dự tính sẽ nghỉ nửa tháng hè ở vùng Dordogne thuộc miền Tây Nam nước Pháp. Phong cảnh nơi đây nổi tiếng với những lâu đài cổ, đồi núi cây xanh, nắng hạ ấm áp, tiện lợi cho việc tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.
  Lân và Trinh gặp nhau vài năm trước ở Cali trong hoàn cảnh “Tự Tình” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Bên nhau, họ xây dựng lại cuộc đời vào lúc con cái đã trưởng thành. Lân là cựu học sinh ESSEC Business School ở Paris và Trinh, bác sĩ chuyên khoa nhi đồng ở Little Saigon, Orange County. Xã hội Mỹ thu nhập cao nhưng công việc quanh năm suốt tháng bận rộn, vì thế để thay đổi không khí, buông xả những nhọc nhằn, họ tìm đến miền quê thanh tịnh Âu châu... Ngày thì nằm dài đọc sách, chiều đi bộ quanh đường làng khi những con chim rừng líu lo bay về tổ.
  Lân tình cờ thuê được một phòng tại Auberge Castel Merle trong làng Sergeac. Sau bữa sáng điểm tâm, họ thăm các vùng phụ cận, chiều về quán trọ ăn tối, đặc biệt nơi này nổi tiếng “foie gras” và rượu vang vùng Domme tuyệt vời... Dân tình ở làng nhỏ thân mật ngoài sự tưởng tượng. Vợ chồng chủ quán Christopher và Anita Millinship quyến luyến hai người khách phương xa, thường ưu ái chuyện trò với họ vào buổi chiều rảnh rỗi. Một hôm, Christopher nói với Lân và Trinh:
  - Gần xã Sergeac này, có Chateau de Losse của hoàng tộc Annam khi xưa, ngày nay được liệt kê vào hàng di sản quốc gia, các bạn đã đến thăm chưa? Hoàng gia cũng chôn cất ở làng Thonac bên cạnh, lái xe chỉ 2, 3 cây số...
  Lân và Trinh, hai du khách đến từ xứ Mỹ ngàn dặm, ngẩn ngơ với cái tin vừa thoáng nghe nhưng phấn khởi tưởng như sắp gặp lại đồng hương thân quen ở nơi xa lạ... Một hoàn cảnh “độc nhất vô nhị”! Họ về phòng, hết còn muốn đọc sách nghỉ ngơi, cố tìm hiểu lịch sử để sáng mai thăm Thonac và nhất là mộ vị vua anh hùng nước Việt. Hoàng Đế Hàm Nghi vì tấm lòng ái quốc mà bao năm bị đọa đầy rồi phải gởi cốt xương tàn ở chốn xa xôi này sao? Khó tin mà chuyện có thật nơi quê người... 
Chateau de Losse.
 
Lịch sử khái quát dẫn họ về lại quá khứ... Ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi mới 13 tuổi lên ngôi ở điện Thái Hòa mà không thẩm ý Khâm sứ Rheinart như công ước đã ký kết. Hành động này bầy tỏ chủ quyền độc lập của nước Nam bất chấp sự bất bình của quan chức bảo hộ.
  Nửa tháng sau, Đại tá Guerrier hung hăng như tên gọi, cầm đầu 185 sĩ quan binh lính đến hoàng thành dự lễ phong vương. Guerrier buộc triều đình Huế phải để phái đoàn đi lối giữa vào Ngọ Môn thường dành riêng cho vua. Quan triều Nguyễn cự tuyệt... Quân Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận mọi thành phần quan khách đi cửa phụ hai bên trừ 3 người là Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Đô đốc Wallarrmé vào cổng chính.
Tính khí khái của vị Hoàng đế trẻ vừa lên ngôi vô tình khơi lại niềm kiêu hãnh dân tộc tự chủ, gióng lên tiếng chuông thức tỉnh thần dân. Bất kể lính Pháp đóng quân tại cố đô, vua Hàm Nghi và triều đình Huế vẫn tỏ thái độ đối đầu không hèn...
  Năm sau 1885, Thống tướng De Courcy biệt phái sang Đông dương để phụ lực đặt nền bảo hộ. Khi sửa soạn yết kiến vua Hàm Nghi, De Courcy ra yêu sách cũ là phái đoàn tháp tùng 500 người phải đi vào cung vua bằng cửa giữa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế lại đề nghị như lần trước cho đúng lễ nghi nhưng De Courcy từ chối thẳng thừng.
  Bị khinh thường nên vua quan nước ta âm thầm tập trung hỏa lực tấn công trại binh Pháp ở đồn Mang Cá. Lính Pháp phản công tảng sáng hôm sau, quân triều Nguyễn thua, bỏ kinh thành Huế chạy đến Tân Sở. Nơi đây, vào đầu tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp dành độc lập. Dân chúng hưởng ứng phong trào rất đông... Tiếc thay vì lực lượng tản mát nên thế cô! Tháng 9 năm 1888, nhà vua bị bắt do nội phản, lúc mới 17 tuổi và bị đầy sang xứ Algerie ở Bắc Phi.
Suốt cuộc đời lưu vong, cựu hoàng tỏ rõ chân tướng anh hùng, vẫn áo dài khăn xếp giữ vững cốt cách dân tộc và thời gian đầu ở Alger, ngài từ chối học tiếng Pháp vì dè bỉu ngôn ngữ của kẻ xâm lăng. Đến năm 1904, vua Hàm Nghi bước vào tuổi trung niên, an phận kết hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của chánh án tòa thượng thẩm Alger. Đám cưới long trọng trở thành một hiện tượng văn hóa của thủ đô Alger mà chú rể xứ Annam vẫn trịnh trọng khăn đống áo dài bên cạnh chiếc áo cưới lộng lẫy của cô dâu Tây phương. Cảm động thay tấm lòng khí khái trung kiên!
 
 
Căn nhà nhỏ bên cạnh lâu đài, nơi công chúa Như Mây đã sống tuổi già với vị quản gia.
 
Thonac là quê vợ nên vua Hàm Nghi và bà Laloe đã mua Chateau de Losse lúc sinh thời. Thời gian sau, công chúa Như Mây sống cuộc đời độc thân trong lâu đài. Những năm cuối vì thiếu tiền bảo quản nên công chúa phải bán đi rồi dọn sang căn hộ nhỏ ở chung với quản gia. Dân làng Thonac đánh giá hạnh phúc của gia đình cựu hoàng rất cao. Vua Hàm Nghi và bà Laloe có 3 người con: công chúa Như Mây, hoàng Tử Minh Đức và công chúa Như Lý.
  Công chúa Như Mây trước khi mất năm 1999 đã làm di chúc để quản gia sống trọn đời trong căn hộ rồi sau đó con cháu mới được bán. Bà là phụ nữ đầu tiên đậu thủ khoa kỹ sư canh nông Pháp được cư dân ở đây mến mộ và lưu truyền những kỷ niệm tốt đẹp.
  Hoàng tử Minh Đức xuất thân từ trường quân đội Saint-Cyr, năm 1946 từ chối nhiệm vụ lệnh sang Đông Dương với lời tuyên bố: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi”. Ông không có con kế thừa và mất năm 1990.
  Công chúa Như Lý tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, lập gia đình với Công tước Francois de la Besse. Bà từ trần năm 2005, để lại 3 người con. Đầu thế kỷ 21, vì nhiều lý do thích đáng, bà đã khước từ đề nghị của chính phủ Việt Nam cộng sản cải táng vua Hàm Nghi về Huế...
  Mặt trời tháng Bẩy vừa tỏa ánh nắng đầu ngày trên sông Vézère, Lân và Trinh đã lên đường thăm Thonac nơi tọa lạc Chateau de Losse rồi viếng mộ hoàng tộc ở nghĩa trang. Vừa bước vào, hai người đã thấy nhiều khu vực cũ thiếu bảo trì. Những ngôi mộ bỏ hoang, không được chăm sóc theo định kỳ thì xã trưởng dán thông báo sẽ bốc tro cốt đi nơi khác.
  Giữa không gian thê lương cố hữu ở nơi chôn cất, nỗi buồn không tên chiếm hữu tâm hồn người tảo mộ lúc nào không hay và còn buồn hơn khi đứng trước tấm bia của vị Hoàng đế lạc lõng nơi quê người. Mầu thời gian trên mộ tạo hình ảnh hoang tàn tại khu đất hoàng gia. Rêu phong mọc trên lớp đá vân cẩm thạch thành mầu đen che kín.
 
 Bia mộ vua Hàm Nghi.
 
Lân và Trinh nhìn nhau, không nói nhưng hình như cùng tự hỏi lòng:
  - Quê hương còn hay mất? Tòa Đại sứ Việt Nam cộng sản tại Paris làm gì ở xứ sở này mà gần 40 năm nắm chính quyền đã lãng quên vị vua Nguyễn anh hùng hiếm hoi của dân tộc, một thời đã vì đất nước quên mình!
Buổi sáng tại nghĩa trang, có một bà tuổi trung niên đang ngồi khóc bên cạnh nấm mộ vừa lấp đất. Hai người đến hỏi thăm thì được biết chồng bà mới qua đời! Bà Culine là cư dân làng Thonac, biết nhiều về hoàng gia theo lời đồn từng thế hệ. Từ khi hoàng tử và hai công chúa khuất mất thì khu đất của vua Hàm Nghi hầu như không người chăm sóc.
  Xã trưởng vì nể tình và thấu hiểu hoàn cảnh vị vua Annam bất hạnh nên vẫn giữ nguyên, không dán giấy nhưng Lân và Trinh đã động lòng, không thể để mộ bia của một quân vương anh hùng nước Việt trong tình trạng tối tăm u uất như thế!
  Trinh hỏi thăm bà Culine về người quản lý chuyên lo chỉnh trang phần mộ. Họ tiếp xúc và sẵn lòng chi trả tất cả phí tổn để làm mới lại khu an nghỉ của hoàng gia trước khi kết thúc chuyến nghỉ hè dự tính an nhàn mà biến thành công tác xã hội mang theo những kỷ niệm khó quên...
Ngôi mộ cô quạnh khi Lân & Trinh thăm viếng.
 
Ngẫm nghĩ lại câu chuyện vừa kể, vua Hàm Nghi vì muốn bảo tồn danh dự của dân tộc Việt trước thực dân Pháp mà bị đầy ải một đời gian truân. Quân vương nước Nam đã dám nói không với Đại tá Guerrier và khi Tướng De Courcy nói không với Triều đình thì ngài nổ súng, rời ngai vàng và tuyên hịch “Cần Vương”. Vua Hàm Nghi không ngần ngại làm những gì phải làm dựa theo đạo lý giống như lời ngài dậy dỗ các con: “Si vous ne pouvez pas être de bon Vietnamien, soyez de bien Francais” (Nếu các con không thể là người Việt Nam tốt thì hãy là người Pháp tốt.)

  Tháng Bẩy ở Washington D.C năm 2013, Chủ tịch cộng sản Việt Nam cũng dẫn đầu phái đoàn đến gặp Tổng thống Obama không kèn không trống.
  Coi chuyện vị đại diện nước Việt Nam hôm nay không khỏi ngậm ngùi khi nhớ những hành động ái quốc của vua Hàm Nghi. Nhà vua đã đứng thẳng người trước súng đạn của quân Pháp năm xưa ngược lại hôm nay, chủ tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang đã cúi đầu, cong lưng khi đứng bên cạnh vua Tầu Tập Cận Bình. Trong khi ấy, những con dân đang vận động cho độc lập, dân chủ, nhân quyền thì bị bỏ tù, tinh thần dân tộc của các bạn trẻ chống kẻ tử thù phương Bắc lại lãnh những bản án nặng nề. Cứ vậy, từng bước, nước Việt Nam đang chìm dần vào cảnh đêm dài Bắc thuộc lần thứ 5...
 
 
Mộ vua sau khi được trùng tu và một bông hoa lẻ loi.
Lân là bạn học cùng trường với tôi ở Pháp cách đây đã trên 40 năm. Kể lại câu chuyện hy hữu này, tôi cảm thấy hãnh diện theo từng chi tiết. Việc làm riêng lẻ nhưng lợi ích mà Lân và Trinh đã làm ở Thonac (gọi lệch lạc ra tiếng Việt là Thôn làng nghe thật trìu mến) còn mang một ý nghĩa linh thiêng mà đất nước chúng ta ngay lúc này rất cần đến... Đó là ngọn lửa yêu nước và tinh thần độc lập của phong trào “Cần Vương”.
Đầu tháng Bẩy năm nay 2013, vô tình nhưng hữu ý, Lân và Trinh đã làm được một “Nghĩa Cử Cần Vương” bởi vì ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
 
Cảm ơn Mai T. Lân & Bác sĩ Bùi N. Trinh MD đã chia sẻ việc làm nhiều ý nghĩa này với tôi và người Việt ở khắp năm châu.
 
Cao Đắc Vinh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2013 01:18:34 bởi Phù vân >

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.08.2013 01:07:14
0
thiên thanh


cười cuối tuần: Vợ 

Vợ khi còn là người yêu: - Thiên Thần.
Những lá thư tình của vợ: - Thiên Thư.

Con đường xưa vợ đi: - Thiên Đường.
Vợ dáng nhịp nhàng lướt đi trên sàn nhảy như rồng múa phượng bay: - Thiên Long Bát Bộ.

Sắc đẹp của vợ: - Thiên Hạ Đệ Nhất Phu Nhân.
Mùi thơm của vợ: - Thiên Hương.
Vợ có bầu: - Thiên Thai.


Vợ đang lâm bồn: - Thiên Sản.
Từ người yêu trở thành vợ, rồi từ từ được tấn phong lên chức bà già, bà nội, bà ngoại: - Thiên Chức.

Phòng ngủ của vợ : - Thiên Cung.
Nhà của vợ: - Thiên Đình.
Thành phố vợ ở: - Thiên Đô.
Suy nghĩ của vợ: - Thiên Kiến.
Lý lẽ của vợ: - Thiên Lý.

Quyết định của vợ: - Thiên Thạch.
Chữ nghĩa của vợ: - Thiên Văn.
Vợ đang lên giọng ca karaoke: - Thiên Ca.
Lời vợ dặn: - Thiên Lệnh.
Vợ gọi thì phải bẩm vâng thưa bà: - Thiên Bẩm.

Mọi việc đều do vợ định đoạt: - Thiên Định.
Chồng được vợ cưng: - Thiên Tử.
Vợ quen chân đi cà kê dê ngỗng: - Thiên Di.
Tài mua sắm của vợ: - Thiên Phú.
Vợ chỉ biết về mình: - Thiên Vị.

Ba mẹ, anh chị em, bà con họ hàng bên vợ: - Thiên Triều.
Vợ hay ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao: - Thiên Tào.
Số lấy vợ chằng lửa: - Thiên Mệnh.
Vợ hay nổi máu ghen bậy ghen bạ: - Thiên Tính.
Vợ nổi cơn thịnh nộ gào thét như một vị tướng khi ra quân: - Thiên Lôi Địa Tướng.

Bị vợ hạ đo ván: - Thiên Hạ.
Tiền lương, tiền túi, tiền cà-phê cà pháo đều bị vợ tóm thu gọn: - Thiên Thu.
Vợ có tài tề gia nội trợ, coi ngó mọi việc trong nhà ngoài ngõ và muốn mọi người phải kính nể, tôn sùng mình như một vị thánh lớn: - Tề Thiên Đại Thánh.
Muốn dê vợ mà vợ không cho phép hay lạnh lùng không hợp tác: – Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên .
Vợ nắm lấy thời cơ đầu tư vào nhà cửa đất đai để sinh lời và bắt chồng phải vui vẻ làm theo quyết định của mình: – Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa.

Tướng đi của vợ: - Thiên Tướng.
Vợ thay đổi xiêm y kiểu tóc, lối trang điểm lia lịa: - Thiên Hình Vạn Trạng.
Vợ trang điểm, vẽ mặt xanh lè, đánh phấn trắng toát: - Thiên Thanh Bạch Nhật.
Vòng vàng, ngọc ngà, kim cương, hột xoàn của vợ lóng lánh như các vì sao: - Thiên Hà.
Em gái vợ: - Thiên Nga.

Vợ vắng nhà: - Thiên Đàng.
Có bồ nhí mà vợ biết được: - Thiên Tai.



lụm trên nét 

 
Có được người vợ ' hoàn hảo' kiểu này hẵn người chồng nào đó đã tu mấy chục kiếp! Thật chúc phúc ...
***
 

 
Đã lâu không về thăm phố cũ
Người xưa đâu? Sao buồn rũ thế này!
Cảm ơn nhiều những bài viết rất hay
Chỉ còn thiếu đó đây nụ cười vui thuở trước
Bóng thời gian, ai đâu giữ được
Kỷ niệm đầy góc trước, góc sau
Biết đời chỉ một lúc bên nhau
Thôi, đành vậy ngày sau vẫn còn gì để nhớ...
 
TN
 
hì hì ... Tóc thấy vắng vẻ và nhớ lời chị Ly dặn thăm chừng giùm góc phố nên lót tót vào quậy nhà anh Lynh một chút. Hôm nay quên đeo gươm kiếm nên Đạp Ta Nhăn chỉ vọc chữ thôi nha!
 
Mến chúc cả nhà an vui với mùa Thu đang gõ cửa ....
 
Attached Image(s)
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.08.2013 05:59:43
0
 
 Đã lâu không về thăm phố cũ 
Người xưa đâu? Sao buồn rũ thế này! 
Cảm ơn nhiều những bài viết rất hay 
Chỉ còn thiếu đó đây nụ cười vui thuở trước 
Bóng thời gian, ai đâu giữ được 
Kỷ niệm đầy góc trước, góc sau 
Biết đời chỉ một lúc bên nhau 
Thôi, đành vậy ngày sau vẫn còn gì để nhớ... 
  
TN 
  
hì hì ... Tóc thấy vắng vẻ và nhớ lời chị Ly dặn thăm chừng giùm góc phố nên lót tót vào quậy nhà anh Lynh một chút. Hôm nay quên đeo gươm kiếm nên Đạp Ta Nhăn chỉ vọc chữ thôi nha! 
  
Mến chúc cả nhà an vui với mùa Thu đang gõ cửa ...

***



thời gian

xuân hạ thu đông rồi lại xuân
chiều trưa sớm tối rồi lại chiều
quẩn quanh quanh quẩn rồi quanh quẩn
con tạo xoay vần cũng bấy nhiêu

vui buồn cười khóc cười cười khóc
đi đên đến đi đến đến đi
ngõ trước thềm sau ươm kỉ niệm
hàm tiếu mãn khai đóa nỗi niềm

người xưa còn đó muôn năm cũ
quán lá cà phê buồn nối buồn
nấp bóng thời gian sầu lẻ bạn
khơi giòng thư cũ lật mùa sang

biết đời chỉ một lúc bên nhau
thiên di mòn cánh lạc phương trời
tha hương sầu chất cao vời vợi
mong đợi làm chi khách cố tri

lanchy

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2013 06:28:05 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.08.2013 10:03:09
0

EM
Tặng các bạn nữ yêu cờ
 
 
Nếu đời là cuộc cờ
Em nguyện làm quân sĩ
Chu toàn nơi cửu cung
Giữ bình yên tổ ấm
 
Nếu đời là cuộc cờ
Em nguyện làm quân tượng
Dù tấn bảy tấn ba
Vẫn quay về cung ngũ
 
Ngoài kia nhiều vui thú
Em vẫn là em thôi
Ngựa anh bốn phương trời
Ngày về đừng quên nhé
 
Nẻo đời muôn lối rẽ
Có lối về hoài mong
Đừng như tốt sang sông
Phương trời nao biền biệt
 
Đừng …anh rồi nuối tiếc
Một thời chưa quá xa
Ngựa tấn bảy tấn ba
Quây quần bên cung tướng
 
Em nguyện làm sĩ tượng
Để anh là ngựa, xa
Dù bão tố phong ba
Đừng xao lòng anh nhé
 
 
Huế 28/8/2013
Sông Hương





Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.08.2013 17:57:27
0



Người bạn

 

Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện. "Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy... " cậu bé hỏi.

Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50. "

Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2. 37" cậu nói, "cháu có thể coi chúng được không... "

Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với 5 cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy... "

Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã khám và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. "Cháu muốn mua con chó con đó."

Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn."

Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Cháu sẽ đưa cho chú $2. 37 bây giờ và 50 cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền."

Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."

Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ "Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!".

Sưu tầm
 

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.08.2013 18:06:35
0
Hai Viên Gạch Xấu Xí

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch.
Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.
 
 
Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.
 
 
 
Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”.
“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?” – chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao” – vị sư già từ tốn.
 
Bạn thấy đấy trong cuộc sống mỗi sự việc có giá trị như thế nào tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi chúng ta…
Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm nhưng lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là 2 viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
Và đôi khi, chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.
Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.
 
   lụm lụm trên net 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2013 18:08:51 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.08.2013 18:12:41
0
lục bếp cuối tuần ... 
 
flammekueche 

3 củ hành tây vàng cắt mỏng, cho vào chảo xào với bơ : 




xào cho mền hết nước hết hăng ... tắt bếp để nguội:




chạy ra tiệm bán bánh mì mua bột bánh mì chưa nướng - khoảng 400gr tương đương 2 ổ bánh mì baguettes 
đem vià cán mỏng, càng mỏng càng ngon:




2 muỗng súp phó mát tươi /fromage nature + 2 muỗng kem tươi /crème fraîche trộn với nhau, để lên trên miếng bột
rải hành tây xào lên trên rồi cuối cùng là 100gr thịt hun khói cắt nhỏ như que diêm:




đút lò 220°C / T.7 _ 12 phút :




ăn bốc nha nha ... xin mời quý bạn GĐPT  ... 

Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 29 trang, bài viết từ 241 đến 270 trên tổng số 867 bài trong đề mục