HOA HUYỀN
-
Số bài
:
964
- Điểm: 0
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 23.05.2006
- Nơi: Xứ nhãn lồng
|
RE: GÓC XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG
-
23.07.2008 23:15:41
Tên anh còn mãi VỚI LÀNG QUÊ Khói hương nghi ngút đón anh về Kính cẩn nghiêng mình dạ tái tê Nấm mộ vô danh chưa khắc họ Hàng bia để trống vẫn chờ tên Linh hồn lẩn quất trong trời đất Xác ở đâu đây giữa bốn bề Cha mẹ khai sinh Tên - Tuổi - Họ Sẽ còn lưu mãi với làng quê Hoahuyen 22.7.2008 [themNhac] http://www.vnmusic.com.vn/music/uploads/media/915.wma[/themNhac] 14 góp ý | 0 Trackbacks | Bản in góp ý Những khoảng khắc không thể nào quên Những khoảnh khắc không thể nào quên Lao Động số 94 Ngày 26/04/2008 Cập nhật: 9:51 PM, 25/04/2008 (LĐ) - 33 năm qua, không chỉ có những trang viết về khoảnh khắc lịch sử 30.4.1975, mà còn có những tấm ảnh của các phóng viên ảnh chiến trường VN như một bằng chứng lịch sử không thể phai mờ. Cầm máy và cầm súng Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những phóng viên ảnh chiến trường - chủ yếu là của TTXVN, Báo QĐND và một số báo khác của các quân khu cùng tham gia để đưa tin chiến sự. Họ có mặt khắp các chiến trường ở miền Nam. Không khác gì các chiến sĩ Quân giải phóng, ngoài những trang bị chuyên ngành, họ cũng phải trang bị quân trang, vũ khí, cũng phải băng đèo, vượt suối, cũng phải chịu những trận bom huỷ diệt, những cơn sốt rét rừng, những cuộc càn của địch, khi cần thiết cũng là tay súng chiến đấu dũng cảm... Những tấm ảnh họ gửi ra miền Bắc, trên các trang báo hàng ngày phản ánh chiến sự như vẫn còn mùi thuốc súng, đạn, bom, minh chứng cho lòng quả cảm và sự hy sinh vì nghề nghiệp của họ. Chỉ là những cái máy rất bình thường như Pratica, Exakta, không có ống kính tầm xa, hoá chất phóng rửa ảnh thiếu thốn, phòng tối có khi chỉ là một góc hầm nhỏ, nhưng việc tác nghiệp của các phóng viên ảnh của ta không ai có thể sánh được. Phóng viên ảnh nổi tiếng của AP, Tim Page đã không giấu nổi sự thán phục: "Việt cộng đã làm nên những chiến tích thần kỳ, mà phóng viên ảnh chiến trường của Việt cộng cũng thần kỳ không kém". Những tấm ảnh cuối cùng của chiến tranh Tháng 3.1975, sau khi Buôn Mê Thuột giải phóng, cũng là lúc Chiến dịch Hồ Chí Minh phát lệnh. NSNA Đinh Quang Thành, ngày đó là phóng viên TTXVN, được lệnh đi theo Lữ 203, F304, đã chụp được rất nhiều ảnh về mũi tiến công của xe tăng ta. Tấm ảnh quân ta tiến công sân bay Tân Sơn Nhất, khói bay ngút trời đã được chuyển ra Bắc lên báo ngày 29.4.1975 và không đầy 24 giờ sau, 11h30 ngày 30.4.1975, ông đã chụp tấm ảnh lịch sử: Lá cờ Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập và bên dưới là những chiếc xe tăng của ta vươn nòng súng lên cao cùng những nụ cười rạng rỡ của các chiến sĩ. Tấm ảnh đó đã được đăng ngay số báo QĐND, ND và các báo khác ngày hôm sau 1.5.1975, được các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đăng tải lại. Trong số những phóng viên đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập có nhà báo Đậu Ngọc Đản của TTXVN, hiện là TBT Tạp chí VTV, khi ở cửa ngõ vào thành phố, đoàn tăng của ta đã được nữ giao liên biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường, ông đã chụp được cảnh cô đứng trên tháp xe tăng, cười tươi, tay chỉ về phía trước. Và chỉ không đầy nửa giờ sau, một trong những tấm ảnh lịch sử về khoảnh khắc cuối cùng của chiến tranh - Quân giải phóng áp giải Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng được ông chụp. Ở Dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử đó còn có nhà báo Kỳ Nhân (nội tuyến của ta), có mặt trong phòng thu của Đài phát thanh SG và tấm ảnh chụp "Cảnh Tổng thống Sài Gòn đọc lời đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng" lúc 12 giờ Hà Nội, đã là tấm ảnh chính thức công bố giây đầu tiên của hoà bình thống nhất trên đất nước VN với toàn thế giới. Cố NSNA Văn Bảo, 33 năm trước trong khoảnh khắc cuối cùng của chiến tranh, từng tâm sự: "Trước mắt tôi là Dinh Độc Lập, các xe tăng của Quân giải phóng đang khép vòng vây, gầm rú trong sân Phủ Tổng thống Sài Gòn. Tôi xê dịch góc đứng, bấm nhiều kiểu phim, lúc này là 11h45 ngày 30.4.1975". NSNA Dương Thanh Phong, nổi tiếng với những bức ảnh về đất thép Củ Chi, nổi tiếng hơn là người chuyên chụp ảnh làm căn cước giả cho cán bộ của ta hoạt động nằm vùng địch, trong đó có cả ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng... Khi đó, ông là phóng viên TTXVN - phân khu Sài Gòn - Gia Định: "Tấm ảnh cuối cùng của chiến tranh tôi chụp là cảnh quân trang quân dụng lính Sài Gòn vứt bừa trên mặt đường ở khu Quang Trung - Gò Vấp vào trưa 30.4.1975". NSNA Lâm Hồng Long, với chiếc máy ảnh Rolleiflex, đi theo cánh quân giải phóng Biên Hoà - Đồng Nai, được lệnh ra Rạch Dừa - Vũng Tàu đón chuyến tàu chở tử tù chính trị Côn Đảo về đất liền. Và "Mẹ con gặp nhau sau ngày giải phóng" (ảnh) của ông chụp đã trở thành tấm ảnh đẹp nhất của khoảnh khắc đầu tiên ngày hoà bình. Việt Văn <object><embed width="300" height="68" pluginspage="http://www.microsoft.com/Windows/Downloads/Contents/Products/MediaPlayer/ " src="http://www.vnmusic.com.vn/music/uploads/media/915.wma" type="application/x-mplayer2" showstatusbar="1" autostart="0" showcontrols="1" /></object>
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.07.2008 23:22:52 bởi HOA HUYỀN >
Thuở lọt lòng tên cha, mẹ đặt Giấu huyền đi gọi tắt Đào Hoa Tuổi mùi "dê nhỏ" là ta...
|