Đã tìm được tác giả của bài thơ "Đôi dép"?

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 40 trên tổng số 40 bài trong đề mục
Tác giả Bài
TTL
  • Số bài : 1353
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.02.2005
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 17.07.2006 18:40:27
ttl "dạo net" thấy cái "bài đăng" có liên quan đến Bài Thơ Đôi Dép ... Người đăng hình như tự nhận là Nguyễn Trung Kiên có để lại số điện thoại và địa chỉ nữa . ttl repost lại ở đây xem có giúp ích chi được không?

bởi Anonymous vào 20/03/2006 - 01:16 PM
Cam on ban da cam nhan duoc bai tho.Toi rat kem ve tin hoc nen mai den gio moi biet bai tho o tren mang .Bai tho co sai doi chut nhung neu can toi se chep tang ban.Toi ten Nguyen Trung Kien la tac gia bai tho nay chi tiet xin lien he:Trung Kien 467/27phu tho hoa ,tan phu ,tpHCM dt:088613877;0905535838.

http://72.14.207.104/search?q=cache:TZbidqKXthcJ:www.svhandai.org/modules.

(Website này vào hơi lâu chút ... kiên nhẫn . Nếu muốn xem bài lẹ chút , vào website xong, bấm "cached text only")
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2006 18:57:29 bởi TTL >

Music
  • Số bài : 14
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.07.2006
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 17.07.2006 19:41:52
Mình không hiểu thơ lắm nhưng thấy nhân sự kiện này có đạo thơ văn hay không thì Nguyen Trung Kien cũng nổi tiếng rồi ha .

http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/382724/

TTL
  • Số bài : 1353
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.02.2005
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 17.07.2006 21:02:06
http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=13487&page=3&pp=15

Vào đây xem, bản giống như bản của bạn CB "đã đăng" nhưng chữ lớn và rõ hơn (ảnh lớn) thì Nguyễn Trung Kiên khai : Lớp Văn 1K, Đại học Sư Phạm, TP HCM . ( bản copy của báo Thế Giới Mới số 266)


Theo link của bạn Music cung cấp thì như dưới đây :
http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/381915/

".... Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nguyễn Trung Kiên là sinh viên K10, Khoa Đồ hoạ, Viện Đại học mở HN, gửi tác phẩm "Đảng là cuộc sống của tôi" tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng 70 năm thành lập Đảng của Cục Văn hoá Thông tin cơ sở và đoạt giải nhất. Ngay sau đó, Cục Văn hoá thông tin cơ sở ấn hành tác phẩm này với số lượng 20.000 bản, lưu hành rộng rãi, lấy giấy phép xuất bản số 392/QĐ-CXB, cấp ngày 27/12/2004...."

Chỉ còn 1 điểm hơi bất trùng hợp giữ hai tên Nguyễn Trung Kiên là "trường học" . Ai chứng minh được điểm này thì xin ra tay nghĩa hiệp cho vụ này "rõ ràng" luôn . => VNTQ sẽ có uy tín với bà con lắm a! Come on quí thành viên ! . Có số điện thoại và đ/c do chính Nguyễn Trung Kiên để lại .


Trích đoạn TTL
ttl "dạo net" thấy cái "bài đăng" có liên quan đến Bài Thơ Đôi Dép ... Người đăng hình như tự nhận là Nguyễn Trung Kiên có để lại số điện thoại và địa chỉ nữa . ttl repost lại ở đây xem có giúp ích chi được không?

bởi Anonymous vào 20/03/2006 - 01:16 PM
Cam on ban da cam nhan duoc bai tho.Toi rat kem ve tin hoc nen mai den gio moi biet bai tho o tren mang .Bai tho co sai doi chut nhung neu can toi se chep tang ban.Toi ten Nguyen Trung Kien la tac gia bai tho nay chi tiet xin lien he:Trung Kien 467/27phu tho hoa ,tan phu ,tpHCM dt:088613877;0905535838.

http://72.14.207.104/search?q=cache:TZbidqKXthcJ:www.svhandai.org/modules.

(Website này vào hơi lâu chút ... kiên nhẫn . Nếu muốn xem bài lẹ chút , vào website xong, bấm "cached text only")


Nếu Nguyễn Trung Kiên này là một người .... thì đúng là "Từ Sài gòn đến Hà Nội" các nhà xuất bản đều bị thua đẹp .... Hết ý !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2006 21:36:33 bởi TTL >

Thái Nhi
  • Số bài : 1176
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.10.2003
  • Nơi: HCMC, Vietnam
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 18.07.2006 02:06:07
Trung Kiên là một cái tên khá phổ biến, mà họ Nguyễn cũng không phải ít ỏi gì? Bạn cũng có thể nghe nói đến một cái tên Nguyễn Trung Kiên khác, tên thường gọi là cô Nhíp, nữ biệt động thành. Vì vậy bạn cũng có thể nhầm lẫn.
Như cái tên của mình khá là độc đáo, vậy mà search Google cũng ra thêm được 2 tên là Nguyễn Hoàng Thái Nhi và Ưng Thái Nhi. Khủng hoảng!
Thêm nữa: Mình thắc mắc không biết có sự nhầm lẫn giữa nhà thơ Thuận Hóa và NXB Thuận Hóa hay không? Vả lại, Nguyễn Trung Kiên (nhà thơ) cũng khá nổi tiếng với một số bài thơ khác nữa.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.07.2006 02:07:53 bởi Thái Nhi >
http://www.gophatdat.com
Đưa Việt Nam ra thế giới

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 18.07.2006 09:56:41


Trích đoạn: Thái Nhi


Thêm nữa: Mình thắc mắc không biết có sự nhầm lẫn giữa nhà thơ Thuận Hóa và NXB Thuận Hóa hay không? Vả lại, Nguyễn Trung Kiên (nhà thơ) cũng khá nổi tiếng với một số bài thơ khác nữa.


Chào Thái Nhi,

Về mặt này thì HB nghĩ không có sự nhầm lẫn đâu, tác giả không bao giờ quên bút hiệu của mình để đọc lộn đâu! Nhà thơ Thuận Hoá có một tên riêng nhưng vì đã ẩn dật nên không muốn nêu tên tuổi lên. NXB Thuận Hoá là nhà xuất bản ở Thuận Hoá, và tác giả cũng là người ở đó nên chọn tên quê hương là bút hiệu ! Và có sự trùng hợp thôi, nhưng đây chỉ là lời đoán của HB thôi nhé ! Phải chờ phỏng vấn xác minh.

HB

vnman78
  • Số bài : 3
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.06.2006
  • Nơi: Việt Nam
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 18.07.2006 23:49:00



Nếu đây là chính xác phần tư liệu gốc của bài thơ ĐÔI DÉP, thì ĐÔI DÉP quả là một tác phẩm rất đáng được trân trọng. Tình yêu của tác giả Thuận Hóa cùng Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi sẽ càng làm cho giá trị bài thơ thực sự thêm một lần được tôn vinh.

Điều nữa, giá trị đích thực và chân xác của tác giả - tác phẩm sẽ sống mãi. "ĐÔI DÉP" sẽ dẫm lên những ai mượn nó làm của riêng cho mình, dù biết "chẳng thể đi vừa chân", dù biết "đạo thơ, đạo văn" là khó tránh khỏi mệnh trời, thêm một lần nhắc nhở chúng ta về cái "tâm" của người cầm bút.

VNthuquan sẽ được nhắc đến mỗi khi ai đó đọc bài thơ này, nghĩ và nhớ về bài thơ này.

Có lẽ, chúng ta còn nhiều việc phải làm, mà chỉ online không thôi, KN nghĩ là chưa đủ. Mong vnman78 đã, đang và sẽ tiếp tục hợp tác để có được thêm những thông tin về Thuận Hóa và Ý Nhi.

Một lần nữa, xin cảm ơn vnman70, cảm ơn các bạn. Cá nhân KN, rất muốn cảm ơn BQT, BĐH vnthuquan trong việc theo đuổi vấn đề này!


Thân gởi Khải Nguyên và Huyền Băng,

Thông tin về bài thơ Đôi Dép lần đầu tiên được mình đưa lên website này. Mình cũng mong là "VNthuquan sẽ được nhắc đến mỗi khi ai đó đọc bài thơ này, nghĩ và nhớ về bài thơ này".

Lẽ ra mình đã không đưa thông tin về bài thơ này ra nhưng thấy bất công cho người đọc vì họ chỉ đọc được bản sao chép, chỉnh sửa lại thôi. Còn về chuyện tác giả, cũng như mình đã gởi thư riêng cho Huyền Băng và nói không nên nêu tên tác giả (ông ấy yêu cầu mình như vậy) mà chỉ nêu bút danh là Thuận Hóa. Việc đính chính tên tác giả hay bản quyền gì gì đó thì ông ấy không cần. Ông ấy vẫn muốn giữ trong mình một tính lãng tử như thời trai trẻ và không muốn dính vào vòng xoáy của cuộc sống ngày nay. Tôi thật sự không những thích bài thơ của ông mà còn cảm mến tính tự do tự tại của một con người bình dị như ông.

Nhân đây cũng xin đính chính đôi chút về câu nói "Rất mong xem lại để thể hiện lòng tôn trọng độc giả" mà tôi đã gởi cho Huyền Băng. Có lẽ hơi nặng nề nhưng... mình hơi bực mình khi đọc bài thơ mà mọi người vẫn đọc. Huyền Băng có khó chịu về câu nói này thì... hì hì... bỏ qua nhé!

Tôi tin là từ nay các bạn trong http://vnthuquan.net đã có bài thơ hay hơn để đọc. Tôi biết, câu cú và lời thơ không được vần và dễ thuộc lòng như bài thơ vẫn lưu hành trên mạng nhưng... cái hay của nó là ở chỗ chân thành, bình dị và mộc mạc.

Cảm ơn nhưng ai đọc qua vài dòng này!

Cẩn bút,



vnman78.

Music
  • Số bài : 14
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.07.2006
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 19.07.2006 01:20:00
Nha xuất bản Thuận Hoá đăng bài năm 1983 mà lại có người mặt dày đến nỗi sinh năm 1973 nhận bài thơ Đôi Dép là của mình.Xem ra những bài khác của con người này cũng cần xem xét lại, không biết mình nói vậy có hợp lý hay không nữa ha .

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 19.07.2006 10:18:05
Cũng như Music nghĩ,

HB có đọc qua mấy bài thơ của Trung Kiên trên mạng vnthuquan, và nhận thấy giọng thơ không giống gịong thơ của bài"Đôi Dép", mỗi người có một văn phong riêng, thế nhưng để so sánh tỉ mỉ, thật tình HB không biết bài nào là đúng của Trung Kiên để nghiên cứu so sánh, vì nếu so sánh nhằm một bài lộn tên tác giả thì sự so sánh lại sai bét. Nên không thể làm được...

HB

Khải Nguyên
  • Số bài : 497
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.03.2006
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 19.07.2006 22:17:14
Thưa các bạn!

Đọc rất kỹ để rồi suy ngẫm với những chứng cứ, những lý do, những giải thích... nhưng sao vẫn chưa đủ để thuyết phục, để ngã ngũ.... Trong lòng cứ dứt day bởi sự thật về bài thơ, về tác giả, về những thông tin đã có, những thông tin chưa thể có. Từ bữa vnman78 gửi để HB đăng bài thơ ĐÔI DÉP của Thuận Hóa cùng với xuất xứ ra đời của bài thơ - ĐÔI DÉP cứ ám ảnh KN.

Trở lại bài thơ ĐÔI DÉP của Thuận Hóa, Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi - người con gái dòng dõi gia tộc Huế - người nữ biệt động thành đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng ở tuổi 21. Một xuất xứ rất dễ đi vào lòng người đọc.

Bữa nay, KN đã in hai bài thơ, đặt chúng nằm song song trên bàn và... thử đi tìm sự thật bằng linh cảm của chính mình, gạt đi tất thảy "những chứng cứ, những lý do, những giải thích". Và chợt phát hiện được mấy chi tiết, xin được viết lên để các bạn cùng suy ngẫm:

1. Hai câu mở đầu:

TK: Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép


TH: Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép


=> Vần thơ có lý hơn chứ, sao lại có bài thơ đầu, bài thơ sau?

2. Khổ thơ thứ 2:

TK: Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng dời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau


TH: Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ Bắc vào Nam cát bụi cùng nhau


=> Các bạn đọc đi, một chút ngẫm ngợi thôi, sẽ thấy Thuận Hóa viết "Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước" logic lắm, logic nằm ngay chính từ "nhau" được lặp lại ấy đấy!
=> Sao TK lại viết "cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược", vô lý thế nhỉ? Và TH "Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược" - câu thơ không vần ở đoạn bắt nhịp "đi làm" nhưng chân thực làm sao... và rất hợp với câu "Từ Bắc vào Nam". Sát thực không chỉ trong ngữ nghĩa, mà cả chính hoàn cảnh lịch sử nước nhà vào thời điểm năm 1965.

3. TK: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh


TH: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!


=> Ở khổ thơ thứ 5 này, đã được các bạn yêu thơ bình và cảm nhận rất sâu sắc http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=177697, câu thơ thay cho tiếng gọi hay tiếng nấc "Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!".

4. TK: Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia!


TH: Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!


=> Ở khổ thơ kết, có lẽ làm KN vui sướng nhất khi đọc bài cảm nhận của Huyền Băng:


Trong bài thơ này nổi bật là câu:

Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.


Có ai nghĩ ngợi rằng đôi dép này như thế nào không? Ở đây theo tôi là một đôi dép râu, dép râu của những người lính vượt Trường Sơn trước đây đã dùng trong chiến tranh, chớ không phải là một đôi dép thông thường
Và đôi dép này mới trèo đèo lặn suối, lên thác xuống ghềnh, tức là vụ việc xảy ra từ trước 1975. Rất tiếc là bài thơ được đưa lên mạng trước đây lại không đúng thế này nên bài thơ mất hay đó là:

Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc nầy chẳng phải một đôi đâu


Có lẽ người sửa lời đã không hiểu được ý của tác giả? Dép râu nhìn chiếc nào cũng như chiếc nấy người đời khó mà phân biệt nếu nó cùng kích cỡ. Chỉ có người đi, mang nó mới cảm nhận được thôi.


Đó, cái chân thực của ĐÔI DÉP mà theo KN - chỉ có Thuận Hóa có được! Và, chi tiết Huyền Băng phát hiện ra ấy đã bổ trợ cho hai câu kết của bài thơ:

TK: Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia!


TH: Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!


đã thêm một lần làm cho ĐÔI DÉP của Thuận Hóa được bền vững hơn bởi tính chân thực, mộc mạc, giản dị và đầy tình nhân ái, rất phù hợp với xuất xứ ra đời của bài thơ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2008 00:13:35 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Đi tìm tên tác giả của Bài thơ "đôi dép" - 23.08.2008 00:17:14
Chào các bạn,

Topic này trước đây nằm trong diễn đàn Thắc mắc, gần đây có vài bạn vào tìm hiểu về bài thơ "Đôi Dép" của Thuận Hóa nên Huyền Băng mang về diễn đàn thơ để các bạn tiện nghiên cứu.

Thân mến,
Huyền Băng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2008 20:48:48 bởi Huyền Băng >

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 40 trên tổng số 40 bài trong đề mục