Nhân văn
-
Số bài
:
996
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
|
Re:(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI
-
03.07.2022 12:20:56
CỰU QUÂN NHÂN PHẠM NGỌC THÁI THƯ GỬI CÁC BINH ĐOÀN NĂM XƯA ĐÃ TỪNG CHIẾN ĐẤU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TÂY NGUYÊN . Mong các cấp chỉ huy trong quân đội thẩm tra, xác định và có tác động với Nhà nước - Chính phủ giúp một CCB, nay đã trở thành thi nhân vĩ đại của thi ca tự do hiện đại VN. Hà Nội, ngày 28 tháng 6. 2022 Kính gửi: - Ban chỉ huy Trung đoàn 48 - Bộ chỉ huy Sư đoàn 320 Đồng k/gửi: - Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Quân đội nhân dân Việt Nam Tôi là Nhà văn – Nhà thơ – Kịch gia Phạm Ngọc Thái – Đồng thời cũng là một Cựu quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Hiện trú ngụ tại ngõ 218, ngách 27/8 – chung cư 19, phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội - Sinh 17.01.1949 Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu thủ đô. Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! Hôm nay với tư cách một Cựu quân nhân của trung đoàn 48, sư đoàn 320 thuộc Quân đoàn 3 Tây Nguyên năm xưa: Từng trái qua cả giai đoạn dài ngót chục năm trong cuộc chiến đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên, tới tận ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1975. Ngày 27.3.1967 từ một sinh viên đại học, theo lời kêu gọi của tổ quốc! Tôi cùng lớp thanh niên, sinh viên yêu nước ở thủ đô hồi đó tình nguyện rời bỏ trường đại học, lên đường vào chiến trường đánh giặc. Đêm 26.3.1968 theo Trung đoàn 209, Sư 312 tham gia trận đánh đầu tiên tại cao điểm Chư Tan Kra (Kon Tum, Tây Nguyên), với một tiểu đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ. Ngay trong trận đánh đầu tiên ác liệt ấy !? 70% chiến sỹ Tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn 209 với hơn 200 người đã hy sinh. Bản thân cũng bị thương phải vào viện chiến trường điều trị - Sau chuyển qua Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên... 1972 được điều động về chiến đấu trong Trung đoàn 48 Sư 320 thuộc Quân đoàn 3 Tây Nguyên: - Giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh 1972 - Chiến thắng Kon Tum – Buôn Ma Thuột và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên mùa xuân 1975. - Truy kích địch trên Đường số 7... - Tới ngày 29.4.1975 tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 – Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước. ( Tất cả đều được diễn giải lại trong Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và tình yêu” ) Trải qua trăm trận đánh lớn nhỏ: * Ba lần bị thương, ba lần đổ máu. * Được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến cùng danh hiệu dũng sĩ. Khi đất nước đã hết chiến tranh (đông xuân 1976 – 1977), giải ngũ về quê hương với một thân thể không lành lặn - Mảnh pháo vẫn găm sót lại trong người, không lấy ra được. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh “tắc nghẽn phổi mãn tính” phải dùng thuốc khó thở đến hết đời. Bởi ngót chục năm sống nơi chiến trường Tây Nguyên rừng sâu, nước độc, ác liệt và cực khổ? Mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong... phải cắt bỏ 2/3 dạ dày. Hòa bình trở lại thủ đô Hà Nội sống với gia đình – Tiếp tục theo học đại học, rồi trở thành người cán bộ công tác trong ngành ngoại thương Việt Nam. Song do di chứng bởi chiến tranh? Ốm đau, bệnh tật nhiều nên yếu sức khỏe – Năm 1993 khi mới vào tuổi 45, tôi đã phải về hưu sớm. THI NHÂN CCB PHẠM NGỌC THÁI CÓ CHÂN DUNG THI HÀO CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VN Ngay từ thuở thiếu thời, sáng tác văn học nói chung và thi ca nói riêng là ham vọng lớn của đời tôi. Trong những năm tháng còn chiến đấu trên chiến trường, tôi vẫn thầm nghĩ: “Nếu trong cuộc chiến khốc liệt này, may mắn sống sót trở về - Dù cuộc sống có đến như thế nào ?... Nhất định tôi cũng sẽ cầm bút để viết văn, làm thơ”. Sau hơn ba mươi năm, tuy bận công tác trong ngành ngoại thương và cùng gia đình lăn lộn mưu sinh - Ngày đêm, tôi vẫn giành tâm trí thực hiện sự nghiệp thơ văn! Đến nay, đã sáng tác và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm các loại: A. Xuất bản 11 tác phẩm thơ và bình luận. * Các tác phẩm căn bản: Phạm Ngọc Thái - Chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 - Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN 2019 - Tuyển thơ chọn lọc 2019 - Cha khóc con 2020 - 64 bài thơ hay 2020 B. Hai tiểu thuyết - Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm 2019 - Chiến tranh và tình yêu (hai tập) 2020 Là một bộ tiểu thuyết có tính dã sử sâu sắc của thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ ở Việt Nam, trên cả hai miền Nam Bắc. Tính dân tộc hòa cùng tình yêu gái trai, quyện vào nhau tha thiết, song bị chìm lấp trong sự thảm khốc, đau thương bởi chiến tranh. C. Năm kịch bản sân khấu lớn, nhỏ (2 dài, 3 ngắn) - Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng Kịch dài - Bản án dưới mồ - - Mối tình hoa hồng bạch Kịch ngắn - Chuyện ở quán gốc đa - - Cánh cửa quốc tế - Các vở kịch đó dù lớn hay nhỏ, dài hay ngắn... đều có tầm vóc công diễn trên các đoàn kịch quốc gia. THI CA LÀ SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI NHẤT CỦA PHẠM NGỌC THÁI Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV trường ĐH sư phạm đã bình luận về chân dung thi nhân, trong bài viết: PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐẠI THỤ - ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Được gửi đến Quốc hội & Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 4.9.2021– Qua email các cơ quan: * Văn phòng Quốc hội - Ban chấp hành Đảng QH - Ban chấp hành Công đoàn QH - Hội nhà báo QH - Ban Tuyên giáo Trung ương - Lãnh đạo văn phòng QH - Cùng số tổ chức khác trong Chính phủ... ( Xin đọc toàn bài trong tệp photo gửi kèm theo ) Nhà giáo đã bình luận: - Năm 2014 anh xuất bản tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" - Tác phẩm dầy 372 trang với 120 bài thơ tình, 34 bài tiểu luận của các tác giả là những văn nghệ sĩ, nhà giáo bình thơ đặc sắc, thơ hay và chân dung. - Đến 2019 nhà thơ lại cho ra đời "Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb Thanh niên. Với hai thi phẩm tầm vóc này, Nguyễn Thị Hoàng đã nhận định: - “Tập Nhà Thơ Lớn” của anh ra đời đã bảy năm ( tính đên 2021), giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt – Tới nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại, ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm. ... Qua tháng năm “con đại bàng thi ca” Phạm Ngọc Thái vẫn tung cánh bay ngày càng cao, càng bay xa. Và nhấn mạnh: - Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam. Cuối bài Nhà giáo viết: “... Kính thưa Quốc hội và Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chúng tôi viết bài thông báo cốt để Quốc hội và Chính phủ biết rằng: - Nền thi ca hiện đại của ngàn năm văn hiến Thăng Long chúng ta hôm nay, đã có Đại Thi Hào ”. * Kính thưa: - Ban chỉ huy Trung đoàn 48 - Bộ chỉ huy Sư đoàn 320 - Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Quân đội nhân dân Việt Nam Ngày 27.12.2021 ( cũng qua các email ), chính bản thân tôi – Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái lại gửi tiếp hàm thư lên Quốc hội và Chính phủ: Khẳng định về chân dung thi nhân lớn, tầm vóc thi hào của mình đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Sau khi tường trình với Quốc hội và Chính phủ về các tác phẩm có chân dung một thi hào dân tộc - Cuối thư tôi đã viết: “... Kính thưa: - Ông Tổng bí thư Đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa Cùng các bậc lãnh đạo của Nhà nước – Quốc hội và Chính phủ! Hôm nay Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái xin gửi hàm thư trình lên Quốc hội và Chính phủ!... Thi nhân sẵn sàng tiếp đón Ban Tuyên giáo Trung ương tại nhà riêng. Nếu Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cho trát đòi? Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái vẫn còn đầy đủ các tác phẩm cơ bản, khẳng định chân dung một thi nhân vĩ đại đối với nền văn học Hiện đại VN, sẽ mang đến để trình diện Người !!! Hà Nội, mùa đông 2021 NÓI VỀ THƠ HAY BẬC NHẤT CỦA NGÀN NĂM VĂN HIẾN THĂNG LONG Đó phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà – Thi phẩm có đẳng cấp cao nhất! Thí dụ: Không kể Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, những bài thơ ngắn tuyệt hay lưu trong thi đàn Thăng Long xưa nay: Đèo ngang của BHTQ / Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương / Thương vợ - Tú Xương / Thu điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận / Tranh lõa thể - Bích Khê / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai sắc hoa ti-gôn – TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh / ... Tháng 12/2019 - Tôi cho xuất bản “Tuyển thơ chọn lọc” là một tuyển thơ tinh chọn trong suốt đời thi ca PNT. Các nhà bình luận trong tổ chức văn chương ở thủ đô, đánh giá: “Một Tuyển thơ dày 368 trang với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca tác giả, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng, siêu thực... Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi huyền thẳm, đặc sắc! Dựng lên như cả trường-thành-thi-ca đối với nền văn học hiện đại Việt Nam”. Ngày 26.12.2019 khi gửi “Tuyển thơ chọn lọc” đi biếu, tặng anh em văn nghệ sĩ. Tôi đã viết một bức tâm thư (kèm theo mỗi cuốn sách) gửi Ban chấp hành HNVVN và Ông viện trưởng Viện văn học, nhận định về tác phẩm của mình. Trong thư có đoạn viết: Kính gửi: Ông Chủ tịch HNVVN và các phó Chủ tịch Đồng k/gửi: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng Viện văn học VN ... Đánh giá về "Tuyển thơ chọn lọc"? Với nhận thức bản thân, tôi tin chắc rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ gì đó... ! Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại Việt Nam. ... Nếu để cho tôi nói lên tiếng nói từ trong thẳm sâu của lòng mình, thì tôi xin nói rằng: Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca tự do hiện đại Việt Nam, cũng có Phạm Ngọc Thái: Vâng, tôi tin chắc như vậy! Bởi vậy trong bài “Ta khóc cho ta”, Thi nhân Phạm Ngọc Thái mới viết: ... Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hôm nay rỏ chút lệ sầu Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người. (Xem trong tập “64 bài thơ hay”, tr. 53-54) Vào mùa đông 2020 tại NXB Hồng Đức, Phạm Ngọc Thái lại cho ra đời tập sách “64 Bài Thơ Hay”! Cô Nguyễn Thị Xuân – GV trường THPT Ba Đình Hà Nội nhận xét: “ 64 bài thơ hay là hay theo các cung bậc khác nhau, có số bài hay vọt lên thành những đài thi ca tuyệt hay, tương đương với những tuyệt phẩm của ngàn năm văn hiến Thăng Long đã nêu trên! Trong sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái dù là "thơ tình" hay "thơ đời", anh cũng chỉ sáng tác loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm đó ”. Nhà giáo Tuyết Nga – GV trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, nhận định: “Thi nhân Phạm Ngọc Thái – Người viết thơ tình hay nhất thời đại”. CÁC THIÊN TÀI TRONG NHÂN LOẠI THƯỜNG KHẲNG ĐỊNH TẦM VÓC THI NHÂN VĨ ĐẠI CỦA MÌNH * Đại thi hào Pushkin – Mặt trời thi ca của nước Nga, từng viết: Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi Người đã khẳng định về sự vĩ đại, bất tử của mình. * Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ - Lúc đương thời, tác phẩm “Lá cỏ” của ông cũng bị rất nhiều văn sĩ Mỹ dè bỉu, chê bai, thông tục, tầm thường? Song ông vẫn tin vào tương lại của tác phẩm và khẳng đinh về tên tuổi mình !? Trong bài nói về thành phố New York, ông viết: “ Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây" Walt Whitman đã đúng! Ông chính là một đại thi hào – Người sáng lập ra nền thi ca mới của Mỹ. * Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam ta cũng thế !!! Khi Người viết tác phẩm Kiều bất hủ? Lầm lụi trong chốn dân gian heo hút, lãng quên – Người đã than: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Ý rằng: Hơn ba trăm năm sau, liệu nhân thế có người khóc Tố Như? Hôm nay, mới chỉ hơn hai trăm năm nhưng tên tuổi và tác phảm Kiều của Người như một vì sao, không chỉ chói sáng trên bàu trời thi ca Việt Nam, còn vang ra ngoài thế giới. * NGHĨA LÀ: Hầu hết các bậc thi hào trong nhân loại, khi còn sống đều đánh giá được sự vĩ đại trong tác phẩm của họ. VỚI THI NHÂN PHẠM NGỌC THÁI Như tôi đã nói trong hàm thư gửi đến Quốc hội và Chính phủ ngày 27.12.2021: “ Thi nhân sẵn sàng tiếp đón Ban Tuyên giáo Trung ương tại nhà riêng. Nếu Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cho trát đòi? Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái vẫn còn đầy đủ các tác phẩm cơ bản, khẳng định chân dung một thi nhân vĩ đại đối với nền văn học Hiện đại VN, sẽ mang đến để trình diện Người ” !!! Còn Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng trong bài bình luận về chân dung thi nhân: “Đại thi hào Phạm Ngọc Thái...”, gửi lên Quốc hội và Chính phủ ngày 4.9.2021 cũng viết: “ Đại thi hào Phạm Ngọc Thái lại là một cựu quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Anh đã cống hiến cả tuổi trẻ và máu xương mình cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc! Thi nhân xứng đáng được nhà nước và Chính phủ quan tâm! Hơn nữa, với chân dung của một Đại thi hào, một khi đã được Nhà nước và Chính phủ vinh danh – Thi nhân còn mang đến cho nền văn học hiện đại của Việt Nam chúng ta hôm nay, niềm tự hào đối với cả thế giới này”. Kính thưa: - Ban chỉ huy Trung đoàn 48 - Bộ chỉ huy Sư đoàn 320 - Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Quân đội nhân dân Việt Nam Sau một cuộc chiến tranh trở về - Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái đã vươn lên thành một thi nhân lớn, tầm bậc thi hào của thi ca hiện đại Việt Nam... THI NHÂN VĨ ĐẠI NHẤT CỦA THỜI ĐẠI NÀY !!! Nhưng thân cô, thế cô, không quyền vị, chức tước và nghèo - Có khác gì các bậc Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du... lầm lụi trong chốn dân gian năm xưa. Mong các cấp chỉ huy Trung đoàn, Sư đoàn và Bộ tư lệnh Quân đoàn: Quan tâm tới người CCB cũ - Tác động với Nhà nước - Chính phủ, trực tiếp gặp gỡ, giao tiếp với thi nhân và mở cuộc thẩm tra !!! CÁCH THỨC THẨM TRA KHẲNG ĐỊNH THIÊN TÀI Vào năm trước, tôi có viết một văn bản đăng trên mạng, nhan đề: NHÀ THƠ PHẠM NGỌC THÁI THÁCH ĐẤU CẢ HNVVN ĐƯƠNG ĐẠI (xin đọc trong bản photo gửi kèm theo) Bản thách đấu đó, đã viết: * Phạm Ngọc Thái thách 50 nhà thơ HNVVN đương đại . Nghĩa là, 50 nhà thơ HNVVN đương đại với 50 bài thơ hay nhất - Mình Phạm Ngọc Thái cũng sẽ chọn đủ 50 bài thơ hay đã xuất bản. . Tất cả tổng cộng 100 bài: Có thể cho đăng cả trăm bài đó trên Tuần báo văn nghệ hay Tạp chí “Nhà văn và cuộc sống”, do Phó chủ tịch HNVVN Trần Đăng Khoa hiện đang làm tổng biên tập. – Tôi tin rằng, báo và tạp chí nếu thông báo lên cho giới văn chương biết về cuộc thách đấu, đăng thơ này? Nhất định sẽ bán chạy hơn thường kỳ, lại rất có ý nghĩa về giá trị văn học và xã hội. Mai sau có thể hậu thế còn nhắc đến. BAN GIÁM KHẢO Nhiều năm qua trong những cuộc thi thơ, hay thẩm định các tác phẩm thi ca xuất bản – Ban giám khảo của HNVVN còn tỏ ra tạp nham? Không ít tác phẩm được giải chẳng có giá trị là bao, mực chưa ráo đã… “chết”. Bị văn đàn lên án nhiều. Ngày nay nói về các bậc văn chương, nhất là trên lĩnh vực thi ca thì... không có một tầm bậc nào đáng mặt như xưa? Các vị đứng đầu của HNVVN đương đại, nói chung khả năng thẩm định thơ ca hiện đại còn lung tung, tư cách để làm giám khảo lại yếu !? Nên không thể làm giám khảo được. Dù sao nhân dân vẫn là người làm nên lịch sử. Cứ đăng cả trăm bài thơ đó, công bố cho toàn xã hội biết... cùng với thời gian thẩm định, rà xét. Phương ngôn có câu: Thiên tài = Nhân thế + thời gian Nhân dân không phải là một đám người, một nhóm văn sĩ hay ban bệ nào? Nhân dân là xã hội, nhân gian, thời gian, là lịch sử - Tôi tin lịch sử sẽ công bằng. (Trích bản thách đấu cả HNVVN đương đại) Xin nhấn mạnh: Thi ca thách đấu phải là loại thơ có đẳng cấp cao nhất của ngàn năm Thăng Long !!! Có khả năng sống trường cửu tháng năm. Tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà, không phải là loại thơ chỉ sống có một thời. Xưa nay chưa có bậc thi nhân lớn nào, có đủ khả năng làm cuộc thách đấu như thế? Trừ Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du. Kính thưa: Các đồng chí lãnh đạo Trung đoàn, Sư đoàn Và Bộ tư lệnh Quân đoàn Phạm Ngọc Thái thời chiến tranh Phạm Ngọc Thái là một cựu quân nhân từng theo Trung đoàn, Sư đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Tây Nguyên, trong suốt cả cuộc chiến tranh - Người CCB đó giờ đã già. Phần do di chứng chiến tranh, bệnh tật nhiều nên sức khỏe tàn tạ, đi lại rất khó khăn và phải đến bệnh viện luôn. Mong các cấp chỉ huy cử đồng chí trong Ban tuyên huấn đến nhà, để nhà thơ được gặp gỡ, trao đổi - Một khi chân dung thi nhân vĩ đại Phạm Ngọc Thái đã được Nhà nước nhận định, vinh danh! Đó chẳng những là niềm vinh hạnh với bản thân tôi !? Mà còn mang đến sự rạng ngời cho cả nền văn học nước non trên thế giới – Niềm tự hào đối với cả Quân đội nhân dân VN anh hùng !!! Bởi vì: Người Đại thi hào của nền thi ca hiện đại VN Phạm Ngọc Thái? Không phải ai khác, mà là một CCB từng chiến đấu trong quân ngũ của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 trên chiến trường Tây Nguyên đánh Mỹ năm xưa. Cựu quân nhân PHẠM NGỌC THÁI ĐT: 038 302 4194 Email: ngocthai1948@gmail.com TB. Về Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và tình yêu” – Hai tập: Năm 2020 - Do một công ty sách thuộc TW com măng xuất bản – Họ nói, chủ yếu phát hành để cung cấp trong quân đội và các thư viện (tác giả cũng được một số bộ theo nhuận bút)– Tôi nghĩ, ít nhiều thì dưới các đơn vị của Trung đoàn 48 - Sư 312 và Quân đoàn 3 chắc cũng đã có? Tổng quát từ Chương V (tr.110 - Tập I) đến cuối Tập II của tiểu thuyết – Tác giả Phạm Ngọc Thái đã khắc họa lại khá sâu sắc những trận chiến điển hình trên chiến trường Tây Nguyên, của Trung đoàn 48 Sư 320 nói riêng - Cùng các sư đoàn trong Quân đoàn 3 nói chung: - Giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh 1972 - Chiến thắng Kon Tum – Buôn Ma Thuột và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên mùa xuân 1975. - Truy kích địch trên Đường số 7... - Tới ngày 29.4.1975 tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 – Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước. Có thể nói, Tiểu thuyết “Chiến tranh và tình yêu” cũng nằm trong biên niên sử của Quân đoàn 3 trên chiến trường Tây Nguyên. Đồng thời tiểu thuyết còn khắc họa lại sự thảm khốc về 12 ngày đêm lịch sử ở Hà Nội - Mỹ đã cho B52 đánh bom hủy diệt thủ đô 12/1972 - Cùng cuộc chiến đấu oanh liệt, hào hùng “Điện Biên Phủ trên không” của đân quân thủ đô, với Bộ đội phòng không của Quân đội nhân dân VN. Nếu Trung – Sư và Quân đoàn muốn có sách cung cấp cho anh em chiến sỹ dưới các đơn vị đọc? Thì chỉ cần đăng kí mua ( 500 cuốn trở lên) – Tác giả sẽ nhờ công ty đã phát hành sách lần đầu, tái bản tiếp tiểu thuyết rồi in sách gửi về cho trung đoàn, sư đoàn và Quân đoàn.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.07.2022 13:13:02 bởi Nhân văn >
|