"Yoga" hay " Thiền Công

Tác giả Bài
Ct.Ly

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: "Yoga" hay " Thiền Công - 27.02.2007 14:33:02

Truờng hợp hay bị bệnh đau vai, đau bàn tay, hay vai bị sái: đứng khom nguời xuống gần 90 độ, một tay vịn vào bàn, tay kia thả lỏng và vẽ một vòng tròn tuởng tuợng trên mặt đất chừng 10 vòng, rồi trở lại tay kia. Làm chừng 20 lần sẽ hết đau vai.

 
Cám ơn Ly mang bài này về nghen, và cũng cám ơn TG Chu Tất Tiến, hôm qua chị HB hai cái vai bời rời luôn, nhấc cái tay hỏng muốn lên, thế mà tập tư thế trên một chút nghe đỡ hẳn ra. Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh.
 
Ai có bị đau vai, sái vai, sái tay, làm thử xem coi có bớt không hén !
 
Một chút kinh nghiệm.
 
HB

cumusic
  • Số bài : 1392
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.09.2005
RE: "Yoga" hay " Thiền Công - 06.01.2008 18:54:49
Chào sis!

Sis cũng nghiên cứu món này á. Cu lôi cái topic này lên cho mọi người cùng luyện á.

Vui!
FIND QUeeN

CTT
  • Số bài : 3778
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.09.2007
  • Nơi: Chân Trời
RE: "Yoga.. - 04.04.2008 22:26:01
      Hôm nay mới đi học yoga về ,mang cái này lên cho cả nhà cùng.....
 
         Một số nguyên tắc nên áp dụng khi tập yoga:
 
1. Nên tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thẳng lưng và vươn dài tay chân, chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh không bị quấy rối.
2. Không nên tập trên giường hay trên nệm cao su mềm.
Dưới nền nhà nên trải một cái chăn mỏng gấp đôi hoặc gấp tư hay một cái chiếu.
3. Nên tập yoga khi rỗng bụng hoặc 3 giờ sau bữa ăn chính, 2 giờ sau bữa ăn nhẹ và 30 phút sau khi uống.
4. Cần mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái để
không gò bó cử động hoặc hơi thở của bạn, bạn có thể mặc quần dài thun bốn chiều, áo thun cotton thoáng mát, không nên mặc quần ngắn, áo thun có nút.
5. Trong kỳ kinh nguyệt nên tạm nghỉ vài ngày hoặc có thể thực hiện các tư thế nhẹ nhàng hơn. Tránh các tư thế lộn người và các tư thế tạo áp lực cho vùng khung chậu.
6. Tuyệt đối không đeo kính, không sử dụng dầu thơm (nước hoa) và không tập nơi có khói hương.
7. Thở ra và hít vào đều bằng mũi.
8. Tuỳ theo từng cấp (có 3 cấp), đầu tiên tập những động tác dễ mà bạn có thể tập sau đó hãy tập các động tác cao hơn.
Ngừng ngay khi cảm thấy mệt. Nếu có động tác nào bạn đặc biệt thích thú, bạn có thể tập nhiều lần động tác đó nhưng không nên tập nhiều quá 5 phút.
9. Động tác thư giãn phải được kéo dài giữa 2 bài tập và kéo dài ít nhất là 1 phút.
10. Đối với những người có huyết áp cao và thấp không được tập trồng cây chuối. Nếu bạn bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch, chỉ nên giữ các thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn.
Nếu bị chứng huyết áp thấp (LBP), bạn nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.
11. Nếu bị các chứng về lưng hay thần kinh tọa, hãy ránh các động tác gập hay vặn người có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc tê cứng chân. Bạn nên cong đầu gối lại khi tập các động tác gập người về phía trước.
12. Nếu bạn bị một chứng thoái vị nào đó hay bạn đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật khoang bụng thì không nên tạo sức ép lên vùng bụng.
13. Nếu bị viêm khớp, bạn chỉ nên vận động ở phạm vi ngoài vùng bị đau, nhưng hãy để chúng nghỉ ngơi khi đang bị viêm tấy.
14. Nếu bạn bị viêm khớp cổ hay các vấn đề về cổ, bạn không được ngửa đầu ra sau trong các tư thế ngửa người ra sau và phải rất thận trọng với các động tác nghiêng hay xoay cổ.
15. Tập trung tư tưởng và đừng để bạn bị chi phối bởi bất cứ điều gì.
16. Trong những động tác tĩnh (trồng cây chuối, thư giãn…) hãy cố gắng tập hô hấp (hít và thở thật chậm).
17. Sau khi tập một tư thế, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở không giữ được nhịp, vậy trước khi thở nhịp nhàng hãy thở cho hết mệt.
18. Sau mỗi buổi tập hãy nằm nghỉ ít nhất 5 đến 10 phút bởi năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn không phải bị tiêu hao bởi cơ bắp mà là bởi nội tạng và hệ thần kinh, sau đó hãy uống một ly sữa hoặc nước lọc.
19. Trong lúc thực hành yoga, luôn chú ý đến bản thân, chăm sóc bản thân là điều rất quan trọng. Đừng bao giờ gắng sức quá mức để không gây áp lực và khó chịu cho cơ thể, luyện tập như vậy sẽ làm phản tác dụng. 
 
                                                                                                       LẠI TUẤN CƯỜNG.
 
        

CTT
  • Số bài : 3778
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.09.2007
  • Nơi: Chân Trời
RE: "Yoga.. - 04.04.2008 22:57:09
                             Triết lý 8 bước
 
        Từ “yoga” có nguồn gốc trong tiếng Phạn là yuj, có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”.

Hiểu một cách đơn giản thì yoga nghĩa là sự hợp nhất giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và vũ trụ. Và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất với Ý thức Vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga Yoga, hay yoga tám bước.

+ Hai bước đầu tiên là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí.

+ Bước thứ ba là Asana. Một Asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.

Khía cạnh quan trọng nhất của Asana là tác động lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất hoóc-môn trực tiếp vào máu. Nếu một trong các tuyến nội tiết tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.

Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các Asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Sự cân bằng của các tuyến nội tiết giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ tác động mạnh lên các trung tâm thần kinh, các Asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí ở các trung tâm này.

+ Bước thứ tư là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống.
 Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sóng thể chất và tâm trí. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi... Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranendriya.

Trong Pranayama có một quá trình đặc biệt điều chỉnh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sức sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có kinh nghiệm.

+ Bước thứ năm là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự ràng buộc với ngoại cảnh. Trong thiền định yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra.

+ Bước thứ sáu là Dharana. Dharana có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Điểm này (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi mất tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharana.

Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy là Dhyana. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana. Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga Yoga là Samadhi.

+ Samadhi không giống bảy bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả của các phần khác của Astaunga Yoga. Đó là thu hút tâm trí vào cái mà triết lý Yoga gọi là Ý thức Tối cao. Những ai kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bởi nó diễn ra khi tâm trí ngưng hoạt động./.


CTT
  • Số bài : 3778
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.09.2007
  • Nơi: Chân Trời
RE: "Yoga.. - 04.04.2008 23:02:57
 



                                 YOGA LÀ GÌ?  



Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần. Việc thực hành lâu dài yoga sẽ dần dần cho phép hành giả cảm nhận được sự yên tĩnh và sự hợp nhất của bản thân với môi trường xung quanh.



Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai và yoga cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết. Đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí của bạn. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc hành trình đi tới samadhi , hay còn gọi là sự tự ngộ ra bản ngã của mình. Đây chính là mục đích cuối cùng của yoga.
Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân jivatma và vũ trụ paramatma chính là yoga. Sự hợp nhất xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức, mà trong đó không hề có chỗ đứng cho “cái tôi”. Trước trạng thái này sẽ là trạng thái hợp nhất giữa thể xác và tinh thần, và giữa tinh thần và “cái tôi”.
Mục tiêu của yoga là làm dịu đi sự náo loạn của các xúc cảm và các suy nghĩ mâu thuẫn. Ý chí, trong khi chịu trách nhiệm về các suy tư và những thôi thúc của chúng ta, lại luôn có khuynh hướng ích kỷ. Đây cũng chính là cội nguồn của những định kiến, thiên vị, gây ra các nỗi đau và phiền muộn cho cuộc sống đời thường của chúng ta. Chỉ có yoga mới xoá bỏ được những nỗi đau khổ này và rèn luyện tinh thần, cảm xúc, trí tuệ và lý trí của chúng ta.
(B.K.S Iyengar, Yoga toàn tập)

CTT
  • Số bài : 3778
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.09.2007
  • Nơi: Chân Trời
RE: "Yoga.. - 04.04.2008 23:07:05
             BÀI TẬP YOGA CĂN BẢN !
 





Thế Yoga (Yoga Mudra)
Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.

 



Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)
Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.

 



Thế chào dài (Diirgha Pranama)
Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.
 



Thế cây cung (Dhanurasana)
Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.


 



Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)
Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.

 



Thế đầu sát gối (Janushirasana)
Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.

 



Thế con thỏ (Shashaungasana)
Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

 

Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một tháng 8 buổi, tuần 2 buổi.

  • Trình độ cơ bản: thế yoga, thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế thức dậy, thế ấn bụng, thế thót bụng, thế cây cung, thế ngồi dậy khó.
  • Trình độ nâng cao 1: thế tay và chân, thế vặn mình, thế đầu bò, thế con châu chấu, thế cây nến, thế con cá, nhảy kaoski và tandava.
  • Trình độ nâng cao 2: thế con thỏ, thế phát triển trí tuệ, thế thăng bằng, thế hành động, thế suy tưởng, thế con gấu, thế con chim, thế nửa vầng trăng.
    Ngoài ra hướng dẫn viên có thể bổ sung, điều chỉnh các tư thế học tuỳ theo trình độ của học viên từng lớp.

           

      • CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: "Yoga.. - 04.04.2008 23:22:28
                              Yoga tạo hòa hợp giữa thần và xác



        Theo Phạn ngữ, Yoga có nghĩa là sự kết hợp hoặc hòa hợp. Nó tạo sự hài hòa giữa tinh thần và thể xác con người, giúp tái lập sự cân bằng cho những người đang mệt mỏi và căng thẳng vì nhịp sống hiện đại.

        Yoga bao gồm một hệ thống triết lý và những phương thức dắt con người đi đến sự hòa hợp: giữa thể xác, tình cảm và trí tuệ, giữa bản thân và môi trường và cuối cùng là giữa “cái tôi” và vũ trụ.

        Trong thời đại ngày nay, khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực, Yoga được biết đến như một phương pháp thể dục khá hoàn hảo, giúp vô hiệu hóa stress. Mặt khác, nếu quan niệm “tuổi già là một quá trình xơ cứng” thì những động tác Yoga có tác dụng làm mềm dẻo cơ thể, duy trì sự trẻ trung, thon thả và linh hoạt.

        Các tư thế Yoga được gọi là Asanas, gồm nhiều bài tập do các đạo sư xây dựng từ hàng nghìn năm trước, giúp đạt được sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể xác. Từ Asanas hàm nghĩa là những tư thế thoải mái. Sự thoải mái không phải đợi đến một thời gian sau khi tập mà có thể cảm nhận được ngay sau khi thực hành mỗi động tác. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa các bài tập Yoga và một số phương pháp thể dục thể thao khác.

        Nếu các phương pháp thể dục thông thường chú tâm phát triển cơ bắp và sức mạnh bằng những động tác nhanh, mạnh và liên tục, thì Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo, phối hợp với nhịp thở sâu và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế. Cách tập này không tạo áp lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan, giúp năng lực được tích lũy nhiều hơn là tiêu tán.

        Hình thức dễ nhận thấy ở Yoga là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn cơ thể. Chúng gây sức căng thích hợp trong thời gian nhất định trên một nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng mà sinh hoạt thường ngày không đủ tác động tới như cổ, vai, bụng.

        Sự căng giãn này làm tăng lưu lượng máu đến từng tế bào, kể cả các mạch máu ngoại biên, khiến ta có cảm giác ấm người, năng lượng lan tỏa, dễ đưa cơ thể vào tình trạng thư giãn sâu sau đó. Đây cũng là lý do các đạo sư Yoga khuyên người tập nên giữ cơ thể ở tư thế xác chết sau mỗi Asanas để có thể cảm nhận trọn vẹn lợi ích thư giãn của mỗi tư thế.

        Các tư thế Yoga cũng gây ra sức ép cần thiết trên những cơ quan nội tạng và các tuyến nội tiết, có tác dụng xoa bóp nội tạng và điều hòa việc xuất tiết các kích thích tố, qua đó có thể tăng cường chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và giúp cân bằng tâm lý.

        Khi được thực hành nhuần nhuyễn, các Asanas sẽ làm mạnh cơ bắp, giúp các dây chằng đỡ bị căng cứng, kích thích tuần hoàn huyết, hoạt hóa các khớp và nhất là làm cho cột sống được dẻo dai, một điều kiện cần thiết để cơ thể giữ được sự trẻ trung linh hoạt. Có hàng nghìn Asanas khác nhau (có tài liệu nói đến 50.000 tư thế). Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu và điều kiện cơ thể riêng, mỗi người chỉ cần tập một số động tác nhất định.

        Một số Asanas không những có tác dụng trên hệ thần kinh, tuyến nội tiết mà còn tác động đến những vị trí dọc theo cột sống, được gọi là những Luân xa. Việc hoạt hóa và khai mở những Luân xa này có liên quan đến hoạt động của những dòng năng lượng trong cơ thể và cả việc bổ sung cho những dòng năng lượng đó.

        Nếu kích hoạt mà không biết cách kiểm soát, những dòng năng lượng này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người tập. Do đó, một số Asanas, kể cả một số phép thở cần được hướng dẫn bởi người thầy có kinh nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có một số tư thế phổ thông hữu ích cho sức khỏe mà mọi người đều có thể tự tập luyện được.

        Những lưu ý khi tập Yoga

        Không tập các Asanas trên nệm dày để cột sống dễ được giữ thẳng. Không tập trực tiếp trên nền đất để cơ thể khỏi nhiễm hơi ẩm từ đất. Nên tập trên sàn hoặc ván có lót qua một lớp chăn, chiếu hoặc nệm mỏng.

        Không tâp Yoga trong vòng 2 giờ sau khi ăn để khỏi ảnh hưởng tới sự tiêu hóa. Hơn nữa, khi bụng trống, cơ thể sẽ dễ thực hành các tư thế hơn. Không tập Yoga trong vòng 1/2 giờ trước khi ăn để giúp nội tạng và các tuyến nội tiết có thể hấp thu tối đa sinh lực do các bài tập mang lại.

        Mỗi tư thế chỉ cần tập một vài lần. Giữa mỗi tư thế, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi, thư giãn để bảo đảm cho cơ thể được thoải mái và năng lực được tích lũy.

        Một tư thế có thể dễ với người này nhưng khó với người khác. Đối với người lớn tuổi lại càng khó. Tư thế càng khó đối với một người thì khi thực hành được, hiệu quả cải thiện sức khỏe sẽ càng cao. Các động tác cần thực hiện chậm để tránh gây trẹo gân, sai khớp hoặc những tổn thương khác. Việc tập luyện cần đều đặn, mỗi ngày tập một hoặc hai lần. Qua thời gian, cơ, khớp sẽ linh hoạt dần và tư thế sẽ hoàn chỉnh.

        Hầu hết các tư thế căng giãn đều ảnh hưởng tới tử cung, nên những phụ nữ trong thời kỳ có kinh hoặc trong vòng 6 tháng trước và sau khi sinh không nên tập, ngoại trừ tư thế xác chết.

        Ngưng thở và giữ nguyên tư thế một thời gian là đặc điểm của các Asanas. Yêu cầu này nhằm gia tăng sự trao đổi chất và phát huy hiệu lực căng giãn để hóa giải xơ cứng. Thời gian này dài ngắn tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân. Ngưng thở nhưng phải bảo đảm không nhức đầu, chóng mặt hoặc tim đập nhanh.

        Sau mỗi tư thế, phải tạo được sự thoải mái thay vì đau nhức, khó chịu. Kinh nghiệm cho thấy, trong khi hít vào sâu và dài, đến gần cuối của thì hít vào chỉ cần cố kéo dài thêm một chút. Kéo dài bằng cách dùng ý hơn là cố hít thêm vào. Điều này có mục đích kéo dài hơi thở, vẫn giữ được thanh quản mở, đáp ứng được yêu cầu dài hơi, giữ yên tư thế một thời gian mà không làm đỏ mặt, không gây khó chịu cho tim do thanh quản đóng vì nín thở.

        Tập Yoga là thực hành sự hòa hợp. Trước nhất là sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác. Do đó, người tập cần tập trung chú ý vào từng động tác trong suốt quá trình luyện tập. Được như vậy, tự thân việc thực hành các tư thế cũng chính là hành Thiền.
         
        YOGA TOÀN TẬP. 

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: "Yoga.. - 05.04.2008 12:16:19
                         Những điểm bất lợi của yoga!
         
        Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể là có lợi với người này nhưng chưa chắc đã có lợi với người khác. Xin đề cập những điểm bất lợi của yoga cho tất cả những ai đã, đang và có dự định tập yoga nên quan tâm các điểm này để tránh điều có hại cho bản thân.
        Loại thần dược giữ tuổi xuân không có gì quý tộc như phương pháp yoga. Yoga chính là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng khoa học nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần.

        Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng phạm là yuj, có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga,

        Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết, đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí.

        1. Không có hiệu quả với người lười biếng

        Tập luyện yoga bao gồm 5 bước. Đó là: thiền, khởi động, tập các asana, xoa bóp và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong cả đời người để có thể đi đến cùng.

        Ngay các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tất cả mọi người hiện đang luyên tập hay có dự định luyện tập yoga cần phải tâm niệm chú ý rằng tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời, càng không thể tập theo ý thích nhất thời hay theo ý muốn của người khác.

        Tất cả các nguyên tắc rèn luyện của yoga đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn, và khi đã lựa chọn thì cần phải quyết tâm thực hiện tới cùng.

        2. Gây hại cho trẻ em

        Tập luyện yoga là cả một quá trình khó khăn và khắt khe bao gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

        Trong khi đó, một đứa trẻ để có thể phát triển một cách hoàn toàn về trí não và cơ thể thì cần phải cho trẻ hoạt động, chơi trò chơi, tập luyện các phương pháp thể dục có tính ganh đua, cho trẻ tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội.

        Mặt khác, bản tính của trẻ em là tò mò hiếu động và luôn thích tìm hiểu, không thể và không nên ép các em vào trong môi trường tĩnh lặng hoàn toàn của yoga, như vậy sẽ thu hẹp môi trường sống và làm giảm đi khả năng tiếp xúc cũng như gia tăng kiến thức về thế giới bên ngoài.

        Vì vậy, yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

        3. Ảnh hướng tới cơ bắp

        Yếu tố mang đến thành công cho yoga là tập thở, tập asana và tập trí. Tập asana là việc tập các động tác của yoga theo các tư thế cụ thể, ví dụ như tư thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế cánh cung… Theo các nhà yoga nổi tiếng của Việt Nam hiện nay thì có 5.000 asana được biết đến trên thế giới, ở Việt Nam người tập yoga chỉ tập 24 asana. Tuy nhiên việc luyện tập cũng đã đòi hỏi sự cố gắng và chính xác cao.

        Vì tập các asana, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo tư thế khó khăn hơn theo tư thế thông thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hướng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, tuần hoàn…

        Mặc dù những ảnh hưởng này có thể phục hồi được tuy nhiên việc chữa trị không phải là dễ dàng, có thể tốn thời gian và tất nhiên là cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ.

        4. Ảnh hưởng tới tiềm thức và hệ thần kinh

        Như đã đề cập ở phần trên, trong yoga, để thành công, ngoài việc tập các asana, thì yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới xương và cơ bắp và có thể phục lại hồi được.

        Nhưng trong luyện thở việc luyện tập không chỉ đơn giản là vận động cơ thể, mà là việc tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên thở ra thì phả thót bụng laị.

        Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế việc có thể giữ nhịp thở đều đặn theo đúng quy tắc luyện tập không hề dễ dàng, ngoài ra việc dùng tâm trí để dẫn theo khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu cũng không hề dễ dàng.

        Đối với việc tập trí cũng vậy, theo yoga tâm trí là yếu tố quan trọng nhất trong cơ thể, là nơi điều khiển hoạt động của các bộ phận chiết xuất hormone giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển cũng như ngăn chặn mọi bệnh tật. Tập trí là việc tập luyện giúp cho trí não có thể điều khiển một cách chủ động các tuyến nội tiết và luân xa tiết ra hormone.

        Vì vậy, việc tập sai sẽ ảnh hưởng tới tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hoả nhập ma, bệnh thần kinh… Và không ai có thể đảm bảo hay khẳng định về việc phục hồi của những bệnh liên quan đến tâm trí của con người.

        5. Ảnh hưởng gây chết người

        Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga có nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức của bản thân tức là đã tìm được chìa khoá của bản thân nhưng không thoát ra được tức là không mở cửa được và không thể tỉnh lại, họ sẽ chết.

        6. Ảnh hưởng tới người bị bệnh

        Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

        Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

        7. Phấn khích quá đà

        Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt.

         
        YOGA TOÀN TẬP.

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: "Yoga.. - 05.04.2008 12:40:01
                           Bài tập yoga liên hoàn!
         
        Với 12 động tác này bạn có thể tập liên hoàn trong vòng 5 phút. Nhiều động tác hơi khó đối với người mới tập, tuy nhiên chỉ cần cố gắng một chút bạn sẽ thực hiện bài tập này một cách thuần thục và cảm thấy hết sức thoải mái sau mỗi động tác
         
        1. Đứng thẳng, hai chân đứng sát nhau, hay tay chắp trước ngực.

        2. Hai tay từ từ mở rộng hướng lên trên đồng thời vươn người, đầu ngửa ra phía sau cố gắng căng hết cơ bụng.

        3. Tiếp đó cúi gập người xuống sao cho chân vẫn thẳng nhưng cố gắng để tay chạm đất.

        4. Từ từ đưa chân phải thẳng ra phía sau.

        5. Đưa tiếp chân còn lại ra sau tư thế lúc này giống như tư thế chuẩn bị chống đẩy.

        6. Gối hơi gập, đẩy mông cao lên để ngực chạm đất. Gập tay, ngẩng đầu cao.








        7. Chống thẳng hai tay, ưỡn thân trước lên trên, đầu cong ngược về phía chân. Hai mu bàn chân và đùi ép sát mặt đất.

        8. Dùng sức của hai cánh tay và mũi chân đẩy mông lên cao sao cho cơ thể tạo thành một chữ V úp.

        9. Rút chân phải lên đặt bàn chân giữa hai tay đầu ngẩng lên nhìn về phía trước.

        10. Rút nốt chân còn lại đặt hai chân đứng cạnh nhau, đầu xuôi xuống dưới.

        11. Đứng bật lên, hai tay vươn lên cao, thân trước ngả ngược về sau.

        12. Trở về tư thế ban đầu. Đứng thẳng, hai tay chắp trước ngực.
         
        Theo Cimsi

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Thanh lọc cơ thể trong yoga..! - 06.04.2008 11:03:51
         Thanh lọc cơ thể trong yoga!
         
        Những phương pháp Thanh Lọc cơ thể


        Các bạn kính mến ! Thanh Lọc cơ thể là 1 đề tài rất hay và hữu. các anh chị em nhà mình ai biết phương pháp nào hay thì góp vào .

        Xin mở màn giới thiệu đến các anh chị 7 phương pháp mà một người bạn đã chứng ngộ được trong thời gian qua. Nó rất đơn giản ai cũng có thể áp dụng được , mà hiệu quả thì cao . ( góp phần vào sự trẻ đẹp , khoẻ mạnh , cơ thể dẻo dai , khí huyết lưu thông và rất có lợi cho việc tập luyện của mỗi người )

        Trong 7 phương pháp này thì phương pháp : 4 , 5, 6, 7 là luyện tập . Có thể kết hợp cùng nhau thì quá tốt , Nếu kết hợp thì số lần tập trong mỗi phương pháp được giảm đi tuỳ theo cơ thể , thời gian mỗi người .


        Phương pháp 1 : Tắm bằng Trà

        Trà xanh hay trà mạn mà chúng ta hay uống hàng ngày . Nấu lên rồi tắm bằng nước đó

        Đây là 1 phương pháp rất hay , vì trong Trà có nhiều tố chất giữ sự thăng bằng , đào thải khí độc ra ngoài

        Phương Pháp 2 : Day huyệt
        Day huyệt từ đỉnh đầu xuống dọc sống lưng đến tận đốt xương cụt

        mỗi ngày làm như thế sẽ giúp cơ thể thanh lọc khí rất nhanh

        Phương pháp 3 : Chứng ngộ : ( dành cho những người đã có " cái gì" trong ngưòi ) .
        Khi ngộ 1 điều gì đó là cơ thể được thanh lọc rất lớn !

        Phương Pháp 4 : Dậm Chân

        * Cách Thức :
        -Bước 1: đưa 2 tay giao chéo nhau hình chữ X ngang ngực , bàn tay nắm lại
        - Bước 2 : 2 chân thay nhau dậm :
        + Kiểu 1 : Mỗi bên dậm 2 cái :2-2
        + Kiểu 2 : Bên này dậm 1 cái , bên kia dậm 1 cái : 1-1
        Phối hợp nhịp nhàng , cường độ vừa phải

        *Thời gian : khoảng 30' . Mỗi ngày làm 2 lần : sáng và tối

        * Giải thích : Phương pháp này Tạo ra 1 trường khí đẩy khí trược ra ngoài


        Phương pháp 5 : Quỳ ngồi , cúi đầu xuống đất

        * Cách Thức :
        - Bước 1 : áp 2 bàn tay vào ngực đan chéo hình chữ X , các ngón tay duỗi ra , khép kín , chạm vao 2 bên vai

        - Bước 2 : Ngồi quỳ , 2 đùi khép lại , mông chạm vào 2 gót chân , 2 bàn chân xuôi không chống đỡ .

        - Bước 3 : Cúi người từ từ xuống phía trước cho đầu chạm đất , mông không nhấc quá cao khỏi chân , rồi từ từ ngẩng người lên về tư thế cũ .

        * Lưu ý : - Khi làm tạo thế cân bằng cho cả người , phối hợp nhịn nhàng , tốc độ cúi xuống đều , ngẩng lên cũng đều . đầu không được ịch 1 cái xuống đất.

        * Thời gian : Mỗi lần làm 40 cái . Mỗi ngày làm tuỳ theo mức độ mỗi người


        Phương Pháp 6 : Chống đẩy , uốn lưng cong

        * Cách Thức :

        - Bước 1 : 2 đầu gối , 2 bàn tay chạm vuông góc với đất , sao cho lưng song song với đất ( như tư thế bò ) , đầu gối và 2 chân khép lại , 2 tay mở rộng ngang vai ( 2 tay có thể lui lên phía trước tí cho đỡ mỏi )

        - Bước 2 :Lấy vị trị đầu gối và 2 tay làm điểm tựa ( không xê dịch đi ) Khẽ ru người về phía trước , xương mu và đùi chạm xuống sàn , lưng và đầu cong về phía sau hết cỡ , mắt nhìn trần nhà , 2 tay vẫn thẳng làm cột chống . Lắng nghe cơ thể nhất là lưng , khoảng vài giây thì chuyển về bước 3

        - Bước 3 : Khẽ nhấc mông , lưng lên quay về tư thế ban đầu....

        Mọi động tác cần phối hợp nhịp nhàng , từ tốn!

        * Thời gian : làm khoản 20 cái / 1lần . Mỗi ngày 3 lần : sáng , trưa tối


        Động Tác 7 : ( hơi khó diễn giải )

        * Cách Thức :
        - Bứơc 1 : Ngồi duỗi 2 chân thẳng , rồi từ từ co 2 chân lại sao cho 2 mặt bàn chân áp vào nhau . 2 đùi tẽ ra 2 bên . Lấy tay làm lực hoặc tự đẩy người lên , ngồi ở tư thế chỉ có 2 cạnh bàn chân tiếp xúc đất , 2 bàn chân vẫn áp vào nhau , đùi vẫn tẽ ra , trọng lượng đựoc dồn xuống 2 cạnh chân tiếp xúc đất đó . thân lưng hơi lao về phía trước . Mới đầu tập người sẽ hơi đu đưa vì điểm tiếp xúc đất ít , nhưng cố gắng giữ thăng bằng bằng cách lấy ngón tay hơi hơi chống xuống đất khi mà đu đưa , nhưng sau đó lại bỏ ra cho quen , đưa tay chạm nhẹ vào 2 bàn chân....Cô gắng tập sao cho thăng bằng 2 bên . Được 1 lúc thì chuyển bước 2

        - Bước 2 : Lại ngồi mông chạm đất , chân nhẹ từ từ duỗi thẳng ra , vẫn trong tư thế chân duỗi thẳng , sau đó đưa chân trái thẳng lên về phía mặt hết cỡ, 2 tay đỡ lấy bắp chân . Rồi lại hạ xuống , đưa chân phải lên ....

        Sau đó lại quay về động tác 1

        * Thời gian : làm khoảng 20 cái ....

        *Lưu ý : Động tác này có thể kếp hợp thư giãn sau lúc tập luyện của các bạn , rất tốt cho đôi chân , làm khí lưu thông .

        (Văn Hóa Phương Đông )


        Đấy là 1 số phương pháp đi lượm từ bạn bè !

        Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác nữa qua kinh nghiệm của mọi ngưòi hay sách vở của các tiền nhân . Trong đó có 1 phương pháp cũng rất hay là Ngâm chân nước muối . Về việc ngâm chân nước muối này có 1 số lưu ý sau :

        Lưu ý khi Ngâm Chân Nước Muối :
        - Nước muối ấm nóng
        - Nồng độ muối không đặc
        - Mức độ nước ngâm nên để cao đến giữa bắp chân


        Rất mong sự đóng góp tiếp theo của mọi ngưòi !

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2008 11:12:50 bởi Chân Trời Tím >

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Bài Yoga làm tăng năng lực phòng the của quý ông - 08.04.2008 15:41:27
         Bài Yoga làm tăng năng lực phòng the của quý ông!
         
        Đàn ông, ai cũng muốn mình mạnh mẽ nhất là đứng trước phái đẹp. Trong quan hệ vợ chồng, không có ông chồng nào nhận mình “yếu”, nhưng trong “sâu thẳm” họ vẫn có đôi chút tự ti vì cái bụng bia nặng nề, đôi chân gầy như que tăm của mình. Để trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ hơn, ngoài chế độ ăn uống điều độ, thì tập thể dục, nhất là tập yoga sẽ phần nào giúp quý ông tự tin...
        Năng lực hoạt động tình dục của nam giới phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe và sự mềm dẻo của xương sống. Bụng thon nhỏ, mông rắn chắc, đôi chân cứng cáp với những cơ bắp khỏe mạnh cũng giúp các quý ông trở thành người hùng thực thụ. Đó chính là nguyên nhân vì sao các bài tập yoga dành cho nam giới lại chú trọng nhiều đến các động tác giúp cho vai, tay, cơ lưng, cơ mông rắn chắc nhưng cũng rất mềm dẻo.
        Xin giới thiệu 3 động tác (ĐT) có thể giúp các quý ông thành “Mãnh hổ chốn khuê phòng”.
        ĐT1: Cây nến
        Nằm ngửa trên sàn, từ từ nâng dần chân và thân mình lên cao, hai tay chống vào hai bên hông làm trụ cho cơ thể; từ khuỷu tay đến bả vai tỳ xuống đất. Cuối cùng nâng toàn bộ cơ thể lên, từ chân tới vai tạo thành một đường thẳng. Cằm tỳ vào ngực tạo nên một sức ép vào vị trí của tuyến giáp và tuyến cận giáp. Nhắm mắt lại, điều khiển nhịp thở sâu đều. Tập trung vào động tác đang thực hiện, vào những năng lượng để đẩy lùi sự lão hóa, vào việc lưu giữ và tăng cường những nguồn năng lượng khiến con người đầy sức sống. Giữ tư thế đó tới mức có thể, sau đó dần dần đưa hai chân lên phía trên đầu sao cho ngón chân chạm xuống nền. Cùng lúc đó hai tay duỗi thẳng, úp lòng bàn tay xuống tạo thành tư thế cái cày. Thả lỏng người để trọng lượng cơ thể đè lên vai và đầu. Giữ như thế khoảng 30 giây, sau đó nâng dần hai chân lên, từ từ hạ xuống đất và thả lỏng toàn bộ cơ thể để lấy lại trạng thái cân bằng.
        Đây là một trong những tư thế quan trọng của yoga. Nó giúp các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến giáp và tuyến cận giáp hoạt động mạnh mẽ và đầy sinh lực. Chống lại sự suy nhược về ham muốn tình dục. Tư thế này cải thiện tình trạng liệt dương, xuất tinh sớm. Nó cũng giúp giải quyết ổn thỏa các căn bệnh kinh niên như trĩ, táo bón...
        ĐT2: Rắn hổ mang
        Nằm sấp xuống sàn, hai tay đặt úp xuống đất ngang ngực, chân duỗi thẳng, mu bàn chân úp xuống. Hít vào, đồng thời đẩy cơ thể lên sao cho bụng trên, ngực và đầu nhấc khỏi mặt đất. Vươn cổ hết sức và đẩy dần về phía sau, hai tay giữ nguyên như tư thế ban đầu; phần xương mu vẫn chạm đất. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 30 giây thì thở ra và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chú ý: các vận động phải chậm rãi, từ tốn.
        Động tác này giúp cột sống mềm mại, cơ lưng rắn chắc, tăng cường sự lưu thông máu tới hệ sinh dục, điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận.
        ĐT3: Châu chấu
        Nằm sấp xuống sàn, mặt nghiêng sang một bên; chân duỗi thẳng, mu bàn chân úp xuống đất; tay duỗi thẳng theo thân, hai bàn tay nắm lại để phía ngón cái xuống đất. Hít sâu vào và nâng dần cả hai chân lên cao, trong khi hai bàn chân vẫn chạm nhau. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 30 giây thì thở ra và từ từ hạ chân xuống như tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.
        Động tác này tác động rất tốt đến tuyến thượng thận và hoạt động của thận. Nó cũng giúp cho cột sống mềm mại, cơ lưng rắn chắc. Giúp cải thiện hoạt động của hệ sinh dục và lấy sự ham muốn tình dục.
        ( SKDS)

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE:Kriya Yoga! - 08.04.2008 16:03:53
                                                                   Kriya Yoga!
         
        Tóm lược bản dịch của
        Hoàng Hà và Hoàng văn Nguyên


        Mở đầu

              Không ai biết nguồn gốc Mật Tông Kriya Yoga từ đâu, chỉ biết trong cuốn sách "Autobiography of a Yogi" (Tự truyện của một đạo sư) của Paramahansa Yogananda, Mật Tông Kriya Yoga, hơn một ngàn năm trước đã được một đạo sư tên Babaja thực tập đến mức siêu việt. Ngài đã tiêu trừ tất cả các nghiệp lực cá nhân, và trở thành Maha Siddha, Người siêu xuất thế gian, ra khỏi cái hạn hẹp của thân xác vật lý thông thường. Thay vì nhập vào cảnh giới siêu việt, Ngài tự nguyện ở lại thế giới Ta Bà này để giúp đỡ các người có tâm nguyện muốn phát triển tâm linh. Theo thời gian, các kỹ thuật tuyệt diệu của pháp môn Kriya bị lãng quên hay mai một.

                Vào cuối thế kỹ thứ 19, Maha Siddha Babaja nhận thấy đã đến lúc nhân loại cần phải tập luyện pháp môn ưu tú này. Ngài bèn thị hiện cho nhiều vị đại sư tăm tiếng kể cả sư phụ của Yogananda là ngài Sadguru Lahiri Mahasay, truyền dạy lại pháp môn Kriya trong nhiều truyền thống và giáo phái khác nhau.
        Dù chúng ta có tùy thuộc vào truyền thống hay giáo phái nào không phải là điều quan trọng, vì Mật Tông Kriya có mặt trong mọi truyền thống tu luyện huyền học. Kinh sách ghi lại rằng có tất cả 108 kỹ thuật Kriya trong đó 78 là các phương pháp đơn luyện, các kỹ thuật còn lại dành cho đôi nam nữ cùng tập luyện.
                 Mật tông Kriya giúp đưa hành giả vào sự thám hiểm, dò sâu vào các lãnh vực không cụ thể. Họ sẽ trực nghiệm những cảm giác liên quan đến những vật thể bí nhiệm, và có thể nhìn thấy bên trong thân thể mình. Luân xa và điển mạch là những thành tố có thể phách khinh linh, vi tế, thể "Ánh sáng" của con người. Thay vì máu huyết trong thể xác vật lý con người vận hành trong hệ thống tuần hoàn mang lại sự sống. Năng lượng mang lại sự sống trôi chảy trong hệ thống điển mạch. Tương tự như vậy, các luân xa cũng giống như các cơ quan nội tạng của cơ thể thông thường, mỗi luân xa có một mục tiêu nhất định để đón nhận và thanh lọc luồng năng lượng mang lại sự sống.



        Phần một
        Hơi thở và Nhận thức là hai yếu tố căn bản của pháp môn Mật Tông Yoga Kriya
              Hơi thở có thể thay đổi đời sống chúng ta. Không có hơi thở, không có sự sống. Ngay như ta ngồi thật yên lặng, thân xác im lìm bất động, hơi thở vẫn liên tục. Phổi vẫn tiếp tục thở, tim vẫn tiếp tục bôm máu, mắt vẫn tiếp tục nháy nếu chúng ta ngồi mở mắt. Sức mạnh của hơi thở là nền tảng của bộ môn tâp luyện Yoga gọi là Pranayamas. Hơi thở còn tác dụng điều phục thân tâm, như khi bạn giận dữ, hãy cố gắng thở sâu. Bằng cách thay đổi nhịp điệu và quãng cách hơi thở, bạn sẽ tạo ra những ảnh hưởng cụ thể, xác định trên thân thể, xúc cảm và tâm não của bạn - một khoa học làm chủ cơ thể.

             Nguyên lý cần chú ý nhất là sự nhận thức, tức là khả năng của não bộ để lọc ra những cảm giác cụ thể đến từ một phần cụ thể nào đó trên thân thể và khả năng có thể di chuyển sự nhận thức tập trung từ điểm này đến điểm khác, từ vùng này sang vùng khác một cách chủ động, có ý thức. Nhận thức được những tác động liên tục mãi không thôi. Nhận thức được những động tác liên tục này tự nó đã là thiền quán rồi. Một kỹ thuật Yoga thiền định rất phổ biến là quan sát hơi thở. Kỹ thuật này quan sát hơ thở, đưa hơi thở vào ra bằng tư tưởng.

            Cũng thế, Mật Tông Kriya dùng hai đồng minh, hơi thở và nhận thức hỗ trợ cho nhau để chúng ta dễ dàng tọa thiền và nhanh chóng tiếp xúc được với nguồn năng lượng vi tế.



        Kỹ thuật Ujjayi
            Một kỹ thuật tập luyện hơi thở hết sức quan trọng trong mọi phương pháp tập luyện khác nhau của pháp môn Yoga Mật Tông Kriya : đó là Ujjayi. Khi bạn hít vào hãy hơi hơi co thắt thanh môn lại. Bạn sẽ biết mình làm đúng nếu như bạn cảm thấy sự co thắt nhẹ nhàn tạo ra một âm thanh khe khẻ, nhẹ nhàng, giống như tiếng ngáy thật nhỏ, dịu. Nó phải thật nhẹ nhàng, trôi chả, liền lạc. Nhiều hiện tượng sinh lý quan trọng xuất hiện khi bạn thở theo lối Ujjayi. Nhịp thở chậm lại và áp huyết hạ xuống, Điều này tự nhiên làm cho thân thể thư giãn, gias4n xả hơn, tạo điều kiện cho bạn cảm thấy trong lòng thoải mái , dễ chịu hơn. Động tá nắm mắt càng làm bạn thấy thoải mái hơn. Động tác này tương tự như lúc bạn đang ngủ nhưng bên trong tư tưởng vẫn liên tục xuất hiện.


        Kỹ thuật Khechari Mudra
        Đây là kỹ thuật còn có tên là khóa lưởi. Miệng ngậm lại, bạn hãy uốn cong lưởi lên phía sau sao cho mặt dưới của thân lưỏi uốn lên chạm vào vòm miệng. Cố gắng đưa đầu lưởi ra phía sau càng nhiều càng tốt mà không cần phải gồng cứng nhiều quá. Lúc đầu bạn thấy khó khăn, ngượng nghịu, nhưng nếu chịu khó nhẫn nại và tập kèm với kỹ thuật hơi thở Ujjayi, bạn sẽ thấy rằng có lẽ đây là tư thế tự nhiên nhất của lưởi. tư thế Mudra này có ảnh hưởng hết sức vi diệu đến cả thân thể tế vi lẫn thân thê xác thịt.
        Luân Xa và Kshetram
        Chúng ta cần biết một số điểm về thân thể tế vi trước khi tập luyện môn Mật Tông Yoga Kriya. Những hiểu biết này liên quan đến vị trí tương đối của các luân xa và các huyệt vị quan trọng khác. Điểm quan trọng cần lưu ý là các truyền thống tâm linh khác nhau đã cung cấp những kiến giải hoàn toàn không tương đồng về cấu tạo của thân xác tế vi bao gồm những luân xa và hệ thống điển mạch. Mỗi một truyền thống, kể cả Ấn Độ giáo, Phật Giáo và Đạo giáo đều đã đề cập đến thân xác tế vi trong các kinh sách cổ xưa của họ, nhưng lại không thống nhất về số lượng và tính chất của các luân xa. Hệ thống Mật Tông Đông Ấn Độ thường nhấn mạnh rằng chỉ có bảy luân xa, trong khi Phật tử chỉ nói đến năm luân xa mà thôi. Lar Short và Thomas Mann đã thảo luận về sự sai khác này và đồng thời đưa ra lời giải thích có thể chấp nhận được, trong tập sách "The Body of Light", rằng đừng để các con số biến thành chướng ngại vật. Chúng ta tập với bất kỳ hệ thống nào trong các hệ thống tâm linh vừa nêu, nhưng hãy để cho các chứng nghiệm đích thực của riêng, là đuốc soi đường bằng cách điều nhịp với con người sâu thẳm bên trong của chúng ta. Luân xa, Kshetram là điểm trên cơ thể con người, tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ nếu được khai mở.
        Bạn hãy dành chút thời giờ để nhận biết vị trí và danh từ của các luân xa (Chakras), luân xa đối diện (Kshetram) và luân xa trên xoáy tóc (Bindu), tất cả đều là các điểm tập trung năng lượng. Các luân xa gồm có:
        - Luân xa 1 (Muladhara) nằm tại vùng hội âm, điểm ở giữa hậu môn và bộ sinh dục của đàn ông. Nơi người phụ nữ nó nằm bên trong âm đạo.
        - Luân xa 2 (Swadhistana) nằm cuối xương cùng của cột sống. Luân xa 2 đối diện (Kshetram) nằm dưới rốn độ 4 ngón tay.
        - Luân xa 3 (Manipura) nằm trên cột sống đối diện với rún và luân xa 3 đối diện (Kshetram) nằm tại rún.
        - Luân xa 4 (Anahata) nằm trên cột sống đối diện với ức trước ngực và luân xa 4 đối diện (Kshetram) nằm tại ức.
        - Luân xa 5 (Vishuddi) nằm trên cục xương lớn ở cổ trên cột sống và luân xa 5 đối diện (Kshetram) nằm ở cổ họng.
        - Luân xa 6 ( Ajna) nằm giữa 2 lông mày.
        - Luân xa 7 (Swadhistana) giữa đỉnh đầu, tức là cái thóp của xương sọ.
        - Luân xa Bidhu nằm trên xoáy tóc đỉnh đầu, nơi mà các vị sư phải cạo nhẵn để chừa khoảng trố trảiv với mục đích thu được sự kích thích ngoại lệ trong lúc thiền quán.
        - Ngoài ra còn có một luân xa rất đặc biệt quan trọng là luân xa thánh thai nằm giữa luân xa 6 và 7.



        Tư thế
        Một khi đã đủ quen thuộc với các điểm năng lượng vừa nêu trên thì bạn đã sãn sàng cho bài tập. Hãy giữ lưng thật thẳng va thoải mái. bạn có thể ngồi bán già, kiết già hay chỉ đơn giản ngồi trên ghế. Trong các tư thế này, mông phải bám vững chãi vào mặt ghế hay mặt đất. Nếu ngồi trên ghế thì lưng bạn không được chạm vào lưng ghế vì làm như vậy sẽ trở ngại cho sự cảm nhận năng lượng tập trung về các luân xa dọc theo sống lưng. Dù bạn chọn tư thế nào để tập luyện vì sức khỏe hay chân, bắp chân không thể co vào lâu hay khó tréo chân như lối kiết già, nhưng lúc nào cũng nên giữ lưng thật thẳng. Mắt nên nhắm lại để dễ di chuyển nhận thức.


        Chú tâm vào các Luân xa và Kshetram
            Một trong những mục tiêu của Yoga Kriya là khai mở và thanh tẩy các luân xa, điển mạch và các kinh lạc. Điều này cho luồng năng lượng mang sinh lực tự do lưu thông qua các trung tâm và hệ thống kinh lạc đó. Mặc dù các luân xa và điển mạch không có bản chất vật chất, nghĩa là chúng ta không thể giải phẩu thân xác để tìm thấy chúng, nhưng mỗi khi chúng ta nạp điện thì chúng ta nhận được các cảm giác trên thân thể chúng ta. Các cảm giác này gồm có hơi ấm tỏa ra, cảm giác tê tê nhột nhột, nhịp rung động, co dãn đều đặn hay sức ép đè lên nơi đó ..v.v.. Một khi các phương pháp của môn Kriya dẫn chúng ta đi vào các trạng thái ý thức sâu thẩm hơn, sự nhạy bén của chúng ta đối với các cảm giác này càng rõ nét và rất dễ khu biệt. Ban đầu bạn thấy các cảm giác này đến từ một khu vực rất rộng trên thân xác xương thịt thay vì là đến từ một tụ điểm nào đó. Một lúc khác bạn lại thấy rằng dường như tiêu điểm của các cảm giác đó lại liên tục dời chỗ, tùy theo từng khóa tập: hôm nay nó xuất hiện chỗ này, ngày mai nó lại xuất hiện chỗ khác. Lúc đó bạn chỉ cần tiếp tục tập trung sự chú tâm vào điểm nào mà cảm giác mạnh nhất và tách rời với mọi suy luận giải thích từ những gì bạn có từ các kinh nghiệm trước. Suốt thời gian luyện tập, đến một lúc nào đó bạn sẽ biết đích xác các huyệt vị (Điểm tập trung năng lượng) của bạn nằm tại đâu.
            Trước hết bạn hãy tập trung nhận thức về luân xa 1, bạn chỉ buông xả, chú tâm đến bất kỳ cảm giác nào có thể cảm nhận tại đấy. Bao giờ cũng nên bắt đầu với luân xa 1 và luôn luôn chấm dứt bài tập bằng cách đưa sự chú tâm về lại luân xa này. Bạn dịch chuyển sự nhận thức từng huyệt vị một bằng cách đi dần lên trên các luân xa đối diện ở phần trước thân người, lên đến luân xa Bindu, rồi đi xuống dọc theo các luân xa ở trên sống lưng. Bạn phải dành đủ thời gian tại từng điểm một để có thể nhận biết được cảm giác gì xuất hiện tại đó, sau đấy hãy chuyển đến các điểm khác. Hãy tiếp tục chu kỳ này suốt châu thân khoảng một chục lần hay nhiều hơn.


        Tâm hô hấp
             Một phương pháp khác có tên là Tâm hô hấp (Hơi thở của tâm) kết hợp với phương pháp chú tâm vào các Luân xa và Kshetram vừa nêu trên sẽ biến thành phương pháp cực kỳ mạnh mẽ và hiệu nghiệm.
        Thật khó mà mô tả hay giải thích thế nào là Tâm Hô Hấp. Bạn cần phải chứng nghiệm ngay trên con người bạn. Chúng ta đã quá quen thuộc với vận động của hơi thở: Hít vào hay thở ra khỏi lỗ mũi hay miệng, do đó lúc đầu bạn thật khó lòng cảm nhận thấy cái gì khác lạ với các cảm giác quen thuộc đó, nhất là cái mà hoàn toàn đi ngược lại quan niệm hợp lý của ta về quá trình hô hấp. Tâm hô hấp là lúc ta tập trung sự nhận thức, chú tâm vào một điểm năng lượng nào đó và tưởng tượng ra rằng tại đó có một lỗ thoát, lỗ khai mở. Rồi ta tưởng tượng rằng không khí thực sự đi vào, thoát ra, khỏi cơ thể tại điểm đó.
              Bạn hãy tưởng tượng bạn đang có cái mũi mọc ra ngay trên ngực bạn (Kshetram Anahata), cảm nhận rằng mình đang hít không khí trực tiếp vào ngực xuyên qua cái "lỗ mũi' tưởng tượng này, và hãy chú tâm đến mọi cảm giác tại đấy. Sự chú tâm của bạn được lưu giữ tại điểm đó trên xương ức. Bạn không được tập trung nhận thức vào mũi hay miệng của bạn. Thở ra, hít vào. Cảm nhận rằng trái tim và buồng phổi của mình đang chứa đầy năng lượng.
                Cũng như vậy bạn tập đến một điểm khác, như tại rún chẳng hạn. Hãy hít vào một hơi thật dài, thật chậm, thật sâu, rồi lại thở ra, giữ sự chú tâm tại rún và tưởng tượng rằng không khí đi vào rồi lại bị tống ra ngoài theo chiều ngược lại. Làm như vậy chẳng bao lâu là bạn có thể hít vào, thở ra qua các luân xa hay Kshetram đặc biệt nào đó.
                 Kỹ thuật như vậy gọi là tâm hô hấp vì bạn không thực sự hít vào, thở ra không khí tại các điểm năng lượng đó. Tuy nhiên bạn đã hô hấp Prana (khí tiên thiên) bằng tâm qua các huyệt vị đó. Prana là một từ dùng để chỉ năng lượng sinh động và cần thiết cho mọi hình thái đời sống. Nói cách khác, cách thức chính mà ta thu được Prana vào trong cơ thể là qua cách hô hấp bằng phổi thông thường. Nhưng đó không phải là qua cách duy nhất.
                 Tâm hô hấp cũng giúp bạn đưa Prana vào ra khỏi cơ thể, đặc biệt là qua các điểm năng lượng (Chakra, Kshetram và Bindu). Bạn càng tập luyện Tâm Hô Hấp, lượng Prana càng thu vào càng nhiều, và bạn càng cảm nhận nhiều cảm giác rõ rệt, dường như là bạn đang thực sự thở hít không khí qua các điểm đặc biệt này trực tiếp đi vào cơ thể vậy.
        Hơi thở Luân xa
              Hơi thở Luân xa là phương pháp kết hợp với kỹ thuật tâm hô hấp, tập trung vào Luân xa/Kshetram. Trước hết hãy đặt sự chú tâm vào luân xa 1 (Muladhara) và hút Prana trực tiếp vào cơ thể trong lúc bạn chầm chậm hít vào. Trong lúc thở ra, hãy dùng tâm hô hấp để đưa Prana ra ngoài bằng cửa ngõ luân xa Muladhara. Sau đó chúng ta lập lại y hệt như vậy với từng Kshetram một dọc theo phí trước của thân người từ dưới lên trên. Tiếp tục vòng "vận khí" như vậy đến Ajana, rồi Sahasrara, Binhdu, đi xuống dọc theo sống lưng để trở về Muladhara. Hãy lập lại vòng khép kín đó nhiều lần.
             Nếu bạn đã làm chủ được kỹ thuật thở Ujjayi, bạn có thể nhận thấy mình tự động áp dụng cách thở đó cùng lúc với tâm hô hấp. Sự kết hợp này đẩy bạn đi thật sâu vào bên trong và lúc đó sự nhận thức soi rọi, chú tâm mãnh liệt của bạn vào từng điểm một cũng được gia tăng tối đa. Đấy là phương pháp của Mật Tông Yoga Kriya gọi là Hơi Thở Luân Xa.
               Bạn hãy tập luyện hơi thở luân xa đều đặn mỗi ngày khoảng 15 phút. Sự cảm nhận của bạn về các luân xa, Kshetram và Bindu sẽ được khuếch đại lên rất nhiều. Khi mà các điểm năng lượng này được thanh tẩy, bạn sẽ thấy mình có được nhiều loại cảm xúc rất kỳ lạ hay thu nhận được nhiều loại ký ức, trí nhớ khác thường. Đấy là tiến trình hết sức tự nhiên. Hãy để cho các loại cảm xúc, trí nhớ đó tự nhiên trồi lên. Nếu bạn muốn khóc, hãy cứ để hai giòng nước mắt tuôn rơi.


        Vòng Chu Thiên Luân Xa
              Ở bài học trước, chúng ta đã biết sơ qua về Tâm Hô Hấp. Đây là kỹ thuật giúp bạn hô hấp Prana (Tiên Thiên Khí) thông qua một số vị trí đặc biệt. Thường là các luân xa hay Kshetram) và hữu hiệu nhất nếu được kết hợp với phương pháp hô hấp đặc biệt của môn Yoga gọi là hơi thở Ujayi. Từ luân xa Muladhara, sự tập trung của bạn di chuyển dọc theo đường kinh đằng trước (Arohan) từ dưới lên trên theo nhịp thở hít vào. Bắt đầu từ luân xa Muladhara rồi lần lược lên các Kshetram như sau: Swadhisthana, Manipura, Anahata, Vishuddhi, và cuối cùng lên đến Bindu, nên được gọi là đường kinh đằng trước (vì đi qua phần trước của thân người). Hãy để ý rằng ở trên đường kinh này sự tập trung của bạn chuyển trực tiếp từ cổ họng đến Bindu. Đường kinh thứ hai khởi đầu từ Bindu bằng một hơi thở ra đi thẳng đến luân xa 6, Ajna (Bỏ qua LX Shasrara), rồi đến luân xa Vishuddhi, Anahata, Manipura, Swadhisthana và chấm dứt tại luân xa Muladhara. Đường kinh này gọi là đường kinh sống lưng (Awahoran). Hãy để ý rằng sự tập tung trên đường kinh này chuyển đột ngột từ trán (Luân Xa Ajna) thẳng sang gáy (Luân Xa Vishuddhi). Vòng Chu Thiên thực sự là hình con số 8. Nó là kết hợp của đường kinh đằng trước và đường kinh sống lưng. Xin nhấn mạnh, sự tập trung của bạn di chuyển dọc theo đường kinh đằng trước và từ dưới lên trên theo nhịp thở hít vào, và đi xuống đường kinh sống lưng với nhịp thở ra. Cần lưu ý, bao giờ cũng phải khởi đầu buổi tập bằng phương pháp Hơi Thở Luân Xa để nạp khí và khai thông các luân xa trước, sau đó chuyển tập Vòng Chu Thiên Luân Xa, trong vòng 15 phút với các hơi thở sâu và chậm. Hãy nhớ bao giờ bạn cũng phải đưa khí đi xuống dọc theo đường kinh sống lưng trước khi bạn chấm dứt buổi tập. Vòng Chu Thiên Luân Xa có thể tập tối đa là 56 lần.


        Đường kinh sống lưng phát thanh
             Pháp môn "Đường kinh sống lưng phát thanh" sử dụng các ba động âm thanh thật sự cộng với sự nhận thức để nạp khí cho đường kinh này. Chúng ta dùng âm thanh mật chú vũ trụ OM. Ngồi trong tư thế thoải mái với lưng thẳng, hai mắt mở to ngay từ lúc đầu. Từ từ hạ thấp cằm xuống phía ngực, không gồng cứng cổ hay thân người. Hãy thở ra thật trọn vẹn và đưa chú tâm vào luân xa Muladhara. Thầm lặng lập lại 3 lần "Muladhara, Muladhara, Muladhara" kèm theo hơi thở đi vào (dùng hô hấp Ujayi và khóa Khechari Mudra). Hãy để cho sự chú tâm, tập trung đi dọc theo các điểm năng lượng đi lên trên theo đường kinh phía trước. Hãy chú ý từng Kshetram một khi nhận thức lướt qua. Khi tập trung chuyển đến Kshetram Vishuddhi, từ từ nâng đầu lên. Hơi thở vào của bạn phải được hòan tất khi bạn đến điểm Bindu.   
              Thầm lặng lập "Bindu, Bindu, Bindu". Lúc này bạn thực sự ngâm nga âm thanh OM. Với hơi thở ra kèm theo âm thanh này, sự chú tâm của bạn chuyển lần từ Bindu dọc theo đường kinh sống lưng trở về lại luân xa cội nguồn (Muladhara). Hãy giữ âm "O" từ luân xa Ajna đến Vishuddhi rồi bạn đóng môi lại và để cho âm "M" ngân vang trong lúc sự chú tâm của bạn lướt qua các luân xa 4, 3,2,1. Một khi chú tâm, tập trung của bạn đi xuống dưới, hãy từ từ cúi đầu xuống. Cho đến khi bạn đi đến luân xa 1 (Muladhara) thì hai mắt bạn đã khép lại rồi. Ngay tại luân xa cội nguồn, một lần nữa, bạn thầm lặng lập lại "Muladhara, Muladhara, Muladhara". Hãy mở mắt và bắt đầu một chu kỳ thứ hai. Hãy lập lại kỹ thuật này 13 lần, sau đó nhắm mắt lại và buông bỏ mọi kỹ thuật.
              Cách thức phát âm chính xác âm OM trong Kriya này là âm "O" kéo dài như trong chữ "GO" lập tức theo sau là âm mũi "Mmmmmm" khi mà hai môi ngậm lại tại luân xa Vishuddhi (Bạn không nên dùng câu ca AUM khi mà thông thường ba âm này được phát ra thật tách biệt A...U...M) lúc đó bạn sẽ cảm nhận được âm vang này đi xuống dọc theo sống lưng kèm theo nhận thức cũng từ từ đi xuống. theo thời gian, âm ba này sẽ giúp khơi mở đường kinh sống lưng.
        "Đường kinh sống lưng phát thanh " là môn kết hợp các cử động nhẹ nhàn tại đầu và cổ. Các cử động này luân phiên kéo dài và ép ngắn cột sống để gia tăng hiệu lực của bài tập này. Liên tục đong đưa cổ theo cách này có thể tạo thành sự căn thẳng bắp thịt và cột sống.
              Công phu Sadhana Kriya (Đường kinh sống lưng ) của bạn đang dần dần hình thành. Chỉ cần dành ra 15 phút tập luyện một ngày có thể mang lại hiệu quả sâu rộng.


        Cần Lưu Ý : Bắt đầu bằng bài tập Hơi Thở Luân Xa từ 10 đến 15 vòng. Sau đó bạn chuyển sang tập Vòng Chu Thiên Luân Xa Kriya, lúc đầu bạn chỉ thực hành khoảng 10 đến 15 vòng, nhưng dần dần tăng lên từ 40 đến 56 vòng. Sau khi đã thuần thục bài tập này thì bạn chuyển sang phương pháp "Đường kinh sống lưng phát thanh" khoảng 10 đến 15 vòng. Chấm dứt sự tập luyện của bạn bằng cách buông bỏ mọi kỹ thuật và ngồi yên lặng trong vòng vài phút. Quan sát thật tỉ mỉ mọi cảm giác, cảm xúc hay tư tưởng có thể xảy ra. Có thể bạn sẽ thấy rằng đó lại là khoảng thời gian của sự tỉnh lặng.



        (nguồn anlyonline.com)


        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Thiền là gì ? - 10.04.2008 20:49:02




        Thiền là gì?





        Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả,


        nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
        Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.
        Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất – Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:
        · Nhịp nhàng
        · Có khả năng tạo ra sự tập trung
        · Có khả năng tạo ra ý tưởng

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Sự Cần thiết của Thiền ! - 10.04.2008 20:56:36
        Sự cần thiết của thiền!


        Giảm đè nén và căng thẳng
        Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.





        Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.
        Khát vọng cái vô hạn
        Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
        - Khám phá chân lý
        - Nhận thức được Đấng Tối Cao
        - Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.
        Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, Satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà “duy linh” đã nói, “Con người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn”
        Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã trở thành giáo điều?


        Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Chân lý. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm.Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó.

        Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật...giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý.Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào. Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhận trạng thái thăng hoa của nhận thức.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2008 21:06:12 bởi Chân Trời Tím >

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Một số chỉ dẩn để thiền định được nhanh hơn - 10.04.2008 21:11:32
        Một số chỉ dẫn để thiền định được nhanh hơn


        Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:
        •  Không ngắt quãng
        Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
        •  Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi
        Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.
        •  Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày
        Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.
        •  Thiền định khi bụng rỗng
        Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.
        •  Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền định
        Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.
        •  Giữ cột sống thẳng
        Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.
        •  Tham gia thiền tập thể thường xuyên
        Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.
        •  Đọc những sách tinh thần
        Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.
        •  Tắm sơ trước khi thiền
        Kỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước “bằng mũi”: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.
        •  Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình
        Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.


        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Thiền định- phương pháp và tác dụng - 10.04.2008 21:22:24
        Thiền định- phương pháp và tác dụng!
         
        Thiền định' với sức khỏe
        Thiền định có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại. Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể.
        Theo định nghĩa thông thường, thiền định là một kiểu thư giãn chủ động tích cực với hiệu quả cao nếu luyện tập đúng cách. Theo định nghĩa khoa học, thiền định là quá trình đạt tới sự tỉnh thức tuyệt đối trong trạng thái tĩnh, có được do luyện tập. Đó là trạng thái tập trung ức chế đồng đều cả nơron thần kinh cảm giác lẫn nơron thần kinh vận động, tập trung bắt đầu từ vỏ não và hệ thần kinh vận động.
        Khác với thư giãn thông thường, thiền định có tác dụng điều chỉnh lớn đến mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại, cân bằng cơ thể với môi trường sống; kiểm soát quá trình quan hệ giữa nội giới và ngoại giới. Vì thế, ngoài tác dụng thư giãn, thiền định còn có tác dụng phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng các chức năng cơ thể mà chủ yếu là mất cân bằng giữa tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh.
        Tác dụng thư giãn của thiền định có được đem lại là do người tập điều khiển vỏ não, chủ động ức chế hệ thần kinh động vật, từ đó dẫn đến ức chế hệ thần kinh thực vật mà trước tiên là các trung khu hô hấp, làm giảm nhịp thở kèm theo buông lỏng cơ. Khi đã ức chế sâu, thư giãn cơ sâu thì nhịp thở rất thấp, năng lượng tiêu hao xuống tối thiểu, cơ thể rơi vào tình trạng đông miên, hô hấp trên từng tế bào cơ thể đều giảm đến mức tối thiểu.
        Ở những người có tập thiền (không kể các nhà tu hành chân chính), nhu cầu vật chất không lớn, một mặt vì sau khi tập, chuyển hóa cơ thể xuống thấp, tiêu hao năng lượng ít và hợp lý. Do đó, người tập thiền không có nhu cầu lớn cho các sinh hoạt. Người tập thiền tốt không cần ăn nhiều mặc dù khẩu vị của họ rất tốt, ăn rất ngon miệng. Không lấy gì làm lạ, các nhà tu hành chân chính tập thiền đạt đến mức tiêu hao năng lượng cơ thể xuống mức tối thiểu. Hằng ngày họ thường chỉ ăn một bữa vào chính ngọ mà vẫn lao động sinh hoạt bình thường.
        Người tập thiền tốt đương nhiên sẽ tạo lập được trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, điều hòa được các nhu cầu sinh hoạt tinh thần, chủ động điều tiết được hệ thần kinh sinh dục, luôn luôn cân bằng giữa ý thức và tâm thức. Có lẽ vì thế mà chúng ta không thấy họ mắc các bệnh tâm sinh lý đặc biệt.
        Khi ngồi thiền, các cơ quan trong cơ thể tương tác cân bằng nhau ở mức chuyển hóa rất thấp. Theo định luật phản hồi, nó tác động đến hệ thần kinh, đưa ra trạng thái tâm sinh lý của người thiền. Đỉnh cao của trạng thái sinh lý này là thời gian ngồi “nhập thiền”, tác dụng của nó không chỉ có trong lúc ngồi thiền mà còn kéo dài trong suốt cả ngày. Ngoài thời gian ngồi thiền, người tập vẫn duy trì trạng thái này bằng cách giữ sự cân bằng tương tác các cơ quan của cơ thể, được thực hiện bằng những hoạt động nhẹ nhàng tập trung không phân tâm trong suốt cả ngày.
        Theo giáo sư Soto Yukimasa (Đại học Kyoto, Nhật Bản), thiền giúp tăng cường tính nhẫn nại, làm cho ý chí bền vững, tăng cường khả năng suy nghĩ, ổn định về tình cảm và mau chóng khiến đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh. Nó cũng giúp nâng cao hứng thú và hiệu suất của hành động, hình thành nhân cách hoàn thiện hơn và đạt tới cảnh giới giác ngộ. Bác sĩ Hasegawa (Đại học Osaka) cho rằng việc tọa thiền sẽ phát triển sự tập trung của phần não bên trong, tức là phần dưới vỏ não, và tập trung sự hoạt động của vỏ não.
        Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiện định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chê mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin...
        Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả gần giống nhau về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh người tập thiền. Đó là trạng thái yên tĩnh, ổn định không xung đột của hệ thần kinh với biểu hiện: nhẫn nại, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh, ổn định nhân cách, hoàn thiện tình cảm, đầu óc sảng khoái, thân thiện, hòa hợp với mọi người. Trạng thái yên tĩnh ổn định, sự ứng xử hợp tình hợp lý với sự việc và con người xung quanh chứng tỏ người tập thiền luôn vui vẻ về tâm hồn và khỏe mạnh về thể chất.
        Khi chủ động giảm được tiêu thụ năng lượng, gốc tự do trong cơ thể cũng giảm theo; cơ thể cân bằng hoạt động tương tác các cơ quan. Sự cân bằng ổn định của cơ thể sẽ tác động trở lại não bộ theo định luật phản hồi, tạo trạng thái cân bằng ổn định cho hoạt động của vỏ não, tăng sức bền, sức chịu đựng và khả năng điều hòa, điều khiển cơ thể. Trạng thái thần kinh này giúp con người chống stress rất tốt.
        Sức khỏe thể lực tốt cùng với trạng thái thần kinh ổn định sẽ làm cơ thể thích ứng tốt với môi trường sống và môi trường nhân văn. Đó là nền tảng của cơ sở phòng bệnh. Nếu sự cân bằng các cơ quan tương tác được duy trì, cơ thể sẽ không xảy ra những tai biến bất thường. Ví dụ: Nếu tương tác giữa cơ quan tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh được ổn định thì thường không xảy ra các tai biến về não.
        GS Nguyễn Ngọc Kha, Sức Khỏe & Đời Sống
        ( VNE)

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: Yoga-Thiền và Bí Mật Chưa Giải Đáp - 11.04.2008 11:16:56
                  Yoga-Thiền và Bí Mật Chưa Giải Đáp!
         
                Thiền là phương pháp hiệu quả để thư giãn và giảm các ngưỡng sinh lý, kể cả giảm mức độ hoạt động tinh thần. Thiền giảm lo âu, căng thẳng và tăng cường sự tự tin. Nhiều nhà tâm lý dùng thiền để cải thiện thành tích vận động viên, ít nhất cũng giúp họ trấn tĩnh trước một sự kiện thể thao quan trọng. Cũng có ý kiến cho rằng, thiền có thể giúp phát lộ những tiềm năng còn đang ẩn giấu.

              Khi các phật tử Thiền tông muốn đạt tới một trạng thái "tâm linh" cao hơn, họ thường dùng một quy cách đã có từ ngàn xưa. Đó là thiền, một kỹ thuật tập trung sự chú ý để đạt tới một trạng thái biến đổi của ý thức. Khác với quan niệm thường gặp, thiền xuất hiện trong hầu hết các tôn giáo lớn, như Thiên Chúa hay Do Thái giáo.


               Hiện ở Mỹ, nhiều người tập phương pháp của Maharishi Mahesh, được gọi là thăng thiền TM (transcendental meditation), mặc dù các phương pháp khác cũng rất phổ biến. TM dùng cách thức cơ bản là lặp đi lặp lại một mantra - một âm thanh, một từ hay một vần. Các phương pháp khác thì hướng sự chú ý tới bức tranh, ngọn nến hay một bộ phận cơ thể. Chìa khóa thành công chung là tập trung vào đối tượng cho đến khi quên hết các kích thích bên ngoài và đạt tới một trạng thái khác của ý thức. Nói cách khác, thiền giúp thanh lọc các tạp niệm để vươn tới một trạng thái tinh thần siêu việt nào đó.

                  Nói chung, người tập thiền thường cảm thấy thư giãn. Kiên trì tập thiền có thể cải thiện sức khỏe. Năm 1989, Alexander thấy người già tập trên ba năm có tuổi thọ cao hơn, vì thiền có tác dụng hạ mức tiêu thụ oxy, giảm nhịp hô hấp, giảm nhịp tim và huyết áp, hạ mức thán khí và lactate trong máu, thay đổi sóng điện não. Tuy nhiên, những thay đổi đó cũng xuất hiện với các hình thức thư giãn khác, cho thấy chúng còn quá "thô" khi lượng giá một kỹ thuật khá kì lạ như thiền.

             Năm 1993, nhà tâm lý Benson chứng tỏ có thể thiền qua một quy trình khá đơn giản: ngồi nhắm mắt trong phòng kín, thở sâu theo nhịp, lặp đi lặp lại một mantra. Sau 20 phút, đa số người thực hành đều thấy thư giãn rõ rệt. Tập hai lần hàng ngày, kỹ thuật đạt hiệu quả như thiền kinh điển trong việc thư giãn cả thể xác và tâm hồn.


                 Ngược với những ý kiến nghi ngờ, hơn 10 năm nay, ngành thần kinh học bắt đầu đo được trạng thái thiền bằng nhiều kỹ thuật tạo ảnh não mới như tạo ảnh bằng bức xạ positron PET hay bức xạ đơn photon SPECT. Nhờ theo dõi dòng máu lưu thông trong não, chúng cho biết vùng não nào hoạt động khi ta đang thiền, đang trải nghiệm một kinh nghiệm tâm linh hay đang hoạt động nhận thức (như học ngoại ngữ chẳng hạn).

                 Những nghiên cứu đó được tổng kết trong nhiều ấn phẩm, điển hình là cuốn Thiền và bộ não (844 trang) của James Austin, do Viện Công nghệ Massachusetts danh tiếng của Mỹ xuất bản năm 2001. Tờ Tuần tin tức (Mỹ) ngày 14/5/2001 đưa ra hình ảnh bộ não trong trạng thái thiền. Khi đó, cảm xúc tôn giáo liên quan với hoạt tính vùng giữa, những hình ảnh thiêng gắn với vùng phía sau bên dưới thùy thái dương; còn khi thùy đỉnh trấn dịu, người đang thiền có thể thấy mình hòa làm một với vũ trụ…

               Cần lưu ý hình ảnh vùng Broca ở thùy trán và vùng Wernicke ở thùy thái dương bên trái. Đó là hai vùng liên quan với ngôn ngữ. Người bị tổn thương vùng Broca khó phát âm đúng, nói rất vất vả nhưng nghe và đọc bình thường. Còn khi tổn thương vùng Wernicke, sẽ không còn khả năng hiểu nghĩa của ngôn ngữ nữa. Khi thiền, có người nghe thấy "tiếng nói từ bên trong". Hình ảnh PET cho thấy, khi đó vùng Broca hoạt động. Bình thường thì ta biết đó là tiếng nói bên trong của bản thân, nhưng khi đang thiền thì thông tin cảm giác bị giảm thiểu, nên nhiều người hiểu lầm là chúng gắn với một nguyên nhân bên ngoài, như thánh thần hay ma quỷ. Đó cũng là lý do người tâm thần có thể giết người, khi cho rằng mình đang thực hiện mệnh lệnh của một đấng tối cao nào đó. Nhiều nhân vật lừng danh như Dostoyevsky, Thánh Paul, Mẹ Teresa, Proust… cũng được xem là có ổ động kinh tại thùy thái dương, nên rất giầu cảm xúc tâm linh.

        Thiền và học ngoại ngữ

            Tuy chưa được theo lớp học của Giáo sư Lê Khánh Bằng cũng như chưa đọc giáo trình Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học ngoại ngữ có chất lượng và hiệu quả cao, người viết bài này vẫn mạnh dạn cho rằng, cách đặt vấn đề của phương pháp học ngoại ngữ bằng thiền như thế có nhiều điều chưa ổn.

            Thứ nhất, giáo trình vẽ hai trung khu tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ tách biệt nhau trên não người. Đây là điều khá lạ vì khi nói về cấu trúc vỏ não của ngôn ngữ, người ta thường vẽ hai vùng Broca và Wernicke. Ngoài ra là các vùng thị giác (để đọc), thính giác (để nghe), vận động (để đọc), cũng như nhiều cấu trúc dưới vỏ não khác. Điều đó là hiển nhiên vì nhận thức là sự kết hợp tinh diệu giữa các hoạt động ý thức vỏ não và các hoạt tính vô thức dưới vỏ. Chúng ta rất băn khoăn vì không hiểu tiếng Anh và tiếng Pháp có nằm trong cùng một trung khu hay không. Theo giáo trình thì chắc là không vì với người Mỹ chẳng hạn, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, còn tiếng Pháp là ngoại ngữ. Vậy một người biết 20 ngoại ngữ sẽ có 20 trung khu trên vỏ não?

        Vì không có máy móc kiểm chứng giả thuyết của Giáo sư Lê Khánh Bằng, nên ta đành bằng lòng với những suy luận vậy. Rất khó tin là trên vỏ não lại có nhiều trung khu ứng với từng ngôn ngữ, vì đó chính là sự lãng phí lớn. Một cách thô thiển, có thể xem não là một máy tính với khả năng tính toán song song siêu hạng. Có lẽ, bộ não chỉ dùng các vùng nói trên chung cho mọi ngôn ngữ mà thôi. Tất nhiên, nếu các tác giả đưa ra được những bằng chứng thuyết phục, chúng tôi sẽ rút lại suy luận này.

              Thứ hai, dường như đó không phải học ngoại ngữ qua thiền, vì "việc đầu tiên mà các học viên phải làm là… thư giãn và thở. Sau đó học viên bước vào thiền tĩnh, mắt nhắm nghiền, toàn thân bất động". Và họ được hướng dẫn "tập đọc chữ cái, các âm cơ bản" rồi tiến lên học các bài cụ thể. "Tiếp theo là thiền động, vẫn tập trung cao độ vào môn học, nhưng có sự hỗ trợ của tay viết, cử chỉ, điệu bộ nếu cần, sau đó học viên viết ra những suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, tùy theo trình độ".

                  Đối chiếu với kỹ thuật thiền nói ở trên, ta thấy kỹ thuật học ngoại ngữ như thế không phải là thiền. Bản chất của thiền là giảm các hoạt động tinh thần để hướng tới sự thư giãn như một cách thanh lọc tinh thần, giữ bỏ tạp niệm. Vì thế nó thích hợp với các xã hội phương Tây vốn quay cuồng với nhịp sống công nghiệp. Bí quyết thành công của thiền là sự cách ly cảm giác, tức hạn chế kích thích bên ngoài mà chỉ tập trung vào mantra. Theo lời Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương thì đó là cách "làm trống" bộ não. Còn khi học ngoại ngữ, ta phải tập đọc, tập phát âm, tập các bài học theo hướng dẫn; tiếp đó lại suy nghĩ và viết ra các suy nghĩ đó… Đó đều là kích thích cảm giác, theo một nghĩa nào đó thì đều là "tạp niệm" cả. Nói cách khác, thiền và học ngoại ngữ là hai việc khác nhau về bản chất.

                  Thứ ba, chỉ 5 buổi tập trong 5 tuần mà hình thành được trung khu ngoại ngữ thì thật khó tin, vì điều đó trái với cách thức vận hành chung của vũ trụ. Làm gì có chuyện chi phí tối thiểu mà kết quả lại tối đa như thế? Kinh nghiệm thông thường cho thấy, phải lao tâm khổ tứ rất nhiều mới có thể bước đầu làm chủ một sinh ngữ. Vậy các tác giả hãy đưa ra bằng chứng thuyết phục cho sự tồn tại của một trung khu ngoại ngữ như thế sau mỗi khóa học. Và nếu đúng như thế thì tại sao ta không phổ biến phương pháp ra toàn thế giới để nhân loại không còn vất vả khi tìm hiểu nhau?

              Cuối cùng, đúng như một chuyên gia tiếng Anh đã nhận xét, thực chất của phương pháp có lẽ chỉ là: thiền giúp đầu óc thanh thản, loại bỏ các suy tư không cần thiết để tập trung toàn bộ tinh lực vào bài học. Vì thế kết quả có thể tốt hơn. Trẻ em Làng SOS mạnh dạn, hoạt bát và phát âm tốt hơn cũng có thể giải thích như vậy, vì như đã nói, thiền có thể phát lộ những tiềm năng còn đang ẩn giấu. Còn lại những lập luận như tạo được trung khu ngoại ngữ chỉ sau 5 buổi tập, tình trạng "leo cột mỡ"… đều mang dấu ấn suy luận chủ quan. Chúng chưa được khẳng định bằng khoa học (như các trắc nghiệm tâm lý hay chụp ảnh não chẳng hạn). Vì thế ta cũng không nên căn cứ vào những lời động viên, khuyến khích của một số nhà khoa học nổi tiếng mà cho rằng, phương pháp học ngoại ngữ bằng thiền nói trên đã là đáng tin cậy về mặt học thuật

        Đỗ Kiên Cường

        CTT
        • Số bài : 3778
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 21.09.2007
        • Nơi: Chân Trời
        RE: NGHIÊN CỨU UY LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH - 11.04.2008 11:23:35
               NGHIÊN CỨU UY LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH

         Stephen S Hall joins a neurological investigation into the power of meditation

        Nguyên tác: Stephan S Hall
        Việt dịch: Trần Như Mai

            Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ. Vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của Phật Giáo Tây Tạng đã viết thư đề nghị rằng Ngài sẵn sàng cho phép các vị sư đệ tử của Ngài được tham gia cuộc nghiên cứu khoa học về não bộ của các vị sư ấy, đặc biệt là năng lực Thiền định của họ.


              Hầu hết các nhà nghiên cứu về thần kinh học có lòng tự trọng đều thối lui, nếu không nói là bỏ chạy trước một lời mời nghiên cứu về Thiền định Phật giáo, vì họ xem đây là một lãnh vực rất khó xác định rõ ràng, và như Davidson vừa qua đã thú nhận là “rất mơ hồ ”. Nhưng vị Giáo sư của Viện Đại học Wisconsin này đã nhảy lên vì vui mừng trước cơ hội này, vì chính ông là một người đã hành Thiền lâu năm – ông ta đã xin phép nghỉ dạy ở đại học để đi du hành qua Ấn độ và Sri Lanka để học phương pháp hành Thiền của Đông phương .


              Vào tháng 9 năm 1992, ông đã tổ chức và khởi đầu một cuộc hành trình đầy tham vọng để thu thập dữ kiện ở miền bắc Ấn Độ, ông phải nhọc nhằn mang theo máy phát điện xách tay, máy điện toán xách tay, các trang bị điện tử để ghi nhận những tổn thương não bộ, và đi đến tận dưới chân các ngọn đồi của rặng Hy- mã- lạp- sơn . Mục tiêu của ông là để đo lường một thực thể rất đặc biệt, nhưng cũng có vẻ rất phù du : đó là những đặc điểm thần kinh não bộ của một vị sư Phật giáo đang lúc hành Thiền. Giáo sư Davidson nói “ Những vị sư này là những lực sĩ Thế vận hội, những lực sĩ đoạt huy chương vàng của bộ môn Thiền định”.


              Công việc đã bắt đầu từng khoảng thời gian ngắn – lúc đầu các nhà sư đã từ chối không chịu để cho mình bị nối vào dây điện – nhưng bây giờ công trình nghiên cứu về Thiền đã đạt được uy tín mà trước đây một thập niên người ta khó có thể tưởng tượng nổi. Trong 10 năm qua, một số nhà sư Phật giáo do Matthieu Ricard dẫn đầu – ông này là một người Pháp có bằng Tiến sĩ về sinh học phân tử - đã thực hiện một loạt nhiều cuộc thăm viếng từ miền Bắc Ấn Độ và nhiều quốc gia Á châu cho đến phòng thí nghiệm của Giáo sư Davidson ở Madison. Ricard và các bạn đồng sự đã đeo một mớ dây điện rối rắm giống như một vòm cung gồm 256 điện cực của mạng lưới điện não đồ trong lúc ngồi trên sàn nhà của một phòng nhỏ và đáp ứng lại các kích thích thần kinh thị giác. Họ đã trải qua từ hai đến ba giờ mỗi lần trong cái máy chụp hình cọng hưởng từ tính (magnetic resonance imaging machine), cố gắng hành Thiền giữa những tiếng động lách tách và rì rầm của dàn máy điện từ đang chụp hình não bộ.


              Chưa có dữ kiện nào từ những cuộc nghiên cứu ấy được xuất bản chính thức, tuy nhiên , trong tập “ Những Viễn Kiến về Lòng Từ Bi”, một công trình sưu tập các bài diễn văn được xuất bản năm qua, Giáo sư Davidson đã ghi nhận rằng, trong số 175 đối tượng của công trình nghiên cứu, một vị sư được mời tham dự đã có những dấu hiệu năng động nhất khi bị kích thích nhiều điểm ở vùng thùy não trái phía trước đỉnh đầu, đây là vùng não bộ được liên kết với những tình cảm tích cực theo các công trình nghiên cứu gần đây.


               Trong những năm kế tiếp kể từ khi Giáo sư Davidson nhận bức điện thư từ Ngài Đạt Lai Lạt Ma, việc nghiên cứu thần kinh học về phương pháp hành Thiền của các vị sư Phật giáo đã vượt qua ngưỡng cửa của những điều có thể chấp nhận được để trở thành một đề tài đáng chú ý về mặt khoa học. Một phần của lý do này nằm ở chỗ ngày càng có nhiều kỹ thuật hiện đại đo lường não bộ có khả năng tiết lộ không những tình trạng tâm thức của hành giả đang lúc hành Thiền mà lại còn những đổi thay lâu dài trong sinh hoạt não bộ sau một thời gian hành Thiền liên tục. Và cũng chẳng có gì phải tổn thương tự ái khi các khoa học gia về thần kinh nổi tiếng trong ngành này bây giờ cũng bị tính tò mò kích thích do các phúc trình sơ khởi về những năng lực tinh thần phi thường của các vị sư Phật giáo. Giáo sư Paul Ekman của Đại học California ở San Francisco và Giáo sư Stephen Kosslyn của Đại học Harvard đã bắt đầu các công trình nghiên cứu riêng của họ về những năng lực tinh thần của các vị sư. Thêm vào đó, một vài cuộc nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ đã gợi ý cho thấy là những bệnh nhân Tây phương thực hành kiểu Thiền định Phật giáo có thể tạo nên những thay đổi về sinh lý não bộ và hệ miễn nhiễm.


               Tính chất sinh học của Thiền định ngày càng được kính nể, dù có vẻ miễn cưỡng, và gần đây đã đạt được một điểm mốc quan trọng khi một số khoa học gia hàng đầu của Hoa kỳ về khoa thần kinh và tâm lý ứng xử đã gặp gỡ các vị sư Tây Tạng, gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở một hội nghị được tổ chức tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts ( MIT). “Bạn có thể nghĩ đến các nhà sư như những trường hợp chứng minh tiềm năng gì có thể đạt được trong lãnh vực Thiền định”, Jon Kabat- Zinn, vị cựu giáo sư Y khoa ở Đại học Y khoa Massachusetts, người đã có những nghiên cứu tiền phong về những lợi ích sức khỏe của Thiền. “ Nhưng bạn không cần phải làm một người kỳ dị, hay là một Phật tử, hoặc ngồi trên đỉnh một ngọn núi ở Ấn độ, để có thể rút ra được những lợi ích của Thiền. Kiểu nghiên cứu này đang còn trong thời kỳ phôi thai, nhưng chúng ta đang tiến gần đến việc khám phá ra nhiều điều vô cùng hấp dẫn”.


               Trong 2500 năm lịch sử của Phật giáo, tôn giáo này đã hướng năng lực của họ vào nội tâm trong một nỗ lực rèn luyện tâm thức để hiểu được trạng thái tinh thần của hạnh phúc, nhận diện và giảm thiểu nguồn gốc của những tình cảm tiêu cực, nuôi dưỡng và phát triển những trạng thái tình cảm như là lòng từ bi để đem lại niềm an lạc cho cá nhân và xã hội. Trong nhiều thập niên, các cuộc nghiên cứu khoa học ở phương Tây đã tập trung vào những ảnh hưởng ngắn hạn của Thiền trên hệ thống não bộ, họ đã tìm thấy rằng Thiền giúp giảm thiểu những dấu hiệu của căng thẳng như là nhịp đập của tim và sự bài tiết mồ hôi. Cuộc nghiên cứu này đã trở thành căn bản cho phương pháp “đáp ứng thư giãn” do Giáo sư Herbert Benson của Viện Đại học Harvard phổ biến trong những năm 1970. Tuy nhiên, Thiền Phật giáo nhấn mạnh đến những thay đổi lâu dài trong hoạt động tinh thần chứ không phải chỉ những kết quả ngắn hạn. Và chính tác dụng thần kinh và vật lý của những đổi thay dài hạn đạt được sau nhiều năm tinh tấn hành Thiền đã kích động tính tò mò của các khoa học gia.


               Giáo sư Davidson giải thích “ Trong truyền thống Phật giáo,‘Thiền’ là một từ có ý nghĩa tương đương với chữ ‘thể thao’ của Mỹ. Đó là một nhóm các hoạt động liên hệ với nhau chứ không phải chỉ một hoạt động”. Theo các hành giả Phật giáo, mỗi phần thực hành Thiền định đòi hỏi những kỹ năng tinh thần khác nhau. Ví dụ, các nhà nghiên cứu ở đại học Wisconsin đang tập trung vào ba hình thái Thiền định Phật giáo. Giáo sư Davidson nói : “Hình thái thứ nhất là tập trung sự chú ý . Với hình thái này, họ tư huấn luyện để tập trung sự chú ý vào một đối tượng trong một thời gian dài. Hình thái thứ hai là họ phát nguyện tu tập lòng từ bi. Đó là điều họ làm hằng ngày, và họ có những luyện lập đặc biệt mỗi khi họ tiên liệu sắp có những biến cố tiêu cực xảy ra, những gì làm họ tức giận hay bực bội, và rồi họ tìm cách chuyển hóa nó và truyền cho nó một liều thuốc giải độc, đó là lòng từ bi. Họ nói họ có thể làm điều đó dễ như búng ngón tay” Ông ta nói và búng ngón tay để diễn tả, “ Hình thái thứ ba gọi là ‘ tỉnh thức’. Đây là một trạng thái nhận biết rất rõ ràng bất cứ ý niệm, tình cảm hay cảm giác nào đang khởi lên mà không có phản ứng gì cả. Họ mô tả việc đó như là một sự tỉnh thức thuần tuý”.


             Não bộ có thể nhận biết, thích ứng và tự điều chỉnh các phân tử trên căn bản kinh nghiệm và sự luyện tập, điều này cho thấy rằng Thiền tập có thể để lại dấu tích sinh học trên não bộ - và chúng ta có thể chụp hình và đo lường được dấu tích này nhờ kỹ thuật chụp hình não bộ hiện đại ngày càng tinh xảo. Nhà thần kinh học Kosslyn nói: “Điều này cũng phù hợp với các văn bản nghiên cứu chuyên khoa thần kinh học, trong đó người ta nghiên cứu trí nhớ về không gian của những tài xế xe taxi và cảm giác về độ cao âm thanh của các nhạc sĩ dàn nhạc hoà tấu . Nếu bạn làm một cái gì đó, bất cứ cái gì, ngay cả chơi bóng bàn, trong 20 năm, mỗi ngày 8 giờ, thì trong não bộ của bạn sẽ có một cái gì đó khác với những người không làm những việc ấy. Nó phải như vậy thôi.


              Giáo sư Jonathan D Cohen, một chuyên gia về sự chú ý và khả năng điều khiển nhận thức của Đại học Princeton, đã bị kích động tính tò mò khi đọc các phúc trình nói rằng một số vị cao tăng Phật giáo có thể duy trì sự chú ý trong một thời gian dài. Ông nói : “ Kinh nghiệm của chúng ta – và bằng chứng ở phòng thí nghiệm thì rất nhiều – cho biết rằng con người có một khả năng chú ý giới hạn. Khi chúng ta cố gắng duy trì sự chú ý trong những khoảng thời gian dài hơn, giống như các nhà điều khiển không lưu cần phải làm, thì chúng ta xem điều đó là một nỗ lực phi thường và hết sức căng thẳng. Phật giáo lại nói nhiều về khả năng điều khiển sự chú ý một cách linh hoạt, và họ nói đến một sự tập trung chú ý đươc duy trì lâu dài mà hành giả vẫn ở trong một trạng thái an lạc chứ không còn căng thẳng nữa”.


               Nếu không có gì thay đổi thì hội nghị ở Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) chứng tỏ rằng Giáo sư Davidson, một trong số những người tổ chức hôị nghị, đã tìm cách thuyết phục được một số nhân vật danh tiếng cùng tham gia với ông để khẳng định rằng nghiên cứu các phương pháp hành Thiền là một công việc đáng kính nể về mặt khoa học. Các thành phần tham dự gồm những nhà khoa học chính mạch như Eric Lauder, nhân vật lãnh đạo của dự án Di Truyền Tử của Con Người; Cohen, một nhà nghiên cứu danh tiếng về các cơ cấu thần kinh của những quyết định đạo đức và kinh tế; và Daniel Kahneman, một nhà kinh tế đoạt giải Nobel ở Viện Đại học Princeton, người đã đi tiền phong trong việc nghiên cứu tâm lý của những quyết định tài chánh.


                  Giáo sư Cohen thú nhận: “Các nhà thần kinh học muốn duy trì cả phẩm chất lẫn hình ảnh nghiêm túc trong phương pháp nghiên cứu, vì thế họ không muốn thiên hạ thấy họ phóng vào một vùng đất mơ hồ của việc nghiên cứu tâm thức. Mặc khác, riêng cá nhân tôi thì tin rằng lịch sử khoa học đã hạ thấp giá trị của chúng ta khi làm cho chúng ta ngạo mạn nghĩ rằng chúng ta đã biết tất cả mọi thứ”.


                Cuộc “ thí nghiệm với các nhà sư” ở Madison đang bắt đầu chen lẫn một số nghiên cứu nhỏ nhưng gợi ý chứng tỏ rằng Thiền định Phật giáo có thể mang lại hiệu quả không những về mặt tình cảm mà còn có những hiệu quả rõ ràng về mặt sinh lý nữa. Có nghĩa là, năng lực Thiền định có thể được những người không theo Phật giáo vận dụng bằng một cách nào đó để đồng thời với việc giảm căng thẳng và lắng dịu những tình cảm tiêu cực, họ còn có thể cải thiện các chức năng miễn nhiễm nữa.


               Sức mạnh tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của cơ thể là điều mà các nhà khoa học đã quan tâm từ lâu, nhất là những liên hệ giữa hệ thống não bộ, hệ miễn nhiễm và tuyến nội tiết. Chẳng hạn, Janice Kiecolt-Glaser và Ronald Glaser, là hai nhà nghiên cứu ở Viện Đại Học Ohio State University, đã thực hiện một loạt nghiên cứu chứng tỏ rằng sự căng thẳng đã làm suy yếu chức năng miễn nhiễm, mặc dù bản chất đích thực của những liên hệ đó vẫ còn chưa rõ ràng.


               Thật là thú vị khi chính những đối tượng nghiên cứu là các nhà sư Phật giáo lại rất cởi mở đối với việc giải thích khoa học về những công phu tu tập của họ. “Phật giáo, cũng giống như khoa học, dựa trên nền tảng kinh nghiệm và nghiên cứu thực nghiệm, chứ không phải trên giáo điều”. Tháng qua, Tiến sĩ Ricard đã giải thích cho tôi như vậy. “Tôn giáo này có thể được xem như là ‘một khoa học về Thiền định’ ”, ông viết như vậy, và nói thêm: “Đức Phật luôn luôn nói rằng người ta không nên chấp nhận giáo lý của ngài chỉ vì kính trọng ngài, nhưng phải khám phá lại sự thật qua chính kinh nghiệm bản thân, cũng như khi chúng ta kiểm tra phẩm chất của vàng bằng các chà xát nó trên một miếng đá hay nấu chảy nó… vv”.


              Vào tháng 7, tôi (tác giả bài này) đã tham gia vào cuộc nghiên cứu của Giáo sư Davidson và nhiều đồng nghiệp khác của ông khi chúng tôi đứng trong phòng điều khiển để theo dõi diễn tiến của cuộc thí nghiệm. Trên một màn hình vô tuyến trong phòng điều khiển, một thiếu nữ ngồi trên một cái ghế ở một phòng kế bên, ngồi trầm tư một mình. Những ý niệm ấy – và nói một cách chính xác hơn, cách cô ta cố gắng kiểm soát chúng khi bị kích động – là trọng tâm của cuộc thí nghiệm.


               Davidson đặt giả thuyết rằng một thành tố trong cơ cấu tình cảm của con người phản ảnh một sức mạnh tương đối, hay là tính bất tương xứng, trong hoạt động của hai vùng võ não phía trước đỉnh đầu – mà cuộc nghiên cứu của Giáo sư Davidson đã lý luận rằng phía bên trái liên hệ với tình cảm tích cực, và phía bên phải khi tăng cường hoạt động thì có liên hệ với sự lo âu, trầm cảm và những biến đổi tâm tính bất thường khác.


                  Nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện những cuộc thí nghiệm trên các ấu nhi và các vị cao niên, những thiền giả tài tử và các vị cao tăng Đông phương, trong một nỗ lực xác định một mạch thần kinh phức tạp nối liền võ não trước đỉnh đầu với các cấu trúc não bộ khác như hạch amygdala, là nơi phát xuất sự sợ hãi, và hạch vòng đai cingulate phía trước, được xem là có liên hệ đến việc “theo dõi xung đột”. Một vài cuộc thí nghiệm cũng đã chứng tỏ rằng kích thích hoạt động ở thùy não trái phía trước đỉnh đầu có liên hệ đến việc nâng cao hoạt động miễn nhiễm nhờ các tế bào có khả năng tiêu diệt tự nhiên và các dấu hiệu miễn nhiễm khác.


               Khi một khoa học gia trong phòng kiểm soát nói: “Được rồi, đây là bức hình thứ nhất”, người thiếu nữ có vẻ rất căng thẳng, nắm chặt khuỷu tay. Các điện cực bò ra khỏi da đầu và từ hai điểm ngay dưới mắt trái của cô. Và rồi, nhìn chăm chú vào màn hình, người thiếu nữ ngắm một loạt các hình ảnh rùng rợn đang chiếu trên màn ảnh trước mắt cô - một thân thể con người bị cắt rất ghê rợn, một bàn tay bị chặt đứt, một con rắn độc đang chuẩn bị tấn công. Qua ống nghe, cô gái được nhắc nhở để điều chỉnh các phản ứng tình cảm khi mỗi hình ảnh xuất hiện, hoặc nâng cao hoặc đè nén nó, trong lúc điện cực dưới mắt cô âm thầm đập nhẹ vào một mạch thần kinh chứng tỏ rằng cô đã điều chỉnh thành công các phản ứng tình cảm tích cực hoặc tiêu cực trước các hình ảnh đó”. Davidson giải thích rằng “ Cái đang được đo lường là khả năng của một người có thể tự ý điều chỉnh phản ứng tình cảm của họ.”


        Daren Jackson, trưởng nhóm nghiên cứu nói thêm: “Thiền định có khả năng thúc đẩy việc loại trừ các phản ứng tiêu cực nhanh hơn và tự nhiên hơn”.


              Những vị sư được mời tham dự, cũng như một nhóm nhân viên văn phòng có thực tập Thiền ở một công ty sinh học gần đó, đã được cho nhìn những hình ảnh rùng rợn ấy với cùng một mục đích: để xác nhận cái mà Davidson gọi là “ phong cách tình cảm” ( Ví dụ, nếu họ có khuynh hướng cứ bám chặt những phản ứng tình cảm tiêu cực ) và tìm hiểu xem những phong cách ấy có thể điều chỉnh nhờ những nỗ lực tinh thần theo kiểu Thiền định hay không. Chính Giáo sư Davidson và các cộng tác viên của ông là Giáo sư Kabat-Zinn hy vọng rằng uy lực của Thiền định có thể được trang bị để hỗ trợ không những cho sự an vui về tình cảm mà còn về sức khỏe thể chất nữa.


                Kể từ khi thành lập Trung Tâm Y Tế Giúp Giảm Thiểu Căng Thẳng ở trường Y Khoa thuộc Viện Đại học Massachusetts vào năm 1979, Giáo sư Kabat-Zinn và các đồng nghiệp đã chữa 16,000 bệnh nhân và dạy cho hơn 2,000 chuyên viên y tế về kỹ thuật “Thiền Tỉnh Thức”, theo đó họ giảng dạy một phương pháp Phật giáo về sự tỉnh thức toàn diện trong phút giây hiện tại “ mà không phê phán”, như một cách để giảm thiểu căng thẳng. Trong thời gian đó, ông đã xuất bản những công trình nghiên cứu nhỏ nhưng rất đáng chú ý, ông đã chứng minh rằng những người mắc bệnh vẩy cá có thực tập Thiền đã lành bệnh nhanh gấp 4 lần những người không thực tập Thiền, và các bệnh nhân ung thư có thực tập Thiền đã có những biểu hiện tình cảm tốt hơn rất nhiều so với nhóm người không thực tập Thiền; và không những Thiền đã giúp các bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng của bệnh lo âu và đau nhức mãn tính mà lại còn kéo dài những lợi lạc ấy đến 4 năm kể từ khi được huấn luyện để hành Thiền. Giáo sư Kabat-Zinn đang thực hiện một công trình nghiên cứu cho công ty Chăm Sóc Sức Khoẻ Cigna để xem thử có phải Thiền giúp giảm bớt phí tổn chữa trị các bệnh nhân có hội chứng mệt mỏi kinh niên, bệnh sưng khớp và hội chứng ruột già bất ổn.


              Trong thời gian chờ đợi này, khoa học về Thiền định vẫn còn mắc kẹt vào một địa hạt văn hóa đang còn trong vòng tranh chấp, giữa một điều có vẻ như mâu thuẫn nghịch lý và một cái gì có vẻ rất có thực. Davidson nói: “Chúng tôi đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu”, và ông công nhận rằng “đại đa số các cuộc nghiên cứu về Thiền đều có phẩm chất kém”. Nhưng một công trình nghiên cứu được hoạch định kỹ lưỡng do Davidson, Kabat-Zinn và các đồng nghiệp của họ xuất bản vào tháng 7 sẽ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đề tài nghiên cứu là hợp lý.


                    Vào tháng 7, 1997, Davidson đã tuyển mộ các đối tượng nghiên cứu ở một công ty kỹ thuật sinh học bên ngoài Madison gọi là Promega để nghiên cứu tác dụng của Thiền định Phật giáo trên các hoạt động thần kinh và hệ miễn nhiễm của nhân viên văn phòng Mỹ bình thường. Não bộ của các nhân viên này được gắn dây điện và đo trước khi họ bắt đầu một khóa huấn luyện về Thiền do Kabat-Zinn giảng dạy. Đây là một công trình nghiên cứu trong đó các đối tượng được chọn một cách tình cờ và được kiểm soát kỹ, và sau 8 tuần, các nhà nghiên cứu đã trắc nghiệm lại não bộ và các dấu hiệu miễn nhiễm để đánh giá tác dụng của Thiền.


               Có vài nhân viên tỏ vẻ do dự không muốn tình nguyện tham gia, nhưng cuối cùng khoảng 48 nhân viên đã tham dự cuộc nghiên cứu. Mỗi tuần một lần trong vòng 8 tuần, Giáo sư Kabat-Zinn sẽ xuất hiện ở công ty Promega với cái hộp có cán dài, các băng cassette nhạc Thiền màu đỏ và tím, và cái chuông chùm kiểu Tây Tạng, và số nhân viên của công ty Promega đã được tập họp lại - gồm có các nhà khoa học, nhân viên tiếp thị, nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm và cả những viên quản đốc nữa - họ sẽ ngồi trên sàn nhà của phòng hội nghị và thực tập Thiền trong 3 giờ.


                   Vào tháng 7, kết quả cuộc thí nghiệm ở công ty Promega đã được xuất bản trong tạp chí Y Học về Thân và Tâm, và các nhà khoa học gợi ý rằng quả thật Thiền có thể để lại một dấu ấn rõ ràng và kéo dài trên tâm thức và thân thể của hành giả. Trong số các nhân viên của công ty Promega có thực tập Thiền trong 2 tháng, các nhà nghiên cứu ở Viện Đại học Wisconsin đã tìm thấy sự gia tăng đáng kể các hoạt động trong nhiều vùng của thùy não trái phía trước đỉnh đầu – các hoạt động gia tăng này đã kéo dài ít nhất 4 tháng sau cuộc thí nghiệm, khi các đối tượng được trắc nghiệm trở lại. Hơn nữa, những người có thuỳ não trái phía trước đỉnh đầu gia tăng hoạt động nhiều nhất sau khi thực tập Thiền thì họ cũng chứng tỏ có khả năng tạo ra các kháng thể mạnh mẽ hơn để chống trả vi khuẩn khi họ được chích ngừa bệnh cúm. Giáo sư Kabat-Zinn gợi ý rằng, kết quả cuộc nghiên cứu chứng tỏ những chuyển đổi chất lượng trong hoạt động của não bộ chỉ sau 2 tháng hành Thiền đã phù hợp với những kết quả sơ khởi được tìm thấy nơi các hành giả chuyên nghiệp như các vị sư Phật giáo.


               Vào thời điểm thuận lợi nhất, những kết quả ấy vẫn còn được đón nhận một cách thận trọng. Thật vậy, theo giáo sư Davidson, cuộc nghiên cứu của Viện Đại học Wisconsin phải mất 5 năm mới được xuất bản từng phần bởi vì nhiều nguyệt san danh tiếng đã từ chối ngay cả việc gửi các kết quả nghiên cứu ấy cho các nhà chuyên môn thẩm định giá trị. Tuy nhiên, vào lúc cuộc nghiên cứu chấm dứt, những kinh nghiệm chủ quan cuả các tham dự viên đã bổ sung cho các dữ kiện khách quan: Thiền tập cuối cùng đã giúp cho con người cảm thấy khỏe mạnh hơn, tích cực hơn và giảm bớt căng thẳng. Michael Slater, một nhà sinh học phân tử ở công ty Promega đã nói :“Quả thật tôi là một nhà khoa học thực nghiệm trong mọi lãnh vực của đời tôi. Tôi nghi ngờ giáo điều, và tôi đã thử thực tập Thiền. Tôi đã thực hành tại phòng thí nghiệm nhưng cũng tại nhà riêng. Và Thiền đã hấp dẫn tôi bởi vì tôi có thể cảm nhận được sự hạ giảm căng thẳng trong tôi. Tôi có thể nói là tôi bớt cau có gắt gỏng. Tôi có khả năng tiếp nhận nhiều áp lực công việc hơn. Vợ tôi cũng cảm thấy tôi thoải mái hơn khi bà ấy đến gần. Như vậy đã có những tác dụng rõ rệt. Đối với một nhà khoa học thực nghiệm, như vậy là đủ”.


                Cứ cho vậy là đúng đi, nhưng điều đó cũng chưa đủ đối với nhiều người khác, nhất là những người đa nghi về khoa học. Nhưng Slater đã buột miệng đưa ra một lời nhận xét mà tôi cho là một cách thẩm định giá trị có tính thuyết phục rất cao, mặc dù hoàn toàn không chính thức. Slater nói rất nhỏ nhẹ: “ Vợ tôi hết sức cầu mong cho tôi bắt đầu hành Thiền trở lại”.

        -------------------

        Sources: Australian Financial Review, 7 November 2003. Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trên tờ New York Times Magazine.

        Stephen S Hall là tác giả của cuốn Merchants of Immortality: Chasing the Dreams of Human Life


        Như Ý P
        • Số bài : 717
        • Điểm thưởng : 0
        • Từ: 16.06.2008
        • Nơi: Sài Gòn
        Sự Cần thiết của Thiền - 29.11.2008 11:52:02
        23 Tháng 11 2008 - Cập nhật 14h21 GMT

        Giáo sĩ Malaysia cấm tín đồ tập yoga 




        Nhiều người coi yoga là môn thể thao gìn giữ sức khỏe
        Hàng triệu người dân Malaysia bị cấm tập yoga do giới chức tôn giáo lo ngại môn này có thể gây tổn hại tới Hồi giáo.
         
        Giới chức Hồi giáo đưa ra sắc lệnh, gọi là fatwa, chỉ thị cho cộng đồng Hồi giáo Malaysia phải tránh yoga vì môn này có gốc rễ liên quan đến đạo Hindu.
        Đối với đa phần mọi người, yoga đơn giản chỉ là một môn thể thao giúp người ta giải tỏa căng thẳng.

        Không chỉ là thể thao
        Hội đồng Fatwa Quốc gia Malaysia nói rằng môn yoga không đơn thuần chỉ là thể thao, mà có chứa nhiều yếu tố Ấn giáo.

        Tuyên bố quyết định này, chủ tịch hội đồng, Abdul Shukor Husin, nói những tập tục liên quan đến yoga có thể “phá hủy đức tin của đạo Hồi”.

        Sắc lệnh này không mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng rất nhiều người Hồi giáo Mã Lai thường tuân thủ các fatwa.
        Các lớp học yoga tại Malaysia thường đông người không theo Hồi giáo - vốn gốc Hoa hoặc gốc Ấn.




        Hồi giáo là tôn giáo chính thống tại Malaysia

        Tuy nhiên, tại các thành phố lớn, việc các phụ nữ Hồi giáo theo học các lớp yoga không phải là chuyện lạ.

        Một số người tập yoga thì cho rằng môn này không dính dáng gì đến tôn giáo.
        Thế nhưng một số chuyên gia về Hồi giáo lo ngại khi thấy người đi cầu nguyện áp dụng một số tư thế của yoga.

        Giáo sư Osman Bakar, từ Viện Nghiên cứu Hồi giáo Malaysia, cho biết nhiều giáo sĩ Hồi giáo không thích các tín đồ đưa vào những yếu tố ngoại đạo, vì Hồi giáo tự thân nó được cho là giải quyết được hết các yêu cầu của tín đồ.

        Tuy nhiên, một số người tập yoga thì cho biết họ không có kế hoạch ngừng việc tập luyện sau khi giới chức tôn giáo ban fatwa này.


        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081123_malaysia_noyoga.shtml
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2008 11:55:55 bởi Như Ý P >
        .....Như-Ý