Ct.Ly
-
Số bài
:
23648
-
Điểm thưởng
:
0
|
THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN M
-
01.04.2007 15:54:44
Múa tay trong bị Bạn đã bao giờ vui như "mở cờ trong bụng" chưa? Chắc cũng đã đôi lần trong đời. Đó là niềm vui bộc bạch, lộ ra, biểu hiện tự nhiên như nụ cười tiếng hát thường ngày, ai cũng nhận ra được. Nhưng, cũng có những ý nghĩ, những niềm vui mà ta chỉ có thể vui theo kiểu "múa tay trong bị" mà thôi, Vì sao vậy? Múa tay trong bị là một lối nói khá độc đáo của dân gian. Múa tay là động tác thường biểu thị sự vui vẻ, hân hoan, phấn khởi như trong câu "khua chân múa tay". Có điều là, thông thường khi múa tay người ta đưa tay cao ra phía trước mà khua. Đằng này lại khua "trong bị". Có ý kiến rằng, đây là lối thể hiện niềm vui của những người ăn xin, khi được nhiều của bố thí, rất vui sướng. Thói quen con người khi vui là múa tay. Nhưng người ăn xin thì bao giờ cũng phải giữ cho được cái vẻ mặt buồn rầu, khổ sở chứ cứ tươi hơn hớn ra thì chẳng còn ai động lòng thương mà cho cái gì nữa. Vì thế, cái tính của người ăn xin là ở chỗ: khi xin được nhiều tiền thì tất nhiên phải vui sướng, nhưng họ không "hoa chân múa tay" như người đời mà lại "múa tay" và chỉ múa "trong bị" một mình mình biết, một mình mình hay. Từ niềm vui đáng thương của người hành khất, thành ngữ trên được dùng với ý nghĩa biểu thị sự khoái trá, niềm vui sướng ngấm ngầm của con người, cái niềm vui phải giấu đi không cho ai biết. Niềm vui ngấm ngầm được giấu kín một cách có chủ đích ấy ở người ăn xin đã được người đời đón lấy dùng vào việc chỉ trích những người chuyên tìm kiếm lợi lộc cho mình bằng con đường ám muội. Nhưng họ biết cách giấu kín, không cho người ngoài biết, chỉ vui sướng một mình hoặc với những người đồng loã.
|
|
Huyền Băng
-
Số bài
:
3826
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.09.2005
- Nơi: rừng thu 1953
|
RE: THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN M
-
15.04.2007 13:21:00
Mũi Vạy lái phải chịu đòn hay Mũi dại lái chịu đòn! 13. (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Tại sao có người lại cho rằng câu "Mũi dại lái phải chịu đòn" đúng ra phải là "Mũi vạy lái phải chịu đòn"? AN CHI: Hình thức gốc và đúng là Mũi vạy lái phải chịu đòn. Câu tục ngữ này bắt nguồn từ đặc điểm của nghề ghe thuyền. Mũi vạy là mũi lệch, mũi không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Trong điều kiện này người cầm lái đương nhiên phải vất vả và phải vững tay vì anh ta là người chịu đòn. Chịu đòn ngon lành thì thuyền sẽ ngon lành vượt qua dòng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Chịu đòn kém cỏi thì thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật. Vậy chịu đòn là gì? Là dùng sức của mình mà ghì cây đòn lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị dòng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền. Câu tục ngữ muốn nói đến vai trò và tráchnhiệm của người chỉ huy trong tình thế khó khăn, nguy hiểm. Từ nguyên dân gian đã biến nó thành "Mũi dại lái phải chịu đòn" đưa đến cách hiểu hiện nay rằng dại là từ trái nghĩa với khôn còn chịu đòn là bị đánh bằng roi vọt. Tuy nhiên, cái nghĩa ví von của câu này thì lại không khác lắm so với cái nghĩa của câu gốc. Sưu tầm của VVN trong chuyện đông - chuyện tây (An Chi) (được tuyển vào đây để người sưu tầm thành ngữ dễ tìm)
|
|