Tây Tạng – Nhân quyền và Olymic Bắc Kinh 2008
Ngọc Lý 16.03.2008 11:18:39 (permalink)
Tây Tạng – Nhân quyền và Olymic Bắc Kinh 2008
2008.03.14
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tẩy chay Olympics Bắc Kinh để phản đối Trung Cộng  
Tây Tạng dưới sự trấn áp của Trung Cộng   
Bài toán khó của Bắc Kinh  
 
Không đầy 5 tháng nữa, Olympic 2008 sẽ chính thức khai diễn ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ủy Ban Tổ Chức cho hay tất cả mọi công tác chuẩn bị cho đều hoàn tất, chỉ còn chờ ngày đón các đoàn vận động viên và hơn nửa triệu du khách từ mọi nơi đổ về tham dự vuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới được tổ chức mỗi 4 năm một lần.

http://www.rfa.org/service/audio_popup.html?file=http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/14/vkhanh031408a.mp3
Tải xuống để nghe



    Một chiếc xe bị đốt cháy trên đường phố thủ đô Lhasa, Tây Tạng hôm 14-3-2008. Photo: AFP
    > View a slideshow on protests in Tibet">>> View a slideshow on protests in Tibet


    Trong lúc chính quyền Trung Quốc đang háo hức chờ đợi ngày khai mạc Olympic, rất nhiều tin tức liên quan đến công cuộc tổ chức và những vi phạm nhân quyền được phổ biến khắp mọi nơi, điển hình là các bản phúc trình do những tổ chức giám sát quốc tế cho thấy Bắc Kinh tiếp tục đàn áp những người chống đối, bắt dân chúng phải dời cư để lấy đất xây sân vận động, và những người phản đối bị nhà nước gây khó khăn, kể cả chuyện bị công an bắt giữ với tội danh gây rối loạn trật tự xã hội.

    Bên cạnh đó, một diễn biến khác cũng đang được nói đến là cuộc biểu tình đòi độc lập của các nhà sư Tây Tạng ngay tại Lhasa và cuộc tuần hành hướng về quê mẹ do tập thể người Tây Tạng đang tạm cư ở Ấn Ðộ thực hiện. Theo Ban Tổ Chức, cuộc biểu tình và tuần hành được thực hiện mục đích nhắc nhở mọi người đừng quên một đất nước đang bị Hoa Lục xâm chiếm, một dân tộc và một nền văn hóa đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

    Tây Tạng, nhân quyền và Olympic 2008 được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn làm đề tài gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự tuần này.

    Nguyên nhân cuộc biểu tình

    Cuộc biểu tình bắt đầu từ sáng sớm ngày thứ Hai, mùng 10 tháng Ba năm 2008. Khoảng 300 nhà sư từ tu viện Drepung nằm ở ngoại ô Lhasa xếp hàng một, đi theo con đường dài 10 cây số tiến về trung tâm thành phố với 2 mục đích, thứ nhất nhắc nhở mọi người đừng quên cũng ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã vùng lên chống lại việc Trung Quốc sử dụng quân đội để chiếm lãnh thổ của họ, và thứ nhì, đòi hỏi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải trả tự do cho những tu sĩ Phật Giáo khác bị bắt giữ từ tháng 10 năm ngoái.

    Theo quan điểm của người dân địa phương, vụ bắt giữ này xảy ra nhằm trả đũa việc chính phủ Hoa Kỳ quyết định trao tặng huy chương cao quý nhất cho Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng. Ngài cũng là người may mắn trốn khỏi Tây Tạng sau cuộc nổi dậy 1959.


    Chúng tôi đoán trước thế nào cũng sẽ gặp khó khăn. Cảnh sát Ấn sẽ chận đường không cho chúng tôi thực hiện chuyến đi từ đất Ấn về quê hương. Ðiều này nếu xảy ra thì cũng dễ hiểu vì chính phủ Ấn một mặt đang giúp cho chúng tôi tạm trú, mặt khác, New Dehli không muốn gặp trở ngại quan hệ với Trung Quốc.
    Cô Tenzin Pankyi


    Chỉ ít phút đồng hồ sau khi đoàn tu sĩ rời tu viện Drepung, cảnh sát, công an và quân đội Trung Quốc xuất hiện khắp mọi nơi, bao vây tất cả mọi tu viện và những ngã đường tiến vào Lhasa, đồng thời chận giữ những nhà sư trong đoàn biểu tình. Cho đến nay vẫn còn ít nhất 50 nhà sư chưa được trả tự do, những vị được trả về thì bị cấm không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và không được rời tu viện nếu không có phép của nhà cầm quyền địa phương.

    Cuộc tuần hành ở ngay lòng Tây Tạng chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc tuần hành khác diễn ra cùng ngày ở trên lãnh thổ Ấn, nơi hiện có khoảng 100,000 người Tây Tạng tạm trú. Cuộc biểu tình tuần hành được âm thầm tổ chức từ lâu, và con số người tham gia lên đến hàng ngàn người dự tính sẽ đi bộ từ Ấn về lại Tây Tạng vào đúng thời điểm Olymnpic Bắc Kinh diễn ra, để phản đối việc chính phủ Hoa Lục cai trị dân tộc họ.

    Cô Tenzin Pankyi, một trong những thành viên của Ban Tổ Chức cho biết theo dự tính từ lúc đầu, có thể đoàn biểu tình sẽ bị cảnh sát Ấn ngăn chận không cho tiến xa, tức không thể rời địa điểm xuất phát là Dharmsala, nơi chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt văn phòng.

    Nhưng vẫn theo lời cô kể với Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi thì trong phiên họp cuối cùng, tất cả những người tham dự đều đồng loạt lên tiếng ủng hộ ý kiến là bằng mọi cách phải tổ chức cuộc tuần hành hướng về đất mẹ, vì đây là cơ hội được chọn để nhắc nhở nhân loại những gì đã và đang xảy ra trên quê hương thân yêu Tây Tạng.

    chúng tôi đoán trước thế nào cũng sẽ gặp khó khăn. Cảnh sát Ấn sẽ chận đường không cho chúng tôi thực hiện chuyến đi từ đất Ấn về quê hương. Ðiều này nếu xảy ra thì cũng dễ hiểu vì chính phủ Ấn một mặt đang giúp cho chúng tôi tạm trú, mặt khác, New Dehli không muốn gặp trở ngại quan hệ với Trung Quốc.


    Dự đoán đã trở thành sự thật. Ðoàn biểu tình dẫn đầu bằng cơ Tây Tạng cùng với hình Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Thánh Ghandi chỉ đi được chừng 20 cây số thì bị cảnh sát Ấn Ðộ chận lại. Cảnh sát Ấn dùng loa phóng thanh cho biết đoàn người đã vi phạm lệnh cấm không được rời khỏi Dharmsla mà chính phủ đã ban hành một vài ngày trước đó, và tất cả sẽ bị tạm giữ về tội gây rối loạn trật tự trong khu vực.

    Đòi tự do, độc lập

    Trước thái độ cứng rắn của nhân viên công lực, đoàn người Tây Tạng người thì nằm sát xuống đất, người thì ngồi theo thế tu thiền chắp tay cầu nguyện, để mặc cho cảnh sát Ấn đến bắt từng người đưa lên xe buýt chở về trại tạm giam. Các nhân chứng cho hay có những người khóc nức nở, nhưng cũng có những người giữa hai hàng nước mắt hô to khẩu hiệu đòi tự do, đòi độc lập cho quê hương họ.

    Trung Quốc phải chấm dứt cai trị dân tộc Tây Tạng. Chúng tôi đòi hỏi Trung Quốc phải trả lại độc lập cho nhân dân Tây Tạng. Ðừng để Trung Quốc tổ chức Olympic cho tới khi nào Tây Tạng được tự do.


    Đối với Ủy Ban Tổ Chức Olympiv Bắc Kinh,, những cuộc biểu tình đòi tự do cho Tây Tạng có thể xảy ra ngay trong thời gian tranh tài là điều họ phải lo âu. Mới năm ngoái, những người Tây Tạng giả dạng du khách đã bất ngờ vào tận Bắc Kinh, đứng trên Vạn Lý Trường Thành căng tấm biểu ngữ với hàng chữ Trả Tự Do Cho Tây Tạng.

    Một toán người khác leo lên ngọn núi Everrest ở phần bên Tây Tạng cũng giương cờ Tây Tạng và tấm biểu ngữ với nội dung tương tự. Những việc xảy ra đã khiến cho nhà cầm quyền Trung Quốc mới đầu tháng này đưa ra quyết định cấm tất cả những toán leo núi, kể cả những toán thám hiểm chuyên nghiệp không được leo lên ngọn Everrest cho đến khi Olympic Bắc Kinh kết thúc.


    Các cuộc biểu tình ở Tây Tạng đã biến thành bạo động. Hôm 14-3-2008, công an Trung Quốc đã súng vào đoàn biểu tình, làm ít nhất 2 người thiệt mạng. AFP PHOTO.

    Ông Michael Hughes, một chuyên gia về tình hình Trung Quốc cho rằng khác biệt về quan điểm giữa nhà cầm quyền Bắc Kinh và tập thể người dân Tây Tạng yêu chuộng tự do và yêu đất nước họ là điều không thể nào giải quyết được. Ông nói:

    “Tập thể trung thành với Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đòi hỏi Bắc Kinh phải dựng một thể chế dân chủ ở Tây Tạng. Ðây là điều giới lãnh đạo Trung Quốc chưa sẵn sàng và cũng chưa hề bày tỏ dấu hiệu cho thấy là họ sẽ làm trong những ngày tháng tới.

    Phản ứng của Bắc Kinh

    Dưới cái nhìn của Bắc Kinh, tập thể trung thành với Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và ngay cả nhân vật được thế giới gọi là Vị Phật Sống chỉ là những người muốn chia rẽ đất nước Trung Hoa. Trong lúc người dân Tây Tạng khẳng định đất nước của họ chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc thì giới lãnh đạo Bắc Kinh coi Tây Tạng là phần đất bất khả phân, đồng thời đã nhiều lần lên tiếng nói sẽ trừng trị những ai có ý đồ chia rẽ đất nước.

    Hai ngày sau cuộc biểu tình tuần hành của các nhà sư Tây Tạng, Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc tiếp xúc với báo chí nước ngoài, chỉ để nhắc lại rằng hầu hết các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh không công nhận, không đón tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

    Chúng tôi hy vọng dần dần sẽ có thêm những quốc gia chủ trương như thế, và cũng dần dần, người dân khắp nơi sẽ nhìn thấy rõ ý đồ muốn chia cắt đất nước Trung Hoa của Ðạt Lai Lạt Ma.


    Chính phủ Trung Quốc rất lo ngại những chuyện nhạy cảm có thể xảy ra trong thời gian họ mở cửa đón khách đến Bắc Kinh dự khán Olympic 2008. Giới lãnh đạo Hoa Lục cũng biết chuyện nhạy cảm nào có thể do những cộng đồng Urghurs tổ chức, và cũng có thể do bất cứ một cộng đồng sắc tộc thiểu số nào tổ chức.
    Bà Roseann Pannier-Taylor


    Các nhà quan sát chính trị quốc tế đều tin cũng vì lo ngại các cuộc biểu tình của nhân dân Tây Tạng và những dân tộc thiểu số khác đang nằm bị cai trị bởi Trung Quốc có thể xảy ra vào thời điểm du khách mọi nơi đến thăm Hoa Lục và dự khán Olympic 2008, nên nhà cầm quyền đã đưa ra rất nhiều kế hoạch được mệnh danh là “những kế hoạch phòng chống khủng bố”.

    Cuối tuần trước, trong một cuộc họp báo đầy bất ngờ ở Tân Cương, lãnh đạo Hoa Lục đã thông báo mới phá hỏng một âm mưu muốn đánh phá thủ đô Bắc Kinh. Chủ mưu vụ đánh phá này là những phần tử Hồi Giáo Urghurs cũng đang đòi được độc lập, tương tự như mục tiêu người dân Tây Tạng đang đề ra.

    Bà Roseann Pannier-Taylor, một thành viên của tổ chức Free Tibet Campaign nói rằng có thể coi báo cáo thành công trong việc phá hủy âm mưu phá hoại của người Hồi Giáo Tân Cương là bản án được định sẵn dành cho những người Tây Tạng có ý định tổ chức biểu tình ngay trong lãnh thổ Hoa Lục -đặc biệt ở Bắc Kinh- trong thời gian Olympic 2008 diễn ra.

    Chính phủ Trung Quốc rất lo ngại những chuyện nhạy cảm có thể xảy ra trong thời gian họ mở cửa đón khách đến Bắc Kinh dự khán Olympic 2008. Giới lãnh đạo Hoa Lục cũng biết chuyện nhạy cảm nào có thể do những cộng đồng Urghurs tổ chức, và cũng có thể do bất cứ một cộng đồng sắc tộc thiểu số nào tổ chức. Tất cả các hoạt động này đều được Bắc Kinh xem là những hành động cố ý chia rẽ đất nước và người tham gia sẽ bị dán cho nhãn hiệu khủng bố.


    Ðến giờ, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chưa lên tiếng nói về cuộc biểu tình của các nhà sư ở Lhasa hay cuộc tuần hành tiến về quê mẹ được khởi đầu từ thành phố Dharmshala bên đất Ấn, nơi Ngàn chọn để sống lưu vong trong 5 thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong bài giảng hôm thứ Hai tuần này, Ngài phát biểu rằng vấn đề Tây Tạng chỉ có thể giải quyết bằng một phương pháp tổng thể, trong đó bao gồm cả chính trị, ngoại giao và văn hóa.

    Không ai tin trong 5 tháng tới, Trung Quốc sẽ đưa ra một giải pháp mới để giải quyết những căng thẳng liên quan đến vấn đề Tây Tạng. Trong suốt nhiều năm qua, lãnh đạo những cường quốc đã nhiều lần đề nghị lãnh đạo Hoa Lục nên thảo luận trực tiếp với Ðức Ðạt Lai La Ma. Kêu gọi này đến bây giờ vẫn chưa được đáp ứng.

    Cũng không ai nghĩ những đe dọa tiêu diệt tận gốc rễ các âm mưu khủng bố mà Trung Quốc liên tục đưa ra sẽ khiến những người Tây Tạng yêu quê hương phải chùn bước. Mọi người đều tin thế nào người Tây Tạng cũng sẽ tổ chức được các cuộc biểu tình cỡ nhỏ ngay trong lòng thủ đô Bắc Kinh, để du khách khắp nơi thấu hiểu nguyện vọng của họ.

    Nếu dự đoán này đúng thì mùa hè năm nay sẽ là mùa hè rất nóng ở Bắc Kinh. Nóng vì thời tiết cũng có, nóng vì hơi người cũng có, sức nóng đến từ ngọn đuốc thiêng Olympic cháy sáng ngày đêm cũng có. Và dĩ nhiên, không thể bỏ sót một yếu tố quan trọng khác, đó là cơn nóng chính trị do những cuộc biểu tình đòi tự do có thể đổ xuống Bắc Kinh bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian Olympic 2008 diễn ra.

    © 2008 Radio Free Asia




    Các tin, bài liên quan



    Gửi trang này cho bạn
    Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
    Giúp nghe đài RFA trên mạng »
    Tải và cài đặt Audio Player »
    Ăng-ten chống phá sóng »

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/14/OlympicsTibetAndHumanRights_Khanh/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 11:23:58 bởi Ngọc Lý >
    #1
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9